1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường Tiểu học huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường Tiểu học huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa
Tác giả Nguyễn Thị Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Lan Phương
Trường học Đại học Giáo dục Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 29,62 MB

Nội dung

Có thé thấy, các nhà trường đã tích cực xây dựng kế hoạch chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo lộ trình, từng bước đảm bảo sỐ lượngphòng máy tính phù hợp với quy mô n

Trang 1

NGUYÊN THỊ TRANG

QUAN LÝ DOI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY MÔN TIN HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HUNG HÀ,

TỈNH THÁI BÌNH THEO HƯỚNG CHUẢN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NOI - 2024

Trang 2

NGUYEN THỊ TRANG

QUAN LY DOI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY MON TIN HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HƯNG HÀ, TINH THÁI BÌNH THEO HUONG CHUAN HÓA

LUAN VAN THAC Si QUAN LY GIAO DUC

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục

Mã so: 8140114.01

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN LAN PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi Nguyễn Thi Trang là học viên cao học Lớp QH 2021 - S8 trường Đại

học Giáo dục Hà Nội.

Tôi xin cam đoan nội dung bản luận văn “Quan ly đội ngũ giáo viên dạy môn Tin

học ở các trường Tiểu học huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa” là kết

quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Lan Phương Các

kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình

nghiên cứu cũng như phương tiện thông tin nào khác.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình!

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trên cơ sở lý luận, vốn kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập và

nghiên cứu, được sự giảng dạy, hướng dẫn của các giảng viên, sự cộng tác giúp đỡ

của các đồng chí, đồng nghiệp Luận văn tốt nghiệp của tôi với đề tài “Quản 1ý độingũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường Tiểu học huyện Hung Hà, tinh TháiBình theo hướng chuẩn hóa ” đã được hoàn thành

Dé bày tỏ tình cảm chân thành, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc,lãnh đạo các Khoa, Phòng: quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giáo dục đã tậntình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình

học tập và nghiên cứu Xin cảm ơn Thường trực huyện ủy, Thường trực Hội đồng

nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đảo tạo, Phòng Nội vụ, các

cơ quan ban ngành liên quan; cán bộ quản lý, giáo viên tin học các trường Tiểu họctrên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ, động viên tạo điều kiện cho

tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tác giả xin bay tỏ lòng kính trọng va biết ơn sâu sắc đến TS

Nguyễn Lan Phương - Người Thay, người hướng dẫn khoa học đã tận tinh chỉ dẫn

và giúp đỡ cho tôi trong quá trình nghiên cứu, hoản thành luận văn.

Mặc dù đã có rất nhiều cỗ gắng song do nhiều nguyên nhân mà luận văn khótránh khỏi những thiếu sót, tác giả rat mong nhận được sự góp ý bổ sung của Quy Thaygiáo, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp dé luận văn được hoản thiện một cách tốt nhất

Xin trân trọng cảm on!

il

Trang 5

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

TH Tiểu họcTHPT Trung học phổ thông

UBND Uy ban nhân dân

1H

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

IEUNv:웡Ns(v.ì:NUđađa 3 1 LỜI CAM ƠI - G cv tre liDanh mục các từ viết tat.c.cccccccccccsescscssesessssesesecsesesscsesesucscscsvsucarsvssacaesvsusacseevens ill Danh mục các bảng, biểu đỒ - 2-5252 SSEềEEEEEEEEE E111 1E crx, 1X 98271000 5.ồồ'”''Ố | CHUONG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VE QUAN LÝ DOI NGŨ GIÁO

VIÊN DẠY MON TIN HỌC O CAC TRƯỜNG TIỂU HOC THEO HUONG CHUAN HOÁ À 2-52 522222 E9E3EEEEE12121121121121111 7122 ce 7

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên eứu - 2-2 5£ +s£+££+££+££+£x+zxerxerxeee 7 1.1.1 Các nghiên cứu về đội ngũ giáo viên Error! Bookmark not defined.

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên -5- 555552 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 5 10

1.2.1 Giáo viên và đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ‹ 101.2.2 Chuẩn hoá 22+2+t2E2 E111 2 12 1.2.3 Quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường Tiểu học theo

hướng chuẩn hoá 2 2 2 ®+SE+EE+EE£EE£EEE£EE2EE2EEEEEerkerkerrree 12

1.3 Đội ngũ giáo viên dạy môn tin học ở các trường Tiểu học theo

hướng chuẩn hóa - 2-2-2 ©SSE2E£2EE2EE9E1EEEE717E71171121121111 1111 xe 13

1.3.1 Tiêu chuẩn chung đối với đội ngũ giáo viên dạy tại các trường tiểu học

1.3.2 Tiêu chuẩn về phẩm chat, năng lực đối với đội ngũ giáo viên day tin

học tại các trường tiểu NOC ceeeeccecececseceseesesecsesesesecsesveucecstseaeaeaeecees 141.4 Nội dung quan lý đội ngũ giáo viên day môn Tin học ở các

trường Tiểu học theo hướng chuẩn hóa - 2 2© 22 2 s+zxerxzsez 21

1.4.1 Phân cấp quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các

trường Tiểu học theo hướng chuẩn hóa -. -2- 2 s+s£s+zxzsz+‡ 21

IV

Trang 7

1.4.2 Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên Tin học tiêu học theo hướng chuẩn

1.4.3 Tuyển dung, sử dụng và sang lọc đội ngũ giáo viên Tin học tiểu học

theo hướng chuẩn hoá - + ¿+ s+EE+E£+E££E+EE+EE2EEzEerkerkrreee 22

1.4.4 Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Tin học tiêu học theo hướng chuan

1.4.5 Xây dựng môi trường thu hút, phát triển và tạo động lực phát triển đội

ngũ giáo viên Tin học tiểu học theo hướng chuẩn hoá 25 1.4.6 Kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên

Tin học tiểu hoc theo hướng chuẩn hoá - - ¿se cszxzxzzs 25

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý đội ngũ giáo viên dạy

môn Tin học ở các trường Tiểu học - 2-5 5¿+z+£+£z+zxerxerxersee 27

1.5.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giao dục, đào tạo 27

1.5.2 Chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo dục, cho giáo viên 28

1.5.3 Môi trường, điều kiện làm viỆc -¿- 2 2 2+c++cx+rxerxerxeee 28 1.5.4 Phân cấp quản lý giáo dục trong quản lý đội ngũ giáo viên

MON Tin hoc l saaiaiaiaiiadiiiidididaadẢẦẢ 281.5.5 Năng lực của chủ thé quản IY eeceeceeessesseesesessessessesseeseessesesesseeseesees 29

1.5.6 Vai trò, năng lực của các lực lượng tham gia quản lý 291.5.7 Trình độ, phẩm chất, năng lực của giáo viên môn Tin học ở

các trường 'TÌH s11 11919101 nh ng cưy 291.5.8 Ý thức, động cơ phát triển của đội ngũ giáo viên môn Tin học 29 Kết luận Chương 1 - 2-2-5 E2E£2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1EEEEEEerkee 30

CHUONG 2: THỰC TRANG QUAN LÝ DOI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY MON TIN HỌC O CÁC TRƯỜNG TIEU HỌC HUYỆN HUNG HÀ,

TINH THÁI BÌNH THEO HUONG CHUAN HOÁ 31 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo duc và đào tao ở huyện

Hưng Hà, tỉnh Thái Bình 5 5S S*sseeeeeesee 3l

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên - dan cư ¿-2¿©5¿+x+2x++zxtzxeerxrrrerrxerrrrrred 31

Trang 8

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội - ¿2-6 St St+E+E£EEEESEEEEEEEEEEeEkrkererereevee 31 2.1.3 Về văn hóa - Giáo dỤC ¿tk St SE SE EEEEEEEEEEEEEESEEEEEkrkekrrerkskee 32 2.2 Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo cấp Tiểu học huyện

s0 33

2.2.1 Mạng lưới trường, ÏỚp - - + + tk ESvk* kg giết 33

2.2.2 VE học sinh -c- + kSx+kEEk*EE 1E E111 1111111111111 11111 1x, 34

2.2.3 Về đội ngũ giáo viên - ¿St St 1T TEE21121111111121111 11111 te 34 2.2.4 Đội ngũ CBQL các trường Tiểu học -22 222+zz+£szrxsrxersee 34

2.2.5 Cơ sở vật chất ở các trường Tiểu HOC ¿-c- 5c x+x+EvEzkeEererxsrereree 35

2.3 Giới thiệu về tổ chức khảo sát - 2-55 eEEErkerkerkerrei 352.3.1 Mục tiêu khảo Sat - <1 1111111122231 11 HH3 1 khen ng, 35 2.3.2 Nội dung khảo Sát - - G11 TH TH ng ng ng ng 35 2.3.3 Phương pháp khảo Sat - <1 HH ng ng gệc 35

2.3.4 Đối tượng khảo sát ¿+2 SE 22t EE12112171211111211 211111 c0 36 2.3.5 Cách cho điểm và thang đánh giá - 2 2 s+Ss+Ez+EzEerxersrrszes 36 2.4 Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường

Tiểu học huyện Hưng Hà - 22 2+SE+SE#EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkee 37

2.4.1 Về sỐ lượng -¿- 2 + +k+Sk+EE2E12EEEEEE151121121121111111 1.1111 x0, 37

2.4.2 Trình độ và chuyên môn đảo tạO ¿+ + ssvveseersseeseees 38

2.4.3 Pham chat và năng lực của đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học 40 2.4.4 Tuôi đời và thâm niên giảng dạy của đội ngũ giáo viên - 41 2.4.5 Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học - 42

