1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài mối quan hệ giữa lòng tự trọng và stress trong công việc của người lao Động trong ngành dịch vụ Ăn uống Ở tỉnh quảng ninh

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa lòng tự trọng và stress trong công việc của người lao động trong ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Đặng Thị Nga
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Bá Đạt
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Vì vậy, để giảm thiểu mức độ stress, đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài này như tác động của stress, các nguyên nhân, các biện pháp, sự tương tác giữa stress và sự cân bằng,…trong đó c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Bá Đạt

Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Nga – 20030205

K65 Tâm lý học chuẩn

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1.1 Lý do chọn đề tài 3

1.2 Mục đích nghiên cứu ………4

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Mẫu nghiên cứu 5

1.6 Câu hỏi nghiên cứu 5

1.7 Giả thuyết nghiên cứu 5

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

2.1 Lòng tự trọng cao dẫn đến stress thấp trong công việc 5

2.2 Lòng tự trọng cao dẫn đến stress cao trong công việc 7

2.3 Kết luận 7

3 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

3.1 Các khái niệm cơ bản: 8

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

4.1 Nghiên cứu định lượng 9

4.2 Chiến lược chọn mẫu 9

4.3 Công cụ nghiên cứu: 9

4.3.1 Về lòng tự trọng 9

4.3.2 Về stress 10

4.4 Quy trình khảo sát 11

4.5 Phương pháp phân tích dữ liệu………11

5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11

5.1Thực trạng lòng tự trọng trong công việc ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh khá cao 12

5.2 Mức độ stress trong công việc của người lao động ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh khá thấp 13

5.3 Lòng tự trọng cao thì stress trong công việc của người lao động ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh thấp 16

6 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17

7 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 18

PHỤ LỤC 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO………… 22

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển như vũ bão của xã hội ngày nay, có thể thấy vấn đề stress trong công việc của người lao động ngày càng trở nên phổ biến Cụ thể, nghiên cứu: “Work Stress and Job Satisfaction: Evidence from Vietnam” (Le, A V., et al., 2018) đã chỉ ra tỷ lệ stress trong công việc ở một số ngành nghề ở Việt Nam khá cao Nguyên nhân chung là do thời gian làm việc kéo dài, công việc quá tải, không đạt được mục tiêu, thiếu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, môi trường làm việc không thuận lợi,… Ở nước ta, Nghiên cứu: “Psychosocial Work Stressors and Well - being: A Study of Employees in Viet Nam” (Nguyen, T D., et al., 2019) cho thấy

áp lực công việc, xung đột công việc-gia đình, thiếu sự công bằng và thiếu hỗ trợ từ cấp quản

lý đều là các yếu tố gây stress trong công việc Đặc biệt với ngành dịch vụ, tỷ lệ stress càng cao khi phải đáp ứng nhanh chóng về thời gian và yêu cầu của khách hàng, tương tác, giao tiếp, xử lý tình huống, làm việc trong môi trường không ổn định Cụ thể như nhân viên khách sạn ở Việt Nam phải đối mặt với stress cao vì áp lực công việc, khách hàng, sự thiếu thốn thời gian (Tran,T.N, 2016) Trong đó, đáng quan tâm là ngành dịch vụ ăn uống, với áp lực thời gian phục vụ và chờ đợi của khách hàng, không gian làm việc ồn ào, nhiều yếu tố gây mất tập trung, đôi khi thiếu nguồn lực hỗ trợ khi gặp khách hàng đông, người lao động gặp stress là không tránh khỏi Không phải nhân viên nào cũng có kĩ năng đối phó với stress nên tình trạng còn trở nên trầm trọng hơn

Khi mức độ stress cao có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của nhân viên, tăng nguy cơ burnout (tình trạng kiệt sức về tâm lý và thể chất do áp lực công việc liên tục và căng thẳng)giảm năng suất làm việc, trì trệ sản xuất, kinh tế chậm phát triển Đối với dịch vụ ăn uống, stress trong công việc sẽ giảm doanh thu, làm mất uy tín thương hiệu, khó thu hút khách hàng về lâu dài, thậm chí phá sản

