1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)

154 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Tác giả Bùi Cường Quốc
Người hướng dẫn PTS. Phạm Văn Chiến, Thầy Vũ Minh Thái
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải TP HCM
Chuyên ngành Thợ máy
Thể loại Bài thu hoạch
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 12,63 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI MÁY MÓC, TRANG THIẾT BỊ, HỆ THỐNG TẠI TRUNG TÂM VŨNG TÀU (5)
    • 1) ĐỘNG CƠ DIESEL SKL 6NVD36 (5)
    • 2) Động cơ Trung tốc Weichai Model X6170ZC-13 (33)
    • 3) Động cơ CATER (49)
    • 4) Thiết bị chưng cất nước ngọt (59)
    • 5) Tuabin Hơi nước (60)
    • 6) Hệ thống phân ly dầu nước (61)
    • 7) Bảng điện (63)
    • 8) Bàn điều khiển (63)
    • 9) Các máy phát điện (65)
    • 10) Hệ thống lạnh (66)
  • CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI MÁY MÓC, TRANG THIẾT BỊ, HỆ THỐNG TẠI PHÒNG THỰC HÀNH NHÀ TÀU (CƠ SỞ 1) (70)
    • 1) MÁY CHÍNH VÀ CÁC HỆ THỐNG PHỤC VỤ (70)
    • 2) HÒA ĐỒNG BỘ MÁY PHÁT (85)
    • 3) CÁC THIẾT BỊ KHÁC (85)
  • CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI MÁY MÓC, TRANG THIẾT BỊ, HỆ THỐNG TẠI TÀU BÌNH THẠNH (UT GLORY) (93)
    • 2) Máy tiện (112)
    • 3) Các bảng điện (113)
    • 4) Máy phân li dầu-nước 15 phần triệu (115)
    • 5) Quy trình vận hành và các thông số máy chính (117)
    • 6) Bảng siết lực Bulong, kích thước và khe hở lắp ráp chi tiết (121)
    • 7) Phòng điều khiển buồng máy (Engine Control Room) (122)
    • 9) Máy lọc dầu li tâm (129)
    • 10) Các máy phát điện WEICHAI 6160 (135)
    • 12) Hộp số (141)
    • 13) Máy lái sự cố (144)
    • 14) Phòng Workshop (147)
    • 15) Kho lạnh (Cold Storage) (148)
    • 17) Các bơm chữa cháy, cứu hỏa, và bơm sự cố (150)
    • 18) Nồi hơi (151)

Nội dung

Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy) tại Cơ sở Vũng tàu và Tàu Bình Thạnh trường Đại học GTVT TP.HCM

CÁC LOẠI MÁY MÓC, TRANG THIẾT BỊ, HỆ THỐNG TẠI TRUNG TÂM VŨNG TÀU

ĐỘNG CƠ DIESEL SKL 6NVD36

- Động cơ SKL 6NVD36 do cộng hòa dân chủ Đức sản xuất năm 1969, là động cơ 4 kỳ, tác dụng đơn, 1 hàng xy lanh, tự đảo chiều, làm mát gián tiếp, bôi trơn bằng dầu, khởi động bằng khí nén

- Động cơ Trung tốc Có Hộp số để làm giảm vòng quay (gián tiếp)

- Phương thức truyền động: Gián tiếp qua Hộp số

- Hệ trục chân vịt có 3 đoạn:

+ Đoạn nối trực tiếp với động cơ là Trục đẩy, có ổ đỡ đẩy

+ Đoạn nối trực tiếp với chân vịt là Trục chân vịt

+ Đoạn ở giữa là Trục trung gian

- Ổ đỡ đẩy (Thrust bearing) chặn lực dọc trục vào động cơ

- Ở phía cuối trục chân vịt có Ống bao trục chân vịt, ngoài chức năng dùng để đỡ, nó còn dùng để làm kín, có 2 đường ống đưa dầu vào để bôi trơn Dùng Bơm tay để châm dầu vào Ống bao trục chân vịt, các ổ đỡ,…

- Hộp số kiểu bánh răng, vì thế cần có hệ thống dầu bôi trơn, các bánh răng này ngập trong dầu, khi hoạt động, nhiệt độ dầu bôi trơn bánh răng tăng, có hệ thống làm mát để giảm nhiệt độ dầu (sinh hàn) Bơm dùng để bơm nước biển làm mát cho dầu, làm mát Hộp số, sau đó đẩy ra biển Bơm dầu từ Hộp số sử dụng điện

- Bơm dầu nhờn do trục khuỷu lai (có bơm tay)

- Nắp xi lanh trên cùng gồm Hệ thống cò mổ (rocker arms), van biệt xả,…

- Van biệt xả dùng khi Gear máy khi ở hành trình nén, xả không khí ra ngoài

- Thân máy (A frame) và Bệ máy (Bedplate) tạo thành Các te, trên các cửa có các van an toàn Các te máy là Các te ướt

*Kiểm tra dầu động cơ:

