Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực trạng, đó là hành lang pháp lý hiện nay của nước ta, cũng như chính sách dành cho lĩnh vực dịch vụ giáo dục chưa thực sự đầy đủ, chưa đáp ứng được
Trang 11 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
PHẠM NGỌC THÀNH
DỊCH VỤ GIÁO DỤC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TƯ THỤC THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2024
Trang 22 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
PHẠM NGỌC THÀNH
DỊCH VỤ GIÁO DỤC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TƯ THỤC THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 8380101.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Châu
TS Đặng Thị Bích Liễu
HÀ NỘI – 2024
Trang 31.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIÁO
1.1 Khái quát về dịch vụ giáo dục và cơ sở giáo dục tư thục 15
Trang 44
1.2 Pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục 31
1.3.3 Cơ hội cho Việt Nam hoàn thiện pháp luật về dịch vụ giáo dục
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TƯ THỤC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
54
2.1 Thực trạng pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo
2.1.1 Sự xuất hiện của “dịch vụ giáo dục” trong các văn bản hiện hành 54 2.1.2 Thực trạng pháp luật về dịch vụ giáo dục 56
Trang 53.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các
cơ sở giáo dục tƣ thục tại Việt Nam hiện nay 74 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tƣ thục tại Việt Nam hiện nay 79
3.2.3 Giải pháp trong thời kỳ chuyển đổi số 83
Trang 66
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Ngọc Thành
Trang 88
MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu bước vào con đường “Đổi mới” năm 1986, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được nhiều dấu mốc quan trọng, làm thay đổi về căn bản bộ mặt đất nước; nhờ vậy, nền giáo dục nước nhà cũng ngày càng được quan tâm đáng kể hơn Đến năm 1993, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã thẳng thắn nhận định:
“Mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy mô giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới”; “Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp Con người được đào tạo thường thiếu năng động, chậm thích nghi với nền kinh
tế - xã hội đang đổi mới” [9] Từ những thực trạng nêu trên, Trung ương Đảng
đã đề ra quan điểm chỉ đạo cụ thể, trong đó “Huy động toàn xã hội làm giáo dục,
động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới
sự quản lý của Nhà nước Đa dạng hoá các hình thức đào tạo”; “Công tác kế hoạch hoá phát triển giáo dục phải bao gồm cả hệ thống giáo dục của Nhà nước
và các trường bán công, dân lập, tư thục” [9] Có thể nói, Nghị quyết 04 đã
đánh một dấu dấu mốc quan trọng cho sự hình thành của quan điểm xã hội hóa
về giáo dục, mở đường cho một nền giáo dục tự do, cởi mở hơn Luật Giáo dục
1998 đã pháp điển hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục, cụ thể: Phạm vi điều chỉnh bao gồm tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước tham gia hoạt động giáo dục [1, Điều 1]; Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội [1, Điều 8]
Song song với nền giáo dục công lập đặt dưới sự quản lý của nhà nước, cùng với những chính sách của Đảng và Chính phủ, nền kinh tế thị trường nhiều thành phần đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của dịch vụ giáo dục được cung cấp
Trang 99 bởi các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước, phục vụ cho nhu cầu học tập ngày càng gia tăng của xã hội Quan điểm về giáo dục bắt đầu có sự thay đổi: từ chỗ khuôn khổ, cứng nhắc về chương trình giảng dạy, độ tuổi được tham gia học tập, về trình độ nhận thức, thậm chí là xuất thân của người học Giờ đây, gần như tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, trình độ, đều được tiếp cận đến dịch vụ giáo dục các cấp, trải rộng trên nhiều lĩnh vực tùy thuộc vào nhu cầu của họ Đó là chưa kể, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, và lĩnh vực giáo dục ở nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó Tại Đại hội VIII năm 1996, lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam xác
định “xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới, trên cơ sở
phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài”; “tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”
[8]
Những năm trở lại đây, một phần nhờ những hoạt động hợp tác quốc tế, ngày càng có nhiều chương trình giáo dục từ các nước trên thế giới du nhập vào Việt Nam Chẳng hạn như chương trình Cambridge, Oxford của Vương quốc Anh, chương trình AES của Úc; hoặc ở tầm vi mô hơn, như hệ thống chứng chỉ tiếng Anh IELTS, chứng chỉ phương pháp giảng dạy tiếng Anh TESOL Có thể nói, những hoạt động giáo dục nói chung, và sự hợp tác, liên kết quốc tế nói riêng, vừa phục vụ cho nhu cầu được học tập, trải nghiệm của người học, vừa đem lại yếu tố lợi nhuận cho các cơ sở giáo dục cung ứng dịch vụ này – được định nghĩa thành “dịch vụ giáo dục” Trên thực tế, dịch vụ giáo dục hoàn toàn không phải là một thuật ngữ quá xa lạ; thuật ngữ này đã được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công nhận năm 1991, và Việt Nam là một trong số 38 quốc gia thành viên cam kết về giáo dục Dựa trên tinh thần của WTO, giáo dục được
Trang 1010 coi là một ngành cung ứng dịch vụ, đem lại lợi nhuận cho các thương nhân Dưới góc độ pháp lý, giáo dục là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được pháp luật công nhận Và ở khía cạnh kinh tế - xã hội, dịch vụ giáo dục không chỉ thực hiện chức năng “trồng người”, “bồi dưỡng tri thức”, mà còn đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, tạo ra việc làm cho người lao động, mang đến cơ hội thu nhập cho các cơ sở giáo dục cung ứng dịch vụ Do
đó, có thể nhận định rằng vị thế của dịch vụ giáo dục tương đương với một ngành thương mại dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực trạng, đó là hành lang pháp lý hiện nay của nước ta, cũng như chính sách dành cho lĩnh vực dịch vụ giáo dục chưa thực sự đầy đủ, chưa đáp ứng được về căn bản mong muốn của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này và nhu cầu của người học Tính đến thời điểm năm 2023, Việt Nam có ba Văn bản luật và gần mười Nghị định, Thông tư có hiệu lực điều chỉnh đối với lĩnh vực giáo dục tư thục, điển hình như: Luật giáo dục 2019, Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) 2018, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014; Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT 2018 quy định Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,… Có thể nói, đây là một con số rất khiêm tốn
cả về số lượng và quy mô Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đều kế thừa tinh thần xã hội hóa nền giáo dục với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, thế nhưng trải qua hơn ba mươi năm, vẫn chưa có một nhóm văn bản đặc thù điều chỉnh riêng cho dịch vụ giáo dục được cung cấp bởi các chủ thể ngoài công lập Nhiều lĩnh vực dành được sự quan tâm của xã hội, chẳng hạn như giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp mới chỉ được điều chỉnh chi tiết ở mức Thông tư Đó là chưa kể, những khía cạnh không kém phần quan trọng như
