1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Tác giả Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị B
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn C
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 18,8 MB

Nội dung

Nhân tô ảnh hưởng tới mức độ hoàn thiện của công tác thâm định tín dụng đối với doanh nghiệp của NHTM...---- 2 2 2+++£E+zz++Ezrxerxeee 23 CHUONG II: THUC TRẠNG CONG TÁC THÂM ĐỊNH TÍN DỤN

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

PHAN MỞ ĐẦU - 5-5252 SEEEEEE2212212712121121121121211211 1111 1.1 trrre 1

CHUONG I: CO SO LY LUAN VE CONG TAC THAM DINH TIN DUNG

DOI VỚI DOANH NGHIỆP CUA NGAN HANG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Khái quát công tác thẩm định tin dụng của NHTM 3

1.1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM 2- 2222222 eEEerrkrrkrrrree 3 1.1.2 Công tác thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp của NHTM 8

1.2 Hoàn thiện công tác tham định tin dụng đối với doanh nghiệp của NHTM20

1.2.1 Quan niệm về hoàn thiện thâm định tín dụng đối với doanh nghiệp của

1.2.2 Các tiêu chí phản ánh mức độ hoàn thiện của công tác thâm định tíndụng đối với doanh nghiệp của NHTM - 2-2 2 2+Ee+xe£xeExerxzrssree 20

1.2.3 Nhân tô ảnh hưởng tới mức độ hoàn thiện của công tác thâm định tín

dụng đối với doanh nghiệp của NHTM 2 2 2+++£E+zz++Ezrxerxeee 23

CHUONG II: THUC TRẠNG CONG TÁC THÂM ĐỊNH TÍN DỤNG DOI

VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH

hàng TMCP Việt Nam Thịnh VưQTng 5-5 s< 5 eses<<sessesessesseseesse 32

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP

Việt Nam Thịnh Vượng - - + 3x33 E3 SH ng rệt 32

2.2.2 Thực trạng công tác thâm định tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - «6s + + +ssessserseeeeesers 37

Trang 2

2.3 Đánh giá mức độ hoàn thiện của công tác tham định tín dụng đối với

doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 56

2.3.1 Nên 572.3.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2 2+ +E£+E£+EE+EEtEEtzEzExrrxerkeee 58

CHUONG III: GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC THAM DINH TIN DUNG DOI VOI DOANH NGHIEP TAI NGAN HANG TMCP VIET NAM

THINH VUONG 0.o.cccccccccccecsesseesesesesesesesssesesenenescseseseseseeeseneseseaesesesesesesnenenens 63

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hang TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

trong giai đoạn 2()2()-2J255 s < << s10 4 809308400084004000850000005008 63

3.1.1 Dinh hướng phát triển chung 2-2-2 52+ 2+££+£++£EezEzEeerxerxeee 633.1.2 Dinh hướng về công tác thâm định tín dụng đối với doanh nghiép 63

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thắm định tín dụng đối với doanh nghiệp

của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chỉ nhánh Đông Hà Nội 65

3.2.1 Xây dựng hệ thống các văn bản quy định về phương pháp thâm định

THN MUNG 1 653.2.2 Nâng cao chất lượng chuyên môn, đạo đức nghè nghiệp, kinh nghiệmCho Can BO NhAN VIEN 00C 653.2.3 Ung dung công nghệ thông tin hiện dai vào quá trình thấm định tín

dụng doanh nghiỆP - - (E1 1310113111211 9111191 HH ng 663.3 Kiến nghị hoàn thiện quy trình tham định tin dụng đối với doanh nghiệp

của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chỉ nhánh Đông Hà Nội 66

3.3.1 Đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan -: 66

3.3.2 Đối với Ngân hang Nhà nước - ¿2 ¿+ z++++£x+rxerxzrerrxerxeee 67

3.3.3 Đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng -. 66KET LUẬN - 2252x222 221E21E71211211221 7121121111111 21111 11.1 eeye 70

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIET TATSTT Chữ cái viết tắt Diễn giải

1 BCTC Báo cáo tài chính

2 BCDKT Bảng cân đối kế toán

3 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

4 BCLCTT Báo cáo lưu chuyên tiền tệ

5 BKS Ban kiêm soát

6 CCCD Căn cước công dân

7 CIC Trung tâm tín dung

8 CMDN Chứng minh nhân dan

9 DADT Dự án dau tư

16 LNTT Lợi nhuận trước thuế

17 LNST Lợi nhuận sau thuế

Trang 5

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 1.1: So sánh ưu nhược điểm của các nguồn thông tin thẩm định 12

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Việt Nam

Thịnh Vượng giai đoạn 2015 — 2018 c5 S-csSssstsssereersserrses 29 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Vượng giai đoạn 2015-2018 - - cà 1+ 3+ 9 vn net 30

Bảng 2.3: Thu nhập va chi phí của hoạt động dịch vụ tại của Ngân hàng TMCP

Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015-2018 -x+-s+2 31

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Vượng giai đoạn 2015-20 1Ñ - c S- + c1 rrierirrrrree 31 Bang 2.5: Quy mô khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dung tai Ngân

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015 — 2018 32

Bảng 2.6: Quy mô, tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại Ngân

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015 — 2018 34 Bảng 2.7: Thu nhập từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp giai đoạn 2015 — 2018

của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 35

Bang 2.8: Các văn bản dé nghị cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại

Ngân hang TMCP Việt Nam Thịnh Vượng -«<- 39

Bảng 2.9: Hồ sơ pháp lý của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt

bi») :01áiio11777077 4 40

Bang 2.10: Hồ sơ tài chính của khách hàng doanh nghiệp tai Ngân hàng TMCP

Việt Nam Thịnh Vượng + +5 + * + E+sEEeeEeesrereeerrserrerre 40

Bảng 2.11: Hồ sơ phương án SXKD của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt

Nam Thịnh Vượng - óc c1 111 31 11111111111 1E Ergrr rệt 41

Bảng 2.12: Hồ sơ dự án đầu tư của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam

Thinh 0/4)io.01-4ỔÝỔỔỔỔỔỔỔ 42

Bảng 2.13: Hồ sơ TSBĐ của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam

Thinh 011111777 31 42

Bảng 2.14: Tình hình hoạt động của các phương án, dự án thâm định tại Ngân

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015 - 2018 52

Bảng 2.15: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong tín dụng doanh nghiệp tại Ngân

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015 — 2018 55

Trang 6

DANH MỤC BIEU DO, SƠ DO

Biéu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng khách hàng tín dụng là Doanh nghiệp tại Ngân

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015 - 2018 33

Biểu đồ 2.2: Cơ cau dư nợ tín dụng giai đoạn 2015 — 2018 của Ngân hàng TMCP

Việt Nam Thịnh Vượng - - ¿5 + xk*+xEsstEEeseeesrseeeree 35

Biểu đồ 2.3: Ty lệ PA, DA hoạt động hiệu quả va tỷ lệ PA, DA phát sinh nợ quá hạn tại

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015 - 2018 52

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cầu tô chức Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 28

Sơ đồ 2.2: Quy trình thâm định tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt

Nam Thịnh Vượng - «cv ng rệt 51

Trang 7

LOI CAM ON

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô Trường Đại học Kinh tế Quốcdân đã dẫn dắt em tiếp cận với những kiến thức quý báu, làm cơ sở cho em hoànthành đề tài này Đặc biệt, em xin gửi tới giảng viên TS Phan Hồng Mai lời cảm

ơn sâu sắc nhất Cô đã tận tình hướng dẫn, đưa ra cho em những lời khuyên bổ

ích nhất trong suốt thời gian thực hiện chuyên dé thực tập

Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên tại

Ngân hàng Thuong mại Cổ phan Việt Nam Thịnh Vượng — Chi nhánh Đông Hà

Nội đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với số liệu và tình hình hoạt động kinhdoanh thực tế của Quý Ngân hàng

Trong quá trình làm khoá luận, do bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thứcnên khó tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết Vì vậy, em rất mong nhận được

ý kiến đóng góp từ mọi người

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tácthâm định tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Vượng” do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Phan

Hồng Mai Các số liệu, nguồn trích dẫn đã nêu trong bài viết có nguồn gốc rõ

ràng Kết quả nghiên cứu trình bày trong khoá luận là trung thực và chưa được

công bố trong bat kỳ công trình nào khác

Em xin chịu trách nhiệm vê nghiên cứu của mình.

TÁC GIA CHUYEN DE

Tran Thi Mai Huong

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự ra đời của hoạt động tín dụng ngân hàng mở ra một thời đại kinh tế mới,

mở rộng hơn và hiệu quả hơn, khi mà nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất

được đáp ứng liên tục, kịp thời Cho đến ngày nay, tín dụng ngân hàng vẫn khôngngừng phát triển và hoàn thiện, trở thành hoạt động trọng yếu, đem lại nhiều lợi

ích cho các doanh nghiệp trong nên kinh tế cũng như nguồn thu nhập lớn cho cácngân hàng thương mại Tuy nhiên việc cấp tín dụng luôn chứa đựng những rủi rotiềm tàng Đặc biệt trong bối cảnh đương thời, số lượng các doanh nghiệp ngàycàng nhiều, nhu cầu vốn tăng cao, các ngành nghề kinh doanh mới ra đời, khoahọc kĩ thuật và công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, ngân hàng thương mại

càng phải đối mặt với nguy cơ đưa ra các quyết định tín dụng sai lầm Do đó, dé

giảm thiểu rủi ro cho ngân hang cũng như đảm bảo hiệu quả cho hoạt động củadoanh nghiệp, việc thực hiện kiểm tra, đánh giá tính khả thi của phương ánSXKD, dự án đầu tư và năng lực tài chính của khách hàng rất cần được chú trọng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một trong số những ngân hàngTMCP tư nhân có bề dày lịch sử trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Trong suốt

những năm dài hoạt động, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã luôn chủ

động cải thiện, đổi mới, nâng cao nội dung, quy trình của công tác thẩm định tíndụng dé đưa ra kết quả thâm định chính xác, hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngân hàng TMCP Việt Nam

Thịnh Vượng cũng khó tránh khỏi những mặt chưa hoàn thiện, góp phần dẫn đếntình trạng tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng ở mức cao (năm 2018 là 3,51%, cao hơnmức 3% theo quy định của NHNN) Bên cạnh đó, công tác thẩm định của Ngânhàng cũng phải đối mặt với thách thức gây ra bởi các yếu tố bên ngoài như chính

sách pháp lý của Nhà nước, biến động của môi trường kinh tế, xã hội

Nhận thấy tam quan trọng của công tác thẩm định tín dụng, đồng thời dựa

trên những trải nghiệm thực tế về công tác thâm định trong thời gian thực tập tạiNgân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, em đã quyết định chọn nghiên cứu đềtài “Hoàn thiện công tác thâm định tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích chung của đề tài là giải quyết van đề “Hoàn thiện công tác thẩm

định tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Vượng” Điều này được khái quát qua 3 mục dich cụ thé:

1

Trang 10

« Thứ nhất, tìm hiểu những lý luận chung về thâm định tín dụng doanhnghiệp, làm sáng tỏ các khái niệm, quan điểm về hoàn thiện công tác này.

« Thứ hai, trên cơ sở lý luận chung tiến hành phân tích tình hình thực tiễn,đưa ra đánh giá, tìm ra những hạn chế, nguyên nhân tồn tại hạn chế của công tácthâm định tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Vượng.

« Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thâm định tại Ngânhàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác thâm định tín dụng đối với kháchhàng doanh nghiệp.

Pham vi nghiên cứu: Công tác thấm định tín dụng doanh nghiệp được nhiên

cứu trong phạm vi Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, giai đoạn

2015-2018.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trong suốt quá trình nghiên cứu dé tài, chuyên đề sử dụng phương phápbiện luận là phương pháp duy vật biện chứng cùng với các phương pháp cụ thểgồm: phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp

so sánh sự biến động của số liệu, kết hợp phương pháp định lượng với phương

pháp định tính trong nghiên cứu lý luận cũng như trong đánh giá thực tiễn.

5 Kết cấu của đề tài

Nội dung đề tài gồm 3 phan:

« Chương I: Cơ sở lý luận về thâm định tín dụng đối với doanh nghiệp

của Ngân hàng thương mại

« Chương II: Thực trạng công tác thâm định tín dụng đối với doanh

nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

« Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác thâm định tin dụng đối với

doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Trang 11

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CONG TÁC THAM ĐỊNH TÍN DUNG DOI VỚI

DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Khái quát công tác thâm định tín dung của NHTM

1.1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM

1.1.1.1 Khái niệm

Từ hang ngàn năm trước, hoạt động vay mượn nhau dựa trên sự tín nhiệm

đã nhen nhóm trong cuộc sống của loài người Việc vay mượn này đã đặt nền

móng cho sự ra đời của hoạt động tin dụng từ trước cả khi các ngân hang thương

mại xuất hiện Bản chất của tín dụng có thé được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác

« “Tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ sử dụng vốn của nhau

giữa các pháp nhân và thê nhân trong nền kinh tế”, (Võ Đình Toàn, 2017)

Như vậy, định nghĩa của tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cáchkhác nhau nhưng về bản chất đều phản ánh mối quan hệ giữa một bên là người

cho vay và một bên là người đi vay, ràng buộc nhau trên cơ sở pháp luật và cơ

chế tín dụng Ban đầu, người cho vay chuyên giao giá trị hay hiện vật cho người

đi vay, sau một khoảng thời gian nhất định, người đi vay phải chuyên giao ngược

lại cho người cho vay Tuy nhiên, giá trị hoàn trả phải lớn hơn lượng chuyên giaoban đầu, tức là người đi vay phải trả thêm phần lợi tức cho người cho vay Vậytin dụng ngay từ khi ra đời đã là biểu hiện của mối quan hệ giữa bên đi vay vabên cho vay trên nguyên tac hoàn trả cả gốc lẫn lãi

Ngày nay, NHTM đã và đang khang định được sự thiết yếu của mình khiđóng vai trò là trung gian tài chính, nhân tố điều tiết trong nền kinh tế hiện đại

Tín dụng ngân hàng là một trong những nghiệp vụ chính bên cạnh hoạt động

nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán của các NHTM Theo Luật cácTCTD (2010), “cấp tín dụng là việc thỏa thuận dé tô chức, cá nhân sử dụng mộtkhoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có

hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh

Trang 12

toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” Nói theo một cách

dễ hiểu, hoạt động tín dụng của các NHTM là việc các ngân hàng thực hiệnchuyên quyền sử dụng một số vốn tiền tệ sang cho khách hàng, đổi lại kháchhàng phải cam kết hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi trong một khoảng thời

gian xác định.

Tín dụng ngân hàng giúp chuyền dịch vốn từ các cá nhân, tổ chức tạm thờithừa vốn sang các cá nhân, tô chức thiếu vốn Bang cách này, NHTM giúp kháchhàng mở rộng SXKD hoặc hỗ trợ cho những dự án lớn, góp phần làm tăng sảnphẩm xã hội, mở rộng lượng vốn đầu tư, thúc đây phát triển kinh tế xã hội Tíndụng cũng là hoạt động cơ bản và đặc trưng của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớntrong doanh số sử dụng vốn và đồng thời cũng là hoạt động mang lại hầu hết lợi

nhuận cho NHTM Mang lại lợi ích cho các chủ thé trong mối quan hệ tín dụng

nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, có thê nói hoạt động tín dụng đã chiếmmột ví trí không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống NHTM

1.1.1.2 Đặc điển của hoạt động tín dụng ngân hàng

Tín dụng nói chung được đặc trưng bởi 3 yếu tổ chính, đó là: lòng tin (sự

tin tưởng của người cho vay vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người

đi vay); thời hạn của quan hệ tín dụng (thời gian người đi vay sử dụng tiền vay)

và sự hứa hẹn hoàn trả.

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng mà trong đó NHTM được ấn

định là bên cho vay Điều này khiến cho tín dụng ngân hàng vừa mang những nét

đặc trưng giống với tín dụng nói chung, vừa có những ưu điểm rõ rệt:

Thứ nhát, sự tin tưởng là yếu tố then chốt giúp hình thành, duy trì và pháttriển của bất kỳ mối quan hệ tín dụng nào Tín dụng ngân hàng bản chất vẫn làhoạt động vay mượn dựa trên lòng tin Ở đây, nếu người cho vay (NHTM) khôngtin tưởng vào việc người đi vay có thể sử dụng vốn có hiệu quả và có khả năng trả

được nợ, quan hệ tin dụng không thé xảy ra Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắtcủa nén kinh tế thị trường thì yếu tố uy tín càng được đặt lên hàng dau

Thứ hai, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng gián tiếp Ngân hàng “đivay” từ các tổ chức cá nhân thừa vốn và cho vay đối với các tổ chức, cá nhânthiếu vốn Đây chính là điểm khác biệt lớn giữa Ngân hàng so với các TCTDkhác, bởi NHTM không hoàn toàn sử dụng vốn chủ sở hữu mà hầu như cho vay

bằng tiền huy động được từ nền kinh tế Đứng giữa làm trung gian tài chính, ngân

hàng thương mai đã thực hiện dau tư vào các tô chức, cá nhân có nhu câu về von.

Trang 13

Thứ ba, tín dụng ngân hàng mang tính linh hoạt và đáp ứng được mọi đốitượng trong nên kinh tế quốc dân NHTM có thé huy động nguồn tiền nhàn rỗi từnền kinh tế bằng hình thức đa dang, khối lượng lớn, đồng thời có khả năng điềuchỉnh giữa các nguồn vốn với nhau, do đó TCTD này có thé đáp ứng nhu cầu vốndưới nhiều loại thời hạn, hạn mức và mục đích sử dụng của khách hàng.

Tuy nhiên, đi cùng với những ưu điểm, tín dụng ngân hàng cũng đối mặtvới mức độ rủi ro cao vì nó không phải chỉ chịu tác động đến từ phía người cho

vay và người đi vay như tín dụng thông thường mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động của bản thân ngân hàng và môi trường kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp.

Theo thời hạn tín dụng (thời hạn sử dụng vốn vay):

¢ Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn dưới 1 năm, thường dé đáp ứng nhu cầutiêu dùng của cá nhân, nhu cầu thành toán hoặc bé sung vốn lưu động thiếu hụt

tạm thời.

e Tín dụng trung hạn: Có thời han từ 1-5 năm, được cấp dé phục vụ kháchhàng mua săm TSCĐ, mở rộng sản xuất, đôi mới kỹ thuật,

« Tín dụng dai hạn: Có thời hạn trên 5 năm, áp dụng khi khách hang cần

vôn đề đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Theo cách thức xác định số tién vay:

e Tin dụng từng lần (Tín dụng theo món): hình thức tính dụng được ưachuộng đối với những khách hàng không có nhu cầu bổ sung vốn thường xuyên.Khách hàng cần làm đơn đề nghị cấp tín dụng và trình phương án sử dụng vốn chongân hàng vào mỗi lần vay Theo đó, mỗi lần vay sẽ tương ứng với một hồ sơ riêng

biệt.

« Tin dụng theo hạn mức: Ngân hang cấp cho khách hàng một mức dư nợ

tối đa, được duy trì trong một khoản thời gian nhất định (thường là 1 năm), thỏa

thuận dựa trên nhu cầu vốn và kế hoạch SXKD của khách hàng Khi được ngân

hang cấp tín dụng theo hợp đồng hạn mức, khách hàng có thé vay, trả nhiều lầntrong kỳ.

Trang 14

Theo cách thức cấp tín dụng:

« Cho vay: NHTM cấp tiền cho khách hàng với cam kết hoàn trả cả gốc

và lãi trong khoảng thời gian quy định Cho vay bao gồm:

Thấu chi: Khách hàng được phép chi vượt trên số dư trong tài

khoản tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong một

khoảng thời gian xác định.

Y Cho vay qua thẻ tín dụng: Ngân hàng cấp một han mức nhất địnhcho khách hang (chủ thẻ) trong khoảng 1 đến vài tháng dé sử dụng trong chi tiêu.Đến hạn, chủ thẻ phải trả lại tiền cho ngân hàng, sau đó hạn mức trên thẻ được

lặp lại.

Y Cho vay luân chuyên: Khi một doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng

hỗ trợ doanh nghiệp tiền nhập hàng và thu nợ khi hàng được bán ra

Cho vay trả góp: Trong thời hạn tín dụng, khách hàng trả gốc chongân hàng làm nhiều đợt Hình thức này được sử dụng đối với các khoản vay có

thời hạn dài (vay trung - dài hạn), để tài trợ cho TSCĐ hoặc hàng hóa lâu bên

« Chiết khấu: Ngân hàng mua lại giấy đòi nợ hoặc giấy nhận nợ củakhách hàng, tiễn hành ứng trước tiền cho khách hàng Số tiền ứng cho khách hàng

là giá trị của GTCG đó trừ đi phần phí dịch vụ chiết khấu của ngân hàng

e Cho thuê: Ngân hàng cho khách hàng thuê các tài sản trung và dài han

có kèm theo điều khoản là bán lại tài sản cho khách hàng khi hợp đồng kết thúc,

với giá cả được thỏa thuận trước.

« Bao lãnh: NHTM cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho kháchhàng (bằng uy tín, đưới hình thức thư bảo lãnh) nếu khách hàng không thể thựchiện nghĩa vụ với bên thứ ba như cam kết Bảo lãnh được chia thành:

e Bao thanh toán: Ngân hàng mua lại các khoản phải thu của khách hàng

và thực hiện truy đòi bên mua hàng thay cho khách hàng, nhờ đó bên bán hàng

nhận được trước tiền hang cho hoạt động SXKD tiếp theo

Theo tính chất bảo đảm của khoản vay:

¢ Tín dụng có bảo đảm: Ngân hang cấp tín dụng khách hàng khi có TSBD

với giá tri tương đương.

« Tin dụng không có bảo đảm: Hình thức này còn được gọi là tín chấp,ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng mà không có bất kỳ TS nào làm đảm bảo

6

Trang 15

1.1.1.4 Nguyên tắc của hoạt động tín dụng ngân hàng

Thứ nhất, cả góc lẫn lãi cua khoản tin dụng phải được hoàn trả đúng hạn

Hầu hết vốn kinh doanh NHTM có được là do huy động từ lượng tiền nhànrỗi trong xã hội, do đó hoàn trả tiền vay và lãi vay đúng thời hạn là nguyên tắc

cần được đặt lên hàng đầu Nếu khách hàng không hoàn trả đúng hạn các khoản

tín dụng, khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng chắc chăn sẽ bị ảnh

hưởng Để đảm bảo an toàn, NHTM luôn yêu cầu khách hàng đưa ra cam kết trả

nợ, ghi trong hợp đồng tín dụng

Thứ hai, khoản tín dụng phải được bảo đảm bằng tài sản có giá trị tương

đương.

Nguyên tắc này tuân theo yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường

Không chỉ những lý do chủ quan mà cả diễn biến phức tạp của nền kinh tế, tinhhình chính trị xã hội và điều kiện thiên nhiên cũng đều có thê làm sai lệch mọi dựkiến về rủi ro của ngân hàng Dé tăng thêm độ bảo đảm cho khoản tin dụng, mộttrong các yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tài sản thế chấp hợp pháp.Các doanh nghiệp có thể sử dụng các vật tư có giá trị tương đương gồm: HTK,TSCD, số dư trong tài khoản thanh toán, hoá đơn đầu vào, cam kết bảo lãnh của

một cơ quan khác, thậm chí là uy tín và lịch sử quan hệ của doanh nghiệp với

ngân hàng.

Thứ ba, vốn được cấp phải được sử dụng theo đúng mục dich đã được

thỏa thuận trước.

Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích được còn được coi là phương

châm của hoạt động của tín dụng Sau khi được ngân hàng phê duyệt, mục đích

vay von của khách hàng được coi là hợp lý, do đó khách hang cần tuân theo mụcđích này dé dam bảo các chỉ tiêu hiệu quả của PA, DA đạt được như kế hoạch.Ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, ngăn chặn trường hợpkhách hàng sử dụng vào các mục đích trái pháp luật hay đầu tư vào lĩnh vực rủi

ro để đảm bảo khả năng thu hồi vốn Trong trường hợp phát hiện khách hàng sửdụng vào mục đích khác với những gì đã cam kết, ngân hàng có quyền thu hồi nợtrước hạn, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ thì khoản tiền đó phải

chuyên nợ quá hạn.

1.1.1.5 Vai trò của hoạt động tín dụng tại NHTM

Trang 16

Ngày nay, tín dụng ngân hang là một nhân tố không thé thiếu trong nềnkinh tế quốc dân với vai trò giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của các thành phần kinh tế trong xã hội.

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng giúp tiền tệ được lưu thông, thúc đây doanhnghiệp sản xuất hàng hóa, rút ngắn thời gian thu hồi vốn dé phục vụ tái sản xuấtđồng thời giúp điều tiết vĩ mô nền kinh tế Các NHTM thông qua hoạt động tíndụng đã phân phối lại lượng vốn nhàn rỗi của một bộ phận cá nhân va thể nhân,nhờ đó đáp ứng lượng vốn thiếu hụt tạm thời của bộ phận còn lại, đảm bảo quá

trình SXKD không gặp phải gián đoạn Nhờ có tín dụng ngân hàng, không chỉ

tiền mặt mà cả vật tư của doanh nghiệp cũng tham gia vào lưu thông và đượcphân phối một cách hợp lý

Thứ hai, hoạt động tín dụng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp Khi được NHTM cung cấp kịp thời lượng vốn cần thiết, doanh

nghiệp có thê vượt qua thời kỳ kinh doanh khó khăn, hay tiếp cận được nguồn hỗtrợ cho việc mở rộng quy mô, mua sam trang thiét bi hién dai, cap nhat khoa hoc

công nghé,

Thứ ba, tin dụng đóng vai trò quan trong trong việc thúc đây quan hệ hợp

tác nước ngoài, phát triển kinh tế quốc tế Trong thời đại toàn cầu hóa, việc cácdoanh nghiệp mở rộng làm ăn xuyên biên giới không còn là điều hiém thấy Lúcnày, ngân hàng là nơi cung cấp nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp thông quacác nghiệp vụ tín dụng Sự lưu thông của nội tệ và ngoại tệ không chỉ giúp nềnkinh tế, tài chính quốc tế phát triển mà còn có ảnh hưởng tích cực đến quan hệngoại giao giữa các quốc gia

1.1.2 Công tác thẩm định tin dụng doi với doanh nghiệp của NHTM

1.1.2.1 Khái niệm

Theo Phan Thị Thu Hà (2013): “Phân tich/tham định tín dụng đối với khách

hàng là việc thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học thông qua sử dụng các

công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá rủi ro đối với khách hàngcũng như một phương án hay một dự án SXKD mà doanh nghiệp đã đề xuấtnhằm phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng của ngân hàng”

Theo Tram Thị Xuân Hương (2011): “Thâm định tín dụng là việc sử dụngcác công cụ kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy của nhữngthông tin khách hàng đã cung cấp và đánh giá những rủi ro ngân hàng có thê gặpphải nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng”

Trang 17

Theo Lại Tiến Dinh (2015): “Tham định tín dụng là quá trình tổ chức thu

thập và xử lý thông tin thông qua việc sử dụng các công cụ kỹ thuật và kỹ năng

để phân tích, đánh giá khách hàng một cách toàn diện, thống nhất và tuân thủ cácquy định pháp luật nhằm làm cơ sở dé đưa ra quyết định cấp tín dụng”

Hoạt động tín dụng của NHTM phục vụ đối tượng khách hàng bao gồm cảpháp nhân và thể nhân Những khoản tín dụng dành cho doanh nghiệp tương đốilớn, thường là bồ sung VLD, tai trợ cho hoạt động SXKD, đầu tư máy móc thiết

bị mới hay đầu tư khác Vì vậy, đối với thẩm định tín dụng doanh nghiệp, ngânhàng cần thực hiện một quy trình phức tạp hơn dé đánh giá một lượng thông tin

“không 16” so với thầm định tin dụng cá nhân

Theo quan điểm của tác giả, thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp là quá

trình ngân hàng kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, độc lập và riêng biệt vềnăng lực cua doanh nghiệp vay von, về kế hoạch và dự kiến kết quả của phương

án SXKD hoặc dự án đầu tư nhằm xác định tính hiệu quả, khả thi cua dự án hay

phương án đó.

1.1.2.2 Mục đích của thẩm định tín dụng

Công tác thâm định tín dụng ra đời giúp cho NHTM có thể đánh giá hiệuquả và tính khả thi của phương án SXKD hoặc dự án đầu tư đồng thời đánh giánăng lực tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp Kết quả của thẩm định tín

uy tín của mình trong hệ thống NHTM

1.1.2.3 Phương pháp thẩm định tín dung

Phương pháp thâm định cần được các NHTM quan tâm lựa chọn đầu tiênkhi tiến hành công tác thẩm định tín dụng Sử dụng phương pháp thẩm địnhkhông hợp lý, không phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng sẽ làm sai lệchkết quả và giảm chất lượng của công tác thâm định tín dụng Hiện nay, cácNHTM sử dụng đa dạng các phương pháp và kết hợp chúng với nhau để tănghiệu quả thẩm định

Trang 18

Phân loại theo căn cứ để cán bộ thâm định đưa ra đánh giá, ta có hai

phương pháp chính là định lượng và định tính.

Phương pháp định lượng: Là phương pháp thâm định dựa trên các chỉ tiêu

và tiêu chuẩn xác định, đã được kiểm chứng và được thống nhất bởi NHTM Saukhi tính toán, so sánh, đối chiếu số liệu theo căn cứ thời gian, theo ngành, theotiêu chuan có sẵn, cán bộ thẩm định đưa ra đánh giá cuối cùng Phương pháp nay

mang tính khoa học, có độ chính xác có minh bạch cao.

Phương pháp định tính: Cán bộ đánh giá dựa trên kinh nghiệm bản thân Với

những tiêu chí khó có thé tính toán bang con số, cán bộ thâm định cần đưa ra đánhgiá cá nhân trên cơ sở kiến thức đúc kết từ những trường hợp mà cán bộ đã xử lýhoặc đã gặp trước đây Phương pháp này không thé dùng cho toàn bộ công tác thâmđịnh, đồng thời cũng mang tính chủ quan, độ chính xác không cao

Dựa trên cách tiếp cận các nội dung thâm định, ta có các phương pháp thâm

định như: phân tích toàn diện, phân tích trong tâm, trọng điểm

Phương pháp phân tích toàn điện: Là phương pháp thực hiện nghiên cứu

tổng quát từ các nội dung cơ bản tới chi tiết của khách hàng Mặc dù phươngpháp này cung cấp cái nhìn bao quát cho NHTM nhưng nhìn chung tiêu tốn nhiều

thời gian va chi phí.

Phương pháp phân tích trọng tâm, trọng điểm: Thực hiện phân tích nhanh,tập trung vào các nội dung quan trọng và cần thiết nhất để đưa ra kết quả trongthời gian ngắn, phục vụ các khoản tín dụng theo hình thức cho vay nhanh Bởi

không thâm định tất cả các nội dung, phương pháp này đôi khi cho ra các kết quả không đảm bảo tính chính xác.

Ngoài ra, NHTM cũng sủ dụng cả phương pháp phân tích SWOT đối vớikhách hàng, tức là phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức dưới tácđộng của các yêu tô bên trong, bên ngoài

Như vậy, mỗi phương pháp nêu trên đều cho thấy ưu điểm và hạn chế

riêng biệt Chúng phát huy tác dụng với các mục dich và điều kiện thẩm địnhkhác nhau Cán bộ thâm định cần lựa chọn và kết hợp các phương pháp một cáchđúng đắn và hợp lý đề phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá khách hàng

1.1.2.4 Nội dung cơ bản của thẩm định tín dụng doanh nghiệp

Thẩm định tín dụng doanh nghiệp bao gồm 4 nội dung chính: Thu thập và

xử lý thông tin; thẩm định khách hang; thâm định phương án SXKD, dự án đầu tư

và thấm định TSBD

10

Trang 19

(1) Thu thập và xử lý thông tin

Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng là công việc diễn ra thườngxuyên liên tục, bắt đầu từ sau quá trình tiếp xúc khách hàng, kéo dài trong suốtthời gian diễn ra quan hệ tín dụng và tiếp tục cho đến khoản tín dụng được hoàntrả đầy đủ cho ngân hàng Thông tin được coi là hữu ích đối với công tác thẩmđịnh tín dụng phải đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, chính xác

Thông tin dé thâm định có thé được thu thập từ nhiều nguồn:

Thứ nhất, từ khách hàng:

Trong quá trình đề nghị xét duyệt cấp tín dụng, khách hàng cần cung cấp

các tài liệu, giấy tờ gồm có:

- Hồ sơ pháp lý

¢ Quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư,

¢ Giấy phép hành nghề với ngành nghề cần giấy phép

e Bang kê các loại công nợ

e Bảng kê các khoản phải thu, phải trả, HTK

- Hồ sơ phương án SXKD hoặc Hồ so dự án đầu tư

¢ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, kha thi

¢ Quyết định phê duyệt dự án đầu tu

11

Trang 20

Thông tin lưu trữ của NHNN rất quan trọng và đảm bảo tính chính xác do

đó NHTM cần tận dụng một cách hiệu quả Thông tin từ NHNN gồm có:

- CIC

- Các quy định của NHNN

- Chỉ đạo trực tiếp từ NHNN

- Các số liệu tông hợp khác

Thứ tư, từ các cơ quan khác: Các quy định, quyết định, văn bản chỉ đạo

của Chính phủ, Bộ Tài chính, và ý kiến, đánh giá tương ứng của cơ quan truyền

thông, các chuyên gia và ngân hàng liên quan.

Xét theo vị trí là các NHTM, bên cho vay đồng thời là bên tiến hành thẩmđịnh tín dụng của bên đi vay, mỗi nguồn tài liệu đều có những ưu điểm và nhược

Trang 21

cơ quan khác lâu

(Nguồn: Tác giả tự tong hợp)Mặc dù thông tin đến từ chính dữ liệu của Ngân hàng có độ tin cậy cao,

đảm bảo thời gian và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên chỉ dựa trên nguồn thông tin này

thì NHTM không thé đưa ra kết quả thâm định chính xác và khách quan nhất.Trên thực tế, NHTM cần thu thập từ tat cả các nguồn ké trên, bằng quá trình xử lý

(phân loại, đối chiếu, so sánh, ), lựa chọn những thông tin chất lượng phục vụ

cho công tác thâm định tín dụng

Sau khi có đủ thông tin cần thiết, cán bộ thấm định tiến hành xử lý chúng

dé đưa ra các thông tin chính xác, hữu ích cho quá trình thâm định

- Đánh giá mức độ tin cậy: so sánh với các tài liệu có độ tin cậy cao như

BCTC sau kiểm toán, với cơ sở thông tin của các tổ chức lớn như Tổng cụcThống kê, tổ chức xếp hạng

- Phân loại thông tin, đối chiếu giữa các thông tin để tìm sai lệch, mâu

thuẫn giữa chúng.

- Sử dụng các phương pháp toán học dé xử lý thông tin ở dang số liệu

(2) Thẩm định khách hangThứ nhất, phân tích tư cách, năng lực pháp lý của khách hàngCán bộ thầm định cần xác định khách hàng là pháp nhân có đủ năng lựcpháp lý, người đại diện pháp luật và người điều hành doanh nghiệp có đủ nănglực dân sự, giấy ĐKKD, giấy phép đầu tư đều còn hiệu lực,

Thứ hai, phân tích tài chính của khách hàng theo BCTC

e anh giá cơ cấu và chất lượng TS của khách hangTài sản trên BCĐKT cho thấy quy mô, chất lượng của doanh nghiệp đồngthời thể hiện khả năng quan trị của người lãnh dao Cơ cấu các khoản mục trongphần tài sản phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động, tình hình hoạt động thực tế củadoanh nghiệp Khối lượng của tài sản cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc raquyết định của ngân hàng vì đây là nguồn đảm bảo cho khả năng hoản trả của

Trang 22

Nếu phân chia theo thời hạn trả nợ, nợ của doanh nghiệp được cấu thànhbởi nợ ngắn hạn, nợ trung và đài hạn Cơ cau của các khoản nợ phải phù hợp vớihoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại Sự mất cân đốigiữa loại nợ này ám chỉ việc doanh nghiệp có thé mat kha năng tai trợ cho loại tàisản tương ứng, tác động theo hướng tiêu cực đến năng lực và ý chí trả nợ của

doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, NHTM đặc biệt chú trọng đến việc doanh nghiệp chậm trả

nợ và sự ưu tiên đối với chủ nợ của khách hàng

e Phan tích doanh thu, chi phí

Qua BCKQKD, Ngân hang phân tích cơ cau, sự biến động của các khoảndoanh thu, chi phí và kha năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp

« Phan tích dòng tiền

Phân tích BCLCTT cho NHTM các thông tin bao quát về cả hoạt động

kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cách

doanh nghiệp sử dụng dòng tiền (dòng tiền ra) và nguồn tiền của doanh nghiệp(dòng tiền vào) Dựa trên cơ sở này, NHTM xác định các khoản vay và trả, nguồnthu và khả năng thu được dé dự tính thời điểm và giá trị khoản nợ doanh nghiệp

trả được cho ngân hàng.

e Phan tích dựa trên các tỷ lệ

Dé đây nhanh tiến độ và thực hiện thâm định một cách tiêu chuẩn hóa,hiện nay gần như tất cả các ngân hàng đều sử dụng các tỷ lệ cơ bản biểu thị chotình hình tài chính và liên hệ trực tiếp đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.NHTM không chỉ tính toán các chỉ tiêu của một khách hàng trong suốt thời hạn

vay mà tiếp tục theo dõi trong nhiều năm, tính toán trên nhiều đối tượng khác

nhau dé kết luận mức trung bình ngành, trung bình vùng, thực hiện điều chỉnhcho phù hợp với điều kiện thực tế đề tạo nên bộ tỷ lệ chuẩn của ngân hàng

Nhóm tỷ lệ khả năng thanh toán

oon ¬ " Tiền và các khoản tương đương tiền

Tỷ lệ thanh toán tức thời = ——————————

Trang 23

Tùy vào điều kiện thực tế, ngân hàng lựa chọn nghiên cứu các tỷ lệ thíchhợp Trường hợp khoản tín dụng là ngắn hạn, tỷ lệ thanh toán nhanh sẽ được chú

trọng, trường hợp thời gian vay thuộc khoảng 9-12 tháng, ngân hàng đặc biệt chú

ý tới tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, nếu là tín dụng trung hạn và dài hạn ngân hàngquan tâm đến dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp

Nhóm ty lệ hoạt độngNhóm tỷ lệ hoạt động bao gồm hiệu suất sử dụng tài sản (tổng TS, TSLD,HTK, các khoản phải thu).

hạn cho việc câp tín dụng ngăn hạn.

Nhóm tỷ lê sinh lời

Ngân hàng có thu lại được khoản tín dụng đã cấp hay không tùy thuộc việc

khách hàng có tạo ra được lợi nhuận hay không Chỉ khi doanh nghiệp thu vềđược lượng giá trị nhiều hơn số tiền bỏ ra ban đầu mới đảm bảo nguồn tiền hoàntrả cho ngân hàng Với lý do trên, NHTM luôn coi trọng việc phân tích nhóm tỷ

lệ sinh lời, bao gôm các chỉ tiêu:

15

Trang 24

dành cho trả nợ bị hao hụt Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà NHTM đưa ra

giới hạn cho tỷ lệ này khi cấp tín dụng

Thứ ba, phân tích các yếu tổ phi tài chính của khách hàng

Dé minh chứng cho khả năng và ý chí trả nợ cho ngân hàng, khách hàng

không chỉ cần có tài chính lành mạnh mà còn cần đảm bảo các yếu tố khác

Thông thường, NHTM quan tâm đến các chỉ tiêu phi tài chính gồm:

Khả năng quản lý của lãnh đạo và môi trường nội bộ của doanh nghiệp:

e Nhân thân cua chủ doanh nghiệp

e Trình độ học van, kinh nghiệm quan lý chủ doanh nghiệp

e Quan hệ của chủ doanh nghiệp với các cơ quan khác

e Khả năng thích nghi và cải cách trong việc quản lý nội bộ của lãnh đạotrước sự thay đổi của thị trường

e Môi trường kiểm soát nội bộ, cơ cấu tô chức của doanh nghiệp

e _ Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp

« Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2-5

năm tới

Quan hệ với Ngân hàng

e Lich sử trả nợ của khách hàng 12 tháng gần nhất

«Số lần cơ cấu lại nợ trong 12 tháng qua

e Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại

«_ Lịch sử quan hệ các cam kết ngoại bảng

« Tình hình cung cấp thông tin của khách hàng theo yêu cầu của ngân

hàng trong 12 tháng qua

« Ty trọng doanh thu chuyển qua ngân hang trong tổng doanh thu trong

12 tháng qua so với tỷ trọng tài trợ vốn của ngân hàng trong số vồn được tài trợ

của doanh nghiệp

se Mức độ sử dụng các dịch vụ của ngân hang

e _ Thời gian quan hệ tín dụng với ngân hang

e Tình trang nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng gần nhất

e Định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng

Các nhân tô bên ngoài

« Triển vọng ngành

e Kha năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới

e Kha năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các sản phẩm thay thé

16

Trang 25

«_ Tính ôn định của nguồn nguyên liệu đầu vào

e Các chính sách bảo hộ/uu đãi của nhà nước hoặc thị trường xuất khâu chính

e Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào các

điều kiện tự nhiên

Các đặc điểm hoạt động khác

¢ Su phụ thuộc vào các nhà cung cấp và người tiêu dùng

«Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây

«Tốc độ tăng trưởng LNST của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây

e Số năm hoạt động trong ngành

e Phạm vi hoạt động, tiêu thu sản phẩm của doanh nghiệp

«Uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

« Mức độ bảo hiểm TS

¢ Mối liên hệ giữa hoạt động SXKD và biến động nhân sự

« Khả năng tiếp cận các nguồn vốn

(3) Tham định phương án SXKD, dự án dau tw

“Tham định PA, DA vay vốn là việc rà soát , kiểm tra, tính toán lại một

cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của PA, DA và liên quan

đến PA, DA nhằm khăng định tính hiệu quả cũng như xác định rủi ro trước khiquyết định cấp tín dụng.” (Phan Thị Thu Hà, 2013)

Thứ nhất, thẩm định phương án SXKD - áp dụng cho tín dụng ngắn hạnKết quả đầu ra của thâm định phương án SXKD là kết luận về việc kháchhàng có khả năng thực hiện được PA đã đề ra không, thực hiện như thế nào, dựtính hiệu quả, nguồn trả nợ thực tế

Với các PA kinh doanh thương mại, ngân hàng phải thống kê được số

lượng, chủng loại, đơn giá, chất lượng của sản phẩm, được xuất kho khi nào và

được thanh toán theo cách thức nào dé xác định nhu cầu tín dụng hợp pháp, hợp

lý Nếu mới chỉ trong quá trình sản xuất, chưa xác định được đầu ra, cán bộ thẩm

định cần xem xét khả năng tiêu thụ của mặt hàng đó trên thị trường, lượng tồn

kho, khả năng chào bán và các chương trình quảng bá của doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp bán hàng trả chậm, cán bộ cần xác định uy tín trong việc thanh toán

của người mua.

Thứ hai, thẩm định dự án dau tư — áp dụng cho tín dụng trung và dài hạn

17

Trang 26

Mục đích của thâm định dự án là làm rõ tính pháp lý của dự án, dự án cóthể được triển khai hay không, hiệu quả tài chính, lợi ích đóng góp cho xã hội vàrủi ro tiềm ân Cần làm rõ:

« Sự can thiết: thông qua việc phân tích mục tiêu kinh tế xã hội, khả năngđem lại lợi nhuận và khả năng thu hồi vốn của DA

e Phương diện kỹ thuậ: địa điểm đầu tư, cơ sở hạ tầng, môi trường, dâychuyền công nghệ

« Phương diện tô chức: tư cách pháp lý, kỹ năng và kinh nghiệm của đơn

vị thiết kế, thi công

« Phương diện tài chính: tổng vốn dau tư, nguồn tiền, hiệu quả tài chính,xác định doanh lợi, lợi nhuận để trả nợ

e Phan tích khả năng trả nợ: trên thực tế, khả năng trả nợ của DA và khảnăng trả nợ của doanh nghiệp có DA là hoàn toàn khác nhau Cán bộ thâm địnhcần phân biệt rõ 2 khái niệm này khi thẩm định dự án

« Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: bao gồm giá trị hiện tại rong NPV, tỷsuất sinh lời nội bộ IRR, thời gian hoàn vốn đầu tư PP

(4) Tham định TSBDNHTM tiến hành thẩm định TSBD nhằm xác định khả năng thanh lý của

TS khi cần thiết, là nguồn bù đắp rủi ro nếu khách hàng không thé hoàn trả khoản

nợ Cán bộ thâm định 3 khía cạnh:

Thứ nhất, tính pháp lý của TSBĐ Ngân hàng xem xét giấy tờ về TS gồm

giấy chứng nhận quyền sở hữu, quản lý, sử dụng; đảm bảo TS không có tranhchấp, xác định được số lượng, giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng; có khả năngthanh toán; có bảo hiểm TS

Thứ hai, khả năng kiểm soát TSBĐ của ngân hàng Dựa vào khả năng

kiểm soát, ngân hàng ưu tiên các loại TS sau:

« Giấy tờ có giá

e Nguyên, nhiên, vật liệu

«_ Đất đai và tài sản gan liền với đất

e May móc, thiết bị, phương tiện giao thông

« Các hợp đồng bảo hiểm, quyền đòi nợ khácThứ ba, khả năng thanh lý TSBĐ theo giá trị hiện hành Cán bộ tiễn hànhđịnh giá TSBD căn cứ vào giá trị thị trường, giá trị số sách, hóa đơn, chứng từ,

18

Trang 27

căn cứ vào khả năng biến động giá, khả năng bảo quản, cất giữ Dinh giá TSBDcần tiến hành thường xuyên tùy nếu xuất hiện dấu hiệu rủi ro.

TD.

(2) Điêu tra, thu thập, tong hợp thông tinTrong bước này, cán bộ cần thu thập tài liệu về cả khách hàng vay vốn và

về phương án SXKD/dy án đầu tư qua những nguồn đã liệt kê ở trên

(3) Kiểm tra, xác minh thông tin

Thông tin đã thu thập được ở bước (2) chưa chắc đã chính xác, vì thế cần

xác minh lại thông qua hồ sơ tín dụng trước đây của khách hàng, lịch sử tín dụngghi nhận bởi CIC, qua bạn hàng, đối tác và các NHTM, TCTD mà khách hàng có

quan hệ tín dụng.

(4) Tham định khách hàng

NHTM phải đánh giá được khía cạnh pháp lý, khả năng quan lý, năng lực

SXKD, cách tổ chức, bố trí nhân sự của chủ doanh nghiệp Đồng thời, phân tích

đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng.

(5) Dự kiến lợi ích của Ngân hàngNgân hàng cân nhắc tông lãi và phí khoản tín dụng mang lại và tổng thé

các lợi ích khác khi khoản tín dụng được phê duyệt.

(6) Phân tích, thẩm định dự án, phương án SXKDCác yếu tố cần đánh giá của PA, DA gồm: tính khả thi, hiệu quả, rủi ro có thêXảy ra.

(7) Tham định TSBĐTrong bước này, NHTM cần đảm bảo TSBD của khoản tín dụng có nguồngốc và quyền sở hữu xác thực, hợp lý, đáp ứng được yêu cầu pháp lý, có giá tritương đương khoản tin dụng, có thé xử lý dé thu hồi nợ

(8) Lập tờ trình thẩm định tín dụng đề xuất cấp tín dụng

19

Trang 28

Kết thúc quy trình thâm định, nếu hồ sơ và năng lực của khách hang đápứng yêu cầu của ngân hàng, cán bộ tiến hành lập tờ trình thẩm định theo mẫu củangân hàng và trình các cấp xét duyệt.

1.2 Hoàn thiện công tác tham định tín dụng đối với doanh nghiệp của

những thứ vô hình như khả năng, kỹ năng, các dịch vụ tài chính, quy trình nghiệp

vụ Tham định tin dụng doanh nghiệp tại NHTM là một quy trình nghiệp vụthuộc nhóm đối tượng vô hình nói trên

Mặt khác, mục đích sau cùng của công tác thẩm định tín dụng là đưa raquyết định tín dụng đúng đắn Vậy giải quyết van đề “Hoàn thiện công tác thâmđịnh tín dụng doanh nghiệp tai NHTM”, thực chất là việc tác động giúp công tácnày trở nên chính xác và hiệu quả nhất

Đề đạt được điều này, bài nghiên cứu đi vào làm rõ 3 nội dung lớn sau:

Thứ nhất, thống nhất các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của công tácthâm định tín dụng doanh nghiệp tai NHTM

Thứ hai, nghiên cứu ưu nhược điểm và nguyên nhân ton tại các mặt hạn

chế của công tác này

Thứ hai, dé ra giải pháp dé giải quyết các tồn tại dé tiến đến hoàn thiệncông tác thâm định tín dụng doanh nghiệp tại NHTM

1.2.2 Các tiêu chí phản ánh mức độ hoàn thiện của công tác thẩm định tín

dụng đối với doanh nghiệp của NHTM

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính

Công tác thâm định tín dụng là quá trình cán bộ ngân hàng sử dụngphương pháp thâm định dé phân tích, đánh giá các nội dung thấm định theo mộtquy trình thâm định phù hợp Do đó, phương pháp, nội dung và quy trình thẩmđịnh chính là nội hàm của công tác thâm định Sự hoàn thiện của 3 nội hàm nàychính là biểu hiện của sự hoàn thiện trong công tác thầm định tin dụng

(i) Mức độ hoàn thiện của phương pháp thẩm định

LU

Trang 29

Tính hoàn thiện của phương pháp thâm định chính là biểu hiện đầu tiêncủa tính hoàn thiện trong toàn bộ công tác thẩm định tin dụng bởi nó là nền tảnggiúp xây dựng quy trình thâm định và cần được đảm bảo phù hợp với thông tinthâm định đã có.

Thứ nhất, phương pháp thâm định phải có cơ sở khoa học Một phươngpháp có tính khoa học tức là được kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã đượccông nhận Trong trường hop NHTM tự phát triển phương pháp tham định riêngthì phương pháp đó cần phải được kiểm chứng hoặc đã trải qua thời gian vận

dụng, có kết quả tốt

Thứ hai, phương pháp thấm định cần có tinh đa dạng Trong thực tế,

NHTM cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, thậm chí kết hợp chúng với

nhau một cách hợp lý để đáp ứng được mọi trường hợp thẩm định Tính đa dạng

của phương pháp thâm định phản ánh qua sự đa dạng trong hồ sơ đã tiếp nhận; cụ

thé nằm ở số lượng ngành nghề kinh doanh, mục dich và nhu cầu tín dụng của

khách hàng.

(ii) Mức độ hoàn thiện của nội dung thẩm địnhNội dung thâm định - phần phức tạp nhất của công tác thấm định tin dung,bao gồm các nội dung cần kiểm tra, đánh giá của PA, DA và được sắp xếp theomột quy trình thống nhất Cái đích của việc hoàn thiện nội dung thâm định làphòng ngừa rủi ro tín dụng, do đó nội dung thâm định cần đảm bảo bao quát các

thành phần, gồm: Hồ sơ vay vốn; năng lực và uy tín của khách hàng; các thông số

cụ thé của PA, DA và TSBD

(iii) Mức độ hoàn thiện của quy trình thẩm địnhMột quy trình thấm định tốt cần có đầy đủ các bước nhằm dam bảo đưa rakết luận chính xác, đồng thời cần tránh những bước không cần thiết khiến thờigian thâm định kéo dai ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củakhách hàng và làm tăng chỉ phí đối với NHTM Như vậy, tính hoàn thiện của quytrình thâm định có thé đánh giá qua: thời gian thâm định, chi phí thâm định, sốlượng các hồ sơ được thâm định trong một khoảng thời gian xác định

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng

(iv) Ti lệ phương án, dự an được phê duyệt hoạt động có hiệu quả

Công tác thâm định tín dụng tốt sẽ đưa ra các quyết định cấp tín dụng đúngđắn: tài trợ cho phương ấn, dự án có hiệu quả và tránh các phương án, dự ánkhông đảm bảo Do đó, mức độ hoàn thiện của công tác thâm định tín dụng phản

21

Trang 30

ánh qua số lượng các phương án SXKD/dự án đầu tư đạt được kết quả đúng như

kế hoạch dự kiến, trong khoảng thời gian đề ra trong hồ sơ tài chính đã qua thâm

định.

Công thức tính:

Tỷ lệ PA, DA được phê duyệt hoạt động có hiệu qua= Số PA, DA hoạt động có hiệu quả

Tổng số PA, DA được phê duyệt

(v) Tỉ lệ phương án, dự án được phê duyệt không thu hồi được nợ đúng

hạn

Mức độ hoàn thiện của mọi hoạt động đều biểu hiện ở kết quả cuối cùng

Đối với công tác thâm định tín dụng, kết quả cuối cùng chính là chất lượng cáckhoản tín dụng cấp cho khách hàng Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợquá hạn, nợ xấu tại các NHTM như năng lực yếu kém của doanh nghiệp và biếnđộng kinh tế, nhưng nguyên nhân cốt lõi là do khâu kiểm tra, phân tích củaNHTM đã không lường được hết rủi ro

Nếu công tác nay được thực hiện tốt, tỷ lệ các khoản tín dụng bị chuyên nợ

quá hạn trong thời gian diễn ra quan hệ tín dụng phải ở mức thấp Trái lại, nêu tỷ

lệ nợ quá hạn quá cao thì chắc chắn toàn bộ công tác thâm định cần phải được ràsoát lại để tìm và khắc phục những điểm chưa đúng, chưa phù hợp Như vậy, khi

chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp chính là dấu hiệu tích cực về tính hoàn

thiện của hoạt động thâm định tín dụng của NHTM đối với doanh nghiệp

Công thức tính

Số PA, DA phát sinh nợ quá hạn

Tỷ lệ PA, DA đ hê duyệt phát sinh A han = =

yis ge pie Quyết phát simi ng qua nạn Tổng số PA, DA được phê duyệt

(vi) TỦ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấuTrong khi tỷ lệ các phương án, dự án phát sinh nợ quá hạn trên tổng số

phương án, dự án được phê duyệt chỉ phản ánh được số lượng sai lầm trong công

tác thâm định tín dụng của NHTM, thi tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho thấy

mức độ sai sót của công tác này Với cùng tỷ lệ PA, DA phát sinh nợ quá hạn

hoặc nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn hoặc nợ xấu trên tổng dư nợ càng lớn cho thấythiếu sót trong công tác thâm định, nhất là đối với PA, DA lớn Ngược lại, tỷ lệnày càng thấp cho thấy công tác thâm định càng đạt tới độ chính xác, hoàn thiện

cao.

Công thức tính:

22

Trang 31

Dư nợ nhóm quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = :

yenga Tông dư nợ

oa , Dung nhom 3, 4,5

thống này càng day đủ, chỉ tiết, rõ ràng minh bạch thì càng ảnh hưởng tích cực tới

mức độ hoàn thiện của công tác thâm định, giúp quán triệt về phương pháp, nộidung, quy trình đồng thời giúp cán bộ dé dàng tuân thủ, đảm bảo tính chính xáccủa kết quả thâm định cuối cùng

(2) Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộthâm định

Cán bộ thâm định là người trực tiếp tiến hành kiểm tra, đánh giá tín dụngcủa khách hàng, vì thế mức độ hoàn thiện của công tác thâm định tín dụng phụthuộc rất nhiều vào yếu tố trình độ và đạo đức của cán bộ Đánh giá tín dụng đốivới doanh nghiệp rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ phải có kiến thức chuyên sâu vềnghiệp vụ; nắm vững quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước; am hiểunhiều ngành nghề kinh doanh; đồng thời hiểu biết về thuế quan, diễn biến thịtrường, văn hóa chính trị, khoa học công nghệ, môi trường Kiến thức nghiệp

vụ của cán bộ có tế được bôi đắp qua trường lớp hay tự trau dồi Kinh nghiệm, kỹ

năng được cán bộ nhân viên thuộc bộ phận thấm định tích lũy từ thực tiễn, giúp

họ nắm bắt, xử lý công việc một cách chắc chắn Đặc biệt, tính kỷ luật cao, trungthực, liêm chính là các yếu tố cần có ở một cán bộ thâm định tín dụng

(3) Cơ cấu tổ chức, điều hành của NHTMKết quả của thẩm định tín dụng doanh nghiệp là tổng hợp của nhiều nhiệm

vụ, nhiều bước được thực hiện bởi các bộ phận khác nhau, do đó công tác thẩmđịnh có đạt tới mức độ hoàn thiện hay không phụ thuộc nhiều vào việc các ngân

hàng tổ chức nội bộ một cách khoa học, sử dụng chính sách điều hành hiệu quả,

có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban Việc phân công tổ chức hợp lý

23

Trang 32

giúp tránh sự chồng chéo, tận dụng điểm mạnh, bù đắp hạn chế của mỗi cá nhân,nhờ đó sẽ giảm bớt chỉ phí và rút ngắn thời gian thâm định.

(4) Trang thiết bị, công nghệ

Trong thời đại 4.0 hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đãđược ứng dụng vào hầu hết các khía cạnh của cuộc sống và ngành ngân hàng

cũng không ngoại lệ Bang công nghệ thông tin, các NHTM tăng khả năng thu

thập, xử lý và lưu trữ thông tin trong công tác thấm định tín dụng đối với khách

hàng doanh nghiệp Các kênh tra cứu, tìm kiếm trực tuyến, phần mềm chuyêndùng giúp cán bộ thâm định truy cập, kiểm tra lượng lớn thông tin và tính toáncác chỉ tiêu trong khoảng thời gian ngăn Điều này vừa tăng độ chính xác của kếtquả thấm định vừa đây nhanh quá trình và giảm gánh nặng lên nhân lực của các

NHTM.

(5) Chat lượng thông tin đến từ chính kho dữ liệu của Ngân hàngCông tác thâm định tín dụng chính là kiểm tra, đánh giá các thông tin vềkhách hàng mà ngân hàng có được từ các nguồn khác nhau, vì vậy sự hoàn thiệncủa thông tin thâm định là biểu hiện của mức độ hoàn thiện trong công tác thầmđịnh tín dụng Trong số những nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định, cácthông tin đến từ chính dữ liệu của Ngân hàng có ảnh hưởng không hề nhỏ đến kếtquả thấm định Thông tin càng day đủ, chính xác và chi tiết càng hỗ trợ NHTM

đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn

Ngân hang có thé chủ động nâng cao chất lượng của nguồn thông tin nàybăng việc cải thiện hiệu quả của hoạt động lưu trữ thông tin khách hàng và cải

thiện chất lượng cơ sở dữ liệu của toàn hệ thống

1.2.3.2 Nhóm nhân tô khách quan

(6) Chất lượng thông tin đầu vào (từ khách hàng, NHNN, các cơ quan và

Trang 33

(7) Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách của nhà nước

Có thé nói hành lang pháp lý cùng các chính sách mà Nhà nước ban hành

là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của các tô chức, đặc biệt là các TCTDtrong nước Trong trường hợp các văn bản pháp lý và chính sách quản lý còn tồnđọng nhiều khuyết điểm, chưa hợp lý và đồng bộ sẽ làm gia tăng rủi ro đối vớicác phương án SXKD/dự án đầu tu, do đó gây khó khăn cho công tác thẩm định

tín dụng của NHTM.

(8) Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế - xã hội tác động lớn đến chất lượng của kết quả thẩmđịnh tín dụng Kinh tế phát triển, xã hội ổn định là điều kiện đảm bảo thuận lợi

cho Ngân hàng trong việc thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường Ngược lại,

nếu thị trường thường xuyên biến động, trong giai đoạn suy thoái, xã hội bat ồn,

an ninh không đảm bảo là thách thức đối với việc nghiên cứu thị trường và dựbáo xu hướng của nén kinh tế, làm sai lệch kết quả thẩm định

(9) Các nhân tố khácCông tác thâm định tin dụng cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tô khó dựđoán hoặc thậm chí không thể lường trước được như xung đột chính trị, chiếntranh hay thiên tai Những hậu quả về tài chính và con người mà các nhân tố này

dé lại có thé khiến đình trệ hoạt động SXKD và đầu tư của, khó trả được nợ đúnghạn Như vậy nếu xung đột, chiến tranh, thiên tai xảy ra trong thời gian diễn raquan hệ tín dụng, SỐ lượng PA, DA không đạt hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn có thể

gia tăng.

25

Trang 34

TONG KET CHUONG I

Chương I của bài viết đã khái quát về cơ sở ly luận về tin dụng doanh

nghiệp và đặc biệt là về công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại NHTM

Những nghiên cứu trong I cũng chỉ ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện

của công tác thầm định tín dụng doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến mức

Trang 35

CHUONG II

THUC TRANG CONG TAC THAM DINH TIN DUNG DOI VOI

DOANH NGHIEP TAI NGAN HANG TMCP VIET NAM THINH VUQNG

2.1 Giới thiệu khái quát ngân hang TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, gọi tắt là VPBank (tên gọi cũ

là Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam) được cấpphép thành lập vào ngày 12/08/199, có trụ sở tại số 89, Láng Hạ, Đống Đa, HàNội Là một trong số những ngân hàng TMCP tư nhân đầu tiên tại nước ta,VPBank đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm để mở rộng và phát triển Hiệnnay, VPBank sở hữu mạng lưới rộng khắp gồm 227 điểm giao dịch và đội ngũgần 27.000 cán bộ nhân viên trẻ tuổi, năng động Tính đến hết năm 2018, Ngânhàng có hon 3 triệu khách hàng cá nhân, gan 150.000 hộ kinh doanh cá thé vàhơn 80.000 khách hàng doanh nghiệp Bên cạnh đó, VPBank luôn đi đầu trongviệc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các sản phẩm dịch vụ và hệ thống vậnhành VPBank cố găng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị rõ

ràng, minh bạch và chú trọng xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả.

Sau gần 26 năm phân đấu không ngừng, Ngân hàng TMCP Việt NamThịnh Vượng đã có những bước phát triển đột phá, đạt được những thành tựuđáng ngưỡng nộ Kết thúc năm 2018, VPBank đạt mức lợi nhuận kỷ lục gần9.200 ty dồng, hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 22,8%, hiệu suấtsinh lời trên tổng tài san (ROA) là 2,4% Đến thời điểm đầu năm 2019, vốn điều

lệ của VPBank đạt ngưỡng 25.300 tỷ đồng, giúp Ngân hàng lọt Top 6 Ngân hàngTMCP có vốn điều lệ lớn nhất toàn ngành Tổng thu nhập hoạt động 6 tháng đầu

năm 2019 đạt 16.832 ty đồng, tăng 16% so với tổng thu nhập hoạt động 6 thángđầu năm 2018

Đến nay, thương hiệu của VPBank đã được khăng định qua nhiều giảithưởng uy tín đến từ cả trong nước và quốc tế Chỉ trong năm 2017, VPBank đãliên tiếp được xướng tên cho 20 giải thưởng danh giá, đặc biệt trong đó có badanh hiệu: “Ngân hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất năm 2017”,

“Ngân hàng có dịch vụ quản lý dòng tiền tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

và “Sản phẩm tín dụng tốt nhất của năm” cùng được trao tặng bởi tổ chức AsianBanking & Finance Mới đây nhất vào đầu năm 2019, Tạp chí The Asian Banker

27

Trang 36

công bó bình chọn VPBank là “Ngân hàng tốt nhất dành cho Doanh nghiệp vừa

và nhỏ” tại Việt Nam.

VPBank đặt mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2018-2022 trở thành

Ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và lọttop 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam Trên con đường chinh phục mục tiêu này,VPBank sẵn sàng đón nhận những cơ hội và cả những thách thức, bằng giá trị cốtlõi “Khách hàng là trọng tâm”, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng đồngthời đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng

2.1.2 Mô hình tổ chúc

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Đại hội đông

lo mã

=

UB Quan [P7] Kiêm toán [P7] ro nội bộ

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng VPBank)

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

28

Trang 37

Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Việt NamThịnh Vượng trong giai đoạn 2015 — 2018 đã trải qua nhiều biến động Cụ thétình hình huy động vốn của Ngân hàng VPBank được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Việt

Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015 — 2018

(Đơn vị: Triệu dong )

Chi tiéu Nam 2015 | Nam2016 | Năm2017 | Năm 2018

(Nguồn: BCTC hợp nhất các năm 2015 — 2018 của VPBank)

Từ bảng số liệu trên có thé thay quy mô nguồn vốn huy động của Ngân

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có xu hướng tăng và tăng khá nhanh trong

giai đoạn 2015-2018 Cụ thể, từ 166.554.837 triệu đồng năm 2015 lên

277.521.701 triệu đồng năm 2018, tương đương 66,62% Quy mô huy động vốn

năm 2016 tăng mạnh 35.822.826 triệu đồng, ứng với 21,51% so với năm 2015

với lý do nền kinh tế phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng, nhờ có chính sách tiền

tệ được mở rộng và bằng sự chi đạo kip thời của ban lãnh đạo, tình hình huy động

vốn của VPBank giai đoạn 2016-2018 đã có mức tăng trưởng trở lại

Trong cơ cau nguồn vốn của VPBank, nhìn chung tiền gửi của khách hàng

luôn chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2015 chiếm 78,21%, năm 2016 chiếm 61,16%,năm 2017 chiếm 57,34% và năm 2018 là 61,56% Tuy nhiên cùng trong giai đoạnnày, VPBank hướng tới đa dạng hóa hình thức huy động vốn theo hướng ôn định

và bền vững hơn Trong năm 2017, cơ cau huy động của Ngân hàng chứng kiến

sự địch chuyên lớn, từ huy động tiền gửi theo các phương thức truyền thống sanghuy động thông qua phát hành GTCG Cụ thé, lượng giá trị GTCG được phát

29

Trang 38

hành trong năm 2017 đạt 66.105 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước đó và giúp

tỷ trọng đóng góp tăng từ 24% lên 28% Việc huy động tiền gửi từ phát hànhGTCG đảm bảo cho nguồn vốn dài hạn đồng thời tăng tỷ lệ an toàn trong cơ cấu

cho vay — huy động của VPBank.

2.1.3.2 Hoạt động sw dụng vốn

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam

Thịnh Vượng giai đoạn 2015-2018

(Nguồn: BCTC hợp nhất các năm 2015 — 2018 của VPBank)

Nhìn chung, quy mô dư nợ tín dụng của VPBank trong giai đoạn

2015-2018 có mức tăng trưởng lớn Tính đến cuối năm 2016, dư nợ tín dụng đạt144.673 tỷ đồng, tăng trưởng gần 24% so với cuối năm 2015 Năm 2017 tỷ trọng

dư nợ trong tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh 7%, do cho vay khách hàngdoanh nghiệp đạt gần 100.000 tỷ đồng, tăng 60% so với cuối năm 2016 Sang đếnnăm 2018, tổng dư nợ cấp tín dụng tăng ròng 34.000 tỷ đồng, tăng trưởng 17,3%

so với năm 2017.

VPBank xác định theo đuổi mô hình ngân hàng bán lẻ, chú trọng đầu tư

mở rộng và phát triển các sản phẩm tín chấp — hình thức tín dụng tiềm ân nhiềurủi ro mà hiện nay trên thị trường mới có rất ít ngân hàng theo đuổi Nhờ sự chấpnhận đánh đổi này, VPBank liên tục gia tăng số lượng khách hàng và gia tăng dư

nợ tín dụng Tuy nhiên, Ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro khách hàng mắtkhả năng trả nợ và không hề có TSBĐ cho khoản tín dụng đã cấp VPBank luônphải nỗ lực trong quản trị rủi ro để đảm bảo tăng trưởng song song với kiểm soát

chất lượng

2.1.3.3 Hoạt động khác

Đề luôn đảm bảo là một ngân hàng hiện đại trong hệ thống ngân hàng,chiếm được lòng tin và sự ưu ái của khách hàng, VPBank ngày càng cố gắnghoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của mình Trong những năm gần đây, tốc độ

30

Trang 39

tăng trưởng dịch vụ của VPBank tăng nhanh, góp phần bổ sung đáng kề lợi nhuận

cho ngân hàng.

Bảng 2.3: Thu nhập và chỉ phí của hoạt động dịch vụ tại của Ngân hàng

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015-2018

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

Tổng doanh thu từ hoạt

ong eonnH ĐAU HE noạ 1.597.313 | 2.114834| 3.210.071 | 3.818.797

và dịch vụ bảo hiểm Doanh thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm năm 2018 đạt

2.187.364 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2016 và được kỳ vọng sẽ tiếp tụctăng trong những năm tới Đây là thành quả chớm nở của thỏa thuận hợp tác phânphối bảo hiểm đặc quyền trong thời gian 15 năm mà VPBank và Công ty TNHH

Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam đã cùng nhau ký kết vào tháng 10/2017

2.1.3.4 Kết quả kinh doanh

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam

Thịnh Vượng giai đoạn 2015-2018

3l

Trang 40

(Đơn vị: triệu đồng)

2.395.868 3.935.045 6.440.767 7.355.568

Lợi nhuận sau thuê

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank 2015 — 2018)

Năm 2017 đã đánh một dau mốc quan trọng với VPBank khi tổng lợinhuận sau thuế đạt 6.440 tỷ đồng, tăng ròng 2.505 tỷ đồng, tương ứng 64% so vớinăm ngoái, thành tựu này giúp VPBank dẫn đầu về mức lợi nhuận đạt được trongkhối ngân hàng TMCP và hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2012-2017 là trở thànhmột trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam VPBank có được kết quả

ấn tượng này là nhờ vào các quyết định tập trung vào phân khúc cá nhân, tàichính tiêu dùng và doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời duy trì và vận hành hệthống quản trị rủi ro với hiệu quả cao

2.2 Thực trạng công tác thâm định tin dụng đối với doanh nghiệp của ngân

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Với mục tiêu “tăng trưởng tin dụng luôn gan liền với nâng cao chất lượng

tín dụng”, trong giai đoạn 2015-2018, VPBank đã tập trung phần lớn nguồn vốn

huy động của mình cho hoạt động tín dụng VPBank đặc biệt quan tâm hình thành

và phát triển mối quan hệ tín dụng với các khách hàng pháp nhân, những đốitượng quan trọng của nên kinh tế, có nhu cầu lớn về vốn và có năng lực trả nợ

2.2.1.1 Quy mô khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tai Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Bảng 2.5: Quy mô khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2015 — 2018

Ngày đăng: 05/10/2024, 13:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w