BẢNG THU HẸP VÀ MỞ RỘNG ĐỀ TÀIĐề tài Áp lực đồng trang lứa và ảnhhưởng của nó đến tâm lý củasinh viên K68 Trường Đạihọc Khoa học xã hội và Nhânvăn - Đại học Quốc gia HàNội Áp lực đồng tr
Nội dung
Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến sinh viên
2.1 Thực trạng áp lực đồng trang lứa diễn ra trong môi trường học đường của sinh viên
2.1.1 Tình hình thực tế Áp lực đồng trang lứa là hiện tượng phổ biến ở sinh viên - lứa tuổi đang trong giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời Hầu hết các sinh viên đều trải qua cảm giác áp lực đồng trang lứa, bị ảnh hưởng bởi nhóm bạn bè của mình Một cuộc khảo sát được thực hiện đã thu về kết quả như sau:
Hình 1: Biểu đồ tỉ lệ sinh viên hiểu biết về áp lực đồng trang lứa
Áp lực đồng trang lứa ngày càng phổ biến trong giới sinh viên khi có tới 93,3% sinh viên thừa nhận đã từng trải qua Chỉ có 6,7% chưa từng nghe đến khái niệm này, cho thấy áp lực đồng trang lứa đã trở thành một vấn đề được hầu hết sinh viên biết đến và đối mặt.
Không chỉ dừng lại ở biết và nghe, kết quả khảo sát đã cho thấy đa số sinh viên đã và đang trực tiếp trải qua áp lực đồng trang lứa.
Hình 2: Biểu đồ mức độ trải qua áp lực đồng trang lứa Để trả lời cho câu hỏi “Bạn có thường xuyên áp lực từ bạn bè không?”, đa số sinh viên tham gia khảo sát trả lời thường xuyên (53,3%), một nhóm người chọn thi thoảng (33,3%) và chỉ 13,3% trong số đó chọn chưa bao giờ trải qua. Đây là những “con số biết nói” cho thấy rằng hiện tượng áp lực đồng trang lứa đang diễn ra rất phổ biến Không chỉ diễn ra ở một giới tính cụ thể nào , các sinh viên nam và sinh viên nữ đều đã và đang đối mặt với áp lực đồng trang lứa. Loại áp lực này cũng không cố định chỉ xảy ra ở một ngành học hay môn học riêng nào, nó diễn ra ở hầu khắp sinh viên đến từ nhiều khao ngành khác nhau. Hầu hết sinh viên đều phải trải qua cảm giác căng thẳng, lo âu khi gặp phải áp lực này và hàng ngày luôn bị áp lực kìm nén Các ý kiến trả lời khảo sát được thu về từ cả nam giới và nữ giới, ở các khoa, viện khác nhau nên việc kết luận rằng áp lực đồng trang lứa đang diễn ra ở mức độ phổ biến và nghiêm trọng là hoàn toàn khách quan.
2.1.2 Các khía cạnh xảy ra áp lực đồng trang lứa Áp lực đồng trang lứa có thể diễn ra ở nhiều khái cạnh và lĩnh vực đa dạng trong cuộc sống xã hội Đối với sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, áp lực đồng trang lứa được diển ra ở một số khía cạnh như sau:
Hình 3: Biểu đồ tỉ lệ lựa chọn khía cạnh tác động của áp lực đồng trang lứa
Học tập là lĩnh vực mà áp lực đồng trang lứa diễn ra và tác động nhiều nhất, có đến 93,,3% sinh viên gặp phải áp lực trong học tập từ ảnh hưởng đến từ các bạn bè cùng trang lứa Có thể thấy không ít sinh viên cảm thấy khó khăn, chán nản và mất đi động lực phấn đấu trong học tập khi xung quanh có quá nhiều giỏi hơn, xuất sắc hơn Điều này khiến các sinh viên ngày càng e dè hơn và không dám nêu lên cũng như thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân của mình vì sợ gặp sai sót.
Sau học tập, ngoại hình là khía cạnh tiếp theo mà áp lực đồng trang lứa tác động đến ở sinh viên (80%) Con người ta luôn coi trọng cái đẹp, có được nhan sắc là có được lợi thế Môi trường Đại học lại là nơi tập hợp nhiều cá nhân với nhiều màu sắc khác nhau, không thể phủ nhận có rất nhiều sinh viên biết làm nổi bật vẻ ngoài của mình, thu hút được nhiều sự quan tâm và ngưỡng mộ Bên cạnh đó vẫn có những cá nhân cảm thấy tự ti khi ngoại hình bản thân không được hoàn hảo, lại sống trong môi trường có nhiều người nổi trội về ngoại hình, vô hình chung sẽ dẫn đến những áp lực trong tâm lý Những sinh viên này thường cho rằng bản thân không bằng người khác và tìm mọi cách để thay đổi mình nhằm phù hợp với sự ưa thích của cộng đồng mà không màng đến giá trị thực của bản thân.