mô hình cơ sở giáo dục, chính sách ưu đãi dành cho hoạt động liên kết giáo dục
Trang 1111 quốc tế,… vẫn chưa được luật hóa Đây sẽ là một thiếu sót lớn đối với hệ thống pháp luật về dịch vụ giáo dục của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta bước vào quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa trên các lĩnh vực Thêm vào
đó, dịch vụ giáo dục của khối tư nhân cũng được xem như một thành tố đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, nhất là nền kinh tế số, kinh tế tri thức Sự quan tâm của pháp luật đối với dịch vụ giáo dục tư thục tại các cơ sở giáo dục cũng cần được đặt ngang hàng với những ngành nghề, lĩnh vực khác trong xã hội
Trên thế giới, các quốc gia có nền giáo dục phát triển đã xây dựng thể chế pháp luật về giáo dục nói chung, và kinh doanh dịch vụ giáo dục nói riêng từ rất sớm, với quy mô khá đồ sộ Trải qua quá trình pháp điển hóa, kết hợp áp dụng pháp luật vào thực tiễn, các nhà lập pháp đã phát hiện ra nhiều “khoảng trống” pháp lý liên quan đến chế định về giáo dục dưới góc độ là một ngành kinh tế; kết hợp nền tảng của pháp luật về giáo dục và pháp luật thương mại về cung ứng dịch vụ Do đó, hầu hết các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến dịch vụ giáo dục được giải quyết tương đối ổn thỏa Ngược lại, với việc hành lang pháp lý về dịch vụ giáo dục của Việt Nam hiện nay còn khiêm tốn, tồn tại nhiều kẽ hở chưa được giải quyết triệt để, đòi hỏi cơ quan lập pháp, các nhà làm luật nước ta cần sớm tìm ra giải pháp tốt nhất, song song với việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm
từ bạn bè quốc tế
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu pháp luật về dịch vụ giáo dục tại Việt Nam hiện nay dưới góc độ kinh doanh thương mại hứa hẹn đem lại những hiệu quả thiết thực, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội Vì vậy, học viên lựa chọn
đề tài “Dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong Luận văn Thạc sĩ của mình, với
Trang 1212 mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật Việt Nam về dịch vụ giáo dục
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là những vấn đề pháp lý về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam, cũng như sự điều chỉnh của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này, trên cơ sở phân tích và đánh giá các quy định hiện hành Thêm vào đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật, luận văn xây dựng thêm luận cứ và lập luận khoa học, đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tại Việt Nam
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về dịch vụ giáo dục
và pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam, đặt nền móng nhận thức vững vàng, góp phần xây dựng hệ thống tư duy lý luận đầy đủ, vững chắc
Thứ hai, phân tích, đánh giá làm rõ quy định pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam hiện nay và thực trạng thực hiện các quy định pháp luật
Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam phù hợp với thực tiễn hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục trong nước; tăng cường khả năng hội
Trang 1313 nhập, liên kết với thế giới trong nhiều lĩnh vực, với nền tảng là một hệ thống giáo dục tốt
1.3 Tình hình nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ giáo dục trong và ngoài nước Có thể kể đến một số công trình, đề tài như:
Lê Thị Kim Dung (2012), “Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt
Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Để làm sáng tỏ được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận về pháp luật giáo dục đại học, những khái niệm, yêu cầu, điều kiện và các tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học Sau đó, phân tích thực trạng giáo dục đại học, và pháp luật về giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay; đánh giá các ưu điểm và hạn chế của pháp luật về giáo dục đại học qua các văn bản quy phạm pháp luật
Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học của nước ta trong tương lai
Lê Quốc Bảo (2023), “Ngoại giao giáo dục của Việt Nam (2001 - 2020):
Trường hợp Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sĩ Quan
hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Để làm sáng tỏ được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: tình hình nghiên cứu ngoại giao giáo dục trên thế giới và tại Việt Nam; các khái niệm và nội hàm của ngoại giao giáo dục; các đặc điểm của ngoại giao giáo dục và bản chất của ngoại giao giáo dục khi đặt trong nghiên cứu với các hình thức ngoại giao khác Luận án còn chỉ ra thực tiễn triển khai ngoại giao giáo dục tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến 2020,
Trang 1414 mối liên hệ và đóng góp của ngoại giao giáo dục tại Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh vào bức tranh tổng thể ngoại giao giáo dục của Việt Nam; nhận xét
và triển vọng ngoại giao giáo dục của Việt Nam Từ đó đưa ra một gợi ý mở về phương thức tiếp cận ngoại giao giáo dục hiệu quả cho Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước, các kiến nghị thúc đẩy ngoại giao giáo dục của Việt Nam
Trần Dũng (2014), “Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt
Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Bằng
những nội dung mang tính lý luận về đầu tư và pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam, tác giả đã chỉ ra thực trạng pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam, qua đó xây dựng những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam
Lê Thị Thắm (2016), “Giáo dục đại học trong bối cảnh Việt Nam cam kết
và thực hiện hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS)”, Luận văn Thạc
sĩ Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Bằng việc phân tích những nội dung chủ yếu của Hiệp định GATS liên quan đến giáo dục đại học, kinh nghiệm từ các quốc gia đi đầu trên thế giới và thực tiễn thực hiện cam kết của Việt Nam trong GATS, tác giả đã đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển giáo dục trong bối cảnh Việt Nam cam kết và thực hiện
GATS
Nguyễn Kim Dung (2020), “Pháp luật về mô hình cơ sở giáo dục tư thục
của một số nước Đông Nam Á và những kiến nghị với Việt Nam”, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn tìm hiểu, phân tích Luật giáo dục tư thục của các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, đưa
ra được kết luận rằng các luật này đều quy định rõ ràng về cơ cấu thành lập, quản
Trang 1515 trị và hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục Điểm nổi bật của Luật giáo dục tư thục tại các quốc gia này so với Việt Nam, đó là phân biệt rõ cơ chế đầu tư để cho nhà đầu tư lựa chọn; chi tiết hóa các quy định về quản trị và hoạt động của
cơ sở giáo dục tư thục,… Qua đó, tác giả đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta về giáo dục tư thục, đặc biệt là
sự cấp thiết của việc xây dựng một văn bản pháp luật riêng về giáo dục tư thục
Bài nghiên cứu “Dịch vụ giáo dục đối với du học sinh nước ngoài năm