2.5 Thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường Tiểu học theo hướng chuẩn hoá - 2 2 2 2 s+zx+zxzse+ 44

2.5.1 Thực trạng xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên Tin học tiểu học theo

hướng chuẩn hoá - 2 2 2 ®+E+EE+EE£EE£EE£EE2EE2EEEEEerkerkerreee 44 2.5.2 Thực trạng tuyển dụng, sử dụng và sàng lọc đội ngũ giáo viên Tin học

tiêu học theo hướng chuẩn hoá 2 2 2 s2 22 2+se£x+£s+cs+z 48

VI

Trang 9

2.5.3 Thực trạng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Tin học tiểu học theo hướng

CHUAN HOA Ẽẽ Ả 52 2.5.4 Thực trang xây dựng môi trường phát triển và tao động lực phat triển

đội ngũ giáo viên Tin học tiêu học theo hướng chuẩn hoá 54 2.5.5 Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý đội

ngũ giáo viên Tin học tiêu học theo hướng chuẩn hoá 57 2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên

dạy môn Tin học ở các trường Tiểu học huyện Hưng Hà theo hướng CHUAN HOA “3-1 60

2.5.1 Yếu tố khách quani c.ccecceccecccssessessesseessessessessessessessesesesesseeseesees 60

2.5.2 Yếu tố chủ quan ¿525 SESE‡EE2EEEEEEEEEEE12121711111121121 7111 x0 62

2.6 Danh gia thurc trang 1n 65 2.6.1 Thành CÔNng - «+11 Ev v9 TH TH TH nu ng nh re 65

2.6.2 Hạn chẾ - 5s k 9xx EEk*EEEESEE E111 11111111111111111111 11111111 1Xe0 66 2.6.3 Nguyên nhân của những thành công và hạn chế - - 66

Kết luận Chương 2 oo ccecceccccccscssesssessessesseesessscsvcssssscssessessecsecsecseessessesseeseeses 68 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY

MÔN TIN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HƯNG HÀ, TINH THAI BÌNH THEO HUONG CHUAN HÓA .- 69 3.1 Những định hướng phat triễn eeseeseeseesteeesesseesees 69

3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp -. - 2-5 scs+cz+Ecrxerxerxeree 71 3.2.1 Nguyên tắc mục ti@U ceeceeccscesssessessessessesssssusssessessessessessessussusssesseesessecses 71

3.2.2 Nguyên tắc Chuan hod ceccecccccessessessessesssessessessessessessessesssessessessesseeseeses 72 3.2.3 Nguyên tắc hiệu QUa ceeceecceccecsecsessessessecssessessessessessessecsecssessessessesseeseeaes 72 3.2.4 Nguyên tắc kha thi - 2¿©52S2+EE‡EEEEEEEEEEEEEE211211211211 21111 Ecxe 72 3.2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn - 2©22©52+cz+csszxsrxersee 73

3.2.6 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 22 2©5225£+£s+£x+zxerxersee 73

3.3 Đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các

trường Tiểu học huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hoá 73

vii

Trang 10

3.3.1 Tổ chức phổ biến chuẩn nghề nghiệp đội ngũ giáo viên dạy môn Tin

học cấp Tiểu HOC - - St 3E EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkskrrrre 73 3.3.2 Tổ chức quy hoạch đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học tại các trường tiểu

học theo chuẩn nghé nghiệp và yêu cầu của CTGDPT 2018 75

3.3.3 Xây dựng cơ chế thu hút, đãi ngộ trong tuyển dụng giáo viên theo

hướng chuẩn hoá - 2® 2+ E+EeEE£EE+EE£EEEEEEEEEEEEErEerkerkrrkee S0 3.3.4 Tổ chức bồi dưỡng, đánh giá phẩm chất, năng lực cho giáo viên dạy

môn tin học tại các trường tiểu học theo hướng chuẩn hoá 84 3.3.5 Tham mưu, dé xuất cơ quan có thấm quyén ban hành chính sách đãi

ngộ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi phát triển đội ngũ giáo viên dạy

môn Tint hỌC - 22+ E221 3E + 2318 E333 1x ve ve 863.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp - eeseeseeseesteseeeeseeeees 90

3.5 Khảo nghiệm tinh cần thiết và khả thi của các biện pháp 91

3.5.1 MUc in d 913.5.2 Nội dung và cách tiến hanhe eeceeeeeeseeseessessessessessesssessessesseeseenes 91 3.5.3 Kết quả khảo nghiệm 2 2 E+EE‡EE£EESEEEEEEEE2EE2E1EEEEEEerkerkee 91 Kết luận Chương 3 - 2: 2c S22 SEEEEEEEEEEEEEE 211211211211 11 111 98

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHHỊ, -2- 2c ©5222Ec2xccExczkrerxerrerred 99 TÀI LIEU THAM KHAO 0.ooooccccccccsccecscsssesssessesssessecssessecssessecssessessseeseesses 102

PHU LUC

viii

Trang 11

DANH MỤC CAC BANG, BIEU DO

Bảng 2.1 Thống kê quy mô trường lớp và đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân

viên các trường tiêu học huyện Hung Hà, tỉnh Thái Bình 33Bảng 2.2 Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng - ¿+2 36Bảng 2.3 Số lượng giáo viên môn Tin học các trường TH từ năm học 2018-2019

đến năm học 2022-2023 -2¿++22+++t2EE+vtrErvrttrrrrirrrrrrrrrker 37

Bang 2.4 Trình độ đào tao của giáo viên môn Tin học ở các trường TH từ năm học

2018-2019 đến năm học 2022-2023 -¿©22 + x+£x++z+zxvrxrrsez 38

Bảng 2.5 Trình độ lý luận chính trị của giáo viên môn Tin hoc ở các trường TH từ

năm hoc 2018-2019 đến năm học 2022-2023 - ¿+ ++xezzxezs 40Bảng 2.6 Kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn hoá tại các trường tiêu học trên địa

bàn huyện năm học 2018-2019 đến năm học 2022-2023 41Bang 2.7 Cơ cấu giáo viên môn Tin học ở các trường TH theo độ tuổi từ năm học

2018-2019 đến năm học 2022-2023 + 2©++s+S+£++x+x+zzxzxe2 41

Bang 2.9 Thực trang xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên Tin học tiêu học theo

hướng chuẩn hoá - 5 SE SEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErkrkree 44

Bảng 2.10 Thực trạng các hoạt động tuyên dụng, sử dụng và sàng lọc đội ngũ giáo

viên Tin học tiểu học theo hướng chuẩn hoá -55- 55552 48

Bảng 2.11 Thực trạng hoạt động dao tạo va bồi dưỡng giáo viên Tin học tiểu học

theo hướng chuẩn hoá ở các trường THH - 2 2 2 2 s5s+s+xzs2 52

Bảng 2.12 Thực trạng xây dựng môi trường phát triển và tạo động lực phát triển đội

ngũ giáo viên Tin học tiêu học theo hướng chuẩn hoá 55

Bảng 2.13 Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động quan lý đội ngũ

giáo viên Tin học tiểu học theo hướng chuẩn hoá - - - 58Bảng 2.14 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đội ngũ giáo

viên Tin học ở các TH huyện Hưng Hà theo hướng chuẩn hoá 60

1X

Trang 12

Bang 2.15 Các yêu t6 chủ quan anh hưởng đến hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên

Tin học ở các trường tiểu học huyện Hung Hà theo hướng chuẩn hoá 62Bang 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp - 92Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tinh khả thi của các biện pháp - 94Bảng 3.3 Đánh giá mức độ phù hợp giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện

Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp96

Trang 13

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục và đào

tạo, đóng góp quan trọng vào công cuộc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài của đất nước Phát triển đội ngũ giáo viên luôn là vẫn đề chiến lượccủa mỗi quốc gia vì đội ngũ giáo viên mang yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng

giáo dục, đó là nguồn duy nhất đào tạo nguồn nhân lực có khả năng hiện thực hóamọi kế hoạch cho tương lai, đặc biệt trong thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của côngnghệ thông tin, truyền thông và kinh tế tri thức

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khăng định quan điểm, chủ

trương trên và xác định quyết tâm phát triển giáo dục và đào tạo trong những năm

tới: “Phát triển giáo duc là quốc sách hàng dau Đổi mới căn bản, toàn diện nêngiáo duc Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và

hội nhập quốc tế, trong đó đối mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáoviên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” Nghị quyết TW2 (Khoá 8) cũng khang

định: “Chiến lược phát triển đất nước ta là chiến lược dựa vào tri thức và thông tin,

chiến lược di tắt đón dau với mũi nhọn là công nghệ thông tin”

Cùng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học có vị trí quantrọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về

đạo đức, trí tuệ, thể chất, thâm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh

tiếp tục học lên trung học cơ sở Hiện nay giáo dục tiểu học đang được đổi mới toàn

diện từ mục tiêu, nội dung, chương trình đến kế hoạch và phương pháp dạy học để

tạo nên sự liên thông và đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ với các bậc học khác Công

nghệ thông tin là ngành khoa học mang lại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa loài

người bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số Do đó, quốc gia nào không muốn bị

bỏ lại phía sau đều phải coi tin học là then chốt trong chương trình giáo dục

Xác định rõ tầm quan trọng đó, Bộ Giáo duc và Đào tạo đã đưa môn Tin họcvào trong nhà trường ngay từ tiêu học Môn Tin học là môn học mới trong chương

