1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf

77 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện Quy trình Sản xuất Linh kiện Điện tử Mã Hàng MAFL - 011052 Tại Công Ty TNHH Year 2000
Tác giả Bùi Thanh Trúc
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Đình Thiên
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại Khóa luận Tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 6,95 MB

Nội dung

Và đặc biệt, công ty đang gặp khó khăn do sự thay đổi của khách hàng một cách liên tục, làm cho bộ phận lập kế hoạch và các bộ phận liên quan trở nên khó khăn trong việc lên kế hoạch và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI

GVHD: THS NGUYỄN ĐÌNH THIÊN SVTH: BÙI THANH TRÚC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

S K L 0 1 2 7 5 7

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

MÃ HÀNG MAFL - 011052 TẠI CÔNG TY TNHH YEAR 2000

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

MÃ HÀNG MAFL - 011052 TẠI CÔNG TY TNHH YEAR 2000

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

ĐIỂM

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP.HCM, ngày… tháng… năm 2024

Giảng viên ký tên

ThS Nguyễn Đình Thiên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Kinh tế, cùng các thầy

cô đã giảng dạy Khóa 2020, ngành Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Tiếp đến, em xin bày tỏ sự biết ơn gửi đến thầy Nguyễn Đình Thiên, Giảng viên hướng dẫn học phần Thực tập tốt nghiệp và Khóa luận Tốt nghiệp này của em Cảm ơn thầy vì đã luôn dành sự tận tâm, nhiệt tình và đưa ra những ý kiến đóng góp bổ ích để có thể giúp em hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất

Và em cũng xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến các anh chị Công ty TNHH Year 2000 đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện, tham gia và hỗ trợ em trong quá trình nghiên

cứu thực tiễn Mọi sự chỉ bảo của các anh chị không những là tư liệu để em có thể hoàn thành bài báo cáo mà còn là hành trang để giúp ích cho công việc sau này của em

Mặc dù em đã nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện bài báo cáo, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp tận tình của các thầy

cô và các anh chị cũng như các bạn xem qua bài này

Một lần nữa em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến tất cả mọi người Kính chúc Thầy

và các Anh chị trong công ty sức khỏe dồi dào, luôn thành công và ngày càng phát triển

Em xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày… tháng… năm 2024

Sinh viên

Bùi Thanh Trúc

Trang 5

ISO International Organization for

Standardization Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

PCB Printed Circuit Board Bảng mạch in

PMC Project management Consultant Tư vấn viên quản lý dự án

SMT Surface Mount Technology Công nghệ gắn kết bề mặt

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất linh kiện điện tử vào

những năm 2020-2022 1

Hình 1.2: Logo của công ty 4

Hình 1.3: Cuộn cảm Air Coil 5

Hình 1.4: Micro Inductors 6

Hình 1.5: Lắp ráp PCB/cơ khí 6

Hình 1.6: Máy hàn hồ quang 7

Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Year 2000 7

Hình 2.1: Quá trình sản xuất 18

Hình 2.2: Cấu trúc của "Biểu đồ xương cá - Ishikawa" 23

Hình 3.1: Quy trình sản xuất Linh kiện điện tử 24

Hình 3.2: Mã hàng MAFL-011052 đã có linh kiện 25

Hình 3.3: Hình hàng thành phẩm 25

Hình 3.4: Sơ đồ quy trình sản xuất của mã hàng MAFL-011052 26

Hình 3.5: Công đoạn SMT 27

Hình 3.6: Chích keo 28

Hình 3.7: Khu vực in nắp 28

Hình 3.8: Nạp thành công 30

Hình 3.9: Biểu đồ thời gian chu trình mã hàng MAFL – 011052 trước khi cân bằng 35

Hình 3.10: Biểu đồ xương cá thể hiện nguyên nhân gây nên mất cân bằng chuyền 36

Hình 3.11: Giao diện công việc chưa hoàn thành trên phần mềm quản lý bảo trì thiết bị WinMain 38

Hình 4.1: Biểu đồ thời gian chu kỳ của mã hàng MAFL – 011052 sau cân bằng PA2 48

Hình 4.2: Giao diện tạo yêu cầu đột xuất trên phần mềm WinMain 53

Hình 4.3: Biểu mẫu đánh giá công nhân viên hằng tuần, hằng tháng 54

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022 12

Bảng 3.1: Quy trình sản xuất mã hàng MAFL-011052 công đoạn lớn 1-2 29

Bảng 3.2: Quy trình sản xuất mã hàng MAFL - 011052 công đoạn lớn 3-4 31

Bảng 3.3: Thông tin sản xuất của mã hàng MAFL – 011052 32

Bảng 3.4: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các công đoạn 1-11 33

Bảng 3.5: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các công đoạn 12-30 34

Bảng 3.6: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các công đoạn 31-34 34

Bảng 3.7: Bảng tổng hợp hiệu suất máy móc, thiết bị trong quá trình 37

Bảng 3.8: Nhóm lỗi hư hàng MACOM 41

Bảng 4.1: Bảng cân bằng theo phương pháp gộp trạm (1) 46

Bảng 4.2: Bảng cân bằng theo phương pháp gộp trạm (2) 47

Bảng 4.3: Bảng cân bằng theo phương pháp gộp trạm + tăng người (1) 49

Bảng 4.4: Bảng cân bằng theo phương pháp gộp trạm + tăng người (2) 49

Bảng 4.5: So sánh các phương án trước và sau khi cân bằng 51

Trang 8

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Quy trình nghiên cứu 3

6 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH YEAR 2000 4

1.1 Tổng quan về công ty TNHH Year 2000 4

1.1.1 Thông tin công ty 4

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 4

1.1.3 Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chính 5

1.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty 7

1.2.1 Sơ đồ tổ chức 7

1.2.2 Chức năng các phòng ban 8

1.2.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 11

1.3 Chứng nhận và giải thưởng 12

1.4 Tình hình hoạt động, chiến lược phát triển của công ty TNHH Year 2000 12

1.4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh 12

1.4.2 Chiến lược phát triển 13

1.4.3 Khách hàng chủ yếu 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 14

Trang 9

2.1.1 Sản xuất là gì? 14

2.1.2 Phân loại sản xuất 15

2.1.3 Quy trình sản xuất 17

2.1.4 Mục tiêu của quy trình sản xuất 18

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng quy trình sản xuất 19

2.1.6 Vai trò của quy trình sản xuất 19

2.2 Cơ sở lý thuyết về cân bằng chuyền 20

2.2.1 Khái niệm về cân bằng chuyền 20

2.2.2 Mục tiêu của cân bằng chuyền 21

2.2.3 Các khái niệm liên quan 22

2.3 Biểu đồ xương cá 22

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH YEAR 2000 24

3.1 Tổng quan quy trình sản xuất tại công ty TNHH Year 2000 24

3.1.1 Sơ lược quy trình sản xuất linh kiện điện tử 24

3.1.2 Mô tả sản phẩm 25

3.2 Thực trạng cân bằng chuyền đối với mã hàng MAFL – 011052 tại Phân xưởng 2 32

3.2.1 Thông tin sản xuất 32

3.2.2 Thực trạng cân bằng chuyền sản xuất đối với mã hàng MAFL – 011052 33

3.3 Nhận diện các nguyên nhân gây mất cân bằng chuyền trong quy trình 36

3.3.1 Máy móc, công cụ 37

3.3.2 Quy trình 39

3.3.3 Môi trường 39

3.3.4 Nguyên vật liệu 40

3.3.5 Con người 40

3.4 Đánh giá thực trạng trong quy trình sản xuất 42

3.4.1 Ưu điểm 42

3.4.2 Hạn chế 43

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH

Trang 10

4.1 Cải thiện bài toán cân bằng chuyền 45

4.1.1 Phương án 1: Gộp trạm 45

4.1.2 Phương án 2: Tăng người 48

4.1.3 Phương án 3: Kết hợp gộp trạm + tăng người 49

4.1.4 So sánh các phương án 50

4.2 Một số giải pháp bổ trợ 51

4.2.1 Nâng cao việc bảo trì máy móc, thiết bị 51

4.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn lực 53

4.2.3 Nâng cao môi trường, quy trình sản xuất 55

4.2.4 Kiểm soát chất lượng, thời gian cung cấp nguyên vật liệu 56

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHỤ LỤC: SỐ LIỆU THU THẬP TRONG QUÁ TRÌNH QUAN SÁT CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT 62

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

kỹ thuật và công nghệ thì hàng hóa được sản xuất ngày càng nhiều với quy mô lớn, ngày càng phong phú, đa dạng hơn thì linh kiện điện tử cũng phát triển mạnh mẽ, khả năng xuất khẩu ra nước ngoài ngày một được nâng cao Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành Công nghiệp Điện tử tại Việt Nam thông qua việc cung cấp các chi tiết, sự phát triển của ngành Linh kiện điện tử gắn liền với sự phát triển của ngành Điện tử

Trong năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tính chung 25,18% so với với cùng kỳ năm trước Trong tháng 5/2022, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của các doanh nghiệp FDI đạt trên 4,79 tỷ USD, tăng 9,06% so với tháng trước và tăng 26,46% so với tháng 5/2021 và chiếm trên 98,77% tổng kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của nước ta

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất linh kiện điện tử

vào những năm 2020-2022

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Nhận thấy được tầm quan trọng của quy trình sản xuất đối với công ty Trong thời gian thực tập, tác giả đã quan sát và được trải nghiệm thực tế các công đoạn, quy trình tại đây, đã nhận thấy được trong quy trình sản xuất tại công ty còn nhiều vấn đề bất cập như chưa tuân thủ theo quy trình, chưa kiểm soát được các vấn đề trong từng quy trình, đạt hiệu

Trang 12

tác quản lý con người chưa chặt chẽ Và đặc biệt, công ty đang gặp khó khăn do sự thay đổi của khách hàng một cách liên tục, làm cho bộ phận lập kế hoạch và các bộ phận liên quan trở nên khó khăn trong việc lên kế hoạch và sắp xếp các đơn hàng cho hợp lý để không gây ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của từng mã hàng cũng như hiệu suất làm việc, chi phí

và lợi nhuận của công ty Vì thế, nhằm mục đích muốn đưa ra những hạn chế và đồng thời

đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và cân bằng chuyền sản xuất thì tác giả đã chọn đề tài

nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình sản xuất linh kiện điện tử mã hàng MAFL - 011052 tại công ty TNHH Year 2000” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu được tổng quan quy trình sản xuất và các công đoạn tại công ty

Nhằm nêu được thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH Year 2000

Đánh giá chung ưu và nhược điểm trong công tác lập kế hoạch Và đưa ra giải pháp khắc phục và cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tối ưu hóa quy trình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tập trung phân tích quy trình sản xuất linh kiện điện tử mã

hàng MAFL-011052 tại công ty TNHH Year 2000

Phạm vi nội dung: Quy trình sản xuất linh kiện điện tử mã hàng MAFL - 011052.

4 Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu sơ cấp: Thu thập qua việc quan sát quy trình sản xuất tại các phân xưởng và

nắm bắt các tình hình sản xuất thực tế của công ty Ghi nhận các số liệu cần thiết và tham khảo ý kiến người thực hiện từng bước, giám sát kỹ thuật và ban lãnh đạo công ty

Trang 13

Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng tất cả các tài liệu, thông tin và hình ảnh của công ty cung

cấp Ngoài ra, tìm kiếm thêm các thông tin trên Internet Từ đó, đưa ra một số kiến nghị để cải tiến quy trình sản xuất tại công ty

5 Quy trình nghiên cứu

Tác giả đã thực hiện nghiên cứu thực tế tại công ty qua các bước sau:

Bước 1: Xác định đề tài khóa luận tốt nghiệp

Bước 2: Xác định hướng đi chung cho bài khóa luận và lên đề cương dự kiến

Bước 3: Tiến hành quan sát thực tế tại công ty và hoàn thiện đề cương

Bước 4: Thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết cho bài báo cáo

Bước 5: Phân tích các thực trạng, lấy các số liệu để minh chứng và xem xét

Bước 6: Đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến công đoạn

Bước 7: Đưa ra nhận xét và đề xuất giải pháp cải tiến cho công ty

Bước 8: Kết luận

6 Kết cấu của đề tài

Bố cục của bài báo cáo được chia làm 3 chương sau:

Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH Year 2000

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phân tích thực trạng ảnh hưởng đến quy trình sản xuất tại công ty TNHH

Year 2000

Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất tại công ty TNHH Year 2000

Trang 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH YEAR 2000 1.1 Tổng quan về công ty TNHH Year 2000

1.1.1 Thông tin công ty

Tên đầy đủ: Công ty TNHH Year 2000

Tên giao dịch: YEAR 2000 CO.,LTD

Văn phòng chính: Tại Hong Kong với các nhà máy sản xuất ở Dongguan, Trung Quốc

và thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Địa chỉ: 934/1 Quốc Lộ 1A, Khu phố 04, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức,

Year 2000 được thành lập vào tháng 4 năm

1997, là một công ty sản xuất với thế mạnh về kỹ thuật chế tạo cơ khí và gia công các linh kiện trong lĩnh vực điện tử Và được đầu tư 100% từ nguồn vốn nước ngoài đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 1999 đến nay đã gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1997: Nhà máy sản xuất đồ chơi được thành lập cho thị trường Mỹ tại Trung

Quốc

Năm 1999: Nhà máy ở Việt Nam được thành lập vào tháng 11 và từ đây bắt đầu với

vai trò là Nhà thầu phụ cho MACOM

Năm 2001: Bắt đầu có những bước phát triển tại thị trường Nhật Bản với các sản

phẩm là đồ chơi phục vụ cho mục đích giáo dục, đào tạo

Năm 2002: Phát triển Máy hàn tự động mang lại hiệu quả tốt hơn và thay thế cho việc

hàn bằng tay

Năm 2003: Nhà máy tại Việt Nam đạt được chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9001 và 80% sản phẩm RF được sản xuất bằng cách hàn hồ quang

Hình 1.2: Logo của công ty

(Nguồn: year2000vn.com.vn)

Trang 15

Năm 2005: Việc sản xuất tại nhà máy Trung Quốc đã được chuyển sang chiến lược

thuê bên ngoài

Năm 2006: Nhận được 8 bằng sáng chế cho Máy Hàn welding & Giải thưởng của

Hiệp hội Sản xuất Trung Quốc của HongKong Bắt đầu đưa Máy hàn vào tiếp cận thị trường Trung Quốc và Nhật Bản

Năm 2007: Nhà máy tại Việt Nam được cấp chứng nhận ISO 14000 và được áp dụng

Lĩnh vực hoạt động: Year 2000 có thế mạnh về chế tạo cơ khí và gia công các loại

linh kiện RF, bộ lọc (Filters), VCO Mạch định hướng, Cuộn cảm, Ferrite, dòng sản phẩm lắp ráp mạch in (PCBA) Ngoài ra, công ty còn thiết kế và phát triển máy móc tự động, bán

tự động, Jig, khuôn đo và các dụng cụ phục vụ các quá trình sản xuất Mọi lĩnh vực hoạt động công ty đều có những bước tiến mới và thành công nhất định

Các sản phẩm chính:

- Cuộn cảm Air Coil, Micro Inductors

(Nguồn: year2000vn.com.vn)

Cuộn cảm này được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng điện tử, được sản xuất dựa

Hình 1.3: Cuộn cảm Air Coil

Trang 16

thích hợp cho các ứng dụng tần số cao Có khả năng tiếp xúc bề mặt tốt và độ nhạy độ ẩm thấp

Trang 17

1.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty

1.2.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Year 2000

Trang 18

1.2.2 Chức năng các phòng ban

Nhiệm vụ, chức trách của Ban Giám đốc

Tổng Giám đốc: Là người nắm mọi quyền hạn điều hành mọi hoạt động của công ty,

kinh doanh, con người và xây dựng các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty cũng như đem về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Ngoài ra, TGĐ còn là người xây dựng

và duy trì các mối quan hệ hợp tác cho doanh nghiệp

Phó tổng Giám Đốc: Là những cánh tay đắc lực của TGĐ Là người trợ giúp TGĐ

quản lý, giám sát, kiểm tra và điều hành mọi hoạt động của công ty TNHH Year 2000 đồng thời xem xét, phê duyệt những tài liệu trước khi ban hành

Các chức năng chính của các bộ phận nghiệp vụ

BP Kế toán: Bộ phận kế toán phụ trách việc lập báo cáo tài chính, duy trì sổ cái, thanh toán hóa đơn, chuẩn bị hóa đơn khách hàng, bảng lương

- Đưa ra các ý kiến, kiến nghị đến lãnh đạo cao nhất và BLĐ cho các vấn đề liên quan đến vận hành chung các hệ thống quản lý mà công ty đang duy trì và áp dụng

- Xây dựng và thiết lập hệ thống tài liệu, hồ sơ liên quan cần thiết cho vận hành hệ thống trong phạm vi trách nhiệm của bộ phận hoặc theo chỉ định của TGĐ và Phó TGĐ

Trang 19

- Giám sát, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng kế hoạch sản xuất

- Xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn hóa, hướng dẫn phương pháp kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn khách hàng

- Thực hiện và duy trì các hoạt động kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng

- Thu thập, phân tích các thông tin phàn nàn của khách hàng, sau đó dựa trên các nguyên nhân phàn nàn, tập hợp các bộ phận và đưa ra hành động khắc phục cải tiến cho các lô hàng sau

- Lập báo cáo thống kê, phân tích dữ liệu những mã hàng phát sinh tỷ lệ hư cao phối hợp với các bộ phận liên quan tìm nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục

- Theo dõi các phàn nàn và trả hàng của khách hàng và kiểm soát mục tiêu của bộ phận Thực hiện các công việc khác do cấp trên yêu cầu

BP NC - PT: Tham mưu, đề xuất cho BGĐ các vấn đề cải tiến các công việc trong

bộ phận Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy trình áp dụng trong bộ phận, phát triển và triển khai sản phẩm mẫu Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về các công việc liên quan như làm hàng, test hàng Quản lý, điều hành các hoạt động của nhân sự trong bộ phận

- Quản lý, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp tối ưu

- Thực hiện các báo giá mã hàng thành phẩm cho các chuỗi sản phẩm

BP Nhân sự:

- Tham mưu, đề xuất cho BGĐ các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sự như: Xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty, công tác đào tạo tuyển dụng, các phương án về lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động

- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng cho công ty

Trang 20

- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy chế áp dụng trong công ty

- Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, phỏng vấn tuyển dụng nhân sự, tiếp nhận nhân sự, đánh giá nhân sự định kỳ

- Là cầu nối giữa BGĐ và người lao động trong công ty

- Quản lý, điều hành các hoạt động của nhân sự trong phòng

- Bảo đảm việc xuất nhập hàng hóa đi và về đúng, đủ, kịp thời tiến độ không bị ách tắc

- Thanh lý các hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan

- Cập nhật và truyền đạt cho bộ phận xuất nhập khẩu những thay đổi trong các văn bản pháp luật và các thay đổi trong khai báo có liên quan đến thủ tục Hải quan

BP Kho: Kiểm soát, thực hiện việc hoạch định nhu cầu nguyên phụ liệu các bộ phận

và khách hàng, thực hiện việc sắp xếp nguyên vật liệu về Kho, thực hiện các báo cáo thống

kê liên quan Ngoài ra, còn có thể quyết định các vấn đề nằm trong phạm vi, quyền hạn được phân công

BP KT-CT: Quản lý toàn bộ máy móc, dụng cụ thiết bị của công ty Giám sát kế

hoạch vận hành, sửa chữa, bảo trì - bảo dưỡng các loại dụng cụ, máy móc thiết bị, sắp xếp điều động nhân viên thực hiện công việc

Trang 21

BP Bảo vệ: Kiểm soát CNV và phương tiện, hàng hóa ra, vào công ty; phát hiện và

ngăn chặn các nguy cơ cháy nổ và các hành vi vi phạm như: Trộm cắp tài sản, phá hoại tài sản

BP Sản xuất: Hoàn thành theo định mức sản lượng, khi tạo sản phẩm trực tiếp trên

dây chuyền sản xuất Cần tuân thủ đúng các quy trình, quy định nội quy công ty, và các yêu cầu, hiệu lệnh hướng dẫn của quản lý Line Báo cáo ngay đến quản lý khi có phát sinh trong quá trình sản xuất “để kịp thời xử lý, ngăn chặn sai sót”

- Chất lượng: Công ty thực hiện tiêu chí 3 không với mong muốn tạo ra các sản phẩm chất lượng nhất, không sản xuất hàng lỗi, không có sự phàn nàn lớn từ khách hàng, không sản xuất hàng sai mã

Trang 22

- Sáng tạo: Với tầm nhìn trở thành công ty gia công linh kiện điện tử với trình độ kỹ thuật, chuyên môn hoá cao trong chuỗi gia công linh kiện trên toàn thế giới Công ty không ngừng cải tiến, đầu tư máy móc thiết bị để tạo ra các sản phẩm sáng tạo

- Cạnh tranh: Với sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty điện tử trong cùng lĩnh vực

và các khu vực lân cận, công ty xây dựng chiến lược sản phẩm chất lượng cao, giá tầm trung

1.3 Chứng nhận và giải thưởng

Chứng nhận

- Chứng nhận hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001: 2015

- Chứng nhận hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001: 2015

- Chứng nhận hệ thống Sản xuất tinh gọn LEAN

Giải thưởng

Giải thưởng thiết kế máy

1.4 Tình hình hoạt động, chiến lược phát triển của công ty TNHH Year 2000

1.4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu thuần 186.579 174.439 146.278

Lợi nhuận thuần 63.514 59.207 52.108

Lợi nhuận sau thuế 51.328 48.227 42.683

Trang 23

1.4.2 Chiến lược phát triển

Với sứ mệnh mang lại lợi thế cạnh tranh trong ngành Dịch vụ Sản xuất Điện tử và sản phẩm sáng tạo tiên tiến Công ty TNHH Year 2000 đang ra sức cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa máy móc và đào tạo đội ngũ CNV nhằm tăng chất lượng sản phẩm Đồng thời, tạo độ tin cậy cho khách hàng cũ và thu hút các khách hàng mới, đặc biệt

là các khách hàng ngoài nước

1.4.3 Khách hàng chủ yếu

Hiện nay, Year 2000 đã và đang có một số khách hàng theo đơn đặt hàng phải kể đến như: MACOM, SamSung, Mylan Group, HUAWEI, ISSUPET, NOKIA, Tyco, Laclong, CISCO, FAB 9, Trans-Tech, SKYWORKS, ERICSSON, BENESSE, Technicolor, Freelux Trong đó, MACOM và SKYWORKS được xem là 2 khách hàng lớn của công ty chiếm phần lớn các đơn đặt hàng Và các khách hàng như: Mylan, Laclong cũng là một trong những khách hàng lớn của mặt hàng trong nước Ngoài ra, còn có những khách hàng trong nước khác cũng có những đơn đặt hàng nhỏ lẻ tại công ty

Trang 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong chương này tác giả sẽ trình bày các nội dung liên quan đến sản xuất, quản trị sản xuất và những công cụ giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trong quy trình sản xuất Những kiến thức được tham khảo và tổng hợp dưới nhiều góc độ của nhiều tác giả khác nhau, được trình bày qua sách báo hay các bài nghiên cứu khoa học của họ Từ đó, sẽ

có căn cứ và cơ sở để hiểu rõ hơn về các quá trình quản trị sản xuất tại công ty

2.1 Khái niệm về sản xuất và quy trình sản xuất

2.1.1 Sản xuất là gì?

Theo Kumar và Suresh (2006), sản xuất là chuyển đổi theo từng bước một từ dạng vật liệu này sang dạng vật liệu khác thông qua quy trình hóa học hoặc cơ học để tạo ra và tăng hiệu quả sản phẩm cho người tiêu dùng Cho nên, sản xuất được xem như là một quá trình gia tăng giá trị Còn theo Phạm Trung Hải và cộng sự (2019), sản xuất là một trong ba phân

hệ cơ bản của doanh nghiệp có chức năng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội

Do đó, sản xuất là một quá trình, là sự kết hợp của các loại nguyên liệu đầu vào vật

chất như các linh kiện, nguyên liệu, công cụ, lao động và phi vật chất (kế hoạch, bí quyết)

phẩm, hàng hóa hay dịch vụ, có giá trị sử dụng và mang lại lợi ích cho người sử dụng Mục đích của quá trình chuyển đổi này là nhằm tạo nên các giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, được phổ biến khắp mọi lĩnh vực

Đặc trưng của sản xuất hiện đại

Theo Nhân Kiệt (2011), đặc điểm của sản xuất hiện đại được thể hiện như sau:

- Sản xuất phải có kế hoạch hợp lý khoa học, kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo, thiết

bị hiện đại

- Ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm

- Ngày càng nhận thức rõ con người là tài sản quý nhất của doanh nghiệp

- Mối quan tâm chung về kiểm soát chi phí

- Tập trung và chuyên môn hóa

Trang 25

- Những nhà máy lớn, cũ là trở ngại cho sự cải tiến

- Ứng dụng ý tưởng cơ khí hóa và tự động hóa

- Ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học

- Mô phỏng toán học để hỗ trợ cho việc ra quyết định

2.1.2 Phân loại sản xuất

Loại hình sản xuất được xem như là một đặc tính tổ chức sản xuất, được quy định bởi nơi làm việc cũng như tính ổn định của đối tượng được tạo ra tại nơi đây Hay có thể nói rằng, loại hình sản xuất chính là dấu hiệu biểu hiện trình độ chuyên môn hóa nơi làm việc Cho nên, việc phân loại sản xuất cũng đóng một vai trò tương đối quan trong trong doanh nghiệp, việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phương pháp quản trị sản xuất phù hợp, nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt quy trình sản xuất cũng như điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp

Dựa vào đặc điểm và tính chất của các loại hình sản xuất, kết cấu của sản phẩm, yêu cầu của từng doanh nghiệp có thể phân chia thành 4 loại hình sản xuất như: Sản xuất hàng loạt (Mass Production), sản xuất đơn chiếc (Job Production), sản xuất theo đơn hàng (Make

to Order), sản xuất để lưu kho (Make to Stock)

Sản xuất hàng loạt (Mass Production)

Là loại hình sản xuất tạo ra hàng loạt sản phẩm, mang tính chất liên tục hoặc thường xuyên hình thành các loại sản phẩm cùng loại trong nhiều năm Được sản xuất, lắp ráp theo

số lượng lớn các sản phẩm cùng mẫu mã, giống nhau qua một quy trình công nghệ tỉ mỉ, thiết bị máy móc đa năng, mang tính linh hoạt cao

Theo Duguay và cộng sự (1997), sự xuất hiện của sản xuất hàng loạt như một sự phát triển tự nhiên của cách mạng công nghiệp, có 3 đặc điểm cơ bản: Phân công lao động, các

bộ phận có thể thay thế được và cơ giới hóa Khi các công ty sử dụng sản xuất hàng loạt tăng quy mô, thì họ sẽ tạo ra các tình huống quản lý phức tạp hơn Sự phức tạp mới xuất hiện thông qua sự tăng trưởng tương tự ở các thị trường buộc phải mở rộng cơ sở vật chất

và nhiều địa điểm nhà máy cũng như thông qua các công nghệ xử lý giúp tăng năng lực sản xuất và tốc độ sản xuất

Trang 26

Ở loại hình này, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong quy trình công nghệ, máy móc thiết bị được bố trí sắp xếp mang tính chuyên môn hóa cao Quy trình sản xuất được giám sát tương đối chặt chẽ, ít mẫu mã, chủng loại sản xuất ít, nhưng chất lượng đầu ra của sản phẩm được đảm bảo và năng suất hoạt động tương đối cao

Sản xuất đơn chiếc (Job Production)

Theo Diệu Nhi (2019), sản xuất đơn chiếc là loại hình sản xuất nhỏ lẻ với những mặt hàng đặc biệt, chế tạo cho từng sản phẩm riêng lẻ, chủng loại sản phẩm nhiều và thường sản xuất không lặp lại chỉ được tiến hành một lần

Loại hình này, cần đòi hỏi tay nghề của công nhân cao, linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm trong việc vận hành máy bởi vì những mặt hàng là những mặt hàng đặc biệt cần tính tỉ mỉ,

có chi phí sản xuất cao và họ phải làm nhiều loại hình công việc khác nhau Máy móc, thiết

bị được trang bị hiện đại với các tính năng đa dạng được sắp xếp theo từng loại máy có cùng tính năng tác dụng phù hợp với các công việc khác nhau và được thay đổi liên tục

Sản xuất theo đơn hàng (Make to Order)

Là phương thức sản xuất chỉ được diễn ra theo yêu cầu của khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn hạn Được tạo ra dựa trên yêu cầu của một đơn hàng đơn lẻ hay một sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp Quá trình này được thực hiện khi khách hàng đưa ra những quy định, yêu cầu cụ thể về sản phẩm họ mong muốn

Theo Adam Hayes (2020), loại hình này là hoạt động chuỗi cung ứng kiểu kéo vì sản phẩm chỉ được sản xuất khi có nhu cầu của khách hàng Mô hình này được sử dụng trong ngành lắp ráp nơi mà số lượng cần sản xuất cho mỗi đặc tính sản phẩm là một hoặc chỉ một

số ít MTO sẽ làm cho chiết khấu bán hàng và tồn kho thành phẩm giảm và tình trạng lỗi thời của hàng tồn kho được quản lý Chi phí sản xuất cũng giảm, giá thành giảm kéo theo

đó là lợi nhuận được cải thiện Tuy nhiên để loại hình này thành công thì cần kết hợp với việc quản lý nhu cầu chủ động, nó không hoàn toàn phù hợp với tất cả cả loại sản phẩm MTO đòi hỏi tính linh hoạt cao trong khâu kế hoạch sản xuất để có thể lên kế hoạch đồng thời nhiều dự án sản xuất cùng một lúc, nhưng vẫn đảm bảo được tính chất của đơn hàng và thời gian giao hẹn đúng thời hạn Ngoài ra, MTO sẽ làm cho việc sử dụng máy

Trang 27

móc hay người lao động công suất hoạt động không đạt mức tối đa vì thường xuyên di chuyển cho nhiều dự án của các đơn hàng khác nhau

Sản xuất để lưu kho (Make to Stock)

Theo Giang (2019), sản xuất để lưu kho là loại hình sản xuất truyền thống được các doanh nghiệp dựa vào để sản xuất hàng tồn kho phù hợp với dự báo thực tế về nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng

Loại hình này, các doanh nghiệp thường sẽ đưa ra kế hoạch ước tính lượng sản phẩm bán ra, cân bằng các đơn hàng dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng, thay vì bán hết số lượng hàng hóa thì doanh nghiệp sẽ chọn các lưu kho hàng hóa để đáp ứng các đơn đặt hàng kế tiếp

Tuy nhiên, ở cách làm này thường mang tính chất rủi ro khi thị trường có nhiều biến động, xu hướng khách hàng thay đổi, các sản phẩm được hình thành có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu chung của thị trường, làm cho sự tiêu thụ sản phẩm bị giảm so với dự tính ban đầu Như vậy, có thể ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp khi sự chênh lệch này xảy ra

Qua đó, có thể thấy được các loại hình sản xuất được đưa ra với những ưu và nhược điểm khác nhau Tùy vào đặc điểm, tính chất cũng như nhu cầu của doanh nghiệp ở thời điểm sản xuất mà lựa chọn loại hình phù hợp cho mình Việc này tuy đơn giản nhưng đóng một vai trò to lớn trong quá trình thực hiện một quy trình sản xuất của doanh nghiệp

2.1.3 Quy trình sản xuất

mà các doanh nghiệp đều cần phải thực hiện khi sản xuất hàng hóa, sản phẩm Việc hoạt động có quy trình cụ thể, tuân theo quy trình giúp doanh nghiệp đảm bảo được tiến độ công việc, giao hàng đúng hẹn cho khách và chất lượng hàng hóa cũng được đảm bảo Mỗi một ngành nghề, mặt hàng hay quy mô sản sản xuất sẽ có một quy trình sản xuất riêng phù hợp nhất để tối ưu chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm

Theo Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng (2014) hoạt động sản xuất được chia nhỏ thành những hoạt động riêng biệt và khác nhau, là quy trình biến đổi vật tư, nguyên vật liệu thành bán thành phẩm hoặc sản phẩm tại các công đoạn Nói cách khác, quy trình sản

Trang 28

xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau để tạo thành sản phẩm Quy trình sản xuất bao gồm:

Sản xuất chính, tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất tác động trực tiếp đến NVL ban đầu nhằm thay đổi hình dạng, màu sắc, kích thước, tính chất của những NVL đó thành sản phẩm mong muốn

Sản xuất phụ trợ, là những công việc hỗ trợ, giúp cho sản xuất chính tiến hành liên tục như bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, vận chuyển NVL, kiểm tra chất lượng sản phẩm

Hình 2.1: Quá trình sản xuất

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Quá trình sản xuất trên nhằm chuyển hóa các yếu tố đầu vào (nguồn sản xuất) như lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, thông tin thành các yếu tố đầu ra như sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ), phục vụ nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, để có được một sản phẩm chất lượng thì trong quá trình chuyển hóa sẽ có các hoạt động cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đầu ra và tối thiểu hóa chi phí sản xuất

Phân loại quy trình sản xuất

Theo Mikell P Groover (2013) cho biết quy trình sản xuất có thể chia thành 2 loại: Hoạt động xử lý, gia công: Hoạt động biến đổi trạng thái ban đầu sang trạng thái khác gần nhất với đầu ra mong muốn Thực hiện gia tăng giá trị NVL bằng cách thay đổi trạng thái, tính chất sơ khai

Hoạt động lắp ráp: Hoạt động phối hợp nhiều chi tiết lại với nhau tạo ra những vật thể mới bằng cách tạo ra liên kết bền chặt khó tách rời

2.1.4 Mục tiêu của quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất được hình thành dựa vào đặc thù ngành hàng, mục tiêu hay nguồn lực của doanh nghiệp sẽ có những quy trình khác nhau Việc đặt ra mục tiêu cho quy trình sản xuất tại doanh nghiệp là một việc làm hết sức quan trọng, nó mang tính chất thúc đẩy, giúp công ty định hướng rõ ràng nhằm tận dụng tối đa lợi thế và sức mạnh bên trong Mặc

Trang 29

dù, mỗi doanh nghiệp hình thành cho mình một hướng đi và các sự phát triển khác nhau trong lĩnh vực sản xuất, nhưng cùng hướng đến các mục tiêu quy trình sản xuất chung cần tuân thủ:

- Quản lý dây chuyền sản xuất trong toàn bộ tất cả các công đoạn

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại mỗi giai đoạn khác nhau

- Đảm bảo định mức kho, quản lý xuất nhập khẩu

- Kịp thời kiểm tra tiến độ, đáp ứng được các nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm

- Tận dụng các nguồn lực để thúc đẩy, tăng năng suất kinh doanh; mang lại lợi nhuận cho công ty

- Tạo ra giá trị thương hiệu, tăng độ cạnh tranh cho nhãn hàng nói riêng và công ty nói riêng

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng quy trình sản xuất

Trương Đức Lực và cộng sự (2013) cho rằng, quy trình sản xuất sẽ bị ảnh hưởng qua

3 yếu tố sau:

Trình độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp: Với chuyên môn cao được thể hiện ở số lượng ít chủng loại sản xuất – nhưng lượng lớn sản phẩm mỗi loại Với yếu tố trên cho phép doanh nghiệp đảm bảo chuyên môn hóa cao đối với các bộ phận sản xuất Ngoài ra, khả năng hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp khác được tăng cao

Mức độ phức tạp kết cấu sản phẩm: Sản phẩm được thể hiện qua nhiều chi tiết và qua

các dạng gia công phức tạp, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, nhiều thiết bị sản xuất như máy móc thiết bị, công cụ, vật dụng hỗ trợ

Quy mô sản xuất của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn càng dễ có khả năng và cơ hội chuyên môn hóa các khu vực, bộ phận làm việc từ đó nâng cao và tạo

sự ổn định trong sản xuất

Ngoài ra, quy trình sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Công nghệ, nguồn lực, quản lý và giám sát Sự lựa chọn và quản lý hiệu quả có thể tác động đến hiệu suất, năng suất cũng như chất lượng cuối cùng của sản phẩm

2.1.6 Vai trò của quy trình sản xuất

Vai trò của quy trình sản xuất như sau:

Trang 30

Đối với lãnh đạo của doanh nghiệp: Giúp cho người lãnh đạo có thể nắm rõ toàn bộ quá trình sản xuất, biết được tình hình sản xuất tại nơi làm việc nhằm đánh giá, bố trí nhân lực phù hợp để giảm thiểu chi phí phát sinh trong quy trình

Đối với người quản lý các bộ phận: Có thể giám sát từng khâu, ngăn chặn kịp thời các sản phẩm lỗi, đưa ra các hướng giải quyết kịp thời để đảm bảo chất lượng trong mỗi công

đoạn sản xuất

2.2 Cơ sở lý thuyết về cân bằng chuyền

2.2.1 Khái niệm về cân bằng chuyền

Theo Kumar & Mahto (2013), cân bằng chuyền là việc phân tích, điều chỉnh thời gian lao động ở mức thời gian như nhau tại các công đoạn, nhằm nâng cao hiệu quả tại các dây chuyền sản xuất Việc phân công số lượng nhân công và máy móc phù hợp tại các trạm sẽ giúp tối ưu được tốc độ sản xuất trên chuyền, tiết giảm thời gian nhàn rỗi cho người và máy móc Theo Lean Math (2007), việc thiếu cân bằng trong dòng chảy thường gây ra sự lãng phí khi chờ đợi hoặc sản xuất thừa và ảnh hưởng trực tiếp đến tính liên tục của chuyền Lợi ích của việc cân bằng chuyền mang lại như sau:

- Giảm thiểu được thời gian nhàn rỗi, chờ đợi và bán thành phẩm tồn đọng trên chuyền

- Tăng tốc độ sản xuất và dễ dàng kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm

- Tạo ra sự chuyên môn hóa cho người lao động, thời gian đào tạo

- Việc bố trí các máy móc thiết bị hay các dòng nguyên liệu trở nên dễ dàng và khoa học hơn

- Giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm

- Quy trình sản xuất được ổn định, không có các nút thắt cổ chai

Các bước thực hiện

Bước 1: Xác định các mối quan hệ theo thứ tự giữa các công việc và sắp xếp công

việc theo thứ tự ưu tiên

Bước 2: Tính nhịp chuyền sản xuất (takt time) mục tiêu theo công thức:

R t = 𝑻

𝑸Trong đó: Rt là nhịp chuyền mục tiêu

T: tổng thời gian làm việc trong ngày

Trang 31

Q: tổng sản phẩm sản xuất theo nhu cầu khách hàng trong ngày

Bước 3: Tính số nơi làm việc tối thiểu đảm bảo sản xuất đạt được chỉ tiêu Số nơi

làm việc tối thiểu được tính:

N min = ∑ 𝐭

𝐑𝐭Trong đó: Nmin: số nơi làm việc ít nhất

∑t: tổng thời gian các bước công việc

Bước 4: Lựa chọn nguyên tắc để cân bằng chuyền

Bước 5: Tiến hành cân bằng: bắt dầu từ nơi làm việc đầu tiên cho đến khi tổng thời

gian các công việc bằng nhịp chuyền

Bước 6: Tính nhịp chuyền thực tế sau cân bằng

R tt = Max {R i }

Trong đó: Rtt: nhịp chuyền thực tế

Ri là thời gian ở nơi làm việc thứ i sau khi cân bằng

Bước 7: Tính thời gian nhàn rỗi và hiệu suất của dây chuyền

Thời gian nhàn rỗi:

IT = N R tt -∑𝒏𝒊=𝟏𝐭𝐢

 % IT = 𝐈𝐓

𝐍.𝐑𝐭𝐭 Hiệu suất cân bằng chuyền:

H = ∑ 𝒕𝒊

𝒏 𝒊=𝟏

𝐍.𝐑𝐭𝐭 Trong đó: ti: thời gian gia công của công việc thứ i

n: số lượng công đoạn gia công

Bước 8: Nếu hiệu năng của dây chuyền không đạt yêu cầu, sử dụng nguyên tắc khác

và tiến hàng cân bằng lại dây chuyền

2.2.2 Mục tiêu của cân bằng chuyền

Mục tiêu cân bằng chuyền bao gồm:

- Quản lý được năng suất làm việc của công nhân tại dây chuyền sản xuất

- Giảm chi phí sản xuất

- Xác định được khu vực bị ứ đọng bán thành phẩm

Trang 32

- Xem xét số trạm làm việc trên chuyền

2.2.3 Các khái niệm liên quan

Nhịp sản xuất (Takt time)

Theo Linck và Cochran (1999), Takt time thể hiện tốc độ sản xuất trung bình trong một khoảng thời gian cụ thể Nó xác định thời gian sẵn có để sản xuất một công đoạn Là thời gian quy định dựa theo yêu cầu của khách hàng để tính toán và đưa ra để hoàn thành các công đoạn làm ra một sản phẩm

Takt time là tốc độ mà các quy trình và hệ thống sản xuất cần hoàn thành việc sản xuất để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Nhịp sản xuất (Takt time) =Thời gian làm việc (không tính thời gian nghỉ giải lao,ăn trưa)

Nhu cầu khách hàng

(Agrahari, 2015)

Thời gian chu kỳ (Cycle time)

Theo Adeppa (2015), thời gian chu kỳ được định nghĩa là tỷ lệ giữa thời gian hiệu quả

có sẵn cho mỗi giai đoạn và khối lượng sản xuất trong kỳ Là thời gian hoàn thành một công đoạn để tạo ra bán thành phẩm trên dây chuyền, được tính từ lúc họ bắt đầu thực hiện quy trình tới khi kết thúc và thực hiện các bước đầu tiên của công đoạn

Nút thắt cổ chai (Bottleneck)

Là điểm gây tắc nghẽn và làm giảm năng suất làm việc tại các công đoạn Theo Dương

Mỹ Hà (2022), nút thắt cổ chai là vấn đề xảy ra vượt quá khả năng xử lý hoặc các yêu cầu sửa chữa quá gấp, việc này được xảy ra thường xuyên

Hiệu suất cân bằng chuyền

𝑆ố 𝑡𝑟ạ𝑚 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢∗𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ℎ𝑢 𝑘ỳ 𝑙ớ𝑛 𝑛ℎấ𝑡

2.3 Biểu đồ xương cá

Theo Watson (2004), biểu đồ xương cá (biểu đồ Ishikawa) là một công cụ dùng để

phân tích một cách nhìn có hệ thống về các tác động và nguyên nhân tạo ra các vấn đề đó Biểu đồ xương cá còn được gọi là biểu đồ nhân quả vì nó giúp tìm ra những nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề có thể dẫn đến kết quả

Trang 33

Biểu đồ xương cá được tạo ra với mục tiêu xác định và phân nhóm các nguyên nhân gây ra vấn đề về chất lượng Việc này làm cho phương pháp này dần trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhằm giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải

Theo Vũ Thị Thanh Loan (2023), trong sản xuất biểu đồ xương cá Ishikawa thường

có dạng 5M1E với 6 yếu tố bao gồm: Materials (nguyên vật liệu), man (con người), environment (môi trường), machines (máy móc, thiết bị), methods (phương pháp), measurement (đo lường)

Lợi ích khi sử dụng sơ đồ xương cá bao gồm:

Giúp sắp xếp các nguyên nhân thành từng nhóm một cách có hệ thống, xác định được các nguyên nhân tiềm ẩn có thể tác động đến các vấn đề trong sản xuất

Giúp tìm ra lỗi một cách nhanh chóng đề kịp thời sửa chữa và khắc phục

Dựa vào đó có thể kiểm soát vấn đề, thực hiện các bước cải tiến với những mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp

Hình 2.2: Cấu trúc của "Biểu đồ xương cá - Ishikawa"

(Nguồn: Lê Thị Thùy Vi , 2024)

Các khái niệm và công cụ trên, tác giả đã thực hiện tham khảo và tổng hợp nhằm làm

cơ sở để giúp tác giả nhận diện được nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quy trình sản xuất tại công ty Và từ đó đưa ra các hướng giải pháp hợp lý nhằm nâng cao quy trình sản xuất

Trang 34

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY TRÌNH

SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH YEAR 2000

Ở chương này dưới góc độ thực tế tiếp xúc tại công ty, tác giả đã tổng hợp được các thực trạng quản trị sản xuất tại công ty và nêu ra các nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng chuyền trong quy trình sản xuất nhờ vào các công cụ sẵn có Từ đó, tác giả cùng với công ty sẽ nhìn nhận vấn đề và đưa ra hướng giải quyết tiếp theo để khắc phục

3.1 Tổng quan quy trình sản xuất tại công ty TNHH Year 2000

3.1.1 Sơ lược quy trình sản xuất linh kiện điện tử

Tại công ty TNHH Year 2000, quy trình sản xuất linh kiện điện tử được diễn ra theo

mô hình bán tự động Nó diễn ra theo từng công đoạn, từng nhiệm vụ và chức năng khác nhau Mỗi sản phẩm tương ứng với từng mã hàng sẽ có một sơ đồ hướng dẫn lắp ráp khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng hay tính cần thiết của thiết bị Nhưng nhìn chung, nó cũng sẽ theo một quy trình theo từng công đoạn, có thể thêm hoặc bớt các công đoạn tùy vào nhu cầu riêng của từng sản phẩm linh kiện Trong thời gian thực tập tại công

ty, tác giả đã được tiếp xúc và theo dõi một số mã hàng, đặc biệt số lượng đơn đặt hàng chiếm phần lớn đơn hàng của công ty là khách hàng MACOM Từ đó, tác giả đã rút ra được quy trình sản xuất chung của linh kiện điện tử tại Year 2000 đối khách hàng này:

Hình 3.1: Quy trình sản xuất Linh kiện điện tử

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tất cả các đơn đặt hàng đến từ khách hàng này tại công ty TNHH Year 2000 đều được sản xuất tại Phân xưởng 2 Quy trình sản xuất trên là quy trình các công đoạn chính để sản xuất nên mặt hàng linh kiện điện tử theo yêu cầu của khách hàng Thực tế, các công đoạn

Trang 35

trên được chia thành nhiều công đoạn nhỏ hơn và sẽ có những thay đổi trong các khâu nhỏ

Trang 36

Hình 3.4: Sơ đồ quy trình sản xuất của mã hàng MAFL-011052

(Nguồn: Phòng NC-PT)

Mô tả quy trình:

Theo sơ đồ lắp ráp trên, trước khi tiến hành thực hiện các quy trình sản xuất thì việc đầu tiên cần làm đó chính là tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào Tại Year 2000, quá trình tiếp nhận nguyên vật liệu rất quan trọng, phải qua nhiều bước kiểm tra ngoại quan, sau đó mới giao lại cho các bên liên quan Trước tiên, các bộ phận liên quan như phòng SMT, khu vực in nắp sẽ thực hiện kiểm tra số lượng hàng tồn trong kho của các nguyên vật liệu rồi tiến hành cập nhật để bên kho PMC thực hiện việc giao nhận nguyên vật liệu đến từng bộ

Trang 37

giao Nếu đủ nhân viên kho sẽ đánh dấu và báo đủ bên trên bề mặt ngoài của bao bì đựng linh kiện Nếu không đủ sẽ tiến hành báo thiếu cho bộ phận kho PMC để họ cung cấp thêm Sau khi mọi linh kiện đều có đủ thì bộ phận SMT bắt đầu phát lệnh và đưa vào sản xuất

Công đoạn SMT

Sau khi hoàn thành các công đoạn kiểm tra và giao nhận NVL thì sẽ tiến hành đưa vào sản xuất Đầu tiên, CNV đứng máy sẽ lên stencil và loại chì phù hợp với yêu cầu của khách hàng cho máy kéo chì G5 để thực hiện kéo chì mẫu PCB mới của mã hàng MAFL-

011052 sẵn có Tiếp theo, sẽ đưa PCB có chì vào máy SMT để gắn linh kiện gồm: IC, module, điện trở, tụ điện và các linh kiện khác lên trên bề mặt Bước này KTV sẽ là người lập trình máy móc để khi vào vận hành các linh kiện sẽ được gắn vào đúng vị trí theo yêu cầu của khách hàng đưa ra Khi đã chạy xong bán thành phẩm có linh kiện thì sẽ đưa PCB này vào trong máy hấp reflow đã cài nhiệt độ trước đó để hấp khô chì và cố định các vị trí của linh kiện

Tại Year 2000, sau một vài công đoạn sẽ có bước kiểm tra ngoại quan để khi có sai sót sẽ phát hiện kịp thời và tìm cách giải quyết, nhằm tránh sự hao tổn về NVL cũng như hiệu suất của quy trình Như thế, sau khi hấp reflow xong thì sẽ tiến hành kiểm tra ngoại quan bằng máy AOI và ngoại quan chì Khi phát hiện ra lỗi, ngay lập tức sẽ chuyển sang công đoạn rework Theo tác giả nhận thấy, mỗi PCB sau khi chạy SMT xong sẽ đều có một vài lỗi và bộ phận rework sẽ tiến hành sửa chữa tùy vào thời gian ngắn hoặc dài ở mỗi sản phẩm

Hình 3.5: Công đoạn SMT

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trang 38

Công đoạn gắn mắt Led + gắn dây đồng

Gắn mắt Led:

- Gắn mắt Led vào máy ép

- Đặt hộp vào đế máy ép đúng chiều

- Dùng máy ép mắt Led vào vị trí rãnh bên trong hộp, không được hở và nghiêng

Chích keo:

- Chích keo từ đáy Led ké xuống bề mặt hộp

- Keo không được dính trên đỉnh của mắt Led

- Bước 1: Đặt đầu dây đồng mạ chì vò rảnh không có mắt Led, đầu dây mạ chì phải

nằm giữa 2 chốt, chích keo cố định dây

- Bước 2: Chỉnh dây đi sát các cạnh hộp đầu dây không mạ chì vòng qua chốt cố định

Chích keo lên dây đồng và chốt cố định

Hình 3.7: Khu vực in nắp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hình 3.6: Chích keo

Ngày đăng: 01/10/2024, 10:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Adam Hayes (08/11/2020). Make to Order (MTO) or Made to Order: Definition and Example. Investopedia. Truy cập tại: https://www.investopedia.com/terms/m/make-to-order.asp#:~:text=The%20make%2Dto%2Dorder%20(,purchasing%20directly%20from%20retailers'%20shelves, vào ngày 12/04/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Make to Order (MTO) or Made to Order: Definition and Example
2. Adeppa, A. (2015). A Study on Basics of Assembly Line Balancing. International Journal on Emerging Technologies, 6(2), 294 – 297 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Study on Basics of Assembly Line Balancing
Tác giả: Adeppa, A
Năm: 2015
3. Agrahari, R.S. et al. (2015). Improvement of process cycle efficiency by implementing a lean practice: a case study. International Journal of Research in Aeronautical and Mechanical Engineering, 3(3), pp. 38-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Improvement of process cycle efficiency by implementing a lean practice: a case study
Tác giả: Agrahari, R.S. et al
Năm: 2015
4. Ban biên tập tổng hợp (13/06/2022). Tháng 5/2022, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử tăng khá so với cùng kỳ 2021. Cổng thông tin điện tử Công nghiệp hỗ trợ. Truy cập tại: https://vsi.gov.vn/vn/tin-cong-nghiep-ho-tro/thang-52022-xuat-khau-may-tinh-va-linh-kien-dien-tu-tang-kha-so-voi-cung-ky-2021-c3id1989.html, vào ngày 08/06/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tháng 5/2022, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử tăng khá so với cùng kỳ 2021
5. Diệu Nhi (23/09/2019). Sản xuất đơn chiếc (Job production) là gì? Đặc điểm. Vietnambiz Trang thông tin điện tử tổng hợp. Truy cập tại: https://vietnambiz.vn/san-xuat-don-chiec-single-production-la-gi-dac-diem-20190923164513591.htm,vàongày12/04/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất đơn chiếc (Job production) là gì? Đặc điểm
6. Duguay, C. R., Landry, S., & Pasin, F. (1997). From mass production to flexible/agile production. International Journal of Operations & Production Management, 17(12), 1183–1195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: From mass production to flexible/agile production
Tác giả: Duguay, C. R., Landry, S., & Pasin, F
Năm: 1997
7. Dương Mỹ Hà (28/03/2022). Bottleneck là gì? Tác động của Bottleneck đối với doanh nghiệp. MISA AMIS. Truy cập tại: https://amis.misa.vn/42646/bottleneck-la-gi/, vào ngày 12/04/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bottleneck là gì? Tác động của Bottleneck đối với doanh nghiệp". MISA AMIS. Truy cập tại: "https://amis.misa.vn/42646/bottleneck-la-gi/
8. Giang (10/12/2019). Sản xuất để lưu kho là gì? Ví dụ thực tiễn. Truy cập tại: https://vietnambiz.vn/san-xuat-de-luu-kho-make-to-stock-mts-la-gi-vi-du-thuc-tien 20191210164216407.html, vào ngày 12/04/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất để lưu kho là gì? Ví dụ thực tiễn
9. Hồ Thị Luận (2022). Hoàn thiện quy trình sản xuất tại chuyền Eseries 1 của Công ty TNHH Sonion Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Hoàn thiện quy trình sản xuất tại chuyền Eseries 1 của Công ty TNHH Sonion Việt Nam
Tác giả: Hồ Thị Luận
Năm: 2022
11. KIZUNA. Cơ hội và thách thức của công ty sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam. Truy cập tại: https://www.kizuna.vn/vi/tin-tuc/co-hoi-va-thach-thuc-cua-cong-ty-san-xuat-linh-kien-dien-tu-tai-viet-nam-862, vào ngày 02/07/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội và thách thức của công ty sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam
12. Kumar, S. A., & Suresh, N. (2006). Production and operations management. New Age International Sách, tạp chí
Tiêu đề: Production and operations management
Tác giả: Kumar, S. A., & Suresh, N
Năm: 2006
13. Lê Thị Thùy Vi (2024). 5M1E là gì? Mô hình xương cá 5M1E trong doanh nghiệp. Truy cập tại: https://tanca.io/blog/5m1e-la-gi-mo-hinh-xuong-ca-5m1e-trong-doanh-nghiep, vào ngày 21/04/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 5M1E là gì? Mô hình xương cá 5M1E trong doanh nghiệp
Tác giả: Lê Thị Thùy Vi
Năm: 2024
14. Linck, J. and Cochran, D. (1999). The Importance of Takt Time in Manufacturing System Design. SAE Technical Paper 1999-01-1635 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). The Importance of Takt Time in Manufacturing System Design
Tác giả: Linck, J. and Cochran, D
Năm: 1999
15. Mikell P. Groover (2013). Fundamentals Of Modern Manufacturing Materials, Processes, And System. The USA. NXB John Wiley & Sons, Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals Of Modern Manufacturing Materials, Processes, And System
Tác giả: Mikell P. Groover
Nhà XB: NXB John Wiley & Sons
Năm: 2013
16. Naveen Kumar and Dalgobind Mahto (2013). Productivity Improvement through Process Analysis for Optimizing Assembly Line in Packaging Industries. Global Journal of Researches in EngineeringIndustrial Engineering Sách, tạp chí
Tiêu đề: Productivity Improvement through Process Analysis for Optimizing Assembly Line in Packaging Industries
Tác giả: Naveen Kumar and Dalgobind Mahto
Năm: 2013
17. Nguyễn Thị Phương Thảo (2022). Giải pháp tối ưu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp khi áp dụng quy tắc EICC của Công ty TNHH Y2K. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tối ưu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp khi áp dụng quy tắc EICC của Công ty TNHH Y2K
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thảo
Năm: 2022
18. Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng (2017). Hệ thống sản xuất. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống sản xuất
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng và Đường Võ Hùng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM
Năm: 2017
10. Itgtechnology (19/09/2022). Các loại hình sản xuất trong doanh nghiệp. Truy cập tại: https://itgtechnology.vn/cac-loai-hinh-san-xuat/, vào ngày 12/04/2024 Link
19. Nhân Kiệt (2011). Tổng quan về quy trình sản xuất. Truy cập tại: http://www.nhankiet.vn/vi/r60/Tong-quan-ve-quy-trinh-san-xuat.html, vào ngày 09/03/2024 Link
27. Website Công ty. Truy cập tại: https://year2000vn.com.vn/vn/index.html, vào ngày 02/07/2023 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất linh kiện điện tử - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất linh kiện điện tử (Trang 11)
1.2.1. Sơ đồ tổ chức - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
1.2.1. Sơ đồ tổ chức (Trang 17)
Hình 1.6: Máy hàn hồ quang - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 1.6 Máy hàn hồ quang (Trang 17)
Hình 2.2: Cấu trúc của "Biểu đồ xương cá - Ishikawa" - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 2.2 Cấu trúc của "Biểu đồ xương cá - Ishikawa" (Trang 33)
Hình 3.1: Quy trình sản xuất Linh kiện điện tử - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 3.1 Quy trình sản xuất Linh kiện điện tử (Trang 34)
Hình 3.2: Mã hàng MAFL-011052 đã có linh kiện - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 3.2 Mã hàng MAFL-011052 đã có linh kiện (Trang 35)
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình sản xuất của mã hàng MAFL-011052 - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình sản xuất của mã hàng MAFL-011052 (Trang 36)
Hình 3.5: Công đoạn SMT - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 3.5 Công đoạn SMT (Trang 37)
Bảng 3.1: Quy trình sản xuất mã hàng MAFL-011052 công đoạn lớn 1-2 - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Bảng 3.1 Quy trình sản xuất mã hàng MAFL-011052 công đoạn lớn 1-2 (Trang 39)
Hình 3.9: Biểu đồ thời gian chu trình mã hàng MAFL – 011052 trước khi cân bằng - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 3.9 Biểu đồ thời gian chu trình mã hàng MAFL – 011052 trước khi cân bằng (Trang 45)
Hình 3.11: Giao diện công việc chưa hoàn thành trên phần mềm quản lý bảo trì thiết - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 3.11 Giao diện công việc chưa hoàn thành trên phần mềm quản lý bảo trì thiết (Trang 48)
Bảng 4.2: Bảng cân bằng theo phương pháp gộp trạm (2) - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Bảng 4.2 Bảng cân bằng theo phương pháp gộp trạm (2) (Trang 57)
Hình 4.1: Biểu đồ thời gian chu kỳ của mã hàng MAFL – 011052 sau cân bằng PA2 - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 4.1 Biểu đồ thời gian chu kỳ của mã hàng MAFL – 011052 sau cân bằng PA2 (Trang 58)
Hình 4.2: Giao diện tạo yêu cầu đột xuất trên phần mềm WinMain - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 4.2 Giao diện tạo yêu cầu đột xuất trên phần mềm WinMain (Trang 63)
Hình 4.3: Biểu mẫu đánh giá công nhân viên hằng tuần, hằng tháng - Hoàn Thiện Quy Trình Sản Xuất Linh Kiện Điện Tử Mã Hàng Mafl -011052 Tại Công Ty Tnhh Year 2000.Pdf
Hình 4.3 Biểu mẫu đánh giá công nhân viên hằng tuần, hằng tháng (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w