ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --- HOÀNG THỊ NGỌC YẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Hidayat và cộng sự (2019), dựa trên việc xem xét tầm quan trọng của việc thiết lập cấu trúc vốn cho sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp, tác giả tiến hành nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty ô tô và phụ tùng trên thị trường chứng khoán Indonesia Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra xem các cấu trúc vốn, ROA, quy mô công ty và tốc độ tăng trưởng doanh số ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trên thị trường chứng khoán Indonesia Phân tích trong nghiên cứu này đã sử dụng nhiều tuyến tính hồi quy Dữ liệu sử dụng lấy từ báo cáo tài chính hàng năm của công ty trên
Sở giao dịch chứng khoán Indonesia từ năm 2011 đến năm 2017 Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng cấu trúc tài sản có tác động tích cực đến cấu trúc vốn, ROA không không ảnh hưởng đến giá trị công ty, quy mô công ty ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc vốn và doanh số tăng trưởng không ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Lisboa (2019), đã phân tích tác động của cường độ xuất khẩu đến lựa chọn cấu trúc vốn của 647 công ty Bồ Đào Nha trong ngành khuôn mẫu, giai đoạn 2010-2017 Nghiên cứu sử dụng cường độ xuất khẩu các biến độc lập, các biến giải thích là các đặc điểm cụ thể của công ty và yếu tố kinh tế vĩ mô để thực hiện phân tích Nghiên cứu tiến hành phân tích dựa trên 4225 quan sát, sử dụng phương pháp dữ liệu bảng và ước tính các mô hình có hiệu ứng cố định cho các công ty, những phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng các
6 yếu tố quyết định đáng tin cậy cho đòn bẩy là cơ cấu tài sản, cơ hội tăng trưởng, lá chắn thuế, tính thanh khoản, rủi ro, quy mô, tuổi và các yếu tố kinh tế vĩ mô Cường độ xuất khẩu chỉ phù hợp để giải thích các khoản nợ thông qua các khoản vay ngân hàng, trong khi cường độ xuất khẩu sang các nước bên ngoài châu Âu có liên quan để giải thích cả tổng nợ và nợ ngắn hạn Các kết quả chính phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đánh đổi Cuối cùng, nghiên cứu này chỉ ra rằng các công ty từ ngành công nghiệp khuôn mẫu mắc nợ nhiều hơn các công ty Bồ Đào Nha khác (về giá trị trung bình) và nợ ngắn hạn nợ có liên quan nhiều hơn trong tổng đòn bẩy của công ty
Jiang và cộng sự (2018), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc Nghiên cứu này xuất phát từ môi trường kinh tế và đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thảo luận các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các nhân tố ảnh hưởng được phân tích trong nghiên cứu bao gồm quy mô doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực của chủ sở hữu, tình hình kinh tế vĩ mô và chu kỳ kinh tế, luật pháp,
….Từ đó đưa ra các giải pháp đối phó, đề xuất nhằm tối ưu hóa cấu trúc vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: chính phủ nên thực hiện một số biện pháp cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ doanh nghiệp cũng nên nâng cao kiến thức của mình về kế toán và quản lý nhằm phát triển tốt công ty.
Bùi Đan Thanh và Lê Thị Khuyên (2021) dựa trên cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn truyền thống của David Durand (1952), lý thuyết M&M (Modilligani và Miller (1958)), lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Kraus và Litzenberger (1973)) và lý thuyết trật tự phân hạng (Myers và Majluf (1984)) và các nghiên cứu thực nghiệm khác Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước
7 lượng bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS), phương pháp ước lượng với tác động cố định (FEM-Fixed Effects Model) và phương pháp ước lượng với tác động ngẫu nghiên (REM-Random Effects Model) trên cơ sở dữ liệu của
94 doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn 2014-2019 niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp bao gồm quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, khả năng thanh khoản, hệ số sinh lời, cơ hội tăng trưởng và tuổi doanh nghiệp Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số khuyến nghị: điều chỉnh quy mô doanh nghiệp một cách hợp lý, nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng vốn tự có và khai thác thêm các kênh huy động vốn
Bùi Văn Thụy (2020) đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh Nghiên cứu sử dụng cả 2 phương pháp định tính và định lượng dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đồng thời sử dụng là phương pháp hồi quy theo: mô hình hồi quy gộp OLS (Pooled), mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) Từ kết quả phân tích các mô hình trên, tác giả đã đưa ra kết luận lợi nhuận (ROA) có tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn đại diện bởi tổng nợ trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ dài hạn trên tổng tài sản Các nhân tố có tác động cùng chiều đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp: kết cấu tài sản (TANG); quy mô (SIZE); tốc độ tăng trưởng (GROW); tính sở hữu doanh nghiệp (STATE) Ngoài ra kết quả nghiên cứu chưa đưa ra bằng chứng thể hiện sự ảnh hưởng của tính thanh khoản (LIQ) đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Hồ Phi Hà và Mai Thanh Tú (2021) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên sàn chứng khoán Tác giả sử dụng dữ liệu nghiên cứu dựa trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Từ đó đưa ra kết luận cho thấy, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản và số năm hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc vốn đối với những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có lãi Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ba yếu tố có tác động tích cực đến cấu trúc vốn bao gồm năng lượng tái tạo, quy mô và tốc độ tăng trưởng, bên cạnh đó thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp không ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp này Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm xây dựng cấu trúc vốn hiệu quả cho các nhà quản trị doanh nghiệp Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần nâng cao hiệu quả kinh doanh, xây dựng kế hoạch phát triển, xem xét từng giai đoạn hoạt động của ngành bất động sản nhằm đánh giá khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp theo từng năm, từng giai đoạn để có cơ chế huy động các nguồn tài trợ phù hợp, đồng thời tận dụng quy mô tài sản khi sử dụng nợ và cuối cùng là tối đa hóa lợi ích của việc sử dụng nợ
Nguyễn Thị Đào (2022) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp Tác giả đã nêu rõ việc xác định cấu trúc vốn tối ưu không phải là một khoa học chính xác, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn Bài viết đã đề cập đến các lý thuyết về cấu trúc vốn: lý thuyết cấu trúc tài chính tối ưu, lý thuyết M&M, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lý thuyết phát tín hiệu, lý thuyết trật tự phân hạng sau đó tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn Nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố sự ổn định của doanh thu, cơ cấu tài sản, đòn bẩy hoạt động, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, thuế, quan điểm của ban giám đốc, quan điểm
9 của người cho vay và tổ chức xếp hạng tín nhiệm, điều kiện thị trường, điều kiện nội tại của công ty đều các tác động đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Khoảng trống nghiên cứu
Hầu hết các bài nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về cấu trúc vốn cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp Trong đó, một số tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán nói chung, trong khi một số khác tập trung đi sâu nghiên cứu về một số ngành cụ thể như xây dựng, sản xuất, hàng tiêu dùng, … Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn, đối với ngành vật liệu xây dựng chưa có nhiều nghiên cứu liên quan
Bên cạnh đó, đối với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã thực hiện nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên sàn HOSE với số liệu mới nhất trong 05 năm từ 2018-2022 Hơn nữa, trong giai đoạn này, thị trường vật liệu xây dựng có rất nhiều thay đổi do ảnh hưởng của dịch bệnh và tình hình thế giới có nhiều biến động.
Cơ sở lý luận về cấu trúc vốn
1.3.1 Khái niệm cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn được định nghĩa là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ của một doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tài sản và các hoạt động của doanh nghiệp Từ góc độ doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu đại diện cho một nguồn vốn lâu dài, đắt đỏ hơn với tính linh hoạt cao hơn Tính linh hoạt về tài chính cho phép một doanh nghiệp huy động vốn theo các điều khoản hợp lý khi cần vốn Ngược lại, nợ đại diện cho một nguồn vốn rẻ hơn, có thể nắm
10 giữ đến khi đáo hạn, về mặt pháp lý doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện các khoản tiền phải trả đã cam kết theo một lịch trình cố định với mức chi phí được thỏa thuận từ trước Để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nhà quản trị nhắm đến mục tiêu cấu trúc vốn tối ưu nhằm giảm thiểu chi phí vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp Cấu trúc vốn tối ưu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi ích của đòn bẩy cao hơn, bao gồm khả năng khấu trừ thuế của lãi suất và chi phí nợ thấp hơn so với vốn chủ sở hữu, và chi phí của đòn bẩy cao hơn, bao gồm rủi ro cao hơn đối với tất cả các nhà cung cấp vốn và chi phí tiềm tàng của kiệt quệ tài chính Mặc dù nó có thể khác nhau tùy theo ngành, nhưng cấu trúc vốn rất quan trọng đối với các loại hình kinh doanh, từ các doanh nghiệp khi mới thành lập cho đến các doanh nghiệp lớn Mỗi doanh nghiệp nên đảm bảo rằng họ đang sử dụng cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp và ngành của mình
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu hoặc được góp vốn, đồng sở hữu cùng các nhà đầu tư, các cổ đông, thành viên liên doanh, tạo dựng nguồn lực để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động
Vốn chủ sở hữu được xem là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp một cách bền vững và lâu dài, là cơ sở để định giá cho giá trị của doanh nghiệp Tất cả thành viên góp vốn sẽ được hưởng quyền lợi như nhau trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, mức lợi nhuận và chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
Các nguồn hình thành của vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp bao gồm:
Phát hành cổ phiếu là hoạt động nhằm huy động vốn điều lệ chỉ có với công ty cổ phần Các cổ đông (những người nắm giữ cổ phiếu trong công ty
11 cổ phần) sẽ chuyển nhượng, mua bán cổ phần (phần vốn được chia ra) của công ty và những người khi mua cổ phần sẽ được chứng nhận, xác minh quyền sở hữu đối với phần cổ phần mà mình có được bằng cổ phiếu
Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa mà một doanh nghiệp được phép phát hành hợp pháp Quy định về số lượng cổ phiếu được phép phát hành được đặt ra nhằm tránh tình trạng pha loãng mức tỷ lệ sở hữu cổ phiếu trong công ty cổ phần
Lợi nhuận giữ lại của một doanh nghiệp là phần lợi nhuận thực tế còn lại sau khi doanh nghiệp nộp thuế và chia cổ tức cho cổ đông Các doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận của họ từ những năm trước để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô hoặc đầu tư tài sản
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
Trái phiếu là một công cụ nợ thể hiện khoản vay của doanh nghiệp Một trái phiếu có thể được coi là một I.O.U giữa người cho vay và người đi vay bao gồm các chi tiết về khoản vay và các khoản thanh toán Trái phiếu được sử dụng bởi các doanh nghiệp để tài trợ cho các dự án và hoạt động Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của tổ chức phát hành
Vay ngân hàng là một hình thức nợ của doanh nghiệp Doanh nghiệp đồng ý với một số điều khoản nhất định bao gồm mọi khoản phí tài chính, lãi suất, ngày trả nợ và các điều kiện khác Các khoản vay có thể là một số tiền cụ thể, một lần hoặc có thể được cung cấp dưới dạng hạn mức tín dụng mở đến một giới hạn nhất định Các khoản vay có nhiều hình thức khác nhau bao gồm các khoản vay có bảo đảm, không có bảo đảm, thương mại và cá nhân
Các quyết định về cấu trúc vốn của các nhà quản lý ảnh hưởng khác nhau đến các nhóm cổ đông khác nhau Để tìm cách tối đa hóa tài sản của cổ đông hoặc của chính họ, các nhà quản lý có thể tạo ra các xung đột lợi ích trong đó một hoặc nhiều nhóm được ưu tiên bằng chi phí của những người khác, chẳng hạn như xung đột nợ-vốn chủ sở hữu
Sau đây là các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cấu trúc vốn:
- Chi phí vốn: Là chi phí phát sinh trong việc huy động vốn từ các nguồn quỹ khác nhau Một doanh nghiệp nên tạo ra đủ doanh thu để có thể đáp ứng chi phí vốn và mục tiêu tăng trưởng
Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) của doanh nghiệp thể hiện chi phí nợ và vốn chủ sở hữu được doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tài sản của mình Chi phí nợ là chi phí sau thuế đối với người phát hành nợ, dựa trên lợi nhuận mà các nhà đầu tư nợ yêu cầu để tài trợ cho một doanh nghiệp Chi phí vốn chủ sở hữu thể hiện lợi nhuận mà các nhà đầu tư vốn yêu cầu để sở hữu một công ty, còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu hoặc lợi tức yêu cầu trên vốn chủ sở hữu
WACC của một doanh nghiệp được các nhà quản lý sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư vốn Đối với các nhà phân tích và nhà đầu tư, nó là một đầu vào quan trọng được sử dụng trong việc định giá doanh nghiệp Phương trình (1) cho thấy WACC của một công ty được hình thành như thế nào bởi tỷ lệ hoặc trọng số, của các nguồn vốn khác nhau được sử dụng trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp:
WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân
13 ri: Chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn i
Wi: Tỷ trọng của nguồn vốn i trong tổng nguồn tài trợ i: Nguồn tài trợ tính theo thứ tự (i=1,…n)
Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Quy mô và quy mô của một doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng huy động tài chính của nó Các công ty quy mô nhỏ gặp khó khăn trong việc huy động các khoản vay dài hạn Các chủ nợ do dự khi cho họ vay vì quy mô hoạt động kinh doanh của họ Ngay cả khi doanh nghiệp nhận được các khoản vay này, họ phải chấp nhận lãi suất cao và các điều kiện trả nợ nghiêm ngặt Nó hạn chế khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
Các công ty có doanh thu tương đối ổn định có thể chi trả một lượng nợ đáng kể hơn trong cấu trúc vốn của họ Vì việc trả nợ là định kỳ với lãi suất cố định nên các doanh nghiệp có triển vọng thu nhập cao hơn có thể chịu các khoản phí tài chính cố định này Mặt khác, các công ty phải đối mặt với sự biến động cao hơn trong doanh số bán hàng của họ, chẳng hạn như hàng tiêu dùng, dựa nhiều hơn vào cổ phiếu vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động của họ
Loại tài sản: Tài sản có thể được phân loại là hữu hình hoặc vô hình, Tài sản hữu hình là tài sản vật chất có thể xác định được Mặt khác, tài sản vô hình không tồn tại ở dạng vật chất và bao gồm các mục như bằng sáng chế và
30 bản quyền Các chủ nợ của một công ty sẽ yêu cầu bảo đảm đáng kể, thích tài sản hữu hình hơn tài sản vô hình
Tài sản cố định kém thanh khoản, chẳng hạn như máy móc và thiết bị, rất khó chuyển đổi thành tiền mặt theo giá thị trường của chúng
Quyền sở hữu tài sản: Các doanh nghiệp có thể chọn “thuê ngoài” quyền sở hữu tài sản của mình cho các bên khác để cắt giảm chi phí và rủi ro liên quan đến việc sở hữu và duy trì một số lượng lớn tài sản cố định Ví dụ: các công ty nhượng quyền như KFC có thể chọn bán quyền kinh doanh của họ thay vì sở hữu tất cả các địa điểm thực tế của họ
Các công ty phát triển có thu nhập ổn định (dòng tiền ổn định) sử dụng một lượng lớn vốn nợ trong cấu trúc vốn của họ vì họ có thể trả lãi suất cố định
Các công ty có thu nhập không ổn định (dòng tiền không thể đoán trước) không nên lựa chọn vay nợ trong cấu trúc vốn vì họ có thể gặp khó khăn trong việc trả số tiền lãi cố định
Khả năng thanh toán có thể ảnh hưởng khác nhau đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Thứ nhất, các doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao hơn có thể đảm bảo hệ số nợ cao hơn do doanh nghiệp có khả năng tốt hơn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn Điều này chỉ ra mối quan hệ dương giữa khả năng thanh toán và cấu trúc vốn Thứ hai, doanh nghiệp với các tài sản có tính thanh khoản cao hơn có thể sử dụng những tài sản này để tài trợ cho các dự án đầu tư
Với một công ty có số năm hoạt động càng nhiều, công ty đó sẽ có uy tín tín dụng ngày càng lớn và dễ dàng hơn tiếp cận các khoản vốn vay Số năm hoạt động của công ty có liên quan đến các thông tin minh bạch của công
31 ty trên thị trường tín dụng Hay nói cách khác, các công ty lâu năm sẽ giảm thiểu được rủi ro về thông tin bất đối xứng đối với các ngân hàng, các tổ chức cho vay tín dụng Chính vì thế, việc quản lý các khoản nợ sẽ dễ dàng hơn, dẫn tới các chi phí trung gian giảm xuống Trong trường hợp đó, các công ty mới thành lập sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay
Chương này tập trung vào cơ sở lý luận và các lý thuyết về cấu trúc vốn với các nội dung sau:
Thứ nhất, trình bày tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Thứ hai, trình bày khái niệm về cấu trúc vốn, các chỉ tiêu đánh giá về cấu trúc vốn, khái quát các lý thuyết về cấu trúc vốn
Thứ ba, dựa trên các nghiên cứu trước đây xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn : Tác giả xây dựng
- Xác định vấn đề nghiên cứu, tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước, lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu trước
- Thu thập và xử lý dữ liệu
Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Xử lý dữ liệu, chạy mô hình
Giải thích kết quả, đưa ra nhận xét
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp Sử dụng phương pháp hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), chạy dữ liệu trên phần mềm Eviews 8
- Tiến hành nghiên cứu các biến để xác định mối tương quan giữa các biến dựa trên các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu
Biến phụ thuộc: Là tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Các biến độc lập
Bảng 2.1 Các biến của mô hình nghiên cứu
Ký hiệu Tên biến Công thức Nghiên cứu tham khảo Biến phụ thuộc
TLEV Phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Tổng nợ/Tổng tài sản
SIZE Quy mô của doanh nghiệp
Logarit tổng tài sản của doanh nghiệp
Bùi Đan Thanh và Lê Thị Khuyên
ROA Khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
Bùi Đan Thanh và Lê Thị Khuyên
TANG Tài sản cố định của doanh nghiệp
Tỷ lệ tài sản cố định/Tổng tài sản
Bùi Đan Thanh và Lê Thị Khuyên
(2019), … LIQ Khả năng thanh khoản
Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Bùi Đan Thanh và Lê Thị Khuyên
(2019), … GROW Tốc độ tăng (Tổng TS năm sau – Bùi Đan Thanh
Tổng TS năm trước) / Tổng TS năm trước và Lê Thị Khuyên
AGE Số năm hoạt động của doanh nghiệp
Logarit (Năm của mẫu quan sát - năm thành lập)
Bùi Đan Thanh và Lê Thị Khuyên
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp
- Đưa ra kết quả nghiên cứu và nhận xét
So sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp để đưa ra bức tranh khái quát về kết quả Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, tác giả rút ra các hàm ý về mặt chính sách và quản trị.
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong
5 năm từ năm 2018 đến năm 2022 của 19 doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2 Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Luận văn sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng trong phân tích dữ liệu Trước tiên, mối quan hệ tương quan giữa các biến được kiểm tra thông qua xem xét hệ số tương quan Sau đó kiểm tra Hausman được thực hiện để xác định mô hình phù hợp hơn với dữ liệu nghiên cứu giữa mô hình các tác động cố định (Fixed Effects Model- FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM).
Mô hình nghiên cứu
Mô hình xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE như sau:
TLEV it : tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu công ty i vào năm t
Fit là tập hợp các nhân tố quan sát tại doanh nghiệp i vào năm t
36 β0 là hệ số tự do của phương trình hồi quy μ it là sai số ngẫu nhiên đại diện cho các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn nhưng không được xét tới trong mô hình
2.3.1 Mô hình tác động cố định (FEM)
Trong thống kê, mô hình tác động cố định là một mô hình thống kê trong đó các tham số của mô hình là các đại lượng cố định hoặc không ngẫu nhiên
Xét một mối quan hệ kinh tế, với biến phụ thuộc Y, và hai biến giải thích quan sát được, X1 và X2, và một hoặc nhiều biến không quan sát được Chúng ta có dữ liệu bảng cho Y, X1, và X2 Dữ liệu bảng bao gồm N-đối tượng và T-thời điểm, và vì vậy chúng ta có NxT quan sát Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển không có hệ số cắt được xác định bởi:
Yit = β1Xit1 + β2Xit2 + μit với i = 1, 2, …, N và t = 1, 2, …, T trong đó Yit là giá trị của Y cho đối tượng i ở thời điểm t; Xit1 là giá trị của
X1 cho đối tượng i ở thời điểm t, Xit2 là giá trị của X2 cho đối tượng i ở thời điểm t, và μit là sai số của đối tượng i ở thời điểm t
Mô hình hồi quy tác động cố định, là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, được cho bởi:
Yit = β1Xit1 + β2Xit2 + νi + εit trong đó μit = νi + εit Sai số của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển được tách làm hai thành phần Thành phần νi đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian Thành phần εit đại diện cho những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian
Có hai phương pháp ước lượng được sử dụng để ước lượng các tham số của mô hình tác động cố định i) Ước lượng hồi quy biến giả tối thiểu LSDV
37 với mỗi biến giả là đại diện cho mỗi đối tượng quan sát của mẫu ii) Ước lượng tác động cố định (Fixed effects estimator)
- Khi N lớn, việc sử dụng ước lượng LSDV sẽ rất cồng kềnh hoặc không khả thi
- Nguyên tắc của ước lượng tác động cố định được hiểu như sau Để đánh giá tác động nhân quả của các biến độc lập X1 và X2 lên biến phụ thuộc Y, ước lượng tác động cố định sử dụng sự thay đổi trong X1, X2 và Y theo thời gian Gọi Zi kí hiệu cho một biến không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không đổi theo thời gian và vì vậy bao gồm cả phần sai số trong đó Bởi vì Zi không thay đổi theo thời gian nên nó không thể gây ra bất kì sự thay đổi nào trong Yit Sở dĩ như vậy là vì không thay đổi theo thời gian, Zi không thể giải thích bất kì sự thay đổi nào trong Yit theo thời gian Vì vậy, loại trừ tác động cố định của
Zi lên Yit bằng cách sử dụng dữ liệu sự thay đổi trong Yit theo thời gian
2.3.2 Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Trong thống kê, mô hình tác động ngẫu nhiên, còn được gọi là mô hình thành phần phương sai, là một mô hình thống kê trong đó các tham số của mô hình là các biến ngẫu nhiên Nó là một loại mô hình tuyến tính phân cấp, giả định rằng dữ liệu đang được phân tích được lấy từ một hệ thống phân cấp của các quần thể khác nhau có sự khác biệt liên quan đến hệ thống phân cấp đó
Mô hình tác động ngẫu nhiên là trường hợp đặc biệt của mô hình hỗn hợp
Xét một mối quan hệ kinh tế bao gồm một biến phụ thuộc, Y, và hai biến giải thích quan sát được, X1 và X2 Chúng ta có dữ liệu bảng cho Y, X1, và X2 Dữ liệu bảng gồm có N đối tượng và T thời điểm, và vì vậy chúng ta có NxT quan sát
Mô hình tác động ngẫu nhiên được viết dưới dạng:
Yit = β1Xit1 + β2Xit2 + νi + εit với i = 1, 2, …, N và t = 1, 2, …, T
Trong đó, sai số cổ điển được chia làm 2 thành phần Thành phần νi đại diện cho tất các các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian Thành phần ε it đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng và thời gian
Giả sử rằng vi được cho bởi: vi = α00 + ωi, với i = 1, 2, …, N
Trong đó, vi lại được phân chia làm hai thành phần: i) thành phần bất định a00, ii) thành phần ngẫu nhiên ωi
Giả định rằng, ωi cho mỗi đối tượng được rút ra từ một phân phối xác suất độc lập với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai không đổi, đó là, E(ωi) = 0 Var(ωi) = sω 2
N biến ngẫu nhiên ωi được gọi tác động ngẫu nhiên (random effects)
Mô hình tác động ngẫu nhiên có thể được viết lại:
Yit = α0Xit1 + β2Xit2 + μit Trong đó μit = ωi + εit Một giả định quan trọng trong mô hình tác động ngẫu nhiên là thành phần sai số μit không tương quan với bất kì biến giải thích nào trong mô hình
Phương pháp ước lượng Ước lượng OLS cho mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ cho các tham số ước lượng không chệch nhưng lại không hiệu quả Hơn nữa, các ước lượng của sai số chuẩn và do đó thống kê t sẽ không còn chính xác Sở dĩ như vậy là vì ước lượng OLS bỏ qua sự tự tương quan trong thành phần sai số μ it Để kết quả ước lượng không chệch và hiệu quả, chúng ta có thể sử dụng ước lượng GLS khả thi (FGLS) để khắc phục hiện tượng sai số nhiễu tự tương quan Ước lượng FGLS còn được gọi là ước lượng tác động ngẫu nhiên (Random effects estimator)
Ngoài hai phương pháp tác động cố định và tác động ngẫu nhiên, trong một số trường hợp nhà nghiên cứu vẫn sử dụng ước lượng OLS thô (Pooled OLS) cho dạng dữ liệu thu thập này Ước lượng thô là ước lượng OLS trên tập dữ liệu thu được của các đối tượng theo thời gian, do vậy nó xem tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa các đối tượng khác nhau và không thay đổi theo thời gian
Trong chương 2, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu của bài luận văn, phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu, đồng thời xác định các biến độc lập, biến giải thích sử dụng để chạy mô hình
Bên cạnh đó chương này cũng đưa ra các lý thuyết về Mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) được sử dụng trong Chương 3 của bài luận văn
THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Tổng quan về ngành Vật liệu xây dựng
3.1.1 Thực trạng ngành Vật liệu xây dựng
Những năm qua, đầu tư phát triển VLXD được triển khai mạnh mẽ và tiến bộ vượt bậc VLXD đang dần trở thành ngành kinh tế công nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đã được chú trọng hơn trong việc phát triển vật liệu xây dựng So với thời kỳ 10
- 15 năm trước, công suất thiết kế và sản lượng một số sản phẩm vật liệu xây dựng đã tăng gấp 2 - 3 lần Mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong nước, từng bước thay thế hàng nhập khẩu và đã xuất khẩu ra thị trường Thế giới
Bên cạnh đó, hành lang pháp lý, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đầy đủ, hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
Hệ thống quản lý về chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng (quy chuẩn, tiêu chuẩn) cũng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng
Bên cạnh những thuận lợi, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng gặp phải nhiều thách thức đó là: Nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt, do đó cần phải có giải pháp, công nghệ để tạo ra nguyên liệu mới thân thiện với môi trường, tận dụng phế thải từ các ngành khác; Nhiên liệu hoá thạch ngày càng khan hiếm, chi phí cho nhiên liệu, năng lượng ngày một tăng cao;
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng cần phải có thay đổi mạnh mẽ về công nghệ sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính Các nhà máy mới được đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, nhiều dây chuyền được trang bị mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, trình độ công nghệ đạt ngang bằng với các nước tiên tiến trên Thế giới
Tuy vậy, do thị trường thế giới có nhiều bất ổn như cuộc xung đột Nga – Ukraina kéo dài; trong nước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn ở mức thấp, và thị trường bất động sản tiếp tục "đóng băng"… khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực VLXD đối mặt với nhiều khó khăn Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế toàn cầu không mấy khả quan kéo theo sức cầu vật liệu xây dựng yếu Các báo cáo tài chính được công bố của các doanh nghiệp ngành sản xuất vật liệu xây dựng gần đây cho thấy kết quả kinh doanh kém sắc ở nhóm các doanh nghiệp sản xuất thép và vật liệu xây dựng trong quý cuối cùng của năm 2022 Tính chung năm 2022, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho xây dựng tăng 6,96% Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tổng tiêu thụ sản phẩm thép năm 2022 toàn ngành đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7,2% so với năm 2021, tổng xuất khẩu là 6,28 triệu tấn, giảm gần 20% Với gạch ốp lát, các nhà máy cũng phải giảm sản lượng từ 30 - 50%
Tuy nhiên, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng leo thang không phải do cầu thị trường tăng mà do tác động của giá nguyên liệu đầu vào từ quốc tế như xăng, dầu, than, giá cước vận tải tăng cao và khan hiếm dẫn đến chi phí khai thác và sản xuất đều tăng, đặt gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp Dự kiến giá báo vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục tăng khoảng 3,2% trong năm
2023, do tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào
3.1.2 Xu hướng phát triển trong tương lai ngành Vật liệu xây dựng
Dựa trên nghiên cứu của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) nhận định thị trường Xây dựng – Vật liệu xây dựng Việt
Nam đã chỉ ra 8 xu hướng nổi bật ảnh hưởng quan trọng đến việc định hình thị trường trong thời kỳ hậu COVID-19
Xu hướng thứ nhất: Lấy khách hàng làm trung tâm và xây dựng thương hiệu
Cũng như trong các ngành tiêu dùng truyền thống, một thương hiệu mạnh có thể gắn kết khách hàng chặt chẽ hơn với sản phẩm của nhà thầu hoặc nhà cung cấp vật liệu xây dựng, đồng thời giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ cũng như thu hút khách hàng mới Xây dựng một thương hiệu mạnh cần mất nhiều thời gian Để có thể giành được sự tín nhiệm và tôn trọng từ khách hàng, doanh nghiệp cần cho thấy rằng cam kết với khách hàng là lẽ sống còn của mình, theo đó, phương pháp tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm hiện đang trở thành một xu hướng nổi bật, nhất là trong một thị trường có nhiều đổi thay, dịch bệnh đã làm đảo lộn cuộc sống và tác động không nhỏ đến hành vi người tiêu dùng
Nội dung cơ bản của phương pháp này là thiết kế, xây dựng nên các sản phẩm và dịch vụ nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải nắm rõ tâm lý khách hàng, hiểu được họ đang cần gì và muốn gì từ đó lập bản đồ hành trình khách hàng và đưa ra chiến lược tiếp thị hiệu quả Một sản phẩm tốt chưa đủ để giữ chân khách hàng, nhưng nếu một sản phẩm tốt đi kèm một dịch vụ đánh trúng vào tâm lý khách hàng sẽ khiến cho họ bị thu hút và đưa ra quyết định mua sản phẩm ngay lập tức
Xu hướng thứ hai: Tính bền vững Đối với nhóm vật liệu xây dựng, hoạt động sản xuất xi măng đóng góp tới 7%-8% lượng khí thải carbon dioxide của thế giới Trong khoảng ba thập kỷ tới áp lực cắt giảm khí thải đối với ngành công nghiệp này được dự báo sẽ gia tăng đáng kể Các doanh nghiệp trong ngành hiện đang nỗ lực thực hiện
44 mục tiêu cắt giảm khí thải bằng cách tăng cường sử dụng các nguyên liệu và nhiên liệu thay thế trong quá trình sản xuất xi măng
Bên cạnh việc giảm thiểu carbon, các rủi ro khí hậu đang ngày càng gia tăng và cần có biện pháp ứng phó Các doanh nghiệp sẽ cần phải xem xét đến các tác động môi trường khi tìm nguồn cung ứng nguyên liệu để đảm bảo quy trình sản xuất sẽ trở nên hoàn thiện theo hướng bền vững hơn Ngoài ra, tiêu thụ nước, bụi, tiếng ồn và chất thải cũng là những yếu tố quan trọng cần xem xét
Xu hướng thứ ba: Đầu tư vào công nghệ và cơ sở vật chất
Trong vài năm qua, nhiều doanh nghiệp xây dựng hàng đầu đã áp dụng công nghệ mới và bước đầu lấy số hóa làm trọng tâm trong công việc COVID-19 đã góp phần tăng tốc việc sử dụng công nghệ và quy trình kỹ thuật số trong ngành
Từ năm 2021 trở đi sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa cho các doanh nghiệp hình dung lại cách họ sử dụng công nghệ và dữ liệu để xây dựng khả năng phục hồi Trong đó, chìa khóa để xây dựng khả năng phục hồi chính là sự tương tác với dữ liệu (các bên liên quan phân phối dự án khác nhau giao tiếp hiệu quả và hợp lý hóa luồng thông tin với nhau) Khung trao đổi dữ liệu chung (common data exchange-CDX) cho phép các nhóm dự án xác định yêu cầu về khả năng tương tác để có thể sử dụng máy học và trí tuệ nhân tạo
Xu hướng thứ tư: Đầu tư vào con người và tài nguyên, nguồn lực
Các doanh nghiệp trong ngành sẽ tiếp tục tăng cường việc xây dựng một lực lượng lao động có năng lực Một lực lượng lao động đa dạng cung cấp nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn sẽ cải thiện việc ra quyết định, nâng cao mức độ gắn bó và giữ chân của nhân viên cũng như tăng lợi nhuận
Kết quả nghiên cứu
Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến số của toàn bộ mẫu nghiên cứu
TLEV AGE GROW LIQ ROA SIZE TANG
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eview Đối với nhóm ngành vật liệu xây dựng tỷ trọng nợ/tổng nguồn vốn cũng tương đối cân bằng, 49,98% Tỷ lệ đòn bẩy cao nhất của nhóm này là 76,32% Liên quan đến các biến giải thích, có thể thấy tỷ lệ tài sản cố định ở mức cao nhất 75,64% Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế khi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng luôn cần một số lượng lớn vốn đầu tư cho các trang thiết bị máy móc Mặc dù vậy thì tốc độ phát triển và tỷ suất sinh lời của nhóm các doanh nghiệp này tương đối thấp, với tỷ lệ trung bình tương ứng cho hai thông số trên là 3,52% và 3,79%
Bảng 3.2 Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu
TLEV AGE GROW LIQ ROA SIZE TANG
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eview
Bảng 3.2 thể hiện ma trận tương quan giữa các biến mô hình hồi quy
Số liệu từ bảng này cho chúng ta biết chiều hướng và mức độ quan hệ tuyến tính giữa các biến được sử dụng trong mô hình Bên cạnh đó, việc phân tích ma trận tương quan còn cho phép chúng ta phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến có thể xảy ra trong mô hình Nếu như hệ số tương quan cặp giữa hai biến giải thích cao, điều đó thể hiện thông tin của một biến giải thích đã được bao hàm trong thông tin của một biến giải thích khác Chính vì thế, giá trị ước lượng sẽ bị ảnh hưởng và không đáng tin cậy khi xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình Từ kết quả bảng 2 thấy mối quan hệ tương quan giữa các biến giải thích đều có trị tuyệt đối 0.05, ta bác bỏ H1 Khi đó sai số ngẫu nhiên và biến độc lập không có sự tương quan, mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) phù hợp hơn mô hình tác động cố định (FEM) Do đó, nghiên cứu sử dụng kết quả hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên để tiến hành phân Tuy vậy, không thể nói rằng đó là mô hình hiệu quả nhất vì có thể vi phạm các giả thiết hồi quy mà nghiên cứu chưa tính đến
Kiểm định phương sai sai số thay đổi (Kiểm định White)
Ta đặt bài toán kiểm định như sau:
H0: Mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi;
H1: Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi
Bảng 3.5 Kết quả kiểm định White
Obs*R-squared 31.26929 Prob Chi-Square(21) 0.0693
Scaled explained SS 20.51494 Prob Chi-Square(21) 0.4889
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
Adjusted R-squared 0.136166 S.D dependent var 0.018210 S.E of regression 0.016924 Akaike info criterion -5.120374 Sum squared resid 0.020910 Schwarz criterion -4.528950 Log likelihood 265.2178 Hannan-Quinn criter -4.881395
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eview
Từ bảng kiểm định White ở trên, ta có P _ value 0.0693 = > 0.05, chấp nhận H0 Vậy mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi
Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2022 được đo lường thông qua mô hình:
TLEV= β0 + β1SIZEit + β2ROAit + β3TANGit + β4GROWit + β5LIQit + β6AGE it + μ it
Bảng 3.6 Kết quả hồi quy theo mô hình REM
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
Weighted Statistics R-squared 0.414079 Mean dependent var 0.101164
S,E, of regression 0.062304 Sum squared resid 0.341601
Unweighted Statistics R-squared 0.469729 Mean dependent var 0.471682
Sum squared resid 1.613491 Durbin-Watson stat 0.677752
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eview
Sự tác động của quy mô doanh nghiệp đến cấu trúc vốn được thể hiện qua hệ số β1= 0,145631 cho thấy đây là mối quan hệ đồng biến, nếu các yếu tố khác không đổi, tổng tài sản tăng (giảm) thì tỷ lệ nợ/VCSH tăng (giảm) Kết luận này phù hợp với kỳ vọng theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn Quy mô doanh nghiệp càng lớn chứng tỏ tiềm lực tài chính càng mạnh, rủi ro phá sản càng thấp Thêm vào đó, với danh tiếng tốt hơn trên thị trường nợ, các doanh nghiệp này có được niềm tin từ chủ đầu tư nên khả năng tiếp cận vốn
57 vay dễ dàng và giảm được chi phí giao dịch khi phát hành nợ dài hạn Ngoài ra, quy mô càng lớn, chi phí khốn khó tài chính của doanh nghiệp càng nhỏ, doanh nghiệp có khả năng vay nợ nhiều hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế β2 = - 0,666574 cho thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và cấu trúc vốn có mối quan hệ nghịch biến: khi các yếu tố khác không đổi, ROA tăng 1% thì tỷ lệ nợ/VCSH giảm 0,666574% và ngược lại Sự tác động của khả năng sinh lợi đến cấu trúc vốn phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng Đối với những doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao, các doanh nghiệp này thường thích tài trợ bằng nguồn vốn bên trong hơn nguồn vốn bên ngoài Đứng trên góc nhìn của chủ sở hữu, việc sử dụng nguồn vốn bên ngoài như vay thêm nợ làm tăng gánh nặng tài chính còn phát hành thêm cổ phiếu làm pha loãng quyền sở hữu của cổ đông Vì thế, các công ty có khả năng sinh lợi cao thường dùng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các dự án của mình Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ trọng tài sản cố định, khả năng than toán, tuổi của doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch biến và tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ đồng biến với đòn bẩy tài chính.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Các lý thuyết tài chính doanh nghiệp cũng đưa ra một số đề xuất liên quan đến mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và các đặc điểm cụ thể khác nhau của doanh nghiệp như tuổi đời, quy mô và giá trị tài sản Theo lý thuyết đánh đổi, các doanh nghiệp có giá trị tài sản cao cũng có mức tỷ lệ đòn bẩy cao so với những doanh nghiệp có giá trị tài sản nhỏ hơn Lý do cho việc này lập luận xuất phát từ quan điểm cho rằng các doanh nghiệp có giá trị tài sản cao hơn, do đó có cơ sở thế chấp mạnh hơn để có được nợ, có thể vay dễ dàng hơn Ngược lại, lý thuyết trật tự phân hạng cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy và giá trị tài sản do mức độ bất đối xứng thông tin thấp do mức độ tài sản cao làm cho việc phát hành cổ phiếu rẻ hơn Vì vậy, lý thuyết trật tự phân
58 hạng giả định rằng các doanh nghiệp có nhiều tài sản hữu hình hơn có xu hướng dựa nhiều hơn vào vốn chủ sở hữu và ít sử dụng đòn bẩy tài chính hơn Hai lý thuyết cơ cấu vốn chính cũng đưa ra những quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa tuổi doanh nghiệp và đòn bẩy Theo lý thuyết đánh đổi, doanh nghiệp đòn bẩy tương đối thấp hơn ở các doanh nghiệp trẻ hơn do sự không chắc chắn xung quanh các doanh nghiệp trẻ hơn, lý thuyết trật tự phân hạng thì ngược lại Lúy thuyết về cơ cấu vốn cũng cung cấp một số giả định về mối liên hệ giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ đòn bẩy Theo lý thuyết đánh đổi, người cho vay có nhiều thận trọng trong việc cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ hơn Đối với người cho vay, các doanh nghiệp lớn là đáng tin cậy và có rủi ro trả nợ thấp, do đó “quy mô có thể là đại diện nghịch đảo cho xác suất phá sản Hơn nữa, tỷ lệ phá sản trên giá trị doanh nghiệp ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn cao hơn so với các doanh nghiệp lớn Dựa trên những lập luận này, lý thuyết đánh đổi cho thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy Lý thuyết trật tự phân hạng cho thấy các doanh nghiệp lớn được các nhà phân tích quan sát nghiêm ngặt Vì lý do này, người ta cho rằng sự bất cân xứng thông tin thấp hơn ở các doanh nghiệp lớn so với các doanh nghiệp nhỏ hơn Sự bất cân xứng thông tin thấp ở các doanh nghiệp lớn hơn mang lại cái nhìn tích cực hơn cho các cổ đông về việc cung cấp vốn và do đó có thể dễ dàng cung cấp nhiều vốn chủ sở hữu hơn Quan điểm này gợi ý rằng các doanh nghiệp lớn hơn sẽ có xu hướng thích vốn chủ sở hữu hơn nợ Vì vậy, lý thuyết trật tự phân hạng giả định mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô công ty và đòn bẩy
Dựa trên cơ sở các lý thuyết về cơ cấu vốn và kết quả chạy mô hình, tác giả đưa ra các thảo luận về kết quả nghiên cứu như sau:
3.3.1 Quy mô doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính và quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận
Trong cấu trúc vốn nói chung và đòn bẩy tài chính dài hạn nói riêng, quy mô ảnh hưởng nghịch chiều, có nghĩa doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ ưa thích sử dụng vốn chủ sở hữu hơn vốn vay nợ Điều này ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng, khi các công ty có quy mô lớn đồng nghĩa với lợi nhuận giữ lại và lượng tiền nhàn rỗi sẽ cao hơn Do đó, họ sẽ tận dụng triệt để lượng vốn sẵn có này Tuy nhiên, trong ngắn hạn, quy mô lại tác động thuận chiều đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính Các doanh nghiệp quy mô lớn có tính lợi thế về kinh tế, lượng thông tin cũng minh bạch hơn do đó họ dễ dàng tiếp cận được vốn vay hơn các doanh nghiệp nhỏ Mặt khác, trong ngắn hạn, doanh nghiệp chưa thể đảm bảo được sự thành công vì kết quả của dự án phải đến trong dài hạn Chính vì thế mà trong ngắn hạn, các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ tận dụng lợi thế của mình để vay vốn Khi dự án dài hạn của họ thành công, họ sẽ chuyển sang dùng phần lợi nhuận giữ lại để đầu tư tiếp cho các dự án khác Kết quả này phù hợp với lý thuyết đánh đổi cũng như phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước như Bùi Văn Thụy (2021), Đặng Thị Quỳnh Anh (2014), Phan Thanh Hiệp (2016)…
3.3.2 Khả năng sinh lời Đòn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lời có mối quan hệ tỷ lệ nghịch
Từ kết quả của mô hình, ta thấy tỷ suất sinh lời là một nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, ngoại trừ đòn bẩy tài chính trong dài hạn Sự ảnh hưởng này mang tính nghịch chiều, tức là khi doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời ngày càng cao, họ sẽ có xu hướng giảm sử dụng vốn vay nợ hơn, thay vào đó họ sẽ sử dụng phần lợi nhuận giữ lại bổ sung vào nguồn vốn cho doanh nghiệp Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của lý thuyết trật tự phân hạng
3.3.3 Tài sản cố định Đòn bẩy tài chính và tỷ trọng tài sản cố định có mối quan hệ tỷ lệ nghịch
Theo như lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, tỷ trọng tài sản cố định có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính Doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định đồng nghĩa họ có nhiều khả năng thế chấp các khoản vay của mình, chính vì thế cơ hội tiếp cận với vốn vay sẽ cao hơn Tuy nhiên, kết quả phân tích các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tài sản cố định cố mối quan hệ nghịch chiều với đòn bẩy tài chính
3.3.4 Tốc độ tăng trưởng Đòn bẩy tài chính và tốc độ phát triển có mối quan hệ tỷ lệ nghịch
Tốc độ tăng trưởng có sự ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và đòn bẩy tài chính trong Điều này cũng hoàn toàn trùng khớp với quan điểm lý thuyết trật tự phân hạng Khi doanh nghiệp được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai, các cổ đông có xu hướng muốn tận dụng triệt để lợi ích của những cơ hội này và không muốn san sẻ quyền lợi cho những đối tượng khác Chính vì thế, họ sẽ tài trợ vốn hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ sở hữu Tuy nhiên trong dài hạn thì tốc độ tăng trưởng chưa phải là nhân tố chính ảnh hưởng tới đòn bẩy tài chính Điều này thể hiện tâm lý e ngại của các cổ đông khi không muốn chịu những rủi ro có thể xảy đến trong dài hạn mà họ không chắc chắn Chính vì thế, những dự án đầu tư được dự báo có tốc độ tăng trưởng dương chưa thực sự là động lực để sử dụng phần lợi nhuận giữ lại của công ty
3.3.5 Khả năng thanh toán Đòn bẩy tài chính và khả năng thanh toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng tính thanh khoản của doanh nghiệp, được phản ánh trong khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính, ảnh hưởng đến cấu trúc vốn củadoanh nghiệp Thứ nhất, các doanh nghiệp có khả
61 năng thanh toán cao, có khả năng tốt hơn trong việc đáp ứng nghĩa vụ nợ đến hạn do vậy việc sử dụng nợ vay không được ưu tiên Thứ hai, doanh nghiệp với các tài sản có tính thanh khoản cao có thể sử dụng những tài sản này để tài trợ cho các dự án đầu tư
3.3.6 Tuổi doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính và tuổi doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch Điều này có thể dễ dàng hiểu được bởi vì, với một công ty có số năm hoạt động càng nhiều, công ty đó sẽ có nền tảng tài chính tốt để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Hay nói cách khác, các công ty lâu năm đã hoạt động ổn định trên thị trường, tiềm lực tài chính được củng cố vững chắc nên việc tránh sử dụng nợ để giảm thiểu rủi ro là điều cần thiết Mối quan hệ nghịch chiều giữa số năm hoạt động và tỷ lệ nợ/tổng tài sản của doanh nghiệp được giải thích dựa trên Lý thuyết trật tự phân hạng Khi các doanh nghiệp hoạt động càng lâu năm, lợi nhuận tích lũy của các doanh nghiệp càng lớn Lúc này, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại thay vì đi vay để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn
Trong chương này, tác giả đã thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành Vật liệu xây dựng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng khả năng thanh toán, tuổi doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào, chiều hướng tác động ra sao đến cấu trúc vốn cụ thể hơn là tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản Sử dụng mô hình tác động cố định, mô hình tác động ngẫu nhiên và Hausman test để xác định được mô hình phù hợp với bài luận văn
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
Cấu trúc vốn đóng vai trò trung tâm trong mọi doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chính là lợi nhuận và mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa tài sản của cổ đông Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải đảm bảo một cơ cấu vốn vững chắc vì nó ảnh hưởng đến nguồn vốn trong tương lai, chi phí vốn, tính chất rủi ro, trạng thái thanh khoản, lợi nhuận của nhà đầu tư và định giá doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp luôn cố gắng đạt được cấu trúc vốn mục tiêu Cấu trúc vốn mục tiêu rất khó hình thành vì nó cần những ước tính và tính toán chính xác về nhiều vấn đề phức tạp Tuy nhiên, đây là một trong những quyết định quan trọng nhất mà các doanh nghiệp phải đưa ra nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa tài sản của cổ đông Để đạt được mục tiêu cuối cùng thì việc sử dụng vốn hiệu quả là rất quan trọng Thông qua kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Đối với doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn là thước đo số tiền mà một doanh nghiệp kiếm được so với số tiền mà doanh nghiệp đó chi cho các hoạt động của mình Một doanh nghiệp được coi là hiệu quả về vốn thường có chi phí vốn thấp hơn và có thể tạo ra nhiều lợi tức đầu tư hơn so với các doanh nghiệp không có hiệu quả về vốn
Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bao gồm loại hình kinh doanh mà công ty hoạt động, quy mô
64 công ty, số nợ mà công ty có,… Hiệu quả sử dụng vốn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như lãi suất và lạm phát
Khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn, có một số lợi ích mà doanh nghiệp có thể được hưởng Có lẽ quan trọng nhất, hiệu quả sử dụng vốn có thể dẫn đến lợi nhuận được cải thiện Điều này là do các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn vốn của mình có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn với ít vốn đầu tư hơn, nghĩa là họ có thể hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn
Ngoài việc cải thiện lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn cũng có thể dẫn đến giảm chi phí Điều này là do các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn vốn của họ thường có thể giảm chi tiêu chung Điều này có thể là do một số yếu tố, chẳng hạn như khả năng đàm phán các điều khoản tốt hơn với nhà cung cấp hoặc khả năng giảm lãng phí trong suốt quá trình sản xuất
Cuối cùng, hiệu quả sử dụng vốn cũng có thể dẫn đến tăng tiềm năng tăng trưởng Điều này là do các doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn thường có nhiều tiền hơn để tái đầu tư Điều này có thể cho phép họ tận dụng các cơ hội mới hoặc mở rộng hoạt động để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa Làm thế nào các doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng họ sử dụng vốn hiệu quả? Dưới đây là một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp:
4.1.1 Nâng cao năng lực quản trị tài chính
Duy trì các tài khoản tài chính chính xác là rất quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh, sự tồn tại và tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp Việc đưa ra quyết định kinh doanh, lập kế hoạch tài chính, giám sát các nguồn lực để đạt được các mục tiêu sẽ rất cần thiết để xác định mức độ tài chính cần thiết và cách thức phân bổ chúng Cùng với các mục tiêu tài chính, sẽ có những cam kết khác cần được đáp ứng, chẳng hạn như trách nhiệm với cổ đông hoặc nhà đầu tư
Ngay cả những doanh nghiệp tốt nhất trên thế giới cũng có thể gặp khó khăn về tài chính nếu không quản lý tốt chi phí của họ Chi phí cố định, tiền lương và các chi phí khác đều cần được đưa vào bất kỳ dự báo và chiến lược nào Chi phí kinh doanh là không thể tránh khỏi và các nhà quản trị phải theo dõi chặt chẽ chi tiêu của doanh nghiệp và hiểu mức doanh thu tối thiểu cần thiết để duy trì hoạt động Việc nắm bắt chi phí sẽ là cần thiết để giữ cho các doanh nghiệp không vượt quá khả năng tài chính và rơi vào tình trạng thua lỗ
Hoạt động tài chính nên được theo dõi và giám sát để xác định các vấn đề hoặc sai sót Giữ vững tài chính có nghĩa là mọi vấn đề phát sinh đều có thể được khắc phục nhanh chóng
Ngoài việc theo dõi và giám sát các khoản thanh toán chưa thanh toán, việc cập nhật thông tin hiện tại cho hệ thống kế toán sẽ giúp các doanh nghiệp theo dõi tình trạng tài chính của họ theo thời gian thực Các khoản thanh toán đã thu, các khoản nợ cũ đã được thanh toán hoặc doanh thu đã được thu hồi đều cần phải được nhập vào một cách kịp thời Việc không duy trì các tài khoản hiện tại có thể gây bất lợi theo nghĩa là các báo cáo hoặc dữ liệu được trích xuất sẽ không hiển thị bức tranh thực về tình hình tài chính của công ty, khiến mọi quyết định sau đó được đưa ra không hiệu quả và có nguy cơ gây tác động tài chính tiêu cực
Hầu hết các doanh nghiệp đều có mục tiêu và chỉ tiêu mà họ muốn đạt được và việc hướng tới những kết quả này sẽ dễ quản lý hơn với ngân sách tài chính để tuân theo Các nhà hoạch định tài chính sẽ cần trích xuất dữ liệu được lưu trữ để tạo ra một nguồn thông tin đáng tin cậy có thể được sử dụng làm cơ sở cho ngân sách kinh doanh Để một ngân sách thành công, nó sẽ cần kết hợp các mục tiêu và phân bổ các nguồn tài chính để đạt được các mục tiêu Những điều này phải thực tế để cho phép các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả Nguồn lực thấp có thể có nghĩa là không thể đạt
66 được ngân sách ngay cả với hoạt động tinh gọn nhất, dẫn đến việc bỏ lỡ các mục tiêu tài chính Tuy nhiên, ngân sách quá hào phóng có nguy cơ dẫn đến bội chi, lãng phí
Hầu hết các công ty hiện nay phụ thuộc vào một số loại công cụ kế toán để tạo điều kiện thu thập và kiểm tra dữ liệu Với các công cụ tích hợp có thể thao tác và phân tích dữ liệu từ nhiều góc độ, việc lập kế hoạch theo kịch bản là không giới hạn Nhiều kịch bản có thể được diễn ra để đưa ra kết quả cuối cùng và cách hành động tốt nhất được chọn Với các công cụ trực quan, dữ liệu được trích xuất có thể dễ dàng chuyển đổi thành các biểu đồ và đồ thị dễ đọc, giúp thông tin dễ hiểu giữa các cấp khác nhau của tổ chức
Với một bộ công cụ cho phép trích xuất và phân tích dữ liệu dễ dàng, các nhà quản trị có thể phát hiện và xác định các rủi ro tiềm ẩn hoặc tìm ra các hành động có thể làm hỏng kế hoạch kinh doanh tổng thể Bất kỳ vấn đề nào phát sinh đều có thể được thông báo nhanh chóng thông qua tất cả các cấp của doanh nghiệp và các chiến lược khắc phục được phát triển và thực hiện Có khả năng xác định rủi ro nhanh chóng có nghĩa là tác động tài chính tiềm ẩn sẽ giảm đi nhiều Theo cách tương tự, các vấn đề về dao động chi tiêu giữa các phòng ban hoặc đơn vị kinh doanh có thể được xem và những vấn đề hoạt động kém hiệu quả sẽ được đánh giá để tìm nguyên nhân gốc rễ Khi các vấn đề hoặc trở ngại được phát hiện, các chiến lược mới có thể được phát triển để cải thiện và giảm căng thẳng tài chính cho doanh nghiệp
Dòng tiền và khả năng sinh lời có thể bị tác động tiêu cực hoặc tích cực bởi các hành động mà các nhà hoạch định tài chính thực hiện và thông tin họ cung cấp Các công cụ dữ liệu, báo cáo và phân tích định tính và định lượng được sử dụng để gia tăng giá trị cho tình hình tài chính của một tổ chức, duy trì tỷ suất lợi nhuận và giành thị phần
4.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần có những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới và trong nước còn rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các cấp, các ngành cần phải quyết liệt, chủ động hơn nữa để có các chính sách, giải pháp điều hành nhanh hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành VLXD nói riêng Đồng thời tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, và các chính sách vĩ mô khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; cân bằng hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng, giữa lãi suất và tỉ giá Đồng thời rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành để có giải pháp, biện pháp thúc đẩy các động lực tăng trưởng, thúc đẩy tiêu dùng và kích cầu thị trường trong nước; nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trong nước
Bên cạn đó cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, ngành, khu vực và của toàn nền kinh tế
Thứ hai, Nhà nước cần có những chính sách đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng
Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch, ảnh hưởng của việc lãi suất ngân hàng tăng rất cao khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản không thể tránh khỏi sự mất cân đối dòng tiền, tác động vô cùng nghiêm trọng lên cả hệ sinh thái của toàn ngành Tác động dây chuyền, các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng cũng đứng trước bờ vực phá sản, dẫn đến có hàng vạn người lao động đã bị mất hoặc có nguy cơ mất việc làm
Do vậy các cơ quản quản lý nhà nước cần có các chính sách cho phép các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
72 Đồng thời, có các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc hiện tại về pháp lý cho các dự án bất động sản Điều này sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản nhanh chóng hoàn thiện thủ tục pháp lý về đầu tư, xây dựng và bán hàng, đáp ứng các điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay, nhanh chóng đưa công trình vào khai thác
Trong chương này, tác giả đã căn cứ trên kết quả phân tích từ Chương
3 nhằm đề ra các giải pháp nâng các hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp ngành VLXD niêm yết trên sàn HOSE Các kiến nghị và khuyến nghị đưa ra bao gồm: nâng cao năng lực quản trị, nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bảy tài chính và nâng cao khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và chính sách đặc thù đối với ngành để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn và phát triển ổn định trong thời gian tới