Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hiệu quả hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến các biến phụ thuộc tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE, nhưng quản
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ
NGUYỄN THỊ MINH HIÊN
PGS.TS Nguyễn Anh Thu
Hà Nội - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công
bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kêt quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Hiền
2
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các giảng viên tham gia giảng dạy và tạo mọiđiều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Anh Thu đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phồng Ke toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn-
Hà Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và dành thời gian hỗ trợ về tài liệu để
em có thể xây dựng đề cương và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài.Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình những người luôn ủng
hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này
Hà Nội, 14/4/2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Hiền
Trang 5M ỤC LỤC
LỜI CAM Đ O A N 2
LỜI CẢM Ơ N 3
MỤC LỤ C 4
DANH M ỤC CÁC T Ừ VIẾT T Ắ T 7
DANH M ỤC BẢNG BIÊU, HINH VẼ, s ơ Đ ồ 8
PHẦN M Ở Đ Ầ U 9
1 T ính c ấ p t h iế t c ủ a đ ề t à i 9
2 CÂU HỎI NGHIÊN C Ứ U 9
3 M ụ c ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN c ứ u 10
4 ĐỐI TƯỢN G, PHẠM VI NGHIÊN c ứ u .10
CHƯƠNG 1: TỐNG QUAN v ầ TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u VÀ c ơ SỞ LÝ LUẬN Đ ố l VỚI QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG NGÂN HÀNG TH Ư Ơ N G M Ạ I 11
1 1 T ổ n g q u a n t ìn h h ìn h n g h iên c ứ u 11
1.1.1 Một số công trìnli ngliiên cứu quốc tế 11
Ị 1.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước 12
1.1.3 Kết quá đạt được 15
1.2 C ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TR| NÓI CHUNG VẢ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M ẠI 15
1.2.1 Cơ sở lý luận về quán trị chi phí nói chung. 16
1.2.2 Những vấn đề cư băn về ngân hàng thương m ại 16
1.2.2.1 K hái niệm ngân h à n g t h ư ơ n g m ạ i 16
1.2.2.2 Il oạt đ ộ n g c ơ bàn củ a ng ân h à n g t h ư ơ n g m ạ i 17
1.2.3 Quán trị chi plií (rong ngăn hảng thương mại 19
1.2.3.1 Khái niệ m và p hân ioại chi phí tr o n g ngân h à n g í h u o n g m ạ i 19
1.2.3.2 Nộ i d u n g chi p h í tr o n g ngân h à n g thirơng m ạ i 20
1.2.3.3 V i ệ c cầ n thiế t phải q u ả n trị chi p h í 21
1.2.3.4 C á c nội d u n g q u ả n trị chi phí tr o n g ngân h à n g t h ư ơ n g m ạ i 23
1.2.3.5 N h ữ n g n hân tố ản h h ư ở n g dến q u ả n trị chi p h í 29
CHƯƠNG 2: PHƯ ƠN G PHÁP NGHIÊN cứu 33
2 1 T h iế t KẾ NGHIÊN c ứ u 33
2 2 XÁC ĐỊNH CÂU HỎI, GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .33
2 3 T h u t h ậ p t h ô n g tin v à x ử lí , ph â n t íc h d ữ l i ệ u 34
2.3.1 Phương pháp thu thập tiữ liệu 34
4
Trang 62.3.1.2 Thu t h ậ p d ữ liệu s ư c ấ p 35
2.3.2 Phương pháp x ử lý thông tin thu thập và phân tícli dữ liệu 37
CH Ư Ơ N G 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG TM C P SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 39
3 1 K hái q u á t v ề N g â n h à n g T M C P s à i G ò n -H à n ộ i , C hi nh á n h t â y h à n ộ i 39
3.1.1 Quá trình hình thànli và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài gòn- Hà Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội 39 3.1.2 Bộ máy tổ chức của SHB Tây Hà N ộ i 41
3.1.2.1 l ỉ ộ m á y tổ c h ứ c cíi a hệ t h ố n g S H B T â y IIà N ộ i 41
3.1.2.2 B ộ m á y tổ t h ứ c c ủ a S H B T â y H à N ộ i 42
J 1.3 Cúc hoạt (tông kinli doanh của SH B Tây Hà N ộ i 42
3 2 T h ự c TRẠNG QUẢN TRI CHI PHÍ TẠI S H B T Â y HÀ NỘI 4 3 3.2 ĩ Tinlt hình chi p h í tại SH B Tây Hà Nội 43
3.2.1.1 C h i p h í cho n h â n v i c n 45
3.2.1.2 C h i phí về tài s á n 46
3.2.1.3 C h i phí q u ả n lý c ô n g v ụ 47
3.2.1.4 N h ữ n g n h ậ n d ị n h về hiệu q u ă chi p h í 49
3.2.2 Quán trị chỉ p h í tại SH B Tây Hà N ộ i 50
3.2.2.1 B ộ m á y q u ả n trị c h i p h í tại S H B T â y H à N ộ i 50
3.2.2.2 X â y d ụ n g c ơ c h ế q u á n trị c h i phí tại S H B T â y Hà N ộ i 53
3.2.2.3 Xâ y d ự n g cá c d ị n h m ứ c chi p h í 54
3.2.2.4 L ập kế h o ạ c h chi p h í 57
3.2.2.5 T h eo dõi v à Mạch t o á n chi p h í 59
3.3 Đánh giá quản trị chi plíí tại SHB Tây Hà Nội 62
3.3.1 N h ũ n g kct q u à đ ạ t d ư ợ c 62
3.3.2 N h ữ n g h ạ n c h ế 65
Ket luận 67
CHƯƠNG 4: CÁC ĐÊ XUẤT GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ TRONG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG TM CP SÀI GÒN- HÀ NỘI, CHI NHÁNH TÂY HÀ N Ộ I 69
4 1 Đ ịnh h ư ớ n g p h á t t r iể n S H B T â y h à n ộ i t r o n g n h ữ n g n ă m t ớ i 69
4 2 Đ ịnh h ư ớ n g v ề q u ả n TR! c h i p h í 70
4 3 G iải p h á p h o à n t h iệ n q u ả n t r ị ch i p h í t ạ i S H B t â y h à n ộ i 71
4.3.1 H oàn tliiện CƯ c h ế qu ả n trị c h i p h í 71
4.3.2 Cái cách công tác thiết lập kể lioạcli chi p h í 73
4.3.3 Diều chinh dịnh mức chi phí. 75
4.3.4 Hoàn tliiện công tác kiếm tra, giám sá t 76
Trang 74.3.6 Sữa đối và nâng cáp hệ thống thông tin quán tý của ngăn hùng 78
4 4 K h u y ế n n g h ị 79
KẾT L U Ậ N 82
TÀI LIỆU THAM KH Ả O 83
PHỤ LỤ C 86
PHỤ l ự c 1 N h ó m c á c t à i k h o ả n s ử d ụ n g h ạch t o á n ch i p h í 86
r
b
Trang 8DANH MỤC CÁC TÙ VIÉT TẮT
SHB Saigon Hanoi Commercial Joint Stock Bank- Ngân hàng Thương
mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội SHB Tây Hà Nội Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Tây
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, s o ĐÒ
I Danh mục bảng
Bảng 3-1: Chi phí toàn Chi nhánh SHB Tây Hà Nội 2019 - 2021 44
Bảng 3-2: Cơ cấu chi phí SHB Tây Hà Nội qua các năm 2019-2021 44
Bảng 3-3: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí nhân viên 45
Bảng 3-4: Chi phí về tài sản của SHB Tây Hà Nội các năm 2019-2021 46
Bảng 3-5: Các khoản chi phí quản lý công vụ 47
Bảng 3-6: Các tỷ lệ về hiệu quả chi phí 50
Bảng 3-7: Một số tỷ lệ về chi phí/ tổng TNR cửa NHTM tại Việt N am 50
Bảng 3-8: Các đơn vị tham gia vào bộ máy quản trị chi phí tại SHB Tây Hà N ộ i 51
Bảng 3-9: Định mức Chi giấy in đối với các bộ phận trực tiếp kinh doanh 55
Bảng 3-10: Định mức chi phí văn phòng phẩm 55
Bảng 3-11: Thống kê việc thực hiện định mức chi phí tại SHB Tây Hà Nội 56
Bảng 4-1: Một số điểm chính trong KHKD năm 2022 70
II Danh mục SO'đồ Sơ đồ 1 -1: Các hoạt động chính của Ngân hàng thương m ại 18
Sơ đồ 1-2: Quá trình thực hiện và lập kế hoạch chi phí 25
Sơ đồ 1-3: Thiết kế nghiên cứ u 33
Sơ đồ I -4: Mô hình tổ chức SHB Tây Hà N ộ i 4 1 Sơ đồ 1-5: Quy trình lập kế hoạch chi phí 58
8
Trang 10PH ẦN MỎ ĐÀ U
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với nền kinh tế thị trường hiện nay, thì cạnh tranh được xem là một yêu tô khách quan Theo đó, để các doanh nghiệp có thể xây dựng nhũng chiến lược kinh doanh và làm tăng sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì quản trị chi phí sẽ được coi là một phần tất yếu để tạo ra các ưu thế cho việc cạnh tranh này trên thị trường
Bởi thế, các ngân hàng thương mại hoạt động với chức năng kinh doanh tiền tệ thì việc quản trị chi phí cũng là vấn đề đáng quan tâm và không nằm ngoài quy luật này
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn- Hà Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội (SIỈB Tây
Hà Nội) là một trong những ngân hàng lớn tại địa bàn Quận c ầ u Giấy, với loại hình doanh nghiệp dặc biệt, trong môi trường toàn cầu hóa, sức ép cạnh tranh không chỉ giữa các ngân hàng Việt Nam mà còn trực tiếp từ phía các ngân hàng thương mại nước ngoài, đòi hỏi SHB Tây Hà Nội ngày càng chú trọng đến quản trị chi phí, tiếp tục áp dụng các biện pháp
dế tói ưu hoá quản trị chi phí
Không chỉ từ các yếu cầu khách quan mà trong thực tế, quản trị chi phí của SHB Tây Hà Nội còn bộc lộ nhiều hạn chế (về cơ chế, cách thức thực hiện kế hoạch, áp dụng định m ức ) Do đó đòi hỏi SHB Tây Hà Nội không ngừng chú trọng và nghiên cứu để hoàn thiện hơn việc quản trị tài chính nói chung và quản trị chi phí nói riêng
Xuất phát từ trực trạng đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản trị chi p h í tại Ngăn
hàng thương mại cổ phần Sài gòn- Hà Nội, Chỉ nhảnh Tây Hà N ội”, làm đề tài luận văn
của mình, với mong muốn đóng góp một số ý kiến giúp cho quản trị chi phí ở SHB Tây Hà Nội được hiệu quả hơn
2 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi như sau:
Câu ỉ: Khái quát hóa cơ sở lý luận về quản trị trong Ngân hàng thương mại?
