Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
203,78 KB
Nội dung
GIAOLƯUTIẾPXÚCMỸTHUẬTVIỆTNAM-NHẬTBẢN Thiếu nữ ngắm tranh-Sơn dầu 1938 của Tô Ngọc Vân ViệtNam-NhậtBản cùng trong khu vực, có nhiều điểm tương đồng truyền thống á Đông. Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình của hai nước đã có quan hệ từ những năm đầu thập kỷ bốn mươi của thế kỷ trước, với những cuộc gặp gỡ giaolưutiếp xúc. Sự gặp nhau đều ở hướng phát triển trên trục chính: từ nền tảng truyền thống, tiếp thu thế giới sáng tạo và phát triển Mỹthuật hiện đại, với bản sắc dân tộc. Từ 21-9- 1973 ViệtNam và Nh ật Bản chính thức thiết lâp quan hệ ngoại giao hai nước, sang năm 2008 là kỷ niệm tròn 35 năm (1973-2008). Tháng 10 năm 2007, chúng tôi được bạn mời sang Nhật tham quan, giaolưutiếpxúc các Bảo tàng Mỹthuật và trao đổi về MỹthuậtViệtNam-Nhật Bản. Nhân chuyến đi tốt đẹp và ý nghĩa này tôi ghi nhận đôi điều về giaolưutiếpxúc quan hệ MỹthuậtViệt-Nhật trong sự phát triển Mỹthuật của hai nước. 1. Quan hệ giaolưu của các bậc thày trong lịch sử: Ngay từ thời kỳ (1941-1945 ) ở Việt Nam, văn hoá nghệ thuậtNhậtBản đã được truyền bá với nhiều hình thức trong đó có nghệ thuật tạo hình. Tháng 10 năm 1941 Hoạ sĩ NhậtBản Foujita danh tiếng và các hoạ sĩ hiện đại Nhật Bản: Aoyama, Santa, Hiraoka, Kôno, Kinohita, Shimazaki, Noma, Suda , Kumaoka, Oguis, Sato, Togo, Nakayama, Miyamoto, Nakanishi đã tới Hà Nội. Họ mang tác phẩm sang làm Triển lãm Hội hoạ Nhật (tại Hội quán Khai Trí Tiến Đức-Hà Nội). Hai danh hoạ Foujita (Nhật Bản) và Nguyễn Nam Sơn (Việt Nam) gặp nhau, sau một thời gian ngót 20 năm cùng học ở trường MỹThuật Quốc Gia Paris (năm 1924 -1925). Triển lãm của các hoạ sĩ NhậtBản được dư luận rất quan tâm, các báo chí ở Hà N ội bấy giờ nói đến nhiều, và ca ngợi (1). Triển lãm có những ấn tượng tốt từ hai phía về quan hệ MỹThuật Việt-Nhật. Tuy triển lãm là của các hoạ sĩ nước ngo ài, nhưng lại có những điểm gặp nhau bởi cùng trong dải đất á Đông, cũng từ truyền thống đi lên tiếp thu nghệ thuật thế giới, đặc biệt là học tập mỹthuật Âu Tây. Các hoạ sĩ Nhật cũng vẽ sơn nhựa, lụa và khắc gỗ và cả sơn dầu. ở đó có nhiều điểm để các hoạ sĩ Hà Nội và hoạ sĩ Nhậtgiao lưu, bàn luận học thuật, trao đổi kinh nghiệm, để rút ra những điều bổ ích cho sáng tác mỹthuật hiện đại. Từ trung tuần tháng 10 năm 1941, không khí mỹthuật Hà Thành lúc bấy giờ có dịp trao đổi về MỹthuậtViệtNam với hoạ sĩ Foujita tài danh (2). Sau đó 2 năm, cuối tháng 6 đầu tháng7 -1943 được đáp lại bằng giaolưumỹthuật tại NhậtBản do Hoạ Sư Nam Sơn (Nguyễn Văn Thọ) cùng 2 hoạ sĩ Lương Xuân Nhị và Nguyễn Văn Tỵ mang các tác phẩm mỹthuật Đông Dương đi triển