1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích và Đánh giá hai sự kiện vi phạm Đạo Đức nghề nghiệp của ngân hàng thương mại tnhh mtv Đại dương (oceanbank) và ngân hàng wells fargo

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và Đánh giá hai sự kiện vi phạm Đạo Đức nghề nghiệp của ngân hàng thương mại tnhh mtv Đại dương (Oceanbank) và ngân hàng wells fargo
Tác giả Lê Thị Lan Anh, Ngô Quỳnh Anh, Nguyễn Kim Dung, Lê Ngọc Phát, Nguyễn Thị Mai Phương
Người hướng dẫn Nguyễn Quỳnh Trang
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Đạo Đức Nghề Nghiệp
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 343,22 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP (7)
    • 1.1. Đạo đức nghề nghiệp (7)
      • 1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp (7)
      • 1.1.2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (7)
      • 1.1.3. Những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính (8)
    • 1.2. Trách nhiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính (9)
  • CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG OCEANBANK (10)
    • 2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương - OceanBank (10)
    • 2.2. Những vấn đề về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp liên quan đến Ngân hàng - OceanBank (10)
    • 2.3. Những sai phạm về tài chính của OceanBank (12)
      • 2.3.1. Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng (12)
      • 2.3.2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ (13)
      • 2.3.3. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (14)
      • 2.3.4. Nguyên nhân và hậu quả của những sai phạm trên (15)
    • 2.4. Những vấn đề đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp có liên quan tới Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương - Oceanbank (17)
      • 2.4.1. Vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (17)
      • 2.4.2. Vi phạm nguyên tắc đạo đức trong lĩnh vực tài chính (18)
  • CHƯƠNG III: LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG VỤ BÊ BỐI CỦA NGÂN HÀNG WELLS FARGO VÀ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG VIỆT NAM (20)
    • 3.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Wells Fargo (20)
    • 3.2 Phân tích vụ bê bối năm 2016 của ngân hàng Wells Fargo (21)
    • 3.3. Các vấn đề về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của trong các vụ bê bối của Wells Fargo (23)
    • 3.4. So sánh các sai phạm của ngân hàng Oceanbank và ngân hàng Wells Fargo (24)
    • 3.5. Giải pháp, kiến nghị đối với ngân hàng Việt Nam (25)
  • CHƯƠNG IV. QUÁ TRÌNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP (27)
    • 4.1. Các bước lập báo cáo (27)
    • 4.2. Quá trình lập báo cáo đánh giá về đọa đức và trách nhiệm nghề nghiệp của OceanBank (27)
  • KẾT LUẬN (29)

Nội dung

Vi phạm nguyên tắc đạo đức trong lĩnh vực tài chính...18 CHƯƠNG III: LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG VỤ BÊ BỐI CỦA NGÂN HÀNG WELLS FARGO VÀ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP

Đạo đức nghề nghiệp

1.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp

Khái niệm của đạo đức nghề nghiệp Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân, và trong quan hệ với người khác, xã hội. Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, phẩm chất của một cá nhân trong quá trình làm việc, công tác, một hoạt động nào đó, phẩm chất đạo đức, nguyên tắc, thước đo hành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực cụ thể.

Vai trò của đạo đức nghề nghiệp

- Tăng hiệu suất công việc cá nhân và hiệu suất chung của tổ chức

- Tăng hiệu quả làm việc nhóm

- Nâng cao uy tín và cải thiện hình ảnh cho doanh nghiệp

- Tạo niềm tin và sự tin tưởng đối với khách hàng, người tiêu dùng và đối tác

- Giảm thiểu các vấn đề về pháp lý hay mâu thuẫn nội bộ

- Dễ dàng trong việc ra quyết định và đưa ra các chiến lược

- Hình thành các cá nhân tích cực và môi trường làm việc lành mạnh

1.1.2 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Đây là các chuẩn mực mà mỗi cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh tuân thủ để có cách hành xử đúng đắn và trung thực trong quá trình làm việc Các chuẩn mực bao gồm: Độc lập: Tự lực cánh sinh, làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình thay vì dựa dẫm và trông chờ vào người khác.

Khách quan và chính trực: Khi đánh giá bản thân, đồng nghiệp hay một công việc nào đó cần nhìn nhận một cách khách quan, công tâm nhất để đưa ra những nhận xét chính xác và phù hợp nhất

Năng lực chuyên môn và tính cẩn trọng: Bản thân phải không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức bản thân nhưng cũng đừng ỷ bản thân có năng lực chuyên môn mà chủ quan hay coi thường công việc

Tư cách nghề nghiệp: Là tính chuyên nghiệp của một người khi thực hiện công việc.

Tuân thủ các chuẩn mực và quy định: Không tự làm theo ý mình, làm việc có nguyên tắc, cư xử chuẩn mực và có cân nhắc theo quy định chung của tập thể.

Liêm chính: Không vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích tập thể cũng như làm trái với những gì bản thân nên làm và có thể làm.

Khả năng, sự chuyên nghiệp và tận tâm: Đối với những việc bản thân làm cần phù hợp với năng lực, làm hết sức mình và tập trung cao độ nhất.

Sự tôn trọng: Cần tôn trọng mọi người xung quanh, có thái độ hoà thuận và luôn biết lắng nghe ý kiến của mọi người.

Trung thành: Nếu làm ở tổ chức nào thì nên phục vụ lợi ích cho tổ chức đó, cống hiến hết mình và luôn trung thành

1.1.3 Những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính

Ngành tài chính là một ngành tương đối nhạy cảm khi tính chất công việc tiếp xúc với các giao dịch và quản lý tiền tệ, từ đó nảy sinh nhiều cám dỗ làm lệch lạc hành vi của người làm nghề Vì vậy, trong nội bộ ngành cũng có những chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc riêng được đặt ra như bao ngành nghề khác Các nguyên tắc này bao gồm:

Tính tuân thủ: Luôn ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc như tuân thủ pháp luật về nghề nghiệp; tuân thủ quy trình nghiệp vụ chung của Bộ Tài Chính, của riêng từng tổ chức Không làm tắt, không bỏ khâu nào trong quy trình nghiệp vụ để tránh xảy ra sai sót.