Trang 14

trình Tiểu học Việc đưa Tin học trở thành môn học bắt buộc từ năm học 2022 - 2023là thực hiện Luật Giáo duc 2019 và dé bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Ở nước ta, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đưa Tin học thành mônbắt buộc (bắt đầu từ học sinh lớp 3 năm học 2022 - 2023) ở tiểu học được xem nhưbước cải cách đầu tiên, phù hợp và tất yếu Cần và sẽ phải có nhiều bước cải cáchtiếp theo thì Tin học mới lên tới vị trí xứng đáng Để việc triển khai hiệu quả, giáo

viên Tin học cần được bồi dưỡng, tập huấn làm quen với Chương trình và sách giáo

khoa mới Nhà quản lý giáo dục và cả chính quyền cần được tập huấn dé hiéu sự bathợp lý trong thứ tự xếp hạng của các môn học, điều không tồn tại trong văn bảnchính thức nhưng ai cũng biết, cũng là nguyên nhân sự tụt hậu của nền giáo dục vàcả quốc gia Trong những năm qua, việc dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục tin

học ở các trường Tiểu học huyện Hưng Hà đã diễn ra khá tích cực, chủ động trong

việc triển khai thực hiện Công văn số 3539/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và

Đào tạo về hướng dẫn tô chức day học môn Tin học và hoạt động giáo dục tin họccấp tiểu học từ năm học 2019 - 2020 ngay sau khi Chương trình giáo dục phổ thông

2018 được ban hành Tiếp đến năm 2021, Bộ ban hành Công văn

371/BGDĐT-GDTH về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên tiếng Anh, Tin học dạy học tiểu học từnăm học 2022 - 2023 gửi UBND các tỉnh, thành phố dé triển khai theo thâm quyền

quy định Thực hiện chỉ đạo nói trên, các trường Tiểu học huyện Hưng Hà đã có

nhiều biện pháp và đạt được kết quả nhất định Theo thống kê, năm học 2020

-2021, toàn huyện có 98,8% trường tô chức dạy tin học cho học sinh từ lớp 1 đến lớp

5 Trong đó lớp 3, lớp 4, lớp 5 đạt 100% hoc sinh được học môn Tin học tự chon.

Có thé thấy, các nhà trường đã tích cực xây dựng kế hoạch chuẩn bị điều

kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo lộ trình, từng bước đảm bảo sỐ lượngphòng máy tính phù hợp với quy mô nhà trường; tiến hành dự báo, xây dựng vàthực hiện kế hoạch dé học sinh các điểm trường đều được học tin học theo Chương

trình GDPT 2018 với thời lượng 35 tiết/lớp/năm học từ năm học 2022 - 2023; việc

tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng,

tập huấn bồi dưỡng theo quy định của Bộ Giáo dục và Dao tạo đã triển khai và từng

bước được chuân hóa

Trang 15

Song dạy Tin học theo chương trình mới, mỗi tuần một lớp sẽ có 2 tiết Tinhọc ở các khối 4, 5 (chương trình cũ) Với học sinh khối lớp 3, Bộ Giáo dục và Đàotạo đã ban hành Quyết định số 2904/QD-BGDDT ngày 07/10/2022 về việc Dinh

chính một số lỗi kĩ thuật trình bày trong Thông tư số 27/2020/TTBGDĐT ngày04/9/2020 trong đó điều chỉnh tách môn Tin học và Công nghệ lớp 3 thành 2 môn:

Tin học và Công nghệ (Tin học) và Tin học và Công nghệ (Công nghệ), mỗi môn học

1 tiét/tuan do đó vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên vì số tiết tăng lên do có thêm

môn Công nghệ Giáo viên dạy môn Tin học dạy quá tải là tình trạng chung ở nhiềutrường tiểu học vì đa số các trường chỉ có 1 giáo viên Tin học nên việc sắp xếp thờikhóa biểu đối với môn Tin học ở cả 3 khối lớp rất khó khăn Thiếu giáo viên nhưngviệc tuyên dụng không đơn giản vì giáo viên dạy môn Tin học phải đáp ứng được cả

yêu cầu về trình độ chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm Những sinh viên khi học

Công nghệ thông tin ở các trường khác ra phải có chứng chỉ sư phạm mới đáp ứng

được yêu cầu tuyển dụng Tuy nhiên, trên thực tế, số sinh viên này lại không chọn

nghề giáo bởi mức thu nhập quá thấp, không đảm bảo cuộc sống

Nhu cầu đội ngũ giáo viên của huyện Hưng Hà nói chung và nhu cầu về đội

ngũ giáo viên dạy môn Tin học của các trường tiểu học trong huyện nói riêng là rấtlớn Đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học của huyện hiện nay đang thiếu về số lượngvà yêu về chất lượng vì thế chưa đáp ứng được yêu cầu day học Tin học trong cáctrường tiểu học của huyện Mặc dù bộ môn Tin học đã là môn hoc bắt buộc ở cấptiêu học, nhưng việc tuyển dụng giáo viên dạy môn Tin học còn gặp nhiều khókhăn, vì thế đến nay số lượng và chất lượng giáo viên dạy môn Tin học chưa đápứng được nhu cầu của môn Tin học

Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

đặt ra những đòi hỏi mới cao hơn đối với giáo dục Tiểu học, trong đó có việc day và

học Tin học Nâng cao chất lượng dạy học Tìn học, trước hết, cần quan tâm chăm lo

phát triển đội ngũ giáo viên - nhân tố quyết định trực tiếp Với những lí do nêu trên,

tôi chọn đề tài: “Quản lý đội ngũ giáo viên day môn Tin học ở các trường Tiểu họchuyện Hung Ha, tỉnh Thái Binh theo hướng chuẩn hóa” dé nghiên cứu luận văn

Trang 16

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ những van dé lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp quản

lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện

Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa góp phần thực hiện mục tiêu dạyhọc đảm bảo thực hiện yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường Tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường Tiểu họchuyện Hưng Hà, tinh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa

4 Cau hỏi nghiên cứu

- Trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phô thông 2018, cần cóbiện pháp gì để quản lý đội ngũ giáo viên tin học đáp ứng được yêu cầu theo hướng

chuẩn hóa tại các trường tiêu học hưng huyện hưng Hà tỉnh Thái Bình?

5 Giả thuyết nghiên cứu

Đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường Tiểu học huyện Hưng Hàhiện nay chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn về số lượng và chất lượng do thiếunhững quy hoạch phát triển về số lượng, chưa hợp lý về cơ câu đội ngũ, công tác

tuyên dụng chưa kip thời, chất lượng đội ngũ còn nhiều bất cập Nếu đề xuất được

các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học các trường Tiểu học đápứng yêu cầu chuẩn hóa, phù hợp với đặc điểm của nganh và được thực hiện một

cách đồng bộ thì chắc chắn sẽ phát triển được đội ngũ giáo viên môn dạy môn Tin

học các trường Tiểu học, qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học trong

các trường Tiểu học trên địa bàn huyện

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở

trường tiêu học theo hướng chuẩn hoá

- Đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các

trường Tiểu học huyện Hưng Hà, tinh Thai Binh theo hướng chan hoá

Trang 17

- Đề xuất một số biện pháp chủ yếu quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin

học ở các trường Tiểu học huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa

7 Giới hạn phạm vỉ nghiên cứu

- Về doi tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý củacác chủ thể quản lý ở cấp phòng GD và cấp trường Tiểu học trên địa bàn huyện

- Về không gian nghiên cứu: Tham khảo các báo cáo tong kết của các cơquan quản lý giáo dục và kết quả điều tra, khảo sát thực tế của người học trong quá

trình thực hiện luận văn.

- Về đối tượng khảo sát: 39 GV dạy môn tin học, 47 CBQL của 35 cơ sở giáo

dục trong huyện, 02 công chức Phòng GDDT; 01 công chức phòng Nội vụ huyện.

- Về thời gian nghiên cứu: Tính từ thời điểm năm học 2018-2019 đến nay

8 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này tác giả sử dụng đồng bộ các nhóm phương pháp:

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tiến hành thu thập, lựa chọn, sắp xếp, đọc các tài liệu lý luận và thực tiễn có

liên quan đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở trường Tiêu học

Các tài liệu trên được phân tích, tổng hợp, nhận xét, tốm tắt và trích dẫn phụcvụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp quan sát:

Quan sát và điều tra hoạt động liên quan đến việc giáo viên dạy môn Tìn họccấp Tiểu học tại các trường trong huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Ghi chép lại các

thực tiễn, quy trình, và vấn đề cụ thể liên quan đến dạy và học môn Tin học

* Phương pháp điều traThiết kế bảng hỏi khảo sát một 36 giáo viên dạy môn Tin hoc cấp Tiểu họctại các trường trong huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Công cụ là phiếu khảo sát

được thiết kế theo mục tiêu và nội dung nghiên cứu cụ thể

* Phương pháp khảo sát thực nghiệm

Tìm kiêm ý kiên và phản hôi từ các nhà quản lý câp trường, câp huyện, cũng

Trang 18

như từ các giáo viên hiện đang giảng dạy môn Tin học Điều này giúp đánh giá tínhkhả thi của các biện pháp đề xuất và đảm bảo răng chúng có sự ủng hộ và tham gia

từ các bên liên quan.

* Phương pháp tong kết kinh nghiệm:

Từ thông tin thu thập được, tổng kết và phân tích kinh nghiệm của giáo viên

và nhà quản lý hiện tại trong việc dạy môn Tìn học Xác định những phương pháp,

công cụ hoặc quy trình nào đã mang lại hiệu quả, cũng như những khía cạnh cần cải

thiện.