lãm tại NhậtBản (3). Họ được chào mừng đón tiếp, và tình bạn hữu tiếpxúc nghệ thuật và giaolưu gi ữa các hoạ sĩ Nhật và Việt Nam. Các tác phẩm trưng bầy tại các thành phố: Fukuoka, Kobe, Kyoto, Tokyo và Osaka. Được các nhân vật lãnh đạo, giới mỹ thuật, và công chúng NhậtBản rất hoan nghênh, thu hút hơn một trăm ba mươi ngàn lượt người xem trong một tháng. Các báo chí bấy giờ đều có bài giới thiệu và bình luận (4). Tiếpxúc với Triển lãm Mỹthuật hiện đại Đông Dương - nhà phê bình nghệ thuậtNhậtbản Kawaji Ryoto đã nói: “Chúng tôi nhận thấy là hội hoạ Pháp đã có ảnh hưởng ở Đông Dương. Nhưng điều làm chúng tôi vui mừng nhận ra là: các hoạ sĩ Đông Dương đã đạt được sự hài hoà giữa truyền thống của họ với Mỹthuật mới của phương Tây. Nói tóm lại còn nhiều điều cần nghiên cứu - cũng như trong trường hợp của chúng ta - đây mới chỉ là sự phác thảo cho một lời hứa đầy đủ với tương lai Mỹthuật Đông Phương; nhưng ngay từ bây giờ, chúng ta đều công nhận là cuộc tiếpxúc trực tiếp với các hoạ sĩ Đông Dương đã có một ảnh hưởng đáng mừng” (Bài in trong Thông báo MỹThuật số 6 năm 1943). Tiếpxúc hội hoạ Nhật, ba hoạ sĩ ViệtNam nhanh chóng có thiện cảm trước các tác phẩm của các bậc thầy NhậtBản thuộc các thể loại (truyền thống), cũng như của các hoạ sĩ Nhật (tiếp thu theo ph ương tây, mà đa số thuộc trường phái hiện đại)(5). Mỗi người đều có thu hoạch với những điều học tập, khai thác mà họ đã có chu ẩn bị trong chuyến đi lịch sử đó. Ba hoạ sĩ cũng đã vẽ nhanh một số tranh về đất nước con người Nhật Bản. Ba hoạ sĩ đã làm triển lãm tại Nhà hát lớn thành phố Hà N ội những bức vẽ dịp đi Nhật. Triển lãm dưới sự chủ toạ của ông Yokoyama chủ tịch Viện Văn Hoá Nhật, và ông Charton- Giám đốc giáo dục khai mạc ngày 11/12/1943, Toàn Quyền Đông Dương Decoux và đại sứ Nhật Yoshizawa đã tới thăm. Cuộc trưng bày có ý nghĩa văn hoá, là những bông hoa tươi thắm, cho quan hệ Đông Dương và Nhật Bản. Cùng sự đáp lại giaolưu của mỹthuật Đông Dương (tức Mỹthuật Hà Nội) với triển lãm tại Nhật đã đặt dấu ấn quan trọng trong quan hệ quốc tế của mỹthuậtViệtNam-Nhật Bản. 2. Giaolưutiếpxúc các bảo tàng MỹthuậtNhật Bản: Tháng 10-2007 chúng tôi đến NhậtBản rất thuận lợi, được ngài ITOH Toyo kinchi nhà sưu tập mỹthuật châu á nhiệt tình mời dẫn tham quan tiếpxúcmỹthuật tại các Bảo tàng và trao đổi về MỹthuậtViệtNam-Nhật Bản. Theo bước các bậc thầy xưa trên đất Phù Tang, tuy không y hệt những nơi họ đến, song chúng tôi cũng đã đến các trung tâm của các thành phố có Bảo tàng mỹ thuật, và chắc chắn khác xưa rất nhiều. Những bậc thày NhậtBản và ViệtNam gặp gỡ, giaolưunăm 1943 nay cả hai phía đều không còn ai. Nhà cửa, đường xá có nhiều đổi mới, so với những bức ảnh mà hoạ sĩ Lương Xuân Nhị chụp khi xưa. Hồi ấy chưa thấy sự to lớn của các Bảo tàng Mỹthuật như bây giờ, và trong hồi ký của các thày không thấy nhắc gì đến tiếpxúc Bảo tàng. Từ Bảo tàng Mỹthuật quốc gia Tokyo, đến Bảo tàng M ỹ thuật châu á Fukuoka, và nhiều Bảo tàng khác thì 65 năm qua cùng với tốc độ đi lên mạnh mẽ của công cuộc xây dựng đất nước Nhật Bản, đã thay đổi rất nhiều. Bên cạnh bảo tồn những vốn cổ chăm chút tu bổ, thì cũng rất mạnh mẽ trong phát triển hiện đại. Sự bảo tồn thành phố cổ như Kyoto, hay Nara cũng có những nét mới. Có thể nói NhậtBản bây giờ đâu đâu cũng như thành phố, đều xây dựng đi lên hiện đại. Sự tiện nghi nội- ngoại thất, trong lao động, sản xuất, ăn, ở, sinh hoat, vui chơi, tiêu dùng được chú trọng phát triển đáp ứng mọi nhu cầu. Tại các thành phố lớn, với các trung tâm nhà cao tầng san sát. Tokyo thành phố hiện đại nhà nhiều tầng đồ sộ vươn cao dựng lên như rừng, đa dạng kiểu cách. Ban đêm thành phố lên đèn thắp sáng màu sắc rực rỡ như sao sa. Tokyo còn có cả thành phố ngầm trong lòng đất. Có những con đường ngầm xuyên biển. Giao thông trật tự ngăn nắp, ý thức chấp hành tự giác cao của người dân. Tokyo đặc biệt còn rất nhiều chim Quạ, với tiếng kêu “quà quà “ quen thuộc. Loài chim này không mấy nơi còn, thế mà tại đây chúng sống và bay lượn gần gũi với con người. Bất giác tôi nhớ đến hình ảnh thôn nữ chân quê ViệtNam với trang phục: “chiếc khăn mỏ quạ, cái quần nái đen”. Tôi kể cho cô gái Nhật hướng dẫn viên xinh đ ẹp khi đưa chúng tôi đi thăm khu Thiên Hoàng, v ề điển tích chiếc khăn mỏ quạ, từ Tình mẫu tử của loài chim này. Quạ mẹ rất chăm lo săn sóc Qu ạ con từ khi nhỏ cho đến khi trưởng thành. Khác với loài chim khác, Qu ạ con khi đã đủ lông cánh bay đi kiếm mồi được, thì dù thế nào vẫn luôn nhớ ơn và trở lại chăm sóc Quạ mẹ. Sự hiếu nghĩa trong Tình mẫu tử của loài Quạ như một đạo đức làm con người cảm phục. Trang phục của phụ nữ truyền thống ViệtNam có khăn mỏ quạ, có quần thâm đư ợc người xưa mô phỏng. Chiếc khăn mỏ quạ là tấm vải vuông nhuộm đen, khi đội lên đầu được gấp đôi thành hình tam giác cân, phía trứơc lộ ra giống hình mỏ quạ. Người mẹ cúi xuống nhìn con âu yếm đang bú thì đầu khăn mỏ quạ cũng cúi theo, và khi đứa con đã bú no ngước nhìn lên mẹ cũng thấy khăn mỏ quạ đội trên đầu mẹ. Sự gặp nhau của hình ảnh đó, như mách bảo liên tưởng đến điển tích. Chiếc khăn mỏ quạ truyền tự bao đời như lời giáo huấn về tình thương và trách nhiệm trong tình mẫu tử. Trong chuyến giaolưu tại các thành phố lớn Nhật Bản, chúng tôi chủ yếu tiếpxúc với các Bảo tàng Mỹ thuật, để có cái nhìn tổng quan, trao đổi cùng các chuyên gia