1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết quả Phẫu thuật Kết hợp Xương Bằng Nẹp Khóa Điều Trị Gãy Kín Đầu Dưới Xương Quay Tại Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên
Tác giả Phạm Quang Anh
Người hướng dẫn TS. Trần Chiến, TS. Hoàng Văn Dung
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Ngoại khoa
Thể loại Luận văn Bác sĩ Nội trú
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 9,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 1.1. Giải phẫu đầu dưới xương quay và liên quan (12)
      • 1.1.1. Đầu dưới xương quay (12)
      • 1.1.2. Giải phẫu liên quan (14)
    • 1.2. Chẩn đoán và điều trị gãy đầu dưới xương quay (15)
      • 1.2.1. Khái niệm và cơ sinh học liên quan gãy đầu dưới xương quay (15)
      • 1.2.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu gãy đầu dưới xương quay (15)
      • 1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế gãy đầu dưới xương quay (16)
      • 1.2.4. Triệu chứng thực thể và lâm sàng (16)
      • 1.2.5. Phân loại gãy đầu dưới xương quay (18)
      • 1.2.6. Sinhlý liền xương (20)
      • 1.2.7 Điều trị gãy đầu dưới xương quay (24)
      • 1.2.8. Biến chứng (30)
      • 1.2.9. Đánh giá kết quả (32)
    • 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (38)
      • 1.3.1. Trên thế giới (38)
      • 1.3.2. Ở Việt Nam (40)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (42)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (43)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân (43)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (43)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (43)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (43)
      • 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu (43)
      • 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hồi cứu (43)
    • 2.5. Điều trị (45)
    • 2.6. Phương pháp thu thập số liệu (50)
    • 2.7. Đạo đức nghiên cứu (50)
  • CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ (51)
    • 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (51)
      • 3.1.1. Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu (51)
      • 3.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (51)
      • 3.1.3. Nguyên nhân chấn thương (52)
      • 3.1.4. Đặc điểm phân bố tổn thương (52)
      • 3.1.5. Đặc điểm phỏng nước (53)
      • 3.1.6. Phân loại gãy theo AO (53)
      • 3.1.7. Tổn thương phối hợp (54)
    • 3.2. Kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật kết xương nẹp khóa (54)
      • 3.2.1. Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy (55)
      • 3.2.2. Tình hình hồi phục xương về vị trí giải phẫu (56)
      • 3.2.3. Tình trạng vết mổ (57)
      • 3.2.4. Kết quả Xquang sau mổ (57)
      • 3.2.5. Kết quả liền xương sau mổ 6 tháng (58)
      • 3.2.6. Kết quả chung theo Green và O’Brien cải tiến bởi Cooney (58)
      • 3.2.7. Kết quả phục hồi chức năng sau 6 tháng (58)
      • 3.2.8. Biến chứng sau mổ 6 tháng (60)
    • 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật kết xương nẹp khóa (61)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (63)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (63)
      • 4.1.3. Đặc điểm phân bố tổn thương (65)
      • 4.1.4. Đặc điểm phỏng nước (65)
      • 4.1.5. Phân loại gãy theo AO (65)
      • 4.1.6. Tổn thương phối hợp (66)
    • 4.2. Kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa (66)
      • 4.2.1. Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy và hồi phục xương về vị trí giải phẫu (67)
      • 4.2.2. Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật (67)
      • 4.2.3. Kết quả Xquang sau mổ (67)
      • 4.2.4. Kết quả liền xương sau mổ 6 tháng (68)
      • 4.2.5. Kết quả chung theo Green và O’Brien cải tiến bởi Cooney (68)
      • 4.2.6. Kết quả hồi phục chức năng sau 6 tháng (69)
      • 4.2.7. Biến chứng sau mổ (70)
    • 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa (71)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................64 (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................67 (77)

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC PHẠM QUANG ANH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu bệnh nhân được chẩn đoán gãy ĐDXQ và đã điều trị bằng phương pháp KHX nẹp vit khóa tại Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh Viện Trung Ương từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2023

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- Bệnh nhân gãy kín ĐDXQ loại A3,B1,B2,B3,C1,C2,C3 (theo phân loại AO)

- Bệnh nhân gãy kín ĐDXQ đến sớm trước 4 tuần, không có dấu hiệu thiểu dưỡng bề mặt da tại thời điểm phẫu thuật.

- Thông tin lâm sàng, cận lâm sàng, khám lại đầy đủ.

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Bệnh nhân có dị tật cũ, đã mất một phần chức năng cổ bàn tay

- Bệnh nhân già yếu, mắc các bệnh nội khoa không có khả năng phẫu thuật.

- Thông tin không đầy đủ

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 01/2019- tháng 6/2023.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu và tiến cứu

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu hồi cứu

- Tiến hành nghiên cứu bệnh nhân được mổ gãy ĐDXQ từ 1- 2019 đến 6- 2022

- Nghiên cứu hồ sơ bệnh án tại phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, ghi chép các thông tin, số liệu theo mẫu phiếu nghiên cứu có sẵn

Kiểm tra tình trạng bệnh nhân bằng cách viết thư mời hoặc gọi điện thoại hẹn đến khám tại phòng khám khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên Đối với bệnh nhân ở xa không đến được phòng khám, bệnh viện sẽ gửi phiếu nghiên cứu để đánh giá kết quả dựa trên các số liệu thu thập được.

Là bệnh nhân trong tiêu chuẩn lựa chọn được phẫu thuật từ tháng 6 năm

2022 đến hết tháng 6 năm 2023 gồm các bước:

- Thăm khám lâm sàng, làm hồ sơ bệnh án

- Thu thập các thông tin cần thiết trên thực tế bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu

- Trực tiếp cùng tham gia phẫu thuật cho bệnh nhân, tham gia chăm sóc, điều trị sau phẫu thuật

- Theo dõi, đánh giá kết quả sau phẫu thuật

- Hẹn bệnh nhân khám lại theo lịch.

+ Với bệnh nhân ở xa không đến khám lại được, chúng tôi gửi phiếu nghiên cứu hoặc gọi điện để thu thập thông tin.

- Đánh giá kết quả dựa trên triệu chứng lâm sàng, chụp XQ kiểm tra Các thông tin khai thác được ghi lại theo mẫu phiếu nghiên cứu có sẵn

2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Thông tin chung: tuổi, giới, nguyên nhân chấn thương, tổn thương phối hợp, phân loại gãy đầu dưới xương quay.

- Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật kết xương nẹp vít khóa

+ Điều trị kháng sinh sau mổ

+ Kết quả phục hồi chỉ số XQ

+ Kết quả phục hồi giải phẫu sau mổ

+ Kết quả phục hồi giải phẫu trong quá trình theo dõi

+ Diễn biến của chỉ số VA, UA, UV

+ Tình trạng đau sau mổ

+ Mức độ đau sau 6 tháng

+ Hoạt động sinh hoạt sau khi phẫu thuật 6 tháng

+ Mức độ hài lòng về phẫu thuật

Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị gãy xương đòn đòn quai xanh (ĐDXQ) bằng phẫu thuật kết hợp xương nẹp khóa bao gồm: đặc điểm cá nhân của bệnh nhân, nguyên nhân chấn thương, mức độ tổn thương, thông tin về cuộc phẫu thuật và tình hình điều trị liên quan.

Điều trị

Bước 1: chuẩn bị bệnh nhân trước mổ

*Thông tin chung: Tuổi, giới, nghề nghiệp, tay thuận.

*XQ trước mổ phim thẳng và nghiêng, có thể phải chụp cắt lớp đối với trường hợp gãy phức tạp đầu dưới xương quay.

* Theo phân loại AO là ở loại nào

* Vị trí tai chỗ vùng cổ tay.

* Bệnh nhân phải làm đầy đủ các xét nghiệm: Công thức máu, sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu, viêm gan B và C, HIV, XQ tim phổi, với các bệnh nhân > 50 tuổi phải làm thêm siêu âm tim, điện tâm đồ, bệnh nhân được đánh rửa vùng mổ, nhịn ăn trước 6h, được giải thích kỹ về tình trạng bệnh tật cách điều trị, các biến chứng trong và sau mổ.

Bước 2: Tiến hành phẫu thuât

- Bệnh nhân nằm ngửa, tay dạng 90° so với thân mình, cẳng tay đặt trên bàn phụ vuông góc với bàn mổ.

- Vô cảm bằng gây tê đám rối cánh tay hoặc gây mê

- Sát khuẩn,trải toan theo quy trình.

- Dồn máu, garo hơi gốc chi áp lực 250mmHg.

- Đường mổ: Đường mổ ở mặt trước cổ tay: Đường mổ theo đoạn dưới cẳng tay của đường mổ Henry Rạch dadọc theo bờ ngoài cơ gan tay lớn, đường rạch nằm trong đông mạch quay

Thì 1: Bộc lộ ổ gãy: Tiến hành rạch da mặt trước, mở cân,bộc lộ và cắt cơ sấp vuông ngay tại điểm bám bên quay,kéo cơ sấp vuông về bên trụ bộc lộ đầu dưới xương quay.

Thì 2:Nắn chỉnh: nắn, sửa các mảnh gãy,ghép xương nếu cần thiết

Thì 3: Bắt nẹp cố định ổ gãy: Sử dụng nẹp khóa chữ T được thiết kế chođầu dưới xương quay, bên phải hoặc bên trái, chiều dài nẹp tùy từng trường hợpcụ thể Thì 4: Cầm máu, khâu da: sau khi bắt nẹp, kiểm tra lại, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu nếu cần Khâu cơ sấp vuông và khâu lớp dưới da và khâu da.

- Chụp XQ cẳng tay 2 tư thế sau mổ để đánh giá kết quả kết xương.

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tại chỗ vết mổ.

- Cố định tăng cường nẹp bột,treo tay trước ngực.

- Rút dẫn lưu sau 24 giờ nếu có,cắt chỉ vết mổ sau khoảng 10-14 ngày

- Dặn dò và hướng dẫn bệnh nhân tập luyện sau mổ

Bước 3: Chương trình vật lý trị liệu sau mổ

- Ngày đầu sau mổ: Tập vận động chủ động gấp, duỗi ngón tay.

- Tuần đầu sau mổ: Tập gấp duỗi cổ tay biên độ nhỏ, nhẹ nhàng, không đau.

- Tuần 2: Tập sấp ngửa cổ tay nhẹ nhàng, không đau.

- Một tháng sau mổ: Tập đề kháng nhẹ.

*Bài tập phục hồi chức năng :

- Bài tập co giãn cổ tay: Đây là bài tập rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng cổ bàn tay, nó gồm các bước:

+ Gấp cổ tay về phía trước và giữ ở tư thế đó trong vòng 5 giây, lặp lại động tác này 10 lần rồi duỗi cổ tay cũng làm như vậy

+ Nhẹ nhàng di chuyển cổ tay nghiêng quay, nghiêng trụ và giữ ở tư thế đó trong vòng 5 giây, lặp lại động tác này 10 lần

Để giảm đau cổ tay bị thương do sử dụng tay quá mức, thực hiện các bài tập sau: Ấn vào mu bàn tay bị thương và giữ nguyên trong 15-30 giây, sau đó kéo căng cổ tay theo hướng ngược lại và giữ trong 15-30 giây Lặp lại mỗi động tác này 3 lần.

+ Cổ tay gấp căng: Bệnh nhân đứng đặt tay lên mặt bàn đặt trước mặt, lòng bàn tay ngửa mu tay tựa lên mặt bàn các ngón tay và khuỷu tay duỗi thẳng Cổ tay duỗi căng: Cũng với tư thế như trên nhưng lòng bàn tay chống lên mặt bàn và người ngả ra trước, mỗi tư thế đó giữ nguyên 15 giây và lặp lại mỗi động tác đó 3 lần.

Bài tập làm tăng cường sức mạnh của các cơ có nhiệm vụ vận động cổ tay, gồm có những động tác sau:

+ Bàn tay cầm một vật có trọng lượng nhỏ cẳng tay ngửa, khuỷu tay duỗi rồi từ từ uốn cong cổ tay lên sau đó lại đưa cổ tay về vị trí ban đầu Tiếp tục làm như vậy với cẳng tay sấp, mỗi động tác này lặp lại 10 lần và dần dần tăng trọng lượng của vật cầm nắm.

Bài tập 1: Duỗi thẳng tay, gập các ngón tay vuông góc với mu bàn tay rồi giữ nguyên tư thế trong 10 giây Lặp lại động tác này 5 lần Bài tập 2: Đặt tay trên mặt phẳng, duỗi thẳng các ngón tay, sau đó lần lượt nâng từng ngón lên khỏi mặt bàn, giữ nguyên tư thế 5 giây rồi đặt xuống Thực hiện động tác này 10 lần cho mỗi ngón tay.

