THẦY VÂNTHIÊNTÀI MỸ THUẬTVIỆTNAM
Họa sĩ Tô Ngọc Vân là người có công lao to lớn trong việc xây dựng và tổ chức
Trường Mỹthuật thời kháng chiến chống Pháp, là người thầy chủ trì và hướng dẫn
toàn bộ công tác chuyên môn của Trường. Cùng với Ban giảng viên, ông tận tình
chỉ bảo và nhận xét rõ ràng và thẳng thắn các bài tập của học sinh, giúp họ nhanh
tiến bộ. Ông luôn động viên học sinh “vẽ theo cảm xúc của mình” và “khởi đầu
bằng sự vật” để tạo ra cách nhìn riêng (Ví dụ, ông vui vẻ so sánh lối vẽ chân thực,
tỉ mỉ của Trần Dư giống hình của Albrecht Durer, lối vẽ hình giản dị của Ngô
Mạnh Lân giống của họa sĩ Ingres…) Cũng phải nói, việc thuyết phục “trên” mở
lại Trường lúc đó là công lao của ông, từ việc làm giấy tờ, mời giảng viên, tổ chức
trường lớp… đều do ông đảm đương. Sau này được nghe, hồi 1951 Trường ở Yên
Phú (Yên Bái), Bộ Giáo dục định giải thể Trường nên học bổng về chậm, học sinh
không có ăn, bà Tô Ngọc Vân phải mang vàng tư trang đem bán để lấy tiền lo cho
học sinh.
Bản thân ông, từ trước Cách mạng đã là một nhà sư phạm hội họa dày kinh nghiệm
và đầy nhiệt huyết. Tốt nghiệp Trường Mỹthuật Đông Dương khóa II năm 1931,
đến 1935 ông được bổ dụng đi dạy ở Campuchia, rồi về dạy ở Trường Bưởi, năm
1939 ông được phong Giáo sư Trường Cao đẳng Mỹthuật Đông Dương, đến sau
Cách mạng (năm 1945, 1948) Chính phủ ViệtNam Dân chủ Cộng hòa đã giao cho
lập lại Trường Mỹ thuật, và bổ nhiệm ông làm Giám đốc của Trường. Họa sĩ Trần
Văn Cẩn viết: “Tô Ngọc Vân, ngoài con người nghệ sĩ sáng tác, còn là một cán bộ
có tài tổ chức. Cống hiến của anh trong sự nghiệp xây dựng cơ đồ, đào tạo lớp trẻ
mỹ thuật là một đóng góp lớn cho phong trào”.
Những điều đó nói lên mơ ước của họa sĩ Tô Ngọc Vân là “xây dựng một nền hội
họa ViệtNam có tính chất dân tộc… để giành một địa vị mỹthuật trọng yếu cho
dân tộc trên thế giới” (trang viết của TNV). Về hoài bão riêng của ông, được họa sĩ
Linh Chi ghi lại lúc đi đường ngày 17/8/1953 ở Phú Thọ: “Tôi chỉ mong được như
Gustave Moreau đào tạo được một số họa sĩ có tài, có bản lĩnh…!” (Theo Petit
Larousse: Gustave Moreau, họa sĩ Pháp (1826-1898), sáng tác tranh thần thoại
tượng trưng. Là thầy của Matisse, Marquet, Rouault.).
Như vậy, nếu hiểu theo tinh thần ấy, có thể khẳng định rằng, họa sĩ Tô Ngọc Vân
đã là một “Moreau Việt Nam” – một người thầy uyên bác, mẫu mực trong sự
chuyển mình, rực rỡ trong nghệ thuật, hết lòng trong đào tạo lớp “họa sĩ-cán bộ,
họa sĩ-chiến sĩ”, và lớp họa sĩ ấy đã góp một phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng
chiến và xây dựng đất nước. Công lao đó trước hết thuộc về Họa sĩ Tô Ngọc Vân-
người thầy của Khóa Mỹthuật Kháng chiến!
Để thay lời kết, xin được chép lại câu đối của Giáo sư Vũ Khiêu đề tặng các họa sĩ
Khóa Kháng chiến nhân dịp Triển lãm Mỹthuật của Khóa năm 1993 tại Hà Nội:
“AI GIEO HạT GiốNG Từ NĂM ấY
Để ĐếN BÂY Giờ BáT NGáT HOA”…
.
THẦY VÂN THIÊN TÀI MỸ THUẬT VIỆT NAM
Họa sĩ Tô Ngọc Vân là người có công lao to lớn trong việc xây dựng và tổ chức
Trường Mỹ thuật thời. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đến sau
Cách mạng (năm 1945, 1948) Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giao cho
lập lại Trường Mỹ thuật, và bổ nhiệm