Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển các chuỗi giá trị xoài, bơ và sầu riêng an toàn và hướng tới xuất khẩu tại tỉnh Đắk Nông .... Sản xuất cây
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu chính đã được thực hiện để đạt được các mục tiêu đặt ra bao gồm:
- Nội dung 1 Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ xoài, bơ, sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý quy trình sản xuất xoài, bơ, sầu riêng theo mã vùng trồng, bao gồm: cơ sở dữ liệu mã vùng trồng được thiết lập và phần mềm tác nghiệp trên thiết bị di động Hệ thống này giúp theo dõi và quản lý quy trình sản xuất từ khâu canh tác, chăm sóc đến thu hoạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc chính xác.
- Nội dung 3: Xây dựng thí điểm 03 mô hình sản xuất: xoài, bơ, sầu riêng theo chuỗi giá trị an toàn hướng tới xuất khẩu
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Cách tiếp cận Đề tài sử dụng hai hình thức tiếp cận chủ yếu, gồm: tiếp cận theo hệ thống và tiếp cận theo chuỗi cung ứng nông sản
Cách tiếp cận theo hệ thống dùng để đánh giá từ trên xuống: từ việc xác định vùng trồng theo quy hoạch của tỉnh cho từng loại cây trồng khác nhau Trên cơ sở đó sẽ tiếp cận đến vùng sản xuất các huyện /thành phố; tiếp cận đến các xã và đến trực tiếp các đối tượng tròng xoài, bơ, sầu riêng (đối tượng gồm có hộ, trang trại, HTX, doanh nghiệp và các đối tượng khác) Cách tiếp cận này sẽ giúp đề tài đánh giá được một cách tương đối chính xác về quy hoạch, về vùng trồng trọng điểm, tập trung các sản phẩm bơ, xoài và sầu riêng
Cách tiếp cận theo chuỗi cung ứng nông sản dùng để tiếp cận từ dưới lên: Từ các vùng sản xuất nguyên liệu trọng điểm (xoài, bơ và sầu riêng), theo chuỗi cung ứng tiếp cận đến các đầu mối thu mua, sơ chế/bảo quản, chế biến và thương mại sản phẩm Cách tiếp cận này sẽ giúp đề tài xác định được những vấn đề vướng mắc, khó khăn đang đặt ra đối với mỗi chuỗi cung ứng nông sản khác nhau, từ đó giúp đề xuất giải pháp phát triển các chuỗi giá trị bơ, xoài và sầu riêng Đồng thời, đề xuất xây dựng ba mô hình xoài, bơ, sầu riêng theo chuỗi giá trị hướng tới xuất khẩu Để xác định và đánh giá chuỗi giá trị sản phẩm xoài, bơ, sầu riêng, đề tài sử dụng tiếp cận chuỗi giá trị gồm các bước sau: Tìm hiểu tình hình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm xoài, bơ, sầu riêng theo chuỗi giá trị theo hướng xuất khẩu
Trước khi tiến hành phân tích chuỗi đề tài sẽ tiếp cận theo hướng phân tích sơ bộ bao gồm: phân tích sơ bộ dựa trên quan sát, tham khảo tài liệu, phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn nhanh tại địa bàn để có được hình dung sơ bộ về chuỗi giá trị xoài, bơ, sầu riêng
Xác định các mắt xích và tác nhân trong chuỗi giá trị và xây dựng sơ đồ chuỗi Đề tài tiếp cận chuỗi giá trị theo 3 góc nhìn:
- Góc nhìn sản phẩm (product flows): xác lập bản đồ chuỗi theo chiều vận động của sản phẩm từ đầu vào của nông hộ trồng xoài, bơ, sầu riêng (giống, phân bón, thuốc trừ sâu,…) cho tới trung gian tiêu thụ (thương lái, người thu gom, sơ chế, bảo quản và chế biến,…) và tới người tiêu dùng (trong nước hoặc xuất khẩu)
- Góc nhìn thông tin và quản trị chuỗi (information and governance flows): xác lập bản đồ chuỗi theo chiều vận động của thông tin quản trị (giá, chất lượng, kỹ thuật…), cũng như xác định vai trò của mỗi tác nhân trong chuỗi trong chi phối sự vận động của chuỗi Góc nhìn thể chế, chính sách (institutional and policy flows): xác lập sơ đồ chuỗi theo sự vận hành của thông tin chính sách, thể chế và các tác động của môi trường xung quanh Phân tích đặc trưng, đặc điểm của từng mắt xích, từng tác nhân trong chuỗi để tìm ra mặt mạnh và yếu của nó Phân tích sẽ trả lời câu hỏi các tác nhân này hoạt động như thế nào, giao dịch với ai, phương thức ra sao Phân tích phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận dọc theo chuỗi (value added, margin and distribution) Trong nội dung này, đề tài làm rõ phần giá trị gia tăng được tạo ra trong mỗi mắt xích của chuỗi và phần lợi nhuận mà mỗi tác nhân được hưởng Kết quả phân tích sẽ cho thấy ai là người đóng góp nhiều giá trị nhất cho chuỗi, ai là người hưởng nhiều nhất trong chuỗi và liệu có cách nào điều chỉnh để phần thu nhập của hộ nông dân trong chuỗi được nâng lên hay không? Từ phân tích chuỗi giá