1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Nhóm Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ Đề Tài Phân Tích Quá Trình Phát Triển Hệ Thống Ngân Hàng Của Việt Nam.pdf

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCMKHOA NGÂN HÀNG CHẤT LƯỢNG CAO

TP.HCM10/2023

Trang 2

Nguyễn Lê Phương Vy Nhóm trưởng

Làm nội dung phần 1, Powerpoint.

100%Nguyễn Ngọc Trinh

Trinh

Thành viên Làm nội dung phần 3, thuyết trình phần 3,4

100%Nguyễn Hoàng Yến Thành viên Làm nội dung phần 1,

100%Nguyễn An Khang Thành viên Làm nội dung phần 4,

nội dung Word.

100%Lê Hoàng Gia Nhật Thành viên Làm nội dung phần 3,

thuyết trình 1,2

100%Nguyễn Huỳnh Đăng

Khoa

Thành viên Làm nội dung phần 2 100%

Trang 3

2 Vai trò của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam: 53 Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2030 7

3.1 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến ngành ngân hàng qua đó đưa ra định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2030: 73.2 Định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2030 có thể sẽ liên quan đến một số lĩnh vực trọng tâm: 8

4 Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến sinh viên: 9

Trang 4

1 Lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2022:

1.1 Sơ lược lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam:

- Trải qua 71 năm (1951-2022) xây dựng, củng cố và phát triển, hệ thống ngân hàng của Việt Nam không ngừng lớn mạnh và đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúcđẩy tích cực vào kinh tế-chính trị-xã hội

- Trong mỗi giai đoạn phát triển, đổi mới, hoạt động Ngân hàng đều gắn liền với vận mệnh của dân tộc, cùng với đó là kế thừa và phát huy truyền thống phát triển của ngành 1.2 Lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2022:- Trong giai đoạn từ 2000 đến 2022, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã trải qua nhữngbước phát triển đáng kể Dưới đây là một số điểm nhấn trong lịch sử phát triển này: a Hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000-2005

- Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997 - 1998 tác động tiêu cực đến tình hìnhkinh tế trong nước, do đó Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách hỗ trợ nhằm thúcđẩy phát triển ngân hàng, bao gồm sự hỗ trợ tài chính và tích cực đẩy mạnh giải quyết cácthách thức về nợ xấu, tăng cường quản lý rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tụchoàn thiện cơ chế điều hành chính sách, đặc biệt là cơ chế điều hành lãi suất.

- Nhờ những giải pháp nêu trên, VND chỉ giảm giá tổng cộng xấp xỉ 12% trong vòng 8năm; lãi suất được thả nổi hoàn toàn từ năm 2002 - 2008; tăng trưởng GDP bình quân6,9% (2000 - 2005); lạm phát được giữ ở mức một con số từ năm 1996 (4,5%) đến năm2006 (6,6%); cao nhất là 9,5% vào năm 2004, thấp nhất (0,1 - 3%) vào năm 2000 – 2003.- Hệ thống các TCTD được chấn chỉnh, củng cố, từng bước xử lý nợ tồn đọng và nâng cao năng lực tài chính Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Thế giới tài trợ được vận hành chính thức từ tháng 5/2002, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình đổi mới và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng; các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện (E-Banking, Internet banking ) Ngân hàng Nhà nước tham gia đàm phán gia nhập WTO và tích cực triển khai các cam kết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Trang 5

b Hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006-2010

- Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO (cuối 2006), hoạt động ngân hàng tiếp tục có nhiều đổi mới về điều hành, thể chế, cơ chế nghiệp vụ, công nghệ.- Trước những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt, từ ưu tiên kiềm chế lạm phát cao năm 2008 sang tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009, khôi phục đà tăng trưởng năm2010

+ Từ năm 2006 đến tháng 10/2008: Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế tăng trưởng nóng

+ Từ tháng 11/2008 đến cuối năm 2010: Nới lỏng để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế.- Những biện pháp của Chính phủ về đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế toàn cầu được NHNN thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 đã góp phầnkiềm chế lạm phát năm 2007 ở mức 12,63%; năm 2008 là 22,97% và năm 2010 là11,75%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và ngăn chặn đà suy giảm tăng trưởng kinh tế.Kinh tế của Việt Nam trong các năm 2008 - 2010 vẫn tăng trưởng dương (riêng năm2010 tăng trưởng đạt 6,78%, vượt mục tiêu 6,5% đề ra) Tuy nhiên, việc điều hành chínhsách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với các nguyên nhân kháchquan, chủ quan khác đã đẩy giá cả tăng khá cao, ảnh hưởng không thuận lợi đối với việckiểm soát lạm phát các năm tiếp theo; tỉ giá diễn biến phức tạp; dự trữ ngoại tệ sụt giảm;thị trường tiền tệ có nhiều dấu hiệu bất ổn do cạnh tranh thiếu lành mạnh; hoạt động củacác TCTD tiềm ẩn nhiều rủi ro, chất lượng tín dụng giảm, nợ xấu tăng, thanh khoản gặpkhó khăn.