Hình 1 – Vị trí kiểm tra dầu

- Hình trên là nơi kiểm tra dầu, tại đó có sẵn một thanh (que) để kiểm tra Ta rút que đó ra sẽ thấy được lượng dầu trong các te hiện tại nằm ở mức vạch nào

- Trên que kiểm tra có 2 vạch, dầu xem được nằm trong khoảng 2 vạch đó là đảm bảo tốt nhất cho động cơ Nếu nằm dưới vạch thấp nhất, thì ta phải bổ sung

8 dầu, còn nằm vượt lên vạch cao nhất thì ta phải tiến hành lấy bớt lượng dầu đó ra

- Ngoài việc kiểm tra lượng dầu, ta còn phải xem đến màu sắc của dầu, nếu màu dầu trong, xanh là tốt (dầu mới), còn nếu màu dầu đen tức là dầu đã sử dụng lâu, ta cân nhắc việc thay dầu mới Ngoài ra còn phải xem dầu có lẫn nước hay không nếu màu dầu nâu tức là dầu bị nhiễm nước

- Vậy việc rút que kiểm tra ta có thể biết được: mức dầu và chất lượng dầu

- Lưu ý khi kiểm tra ta dùng khăn hay giẻ lau đặt phía dưới que kiểm tra theo chiều thẳng đứng để tránh việc dầu rơi xuống sàn gây trơn trượt, nguy hiểm

1.1) Hệ thống dầu bôi trơn:

- Bơm dầu bôi trơn của động cơ 6NVD36 là do trục khuỷu lai, trước khi khởi động do trục khuỷu không chuyển động nên dầu không thể đi đến các chi tiết bôi trơn Vì thế, trên động cơ có lặp đặt Bơm tay

- Bơm tay sẽ bơm dầu từ Các te và đẩy dầu bôi trơn đến Phin lọc và vào bôi trơn các bộ phận trong máy, sau đó dầu đi ra…

Hình 2 – Bơm tay, đường hút dầu từ các te, đường đẩy dầu đến phin lọc

Hình 3 – Các te động cơ, dầu từ Các te đến Bơm tay

Hình 4 – Phin lọc dầu, đường dầu vào (màu vàng), đường dầu ra động cơ

- Sau khi động cơ đã khởi động, ta dùng Bơm dầu nhờn (Bơm bánh răng)

Hình 5 – Bơm dầu nhờn (Bơm bánh răng)

Hình 6 – Bơm dầu nhờn và các đường dầu của nó

- Bơm dầu nhờn có 2 cấp, vị trí phía trước máy, nằm ở khu vực Các te máy (phía dưới), các đường ống trong cùng, ở giữa, và phía ngoài cùng được đánh số

- Ở cấp thứ nhất, từ Các te, dầu được Bơm dầu nhờn đưa lên theo đường số 1 (đường trong cùng) đi lên Két treo Dầu tiếp tục từ Két treo về lại Bơm dầu nhờn theo đường số 2 (ở giữa) Ở cấp thứ 2, Bơm dầu nhờn tiếp tục bơm đẩy dầu vào đường số 3 (ngoài cùng) đi đến Sinh hàn dầu nhờn, đến Phin lọc và cuối cùng đi vào máy

- Tại nơi dầu nhờn vào máy được chia ra làm 2 đường, 1 đường lớn (đường bơm tay) đi vào bôi trơn các chi tiết trong máy như Ổ đỡ trục, trục khuỷu, các bạc, tay biên, ắc, sơ mi xy lanh, pít tông, và các xéc măng dầu,…

- Còn đường nhỏ còn lại đi đến phía bên máy để bôi trơn Trục Cam

Hình 7 – Két treo và Sinh hàn dầu nhờn

Hình 8 – Đường dầu từ Sinh hàn và phin lọc đi vào bên trong máy và đường bôi trơn trục cam

Hình 9 – Các đường dầu bôi trơn trục cam (đường màu vàng)

Hình 10 – Các lỗ của dầu bơi trơn trên trục khuỷu

- Gồm 2 mạch làm mát: Mạch hở và mạch kín

- Mạch hở là nước biển làm mát cho Sinh hàn nước ngọt, Sinh hàn dầu bôi trơn

- Mạch kín là nước ngọt làm mát Sơ mi xy lanh, nắp xy lanh,… Nước ngọt này được tuần hoàn mạch kín và được làm mát bằng mạch hở (nước biển) qua Sinh hàn nước ngọt

- Trước khi khởi động máy, ta cần phải khởi động bơm nước ngọt và nước biển làm mát máy

1.2.1) Mạch kín (Mạch nước ngọt làm mát)

