1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

126 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án “Đầu Tư Xây Dựng Và Kinh Doanh Kết Cấu Hạ Tầng Khu Công Nghiệp Vĩnh Thạnh (Giai Đoạn 1)”
Tác giả Liên Doanh Các Nhà Đầu Tư BCM IDC - VSIP JV - VSIP JSC
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ Ngành TW, UBND thành phố Cần Thơ đã kêu gọi nhiều Nhà đầu tư đến với thành phố, với mong muốn góp phần hỗ trợ thành phố Cần Thơ và phát triển kinh

Trang 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG

KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)”

ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Xuất xứ dự án 1

1.1 Thông tin chung về dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư 2

1.2.1 Cơ quan có thẩm quyền Quyết định chủ trương đầu tư 2

1.2.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 2

1.2.3 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư 2

1.3 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 3

1.3.1 Mối quan hệ của dự án với dự án khác 3

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 4

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 5

2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 6

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 9

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 9

3 Tổ chức thực hiện đánh giác tác động môi trường 9

3.1 Trình tự tiến hành xây dựng báo cáo 9

3.2 Các đơn vị, tổ chức, thành viên tham gia thực hiện báo cáo ĐTM 9

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 11

Trang 4

1.1.5 Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng

bị tác động bởi dự án 18

1.1.6 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án 19

1.1.7 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án 20

1.2 Các hạng mục công trình của Dự án 25

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 25

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 25

1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 28

1.2.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện Dự án; sự phù hợp của địa điểm thực hiện Dự án với các quy hoạch và các quy hoạch phát triển có liên quan 29

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án, nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 31

1.3.1 Giai đoạn xây dựng 31

1.3.2 Giai đoạn vận hành 33

1.4 Công nghệ vận hành 34

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 36

1.6 Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 42

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 47

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 47

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 53

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực có thể chịu tác động do Dự án 53

2.2.1 Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật 53

Trang 5

2.2.3 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn tiếp nhận

60

2.2.4 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 60

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 62

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án 62

3.4 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 101

3.5 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 102

3.5.1 Đánh giá về các phương pháp sử dụng trong ĐTM 102

3.5.2 Mức độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường 103

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 104

4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 104

4.2 Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án 110

4.2.1 Giai đoạn xây dựng 110

4.2.2 Giai đoạn vận hành thử nghiệm 110

4.2.3 Giai đoạn vận hành chính thức 110

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THAM VẤN 112

Trang 6

5.1 Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng khu vực dự án

112

5.1.1 Tóm tắt quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban Nhân dân cấp xã 112

5.1.2 Tóm tắt quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 112

5.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 112

5.2.1 Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã 112

5.2.2 Ý kiến của cộng đồng dân cư khu vực xung quanh dự án: 112

5.2.3 Ý kiến phản hồi và cam kết của Chủ dự án: 112

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 113

3.3 Các cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án 117

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0 1 Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM dự án 10

Bảng 0 2 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 11

Bảng 1 1 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất 19

Bảng 1 2 Cơ cấu sử dụng đất của Dự án 20

Bảng 1 3 Định hướng ngành nghề thu hút đầu tư 22

Bảng 1 4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất 29

Bảng 1 5 Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn xây dựng 31

Bảng 1 6 Danh mục thiết bị máy móc thi công xây dựng 32

Bảng 1 7 Nhu cầu nhiên liệu, hoá chất phục vụ hoạt động của dự án 33

Bảng 1 8 Máy móc, thiết bị chính phục vụ giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn xây dựng 41

Bảng 1 9 Tổng mức đầu tư Dự án 44

Bảng 2 1 Lượng mưa trung bình của các tháng qua các năm (Đơn vị: mm) 48

Bảng 2 2 Nhiệt độ trung bình các tháng qua các năm (Đơn vị: °C) 49

Bảng 2 3 Độ ẩm trung bình các tháng qua các năm (Đơn vị: %) 50

Bảng 2 4 Số giờ nắng các tháng qua các năm (Đơn vị: giờ) 51

Bảng 3 1 Bảng các nguồn tác động trong giai đoạn chuẩn bị của Dự án 62

Bảng 3 2 Các nguồn tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng 65

Bảng 3 3 Nồng độ phần trăm khí CO, CxHy, NOx phát sinh từ hoạt động giao thông 79

Bảng 3 4 Mật độ vi khuẩn trong không khí tại hệ thống xử lý nước thải 81

Bảng 3 5 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 82

Bảng 3 6 Thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt 85

Bảng 3 7 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 86

Bảng 3 8 Thông số các bể của 01 module, công suất 6.000 m3/ngày đêm tại trạm XLNT tập trung của KCN 98

Bảng 4 1 Chương trình quản lý môi trường của Dự án 105

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hoá)

BVMT Bảo vệ môi trường

BTCT Bê tông cốt thép

BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường

CBCNV Cán bộ công nhân viên

COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)

CTNH Chất thải nguy hại

CTR Chất thải rắn

DO Dissolvel Oxygen (Oxy hòa tan)

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

GTVT Giao thông vận tải

PCCC Phòng cháy chữa cháy

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

KCN Khu công nghiệp

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

GHCP Giới hạn cho phép

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT Tài nguyên Môi trường

UBND Uỷ ban nhân dân

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Vĩnh thạnh là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Cần Thơ, nằm cách

xa trung tâm thành phố nhất nên quá trình phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Kết cấu hạ tầng của huyện còn thiếu và chưa đồng bộ nhất là các hạ tầng quan trọng để phục vụ thu hút các dự án đầu tư lớn, tạo ra sự bứt phá cho huyện

Do đó việc thu hút các nhà đầu tư tìm đến huyện rất khó khăn

Để tạo điều kiện phát triển kinh tế cho thành phố Cần Thơ nói chung và cải thiện đời sống của nhân dân huyện Vĩnh Thạnh và các huyện lân cận nói riêng Ngày 04/02/2021, Thủ Tướng Chính phủ đã có công văn số 156/TTg-CN gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Đề

án bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ Trong đó, có nêu rõ đồng ý bổ sung quy hoạch khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (Diện tích 900 ha; vị trí tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ) vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam

Được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ Ngành TW, UBND thành phố Cần Thơ đã kêu gọi nhiều Nhà đầu tư đến với thành phố, với mong muốn góp phần hỗ trợ thành phố Cần Thơ và phát triển kinh tế tại các huyện nghèo, Tổng Công Ty Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghiệp – CTCP (BCM IDC), Công Ty

Liên Doanh TNHH Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP JV), Công

Ty Cổ Phần Phát Triển Đô Thị Và Khu Công Nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP JSC) với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, phát triển KCN đã đề xuất tài trợ lập quy hoạch Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh

Ngày 13/10/2021, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã gửi công văn

số 4920/UBND-KT gửi Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

và Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore về việc lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án khu công nghiệp VSIP Cần Thơ tại Vĩnh Thạnh, trong đó: “Giao ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ khẩn trương lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh để làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng, triển khai dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành…Thống nhất việc Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án khu công nghiệp VSIP Cần Thơ khoảng 296 ha trong phạm vi 900 ha

thuộc quy hoạch KCN Vĩnh Thạnh,… Giao Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ hướng dẫn Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore triển khai thực hiện theo đúng quy định”

Trang 11

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1)” đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số…

Hiện nay Liên doanh các nhà đầu tư BCM IDC – VSIP JV - VSIP JSC đang thực hiện các bước tiếp theo để hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi đi vào giai đoạn xây dựng, hình thành Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh Trong đó đó

có thủ tục lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi cơ quan cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, Phạm vi báo cáo ĐTM được thực hiện cho Giai đoạn 1 của KCN Vĩnh Thạnh với tổng diện tích 293,7 ha

Căn cứ theo quy định tại số thứ tự 1, Phụ lục III danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại Khoản 3, Điều 28 Luật Bảo vệ Môi trường kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-

CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính Phủ, Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt

Loại hình Dự án: Dự án đầu tư mới

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư

1.2.1 Cơ quan có thẩm quyền Quyết định chủ trương đầu tư

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020 và Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015

của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu

tư và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1)” thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ Quyết định chủ trương đầu tư

1.2.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020 và Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu

tư, Dự “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1)” thuộc thẩm quyền Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ cấp giấy chứng nhận đầu tư

1.2.3 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1)” thuộc thẩm quyền của Tổng Công Ty Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghiệp - CTCP, Công Ty Liên Doanh TNHH Khu Công

Trang 12

Công Nghiệp Việt Nam Singapore làm chủ dự án và quyết định phê duyệt Dự án đầu tư

1.3 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

1.3.1 Mối quan hệ của dự án với dự án khác

Thành phố Cần Thơ hiện được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phát triển 8 KCN, bao gồm:

KCN Trà Nóc I tại phường Trà Nóc, quận Bình Thủy (135,67 ha)

KCN Trà Nóc II tại phường Phước Thới, quận Ô Môn (155 ha)

KCN Thốt Nốt tại phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt (200 ha)

KCN Hưng Phú I tại phường Trà Nóc, quận Bình Thủy (262 ha)

KCN Hưng Phú 2A tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng (134,3 ha) KCN Hưng Phú 2B tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng (67 ha)

KCN Ô Môn tại phường Trường Lạc, quận Ô Môn (500 ha)

KCN Vĩnh Thạnh tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh (900ha)

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1)” thuộc quy hoạch KCN Vĩnh Thạnh tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Dự án được hình thành là sợi dây kết nối với các Dự án khu công nghiệp khác nhằm mục tiêu phát triển ngành kinh tế công nghiệp của thành phố Cần Thơ nói chung và huyện Vĩnh Thạnh nói riêng, đem lại nhiều giá trị, lợi ích khác cho người dân

Trang 13

Hình 0 1 Các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố CầnThơ

1.3.2 Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1)” được xây dựng và hoạt động theo quy hoạch phát

triển kinh tế, xã hội chungc của thành phố Cần Thơ và huyện Vĩnh Thạnh nói riêng, cụ thể:

- Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 1202/2014 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó: “Đầu tư các nhà máy thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống thoát nước và

xử lý nước thải tại các đô thị, khu công nghiệp Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh như ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu; công nghiệp điện

và năng lượng, phát triển điện sinh khối… Phát triển các khu công nghiệp dọc theo trục giao thông quan trọng, kết hợp với mạng lưới cảng biển và cảng sông, gắn với phát triển mạng lưới đô thị Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài

và trong hàng rào các khu công nghiệp Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp Đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống tại các địa phương”

KCN Hưng Phú 2A,2B KCN Hưng Phú I KCN Trà Nóc I KCN Trà Nóc II

KCN Ô Môn

Trang 14

và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó: “Từng bước đưa các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kho tàng xen lẫn các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường

ra các khu, cụm công nghiệp tập trung để chuyển những khu đất này sang các chức năng phát triển khu ở mới, hạ tầng xã hội và kỹ thuật Khuyến khích các cơ

sở công nghiệp hiện hữu dọc theo sông Hậu và các sông rạch chuyển đổi công năng khác để phục vụ cho sự phát triển đô thị… Nước thải từ các khu công nghiệp phải được xử lý cục bộ tại nơi sản xuất đúng tiêu chuẩn của ban quản lý quy định trước khi ra cống thu gom về trạm xử lý chung Nước thải công nghiệp sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi thải ra sông”

- Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó: “Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, đầu tư có trọng điểm theo hướng tập trung đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và phát triển bền vững… Tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh, tạo động lực phát triển (công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm - đồ uống, công nghệ sinh học, hóa chất và các sản phẩm hóa sinh, công nghệ thông tin (phần mềm,

kỹ thuật số), công nghiệp năng lượng và vật liệu mới, cơ khí và chế tạo máy, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu) theo hướng từng bước đầu tư chiều sâu, công nghệ cao, công nghệ sạch… Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt – nhuộm, da - giày và công nghiệp công nghệ cao, bảo vệ môi trường… Quy hoạch các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển mạnh công nghiệp nông thôn”

- Quyết định số 2558/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 của UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó: “Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khu, cụm công nghiệp và các dịch vụ nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất để thu hút đầu tư, thực hiện các chính sách ưu đãi thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo động lực phát triển các ngành công nghiệp, trong đó chú trọng phát triển các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ và

sử dụng nhiều lao động của địa phương, đảm bảo thị trường tiêu thụ, ít gây ô nhiễm môi trường, nhất là các ngành chế biến nông sản, thủy sản… Quy hoạch khu công nghiệp Thốt Nốt 204 ha tại xã Vĩnh Trinh; Cụm công nghiệp huyện Vĩnh Thạnh 45ha tại xã Thạnh Quới; Tuyến công nghiệp dọc bờ Bắc kênh Cái Sắn, dọc đường Thới Thuận - Thạnh Lộc (bên phải đường Thới Thuận - Thạnh Lộc theo hướng từ Vĩnh Thạnh đi Thốt Nốt) và khu vực kẹp giữa tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi với Quốc lộ 80

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

Trang 15

2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

*/ Luật:

- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Luật số 62/2020/QH14 Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/06/2020;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017

- Luật số 28/2018/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15/6/2018

- Luật Số 35/2018/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

- Luật Phòng cháy, chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/62001;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

- Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;

Trang 16

- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định

về xác định thiệt hại đối với môi trường;

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013;

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của chính phủ về việc quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

*/ Quyết định

- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính Phủ

về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

- Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế ứng phó sự cố chất thải;

*/ Thông tư:

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 35/2015/TT- BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy

Trang 17

định về quản lý chất thải rắn xây dựng

- Thông tư 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ xây dựng quy định

về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng

*/ Quy chuẩn, tiêu chuẩn:

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh;

- QCVN 50:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

- QCVN 08-MT:2015/BTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng kim loại nặng trong đất;

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- Các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường lao động theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế

- QCVN 02 : 2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng

- QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

- TCXDVN 33:2006: Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế

-TCVN 7957:2008Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế

- QCVN 07-1:2016/BXD – Công trình cấp nước

Trang 18

- QCVN 07-3:2016/BXD – Công trình hào và Tuy nen kỹ thuật

- QCVN 07-4:2016/BXD – Công trình giao thông

- QCVN 07-5:2016/BXD – Công trình cấp điện

- QCVN 07-7:2016/BXD – Công trình chiếu sáng

- QCVN 07-8:2016/BXD – Công trình viễn thông

- QCVN 07-9:2016/BXD – Công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Báo cáo thuyết minh Dự án đầu tư;

- Hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án;

- Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường tại khu vực Dự án

- Thông tin, tài liệu khác liên quan đến dự án

3 Tổ chức thực hiện đánh giác tác động môi trường

3.1 Trình tự tiến hành xây dựng báo cáo

1 Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan

2 Khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện Dự án

3 Phối hợp cùng với các chuyên gia, kỹ thuật viên phân tích đi khảo sát hiện trường, lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường vật lý

4 Tổng hợp, xử lý số liệu, tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng

và các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan

5 Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án

6 Tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng, tham vấn Chi cục Thủy lợi thành phố Cần Thơ, tham vấn trên cổng thông tin điện tử

7 Trình thẩm định và giải trình báo cáo ĐTM trước hội đồng thẩm định

3.2 Các đơn vị, tổ chức, thành viên tham gia thực hiện báo cáo ĐTM

 Cơ quan chủ trì thực hiện ĐTM:

- CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - SINGAPORE

- Người đại diện: Ông Nguyễn Phú Thịnh

Trang 19

- Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Địa chỉ liên hệ: 84/41/64 Đường 30/4, Tổ 12, Khu 2, Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương

- Điện thoại: 0274 3743898

 Cơ quan tư vấn:

CÔNG TY TNHH KHOA HỌC KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

- Người đại diện: ThS Trần Bảo Lộc

- Chức vụ: Phó Giám đốc

- Địa chỉ liên hệ: Tầng 10, tòa C2 D’Capitale, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Điện thoại: 0967 377 666

Bảng 0 1 Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM dự án

TT Họ và tên Chuyên môn/

2 Triệu Thanh Phong Trưởng phòng cấp

II Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Môi trường Việt Nam

1 Trần Bảo Lộc Thạc sỹ Khoa học môi trường

Chủ trì ĐTM, khảo sát Dự án, lập báo cáo – chương I, II

2 Nguyễn Văn Phan Kỹ sư công nghệ môi trường

Khảo sát thực địa,

lập báo cáo – chương III, IV

3 Bùi Thị Thủy Thạc sỹ Khoa học môi trường Khảo sát thực địa,

Trang 20

TT Họ và tên Chuyên môn/

5 Trần Ngọc Hải Kỹ sư Quản lý

môi trường

Khảo sát thực địa, lấy mẫu

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Để thực hiện đánh giá tác động môi trường, cơ quan tư vấn đã áp dụng các phương pháp khác nhau như sau:

Bảng 0 2 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

- Liệt kê toàn bộ các hành động (action) trong hoạt động (activity) và xác định mối quan

hệ nhân quả giữa những hành động đó trong giai đoạn vận hành Dự án

- Phân tích các tác động song song và nối tiếp do các hành động của hoạt động gây ra Các quan hệ đó nối các hành động lại với nhau thành mạng lưới

- Phân biệt những tác động bậc

1 do hành động trực tiếp gây ra,

rồi tác động bậc 2, bậc 3, bậc 4 và tìm ra tác động cuối cùng

- Chương 1: Sơ đồ mạng lưới hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải Sơ đồ mô hình quản lý, vận hành KCN

- Chương 3: Nhận dạng tác động gián tiếp và đối tượng bị tác động môi trường

Trang 21

để xác định các sự việc có lợi hoặc có hại cho tài nguyên và môi trường

- Từ đó, xem xét các biện pháp phòng tránh hoặc hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường

- Liệt kê các đối tượng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội

và các vấn đề môi trường liên quan trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án

- Liệt kê các tác động môi trường, liệt kê các đối tượng bị tác động và các vấn đề môi trường liên quan đến từng hoạt động của dự án

- Chương 1: Liệt kê,

mô tả các hạng mục của dự án và các vấn đề liên quan

- Chương 2: Liệt kê, thống kê số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế -

xã hội và các vấn đề môi trường liên quan khác

- Chương 3: Nhận dạng tác động và đối tượng

- Đánh giá, dự báo về mức độ, phạm vi, quy mô bị tác động dựa trên cơ sở định lượng theo

- Chương 2: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực có thể chịu tác động do Dự án

- Chương 3: Đánh giá,

so sánh các kết quả tính toán dự báo ô nhiễm môi trường so với các

Trang 22

chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan môi trường Mỹ (USEPA)

- Liệt kê đồng thời các hoạt động của dự án với danh mục các điều kiện hoặc các đặc trưng môi trường có thể bị tác động

- Kết hợp các liệt kê dưới dạng tọa độ, với trục tung là các hoạt động của Dự án, trục hoành là các nhân tố môi trường bị tác động

- Đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các hoạt động và tác động một cách đồng thời, từ đó thể hiện được mức độ tác động

- Chương 3: Nhận dạng tác động và đối tượng

bị tác động môi trường, đánh giá mức độ của các tác động đối với môi trường, con người

- Thu thập số liệu về kinh tế -

xã hội tại địa phương nơi triển khai Dự án, phương pháp này

đã được thực hiện trước khi xây dựng Dự án Số liệu được thu thập từ các báo cáo kinh tế - xã hội tại địa phương nơi thực hiện

dự án

- Chương 2: Mô tả về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội dự án

Trang 23

- Thu thập số liệu về hiện trạng

cơ cấu sử dụng đất, đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường tại khu vực Dự

án, các báo cáo môi trường và báo cáo quy hoạch tỉnh Đồng Nai

3

Phương pháp

tham vấn

- Tham vấn cộng đồng: Tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân, tham vấn cộng đồng dân

cư địa phương

- Tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà khoa học: Sử dụng kinh nghiệm chuyên gia để hiệu chỉnh và hoàn thiện các kết quả ĐTM và đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động phù hợp

- Chương 3, 4 và 5 Dựa trên các kết quả tham vấn để hiệu chỉnh và hoàn thiện các nội dung của báo cáo phù hợp với điều kiện của dự án

- Chương 5: Nội dung, biện pháp và các kết quả tham vấn

và môi trường nước mặt, đất tại

Dự án trong 03 đợt, theo nguyên tắc là những vị trí điển hình của Dự án giúp đánh giá chất lượng môi trường nền

- Phương pháp lấy mẫu và đo đạc hiện trường được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam về lấy mẫu hiện trường Số liệu thu được là đáng tin cậy

- Chương 2: mục hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

5 Phương pháp

so sánh, tổng

- Dùng trong tổng hợp các số liệu thu thập khi quan trắc, khảo

- Chương 2: Đánh giá hiện trạng chất lượng

Trang 24

hợp điển hình, thể hiện đặc trưng

môi trường nền tại khu vực thực hiện Dự án, và so sánh với QCVN, TCVN

vực nghiên cứu

- Chương 3: Dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do hoạt động của dự án

Trang 25

Nhà đầu tư thứ nhất: (Đại diện được ủy quyền)

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – SINGAPORE (“VSIP JV”)

- Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Phú Thịnh

- Chức vụ: Tổng Giám Đốc

- Địa chỉ liên hệ: Số 8 Đại lộ Hữu Nghị, KCN Việt Nam-Singapore, Phường Bình Hòa, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương

- Điện thoại: (0274) 3743898

Nhà đầu tư thứ hai:

TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – CTCP (“BCM IDC”)

- Đại diện theo pháp luật thứ nhất: Ông Nguyễn Văn Hùng

Nhà đầu tư thứ ba:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SINGAPORE (“VSIP JSC”)

- Đại diện theo pháp luật: Ông Huỳnh Quang Hải

- Chức vụ: Tổng Giám Đốc

Trang 26

- Địa chỉ liên hệ: Tầng 21, Tòa nhà Capital Tower, số 109 Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

˗ Phía Tây: giáp khu dân cư hiện hữu

˗ Phía Tây Bắc: cách quốc lộ 80 khoảng 850m

Tọa độ ranh giới:

Khu dân cư xã Vĩnh Trinh

Trang 27

* Các đối tượng tự nhiên:

Dự án nằm dọc theo tuyến đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài 51km, rộng 17m Điểm đầu tại Km 02-104.11 thuộc địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, kết nối với dự án xây dựng cầu Vàm Cống đã hoàn thành và đưa vào khai thác; Điểm cuối tuyến đường tại Km 53+553 thuộc địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, kết nối với dự án tuyến tránh Rạch Giá Tuyến đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi Có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và kết nối giao thông khu vực ĐBSCL

Cách dự án khoảng 850 m về hướng Tây Bắc là tuyến đường Quốc lộ 80 (tên cũ Tỉnh lộ 8) là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh phía tây của Đồng bằng sông Cửu Long với phần còn lại của đồng bằng Quốc lộ 80 có độ dài khoảng 215 km, chạy qua địa phận các tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang

Gần tuyến đường Quốc lộ 80 là kênh Cái Sắn, kênh Cái Sắn là một kênh đào với chiều dài kênh 58 km chạy dài từ sông Hậu đến vùng biển Vịnh Thái Lan Kênh Cái Sắn có vai trò quan trọng trong giao thông đường thủy cho tàu thuyền đi lại

Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là

65 km, đoạn qua Cần Thơ, sông có chiều rộng khoảng 1,6 km, tổng lượng phù

sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm

Ngoài ra xung quanh khu vực dự án còn có các tuyến kênh nhỏ như kênh T1, kênh T2, kênh Tân Đô, rạch Dương Châu, kênh Thắng Lợi Các kênh này có vai trò tiêu thoát nước khu vực, tưới tiêu

Trang 28

* Các đối tượng kinh tế - xã hội:

Phía Bắc của Dự án giáp khu dân cư hiện hữu xã Vĩnh Trinh

Dự án cách UBND xã Vĩnh Trinh khoảng 1 km về phía Tây Nam

Cách trường mẫu giáo, trường THCS Vĩnh Trinh khoảng 900 mét về phía Tây Nam

Cách chợ Cái Sắn khoảng 4 km về phía Đông Bắc

Cách công viên ngã ba Lộ Tẻ khoảng 3,5 km về phía Đông Bắc

Cách sân bay Cần Thơ khoảng 50 km về phía Đông Nam

Cách trung tâm thành phố Cần Thơ khảng 70 km về phía Đông Nam

Kết nối các Khu công nghiệp lớn của thành phố Cần Thơ: KCN Trà Nóc

I, KCN Trà Nóc II, KCN Thốt Nốt, KCN Hưng Phú I, KCN Hưng Phú 2A, KCN Hưng Phú 2B, KCN Ô Môn

1.1.6 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của khu vực thực hiện Dự án chủ yếu là đất trồng lúa nước 245,4 ha, đất trồng cây hàng năm và lâu năm 15,9 ha,… nằm trong chỉ tiêu chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp của Chính phủ Ngoài ra các loại đất khác chiếm 32,4 ha bao gồm đất cư dân hiện hữu, đất mặt nước, đất nuôi trồng thủy sản, đất giao thông Khu vực thực hiện Dự án không có rừng tự nhiên, không có rừng đặc dụng, phòng hộ, không có rừng do nhà nước đầu tư, quản lý

Bảng 1 1 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất

(HA)

TỶ LỆ (%)

Trang 29

1.1.7.2 Quy mô diện tích, phân khu chức năng

* Quy mô diện tích

Bảng 1 2 Cơ cấu sử dụng đất của Dự án

1 Đường điện 220KV và hành lang bảo

vệ an toàn

2,48

Trang 30

- Các nhà máy trong Khu công nghiệp sẽ được phân bố theo 3 nhóm ngành Trong đó, ngành nghề phát sinh ít chất thải, tiếng ồn sẽ được bố trí vào các lô đất bên ngoài Tiếp đến là khu vực giữa, phía trong khu công nghiệp là nhà máy phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải ở mức trung bình Các nhà máy phát sinh chất thải cao hơn sẽ được bố trí vào sâu bên trong, vùng lõi của khu công nghiệp, cách xa khu dân cư

- Thêm vào đó, các nhà máy còn được cách ly bởi cây xanh Tiêu chí chung, Dự

án sẽ không bố trí các ngành nghề thực phẩm gần các ngành nghề phân bón, hóa chất,

để tránh gây ô nhiễm chéo Ngoài ra, các lô đất được bố trí phân nhỏ, linh hoạt theo nhu cầu của nhà đầu tư trên cơ sở đảm bảo các quy chuẩn về quy hoạch và xây dựng KCN

- Tuy nhiên, để thu hút đầu tư khi phần diện tích đất cho nhóm 1 – ít ô nhiễm đã lấp đầy và KCN có nhu cầu thêm, sẽ tiếp tục bố trí các nhà máy nhóm 1 – ít ô nhiễm vào phần đất của nhóm 2 – ô nhiễm trung bình và nhóm 3 – ô nhiễm cao hơn

Trang 31

Hình 1 2 Sơ đồ bố trí chức năng KCN

1.1.7.3 Quy mô lao động

KCN Dự kiến thu hút khoảng 15.000 đến 20.000 lao động

1.1.7.4 Định hướng ngành nghề thu hút đầu tư

Bảng 1 3 Định hướng ngành nghề thu hút đầu tư

1 Các ngành dịch vụ

2 Công nghệ thông tin và tin học, công nghệ kỹ thuật cao, nông nghiệp công

nghệ cao

Trang 32

6 Hoạt động kho bãi, hậu cần, lưu giữ hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất

7 Công nghiệp sản xuất bao bì, chế bản, in ấn, nhãn mác và các sản phẩm từ

giấy

8 Công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện gia dụng và điện công nghiệp

9 Công nghiệp sản xuất giày, dép và phụ kiện giày, dép

10 Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

11 Công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe có động cơ và không có động cơ, phương

15 Sản xuất vật liệu xây dựng ( trừ sản xuất xi măng có công đoạn sản xuất

clinker), phụ kiện và phụ gia cho ngành xây dựng, cắt đá, làm đá và sản xuất vật liệu xây dựng từ đá, bột đá

16 Công nghiệp năng lượng

17 Công nghiệp may mặc, dệt và sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may

như sợi, chỉ, tơ, in ấn, thêu, đan; công nghiệp sản xuất dệt, may các sản phẩm

từ sợi nhân tạo; công nghiệp sản xuất dệt, may công đoạn nhuộm và giặt mài

18 Sản xuất các thiết bị tin học, điện tử (có công đoạn xi mạ), viễn thông và

Trang 33

STT Ngành nghề

quang học

19 Công nghiệp hóa mỹ phẩm

20 Công nghiệp sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử, dụng cụ điện, dây dẫn,

thiết bị dây dẫn, tấm năng lượng

21 Công nghiệp sản xuất, chế biến, phối trộn thực phẩm, chế biến thực phẩm,

nông sản, thủy hải sản, đồ uống

22 Ngành cơ khí, sản xuất và chế tạo máy móc, phụ tùng, thiết bị, sản phẩm bằng

kim loại, xử lý, gia công và tráng phủ kim loại

23 Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao, đồ chơi, nữ trang, kim hoàn

(có công đoạn xi mạ và xử lý bề mặt kim loại bằng hóa chất)

24 Các ngành công nghiệp phụ trợ

25 Sản xuất, chế biến, phối trộn chất dinh dưỡng, chất bổ sung dùng cho gia súc,

gia cầm, thủy sản

26 Công nghiệp sản xuất các loại khí dùng trong công nghiệp, thực phẩm, y học

gồm: Oxy, Nito, Hydro, CO2, Acetylene, Argon, Helium…

27 Phối trộn hóa chất và sản xuất các sản phẩm từ hóa chất như: phân bón, nhựa,

cao su tổng hợp, mực in, xà phòng, chất tẩy rửa, sợi nhân tạo, da nhân tạo

28 Công nghiệp sản xuất sơn, keo và phụ gia

29 Công nghiệp sản xuất xăm lốp, các sản phẩm cao su kỹ thuật cao

30 Các ngành công nghiệp nhựa, sản phẩm từ nhựa

31 Công nghiệp sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

32 Các ngành công nghiệp nhẹ

33 Công nghiệp sản xuất pin

34 Công nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời

Trang 34

* Khu nhà máy, kho tàng

- Mật độ xây dựng ≤ 70% tùy theo diện tích lô đất và tầng cao xây dựng

- Được chia thành các lô có diện tích từ 1,5 ha Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu đầu tư với quy mô lớn, có thể gộp hai hoặc nhiều lô với nhau tạo thành một lô lớn

- Diện tích cây xanh trong khuôn viên nhà máy theo quy chuẩn

- Chiều cao công trình trong khu vực nhà máy tùy theo nhu cầu của ngành nghề sản xuất

- Chỉ giới xây dựng nhà máy cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 6m

- Bố trí các tuyến đường phòng cháy trong khuôn viên theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

- Tường rào các nhà máy trên cùng tuyến đường cần thống nhất về khoảng lùi Khuyến khích bố trí hài hòa về kiểu dáng, màu sắc trên cùng tuyến đường, không xây dựng tường rào kín tại mặt tiếp giáp các trục đường

* Khu công trình hành chính dịch vụ

- Khu công trình hành chính dịch vụ nằm trên các tuyến đường trục chính

của khu công nghiệp: xây dựng thành điểm nhấn kiến trúc, là biểu tượng cửa ngõ của KCN

- Hình thức kiến trúc hiện đại, xứng tầm với vị trí cửa ngõ, hài hòa với cảnh quan xung quanh

- Mật độ xây dựng ≤ 70 % tùy theo diện tích lô đất và chiều cao công trình

Trang 35

* Khu công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

Bao gồm các trạm điện, trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm bơm được bố trí tại các vị trí phù hợp với chức năng Mật độ xây dựng: 70%; tầng cao trung bình: 1-2 tầng

* Giao thông

Lối ra vào chính của khu công nghiệp được tổ chức từ nút giao thông kết nối với QL80; Lối ra vào phụ được tổ chức từ nút giao thông kết nối với đường dẫn cao tốc theo quy hoạch chung thành phố Cần Thơ Hình thành 4 nút giao, kết nối với trục đường chính của KCN trong giai đoạn dài hạn Quy mô mặt cắt ngang được lựa chọn với bề rộng 6 làn xe

* Khu cây xanh

Cây xanh được bố trí kết hợp giữa các khu cây xanh tập trung và cây xanh phân tán dọc theo các trục đường giao thông trong khu công nghiệp Ngoài ra còn có dải cây xanh cách ly từ 20m chạy dọc ranh giới khu công nghiệp và khu vực xung quanh

* Khu mặt nước

Tổ chức các mương thoát nước hở đảm bảo tiêu và thoát nước mặt tự nhiên Ngoài ra còn tổ chức các hồ, bể cảnh tại khu quảng trường góp phần tạo cảnh quan và cải thiện vi khí hậu trong khu công nghiệp

* Hệ thống cung cấp điện

- Chỉ tiêu cấp điện:

+ Đất nhà máy, kho tàng: 350kW/ha

Trang 36

+ Đất hạ tầng kỹ thuật: 150kW/ha

- Đầu nối và nguồn cấp:

+ Dự kiến nguồn điện 110kV cho dự án sẽ được lấy từ tuyến đường dây 110kV T220 Long Xuyên – T110 Thạnh Đông (đi qua khu vực dự án)

+ Tại các vị trí cột gần khu vực dự án, xây mới tuyến 110kV đấu nối cấp điện cho các TBA 110kV của dự án

+ Mạng điện trung thế bố trí mạng vòng, vận hành hở, đảm bảo cấp điện

+ Bố trí chiếu sáng cảnh quan tại khu vực cây xanh và nút giao thông

* Hệ thống cấp nước

Theo quy hoạch nguồn nước cấp cho khu công nghiệp sẽ được lấy từ nhà máy nước Thốt Nốt 2, nhưng hiện tại Nhà máy nước Thốt Nốt 2 chưa xây dựng nên nguồn nước dự kiến được lấy từ Nhà máy cấp nước Thốt Nốt, cách khu vực

dự án khoảng 10km Thông qua đường ống cấp nước chạy dọc quốc lộ 80 về khu công nghiệp Dựa vào nhu cầu sử dụng nước sạch của khu công nghiệp, bên đơn vị cấp nước sẽ đầu tư đường ống dẫn nước đáp ứng đủ nhu cầu của dự án Tổng lưu lượng cấp nước khoảng 15.000 m3/ngày đêm

