1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT

70 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Bài Tập Nhóm
Tác giả Hà Thị Vân An, Bùi Hữu Nhật Anh, Phan Mai Anh, Nguyễn Minh Anh, Lương Duy Ánh, Nguyễn Vân Anh, Leo Thị Chuyên, Lại Thị Phương Chi, Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Ngọc Diệp, Phạm Thế Anh, Vi Thế Bách
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Nghề Luật và Phương Pháp Học Luật
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIBÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT ĐỀ BÀI: Tìm ít nhất 02 bài tập nhóm hoặc bài tập lớn học kì đã được làm của môn học luật bất k

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN HỌC NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT

ĐỀ BÀI:

Tìm ít nhất 02 bài tập nhóm hoặc bài tập lớn học kì đã được làm của môn học luật bất kì để phân tích những ưu điểm và nhược điểm về: (1) cấu trúc của bài tập; (2) tính kết nối giữa các nội dung của bài tập; (3) tính hợp lí của các lập luận; (4) cách diễn đạt; (5) cách trích dẫn; (6) cách làm danh mục tài liệu tham khảo.

Nhóm:

Lớp:

01 4719

Hà Nội, 2024

Trang 2

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

I Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm

1 Thời gian: 27/8/2024

2 Địa điểm:

3 Hình thức làm việc nhóm: Online

II Thành phần tham dự: Các thành viên trong nhóm

III Nội dung:

- Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm

- Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất

- Phân công công việc

IV Đánh giá:

1 Mức độ hoàn thành công việc đặt ra:

Chưa triển khai Chưa thống nhất Đã hoàn thành

2 Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân

Ngày: 06/9/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 3

2 471950 Bùi Hữu Nhật Anh

4 453221 Nguyễn Minh Ánh

5 471929 Lương Duy Anh

6 471937 Nguyễn Vân Anh

8 471907 Lại Thị Phương Chi

9 471945 Nguyễn Quốc Cường

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Khái quát về bài tập nhóm 1

1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa 1

2 Một số yêu cầu đối với bài tập nhóm 2

2.1 Cấu trúc của bài tập nhóm 2

2.2 Tính kết nối giữa các nội dung của bài tập nhóm 3

2.3 Tính hợp lý của các lập luận 4

2.4 Cách diễn đạt 4

2.5 Cách trích dẫn 5

2.6 Cách làm danh mục tài liệu tham khảo 5

II PHÂN TÍCH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ BÀI TẬP NHÓM CỤ THỂ DỰA TRÊN MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI TẬP NHÓM .6

1 Bài tập nhóm môn Luật Lao động 6

1.1 Cấu trúc của bài tập 6

1.2 Tính kết nối giữa các nội dung của bài tập 7

1.3 Tính hợp lí của các lập luận 7

1.4 Cách diễn đạt 8

1.5 Cách trích dẫn 9

1.6 Cách làm danh mục tài liệu tham khảo 10

2 Bài tập nhóm môn Luật Tài chính 11

2.1 Cấu trúc của bài tập 11

2.2 Tính kết nối giữa các nội dung của bài tập 11

2.3 Tính hợp lí của các lập luận 12

2.4 Cách diễn đạt 14

1.5 Cách trích dẫn 14

1.6 Cách làm danh mục tài liệu tham khảo 15

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

NỘI DUNG

I Khái quát về bài tập nhóm

1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa

Nhóm được hiểu là tập hợp bao gồm nhiều thành viên với những vai trò

khác nhau nhưng cùng có chung một mục đích1 Mỗi thành viên trong nhóm

có vai trò và trách nhiệm nhất định Phương pháp học thảo luận nhóm (làmviệc nhóm) là phương pháp tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa cácsinh viên với nhau thông qua quá trình trao đổi và chia sẻ kiến thức

Bài tập nhóm là kết quả của quá trình thảo luận, làm việc theo nhóm

trong một khoảng thời gian nhất định Đặc biệt, đây là một trong những hoạtđộng được tổ chức thường xuyên, như là một hình thức khác của việc làm bàikiểm tra truyền thống, trong môi trường học tập ở nhiều trường Đại học nhằmnhằm thúc đẩy khả năng tương tác, chia sẻ kiến thức, và nâng cao hiệu quảlàm việc thông qua sức mạnh của tập thể

Mục đích của việc thực hiện bài tập nhóm trong môi trường Đại họckhông chỉ dừng lại ở việc hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn hướng tớiviệc phát triển kỹ năng làm việc nhóm, trao đổi thông tin và học hỏi từ các

1 PGS.TS Lê Thị Châu (chủ biên), Giáo trình giáo dục thực hành pháp luật, NXB.Lao động, 2014, tr.52.

Trang 6

thành viên khác Mỗi cá nhân trong nhóm đóng góp kiến thức, kinh nghiệm vàquan điểm riêng, qua đó, không chỉ nâng cao chất lượng công việc mà còn thúcđẩy sự phát triển của từng thành viên trong môi trường hợp tác Đồng thời, việcthực hiện bài tập nhóm giúp sinh viên rèn luyện khả năng phân công, tổ chứccông việc hợp lý, từ đó đạt được hiệu suất cao hơn so với khi làm việc độc lập.Cũng chính vì vậy mà bài tập nhóm có ý nghĩa quan trọng Trước hết,việc thực hiện bài tập nhóm khuyến khích tinh thần đoàn kết và hợp tác, giúpmỗi sinh viên học cách làm việc cùng nhau vì lợi ích chung Hơn nữa, thôngqua việc tương tác với các thành viên khác, sinh viên được rèn luyện kỹ nănglắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng ý kiến đa chiều, góp phần phát triển khảnăng phản biện Không những thế, việc hoàn thành bài tập nhóm còn là cơ hội

