Chớp mắt trăm năm

Một phần của tài liệu Ebook Sáu giang hồ và những mảnh đời phiêu dạt khác: Phần 1 (Trang 119 - 161)

Yêu người mặn cả chiêm bao

Lìa nhau nắng ngọt mưa ngào bỗng chua Bao giờ chín trái tình thua

Để lòng thay lá sang mùa phôi pha?

1.

ẶC NHỮNG TỐP LÍNH RÃ NGŨ, BỎ NGỎ CÁC phòng tuyến đâu đó ở ngoại vi thành phố ùa về, rảo bước, chen chúc nhau lên những chiếc xe đò, xe lam, xe tải, xe nhà binh la hét tranh giành hoặc câm nín ngang qua các đường phố bừa bãi những áo quần lính trận, mũ sắt, dây nịt đạn... quăng ném vội vàng. Mặc bọn hôi của thoắt biến thoắt hiện quanh những ngôi nhà vắng chủ ngang nhiên chia chác “chiến lợi phẩm” giữa thanh thiên bạch nhật. Mặc bụi khói ám mù cảnh vật dưới mặt đất, bầu trời thành phố Huế hôm ấy vẫn rất trong xanh, hoa phượng vẫn cháy đỏ màu muôn thuở.

Hôm ấy, chân chưa rời khỏi Huế mà sông Hương đã trở thành nỗi nhớ trong lòng không ít người ra đi. Trong số người đi có trung úy Hãn, áo quần trận lấm bụi, mũ lưỡi trai kéo sụp ngang mày cỡi chiếc Honda Dame chầm chậm ngang qua đường Trần Hưng Đạo nghiêng ngó, chốc chốc dừng lại dõi mắt săm soi vào đám người tản cư mang xách, gồng gánh khoác chung vẻ lam lũ, cam chịu từ tóc tai quần áo đến điệu dáng mệt mỏi, phờ phạc, thất thần. Già có, trẻ có, họ lê bước lếch thếch, hoặc tụ lại từng nhóm đứng lóng ngóng bên vệ đường, thấy xe nào ngang qua cũng đưa tay ngoắc rối rít, to tiếng van xin quá giang. Những xe đầy từ chối đã đành, có xe lưng lửng cũng vọt nhanh, dông biến để lại làn bụi làm lem úa những mặt người thất vọng vụt khựng sững như là tượng.

Dừng vội xe, ngoảnh mặt về phía tiếng gọi, Hãn chưa kịp lên tiếng thì người đàn bà trẻ đã rảo bước đến bên hắn, chiếc túi xách nặng nề kéo lê theo chân, nón lá hất ngược ra sau để lộ gương mặt không son phấn nhễ nhại mồ hôi, mắt long lanh ánh vẻ mừng khôn tả:

– Trời đất, tưởng anh đi rồi, sao còn ở đây?

Tạt vào khoảng trống trước căn nhà đóng kín có tấm bìa lịch cũ ai đó viết nguệch ngoạc lời nhắn: Mạ đã vô Đà Nẵng. Chìa khóa gửi ở dì K. treo trên cửa sắt, Hãn cau ríu đôi mày sâu róm, nhìn từ đầu đến chân Ngà:

– Em... Ngà đi từ lúc nào?

– Sáng hôm kia lận, đón xe hoài không được, cuốc bộ từ cây số 17 vô tận đây muốn rã từng lóng xương. Còn anh Hãn, sao...

– Đơn vị rút từ Giạ Lê về lúc 5 giờ sáng, anh vội chạy ra nhà coi thế nào, nói mãi ông bà già nhất quyết không đi, vợ chồng thằng em đi rồi, chẳng rõ giờ này đang ở đâu, kiếm hoài chưa gặp.

– May thì vô tới Đà Nẵng, không may thì còn ở dọc đường đâu đó, anh khéo lo, biết đâu mà lần!

– Lâu lắm mới gặp, Ngà sống thế nào?

– Dạ cũng tàm tạm. Anh đã rước cô nào về làm dâu làng Kế Môn chưa?

– Chưa. Còn em, đi bước nữa rồi chứ? – Dạ, vẫn ở không!

Người đàn bà trẻ cúi mặt cắn chặt môi, gã trai lắc đầu khẽ tặc lưỡi chẳng rõ ái ngại hay ân hận đã buột miệng hỏi cái câu thiếu tế nhị, nhạy cảm không phải lúc. Hãn nổ máy, cúi cầm cái túi xách gác ngang sườn xe, thấp giọng:

– Chậc, đã đến nước này thì... anh sẽ xoay xở thử xem. Lên xe đi.

Thoáng ái ngại rồi Ngà ngồi lên yên sau: – Đi đâu anh?

– Thì đi kiếm xe. Không phải em muốn vô Đà Nẵng sao? – Ờ há!

Xe qua cầu Trường Tiền, tiếng Hãn bạt trong gió: – Nếu là em, anh cóc cần đi.

– Nghĩa là anh không sợ chết, bom hay pháo coi như pha hả? Em thì yếu bóng vía lắm, người ta nói trận này sẽ ác liệt gấp trăm lần trận năm 72, mùa hè đỏ lửa.

– Sống chết đều có số cả, giày dép còn có số huống nữa là con người. Người xinh xắn như Ngà chắc chắn có số đẹp, sống dai.

– Lúc nào anh cũng đùa được!

Hai người cùng cười. Kiểu cười lặng, không phát thành tiếng. Nụ cười làm giãn vẻ mặt mệt mỏi của Ngà ra chút đỉnh, nom tươi tắn hơn. Nụ cười khiến Hãn nghe lòng vơi được phần nào nỗi bất an mấy hôm nay cứ bám riết lấy mình như đỉa. Con đỉa vô hình hút dần sự thanh thản, hồn nhiên vốn có ở bất cứ gã trai trẻ nào còn lưng chừng ở độ tuổi giữa hai mươi và ba mươi, có chừng dăm năm mặc đồ trận chui rúc trong rừng sâu núi thẳm, may mắn lành lặn quay về, nhưng tâm hồn bị xém cháy ít nhiều sự tự tin, biết trân quí hơn cuộc sống, bởi đã có lúc cận kề cái chết ngoài trận mạc.

– Lâu nay em có quay lại trường Luật, học tiếp mấy cái chứng chỉ còn lại không?

– Học hành gì nữa, chữ nghĩa rỉ sét cả rồi, phải chi hồi đó... – Đừng vội lên xe hoa, trở thành đại úy phu nhân hả?

– Anh vẫn còn mê đọc sách chứ? – Ngà lảng chuyện. Hãn lại cười:

– Với anh, sách luôn là những người đẹp hoàn hảo hơn bất cứ người đẹp nào ngoài đời thực, mê sách lại an toàn hơn mê người

đẹp bằng da bằng thịt.

– Dóc tổ cái ông này! – Ngà đấm khẽ vai Hãn.

Xe qua khỏi cầu, đổ dốc, rẽ trái rồi dừng lại. Khu trường Đại học Sư phạm, điểm Bộ tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh chọn làm nơi đóng quân tạm trên đường di tản, sớm mai còn đông đặc người của các phòng, ban, các máy móc, khí tài phục vụ cho guồng máy đầu não của một tập thể gồm nhiều trung, tiểu đoàn bộ binh và những đơn vị đặc nhiệm nay vắng hoe, còn trơ lại những phòng học mở cửa tan hoang, rỗng tuếch, lác đác vài kẻ “điếc không sợ súng” đi nhặt nhạnh những thứ vặt vãnh còn rơi rớt lại.

– Muộn mất rồi!

Hãn dựng xe, buồn rầu nói, rảo bước lao nhanh lên lầu 2, nơi bộ chỉ huy tiểu đoàn truyền tin tạm đóng. Phòng ốc trống không, cả cái ba lô đựng đồ cá nhân của hắn cũng “bốc hơi” đằng nào mất rồi. Hãn vội vàng quay xuống. Một chiếc Jeep từ phía bên hông trái chất đầy lính với một người mang lon đại úy ngồi cạnh tài xế bỗng quành ra, tăng tốc nhắm hướng cổng. Hãn đưa tay ngoắc, gọi:

– Đại úy, thưa... đại úy!