trị, đề tài phải chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong chuỗi và nguyên nhân của chúng Từ đó, đề tài đề xuất các phương hướng và giải pháp chính xác để tỉnh Đắk Nông có thể thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị xoài, bơ, sầu riêng, giúp nông dân tiếp cận chuỗi giá trị có giá trị cao, góp phần phát triển sản phẩm xoài, bơ, sầu riêng và nâng cao thu nhập cho người nông dân Các giải pháp can thiệp chuỗi có thể đi từ các giải pháp tạo lập môi trường chính sách như thuế, đất đai, qui hoạch; hoặc các giải pháp can thiệp cụ thể vào một mắt xích nào đó trong chuỗi như khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng nhà máy chế biến; hoặc các giải pháp liên kết các bộ phận trong chuỗi như liên kết nông dân thành tổ nhóm sản xuất, hợp tác xã, liên kết nông dân với doanh nghiệp, … hay các giải pháp về thúc đẩy thị trường…
Hội thảo kế hoạch chiến lược cũng được tổ chức ở ngay tại địa phương với sự
19 tham gia của nông dân trồng xoài, bơ, sầu riêng, và các nhà thu mua để thảo luận sơ đồ chuỗi cung ứng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) và các kế hoạch chiến lược đã được xây dựng ở các hội thảo trước, nhằm điều chỉnh và cập nhật các nguồn từ những vùng trồng rộng lớn của nông dân Đề tài cũng tiếp cận xây dựng mô hình sản xuất xoài, bơ, sầu riêng theo hướng VietGAP đáp ứng tiêu chuẩn cấp mã vùng trồng Quản lý mã vùng trồng bằng công nghệ thông minh (sổ ghi chép VietGAP 4.0, hệ thống quản lý mã vùng trồng
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
- Lập phiếu điều tra, điều tra thử, đào tạo điều tra viên và điều tra, phân tích số liệu Tổ chức các cuộc hội thảo nhóm nhằm hoàn chỉnh khung phân tích, bảng hỏi và các outline báo cáo
- Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study) và nghiên cứu tại hiện trường (field study) với nhiều công cụ phân tích chuỗi giá trị phổ biến hiện nay Cụ thể, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Điều tra sơ cấp: đề tài sẽ khảo sát và tham khảo các nghiên cứu có liên quan đến chuỗi giá trị nói chung, các nghiên cứu liên quan đến xoài, bơ, sầu riêng Đắk Nông, các nghiên cứu về chuỗi giá trị xoài, bơ, sầu riêng tại Việt Nam và thế giới Đề tài thu thập thông tin và số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và các nghiên cứu khác;
Điều tra nghiên cứu thứ cấp (nghiên cứu tại hiện trường): Nghiên cứu tại hiện trường là cốt lõi trong phân tích chuỗi giá trị Đề tài sử dụng hai công cụ phổ biến trong phân tích chuỗi giá trị tại hiện trường là phỏng vấn và thảo luận nhóm Thảo luận nhóm được thực hiện ở giai đoạn phân tích sơ bộ và giai đoạn xác định chuỗi giá trị Đại diện của các tác nhân tiềm năng trong chuỗi được lựa chọn ngẫu nhiên và được mời tham gia thảo luận nhóm, trong nhóm nêu ra các quan điểm về đường đi của quả bưởi trong chuỗi, vai trò của mỗi tác nhân trong chuỗi và quan hệ giữa chúng Thông tin về giá, chất lượng, quản trị và chính sách cũng được thảo luận Thảo luận nhóm cũng có thể được thực hiện với từng nhóm đại diện cho mỗi tác nhân đề tìm hiểu đặc trưng chung của tác nhân đó;
Phỏng vấn với các tác nhân trong chuỗi: Để thu thập thêm thông tin chi tiết, thảo luận nhóm cần được kết hợp với phỏng vấn riêng các tác nhân trong chuỗi Đề tài sẽ phỏng vấn riêng với một số đại diện được lựa chọn ngẫu nhiên tại mỗi mắt xích trong chuỗi để thu thập thông tin về đặc trưng của tác nhân đó, về quan hệ giữa tác nhân đó với các tác nhân khác trong chuỗi Ví dụ, đề tài lựa chọn ngẫu nhiên một số nông dân trồng xoài, bơ, sầu riêng để tìm hiểu về đặc điểm nhân khẩu học, hoạt động trồng và kinh doanh, quan hệ
20 giữa nông dân với nhà cung cấp, với thương lái, với khuyến nông,… tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi họ gặp phải và thu nhập họ thu được từ cây xoài, bơ, sầu riêng