Thành tích cũng là một trong những yếu tố gây ra áp lực đồng trang lứa(73,3%) Xã hội ngày càng phát triển, thế hệ trẻ ngày nay luôn có những vượt trội trong khả năng Gen Z là thế hệ được đánh giá là năng động và giỏi giang, đây cũng là độ tuổi của sinh viên Bởi vậy trong môi trường có rất nhiều người giỏi với những thành tích khủng ở lứa tuổi còn trẻ sẽ gây áp lực rất nhiều đến các cá nhân kém nổi trội khác Các sinh viên khác ngoài sự ngưỡng mộ còn cảm thấy căng thẳng và cho rằng bản thân mình kém cỏi, vô dụng khi không giỏi và đạt được nhiều thành tích tốt như các bạn trẻ khác Điều này về lâu dài sẽ gây hại đến tâm lý của sinh viên và ảnh hưởng đến qấ trình học tập.
Ngoài ra, còn một số khía cạnh khác gây ra áp lực đồng trang lứa ở sinh viên như gia đình, bạn bè, tài năng Đây cũng là các vấn đề diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý của sinh viên.
2.1.3 Phản ứng của sinh viên khi đối mặt với áp lực đồng trang lứa
Khi đối mặt với áp lực đồng trang lứa, các cá nhân sẽ có các phản ứng khác nhau, tùy vào nhận thức và suy nghĩ của mình Đối với phản ứng của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, kết quả thu được như sau:
Hình 4: Biểu đồ phản ứng của sinh viên đối với áp lực đồng trang lứa
Chủ yếu sinh viên có phản ứng bị động và tiêu cực khi phải đối mặt với áp lực đồng trang lứa Có đến 46,7% sinh viên chọn trốn tránh vấn đề Nhóm phản ứng này thường nhận thức được việc bản thân đang gặp phải áp lực đồng trang lứa nhưng không cố gắng phát triển bản thân để hòa nhập cũng như xóa bỏ đi áp lực mà có xu hướng phân vân, sợ hãi Sinh viên trong nhóm này thường lo lắng về việc bị bạn bè đánh giá, nhận xét tiêu cực khi có những quan điểm khác biệt Họ thường mất đi tự tin thể hiện khả năng của bản thân mình, không đủ dũng cảm và nỗ lực để tỏa sáng giá trị vốn có Họ vẫn để những người tài giỏi và nổi bật ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm trí của mình, từ đó gây nên những áp lực, căng thẳng kéo dài.
Bên cạnh đó, một nhóm sinh viên lựa chọn mặc kệ áp lực lấn át (33,3%). Nhóm phản ứng này vừa mang lại tích cực nhưng cũng gây ra những hệ lụy tiêu cực Sinh viên có xu hướng mặc kệ áp lực đồng trang lứa thường giữ được quan điểm cá nhân, có những mục tiêu và định hướng riêng để phát triển bản thân đồng thời rèn luyện cho mìn ý chí và bản lĩnh kiên cường Thế nhưng, việc mặc kệ cho áp lực đồng trang lứa lấn át khiến sinh viên trở nên bị động, không có động lực để cố gắng phá triển cũng như không có cơ sở để xác định mục tiêu rõ ràng Đôi khi sự không để tâm đó còn dẫn đến sự cô lập và cảm giác không thuộc về nhó bạn cùng trang lứa.
Trong các phản ứng được lựa chọn, chỉ 13,3% sinh viên chọn đối mặt với vấn đề Chứng tỏ đa số sinh viên đang gặp phải khó khăn với áp lực đồng trang lứa, chỉ số ít sinh viên có đủ khả năng vượt qua áp lực này Họ là những người đủ tự tin và lý trí để biến những áp lực đó thành mực tiêu phấn đấu Nhóm sinh viên có phản ứng này là những người nhìn thấy tích cực trong tiêu cực, nhờ những áp lực đó để hoàn toàn phá vỡ giới hạn của chính mình.
Tuy mỗi sinh viên có cách phản ứng khác nhau trước áp lực đồng trang lứa, nghiên cứu chỉ ra rằng đa số đều có những phản ứng tiêu cực Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc quan tâm đến vấn đề này, đánh giá tác động của nó và tìm ra những giải pháp phù hợp để giảm thiểu áp lực đồng trang lứa trong môi trường học đường.
