Nghiên cứu và khảo sát TXH tao ra cơ hội hiểu biết sâu sắc hơn về những yếu tố có liên quan hoặc chi phối đến văn hoá xưng hô của người Việt như bối cảnh, hoàn cảnh giao tiếp, vị thế xã
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
NGUYEN THI KIM HANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THI KIM HANH
Chuyên ngành: Việt Nam học
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan dé tài nghiên cứu “Tir xưng hô trong các giáo trình dạytiếng việt cho người nước ngoài ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những nộidung trong luận văn này là đo tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo
viên hướng dẫn.
Những tài liệu tham khảo được dùng trong luận văn này đều được trích dẫn
rõ ràng tên tác giả, tên công trình nghiên cứu.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do chính tôi thực
hiện, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác
Mọi sự sao chép không hợp lệ hoặc vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Kim Hạnh
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hướng dẫn và hỗ trợ tận tình
của TS Vũ Lan Hương trong suốt quá trình hoàn thành luận văn của tôi Sự hiểu
biết rộng, có chuyên môn sâu và sự tận tâm của Cô là yếu tố quyết định trong việc
định hình hướng khảo sát và nghiên cứu cho dé tài luận văn của tôi Cô đã đưa ra
những ý kiến đóng góp quan trọng giúp tôi có thé phan đấu học hỏi, tiếp nhận kiếnthức một cách logic và khoa học nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Tôi xin
được gửi lời cảm ơn chân thành tới Giáo viên hướng dẫn, TS Vũ Lan Hương.
Học viên,
Nguyễn Thị Kim Hạnh
(Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2024)
Trang 5MỤC LỤC
LOI CAM ĐOAN ve 2
DANH MỤC CHU VIET TẮTT - 555 eeeeeeeeeese 3
DANH MỤC TU LIEU KHẢO SÁTT << ss<==<=++++s+ 4
DANH MỤC BANG BIỂU - 5755555333333 eeeeeeeeeess 5
1 Lí do chọn để tài s2 vvthhth nh HH HH re 6
2 Câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiÊn CỨU s6 + s£+v£+se+svseeeeree 7
3 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - G5 111991019910 911 9 ng 8
4 Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu nghiên cứu: ¿25s s+cs+cs+xzez 8
5 Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận - 2-2 +©++z+£++zxzxezxezrxerxee 9
5.1 Phương pháp nghién CỨU 6 + 3 93 912 91H HH nghiệt 9
5.2 Cách tiếp cận - 5s S212 19E122112112712112112112111111211 111111111 erre 10
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - ¿2 2©s+5++x+cs+xezxvzezxers 13
6.1 Ý nghĩa khoa HỌC: -. ¿2-52 5S£+E+EE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEE21121121711211211 11.0 137.2 Ý nghĩa thực tiỄn: - 2 25s sex E19 15211211211211112112111111 1111110 13
7 Kết cấu của luận văn - - - + csk+EEk+k+EEEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEETEEEEEEEEEEEEEEETESEEEkrkrree 14CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUY ÉẾTT 5 <5 «5< s£ss£ss£+ 151.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu - ¿2© +++Ex++EE+EE++EE+2EEtEEEEEEEerxrrrrerrrcrke 151.1.1 Những nghiên cứu về từ xưng hô trên thé giới - 2 25c + scs+zszce2 151.1.2 Những nghiên cứu về từ xưng hô tiếng Việt trong nước . -¿ 161.2 Một số van dé về từ xưng hô trong tiếng ViỆt 2-55 Sccctccxerxerssree 19
1.2.1 (bo án 34 5 19 1.2.2 Cặp từ xưng hôÔ - Gà HHkt 25
1.3 Những yếu tô ảnh hưởng đến việc sử dụng từ xưng hô - ¿5+ 29
1.3.1 Vai giao tiếp và hoàn cảnh giao tiẾp ¿22-5252 2EE2EEEEEeEEErEkerkerkerex 29
1.3.2 Quan hệ liên nhân - - c2 1.01132111113111 1119511 1515111181111 81111811111 1kg 30
1.3.3 Lịch sự và thé diện trong tương tác 101 nỐI s55 3+ * 3+ vvsseesesereees 341.3.4 Từ xưng hô và một số van đề về văn hoá -¿ 2 + x+zz+z++zxerxcrrs 35
1
Trang 61.4 Phương pháp tích hợp trong giảng dạy từ xưng hô - 5 c<c<s<+s<+sx2 38
Tiểu kết chương Ì -.- ¿- 2-2 E£2EE+EE£EE£EEEEEE2E1E71211211211717112112117121 11110 41CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT TỪ XƯNG HO TRONG CÁC GIÁOTRÌNH DẠY TIENG VIET CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀII 42
2.1 Tài liệu và nội dung khảo sắt 2-2 £+E£2EE+2EE+EEESEEEEECEEEerkerrkerrreee 42 2.1.1 Tài liệu khảo sấtt 2¿- 2-52 ©E2+EE£2EEC2EEEEE1271211211711271.211211 11 1 xe 42
2.1.2 Nội dung khảo sát ¿-©2-©2s 2 SEE2EE121127112712112711111211211 1111 xe 42
2.2 Kết quả khảo sát và nhận xét ¿2-2 52+ 2EE2EEEEEEEEE2EE2EE21211211 1E re, 432.2.1 Các khảo sát chung về từ xưng hô - 2-2 + +E2E£+EE+EEeEEzEEzExerxerkerex 43
, 0ô 0n .41+ 59
2.2.3 Những yêu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng từ xưng hô - - 66
2.3 (08100 8N" ắẮ 79
Ti6u két ChUONG 208 a44 ,ÔỎ 83
CHUONG 3: THU NGHIEM VA DE XUAT .- 85
3.1 Khao sát thử nghiệm dành cho hoc viên người nước ngoài - 85
3.2 Tham vấn giáo viÊn ¿- + ¿ke +kềEkÉEE9E12E12E1211217171112111111 11111111 cre 933.3 Một số đề xuất ¿2-52 St 2t E221121711211211271211211 2111111211111 111cc 103
3.3.1 Đề xuất nội dung giảng dạy từ xưng hô tiếng Việt ¿©5255c5ec 103
3.3.2 Một số thiết kế giảng day thử nghiệm - 2-2 ¿5 ©E+£x+£x+E+EzEzxerree 110
Tiểu kết chương 3 22- ¿S25 2E2EEEEEEEEE2112112717121121121171711111 11111 xe 114
KET 10.00057575 116
TÀI LIEU THAM KHÁO 555555 +s+sssseeeeeesss 118
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIET TAT
DN : danh ngữ
DT : danh từ chung
DTcn : danh từ chức nghiệp
DTtt : danh từ than tộc
DHKHXH & NV : Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
ĐHQG : Đại học Quốc gia
ĐHQG HN : Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐHQG TPHCM : Đại học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh
TCN : tước Công nguyên
TênNg : tên người
TênTC : tên tô chức
TTTT : tiểu từ tình thái
tr : trang
TXH : từ xưng hô
Trang 8DANH MỤC TƯ LIỆU KHẢO SÁT
Stt Tên tư liệu trích dẫn Kí hiệu
1 Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2018), Giáo trình tiếng Việt cho | NVHuél
người nước ngoài 1 Nxb Dai học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
2 Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2019), Giáo trình tiếng Việt cho | NVHué2
người nước ngoài 2 Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
3 | Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2005), Giáo trình tiếng Việt cho | NVHué3
người nước ngoài 3 Ñxb Giáo dục tại TP Hồ Chí Minh
4 Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2004), Giáo trình tiếng Việt cho | NVHuệ4
người nước ngoài 4 Nxb Giáo dục tại TP Hồ Chí Minh
5_ | Nguyễn Việt Hương (2021),Tiếng Việt cơ sở dành cho người | NVHuong]
nước ngoài - Quyển 1 Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
6 | Nguyễn Việt Hương (2019), Tiếng Việt cơ sở dành cho người | NVHương2
nước ngoài - Quyển 2 Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội
7 | Nguyễn Việt Hương (2002), Tiếng Việt nâng cao dành cho | NVHuong3
Hgười nước ngoài - Quyển 1 Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
8 | Nguyễn Việt Hương (2020), Tiếng Việt nâng cao dành cho | NVHương4
người nước ngoài - Quyển 2 Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
9 | Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2007), Tiếng Việt trình độ A tập | ĐTThuật1
12 | Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2014), Thực hành tiếng Việt | ĐTThuật4
Trinh độ C Nxb Thế giới, Hà Nội
Trang 9DANH MỤC BANG BIEU
Sơ đồ 1.1 Quan hệ liên cá nhân - 2 St SE£EE+ESEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkrrerkee 31Bảng 2.1 Số lượng từ xưng hô -2- 2-22 5%‡SE£SE2EE2EEEEEEEEE2EEE21 2121.2112 crkcrki 43
Bang 2.2 Nhóm từ xưng hôÔ t1 9 912 191g HH HH Hưng ng gà 45
Bang 2.3 Số lượng TXH trong ba bộ giáo trình 2 2 sxczxzzezzxerxcres 46Bang 2.4 Các mô hình cấu tạo TXH trong giáo trình -c©sz2s+cs+zxzsz 48Bảng 2.5 Số lượng xuất hiện các mô hình cau tạo TXH trong các giáo trình 51Bang 2.6 Ba nhóm TXH phân chia theo cấp độ - 2-2 2 2+ £x+£x+£sz£sse2 55Bang 2.7 Từ xưng hô theo thành phan câu -2- 2-2222 ++£x+2x++£++zxerxezez 57Bảng 2.8 Từ xưng hô đóng vai trò thành phan phụ -2- ¿552552552 58
Bang 2.9 Khao sát chung về các cặp từ xưng hô 2-2 sx+2Ez2E++zxsrxcrez 59
Bang 2.10 Cap từ xưng hô theo nBỒI - - 5 5 + HH ng it 64
Bang 2.11 Hoàn cảnh giao tiếp trong các giáo trình 2-2 s+sz+zs+cssrxzez 68Bang 2.12 Cặp từ xưng hô và hoàn cảnh giao tiẾp - 2-2-5255 cxccxccersce2 69Bảng 2.13 Xưng hô theo trục quyỀn UY -.¿ 2¿©2+¿©5+22++22xt2x+tzxterxesrxerreeree 70Bang 2.14 Thống kê xưng hô mang tính thân sơ trong các hội thoại 75Bang 2.15 Vai giao tiếp trong xưng hô thân sơ 2-22-5252 E+2E22E++£xerxzez 76
Bảng 2.16 Xưng hô trong môi trường liên văn hoá 55555 *+s*++s+sexssx 78
Bang 3.1 Kết quả khảo sát theo độ tuổi học viên -2- 2 + x+2sz+£z+zxsrxczez 86
Bang 3.2 Kết quả loại bài tập khảo sát Loc.ceececceccescesceseesessessessessessessesssssessessessessease 87Bảng 3.3 Kết quả loại bài tập khảo sát 2 .¿ 5¿©2+ 2+ 2Et2Ex2EEeEEerkrsrkerrrcree 89Bảng 3.4 Kết quả loại bài tập khảo sát 3 .¿- 5:22 2+ 2E 2Exc2Etrkerkrrrkerrrrree 91Bang 3.5 Đặc trưng chính tắc va phi chính tắc trong xưng hô - 107
Bảng 3.6 Đặc trưng linh hoạt qua mối quan hệ cụ thể của các nhân vật tham gia