- Tháng 6 năm 2010, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng mới, tạo nền tảng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trang 6

c Hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

- Do ảnh hưởng bất lợi của suy thoái kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng tài chính năm2008 - 2009 và những khiếm khuyết nội tại của nền kinh tế, kinh tế Việt Nam năm2011 - 2015 phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, trong đó lạm phát tăng nhanh (từ11,8% năm 2010 tăng vọt lên 18,13% năm 2011); thị trường tiền tệ, ngoại hối, vàng biếnđộng lớn, lãi suất cho vay dao động rất lớn (lãi suất cao tới 20-25%/năm); thanh khoảncủa hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) bị thắt chặt, VND chịu áp lực mất giá, dự trữngoại hối của đất nước giảm đáng kể, kỷ luật thị trường chưa được các TCTD tuân thủnghiêm chỉnh, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống TCTD.

- Ngành ngân hàng tập trung chặt chẽ vào mục tiêu tổng thể là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và chú trọng chính sách quốc gia của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và phát triển kinh tế vĩ mô; đưa ra chỉ đạo, quản lý chặt chẽ để phát huy tính sáng tạo và tinh thần, trách nhiệm của toàn Ngành, tăngcường gắn kết với các bộ, ngành và địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

- Kết quả nổi bật của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này:

+ Lạm phát được kiểm soát và giảm dần, kinh tế vĩ mô dần ổn định, các cân đốilớn của kinh tế cơ bản được bảo đảm.

+ Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh từ 18,13% năm 2011 xuống còn 0,63%năm 2015, mức thấp nhất trong 15 năm qua.

+ Mặt bằng lãi suất giảm từ mức 20 - 25%/năm chỉ còn 6 - 9%/năm.

+ Thanh khoản của hệ thống ngân hàng chuyển từ trạng thái thiếu hụt và có nguycơ sụp đổ hệ thống sang cải thiện đáng kể, ổn định bền vững, tăng trưởng tín dụng đượcduy trì ở mức hợp lý, kết hợp với thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và nâng cao chấtlượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; tỷ giá và thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, niềm tin

Trang 7

vào đồng Việt Nam tăng cao, tình trạng đô la hóa giảm đáng kể, Ngân hàng Nhà nước(NHNN) đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ, tăng đáng kể dự trữ ngoại hối nhà nước.- Đặc biệt, theo mục tiêu, phương hướng đã đề ra, phù hợp với quy định của pháp luật,các phương án cơ cấu và xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ, quyết liệt, triệt để, côngkhai, minh bạch, các TCTD yếu kém đã được kiểm soát và từng bước được giải quyếtcó hiệu quả Từ năm 2011 đến 2015, 19 TCTD yếu kém đã bị cắt giảm thông qua sápnhập, mua lại, tinh gọn, thu hồi giấy phép Tính đến cuối tháng 11/2015, tỷ lệ nợ xấu đãgiảm xuống còn 2,72% trên tổng dư nợ.

- Hiệu quả hoạt động và quản lý của Ngân hàng Nhà nước trên các lĩnh vực được nângcao rõ rệt, niềm tin của thị trường và xã hội vào điều hành chính sách của Chính phủ vàNgân hàng Nhà nước tiếp tục tăng lên.

d Hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022

- Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cung – cầu dokinh tế thế giới phát triển bất thường, năng suất lao động giảm sút, thiên tai, dịch bệnhngày càng nghiêm trọng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và nhiều nền kinh tế chủchốt khác gia tăng cùng hàng loạt các vấn đề khác xảy ra Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát và tấn công mạnh vào hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhưng Việt Nam làmột trong số ít các quốc gia xử lý thành công dịch bệnh mà không để Covid-19 lây lantrong cộng đồng và duy trì thái độ tích cực: GDP năm 2020 tăng trưởng 2,91%, các hoạtđộng kinh tế nhìn chung ổn định.

- Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, NHNN đã đồng thời thực hiện các biện pháp để duy trìổn định và giảm dần mặt bằng lãi suất Từ năm 2016 đến 2021, NHNN đã điều chỉnhgiảm các mức lãi suất điều hành 2 - 2,5%/năm, các lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 thánggiảm 0,8 – 1,5%/năm, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 2%/năm; điềutiết, chuẩn hóa và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của các TCTD, duy trì mặt bằnglãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức hợp lý, tạo điều kiện cho các TCTD tiếp cận

Trang 8

nguồn vốn với chi phí hợp lý; hướng dẫn các TCTD cân đối nguồn tài chính, áp dụng lãisuất cho vay phù hợp nhằm chia sẻ khó khăn cho người vay.

- Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, NHNN Việt Nam đã 03 lần điều chỉnh lãi suất, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm, đồng loạt hạ lãi suất với tổng mức giảm từ 1,5 – 2%/năm (mức lãi suất với quy mô cắt giảm khá lớn so với nhiều năm qua), lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 5%/năm, thấp hơn khoảng 2% so với năm 2016.

- Mặc dù nền kinh tế thế giới được dự đoán sẽ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2021, hàng loạt công ty dược phẩm quốc tế đã bắt đầu sản xuất vắc xin Covid-19 trên quy mô lớn và xây dựng kế hoạch phân phối trên toàn cầu nhưng diễn biến của dịch bệnh trong những tháng đầu năm 2021 vẫn phức tạp với tốc độ tấn công, lây nhiễm rất cao và khả năng kháng thuốc của các biến thể virus mới, số ca nhiễm và tử vong tiếp tục gia tăng Trong khi đó, việc sản xuất và phân phối vắc xin trên thế giới vẫn còn chậm Điều này đòi hỏi Việt Nam phải theo dõi chặt chẽ diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới và nguy cơ lây lan trong nước, để có thể đề xuất chính sách, giải pháp phù hợp cho quá trình phục hồi kinh tế quốc gia hậu Covid-19.

- Đến tháng 11/2022, tình hình tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của các TCTDđược cải thiện, NHNN Việt Nam quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng cho toàn hệ thống các TCTD vào năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2%.

- Với sự trợ giúp từ hệ thống chỉ đạo, giải pháp đồng bộ của NHNN, đến ngày 21/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đã vượt 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021 và tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021.

- Tính đến ngày 30/11/2022, dư nợ tín dụng của 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt xấp xỉ 279.732 tỷ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

2 Vai trò của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam:

Trang 9

* Hệ thống ngân hàng Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia Các ngân hàng Việt Nam cung cấp nhiều dịch vụ tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm việc cho vay, tiếp nhận tiền gửi, cung cấp dịch vụ thanh toán và chuyển tiền Hệ thống ngân hàng cũng giúp tạo điều kiện cho hoạt động thương mại, hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển và góp phần xây dựng nền tài chính ổn định Ngoài ra, ngân hàng cũng có vai trò quản lý và giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính khác trong hệ thống ngân hàng

* Một số dẫn chứng về vai trò của hệ thống ngân hàng Việt Nam:

- Góp phần quan trọng trong quản lý tiền tệ và chính sách tài khóa: Ngân hàng Trung ương Việt Nam có nhiệm vụ quản lý và điều tiết tiền tệ, đảm bảo ổn định giá trị tiền tệ, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phát triển kinh tế.

- Cung cấp dịch vụ tài chính: Ngân hàng Việt Nam cung cấp các dịch vụ tài chính như vay mượn, gửi tiền, chuyển tiền, thanh toán, và quản lý tài khoản Hệ thống ngân hàng cũng cung cấp các dịch vụ khác như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, cho vay vốn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và cá nhân.

- Giảm áp lực tài chính: Hệ thống ngân hàng cũng đưa ra các biện pháp hỗ trợ giảm áp lực tài chính cho khách hàng, ví dụ như tạm dừng thu phí lãi vay, trì hoãn nợ gốc lãi.- Thúc đẩy tài chính thông minh và công nghệ tài chính: Ngân hàng Việt Nam đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ tài chính và các dịch vụ ngân hàng điện tử, giúp tiết kiệm thời gian và tăng cường tính tiện lợi Việc phát triển công nghệ tài chính cũng góp phần nâng cao quản lý rủi ro và tăng cường bảo mật thông tin tài chính.

- Đặc biệt, trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, ngân hàng Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kinh tế với các biện pháp giảm lãi suất, tạm hoãn trả nợ và cung cấp gói hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn.- Giải pháp thanh toán trực tuyến: Trong đại dịch Covid-19, ngân hàng đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến, giúp người dân và doanh nghiệp tiếp tục giao dịch mua bán mà không cần gặp gỡ trực tiếp, hạn chế việc lây lan virus

Trang 10

3 Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2030

Với bất kỳ tổ chức nào, việc xây dựng chiến lược đều có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi chiến lược đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn, là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động của tổ chức một cách đồng bộ, nhất quán và có hệ thống Sự thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược xây dựng không rõ ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ khiến hoạt động của tổ chức mất phương hướng, chỉ thấy trước mắt mà không thấy được dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy được tổng thể toàn bộ hoạt động của hệ thống.

3.1 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến ngành ngân hàng qua đó đưa ra định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2030:

- Các xu hướng kinh tế toàn cầu: Ngành ngân hàng Việt Nam cần phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường toàn cầu, bao gồm sự phát triển của kinh tế số, sự tăng trưởng của thị trường tài chính và sự thay đổi của các quy định và chính sách quốc tế.

- Các yếu tố nội địa: Ngành ngân hàng Việt Nam cần phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường nội địa, bao gồm sự phát triển của kinh tế Việt Nam, sự tăng trưởng của các ngànhcông nghiệp và dịch vụ, và sự thay đổi của các quy định và chính sách nội địa  Dựa trên các yếu tố trên, chúng ta có thể đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp để phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2030 như sau:

a) Nhiệm vụ: Tăng cường sự đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ ngân hàng

Giải pháp: Ngành ngân hàng Việt Nam cần phải phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm các sản phẩm và dịch vụ tài chính số, các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các khách hàng cá nhân

b) Nhiệm vụ: Tăng cường sự đổi mới công nghệ

Giải pháp: Ngành ngân hàng Việt Nam cần phải đầu tư vào công nghệ mới để cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng cường sự đổi mới Các công nghệ mới bao gồm trí tuệ nhân tạo, blockchain, và các công nghệ tài chính số.

c) Nhiệm vụ: Tăng cường sự hợp tác giữa các ngân hàng

Trang 11

Giải pháp: Ngành ngân hàng Việt Nam cần phải tăng cường sự hợp tác giữa các ngân hàng để tạo ra một hệ thống ngân hàng mạnh mẽ và hiệu quả Các hình thức hợp tác có thể bao gồm chia sẻ dữ liệu, chia sẻ khách hàng, và hợp tác trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới

d) Nhiệm vụ: Tăng cường sự đào tạo và phát triển nhân lực

Giải pháp: Ngành ngân hàng Việt Nam cần phải đầu tư vào đào tạo và phát triển nhânlực để đáp ứng nhu cầu của thị trường Các chương trình đào tạo có thể bao gồm đào tạo kỹ năng tài chính, đào tạo kỹ năng quản lý, và đào tạo kỹ năng công nghệ.

3.2 Định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2030 có thể sẽ liênquan đến một số lĩnh vực trọng tâm:

a) Tiến bộ công nghệ:

Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng sẽ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu Điều này bao gồmnâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường các biện pháp an ninh mạng và áp dụng các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn và chuỗi khối Những công nghệ này sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và hỗ trợ các dịch vụ tài chính mới

b) Tài chính toàn diện:

Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho những người chưa được phục vụ đầy đủ, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn, sẽ là một mục tiêu quan trọng Hệ thống ngân hàng có thể tận dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ ngân hàng thuận tiệnvà giá cả phải chăng hơn cho cộng đồng nông thôn, chẳng hạn như ngân hàng di động và ngân hàng đại lý

c) Đổi mới và hợp tác:

Lĩnh vực ngân hàng có thể khuyến khích hợp tác nhiều hơn với các công ty khởi nghiệp fintech và những bên tham gia khác trong hệ sinh thái tài chính để thúc đẩy đổi mới và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới Các sáng kiến ngân hàng mở, tích hợp API và quan hệ đối tác giữa ngân hàng và các công ty fintech có thể thúc đẩy đổi mới sản phẩm và mở rộng phạm vi dịch vụ tài chính có sẵn cho khách hàng.

Ngày đăng: 17/07/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN