có hiệu quả cao từ phía cơ quan có thẩm quyền, đôi phần buông lỏng quản lý Nhà nước, đi đến chất lượng lái xe được cấp giấy phép chưa cao, nhất là về đạo đức lái xe, văn hóa giao thông,
CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA TỪ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ
ĐỀ ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ
1.1.1 Khái niệm đào tạo lái xe ô tô Ô tô là một phương tiện giao thông – vận tải đường bộ chủ yếu và quan trọng nhất trong một quốc gia, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giao thông – vận tải Ví dụ như ở nước ta hiện nay cho đến năm 2024 vận tải hàng hóa bằng phương tiện ô tô chiếm 65% tổng sản lƣợng vận tải và vận chuyển hành khách bằng ô tô chiếm khoảng 75-82% tổng số hành khách di chuyển 2
Ô tô là phương tiện giao thông quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong kinh tế và xã hội Việc sử dụng ô tô không chỉ là một hình thức di chuyển đơn thuần mà đã trở thành một phần văn hóa cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hoạt động của ô tô trên các tuyến giao thông không kể trong nội đô, ở miền đồi núi hay trên các xa lộ lớn đều là một nguồn nguy hiểm cao độ Là một phương tiện giao thông có nhiều yếu tố kỹ thuật, công nghệ phức tạp với tốc độ lớn hơn các phương tiện giao thông đường bộ khác nên khi va chạm có thể gây nên những thiệt hại rất lớn về người và tài sản Do đó việc điều khiển ô tô đòi hỏi người lái xe phải có hiểu biết khá kỹ lưỡng về phương tiện này, có kỹ năng, có sức khỏe, có đạo đức và tuân thủ nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, vận tải
2 Transport, Tìm hiểu thực trạng ngành vận tải ô tô, [https://vantaithienphu.com/thuc-trang-nganh-van-tai-o- to.html#:~:text=%C4%90%C6%B0%E1%BB%A3c%20bi%E1%BA%BFt%2C%20s%E1%BA%A3n%20l
%C6%B0%E1%BB%A3ng%20v%E1%BA%ADn,chuy%E1%BB%83n%20chi%E1%BA%BFm%2060%2D65%25.], 15/6/2024
Việc đòi hỏi này do pháp luật quy định từ thực tế đòi hỏi của việc tham gia giao thông của ô tô trên mọi tuyến đường
Đào tạo lái xe ôtô là quá trình học tập liên tục trong một thời gian theo quy định của pháp luật Mục đích của đào tạo là cung cấp kiến thức, văn hóa giao thông và kỹ năng vận hành xe an toàn, hiệu quả, thông suốt và có đạo đức theo những tiêu chuẩn nhất định.
Giao thông phải đảm bảo tiêu chí là an toàn, nhanh chóng và tiện nghi, nên tiêu chuẩn cơ sở hay ít nhất của một người lái xe phải được đào tạo phải bao gồm:
+ Thứ nhất, về quy tắc giao thông nhƣ về các biển báo giao thông, các thông tin về vạch kẻ đường giao thông và các quy định pháp luật về an toàn giao thông về tốc độ và ƣu tiên trong giao thông;
+ Thứ hai, về kỹ năng lái xe cơ bản nhƣ các kỹ năng nhƣ khởi động xe; vận hành xe; sử dụng hệ thống ly hợp (côn), phanh và ga; dừng, đỗ xe đúng luật lệ; lùi xe vào, ra nơi đỗ xe một cách an toàn
+ Thứ ba, về kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp nhƣ phản ứng nhanh chóng, kịp thời các tình huống bất ngờ hay không mong muốn bao gồm va chạm trong giao thông; cháy, nổ khi đang vận hành hay dừng, đỗ xe; những nguy hiểm khác ở trên đường; thời tiết xấu; cấp cứu người bị nạn…
+ Thứ tư, về kỹ năng quan sát và đánh giá tình huống nhƣ nhận diện, dự đoán tình huống trong giao thông; tránh và phòng ngừa, cũng nhƣ đánh giá rủi ro trong giao thông: quan sát các phương tiện tham gia giao thông khác, quan sát người bộ hành (ví dụ như bỗng dưng qua đường không đúng nơi quy định, lao ra tự vẫn…), và quan sát các yếu tố môi trường khác (ví dụ sạt lở đất, động vật lao ra đường, cây hoặc công trình kiến trúc bất ngờ sụp đổ…)
+ Thứ năm, về kỹ năng điều khiển xe trong các điều kiện giao thông đặc biệt như lái xe trên đường phố đông đúc; lái xe trong điều kiện thời tiết xấu: mưa, bão, tuyết rơi, sương mù và trên địa hình đặc biệt phức tạp
+ Thứ sáu, kỹ năng sửa chữa cơ bản và bảo trì xe ô tô cũng nhƣ theo dõi, kiểm tra những hoạt động này liên quan tới khi tham gia giao thông trên đường bao gồm: hệ thống cơ khí của xe; thay dầu; kiểm tra lốp xe và bảo dƣỡng định kỳ để đảm bảo xe luôn trong tình trạng an toàn và hoạt động tối ƣu
Giao tiếp và ứng xử văn minh khi tham gia giao thông là yếu tố thiết yếu để đảm bảo môi trường giao thông an toàn, hiệu quả, thuận tiện và văn hóa Điều này bao gồm giao tiếp đúng cách với những người tham gia giao thông khác như tài xế, người đi bộ, nhằm tạo dựng mối quan hệ hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, đồng thời hạn chế tối đa những tình huống nguy hiểm.
+ Thứ tám, về kiến thức pháp luật liên quan đến lái xe nhƣ hiểu biết và tuân thủ các quy định pháp luật về giao thông đường bộ bao gồm cả các quy tắc định vị, giấy phép lái xe, bảo hiểm và các chế tài do vi phạm các quy định pháp luật hay kỹ thuật về giao thông đường bộ Đây là các tiêu chuẩn liên quan tới xác định lỗi trong việc xác định trách nhiệm dân sự của lái xe khi xảy ra sự kiện gây thiệt hại
1.1.2 Khái niệm và các đặc điểm pháp lý của cơ sở đào tạo lái xe ô tô
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô là một loại pháp nhân đặc biệt vừa mang tính dân sự, vừa mang tính thương mại, lại vừa mang tính hành chính- kỹ thuật Vì vậy khó có thể phân tách riêng biệt các yếu tố trộn lẫn này Tuy nhiên tất cả các yếu tố khác phải nhằm bảo đảm cho các quan hệ dân sự không bị xâm hại, cụ thể nhất là không làm xâm hại tới sự an toàn tính mạng và sức khỏe của người thứ ba, tức là làm sao sản phẩm đào tạo (người lái xe ô tô) của cơ sở đào tạo không đƣợc gây tại nạn khi điều khiển một nguồn nguy hiểm cao độ (ô tô) Vì vậy đối với việc tạo ra quy chế của cơ sở đào tạo lái xe ô tô có tính phòng ngừa rất cao trong giao lưu dân sự sau này
Sự gia tăng nhanh chóng về thu nhập cùng với các chính sách tín dụng thuận lợi, hệ thống giao thông phát triển nâng cao và sự tiến bộ của công nghệ ô tô đã tạo nên nhu cầu sở hữu và sử dụng xe hơi ngày càng tăng cao Điều này dẫn đến áp lực lớn đối với các cơ sở đào tạo lái xe, khi các gia đình và cá nhân tìm kiếm cơ hội học lái xe để đáp ứng nhu cầu đi lại của họ.
T HỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI TẬP LÁI XE GÂY RA
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 (BLDS 2015) quy định khá chi tiết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm cả trường hợp người tập lái xe gây ra thiệt hại Các quy định chính liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này có thể được áp dụng dựa trên các điều khoản sau:
1 Nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Điều 584
Khoản 1 Điều 584 quy định rằng "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường." Điều này có nghĩa là nếu người tập lái xe có hành vi vi phạm và gây ra thiệt hại cho người khác, họ hoặc người giám sát, chủ sở hữu phương tiện phải bồi thường thiệt hại
2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người khác gây ra (Điều 601
BLDS 2015): Điều 601 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trong đó bao gồm việc điều khiển phương tiện cơ giới như ô tô, xe máy Chủ sở hữu hoặc người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, trừ khi chứng minh được thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại
3 Trách nhiệm bồi thường của người giám hộ, người đại diện (Điều 586 và Điều 600 BLDS 2015): Điều 586 quy định rằng người chưa đủ mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự không phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Thay vào đó, người giám hộ hoặc người đại diện phải chịu trách nhiệm bồi thường Điều 600 quy định rằng người giám sát, người đại diện của người gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc, nhiệm vụ đƣợc giao cũng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường
4 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại (Điều 587 BLDS 2015):
Trường hợp người tập lái và người hướng dẫn cùng gây ra thiệt hại, cả hai đều có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại tùy theo mức độ lỗi của từng người
5 Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại (Điều 587 BLDS 2015):
Nếu có nhiều người cùng gây ra thiệt hại, họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường Ví dụ, nếu cả người tập lái và người hướng dẫn đều có lỗi, họ sẽ phải cùng nhau bồi thường cho người bị thiệt hại
6 Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại (Điều 589 BLDS 2015):
Mức bồi thường thiệt hại phải được xác định dựa trên mức độ thiệt hại thực tế bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thiệt hại về tài sản; thiệt hại về sức khỏe, tính mạng; tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải chịu
Tóm lại: Theo Bộ luật Dân sự 2015, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người tập lái xe gây ra thiệt hại có thể thuộc về người tập lái, người hướng dẫn, hoặc chủ sở hữu phương tiện, tùy vào các yếu tố như lỗi của người gây thiệt hại, mức độ thiệt hại, và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại Trách nhiệm này có thể là liên đới nếu có nhiều người cùng gây ra thiệt hại, và
45 mức bồi thường sẽ được xác định dựa trên thiệt hại thực tế và các chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại đó
Bản án số 07/2023/HS-ST ngày 15-02-2023 của Tòa án huyện Hải Hậu, Nam Định xét xử vụ án có các bị cáo là Lê Thị Dung và Đinh Công Thành
Bị hại là cháu Bùi Ngọc Kim Ngân, sinh năm 2018 (đã chết)
Vụ án có nội dung như sau :
Do có nhu cầu học, thi giấy phép lái xe ô tô hạng B1 nên Lê Thị Dung và Ngô Thị Huyền đã liên hệ với Đinh Công Thành là giáo viên dạy thực hành lái xe của trường Trung cấp Đại Lâm (Nam Định) đặt vấn đề nhờ Thành làm hồ sơ đăng kí học và dạy thêm thực hành lái xe không theo chương trình học Mặc dù Dung và Huyền đã nộp đầy đủ hồ sơ và một phần học phí nhƣng Thành chƣa đăng kí nộp hồ sơ cho Dung, Huyền vào trung tâm sát hạch lái xe nào Đầu tháng 7/2022, Thành bắt đầu dạy lái xe cho Dung và Huyền bằng xe ô tô Toyota hiệu Vios, biển kiểm soát (BKS) 18A - 005.40 là xe tập lái thuộc sở hữu của Đinh Công Thành, đƣợc Sở giao thông vận tải tỉnh Nam Định cấp giấy phép xe tập lái trên đường nhựa trong khu đô thị xã Hải Thanh, lịch học hai bên tự sắp xếp
Khoảng 15 giờ ngày 11/8/2022, Lê Thị Dung và Ngô Thị Huyền đến khu đô thị xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu gặp Thành để học thực hành lái xe Thành đang ngồi uống nước tại quán của chị Phạm Thị Ly trong khu đô thị, gọi điện bảo vợ là Nguyễn Thị Dậu điều khiển xe ô tô đến Khoảng 10 phút sau, bà Dậu điều khiển xe ô tô Vios BKS 18A - 005.40 đến Đinh Công Thành kiểm tra xe ô tô rồi giao xe cho Dung, Huyền tự tập lái Thành không ngồi trên xe hướng dẫn mà đứng ngoài quan sát thấy Dung điều khiển xe đi bình thường thì vào quán nước chị Ly ngồi
Dung và Huyền thay nhau điều khiển xe ô tô đi trên đường trong khu đô thị Khoảng 16 giờ, Huyền và Dung điều khiển xe đến khu vực kẻ sơn để thực hiện thao tác lùi xe trên đường trước quán nước của chị Ly Dung nhờ bà Dậu hướng dẫn cho Dung và Huyền các thao tác lùi xe Sau khi nhìn bà Dậu lùi xe, Dung và Huyền tiếp
46 tục lên xe thay nhau lái 16 giờ 45 phút cùng ngày, Dung điều khiển xe ô tô, Huyền ngồi ở ghế phụ di chuyển theo hướng xóm Xướng Chử đi xóm Nguyễn Hoằng (xã Hải Thanh), do không chú ý quan sát, không giữ khoảng cách an toàn với xe đi liền trước, dẫn đến ba đờ sốc trước bên phụ (bên phải) của xe ô tô va chạm với chốt hãm thanh kim loại chắn bùn phía sau bánh sau xe đạp do cháu Phạm Nhƣ Quỳnh điều khiển phía sau chở cháu Bùi Ngọc Kim Ngân đang đi cùng chiều Hậu quả sau va chạm, cháu Bùi Ngọc Kim Ngân bị ngã xuống đường tử vong trên đường đi cấp cứu, cháu Phạm Như Quỳnh không bị thương tích gì, xe ô tô, xe đạp bị hư hỏng nhẹ
Tại bản kết luận giám định pháp y tử thi số 1176/KL-KTHS ngày 18 tháng 8 năm 2022, Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nam Định kết luận: Nạn nhân Bùi Ngọc Kim Ngân chết do chấn thương vỡ sập xương hộp sọ, dập tổ chức não
Tại bản kết luận định giá tài sản số 53/KL- HĐĐG ngày 20/9/2022, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Hải Hậu kết luận: Giá trị thiệt hại của xe ô tô TOYOTA hiệu VIOS, BKS 18A-005.40 là 1.000.000 đồng; Giá trị thiệt hại của xe đạp nữ màu hồng là 15.000đồng
T HỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ
Theo quy định, tại các Trung tâm đào tạo lái xe ô tô phải xây dựng các chương trình đào tạo các hạng lái xe Đối với đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C thì thời gian đào tạo hạng B1 đối với xe số tự động là 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340); Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420); đối với Hạng B2 là 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420); đối với Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752)
Trong quá trình đào tạo lái xe hạng B2, tất cả các môn học đều được kiểm tra để đánh giá năng lực học viên Tuy nhiên, đối với môn Cấu tạo và sửa chữa thông thường, cũng như Nghiệp vụ vận tải, học viên có thể chủ động tự học trước Tuy nhiên, cơ sở đào tạo vẫn sẽ tiến hành kiểm tra để đảm bảo học viên nắm vững kiến thức cần thiết.
Trung tâm đào tạo lái xe ô tô sẽ kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi
53 sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường (Điều 13- TT 12/2017)
Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo như sau:
-Pháp luật giao thông đường bộ: hạng B1 (học xe số tự động là 90 giờ, Học xe số cơ khí là 90 giờ), Hạng B2 là 90 giờ và Hạng C là 90 giờ;
-Cấu tạo và sửa chữa thông thường: hạng B1 (học xe số tự động là 08 giờ, Học xe số cơ khí là 08 giờ), Hạng B2 là 18 giờ và Hạng C là 18 giờ;
-Nghiệp vụ vận tải: hạng B1 (học xe số tự động là 08 giờ, Học xe số cơ khí là 08 giờ), Hạng B2 là 16 giờ và Hạng C là 16 giờ;
-Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rƣợu, bia khi tham gia giao thông: hạng B1 (học xe số tự động là 14 giờ, Học xe số cơ khí là 14 giờ), Hạng B2 là 20 giờ và Hạng C là 20 giờ;
-Kỹ thuật lái xe: tát cả các hạng là 20 giờ;
-Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông: tất cả các hạng là 04 giờ;
-Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô: hạng B1 (học xe số tự động là 340 giờ, Học xe số cơ khí là 420 giờ), Hạng B2 là
420 giờ và Hạng C là 752 giờ;
-Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên đƣợc quy định trên 01 xe tập lái): hạng B1 (học xe số tự động là 68 giờ, Học xe số cơ khí là 84 giờ), Hạng B2 là 84 giờ và Hạng C là 94 giờ;
- Số giờ học 01 học viên/khóa đào tạo: hạng B1 (học xe số tự động là 204 giờ, Học xe số cơ khí là 220 giờ), Hạng B2 là 252 giờ và Hạng C là 262 giờ;
-Tổng số giờ một khóa đào tạo: hạng B1 (học xe số tự động là 476 giờ, Học xe số cơ khí là 556 giờ), Hạng B2 là 588 giờ và Hạng C là 920 giờ
- Tổng thời gian khóa đào tạo:
+ Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: hạng B1 (học xe số tự động là 03 ngày, Học xe số cơ khí là 04 ngày), Hạng B2, Hạng C là 04 ngày;
+ Số ngày thực học: hạng B1 (học xe số tự động là 59,5 ngày, Học xe số cơ khí là 69,5 ngày), Hạng B2 là 73,5 ngày và Hạng C là 115 ngày;
+ Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng: hạng B1 (học xe số tự động là 14 ngày, Học xe số cơ khí là 15 ngày), Hạng B2 là 15 ngày và Hạng C là 21 ngày;
+ Cộng số ngày/ khóa đào tạo: hạng B1 (học xe số tự động là 76,5 ngày, Học xe số cơ khí là 88,5 ngày), Hạng B2 là 92,5 ngày và Hạng C là 140 ngày
-Quy định về số học viên trên -1 xe tập lái hạng B1, B2 là 05 học viên; hạng
-Quy định về số km thực hành:
+Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên: hạng B1 (học xe số tự động là 290 km, Học xe số cơ khí là 290 km), Hạng B2 là 290 km và Hạng C là 275 km;
+ Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên: hạng B1 (học xe số tự động là 710 km, Học xe số cơ khí là 810 km), Hạng B2 là 810 km và Hạng
+ Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên: hạng B1 (học xe số tự động là
1000 km, Học xe số cơ khí là 1100 km), Hạng B2 Hạng C là 1100 km (Điều 13- TT số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2022 đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi TT 04/2022/TT- BGTVT ngày 15/6/2022) Điều 14-TT 12/2017 quy định đối với việc đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe, thời gian đào tạo Hạng B1 (số tự động) lên B1: 120 giờ (thực hành: 120);
Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);
Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);
Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);
Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ ( lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224)
Các môn kiểm tra trong quá trình học gồm: kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng lên B1, B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường; Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F
Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo (theo khoản 1 điều 7
TT 04/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 12/2017):
-Pháp luật giao thông đường bộ, thời gian đào tạo đối với hạng giấy phép lái xe B1 lên B2, B2 lên C, C lên D, D lên E, B2, D, E lên F; C,D, E lên FC là 16 giờ; hạng GPLX B2 lên D và C lên E là 20 giờ;
- Kiến thức mới về xe nâng hạng: thời gian đào tạo đối với tất cả các hạng giấy phép lái xe là 08 giờ;
- Nghiệp vụ vận tải: thời gian đào tạo hạng GPLX hạng b1 lên B2 là 16 giờ; tất cả các hạng GPLX còn lại là 08 giờ
- Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rƣợu, bia khi tham gia giao thông: thời gian đào tạo hạng GPLX B1 lên B2 là 10 giờ; B2 lên C, C lên D, D
56 lên E, B2, D, E lên F; C,D, E lên FC là 14 giờ; hạng GPLX B2 lên D và C lên E là
- Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông: thời gian đào tạo tất cả các hạng GPLX là 02 giờ;
Tổng thời gian học thực hành quy định như sau: Hạng B1 lên B2: 50 giờ; hạng B2, C, D, E lên F: 144 giờ; hạng C, D, E lên FC: 224 giờ; hạng B2 lên D, C lên E: 280 giờ.
C ÁC BẤT CẬP VỀ THỰC HÀNH PHÁP LUẬT ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN
Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, VCCI đã chỉ ra nhiều bất cập…
Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 10231/BGTVT-VT của Bộ Giao thông vận tải về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe (Nghị định 65/2016/NĐ-CP, Nghị định 10/2020/NĐ-CP, Nghị định 119/2021/NĐ-CP) - (Dự thảo)
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch lái xe (Điều 1), Dự thảo bổ sung Điều 4a: “việc xây dựng, thành lập cơ sở đào tạo lái xe ô tô và trung tâm sát hạch lái xe phải căn cứ quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch khác có liên quan, trong đó có xét đến các yếu tố đặc thù của các địa phương, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; phù hợp với mật độ dân cƣ trên địa bàn;
62 khuyến khích ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong hoạt động đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe”
Mục tiêu của việc bổ sung này là “Bổ sung quy định về sự phù hợp với quy hoạch của địa phương để đảm bảo việc phân bố đồng đều hoạt động đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe phù hợp với mật độ dân cƣ trên địa bàn, giảm thiểu sự đầu tƣ xây dựng tràn lan, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động và gây lãng phí của cải cho xã hội”
Việc bổ sung quy định này cần đƣợc xem xét ở các điểm nhƣ:
Tính thống nhất - Điều 4 Nghị định 65/2016/NĐ-CP về quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe đã đƣợc bãi bỏ tại Nghị định 138/2018/NĐ-CP để đảm bảo phù hợp với pháp luật về quy hoạch
Dự thảo khôi phục lại quy định liên quan đến quy hoạch liên quan đến việc xây dựng, thành lập cơ sở đào tạo lái xe ô tô và trung tâm sát hạch lái xe là chƣa thống nhất với pháp luật về quy hoạch
Dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện - Các chủ thể kinh doanh sẽ tính toán về hiệu quả kinh doanh để xem xét có gia nhập thị trường hay không Vì vậy, việc Nhà nước xem xét đến tính hiệu quả, lãng phí của cải xã hội là không cần thiết Trong ngành nghề này, Nhà nước đã kiểm soát bằng các điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng điều kiện kinh doanh là có thể hoạt động, với vai trò quản lý, Nhà nước chỉ cần kiểm soát việc doanh nghiệp có đáp ứng các điều kiện kinh doanh hay không Liên quan đến vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước có thể sử dụng công cụ quản lý của pháp luật cạnh tranh, thay vì sử dụng công cụ hành chính, can thiệp vào thị trường bằng việc áp đặt về số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này trên thị trường
Từ những phân tích đã nêu, đề nghị Ban soạn thảo bỏ Điều 4a
Về tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe, Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP quy định cụ thể các điều kiện về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, sức khỏe đối với giáo viên dạy lái xe.
Quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (đƣợc sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP) giáo viên dạy lý thuyết phải đáp ứng điều kiện “có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên, giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên”
Nhƣ vậy, quy định này tại Dự thảo vẫn chƣa phù hợp với thực tế, đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ quy định này, tức bỏ điểm a khoản 1 Điều 8 (đƣợc sửa đổi, bổ sung)
Cùng với quy định đã nêu, Dự thảo bổ sung điều kiện của giáo viên dạy thực hành lái xe là “có 50.000 km lái xe an toàn trở lên” Việc xác định người đề nghị xin cấp giấy chứng nhận có đáp ứng yêu cầu này không, hoàn toàn dựa vào thông tin của người xin cấp giấy chứng nhận, cơ quan Nhà nước tại thời điểm xem xét hồ sơ khó có thể kiểm tra đƣợc thông tin này có chính xác hay không
Thông tin cơ quan Nhà nước có thể biết được là người xin phép có bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến điều kiện phương tiện giao thông hay không nhưng lại không thể xác định được số km lái xe của người xin cấp giấy chứng nhận
Vì vậy, việc yêu cầu cung cấp thông tin mà cơ quan Nhà nước không thể kiểm chứng đƣợc tính chính xác của thông tin, là không cần thiết
Từ đó, đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh quy định tiêu chuẩn này theo hướng điều kiện này là không bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến điều khiển phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian, và các thông tin này, cơ quan cấp Giấy chứng nhận sẽ tra cứu trong hệ thống dữ liệu thông tin, không cần yêu cầu người làm thủ tục phải cung cấp tài liệu, hồ sơ Đồng thời, đề nghị bỏ quy định phải cung cấp “bản khai số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban
64 hành kèm theo Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật” tại điểm d khoản 1 Điều 9 (đƣợc sửa đổi) Để có giấy phép lái ô tô, mọi học viên trong cùng một hạng xe phải hoàn thành cùng một chương trình đào tạo, tức là giống nhau hoàn toàn về số lượng và thời lƣợng các môn học lý thuyết lẫn thực hành Điều này là không phù hợp cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn đào tạo lái xe trên thế giới, cũng như giáo dục nghề nghiệp nước ta hiện nay
Từ những năm 1970, tâm lý học giáo dục đã chứng minh rằng mỗi cá nhân khác biệt về cách thức, tốc độ và hiệu quả học tập do đặc điểm riêng Vì vậy, học tập cá nhân hóa đã trở thành xu hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mỗi học sinh.
C ÁC BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN
Về vi phạm nghiêm trọng
Cục Đường bộ cũng yêu cầu Sở Giao thông vận tải Hòa Bình kiểm tra rà soát toàn bộ hoạt động kinh doanh đào tạo và sát hạch lái xe trên địa bàn Khi phát hiện vi phạm, sở giao thông vận tải phải xử lý nghiêm, có biện pháp để tăng cường quản lý hoạt động đào tạo sát hạch lái xe
Trước đó, ngày 21/3, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình cho biết đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Viết Tuấn (Giám đốc), Đỗ Hồng Quân (Tổ trưởng Tổ giáo viên dạy lý thuyết) và Nguyễn Ngọc Khuyên (Tổ trưởng Tổ giáo viên thực hành) thuộc Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, về tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự
Trường Cao đẳng nghề kinh doanh và công nghệ Hà Nội được phê duyệt thành lập Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ tại xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Theo cơ quan tố tụng, số giáo viên của trung tâm không đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy cho tối đa lưu lượng học viên được phép đào tạo nên giám đốc trung tâm đã giao cho phòng đào tạo thông báo tuyển người có đủ điều kiện để tập huấn và ký hợp đồng làm giáo viên của trung tâm
Tuy nhiên, "hầu hết số giáo viên đã ký hợp đồng nhƣng không trực tiếp giảng dạy tại trung tâm, chỉ đứng tên trên hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch", Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình thông tin Để hợp thức hóa hồ sơ đào tạo cho phù hợp với số giáo viên không giảng dạy trên thực tế, lãnh đạo trung tâm đã chỉ đạo tổ giáo viên lý thuyết, tổ giáo viên thực hành và nhân viên phòng đào tạo giả mạo chữ ký, chữ viết để ghi khống nội dung vào một số tài liệu nhằm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và tránh bị kiểm tra, phát hiện
Vụ án đang đƣợc cơ quan chức năng điều tra làm rõ
Về tăng cường thanh tra, kiểm tra và phòng ngừa tiêu cực
Tháng 2 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi UBND, sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố và Cục Đường bộ Việt Nam về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý chặt công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy giấy phép lái xe
Bộ Giao thông vận tải, khẳng định hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe ảnh hưởng lớn đến xã hội và trực tiếp đến người dân, đơn vị vận tải, an toàn giao thông, tai nạn giao thông Bên cạnh đó, lĩnh vực này cũng luôn tiềm ẩn có thể xảy ra tiêu cực
Chính vì vậy, những năm gần đây, hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe đƣợc Bộ Giao thông vận tải quan tâm chỉ đạo bằng việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành các nghị định; xây dựng, ban hành các thông tƣ, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện
Bên cạnh việc chỉ đạo các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, Cục Đường bộ Việt Nam cùng các sở giao thông vận tải còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe theo quy định Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở giao thông vận tải chủ trì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng triển khai biện pháp chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời quản lý chặt việc đào tạo, sát hạch, cấp và đổi giấy phép lái xe.
"Kịp thời phát hiện những bất cập về cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe", Bộ Giao thông vận tải đề nghị
Theo đó, "Cục Đường bộ Việt Nam tăng cường thanh, kiểm tra tại các sở giao thông vận tải, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe Cùng đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ dữ liệu, cung cấp thông tin, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng của ngành Công an, y tế và các bộ, ngành trong quản lý, giám sát đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe ", Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo
Về xã hội hóa triệt để và phân cấp quản lý cho địa phương
Chủ trương xã hội hóa cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe theo Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ đã quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe đã làm thay đổi cơ bản công tác đào tạo lái xe Nhờ đó, cơ sở vật chất kỹ thuật đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp, củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng, được phân bố hợp lý trong toàn quốc
Theo thống kê của Cục ĐBVN, hiện nay cả nước có 367 cơ sở đào tạo lái xe ô tô phân bố ở 63 tỉnh, thành (trong đó tƣ nhân chiếm 70%, ngành Công an có 11 cơ sở, Quân đội có 3 cơ sở, số còn lại của ngành GTVT và một số bộ, ngành khác) với 48.419 giáo viên dạy thực hành lái xe, 40.682 xe tập lái các hạng, phần lớn là các xe ô tô thế hệ mới, niên hạn sử dụng dưới 10 năm
Về trung tâm sát hạch lái xe ô tô hiện cả nước có 154 trung tâm (ngành Công an có 4 trung tâm, Quân đội có 2 trung tâm, 148 trung tâm sát hạch dân sự), phân bố trên 57 tỉnh, thành phố, còn 6 tỉnh chƣa có trung tâm sát hạch lái xe ô tô là Yên Bái, Lai Châu, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Bạc Liêu Ông Lương Duyên Thống - Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Cục ĐBVN) cho biết, công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX được coi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện Nghị định số 65/2016/NĐ-CP đã quy định cụ
75 thể từ điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô, giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động Trong đó, các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe xã hội hóa, tất cả các thành phần kinh tế đều đƣợc tham gia đầu tƣ để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức thực hiện việc đào tạo, duy trì dịch vụ Cục ĐBVN (cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ GTVT) đƣợc giao nhiệm vụ tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý công tác đào tạo, sát hạch lái xe tại các sở GTVT Sở GTVT thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy phép đào tạo lái xe, trực tiếp thực hiện quản lý công tác đào tạo lái xe và tổ chức sát hạch, cấp GPLX cho người học lái của các cơ sở đào tạo lái xe tại địa phương