Tên đề tài: “ Nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng nhất trong tiêu đề/tên của nó.” - Tên đề tài cần có tính đơn nghĩa, rõ ràng ngắn gọn, cô đọng vấ
Trang 1Trang bìa của Đề cương Luận văn thạc sĩ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trang 2GỢI Ý VIẾT ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
I HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
Đề cương luận văn thạc sĩ của học viên:
Trình bày trên một mặt giấy, giấy trắng khổ A4, chữ Times New Roman 13 của hệ soạn thảo Winword, mật độ chữ bình thường, không kéo dãn hay nén chữ, dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 line.
Trang bìa ghi rõ:
+ Đề cương Luận văn Thạc sỹ:
+ Tên đề tài
+ Chuyên ngành
+ Mã ngành
+ Họ và tên học viên
+ Người hướng dẫn khoa học
Bìa đóng giấy cứng
Tháng, năm ở trang bìa là thời điểm nộp Đề cương Luận văn của Học viên.
II NỘI DUNG TRÌNH BÀY
Trang 31 Tên đề tài: “ Nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng nhất trong tiêu đề/tên của nó.”
- Tên đề tài cần có tính đơn nghĩa, rõ ràng ngắn gọn, cô đọng vấn đề nghiên cứu, chuyên biệt, không trùng lặp với tên các đề tài đã có, có địa điểm, thời gian …, không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.
- Phù hợp với chuyên ngành đào tạo
- Không nên có nội dung nghiên cứu quá rộng dẫn đến không thực hiện được
- Tránh đề tài có chung nhiều chuyên ngành, quá đặc thù
- Vấn đề được nghiên cứu phải có giá trị khoa học và thực tiễn
- Nên đi sâu vào nghiên cứu 1 - 2 vấn đề để kết luận có tính khoa học cao.
2 Đặt vấn đề.
Tính cấp thiết của đề tài:
Học viên cần lý giải rõ đề tài nghiên cứu của mình nhằm giải quyết vấn
đề gì (vấn đề nghiên cứu, không phải vấn đề thực tiễn) Đề tài có thể giải quyết được 1 vấn đề hoặc cũng có thể nhiều hơn.
- Trình bày lý do tại sao chọn đề tài nghiên cứu này?
- Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu đề tài này
Đặt ra các giả thiết trong nghiên cứu không riêng gì ngành Kinh tế
-Xã hội mà cả các ngành Khoa học Kỹ thuật đều cần có.
3 Mục tiêu nghiên cứu.
3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát.
Nêu được mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu là
nhằm giải quyết vấn đề gì trong lĩnh vực nào.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
Trang 4Xác định các mục tiêu cụ thể đề tài cần đạt được để nêu bật mục đích tổng quát.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng nào?
Phạm vi nghiên cứu (ở đâu ? thời gian nào ?)
Tổng quan tài liệu:
Phần này rất quan trọng vì vậy học viên cần trình bày kỹ lưỡng trong khoảng 2- 5 trang, trong đó phần tổng quan chung chiếm 1/3 tổng quan tài liệu, các vấn đề cần nghiên cứu cần được phân tích rõ ràng, cụ thể chiếm 2/3 tổng quan tài liệu
Học viên cần trình bày/viết rành mạch theo một hệ thống logic các vấn
đề, thể hiện ra được tầm quan trọng của đề tài.
Nêu bật được các kết quả nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong nước và ngoài nước (chú ý các tài liệu gốc, mới trong phạm
vi 5 - 6 năm trở lại đây) các tài liệu, tạp chí liên quan trực tiếp tới các vấn đề nghiên cứu)
Đề tài nghiên cứu hiện tại của học viên đang ở trạng thái nào ? (đề tài mới bắt đầu hay tiếp tục đề tài nghiên cứu trước đây của người nghiên cứu? )
Các tác giả, nhà nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực đã làm được gì ? Những vấn đề gì còn tồn tại cần nghiên cứu tiếp ?
Người nghiên cứu cần :
Tham khảo các tạp chí chuyên ngành ở Châu Âu, Mỹ: lấy reviews, abstracts của các bài báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Tham khảo các mẫu luận án trên internet, tham khảo cách trích dẫn tài liệu tham khảo
5 Nội dung, địa điểm, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nội dung nghiên cứu:
Trang 5Nội dung nghiên cứu cần theo sát các mục tiêu nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Mỗi nội dung nghiên cứu cần có phạm vi, địa điểm và phương pháp nghiên cứu riêng, phù hợp yêu cầu Học viên có thể trình bày như sau:
5.2.1 Thời gian nghiên cứu.
5.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Nêu tóm tắt các nội dung chính về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội của địa bàn nghiên cứu, những đặc điểm này có liên quan mật thiết đến
đề tài nghiên cứu.