giao tiếp trong môi trường Dai hOC c.cescesssessessessssssessessesssessessessessusssessessessesseeeees 109
Bang 3.7 Các đặc trưng văn hoá trong xưng hô của người VIiệt - 109
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giảng dạy từ ngữ xưng hô là một vấn đề quan trọng trong việc giảng dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài Từ xưng hô (TXH) là sản phẩm ngôn từ của mỗi cánhân, mỗi cộng đồng nói năng trong hoạt động giao tiếp Trong giao tiếp tiếng Việt,
TXH luôn được vận hành theo những quy luật riêng của từng cá nhân, mang những đặc thù riêng chỉ có trong văn hoá Việt Nam Nghiên cứu và khảo sát TXH tao ra cơ
hội hiểu biết sâu sắc hơn về những yếu tố có liên quan hoặc chi phối đến văn hoá
xưng hô của người Việt như bối cảnh, hoàn cảnh giao tiếp, vị thế xã hội và quan hệ
liên nhân của những nhân vật tham gia giao tiếp
Hiện nay, thế giới đang ngày càng toàn cầu hoá một cách sâu rộng, việc mọingười học ngôn ngữ và văn hoá của nhau làm nảy sinh hiện tượng giao tiếp liên văn
hoá Từ môi trường học ngoại ngữ dau tiên là lớp học, việc học viên người nước
ngoài chọn lựa một cặp TXH phù hợp khi giao tiếp với giáo viên người Việt, vớibạn học chính là những bước đi đầu tiên để họ bắt đầu xây dựng một hệ thống xưnggọi khiêm tốn cho riêng mình bằng tiếng Việt và tiếp đó là những đơn vị ngôn ngữphức tạp hơn Dù vậy, TXH trong tiếng Việt không phải dé nắm bắt chi trong vài
tháng học đối với người nước ngoài Xưng hô trong tiếng Việt luôn tồn tại quan hệ
liên cá nhân với những đặc trưng chính tắc hoặc phi chính tắc trong các tình huống
và môi trường giao tiếp khác nhau Người nước ngoài luôn cảm thấy TXH trongtiếng Việt khó và phức tạp Vì vậy, trong tiến trình dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài, các nhà Việt ngữ học, các nhà sư phạm luôn coi trọng việc dạy TXH và dành
nhiều thời gian để nghiên cứu và cập nhật nội dung TXH, phục vụ việc giảng dạy
Trang 11Thi, Nguyễn Văn Huệ, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Thiện Nam, Nguyễn Việt
Hương Tất cả đều đã có những đóng góp nghiên cứu chuyên sâu về phân tíchngôn ngữ học hoặc biên soạn các bộ giáo trình giảng dạy tiếng Việt dành cho người
nước ngoài một cách khoa học, có giá trị chuyên môn cao, sẵn sàng đáp ứng nhu
cầu học tiếng Việt của người nước ngoài đang ngày càng gia tăng Tuy nhiên, cáccông trình nghiên cứu về TXH chủ yếu phân tích các khía cạnh về ngôn ngữ học,nguồn ngữ liệu chủ yếu là các tác phẩm văn học Cho đến hiện nay, chưa có nhiềucông trình nghiên cứu về việc giảng dạy TXH cho người nước ngoài, đặc biệt làtrong hệ thống giáo trình dạy tiếng Việt Do đó, đề tài “Từ xưng hô trong các giáotrình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”, áp dụng các công nghệ phân tích ngữliệu dé khảo sát hệ thống từ xưng hô trong các giáo trình sẽ cho chúng ta nhữngthông tin hữu ích phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Việt và văn hoá người Việt cho
người nước ngoài.
2 Câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
Dé giới thiệu cách sử dụng từ xưng hô tới học viên người nước ngoài thì ngữliệu đầu vào chính là các bộ giáo trình dạy tiếng Vì thế, câu hỏi nghiên cứu củaluận văn là: hệ thống từ xưng hô đang được giảng dạy trong các giáo trình dạy tiếngViệt cho người nước ngoài như thế nào, đặc biệt là về mặt cấu tạo, cách hành chức
và những yếu tô hỗ trợ người học nhận diện được các quan hệ liên nhân khi sử dụng
cũng như cách thức nâng cao hiệu quả giảng dạy TXH.
Từ câu hỏi nghiên cứu nêu trên thì mục đích nghiên cứu của luận văn là khảo
sát và xây dựng hệ thống ngữ liệu số về các đơn vị từ ngữ được sử dụng dé xưng hôtrong các giáo trình dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài phổ biến hiện nay.Theo đó, phân loại từ xưng hô, hệ thống hoá chúng thành các mô hình cấu tạo khu
biệt Luận văn khảo sát các cặp từ xưng hô trong hội thoại, được sử dụng theo các
vị thế giao tiếp, bối cảnh giao tiếp khác nhau và phân tích mối quan hệ liên nhân thê
hiện qua những cách xưng hô này Những khảo sát này sẽ tạo ra một kho ngữ liệu
về TXH hiện có trong các giáo trình, cũng như phác họa sự hành chức của các từ
ngữ xưng hô được đưa vào giảng dạy cho người nước ngoài.
7
Trang 12Bên cạnh các mục đích nghiên cứu giáo trình, luận văn cũng đặt ra mục đích
nghiên cứu về thực trạng sử dung từ xưng hô của học viên và tham vấn giáo viên về van
đề giảng dạy từ xưng hô Từ đó, luận văn đưa ra những phân tích, đề xuất phù hợp
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn như sau:
+ Khảo sát hệ thống TXH trong các giáo trình dạy tiếng Việt dành cho người
nước ngoài phô biến hiện nay, bao gồm các TXH đơn lẻ, cặp TXH trong hội thoại
giảng dạy, hội thoại bài tập.
+ Luận văn cũng thực hiện việc khảo sát về năng lực sử dụng TXH của cáchọc viên người nước ngoài cùng những ý kiến của giáo viên về việc giảng dạy TXHtrong các giáo trình hiện nay dé từ đó có cơ sở đưa ra các đề xuất phù hợp
4 Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu nghiên cứu:
Đối tượng khảo sát và tìm hiểu là các TXH xuất hiện trong ba bộ giáo trình
dạy tiếng Việt dành cho người nước ngoài và nghiên cứu trên học viên, giáo viên ởmột số đơn vị giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay
Phạm vi va nguồn tư liệu nghiên cứu: Luận văn sử dụng ba bộ giáo trình (12
cuốn) Cu thé như sau:
Bộ 1:
Quyển 1: Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2018), Giáo trình tiếng Việt cho người
nước ngoài 1 Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Quyển 2: Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2019), Giáo trình tiếng Việt cho người
nước ngoài 2 Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Quyển 3: Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2005), Giáo trình tiếng Việt cho người
nước ngoài 3 Nxb Giáo dục tại TP Hồ Chí Minh
Quyển 4: Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2004), Giáo trình tiếng Việt cho người
nước ngoài 4 Nxb Giáo dục tại TP Hồ Chí Minh
Bộ 2:
Quyển 1: Nguyễn Việt Hương (2021), Tiếng Việt cơ sở dành cho người nước
ngoài - Quyển 1 Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
8
Trang 13Quyển 2: Nguyễn Việt Hương (2019), Tiếng Việt cơ sở dành cho người nước
ngoài - Quyển 2 Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Quyền 3: Nguyễn Việt Hương (2002), Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước
ngoài - Quyển 1 Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội
Quyền 4: Nguyễn Việt Hương (2020), Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước
ngoài - Quyển 2 Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Việt khác trong nước.
5 Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong luận văn là:
Phương pháp thống kê và phân tích ngữ liệu (có sử dụng khoa học máy tính và
kĩ thuật xử lí ngôn ngữ tự nhiên): Luận văn dùng phần mềm quản lí cơ sở dữ liệu để
lưu trữ ngữ liệu và các kết quả khảo sát, đồng thời dùng thuật toán của phần mềm
để thống kê và so sánh số liệu theo mục đích, yêu cầu đặt ra Cụ thé là:
+ Tạo ngữ liệu TXH từ các giáo trình; phân tích các kết quả liên quan đến từxưng hô; dùng kỹ thuật trích chọn để bóc tách ra được các đặc điểm giúp nhận diện
mô hình TXH, phân loại các nhóm TXH.
Trang 14+ Áp dụng phương pháp thông kê dé thay được mối tương quan trong việc
phân bố các nhóm TXH trong các giáo trình dạy tiếng Việt
Phương pháp miêu tả: phân loại, miêu tả đặc điểm cấu tạo TXH và các đặcđiểm hành chức của chúng
Phương pháp phân tích diễn ngôn: phân tích hoàn cảnh giao tiếp, vai giao tiếp,ngôi, lời thoại có sự xuất hiện của TXH trong các giáo trình
Phương pháp phân tích ngữ pháp: xác định thành phần có sự tham gia của
TXH trong câu.
Phương pháp định lượng và định tính.
5.2 Cách tiếp cận
Với mong muốn thực hiện nội dung khảo sát trên một cách khoa học và có kết
quả chính xác, thuyết phục, chúng tôi lựa chọn cách thức khảo sát với sự hỗ trợ của
phần mềm máy tính Dé làm được điều đó, ngữ liệu phải được số hoá và phân tích
theo những yêu cầu đặt ra
Bước 1: Số hoá ngữ liệu
Toàn bộ phần ngữ liệu phục vụ cho việc khảo sát trong 12 quyên giáo trìnhđược chúng tôi số hoá và phân loại theo tên tác giả, tên giáo trình, bài, số trang
Ngữ liệu cũng được phân chia và nhập vào một chương trình quản tri dir liệu (data
management) trong máy tính dé khảo sát theo mười một loại như sau:
1 Hội thoại bài học (phần bài học);
Hội thoại thực hành nghe (phần thực hành);
Hội thoại ngữ pháp (phần bài học);
Hội thoại thực hành nói (phần thực hành);
Hội thoại thực hành đọc (phần thực hành);
Hội thoại thực hành viết (phần thực hành);
I Dn KR WN Phát ngôn don ngữ pháp (phan bài học);
8 Phát ngôn đơn nghe (phần thực hành);
9 Phát ngôn đơn nói (phần thực hành);
10 Phat ngôn đơn đọc (phần thực hành);
10
Trang 1511 Phát ngôn đơn viết (phần thực hành).
Bước 2: Phân tích ngữ liệu
Luận văn sử dụng phần mềm do tác giả Vũ Lương (Vietlex) thiết kế riêng cho
đề tài để phân tích TXH theo ngôi, vị thế giao tiếp, vai giao tiếp, mức độ thân sơ,
chức năng ngữ pháp và ví dụ minh hoạ.
- Hai loại ngữ liệu hội thoại bài học và hội thoại thực hành nghe thường có
hoàn cảnh giao tiếp và các vai giao tiếp cụ thể Các cặp từ xưng hô xuất hiện ở đây
thường xác định được quan hệ liên nhân giữa những người tham gia hội thoại với
nhau một cách rõ ràng Chắng hạn, ví dụ 9 sau đây có vai giao tiếp là Tom và Mary,
hoàn cảnh giao tiếp là “Tom và Mary gặp nhau lần đầu”:
Ví dụ 9: Hội thoại: Tom và Mary gặp nhau lần đầu
Tom: Chào cô.
Mary: Chào anh Xin lỗi, anh tên là Henry, phải không?
Tom: Da, không phải Tôi không phải la Henry Tôi tên Tom, Tom Scolt.
Còn cô, cô tên là gì?
Mary: Tôi tên là Mary Anh là người Mỹ, phải không?
Tom: Vang, toi là người Mỹ [NVHuỆệt, tr 59]
Vì vậy, phần ngữ liệu này được xếp vào loại ngữ liệu hội thoại có hoàn cảnhgiao tiếp và cặp từ xưng hô được khảo sát theo quan hệ liên nhân gồm vị thế nganghàng, vị thế trên — dưới, vị thế đưới — trên và theo tính thân sơ
- Bốn loại ngữ liệu tiếp theo là các hội thoại trong phần ngữ liệu giải thích ngữpháp và phần bài tập, bài luyện (một số bài nghe, nói, đọc, viết) thường là các cuộcthoại ngăn hoặc chỉ đơn giản là tập hợp từng cặp thoại riêng lẻ không có hoàn cảnhgiao tiếp, không có vai giao tiếp hoặc không rõ vai giao tiếp Chang hạn như các vi
dụ 10 và ví dụ 11 sau:
Ví dụ 10: Nhìn các bức ảnh rồi thực hành theo giáo viên
|
- Chào anh Anh khoẻ không?
- Chào chị Cam ơn chị Tôi khoẻ.
lãi
Trang 16- Chào ông Ông khoẻ không?
- Chào ông Cam ơn ông Tôi bình thường [NVHương!], tr 53]
Ví dụ 11: Gắn mỗi bức ảnh sau vào một đoạn hội thoại
a.
- Chúng cháu chao bà a Bà khoẻ không a?
- Chào các cháu Bà khoẻ Các cháu khoẻ không?
- Da Chúng cháu khoẻ a.
b.
- Chào anh.
- Chào anh Rất vui được gặp anh
- Tôi cũng rất vui được gặp anh
Cc.
- Chao thay a
- Chao em.
- Thay có khoẻ không a?
- Thay bình thường [NVHương!, tr 59]
Các cặp từ xưng hô trong các loại ngữ liệu này được chúng tôi xác định là loại
ngữ liệu hội thoại không rõ hoặc không có hoàn cảnh giao tiếp và ít nhiều gây trở
ngại cho việc xác định quan hệ liên nhân giữa người nói và người nghe.
- Những loại ngữ liệu còn lại là các câu đơn lẻ có từ xưng hô trong các phần
giải thích văn phạm và phần bài tập, bài luyện Đây là các câu thoại riêng lẻ, không
có lời đáp lại, từ xưng hô không xuất hiện theo cặp Ví dụ:
Vi dụ 12: Ghi chú ngữ pháp: Cách dùng từ lịch sự
- Xin tự giới thiệu: Tôi là Hà.
- Tôi xin tự giới thiệu: Tôi là Hà.
Trang 173 Tên bà ấy là Nga.
4 Tên ông ấy là Trần
5 Tên cháu ấy là Phương
6 Tên thay ấy là Chuyên
7 Tên cô ấy là Thanh [NVHuong], tr 69]
Vì vậy TXH (ở cả 3 ngôi) thuộc loại ngữ liệu này sẽ được khảo sát theo dạng TXH đơn lẻ Cùng được khảo sat đơn lẻ còn có các từ xưng hô thuộc ngôi thứ 3
trong sáu loại ngữ liệu hội thoại kê trên
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
xưng hô được tốt hơn nữa
Những phát hiện mới cùng những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa đề xuất,
bổ sung vào các nội dung giảng dạy, hỗ trợ giáo viên, đặc biệt, giúp các bạn học
viên người nước ngoài hiéu văn hoá xưng hô của người Việt Nam.
13
Trang 187 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, chính văn của luận văn
Trang 19CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu về từ xưng hô trên thế giớiViệc nghiên cứu từ xưng hô đã có từ thời cổ đại Trong tác pham The
Grammar of Dionysios Thrax, tác giả Davidson đã dịch khái niệm pronoun (đại từ)
của tác giả người Hy Lạp cô đại Dionysiusax Thrax (170-90 TCN) sang tiếng Anh
là “một từ được dùng để thay cho danh từ và chỉ những người xác định [a word
assumed instead of a noun, and indicating definite persons]” [58, tr 13-14].
Tiếp đến, nhà nhân chủng hoc Morgan (1870) trong công trình nghiên cứu
“Systems of Consanguinity and Affinity of the Human Family” (Hệ thong thân tộc
và sự giống nhau về cấu trúc của gia đình con người) đã bàn về việc danh từ thântộc được sử dung dé giao tiếp trong các bộ tộc người Mỹ ban địa Họ “không baogiờ sử dụng tên riêng của người được nhắc đến” [64, tr 132] vì đây không những làphong tục mà còn là sự sang trọng của tộc người này so với tộc người khác, đồngthời cũng biểu thị thứ bậc trong quan hệ họ hàng, tránh sự khiếm nhã hoặc sự xúc
phạm đáng tiếc xảy ra Sau đó là Brown và Gilman (1960) trong công trình “The
Pronouns of Power and Solidarity” (Đại từ của đoàn kết và quyền lực) đã đề xuất
mô hình lí thuyết nhằm lí giải cách sử dụng từ xưng hô theo yếu tố văn hoá Họ chỉ
ra rằng, các thứ tiếng như tiếng Pháp, Đức, Ý và một số thứ tiếng khác có nhữngquy luật sử dụng từ xưng hô khác nhau vì các thứ tiếng này có nền văn hoá khácnhau Chang hạn, tiếng Đức sử dụng từ xưng hô dé biểu thị sự tôn trọng gia đình;còn tiếng Pháp và tiếng Ý thì sử dụng chúng dé biểu 16 tư cách [57, tr 265]
Đến năm 1973, tác giả Lakoff trong công trình “Language and Woman'sPlace” (Ngôn ngữ và địa vị của phụ nữ) đã cho thấy, đối với phụ nữ từ xưng hôđược sử dụng thường thé hiện địa vị thấp hơn nam giới, điều này nói lên sự thiếutôn trọng và làm gia tăng sự bat bình dang giới Người phụ nữ khi kết hôn được gọi
là bà (Mrs), còn khi chưa kết hôn được gọi là cô (Miss) và điều này được coi là tôn
trọng và lịch sự Còn đàn ông thì dù đã kết hôn hay không vẫn được gọi là ông
15
Trang 20(Mr.) Không những vậy, khi người phụ nữ kết hôn thì họ còn thường bị mat họ củamình vì phải lấy họ chồng trong khi người chồng thì không bị như vậy Tác giả cho
thấy quan điểm về vị trí xã hội và tình trạng hôn nhân giữa phụ nữ và nam giới có
sự bất bình đăng và chúng cũng được thê hiện trong từ xưng hô [62, tr 72]
Tác giả Salifu (2010) trong công trình nghiên cứu Signaling Politeness, Power and Solidarity through Terms of Address in Dagbanli (tạm dịch: Tín hiệu lịch sự,
quyền lực và đoàn kết trong từ xưng hô của tiếng Dagbanli) đã nêu (tạm dịch):
“việc sử dụng các danh từ có nguồn gốc thân tộc và chức danh dé xưng hô là dé giữgìn thể diện, biểu thị quyền lực và sự đoàn kết.” [65, tr 290] Còn tác giả Fashola
(2014) nêu (tạm dịch): “Người châu Phi sử dụng các danh từ có nguôn gốc thân tộctrong giao tiếp xã hội là nhằm mục đích gìn giữ sự hòa hợp, thu hẹp khoảng cách,
và ton trong thé dién giữa những con người với nhau.” [59, tr 112]
Dưới một góc nhìn khác, nhóm tác giả Gusnawaty, Lukman, Andi Nurwati,
Ahmad Adha (2022) lại cho răng sử dụng từ xưng hô có nguồn gốc thân tộc là đượcdựa trên yếu tố quyên lực (power) và đoàn kết (solidarity) của các đối tượng thamgia hội thoại (đối ngôn) (interlocutors) Ở đây, yếu tố quyền lực không nhằm théhiện sự đe doa (intimidation) mà muốn nhắn mạnh đến sự hài hòa (harmony) trong
các tương tác xã hội [60, tr 24].
1.1.2 Những nghiên cứu về từ xưng hô tiếng Việt trong nước
Việc nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt cũng đã được giới Việt ngữ họcquan tâm từ khá sớm Tiêu biểu có nhóm tác giả Trần Trọng Kim - Phạm DuyKhiêm - Bùi Kỷ trong cuốn “Việt-Nam văn-phạm” (1940) Nhóm này đã nói kháchỉ tiết về việc dùng và phân loại từ xưng hô ở Chương VII, mục Đại-danh-tự Tại
đây, các tác giả nêu “Đại-danh-tự là tiếng dùng thay thế cho danh-tự”, và chia ra
thành 2 loại: Nhân-vật đại-danh-tự và Chỉ-định đại-danh-tự Đồng thời liệt kê cácnhân-vật đại-danh-tự ding ở ngôi thứ nhất (ta, tôi, min, tớ, qua, thiếp, choa); ngôi
thứ hai (mày, mi, ngươi, bậu, bay); ngôi thứ ba (nó, hắn, nghỉ, va, y, họ) [25, tr 62].
Đặc biệt, các tác giả đã đề cập đến vấn dé vị thé chi phối việc dùng từ xưng hô:
“Khi người ta nói những người bậc trên, thì người ta lấy chức-tước hay danh-vị mà
16
Trang 21gọi, chứ không bao giờ dùng những tiếng đại-danh-tự ấy.” [25, tr 63] Theo đó, các
tác giả cũng đã gián tiếp xác định một số từ thuộc loại nhân-vật đại-danh-tự có géc
từ các danh từ chỉ thân tộc: “Những tiếng nhân-vật đại-danh-tự, phần nhiều là do
những tiếng danh-tự mà thành ra Những tiếng đại-danh-tự ấy, có tiếng chỉ dùng dé
nói về bên nam, như: ông, thầy, chú, cậu, anh, chàng, thằng; có tiếng chỉ dùng dé
nói về bên nữ, như: bà, mẹ, cô, thim, mo, di, mu, thiếp, nàng, ả, chị, con (trái với
thằng); có tiếng dùng dé nói chung cả bên nam, bên nữ, như: ngài, người, ngươi, cố,
cụ, bác, em, con, cháu.” [25, tr 66-67].
Tác giả Phạm Thanh (1994) đã nhấn mạnh đến vai giao tiếp trong xưng hô:
“Vai giao tiếp của người Việt được quy định bởi vị trí của người đó đối với cácthành viên khác trong hệ thống phân định rạch ròi: gia đình và xã hội.” [48, tr 73]
Tương đồng với quan điểm trên, tác giả Bùi Thị Minh Yến (2001) đã nhấn mạnh
đến vị thế trong xã hội của các đối tượng tham gia giao tiếp với sự tương tác của 2
yếu tô xưng và hô: “Thực ra, xưng và hô là một cơ chế tương tác lời nói hết sức tỉnh
vi Bởi vì chúng phản ánh hay thể hiện quy ước xã hội về hành vi và vai xã hội củanhững người tham gia giao tiếp, là những nhân tố tác động trực tiếp đến việc lựachọn từ ngữ xưng hô và các loại từ ngữ khác cũng như các nhân tô phi ngôn ngữ khi
tạo lập phát ngôn xưng hô.” [54, tr 13].
Năm 2002, Trương Thị Diễm tiếp tục phân loại từ xưng hô trong tiếng Việt
thành 2 nhóm lớn “dai tir nhân xưng và những yếu tổ xưng hô phi đại từ nhân
xưng.” [7, tr 25] Tác giả cũng chỉ ra 6 tiểu loại từ ngữ thuộc loại những yếu to
xưng hô phi đại từ nhân xưng, bao gồm: 1) Danh từ chỉ thân tộc (ông, bà, bố, mẹ,anh, chị, cô, bác ); 2) Danh từ chỉ quan hệ xã hội (bạn, đông chi, dong hương );3) Danh từ chỉ chức vụ xã hội cao hoặc những nghề nghiệp đặc biệt (chủ tich, tổngthống, bộ trưởng, giám đốc, thay, cô, bác sĩ ); 4) Tổ hợp từ gồm danh từ chỉ quan
hệ thân tộc và dai từ chỉ định (ông dy, bà ay, chi ấy, anh ấy ; đâu, đấy, dang dy );
5) Danh từ riêng mà cụ thể là tên riêng của các nhân vật giao tiếp hoặc tên của
những người thân như chồng, con ; 6) Các kết hợp giữa từ xưng hô với tên; chứcdanh với tên [7, tr 26] Đồng thời, tác giả cũng nêu vấn đề chuyên loại (chuyền từ
17
Trang 22từ loại này sang từ loại khác mà không thay đổi vỏ ngữ âm) trong hệ thống ngôn
ngữ đơn lập, và cho rằng có hiện tượng “bi đại từ hod’ trong một số đơn vị thuộcloại những yếu to xưng hô phi đại từ nhân xưng
Khi bàn về khái niệm “từ xưng hô”, tác giả Nguyễn Thị Trung Thành (2007)cũng phân loại từ xưng hô trong tiếng Việt gồm “đại từ dùng để xưng hô; danh từchi quan hệ họ hàng dùng để xưng hô; danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp dùng dé
xưng hô.” [47, tr 2] Nguyễn Thị Ly Kha (2007) coi những danh từ chỉ quan hệ
thân tộc và chỉ chức vu, nghề nghiệp đã được đại từ hoá trong cách sử dụng [21]
Nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu cũng chỉ ra rằng, TXH là
một phương tiện đặc biệt biểu hiện ý nghĩa lịch sự, sự lễ phép hoặc thân mật tronggiao tiếp Điển hình như các nghiên cứu của tác giả Hoàng Anh Thi, Phan Thi
Phương Dung,
Đối với việc nghiên cứu biên soạn và giảng dạy từ xưng hô tiếng Việt cho
người nước ngoài, các tác giả như Nguyễn Văn Lai, Bùi Phụng, Vũ Văn Thi,
Nguyễn Văn Huệ, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Việt Hương, đều đã giới thiệu khá
cơ bản hệ thống đại từ nhân xưng, các từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt Điềunày giúp cho việc nghiên cứu, việc dạy và học tiếng Việt có chuyên môn hơn Ngoài
ra, một số nghiên cứu có tính chất thử nghiệm về dạy từ xưng hô cho người nướcngoài có thé ké đến là: “Cách xưng hô và áp dung day từ xưng hô cho du học sinh
Lào tại trường văn hoá, thể thao và du lịch Thanh Hoá” (Hoàng Thị Kim Oanh,
Hoàng Thị Huệ), “Xây dựng hệ thống bài tập khắc phục lỗi cho học viên người
nước ngoài khi hoc đại từ nhân xưng tiếng Việt" (Nguyễn Duy, Đỗ Thúy Nga,Nguyễn Bùi Thiện Nhân, Trần Lại Bảo Châu, Tăng Thị Tuyết Mai)
Nói tóm lại, cho đến nay đã có không ít các nghiên cứu lớn, nhỏ về từ xưng hô
tiếng Việt ở cả trong và ngoài nước Các từ xưng hô tuy có xuất hiện trong các giáotrình giảng dạy tiếng Việt dành cho người nước ngoài, nhưng thực trạng của chúngnhư thế nào vẫn còn chưa được khảo sát, nghiên cứu cụ thé Luận văn này sẽ đi vàotìm hiểu và khảo sát cụ thé các từ xưng hô nhằm đóng góp vào những khoảng trống
còn bỏ ngỏ trong giới nghiên cứu.
18
Trang 231.2 Một số van đề về từ xưng hô trong tiếng Việt
1.2.1 Từ xưng hô
Trong một số cuốn từ điển tiếng Việt ra đời trước đây, khái niệm xưng hô
được thể hiện với ý nghĩa khá đơn giản là chỉ vai người được “gọi”, được “kêu”.Chang hạn, xung hô là “Kêu gọi lẫn nhau” [19], hoặc “Gọi lẫn nhau” [10] Các từđiển tiếng Việt gần đây đã định nghĩa xưng hô tách bạch thành hai yếu tố tương ứng
với ý nghĩa của “xưng” và của “hô” (gọi) trong mối quan hệ lẫn nhau Chang hạn,
xưng hô là “Tự xưng minh và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thi
tính chất của mối quan hệ với nhau.” [37, tr 1163]
Trong các công trình nghiên cứu chuyên sâu về xưng hô, các nhà nghiên cứu
đã có những lí giải chi tiết hơn Trương Thị Diễm khăng định “Thuật ngữ này là kết
quả nghiên cứu của ngữ pháp giao tiếp ” [7, tr 20] Trịnh Cam Lan nêu cụ thé hơn
về vị trí của các nhân vật trong giao tiếp (ngôi) và số lượng người tham gia giao tiếp
(số ít, số nhiều): “xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó [ ] Xưng
ứng với ngôi thứ nhất Một người xưng thì thuộc ngôi thứ nhất số ít Từ hai người
trở lên là ngôi thứ nhất số nhiều Các phương tiện nhân xưng thứ nhất là sự tự quy
chiếu của người nói Tương tự, hô ứng với ngôi nhân xưng thứ hai Các phương tiện
nhân xưng thứ hai là sự quy chiếu đến người nghe [ ] Như vậy chức năng của
xưng hô là chỉ người nói, người nghe trong một cuộc hội thoại.” [26, tr 343].
Tác giả Bùi Thị Minh Yến đã nêu cụ thể hơn về van dé vị thé của người nói,người nghe và người được nhắc đến trong giao tiếp: “ từ xưng hô lại luôn gắn với
người nói, người nghe, có chức năng xác định ngôi vi người nói, người nghe (va
người thứ ba được người nói, người nghe nhắc đến), vốn là các thành viên của các
nhóm xã hội khác nhau về lứa tuổi, giới tính, học van ” [54, tr 16] Tác giả cũngnhấn mạnh đến các phong cách và trạng thái tâm lí khác nhau được thể hiện tronggiao tiếp: “Các thành viên này lại tiễn hành giao tiếp trong các phong cách khácnhau (trang trọng, bình thường, thân mật, suồng sã ), với các trạng thái tâm lý,thái độ đánh giá người nghe khác nhau.” [54, tr 16] Có thé thay rang, các đặc điểm
về cuộc đời, cuộc sông và tính cách của một người như tuôi tac, dia vị, giới tính và
19
Trang 24các mối quan hệ xã hội có tác động rất lớn đến hình thức xưng hô Những đặc điểm
này không dễ nhận ra được khi xem xét từ xưng hô một cách chung chung, tách
khỏi hoàn cảnh giao tiếp và những phong cách giao tiếp cụ thể Như vậy, khái
niệm xưng hô được hiểu như là một trong những chức năng, có vai trò hoặc đặc
trưng nhất định trong giao tiếp
Từ xưng hô có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp, thể hiện tình cảm, vị thế vàthái độ lịch sự của người nói đối với người nghe Tác gia N guyén Van Chién (1993)cho rang: “Đây là những từ thuộc nhiều lớp từ loại của hệ thống ngôn ngữ được
đem ra sử dụng dé xưng hô (biểu thị các phạm trù xưng hô) giao tiếp xã hội Các
thuộc tính về “loại” của lớp từ này được xác định cơ bản trong cơ chế giao tiếp
các vai xã hội của người Việt [ |.” [24, tr 39].
Tác giả Trịnh Cam Lan gọi từ xưng hô là “phương tiện xưng hở” và cho rằng:
“Phương tiện xưng hồ là những don vi từ, ngữ dùng dé xưng hô nhằm chỉ thị rõ vai
người nói, người nghe trong hoạt động giao tiếp.” [26, tr 336] Tác giả Võ Minh Phát
quả quyết hơn: “Dé xưng hô trong giao tiếp, không thé thiếu từ xưng hô, đúng hon là từ
ngữ xưng hô, theo cách hiểu của chúng tôi.” [36, tr 26] Tác giả Trương Thị Diễmcũng khăng định “Từ xưng hô bao gồm các từ, ngữ, các cấu trúc ngôn ngữ (trong đó từđóng vai trò cơ bản) được sử dụng để xưng hô giao tiếp.” [7, tr 21]
Như vậy, nếu xwng hô là chức năng trong giao tiếp thi tz xưng hô lại đóng vai
trò là các phương tiện dé thực hiện chức năng giao tiếp đó, tức là phương tiện dé
thực hiện ý đồ, mục dich giao tiếp Khái niệm tr xưng hô dé làm việc trong luận văn
này là chỉ những đơn vị như từ, ngữ, các cấu trúc định danh được sử dụng để xưng
hô trong giao tiếp
20
Trang 25- Trong hệ thống từ xưng hô tiếng Việt thì đại từ nhân xưng, danh từ chỉ quan
hệ thân tộc, danh từ chỉ quan hệ xã hội, danh từ chỉ chức vụ - nghề nghiệp là cácđơn vị tồn tại ở mức tr
+ Khái niệm dai tu nhân xưng còn được gọi là dai tur xưng hồ trong sách NÑgữ
pháp tiếng Việt [52, tr 88] và trong Từ điên Bách khoa Việt Nam [18, tr 721] Tuynhiên, đại từ nhân xưng còn có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn củacác tác giả, như đại từ nhân xưng gốc, đại từ nhân xưng chính danh, đại từ nhânxưng chân chính, đại từ nhân xưng chuyên dùng Từ dién Bách khoa Việt Nam định
nghĩa đại từ nhân xưng tương đối rõ ràng như sau: “đại từ nhân xưng (cg đại tir
xưng hô; A personal pronoun), dai từ dùng dé tự xưng (ngôi thứ nhất), dé gọi ngườiđối thoại (ngôi thứ hai), để trỏ người hay sự vật thứ ba (ngôi thứ ba) DINX gồm sỐ
ít và số nhiều Trong tiếng Việt, ĐTNX có: /ôi, ta, chúng tôi, chúng ta, mày, chúng
mày, nó, chúng nó, v.v.” [18, tr 721] Trong khi tác giả Nguyễn Thiện Giáp lại có
sự đối chiếu đại từ nhân xưng tiếng Việt với tiếng Anh khá cụ thé: “Đại từ chỉ
những tham tổ trong hoàn cảnh lời nói Trong tiếng Anh, đó là những từ như 7 “tôi”,you “anh”, we “chúng ta”, she “cô ấy”, they “họ” Trong tiếng Việt, đó là những từnhư: số it: fôi, fớ, nó, tao, mày, mi, người, hắn, nó, y; số nhiều: ta, bay, họ, chúng,
” [13, tr 152] Tác giả Trương Thị Diễm cho rang, “Tiếng Việt có trên 20 đại từ
nhân xưng chuyên dùng: fôi, tao, to, ta, người ta, may, bay, mi, người, ngài, mình,
nó, hắn, vị, gã, thị, a, chúng, ho, chúng tôi, chúng ta, chúng nó, mày, chúng bay,nang, chàng, thiếp, ngươi ” [7, tr 25] Như vậy, nếu như dai tr là từ dùng dé chỉmột đối tượng, một điều đã được nói đến chung chung nao đó, thì đại từ nhân xưngchỉ được dùng dé thay thế cho một người hoặc nhiều người cụ thé trong một bối
cảnh giao tiếp nhất định Người được thay thế bằng đại từ nhân xưng có thể là
người nói (ngôi thứ nhất), có thể là người nghe (ngôi thứ hai), hoặc có thé là người
được người nói và người nghe nhắc đến (ngôi thứ ba)
+ Khái niệm dai tir nhân xưng hoá được các tác giả nghiên cứu đặt cho nhiềutên gọi khác nhau như dai từ xưng hô lâm thời, các yếu tô đại từ hoá, những yếu tophi đại từ nhân xưng Tác giả Nguyễn Văn Chiến cho rằng, các yếu tố đại từ hoá
21
Trang 26bao gồm: những danh từ chỉ người (ôi, tớ, minh, nàng, chàng, thiếp, người, ngài,
ngươi, người ta ); những danh từ thân tộc (cu, ông, bà, cha, mẹ, bác, cô, chú, cậu,
mo, di, thim, anh, chi, em, con, cháu ); tên riêng của người; các từ chỉ học vi, học
hàm, tước hiệu; các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp [5, tr 8] Tác giả Trương ThịDiễm lại gdp nhóm này trong một nhóm lớn với tên gọi “những yếu tô xưng hô phiđại từ nhân xưng”, bao gồm các loại như: danh từ chỉ quan hệ thân tộc: ông, bà, bố, me,
anh, chi, cô, bác, chú, dì, cháu, ông bà, cậu mo, chú thím, anh chị ; danh từ chỉ quan
hệ xã hội: bạn, dong chi, dong hương ; danh từ chỉ chức vu xã hội cao hoặc nhữngnghề nghiệp đặc biệt: chử tịch, tong thống, bộ trưởng, giám đốc, sép ; thay, cô, cha
(linh mục), bac si, cán bộ (cán bộ quản giáo, giám thi trại giam) ; tên riêng của nhân
vật giao tiếp hoặc tên của những người thân như chồng, con [7, tr 26]
Tuy có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả đều có quanđiểm tương đồng trong cách phân loại và cho đây là hiện tượng chuyên loại, tức là
thay đổi về mặt từ loại Như vậy, khái niệm từ xưng hô được mở rộng thêm một
nhóm đại từ nhân xưng hoá, “làm cho hành vi ngôn ngữ xưng hô trong tiếng Việttrở nên phong phú, đa dạng, phản ánh được các mục đích khác nhau trong giao tiếp
của người Việt.” [54, tr 14].
+ Khái niệm ngữ định danh chỉ “Sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năngdùng dé gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên co sở đó hìnhthành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú vàcâu.” [53, tr 89] Trong giao tiếp tiếng Việt, ngoài việc dùng đại từ nhân xưng,chúng ta còn sử dụng các ngữ dé xưng hô với nhau Chang hạn ngữ gồm danh từthân tộc và danh từ chức vụ (ông giám đốc, bác công nhân ), danh từ thân tộc va
tên người (bà Lan, cô Hoa, anh Bill ), số từ và danh từ thân tộc (hai bác, các ông,
các bà ), danh từ thân tộc và đại từ chỉ định (chi ay, anh kia, bà này ), V.V.
- Hình thức xưng hô trong tiếng Việt cũng được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
học chú ý Đỗ Thị Thu Thuỷ (2019) trong “Vấn dé sử dung từ xưng hồ trong giao
tiếp công sở (nghiên cứu trường hợp ở Học viện Quân y)” đã đề cập đến cách phân
loại hình thức xưng hô của Nguyễn Văn Khang Theo đó, Nguyễn Văn Khang đã
22
Trang 27phân chia từ xưng hô ra làm 6 nhóm với 13 kiểu bằng cách kết hợp nhóm đại từ
nhân xưng và nhóm đại từ nhân xưng hoá lại với nhau như sau:
A Xưng hô bằng họ và tên, gồm:
- (1) Xưng hô băng tên
- (2) Xưng hô băng họ
- (3) Xưng hô băng họ + tên
- (4) Xưng hô bằng tên đệm + tên
- (5) Xưng hô bằng họ + tên đệm + tên
B Xưng hô bằng tất cả các từ dùng dé xưng hô, gồm:
- (6) Các đại từ nhân xưng.
- (7) Các từ thân tộc dùng làm từ xưng hô.
- (8) Các từ khác được dùng làm từ xưng hô.
C Xưng hô bằng các chức danh, gồm:
- (9) Gọi bằng một trong các chức danh
- (10) Gọi bằng nhiều hoặc tất cả các chức danh
D Xưng gọi bằng tên của người thân thuộc như tên của chồng, vợ, con (cách gọi
thay vai):
- (11) Goi bang tên của người thân thuộc (chồng, vg, con).
E Xưng hô bằng sự kết hop (1), (2), (3), (4), gồm:
- (12) Gọi bằng các kết hợp khác nhau (thí dụ: Chức danh + tên, Chức danh +
họ tên, từ xưng hô + họ + tên/tên).
F Xưng hô bằng sự khuyết vắng từ xưng hô, gồm:
- (13) Không xuất hiện các từ xưng hô trong giao tiếp (khuyết vắng từ xưng
hô) [Dẫn theo 49, tr 22, 23].
Sau đó, chính tác giả Đỗ Thị Thu Thuỷ đã chia lại các hình thức xưng hô cho
riêng luận văn của mình và đã chia thành 8 nhóm lớn gồm nhiều kiểu xưng hô nhưsau: (1) xưng hô băng từ thân tộc (ông, bà, cô, chú, anh, chị ), (2) xưng hô bằngtên riêng (Giang, Hoàn, Thuỷ ), (3) xưng hô bằng từ chỉ chức vu/nghé nghiệp như:Thủ trưởng, Giám đốc , (4) xưng hô bằng từ “đồng chí”, (5) xưng hô bằng đại từ
23
Trang 28nhân xưng (tôi, chúng tôi, chúng ta, tao, mày, chúng mày, bạn, các bạn ), (6) xưng
hô bằng từ khác (người ta, mọi người, cả nhà, ban tổ chức ), (7) xưng hô bằng các
kết hợp khác (đồng chí Thuỷ, đồng chí Bi thư ), (8) khuyết vắng từ ngữ xưng hô
[49, tr 27].
Nhìn chung, các tác gid (kê cả trong phan lịch sử nghiên cứu) đều thê hiện sựgiống nhau về việc liệt kê các lớp từ được dùng dé xưng hô, nhưng việc phan chiavẫn chưa dé cập đến tên gọi ngữ định danh áp dụng cho những tổ hợp xưng hô đượcnói đến trong nhóm “Gọi bằng các kết hợp khác nhau” (Nguyễn Văn Khang) và
“xưng hô bằng từ khác” (Đỗ Thị Thu Thuỷ) Mặt khác, trong cách phân loại của haitác giả đều chưa nhắc đến nhóm xưng hô có sự kết hợp giữa số từ và danh từ thân
tộc (hai bác, các ông, các bà ), giữa danh từ thân tộc và đại từ chỉ định (chi ấy,
anh kia, bà này ).
Dựa trên cơ sở xác định các từ xưng hô và các phân loại hình thức xưng hô của các tác giả đi trước và căn cứ vào nhiệm vụ cũng như mục đích nghiên cứu, chúng tôi
phân chia từ xưng hô ra thành ba nhóm dé làm việc trong luận văn như sau:
Nhóm đạt từ nhân xưng
- ngôi thứ nhất: ứôi, fớ, mình (số it); chúng tôi, chúng ta, chúng tao, chúngmình, chung em, chung cháu (số nhiều);
- ngôi thứ hai: mày, đấy (số it); chúng mày, chúng bay, bon mày (số nhiều);
- ngôi thứ ba: nó, hẳn, y, a (số it); họ, chúng nó, bọn no (số nhiều).
Nhóm đạt từ nhân xưng hóa
- danh từ thân tộc: ông, bà, chú, bác, cô, di, anh, chị, em (số it); ông bà, anhchị, chú bác, cô di, em út, cháu chất (số nhiều);
- danh từ chức nghiệp (chức danh - nghề nghiệp): chứ tịch, bí thư, bộ trưởng,
thủ trưởng, giảm đốc, giáo sư, bác sĩ, thây giáo (số Ít;
- tên người: Nam, Nguyễn Nam, Bell (số it);
- danh từ chỉ người: bạn, ngài, tram, khanh, thân, hoàng thượng, hoàng hậu,phu nhân, cô gái, chang trai, đồng chi (số it);
- tên tô chức: Khoa Tiếng Việt, Công ty Du lịch Sai Gon (số nhiều)
24
Trang 29Nhóm danh ngữ định danh
Đây là những danh ngữ định danh được tạo ra từ việc kết hợp giữa các từ của
nhóm đại từ nhân xưng với các từ của nhóm đại từ nhân xưng hóa:
- danh từ thân tộc + đại từ chỉ định: anh ấy, bà ấy, chị ấy, ông ấy, ông này,
- danh từ thân tộc + tên người: cô Lan, anh Huy, bà Park, cụ Ba, bó me Ann,
- danh từ thân tộc + dai từ nhân xưng: anh tớ, anh tôi, ba cậu, bố minh, bố nó,
- danh từ + dai từ nhân xưng: bạn tôi, lớp minh, sếp tôi, trường mình,
- danh từ chức nghiệp + tên người: thay An, cô giáo Tina, giám đốc An,
- danh từ thân tộc + danh từ chức nghiệp: cô y td, ông giám đốc, mẹ cô giáo,
- danh từ thân tộc + danh từ thân tộc: bố anh, bồ cậu, bà em, em con, mẹ cháu,
- danh từ + danh từ thân tộc: bạn anh, người chong, lớp chị, nha anh,
- số từ + danh từ thân tộc: hai bác, hai ông bà, các anh, các cậu, bọn con,
- số từ + danh từ: hai bạn, hai người, các bạn, các du khách,
- số từ + danh từ chức nghiệp: các cô, các thây, các thay cô, moi sinh viên,
1.2.2 Cặp từ xưng hô
Trong xưng hô, các từ xưng hô đảm nhiệm việc xưng gọi cho các vai giao tiếp
khác nhau Một khái niệm nữa chính là “ngôi”, ngôi chỉ vị trí của nhân vật trong
giao tiếp, chính là øgười nói (ngôi thứ nhất), người nghe (ngôi thứ hai) và người
được nhắc tới (ngôi thứ ba) trong mỗi quan hệ lẫn nhau Tác giả Mai Ngọc Chừ chorằng “Trong hoạt động giao tiếp, các nhân vật luân phiên đổi vai cho nhau: vaingười phát và vai người nghe Định vị ngôi là định vị theo vai giao tiếp theo điểmgốc của người phát Người phát tự đưa mình vào diễn ngôn thông qua các từ chỉngôi thứ nhất và đưa người nhận vào diễn ngôn thông qua các từ chỉ ngôi thứ hai
Các từ ngữ có chức năng xác định sự vật (chủ yếu là người) được nói đến theo vai
giao tiếp là những biểu thức ngôn ngữ định vị ngôi.” [6, tr 508]
Trong giao tiếp, người nói (ngôi thứ nhất) mới là người có thé “tự xưng mình”
và “gọi” người nghe (ngôi thứ hai) theo cách nào đó Hai ngôi này luân phiên đổivai cho nhau, tạo ra các cặp từ xưng hô Người được nhắc đến (ngôi thứ ba) là
25
Trang 30người vắng mặt, hoặc người tuy có mặt trong cuộc hội thoại, nhưng không tham gialời thoại nên không tạo ra cặp từ xưng hô trực tiếp trong hội thoại.
Ví dụ 1: Mary: - Xin lỗi, anh tên là Henry, phải không?
Tom: - Da, không phải Tôi không phải là Henry [NVHué1]
=> cặp ngôi 2 - | (anh - tdi) xuất hiện, trong đó “anh” là danh từ thân tộc (đại
từ nhân xưng hóa) mà Mary dùng đề “gọi” Tom, xuất hiện trong lời thoại của Mary;còn “tôi” là đại từ nhân xưng Tom dùng dé tự xưng, xuất hiện trong lời thoại của
Tom khi trả lời Mary.
Ví dụ 2: Người bán: - Tôi bán mở hàng vậy Chị lay may cân? [NVHuong]1]
=> cặp ngôi | - 2 (tôi - chi) xuất hiện, trong đó cả “tôi” (xưng) va “chi” (gọi)đều xuất hiện trong lời thoại của Người bán
Vi dụ 3: A: - Chị ơi, tôi chờ mãi nhưng chị vẫn chưa cắt cho tôi [DTThuat2]
=> cặp ngôi 2 - | (chị - tôi) xuất hiện 2 lần trong lời thoại của nhân vật A
Ví dụ 4: Smith: - Cô cho tôi thuê một phòng đơn.
Tiếp tân: - Vâng Ông muốn thuê may đêm a? [NVHué2]
= cặp ngôi 2 - 2 (cô - ông) xuất hiện, trong đó Smith “gọi” Tiếp tân bằng
“cô” xuất hiện trong lời thoại của Smith; còn Tiếp tân “gọi” Smith bằng “ông” xuấthiện trong lời thoại của Tiếp tân
Như vậy, việc lựa chọn từ xưng hô phù hợp trong giao tiếp “ngoài tác dụng
định vi ngôi còn có tác dụng định vi quan hệ xã hội giữa những người tham gia giao
tiếp.” [6, tr 609] Định vị ngôi trong giao tiếp xưng hô là nói đến các từ xưng hôđược thê hiện với nhau như thế nào theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai (như các ví
dụ trên).
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngôi trong xưng hô là chúng liên
quan mật thiết đến vị trí (như đã trình bày ở trên) được phân bố như thế nào trongcác lời thoại Theo đó, ngwoi nói (ngôi thứ nhất) mới là người có thé “tự xưng
mình” và “gọi” người nghe (ngôi thứ hai) là gì đó trong các lời thoại Hai vi trí này
luân phiên đồi ngôi cho nhau, thé hiện qua cách xưng gọi nhau trong suốt quá trìnhgiao tiếp, thậm chí có hiện tượng người nói chỉ gọi người nghe mà không xưng
26
Trang 31(hiện tượng khuyết văng TXH một phan), hoặc cả hai bỏ TXH (hiện tượng khuyếtvăng TXH hoàn toàn) Khi những hiện tượng khuyết vắng xảy ra thì có các biến thể
thân-sơ xuất hiện
Ví dụ 5: Hai vợ chồng đang ngồi uống trà tại phòng khách của mình
Vợ: Em pha trà rồi, anh uống di!
Chong: Cam ơn, tra ngon quá!
Vợ: Hôm nay trời đẹp quá!
Ching: Trời đẹp như thé này thì phải ra công viên tập thể dục mới đượcVợ: Hôm qua tập thé dục cả ngày roi Hôm nay nghỉ nhé!
Chong: Nghỉ như vậy thì làm sao khoẻ được Chiều nghỉ ngơi xong di tập nhé!Hội thoại trên có hai nhân vật giao tiếp đưới vai trò là người chồng và người
vợ Ở đầu hội thoại, người vợ tự xưng minh là “em” va gọi người chồng là “anh”nhưng người chồng không xưng cũng chang gọi vợ là gì trong lượt thoại của mình.Day là hiện tượng khuyết văng TXH một phan và làm cho cuộc giao tiếp trở nên
thân mật, đời thường hơn Từ giữa đến cuối hội thoại, hai vợ chồng nói chuyện với
nhau nhưng không xưng hô gì với nhau, trực tiếp tạo ra hiện tượng khuyết vắngTXH hoàn toàn Day là một hiện tượng biến thể của tính thân trong xưng hô,chuyên từ thân sang thân hơn và gần gũi, đời thường hơn
Thông thường thì từ xưng hô sẽ xuất hiện trong lời thoại của nhân vật A và lời
thoại của nhân vật B liền kề dé tạo ra 1 cặp từ xưng hô (1 phát - 1 nhận) như ở Ví
dụ 1 và Ví dụ 4 Tuy nhiên, cặp từ xưng hô cũng có thé chỉ xuất hiện trong lời thoại
của một nhân vật, như ở Ví dụ 2 và Vi dụ 3, giúp xác định được cặp TXH trong
giao tiếp Nếu không có tình huống và vai giao tiếp, đây là những cặp TXH không
rõ quan hệ liên nhân.
Như vậy, cặp TXH có thể được xác định trong một lời thoại hoặc một cặp lờithoại liền kề Tuy nhiên, dé xét về quan hệ liên nhân và những biến đồi quan hệ liên
nhân trong xưng hô thi đa dang hơn Tính thân-sơ trong xưng hô vừa có thé xác
định qua một lời thoại (nếu có đủ xưng va hô), cặp lời thoại (1 hỏi — 1 đáp) hoặccũng có thể cả hội thoại (sẽ trình bày rõ hơn trong phần quan hệ liên nhân, mục
27
Trang 321.3.2.) mà có các vai giao tiếp tham gia Hội thoại là cuộc nói chuyện trực tiếp giữa
hai vai giao tiếp: bên người nói (người phát thông tin) và bên người nghe (người
nhận thông tin) và hai bên này liên tục hoán đôi vị trí nghe — nói với nhau Người
nói đóng vai trò là người đưa ra điều mình muốn biết (cung cấp thông tin) với yêucầu được người nghe trả lời hoặc giải đáp (phản hồi thông tin) Trong quá trình giaotiếp giữa hai người sẽ xuất hiện các cặp từ xưng hô Các cặp từ xưng hô có thể là:ông - tôi (2-1), bà - tôi (2-1), ông — bà (2-2), ông — ông (2-2), bà — bà (2-2), bố -
con (2-1), cậu — tớ (2-1) Việc xác định cặp từ xưng hô sẽ được căn cứ vào một lời
thoại, hai lời thoại kế cận của hai vai giao tiếp trong suốt cuộc hội thoại
Sự xuất hiện của các từ xưng hô không chỉ phản ánh đặc điểm về vị trí ngôi,
mà còn phản ánh vai trò, chức năng ngữ pháp của chúng trong câu Mỗi thành phần
mà từ xưng hô tham gia đều mang một giá trị thông báo nhất định Cụ thể, trong lời
thoại các từ xưng hô thường tham gia đảm nhiệm các thành phần sau:
+ Thành phần chủ ngữ, nêu chủ thể (người) của hành động, trạng thái:
Tuấn: - Bây giờ anh phải di, nhưng năm sau anh sẽ về
Chi: - Tháng máy anh về?
+ Thành phần bố ngữ, nêu đối tượng chịu tác động của hành động, trạng thái:
Bình: - Rat vui được gặp anh
Baker: - Rat vui được gặp anh
+ Thành phần định ngữ, xác định sự vật, sự việc có quan hệ với đối tượng
được nói đến:
Park: - Còn anh, nhà anh ở đâu?
Nam: - Nha tôi ở số 50, đường Nguyễn Thị Diệu, Quận 3, Thành phó Hồ
Chí Minh.
+ Trong xưng hô có hiện tượng TXH đi với các fiểu từ tình thái (TTTT), các yếu tố
hô gọi Chúng thường đứng ở đầu câu hoặc cuối câu thoại, có tác dụng nhắn mạnh, gây
sự chú ý cũng như điều chỉnh mức độ quan hệ giữa người nghe và người nói:
A: Anh oi! Tính tiên!
A: - Đất nước Việt Nam rất rộng, anh nhỉ?
28
Trang 33B: - Không, Việt Nam không rộng lắm anh a.
Như vậy, khi nghiên cứu về TXH là nghiên cứu các mặt hình thức, chức năng
ngôn ngữ và cách hành chức của chúng trong hoạt động nói năng TXH không chỉ
đảm nhiệm vai trò của một đơn vi ngôn ngữ đơn thuần mà còn là sự lựa chọn củanhững người tham gia hội thoại dé thể hiện mối quan hệ tương tác lẫn nhau
1.3 Những yếu tố ảnh hướng đến việc sử dung từ xưng hô
1.3.1 Vai giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp
Trong xưng hô, vai giao tiếp là để chỉ nhân vật giao tiếp Theo Mai Ngọc Chừ,
“Trong bat kì hoạt động giao tiếp nào cũng có mặt các nhân tố sau: a) Nhân vật giaotiếp (thoại nhân) là những người tham gia vào quá trình giao tiếp Các nhân vật giaotiếp được chia thành hai phía: người phát (kí hiệu là: Spl) và người nhận (kí hiệu
là: Sp2).” [6, tr 480] Như vậy, tuỳ vào phạm vi xưng hô trong gia đình hay ngoai
xã hội mà Spl và Sp2 có thé là ông bà, cha mẹ xưng hô với con cháu và con cháu
xưng hô với ông bà, cha mẹ; hoặc giám đốc với nhân viên và nhân viên với giám
đốc; hoặc giáo viên với học viên, khách hàng với nhân viên, bạn bè với bạn bè,
người mua với người bán, v.v.
Hoàn cảnh, bối cảnh, tình huống giao tiếp có ảnh hưởng lớn đến vai giao tiếp.Hoàn cảnh giao tiếp liên quan đến môi trường tổng thé, hoặc khung cảnh lớn màquá trình giao tiếp diễn ra Ví dụ, trong một cuộc họp ở công ty, một bữa tiệc giađình, hoặc một buổi học là những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Mỗi hoàn cảnhnày đều có yêu tô đặc biệt ảnh hưởng đến cách các vai giao tiếp dùng từ xưng hô dégiao tiếp với nhau
Bối cảnh giao tiếp thường chỉ đến địa điểm cụ thê hoặc phương tiện mà giao
tiếp diễn ra Ví dụ, giao tiếp trong một quán cà phê, qua điện thoại, qua email, hay
trên mạng xã hội Bối cảnh giao tiếp cũng có thể ảnh hưởng đến cách các nhân vật
giao tiếp sẽ xưng hô với nhau sao cho phù hợp
Tình huống giao tiếp liên quan đến các sự kiện hoặc tình thế cụ thể nơi màgiao tiếp xảy ra Chang hạn hai người lúc đầu trao đổi công việc với nhau khá thân
thiện, nhưng khi giữa hai người có quan điêm khác nhau về một vân đê nhạy cảm
29
Trang 34nao đó thì nảy sinh mâu thuẫn, có thé dẫn đến có thái độ thiếu kiềm chế với nhau.
Hoặc khi một người phải thông báo một quyết định có điều bat lợi cho đồng nghiệp
sẽ khác với khi thông báo điều thuận lợi, v.v Các tình huống như vậy đều đòi hỏi
kỹ năng giao tiếp và xưng hô khác nhau
Tóm lại, hoàn cảnh giao tiếp là khung cảnh tổng thể (toàn cảnh nơi sự kiệndiễn ra), bối cảnh giao tiếp là địa điểm cu thé, và tinh huống giao tiếp là các sự kiệnhay tình thế đặc biệt trong quá trình giao tiếp Tùy thuộc vào từng điều kiện giao
tiếp cụ thé và mục đích của cuộc trò chuyện, các vai giao tiếp có thé điều chỉnh cách
họ sử dụng từ xưng hô với nhau Điều này giúp học viên người nước ngoài có thể
rèn luyện kỹ năng xưng hô của mình một cách thiết thực và có ý nghĩa, giúp họ hiểu
và ghi nhớ cách xưng hô nhanh và lâu hơn Ngoài ra, tình huống giao tiếp và vai
giao tiếp rõ ràng cũng cho phép người học phát triển kỹ năng kiểm soát tính thân sơ
trong xưng hô khi họ phải bày tỏ suy nghĩ, đưa ra quan điểm của mình, v.v Qua đó
tạo cơ hội cho người học nhận diện và sử dụng từ vựng và ngữ pháp của TXH trong
ngữ cảnh cụ thé, củng cô kiến thức tiếng Việt và văn hoá xưng hô một cách tông thé
và tạo thói quen xưng hô tốt hơn
1.3.2 Quan hệ liên nhân
Quan hệ liên nhân là mối quan hệ giữa các nhân vật tham gia giao tiếp, thé
hiện vị thế giao tiếp, tính lịch sự, tình cảm, sự tôn trọng dành cho nhau Tác giả
Nguyễn Thiện Giáp đã nêu: “Trong giao tiếp, không phải nhân vật giao tiếp muốn
nói gì thì nói Nhân vật giao tiếp nói (viết) gì, như thế nào là tuỳ thuộc vào quan hệ
xã hội của họ Mỗi tương tác ngôn ngữ nhất thiết là một tương tác xã hội.” [13, tr.432] Đây là một điều quan trọng trong giao tiếp, có thê hiểu ý tác giả đang nói đến
quan hệ liên nhân trong giao tiếp là các “quan hệ xã hội” vì quan hệ liên nhân trong
Trang 35[ ] +) Quan hệ không ngang vai [ ]” [6, tr 481-482] Có thé hình dung quan hệliên cá nhân này qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Quan hệ liên cá nhân
Trục quyền uy
$ Quan hệ không ngang vai
- quan hệ trên vai
- quan hệ dưới vai
Trục thân sơ
Theo sơ đồ này, trong tiếng Việt tinh thân sơ khi giao tiếp biểu hiện cả trong
quan hệ ngang vai và quan hệ không ngang vai.
Xưng hô ngang vai là hiện tượng xưng hô mang tính bình đăng giữa nhữngngười cùng vị thế, độ tuổi hoặc có cùng quy ước xưng hô theo quy định văn hoá vàđịnh chế xã hội với nhau Tính thân sơ phụ thuộc vào cách sử dụng TXH của vaigiao tiếp
Ví dụ 6: Việt và Nam là bạn thân và đang bàn về việc đi ăn trưa với nhau
Việt: Lat nữa cậu đi ăn phở bò với tớ nhé?
Nam: Được, tớ rất thích phở bò Cậu muốn ăn ở đâu?
Việt: À, tớ muốn mời cậu đến ăn ở Phở Thìn
Đây là hội thoại có hoàn cảnh giao tiếp và vai giao tiếp rõ ràng Trong hộithoại ngắn này, Việt và Nam đều xưng là “tớ” và gọi nhau là “cậu”, hình thành cặpTXH “tớ — cậu” Đây là biểu hiện của xưng hô ngang hàng và có tinh than
Ví dụ 7: Tuấn và Mike độ tuổi ngang nhau, gặp nhau lần đầu ở công ty
Tuấn: Chào anh, tôi tên là Tuấn Còn anh, anh tên là gì?
Mike: Chào anh, tôi tên là Mike Rất vui được gặp anh
Hai lời thoại trên cũng có hoàn cảnh giao tiếp và vai giao tiếp rõ ràng, giúpxác định rõ vị thế giữa người xưng và người được gọi Việc cả hai đều xưng “tôi”
và gọi nhau là “anh”, hình thành cặp TXH “tôi — anh” cho ta biết Tuấn va Mike
31
Trang 36bằng độ tuổi nhau, vị thế ngang hàng nhau Trong văn hoá người Việt, từ “tôi”
thường được dùng trong trường hợp người tham gia giao tiếp là những người đãtrưởng thành Do có hoàn cảnh giao tiếp là lần đầu gặp nhau, dù cả hai gọi nhau
bang dai từ nhân xưng hoá anh (có nguồn gốc thân tộc) nhưng vi cả hai người xưng
“tôi” chứ không xưng “mình” hay “tớ” nên ta có thể xác định đây là hiện tượng
xưng hô sơ.
Xưng hô không ngang vai là hiện tượng xưng hô giữa người ít tuổi (hoặc
người có vị thế thấp) VỚI ngudi cao tuổi hơn (hoặc người có vị thế cao hơn), hoặc
ngược lại Hiện tượng xưng hô theo vị thế ¿rên — đưới và dưới — trên có đặc điềm làngười ít tuổi (hoặc người có vị thế thấp) phải xưng hô theo đúng tôn ti gia đình, quyluật văn hoá hoặc định chế xã hội dé thé hiện tính lịch sự, tôn trọng nhằm mục đích
giữ thé diện cho người được gọi Ví dụ:
Ví dụ 8: Mẹ của giám đốc Bình bị bệnh Giám đốc Binh do bận nói chuyện với bác
sĩ nên nhờ cô nhân viên bệnh viện, nhỏ tuổi hơn minh, đưa mẹ mình ra xe trước
Giám đốc Bình: Em giúp mẹ tôi ra xe trước Tôi sẽ ra sau
Cô nhân viên bệnh viện: Vang a Bác ra xe với cháu nhé Để cháu giúp bác a
Mẹ giám đốc Bình: Bác cam ơn cháu nhé! Nào, chung ta di thôi
Cô nhân viên bệnh viện: Vâng a.
Hội thoại trên có tình huống giao tiếp và vai giao tiếp rõ ràng, cụ thé Vai giao
tiếp là: Giám đốc Bình, mẹ giám đốc Bình và cô nhân viên bệnh viện Giám đốcBình có vị thế cao hơn nên xưng “tôi” và gọi cô nhân viên bệnh viện là “em”, hìnhthành cặp TXH “tôi — em” Day là hiện tượng xưng hô theo vị thế trên — dưới và cótính sơ (Vì giám đốc Bình xưng “toi” chứ không xưng “anh”, “mình”, “tớ”, hoặcxưng bằng tén )
Mẹ giám đốc Bình cũng có vị thế cao hơn nên xưng “bác” và gọi cô nhân viên
bệnh viện là “cháu”, hình thành cặp TXH “bác — cháu” Day là hiện tượng xưng hô
theo vị thế trên — dưới và có tính than (vì mặc dù có vị thé lớn hơn nhưng mẹ giám
z
đốc Bình không xưng “tôi” mà xưng với một danh từ thân tộc là “bác”)
32
Trang 37Cô nhân viên bệnh viện có vị thế thấp hơn so với hai người còn lại nên xưng
“cháu” và gọi mẹ giám đốc là “bác”, hình thành cặp TXH “cháu — bác” Đây là hiệntượng xưng hô theo vị thế đưới — trên và có tính hân Sử dụng các xưng hô thân
mật hơn cũng là một trong những chiến lược giao tiếp được người Việt ưa sử dụng
Dưới một góc nhìn khác trong xưng hô, quan hệ thân hữu là một kiểu quan hệ
dựa trên mức độ gan bó cua những nhân vat giao tiép “Mức độ gan bó là nhân tố
bên trong đối với giao tiếp, có thể xảy ra khi khoảng cách xã hội ban dau thay đổi
và được đánh dấu trong quá trình giao tiếp.” [13, tr 434] Sự rút ngắn khoảng cáchgiao tiếp có thé xảy ra một cách chóng vánh Lấy ví dụ trong tác phẩm “Tắt đèn” ta
thấy nhân vật chi Dậu đã lần lượt thay đổi ba cặp xưng hô khi đối đáp với bọn cai lệ
và người nhà Lý trưởng đến thu tiền sưu Đầu tiên chị Dậu gọi “hai ông” xưng
“cháu” (Hai ông làm phúc nói với ông Lý hãy cho cháu khát ); đây là hiện tượng
xưng hô dưới — trên mang tinh than Sau đó gọi “ông” xưng “tôi” (Chồng tôi dau
6m, ông không được pháp hành hạ!); đây là hiện tượng xưng hô ngang hàng (cùng
trang lứa) mang tính sơ Cuối cùng thì gọi “mày” xưng “bà” (Mày trói ngay chong bà
đi, bà cho mày xem!) [46, tr.121-122]; đây là hiện tượng xưng hô trên — dưới có
khoảng cách nên mang tính sơ hon Cách xưng hô của chị Dậu đã thay đổi theo sự
chuyên biến của tâm lí và tình cảm diễn ra trong từng tình huống giao tiếp cụ thể
Trong ba cách xưng trên của chị Dậu, xưng hô có hiện tượng than — sơ — sơ hơn vi
quan hệ liên nhân thay đổi dựa trên diễn biến nội dung câu chuyện và tình cảm củanhân vật Thân — sơ — sơ hơn là một trong những biến thé của ¿hân sơ trong xưng hô
Tác giả Tạ Thị Thanh Tâm, trong tác phẩm “Lịch sự trong giao tiếp tiếng
Việt”, đưa ra nhận xét: “Quan hệ liên nhân được coi là (+) thân mật khi quan hệ đó
được xây dựng trên cơ sở thân tình, gần gi, có sự hiểu biết sâu sắc về nhau, không
có khoảng cách về địa vị, hoặc tuổi tác Thuộc mối quan hệ này có thể kể: quan hệ
bạn bè cùng trang lứa, cùng nhóm hay những người thân trong gia dinh, ” [45, tr.
109] Theo đó, khi khảo sát các cặp TXH theo trục quyền uy trong quan hệ liênnhân, luận văn sẽ chú ý khảo sát trục thân sơ dé tìm ra các biến thé của chúng nhăm
bước đâu khám phá những đặc điêm có trong văn hoá xưng hô của người Việt.
33
Trang 381.3.3 Lịch sự và thể diện trong tương tác lời nói
Lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp và xưng hô bởi vì nó théhiện sự tôn trọng, quan tâm, và thiện chí của người đang giao tiếp đối với người đốidiện Phép lịch sự là những quy tắc, chuan mực ứng xử phù hợp với các quan niệm
về chuân mực xã hội Tác giả Nguyễn Thiện Giáp nêu rõ: “Thứ nhất, người ta cóthé coi lịch sự như một chuẩn mực xã hội Trong giao tiếp, lịch sự có thể được địnhnghĩa là phương tiện được dùng dé thể hiện sự hiểu biết về thé diện của người khác
Như thế, phép lịch sự thực hiện các tình huống có khoảng cách xã hội và có sự thân
hữu.” [13, tr 255-256].
Mặt khác, “thê diện của mỗi cá nhân được tạo dựng bởi cá nhân đó và đượckhang định, củng cố bởi những người khác trong quá trình tương tác ở các chu cảnh
tình huống và chu cảnh văn hoá cụ thể” [43, tr 3] Do đó, việc lựa chọn TXH cho
bản thân cũng là cách định vị cá nhân cũng như duy trì thé diện của các nhân vật
giao tiếp trong giao tiếp
Tác giả Vũ Lan Hương đã gan tính lịch sự vào việc giảng dạy tiếng Việt sao
cho có hiệu quả: “Tinh lịch sự trong giao tiếp là phạm trù thuộc về ngôn ngữ, tưduy, văn hoá và là một trong những quy tắc hội thoại Cách nói lịch sự nên đượcnhắn mạnh trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài [ ] Nói đến lịch sự là
nói đến quan hệ liên nhân Lịch sự mang đặc trưng giao tiếp cá nhân, dựa trên các
cứ liệu văn hoá.” [20, tr 40-41].
Như vậy, để đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp, ngoài việc “lựa lời mà nóicho vừa lòng nhau” thì người nói cần chú ý lựa chọn từ xưng hô phù hợp với mốiquan hệ giữa mình và người nghe Ví dụ, khi nói chuyện với người lớn tuôi, chúng
ta có thể tự xưng “cháu” và gọi người lớn tuổi là “ông, bà, cô, chú, bác, ” để vừa
thé hiện sự tôn trong vừa duy trì tính lịch sự và mức độ thân mật nhất định; khi nóichuyện với người ngang hang mới gặp lần đầu thì chúng ta có thé xưng “tôi” và gọingười đó là “anh, chị” để tôn người đó lên; khi nói chuyện với bạn bè thì chúng ta
có thé xưng “mình, tớ” và gọi người đó là “cậu, bạn” dé tỏ ý gần gũi, thân thiện; khi
nói chuyện với người ít tuôi hơn thì chúng ta có thê xưng “anh, chị, mình, tớ” và gọi
34
Trang 39người đó là “em, cô, cậu, bạn” để tỏ rõ sự thân thiết, yêu mến Mặt khác, tuỳ vàohoàn cảnh giao tiếp mà người nói cần có sự lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp.
Khi giao tiếp trong môi trường trang trọng, chúng ta nên dùng từ xưng hô biểu thịtính trang trong; khi giao tiếp trong môi trường thân mật, chúng ta có thé dùng từxưng hô biểu thị tính thân mật Ở mỗi vùng miền, có thé có những cách sử dụng từxưng hô khác nhau, nên người nói cũng cần lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợpvới văn hoá vùng miền của người nghe
Nhìn chung, việc sử dụng từ xưng hô một cách lịch sự trong giao tiếp và đảm bảo
thể diện cho người nghe sẽ giúp chúng ta tạo ấn tượng tốt với người đối diện, thể hiện
sự tôn trọng và thiện chí của mình, từ đó tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp.
1.3.4 Từ xưng hô và một số van đề về văn hoá
Trong cộng đồng giao tiếp người Việt, việc lựa chọn các cách thức xưng hô
khác nhau không chỉ có ý nghĩa xưng, gọi, là một cách định vị cá nhân trong cuộc
giao tiếp mà còn phản ánh nhiều đặc trưng văn hoá người Việt Trong ngôn ngữphương Tây, các đoạn thoại thường không xác định được rõ mối quan hệ giữa các
nhân vật giao tiếp do sự hạn chế về các hình thức xưng hô Nhưng với tiếng Việt,chúng ta hoàn toàn có thé xác định được người nói, người nghe là nam hay nữ, già
hay trẻ và quan hệ giữa họ như thế nào Có hai hệ thống phân định khá rõ ràng
trong giao tiếp xưng hô của người Việt, đó là gia đình và xã hội Trong gia đình,
quy tắc tôn ti có sức mạnh tuyệt đối Vai được xác định theo thứ bậc của thế hệ (ông
bà — cháu, cha mẹ — con), theo thứ tự trước sau của một thế hệ (anh chị - em), theo
quan hệ nam nữ (ông — bà, vợ — chồng, cô — chú), Những yếu tố về tuôi tác, địa vị
xã hội không tham gia vào quy tắc này Có nhiều trường hợp, theo tôn ti ho hang,
người nói có thê ít tuổi hơn, có vị thé xã hội cao hơn nhưng vẫn phải gọi người nghe
là “anh/chị” hay “chú/bác”, Trong xã hội thì việc phân định quan hệ giữa các
nhân vật giao tiếp lại hoàn toàn khác, phụ thuộc vào tình huống giao tiếp Trong
những tình huống giao tiếp chính thức, được xã hội quy định như nhà trường, quân
đội, các sinh hoạt đoàn thể, các đơn vị xưng hô được quy định rõ Ví dụ: giáoviên trong lớp học là “thầy/cô” và học sinh là “em/con” Trong những tình huống
35
Trang 40giao tiếp không chính thức, ngoài các quy tắc của nhóm xã hội đó thì phần lớn vai
giao tiếp được xác định theo tuôi tác, theo vị thế giao tiếp tại thời điểm nói
Trong xã hội cũ, người Việt coi trọng quy tắc “kính trên nhường dưới”, hay
“xưng khiêm, hô tôn” Cho đến hiện nay, những dấu tích của cách xưng hô này vẫntồn tại Ví dụ: ở nhiều làng quê Bắc Bộ, người Việt vẫn duy trì thói quen gọi đốitượng giao tiếp thay vai của con hay cháu mình Hoặc với những người lần đầu gặpmặt, người Việt vẫn chọn cách gọi tôn trọng (mặc dù người nghe có thể bằng hoặc
ít tuổi hơn người nói) Một đặc điểm nữa là người Việt có quan niệm “trong họngoài làng”, tất cả những người xung quanh đều gắn bó ở mức độ xa gần Tâm lí
thân thuộc hoá quan hệ giao tiếp ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ xưng hô Đó là
một trong những lí do người Việt đưa các từ xưng hô trong gia đình, họ hàng thân
tộc ra sử dụng ngoài xã hội Người Việt cũng ưa thích các cách xưng gọi để nhấn
mạnh sự gan bó giữa mình và đối tượng giao tiếp Vi dụ thay vì chỉ gọi “cháu” thì
người Việt có cách gọi “cháu bà” (Cháu bà đâu rồi?), thay vì gọi “chị”, người Việt
có cách gọi “chị của em” (Chị của em đâu rồi?), tạo cảm giác sở hữu, gần gũi
Thay vì cặp xưng hô “bác — cháu”, “cô — cháu”, người Việt sử dụng “bác — con” “cô
— con” dé tăng mức độ thân mật
Tóm lại, văn hoá giao tiếp cũng là một phần của văn hoá ứng xử, tạo mối quan
hệ ràng buộc giữa các cá nhân, thành viên trong gia đình, xã hội người Việt Xưng
hô trong tiếng Việt có một cơ chế khá phức tạp, thé hiện tính chất mềm dẻo, linh
hoạt trong văn hoá người Việt nói chung Đây là nét đặc biệt, thú vị của tiếng Việtnhưng cũng là thách thức đối với người học tiếng Việt, người sử dụng tiếng Việttrong bối cảnh giao tiếp liên văn hoá
Thuật ngữ giao tiếp liên văn hoá (intercultural communication) lần đầu tiên
được Hall (1959) giới thiệu trong công trình nghiên cứu Wgôn ngữ thẩm lặng (The
silent language) Hall đã bàn về môi trường giao tiếp liên văn hoá của những viên
chức ngoại giao Mỹ khi họ được gửi ra nước ngoài làm việc Ông cho rằng việc
giao tiếp giữa những nhân viên người Mỹ với nhân viên địa phương gặp khó khăn
do có sự khác biệt vê văn hoa Ong cũng nhân mạnh, “văn hoá là giao tiêp” [61, tr.
36