2022” (Tên gốc tiếng Anh: “Education Services for Overseas Students (ESOS) Review 2022”) của Bộ Giáo dục Australia, đăng tải trên trang web
https://www.education.gov.au/esos-framework/resources/education-services-overseas-students-esos-review-2022-discussion-paper Bài nghiên cứu tổng hợp các đánh giá, nhận định dưới góc độ chất lượng giáo dục, dịch vụ, tăng trưởng và pháp lý của du học sinh đã và đang theo học tại Úc trong năm 2022 Từ đó, bài viết chỉ ra những xu hướng, nguyện vọng mà du học sinh quan tâm; nêu ra những chính sách về cung ứng dịch vụ giáo dục cần được sửa đổi, bổ sung, cùng những chính sách sẽ được triển khai trong năm tới
Irene C L Ng, Jeannie Forbes (2008), “Dịch vụ giáo dục: Nhận thức về giáo
dục đại học thông qua tư duy của ngành dịch vụ” (Tên gốc tiếng Anh:
“Education as service: the understanding of university experience through the service logic”), đăng tải trên Journal of Marketing of Higher Education,
https://core.ac.uk/download/pdf/12824514.pdf Nhóm tác giả tập trung phân tích các tác động của thương mại dịch vụ trong thế kỷ mới đến nhu cầu lựa chọn dịch
vụ giáo dục tại các trường Đại học trên lãnh thổ Vương quốc Anh, dựa trên các
số liệu khảo sát, kết quả điều tra thực tế Qua đó, xây dựng các tiêu chuẩn về
Trang 1616
“dịch vụ giáo dục” đối với các trường; các thước đo đánh giá mức độ dịch vụ mà các nhà trường cung cấp đến cho người học
Robert Ulewicz, Kanchana Sethanan, Tomasz Nitkiewicz (2020), “Bàn về
chất lượng dịch vụ giáo dục” (Tên gốc tiếng Anh: “Quality of educational
https://www.researchgate.net/publication/340270027_QUALITY_OF_EDUCAT
IONAL_SERVICES Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu tác động của chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo tại nhiều trường đại học tại Croatia đến kết quả học tập, tổ chức nghiên cứu của sinh viên từ năm nhất cho đến năm cuối Từ đó đưa ra kết luận về sự tương quan giữa nhu cầu, kết quả của người học với sự đáp ứng của dịch vụ giáo dục tại các cơ sở giáo dục
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật hiện hành
về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam, dưới góc độ
lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong tương quan so sánh với quy định của các tổ chức giáo dục quốc tế, pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới về dịch vụ giáo dục của khối tư nhân Tổng hợp, phân tích, làm sáng tỏ thực tiễn pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam
Trang 1717 Phạm vi về không gian và thời gian: việc nghiên cứu pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam được giới hạn trong phạm
vi lãnh thổ Việt Nam từ năm 2016 đến nay
1.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp luận
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, luận văn được nghiên cứu trên
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục toàn dân, phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục tại các cơ sở giáo dục tư thục trong bối cảnh hội nhập quốc tế
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên sử dụng phương pháp lý luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, chứng minh, tổng hợp, điều tra Các phương pháp này được áp dụng đan xen lẫn nhau một cách linh hoạt để minh chứng cho các vấn đề khoa học và thực tiễn cần nghiên cứu của đề tài, cụ thể như sau:
Chương 1: Học viên sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề lý luận về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục, cũng như sự điều chỉnh của pháp luật đối với lĩnh vực này Phương pháp so sánh được
sử dụng linh hoạt để đối chiếu, đánh giá các quy định hiện hành tại Việt Nam với quy định pháp luật về dịch vụ giáo dục ở một số quốc gia trên thế giới
Chương 2: Học viên sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh luật học và phân tích để tổng hợp và đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện
Trang 1818 hành về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam hiện nay Qua đó đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đang tồn tại
Chương 3: Học viên sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và logic khi xem xét, đánh giá những đề xuất, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại
Việt Nam
1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Bên cạnh Phần Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có kết cấu gồm ba Chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục
Chương 2: Thực trạng pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam hiện nay
2.1 Tính mới và những đóng góp của đề tài
2.1.1 Tính mới của đề tài
Có thể nhận thấy rằng, đa số các công trình nghiên cứu nêu trên đều có giá trị đóng góp cho việc nghiên cứu pháp luật về dịch vụ giáo dục, tuy nhiên chưa
có công trình đi sâu vào khai thác các khía cạnh pháp lý, cũng như thực tiễn của dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam hiện nay Luận văn mà học viên lựa chọn vừa kế thừa tư tưởng pháp lý của các tác giả đi trước, nhưng điểm mới của luận văn là lựa chọn nghiên cứu dịch vụ giáo dục trong các
Trang 1919
cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam dưới nhiều góc độ Học viên tập trung nghiên cứu nội hàm của dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam dưới góc độ pháp lý, thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật Ngoài việc tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, luận văn phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong tương quan trong tương quan so sánh với quy định của các tổ chức giáo dục quốc tế, pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới về dịch vụ giáo dục tư thục với những số liệu mới nhất, được cập nhật trong các năm gần đây, không trùng lặp với bất cứ tài liệu nào đã có trước
2.2 Những đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục tại Việt Nam, đánh giá một cách tương đối toàn diện thực trạng pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tư thục ở nước ta hiện nay Đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các
cơ sở giáo dục tư thục
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và học tập của sinh viên, học viên chuyên ngành luật Ngoài ra, luận văn còn có thể cung cấp kiến thức cho những người làm công tác trong lĩnh vực giáo dục, những người hoạt động trong các cơ sở giáo dục và những người có nhu cầu liên quan đến lĩnh vực này
Trang 2020
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TƯ THỤC 1.1 Khái quát về dịch vụ giáo dục và cơ sở giáo dục tư thục
1.1.1 Khái niệm dịch vụ
Cũng giống như hàng hóa, dịch vụ ra đời và xuất hiện là sản phẩm của quá trình lao động sản xuất của con người, để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống Hay nói cách khác, dịch vụ là kết quả của sự thỏa mãn nhu cầu - động lực dẫn dắt hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường Điểm khác biệt cơ bản, đó là hàng hóa là các “sản phẩm, vật hữu hình” mang hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng, thì dịch vụ lại là các “sản phẩm vô hình, không nhìn thấy được”, nhưng cũng mang các thuộc tính về giá trị và giá trị sử dụng [12, tr 7] Do sự khác nhau về tính hiện hữu hay không hiện hữu giữa hàng hóa và dịch vụ, đã tạo nên