Câu 2: Thực trạng quản trị chi phí tại SHB Tây Hà Nội được thực hiện như thế nào? Câu 3: Giải pháp nào để Quản trị chi phí tại SHB Tây Hà Nội đạt được những thành tựu
trong việc đáp ứng nhu câu quản trị?
Trang 113 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
+ v ề cơ sở lv luận: Tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản trong việc quản trị chi phí của NHTM
+ về thực tế: Phân tích và nghiên cứu thực trạng quản trị chi phí tại SHB Tây Hà Nội, từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện quản trị chi phí tại SHB Tây Hà Nội
4 Đối tuọng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề
về lv luận quản trị chi phí trong Ngân hàng thương mại Thực trạng quản trị chi phí và các giải pháp hoàn thiện quản trị chi phí tại SHB Tây Hà Nội
+ Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản trị chi phí của SHB Tây Hà Nội, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chi phí của SHB Tây Hà Nội Các nghiệp vụ của ngân hàng rất nhiều và da dạng Chính vì thế, phạm
vi nghiên cứu của tác giả sẽ không đi sâu vào từng nghiệp vụ mà chuyển qua nghiên cứu gộp các nghiệp vụ theo đặc trưng Phần lớn sẽ đi sâu vào các yếu tố chính và trọng tâm tại ngân hàng mà có ảnh hưởng đến việc quản trị chi phí
+ Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu được giới hạn trong ba năm gần nhất:
Từ năm 2019 đến hết năm 2021
10
Trang 12Chương 1: TỐNG QUAN VÈ TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u VÀ c ơ SỎ LÝ
LUẬN Đ Ó I VỚI Q U Ả N TRỊ CH I PHÍ T R O N G N G Â N H À N G TH Ư Ơ N G
M ẠI 1.1 Tông quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Một số công trình nghiên cứu quốc tế
Một sô tác giả nước ngoài có những nghiên cứu liên quan tới chi phí cũng như đê cập đến vấn đề quản trị chi phí trong ngân hàng thương mại tư nhân hay các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính
Tác giả A N M Minhajul Haque Chowdhury với nghiên cứu “ Vai trò của quán lý
tài sản, hiệu quả hoạt động và quán trị chi phí đoi với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Bangladesti' (Asian Business Review, 7(3), Art #12, pp 91-94, 2017) Nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy hiệu quả hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến các biến phụ thuộc tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), nhưng quản trị chi phí có liên quan đến cả hai chỉ số này
Tác giả Abdu Mohammed Assfaw với nghiên cứu về “Các yếu to quyết định hiệu
quả tài chính của các ngân hàng thương mại tư nhãn ở Ethiopia: Phán tích các yêu tô cụ thể của ngân hàng” (lobal Joumal of Management and Business Research Volume XVI11
Issue III Version I, 2018) đã nêu ra những vấn đề lưu ý cho các ngân hàng thương mại cần
quan tâm đúng mức đến việc đảm bảo đủ vốn, khả năng thanh khoản tối ưu, hệ thong quản
trị chi phí hiệu quả và quy mô tài sản phù hợp để các ngân hàng thương mại hoạt động tốt
hem và có lãi trong lĩnh vực kinh doanh của mình
Nhóm tác giả Rajiv D Banker; Dmitri Byzalov; Shunlan Fang; Yi Liang với nghiên
cứu: “Nghiên cứu Quản trị C h ip h r (Journal of Management Accounting Research (2018)
30 (3): 187-209) Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã cung cấp một đánh giá toàn diện
về những phát hiện và hiếu biết gần đây về quản trị chi phí, đặc biệt nhấn mạnh vảo tác động của quản trị chi phí đối với việc hiểu các vấn đề trong kế toán chi phí, quản lý và tài chính, cũng như những thách thức và cơ hội cho nghiên cứu trong tương lai
Các tác giả Merliyana Merliyana, Enung Siti Saodah, Asep Saeíurahman đã có công
trình nghiên cứu ''Chi p h í thuế hoãn lại, khả năng sinh lời và lợi nhuận Thực hành Quán
Trang 13trị tại Dịch vụ Tài chính Các công ty ở Indonesia'’' (Advances in Economics, Business and
Management Research, volume 73, 2019) Nhóm tác giả nghiên cứu về quản lý thu thập trong các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính Trong đó, mục đích của việc này nghiên cứu là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của thuế hoãn lại chi phí và lợi nhuận từ quản lý lợi nhuận tại tài chính công ty dịch vụ Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng chi phí thuế một phần có mối tương quan nghịch với lợi nhuận quản lý và lợi nhuận không ảnh hưởng đến lợi nhuận ban quản lý Ngoài ra, chi phí thuế thu nhập hoãn lại và khả năng sinh lời đồng thời ảnh hưởng đến việc quản lý lợi nhuận
Nhóm đồng tác giả PGS GS.TS, Đại học Anadolu, Khoa Giáo dục Từ xa, Eskisehir
Với nghiên cứu “iSy phát triển của các Ngân hàng Tho N hĩ Kỳ trong giai đoạn 2008-2018
Dưới sự quan sát của BRSA, Doanh thu-Chi phí và Phản tích Khá năng sinh ỈÒT (Journal
of CurrentResearches on Social Sciences (JoCReSS), 2019) Đã giải quyết các vấn đề phải đối mặt với các yếu tố thay đổi trong các nền kinh tế mà cơ chế thị trường đang băt buộc
trong thời gian ngắn và với chi phí thấp, nó là cần thiết để đảm bảo mức độ ưa thích của
các dịch vụ ngân hàng
Tác gia Yalemselam Worku Bogale với nghiên cứu '‘Các yếu to ảnh hưởng đêu khả
năng sình lời của các ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại
tư nhân Ethiopici’, (Journal o f Investment and Management 2019; 8(1): 8-15) Ket quả
nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng thương mại tư nhân ở Ethiopia đã được khuyến khích
để tăng vốn chú sở hữu cổ phần, quv mô tài sản và thực hiện một biện pháp quản lý chi phí
hiệu quả và hiệu quả đê tăng lợi nhuận của họ.