- Nước ngọt lúc nào cũng có sẵn, đầy đủ trong Sinh hàn nước ngọt Bơm nước ngọt sẽ hút nước ngọt từ Sinh hàn nước ngọt và đẩy vào động cơ để làm mát Sơ mi xy lanh Sau đó từ Sơ mi xy lanh, ở phía trong động cơ, nước làm mát đi đến làm mát cho Nắp Xy lanh (tại sơ mi có đường ống nối với nắp) Sau khi làm mát cho Nắp Xy lanh, nước ngọt tiếp tục đi làm mát cho Bầu góp khí xả và cuối cùng về lại Sinh hàn nước ngọt được làm mát bằng nước biển và về lại Bơm nước ngọt, hoàn thành một vòng tuần hoàn kín

- Khi nước ngọt làm mát cho Bầu góp khí xả, do nhiệt độ tại bầu cao nên một phần nước ngọt làm mát sẽ sôi và bay hơi, hơi nước sôi sẽ đi vào Két giãn nở (qua 1 đường ống có đường kín nhỏ hơn), để ngưng tụ lại thành nước, và khi nào hệ thống bị thiếu nước, nước từ Két giãn nở sẽ được đưa xuống bổ sung cho hệ

- Tại đường đẩy của Bơm có đường đo áp suất đẩy, gửi tín hiệu đến Bàn điều khiển

Hình 11 – Bơm nước ngọt làm mát máy chính

Hình 12 – Đường đo áp suất hút

Hình 13 – Sinh hàn nước ngọt

Hình 14 – Các đường di chuyển của nước ngọt làm mát

Hình 15 – Các áo sơ mi Xy lanh (các nửa hình trụ lồi ra) phía trong có đường nước làm mát đến Nắp xy lanh

Hình 16 – Đường hơi nước đến két giãn nở

Động cơ Trung tốc Weichai Model X6170ZC-13

Một số thông tin cơ bản:

- Tiêu chuẩn khí thải: Euro 3

- Xuất xứ: Shandong, Trung quốc

- Công suất định mức/ tốc độ: 120

- Động cơ 4 kỳ, 6 xy lanh

- Chức năng: Sản xuất điện (Power Generation)

- Bơm cao áp là Bơm cụm Piston rãnh xéo

- Tại đường dầu vào có van điện từ dùng dể Shutdown máy trong trường hợp sự cố như nhiệt độ khí xả quá cao, áp suất cháy lớn,… thì van hoạt động, chặn đường cấp nhiên liệu vào Bơm cao áp

- Dầu nhiên liệu từ két nhiên liệu trực nhật phía trên, được Bơm nhiên liệu bơm đi qua Phin lọc, qua Van điện từ và vào Bơm cao áp nén nhiên liệu đến áp suất cao và đưa vào Vòi phun cấp nhiên liệu cho máy

- Lượng dâu dư ra, sẽ đi theo 2 nhánh, 1 nhánh gọi là đường dầu hồi của Bơm cao áp, nhánh còn lại là đường dầu hồi của Vòi phun, 2 nhánh này sau đó lại gọp thành 1 đường, đi vào thiết bị Xả không khí (Xả air) (cũng có thể là Bơm

35 tay) sau đó nhiên liệu lại vòng về Phin lọc, qua van điện từ, rồi vào Bơm cao áp, vòi phun

Hình 35 – Bơm cao áp cụm Piston rãnh xéo, các đường cao áp và đến các Vòi phun

Hình 36 – Đường dầu vào, dầu hồi, Bơm tay (hoặc xả air) và van điện từ

Hình 37 – Đường nối giữa két nhiên liệu cấp vào và Phin lọc (chưa kết nối)

Hình 38 – Két nhiên liệu (đỏ)

Hình 39 – Hai nhánh dầu hồi của Vòi phun và Bơm cao áp sau đó gọp lại thành một

Hình 40 – Đường dầu dư; Chiều dài các đường cao áp thiết kế bằng nhau

- Chiều dài của các đường ống cao áp được thiết kế bằng nhau, kết quả là áp suất nhiên liệu từ bơm cao áp vào các vòi phun là như nhau

- Bôi trơn của Động cơ X6170ZC-13 là bôi trơn Các te ướt

- Khi khởi động máy, ta dùng Bơm tay, bơm dầu nhờn từ Các te đến Phin lọc dầu lọc cặn bẩn, rồi vào Động cơ bôi trơn, làm mát trước

- Khi động cơ đã hoạt động, trục khuỷu quay, thì Bơm dầu nhờn kiểu Bơm bánh răng được lai bởi trục khuỷu hoạt động, bơm dầu từ Các te đến Sinh hàn dầu nhờn để làm mát dầu, rồi đến Phin lọc rồi vào Động cơ bôi trơn cho các chi tiết chuyển động

Hình 41 – Bơm tay, Bơm dầu, Các te, Sinh hàn dầu, Phin lọc dầu, và các mũi tên chỉ hướng di chuyển của dầu nhờn

Hình 42 – Đường dầu từ Các te đến Bơm tay, và từ Các te đến Bơm dầu bánh răng, và các đường mũi tên di chuyển của dầu nhờn

- Tương tự như động cơ 6NVD36, nó cũng có 2 mạch: Mạch kín và mạch hở

- Hệ thống có 2 Bơm li tâm đồng trục, Bơm li tâm nước biển và Bơm li tâm nước ngọt

- Thiết bị sinh hàn nước ngọt là kiểu trao đổi nhiệt dạng ống (Shell and tube type)

2.3.1) Mạch hở (nước biển làm mát):

- Mở van cấp nước biển, nước biển từ Bơm nước biển làm mát chạy vào đến Bơm li tâm (sẽ có 2 bơm li tâm tại đó, nó là Bơm li tâm đồng trục), nước biển được 1 bơm li tâm hút và đẩy đến để làm mát cho Sinh hàn khí nạp, sau đó đi đến phía trước làm mát cho Sinh hàn nước ngọt và Két giãn nở, cuối cùng đưa ra biển, hoàn thành 1 vòng tuần hoàn hở

Hình 43 – Van cấp nước biển vào từ Bơm nước biển làm mát, Bơm li tâm nước biển đồng trục, đường mũi tên chỉ đường đi của nước biển vào Bơm li tâm

Hình 44 – Đường mũi tên chỉ nước biển vào Bơm li tâm, và nước biển đi ra đến

Hình 45 – Sau khi làm mát cho Sinh hàn khí nạp, nước biển đi ra đến Sinh hàn nước ngọt

Hình 46 – Nước biển vào làm mát Sinh hàn nước ngọt và đi ra ngoài biển Các van cảm biến nhiệt độ của nước ngọt

2.3.2) Mạch kín (Nước ngọt làm mát)

- Nước ngọt từ Sinh hàn nước ngọt đi vào Bơm li tâm nước ngọt đồng trục, đi đến Sinh hàn dầu nhờn rồi đi vào Động cơ làm mát Sơ mi Xy lanh và Nắp Xy lanh rồi đến Ống góp rồi đến Van cảm biến nhiệt độ Tại đó nếu cảm biến đo được Nước ngọt làm mát đang quá nóng, nước ngọt sẽ được đưa lại vào Sinh hàn nước ngọt trao đổi nhiệt với nước biển làm mát, rồi chạy lại xuống Bơm li tâm, còn nếu nhiệt độ nước ngọt làm mát chưa quá nóng thì nó sẽ chạy thẳng

46 xuống Bơm li tâm (bỏ qua Sinh hàn) Cho dù trường hợp nào thì nước ngọt làm mát vẫn đảm bảo hoàn hành một vòng tuần hoàn kín

- Ở tại đường ống có Van cảm biến nhiệt độ, có một đường ống nhỏ nối với Két giãn nở của Sinh hàn nước ngọt, lý do nếu nước biển làm mát quá nóng nó sẽ bốc hơi, hơi này đi qua đường ống nhỏ đó tới Két giãn nở để ngưng tụ lại thành nước

Hình 47 – Sinh hàn nước ngọt, Két giãn nở, đường nước biển ra ngoài, Bơm li tâm nước ngọt hút nước từ Sinh hàn nước ngọt đưa đến Sinh hàn dầu nhờn

Hình 48 – Van cảm biến nhiệt độ quyết định đường đi của nước ngọt làm mát theo nhiệt độ Đường 1 đi vào Sinh hàn nước ngọt nếu nhiệt độ nước cao Đường 2 đi vào bơm nếu nhiệt độ nước thấp Có ống đưa hơi nước vào Két giãn nở

- Động cơ Weichai X6170ZC-13 sử dụng hệ thống khởi động bằng Mô tơ điện

Hình 49 – Mô tơ khởi động Động cơ

2.5) Hệ thống trao đổi khí:

- Phương thức nạp khí: Động cơ sử dụng Hệ thống Turbo tăng áp làm mát khí nạp

- Nguyên lý làm việc cũng tương tự như các động cơ có turbin tăng áp khác Turbine xả và nén là đồng trục Ban đầu khí xả làm xoay cánh quạt của turbin xả từ đó làm xoay cánh quạt phía Turbine nén khí, không khí từ đó bị hút và nén cưỡng bức, khi nén nhiệt độ khí nạp tăng cao, mật độ từ đó cũng thấp, vì thế khí nạp này đi vào Sinh hàn khí nạp được làm mát bằng nước biển, việc làm mát làm cho mật độ khí nạp tăng, cung cấp được nhiều khí vào động cơ hơn, từ đó nhiên liệu cũng được cung cấp nhiều hơn, tăng công suất máy

- Thực tế tại buổi học thực hành, bộ phân Tuabin tăng áp không có

Hình 50 – Đường khí xả vào phía xả của turbine và đường khí nạp phía turbine nạp vào Sinh hàn

Hình 51 – Hình ảnh thiết bị Sinh hàn khí áp và Turbine tăng áp của Động cơ lắp sẵn

Động cơ CATER

- Sinh hàn nước ngọt dạng trao đổi nhiệt dạng ống (Shell and tube)

3.1.1) Mạch hở (Nước biển làm mát):

- Trước tiên ta mở van cấp nước biển Nước biển từ Bơm nước biển đi vào Sinh hàn nước ngọt làm mát rồi xả ra biển

Hình 52 – Sinh hàn nước ngọt làm mát, đường nước biển ra, đường nước biển vào Sinh hàn nước ngọt, van cấp nước biển (xanh lá)

3.1.2) Mạch kín (Nước ngọt làm mát):

- Nước ngọt từ Két giãn nở và Sinh hàn nước ngọt được đưa vào bơm đưa đi làm mát cho Sinh hàn dầu nhờn, sau đó đi vào làm mát Sơ mi Xy lanh và Nắp

Xy lanh Sau đó nước ngọt làm mát đi vào ống góp và đi đến Van cảm biến nhiệt độ Nếu nhiệt độ nước quá nóng, nước ngọt sẽ đi vào Két giãn nở và Sinh hàn nước ngọt được làm mát từ nước biển Còn nếu nhiệt độ nước chưa nóng thì

Van mở cho nước ngọt làm mát đi xuống lại Bơm và tiếp tục 1 vòng tuần hoàn kín

Hình 53 – Bơm nước ngọt làm mát, đường nước ngọt từ Sinh hàn nước ngọt đến bơm

Hình 54 – Van cảm biến nhiệt độ nước ngọt làm mát, theo nhiệt độ nó có thể đi theo 1 trong 2 nhánh Nhánh 1 đến Sinh hàn nếu nhiệt độ cao, Nhánh 2 đi trực tiếp xuống Bơm nước ngọt làm mát

- Động cơ CATER sử dụng hệ thống Các te ướt

- Bơm sẽ bơm dầu từ Các te lên đến Phin lọc lọc cặn bẩn sau đó đưa vào bên trong Động cơ bội trơn cho các chi tiết chuyển động rồi xuống Các te Có thêm một đường dầu nhờn nữa đi lên phía trên bôi trơn cho thiết bị Turbine tăng áp xong dầu rơi xuống lại Các te

Hình 55 – Bơm dầu nhờn, bơm dầu qua phin rồi vào trong Động cơ và Turbin khí xả

Hình 56 – Sinh hàn dầu nhờn làm mát bằng nước ngọt, và Phin lọc dầu nhờn

3.3) Hệ thống trao đổi khí:

- Động cơ dùng thiết bị Turbine tăng áp

- Tại cửa xả, khí xả làm quay cánh quạt phía xả nối đồng trục với cánh quạt turbine phía nén Sau đó khí xả đi qua đoạn ống giãn nở và đu ra ngoài ống khói

- Tại turbine khí nạp, gió được hút từ bên ngoài vào qua phin lọc và bị nén và đưa vào động cơ

Hình 57- Tuabin khí xả (Tuabin tăng áp), ống giãn nở ở cửa xả và phin lọc gió ở cửa hút

- Có két nhiên liệu, ở đó có Van cấp dầu nhiên liệu, khi máy chạy thì mở van cấp nhiên liệu, dầu được bơm nhiên liệu bơm và đẩy lên Phin lọc, rồi đến Bơm cao áp và 6 vòi phun

- Có đường dầu hồi của Bơm cao áp nối với Két nhiên liệu

Hình 58 – Két nhiên liệu, Van cấp nhiên liệu và đường hồi nhiên liệu của Bơm cao áp

Hình 59 – Nhiên liệu từ Két, đến Bơm nhiên liệu, đi lên Phin lọc

Hình 60 – Nhiên liệu bào phin lọc rồi đi đến Bơm cao áo

Hình 61 – Bơm cao áp cấp nhiên liệu vào máy qua vòi phun, dầu dư đi về két qua đường dầu hồi của Bơm cao áp

Thiết bị chưng cất nước ngọt

- Một thiết bị quan trọng giúp cho nhiệt độ sôi của nước biển trong máy chưng cất thấp hơn nhiệt độ sôi thông thường là Bơm phun tia

- Bơm phun là thiết bị tạo ra chân không từ đó, áp suất để làm sôi chất lỏng giảm dẫn đến nhiệt độ sôi thấp

- Máy chưng cất nước ngọt từ nước biển phục vụ mục đích sinh hoạt, nước uống cho thuyền viên và hỗ trợ cho nồi hơi & hệ động lực là yêu cầu tất yếu trên tàu biển

- Khối chưng cất nước ngọt, bao gồm các tấm trao đổi nhiệt dạng tấm ti-tan cho cả dàn bay hơi và bầu ngưng tụ, vỏ máy chưng cất, bơm phun tia, bơm nước ngọt, cảm biến kiểm soát nước ngọt và khung đỡ

- Máy chưng cất nước ngọt được sử dụng khi tàu đang hành trình xa bờ, nơi mà nước biển tinh khiết và không bị ô nhiễm do gần bờ

- Tóm tắt nguyên lý hoạt động của Máy chưng cất nước ngọt:

- Nước biển (lạnh) được đưa vào bầu ngưng tụ, đi qua các tấm truyền nhiệt của bầu ngưng tụ, nước biển sau đó đi ra bầu ngưng tụ và đi vào dàn bay hơi Tại đây, nước đi qua các tấm trao đổi nhiệt và nhận nhiệt từ nước ngọt làm mát máy chính, bên trong máy chưng cất nước ngọt, mật độ chân không làm cho nước bay hơi ở nhiệt độ khoảng 40°C đến 80°C (tùy tàu và loại máy) được duy trì bơi bơm phun tia, thay vì 100°C Hơi nước bị bốc hơi và nước biển nặng hơn được đưa xuống khoang chứa nước biển bên dưới và xả ra ngoài Hơi nước này sẽ quay trở lại bầu ngưng tụ và đi qua các tấm trao đổi nhiệt của bầu ngưng, truyền nhiệt cho nước biển (lạnh) đồng thời hơi nước ngưng tụ thành nước ngọt Nước

61 ngọt sau đó được bơm nước ngọt hút ra ngoài để sử dụng, độ mặn trong nước ngọt được kiểm soát bởi thiết bị kiểm soát độ mặn

Hình 62 – Máy chưng cất nước ngọt ở CS Vũng tàu

Tuabin Hơi nước

- Là tuabin phụ, dẫn động một thiết bị máy phụ nào đó, lai máy nén hoặc máy phát điện, bơm,…

- Nằm trong hệ thống Nồi hơi và hệ động lực tàu thủy

- Có tốc độ hàng nghìn vòng/ phút, vì vậy có trang bị hộp số

Hệ thống phân ly dầu nước

- Dùng trong hệ thống la canh, tách dầu và nước trong nước la canh

Bàn điều khiển

- Trên bảng có các đồng hồ chỉ báo gồm:

- Đo áp suất dầu nhờn, áp suất nước ngọt, áp suất chai gió, áp suất nước biển, áp suất gió điều khiển, áp kế, nhiệt kế,…

- Có các đèn chỉ báo: Ahead, Power, Astern chỉ báo chiều di chuyển của tàu

- Power: chỉ báo hê thống đang được cấp điện

- Có 2 nút START và STOP và tay gạt dùng cho hệ thống điều khiển khởi động từ xa bằng gió nén

Các máy phát điện

Hệ thống lạnh

- Máy nén khí nén công chất lên áp suất và nhiệt độ cao, đi đến bộ tách dầu rồi đến Bình ngưng làm mát, đến Bộ tách ẩm sau đó nó chia ra làm 2 đường, 1 đường vào buồng rau, 1 đường vào buồng thịt, trên các đường có gắn các van tiết lưu và van điện từ

- Vì không có đường bù áp suất từ đầu ra của dàn bơi hay cho Van tiết lưu, cho nên đây là van viết lưu cân bằng trong, có các màng, ở phía trên màng này có một loại công chất nhạy với nhiệt độ

- Có thiết bị cảm biết đặt sau dàn bay hơi

- Sau khi ra dàn bay hơi, công chất đi vào Bình tách lỏng rồi vào lại Máy nén

Hình 66 – Thiết bị tách ẩm

Hình 68 – Đường ống đi của công chất, van tiết lưu, van điện từ

Hình 69 – Buồng rau, buồng thịt

CÁC LOẠI MÁY MÓC, TRANG THIẾT BỊ, HỆ THỐNG TẠI PHÒNG THỰC HÀNH NHÀ TÀU (CƠ SỞ 1)

MÁY CHÍNH VÀ CÁC HỆ THỐNG PHỤC VỤ

1.1) Giới thiệu chung về máy chính:

- Hãng: MITSUBISHI HEAVY INDUSTRIES ENGINE AND

- Nơi sản xuất: Nhật Bản

- Tốc độ: 2001 RPM (Revolution per Minute)

- Tiêu chuẩn khí thải: IMO-T1

- Phương thức vận hành: Động cơ diesel 4 thì, làm mát bằng nước, phun nhiên liệu trực tiếp, có tăng áp, làm mát bằng không khí

Hình 70 – Quy trình vận hành máy chính

Một số hình ảnh từ nhà sản xuất:

Bố trí các hệ thống phục vụ động cơ:

- Do tài liệu về động cơ này rất hạn chế, em xin được đưa hình ảnh của một động cơ khác nhưng cũng cùng hãng Mitsubishi có Model là S6B3 (khác với S6B3 T2 MPTK)

Hình 71 – Nguồn Mitsubishi S6B3 Operation and Maintenance Manual

Hệ thống nhiên liệu gồm:

1) Két trực nhật D.O (D.O Service Tank)

5) Bơm dầu D.O (Main engine D.O pump)

7) Bơm nhiên liệu (hay Bơm dầu – Fuel Feed Pump) được trục khuỷu lai 8) Phin lọc (Engine Fuel Filter)

9) Bơm cao áp (Injection Pump)

10) Các vòi phun và đường dầu cao áp (Nozzles, high pressure pipes)

11) Van một chiều (One way valve)

- Tại két lắng, các tạp chất bẩn và nước được lắng xuống theo phương pháp lắng đọng tự nhiên, các tạp chất và nước này sau đó được xả ra ngoài Nhiên liệu sau khi đã sạch được chuyển sang két trực nhật Tại đây, bơm dầu D.O sẽ bơm dầu từ két trực nhật đến Bơm tay hoặc Bơm cấp nhiên liệu (tùy theo nhu cầu sử dụng) nếu đóng Van tay thì Bơm tay không sử dụng Phía đẩy của Bơm dầu D.O có một đường dầu qua van tay về lại két Sau khi qua Bơm tay hoặc Bơm cấp nhiên liệu (fuel feed pump), nhiên liệu đi qua Phin lọc để lọc các cặn bẩn trước khi vào Bơm cao áp, tránh hư hỏng Sau Phin lọc, nhiên liệu đi vào Bơm cao áp, tại đây, Bơm cao áp đưa nhiên liệu áp suất cao vào các Vòi phun thông qua các đường dầu cao áp, cung cấp nhiên liệu vào động cơ

- Lượng dầu dư (không sử dụng hết) được quay về Két trực nhật D.O thông qua đường dầu hồi của Bơm cao áp và vòi phun Qúa trình cung cấp nhiên liệu cứ thế lặp lại

- Van đóng nhanh có tác dụng ngăn đường nhiên liệu đi qua trong trường hợp đường ống nhiên liệu gặp sự cố, hư hỏng, đảm bảo an toàn cho hệ thống và đường ống

- Bơm tay có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cho động cơ khi động cơ đang trong quá trình khởi động, Bơm cấp nhiên liệu (Feed pump) chưa hoạt động do trục khuỷu chưa tự quay được Bơm tay đưa nhiên liệu từ Két chứa nhiên liệu, qua Van tay đến Bơm cao áp với áp suất ổn định Dùng khi khởi động động cơ hoặc khi có sự cố về hệ thống nhiên liệu

- Tại Bơm cao áp còn có bộ phận xả không khí (xả air) giúp bảo vệ Bơm cao áp, đảm bảo bơm không nén không khí, gây ảnh hưởng xấu đến bơm

Hình 72 – Bơm dầu máy chính

Hình 75 – Bơm cấp nhiên liệu, Bơm cao áp, Phin lọc

Hình 76 – Sinh hàn nước ngọt làm mát bằng nước biển

Hình 77 – Bơm nước biển làm mát máy chính

Hình 78 – Bơm nước ngọt từ Sinh hàn nước ngọt làm mát cho máy chính

- Bơm nước biển sẽ hút nước biển từ bên ngoài và đẩy vào đi làm mát cho Sinh hàn nước ngọt, Sinh hàn tăng áp khí nạp rồi ra biển

- Nước ngọt sau khi được làm mát bằng nước biển từ Sinh hàn nước ngọt đi vào Bơm, sau đó đi đến làm mát cho Sinh hàn dầu nhờn, động cơ, áo xi lanh, nắp xi lanh,… Nếu nhiệt độ sau đó tăng cao, nước ngọt về lại Sinh hàn để được làm mát, còn nếu không tiếp tục vào Bơm

1.3) Hệ thống trao đổi khí:

- Động có được trang bị Bộ tăng áp

Hình 79 – Thiết bị tăng áp Turbocharger

- Khí xả ra từ cháy chính đi vào bầu góp khí xả, đi vào phía turbine xả làm quay Tuabin phía nén (đồng trục), từ đó khí nén từ bên ngoài, được hút và nén cưỡng bức qua phin lọc vào phía Turbine nén, sau đó được làm mát bằng Sinh hàn khí nén (Air cooler) làm mát bằng nước biển, sau đó đi vào động cơ

- Động cơ khởi động bằng điện

Hình 80 – Starter, bộ khởi động bằng điện cho máy

- Dầu từ các te, được bơm dầu nhờn bơm lên Sinh hàn dầu nhờn rồi qua phin lọc rồi vào bôi trơn cho các chi tiết chuyển động

Hình 81 – Các phin lọc dầu nhờn

CÁC THIẾT BỊ KHÁC

Hình 82 – Bảng điều khiển máy nén

Hình 83 – Sinh hàn máy phát

Hình 84 – Tem thông tin máy phát

Hình 85 – Quy trình vận hành máy phát

3.3) Bảng báo động cho máy chính:

CÁC LOẠI MÁY MÓC, TRANG THIẾT BỊ, HỆ THỐNG TẠI TÀU BÌNH THẠNH (UT GLORY)

Máy tiện

Các bảng điện

Hình 105 – Bảng điện động lực

Máy phân li dầu-nước 15 phần triệu

Hình 106 – Máy phân li dầu nước 15 phần triệu

Hình 107 – Quy trình vận hành máy phân ly dầu nước

Quy trình vận hành và các thông số máy chính

Hình 108 – Quy trình vận hành máy chính

Hình 109 – Quy trình chuẩn bị máy chính

Hình 110 – Các thông số khai thác của máy chính

Hình 111 – Các thông số chính của máy chính

Bảng siết lực Bulong, kích thước và khe hở lắp ráp chi tiết

Hình 112 – Bảng lực siết bu long

Hình 113 – Bảng kích thước và khe hở lắp ráp các chi tiết

Phòng điều khiển buồng máy (Engine Control Room)

Hình 114 – Thiết bị theo dõi máy đèn, các đèn đỏ chỉ báo áp suất dầu bôi trơn thấp

Hình 115 – Hệ thống điều khiển hộp số máy chính

Hình 116 – Hệ thống đèn báo động buồng máy

Hình 117 – Vòng quay máy chính khi MANƠ điều động

Hình 118 – Chính sách quản lí an toàn

Hình 119 – Bảng điện ở Engine control room

Hình 120 – Quy trình hòa đồng bộ hai máy phát điện của tàu Bình Thạnh

Hình 121 – Hướng dẫn mặc áo phao

Máy lọc dầu li tâm

Hình 122 – Các máy lọc dầu li tâm

Hình 123 – Nhãn thông tin và thông số máy lọc

Hình 124 – Quy trình đổi dầu máy chính

Hình 125 – Quy trình vận hành máy lọc dầu

Các máy phát điện WEICHAI 6160

Hình 126 – Tuabin tăng áp (Turbocharger) máy phát điện

Hình 127 – Máy phát điện số 2

Hình 128 – Bình khí nén khởi động máy phát 2

Hình 129 – Sinh hàn nước ngọt làm mát dạng ống cho máy phát

Hình 130 – Tem thông tin máy phát (dịch sang tiếng việt)

Hình 131 – Quy trình vận hành máy phát điện

Hình 132 – Két dầu bôi trơn máy phát

Hộp số

Hình 133 – Tem thông số hộp số

Máy lái sự cố

Hình 134 – Tiller nối với bánh đà và các xylanh lực

Hình 135 – Bộ phát góc lái

Phòng Workshop

Kho lạnh (Cold Storage)

Các bơm chữa cháy, cứu hỏa, và bơm sự cố

Nồi hơi

Hình 136 – Quy trình vận hành nồi hơi

Hình 137 – Bảo dưỡng nồi hơi

18) Bảng đèn và dấu hiệu phòng ngừa đâm va:

Ngày đăng: 29/09/2024, 16:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 16 – Đường hơi nước đến két giãn nở - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 16 – Đường hơi nước đến két giãn nở (Trang 17)
Hình 17 – Đường nước từ két giãn nở (nước được ngưng tụ) đi bổ sung cho hệ - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 17 – Đường nước từ két giãn nở (nước được ngưng tụ) đi bổ sung cho hệ (Trang 18)
Hình 18 – Bơm nước biển máy chính, hút nước biển từ bên ngoài - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 18 – Bơm nước biển máy chính, hút nước biển từ bên ngoài (Trang 19)
Hình 25 – 2 chai gió và van cấp gió, đường đi của gió nén trong chai gió sau - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 25 – 2 chai gió và van cấp gió, đường đi của gió nén trong chai gió sau (Trang 27)
Hình 42 – Đường dầu từ Các te đến Bơm tay, và từ Các te đến Bơm dầu bánh - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 42 – Đường dầu từ Các te đến Bơm tay, và từ Các te đến Bơm dầu bánh (Trang 40)
Hình 51 – Hình ảnh thiết bị Sinh hàn khí áp và Turbine tăng áp của Động cơ - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 51 – Hình ảnh thiết bị Sinh hàn khí áp và Turbine tăng áp của Động cơ (Trang 49)
Hình 84 – Tem thông tin máy phát - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 84 – Tem thông tin máy phát (Trang 89)
Hình 90 – Tem kiểm định chai gió - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 90 – Tem kiểm định chai gió (Trang 100)
Hình 96 – Các két dầu nhiên liệu DO lắng và trực nhật - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 96 – Các két dầu nhiên liệu DO lắng và trực nhật (Trang 106)
Hình 100 – Lọc gió phía turbine nén - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 100 – Lọc gió phía turbine nén (Trang 109)
Hình 102 – Turbine phía xả - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 102 – Turbine phía xả (Trang 111)
Hình 105 – Bảng điện động lực - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 105 – Bảng điện động lực (Trang 114)
Hình 117 – Vòng quay máy chính khi MANƠ điều động - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 117 – Vòng quay máy chính khi MANƠ điều động (Trang 125)
Hình 132 – Két dầu bôi trơn máy phát - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 132 – Két dầu bôi trơn máy phát (Trang 140)
Hình 137 – Bảo dưỡng nồi hơi - Bài thu hoạch thực tập nghiệp vụ (thợ máy)
Hình 137 – Bảo dưỡng nồi hơi (Trang 153)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w