1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc Điểm ngôn ngữ nhan Đề ca khúc trịnh công sơn

154 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ thực tế sử dụng ngôn ngữ trong thiết lập nhan đề ca khúc Tiếng Việt hiện nay và chức năng của nhan đề ca khúc chưa được quan tâm, chúng tôi thấy rằng việc tạo lập nhan đề ca khúc đối

Trang 1

Nguyễn Linh Hoàng Vy

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHAN ĐỀ CA KHÚC

TRỊNH CÔNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

Trang 2

Nguyễn Linh Hoàng Vy

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHAN ĐỀ CA KHÚC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Ngoài những phần trích dẫn cụ thể, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trịnh Sâm Các cứ liệu được sử

dụng trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình

nào

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Linh Hoàng Vy

Trang 4

LỜI TRI ÂN

Để hoàn thành chương trình học cao học và viết luận văn này, tác giả đã nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của rất nhiều người Sau đây là lời cảm ơn chân thành của tác giả:

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô ở tổ bộ môn Ngôn ngữ học, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến người hướng dẫn luận văn – PGS TS Trịnh Sâm – PGS TS Dư Ngọc Ngân đã dành thời gian và tâm huyết, hướng dẫn tôi rất tận tình, giúp tôi hoàn thiện luận văn

Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thiện luận văn này

Xin chân trọng cảm ơn!

Nguyễn Linh Hoàng Vy

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan 1

Lời tri ân 2

Mục lục 3

Danh mục bảng 5

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Tiêu đề, tiêu đề văn bản và nhan đề ca khúc 6

1.1.1 Ranh giới giữa tiêu đề và tiêu đề văn bản 6

1.1.2 Những tên gọi 6

1.2 Ngữ pháp chức năng 8

1.2.1 Câu 10

1.2.2 Cấu trúc Đề - Thuyết trong ngôn ngữ 11

1.2.3 Nghĩa của câu 11

1.2.4 Vài nét về dụng pháp 15

1.3 Liên kết trong tiếng Việt 16

1.3.1 Quy chiếu và quy chiếu trong văn bản 16

1.3.2 Hướng quy chiếu trong văn bản 16

1.3.3 Các phép liên kết trong tiếng Việt 17

1.4 Phong cách chức năng, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật và đặc trưng của ca từ tác phẩm 18

1.4.1 Phong cách chức năng 18

1.4.2 Đặc trưng, vai trò, chức năng ca từ trong thể loại âm nhạc 20

1.5 Trịnh Công Sơn và đặc trưng sáng tác 21

Tiểu kết 22

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT YẾU TỐ ĐỘC LẬP 23

2.1 Chức năng 23

2.2 Từ loại 24

2.2.1 Ngữ danh từ 25

Trang 6

2.2.2 Vị từ 31

2.3 Chuyển loại ngữ vị từ 33

2.4 Những kết hợp bất thường 33

2.4.1 Đảo cấu trúc ngữ danh từ, khác thường ở ngữ danh từ 33

2.4.2 Kết hợp bất thường trong ngữ vị từ 33

2.5 Cấu trúc nhan đề 34

2.5.1 Nhan đề hai phần một bậc 35

2.5.2 Đảo cấu trúc đề thuyết 36

2.5.3 Cấu trúc thuyết là vị từ 36

2.5.4 Nhan đề một thành phần 36

2.5.5 Nhan đề đặc biệt 38

2.6 Nghĩa nhan đề với phương diện là một bộ phận độc lập 39

2.6.1 Một số biện pháp tu từ trong nhan đề 39

2.6.2 Nhan đề theo nghĩa biểu hiện 41

2.6.3 Nhan đề theo lực ngôn trung 46

Tiểu kết 49

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT BỘ PHẬN GẮN VỚI VĂN BẢN 51

3.1 Chức năng 51

3.2 Liên kết giữa nhan đề với văn bản 55

3.2.1 Quy chiếu trong văn bản 55

3.2.2 Liên kết từ vựng 60

3.3 Nghĩa nhan đề gắn với văn bản 67

Tiểu kết 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC CA KHÚC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê loại định danh trực tiếp và định danh gián tiếp 24

Bảng 2.2 Thống kê các tiểu loại danh từ trong nhan đề Trịnh Công Sơn 25

Bảng 2.3 Cấu trúc mệnh đề, cấu trúc nhan đề 34

Bảng 2.4 Phân loại nhan đề theo cấu trúc đề thuyết 35

Bảng 2.5 Phân loại nhan đề theo vai nghĩa 35

Bảng 2.6 Bảng thống kê nhan đề theo nghĩa biểu hiện 42

Bảng 2.7 Cấu trúc nhan đề tồn tại 43

Bảng 2.8 Thống kê nhan đề ca khúc theo lực ngôn trung 47

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật tác động rất nhanh đến con người thông qua hệ thống âm thanh Trong một tác phẩm âm nhạc, theo lý thuyết cộng hưởng thường có hai nội dung tồn tại, đó là nội dung tác phẩm của tác giả sáng tác phẩm và nội dung của người nghe cảm thụ được Âm nhạc có thể thực hiện chức năng giáo dục con người Nó không chỉ dạy kỹ năng sống mà còn là công cụ giải trí của con người Ngoài ra, nó có thể khích lệ, động viên tăng sức mạnh tinh thần cho con người

để thực hiện tất cả công việc trong cuộc sống Trong cuộc sống cái gì cũng có hai mặt, âm nhạc cũng vậy, nó có thể thực hiện chức năng giáo dục mà cũng có thể là công cụ làm tha hoá con người Chính vì vậy, người soạn nhạc cần sử dụng ngôn ngữ

ca khúc với nội dung, ý nghĩa trong sáng, lành mạnh hướng tâm hồn con người đến những điều thiện

Người nước ngoài nghe người Việt nói chuyện với nhau đều tưởng rằng chúng ta đang hát Ngôn ngữ chúng ta tiềm ẩn những yếu tố cung điệu của âm nhạc

Đó là điểm thuận lợi cho việc sáng tác ca khúc tiếng Việt Tuy vậy, viết một ca khúc

có chất lượng không chỉ về âm điệu mà cả ngôn từ Trong đó, việc chọn lựa từ ngữ nhan đề cho ca khúc cũng là một vấn đề mà các nhà nghiên cứu nói chung và nhà nghiên cứu âm nhạc, nghiên cứu ngôn ngữ nói riêng đều rất quan tâm nghiên cứu Chính vì vậy mà chúng tôi muốn tìm ra lời giải đáp về vấn đề trên

Về việc sáng tác và lựa chọn nhan đề ca khúc hiện nay, báo chí đã phản ánh những bất cập như sau: có bài viết Ca từ gây sốc từ nhan đề của tác giả Đặng Trung Công, có bài viết Nắng cực của Phạm Toàn Thắng mới ra đã gây tranh cãi của tác giả Đậu Dung Đó là những ý kiến trái chiều xung quanh nhan đề ca khúc Trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại, âm nhạc được lan truyền khắp nơi rất nhanh Vì nó

có sức ảnh hưởng đến cộng đồng rất lớn cho nên ngôn từ cần được lựa chọn phù hợp Ngoài ra, khi tiếp nhận một ca khúc, thính giả không chỉ nghe nội dung lời bài hát

mà còn chú ý đến cả nhan đề ca khúc Nhan đề ca khúc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền thông tin Nó được xem như là bộ mặt của ca khúc, linh hồn, yếu tố định hướng cho người nghe Mỗi ca khúc thì không chỉ nội dung quyết định

Trang 9

chất lượng mà nhan đề cũng góp phần làm nên thành công cho ca khúc Từ thực tế sử dụng ngôn ngữ trong thiết lập nhan đề ca khúc Tiếng Việt hiện nay và chức năng của nhan đề ca khúc chưa được quan tâm, chúng tôi thấy rằng việc tạo lập nhan đề ca khúc đối với người sáng tác cũng như việc tiếp nhận thông tin của thính giả rất quan trọng Vì lí do trên mà chúng tôi nghiên cứu đề tài đặc điểm ngôn ngữ nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu nhan đề văn bản được các nhà báo, nhà ngôn ngữ học, các nhà khoa học nhiều lĩnh vực khác nhau trong và ngoài nước quan tâm Ở Việt Nam, cuối thế kỉ XX được xem là bước khởi đầu của việc nghiên cứu nhan đề

“Về tên gọi các bài báo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” (Bùi Khắc Việt, 1980)

Tác giả chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về nhan đề nhưng đưa ra nhận định: “Đặt tên bài báo là cả một nghệ thuật Cái khó ở đây là làm sao chỉ dùng một số ít từ mà đạt được ba yêu cầu: thông báo nội dung chủ yếu của bài, hướng dẫn tư tưởng, tình cảm của người đọc, thu hút sự chú ý của người đọc với bài báo” Tác giả đã khảo sát nhan đề văn bản ở các mặt: giá trị thông tin, giá trị biểu cảm, nguồn gốc của các nhan đề và tiếng cười của Bác Tác giả đã chỉ ra số đặc điểm ngôn ngữ về mặt phong cách cá nhân

Trong bài “Nhờ đâu những bài viết có sức hấp dẫn” của Hồ Lê 1982, tác giả đưa

ra nhận xét cụ thể hơn: “Nhan đề là cái trước tiên đập vào mắt người đọc Có thể ví như những cái cửa đã mở để sẵn sàng mời người đọc bước vào” Tác giả đã phân tích nguyên nhân dẫn đến tính hấp dẫn của nhan đề thông qua việc phân tích 6 kiểu nội dung và 2 kiểu cấu tạo hình thức Việc phân tích cứ liệu chỉ tập trung ở một tác giả, bài viết chú ý đến việc phân loại nhan đề văn bản về mặt cấu tạo

Lương Duy Thứ, 1992, khảo sát “Thi pháp Lỗ Tấn” đã quan tâm đến nghĩa của Nhan đề “Thuốc” Tác giả đã chỉ ra nhan đề có đến ba tầng nghĩa nhưng hình thức lập luận chưa rõ ràng

Thomas Gergeley, 1992, tập trung đến kĩ thuật viết nhan đề báo chí Tác giả chia nhan đề làm ba phần: thượng đề (sur titre), đề (titre), hạ đề (sous titre) Dựa vào

ý nghĩa, tác giả đã phân các nhan đề tình thái như: Nhan đề bình phẩm (titre de

Trang 10

commentaire), nhan đề trần thuật (titre de recit), nhan đề khẳng định (titre affirmatif)… Tác giả phân tích kết cấu nhan đề báo chí cụ thể nhưng phân tích nhan

đề còn ít

Nguyễn Thị Tuyết Ngân, 1992, chú ý đến việc sử dụng nhan đề văn bản Tác giả đã chỉ ra việc ngắt dòng không đúng chỗ trong việc trình bày mĩ thuật của nhan

đề trên trang báo

Nguyễn Đức Dân, 1995, Trên cứ liệu nhan đề báo chí có nguồn gốc từ những lời trong bài hát, tục ngữ, thành ngữ và phân tích những hàm ý của nhan đề trong ngữ cảnh

Cao Xuân Hạo, 1991, có vài dòng nói về nhan đề, chỉ ra phần lớn các nhan đề đều là những danh ngữ, “về chức năng thông báo của nó cũng là một chủ đề, phần thuyết là cả bài văn, bài báo kia” Tuy nhiên, tác giả mới nói sơ lược về nhan đề mà thôi

Hồ Lê, 1993, coi nhan đề văn bản là một phát ngôn, một biến thể câu cơ sở như những phát ngôn khác Về ý nghĩa, tác giả nhấn mạnh tính hàm súc của nhan đề :

“Không một nhan đề nào là không có ý nghĩa hàm ẩn” Về cấu trúc thì ông cho rằng:

“… nó có thể xuất hiện dưới mọi kiểu câu, nhưng điều cần chú ý đặc biệt là nó có nhiều khả năng dùng câu gọi tên, nhất là loại câu có danh từ hoặc từ tổ danh từ đảm nhiệm”

Trịnh Sâm, 1998, chỉ rõ cấu trúc – chức năng, điều kiện thiết lập một nhan đề văn bản đúng Tác giả chỉ ra rất cụ thể về vai trò, bản chất, đặc điểm, cấu trúc ý nghĩa của nhan đề văn bản

Nghiên cứu nhan đề văn bản báo chí được rất nhiều nhà báo, ngôn ngữ học và các khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác quan tâm Thế nhưng, nhan đề ca khúc còn khá mới mẻ nên chưa được nghiên cứu nhiều Việc nghiên cứu nhan đề ca khúc trong âm nhạc chỉ dừng lại ở thuật ngữ khái niệm Dương Viết Á, 2000, trong Ca từ trong âm nhạc, tác giả đã đưa ra cách hiểu, yêu cầu, thủ pháp tạo tên gọi tác phẩm và nhan đề trong thể loại âm nhạc

Tóm lại, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của nhan đề ca khúc tiếng Việt dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những nghiên cứu đã có trước, chúng rất hữu ích

Trang 11

Nghiên cứu, xét nhan đề khi tách ra khỏi văn bản cũng như gắn với văn bản Ở những mặt thích hợp, nó được tiến hành mô tả, phân loại nhan đề văn bản khi hành chức dựa vào cấu trúc tuyến tính và phi tuyến tính

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn Luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

vận dụng vào việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nhan đề Trịnh Công Sơn

(qua ngữ liệu nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn Với đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nhan đề

ca khúc Trịnh Công Sơn ở phương diện cấu trúc ngữ pháp nhan đề trong hệ thống nhan đề theo quan điểm ngữ pháp chức năng và nhan đề gắn với nội dung văn bản ca khúc Trịnh Công Sơn qua cấu tạo văn bản

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

a Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số các thủ pháp và phương pháp nghiên cứu khoa học chung như:

Phương pháp thống kê: phương pháp thống kê dùng xử xử lý dữ liệu về mặt

thống kê toán học, người viết có thể tập hợp tổng số lượng cấu trúc nhan đề trong nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn

Phương pháp miêu tả: Phương pháp miêu tả dùng để miêu tả lớp từ ngữ

được sử dụng trong nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn

Phương pháp phân tích diễn ngôn: phương pháp này được vận dụng vào

luận văn nhằm xem xét vai trò của ngữ cảnh ngôn ngữ

Trang 12

b Ngữ liệu

Nguồn ngữ liệu của luận văn được tập hợp thông qua các tuyển tập ca khúc

Trịnh Công Sơn như: Trịnh Công Sơn, Tuyển tập những bài ca không năm tháng

(1997); Tuyển tập một 100 ca khúc Một cõi đi về (2014) Trên thực tế, luận văn khảo

sát trong 298 nhan đề ca khúc nhưng chỉ có 246 nhan đề có lời bài hát

6 Đóng góp của luận văn

Công trình nghiên cứu này, không những kế thừa từ những công trình nghiên

cứu của các tác giả đi trước mà còn làm rõ một số vấn đề liên quan đến đặc trưng

ngôn ngữ nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn về các phương diện từ ngữ, ngữ pháp,

ngữ nghĩa, mối quan hệ giữa nhan đề với phần nội dung của ca khúc

Nghiên cứu về đặc điểm nhan đề ca khúc cũng là một đề tài mới Hướng tiếp

cận chính của luận văn là ngữ pháp chức năng Chính vì vậy việc nghiên cứu cần làm

rõ một số vấn đề sau: Chức năng, cấu trúc nhan đề, ngữ nghĩa nhan đề trong hệ thống

nhan đề với nhan đề và nhan đề với nội dung văn bản Qua việc nghiên cứu, nó giúp

cho nhà sáng tác thấy được cấu trúc của nhan đề góp phần tạo hiệu quả cao trong sử

dụng ngôn ngữ để sáng tác Đối với người thưởng thức, họ sẽ có cái nhìn rõ hơn về

nhan đề ca khúc cũng như có thể hiểu sâu về các tầng nghĩa của nhan đề ca khúc

7 Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Đặc điểm nhan đề xét như một yếu tố độc lập

Chương 3: Đặc điểm nhan đề xét như một bộ phận gắn với văn bản

Trang 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tiêu đề, tiêu đề văn bản và nhan đề ca khúc

1.1.1 Ranh giới giữa tiêu đề và tiêu đề văn bản

Tiêu đề có nội dung bao hàm khá rộng với nhiều sở chỉ tùy mục đích khác

nhau Tiêu đề gồm 2 loại: tiêu đề văn bản và tiêu đề phi văn bản Đó là những dòng

chữ ở bìa các cuốn sách, các biển hiệu buôn bán, trên các tấm pano quảng cáo, tên các tổ chức xã hội, cơ quan, xí nghiệp, trường học, tên các nhãn hiệu hàng hóa, tựa

đề của những bức tranh, ảnh, vở múa, bức tượng, bản nhạc, vở kịch, cuốn phim, tên của các bài báo, bài thơ, truyện ngắn, đầu đề của các tác phẩm,

Tiêu đề văn bản là tên gọi chính thức của một văn bản hay của một chương, một mục nào đó trong văn bản “Đặc điểm chung của tiêu đề văn bản là có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung của văn bản và là một bộ phận của văn

bản” (Trịnh Sâm, 1998) Tiêu đề văn bản như tên cuốn sách, vở kịch, bản nhạc, bài

thơ, truyện ngắn, đầu đề của tác phẩm

Tiêu đề phi văn bản là tên gọi dành cho những đối tượng không phải là văn bản hoặc một bộ phận trong văn bản Tiêu đề thông báo sự hiện diện của các tổ chức xã hội như tên các cơ quan, xí nghiệp Tiêu đề của một sản phẩm hàng hoá như tiêu đề các nhãn hiệu nước ngọt, nước mắm, bánh bao… Tiêu đề của một sản phẩm văn hoá hoặc tên một tác phẩm nghệ thuật như tên những cuốn phim, bản nhạc, vở kịch Theo Dương Viết Á thì tên gọi tác phẩm mang ý nghĩa khái quát của tác phẩm Tiêu đề được sử dụng trong các tác phẩm nhạc đàn – nhạc đàn không lời, nó như là tên gọi nhỏ của từng chương Dương Viết Á chỉ đưa ra cách hiểu riêng về tên tác phẩm âm nhạc, ông cho rằng tên tác phẩm bao hàm cả tiêu đề Ông không có sự phân biệt nhan đề dành cho văn bản hay phi văn bản

1.1.2 Những tên gọi

Bên cạnh cách gọi “tiêu đề” còn có rất nhiều tên gọi khác nhau: tên sách, tên bài, tựa bài, tựa đề, đề mục, chương mục, đầu đề, nhan đề, tít… đây là những tên gọi ứng với

sở chỉ nằm trong phạm trù tiêu đề văn bản, đều được dùng làm tên gọi đề mục

Tên sách, tên bài của những văn bản như sách hoặc bài báo trong tạp chí nhưng không bao quát được tên chương, tên một đoạn nội dung tức là tên một bộ

Trang 14

phận nội dung trong văn bản… Việc sử dụng “tên” không phải là thuật ngữ chuyên dùng, nên không thể sử dụng để thay thế cho tiêu đề văn bản

Tên tựa, tên đề rất dễ giống với lời tựa thường đặt giữa tiêu đề và phần tiếp theo của văn bản

Đề mục, chương mục dùng để chỉ tên gọi một đoạn nội dung, thường là mang

độ lớn đến một mức độ nào đó nhưng không có tính khái quát như tiêu đề văn bản Đầu đề hoặc đề không ít trường hợp có chung sở chỉ với tiêu đề văn bản nhưng nhiều khi nó lại vượt ra ngoài khuôn khổ ấy Chẳng hạn, ta có thể nói đầu đề bài báo, đầu đề quyển tiểu thuyết nhưng ở những loại văn bản khác như đề toán thì nó thuộc loại văn bản khác

Tít là từ vay mượn, được sử dụng khá rộng khắp trong ngành in, báo chí, thường để chỉ tiêu đề báo chí

Cao Xuân Hạo, 1991 cho rằng “Tiêu đề là những dòng chữ ở bìa cuốn sách, các biển hiệu trên (hay bên) cổng các cơ quan, dưới các bức tranh, trên các bài báo, bài thơ, truyện ngắn, bản nhạc…Đó là tên của các cơ quan, cửa hiệu, là đầu đề của tác phẩm”

Tiêu đề theo nghĩa gốc là cái nêu lên, đề chữ vào, cái để ngắm, để người ta nhận diện có thể phù hợp với tất cả những sở chỉ mà “tên”, “tựa đề”, “đầu đề”, “nhan đề” … biểu thị, nó còn bao quát cả nhan đề văn bản Trịnh Sâm đã nhận xét “dùng tiêu đề theo nghĩa thuật ngữ vừa khái quát vừa tiết kiệm mà lại dễ quan sát tất cả các

chủng loại tiêu đề” (Trịnh Sâm, 1998)

Nhan đề được người tiếp nhận như một hình thức tiêu đề Từ “nhan” là một thành tố Hán Việt mang nghĩa gốc là “dung nhan” Nhan đề mang nét nghĩa chỉ về vẻ đẹp ca khúc do người sáng tác chọn lựa Việc xem nó như một dung nhan để chiêm nghiệm Chính vì vậy, trong luận văn này sử dụng tên gọi nhan đề dành cho thể loại văn bản là ca khúc

Nhan đề ca khúc là đối tượng nghiên cứu với nội dung khá rộng lớn Để việc nghiên cứu dễ dàng hơn thì xác định phạm vi cực kỳ quan trọng Nhan đề được nghiên cứu trong phạm vị ngôn ngữ, luận văn tập trung vào những khía cạnh cấu trúc – chức năng của nhan đề

Trang 15

Cấu trúc của nhan đề ca khúc: Cấu trúc là tổ chức bên trong của một chỉnh thể, liên kết các bộ phận với chỉnh thể, liên kết các bộ phận với nhau, theo những phương thức nhất định

Nhan đề tách khỏi văn bản nghĩa là nhan đề được tách khỏi ngữ cảnh thì nhan

đề tự thân là một thông điệp Nó có cấu trúc riêng, được người thụ ngôn tri giác như một đơn vị riêng Nhan đề ca khúc được khảo sát theo tính chất hướng nội để thấy cấu trúc nội tại, tính chất hướng ngoại để thấy mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung văn bản

Ở cấu trúc nội tại thì nó được phân ra hai loại Cấu trúc nội tại tuyến tính liên tục, cấu trúc nội tại phi tuyến tính

Cấu trúc tuyến tính liên tục là những quan hệ về trật tự trước sau của từ trên chuỗi lời Nó được chia tách; cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc ý nghĩa – ý nghĩa xuất hiện trên bề mặt của nhan đề ca khúc

Cấu trúc phi tuyến tính hướng nội là mối quan hệ về nội dung giữa những từ hoặc những ngữ đoạntrên chuỗi lời Nó có khả năng gồm hai bình diện: cấu trúc liên tưởng giữa các từ không theo trật tự tuyến tính, nếu nhan đề ca khúc gồm những từ ngữ, cấu trúc liên hội ngữ nghĩa, đó là cấu trúc nghĩa hàm ẩn

Nhan đề ca khúc phi tuyến tính hướng ngoại, nhan đề với sự gắn kết với nội dung văn bản để thành một chỉnh thể Phân tích nhan đề phi tuyến tính theo hướng ngoại là phân tích nhan gắn liền với văn bản Về hình thức, nhan đề là bộ phận xuất hiện đầu tiên, phân tích ý nghĩa nhan đề gắn với văn bản ở những tầng nghĩa hàm ẩn khác nhau

Tóm lại, phân tích nhan đề với tính hướng nội là khảo sát nhan đề trong bối cảnh bộ phận độc lập ở cấu trúc cấu tạo nên nhan đề, tầng ý nghĩa biểu hiện Phân tích nhan đề theo hướng ngoại là phân tích nhan đề trong mối quan hệ liên kết, tầng nghĩa khi gắn với văn bản

1.2 Ngữ pháp chức năng

Phân tích ngôn ngữ là công việc của nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việc nghiên cứu cần đi đúng hướng từ đó người tiếp cận mới có những cách nhìn nhận đúng về nó Mở đầu nghiên cứu ngôn ngữ còn thiếu sót nhưng nó đã được cải thiện

Trang 16

Ngữ pháp cổ điển, ngữ pháp cấu trúc luận và ngữ pháp sản sinh khi khảo sát ngôn ngữ đều chú trọng vào phần hình thức nhưng chưa chú ý hơn về hoạt động của

nó trong giao tiếp

Ngữ pháp chức năng nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng nên có thể vận dụng

lý thuyết này để nghiên cứu nhan đề

Ngữ pháp sản sinh đã khắc phục tình trạng coi nhẹ cú pháp và quan niệm tĩnh đối với cấu trúc câu, những vẫn chưa có cách nhìn phù hợp với bản chất ngôn ngữ với tính cách và công cụ giao tiếp Nó tập trung chú ý vào mặt hình thức, vào tính ngữ pháp độc lập với nghĩa và đối với công dụng của câu trong giao tiếp Ngôn ngữ đối với nó là một đối tượng trừu tượng – nó tập hợp những câu được sản sinh theo những quy tắc hình thức có phần võ đoán Mặt nghĩa chỉ được nghiên cứu sau khi xác định một hệ thống chi phối việc sản sinh ra cấu trúc cú pháp, còn dụng pháp chỉ xác định ý nghĩa mà các cấu trúc cú pháp có thể có được

Ngữ pháp chức năng là một lí thuyết và là một hệ phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người với người

Ngữ pháp chức năng được nghiên cứu để miêu tả, giải thích các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện của mặt hình thức và mặt nội dung trong mối liên hệ với chức năng Quan sát cách sử dụng ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp không chỉ để thống kê số liệu ngôn ngữ mà còn theo dõi cách hành chức của ngôn ngữ trong sử dụng Những quy tắc xây dựng cấu trúc của đơn vị ngôn từ cơ bản – câu – được ngữ pháp chức năng trình bày, giải thích trên cơ sở giữa các mối quan hệ ngôn ngữ và tư duy trong việc cấu trúc hoá và tuyến tính hoá những sự tình được phản ánh và trần thuật dưới sự tác động tối đa của các nhân tố trong tình huống văn cảnh, với sự chi phối của những quy ước cộng tác giữa người tạo lập và người lĩnh hội tham dự hội thoại

Hoạt động giao tiếp nhằm mục đích truyền đạt thông tin, yêu cầu giữa người với người thông qua ngôn ngữ

Trang 17

Theo M A K Halliday có mô hình lý thuyết về chức năng : ý niệm, liên nhân, văn bản Trong đó ý niệm thể hiện kinh nghiệm biểu hiện sự tình, liên nhân là mối quan hệ giữa các tham thể, văn bản là tính quan yếu đối với ngôn cảnh

Cao Xuân Hạo, 1991, cho rằng: “Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn từ trong đó

cả ba bình diện đều được thể hiện.” Giữa ba bình diện ngôn từ có mối quan hệ khăng khít giữa nội dung, hình thức và mục đích Muốn làm rõ một khía cạnh cần thông qua hai khía cạnh còn lại

Ngữ pháp chức năng là một lí thuyết và là một hệ thống phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người với người Chính vì vậy, luận văn chọn lựa ngữ pháp chức năng làm rõ cấu trúc nhan đề, nó giúp người tạo lập và người tiếp nhận sẽ ứng dụng được trong cuộc sống

Cao Xuân Hạo đã nhận xét định nghĩa này vẫn là một trong những định nghĩa tốt nhất về phương diện lí luận cũng như về phương diện thủ pháp Ông cho rằng những câu trần thuật là loại câu tiêu biểu nhất và thông dụng nhất Về căn bản, nó đúng với mọi kiểu câu khác vì vốn nó là những kiểu câu phát sinh từ kiểu câu trần thuật và chỉ khác về những chi tiết liên quan đến tình thái phát ngôn

Cao Xuân Hạo cho rằng bình diện câu thuộc bình diện khác với bình diện của các đơn vị của ngôn ngữ Các đơn vị ngôn ngữ đều làm thành một hệ đối vị còn câu thì không thuộc hệ đối vị nào Theo ông : “Câu được cấu tạo bằng những đơn vị chức năng gọi là ngữ đoạn Một ngữ đoạn được định nghĩa không phải bằng những thuộc tính nội tại của nó mà bằng chức năng cú pháp (chủ ngữ hay vị ngữ của câu, bổ ngữ

Trang 18

cho ngữ đoạn nào, định ngữ cho ngữ đoạn nào, và một ngữ đoạn phức hợp được cấu tạo bằng những ngữ đoạn ở bậc thấp hơn, chứ không phải bằng đơn vị ngôn ngữ Vì vậy, trong mỗi cấu trúc câu có những ngữ đoạn đơn giản, chúng ta không thể phân tích thành những ngữ đoạn nhỏ hơn của chúng mà thôi

Theo Cao Xuân Hạo, một ngữ đoạn được cấu tạo từ các đơn vị ngôn ngữ, đảm nhiệm một chức năng cú pháp, đơn vị đó là từ

Vì vậy, luận văn có thể vận dụng cách xác định này để miêu tả cấu trúc nhan

đề nói chung, nhan đề của ca khúc Trịnh Công Sơn nói riêng

1.2.2 Cấu trúc Đề - Thuyết trong ngôn ngữ

Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo bốn phương pháp: Một

là theo cấu trúc chủ - vị (ngữ pháp truyền thống) Hai là theo cấu trúc vị từ - tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa) Ba là theo cấu trúc Đề - Thuyết (ngữ pháp chức năng) Và bốn

là theo cấu trúc cái cho sẵn - cái mới (cấu trúc thông tin)

Trong cấu trúc chủ - vị không biểu thị rõ chủ đề và cái được nói ra Cấu trúc đề thuyết qua nghĩa biểu hiện làm rõ người hành động, đối tượng hành động, công cụ, phương thức, thời gian hành động, v.v… Cấu trúc Đề - Thuyết là cấu trúc trình bày

rõ ràng các nhân tố tham gia trong hoạt động như: khả năng thực hiện hành động, suy đoán sự vật, mục đích thông báo, mạch lạc, thứ bậc người nói, nhân vật và sự vật hữu quan trong tôn ti của tham tố tham gia sự tình (tham tố trung tâm chỉ chủ thể hành động, trạng thái, tính chất do vị từ biểu thị)

Chính vì việc xét theo cấu trúc đề thuyết để làm rõ chủ thể sự tình và diễn tố nói đến sự tình Qua việc làm rõ sự tình, diễn tố được nói đến trong nhan đề giúp người viết xác định chính xác vấn đề được nói đến, để sử dụng từ ngữ phù hợp trong tạo lập nhan đề Đối với người nghe cần xác định rõ vấn đề được nói để tránh việc nghe ca khúc xong những chưa xác định được vấn đề nói đến là gì

1.2.3 Nghĩa của câu

Các tác giả phương Tây quan điểm rằng bình diện nghĩa của câu là phản ánh (biểu hiện, miêu tả) những cái mảng của thế giới hiện thực

Đa phần giới nghiên cứu đều gọi là bình diện nghĩa còn M A K Halliday (1985) xác định là bình diện biểu hiện (represetation), nó là cái phần nằm trong nội

Trang 19

dung nghĩa phản ánh một sự tình được rút ra từ thế giới miêu tả, bên cạnh nội dung bình diện nội dung khác của câu khi nó được xét trong một thông điệp, như sự trao đổi giữa những người tham gia giao tiếp, như một bộ phận văn bản trong hệ thống chức năng của ông Ở phương diện biểu hiện, câu được diễn đạt một cách trọn vẹn thì câu được phân tích trên mô hình nghĩa gồm ba yếu tố: bản thân quá trình, các tham tố, hoàn cảnh liên quan đến quá trình

Theo Cao Xuân Hạo, phân tích theo mô hình trên dẫn đến việc phân chia vị từ, danh từ và các từ loại khác Nó thể hiện điển hình của ba yếu tố trên phương diện ngữ pháp sau:

Loại yếu tố trong quá trình Cách thể hiện điển hình

Trong các quá trình được chia thành loại như sau:

1 Quá trình vật chất (material process), trong đó bao giờ cũng có một người hành động (actor) làm một cái gì, có thể có có đối thể (goal)

2 Quá trình tinh thần (mental process), trong đó bao giờ cũng có một người thể nghiệm (sensor) và có thể có thêm hiện tượng gây cảm xúc

3 Quá trình quan hệ (relational process), câu đề cập nó là cái gì, ở chỗ nào, là của ai Tham tố ở đây là một vật mang (carrier) một thuộc tính (attribute) hay được đồng nhất (indentified) với một cái gì (indentififier)

4 Quá trình ứng xử (behavioural process) như nhìn, nghe, cười, thường chỉ có một tham tố (behaver – người ứng xử)

5 Quá trình nói năng (verbal process), trong quá trình nói năng có người nói (sayer), điều được nói ra (target), người nghe (recipiens) Nếu lời nói có tác dụng (thuyết phục, cắt nghĩa), thì có cả người chịu tác dụng (receiver)

6 Quá trình tồn tại (existential process) trong đó tham tố là vật tồn tại (existent) Cao Xuân Hạo cho rằng ngữ pháp của các ngôn ngữ có phân biệt các phạm trù, chức năng, các sắc độ tình thái một cách khác nhau đến đâu, thì cách cảm thụ những sự tình của thế giới hiện thực vẫn như nhau

Trang 20

Trong logic học, nội dung của mệnh đề được chia ra làm hai phần Phần thứ nhất là ngôn liệu tức là cái tập hợp sở thuyết (vị ngữ logich) và các tham tố được xét bởi mối quan hệ tiềm năng Phần thứ 2 gọi là tình thái, cách thực hiện mối liên hệ ấy với hai cực có hoặc không Trong tiếng Việt, tình thái “hiện thực” hay “trần thuật khẳng định” được diễn đạt bằng cách sắp xếp từ ngữ biểu thị sở thuyết và các tham

tố của nó theo trật tự được quy định cho một câu cơ bản có cấu trúc Đề - Thuyết Nếu trật từ này không được thực hiện thì câu sẽ trở nên rời rạc

Trong ngôn ngữ, các tình thái của phát ngôn làm thành một bảng màu cực kì

đa dạng, trong đó nó đều có liên quan đến tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng và nó được thể hiện dưới nhiều sắc thái khác nhau, nhiều cách biểu hiện khác nhau Ở tình thái thì cần phân biệt tình thái của hành động và tình thái của phát ngôn Tình thái của hành động phát ngôn phát phân biệt ở phương diện mục tiêu và tác dụng trong giao tế: đó là sự phân biệt quen thuộc giữa các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến Đó là sự phân biệt ngữ pháp hoá đã được ngữ pháp truyền thống miêu tả từ lâu Bên cạnh vẫn còn kể thêm sự phân biệt giữa loại câu trần thuật có tính chất thông báo thuần tuý với câu trần thuật với giá trị ngôn trung được đánh dấu bởi câu xác nhận, câu phản bác và câu ngôn hành Tình thái của câu hành động phát ngôn thuộc lĩnh vực dụng pháp

Nội dung của phát ngôn đều có một tình thái Tình thái có thể coi là trung hoà

là tình thái hiện thực hay tình thái khẳng định được thể hiện bằng tình thái trần thuật của vị từ trong các ngôn ngữ biến hình và vắng mặt của mọi yếu tố chỉ tình thái trong cấu trúc câu của ngôn ngữ không biến hình

Tình thái của câu nói phản ánh thái độ của người nói đối với điều mình nói ra, cách người nào đánh giá tính hiện thực hay không hiện thực, mức độ của tính hiện thực, của tính tất yếu, tính khả năng, tính đang mong muốn hay đáng tiếc của điều được nói đến

Tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân phản ánh những dạng thức thể hiện của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do phần thuyết diễn đạt Còn hạt nhân

vị ngữ có chủ thể thì tình thái biểu thị mối quan hệ chủ thể với tính hiện thực, tính tất

Trang 21

yếu, tính khả năng của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do vị ngữ hạt nhân của phần thuyết biểu đạt

Đối với ngữ pháp truyền thống, thì nó chuyên về hình thức biểu đạt chứ ít miêu tả các phương diện tình thái một cách hệ thống Nhiều từ biểu đạt tình thái được liệt vào hư từ, nó là những công cụ không có nghĩa từ vựng mặc dầu nó có nghĩa tình thái

Từ tình thái ngoài nghĩa hiển lộ thì nó thường chứa đựng những tiền giả định và những hàm nghĩa đặc thù Nhưng tiền giả định và hàm nghĩa của vị từ tình thái cũng như của các từ khác thuộc lĩnh vực của nghĩa học hiểu theo nghĩa của ngôn ngữ học truyền thống Tiền giả định của câu thì thuộc hàm ngôn thuộc lĩnh vực của dụng pháp

Về nghĩa, trong ngôn ngữ học truyền thống, ngôn ngữ học cấu trúc cổ điển, nó không được quan tâm đúng mức đến nghĩa của câu, về nghĩa và sở chỉ cũng như các bình diện về nghĩa thì không có cách phân biệt minh xác Mỗi kí hiệu ngôn ngữ đều

có nghĩa (có sở biểu) Nghĩa có thể là nghĩa biểu trưng hay nghĩa biểu hiện như nghĩa của danh từ, vị từ, tình thái từ, các hình vị từ vựng và tình thái Nghĩa liên hệ như nghĩa của các liên từ và giới từ, của các hình vị có ý nghĩa, của các hình vị có ý nghĩa cú pháp

Theo Cao Xuân Hạo, 1991, “Nghĩa biểu trưng được chia ra làm hai cấp: sở biểu và sở thị Sở biểu gồm những nét đặc trưng của sự vật; nó phản ánh nội hàm của khái niệm Sở thị phản ánh biểu tượng chung của sự vật; nó phản ánh ngoại diên của khái niệm, tức biểu thị một chủng loại sự vật.” còn “ Nghĩa là kết quả của một quá trình trừu tượng hoá từ những trường hợp sử dụng từ ngữ trong ngôn từ, trong những câu nói cụ thể” Tác giả đã chỉ ra nhưng danh ngữ được đánh dấu là xác định bao giờ cũng có sở chỉ bao gồm toàn bộ một chủng loại Những danh ngữ được đánh dấu là không xác định có thể có sở chỉ đó bao gồm toàn bộ một chủng loại Nhưng danh ngữ không đánh dấu có sở chỉ tuỳ theo nghĩa biểu hiện

Cao Xuân Hạo đã chỉ khá rõ ràng về cấu trúc nghĩa của câu trong tiếng và đưa

ra những nhận định rất xác với việc giao tế Chính vì vậy việc sử dụng nó vào việc nghiên cứu minh xác những nhận định mà ông đưa ra, cũng như nó góp phần nghiên cứu vấn đề rõ hơn

Trang 22

1.2.4 Vài nét về dụng pháp

Cao Xuân Hạo, 1991, định nghĩa rằng:

“Dụng pháp có thể định nghĩa là ngành nghiên cứu nội dung của ngôn từ trong những tác dụng qua lại của nó với tình huống bên ngoài, với ngôn cảnh, với những người tham gia cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ Nói cách khác là nghiên cứu trực tiếp cách sử dụng ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội.”

Sở chỉ của câu phản ánh một sự tình cụ thể tuỳ thuộc vào nội dung câu và tình huống kèm theo nó Tách câu ra khỏi tình huống thì câu đều có nghĩa nhưng nó chưa

có nghĩa sở chỉ

Tình huống và ngôn cảnh còn quy định cấu trúc thông báo của câu Người sử dụng ngôn ngữ lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với từng tình huống và tuỳ vào nhận thức mỗi người

“Tiêu điểm là một từ hay một ngữ, nó nêu rõ phần thông tin mới của câu bằng trọng âm cường điệu.” (Cao Xuân Hạo, 1991)

Tiền ước của đối thoại bao gồm những hiểu biết chung của người nói và người nghe về cái thế giới trong đó hai bên sinh hoạt, về tình huống của đối thoại, về lịch

sử về cương vị hai bên… Tiền giả định là sự hiểu biết tồn tại ở người giao tiếp về các chủ đề, tính hiện thực của những sự việc được nói tới

“Nói là hành động Một câu nói là một hành động nhằm tác động đến người khác” đó là quan điểm của nhà triết học Anh J L Austin, người đặt nền móng cho lí luận về hành động ngôn từ Austin gọi hành động ngôn trung là khi nói người ta làm một trong những hành động sau: khẳng định, hỏi, yêu cầu làm việc gì, hứa hẹn, xin lỗi, cám ơn, phê phán, thách thức, cho phép hoặc một lúc làm nhiều hơn hai ba hành động Hành động ngôn trung cần phân biệt hành động xuyên ngôn và hành động mệnh đề

Một hành động xuyên ngôn là một sự tác động vào tâm lý hay hành vi của người nghe, cho nên đó cũng là lực xuyên ngôn, làm cho người xúc động, yên tâm, bị thuyết phục, bị áp đảo, bực mình, phấn khởi…Có nhưng hành động ngôn trung có tác dụng như những hiệu quả xuyên ngôn Nhưng những hiệu quả này còn có thể do những phương tiện khác không phải ngôn từ cho nên phải phân biệt rõ

Trang 23

Hành động mệnh đề là cái nội dung ý nghĩa được chuyển đạt trong một hành động ngôn trung, gồm có một nhận định về một sự vật cụ thể Cùng một mệnh đề có thể xuất hiện trong những hành động ngôn trung khác nhau

Qua việc phân chia nhằm xác định rõ các loại câu hành động ngôn trung, loại hình câu theo nghĩa biểu hiện khung vị ngữ Từ đó để phân chia nhan đề ra từng loại vấn đề cụ thể giúp người viết và người đọc hiểu hơn về ngôn ngữ trong lĩnh vực âm nhạc

1.3 Liên kết trong tiếng Việt

1.3.1 Quy chiếu và quy chiếu trong văn bản

Quy chiếu trong ngôn ngữ học được hiểu theo hai cách: thứ nhất, quy chiếu được hiểu là mối quan hệ giữa ngôn từ với vật nằm ngoài văn bản Kiểu quy chiếu này được gọi là kiểu quy chiếu ngoại hướng

Quy chiếu được hiểu là mối quan hệ đồng nhất hoặc tương tự xác lập được giữ các đơn vị ngữ pháp thường gặp giữa các yếu tố ngôn ngữ trong một văn bản Kiểu liên kết này được gọi là quy chiếu hướng nội

1.3.2 Hướng quy chiếu trong văn bản

Hướng quy chiếu hướng nội trong văn bản, xét những yếu tố được lặp lại trong văn bản, cho nên có yếu tố đứng trước, có yếu tố đứng sau xét trên hình tuyến (trước – sau) của dòng lời nói Theo vị trí tương đối giữa hai yếu tố vừa nêu mà có sự phân

biệt giữa hai hướng quy chiếu Đó là quy chiếu hồi chiếu và quy chiếu khứ chiếu Hồi chiếu là trường hợp các yếu tố cần giải thích xuất hiện trước, yếu tố giải

thích xuất hiện sau trong văn bản

Khứ chiếu là trường hợp các yếu tố giải thích xuất hiện trước, yếu tố cần giải

thích xuất hiện sau

Trang 24

1.3.3 Các phép liên kết trong tiếng Việt

“Liên kết là xét trong tổng thể hệ thống ngữ pháp – từ vựng phát triển một

cách chuyên biệt thành một nguồn lực có thể vượt qua các biên giới của câu, giúp cho các câu trở thành một chỉnh thể.” (Diệp Quang Ban, 2009)

Liên kết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu (hai mệnh đề) theo cách giải thích nghĩa cho nhau Nghĩa là, yếu tố trong các câu được gắn kết về nghĩa, về quan hệ từ với nhau

Để thực hiện liên kết giữa các câu ta gọi là phương tiện liên kết Phương tiện

là các yếu tố hình thức cụ thể của ngôn ngữ tham gia vào việc tạo nên sự nối kết câu với câu Các quan hệ này là hệ thống con của hệ thống từ vựng hay ngữ pháp của một ngôn ngữ

Theo Diêp Quang Ban thì trong tiếng Việt, cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác, việc liên kết được thực hiện bằng các liên kết sau Liên kết ngữ pháp và ngữ pháp – từ vựng gồm có phép nối, phép quy chiếu, phép tỉnh lược, phép thế, còn liên kết từ vựng gồm có lặp từ ngữ, dùng từ đồng nghĩa, phối hợp từ ngữ Trong nhan đề

ca khúc liên kết với nội dung văn bản chủ yếu sẽ thực hiện bởi phép liên kết từ vựng

QUY CHIẾU

Trang 25

Lặp từ ngữ là lặp lại những yếu tố từ ngữ ở nhan đề ở phần văn bản Phép lặp

tạo sự liên kết về nội dung trong văn bản Lặp từ ngữ là lặp từ, ngữ cố định, nhan đề hai phần một bậc…

Lặp từ vựng thiết lập từ vựng là 1 dạng thức của phương thức lặp mà ở đó chủ tố đó là một những yếu tố từ vựng

Phối hợp từ ngữ là dùng những từ ngữ khác với từ ngữ đã sử dụng trước đó

theo một cách liên tưởng nào đó, nó tạo ra xu thế đồng hiện trong một văn bản

“Những từ ngữ có khả năng đồng hiện trong một tình huống sử dụng có thể dựa trên những quan hệ liên tưởng về nghĩa khá phức tạp Những kiểu quan hệ liên tưởng thường gặp như sau: Quan hệ về loại, quan hệ về đặc trưng, quan hệ định vị, quan hệ nhân quả

1.4 Phong cách chức năng, đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật và đặc trưng của

ca từ tác phẩm

1.4.1 Phong cách chức năng

Trong phong cách Tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc đưa ra 5 loại phong cách chức năng: Phong cách hành chính – công vụ, phong cách khoa học, phong cách bao chí – công luận, phong cách chính luận, phong cách sinh hoạt hàng ngày Còn phong cách nghệ thuật không được xác lập trong hệ thống mà được tách riêng ra thành một chương gọi là “ngôn ngữ nghệ thuật” Theo Đinh Trọng Lạc thì ngôn ngữ nghệ thuật

là ngôn ngữ được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, là hệ thống ngôn

từ được cấu tạo từ hệ thống ngôn từ tự nhiên Mỗi yếu tố đều tham gia việc bộc lộ nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm

Theo Hữu Đạt thì “Phong cách nghệ thuật là một phong cách chức năng được dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu về đời sống tinh thần của con người” Chức năng ngôn ngữ hoạt động trong phong cách nghệ thuật nổi bật nhất chính là tác động nhận thức bằng hình tượng Tác động của nghệ thuật ở mặt tình cảm và thẫm mỹ

Theo Định Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa thì ngôn ngữ nghệ thuật ngoài chức năng giao tiếp thì nó còn có chức năng thẩm mĩ là chức năng trọng tâm Chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện qua tín hiệu ngôn ngữ và nó

Trang 26

mang tính hình tượng Để thực hiện được chức năng thẩm mĩ thì nó có ba đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật là tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cụ thể hoá, tính cá thể hoá

Tính cấu trúc của mỗi văn bản nghệ thuật được tạo bởi nội dung tư tưởng, tình cảm, hình tượng và các hình thức ngôn ngữ được sử dụng để diễn đạt Ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm nghệ thuật thống nhất về mặt nội dung, tư tưởng, cùng thực hiện một nhiệm vụ chung Chúng phù hợp, tương trợ lẫn nhau để truyền thông tin đạt được hiệu quả nhất Tính cấu trúc của ngôn ngữ còn thể hiện ở hình tượng tác giả Tác giả sử dụng ngôn ngữ để thể hiện chủ đề, từ tưởng của tác phẩm

Hình tượng trong nghiên cứu văn học được xét theo nghĩa sau: Hình tượng như một chi tiết, hình ảnh, một ẩn dụ hoặc một hình thức chuyển nghĩa gắn với nghĩa khác; Hình tượng là một nhân vật văn học được nhận thức từ thế giới khách quan Chính những hình tượng làm tác phẩm có thể tồn tại qua hàng ngàn thế kỉ Nó làm tác phẩm có chiều sâu và có thêm màu sắc trừu tượng nhưng cũng rất thực tế Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật qua lăng kính người sử dụng, chính vì vậy, nó ít nhiều mang quan điểm, màu sắc, phong cách của tác giả

Không chỉ có nội dung giữa các đoạn có sự gắn kết với nhau mà ở nhan đề cũng

có sự gắn kết với toàn bộ nội dung văn bản Nhan đề “Gọi tên bốn mùa” không chỉ là nói đến bốn mùa trong năm mà còn nói đến mối tương quan đến con người Theo triết lý phật giáo thì ta có thể rõ đời người theo một quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” Hay nhan đề “Cát bụi” không phải miêu tả cát và bụi mà thông qua hình ảnh cát bụi để nói đến cái chung của một kiếp con người Đời người tích tắc rồi cũng trở về cát bụi Nhan

đề tác phẩm đều có một mối liên kết với văn bản tạo nên sự thống nhất, chặc chẽ cho tác phẩm Tránh tình trạng lạc đề hoặc không có sự thống nhất về các mặt trong tác phẩm

Tính cá thể hoá chính là dấu ấn của tác trong ngôn ngữ nghệ thuật Mỗi người

có cách sử dụng ngôn ngữ chung theo từng nhận thức chính vì vậy nó phản ánh được nét riêng trong sáng tác của từng tác giả

Tính cụ thể hoá của ngôn ngữ được thể hiện qua việc lựa chọn và tổ chức ngôn ngữ Nó phản ánh sự tác động của ngôn ngữ nghê thuật đến người đọc, thể hiện những quy luật sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật

Trang 27

Nhan đề trong phong cách ngôn ngữ văn chương so với phong cách ngôn ngữ phong cách khác sẽ khác nhau về nhiều mặt Nhan đề văn bản được mã hoá sâu mới hiểu được dụng ý nghệ thuật của người tạo lập văn bản Xét về phương diện cấu trúc nghĩa thì nhan đề trong phong cách nghệ thuật hoàn toàn có tính chất mở Tóm lại, nhan đề trong phong cách nghệ thuật là thuộc về thế giới hiện thực được mã hoá dưới dạng kí tự

Chúng tôi dựa vào đặc điểm ngôn ngữ của nhan đề văn chương trong phong cách văn chương của tác giả Trịnh Sâm nêu ra để làm cơ sở cho việc nghiên cứu ý nghĩa nhan đề ca khúc trong phong cách văn chương

Nhan đề ca khúc có mấy đặc điểm sau:

Sử dụng một cách “tổng hợp” tất cả các phương tiện ngôn ngữ vốn là đặc trưng của kết cấu nhan đề của một số phong cách khác Nhưng nó được hiểu nghĩa ở một trường nghĩa rộng hơn

Tập trung vào các phương diện biểu trưng, biểu tượng, các biện pháp tu từ trong tiếng Việt Cấu trúc nhan đề ngắn gọn súc tích mang tính chất thơ

Nhan đề ca khúc luôn đa nghĩa Ý nghĩa hiện hiện nổi rõ trên câu chữ chỉ là

cơ sở cho các tầng nghĩa phát sinh Xét nhan đề với nội dung văn bản, ý nghĩa nhan

đề sẽ trở nên nhiều tầng nghĩa hơn Đây là đặc trưng riêng của phong cách nghệ thuật nói chung và của nhan đề văn bản nghệ thuật nói riêng

1.4.2 Đặc trưng, vai trò, chức năng ca từ trong thể loại âm nhạc

Đặc trưng âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng âm thanh Ngôn ngữ văn học – công cụ giao tiếp cũng góp phần cụ thể hoá hình tượng âm nhạc Ta có thể hiểu ca từ sẽ làm cho hình tượng âm nhạc cụ thể hơn Ngôn ngữ âm nhạc vốn mang tính biểu hiện về miêu tả, tạo hình Nghĩa là nó mang tính ước lệ cao

Vai trò ca từ trong ca khúc như là người dẫn, mở đường cho người nghe Nhiệm vụ của nó là chuyển từ hệ thống âm thanh thành hệ thống tư duy trừu tượng đến người tiếp nhận

Chức năng của ca từ chính là đưa người nghe từ tư duy trừu tượng đến cụ thể, truyền cảm cảm xúc, sự rung cảm, gột rửa tâm hồn của người nghe Theo Dương Viết Á:

Trang 28

“Một tác phẩm âm nhạc thuần tuý (không lời, nhan đề, tên gọi…) sẽ là một bầu trời với đủ bốn phương, tám hướng cho đôi cánh tưởng tượng tha hồ bay bổng Nhưng khi có thêm ca từ thì đường hướng đã được mở ra: một chân trời phía đông hay phía tây, đằng nam hay đằng bắc, một chân trời, dù là chân trời đi nữa, vẫn không thể sánh với cả bầu trời bát ngát bao la.”

(Dương Viết Á; 2000)

Với tác phẩm âm nhạc không có lời, nhan đề, tên gọi không giới hạn tư duy trừu tượng với người nghe nhưng khi tác phẩm âm nhạc có ca từ thì sẽ định hướng

cụ thể cho người nghe từ hình thức đến nội dung

Âm nhạc có vai trò rất lớn trong đời sống Nó có tính thẩm mĩ cao thể hiện được sự sáng tạo của người viết Nó giúp đời sống con người được phong phú hơn về cảm xúc và quan trọng hơn đó là tính thuyết phục, giáo dục người nghe theo những hướng tích cực của cuộc sống

1.5 Trịnh Công Sơn và đặc trưng sáng tác

Trịnh Công Sơn sinh ngày 28-2-1939 tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, quê chính Huế (Hương Trà – Thừa Thiên) Lúc nhỏ ông học lycée francais và providence Huế,

sau vào Sài Gòn học lycée jean rousseau và tốt nghiệp tú tài tại đây

Thuở bé, Trịnh Công Sơn mê võ thuật và âm nhạc Năm 1957 bị thương vì võ judo, Trịnh Công Sơn nằm liệt giường 2 năm Thời gian này ông đọc sách văn học, triết học, tìm hiểu dân ca và đam mê âm nhạc Ông theo học sư phạm Qui Nhơn năm

1961 và dạy ở Bảo Lộc Qua sự yêu mê về văn học và triết học cũng phản ánh rất cụ thể qua sáng tác của ông

Trịnh Công Sơn sáng tác khoảng 600 ca khúc gồm tình ca, bài ca phản chiến và

nhiều ca khúc loại khác Chỉ riêng ca khúc ướt mi, hạ trắng, diễm xưa, nhìn những

mùa thu đi, nắng thuỷ tinh, tuổi đã buồn, tình xa, ca dao mẹ, chiều một mình qua phố… cũng đủ làm nên một Trịnh Công Sơn có tên tuổi Trịnh Công Sơn sáng tác

dòng nhạc trữ tình lãng mạn, tình yêu quê hương Còn đối với nhạc phản chiến thì ta

sẽ không đem vào phân tích trong luận văn với mục đích xấu

Trang 29

Tiểu kết

Bên trên, luận văn đã trình bày hệ thống lý thuyết liên quan đến việc nghiên cứu nhan đề của ca khúc Ca từ hay lời ca khúc còn được tác giả nâng đỡ bởi tiếng

hơn, từ ngữ của lời bài hát thường là đa nghĩa Vì vậy, có thể vận dụng nhiều lý thuyết để khảo sát nhan đề Tất cả những điều trình bày trong chương này sẽ được luận văn vận dụng miêu tả ở hai chương sau

Tóm lại, luận văn đã sử dụng ngữ pháp chức năng dựa trên quan điểm Cao Xuân Hạo đã trình bày nhằm làm rõ cấu trúc nhan đề, ý nghĩa nhan đề theo nghĩa hẹp lẫn ngữ rộng, chức năng nhan đề ở phương diện tuyến tính và phi tuyến tính Chính việc làm như vậy giúp người sáng tác có một cái nhìn rõ ràng hơn về nhan đề Không chỉ vậy, nó còn giúp người nghe có cách nhìn nhận đúng về nhan đề Ngoài

ra, luận văn còn phân tích nhan đề theo hướng phi tuyến tính để tìm hiểu về chức năng và mặt nghĩa khi gắn với một tình huống cụ thể

Trang 30

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NHAN ĐỀ XÉT NHƯ MỘT YẾU TỐ ĐỘC LẬP 2.1 Chức năng

Nhan đề trong bối cảnh yếu tố độc lập, với chức năng định danh, thông báo sự việc, để phân biệt ca khúc này với ca khúc khác

Mỗi nhan đề tự mình làm thành một phát ngôn có giá trị riêng, có tác dụng ngôn trung, truyền tải vấn đề, sự vật, sự việc được nói trong ca khúc đến người nghe như một phát ngôn trọn vẹn Mỗi nhan đề sẽ phù hợp nội dung ca khúc Nội dung ca khúc có giới hạn vì vậy nhan đề cũng phải ngắn gọn, sâu lắng, ấn tượng, dễ thuộc đối với người nghe

Nhan đề ca khúc không chỉ truyền đạt tư tưởng mà còn là sợi dây liên kết xuyên suốt nội dung văn bản Phần này sẽ được nói rõ hơn ở chương 3

Nhan đề ca khúc “Cát Bụi” định danh sự vật được nói đến là cát bụi, nhan đề thông báo nội dung ca khúc sẽ xoay quanh về hình ảnh này Cát bụi còn là từ ngữ liên kết toàn mạch tư tưởng tạo tính mạch lạc cho ca khúc Cát bụi được chiết xuất từ

ca khúc và nó mang một ý nghĩa khái quát cho toàn ca khúc Nhan đề ca khúc không phải là từ ngữ bất kỳ mà lại là từ ngữ trong ca khúc là tiêu điểm của ca khúc vì lí do nhan đề cần phải làm rõ vấn đề sắp được nói đến Nhan đề ca khúc thường là một ngữ đoạn ngắn gọn, có ý nghĩa súc tích nhất nhưng phải nêu rõ được vấn đề

Nhan đề ca khúc “Diễm xưa” định danh tên riêng của người, người con gái này đặt trong thời gian quá khứ khi tác giả sử dụng từ chỉ thời gian “xưa”, nhan đề thông báo nội dung ca khúc nói đến chuyện xưa của người tên Diễm của một thời đã qua

Rõ ràng, trong ca khúc không lặp lại nhan đề nhưng nó được thay thế bằng một đại

từ xưng hô “em” để giữ mạch liên kết cho văn bản

Nhan đề là bộ phận độc lập với văn bản có chức năng định danh, chỉ thị sự tình về mặt biểu hiện ngữ nghĩa Thông qua biểu hiện cú pháp được người tạo lập tạo

ra nhằm truyền đạt vấn đề trọng tâm đến người tiếp nhận Dựa vào chức năng mà người viết chọn lựa nhan đề phù hợp với từng văn bản, người nghe giải mã nhan đề với ý nghĩa phù hợp

Trang 31

Chức năng nhan đề ở phần này có hai loại, một loại định danh trực tiếp, loại thứ hai là định danh gián tiếp Loại định danh trực tiếp nghĩa là trích dẫn trực tiếp và nó nhắc đến sự vật, hiện tượng cụ thể được nói đến trong ca khúc Còn định danh gián tiếp là không trích dẫn tên sự vật, hiện tượng trong ca khúc mà nó được thay thế bởi một từ phù hợp với giá trị biểu thị sự việc, hiện tượng cần diễn đạt Như ở trên, ta thấy định danh trực tiếp như “Cát bụi”, “Biển nhớ”, “Bốn mùa thay lá”, “Buồn từng phút giây”, định danh gián tiếp tiếp như “Bống bồng ơi”, “Diễm xưa”, “Cánh chim

cô đơn”

Sau đây là bảng thống kê số liệu về loại định danh trực tiếp và định danh gián tiếp trong tổng số 246 nhan đề

Bảng 2.1 Thống kê loại định danh trực tiếp và định danh gián tiếp

Định danh trực tiếp Định danh gián tiếp

Như vậy, tổng số lượng nhan đề định danh trực tiếp và gián tiếp là tương đương nhau Tất nhiên, mỗi loại định danh có ưu điểm và nhược điểm riêng Điều này chỉ có thể nhận ra khi gắn nhan đề với phần còn lại của văn bản ca khúc

Nhan đề là chỗ dựa để người nghe hiểu nội dung được thông báo Việc định danh sự vật nhằm định hình nội dung mà người nghe sắp hướng đến Để người nghe xác định cụ thể sự vật, hiện tượng ở nhan đề, luận văn sẽ phân tích cụ thể ở mục 2.7

Để có cái nhìn về tư tưởng, người nghe cần gắn kết nhan đề với nội dung thậm chí phải thường lập mối quan hệ và giải mã nhiều lần trong quá trình nghe Sau đây, công việc chính là tìm hiểu về cấu trúc nhan đề ca khúc

2.2 Từ loại

Từ ngữ thể hiện nhan đề là từ ngữ mang tính phổ biến của cả nước Nhan đề ca khúc nhằm tóm tắt được vấn đề chính của nội dung ca khúc, nó thể hiện những sự vật, hiện tượng và diễn đạt theo một trình tự nhất định Sau đây luận văn sẽ phân tích sâu hơn về từ loại trong nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn

Theo quan sát của chúng tôi, nhan đề dài nhất có 8 tiếng ngắn nhất là 2 tiếng Điều này lý giải một điều, nhan đề ca khúc có một giới hạn nhất định Chính vì vậy,

Trang 32

yêu cầu nhan đề phải ngắn gọn Nói rõ hơn, bằng mỗi hình thức tối thiểu phải truyền tải một nội dung tối đa

Nội dung ca khúc xoay quanh một vấn đề, nội dung ngắn gọn, súc tích vậy không phá vỡ giới hạn của nhan đề Văn bản nghệ thuật như là một trò chơi, nó là nơi để mọi người thoả sức tìm ra lời giải đáp ý nghĩa phù hợp với từng nhan đề ca khúc với nội dung văn bản Chính vì vậy, nhan đề càng ngắn gọn càng kích thích người tiếp nhận khám phá nội dung ca khúc Như Trịnh Sâm đã nói “sự ngắn gọn, hàm súc của kết cấu nhan đề cũng góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú cho ý nghĩa hàm ẩn 2”, “hình thức nhan đề ngắn gọn, ý nghĩa càng nén lại thì biên độ của các chiều sâu suy tưởng càng giãn nở, mức độ hàm ẩn tăng lên” Chính vì vậy, nhan

đề có cấu trúc ngắn gọn là tiêu chí chung trong việc tạo nhan đề Nói khác, biên độ nghĩa được mở ra buộc người nghe phải tìm nghĩa phù hợp nhất Cách sử dụng ngôn ngữ đặt nhan đề thể hiện được dấu ấn riêng của từng người sáng tác Cũng qua từng

ca khúc, việc sử dụng ngôn từ của người tạo lập chúng ta có thể thấy rõ được quan điểm về cuộc sống của mỗi người viết

2.2.1 Ngữ danh từ

Trịnh Công Sơn khai thác từ ngữ nhan đề từ cuộc sống rất đa dạng Nhưng qua những cách định dạng chúng ta có thể thấy được trọng tâm vấn đề mà Trịnh Công Sơn muốn nói đến Từ ngữ nhất là về thiên nhiên, màu sắc, con người, sự vật liên quan đến con người xuất hiện nhiều nhất là từ loại danh từ

Sau đây là bảng thống kê số liệu về danh từ trong nhan đề ca khúc Trịnh Công Sơn trong tổng số 128 nhan đề có từ loại là danh từ

Bảng 2.2 Thống kê các tiểu loại danh từ trong nhan đề Trịnh Công Sơn

Trang 33

Trong đó, danh từ chỉ thực vật, sự vật, hiện tượng thiên nhiên được sử dụng nhiều nhất chiếm 22,90% Thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận Từ ngữ chỉ cây trong bài Mười năm cây lớn quanh đây, Rừng cây trút lá, đến hình ảnh của đá trong bài Rồi như đá ngây ngô, Tuổi đá buồn, hình ảnh hoa trong Đóa hoa vô thường, Em là hoa hồng nhỏ, Hoa buồn, Hoa tím, Hoa vàng mấy độ, Hoa xuân, hình ảnh lá trong bài Bốn mùa mùa thay lá, Chiếc lá thu phai, Góp lá mùa xuân, Rừng cây trút lá, hình ảnh cỏ trong bài Cỏ xót xa đưa, hình ảnh cành sen trong bài Giọt nước cành sen, hình ảnh cát bụi trong bài Cát bụi, hình ảnh hạt điều trong bài Hạt điều khăn điều, hình ảnh giọt trong bài Những giọt mưa khuya, Giọt lệ thiên thu, Dòng nước cành sen, hình ảnh dòng sông trong bài Có một dòng sông đã qua đời, Dòng điện cho dòng sông, Lời của dòng sông, hình ảnh cánh đồng trong bài Cánh đồng hoà bình, hình ảnh bầu trời trong bài Em đã cho tôi bầu trời, hình ảnh biển trong bài Biển nghìn trùng thu ở lại, Biển nhớ, Biển sáng, Muôn trùng biển ơi Sự liệt kê trên nhằm chỉ ra, tác giả đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên để nói đến đời sống con người Qua đó, nhằm bộc lộ suy tư Nghĩa là tác giả đã vận dụng tối đa biện pháp tu từ từ vựng ẩn dụ để nhằm nói đến quy luật ngầm của vạn vật Sự xuất hiện của từ ngữ

Trang 34

danh từ chỉ thiên nhiên với số lượng cao nhất trong bảng thống kê, rõ ràng không phải là ngẫu nhiên Thông qua kiệt kê các trường từ vựng, chúng ta có thể đúc kết những tư tưởng có triết lý của Trịnh Công Sơn:

Đời người là đời của cỏ cây

Đời người là đời của rừng

Con người là dòng sông

Con người là cát bụi,

Cho nên ở đây đề cập đến thiên nhiên là để nói về con người

Từ ngữ chỉ sự vật tự nhiên với những sự vật gắn bó quen thuộc với đời sống con người Việt Nam Hình ảnh bình dị, đời thường và nó là nguồn cảm hứng sáng tác cho bao đời Những sự vật thiên nhiên như cát bụi, cây, cỏ, hoa, lá, giọt sương, dòng sông, cánh đồng, bầu trời là nơi ta sinh, ta ở, ta về Tất cả đều gợi cảm hứng lãng mạn, trữ tình nhưng cũng đầy bao hàm triết lý sống

Không chỉ từ ngữ chỉ sự vật, thực vật trong thiên nhiên mà Trịnh Công Sơn còn khai thác khía cạnh triết lý sống Từ ngữ thời gian chỉ mùa đa màu sắc để làm nhan

đề ca khúc Chính điều đó làm nên những nét rất riêng trong sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn Qua đây, chúng ta có thể thấy được cách sử dụng ngôn ngữ sẽ định hình cho từng phong cách, nó định hình được trọng tâm vấn đề sáng tác cũng như cá tính từng nhạc sĩ

Từ ngữ chỉ mùa xuân trong bài Con đường mùa xuân, Em đến cùng mùa xuân, Góp lá mùa xuân, Một buổi sáng mùa xuân, Như mùa xuân qua đây, Sài Gòn mùa xuân, Thành phố mùa xuân, Theo mùa xuân tới Từ ngữ chỉ mùa hạ trong bài Mưa mùa hạ, Mùa hè đến Từ ngữ chỉ mùa thu trong bài Nhìn những mùa thu đi, Nhớ mùa thu Hà Nội Từ ngữ chỉ mùa đông trong bài Ngụ ngôn của mùa đông, về giữa mùa đông Nếu như chỉ nói đến từng mùa cho từng cảm xúc riêng thì Trịnh Công Sơn còn

có ca khúc, có cái nhìn tổng thể về bốn mùa như bài Bốn mùa thay lá Từ ngữ không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ ngôn ngữ đời thường mà Trịnh Công Sơn bằng trí tưởng tượng, đã tạo nên những đứa con tinh thần, những nhan đề với ngôn ngữ đầy màu sắc lột tả được hết sắc thái của vạn vật Đặc sắc đó chính là những mùa rất lạ được đặt ra bởi Trịnh Công Sơn rất lạ như Mùa áo quan, Hai mươi mùa nắng lạ, Mùa phục hồi

Trang 35

Qua cách định danh ca khúc bằng các nhan đề có chưa từ ngữ mùa xuân, có thể thấy mùa xuân là tín hiệu nghệ thuật có giá trị tích cực Mùa thu chỉ dấu cho sự tàn phai với nhiều hình ảnh của lá vàng rơi Ta hiểu được điều này là do Trịnh Công Sơn hình dung đời người là một năm theo tuần tự là: Xuân, Hạ, Thu, Đông Mỗi một mùa như thế biểu trưng cho một giai đoạn của cuộc đời con người Cho nên nói mùa của trời đất cũng chính là nói về mùa của đời người Và bao trùm lên tất cả là những mùa tượng hình với những kết hợp rất bất thường khác lạ như: Mùa thay lá, Mùa áo quan…

Từ ngữ nhan đề chỉ mùa đa dạng với muôn vàn hình trạng, sắc thái Bên cạnh

đó, từ ngữ chỉ thời gian hàng ngày cũng được sử dụng làm nhan đề như ngày, sáng, chiều, đêm cũng rất tinh tế Từ ngày trong bài Từng ngày qua, Có một ngày như thế, Còn có bao ngày, Đời có một ngày, Hãy cứ vui như mọi ngày, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Một ngày vinh quang một ngày tuyệt vọng, Ngày mai đây bình yên, Ngày mai hàng thị, Ngày nay không còn bé, Ngày về, Ra chợ ngày thống nhất Ngày hôm nay là hiện tại, ngày hôm qua là quá khứ, ngày mai là tương lai Tất cả các trạng thái nhớ nhung, hy vọng, vui mừng đều là cảm xúc của con người được tác giả chọn làm nhan đề ca khúc

Đối lập với ngày sẽ có đêm Nhan đề ca khúc chỉ đêm như Đại bác ru đêm, Đêm, Đêm bây giờ đêm mai, Đêm Hồng, Đêm thấy ta là Thác đổ, Lời ru đêm, Sương đêm, Ta thấy gì đêm nay Ngày với những trạng thái hi vọng, niềm vui, suy ngẫm với những gam màu sáng còn đêm với những lời ru, giấc mơ, với màu sắc mờ đi, chưa

rõ Hết ngày rồi cũng đến đêm, mối lo nào rồi cũng tan biến, Trịnh Công Sơn có cái nhìn về cuộc đời rất sâu sắc Muôn vàn sự vật, sự việc đều muôn vàn sắc thái Đáng chú ý là ở sự đối lập ngày và đêm Tuy không phải tất cả các từ ngữ biểu đạt về đêm đều u buồn nhưng trong nhan đề ta thấy có đêm chiến tranh, đêm là lễ hội, đêm hồng Nói khác, đêm tùy thuộc vào tâm trạng nhưng ngày lại hoàn toàn khác Ngày ở đây

có thể là một đoạn, một thời đoạn và phần lớn là tích cực Phải chăng dùng cái nghịch lý: ánh sáng là sự sống, ánh sáng là khai phóng đã chi phối nhận thức của tác giả Và điều đó thể hiện khi trong một số ca khúc xuân xuất hiện, song song ánh sáng

Trang 36

đối lập với chiều, đêm Tuy vây, thật rõ nhưng ở đây đã xuất hiện ẩn dụ đời người là một ngày

Từ ngữ chỉ buổi trong ngày như trong bài Biển sáng, Khăn quàng thắp sáng Bình Minh, Một buổi sáng mùa xuân Còn buổi chiều như trong bài Chiều đông, Chiều một mình qua phố, Chiều trên quê hương tôi, Em đi trong chiều, Sao chiều, sự giới hạn của thời gian nhưng những ký ức đã qua vẫn còn sống trong ta, sống với từng nỗi niềm của một con người, trân quý từng phút giây, luôn ý thức thực tại lẫn quá khứ Sống với lẽ tuyệt vời nhất

Không chỉ nhìn sự thay đổi của mùa, của thời gian mà tác giả còn nhìn ngắm màu sắc với những cảm nhận rất lạ Từ ngữ chỉ màu sắc với những gam màu chính như hồng, vàng, tím đều xuất hiện trong nhan đề Màu sắc là mảng được Trịnh Công Sơn khai thác ở những tầng nghĩa khác nhau Nhan đề ca khúc có từ ngữ chỉ màu hồng: Đêm Hồng, Đốm lửa hồng, Em là hoa hồng nhỏ, Là chút hồng phai, Môi hồng đào, Mưa hồng, Tết suối hồng Màu vàng như Hoa vàng mấy độ, Vàng phai trước ngõ Màu xanh trong bài Như hòn bi xanh, Rừng xanh xanh mãi, Xanh lòng tàn phai Màu tím như Hoa tím Trước hết, đây là những màu tả thực, những mùa xuất hiện trong cuộc sống, nhưng đó cũng là những màu mang ý nghĩa biểu trưng Điều đặc biệt là tác giả đã khai thác các cách kết hợp ngữ pháp theo hướng ngữ nghĩa kiểu như: Là chút hồng phai, Vàng phai trước ngõ, Xanh lòng tàn phai…

Nói rõ hơn,Trịnh Công Sơn đã cảm nhận được sự phai tàn ngay trong những khoảnh khắc của màu sắc, của sự vật trong vũ trụ Điều đó phần nào cho thấy sự ám ảnh của tác giả trước thời gian, dù trực tiếp hay gián tiếp

Và bao trùm lên tất cả là triết lý: Đời người là một cuộc hành trình

Cuộc đời gắn được tác giả ví như những con đường, Trịnh Công Sơn cũng đi vào từ ngữ chỉ con đường như Đường xa Vạn dặm, Em đi bỏ lại con đường, Bài ca đường tàu thống nhất, Có những con đường, Con đường mùa xuân, Đi mãi trên đường Nói về con đường, tác giả đã chỉ ra những hiện thực của con đường trong cuộc sống cũng như con đường nội tâm trong mỗi con người

Mỗi con người có một cuộc đời riêng Mỗi cuộc đời có những thăng trầm, vui buồn khác nhau Trịnh Công Sơn cũng rất quan tâm đến con đường đời của chính

Trang 37

mình Ông đã có những ca khúc nói lên tâm tư của mình như Ru đời đi nhé, Trả lại đời quê hương, Trong mỗi đời riêng, Từng chút hương của đời, Tuổi đời mênh mông, Vẫn có em bên đời, Vẫn nhớ cuộc đời, Vì tôi cần thấy em yêu đời, Bên đời hiu quạnh, Chỉ có ta trong một đời, Cho đời chút ơn, Có một dòng sông đã qua đời,

Có nghe đời nghiêng, Đời cho ta, Đời gọi em biết bao lần, Đời sống không già vì có

em, Gọi đời lên mau, Ru đời đã mất, Vẫn nhớ cuộc đời Quãng thời gian sống của mỗi con có rất nhiều câu chuyện riêng, có những khoảnh khắc đáng nhớ Trịnh Công Sơn khai thác về những tâm tư tình cảm cuộc đời và ông đã có những nhan đề về cuộc đời rất lạ Hoa thơm tặng ban chút hương cho đời thì chút hương là những điều tốt đẹp nhất của con người cho đời Không chỉ Trịnh Công Sơn mà cũng rất nhiều nhà thơ muốn dâng hiến những điều có ích cho cuộc đời như bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải Những lời ru quen thuộc để ru đời, ru đời đã mất Lời ru như một lời an ủi với những điều đã qua để tiếp tục cuộc đời còn lại Về cuộc đời, Trịnh Công Sơn đã khai thác nó với nhiều góc cạnh vừa quen thuộc, vừa mới lạ, nó mang lại bao

sự đồng điệu ở mọi người

Đối với thân phận con người, Trịnh Công Sơn đã dành cho nó một vị trí đặc biệt trong ca khúc Ta thấy nhan đề sử dụng hình ảnh về con người chiếm phần lớn toàn bộ nội dung sáng tác Nhan đề có sử dụng từ ngữ chỉ con người: Cát bụi, Thuở bóng làm người, Thương một người, Tình ca của người mất trí, Từ độ yêu người, Xin trả nợ người…

Hình ảnh người con gái nhỏ bé xuất hiện ở nhan đề ca khúc qua danh từ xưng

hô em trong Ru em từng ngón xuân hồng, Tôi ru em ngủ, Tuổi nào cho em, Vẫn có

em bên đời, Vì tôi cần thấy em yêu đời, Đời gọi em biết bao lần, Đời sống không già

vì có em, Em có nhớ hay em đã quên, Em đã cho tôi bầu trời, Em đến cùng mùa xuân, Em đến từ nghìn xưa, Em đi bỏ lại con đường, Em đi trong chiều, Em hãy ngủ

đi, Em là hoa hồng nhỏ, Em ở nông trường em ra biên giới, Em khóc đi em, Này em

Trang 38

Có những sự vật tưởng chừng vô nghĩa nhưng Trịnh Công Sơn đã sử dụng một cách tinh luyện để nó trở nên những hình tượng nghệ thuật có sức lay động Chính hệ thống từ ngữ cho thấy được chủ đề chủ đạo của Trịnh Công Sơn như thiên nhiên, tình yêu, chiến tranh, tiễn biệt Tác giả khai thác tối đa biện pháp ẩn dụ, hình ảnh quen thuộc nhằm thể hiện điều muốn nói một cách bóng bẩy

Đề tài con người được nhắc đến với những điều bộc lộ nỗi niềm, niềm tin yêu cuộc sống

Mối quan hệ con người với thiên nhiên quan hệ khăng khít, nhất thể hoá tạo nên một sự hoà hợp tuyệt diệu Việc lấy thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người, bộc lộ cảm xúc, qua đấy cho thấy tác giả sử dụng bút pháp cổ vận dụng vào việc sáng tác của mình Nhan đề ca khúc cũng lấy những chủ đề mang tính triết lí Vũ trụ

là nguồn cảm hứng sáng tác bao đời, khẳng định ca khúc của Trịnh Công Sơn vận dụng bút pháp cổ vừa sử dụng từ ngữ mới lạ thông qua nhưng hình ảnh trên để nói đến những triết lí cuộc sống mà mọi người chiêm nghiệm, tác giả còn thông qua ca khúc thể hiện rõ quan điểm “Văn dĩ tải đạo” Đạo ở đây là giáo dục con người sống lương thiện Tóm lại, bản chất ngữ pháp của từ ngữ danh từ là định dạng sự vật, hiện tượng Trịnh Công Sơn đã sử dụng nhiều kiểu hệ thống này, với những góc độ khác nhau Thiên nhiên, thời gian, mùa, ngày, màu sắc…xuất hiện trong nhan đề ca khúc rất đa dạng, nhưng điều cần nhấn mạnh là qua sự vật đa dạng để gửi gắm tâm trạng

và mỗi một tiểu hệ thống danh từ đều được khai thác theo cách rất riêng chỉ có ở Trịnh Công Sơn

2.2.2 Vị từ

Vị từ cầu khiếnHãy là từ mệnh lệnh hoặc thuyết phục, động viên , nên cũng là

từ tình thái Đối với Trịnh Công Sơn việc sử dụng từ hãy mang tính động viên theo chiều hướng tích cực bởi việc kết hợp từ Hãy với cố, cứ, đi như Hãy cố chờ, Hãy cố như, Hãy cứ vui như mọi ngày, Hãy đi cùng nhau, Hãy khóc đi em, Hãy nhìn lại, Hãy nói giùm tôi, Hãy yêu nhau đi, Em hãy ngủ đi

Vị từ cầu khiến Đừng ngăn không cho một việc xảy ra như Đừng mong ai,

Đừng nghi ngại, hay biểu thị ý khuyên ngăn như Tôi ơi đừng tuyệt vọng

Trang 39

Vị từ chuyển tác chuyển vị Cho được đặt trong nhan đề đều mang nghĩa tích

cực như làm cho người ta nhận được, làm cho người ta có được như Cho đời chút ơn, Cho một người nằm xuống, Cho quê hương mỉm cười, Còn tuổi nào cho em, Cuối cùng cho một tình yêu, Đời cho ta, Em đã cho tôi bầu trời, Hát cho tôi, Nước mắt cho quê hương, Tuổi nào cho em, Xin cho tôi

Vị từ đi là vị từ hành động di chuyển mà còn là vị từ mệnh lệnh, đề nghị, thúc

giục một cách thân mật Trong nhan đề ca khúc của Trịnh Công Sơn cũng sử dụng từ

đi mang như hai nét nghĩa trên như chỉ hành động như: Mẹ đi vắng, Một cõi đi về, Nhìn những mùa thu đi, Tôi sẽ đi thăm, Để gió cuốn đi, Đi mãi trên đường, Đi tìm quê hương, Em đi bỏ lại con đường, Em đi trong chiều, Ta đi dựng cờ Biểu thị mệnh lệnh như: Ngủ đi con, Ru đời đi nhé, Em hãy ngủ đi, Hãy đi cùng nhau, Hãy khóc đi

em, Hãy yêu nhau đi Các vị từ tình thái hãy, đừng, cho, đi…xuất hiện trong nhan đề theo những trường nghĩa rất khác nhau Hãy, đừng là những vị từ mệnh lệnh, hoặc đi với những ngữ đoạn có tính chất thúc giục, động viên (hãy) hoặc ngăn cản (đừng)…Còn hai từ còn lại hoặc xuôi khiến với tư cách là một vị từ hoặc là một giới

từ hay tiểu từ tình thái Một từ loại như vậy, khi quy chiếu vào văn bản, chúng sẽ mang những đặc điểm riêng

Tuy nhiên, tách khỏi văn bản, các nhan đề này chỉ là những tín hiệu gợi mở chưa gắn với bất cứ một đối tượng nào như: Nghe những tàn phai, Buồn từng phút giây

Vị từ trạng thái khó chịu ở bộ phận bị tổn thương nào đó của cơ thể Từ đây

nó còn được chuyển nghĩa theo hướng trừu tượng như tinh thần Trong nhan đề nó được thể hiện như: Quê hương đau nặng, Nỗi đau tình cờ Vị từ chỉ trạng thái vui như Ông tiên vui, Sao mắt mẹ chưa vui, Hãy cứ vui như mọi ngày Vị từ chỉ trạng thái buồn như Buồn từng phút giây Các từ ngữ chỉ cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần rất ít được thể hiện ở nhan đề Ở đây, vị từ đặt làm nhan đề là những vị từ gần gũi, dễ hiểu, dễ đi vào nhận thức người nghe

Nhan đề có cấu tạo là vị từ trạng thái chiếm một tỉ lệ thấp, chỉ 1.3% Chúng thường diễn tả cảm xúc của chủ thể hoặc thể trạng, tính chất của đối tượng miêu tả như: Vàng phai trước ngõ, Ngậm ngùi riêng ta…

Trang 40

Nếu tách nhan đề khỏi phần còn lại của văn bản, thật khó lòng giải thích, vì sao Trịnh Công Sơn ít dùng vị từ trạng thái là để định danh, trong khi nhan đề hướng đến biến từ loại này có sức miêu tả lớn

2.3 Chuyển loại ngữ vị từ

Việc chuyển hoá từ loại không mấy xa lạ trong phong cách nghệ thuật Nó thể hiện được tư duy, sự sáng tạo cũng như phong cách cá nhân

Chuyển hoá vị từ trạng thái chuyển hoá thành danh từ, vị từ được dùng như

danh từ như nhan đề Trong nỗi đau tình cờ

Chuyển hoá vị từ tri giác thành danh từ, vị từ trạng thái được dùng như danh

từ: Vàng phai trước ngõ, những tàn phai trong nhan đề Nghe những tàn phai, ngậm ngùi riêng ta

2.4 Những kết hợp bất thường

2.4.1 Đảo cấu trúc ngữ danh từ, khác thường ở ngữ danh từ

Trong một số nhan đề, trật tự cấu trúc cụm danh từ được thay đổi, phá vỡ cấu trúc thông thường, chuyển từ chỉ lượng đứng sau danh từ trung tâm Việc đảo vị trí nhằm diễn tả đúng mức độ bức tranh hiện thực qua lăng kính nhạc sĩ Nó cũng nhằm nhấn mạnh điều tác giả muốn hướng đến như trong nhan đề Hoa vàng mấy độ

Những định ngữ cho danh từ mang nhiều sắc thái, nhằm diễn đạt ngôn ngữ của người tạo lập cho thấy việc sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt cảm xúc con người Định ngữ gắn với phạm trù tình cảm trong nhan đề có nhiều từ ngữ để diễn tả cảm xúc như sầu, nhớ Những vị từ trạng thái kết hợp với danh từ những là với ngôn ngữ đời thường như “Cỏ xót xa đưa”

2.4.2 Kết hợp bất thường trong ngữ vị từ

Trong các ngữ đoạn có những kết hợp lạ thường, ngữ vị từ được cấu tạo bởi bổ ngữ lạ “Chìm dưới cơn mưa” chìm là sự chuyển động của một vật thể từ vị trí mặt nước rơi xuống đáy, còn ở đây là sự chìm dưới cơn mưa, nghĩa là có thể diễn tả tâm trạng đang chìm dưới cơn mưa hoặc một người lặng lẽ bước dưới cơn mưa Tác giả

đã tạo ra rất nhiều hình tượng mới, như hoạt động nghe là nghe những âm thanh, tiếng động nhưng ở đây không còn là nghe âm thanh mà còn nghe ở đây là nghe như cảm nhận được những chuyển động mà chưa từng ai nói đến "đời nghiêng" lắng nghe

Ngày đăng: 05/10/2024, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w