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước
Trong nước, hiện nay có nhiều tác phẩm, tài liệu phân tích nghiên cứu có đê cập đên chi phí hoạt động, cũng như quản trị chi tại các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vinh với nghiên cứu: “N ợ xẩu và hiệu quả chi phí của
các ngân hàng thương mại Việt Nam" (Tạp chí Phát triển kinh tế số 289- rháng 11/2014)
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của NHTMVN
là quan hệ cùng chiều, và hiệu quả của nó là 52,6%
12
Trang 14Tác gia Nguyễn Thị Đức Loan với nghiên cứu: “Quản trị chi phí chiến lược (SCNI)
Công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp Việt Nam” (Tạp chí Kê
toán & kiểm toán số 6 năm 2017; pp 40-46) Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị chi phí tốt sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp kiểm soát được các hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng vốn hiệu quả, giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận CP quản lý là một hoạt động có chức năng như một chiến lược để cắt giảm tất cả các CP không cân thiết, đê đạt được một mức độ cao hơn của lợi nhuận trong hoạt động SXKD Bài nghiên cứu nêu
rõ cách đế giảm thiểu việc chi thừa Trong đó, việc quản trị chi phí có hiệu quả chính là giảm chi phí tài sản cố định, giảm sử dụng nguyên vật liệu và chi phí hành chính, thêm vào
đó việc đánh giá và xác định lợi nhuận của từng sản phẩm, hiểu biết thị trường đế cạnh tranh về giá việc kiểm soát chi tiêu, lập kế hoạch, kiểm soát chi phí, quản trị chi phí chiến lược tố t Tất cả những điều này là để nâng cao hiệu quả, vị thế cạnh tranh trên thị trường, cũng như tối đa hóa lợi nhuận
Luận văn “Đánh giá hiệu quả chi p h í của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
giai đoạn 2010- 101T ’ của tác giả Trần Anh Tuấn, (Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí
Minh, 2019) Với những phát hiện của nghiên cứu cho thấy hiệu quả chi phí của các ngân hàng Việt Nam có xu cải thiện trong thời gian nghiên cứu Ket quả nghiên cứu đã chứng minh rằng quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, cho vay trên tiền gửi và nợ xấu là những biến số nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí các ngân hàng Việt Nam trong thời gian nghiên cứu Trong khi đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hướng đến hiệu quả chi phí ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn này
Bài viết “Ke toán quản trị chi p h í trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” của các
tác giả ThS Mai Thị Nga, ThS Ngọ Thị Thu Giang (Tạp chí tài chính, 2019) phân tích chi tiết Trong hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh ngày càng quyết liệt hiện nay, thực hiện tốt quản trị chi phí là cơ sở đê giám sát các hoạt động, từ đó khắc phục các tồn tại và phát huy những tiềm năng đảm bảo cho doanh nghiệp luôn tồn tại và có thể đứng vững trong cơ chế thị trường nhiều rủi ro và cạnh tranh như hiện nay Để làm được công việc này, quản trị chi phí ở doanh nghiệp cân thực hiện đúng chế độ, đối tượng, đúng phương pháp, kịp thời và chính xác
Trang 15Các tác giả Trân Thanh Tâm; Lê Vũ Tường Vy với bài báo "Anh hưởng của quy mô
hoạt động và chi phí hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam''
(Tạp Chí Khoa học Quản Lý Và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế, (15)- 2020) Bài viết chỉ rõ Một thực tể rằng các ngân hàng có quy mô hoạt động càng lớn thì càng có lợi thế cạnh tranh khi có khá năng đa dạng hóa được danh mục tài sản, tập trung vào các mảng thu được lợi nhuận cao hơn, bỏ ra nguồn chi phí để đầu tư, nâng cấp chât lượng dịch vụ và cơ sở vật chất dẫn tới chi phí hoạt động tăng, từ đó rủi ro giảm đi và lợi nhuận tăng
Nhóm tác giả Lê Văn Chiến, Phạm Kiên Trung, Trần Minh Đức với nghiên cứu
"Giai pháp tăng cường công tác quản trị chi phí tại Công ty Than Quang Hanh - TKV”
(Tạp chí Công Thương, số 17; Tr 246-251) Bài viết nêu rõ thực trạng quản trị chi phí tại công ty Các phương pháp được sử dụng gồm phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
và phương pháp chuyên gia giúp nghiên cứu có những đánh giá toàn diện về ưu, nhược điểm trong quản trị chi phí tại Công ty Than Quang Hanh - TKV Bài viết đưa ra 3 giải pháp dựa trên đặc thù tổ chức hoạt động nhằm tăng cường quản trị chi phí tại Công ty Than Quang Hanh - TKV
Cuốn sách “Quản trị Ngân hàng Thương mại Trong cạnh tranh toàn câu” của tác
giả Dương Hữu Hạnh, (Nhà xuất bản Lao Động) Cuốn sách này được viết dựa trên việc nghiên cứu ở lĩnh vực quản trị kinh doanh tại ngân hàng thương mại và nhu cầu của học tập Với các nội dung phong phú, đi từ vấn đề tổng quan, đến các nội dung cụ thê trong Quản trị Ngân hàng như Quản trị nguồn vốn, Quản trị Tài sản nợ, quản trị Tài sản có, quản trị Tài chính, Quản trị Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Quản trị Nhân lực Với những nội dung này, người học sẽ tiếp cận các nội dung quản trị ngân hàng, nắm bắt nội dung, phương pháp quản trị, nhằm đạt hiệu quả tối ưu
Cuốn sách “Quản trị Ngân hàng Thương mại” của tác giả PGS.TS Phan Thị Thu
Hà, (Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải) Cuốn sách trình bày cụ thể và rõ ràng các lý thuyết về ngân hàng thương mại, các hệ thống neân hàng, khung pháp lý và các phương thức quản trị
Bài viết “Các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng chi p h í của các ngàn hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam” của tác giả ThS Lê Vũ Tường Vy- Huỳnh Nam- Bùi
Trang 16Hoàng Châu Trường Đại học Quy Nhơn, Việt Nam, (Tạp chí công thương) Bài viết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng chi phí của 29 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2012-2019 Kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu quả của chi phí được giải thích bởi tỷ lệ chi phí trên thu nhập, biên lãi ròng, và sự phát triển của lạm phát.
1.1.3 Kết quả đạt đưọc
Các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu về vấn đề tài chính doanh nghiệp/ngân hàng đối với quản trị chi phí ở các góc độ:
Thứ nhất, đề cập đến chi phí hoạt động đối với Ngân hàng thương mại nhưng chưa
phân tích, xây dựng một cách có hệ thống hoàn thiện về vấn đề này
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực tài chính ngân hàng với quản trị chi
phí trên góc độ chu thể là Ngân hàng thương mại, TCTD trong các hoạt động tín dụng, huy động
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về phương diện nào đó đã chỉ ra nhiều thực tế,
cũng như nguyên nhân tồn tại trong hoạt động chưa hiệu quả của quản trị chi phí dưới tác động chính sách kế toán Tuy nhiên, các công trình chưa tập trung nghièn cứu sâu về quản trị chi phí kinh doanh đối với Ngân hàng thương mại ở thời điểm 2019-2021 Trong khi
đó, Ngân hàng thương mại đã có những thay đổi phát triển mạnh mẽ và các chính sách về
kế toán của giai đoạn này cũng đã có điều chỉnh
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu chưa phân tích mối quan hệ giữa chính sách
và hệ thống kế toán đối với quản trị chi phí ngân hàng
Luận văn “Quản trị chi phỉ tại Ngân hàng thương mại cô phần Sài gòn- Hà Nội,
Chi nhánh Tây Hà Nội” sẽ đưa ra hệ thống hóa lý luận cũng như phân tích tác động của
chi phí kinh doanh đối với Ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2019-2021
1.2 Co sở lý luận về quản trị nói chung và quản trị chi phí trong các ngân hàng thương mại
Trang 171.2.1 Co- sở lý luận về quản trị chi phí nói chung.
Quản trị chi phí là các hoạt động nhằm kiểm soát chi phí sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ nhăm cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch
và kiểm soát chi phí trong cả ngắn hạn và dài hạn
Quản trị chi phí là quá trình phân tích các thông tin cần thiết liên quan đến thông tin tài chính cho công việc quản trị của một doanh nghiệp Các thông tin này bao gồm các thông tin tài chính có doanh thu và chi phí; các thông tin phi tài chính trong đó có năng suất và chất lượng; ngoài ra còn các yếu tố khác của doanh nghiệp
1.2.2 Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngàn hàng thương mại (NHTM) là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựa tiền tệ- tín dụng, tiền thân ra đời từ nhu cầu đổi tiền, làm dịch vụ bảo quản và cho vay bằng vàng, bạc Với sự phát triển của nền kinh tế, các hoạt động của ngân hàng thương mại mới đầu chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ đơn giản tiếp cận với nhu cầu của người cân như
là thanh toán hộ và giữ hộ của cải Tuy nhiên tới nay, ngân hàng thương mại đã phát triến thêm nhiều lĩnh vực khác về dịch vụ, kinh doanh Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn trở thành kênh trung gian tài chính, là cầu nối giữa nguồn cầu cần có tiền đê đâu tư và nguồn cung có tiền dư thừa hoặc là tiền nhàn rỗi
Trong nền kinh tế hiện nay, ngoài NHTM còn có các trung gian tài chính khác như: công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, một số công ty viễn thông liên kết với ngân hàng cũng được thực hiện một sổ các hoạt động ngân hàng Nhưng điều khác biệt giữa các trung gian tài chính và Ngân hàng thương mại chính là sự chuyên môn, chuyên nghiệp hóa trong từng lĩnh vực của các tổ chức này
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Trong đó, tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật và theo các quy định khác của Pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi (huy động vốn), hay sử dụng tiền gửi
để cấp tín dụng (cho vay), đồng thời cung ứng các dịch vụ về thanh toán, cũng như dịch vụ khác về ngân hàng
16
Trang 18Tông kết lại có thể nhận định rằng, ngân hàng thương mại là loại hình DN- kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng- tiền tệ, với các hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi huy động vốn, cho vay đồng thời cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng cho nền kinh tế.
1.2.2.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Hoạt động chính và cơ bản của ngân hàng thương mại là hoạt động tiền tệ - huy động vốn, hoạt động tín dụng- cho vay, đầu tư và đồng thời cung cấp các dịch vụ khác của ngân hàng cho khách hàng
- Huy động von: Trong ngân hàng thương mại đế có vốn dùng cho các hoạt động
ngoài nguồn vốn chủ sở hữu thì huy động vốn được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất Đề huy động được vốn có thể thu hút bằng các hình thức khác nhau, nguồn khác nhau như: nhận tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức, phát hành giấy tờ có giá Hoặc từ thị trường liên ngân hàng có thể huy động ở các tổ chức tín dụng khác
- Tín dụng: Trong ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh chủ yếu là Tín dụng
Hoạt động tín dụng mang lại rủi cao nhất, nhưng là hoạt động có thu nhập lãi lớn nhất và trong tổng tài sản thì lại chiếm tỷ trọng cao nhất Trong ngân hàng thương mại việc cấp hạn mức tín dụng được thực hiện ơ nhiều hình thức: Thấu chi, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê và nhiều hình thức khác
- Hoạt động đầu tư: Trong thị trường tiền tệ, cùng với sự phát triển của thị trường
chứng khoán, thi hoạt động mà đang dần mang lại nguồn thu lợi nhuận đáng kế của các ngân hàng lại là nghiệp vụ đầu tư Trong đó phải kể đến các hình thức đầu tư được thực hiện theo hình thức liên doanh, liên kết, góp vốn với các doanh nghiệp, công ty trong các lĩnh vực khác nhau, hay một kênh đầu tư khác là mua bán các loại chứng khoán,
- Hoạt động dịch vụ: Trong các ngân hàng thương mại thì bước phát triển mạnh mẽ
có thê kể đển là các hoạt động dịch vụ Do yêu cầu của đời sống xã hội, để hoàn thiện và phát triển thì các ngân hàng thương mại ngày càng cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ như: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ đại lý, ủy thác và các dịch vụ khác
Với nhu cầu thực tế của khách hàng cũng như sự phát triển của nền tảng công nghệ hiện đại Ngày nay, nhiều loại hình dịch vụ mới được các NHTM triển khai theo hình thức Ngân hàng trực tuyến như: e-Banking, SMS Banking, F@st i-bank, Phone Banking, HomeBanking và Inernet Banking hoặc mở rộng việc cung cấp các dịch vụ như tư vấn, môi
5U Ố C G IA HÀ NÔI 17
D Ạ I H Ọ C Q U Õ C G iA H À NỘI
t r u n g tâm t h ư v iệ n v à tri t h ứ c ' s ố
Trang 19giới đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, bao thanh toán Q ua đó, NHTM cố gắng ngày càng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu và tạo thật nhiều thuận lợi cho khách hàng.
CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦẢ NHTM
- Góp vốn, mua
cổ phần
- Liên doanh, liên kết
- DVKH và ngân quỹ
- ủ y thác, đại lý
- Dịch vụ khác
So’ đồ 1-1: Các hoạt động chính của Ngân hàng thưottg mại
Từ sơ đồ cho thấy, tại ngân hàng thương mại, các hoạt động kinh doanh cơ bản là các dịch vụ tài chính trung gian, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ và quản lý công cụ thanh toán Nghiệp vụ tín dụng chỉ thực hiện tốt nếu như nguồn vốn đến từ huy động với chi phí thấp, muốn thực hiện được như vậy thì ngân hàng thương mại phải có uy tín, có khả năng
về tài chính, hoạt động lành mạnh, thanh khoản nhanh và khả năng quản trị tốt Bên cạnh
đó, với việc hoạt động kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ, để có được sự uy tín ngày càng nâng cao, hay thị phần được mở rộng, thì ngân hàng thương mại cần phải cung câp các dịch vụ có giá cả họp lý đi kèm chất lượng vượt trội Tuy nhiên, trong tất cả các điều đó thì mục đích cuối cùng mà các ngân hàng thương mại mong muốn đạt được đó là lợi nhuận
Do vậy, để có được lợi nhuận cao nhất thì quản trị chi phí, quản trị tài chính phải như thê nào? vẫn là mối quan tâm cao nhất của các neân hàng thương mại hiện nay
18
Trang 201.2.3 Quản trị chi phí trong ngân hàng thưong mại
1.2.ĩ 1 Khái niệm và phân loại chi p h í trong ngân hàng thương mại
Theo định nghĩa chung, trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những kết quả nhất định thì các khoản hao phí mà doanh nghiệp phải chi ra được hiểu là chi phí
Chi phí quản lý trong doanh nghiệp là các chi phí phát sinh về quản lý hành chính,
tổ chức hay các hoạt động của văn phòng làm việc Tương tự như vậy ở các ngân hàng thương mại chi phí quản lý cũng là các chi phí phát sinh về quản lý hành chính, quản lý kinh doanh và các chi phí chung khác phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ của toàn ngân hàng
Trong Ngân hàng thương mại có nhiều cách phân loại chi phí, và việc phân loại đó
sẽ được dựa trên các tiêu thức khác nhau đế tiến hành phân loại Theo đó, khi phân loại chi phí thành nhiều cách, điều này sẽ mang lại cho nhà quản trị ngân hàng các khía cạnh khác nhau về thông tin chi phí, từ đó trên nhiều góc độ phân tích họ có thể xem xét và đưa ra các quyết định hợp lý và có lợi nhất cho hoạt động ngân hàng
Theo tính chất của chi phí, trong ngân hàng thương mại, chi phí bao gồm chi phí philãi và chi phí trả lãi, mà chi phí quản lý là chi phí phi lãi Trong đó:
* Theo nội dung kinh tè thì chi p h í quan lý được phàn loại: Chi phí nhân viên, chi
phí về tài sản, chi phí quản lý công vụ và chi phí quản lý khác
Không tính tới địa điểm phát sinh và công dụng cụ thể, thì việc phân loại trên làdùna để quản trị chi phí và tập hợp theo nội dung kinh tế ban đầu
Nội (lung của từng chi phí cụ thể sẽ được nêu rõ ở mục sau
* Theo moi quan hệ với hoạt động kinh doanh thì chi phí quản lý được phân loại:
- Chi phí trực tiếp: là chi phí gắn liền với dịch vụ hay một sản phẩm nhất định, và
là chi phí cấu thành sản phẩm
- Chi phí gián tiếp: là chi phí không làm gia tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ nhưng lại
là chi phí liên quan tới nhiều sản phẩm và các dịch vụ khác nhau (ví dụ: chi phí nhân viên quản lý, chi phí khuyến mại, chi phí lễ tân, khánh tiết .)
Với cách phân loại trên, được áp dụng đé phân tích khả năng sinh lời khi đưa vào tính toán giá thành sán phâm dịch vụ
Trong quản trị, các ngân hàng thương mại muốn đưa ra các quyết định kinh doanh
Trang 21hợp như quyết định đầu tư, định giá dịch vụ, mua sắm tài sản Vì thế, với tất cả các cách phân loại chi phí trên, các ngân hàng thương mại đều sử dụng.
1.2.ĩ 2 N ội dung chi p h ỉ trong ngân hàng thương mại
Nội dung chi phí trong ngân hàng thương mại rất phong phú, đa dạng và là các khoan chi phí cho các hoạt động quản lý của của bộ máy ngân hàng
• Chi p h ỉ cho nhân viên:
Trong chi phí quản lý thì chi phí nhân viên là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất Bên cạnh đó, tiền lương tiền công của nhân viên lại là phần lớn có trong chi phí nhân viên Với kinh nghiệm, thời gian làm việc và trình độ của mỗi nhân viên sẽ được chi trả mức lươiie tương ứng
- Ở các ngân hàng thương mại thuộc Nhà nước: chế độ tiền lương được áp dụng theo quy định như đối với các doanh nghiệp Nhà nước
- ở các ngân hàng thương mại khác thì chế độ tiền lương được áp dụng dựa vào quyết định của Hội đồng quản trị, và dựa trên sự thỏa thuận giữa ngân hàng với người lao động, và tuân thủ theo quy định của Chinh phủ về mức lương tối thiểu vùng
Ngoài tiền lương, tiền công, thì chi phí dùng cho nhàn viên ngân hàng còn bao gồm các looản khác được chi theo lương như các chi về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiếm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và thuế thu nhập cá nhân và các khoản chi phụ cấp khác ;ho nhân viên Tất cả các khoản chi này đều tuân thủ theo Quy định và phụ thuộc vào quy mô hoạt động theo vùng miền của Ngân hàng
• Chi p h í quản lỹ công vụ
Các khoản chi phí hành chính, các khoản đối ngoại nhằm mục đích phục vụ công tác đòi ngoại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được gọi chung là chi phí quản
20
Trang 22- Chi công tác phí: là các chi phí phát sinh khi đi công tác của cán bộ nhân viên ngân hàng
aồm: Chi tiền thuê phòng chỗ ở, chi phương tiện di chuyên (tiền mua vé máy bay, taxi,
cước ô tô và tàu xe, cước cầu phà bến bãi )
- Chi lễ tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại, hội nghị, tiếp thị, quảng cáo, khuyến m ại và
các chi phí khác
- Chi công tác đào tạo, tập huấn: là các khoản chi dùng cho công tác tập huấn và đào tạo
nghiệp vụ đối với cán bộ nhân viên ngân hàng
• Chi p h ỉ về tài sản:
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, các khoản chi phí liên quan đến tài sản
nhằm mục đích phục vụ hoạt động của NHTM bao gồm: Chi phí thuê tài sản, chi phí khấu
hao công cụ dụng cụ, tài sản cổ định, sửa chừa tài sản tất cả đều liên quan đến tài sản của
NHTM và phục vụ hoạt động của ngân hàng
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Theo quy định của pháp luật thì mọi tài sản của NHTM
đều phải trích khấu hao
- Chi phí thuê tài sản: gồm các khoản chi phí dùng cho thuê TSCĐ phát sinh trong quá
trình đi thuè hoặc chi phí thuê tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng
- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định
- Chi sửa chữa các tài sản đi thuê để hoạt động và chi mua bảo hiếm tài sản,
• M ột số khoản chi p h í khác:
Ngoài các khoản chi như trên thì còn có một số khoản chi khác như: chi thuê giá trị
gia tăng không được khấu trừ, chi các khoản thu nhập năm trước đã hạch toán nhưng không
thu được
Với sự đa dạng của nhiều loại chi phí tại NHTM thì việc quản lý tốt các chi phí này
đủng quy định, định mức và kế hoạch đó là điều cần thiết và thiết yếu từ đó đem lại hiệuquả cao cho mọi hoạt động cũng như kinh doanh của ngân hàng
1.2.3.3 Việc cần thiết phải quản trị chi p h í
Là một đơn vị kinh doanh, vì thế mục tiêu cao nhất của NHTM chính là lợi nhuận
Lợi nhuận của NHTM được tính theo công thức sau:
Trang 23LN sau thuế = Chênh lệch thu chi từ lãi + Thu ròng tù dịch vụ + Thu ròng khác CPQL kinh doanh - Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng - Thuế thu nhập
-Hay
LN sau thuế = Tổng thu nhập ròng từ các hoạt động - CPQL kinh doanh - Chi phí
dụ phòng rủi ro tín dụng - Thuế thu nhập
Để tăng lợi nhuận cho nhân hàng thì về mặt lý thuyết có thế giảm chi phí quản lý kinh doanh và tăng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh, hoặc điều hành kiểm soát cho tốc độ của việc tăng chi phí nhỏ hơn tăng thu nhập ròng Theo đó để tăng thu nhập ròng rất khó bới có nhiều yếu tố tác động như: Lãi suất bình quân biến động trên thị trường, chất lượng dịch vụ Trong đó, để có một mức thi nhập ròng và chi phí được đảm bảo phù hợp thì đó lại là một cấn đề lớn mà các nhân hàng phải chủ động thực hiện Chi phí quản lý của nhân hàng thường biến động trong từng thời kỳ vì thế hiện nay đế đạt được mức lợi nhuận như kỳ vọng thì các nhân hàng đều có những chiến lược riêng để quản trị chi phí thích hợp nhất
Theo đó, lựa chọn và xem xét phân bổ chi phí sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất đó chính là nhiệm vụ thiết yếu trong quản trị chi phí Trong tổng chi phí của ngân hàng thì phần chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là chi phí trả lãi, do đặc thù hoạt động kinh doanh nên khi
tỷ trọng cùa chi phí trả lãi có xu hướng tăng thi điều này càng lảm cho các ngân hàng phải quan tâm chặt chẽ hơn tới quản trị chi phí trả lãi
Bên cạnh đó để thực hiện định giá sản phẩm thì các các ngân hàng phải quản trị chi phí tốt, vì đó là một phần quan trọng đê thực hiện định giá sản phẩm Ngoài ra, trong NHTM sản phẩm có nhiều, ngoài các chi phí chung liên quan đến sản phẩm còn có cả chi phí trực tiếp, nên để định giá sản phẩm thì một phần không thể thiếu trong quá trình quản trị chi phí đó là phải xác định và tính toán các mức chi phí sao cho hợp lý Và rồi đê dựa vào các mức chi phí thực tế tương ứng với từng sản phẩm dịch vụ, thì việc xác định định mức chi phí chung của NHTM sẽ phải tiến hành để có căn cứ lên giá chuẩn của các dịch
vụ dưa ra
22
Trang 24Bên cạnh đó, khi mà các ngân hàng thương mại cung cấp kịp thời đầy đủ và chính xác tình hinh tài chính cũng như các sổ liệu cho các đối tác bên ngoài hay cơ quan quản lý thì quản trị chi phí tốt chính là cơ sở quan trọng cho việc này.
Tóm lại, để kiểm soát được tài chính của chính mình, đồng thời giúp cho việc quản
lv kiểm soát của cơ quan quản lý với mọi hoạt động của các NHTM thì sự cần thiết của quản trị chi phí là rất lớn Do vậy, để đảm bảo cho các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh bền vừng và phù họp với các tiêu trí tài chính đề ra thì ngân hàng thương mại phải thực hiện xây dựng phương thức, cơ chế quản trị chi phí
1.2.3.4 Các nội dung quản trị chi p h í trong ngân hàng thương mại
Trong khoa học quản lý nói chung thì quản trị chi phí là một nội dung cụ thế Đe dưa ra những quyết định về việc nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí thì quản trị chi phí sẽ phải đánh giá, phân tích, tổng hợp thực trạng về sử dụng các chi phí, theo dõi việc ghi nhận
và lập kế hoạch thực hiện chi phí này Nội dung cơ bản của quản trị chi phí trong NHTM bao gồm:
a) Xây dụng cơ chế quản trị chi p h í
Xây dựng hệ thống văn ban, quv định nội dung các khoan chi, quy chế, quy trình thanh quyết toán các khoản chi phải dựa vào các quy định của cơ quan quản lý nhà nước
và phù hợp với đặc thù, thực tế hoạt động kinh doanh của đơn vị trong đó cơ chế xác định được đơn vị đầu mối, các đơn vị phối hợp trong việc QTCP từ khâu lập kế hoạch, ghi nhận thực hiện và thanh quyết toán các loại chi phí
Mồi khoản mục chi phí cần được hạch toán và theo dõi bằng các tài khoản riêng, việc hạch toán chi hoạt động phải được quy định chặt chẽ bằng văn bản, nguyên tắc được xây dựng cho nhân hàng, thêm vào đó các khoản chi chỉ được ghi nhận khi có đầy đủ hô
sơ hợp lý, hợp lệ theo quy định
Toàn hệ thống bao gồm tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch và điếm kinh doanh phải được xây dựng cơ chế quản trị chi phí đồng bộ và áp dụng chung trên phạm
vi toàn hàng, để việc giám sát, kiểm tra kiểm soát chi phí được thực hiện bài bản chặt chẽ, điều này rất quan trọng
b) Thiết lập định m ức chi tiết cho từng loại chi p h í
Trang 25Để có một hệ thống QTCP tốt thì công việc gặp khó khăn nhất trong quá trình xây dựns, hệ thống đó là thiết lập định mức
Có hai phương pháp: Phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật là hai phương pháp chủ yếu của các nhà quản trị thường sử dụng để xây dựng định mức chi phí
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm: được áp dụng nhiều ở các đơn vị có quy trình sản xuất ôn định, người ta xây dựng định mức chi phí dựa vào việc tiến hành phân tích, sô liệu trong quá khứ, để làm căn cứ xây dựng định mức chi phí về lượng như thời gian làm việc hay nguvên liệu tiêu h a o ngoài ra để xây dựng định mức về giá còn căn cứ vào các quyêt định tồn kho và tình hình thị trường
- Phương pháp phân tích kinh tế kỳ thuật: dựa vào công việc thực tế, công xuất của máy móc thiết bị, hành vi sản xuất hay quy trình công nghệ Mà kế toán đơn vị kinh doanh phải kết hợp với kỹ thuật viên của đơn vị để cùng phân tích kinh tế kỹ thuật đối với những mục trên, để từ đó có căn cứ xây dựng định mức chi phí
Theo đó, trong thực tiễn các nhà quản trị thường sử dụng phối hợp hai phương pháp này để xây dựng các định mức chi phí Ớ những giai đoạn, phần của quy trình sản xuất ốn định thì phương pháp về thống kê kinh nghiệm được sử dụng Còn ở những giai đoạn, phần của quy trình sản xuất mà có sự thay đối về phương pháp sản xuất hay công nghệ thì phương pháp phân tích công việc sẽ được sử dụng
Căn cứ các quy định chung của pháp luật với ngành nghề kinh doanh, đặc điếm kinh
tế kỹ thuật, phù hợp với trình độ trang bị hay mô hình tổ chức của ngân hàng thương mại
để NHTM có thể xâv dựng các định mức chi phí cho mình
Với cơ chế tự chủ, các định mức chi tiêu nội bộ được NHTM chủ động xây dựng,
tự chịu trách nhiệm đối với kết quả HĐKD của đơn vị mình, đồng thời các định mức được công bố công khai phố biến cho toàn thể nhân viên, người thực hiện biết đế giám sát, thực hiện và kiểm tra Trong trường hợp chưa hoặc không thể thực hiện được thì việc cần phải làm đó là phân tích rõ trách nhiệm cũng như nguyên nhân chính để xử lý theo quy định của Pháp luật, hoặc phải bồi thường thiệt hại nếu như đó là do nguyên nhân chủ quan
24
Trang 26Cuối cùng, để quản trị chặt chẽ hơn quá trình thu chi tài chính thì việc xây dựng định mức cụ thể với tất cả các loại chi phí là điều cần thiết và cũng là căn cứ để ngân hàng xây dựng và định giá sản phẩm dịch vụ của mình.
c) Thực hiện và lập kế hoạch chi p h í
ơ Ngân hàng thương mại, một bộ phận không thể thiêu khi xây dựng kế hoạch tài chính đó là kế hoạch chi phí Để quản trị tốt thì kế hoạch phải tốt, vì thế việc quản trị chi phí ở đây cũng phải bẳt đầu bằng việc lập kế hoạch Theo đó, kế hoạch chi phí khi ỉập cho năm tài chính phải phù hợp với kế hoạch kinh doanh của ngân hàng và phải được định hướng và căn cứ trên các mặt quy mô, mục tiêu, tăng trưởng, cơ cấu và hiệu quả trong năm của ngân hàng
Quá trình tông quát khi lập và thực hiện kê hoạch chi phí được mô tả như sau:
Tầm nhìn, k ế
hoạch phát triển
Kết quả k ế hoạch năm trước
Chi tiết các khoản mục, từng ĐVKD
Sơ đồ 1-2: Quá trình thực hiện và lập kế hoạch chi phí
• Lập k ế hoạch về chi p h ỉ nhân viên:
Đối với chi phí về nhân viên: Căn cứ vào số lượng cán bộ hiện hữu, số lượng cán
bộ dự kiến tuyển dụng, kế hoạch lợi nhuận sẽ thực hiện được trong năm, đê lập kế hoạch
Căn cứ vào dự chi hay quỹ tiền lương kế hoạch của ngân hàng thì kế hoạch tông chi
về tiền lương hay nói cách khác quỳ lương nhân viên được lập
Đối với các nhân viên mà quỳ lương dược xác định theo chính sách khoán thì chiphí nav ở tại NHTM nhà nước sẽ thính theo công thức như sau:
Trang 27Trong đó:
- Quỹ lư ơ ng kế hoạch theo đơn giá tiền lương = (Tong thu nhập - Tống chi chưa gồm
ỉ ương) * Đơn giá tiền lương
+Tổng thu nhập: Tổng các khoản thu theo quy định và chế độ tài chính hiện hành + Tổng chi chưa bao gồm lương: Là tổng các khoản chi phí hoạt động quản lý của NHTM chưa bao gồm chi lương và các khoản chi theo lương
+ Đơn giá lương: Các NHTM tự xây dựng và được Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước - Bộ Lao động Thương binh - Xã hội thẩm định trước khi thực hiện, trong đó đơn giá lương dược căn cứ vào các điểm chính như sau:
o Mức lương tôi thiểu của ngân hàng
o Các hệ số lương cấp bậc công việc bình quân, hệ số phụ cấp
o Số lượng lao động định biên của năm
o Tổng doanh thu, chi phí chưa bao gồm lương kế hoạch
- Quỹ lương k ế hoạch theo ch ế độ (không tính trong đơn giá tiền lương) = Các khoản phụ
cấp lu-ơng và chế độ khác + Tiền lương của những ngày nghi được hưởng theo quy định của Eộ luật Lao động
Như vậy, với kế hoạch lương trong trường hợp này sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với
kế hoạch lợi nhuận, vì lợi nhuận của NHTM nhà nước theo chính sách, quỹ lương càng cao thì tha nhập càng nhiều
• Lập kế hoạch chỉ p h í về tài sản:
Căn cứ tình hình thực tế TSCĐ của ngân hàng, thì kế hoạch về TS của ngân hàng
đã được lập ra về trang bị tài sản, sửa chữa tài sản và mua sắm công cụ dụng cụ
Chi p h í tài sản - Chi khấu hao tài sản + chi sửa chữa tài sản + bảo hiếm tài sản + chi côn/ cụ lao động.
Tron ỉ đó:
26
Trang 28- Chi p h í khấu hao tài sả n / chi p h í công cụ lao động: Được xác định trên cơ sơ hiện trạng
tài sản/ CCLĐ của ngân hàng và kế hoạch trang bị, sử dụng các tài sản mới/ CCLĐ mới trong năm
- Chi p h í sửa chữa tài sản: Được xác định trên cơ sở kế hoạch tài sản của Ngân hàng.
- Chi p h í bao hiếm tài sản: Được xác định trên cơ sở hiện trạng tài sản, hợp đồng bảo hiểm
với công ty bảo hiếm, tỷ lệ phí bảo hiếm dự kiến
• Lập k ế hoạch các khoản chi p h í quản lỷ cống vụ:
Ke hoạch chi phí quản lý công vụ trong năm cũng được xây dựng căn cứ vào sốlượng cán bộ, các mức chi phí đã thực hiện trong năm tài chính trước
Ke hoạch chi phí do Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (đối với ngân hàng thươne mại không có Hội đồng quản trị) quyết định Kế hoạch chi phí có thể được lập theo tháng, quý, năm Căn cứ kế hoạch chi phí chung của toàn đơn vị, các ngân hàng thươngmại giao kế hoạch cho từng dơn vị trực thuộc
Ke hoạch chi phí là căn cứ để giám sát, đánh giá kết quả quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại
d) Hạch toán và theo dõi các khoản chi p h í
Việc theo dõi chi phí là một khâu quan trọng trong quá trình quản trị chi phí, giúp cho nhà quản trị ngân hàng kiểm soát được nguồn chi, đảm bảo các khoản chi được chi đúng mục đích, phù hợp với quy định của pháp luật Việc hạch toán và theo dõi chi phí cần được thực hiện theo quy định về chế độ kế toán, thống kê và kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật
Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại thực hiện hạch toán các khoản chi phí quản lý trên nhóm tài khoản như sau:
- Chi phí nhân viên: nhóm tài khoản 85
- Chi phí cho hoạt động quản lý và công vụ: nhóm tài khoản 86
- Chi phí về tài sản: nhóm tài khoản 87
- Chi phí khác: nhóm tài khoản 89
Tuỳ từng yêu cầu quản lý cụ the mà các ngân hàng có thể mở các tài khoán chi tiết hơn đè theo dõi các khoản chi phí theo từng đối tượng
Trang 29Tuân thủ các quy định quản trị tài chính, các ngân hàng thương mại không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:
Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật như: luật giao thông, luật thuế, luật môi trường, luật lao động, vi phạm chế độ báo cáo thống kê, tài chính kế toán và các luật khác Trong trường hợp nếu cá nhân hay tập thể vi phạm pháp luật, thì các nhân hoặc tập thế đó phải nộp phạt theo quy định Ngoài ra, số tiền nộp phạt còn lại hay tiền đề bù nói trên phải lấy từ lợi nhuận sau thuế
- Các khoản chi ủng hộ, đầu tư xây dựng cơ bản hay mua sắm TSCĐ vô hình
và hữu hình
- Chi phí công tác phí khi đi nước ngoài bị vượt định mức
- Các khoản chi trả lãi vốn vay khi mà công trình chưa hoàn thành đã đưa vào
sử dụng, dông thời số lãi này còn được hạch toán vào chi phí đầu tư XDCB, ngoài ra còn
có các kinh phí khác do đài thọ sự nghiệp đã được cơ quan cấp trên cấp, hoặc hỗ trợ
- Các khoản được chi từ quỳ khen thưởng và phúc lợi nhưng chi phí kinh doanh lại vượt định mức, quy định của chế độ tài chính
e) Sấp xép bộ máy quản trị chi p h í
Tùy thuộc vào mô hình, quy mô tổ chức hành chính, các NHTM có thể tạo lập một
bộ máy đảm bảo hiệu quả, quản trị phù họp Và để thực hiện quản trị chi phí thì họ cân phải thiết lập một bộ máy quản trị chi phí có hiệu quả Thường thì các thành phần tham gia vào quản trị chi phí trong NHTM được sắp xếp như sau:
o Tại Hội sở chính: Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), các thành viên HĐQT,
Ban điều hành (gồm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc phụ trách) và cuối cùng là các đơn
vị giúp việc
Căn cứ các quy định liên quan đến lĩnh vực quản trị tài chính như Quy trình, Quy chế, Thu chi tài chính, phân phối lương Của nhà nước hay cơ quan quản lý ngày dọc, thì
bộ máy này sẽ phải có trách nhiệm xây dựng và thiết lập các văn bản liên quan hướng dẫn
để thực hiện các quy định, cơ chế đã ban hành
Theo định kỳ hàng năm, tại Hội sở chính thì kế hoạch tài chính sẽ được xây dựng một cách tông thể cho toàn hàng, trong đó có chi tiết kế hoạch thu nhập của từng hoạt động dịch vụ, đồng thời có sự giám sát, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện kế hoạch đó
Trang 30o Tại chi nhánh, đơn vị thành viên: Giám đốc, phòng KÌ toán tài chính, phòng
f ) Công tác kiếm tra và kiểm soát
Công tác kiểm tra và kiểm soát là một phần không thể thiếu trong việc quản trị hoạtđộng kinh doanh nói chung và quản trị thu nhập, chi phí nói riêng được hiệu quả Trong đó kiếm tra và kiếm soát sẽ bao gồm kiếm tra kiếm soát của thanh tra, kiểm toán và cơ quan thuế, bên cạnh đó còn có cả kiểm tra kiểm soát nội bộ
Việc kiểm tra và kiểm soát chi phí tại các NHTM thường bao gồm các nội dung:
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy trinh, qui chá quản lý tài chính
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ được hạch toán kê toán ghi nhận
- Kiểm tra việc lập và thực hiện kế hoạch, việc tuân thủ các quy định và định mức chi phí được giao
Bộ phận kiếm soát nội bộ có chức năng nhiệm vụ định hướng, hướng dẫn cho các hợat động của đơn vị, đồng thời phải thực hiện kiểm soát thường xuyên, đột xuất hoặc định
kỳ theo tháng, quý năm để kịp thời phát hiện các sai sót, rủi ro nhằm xử lý và điều chỉnh cho phù hợp
Công tác kiểm tra, giám sát của các đối tượng bên ngoài (công ty kiếm toán, thanh tra, co quan th u ế ) thường được thực hiện định kỳ hàng năm, sau khi công tác quyết toán năm tai chính kết thúc
1.2.3.5 N hững nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chi p h ỉ
a) N hân to khách quan
o Cơ chê quản trị tài chính của Nhà nước
Trang 31Trong từng giai đoạn phát triển của đất nước thì cơ chế quản trị tài chính của nhà nước được hiểu là hệ thống các phương pháp cũng như hình thức quản trị tài chính Trong
đó cơ chế bao gồm các hình thức phương pháp như: Sử dụng và tạo lập các quỹ tiền tệ;phân phối các nguồn tài chính, kế hoạch tài chính
Cơ chế quản trị tài chính phù hợp sẽ tạo môi trường bình đang, tạo điều kiện phát triển cho các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực
Tuy nhiên, cơ chế quản trị tài chính cũng có những tác động tiêu cực đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại nói chung, quản trị chi phí nói riêng Neu các cơ chế này không phù hợp, sẽ trở thành rào cản, trói buộc đến quá trình tự chủ về mặt tài chính của ngân hàng Thêm vào đó, nếu để nguồn lực tài chính bị lãng phí và thất thoátthì đó là do cơ chế quản trị tài chính bị lỏng lẻo và sơ hở
o Nguyên to cạnh tranh và tình hình thị trường
Cũng giống như các doanh nghiệp khác khi tham gia vào thị trường, các NHTM phải tính tới các điều kiện của môi trường kinh doanh, qua đó xác định mục tiêu lợi nhuận Ngày nav, với sự xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều TCTD phi ngân hàng khác như công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm .làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn Đe đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, một mặt NHTM cần nghiên cứu, cho ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng, một mặt cần tính toán, xác định mức giá dịch vụ nhằm đạt mức lợi nhuận tốt nhất Từ đó đặt ra yêu cầu cần quản trị tổt chi phí, đặc biệt là các chi phí quản lý
b) N hân tố chủ quan
o Hệ thong kiếm soát nội bộ
“ Hệ thống kiểm soát nội bộ” theo định nghĩa là tập hợp bao gồm các quy định, quy trình nội bộ, các thông lệ, các chính sách, cơ cấu tổ chức của NHTM, được xây dựng và thực hiện nhằm phát hiện và xử lý các rủi ro xảy ra đúng thời điểm và kịp thời
Có 5 cấu phần tạo lên hệ thống kiểm soát nội bộ, cụ thể: Hoạt động kiếm soát; Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát; Môi trường kiểm soát; Hệ thống thông tin và cơ chế trao dổi thông tin; Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro
30
Trang 32Hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ hoạt động hữu hiệu sẽ góp phần làm cho quản trị tài chính nói chung và quản trị chi phí nói riêng được thuận lợi Đe giúp NHTM phát hiện và ngăn chặn những sai sót, hành vi gian lận kịp thời, thì hệ thống phải được vận hành
có hiệu quả, việc kiếm soát được xây dựng đồng bộ, đầy đủ và chặt chẽ
Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản trị, là khâu quan trọng trong quá trình xử lý các thông tin để đề ra quyết định quản lý Trình độ cán bộ là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác, kịp thời của các quyết định quản lý và do đó quyết định chất lượng quản trị chi phí
Đối với Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao sẽ là điều kiện tốt đế xây dựng các chiến lược quản trị chi phí hiệu quả, có các định hướng kế hoạch kinh doanh nói chung, kế hoạch chi phí nói riêng một cách linh hoạt, hiệu q u ả
Đối với các đối tượng là cán bộ trực tiếp làm công tác liên quan đến chi phí, nếu có năng lực chuyên môn vững, am hiểu về các chế độ quy định về tài chính, kế toán thì sẽ đưa
quản trị chi phí của ngân hàng tuân thủ các chế độ quy định về tài chính, kể toán của Nhà
nước, góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị Trường hợp đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm, hạn chế về chuyên môn sẽ dẫn đến quản trị chi phí lỏng lẻo, dễ thất thoát, lãng phí, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng
o Trình độ công nghệ
Cùng với nguồn nhân lực, trình độ công nghệ là yêu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đên quản trị chi phí trong các NHTM Hiện nay với công nghệ 4.0 các NHTM dê dàng có thê thu nhập dữ liệu một cách chính xác, ngoài ra còn có thể phân tách được từng khoản loại chi phí, theo đó nhà quản trị có được nguồn thông tin phản ánh chính xác, kịp thời tình hình hoạt động của đơn vị mình, và từ đó có thể để đưa ra các giải pháp thay đổi hoặc điều chỉnh nếu cần Qua đó, giúp nhà quản trị có thể đảnh giá chi tiết về các mảng hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng mình
Dưới ảnh hướne của công nghệ hiện đại, chi phí cố định trong ngân hàng ngày càng sia tăng cũng khiến các ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến quản trị chi phí
o Mô hình tô chức
Trang 33Mô hình của các NHTM được sắp xếp phân chia thành các điêm giao dịch/ chi nhánh/bộ p h ậ n các đơn vị này được hoạt động theo chức năng nhiệm vụ cụ thê NHTM
có mô hình tổ chức tốt, phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc vận hành các quy định quản trị nói chung và quản trị chi phí nói riêng một cách trơn tru và thông suốt Ngược lại, sẽ bị thất thoát lãng phí nếu như cơ cấu tổ chức đó không phù hợp sẽ gây ra hiện tượng công kềnh, đơn vị hay cá nhân không được gắn liền với trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ bị chồng chéo
32
Trang 34C h u ô n g 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Luận văn được kết hợp bởi các phương pháp sau: Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như tông kết thực tiễn, phân tích, logic và lịch sử, tổng hợp Đồng thời vận dụng phương pháp của duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng
Tác giả đi từ tổng quát đến cụ thể: ý nghĩa nghiên cứu chung, ý nghĩa nghiên cứu đối với Ngân hàng thương mại cổ phần và ý nghĩa nghiên cứu đối với SHB Tây Hà Nội
Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu của luận văn sẽ được thực hiện theo trình tự các
bước của Quy trình nghiên cứu như sau:
Bước 1: Xác định và lựa chọn đề tài cần nghiên cứu
Bước 2: Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Bước 3: Thiết lập đề cương và xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Bước 4: Thu thập thông tin và xử lý dữ liệu
Bước 5: Viết báo cáo và hoàn thành kết quả nghiên cứu
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu gồm các bước xác định đề tài, xây dựng đề cương, lập kế hoạch nghiên cứu và viêt báo cáo kết quả
Sơ đồ 1-3: Thiết kế nghiên cứu 2.2 Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu tương đối “đủ” một lượng tài liệu có liên quan đến chu đê về
Trang 35ràng về đề tài của mình, thể hiện bằng việc xác định 3 yếu tố này trong bước xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu.
+ v ề vấn đề cần nghiên cứu: Một số vấn đề sau ở trong nghiên cứu này được đưa ra đê xem xét như:
Vì sao quản trị chi phí trong Ngân hàng thương mại là một sự cần thiết?
Vì sao quản trị chi phí trong Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn- Hà Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội Tại thời điểm nghiên cứu chưa đạt được hiệu quả cao?
+ về giả thuyết cần nghiên cứu: Tác giả đã đưa sơ bộ ra một số giả thuyết sau, đê giải quyết những vấn đề này:
Mục tiêu cao nhất của NIITM là lợi nhuận Chính vì thế, để giúp cho NHTM kiêm soát được các vấn đề tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mang lại lợi nhuận cao nhất, thì quản trị chi phí là một phần tất yếu và cần thiết của NHTM
Chi phí của SIIB Tây Hà Nội luôn có những biến động nhất định trong từng thời
kỳ Vì thế, lựa chọn cơ cấu hiệu quả nhất, chi phí sao cho tiết kiệm nhất là những nhiệm
vụ quan trọng và không thể thiếu của quản trị chi phí Do vậy, để phù hợp với mục tiêu tài chính đã đề ra, thì SHB Tây Hà Nội phải thiết lập phương thức, cơ chế của quản trị chi phí sao cho bền vững và đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng
+ v ề phương pháp nghiên cửu:
Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có liên quan đến Quản trị chi phí tại NHTM nói chung và SHB Tây Hà Nội nói riêng
Điều tra bảng hỏi: Dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu định tính với phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp tại SHB Tây Hà Nội
Sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp đối với cán bộ Phòng kế toán của SHB Tây Hà Nội
2.3 Thu thập thông tin và xử lí, phân tích dữ liệu
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.3.1 ỉ Thu thập dữ liệu th ứ cấp
+Định nghĩa: Dữ liệu do người khác thu thập là dữ liệu thứ cấp, dữ liệu có thể là dừ
liệu đã xử lý hoặc chưa XU' lí (dữ liệu thô), dược sử dụng cho các m ục đích có thể làm khác
34
Trang 36với mục đích nghiên cứu của chúng ta Như vậy, người nghiên cứu trực tiếp không phải là người thu thập dữ liệu thứ cấp.
+ƯU điểm: tiết kiệm được thời gian v à tiền bạc
Theo đó, với những lý thuyết nêu trên tác giả đã sưu tầm, tìm kiến các thông tin, tài liệu tham khảo đảm bảo tính khoa học Liên quan đến Quản trị Tài chính nói chung và Quản trị chi phí nói riêng cua các tổ chức tín dụng hay ngân hàng từ các công trình khoa học trong nước và ngoài nước, được thu thập trông qua hệ thống thư viện các Học viện, Trường: Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà N ội N goài ra, tác giả tiến hành tra cứu thông tin trên các vvebsite chính thống của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (http.7Avw.sbv.gov.vn) và web tìm kiếm Google Scholar fhttp://scholar.google.coin)
Ngoài ra, tác giả còn thu thập các tư liệu, số liệu như Nghị quyết, báo cáo, quyết định, hướng dẫn thực hiện quản trị chi phí của SHB từ Hội sở chính đến chi nhánh Thu thập từ Internet, sách báo hoặc tạp chí Đ ồng thời tác giả tiến hành làm việc trực tiếp với cán bộ Phòng Kế toán của SHB Tây Hà Nội
2.3.1.2 Thu thập d ữ liệu sơ cấp
Khi khôna; thể trả lời hay không có sẵn các câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứa từ dữ liệu thứ cấp, vậy để phù hợp với các vấn đề nghiên cứu thì người nghiên cứu phải tự mình thu thập dữ liệu Và dữ liệu này gọi là dữ liệu sơ cấp Hay nói một cách khác, dữ liệu do người nghiên cứu tự thu thập được gọi là dữ liệu sơ cấp Theo truyền thống có hai hướng tiếp cận thu thập thông tin nghiên cứu, đó là định tính và định lượng
Tuv nhiên, Trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng, và không chỉ trong khoa học truyền thống mà còn trong các bối cảnh khác và trong nghiên cứu thị trường Bên cạnh đó, nghiên cứu định
Trang 37Do dó, ở giới hạn luận văn này, tác giả đã sử dụng nghiên cứu định tính và dùng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp đối với cán bộ Phòng kế toán của SHB Tây Hà Nội để dùng cho phương pháp thu thập dừ liệu sơ cấp với nghiên cứu của mình.
* Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp
+ Khái niệm:
Là phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp Kiểu phỏng vấn này người phỏng vấn có thể quan sát phản ứng của người bị phỏng vấn một cách trực tiếp, ngoài ta còn íạo quan hệ gần gũi giữa người hỏi và người trả lời, đồng thời đưa ra kịp thời những cách ứng phó để nâng cao hiệu quả phỏng vấn
+ Tính chất của phỏng vấn trực tiếp:
Dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bàng lời nói thì đây là một phương pháp thu thập thông tin trực tiếp Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình định sẵn dựa trên những cơ sở dữ liệu cần thu thập cho đề tài nghiên cứu
Với một bảng câu hỏi đã soạn sẵn, tác giả điều tra đã đến gặp trực tiếp đối tượng dược điều tra đế phỏng vấn và thực hiện phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn cá nhân trực tiếp này
Phỏng vấn trực tiếp được áp đụng khi hiện tượng nghiên cứu cần phải thu thập nhiêu
dữ liệu, phức tạ p .đồng thời muốn thăm dò ý kiến qua các câu hỏi ngắn và trả lời nhanh
Trong phương pháp phỏng vấn cá nhân, Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phỏng vấn
mà thuyết phục, thì điều đó sẽ quyết định đến chất lượng và số lượng thông tin thu được, Người phỏng vấn- Tác giả và người được phỏng vấn trực tiếp gặp gỡ thì khả năng thu được nhiều dữ liệu hơn ngoài bảng câu hỏi đã chuẩn bị, bởi vì người phỏng vấn có thế quan sát
để thu được thêm dữ liệu về người được phỏng vấn qua ngôn ngữ không lời như trang phục, thái độ, hành vi và nhà cửa Phương pháp này có tính linh hoạt cao hơn so với các loại phỏng vấn kia, vì người phỏng vấn có thể thay đổi cách hỏi hoặc giải thích thêm nếu người được hỏi chưa hiểu rõ câu hỏi
+ Phonẹ vấn cá nhân trực tiếp có ưu điểm và hạn chế sau:
ư u điểm: Do gặp mặt trực tiếp nên nhân viên điều tra có thể kiểm tra dừ liệu tại chỗ
trước khi ghi vào phiếu điều tra Có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thế
36
Trang 38thuyết phục đối tượng trả lời đồng thời có thế dùng lời nói kết hợp với hình ảnh để giải thích.
tìm chế: Mất nhiều thời gian, chi phí cao và tiêu hao công sức.
+ Phỏng van cá nhân trực tiếp tác giả sử dụng theo trình tự các bước sau:
Bfớc 1: Xác định mục tiêu của đề tài: Xây dựng bộ danh mục các hồ sơ cần Ihu
thập cho việc nghiên cứu của đề tài Quản trị chi p h í tại Ngân hàng thương mại cổ plìần
Sài gòn-H ù Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội Từ bộ danh mục xây dựng tiến hành các bước
thu thập 10 sơ
Bcớc 2: tiến hành hẹn làm việc trực tiếp với cán bộ Phòng Ke toán của SHB Tây
Hà Nội
Brớc 3: Thiết lập bảng hỏi sẵn để phỏng vấn trực tiếp các vấn đề liên quan của đề
tài nghiêi cứu
N')i dung câu hỏi phỏng vấn tập trung ở 3 nội dung chính:
Nội, Chi nhánh Tâv Hà Nội?
Nội?
SHB Tã) Hà Nội hiện nay và có dự kiến gì cho công tác này?
Bcớc 4: Tác giả gửi bộ danh mục hồ sơ cần thu thập tới đại diện của SHB Tây Hà
Nội
Bcớc 5: Tổng họp, rà soát đánh giá từ nhũng kết quả thu được, đảm bảo các điều
kiện cần và đủ cho việc nghiên cứu thì tiến hành phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháỊ cho vấn đề nghiên cứu.
2.3.2 P htơ n g pháp x ử lỷ thông tin thu thập và phân tích dữ liệu
Piân tích dữ liệu là quá trình phân chia dữ liệu của đối tượng nghiên cứu thành những nục, yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu Từ đó hiểu được bản chất, đặc điểm từrg yếu tố đồng thời tìm hiểu một cách rõ ràng hơn đối với đối tượng nghiên cứu,
và từ nhvng yếu tố bộ phận hiểu được cái chung phức tạp
Trang 39Từ dữ liệu thu thập được, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích trong nhiều nội dung của luận văn Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho quản trị chi phí tại SHB Tây Hà Nội, tác giả chia các dữ liệu đã thu thập được thành các nhóm và phân tích dữ liệu để rút ra cơ
sở lý luận cho luận văn Tác giả làm tương tự với các số liệu thực tế để đánh giá được quản trị chi phí tại SHB Tây Hà Nội đã và đang như thế nào
Ngược với quá trình phân tích là quá trình tổng hợp Tuy là quá trình ngược nhưng tông hợp lại hỗ trợ quá trình phân tích để tìm ra cái tổng thể chung Để tìm ra được quy luật vận động, bản chất của đối tượng nghiên cứu thì nhà nghiên cứu phải tổng hợp lại để
có được nhận thức đúng đắn, đầy đủ về cái chung, tìm ra được bản chất trên cơ sở phân tích từng yếu tố Sử dụng phương pháp tống hợp giúp tác giả đưa ra những đánh giá, nhận định mang tính khái quát sơ lược về vấn đề nghiên cứu trong luận văn Tác giả đã tóm tắt nội dung nói chung của quản trị chi phí tại SHB Tây Hà Nội và tổng quan lại những vấn
đề chính có liên quan đến cơ sở lý luận Từ những phân tích, đánh giá về các tiêu chí, thực trạng chi phí quản lý kinh doanh tại SHB Tây Hà Nội giai đoạn 2019-2021, cho kết quả và những hạn chế cần khắc phục trong quản trị chi phí, đồng thời đưa ra kết luận
Phương pháp tổng hợp và phân tích được thực hiện xen kẽ, có cơ sở khách quan trong tính quy luật của bản thân sự vật đồng thời kết hợp và bồ sung cho nhau trong nghiên cứu Trong phân tích, nhà nghiên cứu sử dụng đúng đắn cách thức phân loại làm cơ sở khoa học, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận
ấy Khả năng liên kết các kết quả cụ thể trong nghiên cứu tổng hợp từ sự phân tích, trừu tượng hoá, khái quát hoá giúp làm rõ được về mặt định tính từ nhiều khía cạnh định lượng khác nhau có vai trò rất quan trọng
Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu được tác giả sử dụng nhiều trong Chương
1: Tông quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận vê quản trị chi p h í trong Ngân hàng thương mại và Chương 3: Thực trạng quản trị chi p h í tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội Đặc biệt trong Chương 3, tác giả đã phân tích và đánh giá thực
trạng cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị chi phí
Từ kết quả phân tích thực trạng, tác giả đánh giá những mặt ưu và nhược của quan trị chi phí, các kết quả, hạn chế cần khắc phục
38
Trang 40Chương 3: TH ỤC TRẠNG QUẢN TRỊ CHỈ PHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
Tông họp, rà soát đánh giá từ những kết quả thu được qua phỏng vấn trực tiếp các nhân viên làm việc trong phòng kế toán của SHB Tây Hà Nội bằng các câu hỏi trực tiếp tới các vấn đề liên quan của đề tài nghiên cứu, cho được các kết quả về thực trạng như sau:
3.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội
3.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài gòn- Hà Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội
Vào ngày 08/08/2003, trên con phố Xuân Thủy- c ầ u Giấy- Hà Nội Một Chi nhánh trong hệ thống Habubank (HBB) đã ra đời với nhiều ước mơ hoài bão mang tên HBB Chi nhánh Xuân Thủy Vào ngày 20/08/2007 theo văn bản số 760/NHNN-HAN7 của Ngân hàng nhà nước TP Hà Nội, IIBB Chi nhánh Xuân Thủy được chuyển tên thành IỈBB Chi nhánh c ầ u Giấy và truyển trụ sở chính về phố Trần Thái Tông Tại dây một lần nữa Chi nhánh chính thức được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Tây
Hà Nội theo quyết định số ỌĐ 4990/NHNN-TTGSNH ngày 08/08/2012
Sau 18 năm hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài gòn- Hà Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội (tiền thân là HBB Xuân Thủy) đã vững vàng tạo được dấu ấn riêng về một Ngân hàng TMCP hiện đại đa năng, trở thành một địa chỉ tin cậy với đông đảo khách hàng thu đô Từ khi chuyển theo tiến trinh sáp nhập của toàn hệ thống SHB và đổi thành Ngân hàng TM.CP Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Tây Hà Nội Qua hơn 9 năm phát triển không ngừng đến nay SHB Tây Hà Nội đã có những bước tăng trưởng, phát triển an toàn, minh bạch và bền vững đạt được một số kết quả quan trọng:
Đứng chân trên địa bàn có môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, với các loại hình tiếp thị ngày càng đa dạng, xong nguồn vốn của SHB Tây Hà Nội vân luôn đạt mức tăng trưởng cao, đến nay tống nguồn vốn của Chi nhánh đạt 14,743 tỷ đông Tăng nhiều lần so với khi thành lập và từ năm 2012 tới nay mức tăng trưởng huy động vốn bình quân đạt 11,43% tương ứng bình quân mỗi năm tăng 862 tỷ đồng