Khái niệm pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biệ
Trang 1Bộ Ngoại giao Học viện Ngoại Giao
Khoa Kinh tế quốc tế
-Tiểu luận MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Chủ đề
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Giáo viên hướng dẫn:
Hoàng Thị Ngọc Anh Phạm Thanh Tùng Sinh viên: Ngô Thị Thùy Dương
MSV: KTQT48A1-0168
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, pháp luật đóng một vai trò vô cùng quan trọng Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu mà còn đảm bảo cho
sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và nền đạo đức nói riêng
Nó góp phần làm lành mạnh hóa đời sống xã hội, tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức
Trong bối cảnh hiện này, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một yếu tố tất yếu Điều này nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự,
kỷ cương, văn minh, hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong
đó có ý thức đạo đức Cũng chính từ việc này, em quyết định tiến hành nghiên cứu “Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội”, nhằm giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn, khách quan và đi sâu tìm hiểu vai trò của pháp luật dối với đời sống xã hội hiện nay, đồng thời đưa ra một vài định hướng, khuyến nghị về việc tăng cường vai trò ấy trong tương lai Đây là những nội dung chính sẽ có trong bài tiểu luận:
- Cơ sở lí thuyết làm tiền đề cho nghiên cứu
- Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội hiện nay
- Định hướng, khuyến nghị trong tương lai
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
MỤC LỤC 2
NỘI DUNG 3
1 Một số vấn đề lý luận 3
1.1 Khái niệm pháp luật 3
1.2 Nguồn gốc của pháp luật 4
1.3 Đặc điểm 4
2. Vai trò của pháp luật với đời sống xã hội 5
2.1 Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội 5
2.2 Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, giải quyết các tranh chấp trong xã hội 6
2.3 Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người 7
2.4 Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội 8
2.5 Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội 9
2.6 Vai trò giáo dục của pháp luật 10
3 Khuyến nghị, định hướng giúp tăng cường vai trò pháp luật trong đời sống xã hội 11
Trang 33.1 Một số hạn chế của pháp luật 11
3.2 Một số khuyến nghị, định hướng giúp tăng cường vai trò của pháp luật 11
KẾT LUẬN 12
Tài liệu tham khảo 12
NỘI DUNG
1 Một số vấn đề lý luận
1.1 Khái niệm pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.1
Qua đây có thể thấy định nghĩa của pháp luật có chứa đựng các yếu tố như:
Thứ nhất: Pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung, bao
gồm các quy phạm mang tính pháp luật và tính đạo đức, được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội
Thứ hai: Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện Tức
là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không
Vì vậy nên pháp luật cũng đảm bảo cho việc thực hiện này bằng các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể
Thứ ba: Con đường hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận của Nhà nước đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn và được nâng lên thành pháp luật
Thứ tư: Bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị
1 Giáo trình PLĐC, Phan Thị Hoa, HQ9, GE14 ( Thư viện DHQGHN)
Trang 4Với những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước; thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào…
1.2 Nguồn gốc của pháp luật
Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển
ở một mức độ nhất định Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo
vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội.2
Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị Pháp luật ra đời cùng với sự
ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp
1.3 Đặc điểm
Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến
Pháp luật có đối tượng điều chỉnh rộng hơn các quy phạm xã hội khác, pháp luật lại là khuôn mẫu xử sự cho các hành vi nên nó có tính bắt buộc với tất cả mọi người Điều này tạo nên hiệu lực lớn của pháp luật trong quản lí xã hội Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian, tính phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước “được đề lên thành luật’’, pháp luật làm cho ý chí này có tính chất chủ quyền duy nhất trong một quốc gia.3
Ví dụ: Theo nghị định số 171/2013/NĐ-CP , pháp luật quy định bắt buộc tất cả4
chủ thể tham gia giao thông ngồi trên mô tô gắn máy phải đội mũ bảo hiểm
Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước
Do pháp luật là quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội nên được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế Với sự bảo đảm thực hiện pháp luật của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội
Pháp luật có sự chặt chẽ về mặt hình thức
2 Ibid
3 Ths Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật đại cương, Học viện Bưu Chính Viễn Thông
4 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Trang 5Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh việc hiểu sai dẫn đến việc lạm dụng pháp luật Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện pháp luật của người dân cũng như việc áp dụng và giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền 5
Về hình thức pháp lý: Pháp luật luôn được ban hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, có cơ quan ban hành, có tên gọi văn bản, có thứ tự cấp bậc hiệu lực, ngày bắt đầu có hiệu lực và ngày chấm dứt hiệu lực được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.6
2 Vai trò của pháp luật với đời sống xã hội
2.1 Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội
Pháp luật không sinh ra những quan hệ xã hội nhưng trên phương diện là
hệ thống các quy phạm thì pháp luật tồn tại như thể một công cụ, một phương pháp hữu hiệu để điều tiết cũng như là khuynh hướng các mối quan hệ xã hội Đây là chức năng cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật thể hiện sự tác động trực tiếp của pháp luật lên các mối quan hệ xã hội cần được điều tiết Cụ thể, pháp luật giúp con người xác lập và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuôn khổ nhất định trong các mối quan hệ Pháp luật còn giúp lao lý quyền và nghĩa
cụ và trách nhiệm đơn cử cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như những giải pháp bảo vệ triển khai những quyền đó Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho những quan hệ xã hội quản lý và vận hành 7
Đồng thời, nhờ có pháp luật, những người tham gia vào xã hội mới nhận thức, mới biết được những hành vi nào là hợp pháp, là được khuyến khích, những hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào là bị ngăn cấm, không được làm Từ
đó, con người có thể tự đưa ra những hành động, các ứng xử phù hợp, tương thích trong xã hội
Ví dụ: Pháp luật về hôn nhân và gia đình sẽ bao gồm các quy phạm pháp luật 8
điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội cũng như là các hành vi giữa những thành viên trong cuộc hôn nhân và gia đình để phóng tránh và giải quyết các vấn
đề như bạo lực gia đình, ngoại tình,… nhằm hướng tới thế giới hôn nhân ổn định, lành mạnh
5 Giáo trình PLĐC, Phan Thị Hoa, HQ9, GE14 ( Thư viện DHQGHN)
6 Luật số: 17/2008/QH12 của Quốc Hội
7 Thạc sĩ, Luật sư Phạm Quang Thanh (18/04/2021) Phân tích vai trò của pháp luật đối với xã hội, https://iluatsu.com/kien-thuc-chung/phan-tich-vai-tro-cua-phap-luat-doi-voi-xa-hoi/ [Truy cập ngày 10/01/2022]
8 Luật số: 52/2014/QH13 của Quốc Hội
Trang 6Pháp luật củng cố, tăng cường, ghi nhận, bảo vệ sự tồn tại những khuynh hướng tăng trưởng tốt của những quan hệ xã hội, khuyến khích khuynh hướng tốt và vô hại đồng thời ngăn cản và loại bỏ những quan hệ xấu, độc hại, những
xu hướng tiêu cực, lạc hậu, trái định hướng nhà nước trong xã hội Những quan
hệ xã hội tương thích với mục tiêu, khuynh hướng của nhà nước được pháp luật tăng trưởng và bảo vệ sự sống sót của những quan hệ xã hội đó
2.2 Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, giải quyết các tranh chấp trong xã hội
Một đất nước muốn phát triển toàn diện, điều thiết yếu đầu tiên là yên bình Đất nước có yên bình thì đời sống nhân dân mới có ấm no và có điều kiện kèm theo nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội Vì vậy, an ninh, trật tự an toàn xã hội có ý nghĩa rất là quan trọng, quốc gia nào có đời sống nhân dân bảo đảm an toàn luôn là điểm hướng tới trên toàn quốc tế
Để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội thì các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đều sử dụng pháp luật như là một công cụ, một vũ khí quan trọng Pháp luật xác định cách thức xử sự cho các chủ thể, điều chỉnh các quan
hệ xã hội , xác lập cơ sở chuẩn mực để các chủ thể ứng xử tỏng các trường hợp9
cụ thể theo định hướng của nhà nước
Nhà nước quy định về đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trở thành khuôn mẫu quy định hành động của bộ máy nhà nước, công chức nhà nước, thực hiện bản chất nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Chính vì vậy, mọi trường hợp vi phạm, gây mất an toàn xã hội đều có khả năng
bị phát hiện và xử lý thích đáng 10
