1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thí nghiệm thực hành khảo sát Độ bền màng hồng cầu

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Độ bền màng hồng cầu
Tác giả Huỳnh Kim Ngân, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Nguyễn Trần Vân Khánh, Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Ngọc Yến Vy
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HCM
Chuyên ngành Y
Thể loại Báo cáo Thí nghiệm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 14,24 MB

Nội dung

Phản ứng của tế bào hồng cầu trong các loại môi trường đó 3 Thí nghiệm 1:Xác định độ bền màng hồng cầu: 5 *Điều chế 5ml dd NaCl từ dung dịch NaCl 2% với các nồng độ... Ý nghĩa?Độ bền của

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2023

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM:

THỰC HÀNH KHẢO SÁT ĐỘ BỀN

MÀNG HỒNG CẦU

LỚP RHM2022 NHÓM 2.4:

1.Huỳnh Kim Ngân-227720501011

2.Nguyễn Thị Ngọc Dung-227720501032

3.Nguyễn Trần Vân Khánh-227720501034

Trang 2

I GIỚI THIỆU 3

2 Giới thiệu về môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương 3

3 Phản ứng của tế bào hồng cầu trong các loại môi trường đó 3

Thí nghiệm 1:Xác định độ bền màng hồng cầu: 5

*Điều chế 5ml dd NaCl từ dung dịch NaCl 2% với các nồng độ

Trang 3

I GIỚI THIỆU

1 Hồng cầu là gì?

Hồng cầu, còn gọi là hồng cầu, là loại tế bào có nhiều nhất trong máu Các thành phần máu chính khác bao gồm huyết tương, bạch cầu và tiểu cầu Chức năng chính của các tế bào hồng cầu là vận chuyển oxy đến các tế bào

cơ thể và đưa carbon dioxide đến phổi

2 Giới thiệu về môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương

Đẳng trương là môi trường mà nồng độ hòa tan bằng với môi trường nội bào Nước muối sinh lý là dung dịch muối Natri Clorua 0.9%, gọi là “sinh lý” vì đây là dung dịch đẳng trương, có áp suất thẩm thấu tương đương với cách dịch của cơ thể (máu, nước mắt, ) trong điều kiện bình thường

Ưu trương là môi trường mà nồng độ chất tan lớn hơn so với môi trường nội bào Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường ưu trương so với nó thì sẽ xảy ra hiện tượng

co nguyên sinh - nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào bị co (thu nhỏ lại) và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào chết

Nhược trương là môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so với môi trường nội bào Nếu một tế bào sống được đặt trong môi trường nhược trương thì áp suất thẩm thấu sẽ làm các phân tử nước di chuyển vào trong tế bào, có thể làm tế bào sưng lên và vỡ ra

3 Phản ứng của tế bào hồng cầu trong các loại môi trường đó

-Môi trường đẳng trương: tế bào hồng cầu nguyên vẹn, màng tế bào bền trong môi

Trang 4

4 Độ bền của màng hồng cầu? Ý nghĩa?

Độ bền của màng hồng cầu chính là nồng độ dung dịch muối trong môi trường nhược trương, tại đó không xảy ra hiện tượng tế bào hồng cầu bị huyết tiêu.Độ bền màng hồng cầu phụ thuộc vào đặc tính của hồng cầu

5 Buồng đếm hồng cầu

Hemocytometer (hoặc hemocytometer) là một thiết bị buồng đếm được thiết kế và thường sử dụng để đếm tế bào máu Bằng việc quan sát một ô của lưới, từ đó có thể đếm được số lượng tế bào hoặc hạt trong một thể tích chất lỏng cụ thể, và do đó tính được nồng độ tế bào trong chất lỏng tổng quát