để sinh viên cách thích nghi với môi trường làm việc có tính chất cộng tác cao

- một yếu tố cần thiết trong nhiều tổ chức và doanh nghiệp hiện nay

2 Một số yêu cầu đối với bài tập nhóm

2.1 Cấu trúc của bài tập nhóm

Cấu trúc của bài tập là yếu tố cơ bản giúp tổ chức và sắp xếp nội dungmột cách rõ ràng và hệ thống Một bài tập nhóm đạt yêu cầu cần có cấu trúcchặt chẽ, hợp lý, đảm bảo rằng tất cả các nội dung đều phục vụ cho mục đíchcủa bài tập Thông thường, cấu trúc của một bài tập nhóm bao gồm ba phầnchính:

- Phần Mở đầu: Đây là phần đặt nền tảng cho toàn bộ bài tập BTNcần giới thiệu một cách rõ ràng và khái quát về đề tài mà nhóm đãthảo luận hoặc nghiên cứu Ngoài việc nêu tên đề tài, phần mở đầucũng cần trình bày rõ ràng mục tiêu của bài tập, tức là những câu hỏi

mà bài tập sẽ giải quyết hoặc các vấn đề trọng tâm mà nhóm sẽ phântích

- Phần Nội dung: Đây là phần trọng tâm, trình bày luận điểm chínhđược trình bày một cách chi tiết và hệ thống Phần nội dung thườngđược chia thành nhiều chương hoặc mục nhỏ hơn, mỗi chương/mục

Trang 7

tập trung vào một khía cạnh cụ thể của đề tài Các đoạn này cầnđược

Trang 8

sắp xếp theo trình tự logic, từ những vấn đề khái quát đến cụ thể,đảm bảo rằng người đọc có thể theo dõi mạch lập luận của nhómmột cách dễ dàng và liền mạch.

- Phần Kết luận: đóng vai trò tóm tắt lại những điểm chính đã nêu bêntrên Đây cũng là phần rút ra kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọngcủa những phát hiện, phân tích trong quá trình thực hiện BTN

Như vậy, việc tổ chức cấu trúc rõ ràng, mạch lạc sẽ giúp bài tập nhóm

có tính liền mạch, dễ theo dõi, và đảm bảo rằng người đọc hoặc người đánhgiá dễ dàng nắm bắt được nội dung chính cũng như mục tiêu của bài tập

2.2 Tính kết nối giữa các nội dung của bài tập nhóm

Đây là một trong những yếu tố then chốt, đảm bảo tính logic và mạchlạc của 1 BTN Các nội dung trong 1 BTN cần có sự liên kết và bổ trợ lẫnnhau, tạo thành một tổng thể thống nhất Sự kết nối này được thể hiện qua:

- Sự đồng bộ và gắn kết giữa các phần: Mỗi nội dung không nên tồntại độc lập mà cần phải có mối quan hệ với các phần khác; khi trìnhbày cần đảm bảo rằng mỗi luận điểm mới phải được phát triển dựatrên cơ sở những gì đã được trình bày trước đó, đồng thời dẫn dắtđến những luận điểm tiếp theo một cách mạch lạc Điều này sẽ giúpbài tập tránh được sự rời rạc, đứt quãng trong mạch lập luận

- Sử dụng các câu chuyển tiếp và kết nối: Các câu chuyển tiếp đóngvai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì tính mạch lạc và sự kếtnối giữa các đoạn văn; không chỉ kết nối nội dung giữa các phầnkhác nhau mà còn giúp dẫn dắt người đọc qua các nội dung mộtcách tự nhiên và dễ hiểu Câu chuyển tiếp nên được sử dụng hợp lý,tránh lạm dụng hoặc quá ngắn gọn, gây ảnh hưởng đến sự liền mạchcủa bài viết

- Phát triển logic giữa các luận điểm: Mỗi luận điểm cần phải đượcxây dựng và phát triển theo một trình tự logic Điều này có nghĩa làmỗi luận điểm phải xuất phát từ một luận điểm trước đó hoặc dựa

Trang 9

trên một

Trang 10

cơ sở lý thuyết, thực tiễn cụ thể Sự kết nối này giúp đảm bảo rằngbài tập không chỉ mang tính chất mô tả mà còn có tính phân tích sâusắc.

