Tính cấp thiết của đề tài Về mặt lý luận, dịch vụ khách hàng là một phần bổ sung cần thiết đểlàm tăng tính hấp dẫn hoặc làm gia tăng giá trị sản phẩm chính của nó.Qua nhiều nghiên cứu tr
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
NGÔ THỊ HÒNG NHUNG
Chuyén nganh: Quan tri kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRI KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS TRAN KIM HAO
XÁC NHAN CUA XAC NHAN CUA CHU TICH HD
CAN BO HUGNG DAN CHAM LUAN VAN
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp tại siêu thị Big
C Thang Long, em đã vận dụng được những kiến thức đã được học trongthời gian qua tại Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà nội Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâusắc tới TS Trần Kim Hào đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn
-thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các anh, chị của siêu thị Big C Thăng
Long đã tận tình góp ý và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời giannghiên cứu luận văn Đồng thời, xin chân thành cảm ơn các khách hàng
đã tham gia trả lời các câu hỏi và cung cấp các thông tin bé ích dé em
hoàn thành luận văn của mình.
Em xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình
đã luôn ủng hộ và chia sẻ khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức nên luận văn không
tránh khỏi những sai sót Kính mong được sự thông cảm và đóng góp ý
kiến của các thầy cô dé luận văn được hoàn thiện hơn
Trân trọng cảm ơn!
Học viên thực hiện
Ngô Thị Hồng Nhung
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài này do chính em thực hiện Những số liệu
thu thập được, tư liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn sốc,
xuất xứ rõ ràng và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo
Học viên thực hiện
Ngô Thị Hồng Nhung
ii
Trang 5LỜI CAM 090 ằE i
LOI CAM DOAN ii DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT ::2222+vvtttEEEExtrrttrtkktrrrtrrttrrrrrrrrtrirrrrrrri iii DANH MỤC CAC BANG BIBU 0.00 cccccccccsssssssesssesssesssecssecsvesssesssessvessecssvcssvessecasesasesssesssecases iv DANH MỤC CAC HÌNH VE oooieocccccccsccsssssssesssesssesssesssesssessvesssessesssvessvcssesssesssesssesssesssesssessses vi
5079000067100 00 1
1 Tính cấp thiết của đề tài - 25c 1 E2 212212 11211211111 1112121212121 re 1
2 Mục đích va nhiệm vụ nghiên Cau - 5 6 1S 2E ng gi, 3
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên €ứu 2 2 +S£+E+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEkErkerkerkres 3
3.1 Đối tượng nghiÊH cứu - -©25:©2S 27c SE 2221111 ctrrrrrrei 3
3.2 Phạm vỉ nghiÊH CỨU St TH TH ng ng Ht 4
4 Đóng góp của luận Văặnn - - G111 ST nh TH HT TH TH nh nàn Hàn 4
5 Bố cục của luận văn - + + ©22+2t+2E2EEE2EE2312212712112117121121111.211 11.1 xe 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN NGHIÊN CUU VE DỊCH VỤ
1.1.4 Tiêu chí đánh giá và do lường dịch vụ khách hàng -.«-S-S- 11
1.2 Tổng quan nghiên CU ceccecceccecccccccsscscesceseesecsecsessessessessessessessessessessessessesseaees 19
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIET KE NGHIÊN CỨU 22
2.1 Mô hình nghiên CỨUu - (2G c1 32132111511 1121351111181 11 1 01 01 11 g1 Hy HH ry 22 2.2 Quy trình nghiên CỨU - G- E121 S119 St TH nh Hà HT nh Hàng ngàn 24 2.3 Phuong pháp nghiên CỨU càng TH HH ngàng ry 26
2.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp -:©75cScScScxccrrsrrrrrerreee 26 2.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp cccccceEeEEtErre 26
2.3.3 h/2/772084///6/1/78/14,/17.000n0n0n8n8n8Ẻ808 30
2.3.4 Điều chỉnh bién quan sát của yếu tổ trong mô hình nghiên cứu 30
2.3.5 Thiết kế mẫu trong nghiên cứu chính thuức 2-55 ©ceccecczxcsrxeres 33
2.4 Phuong pháp phân tích dữ liệu - - SG 11239 HH rệt 33
2.4.1 Thống kê mô tả +-ECEESEEEEEEEE 1122121111 1 cxe 33 2.4.2 Kiểm định giá trị bằng phương pháp phân tích nhân tổ khám phá 34
2.4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang 0 - SĂ SH 35
2.4.4 Phân tích mô hình NOG q1y - 5 5c St TềEeEEEE HE EEcrree 36
CHUONG 3: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KHACH HÀNG VÀ MỨC DO HAI LONG
TẠI BIG C THANG LONG - 2-52 225222 2EEE2EE2E21E217171711111111111111111 1.1 xe 37
3.1 Tống quan về siêu thị Big C Thăng Long - 2-22 5z+x++zx++zx+zzxeerxd 37
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Big C Thăng Long - 37
3.1.2 Tuyên bố sứ mạng và tam nhÌM -©25: 55s SE EEEEEEEEEEEErkrrrrrerrree 39 3.1.3 Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 5-52-5cccccctsecerterrerxees 40 3.2 Phan tích và đánh giá thực trạng dịch vụ khách hang tại siêu thị Big C
Thang LO, 1 4 4I
32.1 Kế qua đánh giá mô hình chất lượng dịch vụ của Big C Thăng Long 41 3.2.2 Diém mạnh, điểm yếu trong CLDV tại siêu thị Big C Thang Long 61
Trang 63.2.3 Nguyên nhân của những điểm yếu trong CLDV của STBCTL prHHhrreh 65
CHUONG 4: GIẢI PHAP NANG CAO CHAT LƯỢNG DICH VỤ KHACH HÀNG
CUA BIG C THANG LONG 5:-2222c 222 22221122211222111222111221112211121 1 69
4.1 Dinh hướng phát triển của Big C Thang Long -2¿- 2 5+2sz+zxcz+2 69 4.2 Một số giải pháp -22- 2+ 221 22122112211221127112111211121112111211 211.11 ctkcreg 69
4.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực và động lực cho đội ngũ nhân viên 69
4.2.2 Giải pháp thu thập các thông tin về khách hàng - .: 71
4.2.3 Giải pháp về phương pháp dé nâng cao hiệu quả làm việc 72 4.3 Một số kiến nghị - 22 HH re 73
Trang 7DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
RSQS Mô hình đo lường chat lượng dich vu bán lẻ (Retail
Service Quality Scale)
STBCTL Siêu thị Big C Thăng Long
TB Trung bình
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Orgnization)
iii
Trang 8DANH MỤC CÁC BANG BIÊU
STT | Bang Nội dung Trang
1 Bang 2.1 | Tổng hợp các NC về CLDV trong bán lẻ theo 22
xu hướng nghiên cứu của Dabholkar
2 Bảng 2.2 | Yếu tố cấu thành của mô hình RSQS 23
3 Bảng 2.3 Bảng các biến quan sát đo lường 5 yếu tô chất 27
lượng dịch vụ của siêu thị theo mô hình RSQS
4 Bảng 2.4 Bảng các biến quan sát đo lường 5 yếu tô chất 31
lượng dịch vụ của siêu thị điều chỉnh
5 Bang 3.1 Thông tin mẫu dùng trong nghiên cứu chính 41
thức
6 Bảng 3.2 Bảng thống kê mô tả các thang đo chất lượng 42
dịch vụ
7 Bảng 3.3 | Kiểm định KMO và Bartlett’s 44
8 Bang 3.4 Phân tích trị số đặc trưng (eigenvalue) của 26 45
biên quan sát
9 Bảng 3.5 Bảng ma trận xoay các nhân tố cảu 26 biến 46
quan sát
10 Bảng 3.6 Độ tin cậy cronbach alpha vảo tính hữu hình 48
11 Bang 3.7 Độ tin cậy cronbach alpha vào sự tin cậy 49
12 Bảng 3.8 Độ tin cậy cronbach alpha vào tương tác của 49
nhân viên
13 Bảng 3.9 Độ tin cậy cronbach alpha vào khả năng giải 50
quyêt khiêu nai
iv
Trang 914 Bảng 3.10 | Độ tin cậy cronbach alpha vào chính sách 51
15 Bảng 3.11 Kết quả về độ tin cậy với hệ số cronbach 51
alpha
16 Bảng 3.12 | Bang tổng hop mô hình hồi quy yếu tố tinh 53
hữu hình
17 Bang 3.13 | Bang phân tích ANOVA về sự phù hợp của 53
mô hình hồi quy yếu tô tinh hữu hình
18 Bang 3.14 | Bảng các hệ số hôi quy của từng biến quan sát của | 54
yếu tô tính hữu hình
19 Bảng 3.15 | Bang phân tích ANOVA VỀ su phù hợp của mô 59
hình hồi quy CLDV của siêu thị
20 Bang 3.16 | Bảng các hệ số hồi quy yếu tô cau thành 60
CLDV của STBCTL
21 Bang 3.17 | Bảng giá tri trung bình của các yếu tố cau 61
thành
22 Bảng 3.18 | Bảng giá trị trung bình của 26 biến quan sát 62
23 Bang 3.19 | Bảng các biến quan sát có giá trị trung bình 65
thap nhat
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VE
STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 1.1 | Mô hình chất lượng kỹ thuật/chức năng 12
2 Hình 1.2 | Mô hình khoảng cách chat lượng dich vu 13
3 Hình 1.3 | Mô hình tông hợp của chất lượng dịch vụ 15
4 Hình 14 | Chất lượng dịch vụ bán lẻ và mô hình giá trị 17
nhận thức
5 Hình 1.5 | Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ bán lẻ 19
6 Hình 2.I | Quy trình nghiên cứu 24
7 Hình 3.1 | Mô hình nguyên nhân dẫn dén các điểm yêu | 67
của CLDV của STBCTL
VI
Trang 11PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Về mặt lý luận, dịch vụ khách hàng là một phần bổ sung cần thiết đểlàm tăng tính hấp dẫn hoặc làm gia tăng giá trị sản phẩm chính của nó.Qua nhiều nghiên cứu trước đây cũng như hoạt động của chính doanhnghiệp đã chứng minh DVKH đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữchân khách hàng và tạo lòng trung thành của khách hàng đối với DN Dịch
vụ khách hàng không phải là chi phí mà là một món đầu tư có khả năng
sinh lợi cao Dịch vụ khách hàng hoàn hảo sẽ từng bước tập hợp được một lượng không nhỏ khách hàng trung thành, từ đó tạo ra lợi nhuận, bởi vì khi
các khách hàng hài lòng, họ không chỉ mua nhiều hơn mà còn mua thườngxuyên hơn Theo một nghiên cứu do Hiệp hội Quản trị Hoa Kỳ tiễn hành,
các khách hàng trung thành tạo ra tới 65% doanh thu của một công ty trung bình.
Về mặt thực tiễn, thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung và thành phố
Hà Nội nói riêng trong những năm qua có bước phát triển mạnh mẽ Siêu
thị là hình thức hiện đại trong kinh doanh thương mại bán lẻ, mặc dù thời
gian phát triển ở nước ta chưa lâu xong có tốc độ phát trién nhanh chóng Bên cạnh đó bắt đầu từ ngày 1/1/2009 Việt Nam gia nhập WTO tạo lên
môi trường cạnh tranh không cân sức giữa các tập đoàn bán lẻ nước ngoài
và các doanh nghiệp bán lẻ trong nước Để nâng cao khả năng cạnh tranh,thu hút khách hàng, trên cơ sở đó tăng doanh số, mở rộng thị phần và tạo
lập thế đứng vững chắc trên thị trường, mỗi siêu thị không chỉ quan tâm
đến thương hiệu, xuất xứ, chất lượng và giá cả của hàng hóa mà còn đặc
biệt chú ý đến mở rộng các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch
vụ.
Trang 12Hơn nữa, khi kinh tế càng phát triển, chất lượng cuộc sông được nâng
lên thì nhu cầu chất lượng DVKH doi hỏi cao hơn Trong khi các DN hiện
nay chưa thực sự chú trọng đến DVKH nên DVKH mà họ đang cung cấpchưa đảm bảo yêu cầu Các DN hau như tập trung vao các chương trìnhgiảm giá và khuyến mại để thu hút khách hàng nhiều hơn là các giữ chânkhách hàng lâu dài Rất nhiều doanh nghiệp chi hàng triệu đôla cho việcquảng cáo đề thu hút khách hàng nhưng rồi lại khiến họ bỏ đi chỉ vì không
có dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoặc vì chất lượng phục vụ quá tệ.
Như vậy, DVKH hoàn toàn là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp
nào Sự cạnh tranh giữa các siêu thị không chỉ là chất lượng hàng hóa mà
là chất lượng dịch vụ mà siêu thị cung cấp Siêu thị Big C Thăng Long là
một trong những siêu thị bán lẻ thành công trên thị trường Việt Nam, cũng
đã nhận thức được tam quan trọng của DVKH, ban lãnh đạo siêu thị Big CThăng Long đã có định hướng và tô chức kinh doanh có sự thay đổi trongthời gian gần đây Vì vậy, định hướng nghiên cứu về “Dịch vụ khách hàng
tại siêu thị Big C Thăng Long” sẽ cho biết thực trạng DVKH như thế nào?
Từ đó có được những giải pháp góp phần giúp STBCTL hoàn thiện hơn về
DVKH, cũng như làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau này có cùng đối
tượng nghiên cứu.
Luận văn tập trung giải dap các câu hỏi nghiên cứu sau:
Tầm quan trọng của DVKH đối với DN và với Big C Thăng Long đã
đề cập, vậy việc đánh giá chất lượng dịch vụ là như thế nào? Do đó, luận
văn giải đáp câu hỏi thứ nhất:
(1) Mô hình sử dụng để đánh giá chất lượng DVKH tại siêu thị Big
C Thang Long là gì?
Trang 13Sau khi xác định được mô hình DVKH được áp dụng cho siêu thị Big
C Thăng Long, xem xét và đánh giá từng yếu tố đến DVKH? Vì thế, luận
văn lại tiếp tục giải đáp câu hỏi thứ hai:
(2) Sự tác động của các yếu tố cầu thành trong mô hình đến DVKH
tại siêu thị Big C Thang Long là gì?
Từ thực trạng DVKH tại siêu thị Big C Thăng Long là như vậy, vậy
sẽ có những giải pháp nào giúp cho siêu thị Big C Thăng Long hoàn thiện
DVKH để làm hài lòng KH của siêu thị cũng như nâng cao tính cạnh tranh của siêu thi trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng khốc liệt Do đó, một câu
hỏi nghiên cứu thứ tư được đặt ra, đó là:
(3) Giải pháp nâng cao chất lượng DVKH tại siêu thị Big C Thăng
Long là gì?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu dé nghiên cứu về dịch
vụ khách hàng và đưa ra đề xuất để nâng cao dịch vụ khách hàng cũng như
tính cạnh tranh của siêu thị Big C Thăng Long
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Làm rõ các vấn đề lý luận về DVKH: các yếu tố cấu thành, tiêu chí đánh giá và đo lường chất lượng DVKH.
- Tìm hiểu thực trạng DVKH tại Big C Thăng Long theo các vấn dé
lý luận đã nêu Chỉ ra được các nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trong
CLDV của siêu thị Big C Thăng Long va đề xuất các giải pháp dé khắc
phục điểm yếu trong CLDV.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dịch vụ khách hàng tại siêu thị
Big C Thăng Long.
Trang 14Về mặt thời gian: Nghiên cứu DVKH trong gian đoạn từ 2010 -2014
và đưa giải pháp hoàn thiện DVKH trong giai đoạn 2015 -2020 tại siêu
thị Big C Thăng Long.
Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: tìm ra khung lý luận về DVKH đối với các siêu thịtổng hợp: mô hình CLDV, yếu tố cấu thành, biến quan sát và thang đo
CLDV.
Về mặt thực tiễn: Tim ra sự đánh giá của KH về CLDV của siêu thịBig C Thăng Long Xác định nguyên nhân dẫn tới điểm yếu trong CLDV
Đưa ra được các giải pháp cho siêu thị Big C Thăng Long để nâng cao
CLDV nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thỏa mãn hơn nhu cầu của
người tiêu dùng Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về siêu thị
tong hợp can làm gi dé nâng cao CLDV của siêu thị nhằm góp phan nâng
cao khả năng cạnh tranh và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
Bố cục của luận văn
Đề trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu của tác giả, bố cục
luận văn được chia thành các phần chính sau:
(1) Phần mở đầu(2) Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về dịch vu
khách hàng
Trang 15(3) Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
(4) Chương 3: Thực trạng dịch vụ khách hàng và mức độ hài lòng của khách hàng tại Big C Thăng Long
(5) Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách
hàng tại siêu thị Big C Thăng Long.
(6) Phần kết luận
Trang 16CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TONG QUAN NGHIÊN CUU VE
DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG 1.1 Cơ sở lý luận về DVKH
1.1.1 Khái niệm ve DVKH
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về DVKH, cụ thể:
Theo các nhà quản trị marketing: Sản phẩm bao gồm tat cả các yếu tốhữu hình và vô hình mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, thường
chia làm ba mức độ: lợi ích cốt lõi, sản phâm hiện hữu và lợi ích gia tăng
(Dịch vụ khách hàng)
Theo các nhà quản trị dịch vụ: DVKH là các dịch vụ kèm theo dé
hoàn thành quá trình giao dịch marketing Như vậy dù san phẩm là hữuhình hay vô hình đều có DVKH kèm theo
Theo quan điểm ngành logistic: DVKH liên quan tới các hoạt động
làm gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng Đứng ở góc độ này, dịch vụ
khách hàng là một quá trình diễn ra giữa người bán, người mua và người
cung ứng dịch vụ logistics (nếu người bán không đủ năng lực tự cung cấp dịch vụ tới khách hàng) Kết thúc quá trình này thì sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ được tăng thêm một giá tri nào đó, giá tri này trong trao đôi
ngắn hạn không mang nhiều ý nghĩa lắm nhưng trong dai hạn có thé lànhân tô tạo các mối quan hệ lâu dài
Các quan điểm trên cho thấy dịch vụ khách hàng có các đặc điểm
chung sau: Thứ nhất, dịch vụ khách hàng là dịch vụ đi kèm với các sản
phẩm chính yếu nhăm cung cấp sự thỏa mãn tối đa cho khách hàng khi đi
mua hàng Nhu cau về dịch vụ khách hàng là nhu cầu phát sinh khi kháchhàng đi mua sắm, đây chính là những lợi ích mà khách hàng được hưởng
khi đi mua hàng.
Trang 17Thứ hai, DVKH mang tính vô hình và tạo ra phần giá tri cộng thêm
hữu ích cho sản phẩm Dịch vụ khách hàng không thê tồn trữ nên không
tách rời khỏi sự phân phối dịch vụ do đó thời gian và địa điểm phân phốidich vụ là rất quan trọng Đầu ra của DVKH rất đa dạng và không ổnđịnh do tính đa dạng của người cung cấp và người được phục vụ nênthường gặp khó khăn trong việc đánh giá và kiểm soát chất lượng
Thứ ba, DVKH có sự liên hệ cao với khách hàng nên đòi hỏi các kỹ
năng phục vụ cao, nhưng các kinh nghiệm quan sát được từ DVKH và
tiếp thu trực tiếp từ khách hàng sẽ làm phát sinh ý tưởng về dịch vụ mới
và những điều kiện thuân lợi dé cải tiến dich vụ đang tổn tại
Thứ tư, do nhu cầu của người tiêu dùng về DVKH ngày càng cao nên
loại dịch vụ này ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn sản phẩm, vì vậycũng có nhiều cơ hội dé thành công hon sản phẩm Mặt khác các đối thủcạnh tranh có thê nhanh chóng sao chép các dịch vụ mới và cải tiến ýtưởng mới về dịch vụ Kết quả là sự xuất hiện các dịch vụ mới và giới
thiệu các dịch vụ cải tiến còn nhanh hơn việc giới thiệu các sản phẩm mới.
Chính vì vậy DVKH ngày càng có vai trò quan trọng trong cạnh tranh.
Từ các góc tiếp cận trên có thể khái quát định nghĩa dịch vụ khách hàng là quá trình sáng tạo và cung cấp những lợi ích gia tăng trong chuỗi
cung ứng nhằm tối đa hoá tong giá trị tới khách hàng
1.1.2 Nội dung của dịch vụ khách hàng
1.1.2.1 Dich vụ trước khi bán
Dịch vụ trước khi bán hàng là các dịch vụ mà siêu thị chuẩn bị nhữngđiều kiện tốt nhất dé cho một lần mua bán diễn ra một cách thuận lợi nhất
Các dịch vụ trước khi bán như: Dịch vụ gửi xe, gửi đồ miễn phí,
quảng cáo, trưng bày hàng hóa trên kệ, tủ, biển pano chỉ dẫn, dịch vụ mặt
hàng.
Trang 18- Quảng cáo: Đây chính là bộ phận xúc tiễn thương mại Hoạt động này giúp cho KH có thể biết được nhu cầu của mình có thê được đáp ứng
ở đâu, thời điểm nào, với mức giá bao nhiêu Các siêu thị phải làm tốtcông việc này vì chỉ khi KH biết đến siêu thị thì lúc đó họ mới tìm đếnsiêu thị Hoạt động quảng cáo không chỉ đơn thuần về sự xuất hiện của
siêu thị mà còn phải nói lên được những dịch vụ mà KH sẽ nhận được khi
đến với siêu thị
- Trưng bày hàng hóa trên các kệ hàng, trong tủ: Do siêu thị thường có
mặt bằng rộng, không gian đủ lớn nên có khả năng bồ trí, trưng bày hàng
hóa hiệu quả hơn Các siêu thị bồ trí không gian một cách khoa học để tạo
nên sự thuận tiện cho KH.
Việc đi lại giữa các quầy hàng phải đảm bảo cho KH dễ dàng lấy hàng.Khoảng cách giữa các quầy hàng phải đảm bảo đủ rộng cho hai người đingược chiều nhau
- Danh mục mặt hàng kinh doanh của siêu thị phải tương xứng với
những kỳ vọng mua bán của thị trường mục tiêu Trên thực tế, nó trởthành trận chiến cạnh tranh giữa những người bán lẻ Các siêu thị phải
quyết định chiều rộng của danh mục mặt hàng kinh doanh.
1.1.2.2 Dịch vụ trong khi bán
Các dịch vụ trong khi bán như: Phòng thử đồ, xe đây hàng, giải đáp
thắc mắc KH, nơi ăn uống vui chơi giải trí, hoạt động thanh toán, gói quà
tặng miễn phí Chăng hạn:
- Giải đáp thắc mắc của KH: Trong quá trình chọn mua hàng hóa KH
có những thắc mắc cần giải đáp Lúc đó phải có sự giải đáp của các nhânviên quầy hàng nhằm hỗ trợ mua hàng cho KH Những thắc mắc của KHthường xuất hiện đối với một số mặt hàng có tính kỹ thuật như đồ điện tử
Vi vậy, các nhân viên phải có sự hiệu biệt vê các loại hàng hóa trưng bay
Trang 19tại siêu thị để có thể giải đáp một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác
cho KH.
- Thanh toán nhanh chóng và chính xác: Việc mua săm tại siêu thịnhằm rút bớt thời gian mua sam của KH vì tới siêu thị có thể mua đượcnhiều mặt hàng khác nhau mà không cần di chuyên từ cửa hàng này sangcửa hàng khác Vì vậy việc thanh toán cần diễn ra nhanh chóng và chính
Z
xác.
1.1.2.3 Dịch vụ sau khi bán
Dịch vụ sau khi bán bao gồm: Bao gói hàng hóa, bảo hành, bảo dưỡng
sản phẩm, vận chuyên giao hàng tận nhà miễn phí, hướng dẫn sử dụng và
lắp đặt các sản phẩm công nghệ, đôi hoặc trả lại hàng Cụ thể:
- Bao gói hàng hóa cho KH giúp cho khách hàng có thể mang nhữnghàng hóa đã mua về nhà an toàn Việc này làm cho khách hàng cảm thấyyên tâm hơn khi đến mua hàng
- Những hàng hóa cồng kềnh hoặc KH mua nhiều hàng hóa thi sẽ
được hỗ trợ vận chuyển đến tận nhà.
- Những sản phẩm có kỹ thuật cao sẽ có chuyên viên lành nghề lắp đặt
tại nhà và có bảo hành.
1.1.3 Các yếu tô tác động đến dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng được câu thành từ một số yếu tố cơ bản, các nhân
tố này ảnh hưởng đến chi phí của cả người mua và người bán Đây cũng
là các căn cứ dé xác định tiêu chuẩn do lường dịch vụ khách hàng
1.1.3.1 Thời gian
Nhìn từ góc độ khách hàng, thời gian là yếu tô quan trọng cung cấp lợiich mong đợi khi khách hàng di mua hàng, thường được do bằng tonglượng thời gian từ thời điểm khách hàng ký đơn đặt hàng tới lúc hàngđược giao hay khoảng thời gian bổ sung hàng hóa trong dự trữ Khoảng
Trang 20thời gian này ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh của khách hàng là tổ chức
và lợi ích tiêu dùng của khách hàng là các cá nhân Tuy nhiên đứng ở góc
độ người bán khoảng thời gian này lai được thé hiện qua chu kỳ đặt hàng
và không phải lúc nao cũng thống nhất với quan niệm của người mua
Phân phối an toàn: phân phối an toàn một đơn hàng là mục tiêu cuối
cùng của bất cứ doanh nghiệp thương mại nào Khách hàng không thê sử
dung hàng hoá như mong muốn nếu hang hóa bị hu hỏng, mat mát Phân
phối hàng không an toàn có thé làm phát sinh chi phí bồi thường hoặc chi
phí hoàn trả lại hàng hư hỏng cho người bán dé sửa chữa Mặt khác, nólàm giảm sự hài lòng của khách hàng khi gặp những sản phẩm khôngmong muốn do phải tốn thời gian dé khiếu nai và chờ sửa chữa những sai
sót này.
Sửa chữa đơn hàng: Độ tin cậy còn bao gồm cả khía cạnh thực hiện các đơn hàng chính xác Khách hàng có thể phát hiện những sai sót trong
10
Trang 21những chuyến hàng mà họ nhận được, điều này buộc họ phải đặt lại đơnhàng hoặc phải chọn mua lại từ các nhà cung cấp khác, điều đó gây ranhững tổn thất về doanh số hoặc mất đi những cơ hội kinh doanh tiềm
năng.
1.1.3.3 Thông tin
La nhân tổ liên quan đến các hoạt động giao tiếp, truyền tin cho kháchhàng về hàng hóa, dịch vụ, quá trình cung cấp dịch vụ một cách chính xác,nhanh chóng, dễ hiểu Mặt khác, liên quan đến thu thập các khiếu nại, đề
xuất, yêu cầu từ phía khách hàng dé giải đáp, điều chỉnh và cung cấp các
chào hàng phù hợp.
1.1.3.4 Sự thích nghỉ
Thích nghi là cách nói khác về tính linh hoạt của dịch vụ trước nhữngyêu cầu đa dạng và bất thường của khách hàng Do đó doanh nghiệp sẽ
làm khách hàng hai lòng hơn khi có mức độ linh hoạt cao Sự thích nghi
đòi hỏi phải nhận ra và đáp ứng những yêu cầu khác nhau của khách hàng
bang nguồn lực hữu hạn của doanh nghiệp nên không dé dàng tạo ra mức
độ linh hoạt cao cho mọi khách hàng.
1.1.4 Tiêu chí đánh giá và đo lường dịch vụ khách hàng
DVKH bản chất cũng là một loại dịch vụ Chính vì vậy, để đánh giá
và đo lường DVKH, chúng ta xem xét một số mô hình đánh giá chất
lượng của dịch vụ như sau:
1.1.4.1 Mô hình đánh giá chất lượng kỹ thuậ/chức năng của
Gronroos (1984)
Theo mô hình này, CLDV được đánh giá bằng cách so sánh giữa giá
trị mà KH mong đợi trước khi sử dụng dịch vụ và giá trị mà khách hàng nhận được khi sự dụng dịch vụ:
11
Trang 22Các hoạt động marketing truyền
thống (quảng cáo, PR, xúc tiến (‘inh inh >>
{
bán) và các yêu tô bên ngoài như
truyén thông, tư tưởng và truyên
miệng)
Chất lượng chức năng Chất lượng kỹ thuật
một số yếu tô khác như truyền thống, truyền miệng, chính sách giá, PR
1.1.4.2 Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuaman và
cộng sự (1985)
Parasuraman và cộng sự (1985) cho rằng: “Chất lượng dịch vụ là
khoảng cách giữa sự mong đợi (kỳ vọng) của khách hàng và nhận thức (cảm nhận) của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ”
12
`
\
⁄
Trang 23Nhu cầu cá nhân Kinh nghiệm quá khứ Truyén miệng
Ky vọng về dịch vụ MA
Khách hàng
| K€ 5
Dịch vụ nhận được
l KC 4 Ano tin tới
Cung cap dich vu _————_> ene hàng
Khoảng cách 1 (KC1): Khoảng cách giữa nhận thức của công ty về kỳ
vọng của khách hàng với kỳ vọng của KH.
Khoảng cách 2 (KC2): Khoảng cách giữa nhận thức của công ty về kỳvọng của KH với các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
Khoảng cách 3 (KC3): Khoảng cách giữa tiêu chuẩn dịch vụ với dịch
vụ thực tế cung cấp cho KH
Khoảng cách 4 (KC4): Khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ thực tế
cung cấp và chất lượng dịch vụ đã thông tin cho KH.
13
Trang 24Khoảng cách 5 (KC5): Khoảng cách giữa DVKH nhận được va ky
vọng của KH về dịch vụ.
Đến năm 1988, mô hình này được đặt tên là mô hình SERVQUAL,dùng dé đánh giá cảm nhận của KH về chất lượng dịch vụ và rút bớt 10
đặc tính chất lượng dịch vụ thành 5 đặc tính chất lượng dich vụ (tin cậy,
đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm và phương tiện hữu hình)
1.1.4.3 Mô hình tổng hợp chất lượng dịch
Khoảng cách chất lượng dịch vụ có thể tồn tại ngay cả khi KH chưa hề
sử dụng dịch vụ nhưng được nghe người khác nói về dịch vụ đó, hoặc nghe qua quảng cáo hay các phương tiện truyền thông khác Điều cần thiết là phải gan kết được nhận thức của KH tiềm năng về chất lượng dịch
Vụ cung cấp với nhận thức thực tế của KH về chất lượng dịch vụ sau khi
họ đã sử dụng dịch vụ Mô hình này tích hợp khung quản lý truyền thống,
sự thiết kế- vận hành dịch vụ và các hoạt động marketing Mục đích của
mô hình là xác định các khía cạnh liên quan đến chất lượng dịch vụ trongkhung quản lý truyền thống về việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát
14
Trang 25Hình ảnh công ty l—_—_—] Các hoạt động marketing
mục tiêu của công ty
Hình 1.3 Mô hình tổng hợp của chất lượng dịch vu.
Nguồn: [1, tr.14]
1.1.4.4 Mô hình đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của Cronin và
Taylor (1992) Cronin và Taylor (1992) đã nghiên cứu các khái niệm, phương pháp
đo lường chất lượng dịch vụ và mối quan hệ với sự hài lòng cũng như
thiện chí mua hàng của KH, từ đó đưa ra kết luận rang yếu tố nhận thức
là công cụ dự báo tốt hơn về chất lượng dịch vụ.
15
Trang 26Việc đo lường chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVPERE của
Cronin và Taylor được xem là một phương pháp thuận tiện và rõ rang
trong việc đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên đo lường thông qua kếtquả thể hiện của chất lượng dịch vụ Cronin và Taylor lập luận rằng
khung phân tích theo mô hình SERVQUAL của Parasuraman va cộng sự
(1985) dễ gây nhằm lẫn giữa sự hài lòng và thái độ của KH Các tác giả
này cho rằng chất lượng dịch vụ có thể được định nghĩa “tương tự như
một thái độ”, và thay vì “kết quả thực hiện theo như mong đợi” thì “ kết quả thực tế” sẽ xác định chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Theo đó, chất lượng dịch vụ được đánh giá thông qua nhận thức của
KH mà không có đánh giá về chất lượng dịch vụ trong sự kỳ vọng của
KH, không có trọng số cho từng thành phần dịch vụ Công thức của chất
lượng dịch vụ như sau:
SQ = dk; Pi
Trong đó: SQ = chat lượng DVKH nhận được, k= Số lượng các thuộc
tính, P= Nhận thức của cá nhân ¡ đối với sự thể hiện của dịch vụ đối với
thuộc tinh j.
16
Trang 271.1.4.5 Mô hình đánh gia thứ bậc với chat lượng dich trong bán lẻ
(Tang ) (Convenience)
Lời hứa (Promise)
Su tin cay
(Reliability) Lam diéu ding
(Do it right)
Chat lượng dich vụ bán lẻ
(Retail Service Quality) TT
—— Sự tự tin tao cam hứng
(Inspiring confidence) Tương tác của nhân viên
(Personal interraction) Lich su/ Hữu ích
(Courteousness/ Helpfulness)
Giải quyết khiếu nại
(Problem solving)
Chính sách (Policy)
Hình 1.4 Mô hình đánh giá thứ bậc với chất lượng dịch trong bán lẻ
Neguon: [6, tr.50]
Dabholkar và các cộng su (1996) dé xuất mô hình đánh giá thứ bậc với chất lượng dịch vụ trong bán lẻ và được gọi là thang đo chất lượng
dịch vụ bán lẻ (Retail Service Quality Scale- RSQS) Mô hình đánh giá
chất lượng dịch vụ bán lẻ gồm năm yếu tố cầu thành: (1) Tính hữu hình;
(2) Sự tin cậy; (3) Tương tác của nhân viên; (4) Giải quyết khiếu nại;
(5)Chính sách.
17
Trang 281.1.4.6 Chất lượng dịch vụ bán lẻ và mô hình giá trị nhận thức của
Sweeney và cộng sự (1997)
Giá trị được định nghĩa như một sự so sánh giữa những gì KH nhận
được và những gì công ty cung cấp, hay nói cách khác, giá trị là sự so
sánh giữa những lợi ích và sự hy sinh (Zeithaml và cộng sự, 1988).
Sự ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đối với giá tri và thiện chí mua
hàng hay sử dụng một dịch vụ cụ thé có thé thấy thông qua hai mô hình:
Mô hình 1: Cho thấy ngoài những nhận thức về chất lượng sản phẩm
và giá cả, nhận thức về chất lượng chức năng và chất lượng kỹ thuật đều
có ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức về giá trị.
Mô hình 2: Cho thấy nhận thức về chất lượng chức năng không những
có ảnh hưởng trực tiếp tới thiện chí mua của KH mà còn ảnh hưởng tớinhận thức về kỹ thuật, từ đó tiếp tục ảnh hưởng tới nhận thức về chấtlượng sản phẩm Tuy nhiên, cả hai nhận thức trên đều không ảnh hưởngtới nhận thức về giá trị
Từ những phân tích về chỉ số và mối quan hệ trong hai mô hình trên, một mô hình sửa sau được xây dựng dựa trên mô hình 2 và bé sung gia
thiết rằng chất lượng kỹ thuật cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị cảm
nhận được từ mô hình 1.
18
Trang 291.2 Tổng quan nghiên cứu
Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới về mô hình đánh giá chất lượng của dịch vụ, có thé thay rang mô hình SERVQUAL được sử dụng như nền tảng/ cơ sở dé đánh giá chất lượng dịch vụ trong
các lĩnh vực dich vụ khác nhau (ngân hàng, dao tạo, bảo hiểm ) Tuy
nhiên, trong lĩnh vực bán lẻ, mô hình RSQS (Dabholkar, 1996) dựa trên
nên tảng là mô hình SERVQUAL (Parasuraman, 1988) được chứng minh
là phù hợp hơn và đã được ứng dụng tại một số nước như Mỹ, Singapore,Hàn Quốc Cu thé:
Nghiên cứu được thực hiện trong các trung tâm thương mại của Mỹ, Dabholka, Thorpe và Rentz (1996) được xây dựng dựa trên nghiên cứu
khảo sát tại 7 cửa hàng thuộc miền Nam nước Mỹ, có 227 người trả lời,
trong đó 197 phụ nữ với độ tuổi trung bình là 43,03 và 27 đàn ông với độ
19
Trang 30tuổi trung bình là 40,85 Còn 3 người trả lời khác không cung cấp thông tin nhân khẩu học Cùng với lý thuyết dịch vụ trước đó, cũng như thang
đo SERVQUAL, đã đưa ra kết quả nghiên cứu giới thiệu mô hình khungthứ bậc phân tích về CLDV bán lẻ với 5 tiêu chí đánh giá: 1/Tinh hữuhình, 2/Sự tin cậy, 3/Tương tác nhân viên, 4/ Giải quyết khiếu nại, 5/
Chính sách.
Nghiên cứu của Mehta, Lalwam và Han (2000) nghiên cứu về mức độ
hữu dụng của mô hình chất lượng dịch vụ bán lẻ (RSQS) như là một công
cụ để đo lường chất lượng dịch vụ trong các cửa hàng bán lẻ tại
Singapore Nghiên cứu này cũng chỉ ra mối tương quan nhiều chiều giữa
5 tiêu chí trong thang đo của Dabholkar với các siêu thị và cửa hàng bán
đồ điện tử tai Singapore
Nghiên cứu của Kim và Jin (2002) cũng thử nghiệm thang đo RSQS
trong nghiên cứu các cửa giảm giá với khách hàng Mỹ và Hàn Quốc
Nghiên cứu cũng chỉ ra mức phù hợp của 3 tiêu chí trong nghiên cứu của Dabholkar và cộng sự (1996) là: 1/Phương tiện hữu hình, 2/ Tương tác
của nhân viên và 3/ Độ tin cậy.
Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam, tác giả được
biết đến hai nghiên cứu: Nghiên cứu của (Trang Nguyễn, 2006) sử dụng
thang đo chất lượng dịch vụ bán lẻ (Dabholkar & cộng sự, 1996) và có
điều chỉnh, bổ sung tiêu chí của Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy
chất lượng dịch vụ siêu thị
Như vậy mô hình chất lượng dịch vụ bán lẻ (RSQS) phù hợp với các
hình thức bán lẻ trung tâm thương mại, siêu thị Nhưng các nghiên cứu
này hầu hết được nghiên cứu ở nước ngoài, còn ở Việt Nam có hai nghiên
cứu mới chỉ tập trung vào định tính và đối với hiện nay nó chưa chắc đã
phù hợp Vì nghiên cứu của Trang Nguyễn thực hiện năm 2006 và Nhất
20
Trang 31Nguyễn thực hiện năm 2007, đến nay tình hình thị trường và nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng đã thay đổi nhiều Đặc biệt, với việc mở cửa thị
trường bán lẻ ngày 01/01/2009, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang xúc
tiến hoạt động mở rộng mạng lưới phân phối tại Việt Nam Theo hiệp
định thương mai WTO, thị trường Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài Sau ngày 01/01/2009, Việt
Nam hoàn toàn cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư theo hình
thức 100% vốn góp, điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và siêu thị nói riêng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ
dé nâng cao khả năng cạnh tranh Do đó, cần có các nghiên cứu bổ sung
khoảng trống về lý luận chất lượng dịch vụ của siêu thị trong giai đoạn
hiện nay.
21
Trang 32CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VA THIẾT KE
NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày nội dung phương pháp thực hiện nghiên cứu
như mô hình nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và
các phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu sẽ được thực hiện Nội
dung cụ thể như sau:
cứu cua Dabholkar và cộng sự (1996) (RSQS) là mô hình CLDV ban lẻ
được đánh giá phù hợp với dịch vụ bán lẻ và đã được các nhà nghiên cứu
tiếp tục nghiên cứ chất lượng dịch vụ trong các loại hình bán lẻ khác nhau
và các nước khác nhau trên thế giới, cụ thể theo bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp các NC về CLDV trong bán lẻ theo xu hướng
nghiên cứu của Dabholkar
Tác giả Năm Quốc gia Ngành nghề Yếu tố cầu
thành
Torlak, Uzkurt & Ozmen 2010 | Thổ Nhĩ Kỳ Cửa hàng tạp hóa 4
Vesel & Zabkar 2009 | Châu Au Cửa hàng DIY 5
Sum & Hui 2009 | Tây BanNha | Cửa hàng tạp hóa 5
Kaul 2007 | An Độ Cửa hàng thời trang | 5
Parikh 2006 | An Độ Bán lẻ 5
Siu & Chow 2004 | Hồng Kông Siêu thị 5
Kim & Jin 2002 | Han Quốc, Mỹ | Cửa hàng giảm giá |5
Vazquez et al 2001 | Tây BanNha | Siêu thị 4
22
Trang 33Siu & Cheung 2001 | Héng Kéng Trung tam thương | 6
mai
Mehta, Lalwani & Han 2000 | Singapore Cửa hang điện tử 5
Nguồn: [6, tr.234]Thứ hai, điểm kinh doanh, đặc điểm dịch vu của siêu thị Big C Thăng
Long là một loại hình kinh doanh dịch vụ bán lẻ với phương thức tự phục
vụ, tự chọn Vai trò của siêu thị là tìm kiêm và phát hiện ra nhu câu khách
hàng, tìm và bán những hàng hóa ở thời gian, địa điểm và theo cách thức
mà các khách hàng này mong muốn Hơn nữa họ tạo ra các hỗn hợp hàng
hóa phù hợp, ở thời gian mà khách hàng sẵn sàng mua.
Chính vì vậy, với hai lý do vừa nêu trên thì mô hình RSQS được chọn là hoàn toàn phù hợp làm mô hình nghiên cứu Mô hình đánh giá
CLDV bán lẻ (RSQS) gồm năm yếu tổ cấu thành: 1/ Yếu tố hữu hình; 2/
Sự tin cậy; 3/ Tương tác của nhân viên; 4/ Giải quyết khiếu nại; 5/Chính
sách.
Bảng 2.2: Yếu tố cấu thành của mô hình RSQS
Yếu tô cau thành Định nghĩa
(5)
1/Tinh hữu hình Trang thiết bị hiện đại, các điều kiện vật chất luôn sẵn
sàng, các nguyên liệu và hàng hóa luôn sẵn sàng, sạch
Sẽ, hấp dẫn ở vị trí thuận tiện, sẽ tìm hiểu hàng hóa cần
va dé di chuyển sang xung quanh
2/ Sự tin cậy Giữ đúng lời hứa, cung cấp dịch vụ như đã hứa, thực
hiện dịch vụ đúng thời gian, hàng hóa luôn sẵn sàng,
không có lỗi về hàng hóa
Trang 34dịch vụ được cung cấp, quan tâm đến từng khách hàng,
lịch sự trong giao tiếp
4/ Giải quyết khiếu | San lòng đôi trả hàng, tỏ ra lịch sự khi giải quyết cácnại khiếu nại, nhân viên có thể giải quyết khiếu nại trực
tiếp và ngay lập tức
5/ Chính sách Cung cấp hàng hóa chất lượng cao, bao gói phù hợp,
bảo hành, bảo dưỡng, vận chuyển miễn phi và chap
nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng
Nguồn: [6, tr.40]
2.2 Quy trình nghiên cứu
Xác định van đề NC & mục tiêu NC
Xây dựng mô hình NC&gia thiết NC
Kiểm định giả thiết NC
|
Đánh giá tác động của các nhân tô
Kết luận
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
Nguôn: Tác giả dé xuất
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu Bước nay sẽ thực hiện nghiên cứu về cơ
sở lý luận và các nghiên cứu trước đây về DVKH
24
Trang 35Bước 2: Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Bước này tác giả sẽ thực hiện xác định các vấn đề đặt ra từ tính cấp thiết, mục
đích thực hiện nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu: Saukhi đã xác định được vấn đề nghiên cứu tính cấp thiết, mục đích thực hiệnnghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu tại bước 2 Cùng với khung lý thuyết
đã xác định được ở bước 1, lựa chọn một mô hình nghiên cứu phù hợp với
độ tin cậy cao và có khả năng áp dụng cho vấn đề nghiên cứu trong luận
văn làm mô hình nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết Cụ thé
trong luận văn này tác giả lựa chọn mô hình Dabholkar là mô hình lý
thuyết nền tảng bởi nó đã được chứng minh tin cậy qua nhiều nghiên cứu.
Phát triển câu hỏi điều tra cho việc thu thập dữ liệu Các câu hỏi điềutra được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây có tiến hành hiệu chỉnh chophù hợp với điều kiện nghiên cứu đặc thù trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ.Phiếu điều tra sau khi phỏng vấn được tập hợp, kiểm tra và tiến hànhnhập và làm sạch dữ liệu dé phục vụ quá trình phân tích dữ liệu ở bước
tiếp theo.
Bước 4: Kiểm định giả thiết nghiên cứu Dữ liệu sau khi được làm
sạch và mã hóa sẽ được tổng hợp và tiễn hành phân tích với các kỹ thuật
phân tích thống kê khác nhau Dữ liệu phân tích với sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuật phân tích: thống kê mô tả, kiểm định sự
tin cậy của thang do, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy
Bước 5: Đánh giá tác động của các nhân tố Đây là bước phân tích
các số liệu thu thập được thực tế Rút ra những nhận xét về điểm mạnh,điểm yếu cũng như tìm ra nguyên nhân dẫn đến điểm yếu Từ đó, xây
dựng các giải pháp dé có thé khắc phục những điểm yếu đó.
25
Trang 36Bước 6: Kết luận Đây là bước cuối cùng, tác giả sẽ đánh giá sự đóng góp của nghiên cứu về mặt học thuật lẫn thực tiễn, các gợi ý từ kết quả
nghiên cứu, các hạn chế và hướng đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo đốivới đề tài tương tự
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận văn nghiên cứu những nguồn dữ liệu thứ cấp sau:
- _ Nghiên cứu tại bàn trên cơ sở nghiên cứu tiêu biểu về CLDV trên
thé giới và Việt Nam dé tìm ra nội dung, các yếu tố ảnh hưởng
tới DVKH, tiêu chí đánh giá và đo lường CLDVKH Các khảo
sát, nghiên cứu về DVKH của siêu thị tại Việt Nam
- _ Tiếp cận và san lọc các tài liệu của Big C Thăng Long về DVKH
từ đó hình thành lên mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
2.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Đây là dữ liệu có được từ việc thu thập bảng hỏi và được tiễn hành các kiểm định cần thiết dé trả lời các câu hỏi nghiên cứu Dé thu thập dữ
liệu sơ cấp cần:
Bước 1: Xác định thông tin dé liệu sơ cấp cần thu thập
+ Các thông tin về khách hàng như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, trìnhđộ
+ Các yếu tố đánh giá của khách hàng về DVKH tai siêu thị
Bước 2: Thiết kế bảng hỏi Các biến quan sát của 5 tiêu chí đánh giá dịch vụ của siêu thị Sử dụng thanhg đo của mô hình RSQS dịch sang tiếng Việt, cụ thé như sau:
26
Trang 37Bang 2.3: Bảng các biến quan sát đo lường 5 yếu tổ chất lượng dịch
vụ của siêu thi theo mô hình RSQS
STT Ma
Cac quan sat
hóa
1/ TINH HỮU HÌNH
1 HH1 | Siêu thị có trang thiết bị hiện đại và dep mắt
2 HH2 Các cơ sở vật chất tại siêu thị (chăng hạn như đồ đạc và phụ
kiện) dễ quan sát
3 HH3 Vật liệu kết hợp với dịch vụ của siêu thị (chăng hạn như túi
mua sam, catalogue hoặc báo cáo) dê quan sát
4 HH4 Siêu thị có khu vực công cộng sạch sẽ, hap dẫn va thuận tiện
9 TC3 | Siêu thị thực hiện các dich vụ tốt ngay từ lần dau tiên
10 |TC4 | Siêu thị có hàng săn khi khách hàng muôn
11 TC5 Siêu thị luôn thực hiện các giao dịch mà không có lỗi gì
3/ TƯƠNG TAC CUA NHÂN VIÊN
12 |TTI | Nhân viên trong siêu thị có kiên thức để trả lời các câu hỏi
27
Trang 38của khách hàng
13 | TT2 Hành vi nhân viên luôn tự tin khi tiép xúc với khách hang
14 | TT3 Khách hang cam thay an toàn trong các giao dich với siêu thị
15 | TT4 Nhân viên siêu thi cung cấp dịch vụ nhanh chóng cho khách
hàng
16 | TTS Nhân viên siêu thị nói với khách hàng một cách chính xác khi
nao dịch vụ sẽ được thực hiện
I7 | TT6 Nhân viên siêu thị chu động cung cấp dịch vụ cho khách hàng
18 |TIT/7 Siêu thị quan tâm đến từng nhu cầu cụ thé của khách hàng
19 |TTS Nhân viên siêu thị luôn lịch sự với khách hàng
20 |TT9 Nhân viên siêu thị đôi xử với khách hàng lịch sự trên điện
thoại
4/ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
21 |KNI Siêu thị luôn sẵn lòng nhận hàng trả lại và hàng đôi
22 KN2 Khi một khách hàng có vẫn đề, siêu thị cho thấy một sự quan
tâm chân thành trong việc giải quyết nó
23 |KN3 | Nhân viên siêu thị có thé trực tiếp xử lý khiếu nại của khách
hàng và ngay lập tức
5/ CHÍNH SÁCH
24 |CS1 Siêu thị cung cấp hàng hóa chất lượng cao
25 |CS2 Siêu thi cung cấp rat nhiều bãi đậu xe thuận tiện cho khách
hàng
26 |CS3 Siêu thị có thời gian hoạt động thuận tiện cho tất cả khách
hàng
27 |CS4 Siêu thị chấp nhận thanh toán băng thẻ tín dụng
28 |CS5 Siêu thị cung cấp thẻ tín dụng của riêng mình
Nguồn: Tác giả dịch sang tiếng Việt
28
Trang 39Bảng hỏi khách hàng được thiết kế ở phụ lục 2 Bảng hỏi gồm 3 phần
chính:
+ Phan thông tin mở đầu: Nội dung phan này bao gồm giới thiệu mục
đích, ý nghĩa nghiên cứu.
+ Phân tin chính về các tiêu chí: Trong phần này nêu lên các quan sátnhằm ghi lại mức độ ý kiến của người trả lời, với thang đo Likert từ điểm
1 (hoàn toàn không đồng ý) cho đến điểm 5 (hoàn toàn đồng ý) Bang cách
này sẽ giúp lượng hóa được ý kiến người được điều tra và sử dụng điểm số
Likert để kiểm định thống kê và phân tích số liệu đa biến
+ Phan tin thống kê: Nhăm thu thập các thông tin khác về người trả
lời dé thống kê, mô tả mẫu cũng như giải thích rõ thêm cho những thông
tin chính.
Nghiên cứu này là một nghiên cứu định lượng, vì vậy thang đo được
lựa chọn phải là thang đo cấp bậc hoặc thang đo tỷ lệ, không thể dùng cácthang đo định danh để tiến hành điều tra Thang đo cấp bậc có thê được sử
dụng là thang đo Stapel hoặc thang do Likert, tuy nhiên thang do Likert
được lựa chọn do ưu điểm của nó là sử dụng một dãy số dương Cụ thé
trong nghiên cứu nay thang do Likert 5 điểm được lựa chon làm thang do
lường các câu hỏi điều tra.
1 Hoàn toàn không đồng ý
2 Không đồng ý
3 Bình thường
4 Đồng ý
5 Hoàn toàn đồng
Sau khi xác định được các thông tin cần thu thập, và thiết kế xong
bảng hỏi Trước khi đi vào nghiên cứu thu thập chính thức làm số liệu
dùng đê phân tích và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác giả tiên hành
29
Trang 40nghiên cứu thử nghiệm (chỉ tiết tại mục 2.3.3) và tiến hành điều chỉnh các
biến quan sát dé hoàn chỉnh bảng hỏi (chi tiết xem mục 2.3.4) Cuối cùng,
tác giả đi xác định kích thước mẫu dé thu thập điều tra số liệu sơ cấp chínhthức (chi tiết xem tại mục 2.3.5)
2.3.3 Nghiên cứu thứ nghiệm
Sau khi sử dụng thang đo của mô hình RSQS được dịch sang tiếngViệt trong việc xây dựng bảng hỏi Tiến hành nghiên cứu định lượng thử
nghiệm 20 khách hàng tại siêu thị Big C Thăng Long.
Đối tượng khách hàng mà tác giả lựa chọn bao gồm cả khách hàng
vào siêu thị đã mua hàng và chưa mua hàng.
Thời điểm phát bảng hỏi được chia thành hai thời điểm trong giờhành chính và ngoài giờ hành chính Đồng thời phát bảng hỏi vào một
ngày trong tuần và một ngày cuối tuần.
Lý do là vì đối tượng mua sắm trong giờ hành chình, ngoài giờ hành
chính, thời điểm trong tuần và cuối tuần có sự khách nhau
2.3.4 Điều chính bién quan sát của yếu tô trong mô hình nghiên
cứu
Kết quả thảo luận cho thấy các ý kiến đồng ý với các khía cạnhđược đưa ra, việc sử dụng từ ngữ được điều chỉnh cho đơn giản dễ hiểu doviệc sử dụng câu hỏi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt gây khó hiểu đốivới người được hỏi Da số ý kiến được đưa ra như sau:
Đối với yếu tố tính hữu hình, biến quan sát HH1 đã bao hàm cả biến