2.1.4 Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa
Khi sinh viên bước vào cuộc sống đại học, họ không chỉ đối mặt với những thách thức học tập mà còn phải đương đầu với một áp lực khác, một áp lực không ít quan trọng, đó là áp lực đồng trang lứa Áp lực này có thể thể hiện thông qua nhiều biểu hiện khác nhau, từ sự cạnh tranh không lành mạnh đến cảm giác tự ti và lo lắng về bản thân Sinh viên khi đối mặt với áp lực đồng trang lứa thường có những biểu hiện sau:
Một số nhận xét và giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa
3.1 Nguyên nhân gây ra áp lực đồng trang lứa Áp lực đồng trang lứa xuât hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể đến từ chính bản thân sinh viên, gia đình hay xã hội Thông qua quá trình khảo sát, áp lực đồng trang lứa bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, áp lực đồng trang lứa xuất hiện từ sự so sánh Ngay từ khi còn nhỏ, các bạn sinh viên đã bị các bậc phụ huynh so sánh với “con nhà người ta” hay với các cá nhân nổi trội khác Chính điều đó đã khiến sinh viên hình thành quan niệm rằng mình cần phải vượt trội hơn người khác dẫn đến đầu óc luôn cẳng thẳng, trong suy nghĩ luôn tồn tại sự ghen tị, đố kị với người khác lâu dần biến thành áp lực kéo dài Song song với sự so sánh còn là sự kỳ vọng, kỳ vọng của gia đình và của xã hội Ngày nay, xã hội luôn quan niệm thế hệ càng trẻ thì càng tài giỏi Quả thực thế hệ Z có những bạn trẻ nổi bật tiêu biểu như MC Khánh Vy Từ những thành tựu của cô MC trẻ này mà xã hội có cái nhìn và sự đánh giá khá cao đối với thế hệ trẻ, cụ thể là thanh niên trong độ tuổi sinh viên. Điều này vô hình chung dẫn đến những áp lực cho sinh viên, khiến họ hình thành một suy nghĩ rằng bản thân phải cố gắng để ít nhất cũng bằng một phần của những người tài giỏi.
Thứ hai, áp lực đồng trang lứa bắt nguồn từ sự bùng nổ của mạng xã hội. Mạng xã hội là một phần không thể thiếu của thế hệ trẻ ngày nay, một sso trang mạng phổ biến có thể kể đến là Facebook, Instagram, Tiktok,… Áp lực từ bạn bè đã thay đổi từ tương tác trực tiếp sang tương tác kĩ thuật số và mạng xã hội tạo cơ hội cho thanh niên trải qua áp lực bạn bè hàng ngày [14] Thêm vào đó, khi trả lời phỏng vấn, tác giả văn học thế hệ Z Triều Dương cho biết “Em nghĩ áp lực đồng trang lứa thì thế hệ nào cũng có, nhưng thế hệ em thì nhiều hơn vì có mạng xã hội nên lúc nào cũng thấy nhiều tấm gương con nhà người ta” [3].
Mạng xã hội thường xuyên tràn ngập những hình ảnh và thông tin về cuộc sống hoàn hảo của người khác, từ những chuyến du lịch sang trọng, thành tích học tập nổi bật đến những mối quan hệ hạnh phúc Sinh viên sẽ cảm thấy áp lực và cảm thấy bản thân mình kém cỏi khi đọc phải những bài viết về nội dung này.
Từ đó hội chứng FOMO (Fear of missing out: hội chứng sợ bỏ lỡ) cũng được hình thành và phổ biến trong suy nghĩ của sinh viên, dẫ đến việc sinh viên có xu hướng bắt chước theo vô thức những hành động mà những người trẻ nổi bật đang làm.
Thứ ba, áp lực bắt nguồn từ vấn đề văn hóa Thạc sĩ Đức Anh nhận định
“Văn hóa là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến áp lực đồng trang lứa Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ở các quốc gia phương Đông đề cao tinh thần tập thể, đội nhóm và những giá trị chung cộng đồng thì tập thể sẽ có tác động mạnh hơn đến cá nhân” [7] Những người sống và lớn lên trong nền văn hóa Phương Đông thường có xu hướng so sánh xã hội Chủ nghĩa tập thể thường nhấn mạnh điểm số, chức vụ, vị trí khi xác định giá trị của bản thân hay đánh giá một con người Sinh viên không phải là ngoại lệ, họ cũng chịu ảnh hưởng từ những định kiến này nên sự so sánh là điều không thể tránh khỏi.
Cuối cùng, áp lực đồng trang lứa còn xảy ra do chính bản thân sinh viên Cụ thể nguyên nhân gây nên loại áp lực này đến từ sự phát triển ổn định về tư tưởng và tính cách Những người ở độ tuổi đang trưởng thành thường dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè và môi trường xung quanh Bởi vậy đòi hỏi các cá nhân phải có tư tưởng và lập trường đúng đắn, không để bản thân dễ bị tác động bởi định kiến và quan niệm của người khác Với những sinh viên không có mục tiêu riêng và chính kiến trong cuộc sống rất dễ gặp áp lực đến từ bạn bè xung quanh và chịu ảnh hưởng tiêu cực từ chúng.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố góp phần tạo nên áp lực đồng trang lứa, chúng có thể được hình thành cả từ nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và học tập của sinh viên, vì vậy sinh viên cần nâng cao nhận thức về vấn đề này.
3.2 Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa Áp lực đồng rang lứa là vấn đề bức thiết trong mi trươường học tập đại học, ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên Để hạn chế những tác động tiêu cực này, cần đề ra những giải pháp xuất phát từ nhiều bên bao gồm sinh viên, gia đình, nhà trường và xã hội.
Cuộc khảo sát thực hiện thu nhận ý kiến của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cung cấp dữ liệu nhằm đề ra một số giải pháp thích hợp.
Hình 6: Biểu đồ giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa
Biện pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế tình trạng áp lực đồng trang lứa thuộc về kỹ năng sống và nhận thức của bản thân (80%), tức sinh viên đề cao vai trò tự nhận thức của sinh viên Tiếp theo, có 73% sinh viên lựa chọn giải pháp hỗ trợ từ gia đình và nhà trường, 53% lựa chọn nhóm bạn bè tích cực và 26% sinh viên lựa chọn tìm kiếm sự giúp đỡ Có thể kết luận, sinh viên cho răng để giải quyết triệt để ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa cần đến vai trò cá nhân là quan trọng nhất, sau đó là các yếu tố khách quan như gia đình, bạn bè và nhà trường. Đầu tiên, giải pháp đối với cá nhân sinh viên Mỗi sinh viên cần ý thức rằng chúng ta không ai là hoàn hảo, ai cũng có những giá trị bản thân lên bàn cân để so sánh với người khác Hơn nữa những thành tựu mà người khác có được cùng cần phải có sự đánh đổi, đằng sau những hào quang là quá trình hy sinh và phấn đấu của mình người Vì vậy thay vì tự ti hay bỏ cuộc, mỗi sinh viên cần nỗ lực không ngừng để chinh phục những mục tiêu riêng mà bản thân đề ra. Phải tự tin vào bản thân và xây dựng cho mình một con đường riêng, tập trung vào những thứ bản thân có thể làm và thay đổi được.
Thêm vào đó, sinh viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt bằng cách tham gia các khóa học cũng tham khảo các tài liệu về chủ đề giao tiếp Mục đích là để sinh viên biết nói “không” một cách khéo léo và lịch sự khi đối mặt với những lời đề nghị hay những suy nghĩ không tốt cho quá trình xây dựng bản sắc riêng cho bản thân Sinh viên cũng cần tham gia vào các hoạt động tích cực như các câu lạc bộ, các buổi tọa đàm liên quan đến áp lực đồng trang lứa hay liên quan đến giá trị cá nhân để mở rộng mối quan hệ và xây dựng thương hiệu cá nhân. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần lựa chọn cho mình nhóm bạn bè tích cực nhằm kết bạn với những người có giá trị, lấy đó làm động lực để phát huy giá trị bản thân và hỗ trợ lẫn nhau.
Để giảm bớt áp lực đồng trang lứa, vai trò của gia đình vô cùng quan trọng Phụ huynh cần tránh so sánh con mình với người khác, vì mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng Thay vào đó, cha mẹ nên hỗ trợ và khích lệ con phát huy tiềm năng cá nhân, tránh thể hiện sự thất vọng khi con không đạt được kỳ vọng như những đứa trẻ khác.
Để giúp sinh viên đối mặt với áp lực học tập, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập một môi trường gia đình cởi mở Cha mẹ cần quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu con cái Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên chia sẻ khó khăn, tâm tư và cảm thấy thoải mái khi gặp áp lực hay căng thẳng Gia đình nên trở thành nơi chữa lành tâm lý, nơi cha mẹ đưa ra lời khuyên và động viên tinh thần, tránh những phản ứng khiến nỗi âu lo của con trở nên nghiêm trọng hơn.
Cuối cùng, nhà trường cũng là yếu tố có trách nhiệm trong việc giảm bớt tình trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên Hiện nay trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có hoạt động giáo dục về kỹ năng sống cho sinh viên Nhà trường đã tổ chức giảng dạy các môn học kỹ năng như kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân, kỹ năng quản trị cảm xúc, kỹ năng làm việc nhóm,… những kỹ năng này hỗ trợ rất tốt cho sinh viên trong việc tránh khỏi những áp lực từ bạn bè Vì vậy, nhà trường cần tiếp tục đẩy mạnh và phát huy mạnh mẽ việc tổ chức và giảng dạy những kỹ năng này cho sinh viên Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các buổi tư vấn tâm lý cho sinh viên, các buổi tọa đàm trao đổi về vấn đề áp lực đồng trang lứa, góp phần giúp sinh viên không còn cảm giác căng thẳng và lo sợ khi bản thân không được như người khác.