2.3 Tính hợp lý của các lập luận

Tính hợp lý của các lập luận là tiêu chí cốt lõi trong việc đánh giá chấtlượng tư duy và khả năng phân tích của bài tập nhóm Một BTN cần có cáclập luận vững chắc, logic và dựa trên những cơ sở thực tế hoặc lý thuyết đángtin cậy, thể hiện qua cấu trúc lập luận của bài tập Các lập luận trong bài tậpnhóm phải được phát triển theo một trật tự rõ ràng, từ cơ bản đến phức tạp, từkhái quát đến chi tiết Mỗi lập luận chính cần được giải thích cặn kẽ và hỗ trợbởi những minh chứng cụ thể Điều này giúp bài tập trở nên thuyết phục hơn

và có tính thực tiễn cao

2.4 Cách diễn đạt

Cách diễn đạt là một yếu tố quan trọng trong việc truyền tải thông tin từnhóm đến người đọc Một BTN có nội dung tốt nhưng cách diễn đạt khôngmạch lạc sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả truyền tải thông điệp Để làm đượcđiều ấy, một BTN cần phải:

- Sử dụng ngôn ngữ chính xác và trang trọng: Ngôn ngữ sử dụngtrong bài tập nhóm cần phải phù hợp với tính chất học thuật hoặcchuyên môn của đề tài Tránh sử dụng ngôn ngữ quá thân mật hoặcmang tính cảm tính Thay vào đó, cần sử dụng các thuật ngữ chínhxác, có sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn từ ngữ để thể hiệnđúng ý nghĩa của từng khái niệm, vấn đề

- Câu văn mạch lạc, rõ ràng: Các câu văn trong bài tập cần được xâydựng ngắn gọn, súc tích, và dễ hiểu, tuy nhiên vẫn phải đảm bảotruyền tải đầy đủ thông tin và ý nghĩa Câu văn không nên quá phứctạp hay chứa đựng quá nhiều ý tưởng, làm người đọc khó theo dõimạch lập luận của bài tập

Trang 11

- Sử dụng thuật ngữ chuyên ngành hợp lý: Khi trình bày các kháiniệm hoặc lý thuyết chuyên ngành, nhóm cần chú trọng vào việc sửdụng thuật ngữ sao cho phù hợp Các thuật ngữ chuyên ngành cầnđược giải thích một cách rõ ràng để đảm bảo người đọc hiểu đúng ýnghĩa, đồng thời không làm mất đi tính chuyên môn của bài tập.

2.5 Cách trích dẫn

Phần trích dẫn nguồn cho một BTN cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Trích dẫn đầy đủ và rõ ràng: Mỗi khi sử dụng thông tin từ mộtnguồn tài liệu khác, nhóm cần phải trích dẫn chính xác nguồn gốccủa thông tin đó, bao gồm tên tác giả, năm xuất bản, tiêu đề tài liệu,

và các thông tin cần thiết khác như số trang, nhà xuất bản, v.v Việctrích dẫn đầy đủ sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch và tăng độ tin cậycủa bài tập

- Sử dụng hệ thống trích dẫn nhất quán: Trong một bài tập nhóm,nhóm cần lựa chọn và tuân thủ một hệ thống trích dẫn cụ thể (ví dụnhư APA, MLA, Chicago, Harvard, ) Điều này giúp duy trì tínhnhất quán trong toàn bộ bài tập, đồng thời làm cho việc tra cứuthông tin trở nên dễ dàng hơn

- Không sao chép hoặc sử dụng không đúng nguồn: Một yếu tố quantrọng trong việc trích dẫn là tránh việc sao chép nội dung từ cácnguồn tài liệu mà không thừa nhận tác giả gốc Điều này không chỉ

vi phạm quy tắc học thuật mà còn làm giảm giá trị của bài tập

2.6 Cách làm danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo là phần cuối cùng của một bài tập nhóm,nơi liệt kê tất cả các nguồn tài liệu mà nhóm đã sử dụng trong quá trình thựchiện bài tập Khi làm danh mục tài liệu tham khảo, cần lưu ý:

- Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái: Các tài liệu tham khảo cần đượcsắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái dựa trên tên tác giả, hoặc theo quytắc của hệ thống trích dẫn đã chọn

Trang 12

- Thông tin đầy đủ và chính xác: Mỗi tài liệu tham khảo phải bao gồmđầy đủ các thông tin cần thiết như tên tác giả, năm xuất bản, tiêu đề,nơi xuất bản và nhà xuất bản Đối với tài liệu trên mạng, cần thêmthông tin về ngày truy cập và đường dẫn URL2.

- Đồng nhất về hình thức trình bày: Danh mục tài liệu tham khảo cầnđược trình bày nhất quán về mặt hình thức, từ cách ghi tên tác giảđến việc sắp xếp các thông tin liên quan đến tài liệu

II PHÂN TÍCH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ BÀI TẬP NHÓM

CỤ THỂ DỰA TRÊN MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI TẬP NHÓM

1.1 Cấu trúc của bài tập

điểm

- Bài tập nhóm có đầy đủ phần: Mở đầu, Nội dung,

Kết luận và các phần bổ trợ khác như Mục lục, Danh

mục từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo

- Phần Mục lục đã khái quát đầy đủ các nội dung

chính của bài

- Các câu trả lời cho câu hỏi của đề bài được trả lời

theo thứ tự từ đảm bảo tính logic, rõ ràng trong các

câu trả lời

=> về phần cấu trúc của bài tập, các em đã làm rất

tốt rồi

2 Điều 6 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT về yêu cầu đối với tài liệu tham khảo.