sự khác biệt trong các giao dịch dân sự, kinh tế thương mại
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trên thế giới vẫn chưa đi đến sự thống nhất về khái niệm “dịch vụ”, bởi dịch vụ được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, do sự đa dạng về chủng loại và tính vô hình của dịch vụ Các nhà kinh tế học thời cận đại thường định nghĩa dịch vụ gắn với quá
trình sản xuất, rằng “dịch vụ là một chuỗi lợi ích được tạo ra bởi sự vận hành
của hệ thống kỹ thuật và/hoặc bởi hoạt động của các cá nhân, được cung ứng bởi một (hoặc một chuỗi) nhà cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ nhằm thực hiện hoặc trợ giúp hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cá nhân của họ” [13, tr 35] Định nghĩa này về cơ bản đã lột tả được tương đối
chính xác bản chất của hoạt động dịch vụ trong đời sống kinh tế, thế nhưng chưa bao quát hết được nội hàm, đặc biệt là chưa đề cập đến được nội hàm dưới lăng kính pháp lý Đến C.Mác, ông đã đưa ra một khái niệm về dịch vụ dưới góc độ
Trang 2121
kinh tế chính trị: “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa khi mà
kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy thông suốt liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển” [12, tr 8] Quan điểm nêu trên của Mác bắt đầu có cái nhìn rộng hơn, khi
mà khai thác từ khía cạnh khởi nguồn của dịch vụ là từ sản xuất hàng hóa Đặt trong mối tương quan giữa lưu thông hàng hóa và cán cân cung - cầu của nền kinh tế thị trường, thì quan điểm này có sức thuyết phục, mặc dù chưa làm nổi bật hết được tính chất của dịch vụ
Trải qua thời gian phát triển, đặc biệt là trong quá trình xây dựng cơ chế tài phán chung trong hoạt động TMDV; trải qua quá trình đúc kết nhiều học thuyết, quan điểm pháp lý về dịch vụ Trên cơ sở thừa nhận dịch vụ bao gồm một loạt các sản phẩm và hoạt động vô hình mà rất khó có thể được đúc kết trong một định nghĩa đơn giản; giữa dịch vụ và hàng hóa cũng có những điểm tương đồng nhất định và có những mối liên hệ ở các cấp độ khác nhau Năm 2002, các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính lớn trên thế giới đã họp bàn tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ), cùng cho ra đời một định nghĩa chung, thuyết phục nhất, làm cơ sở để điều chỉnh các hoạt động TMDV trở về sau Theo đó:
Dịch vụ là các sản phẩm đầu ra được sản xuất (tạo ra) theo đặt hàng
và chúng không thể được mua bán, trao đổi tách biệt khỏi quá trình sản xuất ra (tạo ra) chúng; Các quyền sở hữu không thể được thiết lập trên các dịch vụ, và vào thời điểm quá trình sản xuất ra (tạo ra) chúng được hoàn thành, dịch vụ được cung cấp ngay cho khách hàng tiêu dùng [30]
Bên cạnh nhiều định nghĩa về dịch vụ mang tính hàn lâm, trên thực tế có thể hiểu nôm na dịch vụ là sản phẩm của quá trình lao động, sản xuất của con
Trang 2222 người, tham gia vào quá trình phân phối hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của mỗi
cá nhân, tổ chức và đời sống xã hội Từ điển tiếng Việt năm 2004 định nghĩa
“dịch vụ” là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số
đông, có tổ chức và được trả công; Luật Giá 2023 thì đưa ra định nghĩa “Dịch vụ
là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau”
Xét về tính chất, dịch vụ bao gồm năm đặc tính cơ bản: tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không xác lập quyền sở hữu, tính không tách rời với sản xuất và tiêu dùng, và tính không thể lưu trữ Luận văn sẽ phân tích sâu các đặc tính này trong phần sau, khi phân tích đặc điểm của dịch vụ giáo dục
1.1.2 Khái niệm dịch vụ giáo dục
Dịch vụ giáo dục (DVGD) là một thuật ngữ mới, có phần non trẻ tại Việt Nam Thông thường, chúng ta quan niệm “giáo dục” là một quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau thông qua giảng dạy, đào tạo hoặc nghiên cứu, nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định Quá trình này diễn ra trong đời sống hàng ngày, được gọi chung là “hoạt động giáo dục” hoặc “hoạt động trong lĩnh vực giáo dục” Bằng nhiều lý do, tại Việt Nam có rất ít các văn bản sử dụng hay đưa ra quan điểm về cụm từ DVGD, kể cả văn bản QPPL hay trong các công trình nghiên cứu về pháp luật giáo dục Nguyên nhân chủ quan, là do số lượng các nhà nghiên cứu về pháp luật giáo dục còn khiêm tốn, đặc biệt là khi cho ra đời các công trình nghiên cứu gắn lĩnh vực giáo dục với hoạt động kinh tế, thương mại Nguyên nhân khách quan, đó là hành lang pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa thừa nhận khái niệm “dịch vụ giáo dục” trong bất cứ văn bản QPPL nào Xét ở một khía cạnh khác, các nhà lập
Trang 2323 pháp nước ta thường né tránh sử dụng cụm từ “giáo dục” gắn liền với các yếu tố
có tính thương mại hóa, mà chỉ đơn thuần gọi chung là “hoạt động giáo dục” Theo Trần Văn Hùng (2014), DVGD là những dịch vụ được cung cấp trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục, mà kết quả của hoạt động này là người
dân nhận đạt được một trình độ giáo dục đào tạo nhất định Một số quan điểm khác cho rằng, dịch vụ giáo dục “là một dịch vụ bền mà đầu ra của giáo dục tức
là con người là một nhân tố sản xuất lâu dài”; hoặc “giáo dục trước hết là một dịch vụ, sản phẩm được tạo ra là những con người hoàn toàn có thể tham gia vào quá trình đào tạo” [15, tr 7] Trần Vũ Tuyên (2021) trong công trình nghiên
cứu của mình đã cho rằng DVGD là hệ thống các dịch vụ tích hợp cung cấp cho học sinh trong các cơ sở giáo dục (CSGD) để phát triển môi trường giáo dục… [17, tr 6] Quan điểm của các tác giả trên đã bước đầu đề cập đến bản chất, cũng như vai trò của giáo dục dưới góc độ là một ngành dịch vụ Tuy nhiên, cốt lõi, nội hàm của DVGD dưới nhiều khía cạnh vẫn chưa được nêu ra một cách cụ thể Trên thế giới, các văn bản đưa ra định nghĩa, quan điểm về DVGD ra đời tương đối sớm và có giá trị áp dụng vào thực tiễn Năm 2002, Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ về DVGD, làm thước đo chung cho các quốc gia thành viên của mình Theo đó, các nước
Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và Nhật Bản đã nhất trí:
Dịch vụ giáo dục được coi là một phần của thương mại dịch vụ, tập trung vào hoạt động cung cấp dịch vụ của khối tư nhân, gồm giáo dục phổ quát và bậc cao, trải rộng trên nhiều lĩnh vực thiết yếu của đời sống, nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội [32, tr 14]
Trang 2424 Dưới góc độ kinh tế, khái niệm về DVGD mà OECD đề ra khá sát với thực tiễn, chỉ ra được những biểu hiện của hoạt động cung ứng dịch vụ giáo dục tại các quốc gia phát triển, với nền giáo dục tiên tiến
Tại Hoa Kỳ, thuật ngữ “dịch vụ giáo dục” (Educational services) lần đầu
tiên được sử dụng bởi Bộ Lao động để phân loại các lĩnh vực lao động Sau đó được sử dụng bởi Bộ Giáo dục khi để cập về các dịch vụ giáo dục dành cho các trẻ em có nhu cầu đặc biệt hoặc cần được hỗ trợ thêm ngoài chương trình chính khóa Theo Hệ thống phân loại công nghiệp Bắc Mỹ (NAICS), DGVD bao gồm các hướng dẫn và đào tạo trong nhiều môn học Những hướng dẫn và đào tạo này được cung cấp bởi các cơ sở chuyên ngành như các trường trung học, cao đẳng, đại học và các trung tâm đào tạo Các cơ sở này có thể được sở hữu tư nhân hoạt động vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận, hoặc hoạt động theo hình thức công lập DGVD thường được cung cấp bởi giáo viên hoặc người hướng dẫn nhằm giải thích và giám sát quá trình học trực tiếp Tương tự, Cục Thống kê Lao
