1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát ngôn ngữ hội thoại trong tài liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (trình độ trung cấp)

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát ngôn ngữ hội thoại trong tài liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (trình độ trung cấp)
Tác giả Nguyễn Thị Bệnh Yên
Người hướng dẫn PGS.TS Đinh Kiều Châu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 22,41 MB

Nội dung

Trong thực tế giao tiếp, ngôn ngữ hội thoại là một trong những nội dungthen chốt trong quá trình xây dựng năng lực, kỹ năng giao tiếp cho người học.Người học ngoại ngữ thông qua quá trìn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ BÌNH YÊN

(TRÌNH ĐỘ TRUNG CÁP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ BÌNH YEN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 8229020.01

LUẬN VAN THAC Si NGÔN NGU HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH KIEU CHAU

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, tôi là người nghiên cứu và thực hiện độc lập công trình

nghiên cứu khoa học này Những tư liệu và số liệu trong luận văn là do tôi thu

thập, khảo sát Dé tài nghiên cứu va kêt luận chưa có ai công bô.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bình Yên

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc trước sự hướng dẫn, giúp

đỡ nhiệt tình từ PGS.TS Đinh Kiều Châu - người đã định hướng và chỉ dẫn tận

tình trong toàn bộ quá trình làm luận văn.

Ngoài ra tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoaNgôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các bạn đồngnghiệp cũng như gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

và nghiên cứu luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bình Yên

Trang 5

MỤC LỤC

(971000205 10

1 Lý do chọn đề tài - 2 6 seSxeEE SE 12 1EE1E7121121121111 7111.1111 cre 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - 5 55 323323 Evseerrerserrrseres lãi

3 Đối tượng, phạm vi và nguồn ngữ liệu nghiên cứu -s- 2=: lãi

4 Phương pháp nghiên CỨU c2 1232111311391 3951 181181111 kg 13

5 Ý nghĩa luận văn - ¿+ ++2+EE2EEE2E12E1211271122121127121111 11.111 cre 14

6 Bố cục của luận Văn - 2511111111111 199 99355 111 vn ng ca 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 22- 222222 2EEC2EECEEECEEEEEEEEEEEkcrrrree 15

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu - ¿2s x+E+EE+EE£EEeEEeEErkecrkrrkrrkrred 15

1.1.1 Những nghiên cứu về hội thoại trên thé giới -s+cs+ce+ee-ea 151.1.2 Những nghiên cứu về hội thoại ở EONS NUOT S-ĂĂSSSSSSksseeesse 151.2 Một vài khía cạnh về hội thOạI << 22111111 ke xe 16

II N41 8 08NNnngaa 16 1.2.2 Ngôn ngữ hội {HHOQl s s HHHHHHhHh nnHt 171.2.3 Hội thoại trong dạy - học tiếng nh ImỘt ngoại Hgữ ««- 19

1.3 Một số cơ sở lí thuyết áp dụng trong khảo sát 2-2 s2 s55: 21

1.3.1 Từ năng lực ngôn ngữ đến năng lực giao tiếp liên văn hóa 211.3.2 Cơ sở lí thuyết từ bình diện câu theo mục đích phát ngôn 241.3.3 Lí thuyết hành động ngôn từ và giảng dạy ngôn ngữ theo định

hướng ChỨC NANG Sàn HH HH ng ngành 26

1.3.4 Ngôn ngữ và văn hóa giao CUED cececsecsesseessessessessecssessessesssesessscssssesseeses 271.4 Khung năng lực và yêu cầu về năng lực tiếng Việt dùng cho người nước

ngoài ở bậc Trung cấp (B) -:- +S++E2+E2E2EEEE1EE1511211211211111 111.1 28

1.4.1 Khung năng lực Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài - 281.4.2 Tiếng Việt cho người nước ngoài ở bậc Trung cấp (B) 30Tiểu kết chương Í: - 2 2 sSE+SE£SE£2EE2EESEEEEEEEE2112112117111211 111.1 cxe 32

CHUONG 2 KET QUÁ KHAO SÁT NGÔN NGỮ HOI THOẠI 33

Trang 6

2.1 Tài liệu Khao Sátt - - «s1 19 HH ng HH 33

2.1.1 Căn cứ lựa CHỌHH cG - Ă Ă KH vn và 332.1.2 Đặc điểm của các tài liệu khảo sá -cccecccccccccccceeceed 33

2.2 Két ãjð c0 0g an 35

2.2.1 Ngôn ngữ hội thoại trên phương điện định WON -« «‹ 35

2.2.2 Trên phương diện chủ dé hội thoại 2- 25252 ©s+ce+£+£+xzxrsee 36

2.2.3 Trên phương diện mục đích phát HgÔNH - S-ccs<ssesserseeesee 41 2.2.4 Trên phương điện hành động ngôn toe csccsceeereeeexee 58

2.2.5 Một số đặc diém ngôn ngữ văn hod trong hội thoại - 64Tiểu kết chương 2 - ¿2 E+SE+EE+EE+EEEEEEEEEEE1121121571111111 2151111111 xe 76

CHUONG 3 MOT SO BAN LUẬN VA DE XUẤTT -c- 77

3.1 Một số bàn WAN eccecccssecsessecsecsecsssssessessessecsssssessessecscsessseeseess 71

3.1.2 Ngôn ngữ hội thoại trong các tài liệu khảo sát từ bình diện xây dựng

năng lực giao tiếp cho người HỌC -+- 2 s+©e+E+E+ESEEeEkerterrrrserkee 80

3.1.3 Ngôn ngữ hội thoại trong các tài liệu khảo sát từ góc độ tương thích

Trang 7

DANH MỤC KÝ HIỆU TƯ LIỆU KHẢO SÁT

STT Tên tư liệu khảo sát Ký hiệu

1 Tiéng Viét Vui quyén 3 1

Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2015), NXB Giáo dục Việt Nam

2 Tiếng Việt Vui quyến 4 2

Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2015), NXB Giáo dục Việt Nam

3 Tiếng Việt Nâng Cao quyền 1 3

N guyén Viét Huong (2010) , NXB Dai hoc Quốc Gia Ha Nội

4 Tiéng Viét Nang Cao quyén 2 4

Nguyễn Việt Hương (2010), NXB Dai hoc Quốc gia Ha Nội

5 Thực hành Tiếng Việt trình độ B 5

Đoàn Thiện Thuật chủ biên (2004), NXB Thế giới

6 Tiếng Việt cho người nước ngoài tập 3 VSL3 6

Nguyễn Văn Huệ chủ biên (2004), NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh

7 Tiếng Việt cho người nước ngoài 4 VSLA 7

Nguyễn Văn Huệ chủ biên (2004), NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh

8 Tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài quyền Ï 8

Nguyễn Thiện Nam (1998), NXB Giáo dục

9 Tiếng Việt Thực Hành Dùng Cho Người Nước Ngoài 9

Dinh Thanh Huệ chủ biên (1997), NXB Dai học Quốc gia Hà Nội

10 |Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt, giáo trình dạy tiếng Việt thực hành cho 10

sinh viên quốc tế lưu hành nội bộ

Nguyễn Ngọc Hùng chủ biên (1997), Lưu hành nội bộ

11 Contemporary Vietnamese 11

N guyén Bich Thuan (1997), NXB Series Editors Edwin Zeher

12_ |Tiếng Việt Hiện Dai stage 3 12

Phan Văn GiuGdng (1995), NXB Văn hoa Sai Gòn

13 Tiếng Việt Hiện Đại stage 4 13

Phan Văn GiuGdng (1995), NXB Văn hoá Sài Gon

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 2.1 : Dinh lượng của hội thoOạI - 5 5c +25 +23 E2 verrrrrsreerrseree 35

Bảng 2.2: Thống kê chủ đề hội thoại trong các tài liệu khảo sát - 36Bảng 2.3 Sự xuất hiện của chủ đề trong các tài liệu khảo sát 38

Bang 2.4 : Tần số xuất hiện của các chủ đề - - 2-2 2 2+se£xerx+rerxzrersee 39 Bang 2.5: Thống kê phát ngôn trần thuật có tình thái phủ định - 4I

Bang 2.6: Tần số sử dụng các loại mẫu câu -2- 2 2 s++++s£+sz+zz+zxzxeẻ 44Bang 2.7: Thống kê phát ngôn nghi van tổng quát -222s+cs2s+¿ 46Bảng 2.8: Thống kê phát ngôn nghi van chuyên biệt hỏi về vị tố sự tình 41