Chiếc Jeep chạy trờ tới, thắng đánh “kít”, Hãn đưa tay ngang mày dập hai chân vào nhau chào theo thói quen thâm niên ngoài 5 năm quân ngũ, kể cả thời gian huấn luyện ở quân trường, nói gấp:

– Đi hả, đại úy?

– Dọt lẹ, mẹ kiếp, giờ này còn em với út hả mậy?

– Dạ không phải, người nhà, cho em gửi đứa em quá giang... Gã đại úy ném mắt ra phía sau, trên ấy hơn chục mạng chèn như cá trong hộp, lắc đầu:

– Đi đâu, đại úy?

Chiếc xe tăng ga, quẹo phải ra đường, gã đại úy đưa hai tay lên trời gào, như thể không nói với Hãn mà với trời xanh đang bắt đầu ngã màu hoàng hôn tím thẫm:

– Thuận An!

Chiếc Honda Dame lao vọt đi. Ngà vòng tay ôm chặt eo Hãn. Chiếc xe máy được nhấn ga rung rẩy lên từng hồi như thể mọi bộ phận sẵn sàng rã ra. Tiếng Ngà kề bên tai Hãn bởi nàng chọn vai hắn để gác cằm lên cơ hồ cho đó là điểm tựa vững vàng nhất từ mấy hôm nay, từ hôm khăn gói cuốn theo dòng người tránh bom né đạn:

– Sao lại về biển?

– Đường bộ tắc rồi, có lẽ đèo Hải Vân đã bị cắt. – Những người hồi nãy...

– Cùng đơn vị truyền tin với anh. Họ rút muộn, có lẽ vì còn nán lại phá hỏng máy móc.

– Kể cũng hên, không gặp họ mình chẳng biết đi đằng nào. – Đường trời lúc này may ra, còn đường đất hoặc đường biển may ít rủi nhiều.

– Khi không anh phải nặng gánh thế này, em áy náy hết sức. – Có khi nào Ngà chạy lẹ kiểu này chưa?

– Dạ chưa.

– Giờ thì nhắm mắt lại, anh sẽ đưa em lên... – Lên đâu hả... ông tướng?

– Lên thiên đàng!

Ngà khẽ cười, đấm dứ vai Hãn liền hai cái, lập lại cái câu đã nói lúc họ qua cầu Trường Tiền:

– Lúc nào anh cũng đùa được.

Lúc nào... Đúng là giữa hai người đã từng có một thời ấm áp những câu đùa, những tiếng cười. Thời ấy giờ đã xa xôi chưa

hẳn như cổ tích mà bị chôn vùi dưới biết bao nếp gấp ghời gian, buồn nhiều hơn vui, dữ nhiều hơn lành, dù cả hai chưa bao giờ “cùng nhìn về một hướng” mà chỉ song hành, thậm chí đường ai nấy đi, thỉnh thoảng gặp rồi chia, chia tới bặt vô âm tín rồi thình lình bỗng gặp như lúc này, người này thấy kẻ kia già dặn hơn một tí, hình như xa cách hơn một tí, và ngược lại, nhưng chẳng ai nói ra điều này.

Qua khỏi chợ Mai chừng hơn cây số, xe đột ngột bị chặn lại giữa đường bởi một gã râu tóc bờm xờm, chai rượu kẹp nách, mặc bộ đồ rằn ri thoạt trông biết ngay thuộc binh chủng biệt động quân. Bảng tên, cấp bậc, phù hiệu đơn vị đã được gỡ bỏ. Cây M.18 ngắn nòng cầm huơ huơ trên tay uy lực hơn tiếng hét sũng men của gã:

– Ê dừng lại! Tao bảo... Đ.m dừng lạạại!

Mũi súng thôi huơ mà chĩa thẳng về phía hai người khiến Hãn không thể không dừng lại, không thể không cho gã say ngồi lắp vào sau lưng người đàn bà trẻ. Xe vừa lăn bánh, gã ngoác miệng phà hơi men vào tai Ngà:

– Nè ông trung úy, làm vài hớp ly bôi đi! – Đưa chai Whisky còn lưng nửa về phía Hãn, nói giọng cà rỡn, đoạn gã ông ổng hát: – Bạn ơi quan hà xin cạn chén ly bôi, ngày mai tui đã... đã... đi xa rồi...