động Mỹ đưa ra định nghĩa cụ thể hơn:
Dịch vụ giáo dục gồm dịch vụ cung cấp cho những nhóm sau: trường tiểu học và trung học; cao đẳng, đại học và các trường chuyên nghiệp; trường kinh doanh và các trung tâm đào tạo quản lý và máy tính; trường kỹ thuật và thương mại; các trường khác; và dịch vụ hỗ trợ giáo dục [17, tr 6]
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã định nghĩa, đồng thời xếp DVGD vào Mục 5 trong Danh mục phân loại 12 ngành dịch vụ với năm mã ngành, bao gồm: DVGD Tiểu học (mã 921), DVGD Trung học cơ sở (mã 922), DVGD Trung học phổ thông (mã 923), DVGD bậc cao (mã 924) và các DVGD khác (mã 929) [29] Và đến năm 1995, Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
Trang 2525 (GATS) đã cụ thể hóa tính phổ quát của DVGD đối với các quốc gia thành viên
“Hiệp định này áp dụng cho tất cả các biện pháp của các thành viên tác động đến thương mại dịch vụ” [11, Điều I.1] Nói cách khác, trừ những ngoại lệ, thì
GATS bao trùm toàn bộ các dịch vụ nằm trong giao dịch quốc tế, trong đó có DVGD
Một số nhà nghiên cứu về giáo dục trên thế giới cũng đã mạnh dạn đưa ra khái niệm về DVGD Theo Paolo M P và Elena F (2013), dịch vụ giáo dục là
hệ thống các dịch vụ tích hợp cung cấp cho học sinh để phát triển môi trường giáo dục Mặt khác, Zaid Yaseen Saud AL_Dulaimi (2016) cho rằng DVGD là dịch vụ mà các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu cung cấp cho người học nhằm nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả trong cơ cấu nền giáo dục Dịch vụ giáo dục là những dịch vụ hỗ trợ và được coi là nền tảng để thực hiện các chính sách giáo dục, đạt được mục tiêu của nhà trường và phát huy tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống giáo dục [33] Những quan điểm khác về DVGD đưa ra nhận
định có phần ngắn gọn hơn, chẳng hạn “Dịch vụ giáo dục là bất kỳ hoạt động
nào, một phần hoặc toàn bộ, bao gồm giảng dạy và học tập, nghiên cứu đào tạo học nghề và hội thảo khoa học” [36]
Từ những phân tích, tổng hợp và so sánh đã được đưa ra, luận văn xin được đưa ra một khái niệm chung nhất về DVGD để sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ công trình nghiên cứu:
Dịch vụ giáo dục là hoạt động cung ứng dịch vụ giảng dạy và đào tạo tri thức, kỹ năng ở các cấp độ cho người học theo sự phù hợp và nhu cầu của họ, nhằm đồng thời phục vụ cho sự phát triển của xã hội và mục đích sinh lợi
Có thể phân tích các thành tố của khái niệm trên như sau:
Trang 2626
- Một là, DVGD là hoạt động cung ứng dịch vụ: xét trong bối cảnh nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam, cũng như nền kinh tế hội nhập,
mở cửa đa phương hóa, đa dạng hóa của các quốc gia trên thế giới DVGD được coi là một thành tố của nền kinh tế, là một ngành cung ứng dịch vụ cho con người - dịch vụ học tập, đào tạo kiến thức, kỹ năng và đem đến trải nghiệm Xuất hiện chủ thể cung ứng dịch vụ là các trường học, các trung tâm đào tạo, thậm chí
là những doanh nghiệp (sau đây gọi chung là CSGD) đứng ra cung cấp dịch vụ Chủ thể sử dụng dịch vụ cũng đa dạng không kém, từ trẻ em đến thanh thiếu niên, người trưởng thành - bất kể độ tuổi nào cũng đều có thể trở thành chủ thể
sử dụng dịch vụ giáo dục Các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục được nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển Đến đây, xuất hiện thêm một khái niệm mới trong lĩnh vực DVGD, đó là Dịch vụ hỗ trợ giáo dục Có thể hiểu đây là những dịch vụ không trực tiếp thực hiện chức năng giảng dạy, đào tạo cho người học, tuy nhiên lại có nhiệm vụ bổ trợ nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết của hoạt động này Dịch vụ hỗ trợ giáo dục không tồn tại độc lập, mà phái sinh từ DVGD và có vai trò như là “cánh tay nối dài” của DVGD, giúp cho DVGD trở nên hoàn thiện hơn, thỏa mãn tối đa nhu cầu của người sử dụng dịch vụ Ví dụ minh họa về hoạt động liên kết cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh là một minh chứng Hoặc dịch vụ tư vấn du học,
tư vấn việc làm sau đào tạo cũng được coi là dịch vụ hỗ trợ giáo dục
- Hai là, theo sự phù hợp và nhu cầu của người học: vì có tính mở, cho nên DVGD hạn chế tối đa việc gò ép người học phải tuân theo một trình tự dập khuôn, máy móc trong quá trình đào tạo kiến thức, kĩ năng Với tư cách là người
sử dụng dịch vụ, người học được quyền lựa chọn nội dung giảng dạy, chương trình học phù hợp với lứa tuổi, năng lực của bản thân và điều kiện kinh tế Hơn
Trang 2727 nữa, người học còn có quyền yêu cầu CSGD cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình đào tạo mà họ sẽ tham gia, những quyền lợi được hưởng trong tương lai,… Tất nhiên, người học vẫn phải tuân thủ các quy định đã cam kết với
CSGD trong quá trình học, tôn trọng những tiêu chuẩn về chất lượng học tập
- Ba là, phục vụ cho sự phát triển của xã hội và sinh lợi: ở đây cần nhận thức rõ nguyên nhân vì sao yếu tố “phục vụ xã hội” đứng trước yếu tố “sinh lợi” Dựa trên khái niệm đã được luận văn nêu ra, cả hai yếu tố này đều quan trọng, là nội hàm, là cái đích hướng đến của DVGD Xét trên bình diện của một lĩnh vực thương mại dịch vụ, thì sinh lợi, một mặt được coi là yếu tố để xác định đó có phải là hoạt động thương mại hay không; mặt khác quyết định yếu tố sống còn của một chủ thể tham gia hoạt động thương mại Thế nhưng, với đặc thù riêng có của ngành giáo dục, là ngành quyết định sự phát triển hay chậm tiến của một quốc gia, một dân tộc, thì DVGD vẫn phải đặt yếu tố “phục vụ xã hội” lên trước
“sinh lợi” Bởi lẽ, nếu như DVGD sinh lợi cho chủ thể cung ứng dịch vụ, nhưng lại xâm phạm đến những giá trị đạo đức, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, tạo ra những thế hệ con người mang phẩm chất không tốt, thì đó không được coi là DVGD
Mặt khác, yếu tố “sinh lợi” trong DVDG không chỉ đơn thuần là sinh ra lợi nhuận, giúp cho chủ thể cung ứng dịch vụ duy trì và phát triển hoạt động Đó còn
là việc chủ thể cung ứng dịch vụ được lợi về uy tín, thương hiệu, danh tiếng của mình trong xã hội; được lợi trong tương lai với những giá trị tốt đẹp mà mình đã tạo ra
1.1.3 Đặc điểm dịch vụ giáo dục
Dưới góc độ là một ngành cung ứng dịch vụ, DVGD vừa bao gồm cả những đặc điểm chung của ngành dịch vụ, vừa mang những nét riêng có của lĩnh vực
Trang 2828 đào tạo tri thức cho con người Xét trên những đặc điểm chung, DVGD cũng bao gồm năm đặc tính cơ bản, gồm: tính không hiện hữu, tính không đồng nhất, tính không xác lập quyền sở hữu, tính không tách rời với cung ứng và tiêu dùng, và tính không thể lưu trữ
- Tính không hiện hữu: DVGD là những sản phẩm vô hình, không có nội dung vật chất, không thể cầm nắm hay phân chia được Những người đang trực tiếp thụ hưởng dịch vụ đó - học sinh, sinh viên, người học - mới là những người cảm nhận được sự tồn tại của dịch vụ mà họ đang sử dụng thông qua quá trình học tập, rèn luyện Hoặc những người mua về DVGD để phục vụ cho lợi ích người thứ ba - các vị phụ huynh, cha mẹ học sinh - cũng có thể nhận thức được