Vì vậy, để giảm thiểu mức độ stress, đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài này như tác động của stress, các nguyên nhân, các biện pháp, sự tương tác giữa stress và sự cân bằng,…trong đó có sự liên quan giữa lòng tự trọng và stress trong công việc Lòng tự trọng

là sự tự tin và sự sẵn lòng đối mặt với thách thức, là khả năng quản lý cảm xúc, là sự đánh giá tích cực về bản thân và công việc của mình Nó ảnh hưởng quan trọng đến mức độ stress trong công việc của nhân viên Ví dụ như nghiên cứu của tác giả Timsit, J et al., 2011 trong

Trang 4

công việc thường có mức độ stress và burnout thấp hơn Nghiên cứu này cho thấy rằng khi người lao động có lòng tự trọng cao, họ có khả năng đối mặt và xử lý tốt hơn với các tình huống căng thẳng trong công việc, từ đó giảm mức độ stress Lòng tự trọng cao cũng có thể tạo ra một tâm lý tích cực, giúp người lao động cảm thấy tự tin và kiên nhẫn hơn trong việc đối phó với áp lực công việc

Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của mức độ stress ảnh hưởng tới công việc của người lao động, mối tương quan giữa lòng tự trọng và stress trong công việc nói chung, ngành dịch vụ ăn uống nói riêng, hơn nữa ở Việt Nam, Quảng Ninh chưa phổ biến, nên chúng tôi

quyết định chọn đề tài: “ Mối quan hệ giữa lòng tự trọng và stress trong công việc của người lao động ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh”, nhằm làm rõ thực trạng stress

và lòng tự trọng trong ngành dịch vụ ăn uống của người lao động tỉnh Quảng Ninh Từ đó chỉ

ra mối tương quan giữa lòng tự trọng và mức độ stress trong công việc của họ và khuyến nghị những biện pháp hỗ trợ người lao động nâng cao sức khỏe tâm thần

1.2 Mục đích nghiên cứu: chỉ ra mối liên hệ giữa lòng tự trọng và stress trong công việc

của những người lao động ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh, từ đó, đưa ra được những khuyến nghị, những biện pháp hỗ trợ người lao động tăng cường sức khỏe tâm thần

và nâng cao hiệu quả công việc của họ

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

1.3.1 Phân tích cơ sở lý luận về lòng tự trọng và các stress trong công việc của người lao động ngành dịch vụ ăn uống ở Quảng Ninh, từ đó, có các giả thuyết về mối tương quan giữa hai yếu tố này

1.3.2 Khảo sát thực tế tại tỉnh Quảng Ninh và đưa ra các kết luận

1.3.3 Đưa ra các khuyến nghị, giải pháp

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa lòng tự trọng và stress trong công việc của người lao động ngành dịch vụ ở tỉnh Quảng Ninh

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Quảng Ninh, các đối tượng trong độ tuổi từ 18 – 30 Thời gian tiến hành khảo sát: 24/06/2023 đến ngày 14 / 07 / 2023

Trang 5

1.5 Mẫu nghiên cứu: 130 – 150 phiếu khảo sát, khách thể là những người lao động ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh

1.6 Câu hỏi nghiên cứu

1.6.1 Thực trạng về Lòng tự trọng trong công việc của người lao động ngành dịch vụ ăn uống

ở tỉnh Quảng Ninh như thế nào ?

1.6.2 Thực trạng về Stress trong công việc của người lao động ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh như thế nào ?

1.6.3 Mối quan hệ giữa lòng tự trọng và stress trong công việc của người lao động ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh như thế nào ?