Phỏng vấn chuyên gia: Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn các chuyên gia về cây xoài, bơ, sầu riêng, kinh doanh xoài, bơ, sầu riêng và chuỗi giá trị sản phẩm xoài, bơ, sầu riêng Các chuyên gia này có thể đến từ Phòng Nông nghiệp các huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông, Sở Công Thương Đắk Nông, chuyên gia nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc chuyên gia địa phương như hộ nông dân giỏi, hoặc thương lái có tiếng Phỏng vấn chuyên gia rất quan trọng, đặc biệt trong bước phân tích sơ bộ, cho phép nhóm nghiên cứu đề tài nắm được tổng quan về chuỗi và bổ sung những thông tin quan trọng mà thảo luận nhóm và phỏng vấn với các tác nhân khó thu nhận được Phỏng vấn với tác nhân và phỏng vấn chuyên gia ở trên được thực hiện với bảng hỏi mở, nghĩa là bên cạnh một số câu hỏi chính, nội dung phỏng vấn có thể được mở rộng ra ngoài bảng hỏi nhằm thu thập càng nhiều thông tin về chuỗi càng tốt Nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế chi tiết bảng hỏi dành cho từng đối tượng tác nhân trong chuỗi và dành cho chuyên gia Việc thiết kế nội dung bảng hỏi đảm bảo đủ thông tin, khoa học, nhất quán, dễ kiểm tra và dễ hỏi là đòi hỏi bắt buộc;
Tiếp cận trực tiếp với các đơn vị thu mua, đơn vị sản xuất và thị trường xuất khẩu bơ Đắk Nông giúp đánh giá toàn diện thực trạng sản xuất bơ tại tỉnh Qua đó, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp có thể xác định chính xác năng lực sản xuất, chất lượng bơ và nhu cầu thị trường nội địa cũng như xuất khẩu tiềm năng Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng các chiến lược phát triển ngành bơ Đắk Nông, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
- Tham vấn trực tiếp các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để có các về cải tiến công nghệ và thiết bị phù hợp điều kiện sản xuất quả bơ trồng tại Đắk Nông đối với thị trường a) Phương pháp điều tra thống kê, mô tả
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ xoài, bơ, sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Nguồn: Số liệu khảo sát của nghiên cứu, 2020 Hình 2: Phân bố diện tích xoài trên địa bàn các huyện
Cả tỉnh Đắk Nông hiện có 1.146 ha xoài thương mại, tập trung chủ yếu tại hai huyện Cư Jút và Đắk Mil chiếm gần 90% diện tích và 11% diện tích còn lại nằm rải rác tại 06 huyện/ thành phố Riêng hai huyện đã có tổng diện tích xoài lên tới trên 1.000 ha, chiếm 44,55%/ tổng diện tích cây ăn quả của hai huyện Đối với cây xoài, chỉ có hai huyện này đang có mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích là 260 ha, nhiều nhất là huyện Đắk Mil với 240 ha Tuy nhiên, diện tích xoài sản xuất theo tiờu chuẩn của tỉnh hiện nay vẫn chỉ chiếm gần ẳ so với tổng diện tớch Như vậy, cú trờn ắ diện tớch trồng xoài tự do, khụng theo quy trỡnh tiờu chuẩn nào Để có thể tiến hành xây dựng quy trình bảo quản và đóng gói, tiến tới chế biến sâu là một khó khăn
Tổng số hộ trồng xoài thương mại trên địa bàn tỉnh là 688 hộ, với trên 1.500 lao động trực tiếp Mặc dù, diện tích xoài tập trung tại hai huyện, nhưng tỷ lệ hộ có diện tích xoài trên địa bàn vẫn ở mức rất thấp Huyện Đắk Mil chỉ có 570 hộ với 2,28% số hộ có xoài, sử dụng 3,35% lao động trong nông nghiệp của huyện; đối với huyện
Cư Jút, chỉ có khoảng 118 hộ (chiếm tỷ lệ 0,7% số hộ nông nghiệp) và sử dụng khoảng 250 lao động động trực tiếp Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, huyện Đắk Mil không có khả năng mở rộng thêm diện tích cây ăn quả, huyện Cư Jút có khả năng mở rộng thêm gần 300 ha cây ăn quả Như vậy, khả năng mở rộng thêm diện tích xoài sẽ phải phát triển đến những huyện khác như K’rông Nô, Đắk Song, Đắk R’lấp và Tuy Đức
Nguồn: Số liệu khảo sát của nghiên cứu, 2020 Biểu đồ 1: Phân bổ diện tích Xoài tỉnh Đắk Nông năm 2019
Trong tổng số 55% diện tích đất trồng cây ăn quả đang được sử dụng vào mục đích trồng xoài, bơ và sầu riêng; chỉ có 7,7% diện tích là trồng xoài, còn lại trồng bơ và sầu riêng Diện tích xoài ít, trồng nhỏ lẻ nên tỷ lệ diện tích xoài mắc bệnh ở mức thấp, tính chung cả tỉnh khoảng 01%, riêng tại huyện Cư Jút tỷ lệ cao hơn, là 1,5%, với khoảng 2,2 ha bị bệnh, không cho trái hoặc trái kém chất lượng Tổng diện tích xoài bị bệnh cả tỉnh là 11,5 ha, chủ yếu tập trung tại huyện Đắk Mil là 09 ha Mặc dù tỷ lệ này ở mức thấp, song vẫn cần phải có các giải pháp kỹ thuật phù hợp để có thể phát triển ổn định nếu diện tích xoài tăng thêm
Bảng 1: Thực trạng sản xuất Xoài tỉnh Đắk Nông năm 2019
TT Chỉ tiêu ĐVT Toàn tỉnh Cư Jút Đăk Mil
1 Diện tích đất trồng Xoài Ha 1.146,00 145,00 876,00
2 Tỷ lệ/ diện tích trồng cây ăn quả
3 Diện tích đất trồng Xoài theo tiêu chuẩn VietGAP,
TT Chỉ tiêu ĐVT Toàn tỉnh Cư Jút Đăk Mil
4 Tỷ lệ diện tích trồng xoài theo tiêu chuẩn
II Hộ và lao động
1 Tổng số hộ SX Xoài Hộ 688,00 118,00 570,00
2 Tỷ lệ hộ Xoài/ tổng hộ
3 Tổng số lao động SX Xoài LĐ 1.530,00 246,00 1.284,00
4 Tỷ lệ LĐ Xoài/ LĐ NN % 0,57 0,76 3,35
III Diện tích bị dịch/ bệnh
1 Tổng diện tích dịch, bệnh Ha 11,50 2,20 9,30
2 Tỷ lệ DT bị dịch, bệnh % 1,00 1,52 1,06
Nguồn: Số liệu khảo sát của nghiên cứu, 2020
Có thể đánh giá rằng, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Đắk Nông phù hợp để phát triển cây xoài năng suất cao Năng suất xoài bình quân toàn tỉnh đạt 8,6 tấn, cao hơn năng suất xoài bình quân các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu long 13,4% (năng suất bình quân tại ĐBSCL là 7,6 1 tấn/ ha/ năm) Đặc biệt, một số huyện trồng với diện tích rất ít (trồng xen hoặc trồng rải rác) đã đạt đến diện tích 9 tấn hoặc 9,2 tấn/ ha/ năm (hai vụ thu hoạch) Vùng trồng xoài thương mại tập trung là Đắk Mil và Cư Jút, trung bình năng suất đạt từ 8,5 – 8,8 tấn/ ha/ năm Khu vực có năng suất thấp nhất là TP Gia Nghĩa, năng suất bình quân là 7,94 tấn/ ha/ năm
Giai đoạn 05 năm qua (từ năm 2016 – 2020), sản lượng xoài từ gần 3.300 tấn, đã tăng lên 1,65 lần vào năm 2020, đạt mức 5.422 tấn (cả hai vụ xoài) Riêng sản lượng hai huyện Cư Jút và Đắk Mil đạt trên 4.800 tấn, chiếm gần 90%/ tổng sản lượng cả tỉnh GTSX xoài toàn tỉnh đạt mức 125 tỷ đồng, riêng GTSX tại hai huyện trọng điểm xoài đã đạt mức 110 tỷ đồng, chiếm 88%/ tổng GTSX xoài toàn tỉnh
Xoài là loại cây trồng đang cho giá trị kinh tế thấp nhất trong ba loại cây xoài, bơ và sầu riêng Kết quả phân tích cho thấy, diện tích xoài chiếm gần 15%/ tổng diện tích ba loại cây, nhưng GTSX cây xoài chỉ chiếm 12%/ tổng GTSX ba loại cây Tuy nhiên, so với các loại cây ăn quả khác (ngoài bơ và sầu riêng), cây xoài vẫn cho giá trị kinh tế cao hơn Cụ thể, tại hai huyện Cư Jút và Đắk Mil, tỷ lệ diện tích xoài trong tổng diện tích cây ăn quả của huyện lần lượt là 10,33 và 34,22%; Nhưng GTSX mà cây xoài tạo ra lần lượt là 28,4 và 36,13% Tỷ lệ này đã cho thấy, GTSX cây xoài cao hơn hẳn những loại cây ăn quả khác trong cùng điều kiện sản xuất Đây cũng là một trong nhữngg lý do khiến cho diện tích xoài giai đoạn 10 năm qua đã tăng gấp 05 lần Việc chuyển đổi cơ cấu trồng cây ăn quả sang trồng xoài là một xu hướng đúng và có tiềm năng phát triển
1 IPSARD – báo cáo thường niên ngành hàng rau quả, 2020
Bảng 2: Kết quả sản xuất Xoài tỉnh Đắk Nông năm 2019
TT Chỉ tiêu ĐVT Toàn tỉnh Cư Jút Đăk Mil
1 Năng suất Xoài BQ/ Ha Tấn 8,62 8,50 8,80
2 Tổng sản lượng Xoài Tấn 5.422,09 665,55 4.162,75
II Giá trị sản xuất
1 Tổng giá trị SX Xoài Tỷ.đg 125,06 15,31 94,91
2 Tỷ lệ GTSX Xoài/ GTSX ba loại quả
III Cơ cấu kết quả SX Xoài
2 Cơ cấu sản lượng xoài % 12,27 76,77
Nguồn: Số liệu khảo sát của nghiên cứu, 2020 Đánh giá chung
Giai đoạn trong 10 năm qua, diện tích xoài toàn tỉnh Đắk Nông đã tăng lên 2,2 lần, song chỉ tập trung phát triển tại hai huyện Cư Jút và Đắk Mil, chiếm 89%/ tổng diện tích Diện tích xoài hiện có 7,7 % trong tổng diện tích CĂQ toàn tỉnh và chỉ có 22,7% diện tích có tiêu chuẩn VietGAP Trong giai đoạn tới, khả năng mở rộng diện tích xoài sẽ tập trung vào các huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk R’lấp và Tuy Đức Các huyện còn lại, ít có khả năng mở rộng thêm diện tích
Nguồn: Số liệu khảo sát của nghiên cứu, 2020 Biểu đồ 2: Biến động giá bán xoài nguyên liệu tỉnh Đắk Nông năm 2019
Với quy mô sản xuất nhỏ, nên tỷ lệ diện tích xoài dịch bệnh ở mức thấp, khoảng 1% diện tích và năng xuất xoài bình quân khá cao, đạt 8,62 tấn/ ha/ năm, cao hơn năng suất vùng ĐBSCL Trong ba loại quả (xoài, bơ và sầu riêng) cây xoài cho GTSX thấp nhất, nhưng đối với các loại CĂQ khác, xoài vẫn là cây trồng cho GTSX cao hơn Với quy mô sản xuất như hiện nay, rủi ro/ nguy cơ lớn nhất đối với sản xuất xoài là vấn đề giá bán nguyên liệu
Cây ăn quả nói chung và xoài nói riêng, giá nguyên liệu biến động mạnh là một xu thế chung Theo kết quả khảo sát thực tế, giá vào thời điểm cao nhất (thường là vụ nghịch – trái vụ, từ khoảng tháng 11 đến tháng 01 năm sau), giá bán xoài có thể đạt mức 45 – 45,5 triệu đồng/ tấn Vào thời điểm thấp nhất, giá xoài có thể xuống mức 11 – 12 triệu đồng/ tấn Như vậy, mức giá cao nhất có thể gấp 04 lần mức giá vào thời điểm thấp nhất Giá xoài bình quân năm 2020 được xác định ở mức 24,5 triệu đồng/ tấn, chỉ xấp xỉ ẵ mức giỏ vào thời điểm cao nhất và cũng cao hơn 02 lần mức giá vào thời điểm thấp nhất Như vậy, giả thuyết năng suất xoài không đổi, lợi nhuận của hộ trồng xoài phụ thuộc rất lớn vào giá thời điểm Nếu có thể kéo dài thời gian bảo quan xoài, có thể sẽ làm cho GTSX tăng lên gấp 02 đến 04 lần Đây cũng chính là một cơ hội cho ngành sản xuất xoài an toàn và hướng tới xuất khẩu
Trong 03 loại CĂQ chủ lực, diện tích bơ chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần 50%/ tổng ba loại Năm 2020, diện tích bơ toàn tỉnh đạt gần 4.000 ha, trong đó diện tích bơ đang cho trái chiếm 54%, còn lại diện tích chưa cho trái khoảng 46% Trong 05 năm qua, diện tích bơ tăng lên xấp xỉ 04 lần, từ gần 1.000 ha lên mức gần 4.000 ha như hiện nay và tập trung nhiều nhất tại huyện Đắk Song với 42% diện tích (tương đương với 1.226 ha), tiếp đến là hai huyện Tuy Đức, Đắk Mil, mỗi huyện chiếm 15,77% và hai huyện Đắk G’long, Đắk R’lấp mỗi huyện khoảng 10% diện tích Như vậy, 05 huyện sản xuất bơ tập trung chiếm 83% tổng diện tích bơ toàn tỉnh (tương đương với khoảng 3.270 ha Ba huyện còn lại, tổng diện tích bơ chỉ chiếm 17%, mỗi huyện có 5 – 6% diện tích, tương đương với 200 – 300 ha, quy mô sản xuất nhỏ
Nguồn: Số liệu khảo sát của nghiên cứu, 2020 Hình 3: Phân bố diện tích bơ trên địa bàn các huyện
Bơ là cây trồng chiếm tỷ lệ diện tích cao nhất trong nhóm cây ăn quả (CÀQ) tại tỉnh Đắk Nông, đạt gần 26,7% Huyện Đắk Song là địa phương có tỷ lệ diện tích bơ cao nhất tỉnh, trong khi huyện Đắk R'lấp và TP Gia Nghĩa cũng có diện tích bơ chiếm hơn 1/3 diện tích CÀQ Nhiều huyện khác cũng có tỷ lệ diện tích bơ trên 20% Diện tích bơ ở Đắk Nông tăng bình quân 100% mỗi năm, phản ánh xu hướng người dân tập trung trồng bơ thay thế các loại CÀQ khác và một phần cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê và tiêu.
Nguồn: Số liệu khảo sát của nghiên cứu, 2020 Biểu đồ 3: Phân bổ diện tích trồng Bơ các huyện tỉnh Đắk Nông năm 2019
Một trong những bất cập lớn nhất trong sản xuất bơ hiện nay là diện tích bơ được sản xuất theo các tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP …) ở mức rất thấp, chỉ đạt 3,77% diện tích (khoảng gần 150 ha SX theo tiêu chuẩn) Đặc biệt, một số huyện chưa có mô hình SX bơ theo tiêu chuẩn như huyện Cư Jút và huyện Tuy Đức – huyện trồng bơ trọng điểm của tỉnh Những huyện có diện tích bơ sản xuất theo tiêu chuẩn lớn nhất gồm huyện Đắk G’lông, Đắk Mil, Đắk Song và Đắk R’lấp cũng chỉ đạt diện tích từ 25 – 35 ha, quy mô rất nhỏ so với nhu cầu thực tế và khả năng phát triển các chuỗi giá trị bơ an toàn theo hướng xuất khẩu
Bơ cũng giống như các loại CĂQ khác vùng Tây nguyên, do điều kiện thời tiết thuận lợi, nên diện tích bơ bị hỏng do dịch, bệnh chỉ chiếm tỷ lệ 1,7% (tương đương với 66,5 ha Theo kết quả khảo sát thực tế tại hộ gia đình, phần lớn diện tích bơ đang được phát triển dựa vào tự nhiên, việc chăm bón và các biện pháp can thiệp của con người đối với cây bơ rất ít (một phần nhỏ số hộ có bón phân thúc vào vụ cho trái, rất ít hộ sử dụng thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật …) Vì vậy, cây bơ cơ bản sống dựa vào tự nhiên và không bị bệnh, dịch Điều kiện này cũng rất thuận lợi cho phát triển các chuỗi bơ an toàn, theo tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn hữu cơ Đây cũng là lý do mà các nhà thu mua đánh giá trái bơ có chất lượng tốt trên 92% 2
2 Số liệu khảo sát của nghiên cứu, 2020
Krông Nô 5% Đăk Song 32% Đăk R'lấp 9%
Nguồn: Số liệu khảo sát của nghiên cứu, 2020 Biểu đồ
Biểu đồ 4: Diện tích trồng Bơ các huyện tỉnh Đắk Nông năm 2019
Năm 2020, tổng số hộ sản xuất bơ của tỉnh là 7.869 hộ, chiếm gần ẵ trong tổng số hộ xoài, bơ, sầu riêng và chiếm 6,5% số hộ nông nghiệp (bao gồm cả hộ lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuụi) Đặc biệt, huyện Đắk Song cú gần ẳ số hộ cú trồng bơ, huyện Krông Nô có 10% số hộ sản xuất bơ và TP Gia Nghĩa có 7% số hộ nông nghiệp có trồng bơ Như vậy ngành sản xuất bơ đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 nghìn lao động nông nghiệp, chiếm 5,6%/ tổng số lao động trong nông thôn, chưa kể đến lao động thời vụ, lúc cao nhất các hộ phải thuê thêm lao động thời vụ tương đương với số lao động thường xuyên của gia đình
TP Gia Nghĩa Đăk G'long Cư Jút Đăk
Krông Nô Đăk Song Đăk R'lấp
Diện tích đất trồng Bơ 3,966.30 242.00 401.00 250.00 621.00 200.00 1,266.00 361.00 625.30
