1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm nghề luật và phương pháp học luật phân tích khái niệm và khái quát các nội dung công việc chủ yếu của chức danh kiểm sát viên

19 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích khái niệm và khái quát các nội dung công việc chủ yếu của chức danh kiểm sát viên
Tác giả Lớp 4738A - Nhóm 04
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Nghề Luật và Phương Pháp Học Luật
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Buôn Ma Thuột
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 771,42 KB

Nội dung

Thời gian ra đời của nghề Kiểm sát viênViện kiểm sát trở thành độc lập từ ngày 29 tháng 4 năm 1958.Ngày 1tháng 7 năm 1959 Chính phủ ban hành Nghị định 256 -TTg quy định chức năng nhiệm v

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

NGHỀ LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT

Lớp 4738A - Nhóm 04

Đề bài: Phân tích khái niệm và khái quát các nội dung công việc chủ yếu của chức danh kiểm sát viên Sinh viên luật cần rèn luyện các tố chất cá nhân và phẩm chất đạo đức nào để thực hiện hiệu quả các công việc

và đúng sứ mệnh của một kiểm sát viên? (Khuyến khích sinh viên liên hệ những tố chất và phẩm chất đó với một số công tố viên/kiểm sát viên tiêu biểu trên thế giới hoặc ở Việt Nam) Trong tương lai nhóm sinh

Trang 2

viên có thích hành nghề với chức danh kiểm sát viên không và tại sao?

Buôn Ma Thuột (Tháng 01 – 2023)

A LỜI MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG

I Khái quát chung về nghề Kiểm sát viên

1 Khái niệm chức danh Kiểm sát viên

Trên cơ sở quy định tại Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014:

“Điều 74: Kiểm sát viên

Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm

Kiểm sát viên là một chức danh nghề nghiệp Do vậy, việc quy định tiêu chuẩn kiểm sát viên là cần thiết Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã quy định cụ thể về ngạch kiểm sát viên, tiêu chuẩn của kiểm sát viên, hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hội đồng thi tuyển kiểm sát viên địa phương So với các văn bản pháp luật trước đây về vấn đề này, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân hiện hành có nhiều thay đổi nhằm hoàn thiện quy chế kiểm sát viên.[2]

Trang 3

2 Thời gian ra đời của nghề Kiểm sát viên

Viện kiểm sát trở thành độc lập từ ngày 29 tháng 4 năm 1958 Ngày 1tháng 7 năm 1959 Chính phủ ban hành Nghị định 256 -TTg quy định chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát: Thực hành quyền công tố; trực tiếp điều tra tội phạm; giám sát việc chấp hành luật pháp trong công tác điều tra của các cơ quan điều tra; giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xét xử của các tòa án; giám sát việc thi hành các bản án; trong một số vụ án dân sự quan trọng, Viện kiểm sát có quyền khởi tố và tham gia tố tụng; giám sát việc chấp hành luật pháp trong hoạt động của các cơ quan giam giữ và cải tạo từ trung ương xuống địa phương ngành công tố tách khỏi hệ thống tòa án và Bộ Tư pháp Viện công tố trung ương có trách nhiệm như một bộ Ở địa phương, Viện công tố là một cơ quan chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban hành chính cùng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Viện Công tố trung ương Hệ thống Viện Công tố từ trung ương đến địa phương gồm có: Viện Công tố trung ương; Viện Công tố phúc thẩm Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Viện Công tố tỉnh, thành phố, đặc khu Hồng Quảng và khu đặc biệt Vĩnh Linh; Viện Công tố huyện, thị trấn và cấp tương đương

Viện kiểm sát với nghĩa gần như hiện nay được hình thành từ Hiến pháp năm 1959, từ việc tách chức năng thẩm phán buộc tội khỏi thành phần thẩm phán xét xử của các tòa án của Hiến pháp năm 1946 Viện kiểm sát một thiết chế đặc thù của hệ thống xã hội chủ nghĩa của hệ thống bao cấp tập trung Viện kiểm sát có chức năng căn bản là kiểm sát chung, sau đấy là kiểm sát tư pháp: kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm

Trang 4

sát việc thi hành án Từ chức năng cơ bản này mới sinh ra chức năng buộc tội Mà đã là lời buộc tội (trong bản cáo trạng) thì bao giờ cũng là đúng, Toà án chỉ được tuyên án theo cáo trạng của Viện kiểm sát Cũng từ đây không những Viện Kiểm sát trong khi xét xử giữ quyền công tố buộc tội, mà còn có cả quyền giám sát hoạt động xét xử của chính phiên toà, mà Viện Kiểm sát đang đóng vai trò là người buộc tội

Điều 105 của Hiến pháp năm 1959 quy định: “Viện Kiểm sát

nhân dân tối cao nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ

Điều 138 của Hiến pháp năm 1980: “Viện Kiểm sát nhân dân

tối cao nước Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, đảm bảo pháp luật được cháp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”[4]

Trong các quy phạm Hiến pháp của Nga, cũng như của chúng

ta, chức năng công tố không được ghi nhận Mãi đến Hiến pháp năm 1980 và của Hiến pháp năm 1992 chức năng công

tố buộc tội mới được ghi nhận cho Viện kiểm sát, nhưng cũng được đặt sau chức năng kiểm sát chung Hay nói một cách khác buộc tội - công tố là chức năng đi kèm theo, phái sinh từ chức năng kiểm sát chung

