Đánhgiáýtưởng Thương MạiĐiệnTử Làm thế nào để biết liệu ýtưởng về sản phẩm mới tuyệt vời của bạn có thực sự đáng để đánh cuộc vào hay không Câu hỏi: Tôi có một ýtưởng rất hay cho một sản phẩm trên mạng mới. Chưa có thứ gì tươngtự trên thị trường và không có đối thủ cạnh tranh nào. Tôi cho rằng nó sẽ thành công lớn, và những người tôi đã chia sẻ ýtưởng này cũng vậy. Tôi muốn đánh cuộc một trang trại vào nó. Bạn nghĩ tôi có bao nhiêu cơ may thành công? Trả lời: Tôi là một người chơi bài vụng về, chủ yếu là do tôi không thể không cười như thằng ngốc khi có bài đẹp hay xị mặt như tên hề buồn khi cầm những lá bài bỏ đi. Tôi cũng không bao giờ phân biệt giữa thành công của “các sản phẩm mới đáng kinh ngạc” trên mạng hay ngoài thực tế vì sự thực “đáng kinh ngạc” duy nhất nhiều khi lại là cách người mua hoàn toàn làm ngơ trước sản phẩm đó. Ở doanh nghiệp phần mềm của tôi (www.digitalgraphiti.com), đã có những lúc chúng tôi tạo ra một sản phẩm mà chúng tôi cho là một phần mềm đáng kinh ngạc—một phần mềm tuyệt vời đến nỗi tất cả mọi người đều phải chú ý đến nó, rồi xếp hàng và viết séc thanh toán cho chúng tôi. Sau khi tiêu tốn hàng trăm giờ và hàng ngàn đô la để phát triển sản phẩm này và cuối cùng là đem nó ra thị trường, chúng tôi kinh ngạc thấy rằng những người duy nhất nghĩ phần mềm này tuyệt vời chính là chúng tôi. Chúng tôi đã làm cho tất cả những người khác chán ngán. Quả là một thành tích đáng kinh ngạc. Điều làm tôi lo ngại là ở chỗ bạn nói không có ýtưởng nào giống như của bạn trên thị trường. Mặc dù bạn có thể cho rằng đây là dấu hiệu tốt, thực tế có thể là không có thị trường nào dành cho sản phẩm của bạn cả. Điều tươngtự cũng đúng đối với việc không có đối thủ cạnh tranh. Hoàn toàn không có sự cạnh tranh có thể mang nghĩa không có lượng cầu nào đối với một sản phẩm như thế. Hiếm khi một sản phẩm ra đời tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành. Còn hiếm hoi hơn khi một sản phẩm tạo hẳn ra một ngành mới cho riêng nó. Vì thế làm sao bạn có thể nói liệu sản phẩm mới đáng kinh ngạc của bạn đáng để đánh cuộc vào? Sự thật là bạn không thể chắc chắn 100% rằng ýtưởng của bạn sẽ thành công. Cho dù bạn có say mê nó đến mức nào hay có bao nhiêu bạn bè ca tụng nó, thành công của một ýtưởng mới phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhiều yếu tố trong số đó không do bạn kiểm soát. Dưới đây chỉ là một số ít các nhân tố có thể ảnh hưởng đến thành công của một sản phẩm mới: • Khả năng đứng vững ýtưởng về sản phẩm: Đây có phải là một ýtưởng thực sự hợp lý, có khả năng đem lại lợi nhuận hay chỉ là một ýtưởng lóe lên tức thời và sẽ bị quên lãng? • Những con người đằng sau ý tưởng: Một đội ngũ phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt. • Những nguồn lực cần có để đưa sản phẩm từ một phác thảo đến được với khác hàng: Bạn có tính nhẫn nại, kiến thức, các mối quan hệ, vốn và hàng trăm nhân tố khác cần có để đưa ýtưởng của mình từ một phác thảo đến với khách hàng hay không? • Nhu cầu đối với một sản phẩm như thế trên thị trường: Sản phẩm này có đáp ứng một nhu cầu hay thỏa mãn một bức xúc hay không? • Cạnh tranh: Thị trường đã có nhiều người cạnh tranh hay chưa? Nếu có, cần phải làm gì để đưa sản phẩm của bạn vượt lên trên? Trước khi bạn đầu tư quá nhiều thời gian và tiền bạc vào ýtưởng của mình, hãy thực hiện đôi chút nghiên cứu để xác định xem liệu đó có phải là một ýtưởng đáng để đánh cuộc vào. Hãy nghiên cứu thị trường của các sản phẩm tương tự. Lại một lần nữa, nếu không có sản phẩm nào tươngtự trên thị trường, điều đó có thể mang nghĩa chẳng có thị trường nào dành cho sản phẩm của bạn. Nếu thực sự không có thứ gì giống hệt như sản phẩm của bạn, hãy nghiên cứu các sản phẩm tương tự, cũng đáp ứng cùng một nhu cầu còn thiếu trong đời sống của khách hàng. Hãy học hỏi tất cả những gì có thể về những sản phẩm như thế: cách định giá, thị phần, kết quả kinh doanh, vân vân. Hãy nghiên cứu cả cuộc cạnh tranh nữa. Tôi xin nhắc lại nếu không có cạnh tranh, có thể là không có thị trường cho sản phẩm như của bạn. Nếu có cạnh tranh, hãy nghiên cứu nó một cách đầy đủ (cả những đối thủ lớn lẫn nhỏ) để xác định liệu bạn có khả năng thực sự để giành lấy thị phần hay không. Hãy xác định khách hàng mục tiêu của bạn và nhờ họ đánhgiá trung thực ýtưởng của bạn và khả năng tiếp thị của nó. Hãy tránh hỏi bạn bè và người thân, vì họ thường chỉ nói những gì bạn muốn nghe mà thôi. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là phụ nữ ở tuổi 35, hãy đề xuất ýtưởng trước tất cả những phụ nữ 35 tuổi mà bạn gặp và thu thập các phản ứng của họ. (Nhưng đừng phá vỡ bất cứ nguyên tắc nào với danh nghĩa nghiên cứu thị trường.) Lời khuyên hay nhất tôi có thể dành cho bạn khi nhắc đến các ýtưởng cho sản phẩm mới là tốt nhất hãy làm theo lý trí chứ không phải con tim. Đó là một bài học tôi đã mất nhiều năm mới có được. Nếu tôi có một đồng bạc cho mỗi sản phẩm mới tuyệt vời mà tôi đã đầu tư vào, tôi sẽ có đủ tiền để đi chơi một vài ván bài. Tim W. Knox là người sáng lập và là giám đốc điều hành của bốn công ty về công nghệ thành công là: B2Secure Inc., một công ty phần mềm quản lý việc thuê lao động trên Web; Digital Graphiti Inc., một công ty phát triển phần mềm; và Sidebar Systems, một công ty tạo ra những phần mềm thu sóng hiện đại cho các cơ sở phát thanh, truyền hình; và Online Profits 4U, một doanh nghiệp điệntử chuyên giúp các doanh nghiệp trên mạng khởi nghiệp và thành công từ kinh doanh bán buôn hoặc chuyển tiếp đơn đặt hàng trực tuyến . Đánh giá ý tưởng Thương Mại Điện Tử Làm thế nào để biết liệu ý tưởng về sản phẩm mới tuyệt vời của bạn có thực sự đáng để đánh cuộc vào hay không Câu hỏi: Tôi có một ý tưởng rất. vững ý tưởng về sản phẩm: Đây có phải là một ý tưởng thực sự hợp lý, có khả năng đem lại lợi nhuận hay chỉ là một ý tưởng lóe lên tức thời và sẽ bị quên lãng? • Những con người đằng sau ý tưởng: . để đánh cuộc vào? Sự thật là bạn không thể chắc chắn 100% rằng ý tưởng của bạn sẽ thành công. Cho dù bạn có say mê nó đến mức nào hay có bao nhiêu bạn bè ca tụng nó, thành công của một ý tưởng