Trung thực, liêm chính: Hành động trung thực và đối xử công bằng đối với các bên liên quan Cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về sản phẩm/dịch vụ tài chính, tránh các hành vi đưa ra thông tin sai lệch, thổi phồng về giá/ khối lượng giao dịch nhằm đánh lừa khách hàng tham gia thị trường.

Tránh xung đột: Tránh và quản lý các tình huống có xung đột lợi ích giữa cá nhân và khách hàng.

Lợi ích của khách hàng: Đặt lợi ích của khách hàng lên trên các yếu tố khác.

Tư vấn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng Giải thích rõ ràng các điều khoản và rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ tài chính.

Công bố thông tin: Công bố đầy đủ và minh bạch tất cả các thông tin cần thiết cho các bên liên quan một cách đầy đủ, khách quan, liên quan, kịp thời và dễ hiểu. Độc lập và khách quan: Hành động đảm bảo việc đưa ra các quyết định có tính khách quan và kiềm chế các hành vi làm ảnh hưởng tới tính khách quan.

Bảo mật thông tin: Bảo vệ và tôn trọng tính bảo mật của thông tin thu thập được trong quá trình làm việc, trừ khi được phép hoặc bị buộc phải tiết lộ theo pháp luật Thông tin bí mật thu thập được trong quá trình làm việc không được sử dụng cho lợi ích cá nhân Bảo mật tất cả các thông tin liên quan tới khách hàng cũ, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, tránh để lộ thông tin có thể gây tổn hại đến tài sản,thương hiệu, uy tín của tổ chức.

Trách nhiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính

Tinh thần trách nhiệm được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lĩnh vực để thể hiện cách làm việc chuyên nghiệp trong công việc của mình Mỗi người đều phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc các quy định chung và đó không chỉ là trách nhiệm riêng của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp, các cấp lãnh đạo và cả cộng đồng.

Trách nhiệm nghề nghiệp trong tài chính: Là sự cam kết của các tổ chức và cánhân hoạt động trong ngành tài chính để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp, có trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan

Một số yếu tố của trách nhiệm nghề nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, đặt lợi ích của khách hàng lên trên các yếu tố khác

Thứ hai, hành động trung thực và đối xử công bằng đối với các bên liên quan

Thứ ba, tránh và quản lý các tình huống có xung đột lợi ích giữa cá nhân và khách hàng

Thứ tư, công bố đầy đủ và minh bạch tất cả các thông tin cần thiết cho khách hàng, giúp khách hàng có căn cứ để đưa ra quyết định sáng suốt

Thứ năm, hành động đảm bảo việc đưa ra các quyết định có tính khách quan và kiềm chế các hành vi làm ảnh hưởng tới tính khách quan

Thứ sáu, bảo mật tất cả các thông tin liên quan tới khách hàng cũ, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG OCEANBANK

Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương - OceanBank

Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương (OceanBank) thành lập năm 1993 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng và số vốn điều lệ

Năm 2007, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho OceanBank chuyển đổi mô hình hoạt động Ngân hàng TMCP và thay đổi tên gọi thành Ngân hàng TMCP Đại Dương

Năm 2009, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trở thành cổ đông chiến lược với 20% cổ phần; hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.

Năm 2015, chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP sang Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% theo Quyết định số 663/QĐ-NHNN Sau đó OceanBank được tái cơ cấu, kiện toàn bộ máy nhân sự và nâng cấp hệ thống chi nhánh/phòng giao dịch

Mạng lưới ngân hàng OceanBank bao gồm 101 điểm giao dịch, trong đó có 21 Chi nhánh và 80 Phòng giao dịch tại nhiều tỉnh/thành trên cả nước

Trụ sở chính của ngân hàng có địa chỉ tại: Tòa nhà Daeha, 360 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú: Ngân hàng TM TNHH MTV ĐạiDương (gọi tắt là OceanBank) cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm cư dân, kinh tế tại các địa phương Lĩnh vực ngân hàng bán lẻ là ưu thế vượt trội củaOceanBank với hệ thống mạng lưới CN/PGD thuận tiện ở các tỉnh, thành phố lớn, sản phẩm dịch vụ đơn giản và khác biệt, có hàm lượng công nghệ cao Hiện nay,OceanBank đang nỗ lực thực hiện điện tử hóa các giao dịch ngân hàng để nâng cao tiện ích và trải nghiệm cho khách hàng.

Những vấn đề về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp liên quan đến Ngân hàng - OceanBank

Những chuẩn mực đạo đức nghề ngân hàng

Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, chứa đựng nhiều rủi ro, đó là kinh doanh tiền tệ, kinh doanh trên cơ sở chữ “tín” Do vậy, người làm ngân hàng cũng phải ý thức rõ được đặc thù nghề nghiệp, phải tuân theo những yêu cầu và chuẩn mực khắt khe về kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức và tâm thức đúng với nghề của mình Mỗi ngân hàng sẽ có thể có quy tắc nội bộ riêng nhưng nhìn chung vẫn luôn phải tuân thủ theo quy tắc chung trong Bộ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng, được Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ký ban hành ngày 25/2/2019.

Bộ Chuẩn mực gồm 6 chuẩn mực đạo đức và 2 nhóm quy tắc ứng xử Trong đó,

6 chuẩn mực đạo đức bao gồm:

Tính tuân thủ: Yêu cầu bắt buộc hàng đầu mà người cán bộ ngân hàng phải luôn ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc như tuân thủ pháp luật về ngân hàng và các quy định pháp luật khác; Tuân thủ quy trình nghiệp vụ chung của Ngân hàng Nhà nước, của riêng từng ngân hàng Không làm tắt, không bỏ khâu nào trong quy trình nghiệp vụ để tránh xảy ra sai sót.

Sự cẩn trọng: Cùng với tính tuân thủ, cẩn trọng mọi công việc là yêu cầu không thể thiếu, nhằm tránh sai sót, gây hậu quả khó lường Làm ngân hàng không cho phép sự liều lĩnh, mạo hiểm, cần sự chắc chắn Chắc chắn trong từng khâu, làm khâu nào chắc khâu ấy.

