1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

NƠI BẮT ĐẦU CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - MỸ THUẬT VIỆT NAM pptx

5 548 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 150,91 KB

Nội dung

NƠI BẮT ĐẦU CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - MỸ THUẬT VIỆT NAM “ Dạo ấy, tôi đi vẽ ở Bắc Hà, trời mùa đông rất lạnh, lạnh tới thấu xương. Những bà mẹ trẻ thường địu những em bé sau lưng khi đi làm rẫy hoặc làm việc nhà vì ở nơi xa xôi, hẻo lánh này thì lấy đâu ra nhà trẻ Khi em bé đái dầm ướt hết cả quần áo của bé thì cả bé lẫn mẹ đều ướt. Nhưng mẹ của bé chỉ thay quần cho bé còn cô ấy quay ngược cái áo của mình, chuyển phần ướt ra đằng trước còn phần khô dành cho em bé. Tôi nhìn cảnh ấy mà không cầm được nước mắt Đúng là chỉ có tình mẫu tử và chỉ có tình mẫu tử mới làm được những hành động đầy yêu thương đó mà thôi. Trên đây là những lời tâm sự chứa chan cảm xúc của họa sĩ Lê Thị Hoàn và những tình cảm yêu thương gia đình lớn lao ấy luôn là chủ đề xuyên suốt các tác phẩm của chị. Lê Thị Hoàn sinh năm 1945 ,tốt nghiệp Đại học Mỹ thuậtNội năm 1974. Trong nhiều năm cầm cọ thì sơn dầu, lụa là chất liệu quen thuộc của chị. Và bản thân chị cũng chưa có ý định kiếm tìm ở những chất liệu mới bởi sự eo hẹp về thời gian. Chính vì thế, các tác phẩm cũng dừng lại ở mức độ đèm đẹp mà thôi Chỉ tới tận năm 2005 khi chuyển sang vẽ sơn mài, các sáng tác của chị mới thực sự chuyển mình. Và một giai đoạn mới, với những tác phẩm mang phong cách mới đã nhận được sự đón nhận tích cực từ giới chuyên môn Với họa sĩ Lê Thị Hoàn những câu chuyện mang chủ đề gia đình luôn có sức hút lạ thường. Khi nói về chuyện gia đình, con cái chị rất say sưa và đôi mắt sáng ngời hạnh phúc. Nhìn chị, ai cũng thấy toát lên cảm giác hạnh phúc thật viên mãn, vẹn đầy. Chính sự vẹn đầy trong cuộc sống gia đình đã khiến cho sáng tác của chị trở nên thăng hoa. Mới thoạt nhìn, những tác phẩm của chị không có gì nổi bật. Bởi chủ đề gia đình, mẹ con đã có rất nhiều trong sáng tác của các họa sĩ khác. Thậm chí có thể nói rằng hầu như nữ họa sĩ nào cũng đã trải qua chủ đề này. Nhưng sức hút từ sáng tác của họa sĩ Lê Thị Hoàn lại đến từ chính những tác phẩm tưởng như rất đỗi bình dị và không có gì đặc biệt ấy. Điều tạo nên sự khác biệt của chị với các họa sĩ khác chỉ đến từ một điểm duy nhất đó là nét duyên trong tác phẩm (hay có thể nói là đến từ cả con người rất đỗi nhẹ nhàng và đôn hậu ấy). Những hình ảnh, chủ đề thường trực và liên tục nhất trong sáng tác của chị là : mẹ con, vợ chồng, gia đình với đủ các cung bậc cảm xúc. Sự cảm mến, mối thân tình hay tình thương yêu cũng đều bắt nguồn từ đó. Tranh của chị rất ít nhân vật, thường là hai, hoặc ba và nhiều lắm là một nhóm năm hoặc sáu người. Trong khi rất chăm chút cho nhân vật và chi tiết nhân vật thì không gian lại là nơi chị ít chú trọng thể hiện nhất. Không gian thường chỉ là các mảng phẳng, màu đơn sắc và đôi khi được thay đổi chút ít về màu nhưng hoàn toàn không có hình. Lối vẽ trang trí đặc tả chi tiết nhân vật của chị lại rất hợp với mảng nền đơn như vậy. Nó khiến cho thị giác của khán giả tập trung hơn. Khuôn mặt của nhân vật cũng chỉ là điểm nhấn phụ. Nhân vật chỉ được đặc tả phần lưng hoặc nghiêng. Hình thể không xuất sắc, thậm chí còn thô và vụng, đôi khi cảm thấy hơi cứng nhưng điều quan trọng nhất và không thể phủ nhận được là tranh của chị tràn ngập nét duyên về một thứ cảm xúc của tình yêu thương, tình mẫu tử. Gam màu nóng, đậm và có phần hơi trầm, tối được chị đặt thành các mảng lớn nhưng không vì thế mà kém đơn điệu bởi chính các chi tiết hoa văn trên trang phục nhân vật. Đây chính là điểm cốt lõi để đọng lại về thị giác của mọi người khi xem tranh. Nhìn tác phẩm của chị có thể thấy họa sĩ không quá chú tâm hay chủ đích khi phối các mảng màu nhưng chị lại rất có lý, rất hài hòa khi chúng được phối với nhau rất ăn ý. Thực ra, hoa văn hay họa tiết của chị lại không quá cầu kỳ, tinh vi thậm chí hết sức đơn giản nhưng lại trở thành một hệ thống nét nhỏ liên tiếp chuyển động làm đẹp, làm duyên cho các mảng màu đơn và thô. Và họa sĩ dường như rất yêu những chi tiết trang trí ấy nên chị sử dụng chúng rất nhiều và thường xuyên. Nhưng có điều đặc biệt là chúng không hề bị vụn, hay phá vỡ tổng thể mà tất cả thật mềm mại, hài hòa. Trò chuyện với chị về những suy tư, những trăn trở trong nghề nghiệp mới thấy sự hy sinh lớn lao của những người phụ nữ dành cho gia đình. Sau bao nhiêu năm rất ít sáng tác, vì thời gian chủ yếu dành cho gia đình, chị đã sáng tác trở lại. Khi tâm sự chị đã nói nhiều khi chị cảm thấy xấu hổ vì mình đã được học hành rất bài bản, tử tế dưới sự dìu dắt của các thầy Trần Lưu Hậu, Huy Oánh, Nguyễn Trọng Hợp đã từng được các thầy khuyến khích và đặt rất nhiều kỳ vọng nhưng cuối cùng chị không có thời gian để sáng tác vì phải chăm lo cho chồng con. Mấy năm gần đây chị trở lại con đường sáng tác chuyên nghiệp cũng phần nào để trả ơn cho những ân tình nặng nghĩa ấy. Đến bây giờ, vẽ tranh đã trở thành công việc hàng ngày không thể thiếu. Chị vẽ say sưa, vẽ nhiệt tình như việc phải thở, phải ăn, phải uống và chị thường xuyên đi Sapa, Mộc Châu, Bắc Hà, Lai Châu – hoặc tất cả những nơi có người dân tộc sinh sống. ở nơi ấy chị luôn dành sự yêu mến đặc biệt cho những phụ nữ, những em bé và những gia đình người dân tộc. Con người thật thà, thân thiện, phong cảnh đẹp, cuộc sống thanh bình và hiền hòa dẫu còn nghèo khó ở những vùng sâu, vùng xa ấy đã trở thành chủ đề chính trong các sáng tác của chị. Đó chính là nơi bắt đầu của tình yêu thương trong tất cả những tác phẩm của chị hiện nay. . NƠI BẮT ĐẦU CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG - MỸ THUẬT VIỆT NAM “ Dạo ấy, tôi đi vẽ ở Bắc Hà, trời mùa đông rất. thành chủ đề chính trong các sáng tác của chị. Đó chính là nơi bắt đầu của tình yêu thương trong tất cả những tác phẩm của chị hiện nay.

Ngày đăng: 11/03/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w