Bảng 2.9: Thống kê phát ngôn nghi van chuyên biệt hỏi về một tham thé bắt

buộc (diễn tố) trong SU tÌnH - ch HH HH 48Bảng 2.10: Thống kê phát ngôn nghi van chuyên biệt . - 49hỏi về một tham thé không bắt buộc - ¿2 +¿++2++++zx+2x++zx++zxvrxeeex 49Bảng 2.11: Thống kê phát ngôn nghi van chuyên biệt -:+- 49hỏi lựa chọn một sự tình trong số các sự tình đề cập đẾn -c-cccccccrxsreresree 49Bảng 2.12: Thống kê phát ngôn nghi vấn chuyên biệt 2 :+- 51

hỏi lựa chọn các khả năng khác nhau của một sự tình - -«+++<x>+<+ 51

Bang 2.13: Thống kê phát ngôn nghi van tình thái 2 2 s22 53

Bang 2.14: Thống kê phát ngôn cầu khiến ở mức độ cao -s- + s+¿ 54Bang 2.15: Thống kê phát ngôn câu cầu khiến ở mức độ thấp hơn 55Bảng 2.16: Thống kê phát ngôn câu cầu khiến ở mức độ nhẹ nhàng 55Bảng 2.17: Thống kê phát ngôn cảm thán - 2 5¿©+£+++x++z++zxz+rxezreee 57Bảng 2.18: Thống kê sự xuất hiện các nhóm hành động ngôn từ - 58

Bang 2.19: Tan số xuất hiện của nhóm hành động trình bày - 59

Bang 2.20: Tan số xuất hiện nhóm hành động điều khiển - - 60Bang 2.21: Tan số xuất hiện nhóm hành động cam kết 2-2-5 5+¿ 62Bang 2.22: Tan số xuất hiện nhóm hành động biểu cảm - 5+: 62Bảng 2.23: Tần số sử dụng nhóm hành động tuyên bố 2 2+- 63

Trang 9

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ về định lượng của hội thoại - 2-5 5c 2+EE+EE+EEeEEeEEErEerrxerkerxee 36Biéu đồ phân loại tần số xuất hiện của các chủ đề ¿2¿©sz+cx+ccse¿ 40

Biểu đồ tần số sử dụng mau trong tài liệu -. - 2 252 2+E£Ee£EeEzrxzrersee 45

Biểu đồ tổng hợp 5 loại phát ngôn nghi vấn: - 2-2 2 2+x+cx+£s+zszxzzsee 52

Biểu đồ về mức độ của phát ngôn cầu khiến 2-2-5 ©52+z+zs+£s+cse¿ 56Biểu đồ xuất hiện của các nhóm hành động ngôn từ -2- 2 2 s2 s+¿ 64

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay tiếng Việt đang dần khang định được vi thé của mình trong quá

trình hội nhập do vậy việc xây dựng được một hệ thống học liệu hiện đại, cập

nhật và chuyên nghiệp phục vụ cho công tác giảng dạy và quảng bá tiếng Việtnhư một ngoại ngữ đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Đứng trước thực tế

này, tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Dao tạo đã kip thời ban hành những văn bản

có tính hướng dẫn, làm căn cứ cho việc biên soạn học liệu cũng như công tác

kiểm tra đánh giá trong đó phải kể đến Thông tư số 17/2015/TT - BGDĐT ngày

01 tháng 9 năm 2015 về “Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ”(2015) và Thông tư số 28/2018/TT - BGDDT ngày 26 tháng 11 năm 2018 về

“Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người Việt ở nước ngoài ”(2018) Tuy nhiên

để có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về van dé học liệu trong công tácgiảng dạy tiêng Việt cho người nước ngoài cũng như đặt cơ sở cho những thiết

kế học liệu tiếp theo thì việc khảo sát, đánh giá một cách có hệ thống những tài

liệu đã và đang được sử dụng thực tế là một yêu cầu chính đáng trên cả phương

diện lí luận lẫn thực hành.

Trong thực tế giao tiếp, ngôn ngữ hội thoại là một trong những nội dungthen chốt trong quá trình xây dựng năng lực, kỹ năng giao tiếp cho người học.Người học ngoại ngữ thông qua quá trình tiếp cận với ngôn ngữ hội thoại có thênâng cao năng lực giao tiếp đồng thời hiểu được thêm nhiều điều về văn hoá củangôn ngữ mình chọn học Do nhận thức được tầm quan trọng của hội thoại nên

từ trước đến nay các tài liệu dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Việt như mộtngoại ngữ nói riêng đều dành một “không gian” thích đáng để giới thiệu nội

dung này.

Thiết nghĩ đây là vấn đề mang tính thực tiễn rất đáng quan tâm vì vậy

với luận văn này chúng tôi chọn hướng nghiên cứu có tính thực hành là khảo

10

Trang 11

sát ngôn ngữ hội thoại trong các tài liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ởtrình độ trung cấp làm nội dung nghiên cứu với hy vọng kết quả khảo sát sẽ đóng

góp thêm những cứ liệu giúp việc biên soạn, giới thiệu về ngôn ngữ hội thoại

trong các tài liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được hoàn thiện hơn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích là khảo sát ngôn ngữ hội thoại trong tài liệu dạy

tiếng Việt cho người nước ngoài ở bậc Trung cấp trên phương diện định lượng

và một số đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa nổi bật nhằm hướng đến đóng góp thêmnhững cứ liệu cho việc biên soạn các tài liệu dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

trong thời gian tới được chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên

cứu cụ thể như sau:

- Khao sát ngôn ngữ hội thoại đã thu thập được trên phương diện định lượng

và một số đặc điểm ngữ pháp, ngữ dụng cũng như văn hóa giao tiếp

- Từ kết quả khảo sát cu thể cũng như trên cơ sở định hướng của việc xây

dựng năng lực giao tiếp cho người học, luận văn mong muốn đưa ra một

số nhận xét cũng như một sé gỢI y nhằm hướng tới việc cải thiện thiết kếhội thoại trong các tài liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, đặc biệt ởtrình độ trung cấp được phù hợp hơn nữa cho mục đích học tập, giảng dạy

và kiểm tra đánh giá

3 Đối tượng, phạm vi và nguồn ngữ liệu nghiên cứu3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là phần ngôn ngữ hội thoạiđược giới thiệu trong tài liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

11

Trang 12

Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là ngôn ngữ hội thoại trong tài

liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình độ Trung cấp đã được sửdụng thực tế từ năm 1995 — nay

3.2 Nguồn ngữ liệu nghiên cứuNguồn tư liệu của luận văn này được thu thập từ các tài liệu dạy tiếng Việtcho người nước ngoài, trình độ Trung cấp được sử dụng thực tế va phổ biếntrong các cơ sở dạy tiếng Việt ở Việt Nam và nước ngoài từ năm 1995 đến nay

Chúng tôi đã lựa chọn được 13 tài liệu được liệt kê dưới đây Tư liệu cụ

thé là ngôn ngữ các bài hội thoại được thu thập trong phan bài học, phần nghe va

phần bài luyện tập.

Danh mục các tài liệu khảo sát như sau:

1 Tiếng Việt Vui quyền 3, Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2015), NXB

Giáo dục Việt Nam.

2 Tiếng Việt Vui quyền 4, Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2015), NXB

Giáo dục Việt Nam.

3 Tiếng Việt Nâng Cao quyền 1, Nguyễn Việt Hương (2010), NXB Đại

học Quốc Gia Hà Nội

4 Tiếng Việt Nâng Cao quyền 2, Nguyễn Việt Hương (2010), NXB Daihọc Quốc gia Hà Nội

5 Thực hành Tiếng Việt trình độ B, Đoàn Thiện Thuật chủ biên (2004),NXB Thể giới

6 Tiếng Việt cho người nước ngoài tập 3 VSL3, Nguyễn Văn Huệ chủbiên (2004), NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh

7 Tiếng Việt cho người nước ngoài 4 VSL4, Nguyễn Văn Huệ chủ biên(2004), NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh

8 Tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài quyền 1, Nguyễn Thiện

Nam (1998), NXB Giáo dục.

12

Trang 13

9 Tiếng Việt Thực Hành Dùng Cho Người Nước Ngoài, Đinh Thanh Huệchủ biên (1997), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10 Giao Tiếp Băng Tiếng Việt, giáo trình dạy tiếng Việt thực hành chosinh viên quốc tế lưu hành nội bộ, Nguyễn Ngọc Hùng chủ biên (1997), Lưu

hành nội bộ.

11 Contemporary Vietnamese, Nguyễn Bích Thuận (1997), NXB Series

Editors Edwin Zeher.

12 Tiếng Việt Hiện Dai stage 3, Phan Văn Giudng (1995), NXB Văn hoa

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả, thực nghiệm, phân tích, tổng hợp

cùng các thủ pháp thống kê, phân loại

Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học là phương pháp chính, được sử dụng

để quan sát, miêu tả ngôn ngữ như một hệ thống xuyên suốt trong luận văn của

chúng tôi.

Phương pháp thực nghiệm là phương pháp làm việc với tư liệu thực tế và

đề xuất san pham thử nghiệm từ thực tế, không chi dựa trên lý thuyết

Từ các kết quả khảo sát cụ thé trên cơ sở miêu tả, thống kê và phân loạichúng tôi cố gang chỉ ra một số đặc điểm về định lượng va đặc điểm biểu hiện

của ngôn ngữ hội thoại được giới thiệu trong các tài liệu, trên cơ sở đó phân tích

và đưa ra bàn luận cũng như gợi ý cho các nghiên cứu lí thuyết và công tác biênsoạn tài liệu tiếp theo

13

Trang 14

5 Ý nghĩa luận văn

Luận văn là một trong những nghiên cứu ứng dụng có tính thực hành đầutiên với quy mô tương đối bao quát về ngôn ngữ hội thoại trong tài liệu dạy tiếngViệt như một ngoại ngữ ở bậc trung cấp

Ngôn ngữ hội thoại là một trong những nội dung quan trọng trong quá

trình xây dựng năng lực, kỹ năng giao tiếp cho người học do vậy kết quả của

luận văn có giá trị tham khảo và gợi ý đối với việc xây dựng học liệu, dạy và họctiếng Việt như một ngoại ngữ đồng thời phục vụ công tác kiểm tra đánh giá

năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài được chuyên nghiệp hơn

6 Bố cục của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3

chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Mô tả về ngôn ngữ hội thoại trong các tài liệu khảo sát

Chương 3: Một số bàn luận và đề xuất

14

Trang 15

CHUONG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Lịch sử vẫn đề nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về hội thoại trên thé giới

Hội thoại là một hình thức giao tiếp bang ngôn ngữ co ban và phô biến

trong xã hội do vậy nghiên cứu về ngôn ngữ hội thoại từ bình diện lí luận cũngnhư thực hành đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà ngữ học, đặc biệt dưới

ánh sáng của ngôn ngữ học hiện đại.

Đầu tiên hội thoại được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Mỹ nghiên cứu

và vào năm 1970 nó đã trở thành phân ngành phân tích hội thoại (Conversation

Analyis) - đối tượng chính thức của một trong những phân ngành ngôn ngữ học

MI Harvey Sacks là người khởi xướng cho ngành nghiên cứu này Năm 1992,

ông đã cho ra đời 2 tập sách Những bài giảng về Hội thoại (Lectures onConversation) Lúc đầu ông nghiên cứu các loạt trao đáp qua điện thoại ở Trung

tâm phòng ngừa tự vẫn, sau đó ông kết hợp với Jeffercon và Schegloff dé thu

thập và nghiên cứu các dữ liệu từ cuộc sống đời thường Như vậy dé phân tíchđược cấu trúc, gắn liền với sự điều hành các hoạt động trong hội thoại các nhànghiên cứu cũng phải nghiên cứu bắt đầu từ những giao tiếp cuộc sống hàng

ngày, từ hội thoại các nhà nghiên cứu mới phân tích và mô tả được những gì

diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của người bản địa Sau này cũng có nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm đến ngôn ngữ hội thoại như N.Chomsky, A Justin, H.P

Grice, Searle và Sze Paul Đặc biệt là các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt

giữa hội thoại tự nhiên và hội thoại đưa vào giáo trình giảng dạy Những kết quảnghiên cứu về hội thoại là cơ sở nên tảng cho việc biên soạn hội thoại trong cácgiáo trình dạy tiếng như một ngoại ngữ được thực tế và hiệu quả hơn

1.1.2 Những nghiên cứu về hội thoại ở trong nướcNhận thấy được tầm quan trọng của hội thoại trong giao tiếp nói chung vàđối với việc biên soạn tài liệu học tập cũng như phương pháp giảng dạy, ở Việt

Nam đã có nhiêu nhà ngôn ngữ quan tâm đên vân đê hội thoại như:

15

Trang 16

Tác giả Diệp Quang Ban với cuốn Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản,

đã đề cập khá rõ nét đến vấn đề hội thoại Theo ông hội thoại được xây dựng từgiao tiếp, gắn liền với ba yếu tố: quá trình trao tin giữa hai người, hai người giaotiếp trao đối với nhau và hội thoại gan với một tình huống và ngữ cảnh

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học tập 2 đã đưa ra

cơ sở lý thuyết hội thoại gồm 3 phần là: vận động hội thoại, các yếu tố kèm lời

và phi lời cũng như các quy tắc hội thoại

Tác giả Nguyễn Đức Dân cũng bày tỏ quan điểm của ông về hội thoại vàvấn đề hội thoại song thoại, tam thoại trong cuốn Ngữ dụng học, tập 1, (2000)

Còn tác giả Nguyễn Thiệp Giáp lại trình bày lý thuyết hội thoại, cấu trúchội thoại, lịch sự và giao tiếp, nguyên tắc cộng tác và hàm ý hội thoại của mìnhtrong cuốn Dụng học Việt Ngữ (2000)

Về vấn đề hội thoại, đã có nhiều tác giả nghiên cứu theo nhiều hướng

khác nhau, cả ở góc độ tiếng Việt bản ngữ và phục vụ cho công tác giáo dục

tiếng Việt như một ngoại ngữ Trong những nghiên cứu gần đây có thể kể đến

tác giả Nguyễn Kim Yến với bài nghiên cứu vấn đề về “Xây dựng hội thoại chogiáo trình tiếng Việt thực hành đưới góc nhìn của lý thuyết tương tác hội thoại”(2018) [16], hay Vũ Lan Hương với bài nghiên cứu về “Ứng dụng ngữ pháp giaotiếp trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” (Nghiên cứu trường hợphành động cầu khiến trong giáo trình dạy tiếng Việt) (2018) [9] Và kết quảnghiên cứu hội thoại của các nhà nghiên cứu chính là cơ sở nền tảng cho việcbiên soạn hội thoại trong các giáo trình dạy tiếng nước ngoài nói chung và giáo

trình dạy tiếng Việt nói riêng.

1.2 Một vài khía cạnh về hội thoại

1.2.1 Khải niệm hội thoại

Về hội thoại tác giả Đỗ Hữu Châu đã nêu quan điểm như sau: “Hội thoại

là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình

thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [2; tr 201].

16

Trang 17

Ông cũng cho rằng có 6 điểm liên quan đến cuộc hội thoại cụ thé Thứnhất là sự khác nhau về thoại trường (không gian, thời gian) Thứ hai là số lượngngười tham gia cuộc thoại đó (từ hai đến một số lượng lớn) Thứ ba là cương vị

và tư cách của những người tham gia hội thoại (tính chủ động hay thụ động của

đối tác; sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong hội thoại; vị thế giao tiếp

mạnh hay yếu) Thứ tư là tính có đích hay không có đích của các cuộc thoại Thứ

năm là tính có hình thức hay không có hình thức của cuộc thoại và cuối cùng làvan đề ngữ vực

1.2.2 Ngôn ngữ hội thoại

Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu [Đỗ Hữu Châu, 2007], hội thoại bao

giờ cũng có người tham gia hội thoại (Sp), có vai nói (Spl), vai nghe (Sp2) va

các đối tác hội thoại (Spn) Ông cũng cho rằng ba vận động đặc trưng của hội

thoại là trao lời, trao đáp và tương tác.

Trao lời: Vận động mà người nói Sp! nói lượt lời của mình ra và hướng

lượt lời của mình về phía người nghe Sp2 nhằm làm cho người nghe Sp2 biết

được rằng lượt lời được nói ra là dành cho Sp2

Trao dap: Vận động SP2 hồi đáp lại lượt lời của SP1 (có thé bang lời hoặcphi lời, hoặc kết hợp cả hai lời với các yếu tô phi lời)

Tương tác: Vận động tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân vật hội thoại

là biến đôi lẫn nhau, nhằm tạo nên sự điều hoa, nhịp nhàng hoặc hỗn độn, vướngmắc của cuộc hội thoại, như sử dụng các tín hiệu hoà phối về lượt lời, các cặp kếcận, các cặp củng có, sửa chữa

Như vậy các nhân vật hội thoại, nội dung, hoàn cảnh hội thoại sẽ tạo nên

hội thoại Khi các nhân vật vận động, trao lời là cuộc hội thoại diễn ra Trong hội

thoại sẽ có đoạn mở đầu, đoạn kết thúc, và sự phân bố các lượt lời Trong quátrình hội thoại, các nhân vật phải tự thoả thuận với nhau về ngôn ngữ giao tiếp,thương lượng về phong cách, giọng điệu Hội thoại liên quan mật thiết đến dé tài.Nếu đề tài hội thoại đã định từ trước như hội thảo khoa học, hội đàm chính trị,

17

Trang 18

thương lượng hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá v.v thì không cần thương lượng.Tuy nhiên nếu đề tài chưa được định sẵn, người nói và người nghe lần đầu gặp

gỡ thì mở đầu cuộc hội thoại sẽ có sự thương lượng về đề tài để tìm tiếng nóichung Hội thoại còn gắn liền với vị thé giao tiếp Người chủ động điều khiểncuộc hội thoại, sẽ là người có vi thế trong cuộc hội thoại đó Còn người nhận sự

điều khiến sẽ là người không có vị thé.

Đối với cuộc hội thoại, trong quá trình hội thoại sẽ xoay quanh chủ đề hộithoại, có sự va chạm dẫn đến hành vi ứng giao tiếp, thé hiện phong cách, văn hoágiao tiếp của ngôn ngữ đó Trong trường hop tài liệu dé dạy tiếng các chủ đề cầnphải được định từ trước Dựa vào chủ đề đó, nội dung giao tiếp sẽ được pháttriển Và chủ đề sẽ quyết định đích của hội thoại

Hội thoại được hình thành và thành công phải dựa vào sự cộng tác của

người nghe với người nói Khi đó, người nói chấp nhận trả lời các câu hỏi, chấpnhận cung cấp thông tin về điều mà người nói muốn hỏi Như vậy việc giao tiếp

có tính quyết định để hình thành hội thoại Các nhân vật trong hội thoại phải

thương lượng với nhau về từ ngữ được dùng, thương lượng về ý nghĩa của chúng

và cả về tô chức câu cú

Ngôn ngữ sử dụng trong hội thoại là một loại phong cách ngôn ngữ phụ

thuộc vào nhiều yếu tố như: chủ đè, vị thế, trình độ văn hoá của người tham giahội thoại và đặc biệt là vào ngữ cảnh Ngôn ngữ hội thoại có thể là một từ, mộtcụm từ, một câu (xét trên phương diện tổ chức hình thức) hoặc là ngôn ngữ củacâu trần thuật, câu hỏi, cảm thán, cầu khiến v.v (xét trên phương diện mục đíchphát ngôn) hay là các hành động ngôn từ cụ thé (xét trên phương điện ngữ dung)

Và dù ở trong bối cảnh giao tiếp nào thì ngôn ngữ sử dụng trong hội thoại cũngphải là những kí hiệu mà hai bên tham gia cùng hiểu, cùng giải mã được dưới

định chê của văn hóa.

18

Trang 19

1.2.3 Hội thoại trong day - hoc tiếng như một ngoại ngữHội thoại là nội dung quan trọng trong vấn đề dạy — học tiếng như một

ngoại ngữ Nhiệm vụ của hội thoại là giới thiệu những tri thức ngôn ngữ và cách

sử dụng ngôn ngữ gắn với cách thức/phong cách giao tiếp này (hội thoại), từ đó

đóng góp trực tiếp cho việc xây dựng năng lực giao tiếp cho người học

Thiết kế ngôn ngữ hội thoại trong tài liệu dạy tiếng chịu ảnh hưởng của

nhiều yếu tố như sự phân bậc về trình độ, đối tượng học, hoàn cảnh, phạm vi sửdụng tài liệu và trong đó chịu ảnh hưởng sâu sắc của đường hướng giảng dạyvới các phương pháp được sử dụng trên thực tế

Trên thế giới hiện nay có 3 phương pháp dạy ngoại ngữ chính: thứ nhất là

phương pháp ngữ pháp — dich (Grammar-Translation Method); thứ hai là

phương pháp nghe - nói trực tiếp (Audiolingual Method or Audio-Oral Method)

và thứ ba là phương pháp giao tiếp (Communicative ach)

Phương pháp ngữ pháp - dịch (Grammar-Translation Method) là phương

pháp dạy học truyền thụ từ thầy đến trò, tập trung vào kỹ năng đọc hiểu, thuộc từ,

viết luận

Phương pháp nghe-nói trực tiếp (Audiolingual Method or Audio-Oral

Method) là phương pháp tập trung chủ yếu vào kỹ năng nói — được phát triểngiống như cách trẻ em học nói

Phương pháp giao tiếp (Communicative ach) tuy vẫn còn nhiều hạn chế,

nhưng ngày nay mọi người thường chọn dạy và học theo phương pháp nảy vì

định hướng lấy người học làm trung tâm, chú ý phát triển đầy đủ 4 kỹ năng nghe,

nói, đọc và viết Phương pháp này không chỉ chú trọng cung cấp tri thức ngôn

ngữ mà còn cung cấp tri thức văn hoá, xã hội cho người học Phương pháp giaotiếp rất coi trọng vấn đề dạy — học qua hội thoại

Mục đích cao nhất và cuối cùng nhất của việc dạy học ngoại ngữ là xâydựng được năng lực sử dụng ngoại ngữ đó để giao tiếp (năng lực giao tiếp)

Nhận thức được tâm quan trọng của vân đê này, từ những năm 70, các nhà ngôn

19

Trang 20

ngữ học và giáo viên dạy tiếng theo đường hướng giao tiếp đều quan tâm đến kỹnăng hội thoại trong việc giảng dạy ngoại ngữ Theo quan điểm của Dương ĐứcNiệm trong cuốn “Phương pháp dạy học ngoại ngữ theo đường hướng thực hànhgiao tiếp (trên ngữ liệu tiếng Anh) năm 2013 [Dương Đức Niệm, 2013] thì “Mụcđích cao nhất và cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là năng lực sử dụng ngoại ngữnhư một phương tiện giao tiếp, trước hết là giao tiếp khâu ngữ, mà nói là một kĩnăng không thê thiếu của khẩu ngữ” [5; tr.275] Theo tác giả, nội dung dạy họcthực hành nói theo hình thức giao tiếp gồm ba bộ phận:

(1) Hành vi ngôn từ : Điều này hết sức cần thiết đối với từng đối tượng cụthể, từng giai đoạn học tập cụ thé đề thực hiện hoạt động giao tiếp

(2) Chủ đề giao tiếp: Là chủ đề được quy định trong chương trình vànhững tình huống giao tiếp hàng ngày thường gặp

(3) Phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp): Đây là bộ phận

dé thực hiện hành vi ngôn từ

Các bộ phận này hoà quện vào nhau xây dựng nên một bài dạy ngoại ngữtheo đường hướng giao tiếp Mặc dù cuốn sách này được nghiên cứu trên ngữ

liệu tiếng Anh, nhưng tác giả đã cho chúng ta thấy rõ về giảng dạy hội thoại theo

định hướng giao tiếp, và đối với việc dạy giảng dạy tiếng Việt cho người nướcngoài, chúng ta có thể xem xét để áp dụng vào việc biên soạn, giảng dạy ngônngữ hội thoại tiếng Việt

Ngoài ra, chúng tôi thay quan điểm về van dé dạy hội thoại của các nhàngôn ngữ và giảng viên dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ ở một số trường đạihọc trên thế giới cũng rất đáng chú ý như quan điểm của Tiến sỹ Sze Paul.Ông cho rằng “các giáo trình dạy ngôn ngữ thứ hai đưa vào rất ít các dạng hộithoại tự nhiên của cuộc sống dé giảng day, trong khi đó, những hội thoại vớicấu trúc chặt chẽ, ngăn nắp như những kết quả nghiên cứu lại ít khi tồn tạitrong thực té giao tiếp bởi những đặc điểm đặc trưng của hội thoại tự nhiênphải kế đến mở đầu sai trật tự (fasle starts), lấp chỗ trồng (fillers), tái phân

20

Trang 21

chia lượt lời (rephrasings), sự do dự (hesitations), nói nhiu (slips of the

tongue), sự lặp lại (repetitions), câu không hoàn chỉnh (unfinished sentences)

hay phong cách nói năng (styles of speaking) ” [Sze Paul; tr 233-234].

Trong các đề xuất về phương thức dạy kỹ năng ngôn ngữ theo hướng tiếp cậngiao tiếp (communicative approaches), ông đã lựa chọn theo phương phápgiao tiếp (The Communicative Language Teaching-CLT) và mục tiêu học tậpngôn ngữ sẽ hướng đến:

+ Trao đổi thông tin, ý tưởng, bay tỏ cảm xúc, thái độ thông qua việcthiết lập và duy trì mối quan hệ liên nhân

+ Từ việc thiết lập và duy trì mối quan hệ liên nhân đó, sẽ giúp ngườihọc hiểu được những nội dung giao tiếp

+ Và cuối cùng là hiểu được những nội dung giao tiếp ngầm ân theovăn hoá truyền thống của ngôn ngữ đó

Nghiên cứu cua Sze Paul không chỉ mang lại tính ứng dung cao trong

thực tế giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ và mà còn gợi mở cho việc

dạy tiếng nói chung

Như vậy dạy ngoại ngữ theo phương pháp giao tiếp là dạy học viên sửdụng ngôn ngữ đã học dé giao tiếp một cách tự nhiên, phù hợp với văn hoá củangôn ngữ đó, trong đó việc giảng dạy qua hội thoại sẽ là một thuận lợi dé đạt

được mục tiêu này.

1.3 Một số cơ sở lí thuyết áp dụng trong khảo sát

1.3.1 Từ năng lực ngôn ngữ đến năng lực giao tiếp liên văn hóa

Về vấn đề này, Nguyễn Quang trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN [NguyễnQuang, 2016], cho rằng lịch sử giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung

và ngoại ngữ nói riêng đã và đang chứng kiến quá trình chuyển đổi/mở rộng các

lưu tâm học thuật và thực hành từ năng lực ngôn ngữ (liguistic competence) qua

năng lực dụng hoc (pragmatic competence) tới năng lực giao tiếp

(communicative competence) và, hiện nay đên năng lực [giao tiêp] liên văn hoa

21

Trang 22

(intercultural [commuicative/communication] competence) cho thấy sự chuyênsâu và/hoặc mở rộng của các khu vực quan tâm nhằm đáp ứng các nhu cầu học

thuật và/hoặc xã hội.

Đầu tiên, trong bài báo của mình Nguyễn Quang đã trình bày, trích dẫn

quan điểm năng lực ngôn ngữ của các nhà nghiên cứu như Chomsky (1965),

O”ˆGrady et al, Kac, Fernandez va Cairns, Denham và Locbeck, Phillips va Tan

hay Humboldt Theo đó, với quan điểm của minh Nguyễn Quang cho rang “Dùnăng lực ngôn ngữ được hiểu là thiên về khả năng (ability) hay kiến thức(knowledge), thiên về thành té (elements) hay quan hệ (relations), thiên về khoảnmục (items) hay quá trình (processes) thì nó cũng phải được hiểu là một hệthống, hay chí ít một cơ chế có tính hệ thống, ở dạng thế năng bao gồm cả cácyếu tô cấu thành (thành tố, khoản mục) cùng các dạng thức, cách thức kết nối(quan hệ/quá trình) hoàn chỉnh và sẵn sàng chuyển sang dạng động năng khi

được kích hoạt trong môi trường tương tác Nói một cách hình ảnh, “Năng lực”

nói chung nên được ví như một mạng điện (hệ thống) có dòng điện chạy qua(kiến thức, kĩ năng) và ở trạng thái sẵn sàng (khả năng) kích hoạt các thiết bị

điện (hành hiện).” [Nguyễn Quang, 2016, tr 3].

Thứ hai, về năng lực dụng học (Pragmatic competence), bên cạnh việc

đưa ra quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề này như quan điểm củaBarron, Fraser, Balconi và Amenta hay quan điểm của Aquino, ông cũng bày tỏquan điểm của mình là năng lực dụng học được hiểu là “khả năng sử dụng ngônngữ thích hợp ở các tình huống khác nhau trong môi trường ngôn ngữ - xã hội”

Thứ ba, đối với năng lực giao tiếp, Nguyễn Quang đã nêu thuật ngữ “nănglực giao tiếp” của Hymes, quan điểm đề xuất mô hình năng lực của Canale vàSwain theo 4 thành tô năng lực, quan điểm năng lực giao tiếp của Saville-Troikekhông chỉ bao gồm các kiến thức và kĩ năng liên quan đến nội ngôn mà nó còn làtập hợp của các kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và kiến thức văn hoá Vềvấn đề này, Nguyễn Quang cho rằng các thành tố mà Saville-Troike cho là thuộc

22

Trang 23

khu vực kiến thức ngôn ngữ cũng đều hàm chứa nhận thức về khác biệt văn hoá.Những khác biệt này không chỉ đơn thuần mang mau sắc ngôn - xã hội mà còn

cả màu sắc văn hoá — xã hội

Cuối cùng là năng lực (giao tiếp) liên văn hoá (Intercultural

[communicative/communication] competence) Cùng với việc nêu ra các góc

nhìn về năng lực liên văn hoá của một số tác giả như: quan điểm của Byram,

quan điểm của Paige, Deardorff, Byram, Wiseman, Fantini, Bennett, Liddicoat,quan điểm của Thomas, quan điểm của Guo-Minh va Starosta thì Nguyễn Quangcũng đưa ra góc nhìn của ông về lĩnh vực này Nguyễn Quang cho rằng năng lực

liên văn hoá chính là sự mở rộng của năng lực giao tiếp từ chu cảnh nội văn hoá

(intracultural context) sang chu cảnh liên văn hoa (intercultural context) Một sốtác giả cho rằng năng lực dụng học bao hàm cả năng lực giao tiếp, thì NguyễnQuang lại cho rằng: trong khi năng lực dụng học tập trung vào các yếu tô nội

ngôn và mã ngôn từ cùng tính phù hợp của chúng trong dụng ngôn thì năng lực

giao tiếp lại mở rộng ra cả khu vực cận ngôn và ngoại ngôn và tính đến cả mãngôn từ và phi ngôn từ cùng tính phù hợp của chúng trong giao tiếp Có thể nóirằng, về cơ bản, năng lực ngôn ngữ được xem xét trong chu cảnh ngôn ngữ - tâm

lí, năng lực dụng học trong chu cảnh giao tiếp nội văn hoá và năng lực liên văn

hoá - trong chu cảnh giao tiếp liên văn hoá Năng lực liên hoá hoá đòi hỏi khảnăng, kiến thức, kĩ năng không chỉ trong ngôn ngữ - văn hoá nguồn mà cả trongngôn ngữ - văn hoá đích, giúp ta nhận thức được các tương đồng và dị biệt mangtính xuyên/giao văn hoá dé tránh sốc văn hoá, xung đột văn hoá và ngừng trệgiao tiếp Đây là khu vực nghiên cứu liên ngành đang được quan tâm trong giáodục đặc biệt là giáo dục ngoại ngữ, nhằm giúp hình thành các công dân toàn cầutrước các vận hội và thách thức của quá trình toàn cầu hoá

Nhận thấy ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của vấn đề này, Vũ LanHương đã nêu quan điểm của mình trong Giảng dạy hành động ngôn từ tiếngViệt cho người nước ngoài theo định hướng chức năng và góc độ giao tiếp liên

23

Trang 24

văn hoá (2021) - Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, ĐHGQHN Theo tác giả, giảng dạy hành động ngôn từ theo định hướng chức năng là một hướng đi đúng nhưng chưa đủ Một lời nói có thiện chí

trong nền văn hóa này có thể lại có ý nghĩa không tốt ở một nền văn hoá khác

Và tác giả cũng chỉ ra những điều kiện thiết yếu khi hành động ngôn từ đó là ngữ

cảnh, quan hệ liên nhân, tính lịch sự trong giao tiếp và tình thái Ngoài những

yếu tố nói trên, các nền văn hoá khác nhau có thé bao gồm những lời lẽ đặc biệt

dé thực hiện một số hành vi Chính vì vậy các giáo viên và các nhà giáo dụcngôn ngữ phải tìm cách giúp học viên phát triển cả năng lực ngôn ngữ và nănglực dụng học, có như vậy học viên mới có được năng lực giao tiếp một cách toàndiện Hành động ngôn từ luôn xuất hiện trong hội thoại, trong giao tiếp, do đó sửdụng hành động ngôn từ làm nền tang trong việc dạy tiếng nghĩa là luôn đặtngười học vào cảnh huống giao tiếp cụ thé, cung cấp cho họ chìa khoá dé xử lýcác tình hướng không chỉ liên quan đến cấu trúc ngôn ngữ mà còn cả yếu tố vănhoá, xã hội của cộng đồng đó

1.3.2 Cơ sở lí thuyết từ bình diện câu theo mục đích phát ngôn

Theo Bùi Minh Toán trong Câu frong hoạt động giao tiếp tiếng Việt thì

nói hay viết đều có mục đích nhất định Những mục đích cụ thể phụ thuộc vàotừng hoàn cảnh giao tiếp Tuy nhiên ngôn ngữ học đã khái quát hóa thành 4 mụcđích cơ bản tương ứng với 4 loại phát ngôn, đó là phát ngôn trần thuật (trình bày,kể), phát ngôn nghi vấn (hỏi), phát ngôn cầu khiến (mệnh lệnh), và phát ngôncảm thán Trong hoạt động giao tiếp, cần được tình thái hoá để cho các phátngôn cụ thé nhằm thực hiện mục đích giao tiếp nhất định

Mục đích của phát ngôn trần thuật là: “ ké lại sự việc, hiện tượng, haymiêu tả tính chất, đặc điểm, trạng thái hoặc biểu hiện quan hệ của sự vật, hoặctrình bày nhận định, ý kiến” [15; tr 70] Về phương diện hình thức, phát ngôntrần thuật thuộc dạng “không được đánh dấu” Tuy nhiên, về ngữ điệu ngôn ngữ

24

Trang 25

tran thuật thường có ngữ điệu kết thúc, hạ giọng ở cuối phát ngôn Khi viết, cuốiphát ngôn thường đánh dau cham (.).

Mục đích phát ngôn nghi vấn là “nêu điều người nói chưa biết hoặc còn

hoài nghi, và mong muốn được người nghe trả lời, cung cấp thông tin vào điểm

còn chưa biết, chưa rõ” [15; tr 72] Về phương diện hình thức, phát ngôn nàythường dùng những từ ngữ chuyên dụng và/ hoặc ngữ điệu nghi van dé tình tháihoá mục đích nghỉ van Khi viết, cuối phát ngôn thường được đánh dau bang daucham hỏi (?) Có thé phân biệt các loại phát ngôn nghi van theo định hướng vềphạm vi và phương thức nghỉ vấn, kết hợp với các phương tiện thê hiện tình thái

ở các dạng: a, Nghi van tong quát; b, Nghi vấn chuyên biệt; c Nghi van tình thái

Mục đích phát ngôn cầu khiến (mệnh lệnh) là “nêu mệnh lệnh, yêu cầuhay thúc giục, khuyên bảo, để người nghe thực hiện (hay dừng thực hiện) mộthành động hay có một trạng thái nao đó, ” [15; tr 77] Phát ngôn cầu khiếnđược tác giả phân loại ở cung bậc và sắc thái bao gồm câu cầu khiến ở mức độcao, mức độ thấp hơn đề nghị, yêu cầu, và câu cầu khiến ở mức độ khuyên nhủ.Phương diện hình thức, khi viết, cuối phát ngôn được đánh dấu bằng dấu chấmthan (!), có thể dùng những phụ từ hãy, chớ, đừng ở trước, hay đi, thôi,nao ở sau bộ phận thé hiện ý cầu khiến, hoặc có thé dùng các động từ tìnhthái như nên, cần, phải ở trước vị ngữ

Mục đích của phát ngôn cảm thán là “bộc lộ rõ rệt và trực tiếp cảm xúc,

tình cảm, thai độ của người nói” [15; tr 78] và “bộc lộ theo mục đích riêng, khi

nó bộc lộ trực tiếp cảm xúc” [15; tr 79] Phát ngôn này thường dùng phươngtiện ngôn ngữ đặc thù Khi viết, cuối phát ngôn được đánh dấu bằng dấu chấm

than (!) Trong phát ngôn cảm thán thường dùng các thán từ, từ tình thái: ôi, than

ôi, hỡi ôi, chao ôi (ơi), trời ơi, 6, 6 hay, ái chà, Ui chà, ưa, ối, ái các từ ngữ chỉ

mức độ cao như: biệt bao, xiét bao, vô cùng, cực kì, biêt chừng nào, thay v.v

25

Trang 26

1.3.3 Lí thuyết hành động ngôn từ và giảng dạy ngôn ngữ theo định

hướng chức năng

Khi nói đến lý thuyết hành động ngôn từ, chúng ta phải kể đến hai nhànghiên cứu được nhắc đến nhiều nhất đó là Austin và Searle cùng với nhữngluận điểm quan trọng của mình

“How to do things with word” (Hành động như thé nào bằng lời nói).Austin cho răng, khi chúng ta nói ra một câu, có nghĩa là ta thực hiện đồng thời

ba loại hành động ngôn ngữ lớn: hành vi tạo lời (acte locutoire), hành vi mượn

lời (acte perlocutoire) và hành vi ở lời (acte illocutoire) Hành vi tạo lời là hành

vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thànhcau dé tạo ra một phat ngôn thành phẩm với một hình thức và nội dung cụ thể.Hành vi mượn lời là những hành vi thông qua phương tiện ngôn ngữ để tạo ra

một hiệu quả ngoài ngôn ngữ của người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói Hanh vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng Ba

hành động này ở các cấp độ khác nhau trong cùng một hành động ngôn từ

Austin còn cụ thể hành động tại lời bằng cách phân chia thành 5 loại: phán xử,

hành sử, cam kết, ứng xử và trình bày

Searle trên cơ sở phân tích một hành vi ở lời, hành vi “hứa” đã điều chỉnh

bồ sung và gọi chúng là điều kiện sử dụng hay điều kiện thoả mãn Mỗi hành vi

ở lời đòi hỏi phải có một hệ những điều kiện 4 điều kiện của Searle là: điều kiệnnội dung mệnh dé; điều kiện chuẩn bị; điều kiện chân thành; điều kiện căn ban.Ong chia hành động ngôn từ thành hành động ngôn từ trực tiếp tức là có thé

phán đoán hàm ý và mục đích của hành động ngôn từ qua ý nghĩa mặt chữ của

diễn ngôn và gián tiếp tức là thông qua hành động ngôn từ này để thực hiện một

hành động ngôn từ khác Ngoài ra, ông còn dựa vào các nghiên cứu của Austin

dé chia hành động tại lời thành 5 loại là tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm

và tuyên bố

Nhìn chung, lý thuyết hành động ngôn từ của hai nhà nghiên cứu Austin

26

Trang 27

và Searle đã gợi mở và đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu ngữ dụng học

sau này cũng như việc giảng dạy ngôn ngữ.

Ý thức được tầm quan trọng của hành động ngôn từ trong chức năng giaotiếp của ngôn ngữ, nhiều nhà ngôn ngữ đã đưa hành động ngôn từ vào quy trìnhgiảng dạy ngôn ngữ để phục vụ mục đích giao tiếp như Munby (1978), Wilkins(1978), Brymfit & Johnson (1979), Widdowson (1979), cụ thể các chức năng mà

người học gặp phải khi sử dụng ngôn ngữ như giới thiệu bản thân và người khác,

diễn ta sở thích, chấp nhận lời xin lỗi, giải thích, yêu cau, xin phép, Về van dénày, ở Việt Nam, tác giả Vũ Lan Hương cũng đã bày tỏ quan điểm của mình đólà: “Với sự phát triển của ngôn ngữ học chức năng mà xương sống là lý thuyếthành động ngôn từ đã góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạytiếng hiện đại, nâng cao năng lực giao tiếp cho người học” “Những quan điểm

cơ bản của ngữ pháp chức năng là cơ sở ngôn ngữ học quan trọng dé giảng dạyhành động ngôn từ tiếng Việt từ góc độ phân tích giao tiếp liên văn hoá” [10; Vũ

Lan Hương (2021)].

1.3.4 Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp

Văn hoá là một phạm trù rộng và được nhận thức trên nhiều phương điện

Có văn hoá theo quốc gia, văn hoá theo khu vực, văn hoá theo giới tính, văn hoátheo thế hệ, văn hoá theo tầng lớp xã hội, văn hoá cá nhân v.v Giao tiếp là hoạt độngtương tác giữa các đối tượng giao tiếp trong xã hội và hoạt động này chịu sự ảnhhưởng, tác động rất lớn từ văn hóa PGS.TS Hoàng Anh Thi trong Báo cáo toàn vănhội thảo quốc gia nghiên cứu liên ngành về ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ lần thứ

VI (Huế, 30-31/10/2020) cho rằng “khi một người giao tiếp với một người khác thì

không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ, mà đã đem vào cuộc giao tiếp đó cả nền văn hoá

của cộng đồng mình” [7; tr 5] Như vậy văn hóa là một mạch ngầm rất quan trọngtrong tư duy và ngôn ngữ mà người học (bản ngữ hay ngoại ngữ) đều cần namđược nếu muốn giao tiếp thuận lợi và thành công Mặt khác qua ngôn ngữ những

27

Trang 28

nét bản sắc của một cộng đồng cũng được bộc lộ một cách rõ ràng Với trườnghợp tiếng Việt cũng vậy.

Trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn từ người Việt đã phản ánh rõ

nét những đặc trưng văn hoá của mình Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hoá

Việt Nam đã chỉ cho chúng ta rất chi tiết cụ thé về van dé này Theo ông, người Việt

thích thăm viếng, hiếu khách, ứng xử linh hoạt, trọng danh dự, ưa sự tế nhị, ưa thói

quan giao tiếp nói vòng Sự phong phú của hệ thống xứng hô vừa có tính chất thânmật hoá, vừa có tính chất cộng đồng hoá, vừa thể hiện tính tôn tỉ kỹ lưỡng Hơn nữa,thông qua ngôn từ giao tiếp có thể thấy người Việt thích cách nói ước lệ, hay sử dụngnhững từ ngữ mang sắc thái biểu cảm, hoạt động ngôn từ mang tính động, linh hoạt,tuỳ theo ý đồ của người nói dé diễn đạt, không diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ýnghĩa ngữ pháp nào đó “Có thé nói rằng, trong giao tiếp, người Việt có thiênhướng nói đến những nội dung tinh (tâm li, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca

và phương pháp biểu trưng) bằng hình thức động (cấu trúc động từ, ngữ pháp

ngữ nghĩa linh hoạt” [6; tr.128].

Như vậy, văn hoá giao tiếp là một nội dung quan trọng trong các tài liệu dạy

tiếng vì nó giúp người học tăng khả năng tương tác hiệu quả trong giao tiếp với ngườibản ngữ, đồng thời cũng thể hiện được vai trò kết nỗi giữa năng lực và hành hiện

1.4 Khung năng lực Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài1.4.1 Khung năng lực Tiếng Việt dùng cho người nước ngoàiHiện nay, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng cao.Tuy nhiên, việc dạy học tiếng Việt cho người nước ngoài chủ yếu vẫn dựa vào

các giáo trình có sẵn của cơ sở giảng dạy hay các cá nhân tự biên soạn mà chưa

có một chương trình tổng thể, khoa học, phù hợp với trình độ người học mộtcách chuyên nghiệp Nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, năm 2015 Bộ Giáodục và Đào tạo đã ban hành khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nướcngoài (Khung năng lực tiếng Việt, viết tắt: KNLTV) tại thông tư số 17/2015/TT

- BGDĐT ngày 01 tháng 9 năm 2015 Day được xem như là căn cứ dé thống

28

Trang 29

nhất việc đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài; làm căn cứ xâydựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, biên soạn hoặc lựa chọn học liệu, xâydựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá ở từng cấp học và trình độ đào tạo Bên cạnh đó,khung này còn làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nộidung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá nhằm hỗ trợ người học đạt đượccác yêu cầu của chương trình đảo tạo; giúp người học hiểu được nội dung, yêucầu đối với từng trình độ năng lực tiếng Việt và tự đánh giá năng lực của mình.Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đôi giáo dục, công nhậnvăn bằng, chứng chỉ với các quốc gia sử dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu

về ngôn ngữ (Khung tham chiếu chung Châu Âu, viết tắt: CEFR)

KNLTV được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR, kết hợpvới tình hình, điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng tiếng Việt KNLTV đượcchia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 vàtương thích với các bậc từ Al đến C2 trong CEFR)

Bên cạnh đó vào năm 2018, Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam

ở nước ngoài được ban hành tại thông tư 28/2018/TT - BGDĐT ngày 26 tháng

11 năm 2018 nhằm tạo cơ sở chung cho việc xây dựng, phát triển, cập nhật tài

liệu dạy học và tô chức hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụngtiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần giữ gìn, phát triển, quảng

bá tiếng Việt và bản sắc văn hóa của người Việt Nam, giữ gìn và phát triển tỉnh

thân hướng vê quê hương, dat nước của người Việt Nam ở nước ngoai.

Chương trình được thiết kế theo 3 trình độ, 6 bậc, lần lượt từ thấp đến cao

là: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4, bậc 5, bậc 6 Thời lượng của mỗi bậc là 220 giờ Tổng thời lượng thực hiện chương trình là 1320 giờ Mỗi bậc gồm một số mô đun (nhóm bài học) Mỗi mô đun gồm 4 bài học tập hợp theo chủ đề và một bài

ôn tập, kiểm tra đánh giá Thời lượng cho mỗi nhóm bài học tùy thuộc nội dungtừng chủ đề Chương trình chú trọng rèn luyện 4 kỹ năng, trong đó wu fiên hon

cho kỹ năng nói và kỹ năng nghe.

29

Trang 30

Chúng tôi khi thực hiện luận văn này có sử dụng hai tải liệu trên như là

một trong những căn cứ dé khảo sát tài liệu cũng như bàn luận và đưa ra các gợi

ý ở chương tiếp theo

1.4.2 Tiếng Việt cho người nước ngoài ở bậc Trung cấp (B)Trong KNLTV các yêu cầu về năng lực tiếng Việt ở cấp độ Trungcấp đã được đưa ra rất cụ thể như sau:

a Mục tiêu chung

Yêu cầu chung về bậc 3 : học viên phải hiểu được các ý chính của mộtđoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về những chủ đề quen thuộctrong công việc, trường học, giải trí Có khả năng xử lý được hầu hết các tìnhhuống xảy ra khi đến nơi có sử dụng tiếng Việt; viết được đoạn văn đơn giản liênquan đến những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân mình quan tâm; mô tả đượcnhững kinh nghiệm, sự kiện, mong muốn và trình bày ngắn gọn được ký do, giảithích ý kiến và kế hoạch của mình

Yêu cầu chung về bậc 4: học viên phải hiểu được ý chính của một văn bản

tương đối phức tạp về các chủ đề khác nhau, ké cả những trao đổi có nội dung

thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân Có khả năng giao tiếp với nhiều chủ đềkhác nhau và nêu được quan điểm của mình về một vẫn đề, chỉ ra được những

ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau

b Mục tiêu với kĩ năng hội thoại

Đối với kỹ năng nói hội thoại bậc 3, người học phải tham gia được vàohội thoại về những chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị trước, đôi lúc vẫncòn khó khăn khi muốn thé hiện chínhh xác điều minh nói Thực hiện được cáccuộc hội thoại hàng ngày, trực tiếp mặc dù thỉnh thoảng vẫn phải hỏi lại những

từ và cụm từ cụ thé Diễn dat được cảm xúc và ứng xử trước những cảm xúc nhưngạc nhiên, vui, buồn, quan tâm và thờ ơ.

Đối với kỹ năng nói hội thoại bậc 4, người học phải tham gia được vào

các cuộc trò chuyện về hau hêt các chủ đê chung một cách rõ ràng, kê cả khi bi

30

Trang 31

ồn, nhiễu Duy trì được mối quan hệ với người Việt mà không vô ý gây khó chịucho họ Thể hiện được những mức độ cảm xúc, làm nồi bật những sự kiện và trai

nghiệm cá nhân của mình.

c Sự phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội

Đối với kỹ năng nói hội thoại bậc 3, sử dụng được tương đối chính xác

vốn từ vựng, ngữ pháp căn bản nhưng còn gặp khó khăn khi cố gắng diễn đạtnhững suy nghĩ phức tạp hoặc những chủ dé, tình huống không quen thuộc như:giao tiếp được trong nhiều tính huống thông thường, sử dụng ngôn ngữ phù hợp;

sử dụng tương đối chính xác những cách nói lịch sự và có cách ứng đáp phù hợp

với tình huống giao tiếp hằng ngày ở trường và nơi làm việc.

Đối với kỹ năng nói hội thoại bậc 4, người học phải sử dụng tốt vốn từvựng, cấu trúc ngữ pháp tương đối phức tạp trong giao tiếp; nhưng đôi khi vẫncần hỗ trợ lựa chọn từ ngữ phù hợp; diễn đạt được ý của mình một cách tự tin, rõràng và lịch sự bằng ngôn ngữ trang trọng cũng như thông tục, phù hợp với tìnhhuống giao tiếp

3l

Trang 32

Tiểu kết chương 1:

Trong chương nay, chúng tôi đặt van dé tìm hiểu một số lí thuyết liênquan đến hội thoại và đặc trưng của ngôn ngữ hội thoại, đồng thời đi sâu vàomột số cơ sở lý thuyết có tính căn cứ dé giúp chúng tôi tiến hành khảo sát, mô

tả, đánh giá việc giới thiệu ngôn ngữ hội thoại trong các tài liệu dạy tiếng Việt

được lựa chọn.

Chúng tôi nhận thức rằng ngôn ngữ hội thoại là một nội dung quan trọnggóp phần quyết định vào sự thành công của tài liệu giảng dạy ngoại ngữ;trường hợp tiếng Việt cũng không phải ngoại lệ Nếu những nội dung nàyđược thiết kế dựa trên những cơ sở lí thuyết phù hợp và những hiéu biết sâusắc về thực tế giao tiếp (của ngôn ngữ được dạy — học như một ngoại ngữ) thì

sẽ giúp người học, người dạy và công tác kiểm tra đánh giá được thuận lợihơn Đây cũng là định hướng quan trọng giúp chúng tôi triển khai nghiên cứu

cụ thé ở các chương tiếp theo

32

Trang 33

CHƯƠNG 2.

KET QUÁ KHAO SAT NGÔN NGỮ HOI THOẠI

2.1 Tài liệu khảo sát

Đề phục vụ cho luận văn này, chúng tôi đã chọn 13 cuốn tài liệu dạy tiếngViệt cho người nước ngoài ở trình độ Trung cấp (chi tiết xin xem phần Danhmục ký hiệu tư liệu khảo sát) dé tiến hành khảo sát

2.1.1 Căn cư lua chọn

Đây là những tài liệu đã và vẫn đang tiếp tục được sử dụng thực tẾ, phô

biến trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài học tiếng Việt tại Việt

Nam và ở nước ngoài, ở nhiều chương trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữvới những quy mô khác nhau.

Đề xác định trình độ của tài liệu chúng tôi dựa trên một SỐ căn cứ sau:

® Su khẳng định của tác giả trong phan giới thiệu ví du như tài liệu:Tiếng Việt Nâng Cao (quyển 2); Thực hành Tiếng Việt; Contemporary

Vietnamese.

e Vi tri cua tài liệu trong hệ thống bộ tài liệu và số giờ can dat được

trước khi sử dụng tài liệu vi dụ như tài liệu: Tiếng Việt Vui, quyén 4; Thực

hành Tiếng Việt; Tiếng Việt Nâng Cao (cho người nước ngoài quyên 1); TiếngViệt cho người nước ngoài 3 (VSL3); Tiếng Việt Thực hành Dùng Cho NgườiNước Ngoài; Tiếng Việt Hiện Đại, stage 3)

2.1.2 Đặc điểm của các tài liệu khảo sátĐặc điểm nỗi bật của các tài liệu khảo sát là sự đa dạng, cụ thể như sau:

a V tác giảs* Tài liệu do tác giả độc lập biên soạn như: Tiếng Việt nang cao chongười nước ngoài quyền 1, Nguyễn Thiện Nam (1998); Tiếng Việt Nâng Caoquyền 1, quyên 2, Nguyễn Việt Hương (2010)

s* Tài liệu do một nhóm tác giả biên soạn như: Tiếng Việt Vui quyên 3,quyền 4, Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2015); Thực hành Tiếng Việt trình độ

B, Đoàn Thiện Thuật chủ biên (2004); Tiếng Việt cho người nước ngoài tập 3

33

Trang 34

VSL3, Nguyễn Văn Huệ chủ biên (2004); Tiếng Việt Thực Hành Dùng Cho

Người Nước Ngoài Dinh Thanh Huệ chủ biên (1997); Contemporary

Vietnamese Nguyễn Bích Thuận (1997).

b Về nguồn biên soạn

“Tai liệu được biên soạn trong nước như: Tiếng Việt Vui quyên 3,quyên 4, Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2015); Tiếng Việt Nâng Cao quyền 2,Nguyễn Việt Hương (2010); Thực hành Tiếng Việt trình độ B, Đoàn ThiệnThuật chủ biên (2004); Tiếng Việt cho người nước ngoài tập 3, tập 4, NguyễnVăn Huệ chủ biên (2004); Tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài quyền 1,Nguyễn Thiện Nam (1998); Tiếng Việt Thực Hành Dùng Cho Người NướcNgoài Đinh Thanh Huệ chủ biên (1997); Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt, giáo trìnhdạy tiếng Việt thực hành cho sinh viên quốc tế lưu hành nội bộ Nguyễn Ngọc

Hùng chủ biên (1997).

“+ Tài liệu được biên soạn ở nước ngoài như: Tiếng Việt Hiện Đại, stage 3, 4,

Phan Văn Giưỡng (1995); Contemporary Vietnamese, Nguyễn Bích Thuận (1997)

c Về phạm vi sw dụng:

Tài liệu được sử dung phổ biến ví dụ như tai liệu: Tiếng Việt Vui, TiếngViệt Nâng Cao, Thực hành Tiếng Việt

Tài liệu được sử dụng ở quy mô hẹp ví dụ tài liệu chỉ dùng ở nước ngoài

như Tiếng Việt Thực hành Dùng Cho Người Nước Ngoài, ContemporaryVietnamese, Tiếng Việt hiện đại hay trong những chương trình riêng của cơ sởđào tạo như Giáo trình Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt, giáo trình dạy tiếng Việt thực

hành cho sinh viên quốc tẾ (lưu hành nội bộ).

Thực tế dữ liệu khảo sát gồm ngôn ngữ được thu thập từ 438 cuộc hộithoại thuộc phần bài hội thoại chính, bài tập luyện tập và phần nghe trong các tài

liệu đã nêu trên.

34

Trang 35

2.2 Kết quả khảo sát

2.2.1 Ngôn ngữ hội thoại trên phương diện định lượng

Theo D6 Hữu Châu “Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Spl Vận động trao dap, cái lõi của hội thoại sé diễn

ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm với sự đôi thay

liên tục vai nói và vai nghe” [2, tr 207] Như vậy việc khảo sát ngôn ngữ hội

thoại trên phương diện định lượng trong trường hợp này có thể thực hiện thông

qua việc thu thập số lượng lượt lời trao đáp của cuộc thoại Ở mỗi một trình

độ/bậc học yêu cầu về “dung lượng” hội thoại có những sự khác biệt dẫn đến sốlượng lượt lời trao đáp trong hội thoại sẽ khác nhau Đây là lý do chúng tôi thấycần thiết tiến hành các khảo sát trên phương diện nay

Bảng 2.1 : Định lượng của hội thoạiNội dung Số bài hội thoại Số bài hội thoại

Tài liệu > 11 lời trao đáp < 10 lời trao đáp

Trang 36

Qua bảng trên cho thấy, định lượng của hội thoại dựa trên số lượng lờitrao đáp có sự khác nhau Sự chênh lệch về số lượng này được trình bày trong

biểu đồ sau:

Biểu đồ về định lượng của hội thoại

Biểu đồ định lượng hội thoại

& Số bai hội thoại > 11 lời trao

đáp

l Số bài hội thoại < 10 lời trao

đáp

Qua biểu đồ trên ta thấy số cuộc hội thoại có lượt lời ít hơn 10 lời trao đáp

là 83%, số cuộc hội thoại có lượt lời nhiều hơn 11 lời trao đáp là 17%

2.2.2 Trên phương điện chủ dé hội thoại

e Theo GS.TS Đỗ Hữu Châu thi đề tài là “ là mảng hiện thực được lựachon dé đề cap dén trong hội thoại” [2; tr 285] Còn chu dé là “ chiều hướngphát triển của đề tài đó” [2; tr 285] Chủ đề sẽ quyết định đích của hội thoại

Chính vì vậy trong quá trình biên soạn tài liệu giảng dạy hội thoại, việc lựa chọn

Qua bảng chúng tôi nhận thấy số lượng chủ đề được lựa chọn đưa vào

các tài liệu các tài liệu khảo sát không có sự khác biệt lớn, và chúng tôi

36

Trang 37

chia thành ba mức độ: nhiều, trung bình và ít Số lượng chủ đề từ 10 - 16 làmức nhiễu; từ 7 - 10 chủ đề là mức trung bình và 4 - 5 chủ đề mức ít.

Nội dung của chủ đề

Qua khảo sát các chủ dé trong các tài liệu dạy tiếng ở trên, chúng tôi

thống kê được trong các tài liệu trên có 18 chủ đề thường được sử dụng là:

- Chủ dé 1: Giao tiếp xã giao (1)

- Chủ đề 14: Nghệ thuật - Thời trang (14)

- Chủ đề 15: Thói quen - Sở thích - Nguyện vọng (15)

- Chủ dé 16: Việc làm (16)

- Chủ dé 17: Kinh tế (17)

- Chủ đề 1§: Môi trường (18)

e Sự xuất hiện chủ dé trong các tài liệu

Dựa vào nội dung các chủ đề đã nêu ra ở phần trên, chúng tôi tiến hànhkhảo sát thực tế dữ liệu, thống kê sự xuất hiện của các chủ đề trên trong từng tàiliệu (Trong khi lập bảng, chúng tôi đã sử dụng các ký hiệu +: chủ đề xuất hiện, -

: chủ đề không xuất hiện)

37

Trang 38

Bảng 2.3 Sự xuất hiện của chủ đề trong các tài liệu khảo sát

mức độ xuất hiện nhiều, mức độ xuất hiện trung bình và mức độ xuất hiện ít

Chủ đề có mức độ xuất hiện nhiều nhất (chủ đề tâm), hầu như ở mọi tài

liệu là chủ đề giao tiếp xã giao, chủ đề gia đình, chủ đề giáo dục, chủ đề mua sắm

và chủ đề du lịch

38

Trang 39

Chủ đề có mức độ xuất hiện trung bình là chủ đề việc làm, chủ đề sức khoẻ y

tế, chủ dé giao thông, chủ dé thê thao, chủ dé văn hoá, chủ đề thời gian thời tiết, chủ

đề dịch vụ, chủ đề ẩm thực Các chủ đề còn lại như chủ đề báo chí, chủ đề môi

trường, chủ đề khoa học, chủ đề kinh tế và chủ dé thói quen - sở thích - nguyện

vọng là những chủ đề có mức độ xuất hiện ít (chủ đề biên), bước đầu có tính chuyên

sâu thường xuất hiện ở trình độ cao hơn (B2)

e Tân số xuất hiện các chủ dé trong từng tài liệu

Ở phần trên, chúng tôi đã khảo sát và so sánh về số lượng và tần số xuất hiệncũng như phân loại mức độ của tần số xuất hiện các chủ đề trong các tài liệu dạy

tiếng Ở phần này, chúng tôi xin khảo sát và thống kê về số lần / tần số xuất hiện

của chủ dé thé hiện trong tài liệu cụ thé

Bảng 2.4 : Tan sô xuât hiện của các chủ đề

6 = |Giao thông 210|1 |5 |2 |0|13|1|2 |6 |0 |0 |0

7 |Dich vu I|0|21|1 |6 |1|0|013 |3 |4 |0 J1

8 |Sức khoẻ - y tế 21110 |0 |4 |1|010)2 |I |3 |1 |0

9 |Thé thao I|2|10 |I |0 |0}4;0}1 |0 |3 |0 |0

10 |Thời gian - Thời tiết |2 |0 |0 |6 |0 |0 21011 |0 |0 |0 |0

II |Van hoá I|I|0 |0 |4 |012|10)15 |0 |0 |0 |1

Trang 40

lịch, giao thông, dịch vụ được lặp lại với tân suât nhiêu hơn rõ rệt Căn cứ các sô

liệu cụ thé trên, chúng tôi thé hiện số lượng chủ dé qua bản đồ sau:

Biểu đồ phân loại tần số xuất hiện của các chủ đề

Biểu dé phân loại tần số xuất hiện của các chủ để

l8 Gian tiếp xã giao

& Báo chỉ

@ Am thực

@ Nghệ thuật / thời trang

40

Ngày đăng: 08/10/2024, 00:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w