8.3 Phương pháp thống kê toán học: Trong quá trình nghiên cứu sử dụng phương

pháp thong kê toán học dé xử lý số liệu làm minh chứng cho những nhận định, đánh

giá của dé tài và khảo nghiệm các biện pháp được đê xuât.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tải liệu tham khảo nộidung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quan lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở cáctrường Tiểu học theo hướng chuẩn hoá

Chương 2: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các

trường Tiểu học huyện Hung Hà, tinh Thái Bình hiện nay theo hướng chuẩn hoá

Chương 3: Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các

trường Tiểu học trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LI LUẬN VE QUAN LÝ DOI NGŨ GIÁO VIÊN DAY MON TIN

HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO HUONG CHUAN HOA

1.1 Tổng quan van đề nghiên cứu

Trong công tác quản lý trường tiểu học, quản lý hoạt động dạy học có ýnghĩa đặc biệt quan trọng, nó chính là yếu tố quyết định tới chất lượng của nhà

trường, sự phát triển bền vững của giáo dục tiêu học Day là nhiệm vụ không đơn

giản đối với mỗi hiệu trưởng trường tiêu học Mục tiêu chính của công tác này làlàm sao đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay Đề làm tốt công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng, có nhiều nhàkhoa học nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những công trình đề cập đến

thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở các nhà trường, nhằm tìm ra các biện pháp

quản lý có hiệu quả nhất Có thể nói có rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâmnghiên cứu, bàn luận về hoạt động quản lý, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động

dạy học trường tiêu học

1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học

Đã có nhiều cuốn sách viết về lý thuyết quản lý đã đề cập tới vấn đề quản lý

nguồn nhân lực Có thé vận dụng các lý thuyết đó vào nghiên cứu quản lý đội ngũ

giáo viên trường TH ở Hưng Hà nói chung và quản lý đội ngũ giáo viên môn Tin

học ở các trường TH nói riêng.

Hai cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực” và “Phát triển nguồn nhân lực

doanh nghiệp” của tác giả Leonard Nadler (nhà xã hội học người Mỹ) xuất bản năm

1980 đã bàn về quan điểm phát triển nguồn nhân lực; trong đó khăng định, pháttriển nguồn nhân lực gồm 3 nhiệm vụ chính là: giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, sửdụng nguồn nhân lực và tạo môi trường nguồn nhân lực

Tại Singaporre, vào thập kỷ đầu của thế kỷ XX, có chương trình đào tạo hiệutrưởng trường phô thông Trong nội dung của chương trình dao tạo này đã dé cập

đến Mô hình trường học xuất sắc của Singaporre và Chuyên dé phát triển đội ngữ.Hai nước Việt Nam và Singaporre đã liên kết triển khai rất hiệu quả tài liệu này

Trang 20

trong bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông của Việt Nam trong

thập kỷ vừa qua.

Các công trình nghiên cứu trên đã làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu các

vấn đề cụ thể về đội ngũ trong các cơ sở giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên

môn Tin hoc ở các trường TH nói riêng.

Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề quản lý đội ngũ trong

các cơ sở giáo duc chủ yếu dựa trên nên tang của giáo dục học và lý luận phát triển

nguồn nhân lực trong một tổ chức

- Một số cuốn sách có nội dung về lý luận quản lý làm nền tang cho nghiêncứu các hoạt động quản lý nguồn nhân lực:

Tác giả Trần Hồng Thắm (2018) với đề tài “Thực trạng quản lí đội ngũ giáo

viên tiểu học vùng đồng băng Sông Cửu Long” nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lí giáo

viên (GV) hiệu quả là điều cần thiết cho sự thành công của bat kì hệ thống giáo dụcnào Mục dich của nghiên cứu này là khảo sát thực trang quản lí đội ngũ giáo viên tiểu

học (GVTH) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Nghiên cứu khảo sát 400

GVTH và cán bộ quan lí giáo dục (CBQL) (300 GVTH và 100 CBQL) của 3 tỉnh

thành là Cần Thơ, Vĩnh Long và Trà Vinh; từ đó đánh giá thực trạng quản lí đội ngũ

GVTH vùng Đồng băng sông Cửu Long (ĐBSCL); phân tích nguyên nhân chủ quan,

khách quan và đề xuất một số giải pháp quản lí đội ngũ GVTH theo yêu cầu đổi mới

giáo dục [7].

Nguyễn Thị Thu Hằng và Đàm Thị Thu (2022) với đề tài “Phân cấp quản lý độingũ giáo viên tiêu hoc tại tỉnh Cao Bang” Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Phân cấp Quản lýgiáo dục nói chung và quản lý giáo dục bậc tiểu học nói riêng là vấn đề quan trọngtrong đổi mới Quan lý giáo dục hiện nay Trước yêu cầu của đổi mới dạy va học, đặt ranhững yêu cầu cao về phâm chất và năng lực đối với giáo viên Tiêu học, nguồn nhânlực mới được hình thành của bậc tiểu học Môi trường giáo dục mới, chủ trương đổi

mới Quản lý giáo dục cũng đang đặt ra cho giáo viên Tiểu học những yêu cầu mới về

phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học, xây dựng môi trường văn hóa và môi trường pháttriển đội ngũ giáo viên Tiểu học Thực tiễn đó, đòi hỏi cần phải có các công trìnhnghiên cứu, đánh giá lại cơ sở pháp lý phân cấp quản lý giáo viên đã có kết quả và

Trang 21

- Một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về quản lý đội ngũ

trong các cơ sở giáo dục:

+ Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục với đề tài “Quản lý đội ngũ

giáo viên ở trường TH Kim Đồng, thành phố Hạ Long nham đáp ứng yêu cầu đổi

mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Thu

Lương đã bảo vệ năm năm 2016 tại Trường Đại học Giáo dục [35].

+ Luận văn thạc sĩ ngành quan lý giáo dục của Pham Ngọc Anh bảo vệ năm

2011 tại Trường ĐHSP Hà Nội với đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viênTH huyện Cầu Giấy, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015” [1]

+ Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục với đề tài “Biện phápquản lý đội ngũ giáo viên tiêu học ở huyện Bắc Yên, tinh Son La giai đoạn 2011-2020 đáp ứng yêu cầu trường học đạt chuẩn quốc gia” của Nghiêm Văn Tuấn đã

bảo vệ năm 2012 tại Trường ĐHSP Hà Nội [42].

+ Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục với đề tài “Biện pháp

quản lý đội ngũ giáo viên TH thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yén’’ của HoàngMinh Hiền đã bảo vệ năm 2013 tại Học viện Quản lý giáo dục [28]

Trang 22

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên day học môn tin học

[10].

Về cơ bản các công trình nghiên cứu trên đều nêu rõ cơ sở lý luận, thực trạng

và các biện pháp hoặc biện pháp quản lý đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục

ở các loại hình và ở các vùng miền khác nhau nhăm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo

dục Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nao đi sâu nghiên cứu hoạt động

quản lý đội ngũ giáo viên ở bộ môn Tin học ở các trường tiêu học huyện Hưng Hà,tinh Thái Binh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý đội ngũ giáo viên môn tin học ở cáctrường tiểu học huyện Hưng Ha, tỉnh Thái Bình theo hướng chuẩn hóa” là rất cần

thiết đối với ngành giáo dục huyện Hưng Hà nham góp phan thực hiện thành công

chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng va Nhà nước đồng thời đào tạo nguồn nhân

lực chat lượng cao đáp ứng yêu cau phát triển tiềm năng kinh tế, văn hóa của huyện

trong tương lai.

1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.2.1 Giáo viên và đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học

10

Trang 23

Luật Giáo dục (2019) quy định rõ “nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng

day, giáo duc trong nhà trường và các cơ sở giáo duc khác”.

Trong Điều lệ trường Tiểu học (2020), “người giảng dạy học sinh và thực

hiện chương trình giáo dục tiểu học được gọi là giáo viên tiểu học” Do đó, ngườiday môn Tin học tại trường tiêu học được gọi là giáo viên Tin học tiêu học

Theo Từ điển Giáo duc học (2001), "đội ngũ giáo viên" (DNGV) là tập thé

những người đảm nhiệm công tác giáo dục và dạy học, có đủ tiêu chuẩn đạo đức,

chuyên môn và nghiệp vụ quy định Họ là lực lượng quyết định hoạt động giáo dụccủa nhà trường và cần được xây dựng mọi mặt, đảm bảo số lượng phù hợp với cơcấu giảng dạy của các bộ môn và đảm bảo cân đối giữa nam và nữ, lớp già và lớptrẻ Đội ngũ giáo viên tiểu học (GVTH) là tập hợp những giáo viên được tô chứcthành một lực lượng nhằm thực hiện các mục tiêu của giáo dục tiểu hoc GVTH có

đặc điểm riêng, bởi họ không chỉ dạy nhiều môn học mà còn là giáo viên chủ

nhiệm, là người đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của học sinh

Đội ngũ giáo viên Đội ngũ giáo viên là tập hợp những nhà giáo giảng dạy ở

cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có chung nhiệm

vụ, vai trò và trách nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục được quy định tại

Luật giáo dục, điều lệ và quy chế trường học

Đội ngũ là tập hợp gồm nhiều người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tạothành một lực lượng Khái niệm đội ngũ được sử dụng một cách phổ biến trong lĩnhvực tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như: đội ngũ tri thức; đội ngũ

văn, nghệ sĩ; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đội ngũ y, bác sĩ Trong lĩnh vực

GD&DT, thuật ngữ đội ngũ cũng được sử dụng dé chỉ những tập hợp người đượcphân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống GD&DT Ở Việt Nam, khái niệm

PNGV dùng để chi tập hợp người bao gồm CBQL, GV Từ điển Giáo dục học định

nghĩa: “Đội ngũ GV là tập hợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học

có đủ tiêu chuân đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định” Từ những định nghĩanêu trên, có thé quan niệm: DNGV là một tập hợp những người làm nghề day học -

giáo dục được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức) cùng chung một nhiệm vụ là

thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đê ra cho tập hợp đó, tô chức đó Họ làm việc có

11

Trang 24

kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuônkhổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội Họ chính là nguồn lực quan trọng trong

lĩnh vực giáo duc mầm non, phô thông và giáo dục nghề nghiệp.

