l Phương pháp phân loại thức ăn- Phân loại theo giá trị năng lượng - Phân loại theo nguồn gốc thức ăn - Phân loại theo tính chất lí hoá và cách sử dụng thông thường - Phân loại theo thàn
Trang 1l Phương pháp phân loại thức ăn
- Phân loại theo giá trị năng lượng
- Phân loại theo nguồn gốc thức ăn
- Phân loại theo tính chất lí hoá và cách sử dụng thông
thường
- Phân loại theo thành phần các chất dinh dưỡng
- Phân loại theo đương lượng tinh bột
- Phân loại thực dụng
l Cách gọi tên một nguyên liệu thức ăn
Khái niệm thức ăn chăn nuôi
Khái niệm thức ăn chăn nuôi
l Khái niệm thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi là những nguyên liệu có nguồn gốc
thực vật, động vật, vi sinh vật và hoá học mà có chứa
các chất dinh dưỡng ở dạng có thể hấp thu được và
không gây ra những tác động có hại đến sức khoẻ vật
nuôi, chất lượng sản phẩm của chúng Những nguyên
liệu này phải chứa các chất dinh dưỡng ở dạng có thể
hấp thu để trong quá trình tiêu hoá sẽ được vật nuôi sử
dụng cho nhu cầu duy trì, xây dựng các mô, cơ quan và
điều hoà trao đổi chất.
Những nguyên liệu có chứa các chất độc, chất có hại
cũng có thể được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi sau
khi đã khử/hoặc làm vô hoạt hoàn toàn các yếu tố gây
độc, gây hại cho sức khoẻ vật nuôi, cho thế hệ sau và
Trang 2l Phân loại theo giá trị năng lượng
Theo hệ thống thức ăn của Liên Xô cũ
- TĂ tinh: 1 kg nguyên liệu chứa>1500 kcal ME (ví dụ:
cám gạo, bột ngô, bột sắn …)
- TĂ thô: 1 kg nguyên liệu chứa<1500 kcal ME (ví dụ: cỏ
khô, rơm khô, thân cây ngô già …)
Phương pháp phân loại thức ăn
Phương pháp phân loại thức ăn
l Phân loại theo ngu ồn gốc thức ăn
- Thức ăn thực vật: Thức ăn xanh, các sản phẩm chế biến
từ chúng, phụ phẩm trồng trọt, các loại rau, củ, quả, hạt
…
- Thức ăn động vật: Sữa và các sản phẩm từ sữa, phụ phẩm
chế biến thịt, cá, chăn nuôi gia cầm, lò ấp …
- Thức ăn nguồn khoáng chất: Đại và vi lượng
- Vi sinh vật: men TĂ chăn nuôi, chế phẩm sinh học giàu
enzyme
- Tổng hợp hoá học: a.a công nghiệp, thuốc phòng trị bệnh
…
Trang 3lPhân loại theo tính chất lí hoá và
cách sử dụng thông thường (8 nhóm)
Cơ sở phân loại:
- TĂ thô: Xơ thô>18% hay NDF>35%
- TĂ giàu năng lượng: Xơ thô<18% và
protein thô<20%
- TĂ giàu protein: Xơ thô<18% và protein
thô>20%
Phương pháp phân loại thức ăn
Phương pháp phân loại thức ăn
- TĂ thô khô và xác vỏ: Cỏ khô, rơm khô, thân
cây ngô khô, vỏ củ lạc khô, vỏ trấu …
- Đồng cỏ, cỏ tự nhiên và thức ăn xanh: bao gồm
tất cả thức ăn xanh trên đồng chưa cắt/hoặc cắt
cho ăn tươi
- TĂ ủ chua: chỉ bao gồm thức ăn xanh ủ chua
(cây ngô, cỏ ủ chua), không kể cá, củ, hạt ủ
chua
- TĂ giàu năng lượng: hạt, phụ phẩm xay xát, củ,
kể cả những thức ăn này khi ủ chua
Trang 4- TĂ giàu protein: Bột cá, bột máu, bột thịt, đỗ
tương, khô dầu, tảo …
- Thức ăn bổ sung khoáng
- Thức ăn bổ sung vitamin (kể cả nấm men được
ủ)
- Các chất phụ gia: kháng sinh, chất tạo màu,
chất tạo mùi, chất chống ôxi hoá, chất chống
vón, hormone, các loại thuốc …
Phương pháp phân loại thức ăn
Phương pháp phân loại thức ăn
l Phân loại theo thành phần các chất dinh dưỡng
- Thức ăn giàu protein
- Thức ăn giàu tinh bột
- Thức ăn nhiều nước
- Thức ăn nhiều xơ
- Thức ăn giàu khoáng
- Thức ăn giàu vitamin
- Thức ăn bổ sung khác
Trang 5l Phân loại theo đương lượng tinh bột
1 đương lượng tinh bột = 2360 kcal NE
- Thức ăn thô: Thức ăn có<45 đương lượng tinh bột/100
kg TĂ
- Thức ăn tinh: Thức ăn có>45 đương lượng tinh bột/100
kg TĂ
Carbohydrate
Carbohydrate không
phải xơ (chất nội bào)
Vách tế bào
NDF
ADF
Đường Tinh bột Pectin Hemicellulose
Cellulose Lignin
Trang 6- TĂ thô khô: cỏ khô, rơm khô, dây lá khô
- TĂ tinh
+ Gốc thực vật giàu năng lượng: hạt và phụ
phẩm
+ Gốc thực vật giàu protein: hạt đậu và khô dầu
+ Gốc động vật: sữa và sản phẩm chế biến, bột cá,
bột thịt, bột thịt xương
+ TĂ hỗn hợp
Phương pháp phân loại thức ăn
Phương pháp phân loại thức ăn
- Thức ăn khoáng: muối ăn, bột vỏ sò, bột xương,
các muối phôtphat
- Các vitamin và premix vitamin
- Các thức ăn khác: rỉ mật, phụ phẩm công
nghiệp bia, cồn
Trang 7l Quản trị nguyên liệu thô trong các nhà máy
SXTĂ (6 nhóm):
- Nhóm nguyên liệu giàu năng lượng (tinh bột)
- Nhóm nguyên liệu giàu protein (động vật, thực
vật)
- Nhóm nguyên liệu giàu xơ
- Nhóm nguyên liệu giàu khoáng
- Nhóm nguyên liệu bổ sung và chất phụ gia
- Nhóm nguyên liệu đặc biệt (chất lỏng)
Cách gọi tên một nguyên liệu thức ăn
Cách gọi tên một nguyên liệu thức ăn
Mỗi tên TĂ được thành lập bằng cách dùng các
mô tả từ 1 hoặc nhiều hơn trong 6 mặt Đó là :
- - Vật liệu gốc (nguồn gốc) chứa tên khoa học
(chi, loài, giống), tên thông thường (loài, dòng)
- - Phần sử dụng (phần dùng làm thức ăn)
- - Cách chế biến hoặc xử lí phần được dùng làm
thức ăn
- - Giai đoạn thành thục
- - Thời kì thu hoạch(cắt)
- - Hạng (chất lượng)
Trang 8l Khái niệm thức ăn chăn nuôi?
l Phương pháp phân loại thức ăn theo giá trị
năng lượng?
l Phương pháp phân loại thức ăn theo nguồn
gốc?
l Phương pháp phân loại thức ăn theo các tính
chất lí hóa và cách sử dụng thông thường?
l Phương pháp phân loại thức ăn thực dụng?