3 Xem ở Phụ lục 1.

Trang 13

1.2 Tính kết nối giữa các nội dung của bài tập

- Các luận cứ được liệt kê một cách rõ

ràng, liên kết nhau thể hiện qua các từ số

thứ tự: thứ nhất, thứ 2

- Bài tiểu luận sử dụng nhiều cụm từ mang

tính kết nối: Theo đó, Tuy nhiên, Nếu…thì,

Như trong đoạn có viết “Công ty H có

trách nhiệm phải thanh toán hết cho P

khoản tiền”, “Thêm vào đó, công ty H

cũng có trách nhiệm…”, “Đồng thời,

NSDLĐ cũng có trách nhiệm…”

- Việc thêm các từ nối “thêm vào đó”,

“đồng thời” khiến cho đoạn văn liên kết

hơn, không bị rời rạc

=> Đây cũng là một điểm cộng cô chấm

BTN cho các em, các em cùng phát huy

nhé

- Chưa thống nhất trong cáchdùng từ liên kết: Ở câu hỏi 3

về hướng giải quyết chế độcho người lao động theo quyđịnh của pháp luật lao động,nhóm đã liệt kê ra ba chế độ

mà khi nghỉ việc người laođộng được hưởng, thể hiện

- Bài làm của nhóm đã trả lời câu hỏi

chính một

- Ở câu hỏi thứ 4, người viết lập luậncách rõ ràng, tạo ra luận điểm lớn để rằng: “Ngoài áp dụng biện pháp xử lí làm cơ sở trình bày các luận cứ tiếp kỉ luật sa thải, công ty H có thể xử

Trang 14

Ví dụ: Ở câu hỏi 1, bài làm đã khẳng

định “Công ty H có đầy đủ căn cứ

để xử lí kỉ luật lao động sa thải đối

với P” Sau đó, bài làm đã nêu ra các

luận cứ để chứng minh cho luận

điểm đó, gồm các căn cứ để áp dụng

trách nhiệm kỉ luật đối với người lao

động hay các quy định pháp luật có

liên quan và cuối cùng là kết luận,

khẳng định lại quan điểm của mình

vi tiết lộ bí mật kinh doanh”, và lấy

Nghị định 75/2019/NĐ-CP làm căn

cứ pháp lí Luận điểm này hoàn toànkhông hợp lí bởi lẽ chỉ có cơ quannhà nước mới có thẩm quyền banhành các quyết định hành chính

1.4 Cách diễn đạt

- Nhóm đã sử dụng từ ngữ dễ hiểu,

câu từ đúng ngữ pháp, không gây lan

man cho người đọc

Ví dụ: “Công ty H có đầy đủ căn cứ

để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối

với P” Có thể thấy, câu nhận định

trên có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, thể

hiện rõ quan điểm của nhóm Các từ

ngữ trong câu dễ hiểu

- Bài viết sử dụng chính xác các

thuật ngữ chuyên ngành, ví dụ như:

quan

- Một số từ ngữ được sử dụng cònsai chính tả;

Ví dụ: “nộ quy lao động” (Ý Thứ

hai, Câu 1)

- Một số câu còn dài, thể hiện nhiều

ý trong cùng một câu:

Ví dụ: “Pháp luật cũng đã quy định

rõ các chế độ cho NLĐ sau khi bị áp dụng hình thức kỉ luật sa thải và chấm dứt quan hệ lao động với NSDLĐ, cụ thể, sau khi bị sa thải,

P sẽ được hưởng các chế độ gồm ”

Trang 15

hệ lao động, hậu quả pháp lí của việc

nội dung của bài

- Một số điều luật trích dẫn dài, ví dụ như Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.Nhóm có thể tóm gọn các điều khoản

Trang 16

Ví dụ: Nhóm đã sử dụng các điều

luật từ Bộ luật Lao động 2019, Luật

Việc làm 2013,… cho bài tập môn

Luật Lao động;

- Các phần trích dẫn được trình bày

thống nhất (in nghiêng và đặt trong

ngoặc kép) để dễ phân biệt với nội

dung của bài

cần thiết hoặc footnote để người đọc tiện theo dõi

1.6 Cách làm danh mục tài liệu tham khảo

- Tên của tài liệu tham khảo được in

nghiêng để dễ phân biệt với tác giả;

- Nhóm sử dụng nhiều các văn bản pháp

luật là nguồn chính thống, uy tín để làm

tài liệu tham khảo;

=> Như vậy chúng ta có thể thấy BTN

Môn luật lao động của 1 nhóm đã làm thể

hiện tương đối đầy đủ các yếu tố để cấu

thành 1 bài tập nhóm, BTN này tôi đánh

giá khá cao Bên cạnh đó, cũng sẽ có

những nhược điểm mà chúng ta có thể dễ

dàng nhận ra, Thầy Duy Anh có thể nêu

cho các bạn sinh được biết về nhược điểm

trong BTN mà thầy nhận thấy không nhỉ?