+ Khuỷu để vuông góc và ép vào thân mình rồi sấp, ngửa cẳng tay thực hiện động tác này 10 lần

Tất cả các động tác tập ở trên mỗi ngày tập 3 lần cho đến khi biên độ vận động cổ tay trở về như bình thường, thời gian PHCN có thể mất 8-24 tuần tùy theo mức độ tổn thương của cổ tay Trong thời gian này không được nâng vật nặng và tránh duỗi cổ tay quá mức.

Bước 4 Đánh giá sau mổ

- Nếu bệnh nhân gãy ĐDXQ đơn thuần có thể ra viện ngay ngày thứ 2 sau mổ.

- Hẹn khám lại bệnh nhân sau 2 tuần, 6 tuần, 12 tuần, 6 tháng sau mổ.

- Chụp Xquang kiểm tra: Sau mổ, 2 tuần, 6 tuần, 12 tuần, 6 tháng.

 Đánh giá kết quả phục hồi giải phẫu: Dựa vào các chỉ số Xquang

- Độ chênh quay - trụ (UV)

 Đánh giá khả năng phục hồi giải phẫu theo Hass JL và de la Caffinière như đã trình bày bảng 1.1.

 Đánh giá kết quả liền xương trên Xquang theo Lieberman:

+ 3 điểm: 51 - 75% + 4điểm: 76 - 99%+ 5điểm: 100% Đánh giá trên Xquang được coi là liền xương khi can xương chiếm hơn ắ thõn xương, tức 4 - 5 điểm.

 Đánh giá kết quả phục hồi chức năng

- Mức độ đau: Không đau, đau nhẹ, đau vừa vẫn chịu được hay đau nhiều không chịu được theo thang điểm VAS.

- Tầm vận động bàn tay: Giới hạn vận động nhiều hay ít.

- Trở lại nghề cũ, công việc bị giới hạn, đổi nghề, không làm việc được.

- Biên độ vận động và lực nắm bàn tay: Dụng cụ đo: bằng thước đo độ (Ảnh 2.2)

* Đo biên độ vận động khớp quay cổ tay: đặt thước mặt sau cẳng bàn tay, một cạnh của thước song song với trục cẳng tay, cạnh còn lại song song với xương bàn III Đo góc khi bệnh nhân vận động gấp, duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay.

* Đo biên độ vận động sấp ngửa: đặt một cạnh của thước nằm thẳng góc trên mặt bàn, bàn tay bệnh nhân đặt trên thước ở tư thế trung gian, ngón cái thẳng góc lên trên, cổ tay thẳng song song với mặt bàn, xương bàn V nằm trên và vuông góc với một cạnh của thước, cạnh còn lại của thước áp sát mặt sau các xương bàn tay.

Hình 2.1 Thước đo tầm vận động Đánh giá khả năng phục hồi chức năng theo hệ thống đánh giá của

Gartland và Werley, cải tiến bởi Sarmiento (bảng 1.2)

Nhiễm trùng, tổn thương gân, tổn thương thần kinh, rối loạn dinh dưỡng,trật khớp, lỏng khớp quay trụ dưới, các biến chứng khác.

Phương pháp thu thập số liệu

Đánh giá tổng trạng: khám toàn diện về lâm sàng và tiền sử các bệnh tim mạch, phổi, mạch máu, tiểu đường, rối loạn đông máu Xét nghiệm cận lâm sàng thường qui.

Thu thập hồ sơ bệnh án trước và sau mổ, trước và sau khi tháo phương tiện kết xương Quản lý bệnh nhân, theo dõi kiểm tra định kỳ để đánh giá kết quả điều trị.

Các phân tích sẽ được thực hiện bằng phần mềm SPSS bao gồm thống kê mô tả và thống kê suy luận Trong thống kê suy luận, mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 sẽ được áp dụng.

Đạo đức nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành thu thập số liệu và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu.

- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

- Nghiên cứu chỉ được tiến hành sau khi được Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

DỰ KIẾN KẾT QUẢ

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới

Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Tuổi Tuổi trung bình 46,00 ± 14,02

Nhận xét: Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là Nam (71,9%);

Người bệnh có độ tuổi < 30 tuổi đến > 60 tuổi phân bố đều, ở độ tuổi 30-40 chiếm tỉ lệ cao nhất (31,3%); Độ tuổi < 30 chiếm tỉ lệ thấp nhất (9,4%).

3.1.2 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Nghề nghiệp Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Đối tượng tham gia nghiên cứu có nghề nghiệp là nông dân chiếm tỉ lệ cao nhất (50,0%); đối tượng làm hành chính và nghỉ hưu chiếm tỉ lệ thấp nhất (3,1%).

Bảng 3.3 Nguyên nhân chấn thương

Nhận xét: Trong đối tượng nghiên cứu nguyên nhân chấn thương là do tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ lần lượt là 68,8% và 31,2%.

3.1.4 Đặc điểm phân bố tổn thương

Bảng 3.4 Mối liên quan giữa tay thuận và tay gãy

Tay phải Tay trái Tay thuận n(%)

Trong số đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ thuận tay phải và gãy tay phải là cao nhất (46,9%) Tổng tỷ lệ thuận tay phải chiếm tới 90,6% Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nhóm này không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.

Bảng 3.5 Mức độ thiểu dưỡng cổ tay Đặc điểm phỏng nước Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Số người bệnh tham gia nghiên cứu 0 có bệnh nhân nào bị phỏng nước

3.1.6 Phân loại gãy theo AO

Bảng 3.6 Phân loại gãy theo AO

Phân loại gãy theo AO Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Phân loại gãy theo AO có kết quả A3 chiếm tỉ lệ cao nhất là

25,0%; thấp nhất là B1 chiếm tỉ lệ 9,4%.

Bảng 3.7 Tổn thương phối hợp

Tổn thương phối hợp Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Các tổn thương phối hợp trong đối tượng nghiên cứu bao gôm chấn thương sọ não, chấn thương ngực và chấn thương bụng có tỉ lệ lần lượt là 6,3%, 3,1% và 3,1%.

Kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật kết xương nẹp khóa

Bảng 3.8 Thời gian từ khi gãy xương tới lúc được phẫu thuật

Thời gian Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: 25,0% đối tượng tham gia nghiên cứu được điều trị phẫu thuật dưới 3 ngày từ khi gãy đến khi mổ, 75,0% đối tượng còn lại được phẫu thuật trên 3 ngày kể từ khi gãy đẫu dưới xương quay.