Để sử dụng Hemocytometer, đầu tiên phải chắc chắn rằng phiến kính đã được đặt đúng vị trí trên buồng đếm Khi hai mặt kính tiếp xúc đúng cách, có thể quan sát thấy những vòng Newton Nếu vậy, dung dịch tế bào (huyền phù) được nhỏ vào cạnh của phiến kính để được hút vào và lấp đầy buồng đếm nhờ hiện tượng mao dẫn Số lượng tế bào trong buồng có thể được xác định bằng cách sử dụng kính hiển vi để đếm trực tiếp Số tế bào trong buồng được dùng để tính nồng độ hay mật độ của tế bào trong hỗn hợp ban đầu của mẫu Đó là số tế bào trong buồng chia cho thể tích của buồng đã được xác định từ đầu:

Trang 5

II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN

2.1.Dụng cụ và hóa chất cần thiết

• 10 ống nghiệm loại 10ml

• 250ml dung dịch NaCl 2%

• 500ml nước cất

• 250ml dung dịch sinh lý máu nóng pH=7.4

• Tế bào hồng cầu động vật máu nóng

• 1 pipetman 1000ul, pipet nhỏ giọt, giấy thấm, khăn lau

2.2.Các bước tiến hành

2.2.1:Lấy máu tế bào hồng cầu:

Dùng citrate natri hoặc heparin để lấy máu chống đông Li tâm 3000 vòng/phút để bỏ huyết tương Sau đó, rửa tế bào hồng cầu bằng cách quay li tâm trong 5 phút ở 3000 vòng/phút trong dung dịch sinh lý PBS (pH=7,4) từ 2 đến 3 lần

Lưu ý: trước khi ly tâm lắc nhẹ nhàng cho hồng cầu phân bố đều trong dung dịch, tránh bị vỡ Sau lần ly tâm thứ ba, phân tán đều hồng cầu trong dung dịch PBS nói trên sao cho có mật độ là 5.106tế bào/ml

Thí nghiệm 1:Xác định độ bền màng hồng cầu:

a)Pha dung dịch muối NaCl

Bước 1:Chuẩn bị 10 ống ly tâm, đánh số từ 0 đến 9 Pha dung dịch muối NaCl có các nồng độ 0; 0,1;0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7; 0,8; 0,9% (mỗi ống 5ml dd NaCl)

Trang 6

*Điều chế 5ml dd NaCl từ dung dịch NaCl 2% với các nồng độ như trong bảng sau : -Công thức tính: C1*V1=C2*V2

Nồng độ (%) V của NaCl (ml) V Nước (ml)

Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm 3-4 giọt dịch hồng cầu đã chuẩn bị trên Để các ống nghiệm vào tủ ấm 37°C trong 15 phút rồi ly tâm 3000 vòng/phút Sau khi ly tâm, quan sát màu của dịch Màu đỏ là màu của huyết sắc tố thoát ra sau khi màng bị vỡ Nồng độ muối cao nhất của các ống

có màu đỏ là giới hạn bền của màng hồng cầu Ghi lại giá trị nồng độ đó

Thí nghiệm 2:Đếm mật độ hồng cầu

Bước1: Pha loãng mẫu cầnđếmsao chotrongmỗi ô nhỏ củabuồng đếmcó khoảng 5-10 tế bào,

ô lớn từ 10-50 tế bào

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm pha loãng mẫu Nhỏ một giọt dung dịch mẫu vào giữa buồng đếm, dùng tay tráng nhẹ buồng đếm để dung dịch mẫu tràn đầy khoang đếm

Bước3: Dùng phiến kính đậy lại, thao tác tránh bọt khí lọt vàotrongphiến kính

Bước4: Đặtbuồng đếmlên bàn soi dưới kính hiển vi

Bước5:Đếm sốlượng tế bào sau khi nhỏ giọt dung dịch từ 3-5 phút

Trang 7

CẤU TẠO BUỒNG ĐẾM VÀ CÁCH ĐẾM TB HỒNG CẦU:

III KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM:

1 Đếm hồng cầu:

a)Buồng đếm hồng cầu trước quan sát:

Trang 8

b)Buồng đếm hồng cầu sau khi quan sát:

HỒNG CẦU

Trang 9

63

Trang 10

3 62

Trang 11

4 43

Trang 12

5 56

Trang 13

2 Đo độ bền màng hồng cầu:

Trang 14

STT NỒNG ĐỘ

DUNG DỊCH

NaCl (%)

MÀU SẮC

toàn

Điểm tiêu huyết hoàn toàn.Hồng cầu tan hoàn toàn có màu đỏ trong suốt và không còn nhìn thấy sự lắng xuống của các tế bào hồng cầu không vỡ ở đáy ống nghiệm

toàn Hồng cầu tan hoàn toàn có màu đỏ trong suốt và không còn nhìnthấy sự lắng xuống của các tế bào hồng cầu không vỡ ở đáy ống nghiệm

toàn Hồng cầu tan hoàn toàn, có màu đỏ trong suốt và không còn nhìnthấy sự lắng xuống của các tế bào hồng cầu không vỡ ở đáy ống nghiệm

4 0,3 Đỏ Tan Tỷ lệ hồng cầu tan cao, có màu đỏ cam, hiện tượng lắng xuống của

hồng cầu đã giảm bớt

5 0,4 Đỏ nhạt Tan rất ít Điểm bắt đầu tiêu huyết.Hồng cầu bắt đầu vỡ, các chất từ nội bào

được giải phóng ra dung dịch (bao gồm cả huyết sắc tố) dẫn đến phần dịch nổi ở ống bắt đầu chuyển sang màu đỏ nhạt, ở đáy ống có hiện tượng lắng hồng cầu

6 0,5 Trắng Không tan Dung dịch có màu trong suốt và có sự lẳng của các tế bào hồng cầu

không vỡ ở đáy ống nghiệm

7 0,6 Trắng Không tan Dung dịch có màu trong suốt và có sự lẳng của các tế bào hồng cầu

không vỡ ở đáy ống nghiệm

8 0,7 Trắng Không tan Dung dịch có màu trong suốt và có sự lẳng của các tế bào hồng cầu

không vỡ ở đáy ống nghiệm

9 0,8 Trắng Không tan Dung dịch có màu trong suốt và có sự lẳng của các tế bào hồng cầu

không vỡ ở đáy ống nghiệm

10 0,9 Trắng Không tan Màng tế bào hồng cầu bền trong nồng độ sinh lý(MT đẳng trương),

vì vậy tế bào hồng cầu không bị phá vỡ và lắng xuống đáy ống.Lượng nước đi ra và đi vào tế bào là như nhau,do có sự cân bằng của nồng độ dung dịch NaCl giữa trong và ngoài màng tế bào

→ Dung dịch vẫn trong suốt

11 2 Trắng Không tan Môi trường ưu trương, các tế bào hồng cầu diễn ra hiện tượng co

Trang 15

Nồng độ

NaCl(%)

Màu sắc quan sát được Tình trạng hồng cầu trong dung dịch(soi bằng kính hiển vi)-CHÈN

HÌNH

0% Đỏ Tế bào hồng cầu vỡ hết nên không quan sát được bằng kính hiển vi

0,9% Trắng Môi trường sinh lý(đẳng trương) nên tb hồng cầu không tan trong dung môi

Trang 16

2% Trắng Môi trường ưu trương nên tế bào hồng cầu bị co nguyên sinh.

Trang 17

IV.THẢO LUẬN

Nhận xét:

- Sức bền hồng cầu bình thường:

+ Bắt đầu tan từ nồng độ 0,45 - 0,5 %

+ Tan hoàn toàn từ nồng độ 0,3-0,35%

- Xét sức bền hồng cầu của mẫu:

+ Bắt đầu tan từ nồng độ 0.4 (<0,45% )

+ Tan hoàn toàn từ nồng độ 0.2 (<0,3%)

⇒ Sức bền hồng cầu của mẫu đã tăng

Giải thích hiện tượng:

-Ở nồng độ dung dịch từ 0-0.4%,do nồng độ NaCl trong môi trường cao hơn so với trong tế bào hồng cầu làm cho nước đi vào làm thể tích tế bào tăng, chúng trương phồng lên rồi bị vỡ ra,

và giải phóng các chất ra ngoài môi trường gây ra hiện tượng huyết tiêu

-Lượng nước đi vào các ống nghiệm giảm dần từ ống 1 đến ống 10 (vì nồng

độ NaCl tăng dần từ ống 1 đến ống 10 và thể tích ở mỗi ống nghiệm không đổi)

nên các tế bào trong ống 1 bị vỡ nhiều nhất làm cho dung dịch có màu đậm nhất

-Ngược lại ở ống 3 tuy nước đi từ môi trường vào trong tế bào nhưng chưa đủ để

gây ra hiện tượng huyết tiêu tức là tế bào hồng cầu trương lên tới mức tối đa nhưng

chưa vỡ

→ Nồng độ bắt đầu hiện tượng huyết tiêu là ống 4(0,4%)

Các ống 5,6,7,8,9,10,11 hồng cầu không bị vỡ ra lắng xuống đáy dung dịch

trong suốt dần

-Ở nồng độ 0,9%( môi trường sinh lý,lượng nước đi vào và đi ra giữa bên trong và bên ngoài tế bào bằng nhau nên tế bào hồng cầu ở trạng thái bình thường

-Ở nồng độ 2%, nồng độ NaCl trong môi trường thấp hơn so với trong tế bào hồng cầu làm cho nước đi vào làm thể tích tế bào giảm,dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào hồng cầu -Khi ly tâm, tế bào hồng cầu nguyên vẹn và tế bào hồng cầu bị vỡ sẽ bị lắng

Trang 18

Câu hỏi thảo luận:Tại sao trong cùng một môi trường ( cùng 1 nồng độ), có tế bào hồng cầu vỡ, có tế bào hồng cầu lại không? Lấy ví dụ là ống bắt đầu hiện tượng huyết tiêu(0,4%)

Trả lời: trong môi trường nhược trương, các tế bào hồng cầu sẽ nhận nước từ môi trường để cân bằng áp suất thẩm thấu, dẫn đến tế bào hồng cầu bị căng phồng lên và vỡ

+ Xét khi tế bào nhận nước → giảm lượng nước trong môi trường, giúp cân bằng nồng độ giữa 2 bên màng tế bào

+ Xét khi tế bào bị vỡ, ngoài việc trả lại nước cho môi trường, tế bào hồng cầu còn cung cấp thêm các chất tan từ môi trường nội bào của nó→ làm tăng nồng độ chất tan trong môi trường dung dịch ngoài → Giúp cân bằng nồng độ và áp suất thẩm thấu giữa trong

và ngoài tế bào

→ Suy ra, ở nồng độ nhất định đó, sự căng phồng và phá vỡ của một số tế bào hồng cầu đã giúp xây dựng lại sự cân bằng áp suất thẩm thấu giữa môi trường trong và ngoài tế bào, giúp các tế bào hồng cầu còn lại tiếp tục tồn tại và bền với môi trường đó

⇒ Giải thích cho việc tại sao ở nồng độ thấp (chưa đủ để tế bào hồng cầu tan hoàn toàn) lại xảy

ra đồng thời hiện tượng tán huyết (phá vỡ hồng cầu), lắng đọng hồng cầu dưới đáy ống, và sự khác biệt màu sắc giữa các ống trong một khoảng nồng độ

V NGUỒN CỦA CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Absher, Marlene (1973) “Hemocytometer Counting”

2.Phan Sỹ An (Chủ biên), Lý sinh Y học, NXB Y học, Hà Nội, 2005

3 Nguyễn Thị Quỳ, Lý sinh học (Phần thực tập), NXB Khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội, 2002

4.Adam Augustyn, Robert Curley,Aakanksha Gaur,Gloria Lotha,Emily Rodriguez,Kara Rogers,Marco Sampaolo,Surabhi Sinha,Red Blood Cell,The Editors of Encyclopaedia Britannica

5.Giáo trình thực tập Lý sinh,Khoa Y ĐHQGHCM

Ngày đăng: 08/10/2024, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w