5.2.3 Vật liệu nghiên cứu (nếu có)
5.2.4 Phương pháp nghiên cứu
Nêu tên, nội dung của các phương pháp nghiên cứu, bố trí, xử lý số liệu của thí nghiệm và việc vận dụng các phương pháp này vào đề tài nghiên cứu Nếu có mô hình thì phải nêu được mô hình lý thuyết và mô hình thực nghiệm trong nghiên cứu này Tùy theo đề tài nghiên cứu có thể có phần lý thuyết cơ bản.
Lưu ý: Người nghiên cứu có thể trình bày chung địa điểm, thời gian, vật liệu
nghiên cứu, phương pháp thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi theo từng nội dung nghiên cứu.
5.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
6 Dự kiến kết quả (viết theo từng nội dung nghiên cứu, dự kiến logíc và khoa học, tính khả thi )
7 Kế hoạch thực hiện:
Học viên cần trình bày những việc làm cụ thể trong từng giai đoạn/thời
kỳ, những hoạt động nào tiến hành trước/sau? Thời gian dự kiến cho từng hoạt động là bao lâu?
Stt Nội dung nghiên cứu Thời gian Thời gian Kết quả nghiên cứu
Trang 68 Tài liệu tham khảo:
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo:
Các tài liệu tham khảo phải được trích dẫn theo số thứ tự của các tài liệu được liệt kê ở tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông Tài liệu được đặt trong ngoặc vuông một cách độc lập theo thứ tự tăng dần, ví dụ[2], [4],[6]
Tài liệu tham khảo xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga…) Các tài liệu nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.
Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách);
Năm xuất bản được đặt sau dấu ngoặc đơn và dấu phẩy sau ngoặc đơn; Tên sách, tạp chí được in nghiêng và đặt dấu phẩy cuối tên;
Nhà xuất bản, dấu phẩy được đặt cuối tên ;
Nơi xuất bản, dấu kết thúc tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày tháng năm
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC HỌC VIÊN
HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
Tên đề tài: Tên đề tài viết ngắn gọn nhưng nêu được vấn đề cơ bản cần giải quyết,
không ghi tên đề tài quá dài và chứa đựng quá nhiều mục tiêu
Hình thức: Có hình thức đúng với quy định theo yêu cầu cầu.
Trang 7Tính phù hợp: Tên đề tài và nội dung luận văn phù hợp với mã ngành và chuyên
ngành đào tạo
Sự trùng lặp: Đề tài không sao chép cơ học với các công trình đã được đăng tải.
Tính cấp thiết: Đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đang được nhiều
người quan tâm
Tính khả thi: Phù hợp với trình độ của học viên; Có thể hoàn thành luận văn trong
thời gian và môi trường nghiên cứu, đào tạo cho phép
Tính khoa học: Được thể hiện thông qua mô hình toán, phân tích, đánh giá, thực
nghiệm, tính toán mô phỏng (Xem yêu cầu về nội dung)
Tính ứng dụng: Có khả năng ứng dụng vào thực tế hay được học thuật hóa trên cơ
sở các đề tài nghiên cứu của Học viện
Nội dung: Đề cương luân văn phải nêu bật được các dự định nghiên cứu sẽ tiến
hành trong thời gian làm luận văn, bao gồm:
Đề tài; Lý do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng và phạm vinghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Diễn giải cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thiết khoa học và phương pháp nghiêncứu sử dụng; Tổng hợp, thu thập, phân tích, đánh giá các số liệu trên cơ sở lýthuyết, giả thiết khoa học để giải quyết vấn đề mà đề tài nghiên cứu
Mẫu tham khảo viết đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ:
Trang bìa của Đề cương Luận văn thạc sĩ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trang 8ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN A
HÀ NỘI – 2021
Trang 9ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ đồng ý duyệt đề cương)
Hà Nội, ngày tháng năm
Trang 10MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 9
1.1 Những vấn đề lý luận về an toàn thực phẩm 9
1.1.1 Khái niệm thực phẩm 9
1.1.2 Khái niệm về an toàn thực phẩm 11
1.2 Pháp luật về an toàn thực phẩm 12
1.2.1 Khái niệm pháp luật về an toàn thực phẩm 12
1.2.2 Đặc điểm của pháp luật an toàn thực phẩm 15
1.3 Các yếu tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm 17
1.3.1 Mức độ hoàn thiện của pháp luật về an toàn thực phẩm 17
1.3.2 Trình độ nhận thức của người sử dụng thực phẩm, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm về pháp luật an toàn thực phẩm và đạo đức kinh doanh của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm 18
1.3.3 Hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 19
Kết luận Chương 1 21
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 22
2.1 Thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm 22
2.1.1 Các quy định liên quan đến các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong bảo đảm an toàn thực phẩm 22
Trang 112.1.2 Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm trong bảo đảm an toàn thực phẩm 25
2.1.3 Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn và điều kiện bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm 26
2.1.4 Các quy định về kiểm soát các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thủy sản liên quan đến an toàn thực phẩm 29 2.1.5 Các quy định về xuất nhập khẩu thực phẩm 31 2.1.6 Các quy định về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 33
2.1.7 Các quy định về thanh tra, kiểm tra vấn đề an toàn thực phẩm và xử
Trang 122.3.4 Nguyên nhân từ hạn chế trong nhận thức Pháp luật của một bộ phận
không nhỏ người dân về vấn đề an toàn thực phẩm 62
Kết luận chương 2 63
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 65
3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật ATTP 65
3.2 Giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo, tăng cường nguồn lực, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ATTP 67
3.3 Giải pháp đổi mới tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng thực phẩm 71
Kết luận chương 3 75
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 82
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng có tính chất sống còn đối với sức khỏe của người dân nói riêng và sự phát triển giống nòi của cả dân tộc nói chung Thời gian qua, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lớncủa người dân, được coi là vấn nạn của quốc gia Nó trở thành vấn đề “nóng” của toàn xã hội An toàn thực phẩm cũng là chủ đề quan trọng trong các kỳ họp của Đảng, Quốc hội Các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, nhưng trước thực trạngkhó kiểm soát hiện nay, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là thách thức lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Chúng ta đang sống trong sự “bao vây” của thực phẩm mất an toàn, thực phẩm bẩn Nhiều người dân tỏ ra nghi ngờ, khó lựa chọn thực phẩm an toàn, kể cả những thực phẩm thiết yếu
Mặc dù đã được Quốc hội thông qua Luật An toàn thực phẩm số
55/2010/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011; Nghị định
38/2012/NĐ-CP, ban hành 25 tháng 04 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định 91/2012/NĐ-CP, ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm cùng nhiều văn bản khác đã ghi nhậntương đối toàn diện về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm song khả năng áp dụng còn hạn chế, nội dung điều chỉnh còn mang tính nguyên tắc và cứng nhắc Hơn nữa việc đưa các chế tài mạnh mẽ để
xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm còn chưa được chú trọng, quản lý vẫn theo nguyên tắc cũ là giơ cao đánh khẽ do đó chưa tạo ra tính răn đe cao, nhiều hành vi với mức xử phạt quá nhẹ nên dẫn đến tình trạng vi phạm bị xử phạt rồi lại tái phạm
Ngày 21 tháng 10 năm 2011, Ban Bí thư khóa XI đã ban hành Chỉ thị số CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới Nội dung Chỉ thị đã nhận định và đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm: “Trong thời gian qua, vấn đề an toàn thực phẩm đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được kết quả nhất định Nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng về an toàn thựcphẩm bước đầu đã có chuyển biến Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác an toàn thực phẩm đã được xây dựng và từng bước được hoàn thiện Bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phươngđang được kiện toàn; thực hiện phân công, phân cấp và phối hợp giữa các bộ, ngành
08-và địa phương bước đầu phát huy hiệu quả; công tác quản lý 08-và đảm bảo an toàn thực phẩm có tiến bộ rõ nét ở một số mặt Tuy nhiên, vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều yếu kém Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận
0
Trang 14không tính đến quyền lợi của người tiêu dùng Ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân, giống nòi và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế
Nguyên nhân chính của những hạn chế và yếu kém trên là do sự lãnh đạo, chỉ đạo thiếu đồng bộ, thiếu kiên quyết của một số cấp ủy Đảng, chính quyền; nhận thức của người sản xuất kinh doanh và người dân về an toàn thực phẩm chưa đầy
đủ, còn quá đơn giản”
Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua, Sở Y tế thành phố Hà Nội đã phối hợp cùng với các cơ quan hữu quan trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các cơ sở thực phẩm, xử lý các cơ sở, cá nhân vi phạm với nhiều hình thức Riêng năm 2017, kiểm tra đạt 78.577/96.783 lượt cơ sở, chiếm tỷ
lệ 81,2%, trong đó tuyến thành phố kiểm tra 1.162 cơ sở, tuyến quận huyện kiểm tra 95.621 cơ sở Phạt tiền 2.475 cơ sở với số tiền phạt: 5.531.910 đồng, hủy sản phẩm 457 cơ sở (năm 2016: phạt tiền 1.095 cơ sở với số tiền phạt là 6.054.256.000 đồng) Thực hiện xét nghiệm tại Labo (xét nghiệm vi sinh vật
và hóa lý) đạt 910/1.001 mẫu xét nghiệm (90,9%) Xét nghiệm nhanh đạt 213.671/227.380 mẫu (94%), trong đó xét nghiệm tinh bột đạt 157.385/169.744 mẫu (92,7%) và các xét nghiệm khác (hàn the, nước sôi, dấm vô cơ, phẩm mầu, formaldehit, methanol…) đạt 56.286/57.636 mẫu (97,7%).
Ngày 22/05/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 1801/QĐ-BNN-QLCL năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới Theo đó, một trong các nội dung nhiệm vụ được đặt ra là thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp; tiếp tục rà soát hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Vì vậy tôi chọn đề tài này với mong muốn có thể phân tích và chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hệ thống pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này Đề tài không mới nhưng có tính ứng dụng cao Rất mong những nghiên cứu, những vấn đề đưa
ra và giải quyết trong đề tài sẽ góp phần chỉ ra những tồn đọng, bất cập trong
1