Hãn làm thinh. Trả chai rượu lại vào nách, gã tiếp:

– Bọn đại bàng, phượng hoàng với lại các mệnh phụ phu nhân vú bơm mông độn lên trực thăng hô biến cả rồi. Đ.m tổ tông năm đời bảy kiếp cái lũ mang con bỏ chợ. Đứa nào còn sót lại như ông và tui lúc này gọi là gì biết không?

Hãn im lặng, gã cười:

– Là cóc nhái, chuột cống, gà toi đang dẫn xác vô lò nướng thành các món quay, hê hê hê, quay, quay, quay tuốt, mẹ kiếp,

xuôi tay cho mệ nuốt!

2.

TRỜI SỤP TỐI KHI HỌ TỚI TÂN MỸ, DẢI ĐẦM PHÁ không rộng lắm lúc này bỗng trở thành cái chảo lửa kinh hoàng phải vượt qua nếu muốn tới cửa biển Thuận An. Cái chảo lửa sẵn sàng xơi tái, nhấn chìm hoặc nướng chín tất thảy những ai xấu số bị ăn đạn từ những nòng súng chẳng thù hằn mà điên tiết, hoảng loạn bởi hội chứng cùng đường, tuyệt lộ.

Tân Mỹ lúc này tựa chỗ trũng, vũng xoáy hội tụ không biết hàng ngàn hay hàng vạn “sinh linh” trước đó khoác áo đủ loại binh chủng, giờ gần như xóa trắng hết mọi phiên hiệu nhưng vũ khí vẫn lăm lăm trong tay, buộc quanh dây nịt đạn. Dưới ánh sáng ma trơi của pháo sáng, pháo hiệu không ngớt lơ lửng trên nền trời đen mun, tiếng nổ của cơ man nào là loại súng thi nhau xé rách, bắn nát tả tơi màn đêm. Gió lộng từ đầm lên, từ biển vào không xua tan nổi mùi khét của khói súng, mùi tai ương ngờm ngợp bốc lên mỗi lúc có người ngã đạn bởi cố chen chân lên một chiếc xuồng, thuyền, đò hay sà lan vừa cướp được, hoặc bị Hà Bá nhấn chìm bởi các phương tiện ấy phải gồng gánh quá tải.

Tiếng kêu la, rủa sả, hò hét tựa đám bọt ngầu nổi lềnh khênh trên mặt chảo lửa sôi sùng sục ấy và, Hãn – Ngà chỉ là hai con gà toi – theo cách nói của gã say lúc nãy – đứng rũ cánh, chốc chốc khẽ cúi thấp người bởi các loạt đạn xé gió bay ngang trên đầu chiu chíu. Thoạt tiên cố len lỏi giữa đám đông tìm cách tiếp cận bờ đầm tìm phương tiện, sau họ bị dồn đẩy như thể có cơn sóng dữ dồn đẩy sau lưng, đôi khi phải ngồi sụp xuống để cưỡng lại “dòng cuốn”. Có lúc Hãn ngỡ đã níu được tay Ngà nhảy xuống một chiếc xuồng ba lá cỡ trung, nhưng rồi một loạt đạn tỉa dọc thân người đi trước hắn chừng một bước khiến hắn chùng lại,

kéo Ngà quay ngoắt lại, cố rẽ “sóng” ngược lui.

Họ quay lại chỗ những chiếc container trước kia hẳn chứa vũ khí, đạn dược hay hàng quân nhu, quân tiếp vụ gì đó, giờ sét rỉ, móp méo bị vất nằm chỏng chơ bên lối mòn cạnh bãi trống đông nghẹt người, cái còn cửa, cái không, tất thảy ngậm kín bóng tối và bốc mùi xú uế lưu cữu, mùi cứt đái lưu niên, ... nói chung là mùi của một bô rác kiêm cầu tiêu hoang phế. Họ quay lại và Ngà quờ tay vào hốc tối của chiếc container ngoài cùng, mừng rỡ reo lên:

– May quá, nó vẫn còn nguyên nè anh!