1.7 Giả thuyết nghiên cứu

1.7.1 Thực trạng lòng tự trọng trong công việc ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh khá cao

1.7.2 Mức độ stress trong công việc của người lao động ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh khá thấp

1.7.3 Lòng tự trọng cao thì stress trong công việc của người lao động ngành dịch vụ ăn uống

ở tỉnh Quảng Ninh thấp

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Trên thế giới và ở Việt Nam, những nghiên cứ về đề tài này đã nhận được nhiều sự chú tâm Nhìn chung, có thể khái quát thành các hướng sau đây: (1) lòng tự trọng cao có liên quan đến ít stress hơn, có khả năng tự quản lý stress tốt hơn (2) lòng tự trọng quá cao có thể dẫn đến áp lực hoàn hảo, tự đặt ra những tiêu chuẩn không thể đạt được và cảm thấy bất mãn khi không đạt được những tiêu chuẩn đó dẫn đến căng thẳng quá mức trong công việc

2.1 Lòng tự trọng cao dẫn đến stress thấp trong công việc

Ở nước ngoài, đã có rất nhiều nghiên cứu thể hiện luận điểm trên như:

Nghiên cứu của các tác giả Williams (1997) và Winkel et al (2006) đã tìm thấy mối quan hệ âm điểm giữa lòng tự trọng và stress trong công việc Kết quả cho thấy rằng lòng tự trọng cao hơn có liên quan đến mức độ stress thấp hơn trong công việc Một nghiên cứu do

Trang 6

và cảm giác kiểm soát trong công việc Kết quả cho thấy rằng những người có lòng tự trọng cao hơn thường cảm thấy có sự kiểm soát hơn về công việc của mình, từ đó giảm bớt mức độ stress Một nghiên cứu khác của Aryee et al (2002) tìm thấy một mối quan hệ nghịch đảo giữa lòng tự trọng và stress trong công việc Kết quả cho thấy rằng những người có lòng tự trọng thấp hơn thường có mức độ stress cao hơn trong công việc Nghiên cứu “The Relationship between Self-Esteem and Job Stress among Hospitality Employees” (Wang, Z.,

& Liu, Y., 2015) cho thấy có một mối quan hệ âm giữa lòng tự trọng và stress trong công việc, tức là khi lòng tự trọng tăng lên, stress trong công việc giảm đi Nghiên cứu “Self-Esteem and Job Stress among Service Industry Employees: The Mediating Role of Job Satisfaction (Yu, S., et al., 2018), tập trung vào tác động của lòng tự trọng đối với stress trong công việc của nhân viên trong ngành dịch vụ, với vai trò trung gian của sự hài lòng với công việc (job satisfaction) Kết quả cho thấy có một mối quan hệ âm giữa lòng tự trọng và stress trong công việc thông qua sự hài lòng với công việc Lòng tự trọng cao có thể dẫn đến sự hài lòng với công việc, từ đó giảm stress Với dịch vụ hàng không, nghiên cứu “The Relationship between Self-Esteem and Job Stress among Airline Service Employees: The Mediating Role

of Coping Strategies (Chen, H., et al., 2017) chỉ ra lòng tự trọng cao có mối quan hệ âm với stress trong công việc thông qua việc sử dụng các chiến lược chống đỡ hiệu quả Nhân viên

có lòng tự trọng cao thường sử dụng các chiến lược chống đỡ tích cực hơn, từ đó giảm stress trong công việc

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Đào Phú Quý về thuyết nhu cầu của Maslow với việc động viên người lao động (2010) đã chỉ ra việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người lao động sẽ tạo động lực và tinh thần để người lao động gắn bó với công việc và làm việc tốt hơn Liên quan đến lòng tự trọng của bản thân Trong đó, theo thuyết nhu cầu của Abraham Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin Đây là mong muốn của con người khi nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công” Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn trọng và kính nể

Trang 7

2.2 Lòng tự trọng cao dẫn đến stress cao trong công việc

Nghiên cứu “The Dark Side of Self-Esteem: A Multi-Method Examination of the Relationship between Self-Esteem and Stress” (Crocker, J., et al., 2003) cho thấy lòng tự trọng cao có thể dẫn đến mức độ stress cao hơn trong công việc Những người có lòng tự trọng cao có xu hướng chịu áp lực về việc đạt được kỳ vọng và nhu cầu cao, từ đó tạo ra stress trong công việc Một nghiên cứu của Wang, G., & Lu, C., 2012 “The Curvilinear Relationship between Work Pressure and Job Performance: The Moderating Role of Self-Esteem”, tìm hiểu mối quan hệ giữa áp lực công việc và hiệu suất công việc, với lòng tự trọng đóng vai trò điều tiết Kết quả cho thấy tồn tại một mối quan hệ không tuyến tính giữa áp lực công việc

và hiệu suất công việc Lòng tự trọng cao có thể làm tăng stress trong công việc khi áp lực công việc tăng quá mức chịu đựng của người lao động Hay lòng tự trọng cao có thể gây ra cách xử lý stress không hiệu quả và gia tăng mức độ stress và suy thoái tâm lý được chứng minh qua nghiên cứu “The Impact of Self-Esteem on Stress Coping Strategies and Psychological Distress among Chinese Policewomen” ( Zheng, X., et al., 2017)

2.3 Kết luận

Qua việc tổng quan tài liệu về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng giữa lòng

tự trọng với stress trong công việc nói chung và ngành dịch vụ ăn uống nói riêng Mối quan

hệ giữa lòng tự trọng và stress không phải lúc nào cũng đơn chiều Có thể có tương quan khả quan giữa lòng tự trọng và stress, có nghĩa là khi lòng tự trọng tăng lên, stress cũng giảm, và ngược lại Tuy nhiên, cũng có trường hợp khi lòng tự trọng cao có thể dẫn đến áp lực hoàn hảo và căng thẳng quá mức, từ đó tăng stress

Về phương pháp nghiên cứu, hầu hết các nghiên cứu là định lượng theo lát cắt ngang ít

có nghiên cứu định tính, bổ dọc để khám phá sâu hơn về mối quan hệ giữa lòng tự trọng và stress trong công việc của người lao động kể cả ngành dịch vụ ăn uống

Đa số các nghiên cứu điều là ngành dịch vụ nói chung, hoặc cụ thể như dịch vụ khách sạn, hàng không, nhân viên y tế,… còn dịch vụ ăn uống còn chưa có nhiều Ở Việt Nam, chưa

có nhiều nghiên cứu về đề tài này, đặc biệt là ngành dịch vụ ăn uống nói riêng Đó chính là

lý do mà chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu trong xã hội Việt Nam, từ đó gợi ý những biện pháp khắc phục, giúp người lao động giảm bớt stress trong công việc hơn

Trang 8

3 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1 Các khái niệm cơ bản:

3.1.1 Lòng tự trọng: là khái niệm tâm lý đề cập đến ý thức của cá nhân về giá trị của chính mình (Blascovich và Tomaka, 1991) Có thể là thái độ tiêu cực hoặc tích cực về bản thân, mức độ ưa thích hoặc hài lòng với bản thân hoặc cũng có thể là cảm giác về giá trị bản thân

so với người khác (Brinthaupt và Erwin, 1992) Là thái độ thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với bản thân của cá nhân (Rosenberg,1965) Là thước đo nhận thức về giá trị các mối quan

hệ của cá nhân (Leary và Baumeister (2000); Leary và cộng sự (1995)) Nghiên cứu của

chúng tôi xem lòng tự trọng là đánh giá tổng thể về giá trị bản thân của một người, tức là mức độ người đó tin tưởng và tự hào về bản thân mình

3.1.2 Stress: còn được gọi là áp lực hay căng thẳng, là trạng thái phản ứng của cơ thể và tâm hồn, là trạng thái tâm lý, sinh lý tự nhiên khi đối diện với các yêu cầu, thách thức, hoặc sự thay đổi môi trường vượt quá khả năng coping (đối phó) của cá nhân Với các biểu hiện sinh

lý như tăng nhịp tim, hô hấp nhanh, tăng huyết áp và tăng sự tỉnh táo Đây là phản ứng tự nhiên giúp cơ thể sẵn sàng để đối mặt với tình huống khó khăn Mức độ stress có thể thay đổi

từ nhẹ và tạm thời cho đến nặng và kéo dài, mang tính cá nhân,

Trong tâm lý học lao động, nghiên cứu sâu đến khía cạnh stress và stress trong công việc cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa các yếu tố môi trường (tiếng ồn, ánh sáng,…), yếu tố xã hội (mức lương, bầu không khí tâm lý,…), yếu tố mô hình sản xuất (sự tập trung,

sự lặp lại của hành vi, áp lực,…) với stress Đôi khi một hành vi, mô hình sản xuất được lặp lại đều đều, lặp lại quá nhiều lần cũng gây stress cho cá nhân, hoặc diễn biến quá đột ngột cũng gây cho con người những stress nhất định

Nghiên cứu của chúng tôi xem stress trong công việc là trạng thái tâm lý và sinh lý

của người lao động khi họ phải đối mặt với áp lực, yêu cầu và khó khăn trong công việc dịch

vụ ăn uống Công việc thường đòi hỏi sự tương tác liên tục với khách hàng, đặt nhiều yêu cầu

về kỹ năng giao tiếp, động não và khả năng quản lý thời gian, dẫn đến stress

Trang 9

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Nghiên cứu định lượng

4.2 Chiến lược chọn mẫu: Khảo sát ngẫu nhiên các bạn nhân viên, quản lý trong các nhà

hàng, quán ăn, nước uống qua thực tế và online

4.3 Công cụ nghiên cứu:

4.3.1 Về lòng tự trọng

Thang đo lòng tự trọng của Rosenberg: 10 item tương ứng với 10 câu mô tả về cảm nhận của

cá nhân về bản thân Khách thể được yêu cầu đánh giá mức độ chính xác của mỗi câu trong việc mô tả cảm nhận của cá nhân về bản thân theo thang điểm Likert với 4 mức độ: 1 rất không chính xác, 2 không chính xác, 3 chính xác, 4 rất chính xác Trong đó, các item 3, 5, 8,

9, 10 được đảo ngược điểm Tổng điểm các item càng cao thì lòng tự trọng của cá nhân càng cao

Rất không chính xác

Không chính xác

Chính xác

Rất chính xác

Tôi cảm thấy mình là một người có giá trị, ít nhất là cũng bình

Tôi cảm thấy mình chẳng có nhiều điểm để tự hào

Tôi có một thái độ tích cực đối với bản thân mình

Nhìn chung tôi hài lòng với bản thân mình

Tôi ước rằng mình có thể tôn trọng bản thân nhiều hơn

Có những lúc tôi cảm thấy mình thật vô dụng

Đôi khi tôi thấy mình chẳng có gì tốt đẹp

Trang 10

4.3.2 Về stress: Sử dụng thang đo trong Luận văn Thạc sĩ tâm lý học của tác giả Lê Thị Hương (2013): "Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay."

4.3.2.1 Bảng hỏi về mức độ áp lực đối với một số công việc ngành dịch vụ ăn uống: bưng

bê, dọn dẹp,…

bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường xuyên

Nấu đồ ăn, pha chế đồ uống

Bưng bê

Lau dọn (dọn bàn, rửa bát, lau sàn, )

Tương tác với khách hàng (Oder, tư vấn )

Thu ngân

4.3.2.2 Bảng hỏi về mức độ các biểu hiện stress qua hành vi trong khi làm việc

bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường xuyên

Mất tập trung trong công việc

Cư xử thiếu thân mật hay tỏ ra nghi ngờ

Không muốn làm việc

Hay càu nhàu xúc phạm quát mắng

Hay cáu gắt, chỉ trích trẻ xin không cho

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường xuyên

Đau đầu

Tay chân run, toát mồ hôi

Trang 11

Khó thở

Cáu giận vô cớ

Nói không lưu loát

Mệt mỏi không muốn làm gì

Mất ngủ

Cảm thấy áp lực công việc

Khó thể hiện sự nhiệt tình

Có cảm giác người khác ác cảm với mình

Không hứng thú trong công việc nhưng

vẫn làm việc

Mất niềm tin vào bản thân

Hay quên, nhiều lần

Khó tập trung trong công việc

Nói nhiều, nói to, không kiểm soát được

cảm xúc

Ít nói, hay suy nghĩ miên man

Phản ứng thái quá với những việc nhỏ

nhặt

Lo lắng

Thờ ơ với công việc

4.4 Quy trình khảo sát: Ngày 25 - 26/06/ 2023: Khảo sát thực tế các bạn nhân viên, quản

lý, người làm chủ từ các nhà hàng ăn uống, các quán nước đến các đầu bếp, phục vụ ở khách sạn Công Đoàn, tỉnh Quảng Ninh Đồng thời, gửi link khảo sát online đển các bạn

làm trong ngành dịch vụ ăn uống ở Quảng Ninh qua Facebook, Gmail

4.5 Phương pháp phân tích dữ liệu: Xử lý qua phần mềm SPSS, Mã hóa thông tin chung:

giới tính: nam = 0, nữ = 1 Học vấn: tiểu học, THCS = 1, THPT = 2, đại học = 3, sau đại học = 4 Hoàn cảnh: nghèo = 1, đủ sống = 2, khá giả = 3, giàu có = 4 Mặt hàng kinh doanh:

đồ ăn = 1, đồ uống = 2, cả 2 = 3 Kinh nghiệm: dưới 1 năm = 1, 1-3 năm = 2, 3-5 năm = 3, trên 5 năm = 4 Thời gian làm việc: 8h = 1, 9h = 2, 10h = 3, trên 10h = 4 Mức độ: rất không chính xác/không bao giờ = 1, Không chính xác/ thỉnh thoảng = 2, Chính xác/ thường xuyên

= 3, Rất chính xác/ rất thường xuyên = 4 Thao tác: tính điểm trung bình và tương quan

5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa trên ĐTB, chúng tôi phân loại như sau: ĐTB từ 1 đến 1,75: không bao giờ/ rất không chính xác( thấp) ; 1,75 < ĐTB _< 2,5: thỉnh thoảng/ không chính xác( khá thấp); từ 2,5 < 3,25: thường xuyên/ chính xác ( khá cao); từ 3,2: rất thường xuyên/ rất chính xác ( cao)

Trang 12

5.1Thực trạng lòng tự trọng trong công việc ngành dịch vụ ăn uống ở tỉnh Quảng Ninh khá cao

Để đánh giá về thực trạng lòng tự trọng của người lao động ở Quảng Ninh trong dịch

vụ ăn uống, chúng tôi dựa trên kết quả điều tra về cảm nhận của cá nhân về bản thân theo thang đo lòng tự trọng của Rosenberg với 4 mức độ từ rất không chính xác đến rất chính xác Trong đó, có các item 3,5,8,9,10 đảo ngược lại với thang điểm rất không chính xác là 4 đến chính xác là 1 Chúng tôi dùng lệnh Descriptive để tính giá trị trung bình và có được kết quả như sau:

Nhìn chung, thực trạng lòng tự trọng của người lao động ở Quảng Ninh từ 2.63 đến 2.91( nằm trong khoảng 2.5<3.25) , tổng ĐTB tất cả item là 2.8333 nghĩa là ở mức độ khá cao Điều này đúng với giả thuyết mà chúng tôi đưa ra Cụ thể, cảm nhận cá nhân về tôi có thái độ tích cực về bản thân mình( ĐTB 2.98) xếp thứ nhất Sau đó lần lượt thấp dần từ: tôi cảm thấy mình có một số phẩm chất tốt( 2.96), tôi thấy mình có những điểm tốt đẹp ( 2.91), nhìn chung, tôi thường không có cảm giác mình là một kẻ thất bại ( 2.89) Tôi cảm thấy mình

là một người có giá trị, ít nhất là cũng bình đẳng với người khác và tôi có khả năng làm việc hiệu quả như hầu hết những người khác( 2.86) Tôi không cảm thấy mình vô dụng ( 2.84), xếp thứ 7 là nhìn chung tôi hài lòng với bản thân mình và cuối cùng là tôi tôn trọng bản thân mình

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

c2.1.4 Tôi có khả năng làm việc

hiệu quả như hầu hết những

Ngày đăng: 01/10/2024, 18:19

w