ĐỀ TÀI THAM GIA GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam vương quốc anh ukvfta đến xuất khẩu thủy sản việt nam sang uk Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Kinh doanh quốc tế Chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Kinh doanh và quản lý
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Được ký kết vào ngày 29/12/2020, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) là một cam kết thiện chí, giúp đưa mối quan hệ giữa hai quốc gia, Việt Nam và UK, vươn tầm đối tác chiến lược Bởi UKVFTA là hiệp định đàm phán hậu Brexit (tức sau khi UK rời khỏi EU và sau khi EU cùng Việt Nam đàm phán và ký kết thành cộng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA)), tính chất kế thừa và chuyển đổi bổ sung của UKVFTA dễ dàng thể hiện tính tương đồng cao của hiệp định với EVFTA
Các nghiên cứu sử dụng mô hình SMART thường tập trung vào phân tích vấn đề xuất – nhập khẩu giữa hai quốc gia, có thể kể đến như nghiên cứu của Guei, Mugano,
& Le Roux (2017) về ảnh hưởng thương mại của FTA giữa EU và Nam Phi, hay giữa
EU và Malawi cùng Tanzania (Zgovu & Kweka, 2008) Tại Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu khác về ảnh hưởng của hiệp định giữa Việt Nam và EU (EVFTA) Những nghiên cứu này có thể kể đến như nghiên cứu về nhóm ngành dược phẩm (Vu, 2016), ngành ô tô (Vu & Pham, 2017), hay như nghiên cứu về tác động của EVFTA tới nhóm sản phẩm nông nghiệp (bao gồm cả thủy sản) (Doan & Dac, 2021), tới nhóm sản phẩm hoa quả (Tran & các cộng sự, 2021), và tác động tới các sản phẩm nông nghiệp (Nguyen
& Trinh, 2020) Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được kỳ vọng mang lại lợi ích cho các bên tham gia Do vậy, các nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của FTA đến nền kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách Có nhiều mô hình đo lường và đánh giá được áp dụng để nghiên cứu tác động của các FTA tới vấn đề thương mại giữa các thành viên hiệp định, có thể kể đến phổ biến như mô hình cân bằng chung (CGE) và mô hình cân bằng riêng (partial equilibrium model) dựa trên lý thuyết kinh tế quốc tế, hay như mô hình trọng lực, một dạng mô hình kinh tế lượng Trong đó, mô hình cân bằng chung được sử dụng trong một số nghiên cứu với mục đích: (i) đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do tới nền kinh tế của các thành viên như tham gia hiệp định, ví dụ: FTA giữa Ấn Độ và các quốc gia vùng vịnh Ả Rập (Ismail & Ahmed, 2019), hay EVFTA giữa Việt Nam và EU (Le & Nguyen, 2019); (ii) đánh giá tác động của nhiều FTA tới nền kinh tế của một hay nhiều quốc gia, như nghiên cứu về ảnh hưởng của các FTA Nhật Bản từng ký kết tới kinh tế thương mại Nhật Bản (Kawasaki, 2003), các FTA Việt Nam đã ký tới kinh tế Việt Nam (Kikuchi, Yanagida, & Huong, 2018), hay của các FTA mới hơn như CPTPP và EVFTA (Maliszewska, Pereira, Osorio-Rodarte, & Olekseyuk, 2020) Mô hình trọng lực cũng áp dụng phổ biến để đo lường tác động của FTA tới nền kinh tế như ở nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài và Nguyễn Quang Huy (2015), hay Dao Dinh (2020)
Nghiên cứu của P Baker và D Vanzetti áp dụng lý thuyết mô hình cân bằng chung chỉ ra, EVFTA hỗ trợ UK tăng khả năng tiếp cận các thị trường mới nhờ vào việc giảm các rào cản thuế quan cũng như làm tăng cơ hội mở rộng thị trường đầu tư từ phía
EU nói chung và UK nói riêng Ước tính, tới năm 2030, EVFTA sẽ tăng 0,01% GDP (tới 391 triệu bảng Anh) và 1,2% GDP (tới 1,6 tỷ bảng Anh) cho lần lượt hai quốc gia
UK và Việt Nam, khi so sánh với việc không có tác động của hiệp định (Baker & Vanzetti, 2019)
Trong khi mô hình CGE và mô hình trọng lực được dùng để tính những tác động của FTA tới nền kinh tế nói chung, các mô hình cân bằng riêng như mô hình SMART thường giúp đánh giá tác động của FTA tới một ngành hàng cụ thể giữa hai nền kinh tế thành viên Với dữ liệu về xuất nhập khẩu giữa hai nền kinh tế khi thay đổi thuế quan trước và sau một hiệp định, nghiên cứu sử dụng mô hình SMART đo lường tác động trước và sau của các chính sách thuế quan trong một FTA song phương tới thị trường ngành hàng nghiên cứu của nền kinh tế thành viên
Các nghiên cứu sử dụng mô hình SMART thường tập trung vào phân tích vấn đề xuất – nhập khẩu giữa hai quốc gia, có thể kể đến như nghiên cứu của Guei, Mugano,
& Le Roux (2017) về ảnh hưởng thương mại của FTA giữa EU và Nam Phi, hay giữa
EU và Malawi cùng Tanzania (Zgovu & Kweka, 2008) Tại Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu khác về ảnh hưởng của hiệp định giữa Việt Nam và EU (EVFTA) Những nghiên cứu này có thể kể đến như nghiên cứu về nhóm ngành dược phẩm (Vu, 2016), ngành ô tô (Vu & Pham, 2017), hay như nghiên cứu về tác động của EVFTA tới nhóm sản phẩm nông nghiệp (bao gồm cả thủy sản) (Doan & Dac, 2021), tới nhóm sản phẩm hoa quả (Tran & các cộng sự, 2021), và tác động tới các sản phẩm nông nghiệp (Nguyen
Nguyen, T H., & Trinh, T N (2020) đã nghiên cứu về tác động của EVFTA tới việc xuất khẩu sản phẩm nông sản Việt Nam sang thị trường EU, sử dụng công cụ SMART để đánh giá một cách định tính về độ tác động của EVFTA vào toàn bộ mặt hàng nông sản Việt Nam tới thị trường EU Trong đó, nhóm tác giả cho thấy, EVFTA có tác động tích cực tới mặt hàng nông sản Việt Nam, giúp Việt Nam có mức tăng trưởng xuất khẩu tăng tới hơn 37,532 triệu USD, với tác động tạo lập thương mại tới 40,7%, cao hơn so với tác động chuyển hướng thương mại tới nông sản xuất khẩu, từ đó, đưa ra một số những khó khăn và thách thức cũng như những kiến nghị cho doanh nghiệp và chính phủ:
Nghiên cứu của Tran, D T., & các cộng sự (2021) về tác động của EVFTA tới dòng chảy thương mại của sản phẩm hoa quả giữa Việt Nam và EU bằng cộng cụ SMART Khác với Nguyen, T H., & Trinh, T N (2020), nghiên cứu này tập trung chuyển sâu vào một nhóm mặt hàng nông sản, phân tích số liệu xuất nhập khẩu của mặt hàng hoa quả giữa Việt Nam – EU Tại nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tổng hợp một cách có hệ thống và sâu sắc về lý thuyết đằng sau mô hình nghiên cứu SMART và nêu rõ những điểm lợi cũng như hạn chế của SMART được phát triển bởi Ngân hàng Thế giới, cũng như áp dụng nó vào trường hợp xuất nhập khẩu mặt hàng hoa quả tại thị trường Việt Nam – EU để xây dựng ra một khung đánh giá tiêu chuẩn về tác động của các hiệp định FTA dựa trên những lý thuyết liên quan tới FTA và thực tế thị trường kinh tế Việt Nam
Tuy đã có nhiều nghiên cứu áp dụng mô hình SMART với EVFTA, một hiệp định có tính gần gũi và tương đồng cao với UKVFTA, cũng như các FTA ký kết giữa
EU và một quốc gia khác, các nghiên cứu có tính định lượng về ảnh hưởng thương mại của hiệp định thương mại tự do giữa UK và các nước là rất ít, chỉ có thể kể tới nghiên cứu của (Chaudhuri & Chakraborty, 2021)
Bởi tính mới của Brexit và việc ký kết các FTA với các quốc gia hậu Brexit của
UK, nghiên cứu này của các tác giả là một trong số ít các nghiên cứu định lượng về tác động của UKVFTA tới thương mại giữa Việt Nam và UK.
Lý do lựa chọn đề tài
Thủy sản là một trong những ngành có sự phát triển mạnh mẽ và ổn định, có lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với các quốc gia khác của Việt Nam Theo bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong giai đoạn từ 2010-2019, cơ cấu ngành thủy sản trên toàn ngành nông nghiệp tại Việt Nam tăng từ 17,8% lên 24,4% Trong đó, tới năm
2019, sản lượng thủy sản ước đạt 8,15 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,6 tỷ USD (Thu Hiền, 2020) Tới năm 2021, theo báo cáo gần đây nhất của đến từ tổng cục Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ của năm trước, và hơn 4,6% so với kế hoạch đặt ra (Nguyễn Hạnh, 2021) Những sự phát triển thành công và đầy cố gắng này càng làm nổi rõ quyết tâm từ phía chính phủ cũng như doanh nghiệp thủy sản trong mục tiêu đạt được vị trí trong số năm quốc gia hàng đầu thế giới về thủy sản năm 2030 (Văn phòng Chính phủ, 2021)
Việt Nam xuất khẩu thủy sản tới 164 quốc gia, trong đó, vào năm 2020, theo trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Anh đạt khoảng 355 triệu USD, đứng thứ bảy trong top những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang UK năm 2020 Triển vọng phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang
UK tiếp tục nặng cao khi tới tháng 8 năm 2021, thị trường UK đứng thứ năm trong danh sách những thị trường xuất khẩu thủy sản nhiều nhất của Việt Nam (Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, 2021) Điều này có được là do xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK (và cả EU) tăng cao sau hiệp định UKVFTA (cũng như EVFTA) Hơn nữa, theo nhiều nhận định của các chuyên gia trong ngành thủy sản, dư địa và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường UK là rất lớn Điều này không chỉ nằm ở nhu cầu tiêu thụ thủy sản của UK cao do truyền thống và thói quen được tạo lập bởi lịch sử văn hóa và vị trí địa lý, mà còn là do nguồn cung thủy sản nội địa từng dồi dào tại UK đã bị giảm sút bởi việc áp dụng chính sách khai thác bền vững của chính phủ UK bắt đầu từ năm 1983 Bởi vậy, UK dần giảm bớt lượng đánh bắt và nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia khác Cho tới nay, UK nhập khẩu thủy sản nhiều hơn xuất khẩu và hầu hết các mặt hàng thủy sản tiêu dùng tại UK là hàng nhập khẩu, trong khi đó, thủy sản UK đa phần dùng để xuất khẩu sang các quốc gia khác (Leiva, 2021)
Như đã nêu, thủy sản Việt Nam rất có cơ hội phát triển tại thị trường UK, đặc biệt sau khi hiệp định UKVFTA đi vào hiệu lực Những ưu đãi về thuế quan cũng như mức hạn ngạch của UK đối với thủy sản sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho Việt Nam tại thị trường UK (vốn là một thị trường lớn trên thế giới), khi so với các quốc gia xuất khẩu thủy sản khác
Hiện nay, hiệp định UKVFTA mới đi vào hiệu lực và chưa có nhiều số liệu cũng như các nghiên cứu Bởi tính chất kế thừa và chỉnh lý bổ sung của hiệp định UKVFTA từ EVFTA, đề tài nghiên cứu chủ yếu được ảnh hưởng và lấy cảm hứng từ những nghiên cứu trước đó đã nói về tác động của hiệp định EVFTA tới một số ngành xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, sử dụng cộng cụ SMART Nghiên cứu bởi vậy muốn sử dụng cộng cụ SMART, một cộng cụ hỗ trợ đánh giá FTA dựa theo lý thuyết cân bằng riêng để có thể đưa ra những kết quả mang tính định tính về tác động của UKVFTA tới mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang UK cũng như những kết luận về cơ hội và thách thức của thủy sản Việt Nam trên con đường chinh phục các thị trường quốc tế.
Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường UK thông qua các tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại Từ đó rút ra các đánh giá, nhận định và hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
3.2 Nội dung nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài tập chung vào một số nội dung sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tác động của FTA lên xuất khẩu hàng hóa;
- Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường UK trong bối cảnh thực thi UKVFTA;
- Đánh giá tác động của UKVFTA đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Vương quốc Anh thông qua các kịch bản xây dựng từ mô hình SMART để lượng hóa được các giá trị tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Được sử dụng trong tổng quan nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tác động của FTA lên xuất khẩu hàng hóa
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp, cung cấp bởi COMTRADE, bao gồm giá trị nhập khẩu thủy sản của UK từ Việt Nam và thế giới giai đoạn 2017-2021, theo nhóm thủy sản mã HS 4 chữ số và HS 6 chữ số
Nghiên cứu sử dụng công cụ mô phỏng SMART được thiết kế bởi Ngân hàng Thế giới và có thể sử dụng trực tuyến tại trang web kho dữ liệu mở về thương mại hội nhập (WITS) của Ngân hàng Thế giới SMART kết nối trực tuyến với các dữ liệu đầu vào và thông qua các kịch bản thuế quan giảm về 0% để ước tính các giá trị tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại, hỗ trợ đưa ra những phân tích về ảnh hưởng của UKVFTA tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
Xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Quan điểm của Luật Thương mại Quốc tế
Theo Luật Thương mại Quốc tế, xuất khẩu hàng hóa là cụm từ chỉ việc vận chuyển hoặc giao hàng hóa từ lãnh thổ của một Cộng hoà đến một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài theo quy định của pháp luật về hải quan
Quan điểm của tác giả Robert C Feenstra và Alan M Taylor
Trong cuốn giáo trình Thương mại Quốc tế xuất bản năm 2010, viết về xuất khẩu,
2 tác giả định nghĩa: “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”
Quan điểm của Việt Nam
Ngày 14 tháng 06 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có nêu trong Luật thương mại số 36/2005/QH11 định nghĩa về xuất khẩu hàng hóa là: “việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa nói chung có thể được hiểu đầy đủ nhất là một hoạt động kinh doanh, buôn bán hàng hóa (vô hình hoặc hữu hình) trên phạm vi quốc tế, từ quốc gia này tới quốc gia khác Tùy theo từng quốc gia, họ sẽ có khái niệm cụ thể hơn về lãnh thổ của đất nước họ Phạm vi thực hiện xuất khẩu hàng hóa rộng đòi hỏi quá trình trao đổi, buôn bán hàng hóa này diễn ra theo một hệ thống có quy mô nhất định, chứ không phải thực hiện mua bán riêng lẻ Các chủ thể trong hệ thống trao đổi có mối quan hệ chặt chẽ đối với nền kinh tế của quốc gia nói riêng và quốc tế nói chung
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay “Trực tiếp” ở đây nghĩa là đơn vị xuất khẩu tự đứng tên, buôn bán, đàm phán giao dịch,… Hàng hóa xuất khẩu có thể do đơn vị đó tự sản xuất, hoặc thu gom các mặt hàng trong nước và ký kết hợp đồng với đơn vị mua nước ngoài Khi thực hiện xuất khẩu trực tiếp, hai đơn vị mua và bán hàng sẽ ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau Hợp đồng này sẽ phù hợp với pháp luật của từng quốc gia tham gia ký kết, cũng như được thông qua bởi các tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế nói chung Một số những phương thức thanh toán phổ biến trong hợp đồng có thể kể đến tín dụng chứng từ L/C
Ví dụ: Công ty may mặc May 10 ký hợp đồng xuất khẩu 500.000 lô áo sơ-mi với khách hàng Úc Đây là xuất khẩu trực tiếp từ Việt Nam cho đơn vị bên Úc
Hình thức xuất khẩu trực tiếp phù hợp với đa số các loại hình doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ Khi xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện trao đổi, buôn bán Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể tạo dựng thương hiệu, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
Xuất khẩu gián tiếp còn được biết đến với tên gọi khác là Ủy thác Ngược lại với xuất khẩu trực tiếp, đơn vị có hàng hóa xuất khẩu sẽ không trực tiếp đứng ra thực hiện hoạt động xuất khẩu mà giao phó quyền này cho một đơn vị khác và trả một khoản phí để họ thực hiện Bên nhận ủy thác sẽ thực hiện các hoạt động như ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng, thanh toán với đơn vị nước ngoài nhập mua hàng trên danh nghĩa của bên mình và nhận mức phí dịch vụ xuất khẩu ủy thác tương ứng Xuất khẩu gián tiếp có thể thông qua các nhà xuất khẩu chuyên nghiệp, tổ chức gom hàng và xuất khẩu hoặc công ty thương mại xuất khẩu
Ví dụ: Công ty bánh kẹo Ngọc Minh nhận được hợp đồng xuất khẩu 500.000 gói hàng với khách hàng Úc Công ty quyết định trả phí cho đơn vị TradeCo với mức phí xuất khẩu ủy thác thỏa thuận và giao quyền thực hiện các thủ tục xuất khẩu cho TradeCo TradeCo sẽ đứng ra ký kết hợp đồng với khách hàng Úc, thực hiện thanh toán, giao hàng 500.000 gói hàng với danh nghĩa công ty TradeCo thay vì là công ty bánh kẹo Ngọc Minh
Hình thức xuất khẩu gián tiếp thường phù hợp với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường xuất khẩu, quy mô còn nhỏ, còn gặp nhiều rào cản về nguồn lực, quy định nhà nước và các yếu tố bất lợi khác Xuất khẩu ủy thác phù hợp và trở nên có lợi cho họ hơn so với các hình thức xuất khẩu khác, tránh những rủi ro quá lớn đối với doanh nghiệp của họ
Gia công xuất khẩu là hình thức mà đơn vị sản xuất đóng vai trò như 1 đơn vị gia công hàng hóa Họ sẽ được cung cấp tư liệu sản xuất từ đơn vị nước ngoài Khi có đơn vị nước ngoài đặt hàng, họ sẽ thực hiện gia công và sản xuất theo số lượng chỉ định bởi đơn vị đặt hàng đó
Ví dụ: Công ty Giày Phú Kiên ở Bình Định ký hợp đồng gia công xuất khẩu với công ty Teifeng ở Đài Loan Công ty Teifeng vận chuyển các tư liệu sản xuất giày và thiết bị máy móc cần thiết sang Việt Nam để Phú Kiên tiến hành gia công theo mẫu giày Teifeng cung cấp Khi hoàn tất sản phẩm giày, Phú Kiên sẽ xuất khẩu trả lại theo chỉ dẫn của Teifeng sang các thị trường có nhu cầu như Nhật, Mỹ, Anh
Gia công xuất khẩu ngày này phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn nhân công dồi dào, với mức giá hợp lý Điều này sẽ mang lại các lợi ích cho cả 2 đơn vị thực hiện hình thức, nổi bật có thể thấy: nhân công giá rẻ, tạo việc làm cho công dân, tiếp cận và lĩnh hội các công nghệ mới Việt Nam cũng đang là một quốc gia áp dụng hình thức xuất khẩu này với đa dạng nhiều mặt hàng phổ biến như dệt may, da giày, điện tử
Với xuất khẩu tại chỗ, “tại chỗ” chỉ định việc hàng hóa xuất khẩu sẽ không cần đưa qua biên giới Với hình thức xuất khẩu này, đơn vị nhập mua nước ngoài chỉ định cho đơn vị xuất khẩu giao hàng cho một đơn vị khác trên lãnh thổ của đơn vị xuất khẩu
Ví dụ: Doanh nghiệp A xuất khẩu dứa, doanh nghiệp B nhập mua từ doanh nghiệp
A Với hình thức xuất khẩu tại chỗ, doanh nghiệp B yêu cầu doanh nghiệp A chuyển dứa xuất khẩu tới đơn vị C là một kho hàng của doanh nghiệp B nằm trên lãnh thổ quốc gia của doanh nghiệp A Như vậy, doanh nghiệp A không phải đưa dứa qua biên giới và sang quốc gia nơi cơ sở của doanh nghiệp B đang hoạt động
Hình thức xuất khẩu này có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản chi phí về các thủ tục, hoạt động liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ của quốc gia xuất khẩu
Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất
Xuất khẩu thủy sản
1.2.1 Khái niệm hàng thủy sản
Về định nghĩa, có nhiều nguồn giải thích khác nhau Theo từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Thanh niên, thủy sản là sản vật ở dưới nước, có giá trị kinh tế như tôm, cá, hải sâm, rau câu,… Theo Luật Thủy sản quy định, “nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản” Dù các cách giải thích có sự khác nhau, thủy sản có thể hiểu khái quát là những thứ có giá trị kinh tế, được khai thác và nuôi trồng, thu hoạch từ dưới môi trường nước
Về phân loại, thủy sản có nhiều cách phân loại Tuy nhiên, một số những cách phân loại nổi bật theo những tiêu chí có thể kể đến đặc điểm cấu tạo, môi trường sống, và nguồn gốc Phân loại theo đặc điểm cấu tạo loài ta có 5 nhóm: nhóm cá, nhóm giáp xác; nhóm động vật thân mềm gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là nhóm hai mảnh vỏ, nhóm rong, nhóm bò sát và lưỡng cư Những nhóm thủy sản này có thể sinh sống đa dạng ở nhiều môi trường khác nhau: trên cạn, dưới nước, hoặc cả trên cạn lẫn dưới nước Phân loại theo môi trường nước có ba loại: thủy sản nước ngọt, thủy sản nước lợ, thủy sản nước mặn (hay còn gọi là hải sản) Phân loại theo nguồn gốc có hai loại: thủy sản tự nhiên và thủy sản nuôi trồng
1.2.2 Đặc điểm hàng thủy sản xuất khẩu
Hàng thủy sản xuất khẩu có đối tượng sản xuất là sinh vật, nên cần tuân theo các quy luật tự nhiên và quy luật sinh học, điều làm chúng có tính biến động và rủi ro cao Mặt hàng có thể chịu tác động lớn từ các yếu tố ngoại cảnh như điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, thời tiết, …) Mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên này đều tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản, ảnh hưởng cụ thể đến sản lượng và chất lượng của mặt hàng Hàng thủy sản là mặt hàng thực phẩm có tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, nên khi xuất khẩu, mặt hàng cần vượt qua những rào cản chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ, … Không chỉ cần được đảm bảo từ khâu khai thác, nuôi trồng đến khâu chế biến, đây còn là mặt hàng đặc trưng dễ bị ảnh hưởng chất lượng trong khâu chuyển dịch trong chuỗi cung ứng nên cần có các cách bảo quản khác nhau
Hàng thủy sản xuất khẩu chắc chắn cần đảm bảo những quy định trong điều khoản thương mại thế giới Kể từ cuối năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng thủy sản xuất khẩu phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo hơn với tiêu chuẩn chung cao của các nước thành viên Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong những năm qua đã chủ động xây dựng các chứng chỉ chứng nhận chất lượng như GAP, HACCP, BRC, IFS, GMP, ISO 9001, ISO 22000, HALAL, ISO/IEC 17025, ASC, BAP/ACC, VietGAP
Hàng thủy sản Việt Nam có cơ cấu xuất khẩu tương đối, hiện đã xuất khẩu tới 27 quốc gia EU, gồm các mặt hàng sản phẩm như cá, tôm, mực, bạch tuộc…Tuy nhiên, vẫn tập trung vào một số mặt hàng đông lạnh và sơ chế Những mặt hàng này có hàm lượng giá trị gia tăng không cao, chủng loại sản phẩm lại ít có sự đổi mới, dẫn đến sức ép cạnh tranh ngày càng cao đối với Việt Nam trên thị trường nước ngoài
“Nhóm sản phẩm cá chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU, đồng thời là nhóm hàng có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường EU Các mặt hàng chính có thể kể đến: Cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh các loại Trong số đó, cá fillet của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất Nhờ năng suất và chất lượng cá cao, chi phí, giá thành thấp, cá xuất khẩu Việt Nam có khả năng cạnh tranh hơn so với nhiều nước và dễ vượt qua các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU
Nhóm sản phẩm tôm: Nhiều nhóm sản phẩm về tôm xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan ngay khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực Tuy nhiên, năng suất và chất lượng nuôi tôm của Việt Nam còn thấp, khiến cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu cao hơn so với các nước cạnh tranh Ngoài ra, trình độ và kinh nghiệm quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa hiệu quả, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường hạn chế
Nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc: Nhóm có sản phẩm được yêu cầu chủ yếu là mực ống Lôligô - một loại mực được đánh giá là tốt trên thị trường EU nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng.
Cơ sở lý thuyết đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do lên xuất khẩu
1.3.1 Giới thiệu về các hiệp định thương mại tự do (FTA)
Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) được định nghĩa phổ biến là một thỏa thuận mang tính thương mại, được ký kết giữa hai nền kinh tế (còn gọi là hiệp định song phương) hoặc nhiều nền kinh tế (còn gọi là hiệp định đa phương) Tại đó, các thành viên của hiệp định đồng ý với một số những rằng buộc về thương mại và luật pháp nhằm tạo ảnh hưởng tới thương mại hàng hóa và dịch vụ, bảo vệ doanh nghiệp, các nhà đầu tư giữa các quốc gia cùng hiệp định
Các hiệp định thương mại tự do có thể được đặt dưới nhiều tên gọi khác nhau như Hiệp định thương mại Khu vực (RTA) hay Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA) Tuy vậy, bản chất của các hiệp định đều hướng tới việc tự do hóa thương mại giữa các thành viên, bằng cách cắt giảm cùng loại bỏ các loại rào cản thuế quan, nhằm giúp hoạt động thương mại giữa các nền kinh tế thành viên gia tăng hiệu quả và lợi ích kinh tế
Hiện nay, theo thống kê của phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Việt Nam đang có 15 hiệp định FTA có hiệu lực Trong đó, cần kể đến một số các hiệp định lớn trong thương mại thế giới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN – EAEU FTA), đồng thời là một số hiệp định được ký kết giữa ASEAN và một số quốc gia khác như Úc, New Zealand, Ấn Độ, v.v Ngoài những hiệp định này, trong khoảng thời gian từ năm 2020 cho tới nay, Việt Nam cũng thành công đưa ba hiệp định tự do thương mại mới đi vào hiệu lực, gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
1.3.2 Tác động của thay đổi thuế quan trong FTA lên xuất khẩu
Các thành viên của một FTA, khi hoàn thành ký kết, cam kết việc cắt giảm thuế quan cũng như hạn ngạch thương mại của mình theo những gì đã thỏa thuận trong hiệp định Đồng thời, một hiệp định không chỉ đơn giản là thỏa thuận về số lượng và giá trị xuất nhập khẩu mà còn là sự đồng thuận và đồng bộ về tiêu chuẩn giao thương hàng hóa giữa các quốc gia, tạo nên nền tảng vững chắc giúp hoạt động thương mại quốc tế giữa các thành viên được thực thi hiệu quả một cách xuyên suốt và dễ dàng
Một chính sách thuế không chỉ tạo ra những thay đổi về mặt luật pháp và chính sách cho các quốc gia thành viên, nó còn tạo ra những ảnh hưởng kinh tế, thay đổi thị trường của các nền kinh tế thành viên trong hiệp định Những thay đổi dễ thấy của một FTA lên xuất khẩu thương mại quốc tế là: cắt giảm thuế quan giữa hai quốc gia, gia tăng về số lượng thông qua việc cắt giảm hạn ngạch thuế, cũng như phát triển đồng bộ về chất lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu
Trong nghiên cứu của mình, Swarnali A Hannan chỉ ra, nhìn chung, một hiệp định thương mại tự do tạo ra lợi nhuận xuất khẩu đang kể cho các quốc gia thành viên Điều này có thể rõ ràng nhận thấy với các quốc gia có nền kinh tế nhỏ, khi tham gia FTA giúp họ nâng cao hội nhập thương mại quốc tế Đồng thời, ở các nền kinh tế mới nổi, thương mại quốc tế cũng có những hiệu ứng tích cực Việc thỏa thuận thương mại với những nền kinh tế tiên tiến có thể giúp họ tiếp cận với các thị trường lớn sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm của họ, dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu Tác động này cũng xảy ra tương tự khi FTA ảnh hưởng lên thương mại quốc tế giữa các nền kinh tế mới nổi, tuy nhiên không đáng kể với mức tăng xuất khẩu khoảng 83 điểm phần trăm trong 10 năm (Hannan A, 2016)
Mặc dù vậy, không phải tất cả các quốc gia thành viên đều có thể được hưởng những nguồn lợi từ hiệp định thương mại Việc này cũng được nêu ra trong rất nhiều các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc cắt giảm các loại thuế trong hiệp định thương mại tới các nền kinh tế thành viên Có thể thấy, song song với những kết quả minh chứng được tăng trưởng về xuất khẩu thương mại giữa các nền kinh tế, ví dụ như Hoa Kỳ - Ấn Độ (Aggarwal, 2004), Việt Nam – EU (Phat & Hanh, 2019), cũng có những thành viên không có được kết quả thương mại tích cực khi tham gia các hiệp định thương mại (Grant & Lambert, 2008), do sự cạnh tranh giữa các hàng hóa cùng ngành được sản xuất bởi các nền kinh tế thành viên khác
1.3.3 Khung lý thuyết đánh giá tác động của FTA a Mô hình Viner
Mô hình Viner được thiết lập bởi Jacob Viner (Viner, 1950) Đây là một biến thể của mô hình Ricardo và được sử rộng rãi trong những nghiên cứu sử dụng lý thuyết thương mại quốc tế Do đó, mô hình này còn được gọi là mô hình Ricardo-Viner
Trước khi mô hình Viner được phát triển, các hiệp định thương mại khu vực được công nhận có khả năng giúp các quốc gia ký kết nâng cao phúc lợi bởi các hiệp định đã bao hàm mức độ tự do hóa thương mại Tuy nhiên, khi được áp dụng, mô hình Viner đã cho thấy rằng một hiệp định thương mại khu vực có thể có tác động tiêu cực đến phúc lợi, và khung phân tích từ mô hình có thể đưa ra các điều kiện xác định khi nào FTA sẽ có hại Mô hình Viner chủ yếu tập trung vào hai chỉ số: tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại, để đưa ra nhận xét về hiệu quả của một FTA Tạo lập thương mại là sự dịch chuyển từ nền sản xuất ở quốc gia kém hiệu quả hơn sang sản xuất ở quốc gia đối tác có hiệu quả hơn Còn chuyển hướng thương mại là sự chuyển dịch hàng nhập khẩu có hiệu quả hơn từ quốc gia không phải đối tác thương mại, sang hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ các quốc gia đối tác kém hiệu quả hơn
Hình 1 1 Mô hình Viner trong FTA
Nguồn: Shintaro Hamanak, Michael G Plummer, David Cheong (2010), trang 9
DNK là đường cầu của nước nhập khẩu;
SNK là đường cung của nước nhập khẩu; t là thuế quan;
PA là giá nhập khẩu của nước ngoài khối ưu đãi;
PB là giá nhập khẩu của nước được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA
QS1 là sản lượng hàng hóa nhà sản xuất nội địa cung; và QD1 là lượng hàng hóa được người tiêu dùng nội địa mua (trước khi quốc gia này tham gia FTA);
QS2 là sản lượng hàng hóa nhà sản xuất nội địa cung ứng; và QD2 là lượng hàng hóa được người tiêu dùng nội địa mua (sau khi quốc gia này tham gia FTA)
Hình 1 mô tả đường cung và đường cầu của một loại hàng hóa cụ thể trên thị trường nội địa của một quốc gia có kế hoạch tham gia FTA (tạm gọi là quốc gia A) Giả thiết rằng tại thời điểm hiện tại, đây là một nền kinh tế nhỏ, không có khả năng ảnh hưởng tới giá cả quốc tế, và vì vậy ta luôn có thể mua được hàng nhập khẩu tại một mức giá cố định ở quốc gia này Trong mô hình này, thuế t có thể được biểu thị dưới dạng biểu thuế cụ thể (tức là một lượng tiền nhất định trên một đơn vị hàng nhập khẩu), hoặc theo định giá phụ (tỷ lệ phần trăm giá) Chúng ta cũng giả định rằng một quốc gia không có kế hoạch tham gia FTA (tạm gọi là quốc gia B) có thể sản xuất hàng hóa hiệu quả hơn so với quốc gia A hoặc một quốc gia khác tham gia FTA (tạm gọi là quốc gia đối tác) Do đó, giá cả tại quốc gia B (PB) sẽ thấp nhất trong cả ba quốc gia
Sau khi tham gia FTA, nhờ dỡ bỏ thuế quan nên hàng nhập khẩu từ quốc gia đối tác cùng tham gia FTA sẽ rẻ hơn so với hàng nhập khẩu từ các quốc gia nằm ngoài khối ưu đãi Khi người tiêu dùng nhận được mức giá thấp hơn, lượng tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng lên (QD2 tăng) Giá cả nội địa giảm khiến sản xuất trong nước giảm và các nhà sản xuất nội địa hiện sẽ chỉ cung cấp QS2 đơn vị hàng hóa
Tác động của tạo lập thương mại, theo định nghĩa chặt chẽ của Viner, là việc giảm sản lượng trong nước được đáp ứng bởi hàng nhập khẩu hiệu quả hơn, QS1 - QS2 Khi FTA làm giảm giá hàng hóa nội địa, tiêu dùng hàng hóa đó sẽ tăng, QD2 - QD1 , và do lượng nhập khẩu tăng nên nhu cầu tiêu dùng cũng vẫn được đáp ứng Mặc khác, FTA cũng gây ra sự chuyển hướng thương mại do hàng nhập khẩu trước đây có nguồn gốc từ các quốc gia nằm ngoài khối ưu đãi, QD1- QS1, được thay thế bằng hàng nhập khẩu từ nước đối tác tham gia FTA Việc chuyển nguồn hàng nhập khẩu làm cho hàng nhập khẩu từ các nước thành viên FTA sẽ rẻ hơn so với hàng nhập khẩu từ các nước không phải thành viên nhờ vào việc giảm mức thuế quan
Trong hình 1 phần a là phần thặng dư của nhà sản xuất, trong khi phần thu được trong thặng dư của người tiêu dùng là tổng của các phần a, b, c, và d Tổn thất về doanh thu từ thuế quan là tổng diện tích khu vực c và e Từ đó, hiệu quả phúc lợi ròng của FTA là (b+d-e) Khu vực b và d thể hiện lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động tạo lập thương mại Khu vực b thể hiện lợi ích thu được từ việc chuyển từ đầu ra trong sản xuất nội địa có chi phí cao hơn sang nhập khẩu với chi phí thấp hơn Khu vực d thể hiện lợi ích thu được từ việc có thể tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn với chi phí thấp hơn Khu vực e cho thấy khoản lỗ ròng do chuyển hướng thương mại Khu vực e phụ thuộc vào số lượng nhập khẩu ban đầu và sự chênh lệch giữa giá của bên đối tác FTA và bên không tham gia FTA không bao gồm thuế quan Sự chênh lệch giữa lợi ích hiệu quả của FTA (b+d) và tổn thất hiệu quả (e) có xu hướng dương
Phương pháp đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu
1.4.1 Mô hình cân bằng riêng (mô hình SMART) a Giới thiệu mô hình SMART
Các mô hình phân tích cân bằng riêng (Partial Equilibrium Model) là những phân tích tập trung vào các tác động của một chính sách nhất định tới một hay nhiều thị trường bị ảnh hưởng bởi chính sách đó Điều này có nghĩa là phân tích tập trung vào một thị trường nhất định, không tính tới những hoạt động kinh tế giữa nhiều ngành hay thị trường khác nhau trong nền kinh tế đã có Nói một cách đơn giản hơn, mô hình cân bằng riêng chính là một mô hình phân tích cung – cầu, mà tại đó, mỗi phân tích chỉ xem xét tới một thị trường, bỏ qua những giao lưu và ảnh hưởng về mặt thương mại và kinh tế giữa thị trường đó với các thị trường khác
Mô hình SMART, hay còn gọi là phần mềm phân tích thị trường và hạn chế trong thương mại, là mô hình áp dụng lý thuyết cân bằng riêng, có thể được sử dụng để đánh giá thương mại, doanh thu thuế quan và các tác động phúc lợi của một FTA (Plummer, Cheong, & Hamanaka, 2011) SMART là một phần của WITS do Ngân hàng Thế giới và UNCTAD đồng cung cấp
Mô hình SMART cũng giả định rằng nhu cầu của người tiêu dùng được quyết định trong một quá trình tối ưu hóa hai giai đoạn phân bổ chi tiêu của họ theo hàng hóa và theo quốc gia Ở giai đoạn đầu tiên, quyết định chi tiêu của người tiêu dùng ảnh hưởng bởi thay đổi trong chỉ số giá của hàng hóa này Mối quan hệ giữa những thay đổi trong chỉ số giá và tác động đến cầu nhập khẩu đối với hàng hóa này được xác định bởi hệ số co giãn của cầu nhập khẩu nhất định Ở giai đoạn thứ hai, mức chi tiêu đã chọn cho một mặt hàng được phân bổ giữa các chủng loại hàng hóa tại những quốc gia khác nhau, tùy thuộc vào giá tương đối của từng chủng loại Mức độ phản ứng giữa các chủng loại hàng hóa đối với sự thay đổi của giá tương đối được xác định bởi độ co giãn thay thế
Mô hình SMART mặc định giả định rằng độ co giãn của cung xuất khẩu của mỗi quốc gia nước ngoài là vô hạn, điều này ngụ ý rằng mỗi quốc gia nước ngoài có thể xuất khẩu càng nhiều hàng hóa càng tốt với một mức giá nhất định Giả định này có thể phù hợp với một quốc gia nhập khẩu có số lượng nhập khẩu quá ít để có thể ảnh hưởng đến giá của các nhà xuất khẩu nước ngoài Nếu những thay đổi về số lượng nhập khẩu của quốc gia có thể ảnh hưởng đến giá cả đối với nhà xuất khẩu nước ngoài, thì SMART có thể hoạt động với độ co giãn của cung xuất khẩu hữu hạn, nhưng giá trị của tham số này phải được tìm thấy và kết hợp vào phân tích Điểm mạnh của mô hình SMART là nó dễ dàng học và thực hiện cùng với cơ sở dữ liệu WITS, nó mang lại các kết quả định lượng quan trọng về tác động thương mại và doanh thu thuế quan của một FTA, và việc phân tích có thể được thực hiện ở mức dữ liệu thương mại được tách biệt nhất
Hạn chế của mô hình SMART là không tính được kết của của ảnh hưởng FTA tới sản xuất nội địa hay xét tới khả năng những nước xuất khẩu khác tới gia nhập thị trường trong nước Ngoài ra, kết quả có được từ SMART có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các giả định ban đầu cũng như các giá trị tham số được sử dụng khi lập mô hình, bởi vậy, người dùng cần thực hiện phân tích độ nhạy tích hợp theo cách thủ công, bằng cách thay đổi các giá trị tham số trong một phạm vi hợp lý b Giải thích mô hình SMART
Lý thuyết và công thức toán được xây dựng cho công cụ SMART được giải thích trong nghiên cứu của Laird và Yeats (1986)
Giải thích các biến trong mô hình
M - nhập khẩu Mn - nhập khẩu từ các nước tiếp nhận không ưu tiên
X - xuất khẩu V - sản lượng ở nước nhập khẩu
W - phúc lợi t - mức thuế quan hoặc sự biến dạng phi thuế quan
Em - hệ số co giãn của cầu nhập khẩu so với giá trong nước
Ex - độ co giãn của cung xuất khẩu đối với giá xuất khẩu
Es - độ co giãn của sự thay thế đối với giá tương đối của cùng một sản phẩm từ các nguồn cung cấp khác nhau
TC - tạo lập thương mại
TD - chuyển hướng thương mại i - chỉ số biểu thị hàng hóa j - chỉ số biểu thị nội địa/nước nhập khẩu k - chỉ số biểu thị nước ngoài/nước xuất khẩu (Trong một số biểu thức, chỉ số con
K được sử dụng để biểu thị dữ liệu cho một nước xuất khẩu/nước ngoài thay thế) d - tiền tố biểu thị sự thay đổi
Pijk - Giá hàng hóa i ở nước j từ nước k (tức là giá hàng hóa nội địa ở nước j)
Pikj - Giá hàng hóa thứ i từ nước k đến nước j (tức là giá xuất khẩu/giá thế giới j)
Mijk - Nhập khẩu hàng hóa i bởi nước j từ nước k
Xikj - Xuất khẩu hàng hóa i bởi nước k sang nước j
Hàm cầu nhập khẩu của nước nhập khẩu j đối với hàng hóa i được sản xuất tại nước k có thể được biểu thị như sau:
𝑀 𝑖𝑗𝑘 = 𝐹(𝑌 𝑗 , 𝑃 𝑖𝑗 , 𝑃 𝑖𝑘 ) (1) Hàm cung của nhà sản xuất/nước xuất khẩu k đối với hàng hóa i có thể được biểu thị như sau:
Biểu thức (1) và (2) có liên quan với nhau theo nhận dạng sau:
Giả sử rằng trong tình trạng thương mại tự do, giá nội địa của hàng hóa i tại thị trường nhập khẩu j sẽ bằng với giá xuất khẩu của nước xuất khẩu k cộng với phí vận tải và bảo hiểm, thì nghĩa là, giá này sẽ tăng lên một lượng tương đương với ảnh hưởng giá trị của bất kỳ sự bóp méo thuế quan hay phi thuế quan nào được áp dụng cho hàng hóa Như vậy:
Do đó, ta có doanh thu xuất khẩu mà k kiếm được là: 𝑅 𝑖𝑗𝑘 = 𝑋 𝑖𝑘𝑗 𝑃 𝑖𝑘𝑗 (5)
Tạo lập thương mại (Trade Creation)
Tác động của tạo lập thương mại là sự gia tăng hàm cầu ở quốc gia j đối với hàng hóa i từ quốc gia xuất khẩu k do việc giảm giá liên quan đến sự phản ánh đầy đủ các thay đổi về giá được giả định khi các sai lệch về thuế quan hoặc phi thuế quan được giảm hoặc loại bỏ
Với mô hình cơ bản bao gồm các biểu thức từ (1) tới (5), ta có thể viết công thức cho Tạo lập Thương mại Đầu tiên, từ biểu thức (4) Có thể suy ra, tổng hàm vi phân (sự chênh lệch) của giá trong nước khi so với các thuế quan và giá nước ngoài:
𝑑𝑃 𝑖𝑗𝑘 = 𝑃 𝑖𝑘𝑗 𝑑𝑡 𝑖𝑗𝑘 + (1 + 𝑡 𝑖𝑗𝑘 ) 𝑑𝑃 𝑖𝑘𝑗 (6) Biểu thức tiêu chuẩn cho độ co giãn của cầu nhập khẩu đối với giá nội địa có thể được sắp xếp lại như sau:
𝑑𝑀 𝑖𝑗𝑘 /𝑀 𝑖𝑗𝑘 = 𝐸𝑚 (𝑑𝑃 𝑖𝑗𝑘 /𝑃 𝑖𝑗𝑘 ) (7) Thế biểu thức (4) và (6) vào biểu thức (7), ta có:
𝑑𝑀 𝑖𝑗𝑘 /𝑀 𝑖𝑗𝑘 = 𝐸𝑚 (𝑑𝑡 𝑖𝑗𝑘 /(1 + 𝑡 𝑖𝑗𝑘 ) + 𝑑𝑃 𝑖𝑘𝑗 /𝑃 𝑖𝑘𝑗 ) (8) Biểu thức tiêu chuẩn cho độ co giãn của cung xuất khẩu theo giá thế giới có thể được sắp xếp lại như sau:
Từ biểu thức (3), ta có:
𝑑𝑀 𝑖𝑗𝑘 /𝑀 𝑖𝑗𝑘 = 𝑑𝑋 𝑖𝑘𝑗 /𝑋 𝑖𝑘𝑗 (10) Thế biểu thức (10) vào (9) và phần kết quả vào (8), ta có một biểu thức có thể được sử dụng để tính hiệu ứng tạo lập thương mại Từ biểu thức (3), điều này tương đương với việc nước xuất khẩu k tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa i sang nước j Biểu thức Tạo lập thương mại có thể viết là:
𝑇𝐶 𝑖𝑗𝑘 = 𝑀 𝑖𝑗𝑘 𝐸𝑚 𝑑𝑡 𝑖𝑗𝑘 /((1 + 𝑡 𝑖𝑗𝑘 ) (1 − 𝐸𝑚/𝐸𝑥)) (11) Cần lưu ý rằng, nếu độ co giãn của cung xuất khẩu đối với giá thế giới là vô hạn thì mẫu số ở bên phải của biểu thức (11) thống nhất và có thể bỏ qua
Chuyển hướng Thương mại (Trade Diversion)
Theo thông lệ tiêu chuẩn, thuật ngữ chuyển hướng thương mại được sử dụng để chỉ xu hướng của các nhà nhập khẩu muốn thay thế hàng hóa từ nguồn này sang nguồn khác để đáp ứng với sự thay đổi giá nhập khẩu vật tư từ một nguồn nhưng không phải từ nguồn thay thế Do đó, nếu giá cả giảm ở một quốc gia ở nước ngoài thì sẽ có xu hướng mua nhiều hàng hóa hơn từ quốc gia đó và ít hơn từ các quốc gia mà hàng hóa xuất khẩu không thay đổi về giá Chênh lệch thương mại cũng có thể xảy ra không phải do giá xuất khẩu thay đổi mà do việc đưa vào hoặc xóa bỏ ưu đãi đối với hàng hóa từ một (hoặc nhiều nguồn), trong khi đó, những đối xử với hàng hóa từ các nguồn khác vẫn không thay đổi
Tuy vậy, việc này có thể chỉ đơn giản là một sự thay đổi tương đối trong các đối xử với hàng hóa từ các nguồn khác nhau ở nước nhập khẩu, bằng những thay đổi khác biệt trong các đối xử với các nhà cung cấp nước ngoài khác nhau
Trường hợp 1: Không có giá trị tường minh cho độ co giãn của sự thay thế:
Nếu như không xác định được độ co giãn của hàng hóa thay thế giữa các nhà cung cấp khác nhau thì ta vẫn có thể tính toán ảnh hưởng của chuyển hướng thương mại bằng cách sử dụng công thức do Baldwin và Murray phát triển Tuy nhiên, đối với cách tiếp cận này, ta cần có khả năng tính toán mức độ thâm nhập nhập khẩu (import penetration) của các nước không được nhận ưu đãi, tức là mức nhập khẩu từ các nước không được tiếp nhận ưu đãi trong lượng tiêu thụ nội địa ước tính (được định nghĩa là sản lượng nội địa của hàng hóa i, cộng với lượng nhập khẩu của hàng hóa i, trừ đi lượng xuất khẩu của hàng hóa i) Từ đó, ta có công thức chuyển hướng thương mại được viết như sau:
𝑇𝐷 𝑖𝑗𝑘 = 𝑇𝐶 𝑖𝑗𝑘 (𝑀𝑛 𝑖𝑗 /𝑉 𝑖𝑗 ) (12) Công thức này giả định rằng: khả năng thay thế giữa sản phẩm của nước đang phát triển và sản phẩm tương tự được sản xuất ở nước không được hưởng ưu đãi phải tương tự như khả năng thay thế giữa sản phẩm từ nước đang phát triển và sản phẩm tương tự được sản xuất ở nước nhập khẩu tài trợ (Baldwin & Murray, 1977)
Trường hợp 2: Với các giá trị tường minh về độ co giãn của sự thay thế
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
Tổng quan về UKVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) được ký kết vào ngày 29/12/2020, cho phép áp dụng tạm thời kể từ 23 giờ GMT+0 ngày 31/12/2020 (tức là 6 giờ sáng ngày 1/1/2021 theo giờ Việt Nam), và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2021 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) là hiệp định được chính phủ hai nước đàm phán và ký kết sau khi UK rời khỏi EU, với mục đích nối tiếp những thỏa thuận từng được chấp nhận giữa hai nước khi ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) với EU vào ngày 30/06/2019 Việc ký kết những thỏa thuận ngắn gọn, xúc tích và dựa trên những thứ đã được nghiên cứu từ hiệp định trước đó giữa EU với Việt Nam (cũng như các nước khác) hỗ trợ UK và cả Việt Nam giảm thiểu gián đoạn trao đổi thương mại và có thể dễ dàng quay trở lại những thiết lập có sẵn giữa hai quốc mà không cần chỉnh sửa quá nhiều
Như đã nói, UKVFTA dựa trên tính chất mutatis mutandis trong luật pháp, tạm hiểu nghĩa là "cho phép những thứ thay đổi được, thay đổi tương ứng" hoặc "những thay đổi cần thiết đã được thực hiện." Bởi vậy, với nguyên tắc chỉnh đổi bổ sung này, các điều khoản hầu hết đều có tính tham chiếu với luật pháp EU, hoặc là sự kết hợp giữa luật pháp EU và UK UKVFTA duy trì hiệu lực của EVFTA, giúp hai chính phủ tiếp nối những thỏa thuận có hiệu lực trước đó giữa Việt Nam và UK Những yêu cầu về minh bạch nguồn gốc và kiểm định tiêu chuẩn hàng hóa của Việt Nam khi xuất sang UK không khác biệt quá nhiều và được dựa vào những tiêu chuẩn đã định cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU trong hiệp định EVFTA Những chỉnh sửa đa phần là thay đổi trong hạn ngạch thuế quan của hai quốc gia, để thích ứng với những khác biệt trong yêu cầu và hạn mức nhập khẩu của UK khi UK rời khỏi EU
Tính tới quý 2 của năm 2021, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 36 của Vương quốc Anh trong 4 quý (tính từ quý 2 năm 2020), chiếm 0,4% tổng thương mại của Vương quốc Anh Tổng nhập khẩu của Vương quốc Anh từ Việt Nam lên tới 4,3 tỷ bảng Anh (giảm 3,0% tương đương 132 triệu bảng Anh so với 4 quý tính đến cuối quý
2 năm 2020) (Department for International Trade, 2021) Trong đó, nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam chiếm 98%, 2% còn lại là các loại dịch vụ UK đã báo cáo tổng thâm hụt thương mại là 3,4 tỷ bảng Anh với Việt Nam, so với mức thâm hụt thương mại là 3,5 tỷ bảng Anh trong 4 quý tính đến cuối quý 2 năm 2020 Trong đó, thương mại hàng hóa với Việt Nam của UK thâm hụt 3,6 tỷ bảng Anh; thương mại dịch vụ với Việt nam thặng dư 135 triệu bảng, so với thặng dư thương mại dịch vụ là 126 triệu bảng trong 4 quý tính đến hết quý 2 năm 2020 Tổng kết lại, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 27 của
UK (chiếm 0,7% tổng nhập khẩu của UK), trong đó, nhập khẩu hàng hóa đứng thứ 24, có được 0,9% thị phần nhập khẩu hàng hóa sang UK, trong khi đó, UK là thị trưởng xuất khẩu hàng hóa đứng thứ 10 của Việt Nam Tính tới hết tháng 9/2021, tổng xuất khẩu từ Việt Nam sang UK tăng 5,2%, so với cùng kỳ năm trước
Trong 4 tháng đầu năm 2021, theo báo cáo của vụ Chính sách Thương mại Đa biên – bộ Công Thương, năm nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường UK của Việt Nam bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ và các đồ dùng khác; giày dép các loại; hàng dệt may; và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
2.1.2 Thuế suất đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang UK trong UKVFTA
Nhìn chung, tuy có sự xuất hiện của sự kiện Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU) vào năm 2020, Việt Nam vẫn hoàn toàn nhìn thấy cơ hội trong việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang thị trường Anh, bởi Hiệp định UKVFTA cam kết “việc kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA có vai trò đảm bảo thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh không bị gián đoạn sau khi giai đoạn chuyển tiếp của tiến trình Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu kết thúc” Thuế suất đối với thương mại hàng hóa song phương giữa Vương quốc Anh và Việt Nam tiếp tục được áp dụng như được lặp lại từ EVFTA Đặc biệt trong đó, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang thị trường này vẫn được hưởng thuế theo cơ chế của Hiệp định EVFTA đến hết ngày 31/12/2020
Về các điều khoản nói chung, trong thực tế, 65% thuế quan đã được xóa bỏ đối với thương mại Việt Nam - Anh Sau lộ trình từ 6 đến 9 năm sau khi UKVFTA có hiệu lực, Vương quốc Anh sẽ xóa bỏ thuế quan đối lên tới 99% số dòng thuế liên quan đến hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao hơn so với EVFTA (70,3%) Đến thời điểm cuối lộ trình, Việt Nam ước tính sẽ hưởng lợi qua việc tiết kiệm được 114 triệu bảng Anh tiền thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
Về các điều khoản trực tiếp liên quan đến lĩnh vực thủy sản:
- Ngay khi hiệp định có hiệu lực, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) của Việt Nam vào Anh được giảm từ mức thuế cơ bản 10- 20% xuống 0%
- 50% thuế quan được xóa bỏ vào ngày 1 tháng 1 năm 2021
- 50% thuế quan còn lại sẽ được xóa bỏ sau 2, 4 hoặc 6 năm
Vào ngày 01/05/2021, khi “Hiệp định UKVFTA” có hiệu lực chính thức, chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 53/2021/NĐ-CP ngày 21/05/2021 (ngày hiệu lực), trong đó “quy định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len giai đoạn 2021 - 2022, áp dụng từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2022, cũng như hướng dẫn các vấn đề liên quan đến thủ tục thực hiện và áp dụng (“Nghị định 53”)” Trong Nghị định số 53/2021/NĐ-CP có nêu: “Hàng hóa áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định UKVFTA cần đáp ứng đủ các điều kiện sau: (a) Những mặt hàng được hưởng thuế suất thuế Xuất khẩu 0% theo Hiệp định UKVFTA khi xuất khẩu sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; và (b) Những mặt hàng thuộc Biểu thuế Xuất khẩu MFN tại Nghị định số 57/2020/NĐ CP, nhưng không thuộc Biểu thuế Xuất khẩu ưu đãi UKVFTA, sẽ được áp dụng thuế suất 0% theo Hiệp định UKVFTA.”
Hàng hóa được áp dụng thuế suất thuế Xuất khẩu ưu đãi UKVFTA cần thỏa mãn ba điều kiện: (i) Được nhập khẩu vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; (ii) Có chứng từ vận tải (bản sao) thể hiện đích đến là Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai- len; (iii) Có tờ khai hải quan nhập khẩu nhằm chứng minh lô hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam đã thực nhập khẩu vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len Đối chiếu với điều kiện đã nêu, thủy hải sản xuất khẩu thuộc diện hàng hóa thứ 2, sẽ được áp dụng thuế suất 0% theo Hiệp định UKVFTA khi thực hiện đủ với điều kiện như đã nêu ở trên
Hàng hóa áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định UKVFTA “cần đáp ứng đủ các điều kiện sau: (i) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; (ii) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len hoặc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đối với hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước); (iii) Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định UKVFTA” Điều kiện nêu trên ảnh hưởng đến thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam sang Anh về mặt thuế suất trên nguyên liệu nhập khẩu Những nguyên liệu nhập khẩu Việt Nam có được từ các nước ASEAN, EU, … cần đảm bảo các yêu cầu tương tự thủy hải sản xuất khẩu trực tiếp từ Việt Nam sang UK nêu trong Hiệp định UKVFTA để có thể được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Cụ thể các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu này thuộc Chương 3, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 53/2021/NĐ-CP
Bảng sau là ví dụ về một số các mặt hàng thủy hải sản được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Bảng 2 1 Ví dụ về các mặt hàng thủy hải sản được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Mã hàng Mô tả hàng hóa Thuế suất (%)
Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác
030617 Động vật giáp xác: đông lạnh, Tôm shrimps và tôm prawn không sống vùng nước lạnh (Tôm sú (Penaeus monodon), Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)), đã hoặc chưa nấu chín trước hay trong khi hun khói; chưa bóc vỏ, hấp chín hoặc luộc chín trong nước
- Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
03061721 Đã bỏ đầu, còn đuôi 5 2,5
03061722 Đã bỏ đầu, bỏ đuôi 5 2,5
Nguồn: Phụ lục, Nghị định 53/2021/NĐ-CP
2.1.3 Rào cản phi thuế đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK trong
Hàng rào phi thuế quan được hiểu “là các cách thức ngăn chặn hoặc gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu”
Vào ngày 01/05/2021, khi “Hiệp định UKVFTA” có hiệu lực chính thức, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BCT ngày 11/06/2021 của Bộ Công Thương hướng dẫn về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định UKVFTA có hiệu lực từ ngày 26/07/2021 Tóm tắt một số những đầu mục rào cản phi thuế liên quan xuất khẩu thủy sản trong Thông tư số 02/2021/TT-BCT như sau:
Về quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa
Theo hiệp định UKVFTA: “hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước thành viên” - trích dẫn những đầu mục liên quan đến hàng thủy sản, gồm:
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên
- Sản phẩm của động vật sống được nuôi dưỡng tại nước thành viên
- Sản phẩm thu được từ giết mổ động vật được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên
Thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh được ký kết trong bối cảnh không mấy thuận lợi do những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, sau 1 năm thực thi, năm 2021, thương mại song phương giữa Việt Nam và UK đều tăng hơn so với năm 2020 Kết quả đó, phần lớn nhờ những thuận lợi từ UKVFTA Thứ nhất, ngay khi ký kết UKVFTA, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục được hưởng một số ưu đãi kế thừa từ EVFTA Thứ hai, các điều chỉnh của Hiệp định UKVFTA có ảnh hưởng tích cực đến mặt hàng thủy sản như nêu ở các phần trên Các cắt giảm liên quan đến thuế, phi thuế hứa hẹn những kỳ vọng tăng quy mô và kim ngạch trong xuất khẩu
Với những lợi thế địa lý, kinh nghiệm, năng lực sản xuất và nguồn cung ứng dồi dào, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Anh với các sản phẩm thủy hải sản dễ bảo quản, dễ chế biến, dễ tiêu thụ và nằm ở mức giá trung bình thấp Điều đáng nói, Vương quốc Anh hài lòng với nhà cung cấp Việt Nam từ mức giá, quy trình chế biến cũng như những tiêu chuẩn của hàng xuất khẩu
Chính sách thuế nhập khẩu của Anh không thay đổi nhiều so với biểu thuế của
EU Ngoài ra, “nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Anh được dự báo vẫn ổn định và có thể tăng đối với các sản phẩm thủy sản nuôi” (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2021) Đặc biệt có thể kể đến nhóm hàng cá tra Nhóm hàng này có triển vọng thu hút do dự báo xu hướng tiêu dùng của Anh ở mức ổn định và có thể tăng Khả quan, theo trang thông tin điện tử fishfocus.co.uk, tính riêng trong tháng 6/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 5,7 triệu USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm
2019 Điều đáng nói, đây là mức tăng ở bối cảnh Anh mới rời khỏi Liên minh Châu Âu và đại dịch COVID-19
Ngoài ra, tôm chế biến cũng được hưởng lợi nhiều nhất từ các điều khoản trong hiệp định Như đã được nêu rõ trong Hiệp định UKVFTA: “Ngay khi hiệp định có hiệu lực, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) của Việt Nam vào Anh được giảm từ mức thuế cơ bản 10-20% xuống 0%”
Về cơ chế cộng gộp, tuy rằng trong ngắn hạn, cơ chế có thể chưa đem lại nhiều lợi ích cho mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu Song, dài hạn mà nói, cơ chế sẽ giúp đỡ cả hai bên quốc gia với những điều kiện thuận lợi hơn trong hình thành hay duy trì các chuỗi sản xuất với nhau Hiểu rõ tình hình rằng cơ chế cộng gộp mở rộng chưa từng có tiền lệ về mặt thực thi, sẽ tồn tại những phức tạp, vướng mắc và cần thiết có quá trình thử nghiệm, rà soát và liên tục sửa đổi, Việt Nam và Anh Quốc đã thống nhất thực hiện cơ chế vào năm thứ ba kể từ khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực Trường hợp hai nước không thể đi đến sự thống nhất trong quy trình thực thi cơ chế, mỗi quốc gia sẽ có quyền áp dụng quy trình cộng gộp trong nội tại (Bộ Thương mại Quốc tế Vương Quốc Anh,
Về đối thủ đối với mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam trong thị trường Vương quốc Anh, Hiệp định UKVFTA đóng vai trò là đòn bẩy, giúp đỡ Việt Nam so với những đối thủ mạnh đến từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Myanmar và Ấn Độ Bởi, triển vọng ký kết FTA với Anh trong nhiều năm tới với những nước đối thủ cạnh tranh này dường như là không có (Hoi, 2021)
Hiệp định song phương thể hiện sự khởi đầu đáng hy vọng cho mối quan hệ hai nước trong việc phát triển các lĩnh vực thương mại chủ chốt, đặc biệt là thủy hải sản UKVFTA không chỉ giúp tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ như mở rộng nguồn cung hàng hóa, mở rộng hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, mà còn mở đường hướng đến những yếu tố quan trọng hơn như phát triển bền vững, tăng trưởng xanh Những minh bạch về hàng hóa và tiêu chuẩn chất lượng này sẽ nâng tầm mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam Thủy hải sản Việt Nam chắc chắn từ đó sẽ có những khuôn khổ, đích đến, có những khoảng thời gian phát triển với sự giúp đỡ, song hành, những cơ hội từ Anh Quốc
Trong bối cảnh thực thi UKVFTA, mặc dù có những thuận lợi từ thuế quan nhưng doanh nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức do những yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản Ủy ban Châu Âu khẳng định: “còn một tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài thì không rút thẻ vàng” Báo cáo hồi tháng 5/2021 của Ủy ban có một số cảnh báo với Việt Nam bao gồm cả vấn đề này Theo VASEP: “Trong trường hợp bị EU phạt thẻ đỏ thì tác động trước mắt ngắn hạn với thuỷ sản Việt Nam là cấm thương mại đối với hải sản khai thác của Việt Nam, vì không đáp ứng được qui định IUU Theo ước tính, ngành khai thác thuỷ sản của Việt Nam sẽ mất đi 380 triệu USD/năm nếu thị trường này bị đóng cửa, và tác động gián tiếp đối với ngành thuỷ sản rất nghiêm trọng Các tác động gián tiếp với thuỷ sản nuôi trồng bao gồm uy tín ngày càng sụt giảm, áp lực nhiều hơn từ hải quan, không tận dụng được EVFTA, UKVFTA quan trọng là ngành thuỷ sản Việt Nam mất đi thị trường châu Âu với giá trị 480 triệu USD Trong trung hạn, nếu lệnh cấm kéo dài trong 2-3 năm, sẽ gây ra những gián đoạn cho ngành thuỷ sản, trong đó khai thác thuỷ sản sẽ bị thu hẹp khoảng 30% về qui mô sản lượng” Để đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc hải sản của các nhà nhập khẩu, trong đó có UK, cần đầu tư rất lớn cho ngành khai thác và đánh bắt xa bờ Theo VASEP:
“Nhiều phương pháp truy xuất nguồn gốc hải sản và hàng trăm hệ thống riêng lẻ đã xuất hiện trong những năm gần đây trong chuỗi cung ứng hải sản và các nhà cung cấp công nghệ Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam vì phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà nhập khẩu” Nói chung, việc tháo gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam là một khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều phía, từ trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến người dân Đại dịch COVID-19 xuất hiện từ cuối năm 2019, thế giới đã trải qua hơn 2 năm đấu tranh với dịch bệnh, nhưng có thể thấy cuộc chiến này vẫn còn tiếp tục, chưa rõ hồi kết Việt Nam và Vương quốc Anh là hai quốc gia chịu ảnh hưởng không nhỏ do đại dịch Đặc biệt, COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, giá xăng dầu tăng, đẩy giá cước vận chuyển hàng hóa tăng đã khiến chi phí vận tải tăng lên nhiều lần Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp ngành thủy sản nói riêng gặp nhiều khó khăn chồng chất Doanh nghiệp cần hỗ trợ từ chính phủ để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK
2.3.1 Nhu cầu thủy sản của thị trường UK
Tiêu thụ thủy sản của Vương quốc Anh năm 2019 (cả trong và ngoài nước) ở mức 152,8g mỗi người, mỗi tuần, giảm 3,9% so với hai năm trước Điều này tương đương với chỉ hơn một (1,09), khẩu phần 140g mỗi người mỗi tuần
Kể từ năm 2019, đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiêu ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, và đặc biệt phải nói là người tiêu dùng Không ngoại lệ, người tiêu dùng tại Anh Quốc cũng gặp tác động về hành vi, xu hướng tiêu dùng Theo đó, người tiêu dùng Anh hướng đến những sản phẩm thủy hải sản dễ bảo quản, dễ chế biến, dễ tiêu thụ và nằm ở mức giá trung bình thấp
Trước đây, Anh cũng thường nhập khẩu cá tra từ một số nước EU như Đức, Đan Mạch, Hà Lan, hay Ba Lan Tuy nhiên, có thể thấy rõ, trong xu hướng đến năm 2020, Anh đã tăng dần nhập khẩu cá tra đông lạnh trực tiếp từ Việt Nam thay vì nhập khẩu qua một số cảng hoặc thị trường trung gian EU như những năm trước Trang thông tin điện tử fishfocus.co.uk có nêu thống kê cập nhật của ITC, trong 5 tháng đầu năm 2020, 91% tổng lượng và 90% tổng giá trị nhập khẩu cá tra của Anh từ Việt Nam Sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh rất đa dạng, bao gồm cá phi lê đông lạnh, bụng đông lạnh và cá nguyên con đông lạnh Trong đó, phi lê đông lạnh chiếm 86% lượng cá tra xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Anh
Ngoài ra Anh cũng tăng mạnh nhập khẩu các sản phẩm chế biến và đông lạnh như tôm chân trắng chế biến (tăng 33%), tôm sú chế biến tăng 456%, cua ghẹ đóng hộp tăng 61%, cá biến phi-lê đông lạnh tăng 127% (Bộ Công Thương, 2020)
2.3.2 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK
Với mặt hàng thủy sản xuất khẩu, Việt Nam ghi nhận 5 thị trường nhập khẩu lớn trong năm 2020 Đó là: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản Đáng quan tâm nhất sau sự kiện Anh rút khỏi EU, hiệp định UKVFTA ra đời như một cú hích cho thủy hải sản Việt Nam Đây sẽ là một đòn bẩy lớn cho kim ngạch xuất khẩu bởi thị trường Anh Quốc là thị trường có dư địa lớn với nhu cầu nhập khẩu thủy sản bình quân khoảng 4,1 – 4,5 tỷ USD/năm, hứa hẹn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam
Năm 2020, theo Báo cáo Xuất Nhập khẩu Việt Nam của bộ Công Thương, xuất khẩu Việt Nam sang Anh chỉ chiếm 0,7% nhập khẩu của UK – một tỷ trọng rất nhỏ so với nhu cầu của thị trường Anh Quốc Tuy nhiên, theo số liệu của VASEP, từ đầu năm
2020, xuất khẩu sang Anh có dấu hiệu tích cực từ sự kiện Anh rút khỏi EU, trong khi đó, xuất khẩu sang các thị trường trong khối EU27 lại suy yếu do COVID-19
Xét về giá trị xuất khẩu, tôm và tôm sú là mặt hàng đứng đầu trong chuỗi hàng xuất khẩu (600 triệu bảng Anh, 19% tổng lượng nhập khẩu) Tiếp đến lần lượt ở vị trí thứ hai và thứ ba là cá tuyết (531 triệu bảng Anh, 17%) và cá hồi (524 triệu bảng Anh, 16%) (Uberoi, Hutton, Ward, & Ares, 2021)
Ngoài mặt hàng cá tra chế biến, tôm chế biến cũng được dự đoán cơ hội phát triển trong giai đoạn tới bởi tác động tích cực của Hiệp định UKVFTA Cụ thể, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) của Việt Nam vào UK được giảm từ mức thuế cơ bản 10-20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực Đây là cơ hội thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư của Việt Nam sau khi ký kết Hiệp định
Bảng dữ kiện thương mại và đầu tư của Bộ Thương mại Quốc tế Anh được công khai trên trang gov.uk như sau: Tổng thương mại hàng hóa và dịch vụ (xuất khẩu và nhập khẩu) giữa Vương quốc Anh và Việt Nam là 5,4 tỷ bảng Anh trong 4 quý đến hết Quý 3 năm 2021, tăng 3,5% tương đương 181 triệu bảng Anh so với 4 quý đến hết Quý
3 năm 2020 Trong số 5,4 tỷ bảng Anh này:
- Tổng kim ngạch xuất khẩu của Vương quốc Anh sang Việt Nam lên tới 882 triệu bảng Anh trong 4 quý tính đến cuối Quý 3 năm 2021 (giảm 0,1% hoặc 1 triệu bảng Anh so với bốn quý tính đến cuối Quý 3 năm 2020);
- Tổng kim ngạch nhập khẩu của Vương quốc Anh từ Việt Nam lên tới 4,5 tỷ bảng Anh trong 4 quý tính đến cuối Quý 3 năm 2021 (tăng 4,2% tương đương 182 triệu bảng Anh so với 4 quý tính đến cuối Quý 3 năm 2020)
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 37 của Vương quốc Anh trong 4 quý tính đến hết Quý 3 năm 2021, chiếm 0,4% tổng kim ngạch thương mại của Vương quốc Anh (Bảng dữ kiện Thương mại và Đầu tư, 2022) Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu (UKVFTA: Cơ hội mới cho sản phẩm thủy sản, 2020)
Theo trang thông tin điện tử Vietnam Investment Review thuộc Báo Đầu Tư, khối lượng hàng Việt Nam xuất khẩu được tiêu thụ tại Anh, trong thực tế, lớn hơn nhiều so với số liệu được thống kê Lý giải cho điều này bởi các kiện hàng của Việt Nam được vận chuyển qua các cảng quốc tế lớn tại Hà Lan, Đức, Pháp và Cộng hòa Séc trước khi đến UK (Vietnam-UK trade relations elevating to new altitudes, 2020) Nói riêng trong số đó, thủy hải sản góp mặt là một trong các mặt hàng được Việt Nam chủ lực xuất khẩu sang Anh Tuy rằng cơ cấu của hàng Việt Nam xuất khẩu sang Anh không có nhiều sự thay đổi trong những năm gần đây, việc ký kết Hiệp định UKVFTA với những cam kết về cắt giảm thuế quan, rào cản phi thuế quan cho thấy tiềm năng, cơ hội khai thác triệt để hiệp định của mặt hàng thủy hải sản
Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK giai đoạn 2017-2021
Giai đoạn 2017-2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang UK, đứng đầu là nhóm thủy sản với mã HS 030617 (động vật giáp xác, đông lạnh, tôm shrimps và tôm prawn không sống vùng nước lạnh (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh), đã hoặc chưa nấu chín trước hay trong khi hun khói; chưa bóc vỏ, hấp chín hoặc luộc chín trong nước), đây cũng là nhóm thủy sản được ưu đãi thuế quan ngay khi UKVFTA có hiệu lực; tiếp theo là nhóm HS 160521 (động vật giáp xác được chế biến: tôm shrimp và tôm prawn, được chế biến hoặc bảo quản, không đóng bao bì kín khí);
HS 160529 (động vật giáp xác được chế biến: tôm shrimp và tôm prawn, được chế biến hoặc bảo quản, đóng bao bì kín khí)
TÁC ĐỘNG CỦA UKVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN
Phương pháp đánh giá tác động của UKVFTA đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK
Mô hình SMART đã trình bày cụ thể trong chương 2 được lựa chọn để đánh giá tác động của UKVFTA lên xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường UK Theo Duc và cộng sự (2021), “lý do SMART được đánh giá là một công cụ hữu ích trong việc đo lường/ lượng hóa tác động của những thay đổi trong chính sách thương mại đối với dòng thương mại, tạo lập hay chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế, phúc lợi xã hội của một quốc gia” Hơn nữa, mô hình còn tối ưu để với nguồn dữ liệu khiêm tốn nhưng kết quả vẫn có khả năng thể hiện được những ảnh hưởng của dữ liệu tới tác động ngắn hạn và trung hạn của hiệp định (Nguyen & Trinh, 2020)
Hình 3 1 Khung phân tích tác động của UKVFTA đến xuất khẩu theo mô hình
Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả
Nghiên cứu này phân tích và đánh giá tác động của UKVFTA đến xuất khẩu thủy sản, gồm các mã HS03, HS1604, HS1605, trong đó, xem xét theo mã sản phẩm cấp 4 và cấp 6 trong bảng hệ thống hài hòa thuế quan 2017
Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2017-2021, có nguồn gốc từ Thống kê thương mại hàng hóa của Comtrade https://comtrade.un.org/data, đồng thời các số liệu được Độ co giãn cung xuất khẩu
Biểu thuế MFN áp dụng với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Biểu thuế mới khi UKVFTA có hiệu lực Độ co giãn cầu nhập khẩu Độ co giãn thay thế
Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt
Việt Nam (nhà xuất khẩu)
- - Chuyển hướng thương mại” tích hợp sử dụng tại WITS của Ngân hàng Thế giới Trong khi đó, các số liệu về thuế xuất giữa Vương quốc Anh và Việt Nam được nhóm tác giả thu thập và tổng hợp lại từ Tổng cục Hải quan Việt Nam và trang macmap.org của ITC, tập trung nâng cao tính minh bạch trong hoạt động thương mại quốc tế và tiếp cận thị trường trong thương mại quốc tế
Bảng 3 1 Các biến đầu vào trong mô hình SMART
STT Các biến số Giá trị và nguồn dữ liệu
1 Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK
SMART tự động nhập dữ liệu từ UN COMTRADE
2 Độ co giãn cung xuất khẩu Độ co giãn cung xuất khẩu nhận giá trị mặc định là 99 (có nghĩa là độ co giãn vô hạn) Lý do vì một quốc gia được coi là quá nhỏ so với phần còn lại của thế giới để có thể có tác động đến mức giá
3 Biểu thuế MFN áp dụng với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
SMART tự động nhập dữ liệu thuế từ UN COMTRADE/ TRAINS/WTO
Theo kịch bản, thuế được cắt giảm về 0% khi Hiệp định hoàn toàn có hiệu lực
5 Độ co giãn cầu nhập khẩu
Giá trị mặc định trong SMART, đã được ước tính theo kinh nghiệm cho từng quốc gia và mọi sản phẩm HS có 6 chữ số (độ co giãn của cầu nhập khẩu không phân biệt đối tác)
6 Độ co giãn thay thế Là độ co giãn thay thế giữa các đối tác SMART sử dụng
1,5 làm giá trị mặc định Độ co giãn thay thế thay đổi không ảnh hưởng đến tác động tạo lập thương mại mà chỉ ảnh hưởng đến tác động chuyển hướng thương mại theo cùng tỷ lệ thay đổi
Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả
Nhóm tác giả sử dụng cộng cụ mô phỏng SMART được tích hợp trực tuyến tại WITS của Ngân hàng Thế giới
Phần mềm Excel giúp tính toán, lập bảng thống kê các kết quả phân tích dữ liệu.
Tác động tạo lập thương mại của UKVFTA
Theo kết quả ước tính tác động của UKVFTA lên xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK, với kịch bản thuế quan giảm về 0%, tác động tạo lập thương mại tính cho nhóm thủy sản mã HS 4 chữ số được tính toán qua phần mềm SMART, báo cáo kết quả trong bảng 3.2
Bảng 3 2 Tác động tạo lập thương mại theo nhóm thủy sản mã HS 4 chữ số
Kim ngạch xuất khẩu (USD)
Tạo lập thương mại (USD)
Kim ngạch xuất khẩu (USD)
Tạo lập thương mại (USD)
Nguồn: Kết quả tính toán của các tác giả từ phần mềm SMART Kết quả mô phỏng SMART cho thấy, khi thuế quan giảm về 0% thì tổng giá trị tạo lập thương mại (gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản) năm 2019 ước tính khoảng
18 triệu USD, năm 2020 ước tính đạt 14,6 triệu USD Trong đó, mã HS 1605 (động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản) đóng góp lớn nhất cho tổng giá trị tạo lập thương mại cả về giá trị và tỷ lệ đóng góp Đặc biệt, năm 2020, nhóm HS 1605 đóng góp trên 50% tổng giá trị tạo lập thương mại
Kết quả ước tính giá trị tạo lập thương mại của mỗi nhóm thủy sản mã HS 6 chữ số qua mô hình mô phỏng SMART theo kịch bản thuế quan giảm về 0% được trình bày trong bảng 3.3
Bảng 3 3 Tỷ lệ đóng góp trong tạo lập thương mại năm 2020 theo kịch bản thuế quan đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang UK giảm về 0%
Mã HS Tạo lập thương mại (USD)
Tỷ lệ đóng góp (%) Mã HS Tạo lập thương mại (USD)
160529 2.331.693 29,023 Nguồn: Kết quả tính toán của các tác giả từ phần mềm SMART
“Với kịch bản thuế giảm về 0%, phần mềm mô phỏng SMART báo cáo giá trị tạo lập thương mại trong bảng 3.3 Theo đó, nhóm thủy sản HS 030324 (Cá, đông lạnh, cá da trơn, trừ loại phi-lê, thịt cá trong mục 0304, và các phụ phẩm ăn được sau giết mổ của cá thuộc các phân nhóm từ 0303.91 đến 0303.99) đóng góp gần 50% giá trị tạo lập thương mại của nhóm HS 0303; nhóm HS 030462 (Phi-lê cá; đông lạnh, dòng cá da trơn) đóng góp gần 70% trong tổng giá trị tạo lập thương mại của nhóm HS 0306, với giá trị ước tính hơn 1,7 triệu USD; đóng góp trong giá trị tạo lập thương mại của nhóm thủy sản HS 0305 đến chủ yếu từ nhóm HS 030559 (cá; khô, có hoặc không ướp muối nhưng không hun khói, trừ các phụ phẩm ăn được sau khi giết mổ, các mặt hàng cá khác thuộc mục 0305.5); nhóm thủy sản HS 030617 (động vật giáp xác: đông lạnh, tôm shrimps và tôm prawn không sống vùng nước lạnh (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh), đã hoặc chưa nấu chín trước hay trong khi hun khói; chưa bóc vỏ, hấp chín hoặc luộc chín trong nước) đóng góp trên 80% trong tổng giá trị tạo lập thương mại của nhóm HS 0306; nhóm HS 030890 (Động vật thủy sinh không xương sống; trừ các loài động vật giáp xác và động vật thân mềm, cầu gai (nhím biển), hải sâm và sứa, sống, tươi, làm lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối, hun khói, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói, các loại bột mịn, bột thô và viên thích hợp dùng làm thức ăn cho người) là nhóm thủy sản duy nhất tạo nên giá trị tạo lập thương mại trong nhóm thủy sản HS 0308; nhóm HS 160419 (Cá đã được chế biến hay bảo quản; nguyên con hay cắt khúc) đóng góp gần 80% giá trị tạo lập thương mại trong nhóm HS 1604 với giá trị ước tính khoảng 1,5 triệu USD; nhóm HS 160521 (động vật giáp xác được chế biến: tôm shrimp và tôm prawn, được chế biến hoặc bảo quản, không đóng bao bì kín khí) đóng góp hơn 66% trong tổng giá trị tạo lập thương mại của nhóm
HS 1605, với giá trị ước tính khoảng 5,3 triệu USD.”
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hoàng và Phạm Văn Phúc Tân
(2020) khi đánh giá tác động của EVFTA đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU cho thấy có sự tương đồng trong mức độ đóng góp cho giá trị tạo lập thương mại của các nhóm thủy sản xuất khẩu sang EU và UK Theo đó, nhóm thủy sản mã HS1605, HS0306 và HS0304 có đóng gớp chủ yếu trong tổng tác động tạo lập thương mại.
Tác động chuyển hướng thương mại của UKVFTA
Mô hình SMART với kịch bản thuế quan của các mặt hàng thủy sản mã HS 4 chữ số giảm về 0%, tác động chuyển hướng thương mại được báo cáo trong bảng 3.4 Theo đó, năm 2019, tổng giá trị chuyển hướng thương mại theo kịch bản thuế quan của mặt hàng thủy sản giảm về 0% ước đạt 13,6 triệu USD với đóng góp chủ yếu nhờ nhóm thủy sản mã HS 1605 và HS 0306 Năm 2020, tổng giá trị chuyển hướng thương mại ước đạt 9,2 triệu USD, nhờ đóng góp chủ yếu từ nhóm thủy sản có mã HS 1605, chiếm tới hơn 68%
Bảng 3 4 Tác động chuyển hướng thương mại của nhóm thủy sản mã HS 4 chữ số theo kịch bản thuế quan đối với thủy sản giảm về 0%
Giá trị (USD) Tỷ lệ đóng góp (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ đóng góp (%)
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu từ phần mềm SMART
“Các kết quả ước tính từ mô hình SMART trong bảng 3.5 cho biết chi tiết về tỷ lệ đóng góp vào giá trị chuyển hướng thương mại năm 2020 của nhóm thủy sản mã HS cấp 4 Theo đó, nhóm mặt hàng có mã HS 030389 (cá, đông lạnh, các mặt hàng khác chỉ thuộc mục 0303, trừ loại phi-lê, thịt cá trong mục 0304, và các phụ phẩm ăn được sau giết mổ của cá thuộc các phân nhóm từ 0303.91 đến 0303.99) đóng góp nhiều nhất, khoảng 58%, vào tổng giá trị chuyển hướng thương mại của nhóm HS 0303; nhóm HS
030487 (Phi-lê cá; đông lạnh, cá ngừ đại dương, cá ngừ vằn hoặc cá ngừ sọc dưa)”tuy không đóng góp nhiều nhất trong giá trị tạo lập thương mại nhưng lại đóng góp chủ yếu tới hơn 91% cho giá trị chuyển hướng thương mại của nhóm HS 0304; giá trị chuyển hướng thương mại của nhóm thủy sản có mã HS 0306 khá cao, ước tính hơn 1,4 triệu USD và nhờ đóng góp khoảng 96% từ nhóm mặt hàng mã HS 030617; nhóm HS 1605 có giá trị chuyển hướng thương mại cao nhất nhờ đóng góp chủ yếu từ hai nhóm thủy sản mã HS 160521 (với hơn 77%) và nhóm thủy sản mã HS 160529 (với hơn 20%)
Tổng tác động thương mại (bao gồm: tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại), với kịch bản mức thuế quan của nhóm hàng thủy sản (mã HS cấp 4) giảm về 0% năm 2019 và năm 2020 được cho trong bảng 3.6 Trong đó, năm 2019, tổng tác động thương mại ước đạt gần 31,6 triệu USD với đóng góp của giá trị tạo lập thương mại chiếm gần 57%, còn lại là đóng góp từ giá trị chuyển hướng thương mại Năm 2020, tổng tác động tạo lập thương mại ước đạt 23,8 triệu USD, nhờ đóng góp hơn 61% từ giá trị tạo lập thương mại, phần còn lại từ giá trị chuyển hướng thương mại
Bảng 3 5 Tỷ lệ đóng góp trong tác động chuyển hướng thương mại năm 2020 theo kịch bản thuế quan đối với thủy sản giảm về 0%
Tỷ lệ đóng góp (%) Mã HS Giá trị (USD) Tỷ lệ đóng góp (%)
160529 1.322.633 20,999 Nguồn: Kết quả tính toán của các tác giả từ phần mềm SMART Năm 2020, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK cao hơn năm 2019, nhưng tổng tác động thương mại lại thấp hơn Điều này có thể giải thích do một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang UK đã được giảm thuế thấp hơn so với mức thuế áp dụng năm 2019
Bảng 3 6 Tổng tác động thương mại của UKVFTA theo kịch bản thuế quan đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang UK giảm về 0%
Tạo lập thương mại (USD)
Chuyển hướng thương mại (USD)
Tạo lập thương mại (USD)
Chuyển hướng thương mại (USD)
Nguồn: Kết quả tính toán của các tác giả từ phần mềm SMART Trong chương 2, chúng ta đã biết một số nhóm thủy sản mã HS cấp 6 của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang UK khá lớn như HS 030614“(động vật giáp xác: đông lạnh, cua, ghẹ, đã hoặc chưa nấu chín trước hay trong khi hun khói; chưa bóc vỏ, hấp chín hoặc luộc chín trong nước), HS 030617 (động vật giáp xác: đông lạnh, tôm shrimps và tôm prawn không sống vùng nước lạnh (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh), đã hoặc chưa nấu chín trước hay trong khi hun khói; chưa bóc vỏ, hấp chín hoặc luộc chín trong nước), HS 030619 (động vật giáp xác: đông lạnh, các mặt hàng chỉ thuộc nhóm 0306.1, đã hoặc chưa nấu chín trước hay trong khi hun khói; chưa bóc vỏ, hấp chín hoặc luộc chín trong nước; bao gồm bột thô, bột mịn và bột viên của động vật giáp xác), HS 030636 (động vật giáp xác: tươi, sống hoặc ướp lạnh, tôm shrimps và tôm prawn không sống vùng nước lạnh, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ),”HS 160554 (động vật thân mềm: mực nang và mực ống, được chế biến hoặc bảo quản), HS 160556 (động vật thân mềm: nghêu (ngao), sò, được chế biến hoặc bảo quản), tuy nhiên các nhóm hàng này lại không đóng góp trong tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại, lý do, năm 2020 các mặt hàng này đã có mức thuế quan ưu đãi giảm về 0%
Xem xét các nước giảm kim ngạch xuất khẩu 3 nhóm thủy sản chính HS1605, HS0304 và HS0306 sang thị trường UK Đây cũng chính là các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu thủy sản sang UK
Bảng 3 7 Các nước giảm nhiều nhất trong kim ngạch xuất khẩu nhóm
HS1605, HS0304, HS0306 sang thị trường UK
Kim ngạch sau UKVFTA (USD) Thay đổi (USD)
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ phần mềm SMART
Các quốc gia giảm nhiều nhất trong kim ngạch xuất khẩu nhóm thủy sản mã HS1605, HS0304, HS0306 sang thị trường UK theo thứ tự là: Iceland, Hàn Quốc và Ấn Độ
Trong các quốc gia giảm kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang UK (bảng 7), UK đã ký hiệp định thương mại tự do với các nước: Iceland, Canada, Na Uy, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ecuador, Nicaragua Điều đó cho thấy, Việt Nam đang phải đối mặt với một số đối thủ cạnh tranh cùng xuất khẩu thủy sản sang thị trường UK mà không có lợi thế nổi bật về thuế quan
Trong khối ASEAN, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu thủy sản sang thị trường UK là: Indonesia, Thái Lan, Phi-lip-pin, Bangladesh Tuy nhiên, Việt Nam có lợi thế xuất khẩu hơn so với các quốc gia này, bởi vì, tính đến nay, trong khối ASEAN mới có Việt Nam và Singapore ký hiệp định thương mại tự do với UK
Chương 3 tập trung giới thiệu về phương pháp đánh giá tác động của UKVFTA đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường UK thông qua mô hình mô phỏng SMART Các kịch bản với mức thuế quan giảm về 0% đã ước tính giá trị tạo lập thương mại/ chuyển hướng thương mại và tỷ lệ đóng góp của từng nhóm hàng thủy sản mã HS
4 chữ số trong tổng giá trị tạo lập thương mại/ chuyển hướng thương mại Đối với nhóm thủy sản mã HS 6 chữ số, các kịch bản cho phép xác định được tỷ lệ đóng góp của mỗi nhóm đến tổng giá trị tạo lập thương mại/ chuyển hướng thương mại tương ứng trong mỗi nhóm HS cấp 4 chứa nó Ngoài ra, kết quả mô phỏng với kịch bản thuế giảm về 0% cho thấy, ước tính năm 2020, tổng tác động thương mại tạo ra từ xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang UK đạt khoảng 23,8 triệu USD, giá trị tạo lập thương mại đóng góp khoảng 61%, còn lại là đóng góp từ giá trị chuyển hướng thương mại
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đề tài “Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường UK” đã sử dụng mô hình SMART bởi vì đây là mô hình phù hợp trong việc đánh giá tác động của FTA đến xuất khẩu hàng hóa giữa hai nền kinh tế tham gia hiệp định thông qua các tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại Đề tài đã tập trung làm rõ một số nội dung sau:
(1) Cơ sở lý thuyết giải thích cơ chế tác động và phương pháp đánh giá tác động của FTA đến xuất khẩu hàng hóa thông qua tác động tạo lập thương mại, tác động chuyển hướng thương mại;
(2) Phân tích thực trạng cùng những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường UK trong bối cảnh thực thi UKVFTA;
(3) Sử dụng mô hình SMART theo kịch bản thuế quan giảm về 0% để lượng hóa tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) lên xuất khẩu thủy sản thông qua giá trị tạo lập thương mại và giá trị chuyển hướng thương mại Các kết quả mô phỏng đối với nhóm hàng thủy sản theo mã HS 4 chữ số và HS 6 chữ số theo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang UK năm 2020, cho thấy: (i) tổng giá trị thương mại (gia tăng giá trị xuất khẩu) do cắt giảm thuế quan, ước đạt 23,8 triệu USD, tức là gia tăng gần 7% so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường UK, trong đó giá trị tạo lập thương mại đóng góp hơn 61% còn lại là đóng góp từ giá trị chuyển hướng thương mại; (ii) trong nhóm thủy sản mã HS 4 chữ số, mã HS 1605 đóng góp lớn nhất cho sự gia tăng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường UK, cụ thể, đóng góp gần 55% cho tổng giá trị tạo lập thương mại và đóng góp hơn 68% cho tổng giá trị chuyển hướng thương mại; (iii) trong nhóm thủy sản mã HS 6 chữ số, sản phẩm mã HS 160521 (động vật giáp xác được chế biến: tôm shrimp và tôm prawn, được chế biến hoặc bảo quản, không đóng bao bì kín khí) đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị thương mại, với giá trị tạo lập thương mại hơn 5,3 triệu USD và giá trị chuyển hướng thương mại hơn 4,8 triệu USD; (iv) một số mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang UK với giá trị lớn lớn (HS 030617, HS 030619,
HS 030636, HS 160554, HS 160556) và được hưởng mức thuế quan ưu đãi là 0%, do vậy nhóm mặt hàng này không đóng góp vào sự gia tăng giá trị xuất khẩu theo kịch bản thuế quan giảm về 0%
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp bằng chứng để khẳng định rằng UKVFTA có tác động tích cực lên giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường UK, tác động đó được lượng hóa và ước tính cụ thể nhờ kết quả mô phỏng theo kịch bản thuế quan giảm về 0% Giá trị tạo lập thương mại được hưởng nhờ những ưu đãi về thuế quan từ FTA, giá trị chuyển hướng thương mại cho thấy khi UKVFTA hoàn toàn có hiệu lực sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam so với các quốc gia khác cũng xuất khẩu sang thị trường UK với cùng mặt hàng
Từ những tác động tích cực của UKVFTA lên xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang
UK có thể thấy rằng: Hội nhập kinh tế quốc tế là hướng đi đúng của Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do làm giảm bớt rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, góp phần cân bằng cán cân thương mại và tiến tới mục tiêu xuất siêu của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Kiến nghị
Từ kết quả đề tài, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị như sau:
- Để được hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp Việt Nam (i) phải hiểu rõ đặc điểm thị trường UK; (ii) hàng thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng khắt khe của UK
- Cần tháo gỡ khó khăn về nguồn lực trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, bao gồm cả vốn vật chất và vốn con người Tăng cường đầu tư vốn để nâng cấp các đội tàu đánh bắt, khai thác thủy hải sản đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc từ các nhà nhập khẩu, trong đó có UK Có kế hoạch đào tạo, hướng dẫn người lao động kiến thức về FTA cùng những yêu cầu trong xuất khẩu thủy sản, giúp người lao động chủ động tìm hiểu và đáp ứng yêu cầu
- Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, đổi mới các hoạt động marketing, tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm, xây dựng chuỗi cung ứng thủy sản bền vững;
- Các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư công nghệ mới, áp dụng tiến bộ công nghệ để hỗ trợ sản suất, quản lý và giám sát các hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh
(ii) Đối với Nhà nước:
- Cần rà soát và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách phù hợp với các cam kết quốc tế nói chung, UKVFTA nói riêng để đảm bảo môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch và tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản
- Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản phù hợp với tình hình mới, trong đó các mục tiêu và giải pháp phù hợp với bối cảnh kinh tế-chính trị-xã hội-khoa học công nghệ cả trong nước và quốc tế;
- Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp ngành khai thác, chế biến thủy sản theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đầu ra sản phẩm thủy sản phải đảm bảo chất lượng xuất khẩu đến những thị trường khó tính nhất
- Có chính sách và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân nâng cao nhận thức về FTA, trang bị các kiến thức và phương pháp giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Một số hạn chế và hướng nghiên cứu mở rộng
Đề tài tiếp cận mô hình SMART để đánh giá tác động của UKVFTA thông qua giá trị tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại Các kết quả ước lượng tác động này có thể bị chệch, do còn nhiều yếu tố có ảnh hưởng nhưng không được đề cập trong đầu vào của mô hình
Hướng nghiên cứu mở rộng: Có thể sử dụng các phương pháp/mô hình khác nhau để đánh giá tác động của FTA lên nền kinh tế hoặc đánh giá tác động của FTA đến xuất nhập khẩu các nhóm sản phẩm khác nhau, các thị trường khác nhau.