1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm lý thuyết tài chính (chủ Đề 4 lãi suất và thực trạng biến Động lãi suất Ở việt nam)

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lãi suất và thực trạng biến động lãi suất ở Việt Nam
Tác giả Phan Văn Thịnh, Lê Quang Kiệt, Quách Thái Lâm, Đào Thanh Tùng, Nguyễn Quốc Tỷ
Trường học Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Thuyết Tài Chính
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm lãi suất củaNgân hàng, sau đây là một số yếu tố quan trọng: 1.3.1 Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương đóng v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH



BÀI TẬP NHÓM

MÔM HỌC: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH

(Chủ đề 4: Lãi suất và thực trạng biến động lãi suất ở Việt Nam)

Nhóm sinh viên: Nhóm 2

Phan Văn Thịnh

Lê Quang Kiệt Quách Thái Lâm Đào Thanh Tùng Nguyễn Quốc Tỷ

TP Hồ Chí Minh, Tháng 4 năm 2023

Trang 2

Mục Lục

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 3

1.1 Khái niệm Lãi suất: 3

1.2 Mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa: 3

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất: 3

1.3.1 Chính sách tiền tệ: 3

1.3.2 Tình trạng kinh tế: 4

1.3.3 Lạm phát: 4

1.3.4 Tỷ giá hối đoái: 5

1.3.5 Sự ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế: 5

1.3.6 Các rủi ro tín dụng: 6

II THỰC TRẠNG BIẾN BỘNG LÃI SUẤT VIỆT NAM 7

2.1 Giai đoạn 1: Từ đầu năm 2019- tháng 12.2019 7

2.2 Giai đoạn diễn ra đại dịch Covid 19 (đầu năm 2020-2022) 10

2.3 Giai đoạn 2023 đến nay: 11

III TÁC ĐỘNG CỦA BIỂN ĐỘNG LÃI SUẤT TỚI DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP 19

3.1 Tác động của biến động lãi suất tới các Doanh nghiệp tại Việt Nam.19 3.2 Biện pháp xử lý khi lãi suất tăng 20

3.3 Biện pháp xử lý khi lãi suất giảm 21

Trang 3

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT:

1.1 Khái niệm Lãi suất:

Lãi suất là tỉ lệ phần trăm (%) tính trên vốn đầu tư để xác định lãi của ngườiđầu tư Về bản chất, lãi suất là giá cả của vốn đầu tư Lãi suất là cơ sở để tínhmức lãi trên vốn đầu tư của nhà đầu tư, vì lợi nhuận thu được của nhà đầu tư tỈ

lệ thuận với lãi suất Lãi suất được hình thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưcung, cầu vốn đầu tư trong nền kinh tế, yêu cầu điều tiết nền kinh tế của nhànước

1.2 Mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa:

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất bạn nhìn thấy tại ngân hàng của bạn Ví dụ, nếubạn có một tài khoản tiết kiệm, lãi suất danh nghĩa cho bạn biết số tiền trong tàikhoản của bạn tăng nhanh theo thời gian như thế nào? Lãi suất thực điều chỉnhlãi suất danh nghĩa với tác động của lạm phát sẽ cho biết sức mua của khoảntiết kiệm của bạn tăng theo thời gian nhanh ra sao

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Ví dụ, ngân hàng niêm yết lãi suất danh nghĩa là 7%/năm và tỷ lệ lạm phát là3%/năm thì giá trị thực của khoản tiền gửi tăng 4%/năm

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất:

Lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hệ thống tài chính vàkinh tế của một quốc gia Lãi suất của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng của nền kinh tế, tác động trực tiếp đến việc cho vay, tiết kiệm, đầu tư vàtiêu dùng Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm lãi suất củaNgân hàng, sau đây là một số yếu tố quan trọng:

1.3.1 Chính sách tiền tệ:

Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương đóng vai trò quan trọng trong việcảnh hưởng đến lãi suất của ngân hàng Nếu ngân hàng trung ương tăng lãi suất,

Trang 4

thì các ngân hàng thương mại sẽ phải tăng lãi suất cho các khoản vay để đảmbảo lợi nhuận và tăng cường tiền gửi từ khách hàng Ngược lại, nếu ngân hàngtrung ương giảm lãi suất, thì các ngân hàng thương mại sẽ giảm lãi suất để kíchthích hoạt động cho vay, đầu tư và tiêu dùng.