- Thời gian phẫu thuật trung bình : 58,00 ± 4,9

- Số ngày dùng kháng sinh trung bình : 7,19 ± 1,33

Bảng 3.9 Điều trị kháng sinh sau mổ Điều trị kháng sinh sau mổ Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Số ngày dùng kháng sinh

Nhận xét: 100% người bệnh được dùng kháng sinh loại 2; số ngày dùng kháng sinh ngày 7 và ngày 9 ngày chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 62,5% và 12,5%.

3.2.1 Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy

Bảng 3.10 Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy

Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Tỉ lệ nắn chỉnh ổ gãy ở mức độ khó cao hơn mức độ dễ với

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa phân độ và thời gian phẫu thuật

Thời gian phẫu thuật (phút)

Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Có mối liên quan giữa phân độ và thời gian phẫu thuật.

3.2.2 Tình hình hồi phục xương về vị trí giải phẫu

Bảng 3.12 Tình hình hồi phục xương

Hồi phục xương Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: 100% người bệnh phục hồi xương về vị trí giải phẫu ở mức độ tốt chiếm tỉ lệ 75% và mức độ chấp nhận là 25%.

Bảng 3.13 Tình trạng vết mổ

Tình trạng nhiễm trùng vết mổ Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: 100% người bệnh không có nhiễm trùng vết mổ.

3.2.4 Kết quả Xquang sau mổ

Bảng 3.14 Đặc điểm các chỉ số Xquang sau mổ

Trung bình Độ lệch chuẩn

18,88 7,25 5 30 Độ chênh quay trụ (UV)

Nhận xét: Giá trị trung bình của góc nghiêng lòng (VA), góc nghiêng trụ

(UA) và độ chênh quay trụ (UV) lần lượt là 11,13,18,88 và 0,24.

Bảng 3.15 Phân bố bệnh nhân theo các chỉ số Xquang sau mổ

Phân loại Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: 59,4% người bệnh có chỉ số Xquang ở mức độ rất tốt, mức độ tốt và khá lần lượt là 21,9% và 18,8%.

3.2.5 Kết quả liền xương sau mổ 6 tháng

Bảng 3.16 Kết quả liền xương sau mổ 6 tháng

Nhận xét: 100% người bệnh có kết quả phục hồi liền xương sau 6 tháng. 3.2.6 Kết quả chung theo Green và O’Brien cải tiến bởi Cooney

Bảng 3.17 Kết quả chung theo Green và O’Brien cải tiến bởi Cooney

Phân loại Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Người bệnh có kết quả chung theo Green và O’Brien cải tiến bởi Cooney ở mức độ rất tốt chiếm tỉ lệ 59,4%, mức độ tốt là 21,9% và mức độ khá là 18,8%.

3.2.7 Kết quả phục hồi chức năng sau 6 tháng

Bảng 3.18 Đánh giá phục hồi chức năng chủ quan của bệnh nhân sau 6 tháng

Các tiêu chí Mức độ n %

Hoạt động Hạn chế sinh hoạt hàng ngày 0 0

Không làm việc được 0 0 Đổi nghề 3 9,4

Mức độ hài lòng Không 0 0

Kết quả đánh giá lâm sàng sau 6 tháng phẫu thuật cho thấy 71,9% bệnh nhân không còn đau, 59,4% bệnh nhân vẫn giữ được sức nắm, 40,6% bệnh nhân giảm nhẹ sức nắm Đáng chú ý là 90,6% bệnh nhân đã quay trở lại công việc cũ 100% bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật.

Bảng 3.19 Đánh giá phục hồi chức năng khách quan của bệnh nhân sau 6 tháng

Chỉ tiêu Biên độ lớn nhất

Lực nắm so với bình thường

Kết quả đo các chỉ số vận động khớp quay cổ tay cho thấy biên độ sấp, ngửa, gấp, duỗi ở mức rất tốt Cụ thể: biên độ sấp trung bình 78,19°; ngửa trung bình 74,06°; gấp trung bình 61,91°; duỗi trung bình 57,72°; nghiêng quay và nghiêng trụ trung bình lần lượt là 14,8° và 31,53° Lực nắm trung bình đạt 87,74% so với người bình thường, trong đó lực nắm tốt nhất đạt 100% và lực nắm thấp nhất là 75%.

3.2.8 Biến chứng sau mổ 6 tháng

Bảng 3.20 Biến chứng sau mổ

Tổn thương thần kinh giữa 0 0

Nhận xét: 87,5% không có biến chứng sau mổ; 12,5% có biến chứng thoái hóa khớp.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật kết xương nẹp khóa

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa giới tính và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay

Rất tốt + tốt Khá + xấu

Nhận xét: Tỉ lệ nam có kết quả điều trị rất tốt + tốt nhiều hơn nữ 65,6% so với 15,6% Sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê với p>0,05.

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa loại gãy xương phân loại theo AO và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay

Phân loại theo AO Phân loại n(%)

Rất tốt +tốt Khá +xấu p

Nhận xét: Phân loại A3 rất tốt + tốt chiếm tỉ lệ cao nhất với tỉ lệ

25%,phân loại C2 khá + xấu chiếm tỉ lệ cao nhất với 9,4% Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p0,05) Đa số bệnh nhân có tay thuận là phải (29/32) và tay gãy cũng thường là phải (19/32) Điều này tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Đức Kiểm (2018) và Nguyễn Văn Thái (2005), ghi nhận số bệnh nhân thuận tay phải cao hơn và không có sự chênh lệch ý nghĩa thống kê giữa tay bị gãy là phải hay trái.

Trong số 32 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tất cả bệnh nhân không có đặc điểm phỏng nước; Để lý giải cho điều này thì gãy đầu dưới xương quay là

1 loại gãy thấp, các tổ chức và phần mềm bao quanh không nhiều nên khi gãy rất ít gây ra phỏng nước,điều này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

4.1.5 Phân loại gãy theo AO

Trong những năm qua, các nhà ngoại khoa đã cố gắng phân loại các trường hợp gãy đầu dưới xương quay Có rất nhiều cách phân loại được đưa ra Hiện nay, hai bảng phân loại phổ biến nhất là phân loại của Frykman và phân loại theo AO Trong đó, bảng phân loại theo AO dựa theo mức độ gãy phức tạp của xương và tổn thương mặt khớp Có 3 nhóm chính: loại A là gãy ngoài khớp, loại B là gãy phạm khớp một phần và loại C là gãy phạm khớp hoàn toàn và phức tạp Có thể nói bảng phân loại AO một cách tương đối đã phản ánh được hình ảnh và tiên lượng được mức độ khó trong điều trị gãy đầu dưới xương quay.