Từ đó, có thé đưa ra khái niệm “DNGV day tin học là một tập hợp những

người làm nghề dạy học môn tin học được tô chức thành một lực lượng (có tô chức)cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục cấp tiêu học đã đề ra

cho mỗi nhà trường”.

Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất vàtinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thé chế xã hội Họ chính là nguồn

lực quan trọng trong lĩnh vực giáo dục phổ thông.1.2.2 Chuẩn hoá

Chuẩn hoá là xác lập chuẩn mực (Từ điển Tiếng Việt) Trong đó chuẩn hóa(hoặc tiêu chuẩn hóa) là thiết lập các quy tắc, tiêu chuẩn hoặc quy định chung déđảm bảo sự đồng nhất, tính nhất quán và chất lượng trong các lĩnh vực khác nhau

Chuẩn hóa có thê áp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghiệp, công nghệ, y

tế, môi trường, và nhiều lĩnh vực khác

Mục tiêu của chuẩn hóa bao gồm:

+ Đảm bảo chất lượng: Chuẩn hóa giúp xác định các tiêu chuẩn chất lượng và các

quy tắc kỹ thuật dé đảm bảo sản phẩm hoặc dich vụ đáp ứng các yêu cầu cụ thẻ

+ Đảm bảo an toàn: Chuan hóa có thé đặt ra các tiêu chuẩn an toàn dé bảo vệ

người tiêu dùng, môi trường và người làm việc khỏi nguy cơ.

+ Tạo sự đồng nhất: Chuẩn hóa giúp tạo ra một ngôn ngữ hoặc tiêu chuânchung, giúp các đối tác thương mai và tô chức trao đồi thông tin và làm việc với

nhau dễ dàng hơn.

+ Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Chuan hóa có thé giảm thiêu sự lãng phí

và tăng hiệu quả trong quá trình sản xuât và quản lý.

+ Thúc đây sự cạnh tranh: Chuan hóa có thể giúp các công ty và t6 chức cải

thiện sản phẩm và dịch vụ của họ, tăng cường sự cạnh tranh trên thi trường quốc tế.1.2.3 Quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin hoc ở các trường Tiểu học theohướng chuẩn hoá

Khi xem xét mối quan hệ giữa 2 phạm trù “Quản lý đội ngũ” và “Phát triển

12

Trang 25

đội ngũ”, nhiều ý kiến cho răng 2 phạm trù trên đồng nghĩa (Nguyễn Văn Cường

(2017)) Tuy nhiên, theo ý kiến tác giả khi xem xét cụ thé các thành tổ của phạm trù“Phát triển đội ngũ” về cơ bản các ý kiến nêu trên là phù hợp, đa phan các thành tốmang tính quản lý, như: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ; Thực hiện các

chính sách, chế độ để đảm bảo sức khoẻ và dinh dưỡng cho GV; Sắp xếp, bố trí

công việc một cách hợp lý phủ hợp với số lượng và cơ cau DN; Tăng cường cơ chế

dân chủ hoá trong nhà trường, giải phóng giáo viên khỏi những việc làm không cần

thiết, giúp họ tự phát triển bản thân Tuy nhiên, một số thành tổ khác, như: GDĐTđể toàn DN đạt đến sự chuẩn hoá, hiện đại hoá; Tạo ra môi trường làm việc tốt nhất,đảm bao tính hợp lý, tinh xã hội hoá và tính đồng thuận trong tổ chức là những yếutố mang màu sắc giáo dục học, cần khai thác chúng đưới góc độ quản lý giáo dục

Trong quản lý đội ngũ giáo viên tin học tiểu học, có 2 câu hỏi quan trọng cầnđặt ra là: 1) Làm thế nào để tạo ra và phát triển hợp lý số lượng, cơ cấu đội ngũ vàphát triển thường xuyên, liên tục tiềm năng/năng lực của mỗi cá nhân GV và DNGV;2) Lam thé nào dé khai thác, phát huy tối đa được tiềm năng đó, biến tiềm năng thành

vốn của DN, góp phần thực hiện mục tiêu của bậc học Trong đó, điều cần được đặc

biệt quan tâm là phải tạo mọi điều kiện và xây dựng được môi trường chính sách, môi

trường tâm lý và môi trường văn hóa tổ chức để tạo động lực và phát huy hiệu quả

tiềm năng của đội ngũ? Trả lời được các câu hỏi này, đồng nghĩa đã có hướng tiếpcận phù hợp dé quản ly DNGVTHTH đáp ứng yêu cầu đôi mới day học Tin học hiện

nay.

Quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường Tiểu học theo

hướng chuẩn hoá là quá trình tổ chức, điều hành và quản lỷ các giáo viên chuyênday môn Tin học trong các trường tiểu học dé đảm bảo sự hiệu quả, tính nhất quanvà chất lượng trong việc giảng dạy và học tập Hướng chuẩn hoá trong quản lýgiáo viên Tin học nhắn mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn, quy định và quy trình cụ thể

dé dam bảo rằng giáo viên và học sinh đáp ứng các yêu cau và kỳ vọng trong lĩnh

vực dạy hoc Tin học hiện nay (Nguyễn Văn Cường (2017))

13

Trang 26

1.3.1 Tiêu chuẩn chung đối với đội ngũ giáo viên day tai các trường tiểu học

- Tiêu chuẩn đối với đội ngũ giáo viên dạy tin học trước hết dựa trên yêu cầuđối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phố thông (Ban hành kèm theo

Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 thang 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đảo tạo); cụ thể như sau:

Điểm b, Khoản 1, Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được

đào tạo đối với giáo viên tiểu học là: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo

viên trở lên đối với giáo viên tiểu học; trường hợp môn học chưa đủ giáo viên cóbằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngànhphù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

1.3.2 Tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực déi với đội ngũ giáo viên dạy tin học tại

các trường tiéu học

- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên tiểu học theo chuẩn hoáCăn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy định nghiệp nghiệp giáo viên cơ

sở giáo dục phô thông ban hành kèm Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, chuẩn hoa

giáo viên tiêu học là hệ thống phẩm chất, năng lực ma giáo viên cần đạt được đề thực

hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục tiêu học

Trong đó, chuẩn hoá giáo viên tiểu học sẽ được đánh giá dựa trên 05 tiêu

chuẩn và 15 tiêu chí quy định tại Chương II Quy định ban hành kèm Thông tư 20.Cụ thê như sau:

Tiêu chuẩn 1: Tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáoCần tuân thủ đúng các quy định đồng thời rèn luyện đạo đức về nhà giáo hỗ

trợ đồng nghiệp trong tạo dựng phong cách nhà giáo, giáo viên rèn luyện, chia sẻ

kinh nghiệm Trong đó cần đáp ứng 2 tiêu chí là:

- Tiêu chí 1: Về đạo đức nhà giáo+ Mức đạt: Cần thực hiện nghiên túc các quy định của nhà giáo về đạo đức+ Mức khá: Luôn có tinh thần tự học hỏi, rèn luyện, phấn đấu để nâng cao

phâm chat vê dao đức nhà giáo

+ Mức tốt: Luôn là một tam gương hỗ trợ các đồng nghiệp khác, mẫu mực

đạo đức nhà giáo trong việc rèn luyện đạo đức nhà giáo, chia sẻ kinh nghiệm với

14

Trang 27

đồng nghiệp.

- Tiêu chí 2: Đối với phong cách nhà giáo

+ Mức đạt: Có cách thức và tác phong làm việc phù hợp của cơ sở giáo dục

+ Mức khá: Tự có ý thức về rèn luyện dé tao một phong cách nhà giáo, từ đógây ảnh hưởng tốt với học sinh

+ Mức tốt: Dé hình thành phong cách nhà giáo cần là tam gương mẫu mực,

có ảnh hưởng tốt, hỗ trợ đồng nghiệp

Tiêu chuẩn 2: Tiêu chuẩn đối với phát triển chuyên môn và nghiệp vụ

- Tiêu chí 3: Về phát triển chuyên môn của bản thân

+ Mức đạt: Đạt chuẩn về trình độ và hoàn thành tốt các khóa đào tạo đầy đủ,

bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn theo quy định, có định hướng kế hoạch

bồi dưỡng phát trién về chuyên môn bản thân và có kế hoạch học tập thường xuyên

+ Mức khá: Tự chủ động nghiên cứu và cập nhật kịp thời về yêu cầu đổi mớitrong kiến thức chuyên môn, phù hợp với hình thức và phương pháp, lựa chọn nộidung học tập, nâng cao, bồi dưỡng phát triển chuyên môn về bản thân và có kế

hoạch học tập thường xuyên.

+ Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bảnthân, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân dé đáp ứng yêu cau trong đổi mới giáo dục

- Tiêu chí 4: Xây dựng về kế hoạch giáo dục và dạy học với hướng phát triển

năng lực, phẩm chất học sinh

+ Mức đạt: Kế hoạch giáo dục và dạy học được xây dựng

+ Mức khá: Tự chủ động về việc điều chỉnh kế hoạch giáo dục và dạy họcphải phù hợp điều kiện thực tế trong địa phương và trường học

+ Mức tốt: Hỗ trợ và hướng dẫn đồng nghiệp xây dựng kế hoạch giáo dục và

dạy học

- Tiêu chí 5: Đối với sử dụng phương pháp giáo dục và dạy học về phát triểnnăng lực, phẩm chất học sinh

+ Mức đạt: Thực hiện việc áp dụng các phương pháp giáo dục và dạy học về

phát triển năng lực, phẩm chat học sinh

+ Mức khá: Tự chủ động vận dụng linh hoạt, cập nhật, hiệu quả vỀ các

phương pháp giáo dục và dạy học với việc đáp ứng yêu cầu đổi mới trong điều kiện

15

Trang 28

thực tế.

+ Mức tốt: Hỗ trợ và hướng dẫn đồng nghiệp về kỹ năng, kiến thức, kinh

nghiệm để vận dụng phương pháp giáo dục, dạy học với hướng phát triển năng lực

và pham chat của học sinh

- Tiêu chí 6: Về đánh giá trong kiểm tra với hướng phát triển năng lực vàphẩm chất học sinh

+ Mức đạt: Tiến hành sử dụng những phương pháp về kiểm tra đánh giá kết

quả trong học tập, sự tiễn bộ từng học sinh

+ Mức khá: Chủ động vận dụng sáng tạo đồng thời cập nhập các hình thức,công cụ, phương pháp kiểm tra với hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

+ Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn các đồng nghiệp kinh nghiệm trong triển khaihiệu quả và kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ cũng như kết quả học tập của học sinh

- Tiêu chí 7: Hỗ trợ và tư vấn học sinh+ Mức đạt: nắm vững quy định trong công tác hỗ trợ, tư vấn và hiểu họcsinh, lồng ghép các hoạt động hỗ trợ, tư vấn học sinh trong các hoạt động giáo dục,

dạy học.

+ Mức khá: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ và tư vấn hiệu quả, phù hợp với

mỗi học sinh trong giáo dục, giảng dạy.

+ Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp trong kinh nghiệm về triển khaihoạt động hỗ trợ và tư vấn hiệu quả trong giáo dục, dạy học

Tiêu chuẩn 3: Tiêu chuẩn đối với xây dựng môi trường giáo dụcVề môi trường giáo dục cần lành mạnh, an toàn, phòng và chống bạo lực học đường

- Tiêu chí 8: Về xây dựng văn hóa nhà trường+ Mức đạt: Thực hiện các nội quy, quy tắc về văn hóa ứng xử đầy đủ theo

quy định nhà trường

+ Mức khá: Có đề xuất về các biện pháp thực hiện quy tắc văn hóa ứng xử,nội quy theo nhà trường, kịp thời có các biện pháp xử lý hiệu quả vi phạm quy tắc

nội quy văn hóa ứng xử tại trường học, lớp học.

+ Mức tốt: Dé xây dựng về môi trường văn hóa lành mạnh tại nhà trường cần

là một tâm gương mâu mực, chia sẻ kinh nghiệm.

16

Trang 29

- Tiêu chí 9: Thực hiện về quyền dân chủ tại trường

+ Mức đạt: Tổ chức học sinh thực hiện dùng quyền dân chủ tại nhà trườngthông qua thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ của học sinh, ban thân,

+ Mức kha: Phản anh, phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong

quy chế dân chủ và đề xuất các biện pháp về phát huy quyền dân chủ của học sinh,

bản thân

+ Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn các đồng nghiệp về việc phát huy, thực hiện

quyền dân chủ của bản thân, học sinh, cha mẹ học sinh, giám hộ, đồng nghiệp

- Tiêu chí 10: Xây dựng, thực hiện trường học phòng chống bạo lựa học

+ Mức tốt: Điển hình tiên tiến về xây dựng và hiện, chia sẻ kinh nghiệm

trường học an toàn và phòng chống bạo lực trong học đường

Tiêu chuẩn 4: Tiêu chuẩn đối với phát triển quan hệ nhà trường - gia

đình - xã hội

- Tiêu chí 11: Thực hiện các quy định hiện hành với người giám hộ hoặc cha

mẹ, bên liên quan một cách đầy đủ

+ Mức đạt: Thực hiện các quy định hiện hành với người giám hộ hoặc cha

mẹ, bên liên quan một cách đầy đủ

+ Mức khá: Tạo mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng đối với người giám hộ

hoặc cha mẹ, các biên liên quan khác

+ Mức tốt: có đề xuất tới nhà trường về các biện pháp đây mạnh tăng cườngsự phối hợp với cha mẹ (người giám hộ), các bên liên quan khác

- Tiêu chí 12: Thực hiện phối hợp nhà trường - xã hội - gia đình có thé thực

hiện dạy học cho học sinh

+ Mức dat: Kip thời cung cấp đầy đủ thông tin về việc rèn luyện, học tập họcsinh tại lớp, các thông tin khác, tiếp nhận thông tin từ phía cha mẹ (người giám hộ),

17

Trang 30

các bên liên quan của hoc sinh trong rèn luyện và học tập của hoc sinh.

+ Mức khá: Cần chủ động phối hợp với cha mẹ, người giám hộ, các bên liênquan, đồng nghiệp về biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn, động viên học sinh thực hiệnchương trình, học tập, hoạt động giáo dục kế hoạch chuyên môn

+ Mức tốt: Kịp thời giải quyết các thông tin nhận từ phản hồi của cha mẹ,

người giám hộ, các biên liên quan.

- Tiêu chí 13: Thực hiện phối hop nhà trường - xã hội - gia đình dé có thé

thực hiện giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh

+ Mức đạt: Tham gia dé tổ chức, cung cấp thông tin quy tắc chuẩn ứng xử

văn hóa, nội quy nhà trường tới phụ huynh, người giám hộ, bên liên quan khác

+ Mức khá: Tự chủ động phối hợp với cha mẹ, người giám hộ, các bên liên

quan, đồng nghiệp về thực hiện giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh

+ Mức tốt: Kịp thời giải quyết các thông tin nhận từ phản hồi của cha mẹ,

người giảm hộ, các bên liên quan

- Tiêu chí 14: Về sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc

+ Mức đạt: Được sử dụng các từ ngữ bằng ngoại ngữ đơn giản, ngoại ngữ

thứ 2, tiếng dân tộc nếu thuộc vị trí làm việc có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc

+ Mức khá: Trao đổi các thông tin trong những chủ dé quen thuộc, dongiản, ngoại ngữ thứ 2, tiếng dân tộc nếu thuộc vị trí làm việc có yêu cầu sử dụngtiếng dân tộc

+ Mức tốt: Viết, trình bày về đoạn văn chủ đề quen thuộc đơn giản trong dạyhọc và giáo dục bằng ngoại ngữ thứ 2, tiếng dân tộc nếu thuộc vị trí có yêu cầu sử

khóa bồi dưỡng, dao tạo, khai thác ứng dựng co bản về thiết bị công nghệ trong

giáo dục dạy học, quản lý học sinh theo quy định

+ Mức khá: Ứng dụng học liệu số và công nghệ thông tin trong giáo dục,

18

Trang 31

giảng dạy Cập nhật, sử dụng các phần mềm hiệu quả, sử dụng khai thác các thiết bịcông nghệ về giáo dục, dạy học

+ Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn các đồng nghiệp về nâng cao năng lực ứng

dung công nghệ thông tin.

- Bên cạnh đó, tiêu chuẩn đối với đội ngũ giáo viên dạy tin học còn dựa trên

yêu cầu về đội ngũ giáo viên tin học ở các trường Tiểu học theo chương trình GDPT2018 Một số tiêu chuẩn năng lực đặc thù mà các giáo viên Tin học ở cấp Tiểu học

dục và nhu cầu của học sinh

o Có khả năng sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với độ tuổi và trìnhđộ của học sinh Tiểu học

o Có khả năng tao điều kiện học tập tích cực, tương tác và thực hành cho học sinh

o Có khả năng quản lý lớp học một cách hiệu quả, bao gồm quản lý thời gian,

quản lý hành vi học sinh và giữ gìn trật tự trong lớp học.

o Có khả năng tương tác và làm việc với các đôi tượng học sinh có nhu câu

19

Trang 32

đa dạng.

5 Nang lực phản hồi và cải tiến:o Có khả năng đánh giá hiệu quả của quá trình giảng dạy và sự tiến bộ củahọc sinh, từ đó điều chỉnh và cải tiến phương pháp giảng dạy

o Có kha năng tạo điều kiện dé học sinh tự đánh giá và phát triển kỹ năng Tin

- Kiến thức về lộ trình học tập: Giáo viên cần hiểu rõ lộ trình học tập phù

hợp cho học sinh cấp Tiểu học, từ cơ bản đến nâng cao Họ cần sắp xếp và chọn tài

liệu học tập thích hợp với mức độ và khả năng của học sinh.

- Kỹ năng giảng dạy: Giáo viên cần có kỹ năng giảng dạy hiệu quả, bao gồm

cách truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng, dễ hiểu và hap dẫn Họ cần biết sử dụng

các phương pháp giảng day da dạng dé hỗ trợ học sinh có nhiều phong cách học tập

khác nhau.

- Khả năng tạo niềm tin và tương tác tích cực: Giáo viên cần xây dựng môitrường học tập tích cực và thân thiện, giúp học sinh cảm thấy tự tin trong việc thửthách và khám phá Tin học Sự động viên, đồng cảm và thấu hiểu là những phẩm

chất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh

- Kiên nhẫn và kiên định: Dạy học Tin học ở cấp Tiểu học có thê đòi hỏi sựkiên nhẫn trong việc giải thích và hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn Giáo viên cần

dam bảo rằng học sinh không bị bỏ lại phía sau và luôn được hỗ trợ dé tiến bộ trong

học tập.

- Sự cập nhật kiến thức: Lĩnh vực Tin học thường có những thay đôi nhanh

chóng và liên tục Do đó, giáo viên cân duy trì sự cập nhật kiên thức mới nhât và

20

Trang 33

các xu hướng công nghệ dé giảng dạy hiệu quả.

- Sự đam mê và tình yêu dành cho công việc: Đặc biệt ở cấp Tiểu học, sựđam mê và tình yêu dành cho công việc giảng dạy là rất quan trọng dé truyền cảmhứng cho học sinh Giáo viên nên thể hiện sự say mê trong việc giảng dạy Tin họcdé học sinh cảm thấy hứng thú và muốn tiếp thu kiến thức

Về số lượng giáo viên căn cứ theo số lượng học sinh, số lớp Tuy nhiên để

thực hiện yêu cầu CTGDPT 2018, tối thiểu 1 giáo viên/1 trường.1.4 Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học ở các trường Tiểu học

theo hướng chuẩn hóa1.4.1 Phân cấp quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin hoc ở các trường Tiểu họctheo hướng chuẩn hóa

- Ban Giám hiệu Trường Tiểu học mà đứng đầu là Hiệu trưởng Nhà trường

chịu trách nhiệm chung về quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của trường, bao

gồm cả việc quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học như sử dụng, phân công,bồi dưỡng, kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục và giảng dạy, xây dựng môitrường khuyến khích, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tinhọc nói riêng Bên cạnh đó, BGH, hội đồng nhà trường còn có đóng vai trò tư vấn

và hỗ trợ việc quản lý và điều hành hoạt động giảng dạy.Tham gia vào việc đề xuất

các chính sách và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học

- Phong Giáo dục Dao tạo: Là cơ quan chiu trách nhiệm về việc quản lý,hướng dẫn và đào tạo đội ngũ giáo viên trên địa bàn Cung cấp các tài liệu, tài nguyên

và hỗ trợ kỹ thuật cho giáo viên trong việc giảng dạy môn Tin học Phòng Giáo dục

và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu,giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo,

bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo

và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học

và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượnggiáo dục và đào tạo Đây là chủ thể quản lý quan trọng trong quản lý đội ngũ giáo

viên day môn Tin học ở các trường Tiểu học theo hướng chuẩn hóa.1.4.2 Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên Tin học tiểu hoc theo hướng chuẩn hoá

21

Trang 34

Là quá trình hiệu trưởng nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục của

huyện, của tỉnh và của quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể; nghiên cứu các yêu cầuvề đổi mới và phát triển giáo dục TH nhằm triển khai các chức năng cơ bản củaquản lý (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) đối với việc thiết lập quy hoạchphát triển đội ngũ giáo viên môn Tin học băng các hoạt động cụ thể dưới đây:

- Tổ chức và chỉ đạo việc xác định thời cơ và thách thức từ bối cảnh bênngoài, thuận lợi và khó khăn từ bên trong đối với các hoạt động dạy học và giáo dụctheo yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục TH;

- Tổ chức và chỉ đạo việc dự báo quy mô sé lượng hoc sinh va lớp học, sựthay đổi số lượng biên chế giáo viên môn Tin hoc trong một khóa học hoặc giai

đoạn cụ thé dé từ đó nhận biết được nhu cầu giáo viên hiện tai và tương lai

- Tổ chức và chỉ đạo việc đánh giá thực trạng đáp ứng về số lượng, cơ cấu,phẩm chat và đặc biệt là năng lực của đội ngũ giáo viên môn Tin học nhà trường so

với yêu cầu dạy học và giáo dục theo theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Tổ chức và chỉ đạo việc đề ra mục tiêu số lượng, cơ cấu, phẩm chất và

năng lực của đội ngũ giáo viên môn Tin học theo thời gian năm học, khóa học hoặc trong một giai đoạn phù hợp với lộ trình trong quy hoạch.

- Tổ chức và chỉ đạo việc dự kiến huy động các nguồn lực (con người, kinh

phí và cơ sở vật chất), các biện pháp và các điều kiện khác dé đạt tới các mục tiêu

quy hoạch với lộ trình thời gian đã định.

- Tổ chức và chỉ đạo việc dự thảo, thâm định, tu chỉnh, bổ sung nội dung và

ban hành quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên môn Tin học bằng hình thức hội

thảo khoa học để xin ý kiến các chuyên gia hoặc họp hội đồng thâm định

- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động thiết lập quy hoạch phát triển đội ngũgiáo viên môn Tin học để có các quyết định quản lý nhằm phát huy các mặt tốt, uốnnắn những lệch lạc nhỏ và xử lý các sai phạm

1.4.3 Tuyển dụng, sử dụng và sàng lọc đội ngũ giáo viên Tìn học tiểu học theohướng chuẩn hoá

Hiện nay, việc tuyển dụng GV theo cơ chế phân cấp quản lý được thực hiện

theo các văn bản hướng dẫn sau Nghị định số 115/2020 quy định về tuyên dụng, sử

22

Trang 35

dụng, quản lý viên chức thì việc tuyển dụng viên chức được thực hiện theo một

trong hai hình thức là Thi tuyển và Xét tuyển; Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày02/12/2020 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyên công chức,viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghềnghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyên công chức, viên chức, thi nâng ngạch

công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Thông tư số

02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định mã

số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạytrong các trường tiêu học công lập Trên cơ sở nội dung quy hoạch phát triển đội

ngũ giáo viên môn Tin học của trường đã có, Hiệu trưởng đề nghị với các tổ chứcvà cơ quan chức năng cấp trên tuyên chọn giáo viên môn Tin học theo mục tiêu của

quy hoạch, đồng thời bố trí công việc và sử dụng giáo viên môn Tin học trên cơ sở

chức năng và nhiệm vụ của nhà trường với các hoạt động quan lý cụ thé dưới đây:

Tổ chức và chỉ đạo việc thiết lập các văn bản về tuyển chọn giáo viên môn

Tin học theo lộ trình quy hoạch trên cơ sở mục tiêu 36 luong, co cấu, các yêu cầuphẩm chat và năng lực

Tổ chức và chi đạo việc tiếp nhận giáo viên môn Tin học mới được tuyên

chọn về trường

Tổ chức và chỉ đạo việc phân công giáo viên môn Tin học mới vào tô chuyênmôn va giao cho họ nhiệm vụ cu thể về dạy học va giáo dục toàn diện học sinh trên

cơ sở nhiệm vụ và chức năng của tổ chuyên môn, của trường

Tổ chức và chi đạo t6 chuyên môn và phối hợp với các tô chức đoàn thé thực

hiện các hoạt động để giáo viên môn Tin học mới “nhập cuộc” nhanh chóng vao cáchoạt động chuyên môn và các hoạt động của tổ chức đoàn thé

Tổ chức và chi đạo việc rà soát vị trí công việc day học và giáo dục trongtoàn trường dé từ đó điều chỉnh phân công hợp lý giáo viên thực hiện có chất lượng

và hiệu quả nhiệm vụ của mình và chức năng chung của trường.

Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của các bộ phận chức năng trong trường

đối với việc tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có

thấm quyền đối với giáo viên

Kiểm tra, đánh giá hoạt động đề nghị tuyển chọn giáo viên môn Tin học và

23

Trang 36

các hoạt động bố tri sử dụng giáo viên môn Tin hoc ở các trường để có các quyếtđịnh quản lý nhằm phát huy các mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc nhỏ và xử lý các

sai phạm.

1.4.4 Tổ chức đào tao và bôi dưỡng giáo viên Tin học tiểu học theo hướng chuẩn hoá

Theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các cơ sở đào tạo và bồi

dưỡng giáo viên, của Phòng GDĐT và của Sở GDĐT, Hiệu trưởng thiết lập và triển

khai các chức năng cơ bản của quản lý nhằm cắt cử giáo viên môn Tin học đi đào

tạo nâng cao trình độ, tham dự các khóa bồi dưỡng năng lực dạy học và giáo dục

theo định hướng phát triển năng lực học sinh bằng các hoạt động quản lý cụ thê

(1) Tổ chức và chỉ đạo việc đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn và

nghiệp vụ sư phạm của từng giáo viên môn Tin học so với yêu cầu đổi mới chương

trình GDPT 2018.

(2) Tổ chức va chỉ đạo việc phân loại giáo viên môn Tìn học theo các nhóm:

gửi đi đào tạo để nâng cao trình độ; thực hiện bồi dưỡng (tập trung tại Sở GDĐT,

thông qua sự hỗ trợ của các giáo viên với nhau hoặc tự bồi đưỡng tại trường)

(3) Tô chức và chỉ đạo việc thiết lập và thực hiện kế hoạch dé gửi giáo viênmôn Tin học đến đào tạo tại các cơ sở đào tạo giáo viên dé nâng cao trình độ (từ cao

đăng lên đại học, từ đại học lên thạc sĩ theo các chuyên ngành)

(4) Tô chức và chỉ đạo việc thiết lập và thực hiện kế hoạch dé gửi giáo viên

môn Tin học đi tham dự các khóa bồi dưỡng tại các cơ sở bồi dưỡng giáo viên các

cấp của huyện, của tỉnh hoặc của Bộ GDĐT

(5) Tô chức, chỉ đạo việc thiết lập và thực thi kế hoạch bồi đưỡng giáo viên môn

Tin học thông qua hình thức hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt t6 chuyên môn, thao giảng,

trong các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh

(6) Tô chức và chỉ đạo việc động viên, hỗ trợ các điều kiện về thời gian, tài

liệu dé một số giáo viên môn Tin học thực hiện tự bồi dưỡng năng lực thực hiện

hoạt động dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh

(7) Kiểm tra, đánh gia VIỆC tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi

dưỡng của giáo viên môn Tin học để có các quyết định quản lý nhăm phát huy các

mặt tôt, uôn năn những lệch lạc nhỏ và xử lý các sai phạm.

24

Trang 37

1.4.5 Xây dựng môi trường thu hút, phát triển và tạo động lực phát triển đội ngũ

giáo viên Tin học tiểu học theo hướng chuẩn hoá

Hiệu trưởng thiết lập và triển khai các chức năng cơ bản của quản lý các hoạtđộng tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên môn Tin học phat triển bằng

các hoạt động quản lý cụ thé dưới đây:

- Tổ chức và chỉ đạo việc thiết lập và duy trì môi trường pháp lý có hiệu

lực-trong đó mọi quy định của luật pháp, điều lệ, quy chế và quy định của ngành được

thực hiện công khai, minh bạch và rõ trách nhiệm giải trình.

- Tổ chức, chỉ đạo việc thiết lập và duy trì môi trường văn hóa nhà trường

với hệ thống các niềm tin, giá trị, chuẩn mực ứng xử, kỳ vọng, thói quen, truyềnthống và thương hiệu đều tập trung vào mục tiêu đổi mới giáo dục TH

- Tổ chức, chỉ đạo việc thiết lập và duy trì môi trường sư phạm dân chủ, thân

thiện, tích cực với sự tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh,

cha mẹ học sinh, các tô chức chính trị và đoàn thê ở trong và ngoài nhà trường

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với đội ngũgiáo viên về tăng lương, trả lương và phụ cấp theo lương, các khoản bảo hiểm xã

hội theo chính sách hiện hành.

- Tổ chức, chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động thi đua, khen thưởng, vinh danh

nhà giáo có thành tích trong dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực

học sinh (danh hiệu giáo viên dạy giỏi, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dan ).

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đúng có hiệu quả việc sử dụng kết quả thi đua

khen thưởng và đề bạt và bổ nhiệm giáo viên đảm nhận các chức vụ quản lý, chức

danh nghề nghiệp giáo viên TH (hạng 1, 2, 3)

- Kiểm tra và đánh giá hoạt động xây dựng và duy trì môi trường thuận lợicho đội ngũ giáo viên môn Tin học phát triển để có các quyết định quản lý nhăm

phát huy các mặt tốt, uỗn nắn những lệch lạc nhỏ và xử lý các sai phạm1.4.6 Kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên Tin

học tiểu học theo hướng chuẩn hoá

Mỗi tổ chức đều có những quy định, chuẩn mực để duy trì nền nếp trật tự và

25

Trang 38

kỷ cương của tổ chức mình Công tác kiểm tra rất quan trọng V.I.Lenin đã lưu ýrằng: “Quản lý mà không có kiểm tra không gọi là quản lý” Kiểm tra giúp chongười quản lý đánh giá đúng thực trạng, để có các biện pháp thích ứng tạo tạo nênquá trình quản lý có hiệu quả, đồng thời kết quả kiểm tra còn là tiền đề cho quátrình quản lý tiếp theo.

Văn kiện đại hội của Đảng nhắn mạnh: “Đánh giá cán bộ phải công khai,minh bạch, khách quan, toan diện và công tâm, lay hiệu quả hoàn thành nhiệm vu

chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ” [3]

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quảcông việc hoặc phẩm chat của giáo viên dựa trên những phân tích, những thông tinthu được, đối chiếu nó với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đưa đến những kếtluận Đánh giá phải dựa trên những nguyên tắc sau: Đánh giá phải căn cứ theo mụctiêu và tiêu chuan (chuẩn hoá giáo viên tin học tiểu học); Đánh giá phải đảm bao

tính khách quan; đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện; đánh giá phải được thực

hiện thường xuyên và có hệ thông

Đối với giáo viên tin học tiểu học đánh giá theo chuẩn hoá giáo viên phảiđảm bảo mục đích: Giúp giáo viên tin học tiểu học tự đánh giá năng lực nghề

nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng caophẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; Làm cơ sở để phục

vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên tin học tiểu học;Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên tin học tiểu học được

đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp

Đánh giá phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và quy trình đánh giá: Giáo

viên tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao điểm mạnh, yếu theotừng lĩnh vực; Tập thể, tô chuyên môn nơi giáo viên đang công tác tiến hành đánhgiá giáo viên; Hiệu trưởng người được giao thâm quyền đánh giá nhận xét về kết

quả tự đánh giá của giáo viên, đánh giá những ưu nhược điểm của giáo viên trong

công tác và và quyết định đánh giá, xếp loại

Trong đánh giá giáo viên tin học tiêu học cần thống nhất cách đánh giá giữanhân cách với hành vi, cần nhìn con người trong sự phát triển đi lên; trong đánh giácần đảm bảo tính lịch sử, đồng thời đánh giá phải toàn diện về đạo đức, lối sống,

26

Trang 39

chuyên môn, sức khỏe, kỹ năng, thực tiễn, kết quả công việc.

Hiệu trưởng thiết lập và triển khai các chức năng cơ bản của quản lý để

đánh giá toàn diện giáo viên môn Tin học về phẩm chat và năng lực theo quy

định của Chuẩn hoá giáo viên TH; trong đó tập trung vào năng lực dạy học vànăng lực giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh bằng các hoạtđộng quan lý cụ thé dưới đây:

- Tổ chức và chỉ đạo việc đánh giá giáo viên môn Tin học theo các tiêu chíphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đã quy định trong trong chuẩn nghề nghiệp

giáo viên TH phù hợp với yêu cầu đôi mới và phát triển giáo dục TH hiện nay

- Tổ chức và chỉ đạo đánh giá giáo viên môn Tin học theo các tiêu chí nănglực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục đã quy định trong chuan nghề nghiệpgiáo viên TH phù hợp với yêu cầu đôi mới và phát triển giáo dục TH

- Tổ chức và chỉ đạo việc đánh giá giáo viên môn Tin học theo các tiêu chí vềnăng lực dạy học đã quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH; trong đó tậptrung vào năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Tổ chức và chỉ đạo việc đánh giá giáo viên môn Tin học theo các tiêu chí về

năng lực giáo dục đã quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH; trong đó tập

trung vào năng lực giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Tổ chức và chỉ đạo việc đánh giá giáo viên môn Tin học theo các tiêu chi vềnăng lực hoạt động chính trị, xã hội đã quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên

TH phù hợp với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục TH

- Tổ chức và chỉ đạo việc đánh giá giáo viên môn Tin học theo các tiêu chí về

năng lực phát triển nghề nghiệp đã quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên TH

phù hợp với yêu cầu đôi mới và phát triển giáo dục TH

- Kiểm tra và đánh giá việc hoạt động đánh giá toàn diện giáo viên môn Tinhọc, phẩm chat và năng lực giáo viên dé có các quyết định quản lý nhằm phát huy

các mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc nhỏ và xử lý các sai phạm

1.5 Các yếu tố ảnh hướng đến việc quản lý đội ngũ giáo viên dạy môn Tin học

ở các trường Tiểu học1.5.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo

27

Trang 40

Quan điểm lãnh đạo của Đảng, luật pháp và chính sách của Nhà nước lànhững điều kiện cần thiết để định hướng và điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục nóichung Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó chỉ rõ quan điểm mục tiêu, nhiệm vụ và biện

pháp đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT (trong đó có giáo dục TH) Luật Giáo dục

2019, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 cũng đưa ra các quan điểm, mụctiêu, nhiệm vụ và biện pháp phát triển GDĐT Nghị quyết của Đảng, luật pháp vàchính sách của Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT là những yếu tố cóảnh hưởng đến hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên môn Tin học trong các trườngTH trong bồi cảnh hiện nay

1.5.2 Chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo dục, cho giáo viên

Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút học sinh tốtnghiệp THPT thi vào các trường sư phạm Chế độ lương, thưởng, phụ cấp, chế độ

thâm niên và các khoản thu nhập đủ khả năng đáp ứng cho một gia đình ở mức từ

trung bình trở lên, cùng với sự đối xử trân trọng, nhân ái của đồng nghiệp, của phụhuynh, học sinh chính là động lực để giáo viên gắn bó với nghề, vươn lên hoànthành tốt nhiệm vụ Như vậy, cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nghề giáo, với giáoviên có ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả phát triển đội ngũ giáo viên môn Tinhọc các trường TH trong bối cảnh hiện nay

1.5.3 Môi trường, điều kiện làm việc

Môi trường sư phạm đồng thuận, thân thiện sẽ tác động trực tiếp đến giáoviên môn Tin học về đời sống văn hóa tinh thần, niềm tin nghề nghiệp Điều kiệnlàm việc đảm bảo sẽ phát huy hết năng lực của họ, tạo động lực thúc đây họ pháttriển Mở rộng môi trường phát triển cho giáo viên sẽ tạo điều kiện cho giáo viên sự

tự tin trong giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ nghề nghiệp.1.5.4 Phân cấp quản lý giáo dục trong quản lý đội ngũ giáo viên môn Tin học TH

Việc phân cấp, phân quyền và xác định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý từnhà trường, phòng GDĐT đến UBND huyện sẽ tạo ra sự chủ động trong thực

28

Ngày đăng: 27/09/2024, 02:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w