Tỷ lệ DT Bơ theo các tiêu chuẩn 3.73 3.31 8.73 - 5.64 7.50 1.97 8.31 -
Tỷ lệ DT bị dịch, bệnh 1.68 1.45 1.45 1.28 1.69 2.50 2.76 0.08 0.51
D iệ n tí ch đ ất trồ ng b ơ: Ha
Bảng 3: Thực trạng sản xuất Bơ tỉnh Đắk Nông năm 2019
TT Chỉ tiêu ĐVT Toàn tỉnh TP Gia
Nghĩa Đăk G'long Cư Jút Đăk Mil Krông
Nô Đăk Song Đăk R'lấp Tuy Đức
II Hộ và lao động
1 Tổng số hộ SX Bơ Hộ 7.869,00 335,00 561,00 172,00 860,00 1.500,00 3.450,00 650,00 341,00
2 Tỷ lệ hộ bơ/ hộ NN % 6,53 6,90 3,65 1,00 4,26 9,15 23,30 3,87 2,29
4 Tỷ lệ LĐ bơ/ LĐ
III Diện tích bị dịch/ bệnh
1 Tổng diện tích dịch, bệnh
2 Tỷ lệ DT bị dịch, bệnh
Nguồn: Số liệu khảo sát của nghiên cứu, 2020.
Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý quy trình sản xuất xoài, bơ, sầu riêng theo mã vùng trồng
bơ, sầu riêng theo mã vùng trồng
3.2.1 Thiết kế logo và tên dùng riêng cho phần mềm ứng dụng a) Ý tưởng
Mã vùng trồng là một công cụ quản lý sản xuất ứng dụng công nghệ 4.0 Công cụ này giúp hiển thị trực quan và tường minh các thông tin về quá trình nuôi trồng, hỗ trợ người dùng giải quyết hiệu quả các vấn đề trong kinh doanh, từ đó thúc đẩy mục tiêu nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Sử dụng ý tưởng “cuốn sổ tay biết tuốt" để thiết kế logo, đồng thời kết hợp với các biểu tượng về quản lý và nuôi trồng cô đọng thống nhất thành 1 biểu tượng duy nhất Chắn chắn cuốn sổ tay 4.0 này sẽ đem lại những giá trị to lớn trong việc quản lý, nuôi trồng từ đó giúp tăng sản lượng và đạt được nhiều chỉ tiêu một cách dễ dàng hơn b) Về dấu hiệu hình c) Về dấu hiệu chữ
Sử dụng kiểu chữ khỏe khoắn, nét đậm giúp logo dễ nhìn, dễ đọc, đường nét có chỗ cong mềm để phù hợp với nét vẽ của biểu tượng, giúp chữ và biểu tượng hài hòa với nhau hơn d) Về màu sắc
Sử dụng màu xanh lá vì đây là màu của thiên nhiên Nó cho tượng trưng cho sự phát triển, hòa thuận, tươi mát màu mỡ Màu xanh lá cây còn mang lại cảm xúc an toàn Ngoài ra còn là màu của sự phát triển và hy vọng e) Một số hình ảnh phối cảnh
Phối cảnh logo trên card visit _ Chất liệu giấy
3.2.2 Lập tên miền và tạo trang web quản lý dữ liệu Đã đăng ký và tạo trang web quản lý dữ liệu ( https://app.puc-daknong.vn/)
3.2.3 Phát triển phần mềm quản lý mã vùng trồng và hệ thống quản lý truy xuất theo chuỗi giá trị bơ, chuối, sầu riêng
Trang chủ hiển thị những thông tin cơ bản của nông hộ được link từ CSDL
Puc-daknong được chia làm 4 Tabs chính là Trang Chủ, Nhật ký, Tài khoản, Giới thiệu:
+ Trang chủ là nơi hiển thị những thông tin cơ bản của nông hộ
+ Nhật ký là nơi tổng hợp lại những nhật ký mà nông hộ đã nhập vào Puc- daknong
+ Giới thiệu là tab để nông hộ nhập thông tin về sản phẩm của nông hộ và tạo Qrcode
Các chức năng chính trong Puc-daknong
- Nhập, sửa, xóa nhật ký
- Tổng hợp dữ liệu từ nhật ký đã nhập
- Quản lý thông tin (đối với tài khoản chính)
- Quản lý tài khoản con (đối với tài khoản chính)
- Quản lý mùa vụ (đối với tài khoản chính)
- Cập nhật thông tin về sản phẩm của nông hộ và tạo QRCode
Phần mềm ghi nhật ký đã phát triển dựa vào các thông tin cần ghi chép trên sổ tay bằng giấy truyền thống bao gồm các thông tin sau:
Bên trong ứng dụng sẽ bao gồm ccác thông tin cụ thể trong quá trình canh tác được cập nhật
Tổng hợp dữ liệu từ nhật ký đã nhập
- Ứng dụng có chức năng tổng hợp dữ liệu từ nhật ký đã nhập và hiển thị tại màn hình
+ Lãi lỗ , doanh thu, chi phí dựa trên nhật ký đầu vào và nhật ký thu hoạch, tiêu thụ
+ Biểu đồ về thu hoạch
+ Biểu đồ thống kê thuốc bảo vệ thực vật
+ Biểu đồ thống kê phân bón
+ Biểu đồ thống kê hóa chất khác
- Dữ liệu thống kê phân theo mã số vùng trồng và mùa vụ
- Đối với tài khoản chính có thể xem được thống kê của các tài khoản con
- Để xem thống kê theo mã số vùng trồng, mùa vụ, và tài khoản con thì người dùng chọn trong phần này: Đề nghị giám sát (đối với tài khoản chính)
- Mục đề nghị giám sát giúp nông hộ có thể tự yêu cầu giám sát vùng trồng của mình lên chi cục và cục BVTV biết
- Người dùng vào mục đề nghị giám sát bằng cách ấn vào nút Đề nghị tại màn hình
Trang chủ của ứng dụng:
Phần mềm được phát triển để thay thế sổ ghi chép bằng giấy truyền thống đang áp dụng hiện nay tại các HTX, hộ sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn Phần mềm góp phần đơn giản hóa khâu ghi chép, tiện lợi, dễ sử dụng.