Kết quả ở bảng 3.6 phân loại gãy xương theo AO cho thấy chiếm tỷ lệ cao nhất là loại A3 (25%), tiếp đến là loại C1 (21,9%), loại B3 (18,8%), loại B2 và C2 đều chiếm (12,5%), thấp nhất là loại B1 chiếm 9,4% Không có gãy xương nào được xếp vào loại A1 và C3 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác so với kết quả nghiên cứu của Lê Quang Trí và Phan Hữu Hùng (2021), tác giả chọn chủ đích đối tượng tham gia nghiên cứu là những bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay C1, C2, C3 theo AO [43] Nghiên cứu của Nguyễn Huy Toàn và Đỗ Phước Hùng (2012) lựa chọn chủ địch đối tượng là những bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay loại B3 theo phân loại AO [13].

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp chấn thương sọ não kết hợp chiếm 6,3%, 01 trường hợp chấn thương ngực và 01 chấn thương bụng kèm theo chiếm tỉ lệ lần lượt 3,1%

Kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa

Thời gian phẫu thuật trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 58,00 ± 4,9 phút và số ngày điều trị kháng sinh là 7,19 ± 1,33 ngày 100% bệnh nhân điều trị kháng sinh sau mổ và số bệnh nhân phải điều trị 2 loại kháng sinh là 32/32 bệnh nhân, chiếm 100% Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức Kiểm (2018) với 42/44 bệnh nhân phải điều trị hai kháng sinh sau mổ và 2 bệnh nhân còn lại điều trị 3 kháng sinh [4] Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân phải điều trị kháng sinh là 7 ngày chiếm tỷ lệ lớn 62,5%

4.2.1 Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy và hồi phục xương về vị trí giải phẫu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có 15/32 bệnh nhân có tình trạng nắn chỉnh ổ gãy dễ chiếm 46,9% và 17/32 bệnh nhân có tình trạng nắn chỉnh ổ gãy khó chiếm 53,1% Việc nghiên cứu về tình trạng nắn chỉnh ổ gãy sẽ có thể có liên quan đến thời gian phẫu thuật và tiên lượng mức độ liền xương và kết quả điều trị cho bệnh nhân.

Về tình hình hồi phục xương của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 24/32 bệnh nhân có kết quả hồi phục xương tốt chiếm 75% và có 8/32 bệnh nhân có kết quả hồi phục xương chấp nhận được chiếm 25%. Kết quả hồi phục xương có ảnh hưởng tới kết quả điều trị sau phẫu thuật, cho biết mức độ liền xương hay khớp giả, can lệch từ đó đưa ra hướng xử trí kịp thời cho bệnh nhân Có thể thấy rằng, kết quả về tình hình hồi phục xương trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đối tốt, kết quả phẫu thuật bằng nẹp vít cho bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay ban đầu đạt hiệu quả cao.

4.2.2 Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật

Trong nghiên cứu của chúng tôi không phát hiện thấy có trường hợp nào bị nhiễm trùng vết mổ Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức Kiểm (2018) trên 44 bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay được điều trị phẫu thuật bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức [2]. Tác giả cũng chỉ ra rằng không có bệnh nhân nào bị nhiễm trùng vết mổ. Chúng tôi cho rằng, có được kết quả tốt như vậy là do vai trò của kháng sinh dự phòng được sử dụng cho bệnh nhân trước và trong mổ Bên cạnh đó công tác thay băng vết mổ trong thời kỳ hậu phẫu cũng được chú trọng.

4.2.3 Kết quả Xquang sau mổ

Kết quả ở bảng 3.14 đo các chỉ số Xquang sau mổ, trung bình các chỉ sốXquang phục hồi tốt Góc nghiêng lòng (VA) trung bình 11,13 ± 3,39, góc nghiêng trụ (UA) trung bình 18,88 ± 7,25 và độ chênh quay trụ (UV) trung bình là 0,24 ± 1,58 Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành chụp Xquang cho cả 32 đối tượng tham gia nghiên cứu và thu được kết quả chụp Xquang sau phẫu thuật rất tốt Có 19/32 bệnh nhân đạt phân loại kết quả rất tốt chiếm 59,4%, 07/32 bệnh nhân đạt phân loại kết quả tốt chiếm 21,9%, 06/32 bệnh nhân đạt phân loại kết quả khá chiếm 18,8% không có bệnh nhân nào xếp loại xấu Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Wong K.K và cộng sự nghiên cứu 30 bệnh nhân được cố định bằng nẹp vít khóa và theo dõi trong ít nhất 1 năm Kết quả 24 bệnh nhân đạt xuất sắc và 5 bệnh nhân đạt kết quả tốt [47] Tác giả Nguyễn Huy Toàn trong nghiên cứu của mình cũng đưa ra nhận định rằng: phẫu thuật nắn kết hợp xương bằng nẹp vít cho loại gãy B3 đạt được kết quả phục hồi giải phẫu tốt [13].

4.2.4 Kết quả liền xương sau mổ 6 tháng

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy, 100% đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi liền xương hoàn toàn sau mổ 6 tháng Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Đỗ Đức Kiểm (2018) [2] Đánh giá liền xương trên Xquang trong hai lần khám của tác giả đều cho thấy liền xương chắc là 100% (44/44 bệnh nhân) Dựa vào kết quả này, chúng tôi nhận thấy rằng kỹ thuật mổ gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa đem lại kết quả liền xương rất tốt, không xảy ra các biến chứng như can lệch, chậm liền xương hay khớp giả.

4.2.5 Kết quả chung theo Green và O’Brien cải tiến bởi Cooney

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy 81,3% đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi đạt kết quả rất tốt và tốt, 18,7 đạt kết quả khá sau điều trị phẫu thuật nẹp vít xương quay sau 6 tháng, trong đó có 59,4% bệnh nhân đạt kết quả chung sau mổ là rất tốt, 21,9% bệnh nhân đạt kết quả chung sau mổ là tốt và 18,7% bệnh nhân đạt kết quả chung sau mổ là khá Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Vũ Trường Thịnh và cộng sự (2022) khi tác giả chỉ ra rằng: đến 6 tháng sau mổ, tất cả 33 bệnh nhân (87,9%) đều xếp loại tốt và rất tốt [11] Nghiên cứu của Lê Quang Trí và cộng sự (2021) cũng chỉ ra tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả rất tốt và tốt sau điều trị phẫu thuật là 95,35% [14].