Nhận lấy chiếc túi từ tay Ngà mang vào vai, Hãn rảo bước ra khoảng trống bên vệ đường, Ngà lúc thúc theo sau. Họ ngồi sát vào nhau vì cùng cảm thấy lạnh. Cái lạnh hồ như chưa ai từng cảm thấy trong đời, lạnh giá từ trong lòng ra, và từ cái chảo lửa ngoài kia rờn rợn ập vào.

Nhẹ nhàng mở dây kéo túi xách lấy thêm áo khoác ngoài, đoạn Ngà lấy ra gói mì ăn liền cười bảo:

– Nhai cho đỡ buồn miệng, anh!

– Cho đỡ đói! – Hãn cười buồn – Từ sáng tới giờ đã có gì bỏ bụng đâu.

– Chờ em một chút. – Ngà nói mau và lập tức biến vào biển người bên kia dãy container. Lát sau quay lại với hai bọc trà đá có ống hút thò ra trên miệng, nhỏ nhẹ nói:

– Giờ này nước quí hơn vàng, đắt kinh khủng. – Đắt là bao nhiêu?

– Anh không thể tưởng tượng nổi đâu. – Gấp mười ngày thường chứ gì?

– Không, gấp trăm ấy chứ.

– Thật à? Vậy thì phải nhấp từng giọt từng giọt một như là hồng đào mỹ tửu, không nên uống theo kiểu ngưu ẩm hồ đồ.

– Lúc nào anh cũng đùa được.

– Càng gần kề cái chết, những gì thuộc về cái sống càng trở nên đắt giá. Ngày mai hai bọc trà đá này sẽ tăng giá gấp hai hoặc ba trăm lần. Nhưng liệu lúc đó mình có còn để uống nữa không!?

Ngà đưa tay bịt miệng Hãn: – Anh chỉ nói bậy.

Họ nhỏ nhẻ nhai từng cọng mì giòn rụm, nhỏ nhẻ nhấm nháp từng giọt nước nghe ngon hơn bất cứ bữa tiệc ngon nào từng ăn trong đời.

– Giờ tính sao anh? Lấy lại sức xong có nên phiêu lưu lần nữa, hay nói như cái gã say hồi hôm là ngồi đây “xuôi tay cho mệ nuốt”? – Ngà nhìn chăm mắt Hãn cùng lúc pháo hiệu kẻ nào đó vừa bắn lên trời, thấy cơ hồ có ngọn lửa đỏ trong ấy. Đỏ như mắt thỏ.

– Không nên phiêu lưu, chắc chắn sẽ ăn đạn thôi. Chờ sáng hẵng tính. Cùng lắm anh sẽ bị bắt làm tù binh, còn em, thường dân thì có gì mà sợ?

– Nhưng mà... Anh quên em từng là vợ lính sao?

– Lính tử sĩ thì Việt cộng đâu thèm tính sổ, hay sờ gáy làm gì! – Lại đùa! – Ngà đưa tay che miệng ngáp, nghe cơn buồn ngủ nằng nặng trên mi mắt, duỗi người nằm nghiêng trên vệ cỏ, tay gối đầu, tay chống cằm trông lên gương mặt Hãn trong khoảng tranh tối tranh sáng chốc chốc lóe sáng hoặc nhuốm hồng bởi trái sáng hay pháo hiệu, vẻ mặt có cái gì đó là lạ như thể nàng mới thấy hắn lần đầu, và Ngà bỗng nhớ đến người chồng đã khuất.

Hồi ấy Ngà đã nhận một lúc hai nỗi đau mất mát. Chồng Ngà biến thành tử sĩ cùng một thời điểm, cùng một trận địa với Lược, anh trai nàng. Lược – trung úy trung đội trưởng và Tiêu –

Một phần của tài liệu Ebook Sáu giang hồ và những mảnh đời phiêu dạt khác: Phần 1 (Trang 119 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)