Ví dụ: Bộ Luật Hình sự quy định xử phạt nghiêm trọng những cá nhân vi phạm tội giết người.11 Những cá nhân đó bị phạt tù nhiều năm, thậm chí tù chung thân hoặc xử tử hình
Trong xã hội từ ngày xưa đến ngày nay, luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn, những hiểu lầm, xung đột giữa các cá nhân, các chủ thể, các tổ chức Đó chính là những tranh chấp trong xã hội Đáng chú ý, xã hội ngày càng phát triển thì những tranh chấp sẽ phát sinh càng nhiều Đây là điều không ai mong muốn, nhưng đồng thời là điều mà không ai cản trở được, ai cũng sẽ vướng vào các tranh chấp không đáng có trong xã hội Và khi có tranh chấp xảy ra, con người
ta sẽ đều phải cân nhắc đến biện pháp bảo đảm quyền lợi của mình, giảm thiểu
9 Phần 2.1 bài tiểu luận
10 Luật Minh Khuê (13/06/2021), https://luatminhkhue.vn/thuc-trang-ve-vai-tro-cua-phap-luat-trong-dam-bao-an-ninh-trat-tu-an-toan-xa-hoi.aspx , [Truy cập ngày 09/01/2022]
11 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015
Trang 7tối đa mức ảnh hưởng xấu của những tranh chấp ấy tới quan hệ hai bên, ít tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc
Pháp luật là căn cứ, là tiền đề để phân định ai đúng ai sai và là chuẩn mực chung để các bên giải quyết tranh chấp với nhau Pháp luật quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp đó nhắm đảm bảo cho tranh chấp được giải quyết một cách công bằng, vừa thấu tình, vừa đạt lý, bảo đạm tính công minh của pháp luật 12
2.3 Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người
Con người sinh ra đều có quyền lợi bình đẳng như nhau, không ai cao thượng hơn ai, cũng không có ai là kẻ hèn thấp kém Mỗi người đều là một cá thể độc lập, không phụ thuộc, không là nô lệ của ai cả Điều này đã được công nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, được thể hiện trong những bản Tuyên ngôn độc lập hay luật pháp của các nước
“Tất cả mọi người xinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ quyền không
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc’’ ( Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ)
‘’Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn tự do và bình đẳng và quyền lợi” (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791)’’
Thế nhưng trong quá khứ, chuyện cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh ức hiếp kẻ hèn, người nghèo làm nô lệ cho người giàu là chuyện thường thấy, chuyện như
lẽ đương nhiên vậy Em chỉ biết đến điều này khi đọc lịch sử, sách truyện cũ hay nghe bậc cha ông trước đây kể lại vì thời nay, xã hội đã ít dần, cũng có thể nói gần như không còn tồn tại những vấn đề này nữa, bởi vì tồn tại pháp luật Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người; các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội thừa nhận, bảo vệ Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự Ngược lại, quyền con người khi đã được quy định trong pháp luật sẽ trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng, được quyền lực Nhà nước tôn trọng bảo vệ Khi quyền con người được quy định
12 Thạc sĩ, Luật sư Phạm Quang Thanh (18/04/2021) Phân tích vai trò của pháp luật đối với
xã hội, https://iluatsu.com/kien-thuc-chung/phan-tich-vai-tro-cua-phap-luat-doi-voi-xa-hoi/
[Truy cập ngày 10/01/2022]
Trang 8trong Hiến pháp và luật pháp thì nó sẽ trở thành thứ có giá trị bắt buộc đối với toàn xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của Nhà nước
Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người Pháp luật có những quy định cụ thể về quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau, đảm bảo mọi người có những quyền cũng như điều kiện sống mà họ đáng được hưởng Đồng thời, pháp luật cũng quy định các biện pháp để bảo đảm họ thực hiện quyền con người
Ngoài ra, những hành vi xâm hại, gây ảnh hưởng tới quyền con người đều
bị cấm Những cá nhân vi phạm những điều luật này đều bị trừng phạt nghiêm khắc bởi pháp luật Thông qua đó, pháp luật bảo vệ quyền con người một cách toàn diện và tốt nhất, cố gắng không để con người bị xâm phạm, tổn thương và cho những ai đã chịu tổn thương một câu trả lời thích đáng nhất, không để họ chịu đựng sự bất công trên thế giới này
2.4 Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng
và tiến bộ xã hội
Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội là những giá trị cốt yếu của nhân loại Dân chủ tức là dân là chủ và dân làm chủ Người dân có quyền tự quyết các vấn đề của bản thân, của nhà nước và toàn xã hội Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân
Bình đẳng, công bằng là ai cũng như ai và không có sự phân biệt đối xử hay đặc cách nào Người có chức có quyền hay người dân lao động bình thường