sự tồn tại của DVGD thông qua quan sát hoạt động, hành vi của con em mình Nếu như nói rằng DVGD có yếu tố hữu hình, phản ánh qua sách vở, giáo trình, các công cụ học tập, thì điều đó không hoàn toàn chính xác Đó chỉ đơn thuần là công cụ để cho con người phản ánh những điều rút ra được thông qua một quá trình cảm nhận DVGD; khái quát, hình tượng hóa kiến thức, trải nghiệm đã tiếp thu được thông qua ngôn ngữ, hình ảnh, sơ đồ, Suy cho cùng, thì những công
cụ này sẽ quay trở lại phục vụ cho quá trình cung cấp DVGD, giúp cho DVGD trở nên dễ tiếp thu, ghi nhớ hơn
- Tính không đồng nhất và khó tiêu chuẩn hóa: tương tự như nhiều lĩnh vực dịch vụ khác, DVGD không thể sản xuất hàng loạt và đồng bộ như đối với hàng hóa Do đó, chất lượng DVGD cung cấp cho mỗi chủ thể tại mỗi thời điểm là không giống nhau, khả năng xuất hiện sai số là tương đối lớn Chẳng hạn, tại cùng một CSGD tư thục tại Hà Nội, chất lượng học sinh khóa 2023 sẽ cao hơn khóa 2018, do nhà trường đã có nhiều nâng cấp về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo nhiều kinh nghiệm hơn; chương trình học cũng có sự thay đổi
Trang 2929 Mặt khác, chất lượng của DVGD được đánh giá dựa trên mức độ “hài lòng” của người học, kết quả mà họ thu được sau một quá trình học tập, và khả năng áp dụng vào thực tiễn trong tương lai Mỗi thời điểm, mỗi CSGD lại có cách thức, phương pháp giảng dạy và đào tạo - tiêu chuẩn cung ứng dịch vụ - của riêng mình, do đó chất lượng DVGD cần một khoảng thời gian nhất định để chứng minh Chất lượng DVGD tốt sẽ đi kèm với danh tiếng, thương hiệu của CSGD
đó, điều mà không thể ngay lập tức có được
- Tính không xác lập quyền sở hữu: khi người học cam kết tham gia học tập tại một CSGD, người đó sẽ có quyền tiếp cận với tất cả các nội dung chương trình giảng dạy và đào tạo như đã thỏa thuận Người học sẽ sử dụng những nội dung được cung cấp phục vụ cho quá trình học, tuy nhiên không thể xác lập tính chiếm hữu, hay định đoạt đối với những nội dung đó theo ý chí của riêng mình Nói cách khác, cá nhân sử dụng DVGD là mua quyền sử dụng dịch vụ, thay vì mua quyền sở hữu đối với chương trình giảng dạy của CSGD đó
- Tính không tách rời với cung ứng và tiêu dùng: ngay khi người học đạt được một thỏa thuận với CSGD về việc sử dụng DVGD, người học sẽ được trải nghiệm dịch vụ đó ngay, mà không cần phải chờ đợi một khoảng thời gian để sản xuất, kiểm định, giao nhận như đối với hàng hóa Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, thì quá trình cung cấp DVGD của CSGD và sử dụng DVGD của người học diễn ra liên tục, không ngắt quãng, cho đến khi kết thúc toàn bộ dịch
vụ
- Tính không thể lưu trữ: như đã phân tích ở trên, DVGD tại các CSGD không thể sản xuất giống như hàng hóa, mà được cung cấp cho từng đối tượng khi họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ Giá trị của dịch vụ khi này sẽ được truyền tải vào những kiến thức, kĩ năng, trải nghiệm mà người học tiếp thu được Mặt
Trang 3030 khác, người học cũng không thể mua DVGD tại một thời điểm để lưu lại, sử dụng cho tương lai Yếu tố “bảo lưu” trong quá trình sử dụng DVGD chỉ mang tính tương đối, khi mà người học đang lưu trữ lại quyền được sử dụng DVGD để dùng cho sau này, thay vì bảo lưu những dịch vụ đang được cung cấp tại thời điểm đó như chương trình học, phương pháp giảng dạy,
Bên cạnh những đặc điểm chung cơ bản, DVGD trong các CSGD còn thể hiện những tính chất đặc thù, phân biệt với những ngành nghề cung ứng dịch vụ khác trên thị trường
- Một là, sản phẩm của DVGD là con người tri thức: DVGD là một ngành dịch vụ mà hàm lượng tri thức chiếm tỷ lệ lớn Khác với nhiều loại hình dịch vụ khác, kết quả của quá trình sử dụng hoặc thụ hưởng dịch vụ có thể thấy ngay sau khi khách hàng trải nghiệm xong Ví dụ: kết quả của dịch vụ sửa chữa xe ô tô là những sự cố khi vận hành xe được khắc phục; kết quả của dịch vụ du lịch là khách hàng được tự mình trải nghiệm các hoạt động giải trí, có thể được chụp lại bằng hình ảnh, video Ngược lại, kết quả của DVGD thường không thể thấy ngay sau khi con người sử dụng xong dịch vụ, mà nó nằm trong nhận thức về mặt lý tính của người học Có những kiến thức, kĩ năng sau khi trải qua quá trình giáo dục sẽ được vận dụng và nhận thấy kết quả trong thời gian ngắn Nhưng cũng có những rèn luyện, đặc biệt là về nhân cách, đạo đức cần một thời gian dài để phản ánh trọn vẹn Nói cách khác, sản phẩm của DVGD là tri thức nằm bên trong con người, và cần có một khoảng thời gian nhất định để phản ánh kết quả của quá trình thụ hưởng DVGD
- Hai là, DVGD phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội: trước hết,
có thể nói rằng DVGD là một ngành có tính bền vững, lâu dài, ít khi chạy theo
sự phát triển “nóng” của xu hướng thị trường trong một khoảng thời gian ngắn
Trang 3131 Đặc biệt là đối với các CSGD nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì điều này càng thể hiện rõ Bởi lẽ, nhu cầu học tập, rèn luyện của con người là luôn luôn hiện hữu, đồng thời xu thế chung của xã hội hiện đại ngày nay là đầu tư cho trí tuệ Dịch vụ giáo dục, với những chuẩn mực và định hướng tốt đẹp, vừa đáp ứng được nhu cầu kể trên, vừa cung cấp cho xã hội những con người hiện đại, hoàn thiện về nhận thức và tư duy Và thực tế cho thấy, đối tượng hướng đến của DVGD rất rộng, cho nên DVGD được cung cấp không chỉ cho một vài cá nhân,
mà cho nhiều thế hệ Những thế hệ tương lai càng phát triển, thì bộ mặt của một quốc gia, dân tộc cũng từ đó mà thay đổi theo, tạo ra nền tảng cho đất nước đi lên Do đó, DVGD bên cạnh việc đóng góp như là một phần của nền kinh tế, thì cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội, đất nước giàu đẹp, tiến
bộ, văn minh
- Ba là, DVGD là một lĩnh vực có tiềm năng lớn trong quá trình chuyển đổi
số Trong thời kỳ số hoá, với việc nhu cầu học tập và phát triển bản thân ngày càng tăng, công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành giáo dục, từ việc sử dụng các công cụ và ứng dụng công nghệ để cải thiện quá trình học tập, đến việc phát triển các hình thức học tập trực tuyến (e-learning) Thêm vào đó, việc áp dụng công nghệ vào giáo dục không chỉ mang lại lợi ích về mặt hiệu quả
và tiết kiệm chi phí, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận nguồn thông tin, dữ liệu tri thức một cách nhanh chóng Ngày nay, với xu hướng ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, chất lượng DVGD hoàn toàn có thể được nâng cao theo từng ngày, mở ra xu thế phát triển mới cho nền kinh tế và cơ hội khai thác cho các nhà đầu tư
1.1.4 Khái niệm cơ sở giáo dục tƣ thục
Trang 3232 Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 đề ra quy định rằng: cơ sở giáo dục được hiểu là các tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác [2, Điều 5] Tuy nhiên, không biết
do vô tình hay hữu ý, mà Luật Giáo dục 2019 đã bỏ qua sự phân loại đối với các loại hình CSGD đang hiện hữu trong đời sống kinh tế - xã hội, mà chỉ đưa ra các quy định chi tiết về những mô hình CSGD cơ bản, gồm: CSGD mầm non, CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên và CSGD khác Trước đó, Luật Giáo dục 2005 với Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành đã làm tốt hơn, khi quy định khá rành mạch về ba loại hình CSGD đang xuất hiện tại Việt Nam Cụ thể:
1 Cơ sở giáo dục công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chủ yếu
do ngân sách nhà nước bảo đảm
2 Cơ sở giáo dục dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động không vì mục đích lợi nhuận Cộng đồng dân cư cấp cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, bản, ấp, xã, phường, thị trấn
Cơ sở giáo dục dân lập hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhân lực và được chính quyền địa phương hỗ trợ Không thành lập cơ sở giáo dục dân lập ở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục dân lập, Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục dân lập
3 Cơ sở giáo dục tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước
Trang 3333
có thẩm quyền cho phép Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước [5, Điều 18]
Như vậy, có thể tham khảo định nghĩa về CSGD tư thục của Nghị định 75/2006/NĐ-CP làm cơ sở phân tích trong đề tài nghiên cứu Ngoài ra, một số nguồn tài liệu khác cho rằng, trường tư thục là một trường học do tư nhân thành lập và điều hành, còn được gọi là trường phi chính phủ, trường tư nhân tài trợ hoặc trường ngoài nhà nước Trong tiếng Anh, trường độc lập (independent school) thường dùng để chỉ một trường được ưu đãi, tổ chức bởi một quỹ tín thác, tổ chức từ thiện, trong khi trường tư (private school) là trường thuộc sở hữu
tư nhân [32]
Hiện nay, trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xuất hiện chủ yếu hai loại hình CSGD chính, đó là CSGD công lập và CSGD tư thục Hai mô hình CSGD này có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
- Về chủ thể thành lập: CSGD công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm Và có một thực tế hiện nay, là nguồn ngân sách dành cho các CSGD công lập còn rất khiêm tốn, dẫn đến hệ quả là chất lượng cơ
sở vật chất không được đảm bảo, điều kiện học tập của người học gặp khó khăn; thu nhập của nguồn nhân lực làm giáo dục trở nên eo hẹp
Ngược lại, CSGD tư thục thành lập bởi tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động của CSGD tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước Đây là một
Trang 3434 thuận lợi của DVGD tư thục, với việc không bị giới hạn về tiềm lực tài chính sẽ
giúp cho các CSGD tư thục có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tốt nhất, phục vụ tối đa nhu cầu của người học Hơn nữa, chế độ đãi ngộ với nhà giáo cũng hướng đến việc thu hút nhân tài – cơ sở để phát triển bền vững
CSGD tư thục còn được chia ra thành hai nhánh, đó là CSG được thành lập bởi một hoặc một nhóm nhà đầu tư, và CSGD được thành lập bởi doanh nghiệp
- Về mục đích cung cấp dịch vụ: CSGD công lập ra đời để thực hiện nhiệm
vụ giáo dục và đào tạo của quốc gia, là cái nôi thực hiện sự nghiệp giáo dục đại chúng của Đảng và nhà nước, đảm bảo quyền học tập của tất cả mọi người CSGD công lập không đặt ra vấn đề lợi nhuận, thay vào đó, quá trình cung cấp dịch vụ vô hình chung “sinh lợi” về thương hiệu, uy tín cho CSGD công lập Còn đối với CSGD tư thục, mục tiêu phục vụ xã hội đi kèm với mục tiêu sinh lợi, đặc biệt là yếu tố lợi nhuận
- Về tiêu chuẩn dịch vụ: DVGD công lập được cung cấp dựa trên các tiêu chuẩn chung về giáo dục và đào tạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; và thông thường, các CSGD công lập trên một khu vực, tỉnh thành có tiêu chuẩn dịch vụ là tương đương nhau Các dịch vụ này ở mức đáp ứng đủ nhu cầu
cơ bản phục vụ cho việc học tập và rèn luyện của học sinh, và ít có sự lựa chọn – hay nói cách khác là “có gì dùng nấy” Chỉ có một số ít CSGD công lập tại các thành phố lớn có điều kiện, hoặc được cho phép tự nâng cao tiêu chuẩn DVGD của mình Chẳng hạn như các trường chất lượng cao, trường trọng điểm quốc gia, trường chuyên
Mặt khác, CSGD tư thục có sự đa dạng và nâng cao hơn về tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ giảng dạy và đào tạo, dựa trên nền của tiêu chuẩn chung Dịch vụ của các trường tư thục đáp ứng đến mức tối đa nhu cầu của người học, và thường
Trang 3535 xuyên có sự thay đổi, cập nhật theo nguyện vọng của người học So với CSGD công lập, thì phần đa những CSGD tư thục có tiêu chuẩn dịch vụ cao hơn, đa dạng hơn, người học có quyền được lựa chọn loại hình dịch vụ phù hợp với mình
- Về chi phí dịch vụ: CSGD tư thục có chi phí cao hơn nhiều so với CSGD công lập, đây cũng là sự khác biệt giữa dịch vụ do cá nhân, tổ chức cung cấp với dịch vụ được nhà nước tài trợ Đối với CSGD công lập, chi phí mà người học phải bỏ ra căn cứ theo khung giá của nhà nước tại từng thời điểm, điều này trái ngược với CSGD tư thục khi chi phí sẽ được thoả thuận giữa hai bên hoặc được
cơ sở đó ấn định sẵn
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng có sự khác biệt tương đối rõ nét giữa DVGD của hệ thống công lập do nhà nước quản lý, và DVGD cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức ngoài công lập Điều đó cũng phản ánh rằng, cần có sự điều chỉnh riêng rẽ của hệ thống pháp luật quốc gia giữa DVGD công lập và tư thục Bên cạnh đó, có thể phân loại CSGD tư thục theo một số những tiêu chí khác:
- Căn cứ trên loại hình DVGD cung cấp: bao gồm CSGD tư thục mầm non, phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); CSGD tư thục trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; CSGD tư thục dạy nghề; CSGD chuyên biệt, chẳng hạn: dành cho người khuyết tật, trường năng khiếu, đào tạo kỹ năng sống,
- Dựa trên mục đích của hoạt động DVGD: bao gồm CSGD vì lợi nhuận và CSGD không vì lợi nhuận CSGD vì lợi nhuận, hiểu đơn giản là lợi nhuận thu về
từ quá trình cung cấp DVGD sẽ được trả cho các nhà đầu tư dưới dạng lợi tức, căn cứ theo tỷ lệ đóng góp của họ được ghi nhận Đây là cách thức hoạt động
Trang 3636 chủ yếu của các CSGD tư thục hiện nay Ngược lại, đối với CSGD không vì lợi nhuận, thay vì trả lợi tức về cho các nhà đầu tư, các CSGD này sẽ sử dụng lợi nhuận thu được để tái đầu tư cho hoạt động cung cấp DVGD và các hoạt động
bổ trợ, chẳng hạn: mở rộng chi nhánh, nâng cấp cơ sở vật chất, chương trình học bổng, bổ sung thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ giáo dục,
- Dựa trên yếu tố cấu thành của hoạt động DVGD: bao gồm CSGD không
có yếu tố nước ngoài - không sử dụng nguồn nhân lực, chương trình đào tạo chính thức, hay có sự đóng góp về nguồn vốn từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam,
và CSGD có yếu tố nước ngoài - tức là có sử dụng một trong các yếu tố kể trên
có nguồn gốc ngoài lãnh thổ
- Căn cứ vào hình thức cung cấp DVGD: bao gồm CSGD đào tạo trực tiếp - phương thức cung cấp DVGD truyền thống, và CSGD đào tạo trực tuyến - phương thức cung cấp DVGD này chỉ thực sự bùng nổ vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới Hiện nay, nhiều CSGD vẫn kết hợp sử dụng cả hai hình thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến, để tối đa hóa lợi ích mà hai loại hình này đem lại
1.2 Pháp luật về dịch vụ giáo dục trong các cơ sở giáo dục tƣ thục
1.2.1 Khái niệm
Giống như các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật về TMDV ra đời để điều chỉnh hoạt động TMDV, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và đảm bảo sự bình đẳng về đối xử giữa các chủ thể tham gia vào quá trình tạo lập và cung ứng dịch
vụ Quan niệm về pháp luật TMDV bắt nguồn từ quan niệm về pháp luật thương mại Tuy cách hiểu về khái niệm pháp luật thương mại còn nhiều điều khác nhau giữa các nhà khoa học pháp lý, nhưng đều thống nhất ở cách tiếp cận theo hai
Trang 3737 phương diện: chủ thể và khách thể [12, tr 22] Pháp luật TMDV cũng có cách tiếp cận tương tự:
- Theo phương diện chủ thể: pháp luật TMDV là pháp luật áp dụng cho những chủ thể cung ứng dịch vụ Chủ thể cung ứng dịch vụ có thể là cá nhân hoặc tổ chức hành nghề cung ứng dịch vụ Từ đó, pháp luật TMDV chú trọng nhiều đến chủ thể tham gia hoạt động TMDV hơn là tập trung vào nội hàm của các hành vi TMDV
- Theo phương diện khách thể: pháp luật TMDV là pháp luật điều chỉnh các hành vi TMDV diễn ra trong đời sống xã hội Trong giao dịch TMDV quốc tế, WTO có cách tiếp cận tương tự với việc chú trọng điều chỉnh các phương thức cung ứng dịch vụ của các nhà cung cấp (hành vi TMDV)
Pháp luật Việt Nam đã dung hòa cả hai tiêu chí nêu trên, nghĩa là việc xác định tư cách pháp lý của nhà cung ứng dịch vụ và các hành vi thương mại đồng thời được chú trọng
Như đã phân tích trước đó, DVGD được xem là một ngành cung ứng dịch
vụ Dựa trên quan điểm lý luận pháp luật truyền thống ở Việt Nam về pháp luật TMDV, pháp luật về DVGD trong các CSGD tư thục có thể được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Theo nghĩa rộng, pháp luật về DVGD trong các CSGD tư thục được hiểu là
“hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hình thành nên các chủ thể cung cấp DVGD và các quan hệ phát sinh trong quá trình cung cấp DVGD”
Các quan hệ này phát sinh ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình cung ứng dịch vụ và có liên hệ đến nhiều loại chủ thể khác nhau Do đối tượng điều chỉnh
Trang 3838 rộng, cho nên cần đến nhiều quy phạm pháp luật khác nhau và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để điều chỉnh
Theo nghĩa hẹp, pháp luật về DVGD trong các CSGD tư thục là “các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cung cấp DVGD” Theo nghĩa này, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về DVGD chỉ
bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ trong quá trình cung ứng dịch vụ giáo dục (chủ yếu là các thương nhân) Pháp luật về DVGD trong các CSGD tư thục chỉ bao gồm các quy phạm, chế định của các luật về Giáo dục, Luật Thương mại với các phương pháp điều chỉnh của luật tư
1.2.2 Những nguyên tắc cơ bản
Pháp luật thương mại nói chung, và pháp luật về DVGD trong các CSGD
tư thục nói riêng đã đề ra những nguyên tắc điều chỉnh đối với mọi chủ thể tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ, cũng như những hành vi cung ứng dịch vụ có liên quan Luật Thương mại (hợp nhất) 2019 đã thể chế hóa những nguyên tắc này thành sáu điều luật Dưới góc độ của pháp luật về DVGD trong các cơ sở giáo dục tư thục, những nguyên tắc này được thể hiện như sau:
- Một là, bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể cung cấp DVGD: bất kể loại hình, quy mô, tính chất, hình thức hoạt động, thì các cơ sở giáo dục tư thục luôn được pháp luật đối xử bình đẳng, công bằng, không có bất cứ sự thiên vị, phân biệt nào trong quá trình điều chỉnh Hơn nữa, các CSGD tư thục cung cấp DVGD cũng được đối xử bình đẳng như với các CSGD công lập
- Hai là, tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động cung cấp DVGD: việc cung cấp DVGD trong các CSGD tư thục hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện, tự do
ý chí giữa CSGD với người học; không có sự áp đặt, cưỡng ép, đe dọa hay ngăn cản việc cung cấp hay sử dụng dịch vụ Các bên có quyền tự do thỏa thuận
Trang 3939 không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội
để xác lập các quyền và nghĩa vụ của Pháp luật tôn trọng và bảo hộ các quyền
đó
- Ba là, áp dụng thói quen trong hoạt động cung cấp DVGD được thiết lập giữa các bên: trong quá trình cung cấp DVGD, giữa CSGD tư thục và người học mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động giảng dạy và đào đã được thiết lập giữa từ trước Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thì giữa CSGD và người học
đã biết hoặc phải biết những thói quen, thông lệ đó, với điều kiện không được trái với quy định của pháp luật
- Bốn là, áp dụng tập quán trong hoạt động cung cấp DVGD: trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen
đã được thiết lập thì CSGD tư thục và người học được phép áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan
- Năm là, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng: người tiêu dùng ở đây chính là những người trực tiếp hoặc gián tiếp thụ hưởng DVGD được cung cấp bởi các CSGD tư thục Theo đó, các CSGD tư thục cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người học về nội dung đào tạo, chương trình giảng dạy, các dịch vụ tiện ích đi kèm mà mình cung cấp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó Đồng thời, CSGD tư thục phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của DVGD mà mình cung cấp
- Sáu là, thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động cung cấp DVGD: trong quá trình cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản Nguyên tắc
Trang 4040 này là tiền đề cho sự ra đời của hoạt động cung cấp DVGD trực tuyến, xuyên biên giới sử dụng mạng máy tính, thông điệp dữ liệu ảo, số hóa trong thời đại 4.0 ngày nay
1.2.3 Nội dung điều chỉnh
a Chủ thể tham gia dịch vụ giáo dục
Về cơ bản, DVGD trong các CSGD tư thục thường có sự tham gia của những chủ thể sau đây:
- Chủ thể cung cấp DVGD: là các cá nhân, tổ chức ngoài công lập, thành lập và cung cấp DVGD trong các CSGD tư thục Với đặc thù là một ngành kinh doanh có điều kiện, pháp luật hiện hành có những quy định để một chủ thể khi muốn tham gia cung cấp DVGD cần phải đáp ứng Theo đó, chủ thể cung cấp DVGD trước khi gia nhập thị trường cần đảm bảo hai yếu tố: điều kiện thành lập
và điều kiện hoạt động giáo dục Điều kiện thành lập là yếu tố trước tiên, tạo ra cho chủ thể cung cấp DVGD tư cách pháp lý; điều kiện hoạt động giáo dục là yếu tố cốt lõi, quyết định xem CSGD tư thục đó có được phép cung cấp DVGD hay không, có đáp ứng được các tiêu chí về nhân lực, vật lực, về nội dung chương trình đào tạo, hay không, hay thậm chí có vi phạm quy định về giáo dục và đào tạo dẫn đến việc bị đình chỉ hoạt động không
Bên cạnh chủ thể cung cấp DVGD là các nhà đầu tư, cũng xuất hiện một chủ thể là các cá nhân trực tiếp thực hiện việc cung cấp DVGD đến cho người học (khách hàng) của mình Đây là những giáo viên, giảng viên, huấn luyện viên, Có thể nói, đây cũng là một chủ thể cần lưu tâm, bởi hoạt động giáo dục
có hàm lượng tri thức lớn, cần được tiến hành bởi những cá nhân có trình độ chuyên môn nhất định, có đạo đức nghề nghiệp Do đó, pháp luật cũng có sự điều chỉnh, đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp dành cho chủ thể này