Theo lý thuyết Fisher về tiền tệ (Fisher Theory of Money), lãi suất được xácđịnh bởi ba yếu tố chính là: kỳ hạn của khoản vay, rủi ro tín dụng và lạm phát.Chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Trung ương có thể giảm rủi ro tíndụng và lạm phát, từ đó kéo giảm lãi suất

Ví dụ 1: Trong những năm 2017 – 2019, kinh tế Mỹ đã phục hồi sau cuộckhủng hoảng tài chính năm 2008 và trở lại tăng trưởng mạnh mẽ Để kiềm chếlạm phát và giữ cho nền kinh tế Mỹ ổn định, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đãtăng lãi suất ngân hàng một số lần trong giai đoạn này Từ đầu năm 2017 đếnđầu năm 2019, FED đã tăng lãi suất liên tiếp bảy lần, từ mức 0,75% lên đến2,5%

1.3.3 Lạm phát:

Lạm phát có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tăng hay giảm lãi suất củangân hàng trung ương Thường thì khi lạm phát tăng, ngân hàng trung ương sẽtăng lãi suất để kiềm chế lạm phát Ngược lại, khi lạm phát giảm, ngân hàngtrung ương có thể giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế

Trang 5

Vào năm 2018, lạm phát tại Argentina đã đạt mức cao kỷ lục là 47,6% Ngânhàng trung ương của Argentina đã tăng lãi suất lên mức kỷ lục 60% để kiềmchế tình trạng lạm phát và bảo vệ giá trị của đồng peso với hy vọng giảm nhucầu tiêu dùng và đầu tư, từ đó làm giảm lạm phát.

Năm 2010, Nhật Bản đã gặp tình trạng giảm giá hàng hóa và tài sản, làm giảmlạm phát xuống mức thấp nhất trong 20 năm Trong tình hình này, Ngân hàngTrung ương Nhật Bản đã quyết định giảm lãi suất xuống mức gần như bằngkhông, tới mức lãi suất âm (tiền gửi trở thành khoản phải trả), nhằm kích thíchtăng trưởng kinh tế

1.3.4 Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng hoặc giảm lãi suấtcủa ngân hàng Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị giữa đồng tiền của một quốc gia

so với đồng tiền của quốc gia khác Nếu tỷ giá hối đoái của một quốc gia giảm,thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ trở nên giá trị hơn so với đồng tiền của quốcgia khác, và ngược lại

Khi tỷ giá hối đoái giảm, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất để tăng tínhhấp dẫn của tiền tệ của quốc gia đó và thu hút các nhà đầu tư Khi lãi suất tăng,các nhà đầu tư sẽ chuyển đổi tiền của họ sang đồng tiền của quốc gia đó để đầu

tư và thu về lợi nhuận cao hơn Điều này sẽ làm tăng nhu cầu đồng tiền củaquốc gia đó và kéo dài đà giảm tỷ giá hối đoái

Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng, đồng tiền của quốc gia đó sẽ trở nên kémhấp dẫn hơn so với đồng tiền của quốc gia khác Khi đó, ngân hàng trung ương

có thể giảm lãi suất để giảm tính hấp dẫn của tiền tệ của quốc gia đó và khuyếnkhích các nhà đầu tư chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia khác Việc giảmlãi suất cũng có thể giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng và tăng trưởng kinh tếcủa quốc gia đó, tuy nhiên cần cân nhắc để tránh tình trạng lạm phát và ổn địnhkinh tế

1.3.5 Sự ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế:

Trang 6

Xung đột giữa các quốc gia có ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới Xung độtnày làm tăng rủi ro chính trị và kinh tế giữa các quốc gia có ảnh hưởng lớn đếnkinh tế thế giới có thể dẫn đến tăng rủi ro chính trị và kinh tế Nhà đầu tư có thểđánh giá rằng tình hình đang diễn ra là không ổn định, dẫn đến sự giảm sút củanhu cầu đầu tư và tăng rủi ro Khi đó, lãi suất có thể tăng để đền bù cho mức độrủi ro tăng lên.

Các xung đột như vậy làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiền tệ của một quốc gia.Nhà đầu tư có thể thận trọng hơn khi đầu tư vào quốc gia đó, dẫn đến giảm sútnhu cầu cho đồng tiền của quốc gia đó Điều này có thể làm giảm giá trị củađồng tiền và dẫn đến tăng lãi suất để duy trì tính hấp dẫn của đồng tiền.Ngược lại, nếu tình hình chính trị và an ninh ổn định, ngân hàng trung ương cóthể giảm lãi suất để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế Tuynhiên, quyết định tăng hoặc giảm lãi suất còn phụ thuộc vào các yếu tố khácnhư tình hình kinh tế, tài chính, lạm phát, và thị trường tiền tệ Ngân hàng trungương cần phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố này để đưa ra quyết định tăng hoặcgiảm lãi suất phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia

1.3.6 Các rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lãi suất Khi rủi ro tíndụng tăng, các tổ chức tài chính và nhà đầu tư sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn để bùđắp cho nguy cơ của việc cho vay

Khi một ngân hàng hay tổ chức tài chính cho vay, họ phải đánh giá khả năngcủa người vay trả nợ Nếu rủi ro tín dụng của người vay tăng, tức là khả năngtrả nợ của họ bị giảm, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ đòi hỏi mức lãi suấtcao hơn để bù đắp cho nguy cơ mất tiền Việc tăng lãi suất này sẽ làm cho cáckhoản vay trở nên đắt hơn và làm giảm sự cầu tín dụng

Đồng thời, khi rủi ro tín dụng tăng, các tổ chức tài chính có thể bị ảnh hưởngđến khả năng vay vốn từ các nguồn tài trợ khác như ngân hàng trung ươnghoặc các nhà đầu tư quốc tế Nếu các tổ chức tài chính không có đủ tiền để cho

Trang 7

vay, hoặc không thể vay được tiền để hoạt động, điều này có thể làm giảm sựcung cấp tín dụng trên toàn bộ nền kinh tế, dẫn đến tăng lãi suất.

Tóm lại, rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến lãi suất bằng cách làm tăng chi phí chongân hàng hoặc tổ chức tài chính cho vay, và cũng có thể làm giảm khả năngcung cấp tín dụng trên toàn bộ nền kinh tế Vì vậy, các chính sách và quản lýrủi ro tín dụng rất quan trọng để duy trì sự ổn định và tiếp cận với các nguồn tàichính, đặc biệt là trong thời gian khó khăn hoặc kinh tế suy thoái

2.1 Giai đoạn 1: Từ đầu năm 2019- tháng 12.2019.

Tháng 8/2019, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất lần đầutiên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008-2009, vớimức giảm 0,25% Sau đó, FED còn hạ lãi suất thêm 2 lần nữa, vào tháng 9 vàtháng 10 Thời điểm cuối năm, lãi suất xuống mức 1,5 - 1,75%/năm Trước, đó,trong năm 2018, FED đã có tới 4 lần tăng lãi suất để thu hẹp cung tiền nhằmtránh cho nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và có thể dẫn tới bong bóng giá trịcủa các loại tài sản như bất động sản hay chứng khoán Tuy vậy, trong cuộchọp chính sách tháng 12/2019, FED giữ nguyên lãi suất và ra tín hiệu sẽ khôngđiều chỉnh trong năm 2020

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng quyết định cắt giảm lãi suất tiềngửi từ -0,4% xuống mức thấp kỉ lục mới -0,5% Ngân hàng Nhân dân TrungQuốc (PBoC) và Ngân hàng Trung ương nhiều nước khác trong khu vực ĐôngNam Á như Thái Lan, Philippines,…cũng đã có những động thái cắt giảm lãisuất, nới lỏng chính sách tiền tệ

Sau một thời gian ổn định, từ cuối năm 2018, lãi suất huy động trên thị trường

đã có xu hướng tăng lên rõ rệt Lãi suất huy động cao nhất tại các ngân hàng cólúc lên đến trên 10%/năm, trong khi đó, mức lãi suất 8-9%/năm cũng trở nênphổ biến hơn Trong năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiềuquyết định quan trọng để thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, tác động lên mặtbằng lãi suất

Trang 8

Hạ lãi suất điều hành sau 2 năm giữ nguyên

Tháng 9/2019, Ngân hàng Nhà nước đã nới nhẹ chính sách tiền tệ bằng cách cắtgiảm lãi suất tái chiết khẩu và lãi suất tái cấp vốn ở mức 25 điểm cơ bản, xuốnglần lượt còn 4% và 6% Đây cũng là đợt điều chỉnh đầu tiên trong hơn 2 năm,

kể từ tháng 7/2017

Theo NHNN, quyết định này nhằm phù hợp với bối cảnh kinh tế thế giới diễnbiến kém thuận lợi, nhiều ngân hàng trung ương các nước trong đó có Cục Dựtrữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã giảm lãisuất điều hành

Hạ trần lãi suất huy động, lãi suất cho vay

Không lâu sau, đến tháng 11, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có thay đổi đối vớitrần lãi suất huy động và lãi suất cho vay Ngày 18/11, Ngân hàng Nhà nước bấtngờ phát đi thông báo điều chỉnh lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không

kỳ hạn và có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống5%/năm Cùng với đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn từ

1 tháng đến dưới 6 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi môgiảm từ 6% xuống 5,5%/năm

Nguồn: Bloombertg, NHNN

Trang 9

Quyết định này đã có tác động rõ rệt lên thị trường khi ngay sau đấy, từ ngày19/11, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng đồng loạt giảm.Không những vậy, lãi suất huy động các kỳ hạn dài hơn cũng giảm theo, mứcgiảm có lúc lên tới trên 0,5 điểm phần trăm Bên cạnh đó, mức lãi suất cao ngấtngưởng 9%, 10%/năm cũng không còn xuất hiện.

Giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc

Chính sách cuối cùng liên quan đến lãi suất trong năm 2019 của NHNN là việcgiảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các TCTD, có hiệu lực từ 1/12/2019

Cụ thể, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VNĐ là 0,8%/năm Lãisuất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VNĐ là 0%/năm Lãi suất đối

Trang 10

với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm Lãi suất đối với tiền gửivượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0.05%/năm.

Mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc áp dụng tại Quyết định mới này đã giảm

so với lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VNĐ của TCTD tại NHNN1,2%/năm trước đó

Đồng thời, NHNN quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng VNĐ tại NHNN củaNgân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ tín dụngnhân dân, tổ chức tài chính vi mô là 0,8%/năm Ngoài ra, NHNN cũng quyđịnh lãi suất đối với tiền gửi bằng VNĐ tại NHNN của Kho bạc Nhà nước là1%/năm, lãi suất đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước là0,05%/năm, lãi suất đối với tiền gửi bằng VNĐ của Bảo hiểm tiển gửi ViệtNam là 0,8%/năm

2.2 Giai đoạn diễn ra đại dịch Covid 19 (đầu năm 2020-2022)

Điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của ngân hàng nhà nước thông qua công cụ lãi suất điều hành

Trong năm 2020 NHNN đã có ba lần giảm lãi suất điều hành trong tháng 3, 5

và 10 với mức giảm là 0,5%, cụ thể lãi suất tái cấp vốn đầu năm 6% về mức4% cuối năm, lãi suất chiết khấu từ 4% còn 2,5%, lãi suất liên ngân hàng từ 7%xuống 5%, với mục đích hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và nền kinh tếtrước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19

Trang 11

Biểu đồ: Biến động lãi suất điều hành của NHNN

Nguồn: NHNNNăm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng bởi đại dịchCOVID-19 kéo dài sang năm thứ hai liên tiếp, NHNN tiếp tục điều hành CSTTchủ động, linh hoạt, cụ thể là lãi suất tái cấp vốn vẫn ở mức 4%, lãi suất táichiết khấu 2%, trần lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng là 5%, nhầmđảm bảo cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, s‡n sàng nguồn vốn hỗtrợ phục hồi tăng trưởng kinh tế Theo đó, M2 tăng 10,66% so với cuối năm

2020, thấp hơn mức tăng 14,53% của năm 2020 Nguyên nhân khiến M2 tăngthấp hơn so với năm 2020 chủ yếu là do: (1) Lượng ngoại tệ NHNN mua ròng

bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước DTNHNN trong năm 2021 thấp hơn đáng kể

so với năm 2020, cùng với việc NHNN chuyển sang thực hiện mua ngoại tệ kỳhạn khiến lượng tiền VND bơm ra đối ứng có độ trễ và không làm M2 tăngnhanh; (2) Chính phủ giảm đi vay tại hệ thống ngân hàng và tăng mạnh gửi tiềntại NHNN trong điều kiện thu NSNN tốt, chi tiêu Chính phủ thấp hơn dự toán

và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm do các biện pháp giãn cách xã hộitrên quy mô cả nước (năm 2021, vốn NSNN giải ngân đạt 94,94% kế hoạchThủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn kết quả giải ngân năm 2020 (97,46%);9(3) Tăng trưởng tín dụng - yếu tố chính hỗ trợ vào mức tăng của M2 trong nửađầu năm, đã chậm lại trong quý III/2021 do ảnh hưởng của làn sóng dịch bệnhthứ 4 (năm 2021 tín dụng tăng trưởng 13,61%, năm 2020 tăng 12,17%)

2.3 Giai đoạn 2023 đến nay:

Động thái nổi bật của lãi suất trong giai đoạn này là các ngân hàng trung ươngtích cực sử dụng chính sách lãi suất theo hướng thắt chặt nhằm đối phó với xuhướng tăng lạm phát ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam Từ trướcđến nay, công cụ lãi suất được sử dụng phổ biến và mạnh mẽ trong kiểm soátlạm phát để bảo vệ giá trị đồng tiền của mỗi quốc gia Mức lãi suất càng caohơn mức lạm phát thì tác động tức thời của nó đến việc làm giảm mức lạm phátcàng rõ rệt Và nhiệm vụ của nhà nước là lựa chọn mức “trần” trên khung lãisuất điều hành sao cho phù hợp mục tiêu vĩ mô và điều kiện cụ thể của từng

Trang 12

quốc gia Đồng thời, không thể thiếu những biện pháp khắc phục hậu quả củaviệc nâng cao lãi suất đối với đời sống kinh tế - xã hội vì khi tăng lãi suất, chiphí sử dụng vốn cao sẽ làm các doanh nghiệp không mở rộng đầu tư hay thậmchí là thu hẹp sản xuất và cắt giảm việc làm từ đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Để hiểu rõ tại sao đợt tăng lãi suất năm 2022 là đợt tăng lãi suất “mang tính lịchsử”, chúng ta cùng xem xét một vài yếu tố khiến lạm phát đặc biệt nghiêmtrọng trong giai đoạn này (nguyên nhân gốc rễ khiến các ngân hàng trung ươngtăng lãi suất) và liên kết chúng với các sự kiện thực tiễn đã xảy ra cùng thờiđiểm David Moss phân tích về lạm phát trong cuốn sách của ông “A ConciseGuide to Macroeconomics: What Managers, Executives, and Students Need toKnow”, ông rút ra một vài yếu tố chủ chốt tác động đến lạm phát: sản lượng màmột nền kinh tế tạo ra; cung tiền (số lượng tiền mà người dân có hoặc mức độ

dễ dàng để có được tiền) và kỳ vọng (những điều mọi người nghĩ sẽ xảy ra)

và đặc biệt là ở các nước phương Tây khi mà dầu không chỉ dùng cho sản xuất

mà người dân còn cần một lượng lớn khí đốt cho việc sưởi ấm Về lý thuyết,việc giảm nguồn cung hàng hóa sẽ dẫn đến giá cao hơn, và khi ít người mua thịtrường sẽ thiết lập trạng thái cân bằng mới Trong thực tế, mọi thứ phức tạphơn Một cú sốc nguồn cung có thể gây ra sự tăng giá bền vững vì không cónhiều lựa chọn thay thế tốt (giá cao hoặc khó sử dụng,…) và vì vậy giá tiếp tụctăng

Ngày đăng: 09/10/2024, 16:24