dù mắc lỗi đều xử phạt và xử phạt như nhau Pháp luật là bình đẳng ai cũng như
ai giữa mọi người, không có phân biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu
da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản
Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người Người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt, công càng lớn, thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng
Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ
2.5 Pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội
Trang 9“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ.’’ 13
Như vậy, phát triển bền vững là khái niệm nhằm chỉ sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai
xa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề trong xã hội, hướng tới một xã hội cân bằng và bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái Khái niệm phát triển bền vững này được xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự tiến bộ loài người, nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ
Phát triển bền vững về xã hội: là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường
Pháp luật chính là một công cụ hữu ích để đảm bảo sự phát triển bền vững về
xã hội cho đất nước Pháp luật sẽ quy định những điều luật để giải quyết các vấn
đề, lĩnh vực xã hội cơ bản như:
- Giải quyết vấn đề việc làm: khuyến khích tạo ra nhiều việc làm mới, giảm thiểu tối đa tình trạng thất nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế để tăng thu nhập, đồng thời có những quy định cụ thể về việc trả lương, làm công của nhân viên tránh tình trạng bóc lột sức lao động hay nợ lương,…
- Xóa đói giảm nghèo: sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính như tăng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo
- Sự gia tăng dân số: Công dân có nghĩa cụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình14, xây dựng quy mô gia đình ít con, vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
- Vấn đề y tế: Pháp luật quy định những điều luật để đảm bảo sức khỏe của nhân dân, đảm bảo mọi người đều có quyền lợi được hưởng khám bệnh và chữa trị đầy đủ, nghiêm cấm thuốc giả, hay những phương thuốc không rõ nguồn gốc, không thông qua kiểm duyệt
Ví dụ: Ngày 31/03/2020, Nhà nước ban hành chỉ thị 16 và cách ly toàn15
xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên
13 “Báo cáo Brundland’’ của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987
14 Nghị quyết Số: 04-NQ/TW
15 Số 16/CT-TTg (Chỉ thị về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chốn dịch Covid-19)
Trang 10phạm vi toàn quốc để kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho toàn dân
- Vấn đề giáo dục: Pháp luật quy định tất cả trẻ em đều được hưởng quyền giáo dục cơ bản, đảm bảo sự phát triền ổn định của xã hội Nhà nước cũng
có những biện pháp cụ thể để xóa bỏ nạn mù chữ, đặc biệt là ở những vùng núi xa xôi
Ví dụ: Luật giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có16
đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
và hội nhập quốc tế
- Phòng, chống tệ nạn xã hội: Pháp luật nghiêm cấm và có những biện pháp răn đe, trừng phạt nghiêm khắc với những cá nhân, tổ chức vi phạm, tuyen truyền các tệ nạn xã hội để bảo đảm sự ổn định của xã hội
Ví dụ: Luật phòng, chống ma túy quy định về phòng ngừa, ngăn chặn,17
đấu tranh chống tệ nạn ma tuý; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma tuý
2.6 Vai trò giáo dục của pháp luật
Pháp luật tác động lên ý thức của con người và điều chỉnh hành vi của họ qua việc giáo dục pháp luật Pháp luật đưa ra nhận thức, tư tưởng để người dân
có thể học và noi theo, đồng thời việc giáo dục giúp nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội Pháp luật
là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống
và làm việc theo pháp luật, tạo nên những thói quen suy nghĩ và hành động tốt, hợp pháp Pháp luật giáo dục ý thức công dân, làm hình thành ở mỗi người ý thức về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, công dân đối với đất nước.18
Phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí cũng phải được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, bảo đảm cho con người được phát triển tự do và toàn diện, tạo điều kiện cho mọi người được độc lập, nghiên cứu nâng cao nhận thức
16 Luật số: 43/2019/QH14 của Quốc hội: Luật giáo dục
17 Luật số: /2000/QH10 của Quốc hội: Luật Phòng, Chống ma túy23
18 Nguyễn Văn Phi (20/09/2021), Vai trò của Pháp luật đối với xã hội, Dân sự, Tìm hiểu pháp luật, Luật Hoàng Phi, https://luathoangphi.vn/vai-tro-cua-phap-luat-doi-voi-xa-hoi/ [ Truy cập ngày 10/1/2022]