Xây dựng thí điểm 03 mô hình sản xuất: xoài, bơ, sầu riêng an toàn theo chuỗi giá trị hướng tới xuất khẩu
theo chuỗi giá trị hướng tới xuất khẩu
3.3.1 Khảo sát thực địa chọn vùng, địa điểm, hộ/tổ chức nông dân tham gia mô hình a) Thành phần đoàn khảo sát
- Cục bảo vệ thực vật:
1 Ông Lê Nhật Thành – Giám đốc Trung tâm kiểm dịch động thực vật sau nhập khẩu vùng I
2 Trần Văn Chiến - Phó giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I - Cục BVTV
3 Lưu Công Đức - cán bộ phòng Giám sát & điều tra sinh vật gây hại - Trung tâm KDTV SNK I - Cục BVTV
- Chi Cục nông nghiệp tỉnh Đắk Nông:
1 Ông Hồ Đình Trung – Phó trưởng phòng Bảo vệ thực vật
2 Bà Đoàn Thị Cúc - chuyên viên
1 Ông Lê Đức Thông - Chủ nhiệm đề tài
2 Ông Nguyễn Mạnh Hiểu - Thư ký đề tài b) Khảo sát đánh giá vùng trồng Đoàn chuyên gia của tiến hành khảo sát sơ bộ thực tế làm căn cứ cấp mã số vùng trồng cho tổ chức/cá nhân đề nghị Các nội dung khảo sát bao gồm:
(1) Kiểm tra Hồ sơ kỹ thuật vùng trồng (Tờ khai kỹ thuật; Danh sách hộ nông dân trong vùng trồng; Bản sao trích lục bản đồ vùng trồng cây xin cấp mã số có xác nhận của địa phương cấp cơ sở; Bản sao Giấy chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGap, GlobalGap ) cho vùng trồng đề nghị cấp mã số (nếu có))
(2) Kiểm tra điều kiện thực tế vùng trồng về:
Diện tích và điều kiện canh tác trong vùng trồng đề nghị cấp mã số (Diện tích, Thành phần cây trồng, Vệ sinh vùng trồng, phương thức canh tác)
Sổ sách ghi chép đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp, giúp theo dõi các biện pháp chăm sóc đồng ruộng, ghi chép tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chi tiết như thời gian sử dụng, tên thuốc, liều lượng, số lần phun, thời tiết khi phun thuốc Ngoài ra, sổ sách cũng ghi chép về tình trạng sinh vật gây hại, bao gồm các loài gây hại phát hiện và biện pháp quản lý, giúp người nông dân theo dõi và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh hại trên cây trồng.