Sự liêm chính: Đây là yêu cầu đối với mọi ngành nghề; song đối với đặc thù của nghề ngân hàng - gắn với tiền, càng đòi hỏi người cán bộ ngân hàng phải rèn luyện phẩm chất này, phải kiên định, bản lĩnh, tránh sự cám dỗ của đồng tiền.

Sự tận tâm và chuyên cần: Có tận tâm chuyên cần mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ, mới không ngừng nâng cao được năng lực của bản thân, ngày càng tinh thông nghiệp vụ, từ đó càng đam mê, yêu nghề, gắn bó với nghề và cống hiến được nhiều nhất cho nghề Có chu đáo, tận tâm trong quan hệ với khách hàng mới tạo ra chất lượng dịch vụ và sự hài lòng, chiếm được lòng tin của khách hàng.

Tính chủ động, sáng tạo, thích ứng: Đây là yêu cầu mới đặt ra nhằm đáp ứng đòi hỏi của bối cảnh công nghệ ngân hàng đang phát triển nhanh, mô hình hoạt động của ngân hàng đang trong thời kỳ chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số ứng dụng công nghệ mới Cần có tinh thần sẵn sàng thay đổi, tiếp thu cái mới, mạnh dạn đổi mới sáng tạo cả trong tư duy và phong cách làm việc Cùng đó, áp lực cạnh tranh gia tăng, cán bộ ngân hàng cần nâng cao khả năng thích nghi với điều kiện, môi trường xung quanh. Ý thức bảo mật thông tin: Bảo mật thông tin ngân hàng và khách hàng là trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, vì lộ lọt thông tin có thể gây tổn hại đến tài sản, thương hiệu, uy tín của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng Trong thời đại mà thông tin, dữ liệu là nguồn tài nguyên quý báu như hiện nay, yêu cầu về bảo mật thông tin của khách hàng, của ngân hàng và của chính từng người trở nên hệ trọng và cấp thiết.

Hai quy tắc ứng xử là:

(1) Ứng xử trong nội bộ: Gồm ứng xử của cán bộ cấp dưới với cấp trên, cán bộ cấp trên với cấp dưới và đồng cấp với nhau;

(2) Ứng xử với bên ngoài: Với khách hàng và đối tác bên ngoài Thái độ, phong cách, tác phong làm việc và giao tiếp trong quan hệ nội bộ và với bên ngoài thể hiện tính lịch sự và chuyên nghiệp của người cán bộ ngân hàng Nó tạo ra không khí làm việc nghiêm túc, tạo môi trường làm việc lành mạnh, giúp cho bộ máy ngân hàng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài vận hành trôi chảy, thúc đẩy ngân hàng phát triển theo tầm nhìn chiến lược của ngân hàng, đáp ứng mong đợi, kỳ vọng của nhân viên cũng như của khách hàng, của xã hội.

Những sai phạm về tài chính của OceanBank

Vào năm 2014, do nhu cầu huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng, các ngân hàng đã tham gia vào một cuộc đua lãi suất khốc liệt, và OceanBank dưới sự điều hành của Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm cũng không phải là ngoại lệ Trong quá trình hoạt động, OceanBank đã mắc phải nhiều sai phạm nghiêm trọng liên quan đến việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần và chi lãi ngoài hợp đồng, gây tổn thất nặng nề cho ngân hàng và các cổ đông.

Ngày 31/08/2017, phiên tòa sơ thẩm đã xét xử Hà Văn Thắm và các đồng phạm trong vụ "đại án" kinh tế tại OceanBank Quá trình xét hỏi nhằm làm rõ hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại hơn 1.576 tỷ đồng liên quan đến việc chi lãi ngoài Theo kết quả điều tra, một số cá nhân có dấu hiệu thông đồng với lãnh đạo và nhân viên OceanBank để nhận tiền lãi ngoài đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra và xử lý thêm.

2.3.1 Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng

Sai phạm trong việc cho vay của OceanBank tập trung vào việc vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch HàVăn Thắm, OceanBank đã thực hiện nhiều khoản cho vay không đúng quy định, gây thất thoát lớn cho ngân hàng Cụ thể, ngân hàng này đã phê duyệt và giải ngân nhiều khoản vay không đảm bảo an toàn tín dụng, không có đủ tài sản thế chấp hoặc không đánh giá đầy đủ rủi ro của các dự án vay vốn.

Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước chủ trương tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, ông Hà Văn Thắm đặt vấn đề với bà Hứa Thị Phấn (cổ đông lớn của ngân hàng Đại Tín - TrustBank) bán lại TrustBank cho mình Tháng 02/2012, bà Phấn ký hợp đồng, bán số cổ phần tương đương 84,9% vốn điều lệ của Đại Tín cho Hà Văn Thắm với giá hơn 4.400 tỷ đồng với điều kiện ông Thắm kế thừa toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và sở hữu tài sản từ các khoản vay khoảng 3.553 tỷ đồng Tiếp quản ngân hàng trên, ông Thắm phát hiện nhiều khoản dư nợ xấu, không có khả năng thu hồi nên nảy sinh ý định bán lại cho ông Phạm Công Danh - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh.

Mua lại TrustBank, ông Danh đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Giữa tháng 11/2012, ông Thắm đồng ý cho ông Danh vay 500 tỷ đồng thông qua công ty Trung Dung mà không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo

Cuối tháng 12/2012, được rót tiền, ông Phạm Công Danh chỉ đạo nhân viên tất toán để thanh toán cho 5 hợp đồng tín dụng mua cổ phần của nhóm bà Hứa Thị Phấn. Theo bản cáo trạng truy tố, tổng giá trị TSBĐ cho khoản vay 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung tại thời điểm giải ngân là gần 70,8 tỷ đồng và tại thời điểm hiện nay là hơn 156 tỷ Trừ giá trị TSBĐ đã được định giá thì khoản vay của công ty Trung Dung còn thiệt hại hơn 343 tỷ đồng tiền gốc, và hơn 201 tỷ tiền lãi tại 21/10/2014 Số tiền này đến nay không có khả năng thu hồi.

Theo cáo buộc, việc làm này của ông Thắm và cấp dưới Nguyễn Văn Hoàn (Phó tổng giám đốc) khiến OceanBank thiệt hại gần 350 tỷ sau khi đối trừ một số tài sản đảm bảo.

2.3.2 Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ

Cuối năm 2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN ký thỏa thuận với OceanBank để trở thành cổ đông và đối tác chiến lược Thời điểm này, ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Công ty tài chính Dầu khí Việt Nam được PVN giới thiệu và giữ chức Tổng giám đốc OceanBank. Đầu năm 2009, ông Sơn đề nghị để huy động được vốn từ PVN, OceanBank phải chi thêm khoản "chăm sóc khách hàng" ngoài lãi tiền gửi; bản thân ông Sơn được toàn quyền quyết định chi phí này Tính toán khoản chi thêm trên dưới 1%/năm, ôngThắm đồng ý. Để có tiền "chăm sóc khách hàng" theo yêu cầu, ông Thắm sử dụng Công ty cổ phần BSC Việt Nam của mình để ký hợp đồng làm dịch vụ với người vay vốn, nhằm thu phí Thắm tuyển ông Phạm Hoàng Giang và giao chức tổng giám đốc công ty này, có nhiệm vụ ký các hợp đồng dịch vụ: thẩm định giá bất động sản, dịch vụ đấu giá tài sản… Đồng thời Thắm giao Phó tổng giám đốc Hoàn và cấp dưới khác thực hiện việc chi "chăm sóc khách hàng PVN" theo yêu cầu của Sơn Theo cáo buộc, việc sử dụng công ty BSC ký hơn 720 hợp đồng dịch vụ khống và một số hợp đồng khác được gần

70 tỷ đồng Toàn bộ khoản tiền này được đưa cho ông Sơn để "chăm sóc khách hàng" khiến OceanBank thiệt hại.

2.3.3 Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Cuối năm 2010, ông Sơn chuyển sang làm phó Tổng giám đốc PVN nên giới thiệu bà Nguyễn Thị Minh Thu để đề bạt làm Tổng giám đốc OceanBank Ông Thắm đồng ý và ra chủ trương về việc chi lãi suất huy động vốn ngoài hợp đồng cho khách hàng

Chủ trương này không được ban hành thành văn bản mà do ông Thắm, bà Thu chỉ đạo miệng tại các cuộc họp Quá trình thực hiện chủ trương, lãnh đạo phụ trách các khối nghiệp vụ cũng chỉ thông báo qua điện thoại, thư điện tử, chat trực tuyến cho chi nhánh

Bà Lê Thị Thu Thủy (Phó tổng giám đốc) giao Ban kế toán lấy tiền thông qua các hình thức: tạm ứng thực hiện nghiệp vụ, chi thẳng từ tài khoản chi phí trả lãi…

Sau đó, Thắm ra chủ trương về việc chi lãi suất huy động vốn ngoài hợp đồng cho khách hàng trên toàn hệ thống OceanBank như đã chi cho PVN cũng như các công ty và công ty con thuộc PVN

Tại thời điểm đó, lãi suất tiền gửi vào ngân hàng giao động từ 5 – 7% thì OceanBank chấp nhận chịu chi thêm một mức lãi suất ngoài hợp đồng lên đến hơn

1500 tỷ Tức là, ngoài mức lãi suất tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước,khách hàng khi gửi tiền tại OceanBank với số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ được nhận một khoản lãi suất ngoài Đây là những khoản lãi suất không thể hiện trong hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm mà khách hàng đã ký với OceanBank Nhân viên OceanBank nhận các khoản tiền lãi ngoài để ngoài sổ sách kế toán nhằm hưởng lợi bất chính Kết quả điều tra, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014, hơn 51.000 cá nhân

OceanBank chi trả Trong đó, phần lớn là nhóm khách hàng thuộc PVN và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam - SBIC Từ việc thực hiện chi lãi ngoài hợp đồng huy động vốn, Hà Văn Thắm và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho OceanBank số tiền 1.576 tỷ đồng OceanBank có nợ xấu gần 15.000 tỷ đồng, âm vốn điều lệ gấp 2,5 lần.

Những vấn đề đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp có liên quan tới Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương - Oceanbank

Như vậy, với những vi phạm tài chính kể trên, Ocean Bank đã vi phạm những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức dưới đây:

2.4.1 Vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Tuân thủ các chuẩn mực và quy định: OceanBank đã chi lãi ngoài hợp đồng cho các khách hàng gửi tiền nhằm thu hút nguồn vốn Hành vi này vi phạm các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất trần đối với các khoản tiền gửi Ngoài ra, OceanBank đã cấp tín dụng cho các khách hàng mà không tuân thủ đầy đủ các quy trình thẩm định tín dụng Một số khoản vay lớn được cấp mà không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo không đủ giá trị, vi phạm các quy định về an toàn tín dụng và quản trị rủi ro.

Liêm chính: Nhóm đồng phạm của Hà Văn Thắm đã sử dụng mọi thủ đoạn tinh vi, không ngần ngại vi phạm pháp luật để đạt được lợi ích cá nhân, lợi dụng quyền lực và vị trí của mình trong ngân hàng nhằm thực hiện các hành vi tham nhũng, chiếm đoạt tài sản Những người này không chỉ bao gồm các cá nhân trong nội bộOceanBank mà còn có sự cấu kết với các đối tác bên ngoài, tạo nên một mạng lưới phức tạp, có hệ thống.

Tư cách nghề nghiệp: Ông Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm đã có những hành vi vi phạm nghiêm trọng, thể hiện qua việc thao túng hoạt động của ngân hàng và huy động lãi suất vượt mức trần quy định trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2014. Những hành vi này trái với pháp luật và vi phạm nghiêm trọng các quy định trong lĩnh vực ngân hàng Kết quả là uy tín của OceanBank bị suy giảm nghiêm trọng, khiến khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng và cảm thấy lo lắng, bất an khi tiếp tục giao dịch tại đây Những sai phạm này đã gây ra hậu quả không nhỏ, làm tổn hại hình ảnh của OceanBank trong mắt công chúng và thị trường tài chính.

2.4.2 Vi phạm nguyên tắc đạo đức trong lĩnh vực tài chính

Nguyên tắc lợi ích của khách hàng - Đặt lợi ích của khách hàng lên trên các yếu tố khác : Lãnh đạo OceanBank, đặc biệt là Hà Văn Thắm và các đồng phạm, đã đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của khách hàng và ngân hàng Việc thao túng tài chính và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật chỉ để phục vụ cho mục tiêu trục lợi cá nhân, mà không quan tâm đến tác động tiêu cực đối với quyền lợi của người gửi tiền và những người liên quan Cụ thể, Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã bàn bạc, thống nhất đề ra chủ trương “thu phí” của khách hàng thông qua Công ty BSC và triển khai tổ chức thực hiện dẫn đến thiệt hại cho Oceanbank và khách hàng 70 tỷ đồng.

Nguyên tắc trung thực - Hành động trung thực và đối xử công bằng với các bên liên quan : Với cương vị người đứng đầu ngân hàng, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo

Ban giám đốc Oceanbank giải quyết cho vay không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay và quy trình, thủ tục vay

Nguyên tắc tránh xung đột - Tránh và quản lý các tình huống có xung đột lợi ích giữa cá nhân và khách hàng : Vụ việc kể trên đã gây ra những xung đột về lợi ích giữa cá nhân ông Hà Văn Thắm, các đồng phạm và lợi ích của các nhà đầu tư, khách hàng và những người có liên quan trong hệ sinh thái của OceanBank Theo tài liệu của cơ quan cảnh sát điều tra, trong thời gian từ năm 2011 - 2014 có 51.468 cá nhân và

392 tổ chức kinh tế gửi tiền tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và nhận các khoản tiền chi ngoài lãi suất hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm do OceanBank chi trả.Riêng các cổ đông đã góp vốn vào OceanBank, trong đó có hai “đại gia” là PVN khoảng 800 tỷ đồng và Công ty CP đầu tư và xây dựng Sông Đà hơn 200 tỷ đồng, số tiền này coi như mất trắng Bên cạnh đó, người gửi tiền dù được NHNN đảm bảo nhưng cũng đã trải qua giai đoạn hết sức bất an, rủi ro Đó là chưa kể những người đã bắt tay “ăn” chênh lãi suất chi bên ngoài còn phải bán nhà, bán tài sản đi để trả lại, rồi còn trách nhiệm liên đới do làm sai quy định của pháp luật về trần lãi suất

Nguyên tắc công bố thông tin - Công bố đầy đủ và minh bạch tất cả các thông tin cần thiết cho các bên liên quan một cách đầy đủ, khách quan, liên quan, kịp thời và dễ hiểu : Các khoản tiền chi ngoài lãi suất hợp đồng là những khoản lãi suất không thể hiện trong hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm mà khách hàng đã ký với Ngân hàng Đại dương, trong số đó có nhiều khách hàng có số tiền gửi lớn là các tổ chức kinh tế thuộc doanh nghiệp có nhiều vốn Nhà nước (trong đó chủ yếu là nhóm khách hàng thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty công nghiệp Tàu thủy Việt Nam) có dấu hiệu móc ngoặc với lãnh đạo, nhân viên ngân hàng về các khoản lãi ngoài để ngoài sổ sách kế toán nhằm hưởng lợi bất chính.

Nguyên tắc độc lập và khách quan - Hành động đảm bảo việc đưa ra các quyết định có tính khách quan và kiềm chế các hành vi làm ảnh hưởng tới tính khách quan : Ông Thắm, và các đồng phạm đã có các quyết định phục vụ lợi ích nhóm Điều này làm giảm tính khách quan và công bằng trong các quyết định tài chính Đây không phải là sai phạm của một cá nhân mà là sai phạm của một hệ thống cấu kết, tư lợi làm trái chức vụ quyền hạn Hành vi của Hà Văn Thắm và các đồng phạm bị cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố các tội: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tác tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG VỤ BÊ BỐI CỦA NGÂN HÀNG WELLS FARGO VÀ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Giới thiệu chung về ngân hàng Wells Fargo

Wells Fargo & Company là công ty tài chính ngân hàng và dịch vụ tài chính quốc tế, có trụ sở tại San Francisco, California Tại thời điểm năm 2015, giá trị vốn hóa thị trường của Wells Fargo ở mức trên 274 tỷ USD, có hơn 8.700 chi nhánh bán lẻ và 13.000 máy rút tiền tự động Ngân hàng này hoạt động trên 35 quốc gia và có hơn

70 triệu khách hàng trên toàn cầu và là ngân hàng lớn thứ tư trên thế giới và thứ hai tại

Mỹ, chỉ đứng sau ngân hàng JPMorgan Chase.

Lịch sử hình thành Được thành lập từ năm 1852 bởi Henry Wells và William Fargo, Wells Fargo & Company ban đầu hoạt động như một công ty vận chuyển nhanh nhằm phục vụ cho sự gia tăng số lượng mỏ vàng ở California Công ty này chuyên vận chuyển hàng hóa từ bờ biển phía Đông đến các trại khai thác mỏ vàng nằm rải rác khắp miền Bắc California bằng xe ngựa Sau đó, Wells Fargo cũng hoạt động như một ngân hàng – mua lại vàng, bán các giá tờ có giá như hối phiếu và hỗ trợ cho vay nhằm phát triển nền kinh tế California. Đến năm 1905, chi nhánh ngân hàng của Wells Fargo được tách ra khỏi hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa, đồng thời sáp nhập với ngân hàng quốc gia Nevada và thành lập trụ sở chính mới tại San Francisco Trong Thế chiến I, chính phủ Hoa Kỳ đã quốc hữu hóa các tuyến vận tải của công ty này và kết hợp chúng vào hệ thống đường sắt chung, chính thức chấm dứt hoạt động kinh doanh vận tải của Wells Fargo

Sau hai lần sáp nhập với Công ty Norwest Corporation có trụ sở tại Minneapolis vào năm 1998 và ngân hàng Wachovia vào năm 2008, Wells Fargo chính thức trở thành một trong những tổ chức ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ.

Tính đến năm 2015, chi nhánh hoạt động chính của công ty là ngân hàng quốc gia Wells Fargo Bank, N.A, được đặt tại Sioux Falls, South Dakota Wells Fargo đã có hơn 8.700 chi nhánh bán lẻ và 13.000 máy rút tiền tự động Ngân hàng này hoạt động trên 35 quốc gia và có hơn 70 triệu khách hàng trên toàn cầu.

Ngoài hoạt động ngân hàng, công ty còn cung cấp tài chính thiết bị thông qua các công ty con bao gồm Wells Fargo Rail và cung cấp dịch vụ quản lý đầu tư và môi giới chứng khoán Một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Wells Fargo là bán chéo, hoạt động khuyến khích khách hàng hiện tại mua thêm các dịch vụ ngân hàng.

Phân tích vụ bê bối năm 2016 của ngân hàng Wells Fargo

Vụ bê bối của ngân hàng Wells Fargo, bùng nổ vào năm 2016, đã trở thành một trong những sự kiện chấn động nhất trong ngành tài chính Vụ việc liên quan đến việc hàng ngàn nhân viên của ngân hàng này đã tạo ra khoảng 1,5 triệu tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng giả mạo mà không có sự đồng ý của khách hàng, nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh doanh và hưởng các khoản tiền thưởng Do đó, tình trạng nhân viên gian lận về việc sử dụng trái phép thông tin của khách hàng tăng lên, khởi nguồn cho các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp:

Gian lận tạo tài khoản giả mạo : Trên thực tế, việc đăng ký và tạo tài khoản ảo được nhân viên Wells Fargo thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu thông tin khách hàng có sẵn dựa trên một quy trình khép kín và hoàn toàn bí mật Dựa vào lòng tin của khách hàng, nhân viên của Wells Fargo đã mở khoảng 1,5 triệu tài khoản khống và thu về hàng triệu USD tiền phí của khách hàng, giúp họ hoàn thành chỉ tiêu doanh số và lĩnh tiền thưởng Nhưng 1,5 triệu tài khoản giả mạo chỉ là con số được Wells Fargo thông báo Thực tế trong giai đoạn 2011 – 2015, các nhân viên đã mở số tài khoản trái phép cao gấp 2,5 lần so với số liệu đã được đưa ra trước đó (rơi vào khoảng 3,5 triệu tài khoản – nhưng đây vẫn chỉ là con số ước tính) Các nhân viên đã “đánh cắp tiền” của khách hàng bằng cách chuyển tiền của khách hàng từ tài khoản do chính khách hàng mở ra trước đó sang tài khoản “ma” Bằng cách đó, các nhân viên hoàn thành chỉ tiêu nhưng khách hàng đã bị tính thêm một số khoản phí Kết quả là, khách hàng vô tình bị tính phí trên các tài khoản đứng tên mình hoặc phải trả tiền phạt cho các tài khoản “ma”, tạo ra lợi nhuận và doanh thu khổng lồ cho Wells Fargo

Phát hành thẻ tín dụng “khống”: Những nhân viên tham gia vào hành vi này còn nộp khống 565.443 thẻ tín dụng không thông qua ủy quyền của khách hàng để thu về các khoản phí thường niên, lãi phạt trả nợ quá hạn và các loại lệ phí khác Khoảng14.000 tài khoản trong số đó phải chịu phí trên 400.000 USD, bao gồm phí hàng năm,lãi suất Một số khách hàng có thể đã nhận thấy những sai phạm trong việc tính phí,nhận được thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ mà họ không yêu Nhưng phần lớn các tài khoản giả mạo đều không được chú ý vì nhân viên thường đóng ngay sau khi mở chúng

Phát hành các hợp đồng bảo hiểm trái quy định : Vào tháng 12 năm 2016, người ta tiết lộ rằng nhân viên của ngân hàng cũng đã phát hành các hợp đồng bảo hiểm không mong muốn Ngân hàng cũng bị cáo buộc đã buộc khách hàng phải mua các sản phẩm bảo hiểm không cần thiết liên quan đến khoản vay thế chấp của họ. Những cách mà Wells Fargo đã vi phạm quy định liên quan đến bảo hiểm : bảo hiểm xe hơi trái phép, bảo hiểm nhân thọ trái quy định, bảo hiểm thế chấp….

Nguyên nhân dẫn đến sai phạm:

Nguyên nhân sâu xa của vụ bê bối này xuất phát từ áp lực mà ban lãnh đạo ngân hàng đặt lên nhân viên trong việc bán chéo (cross-selling) các sản phẩm tài chính Mục tiêu của Wells Fargo là mỗi khách hàng sẽ sở hữu nhiều tài khoản hoặc sản phẩm tài chính khác nhau của ngân hàng, điều này giúp tăng lợi nhuận Tuy nhiên, chính sách này đã dẫn đến việc nhân viên lợi dụng và thực hiện những hành vi gian lận, như tạo tài khoản giả hoặc mở thẻ tín dụng không có sự đồng ý của khách hàng.

Hậu quả Wells Fargo phải gánh chịu :

Wells Fargo đã phải chịu mức phạt kỷ lục lên tới 185 triệu USD và bồi thường

5 triệu USD cho khách hàng do Cục bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng Mỹ (CFPB) đưa ra Tuy nhiên, tiền phải không phải quan trọng nhất, niềm tin mà khách hàng dành cho Wells Fargo này đã hoàn toàn sụp đổ Rất nhiều người đã ngay lập tức dừng mọi giao dịch với Wells Fargo kể từ khi biết tin Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến

2016, Wells Fargo đã sa thải ít nhất 5.300 nhân viên do bán hàng gian lận và chấm dứt hạn ngạch bán hàng tại các chi nhánh riêng lẻ Ông John Stumpf, Tổng Giám đốc điều hành của Wells Fargo, cũng tự nguyện từ chức sau đó Trước đó, Wells Fargo đã tuyên bố sa thải 4 nhân viên cấp cao liên quan tới vụ bê bối lớn nhất ngành ngân hàng Mỹ.Những nhân viên này đều là giám đốc chi nhánh ở bang Arizona, California và những nhân dự cấp cao trong lĩnh vực đánh giá rủi ro Wells Fargo cũng phải đối mặt với lợi nhuận bị sụt giảm trầm trọng ngay trong quý đầu tiên năm 2017 Các khoản thanh toán khổng lồ cho luật sư và các công ty bên ngoài cũng ảnh hưởng đáng kể tới kết quả kinh doanh của ngân hàng này Đầu tháng 1/2017, Wells Fargo cũng tuyên bố sẽ đóng cửa hơn 400 trong tổng số 6.000 chi nhánh ngân hàng của mình đến năm 2018.Vào tháng 5/2017, ngân hàng này cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí đầu tư vào công nghệ, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các “tổ chức bán hàng”.

Các vấn đề về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của trong các vụ bê bối của Wells Fargo

Trong vụ bê bối năm 2016, ngân hàng Wells Fargo và các nhân viên liên quan đã vi phạm các nguyên tắc đạo đức của lĩnh vực tài chính gồm: Lợi ích của khách hàng, trung thực, độc lập và khách quan….

Thứ nhất, về lợi ích khách hàng Nguyên tắc lợi ích khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên trên các yếu tố khác là nguyên tắc mà bất kể một doanh nghiệp nào, một công ty nào cũng đều phải hướng tới Việc cung cấp các dịch vụ tốt, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao đảm bảo được lợi ích của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được khả năng cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp khác, và uy tín của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện trên thị trường kinh doanh Tuy nhiên trong trường hợp sai phạm của Wells Fargo, ngân hàng đã đặt chỉ tiêu về doanh số hay lợi ích của doanh nghiệp lên trên nhu cầu và quyền lợi của khách hàng khi tự ý mở các tài khoản và sản phẩm tài chính không được yêu cầu

Thứ hai, về nguyên tắc trung thực Trong lĩnh vực tài chính, nguyên tắc này thể hiện qua việc hành động trung thực không vi phạm đạo đức và đối xử công bằng với các bên liên quan Trong vụ bê bối năm 2016, nhân viên của Wells Fargo đã giả chữ ký và thông tin của khách hàng, tạo ra các tài khoản và thẻ tín dụng giả mạo, khiến khách hàng chịu thiệt hại Đây rõ ràng là một hành vi gian lận vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cá nhân các nhân viên ngân hàng và hoàn toàn trái với các tiêu chuẩn đạo đức trong lĩnh vực tài chính.

Thứ ba, về nguyên tắc tránh xung đột Nguyên tắc đạo đức này là việc tránh và quản lý các tình huống có xung đột lợi ích giữa cá nhân và khách hàng Các doanh nghiệp cũng như cá nhân chủ động tránh các tình huống mà ở đó lợi ích của khách hàng bị ảnh hưởng hoặc không thể đảm bảo khi muốn duy trì lợi ích cá nhân sẽ giúp tránh các vi phạm về đạo đức nghề nghiệp Văn hóa kinh doanh tại Wells Fargo đã khiến các nhân viên buộc có hành vi gian lận để đạt chỉ tiêu Có thể thấy sự xung đột giữa lợi ích của nhân viên (tiền thưởng doanh số, áp lực chỉ tiêu bán hàng nội bộ…) và lợi ích của các khách hàng là nguyên nhân cho sự sai phạm của Wells Fargo.

Thứ tư, về nguyên tắc bảo mật thông tin Theo chuẩn mực các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính, nguyên tắc này là việc bảo mật tất cả các thông tin liên quan tới khách hàng cũ, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng dựa trên sự tôn trọng và giá trị phúc lợi với khách hàng Wells Fargo cũng như các nhân viên liên quan đã không tôn trọng quyền bảo mật thông tin cá nhân và phúc lợi với khách hàng của mình, lợi dụng thông tin mà khách hàng cung cấp làm giả các tài khoản và trục lợi trái phép Điều này ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng - một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của một ngân hàng.

So sánh các sai phạm của ngân hàng Oceanbank và ngân hàng Wells Fargo

Về tổng quan, cả hai ngân hàng đều có những sai phạm liên quan đến các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính Những sai phạm này không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng, gây ảnh hưởng lớn đến khách hàng mà còn gây tổn hại đến uy tín của ngành ngân hàng nói chung Nguyên nhân dẫn đến vi phạm của cả hai ngân hàng bắt nguồn từ việc lợi dụng các lỗ hổng về chính sách của Nhà nước để chuộc lợi khiến cho ngân hàng rơi vào khủng hoảng, phải trả giá bằng các khoản phạt lớn và thiệt hại tài chính.

Oceanbank và Wells Fargo đều có các sai phạm nghiêm trọng, nhưng nguyên nhân và hậu quả khác nhau Oceanbank chủ yếu liên quan đến việc tham nhũng và quản lý yếu kém trong nội bộ ngân hàng, gây thiệt hại cho nhà nước Trong khi đó, Wells Fargo bị ảnh hưởng do hệ thống quản lý thiếu kiểm soát và văn hóa doanh nghiệp tiêu cực, gây ảnh hưởng lớn đến khách hàng.

Vấn đề được đề cập đến chính là những vi phạm về nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp mà cả hai ngân hàng lớn ở Việt Nam và Mỹ đều gặp phải:

Lợi ích của khách hàng

Khách hàng phải nộp những khoản phí không hợp lệ, dẫn tới tổng thiệt hại của khách hàng lớn.

Khách hàng phải nộp những khoản phí dịch vụ cho các tài khoản, thẻ tín dụng mình không hề biết đến Lợi ích của ngân hàng đến từ tổn thất của khách hàng.

Gian lận trong việc lách luật (trái quy định của pháp luật về lãi suất), thiếu trung thực trong thi hành các quy định

Tạo các tài khoản email giả hoặc số PIN giả, giả mạo chữ ký khách hàng để mở các tài lãi suất ngân hàng nhà nước đề ra, lừa dối để tham nhũng khoản, thẻ tín dụng giả mạo. Độc lập khách quan

Cán bộ lợi dụng chức quyền cấu kết với các công ty có cổ phần của mình để thực hiện hành vi tham nhũng.

Các nhân viên được áp dụng chỉ tiêu nhưng lại sử dụng lợi ích cá nhân để làm giả mạo tài khoản.

Các hành vi lạm dụng quyền lực, tham nhũng, cấp tín dụng không tuân thủ quy định, và thiếu minh bạch đã tạo ra xung đột lợi ích giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tổ chức.

Các nhân viên bị áp lực về chỉ tiêu nhưng lại dùng lí do đó làm khiên chắn cho việc gian lận.

Các khoản tiền chi ngoài lãi suất hợp đồng không thể hiện trong hợp đồng tiền gửi; việc che giấu thông tin tài chính, không công khai các giao dịch rủi ro, báo cáo sai lệch về hoạt động kinh doanh, thiếu minh bạch trong xử lý khủng hoảng.

Thông tin sai lệch trong công việc khai báo các khoản phí không chính thức; không báo cáo đầy đủ các tài liệu chính gây khó hiểu cho khách hàng.

Các nhân viên liên quan đã không tôn trọng quyền bảo mật thông tin cá nhân và mang lại lợi ích cho khách hàng bên ngoài, lợi ích thông tin mà khách hàng cung cấp làm giả các tài khoản và trục lợi trái phép.

Các nhân viên liên quan đã không tôn trọng quyền bảo mật thông tin cá nhân và phúc lợi với khách hàng của mình,lợi dụng thông tin mà khách hàng cung cấp làm giả các tài khoản và trục lợi trái phép.

Giải pháp, kiến nghị đối với ngân hàng Việt Nam

Trước mắt, Việt Nam cần hoàn thiện hành trang pháp lý về minh bạch thông tin;hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về hoạt động tài chính, tỷ giá của các doanh nghiệp để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp

Thứ nhất, ngân hàng nhà nước cần có sự chỉ đạo quyết liệt, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và đưa ra mức xử phạt thích đáng đối với những tổ chức vi phạm, các hành vi làm trái với luật

Thứ hai, chú trọng việc thanh tra, kiểm tra giá đối với các doanh nghiệp có nhiều thành viên; các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro lớn, các chương trình của các doanh nghiệp phổ biến tới khách hàng, nhất là khách hàng vùng nông thôn ít được tiếp cận, dễ dụ dỗ

Thứ ba, các ngân hàng cần đảm bảo sự minh bạch và thông suốt thông tin trong quá trình giao dịch với khách hàng

Thứ tư, đối với đội ngũ cán bộ nhân viên cần đề cao trách nhiệm và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tư cách nghề nghiệp

Thứ năm, ngân hàng cần có chính sách thưởng phạt công bằng để khuyến khích những hành vi đúng đắn nhằm tạo nên môi trường có tính đạo đức cao

Thứ sáu, các trường đào tạo cần tập trung vào việc giảng dạy đạo đức nghề 23 nghiệp cho sinh viên thông qua các môn học

Thứ bảy, nâng cao chất lượng công tác tuyển lựa và thanh lọc nhân sự, nhất là trong các khâu quan trọng như thu chi, thanh toán ngân hàng.

QUÁ TRÌNH LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP

Các bước lập báo cáo

Bước 1 : Lựa chọn doanh nghiệp, xác định những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với những doanh nghiệp cho hoạt động trong lĩnh vực tài chính.

Bước 2: Thu thập thông tin liên quan đến đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp.

Bước 3 : Tìm hiểu và trình bày chi tiết tình huống thực tế về sai phạm mà doanh nghiệp đã mắc phải.

Phân tích và đánh giá về vấn đề đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

 Xác định phạm vi (những sai phạm trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp)

 Bối cảnh diễn ra những sai phạm

 Cụ thể những sự việc đã xảy ra

 Ai là người chịu trách nhiệm?

Bước 4 : Tiến hành đánh giá vấn đề đạo đức của doanh nghiệp dựa vào những sai phạm đã tìm hiểu được

 Những sai phạm của doanh nghiệp đã vi phạm những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nào đã được nêu ở trên?

 Cụ thể vi phạm như thế nào?

Bước 6: Dựa vào những tồn tại nêu trên để đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm cải thiện vấn đề đạo đức nghề nghiệp của doanh nghiệp.

Quá trình lập báo cáo đánh giá về đọa đức và trách nhiệm nghề nghiệp của OceanBank

OceanBank là một trong sáu vụ “đại án kinh tế” được rất nhiều người quan tâm.Trong quá trình hoạt động, tại đây đã xảy ra nhiều vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nghiêm trọng bao gồm việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho chính ngân hàng và các cổ đông, đồng thời làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

2 Thu thập thông tin Đầu tiên, nhóm thu thập thông tin liên quan đến đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của Oceanbank Thu thập thông tin từ việc tìm hiểu các chính sách, quy trình, nguyên tắc hoạt động, báo cáo từ những năm trước đó, những công bố công khai về trách nhiệm xã hội và sự phản hồi, đánh giá từ các bên có liên quan của doanh nghiệp này.

Ngoài ra, nhóm đã tìm hiểu về lịch sử và hoạt động của Oceanbank: xác định thông tin về ngân hàng này, bao gồm lịch sử thành lập, mô hình kinh doanh, đối tác, khách hàng để đánh giá hiệu quả chính sách và quy trình đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp.

3 Xác định tiêu chí đánh giá

Trong quá trình này, nhóm đã xác định các tiêu chí đánh giá cụ thể liên quan đến đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của Oceanbank Các tiêu chí này bao gồm việc tuân thủ pháp luật, quản lý rủi ro, thái độ với khách hàng, cộng đồng; và sự công bằng, trung thực, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên

Xác định các vấn đề, thách thức và cơ hội liên quan đến đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp từ dữ liệu đã thu thập và các tài liệu có liên quan.

Sau khi phân tích các thông tin, nhóm xây dựng bài tập lớn đánh giá chi tiết về tình hình đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của OceanBank Báo cáo này phản ánh kết quả đánh giá, bao gồm những điểm mạnh và yếu, đưa ra khuyến nghị để cải thiện hoặc duy trì tiêu chuẩn hiện tại.

Bên cạnh đó là đưa ra kết luận về mức độ tuân thủ của OceanBank và đề xuất các hành động cụ thể để nâng cao đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động của ngân hàng.

6 Đưa ra kết luận, đề xuất

Nhóm đã có sự đối chiếu kết quả đánh giá với các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của ngân hàng khác trong cùng ngành để đưa ra

Ngày đăng: 02/10/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w