* Hệ thống thông tin liên lạc

Trang 37

- Nguồn cấp: nguồn cấp tín hiệu cho khu vực dự án lấy từ trạm viễn thông gần nhất

- Phương án quy hoạch:

+ Dự kiến bố trí các công trình đầu mối tại các lô đất công cộng hoặc cây xanh để đảm bảo mỹ quan và thuận tiện quản lý

+ Sử dụng đường ống UPVC D110 độ dày 5mm cho ống viễn thông đi trên hè

+ Ống băng qua đường đặt trong ống D110, chôn sâu 0,5-1m

1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

* Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

- Phương án thiết kế:

+ Hệ thống TNM thoát nước độc lập với hệ thống thoát nước thải

+ Nước mặt từ các lô đất nhà máy, cây xanh, đường giao thông được thu gom thông qua các cửa thu sau đó thoát vào hệ thống cống rãnh đặt song song các tuyến đường giao thông sau đó thoát vào hệ thống kênh trong dự án, kênh hiện trạng tiếp giáp ranh giới dự án

+ Hệ thống TNM trong dự án sử dụng cống tròn D800-D2000 kết hợp cống hộp BTCT, KT BxH đặt trên vỉa hè; sử dụng các rãnh xây đậy đan BTCT đặt ở khu vực cây xanh

- Lưu vực thoát nước:

Khu vực dự án chia thành 3 lưu vực

 Lưu vực 1 thoát về kênh T1 sau đó thoát về sông Rạch Chanh và kênh Cái Sắn

 Lưu vực 2 thoát về kênh T2 sau đó thoát về sông Rạch Chanh và kênh Cái Sắn

 Lưu vực 3 thoát về các rạch hiện trạng phía bắc dự án sau đó thoát về rạch Ngã Chùa

* Hệ thống thu gom nước thải

Hệ thống thoát nước thải là hệ thống riêng hoàn toàn

- Cống TNT được bố trí dưới vỉa hè hoặc dưới dải cây xanh hai bên đường thu gom TNT,

- Thiết kế mạng lưới thoát nước gồm hệ thống tuyến cống thoát nước thải với đường kính D300-600 và hệ thống ga thăm

Trang 38

Dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung của dự án với tổng công suất 12.000 m3/ngđ

Diện tích đất xây dựng của trạm xử lý: 2,5 ha

- Chất lượng nước sau khi xử lý đảm bảo tiêu chuẩn QCVN40:2011/BTNMT, và lắp đặt hệ thống quan trắc tự động

- Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động môi trường lựa chọn vị trí điểm

xả nước thải đạt tiêu chuẩn sẽ thoát vào nguồn tiếp nhận kênh T1, sau đó thoát vào sông Rạch Chanh và kênh Cái Sắn,

- Nước thải sau xử lý một phần được tái sử dụng để tưới cây, rửa đường trong KCN

1.2.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện Dự án; sự phù hợp của địa điểm thực hiện Dự án với các quy hoạch và các quy hoạch phát triển có liên quan

1.2.4.1 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện Dự án

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của khu vực thực hiện Dự án chủ yếu là đất trồng lúa nước 245,4 ha, đất trồng cây hàng năm và lâu năm 15,9 ha,… nằm trong chỉ tiêu chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp của Chính phủ Ngoài ra các loại đất khác chiếm 32,4 ha bao gồm đất cư dân hiện hữu, đất mặt nước, đất nuôi trồng thủy sản, đất giao thông Khu vực thực hiện Dự án không có rừng tự nhiên, không có rừng đặc dụng, phòng hộ, không có rừng do nhà nước đầu tư, quản lý

Bảng 1 4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất

(HA)

TỶ LỆ (%)

Trang 39

1.2.4.2 Sự phù hợp của địa điểm thực hiện Dự án với các quy định của pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1)” được xây dựng và hoạt động theo quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội chung của thành phố Cần Thơ và huyện Vĩnh Thạnh nói riêng Cụ thể:

- Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 1202/2014 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó: “Đầu tư các nhà máy thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống thoát nước và

xử lý nước thải tại các đô thị, khu công nghiệp Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh như ngành công nghiệp chế

biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu; công nghiệp điện

và năng lượng, phát triển điện sinh khối… Phát triển các khu công nghiệp dọc theo trục giao thông quan trọng, kết hợp với mạng lưới cảng biển và cảng sông, gắn với phát triển mạng lưới đô thị Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài

và trong hàng rào các khu công nghiệp Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp Đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống tại các địa phương”

- Quyết định số 1515 /QÐ-TTg ngày 28/8/2013 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030

và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó: “Từng bước đưa các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kho tàng xen lẫn các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường

ra các khu, cụm công nghiệp tập trung để chuyển những khu đất này sang các chức năng phát triển khu ở mới, hạ tầng xã hội và kỹ thuật Khuyến khích các cơ

sở công nghiệp hiện hữu dọc theo sông Hậu và các sông rạch chuyển đổi công năng khác để phục vụ cho sự phát triển đô thị… Nước thải từ các khu công nghiệp phải được xử lý cục bộ tại nơi sản xuất đúng tiêu chuẩn của ban quản lý quy định trước khi ra cống thu gom về trạm xử lý chung Nước thải công nghiệp sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi thải ra sông”

- Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó: “Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, đầu tư có trọng điểm theo hướng tập trung đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và phát triển bền vững… Tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh, tạo động lực phát triển (công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm - đồ uống, công nghệ sinh học, hóa chất và các sản phẩm hóa sinh, công nghệ thông tin (phần mềm,

Trang 40

công nghiệp đóng và sửa chữa tàu) theo hướng từng bước đầu tư chiều sâu, công nghệ cao, công nghệ sạch… Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt – nhuộm, da - giày và công nghiệp công nghệ cao, bảo vệ môi trường… Quy hoạch các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển mạnh công nghiệp nông thôn”

- Quyết định số 2558/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 của UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

huyện Vĩnh Thạnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó: “Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khu, cụm công nghiệp và các dịch vụ nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất để thu hút đầu tư, thực hiện các chính sách ưu đãi thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo động lực phát triển các ngành công nghiệp, trong đó chú trọng phát triển các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ và

sử dụng nhiều lao động của địa phương, đảm bảo thị trường tiêu thụ, ít gây ô

nhiễm môi trường, nhất là các ngành chế biến nông sản, thủy sản… Quy hoạch khu công nghiệp Thốt Nốt 204 ha tại xã Vĩnh Trinh; Cụm công nghiệp huyện Vĩnh Thạnh 45ha tại xã Thạnh Quới; Tuyến công nghiệp dọc bờ Bắc kênh Cái Sắn, dọc đường Thới Thuận - Thạnh Lộc (bên phải đường Thới Thuận - Thạnh Lộc theo hướng từ Vĩnh Thạnh đi Thốt Nốt) và khu vực kẹp giữa tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi với Quốc lộ 80

Như vậy, Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (Giai đoạn 1)” hoàn toàn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của thành phố Cần Thơ cũng như quy hoạch phát triển chung của thành phố Cần Thơ và huyện Vĩnh Thạnh

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án, nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1 Giai đoạn xây dựng

1.3.1.1 Nguyên, nhiên vật liệu

Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu chính phục vụ trong quá trình thi công xây dựng dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1 5 Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn xây dựng

Ngày đăng: 28/09/2024, 05:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 0. 1. Các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố CầnThơ - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 0. 1. Các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố CầnThơ (Trang 13)
Bảng 0. 1 .  Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM dự án - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 0. 1 . Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM dự án (Trang 19)
Hình 1. 1. Vị trí địa lý Dự án - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 1. 1. Vị trí địa lý Dự án (Trang 26)
Bảng 1. 1 . Hiện trạng quản lý, sử dụng đất - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 1. 1 . Hiện trạng quản lý, sử dụng đất (Trang 28)
Hình 1. 2. Sơ đồ bố trí chức năng KCN - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 1. 2. Sơ đồ bố trí chức năng KCN (Trang 31)
Bảng 1. 4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 1. 4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất (Trang 38)
Bảng 1. 6. Danh mục thiết bị máy móc thi công xây dựng - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 1. 6. Danh mục thiết bị máy móc thi công xây dựng (Trang 41)
Bảng 1. 7. Nhu cầu nhiên liệu, hoá chất phục vụ hoạt động của dự án - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 1. 7. Nhu cầu nhiên liệu, hoá chất phục vụ hoạt động của dự án (Trang 42)
Bảng 1. 9. Tổng mức đầu tư Dự án - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 1. 9. Tổng mức đầu tư Dự án (Trang 53)
Bảng 2. 2. Nhiệt độ trung bình các tháng qua các năm (Đơn vị: °C) - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2. 2. Nhiệt độ trung bình các tháng qua các năm (Đơn vị: °C) (Trang 58)
Bảng 2. 3. Độ ẩm trung bình các tháng qua các năm (Đơn vị: %) - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2. 3. Độ ẩm trung bình các tháng qua các năm (Đơn vị: %) (Trang 59)
Bảng 2. 4. Số giờ nắng các tháng qua các năm (Đơn vị: giờ) - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2. 4. Số giờ nắng các tháng qua các năm (Đơn vị: giờ) (Trang 60)
Bảng 2. 5. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí đợt - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2. 5. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí đợt (Trang 62)
Bảng 2. 6. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí đợt - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2. 6. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí đợt (Trang 63)
Bảng 2. 5. Kết quả quan trắc và phân tích mẫu nước mặt đợt 1 - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2. 5. Kết quả quan trắc và phân tích mẫu nước mặt đợt 1 (Trang 64)
Bảng 2. 10. Kết quả quan trắc và phân tích mẫu nước mặt đợt 3 - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2. 10. Kết quả quan trắc và phân tích mẫu nước mặt đợt 3 (Trang 65)
Bảng 2. 6. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường đất đợt 1 - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2. 6. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường đất đợt 1 (Trang 67)
Bảng 2. 13. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường đất đợt 3 - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 2. 13. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường đất đợt 3 (Trang 68)
Bảng 3. 1. Bảng các nguồn tác động trong giai đoạn chuẩn bị của Dự án - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 3. 1. Bảng các nguồn tác động trong giai đoạn chuẩn bị của Dự án (Trang 71)
Bảng 3. 2. Các nguồn tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 3. 2. Các nguồn tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng (Trang 74)
Bảng 3. 4.  Mức ồn từ máy móc, thiết bị thi công - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 3. 4. Mức ồn từ máy móc, thiết bị thi công (Trang 83)
Bảng 3. 6.  Mức ồn của máy móc, thiết bị tác động tới công nhân tại dự án và - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 3. 6. Mức ồn của máy móc, thiết bị tác động tới công nhân tại dự án và (Trang 84)
Bảng 3. 8. Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 3. 8. Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải (Trang 89)
Bảng 3. 9.  Mật độ vi khuẩn trong không khí tại hệ thống xử lý nước thải - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 3. 9. Mật độ vi khuẩn trong không khí tại hệ thống xử lý nước thải (Trang 90)
Bảng 3. 10. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 3. 10. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí (Trang 91)
Bảng 3. 12. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 3. 12. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải (Trang 95)
Hình 3. 1. Sơ đồ quản lý nước mưa - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hình 3. 1. Sơ đồ quản lý nước mưa (Trang 100)
Bảng 4. 1. Chương trình quản lý môi trường của Dự án - BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH THẠNH (GIAI ĐOẠN 1)” ĐỊA CHỈ: XÃ VĨNH TRINH, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 4. 1. Chương trình quản lý môi trường của Dự án (Trang 114)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w