nghiên cứu. Các thời kỳ Hội hoạ Nh ật Bản: bắt đầu năm 552 mở đầu vay mượn du nhập Trung Hoa. Thời đại Suiko: (552 - 645) là nghệ thuật Phật giáo sơ kỳ. Thời đại Nara: (646 - 793) nghệ thuật Phật giáo ảnh hưởng nghệ thuật Đường. Thời kỳ Tempyo (725 - 794) thời hoàng kim nghệ thuật, nổi tiếng chùa Todaiji (Đông Đại Tự). Thời đại Heian: (794 - 893) nghệ thuật Phật giáo Mật Tông. Thời đại Fujiwarra: (894 - 1185) là nghệ thuật cung đình. Thời đại Kamakura: (1168 - 1133) nghệ thuật hiện thực theo cảm hứng tôn giáo mới. Số lượng lớn về tranh cuốn Emakimono. Thời đại Muromachi: (1134 - 1573) nghệ thuật Thiền tông, chi phối bởi những nguyên tắc của Thiền đạo. Bức “Thác Nachi” của một nhà sư (TK 13) là bức phong cảnh đẹp về thiên nhiên. Các sư tăng Nhật học nghệ thuật Trung Hoa từ các thành tựu Đường, Tống, Nguyên, Minh cải biến thành hội hoạ Nhật. Họ là danh sư, lại là bậc thầy cổ điển hội họa truyền thống Nhậtbản như Toyo Sesshu (1420-1506), Sotatsu Nonomura (1576- 1645), Honami Koetsu (1555-1637), Korin Ogata (1658-1716) tạo nên ánh sáng trong tranh vừa rực rỡ vừa sang trọng, trang nghiêm. Th ời đại Yedo: (1615 - 1687) là nghệ thuật Bình dân. Thời đại Genroku: (1688 - 1703) được đánh giá văn hoá vào thời đỉnh cao. Tiền kim loại đi vào đời sống kinh tế. Bước tiến mới là phát triển nghệ thuật Bình dân Ukiyo-e. Nghệ thuật có cá tính tinh tế, lộng lẫy, hàm súc. Thời đại Meiji - Taisho: (1704-1926) nghệ thuật thời đại mới. Hiện là ngh ệ thuật Đương đại. NhậtBản hiện nay có khá nhiều bảo tàng thuộc nhà nước và tư nhân. Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Tokyo đồ sộ với số lượng lớn các tác phẩm trưng bày, với nhiều thể loại, của các giai đoạn nghệ thuật. Những tác phẩm đang trưng bày Thư Hoạ thế kỷ 11 và 12. Hươu núi thế kỷ (13-14). Tranh nhân vật thế kỷ (15-16) vẽ theo lối mảng nét, bố cục viễn cận tẩu mã. Hoa lá thế kỷ 17. Phong cảnh (thế kỷ 19). Các tranh Cận đại, Hiện đại và Đương đại. Bảo tàng lịch sử Quốc gia NhậtBản (National Museum of Japanese Hisstory) cũng là nơi có nhi ều hiện vật gốm cổ và một số tranh cổ. Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại (Sezon Museum of Modern Art) chuyên về nghệ thuật hiện đại, có gian trưng bày nghệ thuật đương đại. Lần này trưng bày các tác phẩm của hai hoạ sĩ: Mitsumasa và Eri watanabe tranh mang nhiều chất trang trí biểu hiện. Lại có bảo tàng chuyên về một loại hình, như Bảo tàng Nghệ thuật Đồ Hoạ ở Machida (Machida city Museum of Graphic Arts) trưng bày nhiều loại tranh khắc (gỗ,đá, kim loại), Apphích Tiếpxúc và trao đổi với chuyên viên YUKIE Takagi tại gian trưng bày, với các tác phẩm của các hoạ sĩ NhậtBản truyền thống và hiện đại, Có cả tranh khắc của các hoạ sĩ thế giới, được sưu tập, là những cố gắng lớn của bảo tàng. Các tác phẩm của Picatsô (Picasso), Đuyrơ (Đure), Mun (Edvard Munch) một sự đối chiếu nghệ thuật tranh khắc Đông- Tây. YUKIE Takagi cho biết hiện bảo tàng chưa sưu tập được một bức Đồ hoạ nào của Việt Nam. Hệ thống của bảo tàng với các loại Đồ hoạ (Vẽ-khắc- in) được dựng thành chương trình lưu trên các băng đĩa nghiệp vụ, dành một phòng chiếu Vidio để người quan tâm đến nghệ thuật Đồ hoạ được xem. Bảo tàng Machida Graphic Arts còn có xưởng thể nghiệm nghiên cứu về các loại tranh khắc. Khuôn viên bảo tàng có sân, vườn rộng đặt tượng ngoài trời, có Đài biểu tượng chuyển động cuốn nước với không gian thanh thoáng. NhậtBản nổi tiếng với Tranh khắc gỗ Ukiyo-e: v ới sự phát triển từ thời Keicho đến thời đại Moireki (1596 - 1657) mở đầu tranh mộc bản (ichimai-e). đen trắng tô bằng tay thêm màu đỏ đục gọi là tranh (tan-e). Sau đó Okumura Masanobu (1686 - 1764) cho thêm các màu: vàng, tím, lục, đỏ sẫm, và đen bóng (gọi là:Uushi-e). Ngh ệ thuật khắc gỗ mộc bản với tên tuổi: Harunobu Suzuki (1725-1770) là hoạ sĩ tiên phong đ ặt nền móng, với tranh in đỏ. Từ thời Kwambun đến thời đại Gembun (1661 - 1740) thịnh đạt vẽ màu. Từ thời Kwampo đến thời đại Tempo (1741 - 1843) vẽ màu phát triển Từ thời Kokwa đến thời đại Meiji (1846 - 1912) thì suy thoái. Đề tài tranh khắc gỗ Ukiyo-e: lúc đầu vẽ những người đẹp nổi danh ở Yoshiwara, hay những diễn viên sân khấu kịch Kabuki, hoặc phong tục tập quán, sinh hoạt theo lối hiện thực lý tưởng của hoạ sĩ. Sau còn có đề tài về Thánh, Bồ tát, Đạt Ma. Tranh khắc Ukiyo-e thường phối hợp: người vẽ, người khắc, người in. Ba hoạ sĩ tiêu biểu nhất được nhắc đến nhiều với sự nghiệp sáng tác là: hoạ sĩ Kitagawa Utamaro (1753-1806): vẽ tranh về người đẹp bán thân, mỹ nữ, nét thanh nhã rất đặc trưng Nhật. Các tranh phụ nữ: khâu vá, làm bếp, với con. Tranh hoa bốn mùa. Các bộ tranh “12 gương mặt phụ nữ”, “Những người mò trai”. Danh hoạ Katsushika Hokusai (1760- 1849): với 30.000 bức tranh, có cả minh hoạ sách truyện. Vẽ cảnh sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi, chợ búa, lễ hội, muông thú, cây cỏ, ma quỷ. Bộ tranh “36 cảnh núi Fuji” (1823), và Bộ tranh “100 cảnh núi Fuji” (1834). Danh hoạ Ando Hiroshighe (1797-1858): Tranh phong cảnh thơ mộng tự nhiên. Các tập tranh “8 cảnh hồ Biwa”, “53 chặng nghỉ trên con đường Tocaido” (1834), “8 cảnh ngoại vi Edo”. Các tranh: Trăng sớm ở cầu Ryogoku, Trăng tròn ở Takanawa, Mưa trên cây Thông ở Karasaki, Mưa đêm ở Azuma Nomori, Hoa trà và chim, cây Anh đào hoang, Hoa mẫu đơn và chim công, Tuyết trên núi Hira buổi chiều, Bảo tàng ISHIBASHI (Ishibashi Museum of Art) ở Nonaka machi Krume shi - Fukuoka mở cửa từ 1956. Bảo tàng sưu t ập nhiều tác phẩm Hội hoạ, đồ hoạ với nhiều thể loại của các hoạ sĩ Nhật Bản. Trong đó có các tác phẩm của các bậc thày truyền thống như: Sơn Thuỷ vẽ lối thuỷ mạc của danh hoạ Sesshu (thế kỷ 15) thể hiện tài tình những ngọn núi gần- xa, cao- thấp, những cây những mái nhà đượm vẻ phương Đông. Các tác phẩm về đề tài Chim- Hoa như bức: Đôi chim Công và hoa Phù Dung của Maruyama. Mỹthuật hiện đại với các tác phẩm vẽ sơn dầu theo khuynh hướng hiện thực, mà mỗi hoạ sĩ lại khác nhau trong cách nhìn và thể hiện, như: Thiếu nữ đứng bên cây của Fujishima, Những người khiêng cá của Aoki Shigeru, Khâu áo của [...]... nước NhậtBản Đặc biệt quan hệ giaolưuMỹthuật của hai nước Việt-Nhật Chúng tôi học tập được rất nhiều điều bổ ích cho công việc sáng tác và nghiên cứu của mình 3 Mỹ thuậtViệtNam tại Bảo tàng Mỹthuật Châu á Fukuoka Nhật Bản: Tiếpxúc một số Bảo tàng NhậtBản đã có sưu tập tranh nước ngoài, kể cả Bảo tàng ISHIBASHI có sưu tập mỹthuật khu vực Asian nhưng không có tranh ViệtNam Chỉ có Bảo tàng Mỹ. .. trong quan hệ giaolưuMỹthuậtViệt-Nhật về: sự phát triển của Mỹthuật hiện đại Việt Nam- Nhật Bản, về danh hoạ Nam Sơn, về các tác giả tác phẩm tiêu biểu: Mỹthuật Đông Dương, Mỹthuật cách mạng, và nghệ thuật đương đại Kể từ năm 1924 Nguyễn Nam Sơn đi Pháp học Mỹthuật tại Paris để chuẩn bị cho việc mở trường CĐMT Đông Dương, đã cùng học với Từ Bi Hồng (Trung Quốc) và Fujita (Nhật Bản) Cả ba tài... nghệ thuậtViệtNam tại Nhật Chúng ta ghi nhận công lao của YTo Toyo Kinchi – Tamiko tích cực vì sự nghiệp mỹ thuậtViệtNam Đó là tấm gương sáng, là cầu nối giaolưu quan hệ mỹthuậtViệtNhật 4 GiaolưuMỹthuật kết quả từ sự quan tâm của hai phía: Để có hệ thống khoa học của Bảo tàng với Mỹthuật thế giới và khu vực Châu á, các chuyên viên nghiên cứu Bảo tàng Nhật rất quan tâm đến vấn đề học thuật. .. phát triển từ Mỹthuật Đông Dương đến nay Điều mà không chỉ Việt Nam, nghệ thuậtNhậtBản có những điểm tương đồng, bởi khởi đầu của mỹthuật hiện đại Nhậtbản cũng từ học tập nghệ thuật Tây Âu, và tiếp thu tinh hoa truyền thống để xây dựng mỹthuật hiện đại Các chuyên gia nghiên cứu NhậtBản quan tâm nghiên cứu học thuật, nâng cao chất lượng sưu tập mang tính hệ thống Bộ sách Bình luận Mỹthuật (2 tập)... những cuộc giaolưutiếpxúc thuộc vấn đề nêu trên đều là những dấu ấn MỹThuật trong quan hệ Việt- Nhật, để ngày càng thêm gắn bó Đây cũng là thể hiện cụ thể chào mừng nhân dịp kỷ niệm 35 năm chính thức lập quan hệ hai nước Việt- Nhật (2 1-9 -1 973 / 2 1-9 -2 008) Nguyễn Văn Chiến Chú dẫn: (1) Báo Trung Bắc Tân Văn (Số 90, ngày 7- 1 2-1 941) với bài:”Phê bình Nghệ thuật vẽ sơn của hoạ sĩ Nhật họa sĩ... họ đều có những ước vọng cho sự phát triển Mỹthuật hiện đại của đất nước mình Nam Sơn và Từ Bi Hồng sau thời học mỹthuật ở Paris, chỉ có thư từ trao đổi qua lại, các dự định giaolưu không thực hiện được Chỉ có Nam Sơn và Fujita thực hiện bằng hai cuộc giao lưu: với Fujita đưa tranh NhậtBản sang ViệtNam (năm 1941) và Nam Sơn đưa tranh ViệtNam sang NhậtBản (năm 1943) Bảo tàng Châu á Fukuoka mong... nước Nhật thì sự sống động nhân lên rất nhiều Được tiếpxúc trực tiếp với nghệ thuật, với thiên nhiên - đất nước - con người Nhật Bản, đã ùa vào tôi vừa lạ vừa quen, kích lên sự ham học, ham vẽ đến chừng nào Cái truyền thống á Đông quả có những tương đồng, cũng như truyền thống dân tộc của Việt-Nhật trở thành nổi bật là bản sắc độc đáo Điều đó càng thấm đậm khi mỗi lần giaolưutiếp xúc, để tiếp. .. của các hoạ sĩ của Việt Nam, đặc biệt của danh hoạ Nam Sơn (đã cùng Victor Tardieu sáng lập trường CĐMTĐD, giáo sư Mỹthuật đầu tiên của Việt Nam, có tranh vào bảo tàng Paris và giải thưởng huy chương bạc của hội hoạ sĩ Pháp 1932, là người bạn của danh hoạ NhậtBản Fujita đã đến Nhậtgiaolưu triển lãm 1943) là vinh dự cho sưu tập Mỹ thuậtViệtNam của Bảo tàng Những trao đổi học thuật về các điểm tương... nghệ thuậtViệtNam Có được thành tựu đó, phải kể đến bà YTo Tamiko - người bạn đời của ông, đã động viên, chia sẻ, cùng chăm chút công việc sưu tập Mỹthuật YTo Tamiko còn là tác giả của những bức tranh sơn dầu vẽ phong cảnh, tĩnh vật, và con cái Sự yêu quý Mỹ thuậtViệtNam của gia đình YTo Toyo Kinchi- Tamiko, đã có sưu tập tranh ViệtNam và đưa vào Bảo tàng Mỹthuật Châu á Fukuoka, Bảo tàng Mỹ thuật. .. tập) của tôi nghiên cứu về Mỹ thuậtViệtNam Trong đó có Mỹthuật truyền thống, và quá trình hình thành và phát triển Mỹthuật hiện đại, với tiếp nối từ cuối thế kỷ 19 đến hết thế kỷ 20 Tôi đã dành tặng các Bảo tàng khi đến quan hệ giaolưutiếp xúc, nhằm giúp bạn tìm hiểu về nghệ thuật đất nước mình Phía bạn đón nhận sách rất ngưỡng mộ và trân trọng Giám đốc Bảo tàng Mỹthuật Châu á Fukuoka ngài ISHIDA . lãm tại Nhật đã đặt dấu ấn quan trọng trong quan hệ quốc tế của mỹ thuật Việt Nam - Nhật Bản. 2. Giao lưu tiếp xúc các bảo tàng Mỹ thuật Nhật Bản: Tháng 1 0-2 007 chúng tôi đến Nhật Bản rất. GIAO LƯU TIẾP XÚC MỸ THUẬT VIỆT NAM - NHẬT BẢN Thiếu nữ ngắm tranh-Sơn dầu 1938 của Tô Ngọc Vân Việt Nam - Nhật Bản cùng trong khu vực, có nhiều điểm. điều về giao lưu tiếp xúc quan hệ Mỹ thuật Việt - Nhật trong sự phát triển Mỹ thuật của hai nước. 1. Quan hệ giao lưu của các bậc thày trong lịch sử: Ngay từ thời kỳ (194 1-1 945 ) ở Việt Nam,