Lý giải điều này chúng tôi cho rằng có sự khác biệt giữa đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn tất cả các đối tượng nghiên cứu có gãy đầu dưới xương quay có sự đa dạng về các mức độ gãy từ A1 đến C3 theo phân loại AO còn của tác giả chỉ lựa chọn những đối tượng có mức độ gãy phức tạp như C1, C2 theo phân loại AO.

4.2.6 Kết quả hồi phục chức năng sau 6 tháng

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.19 cho thấy có 23/32 bệnh nhân không đau sau 6 tháng chiếm 71,9%, chỉ có 8/32 bệnh nhân thỉnh thoảng đau chiếm 25% và 1 bệnh nhân đau khi làm viện chiếm 3,1% Kết quả này của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức Kiểm

(2018) khi tác giả chỉ ra rằng có 34/44 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 72,27% không có tình trạng đau cổ tay [2] Có thể nói đây là một kết quả tương đối tốt đối với bệnh nhân Điều này là tín hiệu tốt cho sự hồi phục xương của bệnh nhân trở lại bình thường và có thể trở lại làm việc, sinh hoạt bình thường

Về tình trạng nắm của bàn tay ở bệnh nhân: có 22/32 bệnh nhân không bị giảm sức nắm chiếm 68,8% và có 10/32 bệnh nhân có giảm sức nắm ít Như vậy có thể thấy mặc dù tỷ lệ bệnh nhân không còn đau sau mổ 6 tháng đã tương đối cao nhưng sức nắm của bệnh nhân trở lại như bình thường còn chưa được tốt, do vậy về phía nhân viên y tế cần phối hợp với bệnh nhân và gia đình hướng dẫn và tập luyện các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân để sớm trở lại công việc hàng ngày.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 29/32 bệnh nhân quay trở lại làm nghề cũ và có 3 bệnh nhân phải đổi nghề sang nghề khác 100% bệnh nhân của chúng tôi hài lòng về kết quả điều trị Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Đỗ Đức Kiểm (2018) khi tác giả chỉ ra rằng có 97,73% bệnh nhân trở lại làm việc bình thường, không có ai phải đổi nghề hay không thể làm việc [2] Điều này cho thấy kết quả điều trị cho bệnh nhân rất tốt, việc sử dụng phương thức phẫu thuật là nẹp vít đã mang lại hiệu quả rất cao cho những bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay Nghiên cứu đánh giá kết quả bước đầu điều trị gãy đầu dưới xương quay loại B3 (AO) bằng nẹp vít, tác giả Nguyễn Huy Toàn và cộng sự (2012) đã đưa ra nhận định: về phục hồi chức năng, phương pháp này đã giúp bệnh nhân trở lại công việc trước mổ, với năng suất lao động tương đương trước khi bị chấn thương, toàn bộ bênh nhân đều trở lại công việc trước mổ, hoạt động không bị giới hạn [13].

Kết quả đánh giá khách quan sự phục hồi chức năng vận động của chúng tôi cho thấy: Biên độ sấp trung bình là 78,19; ngửa trung bình là 74,06; gấp trung bình là 61,91; biên độ duỗi trung bình là 57,72; biên độ nghiêng trụ và nghiêng quay lần lượt là 31,53 và 20,0 Lực nắm trung bình so với bình thường là 87,44%, tốt nhất đã trở về bình thường (100%) và thấp nhất đạt 75% Bệnh nhân có biên độ vận động khớp cổ tay tốt nhất có biên độ gấp/duỗi: 78/0/80, sấp/ngửa: 86/0/82, nghiêng trụ/nghiêng quay: 60/0/30. Bệnh nhân có biên độ vận động khớp cổ tay kém nhất có biên độ gấp/duỗi: 42/0/35, sấp/ngửa: 60/0/65, nghiêng trụ/nghiêng quay: 10/0/8 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức Kiểm (2018)

[2] Dựa vào kết quả này, chúng tôi nhận thấy sự phục hồi vận động sau mổ là khả quan, sau điều trị phẫu thuật, biên độ vận động đã cải thiện rõ rệt.

Bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay được điều trị tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên của chúng tôi được hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật Kết quả đánh giá sau khi được hướng dẫn tập phục hồi và tự tập phục hồi chức năng tại nhà có 87,5% bệnh nhân tập đúng theo quy trình được hướng dẫn và có 12,5% bệnh nhân chưa tập theo đúng quy trình Đây là một kết quả tương đối tốt, bệnh nhân đã có ý thức luyện tập phục hồi chức năng, tránh cứng khớp và đem lại hiệu quả tốt cho quá trình phục hồi xương, liền xương.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có mối liên quan giữa loại gãy xương phân loại theo AO, tình trạng nắn chỉnh ổ gãy, tình hình phục hồi xương về vị trí giải phẫu, thời gian từ lúc gãy xương đến khi mổ, sự tuân thủ tập phục hồi chức năng theo đúng quy trình và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính, nghề nghiệp với kết quả của phương pháp điều trị này (p>0,05)

Phân loại theo AO là cách đánh giá độ phức tạp của gãy xương từ đơn giản đến phức tạp: nhóm A là gãy ngoài khớp, nhóm B gãy phạm khớp một phần và nhóm C là gãy phạm khớp hoàn toàn Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ gãy càng phức tạp, số mảnh vỡ càng nhiều và phạm khớp càng rộng thì tiên lượng liền xương và kết quả điều trị càng kém Điều này được thể hiện rõ ở nhóm bệnh nhân gãy xương đơn giản không phạm khớp (A3) có kết quả điều trị sau 6 tháng rất tốt cao hơn đáng kể so với nhóm gãy xương phức tạp, phạm khớp, dập nát xương và tổ chức phần mềm.

Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy dễ hay khó sẽ có ảnh hưởng tới việc các xương bị vỡ có được nắn khớp nối với nhau nhiều hay ít Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra : ở những bệnh nhân có tình trạng nắn chỉnh ổ gãy dễ có kết quả điều trị là rất tốt và tốt là 15 bệnh nhân chiếm 46,9% còn đối với những bệnh nhân có tình trạng nắn chỉnh ổ gãy khó có kết quả điều trị ở mức rất tốt và tốt là 11 bệnh nhân chỉ đạt 34,78% ngoài ra còn có 6 bệnh nhân đạt kết quả khá chiếm 18,8% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nắn chỉnh ổ gãy là khó hay dễ có ảnh hưởng tới kết quả điều trị sau 6 tháng, là một yếu tố giúp tiên lượng kết quả điều trị cho bệnh nhân

Sau phẫu thuật, tình trạng phục hồi xương của bệnh nhân rất quan trọng Nghiên cứu đã đánh giá và phân tích tình trạng hồi phục xương sau 6 tháng Bệnh nhân có tình trạng hồi phục xương tốt có kết quả điều trị cao hơn Họ có mức độ liền xương tốt hơn, xương không bị lệch và không có khớp giả, dẫn đến kết quả điều trị tốt hơn.

Kết quả phân tích mối liên quan giữa thời gian từ lúc gãy xương đến khi mổ và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay cho thấy: ở những đối tượng được điều trị phẫu thuật sớm dưới 3 ngày kể từ khi bị gãy xương có kết quả điều trị sau 6 tháng kết quả điều trị rất tốt và tốt đạt tỷ lệ 100%, cao hơn so với nhóm bệnh nhân được phẫu thuật khi hết sưng nề chỉ đạt tỉ lệ rất tốt và tốt là 75%, kết quả khá chiếm tỷ lệ 25% ở trong nhóm bệnh nhân đó Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Chúng tôi cũng đã tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của thời gian từ lúc gãy xương đến khi với tình trạng nắn chỉnh ổ gãy và nhận thấy có mối liên quan giữa hai yếu tố này với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 Kết quả này giúp chúng tôi đưa ra lập luận, khi bệnh nhân được điều trị phẫu thuật càng sớm thì tình trạng nắn chỉnh ổ gãy càng tốt và bệnh nhân có kết quả điều trị sau 6 tháng có kết quả rất tốt.

Ngoài những yếu tố trên, chúng tôi cũng tiến hành phân tích sự liên quan giữa kết quả tuân thủ tập hồi phục chức năng và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay sau 6 tháng Kết quả ở bảng 3.27 chỉ ra rằng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kết quả tập phục hồi chức năng và kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay Cụ thể ở những bệnh nhân có quá trình tập hồi phục chức năng đúng quy trình như hướng dẫn của y bác sĩ có kết quả điều trị sau 6 tháng là rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân tập phục hồi chức năng không đúng quy trình Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Chúng tôi nhận định rằng: Quá trình tập luyện phục hồi chức năng theo các bài tập được y bác sỹ chỉ dẫn, nhẹ nhàng không những giúp cho việc liền xương và hồi phục xương tốt mà còn tránh cho việc cứng khớp, đau khi lâu ngày không vận động Từ đó, giúp cho việc hoạt động trở lại bình thường của xương quay sớm và tốt hơn.

Về yếu tố giới tính và nghề nghiệp của bệnh nhân tham gia nghiên cứu:chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa hai yếu tố này với kết quả điều trị phẫu thuật sau 6 tháng với mức ý nghĩa thống kê p > 0,05.

Ngày đăng: 09/10/2024, 06:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Netter Frank H (2010), Atlas giải phẫu người, Chế bản Ebook Hồ Thế Lực, Nhà xuất bản Y Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Atlas giải phẫu người
Tác giả: Netter Frank H
Nhà XB: Nhà xuất bản Y Học
Năm: 2010
2. Đỗ Đức Kiểm (2018), Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
Tác giả: Đỗ Đức Kiểm
Năm: 2018
3. Lương Đình Lâm and cs (2005), "Điều trị gãy đầu dưới xương quay phức tạp với cố định ngoài kiểu nẹp khóa cải tiến, Y học TP Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 9 (2), pp. 54-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị gãy đầu dưới xương quay phức tạp với cố định ngoài kiểu nẹp khóa cải tiến, Y học TP Hồ Chí Minh
Tác giả: Lương Đình Lâm and cs
Năm: 2005
4. Phan Ngọc Ngọc and Lê Chí Dũng (2017), "Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay loại c (ao) bằng nẹp vít khóa", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 21 (2), pp. 147-151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay loại c (ao) bằng nẹp vít khóa
Tác giả: Phan Ngọc Ngọc and Lê Chí Dũng
Năm: 2017
6. Hà Văn Quyết (2006), Bài giảng Bệnh học ngoại khoa, Bộ môn Ngoại Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Bệnh học ngoại khoa
Tác giả: Hà Văn Quyết
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
8. Vũ Xuân Thành, Bùi Văn Đức, and CS (2005), "Điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp ốc", Y Học TP. Hoà Chí Minh, 9 pp. 227- 223 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp ốc
Tác giả: Vũ Xuân Thành, Bùi Văn Đức, and CS
Năm: 2005
9. Phạm Đình Thế and Lê Hoàng Văn Hải (2023), "Kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp khoá với đường mổ xâm lấn tối thiểu tại Bệnh viện TP Thủ Đức", Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, 65 pp.53-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều trị gãyđầu dưới xương quay bằng nẹp khoá với đường mổ xâm lấn tối thiểu tạiBệnh viện TP Thủ Đức
Tác giả: Phạm Đình Thế and Lê Hoàng Văn Hải
Năm: 2023
10. Vũ Trường Thịnh, Nguyễn Mạnh Tiến, Trần Minh Long Triều, et al. (2022), "Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị can lệch đầu dưới xương quay tại bệnh viện việt đức ", Tạp chí Y học Việt Nam, 519 (2), pp. 193-198 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị can lệch đầu dưới xương quay tại bệnh viện việt đức
Tác giả: Vũ Trường Thịnh, Nguyễn Mạnh Tiến, Trần Minh Long Triều, et al
Năm: 2022
11. Lê Gia Ánh Thỳ (2020), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay phạm khớp bằng nẹp vít khóa ở bệnh nhân trên 60 tuổi, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ, BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầudưới xương quay phạm khớp bằng nẹp vít khóa ở bệnh nhân trên 60 tuổi
Tác giả: Lê Gia Ánh Thỳ
Năm: 2020
12. Nguyễn Huy Toàn and Đỗ Phước Hùng (2012), "Kết quả bước đầu điều trị gãy đầu dưới xương quay loại B3 (AO) bằng nẹp vít", Tạp chí Ngoại khoa số đặc biệt 1, 2, 3/2012, pp. 273-275 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu điều trị gãy đầu dưới xương quay loại B3 (AO) bằng nẹp vít
Tác giả: Nguyễn Huy Toàn and Đỗ Phước Hùng
Năm: 2012
13. Lê Quang Trí and Phan Hữu Hùng (2021), "Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay loại c bằng nẹp khóa đa hướng", Tạp chí Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả điều trịgãy đầu dưới xương quay loại c bằng nẹp khóa đa hướng
Tác giả: Lê Quang Trí and Phan Hữu Hùng
Năm: 2021
14. Nguyễn Trung Tuyến (2017), Gãy đầu dưới xương quay, Chẩn đoán &amp; Điều trị Gãy xương trât khớp chi trên, Nhà xuất bản Y học, 207-225, p. 207-225 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gãy đầu dưới xương quay
Tác giả: Nguyễn Trung Tuyến
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2017
15. L. Obert, J. Uhring, P. B. Rey, et al. (2012), "[Anatomy and biomechanics of distal radius fractures: a literature review]", Chir Main, 31 (6), pp. 287-97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: [Anatomy and biomechanics of distal radius fractures: a literature review]
Tác giả: L. Obert, J. Uhring, P. B. Rey, et al
Năm: 2012
16. M. Ahmed, N. Ahmed, S. Kumar, et al. (2020), "Functional Outcome of Intraarticular Fracture of Distal Radius Managed by Volar Locking Plate", Cureus, 12 (10), pp. e11271 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Functional Outcomeof Intraarticular Fracture of Distal Radius Managed by Volar Locking Plate
Tác giả: M. Ahmed, N. Ahmed, S. Kumar, et al
Năm: 2020
17. S. Collert and J. Isacson (1978), "Management of redislocated Colles' fractures", Clin Orthop Relat Res, (135), pp. 183-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Management of redislocated Colles' fractures
Tác giả: S. Collert and J. Isacson
Năm: 1978
18. W. P. Cooney, 3rd, J. H. Dobyns, and R. L. Linscheid (1980), "Complications of Colles' fractures", J Bone Joint Surg Am, 62 (4), pp.613-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Complications of Colles' fractures
Tác giả: W. P. Cooney, 3rd, J. H. Dobyns, and R. L. Linscheid
Năm: 1980
19. R. J. Diaz-Garcia and K. C. Chung (2012), "The evolution of distal radius fracture management: a historical treatise", Hand Clin, 28 (2), pp. 105-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The evolution of distal radius fracture management: a historical treatise
Tác giả: R. J. Diaz-Garcia and K. C. Chung
Năm: 2012
20. P. J. Duwelius, M. R. Rangitsch, M. R. Colville, et al. (1997), "Treatment of tibial plateau fractures by limited internal fixation", Clin Orthop Relat Res, (339), pp. 47-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Treatment of tibial plateau fractures by limited internal fixation
Tác giả: P. J. Duwelius, M. R. Rangitsch, M. R. Colville, et al
Năm: 1997
21. K. A. Egol, E. Su, N. C. Tejwani, et al. (2004), "Treatment of complex tibial plateau fractures using the less invasive stabilization system plate: clinical experience and a laboratory comparison with double plating", J Trauma, 57 (2), pp. 340-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Treatment of complex tibial plateau fractures using the less invasive stabilization system plate: clinical experience and a laboratory comparison with double plating
Tác giả: K. A. Egol, E. Su, N. C. Tejwani, et al
Năm: 2004
22. H. ElHawary, A. Baradaran, J. Abi-Rafeh, et al. (2021), "Bone Healing and Inflammation: Principles of Fracture and Repair", Semin Plast Surg, 35 (3), pp. 198-203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bone Healing and Inflammation: Principles of Fracture and Repair
Tác giả: H. ElHawary, A. Baradaran, J. Abi-Rafeh, et al
Năm: 2021

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Giải phẫu mặt trước đầu dưới xương quay - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Hình 1.1. Giải phẫu mặt trước đầu dưới xương quay (Trang 12)
Hình 1.3. Giải phẫu mặt khớp đầu dưới xương quay - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Hình 1.3. Giải phẫu mặt khớp đầu dưới xương quay (Trang 13)
Hình 1.2. Giải phẫu mặt sau đầu dưới xương quay - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Hình 1.2. Giải phẫu mặt sau đầu dưới xương quay (Trang 13)
Hình 1.4. Giải phẫu dây chằng cổ tay - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Hình 1.4. Giải phẫu dây chằng cổ tay (Trang 14)
Hình 1.5. Trục và góc giữa các mốc giải phẫu trên X quang cổ tay bình - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Hình 1.5. Trục và góc giữa các mốc giải phẫu trên X quang cổ tay bình (Trang 18)
Hình 1.6. Phân loại gãy đầu dưới xương quay theo AO - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Hình 1.6. Phân loại gãy đầu dưới xương quay theo AO (Trang 20)
Hình 1.7: Nẹp khóa đơn hướng và nẹp khóa đa hướng[12] - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Hình 1.7 Nẹp khóa đơn hướng và nẹp khóa đa hướng[12] (Trang 27)
Hình 1.8: Các cơ chế khóa vít và nẹp [12] - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Hình 1.8 Các cơ chế khóa vít và nẹp [12] (Trang 28)
Hình 2.1. Thước đo tầm vận động - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Hình 2.1. Thước đo tầm vận động (Trang 49)
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới (Trang 51)
Bảng 3.5. Mức độ thiểu dưỡng cổ tay - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Bảng 3.5. Mức độ thiểu dưỡng cổ tay (Trang 53)
Bảng 3.8. Thời gian từ khi gãy xương tới lúc được phẫu thuật - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Bảng 3.8. Thời gian từ khi gãy xương tới lúc được phẫu thuật (Trang 54)
Bảng 3.10. Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Bảng 3.10. Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy (Trang 55)
Bảng 3.12. Tình hình hồi phục xương - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Bảng 3.12. Tình hình hồi phục xương (Trang 56)
Bảng 3.18 . Đánh giá phục hồi chức năng chủ quan của bệnh nhân sau 6 tháng - KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP KHOÁ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Bảng 3.18 Đánh giá phục hồi chức năng chủ quan của bệnh nhân sau 6 tháng (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w