- Các tài liệu tham khảo sắp xếpcòn lộn xộn, làm cho người đọckhó theo dõi Bài viết nên chiacác loại tài liệu tham khảothành từng nhóm để dễ phânbiệt

Ví dụ: Bộ luật Lao động 2019,Luật Việc làm 2013, Nghị định

số 145/2020/NĐ-CP và Nghịđịnh số 75/2019/NĐ-CP thànhmột nhóm tài liệu tham khảo làvăn bản pháp luật

Theo nguyên tắc, không đượcghi học hàm, học vị trong danhmục tài liệu tham khảo Tuy

Trang 17

2 Bài tập nhóm môn Luật Tài chính 4

2.1 Cấu trúc của bài tập

- Có đầy đủ 3 phần chính: Mở đầu,

Nội dung, Kết luận và các phần bổ

trợ khác như Mục lục, Danh mục từ

viết tắt, Danh mục tài liệu tham

khảo;

- Các luận điểm được trình bày rõ,

luận điểm lớn được in đậm để phân

biệt với các luận cứ

- Phần Nội dung chưa được tách biệt với phần mởi bài

=> chính vì thế đã khiến cho hình thức của văn bản chưa đc rõ ràng, đây sẽ là 1 điểm trừ khi tôi chấm điểm hình thức cho các bạn nên các bạn SV chú ý nhé

2.2 Tính kết nối giữa các nội dung của bài tập

- Các phần có sự liên kết mạch lạc

với nhau, phần này là cơ sở để triển

khai, phát triển các phần khác Cụ

thể, nội dung bài gồm 3 mục lớn: I

Các vấn đề lí luận liên quan đến

pháp luật về thuế sử dụng đất phi

nông nghiệp; II Pháp luật về thuế sử

dụng đất phi nông nghiệp; III Thực

tiễn áp dụng

áp luật về thuế sử dụng đất phi nông

-Tôi thấy Một số đoạn văn còn rờirạc, chưa liên kết

Ví dụ: Hai đoạn văn ở mục 1.1 Địnhnghĩa của phần I chưa có từ nối đểliên kết hai đoạn Các bạn có thể cânnhắc thêm từ nối nhé

Trang 18

Xem ở Phụ lục 2.

Trang 19

nghiệp ở Việt Nam và các giải pháp

hoàn thiện pháp luật

Như vậy, bài làm đi từ cơ sở lí luận,

phân tích các quy định của pháp luật,

cho đến cơ sở thực tiễn, tức là thực

tiễn áp dụng các quy định đó Và

cuối cùng, bài làm đưa ra đánh giá,

những kiến nghị để hoàn thiện pháp

luật Các phần được triển khai một

cách logic, liên kết chặt chẽ với

nhau

- Các luận cứ được liệt kê một cách

rõ ràng, liên kết nhau thể hiện qua

các từ:

- Sử dụng nhiều cụm từ mang tính kết

nối: Do đó, Vì vậy, Như vậy,…

cho các luận điểm, luận cứ

Ví dụ: Để đưa ra khái niệm thuế sử

dụng đất phi nông nghiệp là gì thì

bài viết đã đưa ra định nghĩa về đất

phi nông nghiệp theo Luật Đất đai

2013 Tiếp theo đó, người viết cũng

nêu được các đặc điểm của thuế sử

dụng

đất phi nông nghiệp Điều này sẽ giúp

-Ở đây, tôi thaays, Phần kiến nghịgiải pháp hoàn thiện pháp luật cácbạn nêu chưa hợp lí Theo đó, phầngiải pháp mà bài làm đưa ra chưathực sự phù hợp để giải quyết các bấtcập còn tồn tại đã nêu ở trên Bởi lẽ,nhóm đã không hoàn toàn dựa vàobất cập để đưa ra giải pháp

=> Ở phần này rất quan trọng sẽ quyết định tính đúng sai cho phần trả lời phân tích của các bạn nên là các bạn sinh viên xem xét và phân tích thật kỹ nhé

Trang 21

người đọc hiểu rõ hơn về khái niệmthuế sử dụng đất phi nông nghiệp.Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra đầy đủcác yếu tố để làm rõ vấn đề về phápluật về thuế sử dụng đất phi nôngnghiệp, gồm: Hệ thống các văn bảnquy phạm pháp luật, nội dung phápluật về thuế sử dụng đất phi nôngnghiệp (chủ thể, căn cứ phát sinhquan hệ pháp luật, ).

Trang 22

-

1.5 Cách trích dẫn

- Bài viết trích dẫn đầy đủ,

tử Chính Phủ, tài liệu của Nguyễn Thành Hưng

và Giang Thị Hồng Hạnh Điều này làm ngườiđọc không biết những chỗ nào được các

tác giả trên viết

Trang 23

1.6 Cách làm danh mục tài liệu tham khảo

- Đã có sự phân tách giữa

các loại tài liệu (văn bản

pháp luật, giáo trình hay

các tài liệu tham khảo

khác) để có thể dễ dàng

theo dõi, tìm kiếm;

- Tài liệu Luật Đất đai 2013 để ở vị trí thứ 4trong loại tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật

là chưa hợp lí đâu nha

- Các tài liệu ở phần Tài liệu khác

chưa có thời gian truy cập nên khó đánh giá tínhkhách quan trong lập luận của các bạn

- Tài liệu Đánh giá thực trạng thuế sử dụng

đất phi nông nghiệp tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có trang

trích dẫn nữa, các bạn chú ý để bổ sung nhé

KẾT LUẬN

Như vậy, qua việc phân tích một cách chi tiết các ưu điểm và nhượcđiểm của hai bài tập nhóm trong các môn Luật Lao động và Luật Tài chínhdựa trên sáu tiêu chí đã đề ra, chúng ta có thể rút ra những bài học và kinhnghiệm quý giá cho các bài tập nhóm trong tương lai Cụ thể, đối với nhữngđiểm mạnh và ưu điểm mà chúng ta đã xác định trong quá trình làm bài tậpnhóm, chúng ta cần tiếp tục phát huy và phát triển thêm Việc duy trì và tối ưuhóa những điểm mạnh này sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của cácbài tập nhóm sau Ngược lại, đối với những nhược điểm và khuyết điểm đãđược chỉ ra, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể để khắc phục và cải thiện Việcsửa chữa và cải thiện những khuyết điểm này sẽ giúp chúng ta đạt được kếtquả làm việc nhóm tốt hơn, đồng thời nâng cao kỹ năng và hiệu quả trong các

dự án nhóm trong tương lai

Trang 24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 25

Phụ lục 1: Bài tập nhóm môn Luật Lao động

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ -

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG

LỚP: 4719 NHÓM: 01

Hà Nội, 2023

[Type here]

Trang 26

THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Nội

Tổng số sinh viên của nhóm: 10

Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm

SV

ký tên

Đánh giá của GV

Điểm (số)

Điểm (chữ)

GV ký tên

4 471904 Phan Thị Linh Giang A

6 471907 Lại Thị Phương Chi A

7 471908 Nguyễn Thị Thu Hương A

9 471910 Nguyễn Cao Minh Nguyệt A

Giáo viên chấm thứ nhất:

Giáo viên chấm thứ hai:

Kết quả điểm thuyết trình:

Giáo viên cho thuyết trình:

Điểm kết luận cuối cùng:

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2023

NHÓM TRƯỞNG

Trang 27

Mục lục

ĐỀ BÀI 2

MỞ ĐẦU 3 Câu 1: Công ty H có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với P được không? 3 Câu 2: Giả sử trong quá trình xử lý kỷ luật, P nhận được thông báo họp của NSDLĐ nhưng không tham dự thì Công ty H có thể xử lý kỷ luật vắng mặt P được không? Vì sao? 5 Câu 3: Hãy giải quyết chế độ cho P theo quy định của pháp luật lao động 7 Câu 4: Tư vấn cho công ty biện pháp để xử lý đối với T 10 KẾT LUẬN 13 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 28

ĐỀ BÀI

Người lao động P được thuê làm việc tại vị trí Giám đốc kinh doanh củaCông ty H theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ 01/6/2017 Pthường xuyên nắm giữ thông tin được coi là bí mật kinh doanh của công ty(danh sách các nhà cung cấp và khách hàng, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo

và kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, phương thức bán hàng ) và cótrách nhiệm bảo vệ các bí mật này theo hợp đồng lao động và nội quy lao độngcủa công ty

Khi trao đổi với đồng nghiệp T (cũng là người lao động làm việc tại Công

ty H), P đã tiết lộ thông tin nhóm khách hàng mục tiêu cùng với chiến lược chiếnkinh của Công ty H trong năm 2023 Thông tin này được T báo cáo cho Công ty

D là đối thủ cạnh tranh của Công ty H Công ty H tiến hành xử lý kỷ luật sa thảiđối với P, tuy nhiên P không đồng ý vì cho rằng P chỉ tiết lộ cho người lao độngcùng doanh nghiệp chứ không tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh, mặt khác cũng chưagây ra thiệt hại gì cho công ty

Hỏi:

1 Công ty H có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với P được không?

2 Giả sử trong quá trình xử lý kỷ luật, P nhận được thông báo họp của người

sử dụng lao động nhưng không tham dự thì công ty H có thể xử lý kỷ luậtvắng mặt P được không? Tại sao?

3 Hãy giải quyết chế độ cho P theo quy định của pháp luật lao động?

4 Tư vấn cho công ty biện pháp để xử lý đối với T?

Trang 29

MỞ ĐẦU

Câu 1: Công ty H có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với P được không?

Công ty H có đầy đủ căn cứ để xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với P P

có trách nhiệm bảo vệ các bí mật kinh doanh của công ty theo hợp đồng lao động

(“HĐLĐ”) và nội quy lao động (“NQLĐ”) của công ty, tuy nhiên, P đã vi phạm

nghĩa vụ của mình

Thứ nhất, việc bảo vệ, giữ gìn các bí mật trong kinh doanh, công nghệ là

một trong những nội dung chủ yếu của NQLĐ theo quy định tại điểm đ khoản 2Điều 118 BLLĐ 2019 và cũng là nội dung của HĐLĐ theo khoản 2 Điều 21

BLLĐ 2019: “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật

kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm” Như vậy, trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh

doanh công ty được quy định rõ trong NQLĐ và được thỏa thuận bởi Công ty H

và P trong HĐLĐ

Thứ hai, xét về các căn cứ để áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối với người

lao động (“NLĐ”) gồm các yếu tố cấu thành như mặt khách quan, mặt chủ quan,

khách thể và chủ thể Hành vi của P là hành vi vi phạm kỷ luật lao động đượcquy định trong NQLĐ, bởi:

i Mặt khách quan của vi phạm kỷ luật lao động là hành vi vi phạm kỷ

luật, tức là sự vi phạm các nghĩa vụ lao động trong một quan hệ lao

động (“QHLĐ”) cụ thể, xâm phạm đến các điều đã được quy định

trong NQLĐ Xét trường hợp của P, P được thuê làm giám đốc kinhdoanh của Công ty H, có trách nhiệm bảo vệ các bí mật kinh doanhcủa công ty theo HĐLĐ và NQLĐ Tuy nhiên, P đã tiết lộ thông tinđấy cho T, một đồng nghiệp không có quyền nắm giữ các bí mật

Trang 30

doanh của công ty, mà không có sự đồng ý của NSDLĐ Hành vicủa P đã vi phạm nghĩa vụ bảo vệ bí mật kinh doanh đã được thỏathuận trong HĐLĐ (vi phạm nghĩa vụ của NLĐ quy định tại khoản

2 Điều 5 BLLĐ 2019) và sự vi phạm này xâm phạm đến vấn đềđược quy định trong NQLĐ

ii Mặt chủ quan của vi phạm kỷ luật thể hiện ở lỗi Trường hợp của P

là lỗi cố ý, bởi P có đủ điều kiện về chủ quan và điều kiện kháchquan để hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ bí mật kinh doanh của công tynhưng P lại có hành vi vi phạm nghĩa vụ Trong trường hợp này,việc P tiết lộ với t là hoàn toàn tự nguyện, không do ai ép buộc haykhông thuộc vào hoàn cảnh bất khả kháng Như vậy, lỗi của P là lỗi

cố ý

iii Khách thể của vi phạm kỷ luật lao động: Hành vi của P đã xâm hại

đến quan hệ xã hội được NQLĐ bảo vệ - đó là quan hệ trong lĩnhvực bí mật công nghệ kinh doanh

iv Mặt chủ thể: P là cá nhân và cũng là NLĐ trong Công ty H.

Thứ ba, khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 (“BLLĐ”) quy định về

trường hợp người sử dụng lao động (“NSDLĐ”) áp dụng hình thức kỷ luật sa

thải như sau: “2 Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật

công nghệ được quy định trong nộ quy lao động” Như vậy, hành vi tiết lộ

nhóm thông tin khách hàng mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh của Công

ty H trong năm 2023 (thông tin được coi là bí mật kinh doanh của công ty) vớiđồng nghiệp T thuộc trường hợp được quy định tại điều luật trên

Như vậy, hành vi của P đã vi phạm nghĩa vụ của mình đối với Công ty H,nói cách khác, P đã có hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thuộc trường hợp ápdụng hình thức kỷ luật sa thải theo pháp luật lao động Mặc dù P không trực tiếptiết lộ thông tin bí mật kinh doanh cho công ty cạnh tranh và chưa gây ra thiệthại cho Công ty H, nhưng quy định của pháp luật cũng như NQLĐ không quyđịnh về mối quan hệ nhân quả, tức phải có thiệt hại thì hành vi đó mới coi là vi

Trang 31

Vì vậy, chỉ cần P tiết lộ bí mật kinh doanh với bất kì ai (người không có quyềnđược biết) thì sẽ vi phạm kỷ luật lao động và chịu xử lý kỷ luật của công ty.

Câu 2: Giả sử trong quá trình xử lý kỷ luật, P nhận được thông báo họp của NSDLĐ nhưng không tham dự thì Công ty H có thể xử lý kỷ luật vắng mặt

P được không? Vì sao?

Trong quá trình xử lý kỷ luật, NSDLĐ gửi thông báo họp cho P nhưng Pkhông tham dự thì Công ty H vẫn có thể xử lý kỷ luật vắng mặt P trong trườnghợp sau:

Thứ nhất, quá trình xử lý kỷ luật P của Công ty H phải nằm trong thời

hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng được quy định tại khoản 1 Điều 123BLLĐ 2019

Thứ hai, việc xử lý kỷ luật P phải được thực hiện theo nguyên tắc, trình

tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo Điều 122 BLLĐ 2019; trong đó, điểm c,

khoản 1 Điều 122 bộ luật này có quy định “Người lao động phải có mặt và có

quyền tự bào chữa, nhờ luật sự hoặc tổ chức người đại diện lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật” Theo đó, P là thành phần bắt buộc phải tham gia khi NSDLĐ

thực hiện xử lý kỷ luật Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo tính côngkhai, tính minh bạch và công bằng trong quá trình xử lý kỷ luật lao động nhờ có

sự tham gia đầy đủ các bên có liên quan

Thứ ba, khoản 2 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định chi

tiết về quá trình xử lý kỷ luật lao động Theo đó:

“2 Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều

123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động,

Trang 32

hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần nhận được thông báo này trước khi cuộc họp diễn ra cuộc họp;

b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định theo thời gian, địa điểm họp;

c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.”

Theo quy định của pháp luật, Công ty H phải gửi thông báo thời gian, địađiểm cũng như nội dung của cuộc họp kỷ luật đến các thành phần tham dự,trong đó có P trước 05 ngày làm việc tiến hành cuộc họp Tuy nhiên, sau khi bênphải tham dự nhận thông báo, hai bên có thể thỏa thuận lại thời gian, địa điểmnếu một trong các thành phần tham dự không thể tham dự họp theo thời gian,địa điểm mà NSDLĐ đưa ra; nếu thỏa thuận không thành thì NSDLĐ sẽ quyết

định vấn đề đó.Trong trường hợp này, P đã nhận được thông báo họp của Công ty Hnhưng lại cố tình vắng mặt; hơn nữa, P không thuộc các trường hợp không được

xử lý kỷ luật lao động tại khoản 4, khoản 5 Điều 122 BLLĐ 2019 Từ đó, cóthể kết

Trang 33

luận, công ty hoàn toàn có thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động vắng mặt P theoquy định tại điểm c, khoản 2 Điều 70 của Nghị định trên.

Tại khoản 3 điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định: “Nộidung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông quatrước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy địnhtại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của BLLĐ, trường hợp có người không kývào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vàonội dung biên bản” Do đó, sau khi kết thúc cuộc họp kỷ luật, nội dung cuộc họp

xử lý kỷ luật lao động sẽ phải được lập thành biên bản và thông qua, trongtrường hợp P không tham gia thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không

ký (nếu có) vào nội dung biên bản

Câu 3: Hãy giải quyết chế độ cho P theo quy định của pháp luật lao động.

Trong vụ việc này, P bị công ty H áp dụng hình thức kỉ luật lao động sathải do hành vi vi phạm kỉ luật Như vậy, giữa P và công ty H sẽ chấm dứt quan

hệ lao động Tuy nhiên, hậu quả pháp lí của việc chấm dứt quan hệ lao động do

bị áp dụng hình thức kỉ luật sa thải khác với hậu quả pháp lí của việc chấm dứtquan hệ lao động do NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Phápluật cũng đã quy định rõ các chế độ cho NLĐ sau khi bị áp dụng hình thức kỉluật sa thải và chấm dứt quan hệ lao động với NSDLĐ, cụ thể, sau khi bị sa thải,

P sẽ được hưởng các chế độ gồm

Thứ nhất, khi công ty H áp dụng hình thức kỉ luật sa thải, tức giữa P và

công ty H đã chấm dứt hợp đồng lao động với nhau Điều 48 BLL Đ 2019 quyđịnh về trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao đồng, nói cáchkhác, đó cũng là những quyền lợi mà P được nhận sau khi chấm dứt quan hệ laođộng với công ty H:

“1 Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30

Trang 34

a) Người sử dụng lao độn không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ vì lí do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2 Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hợp hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3 Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động

đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”

Căn cứ vào quy định trên, trước hết P sẽ được thanh toán các khoản tiền

có liên quan đến quyền lợi của mình, bao gồm tiền lương, thưởng, các khoảnnợ mà công ty còn nợ P trong thời gian làm việc nếu có Công ty H có tráchnhiệm phải thanh toán hết cho P khoản tiền đó Thêm vào đó, công ty H cũng cótrách nhiệm hoàn thành việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế và bảo hiểm thất nghiệp (nếu có) của P, trả lại các giấy tờ gốc mà NSDLĐ

đã giữ của P trong quá trình P làm việc tại công ty Đó là những giấy tờ có liênquan đến hồ sơ cá nhân của NLĐ cần phải được trả lại cho NLĐ, bởi nó gắn vớinhân thân NLĐ và có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công việc tạiđơn vị mới Hơn nữa, những quyền lợi quan trọng đối với NLĐ khi người nay cóthể xác nhận

Trang 35

thời gian đóng BHXH, BHTN để làm minh chứng đủ điều kiện hưởng chế độbảo hiểm nếu cần Đồng thời, NSDLĐ cũng có trách nhiệm cung cấp bản saocác tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của P nếu P yêu cầu và chi phí sao,gửi tài liệu sẽ do Công ty H chi trả.

Thứ hai, P được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp Khoản 1 Điều 168

BLLĐ 2019 quy định: “Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia

bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp ” Tham gia BHXH, BHYT và BHTN được

xác định là quyền và nghĩa vụ quan trọng có tính bắt buộc của NLĐ và NSDLĐ.Trước đây, BLLĐ 2012, Điều 168 có tiêu đề là “Tham gia bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế” Tuy nhiên, cách đặt tiêu đề này chưa bao quát được nội dung điềuluật khi cùng quy định về các vấn đề liên quan đến tham gia BHXH, BHYT,BHTN Và BLLĐ 2019 đã bổ sung cụm từ “bảo hiểm thất nghiệp” trong tiêu đềđiều luật nhằm bao quát hết nội dung bảo hiểm và nhằm nâng cao tính pháp lýcủa BHTN trong QHLĐ Mục đích của việc tham gia BHTN đối với NLĐ lànhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ họcnghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thấtnghiệp Đối tượng được hưởng chế độ BHTN là NLĐ khi hợp đồng lao động của

họ chấm dứt

Trong trường hợp này, P là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHTN theoĐiều 43 Luật Việc làm 2013 Sau khi nhận quyết định sa xử lý kỷ luật sa thảicủa Công ty H, nghĩa là P đang tạm thời rút khỏi thị trường lao động hay là thấtnghiệp Do đó, khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định về BHTN1

thì P sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Ba là, thanh toán những ngày chưa nghỉ hằng năm Khoản 3 Điều 113

BLLĐ 2019 quy định: “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ

1 Điều 43, Điều 49 Luật Việc làm 2013 và Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung

Ngày đăng: 09/10/2024, 06:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Hình thức làm việc nhóm: Online - BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT
3. Hình thức làm việc nhóm: Online (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w