Vùng trồng xoài Tổ hợp tác trồng Xoài sạch Ea Pô
Số hộ nông dân 11 hộ
Sản lượng dự kiến 700 tấn/ năm
Sổ sách ghi chép Ghi chép chưa đầy đủ thông tin
Vệ sinh đồng ruộng Sạch cỏ dại, không có bao bì thuốc BVTV, phân bón trong vùng trồng Biện pháp quản lý sinh vật gây hại Đã có biện pháp quản lý sinh vậy gây hại trên vùng trồng xoài phục vụ xuất khẩu bằng biện pháp canh tác, sinh học và hóa học Ý kiến của tư vấn - Vùng trồng đủ các điều kiện cơ bản để đề nghị cấp mã số vùng trồng, tư vấn đề xuất xây dựng 01 mã vùng trồng tại vùng trồng xoài
- Đề nghị Chi cục Phát triển Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông tổ chức tập huấn cho bà con nông dân về ghi chép sổ sách, nhận diện các loài sinh vật gây hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, đúng cách
Vùng trồng Sầu riêng Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ rồng đỏ
Số hộ nông dân 01 hộ
Giống cây Sầu riêng Ri 6/Monthong
Sản lượng dự kiến 80 tấn/ năm
Sổ sách ghi chép Ghi chép chưa đầy đủ các thông tin
Vệ sinh đồng ruộng Sạch cỏ dại, không có bao bì thuốc BVTV, phân bón trong vùng trồng Biện pháp quản lý sinh vật gây hại Đã có biện pháp quản lý sinh vậy gây hại trên vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu bằng biện pháp canh tác, sinh học và hóa học Ý kiến của tư vấn - Vùng trồng đủ các điều kiện cơ bản để đề nghị cấp mã số vùng trồng, tư vấn đề xuất xây dựng 01 mã vùng trồng tại vùng trồng sầu riêng
- Đề nghi Chi cục Phát triển Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông tổ chức tập huấn cho bà con nông dân về ghi chép sổ sách, nhận diện các loài sinh vật gây hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, đúng cách
Vùng trồng Bơ Công ty CP SAM nông nghiệp công nghệ cao
Số hộ nông dân 01 hộ
Sản lượng dự kiến 200 tấn/ năm
Sổ sách ghi chép Ghi chép chưa đầy đủ các thông tin
Vệ sinh đồng ruộng Sạch cỏ dại, không có bao bì thuốc BVTV, phân bón trong vùng trồng Biện pháp quản lý sinh vật gây hại Đã có biện pháp quản lý sinh vậy gây hại trên vùng trồng bơ phục vụ xuất khẩu bằng biện pháp canh tác, sinh học và hóa học Ý kiến của tư vấn - Vùng trồng đủ các điều kiện cơ bản để đề nghị cấp mã số vùng trồng, tư vấn đề xuất xây dựng 01 mã vùng trồng tại vùng trồng sầu riêng
- Đề nghi Chi cục Phát triển Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông tổ chức tập huấn cho bà con nông dân về ghi chép sổ sách, nhận diện các loài sinh vật gây hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, đúng cách d) Thuận lợi
- Trong quá trình triển khai thực hiện khảo sát sơ bộ các đơn vị xin cấp mã vùng trồng luôn hưởng ứng tích cực, tinh thần quyết tâm cao, tinh thần hợp tác đoàn kết, luôn nỗ lực và mong muốn xây dựng thương hiệu trái cây xuất khẩu của từng đơn vị đề nghị cấp mã số vùng trồng, nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông; sự hướng dẫn chi tiết của Chi cục Phát triển Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông
- Chương trình nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các hộ nông dân cũng như chính quyền tại địa điểm triển khai thực hiện e) Khó khăn
- Trình độ của các hộ nông dân trong vùng trồng không đồng đều nên một số hộ vẫn còn lúng túng trong việc ghi chép sổ sách, sử dụng thuốc BVTV và tiếp thu các kiến thức còn hạn chế
- Dữ liệu về các hộ nông dân trong vùng thiếu và chưa đồng bộ
Dựa vào thông tin thu thập được từ lần khảo sát sơ bộ, tiến hành xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát chi tiết Mục đích của hoạt động này là để đề nghị cấp mã số vùng trồng, nhằm đảm bảo chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phát triển vùng trồng.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn, đào tạo cho các hộ nông dân trong vùng trồng
3.3.2 Đào tạo tập huấn kiến thức về sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, chuỗi giá trị, công nghệ sơ chế, bảo quản và sử dụng phầm mềm quản lý mã vùng trồng trên xoài, bơ, sầu riêng Đề tài đã tổ chức lớp tập huấn “Đào tạo tập huấn kiến thức về sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, GlobalGAP, xoài, bơ, sầu riêng” cho 124 học viên là cán bộ quản lý, HTX, tổ nhóm người sản xuất xoài, bơ, sầu riêng tỉnh Đắk Nông, là những người trực tiếp tham gia sản xuất trong quá trình thực hiện mô hình của đề tài Cụ thể:
- Thời gian tổ chức lớp tập huấn: Lớp tập huấn diễn ra vào các ngày 05/12/2022 đến ngày 07/12/2022
- Địa điểm tổ chức lớp tập huấn: Lớp tập huấn được tổ chức tại;
+ Xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
+ Xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông
+ Xã Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông
- Thành phần tham dự: 124 học viên (Phụ lục…) là các cán bộ quản lý, tổ nhóm trực tiếp tham gia sản xuất xoài, bơ, sầu riêng tại các doanh nghiệp được cấp mã vùng trồng xoài, bơ, sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông bao gồm: Trang trại Hoàng Văn Thuyết, Công ty TNHH sản xuất - thương mại dịch vụ Rồng Đỏ, Công ty Cổ phần Sam Công nghệ cao; Các xã viên thuộc các hợp tác xã, nhà vườn liên kết sản xuất trái xoài, bơ, sầu riêng với các doanh nghiệp tham gia thưc hiện mô hình; và đại diện chính quyền địa phương
- Nội dung lớp tập huấn: a) Các học viên được hướng dẫn cụ thể các kiến thức cơ bản để sản xuất xoài, bơ, sầu riêng theo hướng VietGAP như:
+ Kỹ thuật lựa chọn khu vực sản xuất với các yêu cầu về sinh thái khí hậu, vùng trồng, đất trồng;
+ Kỹ thuật thiết kế vườn trồng;
+ Kỹ thuật lựa chọn giống trồng;
+ Kỹ thuật trồng: chuẩn bị đất, cách trồng và thời vụ trồng;
+ Kỹ thuật quản lý nước tưới và tưới nước;
+ Kỹ thuật quản lý phân bón và bón phân;
+ Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán:
+ Kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả và các kỹ thuật khác b) Các học viên được hướng dẫn cụ thể các kiến thức cơ bản về chuỗi giá trị sản xuất xoài, bơ, sầu riêng như: