Nhận thấy việc nghiên cứu về tác động của UKVFTA là vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, vì vậy tác giả lựa chọn đề tài” UKVFTA và những tác động tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU
Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về đánh giá tác động của FTA
Lý thuyết cân bằng tổng thể và mô hình cân bằng tổng thể CGE (Computable General Equilibrium) Dựa trên lý thuyết của Walras vào năm 1870, mô hình CGE đã được xây dựng để phân tích giá cả và thương mại giữa hai thị trường quốc tế trong mối quan hệ mắt xích nhiều thị trường và nhiều mặt hàng Mô hình CGE có thể bao gồm bất kỳ số lượng hàng hóa và quốc gia đối tác hoặc đặc điểm kinh tế nào miễn là không có giới hạn về dữ liệu hoặc bộ nhớ Các mô hình dựa trên máy tính này thường thực hiện phân tích cân bằng chung với nhiều chiều Phân tích cân bằng chung xem xét tất cả các tương tác quan trọng giữa các thị trường và có thể đưa ra câu trả lời đầy đủ và chính xác hơn cho các câu hỏi chính sách
Lý thuyết cân bằng cục bộ của Marshall (1890) là việc xác định giá cân bằng của một hàng hóa bằng cách xác định giao điểm của đường cung và đường cầu, khi các điều kiện khác không thay đổi Đây là lý thuyết điển hình cho phân tích cân bằng từng phần Lý thuyết này sau đó được nhiều nghiên cứu tiếp tục phát triển như Viner (1950), Cheong (2010),…
Viner (1950) đã nghiên cứu lý thuyết chuyển hướng thương mại và tạo lập thương mại Tác giả đã sử dụng phân tích cân bằng từng phần để chứng minh rằng các FTA không phải lúc nào cũng tạo ra lợi thế cho các thành viên như hầu hết các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra Cụ thể, sự sáng tạo thương mại mang lại những tác động tích cực đến phúc lợi trong khi chuyển hướng thương mại gây ra những tác động tiêu cực và sức mạnh tương đối của hai tác động này sẽ quyết định sự thay đổi về phúc lợi của một hiệp định thương mại
Lý thuyết về nhu cầu đối với sản phẩm được phân biệt theo nơi sản xuất của Armington (1969) Nghiên cứu này cung cấp hỗ trợ lý thuyết cho một số thực hành nghiên cứu của mô hình cân bằng từng phần mà theo đó các sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia khác nhau và được cung cấp đồng thời trên cùng một thị trường không có khả năng thay thế hoàn hảo cho nhau
Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại song phương Mô hình này dựa trên giả định của định luật vạn vật hấp dẫn của Newton và sử dụng các số liệu thống kê trong quá khứ để đánh giá tác động thực nghiệm của các FTA đã có hiệu lực, bằng cách thông một loạt các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại của quốc gia được xem xét Mô hình này được Tinbergen (1962) sử dụng lần đầu tiên Sau đó, nhiều nghiên cứu khác cũng sử dụng mô hình này nhưng thêm nhiều biến hơn Vì là một mô hình đánh giá tác động hậu kỳ nên mô hình cần một lượng dữ liệu trong nhiều năm Mặc dù điểm mạnh của mô hình là các kết có sức giải thích cao nhưng mô hình này, tuy nhiên các kết quả có thể bị sai lệch, do đó cần những giải pháp đi kèm để giải quyết các khuyết tật của mô hình
Lý thuyết về mô hình Dự án Phân tích Thương mại Toàn cầu - GTAP do Thomas
W Hertel thành lập vào năm 1992 Mô hình nhằm ước tính về tác động của hiệp định thương mại đối với từng quốc gia, thương mại quốc tế và phúc lợi trên toàn thế giới (Hertel, 1997) Mô hình GTAP tiêu chuẩn là một mô hình cân bằng tổng thể (CGE) đa vùng, nhiều giai đoạn, có thể tính toán được, với sự cạnh tranh hoàn hảo và lợi nhuận không đổi theo quy mô,… Tính đến nay, GTAP đã có 10 cơ sở dữ liệu khác nhau qua từng năm Cơ sở Dữ liệu GTAP bao gồm các ma trận thương mại, vận tải và bảo hộ song phương liên kết các cơ sở dữ liệu kinh tế của từng quốc gia/khu vực Cơ sở dữ liệu khu vực được lấy từ các bảng đầu vào - đầu ra của từng quốc gia, từ các năm khác nhau (Center for GTAP, 2022) Ưu điểm của mô hình bao gồm: (i) là mô hình cân bằng chung, nó tính đến những thay đổi kinh tế trong tất cả các lĩnh vực; (ii) nó tương đối dễ tiếp cận so với các mô hình CGE khác; (iii) nó đi kèm với một bộ phần mềm và cơ sở dữ liệu được đánh giá ngang hàng và được lập thành văn bản đầy đủ; và (iv) nó được sử dụng rộng rãi bởi các nhà nghiên cứu chính sách thương mại, những người có thể dễ dàng cố gắng tái tạo và xác minh kết quả của bất kỳ nghiên cứu GTAP nào Mặt khác, mô hình GTAP gặp phải những hạn chế giống như các mô hình CGE khác về chính sách thương mại (Plummer và cộng sự, 2010)
Mô hình cân bằng cục bộ SMART Mô hình là một hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm thương mại được phát triển bởi WITS - một chương trình phần mềm truy xuất thông tin về thương mại thế giới và thuế quan, được thu thập từ các tổ chức như Phòng Thống kê Liên hợp quốc (UNSD), Thương mại Hàng hóa (UN Comtrade), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) Hệ thống Thông tin Phân tích Thương mại (TRAINS) và Cơ sở Dữ liệu Tích hợp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (IDB) SMART cho phép người dùng đánh giá tác động của một sự thay đổi chính sách thương mại nhất định (được đo bằng thuế quan) đối với các biến số sau: tác động tạo ra thương mại, tác động chuyển hướng thương mại, tác động thương mại ròng (tổng hợp các tác động tạo ra thương mại và chuyển hướng thương mại), biến đổi doanh thu thuế quan và thay đổi thặng dư tiêu dùng
Mô hình mô phỏng toàn cầu về chính sách thương mại cấp ngành GSIM cũng là một mô hình cân bằng từng phần được phát triển bởi được phát triển bởi Francoisvà Hall (2003) Tuy nhiên, khác với mô hình SMART, mô hình này có cung xuất khẩu là dốc lên thay vì cung xuất khẩu hoàn toàn co giãn như SMART
Các chỉ số thương mại Trong cuốn “Thống kê thương mại trong hoạch định chính sách” của Mikic và Gilbert (2009), có rất nhiều chỉ số thương mại được tổng hợp có mục đích nhằm phân tích thương mại quốc tế hoặc ngoại thương, ở cấp quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu Bằng cách sử dụng các chỉ số này, người ta có thể cung cấp thông tin chi tiết về loại câu hỏi khác nhau, trong đó có nhiều câu liên quan đến tiềm năng của các FTA Các chỉ số được đề cập cho thấy những thay đổi trong cơ cấu hàng hóa của thương mại và do đó hữu ích nhất cho việc chuẩn bị các vị trí đàm phán trong các cuộc đàm phán thương mại, tiêu biểu như: chỉ số đa dạng hóa xuất khẩu (Export Diversification), lợi thế so sánh hiện hữu (Revealed Comparative Advantage), định hướng khu vực (Regional Orientation), chỉ số bổ sung (Complementarity), …
1.1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá tác động của FTA
Các nghiên cứu tác động tiền kỳ (Ex-Ante)
Các chỉ số thương mại để đánh giá tác động kinh tế tiềm năng của FTA được rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng Ahmed và cộng sự (2010) đã sử dụng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) theo phân loại hàng hóa mã HS để đánh giá tác động tiềm năng của FTA Pakistan - Sri Lanka Với RCA > 1, các mặt hàng xuất khẩu của Pakistan chủ yếu tập trung ở các mặt hàng dệt, may, thiết bị điện, thiết bị viễn thông, nồi hơi và thiết bị cơ khí RCA là một chỉ số truyền thống được nhiều nghiên cứu khác sử dụng để đánh giá tác động tiềm năng của FTA như nghiên cứu của Chandran và Sudarsan (2012), Zhang và Lee (2017), Jaswal và Narayanan (2017), Culas và Timsina (2019), Maderová (2020), Kết quả của chỉ số này ở các nghiên cứu đều cho thấy tiềm năng thương mại của các đối tác với nhau Felix và cộng sự (2012) đã kết hợp bốn chỉ số RCA, RO, TII và TC để đánh giá tác động của các FTAs đối với năng lực cạnh tranh của khu vực CARICOM Theo kết quả nghiên cứu, CARICOM duy trì lợi thế so sánh trong các nhóm sản phẩm xuất khẩu được lựa chọn trong nghiên cứu; cường độ thương mại từ CARICOM đến Costa Rica được thể hiện là cao nhất trong nhóm HS 0303; tiềm năng thương mại vẫn ở mức cao trong suốt giai đoạn 2001-
2010, do đó cho thấy xuất khẩu của CARICOM trong các nhóm được chọn không chiếm được thị phần đáng kể nào ở Cộng hòa Dominica hay Costa Rica
Sikdar và Nag (2011) đã sử dụng khung mô hình CGE của GTAP để đánh giá tác động của FTA Ấn Độ-ASEAN đối với các biến số kinh tế vĩ mô, các biến số thương mại và vị trí phúc lợi của Ấn Độ và các nước trong khu vực ASEAN Kết quả của nghiên cứu cho thấy tổng thương mại song phương của Ấn Độ với khu vực ASEAN tăng lên đáng kể; Ấn Độ giành được quyền tiếp cận thị trường lớn nhất ở Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam,… Cũng sử dụng mô hình GTAP, Muchtar (2017) đã đánh giá tác động của ASEAN+5 đến hiệu quả kinh tế của Indonesia Kết quả của nghiên cứu cho thấy những tác động tích cực của các hiệp định đến tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, điều khoản thương mại, cán cân thương mại, đầu tư, tiêu dùng và chi tiêu của chính phủ, tiền lương và phúc lợi xã hội Shiferaw và Hagiwara (2017) sử dụng mô hình GTAP, cơ sở dữ liệu phiên bản
9 để đánh giá tác động của ba thỏa thuận thương mại khu vực, COMESA FTA, liên minh thuế quan và EPA đối với nền kinh tế của Ethiopia Kết quả chỉ ra rằng, cán cân thương mại tổng hợp của Ethiopia được cải thiện nhiều hơn từ các liên minh thuế quan và EPA so với từ FTA, nhưng lại có sự thất thu lớn Hơn nữa, COMESA, liên minh thuế quan và EPA dẫn đến tổn thất phúc lợi ròng cho Ethiopia, trong khi COMESA và FTA cải thiện phúc lợi Safuan (2017) áp dụng mô hình GTAP để đánh giá tác động của việc xóa bỏ thuế quan của ASEAN- Trung Quốc FTA đối với phúc lợi của các nước thành viên Nghiên cứu cho thấy, Singapore và Trung Quốc là hai quốc gia tăng phúc lợi cao nhất so với các thành viên khác của ASEAN Munandar và cộng sự (2020) lại sử dụng mô hình này để đánh giá tác động của CPTPP đến nền kinh tế của Indonesia Tác giả tiến hành mô phỏng để đánh giá tác động của CPTPP đối với nền kinh tế Indonesia Kết quả cho thấy việc thực thi CPTPP dẫn đến sự gia tăng GDP thực tế và phúc lợi của Indonesia
Lang (2006) triển khai mô hình SMART để đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế ECOWAS-EU Kết quả mô phỏng cho thấy nhập khẩu của các nước ECOWAS từ EU tăng 1,87 tỷ USD Trong đó, các nước chiếm tỷ trọng nhập khẩu gia tăng cao là Nigeria (42%) và Ghana (20%) HS 870323 có tác động tạo lập thương mại lớn nhất Ahmed (2010) lại sử dụng SMART để đánh giá tác động của FTA Ấn Độ- Nhật Bản đến hàng hóa theo mã HS 6 số của hai quốc gia Kết quả mô phỏng cho thấy thặng dư của người tiêu dùng và tác động tạo lập thương mại tích cực cho cả Ấn Độ và Nhật Bản Hadjinikolov và Zhelev (2018) sử dụng kết các chỉ số thương mại và mô hình SMART để đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam đối với xuất khẩu của Bulgaria Kết quả cho thấy EVFTA sẽ tạo cơ hội tăng xuất khẩu của Bulgaria sang Việt Nam với tác động tích cực cao nhất đến các sản phẩm từ ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất và dệt may Basu (2021) đánh giá định lượng tác động tiềm năng của FTA Ấn Độ - EU đối với ngành sữa của Ấn Độ bằng SMART Kết quả mô phỏng của nghiên cứu cho thấy sự gia tăng ước tính trong nhập khẩu các sản phẩm sữa của Ấn Độ chủ yếu là do tạo lập thương mại thay vì chuyển hướng thương mại
1.1.1.3 Các nghiên cứu đánh giá tác động hậu kỳ (Ex-Post)
Guilhot (2010) đã nghiên cứu tác động của các FTAs chính Đông-Á Tác giả sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của ba FTAs: ASEAN, ASEAN-Trung Quốc và ASEAN-Hàn Quốc đối với thương mại nội khối và ngoài khu vực Kết quả cho thấy, hiệp định ASEAN ủng hộ thương mại khu vực và đa phương, với việc tạo ra xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới nhiều hơn sự chuyển hướng nhập khẩu ngoài khu vực Các hiệp định ASEAN-Trung Quốc và ASEAN-Hàn Quốc cho đến nay vẫn chưa được chứng minh là có tác động đến dòng chảy thương mại Đông-Á Yao và cộng sự (2019) đã phân tích mô hình trọng lực để đánh giá tác động của các FTA đến môi trường của các quốc gia thành viên Kết quả nghiên cứu cho thấy, FTA có tác động tích cực đến môi trường của các quốc gia thu nhập cao, trong khi có không có lợi cho môi trường của các quốc gia thu nhập trung bình Feruni và Hysa (2020) lại xây dựng và giải thích mô hình lực hấp dẫn cho các dòng thương mại của Albania và 15 đối tác thương mại của nước này trong với số liệu từ năm 2001-2016 và có tổng số 240 quan sát được chọn ngẫu nhiên Ở cả hai trường hợp xuất khẩu và nhập khẩu của Albania, tác động của GDP và khoảng cách tương ứng là rất lớn ở mức 5%, trong khi biến giả của CEFTA, nó không có ý nghĩa đối với nhập khẩu cũng như xuất khẩu Jie và Zhihong (2020) đã dựa trên mô hình trọng lực của thương mại để đánh tác động thực nghiệm tạo lập thương mại của khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN Kết quả cho thấy, sự gia tăng GDP ở các nước thương mại sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của dòng chảy thương mại CAFTA sẽ làm tăng khối lượng thương mại, nhưng hiệu quả không đáng kể Ngoài ra, khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến sự gia tăng của các luồng thương mại Siahaan và Ariutama (2021) triển khai mô hình trọng lực nhằm mục đích điều tra tác động của sáu FTA khu vực được áp dụng tại Indonesia và các yếu tố thương mại liên quan đến xuất khẩu hàng hóa sản xuất của Indonesia với 40 quốc gia đối tác sử dụng trong giai đoạn 2002-2019 làm phương tiện đánh giá Kết quả chỉ ra rằng FTA khu vực có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hóa sản xuất của Indonesia Nó cũng chỉ ra rằng FTA khu vực chỉ gây ra hiệu ứng tạo ra thương mại
1.1.1.4 Các nghiên cứu đánh giá tác động của FTA đến thương mại Việt Nam
Sự tham gia liên tục của Việt Nam vào các FTA trong những năm gần đây đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng các phương pháp đánh giá tác động tiền kỳ và hậu kỳ như: chỉ số thương mại, mô hình CGE, mô hình GTAP, mô hình SMART, mô hình trọng lực,… để đánh tác động của FTA đến thương mại Việt Nam
Các nghiên cứu nước ngoài
Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
1.2.1 Khái niệm Hiệp định thương mại tự do
1.2.1.1 Khái niệm FTA truyền thống
Cơ sở hình thành hiệp định thương mại tự do, lần đầu tiên được đề cập trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT) vào năm 1947, tại điểm 8B, điều XXIV nêu rõ rằng: “Một khu vực mậu dịch tự do là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan Trong đó, thuế và các quy định mang tính hạn chế về thương mại sẽ được dỡ bỏ đối với hầu hết các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do” Tại Điều XXI, khoản 5 của Hiệp định này cũng nêu rằng: “Khu vực mậu dịch tự do được hình thành thông qua một hiệp định quá độ (Iterrim Agreement)”
Như vậy, GATT (1947) đề cập đến việc cắt giảm thuế quan của các sản phẩm giữa các thành viên tham gia vào một khu vực mậu dịch tự do – đây là điều cơ bản của các FTA Tuy nhiên GATT chưa đưa ra đầy đủ các hoạt động thương mại để định nghĩa khái niệm của một FTA, mà chỉ dừng lại ở trong phạm vi thương mại hàng hóa hữu hình
1.2.1.2 Khái niệm FTA thế hệ mới
Hiện nay, FTA được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên đều được nghĩa dựa trên sự thỏa thuận sâu rộng hơn về phạm vi và các cam kết Theo Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2021), FTA là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều Thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các Thành viên với nhau Theo Bộ Ngoại vụ và Thương mại, Australia (2021), FTA là một hiệp ước quốc tế giữa hai hoặc nhiều nền kinh tế nhằm giảm bớt hoặc xóa bỏ một số rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như đầu tư
Hiệp định thương mại tự do là một hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do Theo Cục Thương mại Quốc tế, Bộ thương mại Hoa Kỳ (2021), Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia trong đó các quốc gia đồng ý về các nghĩa vụ nhất định ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ, trong số các chủ đề khác Theo Bộ Ngoại giao New Zealand (2021), một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai quốc gia hoặc một nhóm quốc gia có thể được sử dụng để thiết lập các quy tắc về cách các quốc gia đối xử với nhau khi kinh doanh cùng nhau
Thông qua các cơ sở và khái niệm nêu trên, có thể kết luận rằng, một hiệp định thương mại tự do là một thỏa thuận hợp tác kinh tế được ký kết bởi giữa hai hay nhiều nước (hoặc vùng lãnh thổ) nhằm mục đích cắt giảm, xóa bỏ các hàng rào thương mại bao gồm các thuế quan, hạn ngạch xuất nhập khẩu, các hàng rào phi thuế quan,… nhằm mục đích tự do hóa thương mại, đa dạng hóa thị trường cho các nước thành viên
Nếu FTA truyền thống tự do hóa thương mại đối với hàng hóa hữu hình, giảm thuế quan và cùng nhất trí về việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan thì phạm vi cam kết trong các hiệp định thương mại tự do hiện đại hóa bao gồm các lĩnh vực rộng lớn hơn như tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, mua sắm công, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, lao động, môi trường, kể cả liên quan đến dân chủ, nhân quyền hay các vấn đề chống khủng bố Hiệp định thương mại tự do hiện đại này, còn được gọi là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, sẽ có tác động mạnh mẽ khi nó có hiệu lực cho các cơ quan liên quan (Trần Thị Trang và Đỗ Thị Mai Thanh, 2019)
1.2.2 Phân loại Hiệp định thương mại tự do
1.2.2.1 Phân loại theo số lượng thành viên tham gia
- Hiệp định thương mại tự do song phương (BFTA) Đây là FTA chỉ có hai quốc gia tham gia thỏa thuận, đàm phán và ký kết, chỉ nằm trong phạm vi thương mại giữa hai quốc gia BFTA là hiệp định được đàm phán, thương thuyết chỉ đối với hai quốc gia nên việc hình thành, ký kết cũng nhanh chóng hơn so với các FTA có phạm vi thành viên tham gia
- Hiệp định thương mại tự do khu vực Đây là hiệp định có sự tham gia từ ba quốc gia trở lên, thường nằm trong một khu vực lãnh thổ địa lý, khoảng cách gần nhau Việc ký kết các FTA khu vực nhằm mục tiêu tận dụng các lợi thế về khoảng cách địa lý, tương đồng văn hóa để thúc đẩy sự giao thương, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, mặt khác đây cũng là cơ hội giúp các nước tăng cường mối quan hệ hữu nghị Hiệp định thương mại tự do hỗn hợp
FTA hỗn hợp có thể coi là một FTA song phương hình thức đặc biệt, là sự ký kết giữa một FTA khu vực với một quốc gia khác, một số quốc gia khác hoặc một FTA khu vực khác Không ký kết nhanh chóng như FTA song phương, FTA hỗn hợp đòi hỏi sự đàm phán phức vì có sự tham gia của rất nhiều nước, liên quan đến nhiều vấn đề, tuy nhiên đây là một hình thức FTA có số lượng ký kết rất nhiều Các FTA hỗn hợp mà Việt Nam đã tham gia bao gồm: ACFTA, AKFTA, AJCEP, AIFTA, AANZFTA, AHKFTA, EVFTA, RCEP, Việt Nam – EFTA FTA
- Hiệp định thương mại tự do đa phương
FTA đa phương là hiệp định có sự tham gia đàm phán, ký kết của nhiều quốc gia Đây là FTA đòi hỏi phải có một quá trình đàm phán lâu dài, tuy nhiên, nếu được ký kết sẽ tác động lớn đến thương mại của thế giới, thậm chí nếu có sự tham gia của các cường quốc kinh tế sẽ tạo ra nhưng trật tự kinh tế thế giới mới Hiện nay FTA đa phương mà Việt Nam đã ký kết với 10 quốc gia khác đó chính là CPTPP
1.2.2.2 Phân loại theo phạm vi và nội dung cam kết
- Hiệp định thương mại tự do truyền thống
FTA truyền thống là các FTA được ký kết, đàm phám vào giai đoạn đầu, phạm vi nội dung thường hẹp, gồm các cam kết tự do thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, mức độ tự do hóa hạn chế (thường xóa bỏ 70-80% dòng thuế)
- Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
FTA thế hệ mới là các FTA được ký kết, đàm phám vào giai đoạn gần đây, phạm vi nội dung thường rộng hơn, gồm các cam kết tự do hóa thương mại trên nhiều lĩnh vực, mức độ tự do hóa mạnh (thường xóa bỏ 95-100% dòng thuế) Hiện nay các FTA thế hệ mới thực sự mà Việt Nam đang thực thi bao gồm: EVFTA, UKVFTA và CPTPP
1.2.3 Nội dung của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
1.2.3.1 Tự do hóa thương mại hàng hóa
Trong thương mại hàng hóa, thuế và các hàng rào phi thuế quan của xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia được cam kết có thể được giảm về 0% ngay khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, hoặc cắt giảm theo lộ trình từng năm ở từng quốc gia khác nhau quy định trong hiệp định Bên cạnh đưa ra các danh mục cắt giảm thuế cụ thể, FTA còn đưa ra một cách cụ thể lộ trình thực hiện các cam kết trên của các nước thành viên Lộ trình này được đàm phán tùy theo tiềm năng, khả năng tự do hóa của mỗi quốc gia và thậm chí cả đặc tính riêng của một số sản phẩm nhất định
1.2.3.2 Tự do hóa thương mại dịch vụ
Các FTA ngày nay thường bao gồm nội dung tự do hóa thương mại dịch vụ, nghĩa là các nước tham gia hiệp định cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, nhưng phạm vi và mức độ mở cửa lớn hay nhỏ phụ thuộc vào quốc gia ký kết Khi các nước đang phát triển ký kết với nhau, mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ thường không cao bằng thương mại hàng hóa Nhưng nếu FTA có sự tham gia của Hoa Kỳ hoặc một số nước phát triển khác thì thường đòi hỏi mức độ tự do hóa dịch vụ rất cao (thậm chí yêu cầu độ mở tuyệt đối)
1.2.3.3 Tự do hóa đầu tư
Các cam kết tự do hóa đầu tư xuất hiện ngày càng nhiều trong các FTA, cụ thể là các FTA có sự tham gia của các nước phát triển Nội dung của các cam kết này nói chung là tháo gỡ các vướng mắc cho nhà đầu tư từ nước đối tác, tạo điều kiện thuận lợi để họ ký kết đầu tư, ví dụ như bảo vệ nhà đầu tư và giao dịch, áp dụng đối xử quốc gia đối với nhà đầu tư và hoạt động đầu tư, cấm các biện pháp nhằm cản trở đầu tư, đảm bảo đền bù thỏa đáng trong trường hợp quốc hữu hóa, đảm bảo dòng luân chuyển thanh khoản tự do, v.v
1.2.3.4 Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia ký kết hiệp định
CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cách tiếp cận nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng 03 cách tiếp cận chính là: (i) cách tiếp cận hệ thống, (ii) cách tiếp cận lịch sử và (iii) cách tiếp cận hỗn hợp
Thứ nhất là cách tiếp cận hệ thống Từ các quan điểm của các nhà kinh tế học trước đây, nghiên cứu hệ thống hóa được cơ sở lý luận về FTA và tác động của FTA đến thương mại giữa các thành viên tham gia FTA Bên cạnh đó, thực trạng và bản chất mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh cũng được phân tích và đánh giá một cách hệ thống dựa trên việc sử dụng một bộ các chỉ số thương mại, giúp đưa ra một bức tranh tương đối toàn diện bao gồm giá trị kim ngạch, tăng trưởng thương mại, cán cân thương mại, lĩnh vực xuất nhập khẩu, lợi thế so sánh và mức độ bổ sung thương mại giữa hai bên, Cách tiếp cận hệ thống cũng được thể hiện thông qua việc đánh giá tác động của các cam kết trong Hiệp định UKVFTA đến xuất khẩu của Việt Nam ở cả ba cấp độ quốc gia, nhóm ngành và ngành
Thứ hai là cách tiếp cận lịch sử Nghiên cứu phân tích và đánh giá mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong hai thập kỷ gần nhất, từ năm 2001 đến năm 2020 Việc phân tích các số liệu trong quá khứ giúp đánh giá được các đặc điểm, bản chất cũng như quá trình phát triển thương mại song phương; làm cơ sở cho các nhận định về tác động của Hiệp định UKVFTA tới mối quan hệ song phương này trong thời gian tới Việc rà soát, nhận diện những khó khăn, rào cản trong xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Vương quốc Anh trong thời gian qua cũng có ý nghĩa quan trọng để đưa ra những đề xuất hữu ích để thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới
Thứ ba là cách tiếp cận hỗn hợp Cách tiếp cận hỗn hợp được thể hiện rõ nét ở việc nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Các nghiên cứu truyền thống thường sử dụng một trong hai phương pháp kể trên Tuy nhiên, phương pháp định lượng và phương pháp định tính đều có ưu và nhược điểm riêng Các phương pháp định lượng giúp lượng hóa được tác động song thường không phản ảnh được đầy đủ các yếu tố (thường là rất khó để lượng hóa) có ảnh hưởng đến tác động đó Các phương pháp định tính có thể giúp bổ sung thêm các nhận định, đánh giá mà phương pháp định lượng chưa giải quyết được Vì vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn áp dụng đồng thời cả hai phương pháp là định tính và định lượng
Với cách tiếp cận trên, sau khi nghiên cứu các tài liệu đã có, nghiên cứu sử dụng khung phân tích như sau:
Hình 2.1: Khung phân tích nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của UKVFTA tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận về tác động của FTA tới xuất khẩu hàng hóa
Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang UK Đánh giá định tính tác động của
UKVFTA tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang UK Đánh giá định lượng tác động của UKVFTA tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang UK
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm đánh giá tác động của các cam kết về cắt giảm thuế quan mà Vương quốc Anh dành cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam Trong khi đó, phương pháp định tính nhằm phân tích tác động của các hàng rào phi thuế quan và các cam kết khác đến xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài bao gồm: (i) Các chỉ số thương mại; (ii) Mô hình cân bằng bộ phận SMART
2.2.1.1 Phương pháp phân tích tổng hợp
Luận văn phân tích và nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau về các hiệp định thương mại tự do bằng cách phân tích thành từng bộ phận để làm sáng tỏ các nội dung cam kết trong UKVFTA và tác động của nó tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Trên cơ sở kết quả phân tích lý thuyết, Luận văn tổng hợp lại để có thể làm rõ thêm những quan điểm lý thuyết về tự do hóa thương mại Cụ thể, Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để:
- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về FTA nói chung như khái niệm, đặc điểm, nội dung cũng như những tác động của FTA tới hoạt động xuất khẩu của các quốc gia
- Phân tích nội dung, phương thức, lộ trình đàm phán, ký kết UKVFTA và những cam kết của Việt Nam
- Trên cơ sở đó, phân tích tác động của UKVFTA tới các ngành/lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Vương quốc Anh
Những kết quả của phương pháp phân tích định tính sẽ được thể hiện trong các chương, cụ thể: chương 2 - cơ sở lý luận về tác động của UKVFTA tới xuất khẩu hàng hóa và chương 5 - phân tích đánh giá tác động của UKVFTA tới lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trên các khía cạnh: cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, vv
Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu, so sánh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương Quốc Anh so sánh tốc độ tăng trưởng qua các năm, cũng như so sánh cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cuả Việt Nam sang UK trước và sau khi UKVFTA được ký kết
- Phân tích, so sánh UKVFTA với các nội dung về tự do hóa thương mại trong EVFTA để thấy được sự giống và khác nhau, từ đó, rút ra những đặc thù trong nội dung và phương thức tự do hóa thương mại trong UKVFTA, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tác động của tự do hóa thương mại trong UKVFTA tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
- Đối chiếu, so sánh luồng thương mại, cơ cấu và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UK qua các năm Đồng thời, xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích Trên cơ sở đó có những khuyến nghị phù hợp cho Việt Nam trong quá trình triển khai các cam kết trong UKVFTA nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh
Thông qua việc so sánh các vấn đề trên, việc phân tích đánh giá các số liệu về kim ngạch XNK, về cán cân thanh toán, về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UK, cũng như đánh giá rõ ràng hơn về cơ hội và thách thức mà hiệp định UKVFTA mang lại cho thương mại quốc tế của Việt Nam, qua đó xác định được thế mạnh riêng của Hiệp định mà Việt Nam cần khai thác Phương pháp so sánh được thực hiện qua các bước:
• Bước 1: Xác định các nội dung và phạm vi so sánh:
So sánh về kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu qua từng thời kỳ So sánh hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tính chất tự do hóa thương mại, các ngành có khả năng mở rộng xuất khẩu, cũng như tác động của Hiệp định giúp tạo lập thương mại hay chuyển hướng thương mại UKVFTA tới thương mại hàng hóa của Việt Nam
• Bước 2: Xác định điều kiện để so sánh các chỉ tiêu: Đảm bảo tính thống nhất về nội dung của chỉ tiêu Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính của các chỉ tiêu Một số chỉ tiêu được so sánh tuyệt đối Một số khác được so sánh tương đối Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, quy chuẩn so sánh
• Bước 3: Xác định mục đích so sánh:
So sánh để tìm ra những cơ hội mới mà UKVFTA mang lại cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang UK, để Việt Nam tận dụng những cơ hội này Đồng thời chỉ ra những thách thức mà hàng hóa xuất khẩu cảu Việt Nam có thể phải đối mặt
• Bước 4: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh:
Việc so sánh tuyệt đối được biểu thị qua các bảng biểu, hình vẽ So sánh tương đối được thể hiện qua phương pháp phân tích định tính
Kết quả nghiên cứu từ việc sử dụng phương pháp này được thể hiện trong chương
4 Tự do hóa thương mại trong UKVFTA và những cam kết của Việt Nam và chương
5, khi phân tích đánh giá tác động của tự do hóa thương mại trong khuôn khổ UKVFTA tới lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
2.2.1.3 Phương pháp thống kê -mô tả
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê để thu thập, xử lý và phân tích các số liệu về kim ngạch, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương Quốc Anh, nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá những tác động của UKVFTA tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Kết quả nghiên cứu từ việc sử dụng phương pháp này được thể hiện chủ yếu trong chương 3: phân tích đánh giá tác động UKVFTA tới lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
Trong quá trình triển khai nghiên cứu, Luận văn đã kế thừa:
- Các công trình nghiên cứu về lý thuyết thương mại quốc tế cũng như kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của tự do hóa thương mại tới phát triển kinh tế của các quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng
- Bên cạnh đó, Luận văn cũng kế thừa các số liệu về kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được thể hiện trong bảng số liệu thống kê của UN Comtrade, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Trung tâm thống kê Hải quan Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam…
Tác động của FTA đối với thương mại nội khối không chỉ chịu ảnh hưởng từ các cam kết cắt giảm thuế quan mà còn chịu ảnh hưởng bởi bản chất quan hệ thương mại giữa hai bên (Vũ Thanh Hương, 2018) Vì vậy, tác giả sử dụng các chỉ số thương mại để phản ánh, phân tích bản chất mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh; từ đó đưa ra những đánh giá về tác động của UKVFTA đến xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh
Các chỉ số thương mại được sử dụng
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA UKVFTA TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
Khái quát về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh
3.1.1 Về kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều
Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, tuy nhiên, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh chỉ có dấu hiệu khởi sắc từ năm 1986 và bắt đầu tăng nhanh từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX Trong thời gian này, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên còn rất khiêm tốn, song cũng đã có những chuyển biến nhất định Nhập khẩu của Việt Nam từ Anh đã tăng từ 638 triệu Rup-USD năm 1986 lên 11.381 triệu Rup-USD năm 1993 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là hoá chất và máy móc Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Anh là dầu khí và một số mặt hàng thực phẩm, mỹ nghệ Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng từ 1,116 triệu Rup-USD năm 1986 lên 23,017 triệu Rup-USD năm 1993 (Niên giám thống kê Việt Nam, 1995)
Từ năm 1993, sau thời gian gián đoạn, chính phủ Anh đã tháo gỡ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đổỉ với Việt Nam, hàng hoá của Việt Nam được hưởng những chế độ ưu đãi như các quốc gia đang phát triển khác Do đó, quan hệ thương mại giữa hai bên có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn Từ năm 1995 đến năm 2009, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh liên tục tăng qua các năm Cụ thể, năm 1995, với con số khiêm tốn là 125,3 triệu USD, đến năm 2009 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh đã tăng lên 1.671,7 triệu USD, tức là tăng 17,5 lần, mặc dù năm 2009 kim ngạch thương mại giữa hai nước có giảm nhẹ so với năm 2008
Kể từ khi quan hệ Đối tác chiến lược được thiết lập năm 2010, Thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Vương Quốc Anh đã có nhiều tiến triển Những thay đổi tích cực trước hết do đường lối đối ngoại của hai bên đã có những điều chỉnh phù hợp với tình hình mới, trong đó hai nước đồng thời đánh giá cao và coi trọng vị trí, vai trò của nhau trong khu vực và trên thế giới, nhất là từ khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit)
Trong thời gian gần đây,Vương quốc Anh là một trong những đối tác thương mại lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam tại thị trường châu Âu Điển hình là từ năm 2010 đến 2018, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh năm sau đều tăng so với năm trước (riêng năm 2010 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh tăng gần 31,2% so với năm 2009) Năm 2019, kim ngạch XNK Việt Nam và Vương Quốc Anh giảm nhẹ gần 2%, đến năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giảm mạnh hơn với 14,8%
(Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan Việt Nam) Hình 3.1 Thương mại hai chiều Việt Nam và Vương quốc Anh (1995-2009)
Bên cạnh đó, với việc UKVFTA có hiệu lực tạm thời từ 01/01/2021 đã kịp thời thay thế EVFTA đã mang lại nhiều lợi ích cho thương mại song phương giữa hai nước, giúp cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này gia tăng đáng kể Cụ thể: Năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tiếp tục tăng trưởng trở lại, đạt hơn 6.610 triệu USD tăng gần 11% so với 2020 (Biểu đồ 2)
Năm 2022, dù đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh tiếp tục tăng 3,2% so với năm 2021, đạt 6.83 tỷ USD trong đó, xuất khẩu sang Anh đạt hơn 6 tỷ USD, tăng
Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng KNXNK
5,2%; nhập khẩu từ Anh đạt 771 triệu USD, giảm 9,2% Anh trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam ở châu Âu (sau Hà Lan, Đức)
Có thể thấy, hiện nay, quan hệ song phương giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh đang ở trong giai đoạn tốt đẹp nhất và vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển Trong quan hệ thương mại, Vương Quốc Anh hiện đang là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 13 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và đứng thứ 5 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Âu, Châu Mỹ
(Nguồn: Trademap, 2022) Hình 3.2 Thương mại hai chiều Việt Nam và Vương quốc Anh (2010 - 2021) 3.1.2 Xét riêng về kim ngạch và cơ cấu hàng xuất khẩu
Như đã nêu trên, sau khi chính phủ Anh tháo gỡ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, từ năm 1995, hàng hoá của Việt Nam được hưởng những chế độ ưu đãi như các quốc gia đang phát triển khác, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương Quốc Anh đã có sự tăng trưởng nhất định Xét cả quá trình từ năm 1995 đến nay, giai đoạn từ 1995 đến năm 2018, xuất khẩu của Việt Nam sang Vương Quốc Anh liên tục tăng qua các năm
Từ con số rất khiêm tốn là 74,6 triệu USD năm 1995 đã tăng lên hơn 77 lần vào năm
2018, đạt 5779,3 triệu USD Đặc biệt, kể từ khi 2 nước nâng tầm quan hệ Đối tác chiến
Kim ngạch XK Kim ngạch NK Tổng kim ngạch XNK lược vào năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương Quốc Anh đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ: Năm 2010 tăng hơn 26,5% so với 2009 và năm 2011 tăng cao nhất với gần 42,6% so với 2010 Các năm tiếp theo cho đến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương Quốc Anh cũng đều tăng Tuy nhiên, đến năm 2019 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương Quốc Anh giảm nhẹ 0,4% so với 2018 Đồng thời, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh đã có sự gián đoạn sau sự kiện Anh rời khỏi EU vào 31/01/2020 và dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng nổ ở cả Vương Quốc Anh và Việt Nam, làm cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương Quốc Anh giảm với 14% so với 2019 Tuy nhiên, cùng với sự khởi sắc trong quan hệ thương mại sau khi UKVFTA được ký kết, xuất khẩu của Việt Nam sang Vương Quốc Anh đã có sự cải thiện và tăng trưởng trở lại Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương Quốc Anh đạt hơn 5.760 triệu USD, tăng 16,4% so với
(Nguồn: TradeMap) Hình.3.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương Quốc Anh đạt 6.060 triệu USD, tăng 5,2% so với 2021 Đóng góp cho mức tăng trưởng “kỳ tích” này là nhiều mặt hàng giá trị như: Nông sản tăng 67%, hạt tiêu tăng 49%; máy móc, thiết bị tăng
16%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 14,5% Kết quả này giúp Việt Nam xuất siêu hơn 4,8 tỷ USD sang Anh Các mặt hàng khác có tốc độ tăng trưởng khá gồm: cà phê tăng 138,8%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 31,5%; hạt tiêu tăng 26,7%; dây điện và dây cáp điện tăng 98,9% 1
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Vương quốc Anh là điện thoại- linh kiện, hàng dệt may, giày dép, sắt thép các loại, máy vi tính - linh kiện, hạt điều, cà phê, hạt tiêu Nhìn chung, trong những năm gần đây, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Anh không thay đổi nhiều Tuy nhiên, sau khi UKVFTA có hiệu lực, với những cam kết của Anh về cắt giảm thuế quan và rào cản phi thuế quan, một số mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh như nông, thủy sản, dệt may, nguyên liệu và sản phẩm gỗ, giày dép, rau quả,… đã có cơ hội thâm nhập thị trường Anh làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này
Bảng 3.1 Top 15 mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu ssang Vương quốc Anh năm 2021
Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên
64 Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên 545,885
94 Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; nhà lắp ghép
62 Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc 318,109
84 Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng 287,454
1 Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Trademap
61 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc 244,948
3 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác 184,791
39 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác 136,934
16 Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác 131,203
95 Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ thể thao; các bộ phận và phụ kiện của chúng 125,338
8 Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa 96,738
9 Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị 91,330
Các sản phẩm bằng da thuộc; yên cương và bộ yên cương; các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự; các sản phẩm làm từ ruột động vật (trừ tơ từ ruột con tằm) 88,860
73 Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép 76,522
Đánh giá tác động của UKVFTA tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh
Kết quả từ mô hình SMART: Để đánh giá định lượng tác động của UKVFTA đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh, bài luận văn sử dụng mô hình cần bằng bộ phận (SMART) và xây dựng 3 kịch bản giả định dựa trên cam kết cắt giảm thuế quan của hiệp định UKVFTA và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam đối với các quốc gia khác vào thị trường Vương Quốc Anh UKVFTA tiếp tục thực hiện cam kết theo biểu thuế mà Việt Nam và Vương Quốc Anh đã thực hiện trong EVFTA Theo như hiệp định EVFTA, các mặt hàng Việt Nam sẽ có lộ trình cắt giảm thuế tối đa thuộc nhóm B7 (Thuế quan được giảm dần đều trong vòng 8 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực từ mức thuế cơ sở về 0%) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Vương Quốc Anh chính thức có hiệu lực vào ngày 01/05/2021 do đó bài luận văn giả định Vương Quốc Anh sẽ hoàn thành xóa bỏ thuế quan cho mặt hàng Việt Nam vào năm 2029 Dữ liệu về biểu thuế năm cơ sở được sử dụng năm 202
Bảng 3.4 Sự thay đổi trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với các nước trong
Tên Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3
Giá trị xuất khẩu ban đầu (Nghìn USD)
4,490,784.65 4,490,784.65 4,490,784.65 Giá trị XK khi thuế về 0 (Nghìn USD)
4,626,948.24 4,545,762.58 4,529,419.61 Tổng giá trị XK thay đổi (Nghìn USD)
Tạo lập thương mại (Nghìn USD)
59,291.13 59,291.13 59,291.13 Chệch hướng thương mại (Nghìn USD)
0.86 Giá trị tạo lập/Tổng giá trị XK thay đổi
Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả mô hình SMART (dựa trên số liệu của UN
Kết quả của cả 3 kịch bản đều cho cho thấy rằng, dù trong bất kỳ phương thức hội nhập nào thì xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương Quốc Anh vẫn sẽ có sự tăng trưởng Cụ thể: Đối với kịch bản 1, khi thuế quan mặt hàng hóa về 0%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 4.49 tỷ USD, tăng 136.163 triệu USD tương đương với 3.03% Ở 2 kịch bản 2 và 3, dưới sự cạnh tranh từ các đối thủ, giá trị xuất khẩu hàng hóa sẽ giảm so với kịch bản 1 lần lượt tăng 54.977triệu USD tương đương 1.22% và 38.634 triệu USD tương đương với 0.86%
Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu này có thể lý giải bởi 2 nguyên nhân chính Một là hàng hóa của Việt Nam thường rẻ hơn so với những quốc gia khác Thêm vào đó khi thuế xuất khẩu giảm đi sẽ càng làm giá hàng hóa của Việt Nam giảm đi và từ đó hàng hóa của chúng sẽ có tính cạnh tranh cao hơn và thay thế hàng hóa của nước nhập khẩu, ở đây là Vương Quốc Anh (tạo lập thương mại) cũng như là hàng hóa từ các nước đối thủ khác (chệch hướng thương mại) 2 kịch bản trên có sự khác nhau về cơ cấu thay đổi Đối với kịch bản 1, hàng hóa của Việt Nam đa phần sẽ thay thế hàng hóa của các nước ngoài Vương Quốc Anh sau khi mức thuế về 0% (chệch hướng thương mại) với kịch bản 1 chiếm đến 56% tổng giá trị thay đổi Trong khi đó với kịch bản 2, và 3 hàng hóa của Việt Nam sẽ phần lớn thay thế hàng hóa nội địa của Anh khi giá trị tạo lập thương mại chiếm 108%và 153% trong tổng giá trị thay đổi, cùng với đó, 1 số sản phẩm hàng hóa của Việt Nam cũng sẽ bị đối thủ thay thế ngay chính tại thị trường này
Bảng 3.5 Sự thay đổi theo nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3
Tỷ trọng trong thay đổi tổng XK (%)
Tỷ trọng trong thay đổi tổng XK (%)
Tỷ trọng trong thay đổi tổng XK (%)
Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3
Tỷ trọng trong thay đổi tổng XK (%)
Tỷ trọng trong thay đổi tổng XK (%)
Tỷ trọng trong thay đổi tổng XK (%)
Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả mô hình SMART (dựa trên số liệu của
UN Comtrade) Đối với kịch bản 1, hàng hóa sẽ có thay đổi ở 7 nhóm sản phẩm HS03, HS16, HS61, HS62, HS63, HS64, HS85 trong đó nhóm HS62 (Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc) tăng nhiều nhất với giá trị 56.527 triệu USD tương đương 42% Đứng thứ 2 là nhóm HS 61 (quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc) với 32,532 triệu USD tương đương 24% Các nhóm sản phẩm không tăng xuất khẩu từ hiệp định do hiện đã được hưởng ưu đãi thuế 0% trước đây Đối với kịch bản 2, Mã HS62 vẫn có mức tăng nhiều nhất 38,578 triệu USD tương đương 70% Thứ 2 là mã HS61 với 23,986 triệu USD tương đương 44% Đối với kịch bản 2, một số nhóm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Vương Quốc Anh sẽ giảm trong đó giảm nhiều nhất là như HS39, HS63,HS64 với giá trị giảm đều trên 7 triệu USD So sánh với kịch bản 1, nhóm mặt hàng giày dép HS64 sẽ bị ảnh hương nặng nề nhất nếu kịch bản 2 xảy ra khi giá trị xuất khẩu từ tăng 22,735 triệu USD đến giảm 7.253 triệu USD Nguyên nhân dẫn đến sự tụt giảm này là sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa của Trung Quốc đã thay thế hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Vương Quốc Anh Hiện Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu mặt hàng giày dép lớn nhất thế giới chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép toàn cầu (Theo số liệu của trademap) Đối với kịch bản 3, dưới sự cạnh tranh thêm của Ấn Độ, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất ở 2 nhóm sản phẩm là HS03 chỉ còn tăng 1,255 triệu USD, giảm 4.8 triệu USD so với kịch bản 2 và HS64 giảm 11,8 triệu USD giảm 4,6 triệu USD so với kịch bản 2
Xét theo nhóm sản phẩm, ở cả 3 kịch bản nhóm 3 là các sản phẩm dệt may, giày dép có mức tăng trưởng cao nhất đặc biệt là các sản phẩm dệt may Ngược lại nhóm 2 và nhóm 5 lại không có sự tăng trưởng, thậm chí là giảm đi Điều này cho thấy, hiện 2 nhóm hàng hóa này đang có mức thuế ưu đãi là 0%, rất dễ bị thay thế nếu như đối thủ cạnh tranh được hưởng ưu đãi thuế từ Vương Quốc Anh Đối với ngành dệt may, Hiện nay Việt Nam là nguồn cung các mặt hàng dệt may lớn thứ 12 của Vương quốc Anh Như vậy, còn nhiều dư địa cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Vương quốc Anh nhưng cũng có nhiều đối thủ lớn cạnh tranh với Việt Nam Hiện nay Vương Quốc Anh đã công bố Chương trình Thương mại với Các nước đang Phát triển (DCTS) thay thế Chương trình Ưu đãi Tổng quát (GSP) từ ngày 19/6/2023 DCTS là một trong những chương trình ưu đãi rộng mở nhất trên thế giới, cung cấp thương mại miễn thuế, không hạn ngạch cho các nước kém phát triển trên mọi mặt hàng trừ vũ khí Đối với ngành da giày, xuất khẩu mặt hàng da giày của nước ta sang thị trường Vương quốc Anh sẽ trở nên thách thức hơn, đặt trong bối cảnh thị trường toàn cầu sụt giảm nhu cầu tiêu dùng
Bảng 3.6 Top 10 sản phẩm có sự tăng trưởng cao nhất (6-digit)
Kịch Bản 1 Kịch Bản 2 Kịch Bản 3
Mã HS Xuất khẩu thay đổi
Mã HS Xuất khẩu thay đổi
Mã HS Xuất khẩu thay đổi
(Nghìn USD) (Nghìn USD) (Nghìn USD)
Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả mô hình SMART (dựa trên số liệu của UN
Comtrade) Ở cả 3 kịch bản, Có thể thấy rằng các sản phẩm có mức tăng nhiều nhất đều thuộc những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu nhất là thủy sản, dệt may và giày dép Ở kịch bản 1, mã HS 640399 (Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da thuộc hoặc da tổng hợp và giày có đế bằng da thuộc) có giá trị tăng thêm lớn nhất đạt 11,564 triệu USD tăng 8.19% so với khi hiệp định chưa có hiệu lực Hiện nay mặt hàng này đang có mức thuế trung bình là 3.8 % theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này sang Vương Quốc Anh hiện nay, với giá trị xuất khẩu năm 2022 ước tính đạt 294 triệu USD Ở kịch bản 2 và 3, Mã HS 160521 Tôm đã chế biến hoặc bảo quản, không đóng hộp kín (trừ hun khói) có giá trị tăng trưởng cao nhất đạt lần lượt 9,078.52 triệu USD và 8.640 triệu USD Mức thuế hiện nay Vương Quốc Anh đang áp dụng cho sản phẩm này của Việt Nam là 7% Việt Nam cũng đang là quốc gia xuất khẩu mặt hàng này nhiều nhất vào Vương Quốc Anh với giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt 247 triệu USD
Nhìn chung ở cả 3 kịch bản, sản phẩm 160521 là sản phẩm có ít biến động nhất dưới tác động của quá trình hội nhập của Vương Quốc Anh trong thời gian tới, do đó Việt Nam cần có biện pháp tức thời để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm này trong thời gian sớm nhất Trong thực tế, Anh luôn là thị trường có yêu cầu cao và có nhu cầu cao về những sản phẩm thủy sản chất lượng do vậy khi kinh tế phục hồi nhu cầu nhập khẩu những sản phẩm thủy sản có trị giá cao ở dạng tươi sống, cỡ to phục vụ tiêu dùng ở các nhà hàng sẽ tăng trở lại Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam cần đáp ứng được các yêu cầu của thị trường này thì cần có những sản phẩm tiên phong về mẫu mã, hình thức và khẩu vị khi đó mới có thể tăng mạnh thị phần thủy sản ở thị trường Anh
3.2.2.1 Tác động tích cực của UKVFTA đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
Thứ nhất, cam kết cắt giảm thuế quan trong UKVFTA đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh, cũng như góp phần giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu UKVFTA là một trong những FTA đầu tiên mà Vương quốc Anh kí với một đối tác ngay sau khi nước này rời khỏi Liên minh Châu Âu Điều này giúp Việt Nam và Vương quốc Anh duy trì liên tục những cơ chế thuận lợi về thương mại - đầu tư, đồng thời tạo cho Việt Nam lợi thế lớn so với các nền kinh tế khác chưa có FTA với Vương quốc Anh, trong đó có những “đối thủ” xuất khẩu hàng hóa cạnh tranh vào thị trường này đến từ khu vực ASEAN
Hiệp định đã đưa ra rất nhiều biện pháp để có thể khuyến khích phát triển thương mại song phương Đặc biệt, thuế nhập khẩu của Vương quốc Anh sẽ được xóa bỏ đến 99,2% trong vòng 6 năm, tạo ra thuận lợi rất to lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Như đã nêu trên, theo cam kết, Vương quốc Anh xóa bỏ 85,6% số dòng thuế cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực tạm thời (từ 01/01/2021); 91,8% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ vào ngày 01 tháng 01 năm 2027; 98,3% số dòng thuế được xóa bỏ từ ngày 01 tháng 01 năm 2029; 1,7% số dòng thuế được tự do hóa một phần thông qua hạn ngạch thuế quan (lượng hạn ngạch phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam và các thuế trong hạn ngạch sẽ được xóa bỏ vào năm 2031) hoặc không được hưởng ưu đãi
Bên cạnh thuế nhập khẩu, Vương quốc Anh còn dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan ưu đãi (TRQ) bổ sung đối với 14 mặt hàng với mức thuế nhập khẩu 0%, trong đó có mặt hàng gạo Vương quốc Anh cũng bảo hộ 36 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại thị trường này, trong đó những sản phẩm nổi tiếng như cà phê Ban Mê Thuột, nước mắm Phú Quốc
Với các cam kết như vậy, nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, hoa quả, cà phê, gạo, dệt may, đồ gỗ… được gia tăng lợi thế, thâm nhập sâu hơn thị trường Anh, đặc biệt khi dư địa của thị trường này vẫn còn rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam bởi nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam hiện mới chỉ chiếm khoảng 1% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm của Vương quốc Anh
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu được hưởng lợi từ UKVFTA:
Nhóm mặt hàng dệt may: Cùng với sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU, sau khi UKVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may sang Vương quốc Anh đã bắt đầucó sự gia tăng Hiện tại, xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam sang Vương quốc Anh chỉ chiếm 2,77% tổng lượng nhập khẩu vào thị trường này Do đó, ngành dệt may vẫn còn dư địa rất lớn để phát triển và gia tăng kim ngạch xuất khẩu Bên cạnh đó, UKVFTA kế thừa những nội dung cơ bản của EVFTA, donhững cam kết giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình trong EVFTA và UKVFTA giống nhau nên 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Cụ thể, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm Do đó, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tiếp tục sẽ được hưởng lợi từ UKVFTA
Mặt khác, với những cam kết về cộng gộp đối với nguyên liệu vải từ Hàn Quốc và EU sẽ giúp thúc đẩy mở rộng nguồn cung nguyên liệu trong ngành này để tận hưởng ưu đãi, tránh bị phụ thuộc vào một số thị trường nhất định
Năm 2019, Vương quốc Anh chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng may mặc từ Việt Nam Trong đó, 10 mặt hàng may mặc xuất khẩu lớn nhất sang Anh gồm: bộ comple, áo jacket, blazer cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, áo khoác ngoài, áo choàng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái; áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy (cardigan), gile và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc; áo choàng, áo sơ mi và áo choàng sơ mi phỏng kiểu nam dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái; áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác,…
Nhìn chung, nhờ UKVFTA, hàng dệt, may xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh năm 2021 tăng 6,7% so với năm 2020 và 10 tháng đầu năm 2022 đạt 687 triệu USD, tăng 46,6% so với cùng kỳ năm 2021 (Tổng cục Thống kê Việt nam, 2022) Dù Trung Quốc đang chiếm thị phần lớn nhất, nhưng trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường Anh đã giảm tới 8% Bên cạnh Trung Quốc, các thị trường cung cấp sản phẩm dệt may cho Vương quốc Anh còn có Bangladesh, Campuchia và Pakistan đang được hưởng thuế suất ưu đãi (Bangladesh được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu theo chương trình EBA, Pakistan cũng được miễn thuế nhập khẩu theo chương trình GSP+) Do đó, khi Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan theo cam kết của UKVFTA, hàng dệt may của Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ này
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG VƯƠNG QUỐC ANH
Quan điểm, định hướng và triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
4.1.1 Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030
Với mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030
Việc thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện trên ba quan điểm cơ bản xuyên suốt:
Thứ nhất, phát triển xuất nhập khẩu bền vững trên cơ sở hài hòa về cơ cấu hàng hóa, cơ cấu thị trường và cán cân thương mại với từng thị trường, khu vực thị trường; hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; hài hòa cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả tăng trưởng xuất nhập khẩu; gắn với thương mại xanh và thương mại công bằng, với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu
Thứ hai, phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững, tuần hoàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nâng cao hàm lượng đổi mới sáng tạo trong sản phẩm xuất khẩu; xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam xuất khẩu
Thứ ba, phát triển xuất nhập khẩu gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế tác động của các thách thức trong thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu
Chiến lược đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau:
Một là, xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng ổn định, cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm trong thời kỳ
2021 - 2030, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8 - 9%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 5 - 6%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, trong đó giai đoạn
2021 - 2025 tăng trưởng nhập khẩu bình quân 7 - 8%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 4 - 5%/năm Cân bằng cán cân thương mại trong giai đoạn 2021 -
2025, tiến tới duy trì thặng dư thương mại bền vững giai đoạn 2026 - 2030; hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác thương mại chủ chốt
Hai là, xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường cân đối, hài hoà Tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; trong đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao đạt khoảng 65% vào năm 2025 và 70% vào năm
2030 Tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu lên 16-17% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 18 - 19% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 32 - 33% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 33 - 34% vào năm 2030; tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Á vào khoảng 49 - 50% vào năm 2025 và 46 - 47% vào năm
2030 Tăng tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ khu vực châu Âu lên 8 - 9% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và 10 - 11% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 8 - 9% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2025 và 10 - 11% vào năm 2030; giảm tỷ trọng thị trường nhập khẩu từ khu vực châu Á xuống khoảng 78% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm
Về định hướng xuất khẩu hàng hoá yêu cầu phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường
Về định hướng phát triển ngành hàng trong thời gian tới tập trung vào các ngành hàng sau: (1) Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường; chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài (2) Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: gia tăng giá trị trong nước trong hàng hóa xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu; tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao; nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao (3) Chú trọng đầu tư phát triển xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường
Về định hướng nhập khẩu hàng hóa, cần chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, kiểm soát việc nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước sản xuất được, hàng xa xỉ, hàng hóa không thiết yếu, kiểm soát chất lượng hàng hoá nhập khẩu Tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ các nước có nền công nghiệp phát triển, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiếp thu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo tiền đề nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu và thực hiện chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu
Về định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, Chiến lược yêu cầu đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường; hướng đến cán cân thương mại song phương lành mạnh, hợp lý, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn Khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN Đẩy mạnh khai thác các thị trường còn tiềm năng như Hoa Kỳ, Nga, Đông Âu, Bắc Âu, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh…hướng đến xây dựng các khuôn khổ thương mại ổn định, lâu dài Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu thị trường nhập khẩu theo hướng giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ thấp, công nghệ trung gian, tăng tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn
Trong thời gian tới, thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội ngành hàng xây dựng Chương trình hành động để tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược đảm bảo thiết thực, hiệu quả, để hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của đất nước./ https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/chien-luoc-xuat-nhap- khau-hang-hoa-cua-viet-nam-den-nam-2030.html
4.1.2 Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh
Một số hàm ý về chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh
4.2.1 Đối với cơ quan quản lý
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về UKVFTA và thị trường Vương Quốc Anh
Các cơ quan quản lý vĩ mô cần tăng cường phổ biến về UKVFTA cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như nông dân, ngư dân, cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp, công nhân, các thành phần lao động khác thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, in ấn các ấn phẩm, tài liệu, các chương trình phát thanh và truyền hình, các lớp tập huấn, khóa đào tạo trực tuyến, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả UKVFTA; Chú trọng tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp về một số lĩnh vực như thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường UK, đầu tư, dịch vụ, hải quan, mua sắm của Chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường v.v bảo đảm các doanh nghiệp và các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc tận dụng và thực thi Hiệp định được đầy đủ và hiệu quả; Thiết lập Đầu mối thông tin về UKVFTA tại Bộ Công Thương để cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định; Củng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về thị trường Vương Quốc Anh và thị trường trong nước của các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của Vương Quốc Anh
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư tại Vương Quốc Anh nhằm thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp Vương Quốc Anh về cơ hội và lợi thế môi trường kinh doanh đầu tư của Việt Nam, qua đó phát triển quan hệ thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực trọng điểm; tận dụng công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại nhằm tháo gỡ những nút thắt có thể gây cản trở một số ngành của Việt Nam trong việc tận dụng UKVFTA
Thứ hai, đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật, thể chế
Các Bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện rà soát pháp luật trong quá trình thực thi Hiệp định và báo cáo Chính phủ nếu có đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật khác để phù hợp với yêu cầu của Hiệp định; Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành theo đúng với lộ trình đã quy định của UKVFTA Đồng thời có hướng dẫn kịp thời về việc thực thi Hiệp định cho các đối tượng có liên quan Có cơ chế phù hợp về việc thành lập nhóm tư vấn trong nước bao gồm các tổ chức đại diện độc lập, bảo đảm sự đại diện cân bằng giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, bao gồm tổ chức người lao động và người sử dụng lao động, doanh nghiệp và các tổ chức môi trường
Thứ ba, có chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi Hiệp định; Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng có sự tham gia của các doanh nghiệp Vương Quốc Anh để tận dụng lợi ích của Hiệp định; Tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Vương Quốc Anh kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu; Hỗ trợ các doanh nghiệp lập và triển khai kế hoạch quảng bá, giới thiệu sản phẩm để tham gia các chương trình hội chợ, giao thương và kết nối hợp tác với các doanh nghiệp của Vương Quốc Anh, nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Thứ tư, hoàn thiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách xã hội, bao gồm chính sách hỗ trợ về tài chính, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm để giúp người lao động bị mất việc làm do các doanh nghiệp không đứng vững được trong quá trình cạnh tranh và thực thi Hiệp định; Đánh giá những tác động của UKVFTA đến vấn đề lao động, việc làm, xã hội và đề xuất các giải pháp để có thể thực hiện hiệu quả UKVFTA Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng các yêu cầu của UKVFTA
Thứ năm, đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đối với hàng hóa xuất khẩu Đồng thời có kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn đối với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Anh, bởi những tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu mà Chính phủ Anh quy định có khả năng tạo ra các rào cản thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Bên cạnh đó, Bộ Công Thương và hiệp hội các ngành hàng cần có kế hoạch phổ biến, tư vấn, đào tạo cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của Anh, để tránh rủi ro khi hàng hóa xuất khẩu không đảm bảo tiêu chuẩn quy định không được nhập khẩu vào thị trường Anh
4.2.2 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất, kết thúc giai đoạn chuyển tiếp vào ngày 31/2/2020, Chính phủ Anh đã ban hành chính sách thương mại quốc tế hậu Brexit và sẽ dần dần điều chỉnh một số quy định về tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất, thủ tục hải quan Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt kịp thời những thay đổi này khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Vương Quốc Anh Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần theo dõi sát tình hình biến động tỷ giá giữa GBP và USD khi lựa chọn các đồng tiền này trong đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại và không nên chấp nhận điều khoản thanh toán trả chậm để giảm bớt rủi ro do biến động tỷ giá gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam
Thứ hai, kết quả từ mô hình SMART cho thấy, Việt Nam sẽ được hưởng lợi về thuế quan từ UKVFTA các mặt hàng về dệt may, thủy sản, giày dép trong thời gian đầu và sẽ bị cạnh tranh từ các đối thủ khác như Trung Quốc, Ấn Độ trong tương ai do đó ngay từ lúc này, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cần chủ động tìm hiểu và xây dựng kế hoạch trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng, các nguyên vật liệu đầu vào để đảm bảo đáp ứng các quy tắc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm từ đó mới thực sự tận dụng được thuế suất ưu đãi từ các cam kết trong UKVFTA Đối với ngành dệt may, da giày: Tăng cường phát triển nguồn nguyên liệu nội địa đầu vào để tránh được việc phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, và đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ hiệp định Hiện nay hai bên cam kết cơ chế cộng gộp xuất xứ mở rộng cho phép hàng hóa của hai bên được sử dụng nguyên liệu được nhập khẩu từ các nước thành viên EU (cũng như Công quốc Andorra và Cộng hòa San Marino), và Hàn Quốc để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang nước bên kia và được hưởng thuế suất ưu đãi của Hiệp định Tuy nhiên ngay cả dù có hay không thì phát triển nguồn nguyên liệu nội địa cũng là tiên quyết nhằm phát triển sản xuất trong nước Do đó cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tránh phụ thuộc quá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu Doanh nghiệp dệt may cần chủ động tạo nguồn cung nội địa cho nguyên phụ liệu bằng cách đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến bông, vải, sợi, hóa chất dùng cho dệt may…, tăng cường mối liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất may với các nhà sản xuất nguyên phụ liệu, phụ trợ để chúng ta tận dụng được các thành phẩm của nhau làm nguyên liệu sản xuất cho dệt may Đối với ngành thủy sản: Để khai thác thị trường Anh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản cũng như người nông dân, ngư dân, cần phải lưu ý thực hiện đồng bộ các giải pháp:Tự giác thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc kháng sinh trong khâu sản xuất, chế biến của mình để phục vụ xuất khẩu; đồng thời kiểm soát tốt vấn đề về kiểm dịch thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến để có sản phẩm hàng hóa thủy sản xuất khẩu chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu
Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện tính đồng nhất trong từng lô hàng, tăng năng lực bảo quản sau thu hoạch và nâng cao chất lượng sản phẩm thì mới có thể chinh phục được thị trường Vương Quốc Anh, một trong những thị trường rất
“khó tính” Mặc dù Anh được xem là nước có nền kinh tế mở, ủng hộ thương mại tự do toàn cầu, nhưng hàng xuất khẩu vào thị trường Vương Quốc Anh lại phải thông qua sự kiểm soát khá gắt gao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm , mà những “rào cản” này thường được áp dụng theo tiêu chí mới nhất của châu Âu và đó thường là những tiêu chuẩn cao nhất đang được quốc tế áp dụng Bên cạnh đó là các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường, của Anh rất khắt khe và không dễ đáp ứng Vì vậy, dù có được hưởng lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này Đồng thời, UKVFTA không chỉ tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, mà còn tích hợp nhiều yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững Tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Anh phải đảm bảo ít nhất 3 vấn đề: tiêu chuẩn hóa, sức khỏe và môi trường
Thứ tư, cần kiểm soát kỹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hàng hóa xuất khẩu thuộc ngành hàng nông sản - thực phẩm để tránh rủi ro, bởi tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Vương Quốc Anh, đặc biệt là ngưỡng tối đa thuốc bảo vệ thực vật quy định rất chặt chẽ Mặc dù Vương Quốc Anh không yêu cầu Việt Nam phải kiểm tra lô hàng tại Việt Nam trước khi xuất khẩu, nhưng tỷ lệ kiểm tra ở cửa khẩu nhập lên đến 80% nên những lô hàng không đạt sẽ không được thông quan nhập khẩu Bên cạnh đó, mặc dù UKVFTA giúp rau quả Việt Nam duy trì được lợi thế về thuế quan so với các đối thủ như Thái Lan, Indonesia Tuy nhiên, lợi thế về thuế quan của rau quả Việt Nam sẽ không duy trì được lâu khi các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam cũng đang đàm phán với EU và Anh để ký các hiệp định tương tự Do đó, những doanh nhiệp hiện đã có thế mạnh về vùng nguyên liệu, cũng như có đầy đủ hệ thống quản lý chất lượng cần nhanh chóng tranh thủ cơ hội, chiếm lĩnh thị trường ngay trong giai đoạn đầu UKVFTA có hiệu lực Đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản, cần tự giác thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc kháng sinh trong khâu sản xuất, chế biến để phục vụ xuất khẩu; kiểm soát tốt vấn đề về kiểm dịch thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến để có sản phẩm hàng hóa thủy sản xuất khẩu chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu Bên cạnh đó, cần chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, ngư dân, hộ sản xuất, từ đó hoàn thiện
“chuỗi giá trị” từ sản xuất, nuôi trồng, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, cũng như nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chú ý đến vấn đề phát triển bền vững của UKVFTA nói riêng cũng như các FTA thế hệ mới, chẳng hạn như các nguyên tắc, tiêu chuẩn về lao động, về bảo vệ môi trường
Thứ năm, như đã nêu trên, sau khi rời EU, Vương Quốc Anh đã xây dựng thể chế phòng vệ thương mại (PVTM) riêng cho mình trên nền tảng pháp luật của EU Trong đó, các cuộc điều tra có thể được bắt đầu khi một ngành công nghiệp của Vương Quốc Anh có khả năng bị thiệt hại bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Để có thể vượt qua các thách thức nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Vương Quốc Anh cần tăng cường hợp tác, liên kết nhiều bên trong quá trình điều tra, theo dõi cảnh báo sớm đối với hàng hóa có nguy cơ bị áp dụng biện pháp PVTM Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Vương Quốc Anh cũng cần thường xuyên theo dõi các cảnh báo từ Bộ Công Thương và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh xuất khẩu phù hợp, giảm tác động tiêu cực khi bị áp dụng biện pháp PVTM Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam phải thường xuyên trao đổi với Cục PVTM về các khó khăn, cần sự tư vấn, qua đó giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi chính đáng; hay việc phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp có cùng mặt hàng xuất khẩu để có kế hoạch đối phó chung với các vụ kiện có thể xảy ra, cũng là vấn đề cần chú trọng về cơ bản khi ứng phó với các vụ việc từ Vương Quốc Anh, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý các vấn đề tương tự như vụ việc từ EU Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nắm được một số đặc điểm riêng trong quá trình điều tra vụ việc PVTM của Vương Quốc Anh để có sự ứng phó hiệu quả
Thứ sáu, thay đổi và cải tiến phương thức tiếp cận khách hàng Về chất lượng sản phẩm, nếu như trước đây doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với sản phẩm Trung Quốc và Thái Lan tại thị trường Vương Quốc Anh thì bây giờ, nhiều sản phẩm Việt Nam không hề thua kém sản phẩm Trung Quốc và sản phẩm Thái Lan Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận khách hàng thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn đi sau doanh nghiệp Trung Quốc và Thái Lan Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan Ví dụ như về tiêu chuẩn kỹ thuật, tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sản phẩm sang Vương Quốc Anh đều tự giới thiệu trên trang web của họ là chúng tôi sản xuất theo tiêu chuẩn này, sau đó giới thiệu từng sản phẩm cụ thể của họ đã sản xuất cho các công ty của Vương Quốc Anh, hay là nhà cung cấp cho các công ty của Vương Quốc Anh Đây là phương pháp khá hiệu quả, vì người Anh tương đối thận trọng khi làm ăn với bạn hàng mới, đối tác mới