Trang 5

Hiến pháp năm 1980 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân tối

cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền

Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân không thay đổi theo quy định của Hiến pháp năm 1992 Sự thay đổi địa vị pháp lý của Viện kiểm sát chỉ xẩy từ quy định của Nghị quyết sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992 năm 2001

Sau bao nhiêu năm trăn trở, nay theo quy định Hiến pháp sửa đổi, Viện Kiểm sát không còn chức năng cơ bản của nó nữa là kiểm sát chung – mà chúng ta gọi chủ yếu là kiểm sát văn bản, mà cho đến nay không ít người trong Viện Kiểm sát vẫn còn là nuối tiếc Cũng nên được nhấn mạnh, theo quy định của Hiến pháp này, chức năng công tố lại trở thành chức năng chính, và chức năng kiểm sát tư pháp, còn rơi lại, lại được lật ngược thành chức năng đi kèm Thực ra vấn đề bỏ chức năng kiểm sát chung (kiểm sát văn bản của các cơ quan nhà nước

và các tổ chức kinh tế - xã hội) đã được đặt ra ngay từ thời kỳ thay đổi Hiến pháp năm 1980 thành Hiến pháp thời kỳ đổi mới năm 1992 Vì chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát có nhiều điểm chung với chức năng của Thanh tra Nhà nước.[6]

Trang 6

3 Các ngạch Kiểm sát viên

Trên cơ sở quy định tại Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014:

“Điều 76: Ngạch Kiểm sát viên

1 Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có: a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Kiểm sát viên cao cấp;

c) Kiểm sát viên trung cấp;

d) Kiểm sát viên sơ cấp.

2 Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các

II Điều kiện tiêu chuẩn của Kiểm sát viên

1 Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên

Trên cơ sở quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát

nhân dân 2014: “Điều 75 Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát

viên

1 Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị

Trang 7

vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2 Có trình độ cử nhân luật trở lên.

3 Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

4 Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.

5 Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.”

2 Nhiệm vụ và quyền hạn chung của Kiểm sát viên

Kiểm sát viên là một chức danh vô cùng quan trọng trong Viện kiểm sát nhân dân mang trong mình trách nhiệm cao cả nên cần phải có những đặc thù công việc riêng như:

 Nhiệm vụ và quyền hạn chung

- Kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quyền công tố và các hoạt động tư pháp do viện trưởng phân công Đều chịu trách nhiệm trước viện trưởng bất kỳ chuyện gì xảy ra

- Tiến hành nhiệm vụ đều phải theo hướng chỉ đạo của viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình và cấp cao

- Khi được giao nhiệm vụ trái với pháp luật thì kiểm sát viên được phép không thực hiện và tiến hành báo cáo với cấp trên cao hơn để theo dõi và xử lý

- Phải thật tỉnh táo và công mong từ chối tố tụng hoặc thay đổi luật tố tụng theo quy định

Trang 8

 Nhiệm vụ và quyền hạn từng kiểm sát viên

- Tiến hành kiểm sát khởi tố và kiểm sát mọi hoạt động điều tra lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra

- Đưa ra yêu cầu điều tra đối với những hành vi vi phạm pháp luật

- Triệu tập hỏi cung bị can và người làm chứng, người bị hại những người liên quan đến vụ án

- Thực hiện quyền tạm giam hay tạm giữ và bắt người

- Đọc cáo trạng và quyết định của Viện kiểm sát trong phiên tòa và đưa ra quan điểm những ý kiến đóng góp

- Kiểm sát quá trình xét xử

- Kiểm sát quá trình thi hành và quyết định cuối cùng của Viện kiểm sát

- Thực hiện công việc theo sự phân công của Viện trưởng kiểm sát

Mỗi một kiểm sát viên đều đảm bảo có năng lực và chịu mọi trách nhiệm phát ngôn và thông tin do chính bản thân đưa ra trước Viện kiểm sát.[8]

Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định:

“Điều 83 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát

viên

1 Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Trang 9

Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó

là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra,

xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.

2 Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.

3 Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.

4 Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.”[9]

Trang 10

3 Những điều Kiểm sát viên không được làm

Trên cơ sở tại Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

2014 quy định:

“Điều 84 Những việc Kiểm sát viên không được làm

1 Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

2 Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương

sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết

vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.

3 Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.

4 Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

5 Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết

III Vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong các hoạt động tư pháp

1 Trong tố tụng hình sự

 Nguyên tắc

+ Thực hành quyền công tố

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật

Trang 11

(Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự)

 Nhiệm vụ, quyền hạn

1 Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền;

2 Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

3 Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi

tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập

hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

4 Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;

5 Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;

6 Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;

7 Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người

tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

Trang 12

8 Quyết định áp giải, dẫn giải; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

9 Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra;

10 Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu

cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

11 Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa

ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;

12 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa án;

13 Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án;

14 Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị;

15 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát

(Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự)

 Sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa

Thiếu Kiểm sát viên thì phải hoãn phiên tòa

Trang 13

(Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự)

 Ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa

Lời luận tội của Kiểm sát viên dựa trên các căn cứ, lời trình bày, cùng các yếu tố khác để đề nghị kết tội bị cáo cùng mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng và kiến nghị biện pháp phòng ngừa

(Điều 321 Bộ luật tố tụng hình sự) [11]

2 Trong tố tụng dân sự, hành chính

a) Trong tố tụng dân sự

 Nguyên tắc

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật

(Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự)

 Nhiệm vụ, quyền hạn

1 Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu

2 Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự

3 Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; tự thu thập tài liệu, chứng cứ

4 Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc

Ngày đăng: 18/07/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w