1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU - đề tài - THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về phương thức thanh toán nhờ thu và rủi ro của phương thức trong thanh toán quốc tế
Tác giả Nhóm 123
Trường học Banking Academy
Chuyên ngành Thanh toán quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 140,99 KB

Nội dung

Trang 1

Chủ đề Tìm hiểu về phương thức thanh toán nhờ

thu và rủi ro của phương thức trong

thanh toán quốc tế THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

Trang 2

2 Quy trình………6

3 Trường hợp áp dụng……….……7

4 Lợi ích pháp lý……… 8

4.1 Đối với nhà xuất khẩu……….…8

4.2 Đối với nhà nhập khẩu……… 8

5 Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn……….8

5.1 Rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu……… 8

5.2 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu……… …9

6 Ví dụ về phương thức nhờ thu trơn……… …9

6.1 Tình huống……….….9

6.2 VÍ DỤ MẪU ĐƠN NHỜ THU TRƠN……… …10

III Phương thức nhờ thu kèm chứng từ và một số rủi ro gặp phải đối với phương thức ……… 13

1 Khái niệm……….13

2 Quy trình nhờ thu kèm chứng từ……… 13

3 Lợi ích trong phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ……… 15

3.1 Đối với bên bán (Nhà xuất khẩu)……… 15

3.2 Đối với bên mua (Nhà nhập khẩu)………15

3.3 Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ……….15

4 Rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ……… …… 16

4.1 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu………16

4.2 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu……….…… 17

4.3 Đối với ngân hàng nhờ thu……….…… 18

4.4 Đối với ngân hàng thu hộ (ngân hàng xuất trình)……….…… 18

5 Một số tình huống trong thanh toán nhờ thu kèm chứng từ……… …19

IV.Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức nhờ thu ……… 22

1 Đối với nhà nhập khẩu, xuất khẩu……… 22

2 Đối với ngân hàng:……….…….23

3. Đối với Nhà nước: ……….….25

4 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước……… … 25

Tổng quan

Trang 3

Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực : kinh tế, chínhtrị, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, du lịch…trong đó quan hệ kinh tế chiếm vị tríquan trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác Trong quá trình hoạt động, tất cả các quanhệ quốc tế đều cần thiết và liên quan đến vấn đề tài chính Kết thúc từng chu kỳ, từng niênhạn các quan hệ quốc tế đều được đánh giá kết quả hoạt động, do đó cần thiết đến nghiệpvụ thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở cáchoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức haycá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thôngqua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan

Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tếquốc dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụgiữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau , góp phần giải quyết mối quan hệhàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thônghàng hoá trên phạm vi quốc tế Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanhchóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và ngườibán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng củakhách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế Trên cơ sở đó giúpngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho kháchhàng Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động mà còn là một ưu thếtạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường Hoạt động thanh toán quốctế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sungcho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng Việc thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạtđộng tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngânhàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác…

Trong thanh toán quốc tế, việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh toán làmột điều kiện rất quan trọng Phương thức thanh toán tức là chỉ người bán dùng cách nàođể thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền Tuỳ theo những hoàn cảnh và điềukiện cụ thể, các bên tham gia trong thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận với nhau,cùng sử dụng một phương thức thanh toán thích hợp trên nguyên tắc cùng có lợi, người bánthu được tiền nhanh và đầy đủ, người mua nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúnghạn Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thương mại và thanh toánquốc tế, người ta đã thiết lập nhiều phương thức thanh toán khác nhau Các phương thứcthanh toán quốc tế dùng trong ngoại thương hiện nay gồm có: phương thức thanh toán

Trang 4

chuyển tiền (Remittance), phương thức nhờ thu (Collection), phương thức thanh toán tíndụng chứng từ (Documentary Credit)…

Phương thúc nhờ thu măc dù chưa được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhưphương thức tín dụng chứng từ nhưng vẫn chiếm một vị thế tương đối và đáng để tìm hiểu ,nghiên cứu thêm để có thể ứng dụng chúng một cách hiệu quả và sâu rộng hơn trong côngtác thanh toán của nền kinh tế trong thời gian tới Trong quá trình nghiên cứu và trình bàychắc hẳn không tránh khỏi được những thiếu sót ,chúng em mong nhận được sự đóng góp ýkiến của giảng viên và các bạn để tiểu luận này được hoàn thiện hơn Nhóm 123 xin cảmơn cô và các bạn

I Khái quát chung về phương thức nhờ thu :

1 Cơ sở pháp lý:

Nhờ thu là một phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến trong giao dịchthương mại quốc tế Để phương thức thanh toán này được sử dụng một cách có hiệu quả,đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, phòng thương mại quốc tế(International Chamber of Commerce – ICC) đã ban hành văn bản “Quy tắc thống nhất vềnhờ thu” (Uniform Rules for Collection – URC) được phát hành lần đầu vào năm 1956, sauđó được tái bản vào các năm 1967, 1978 và lần tái bản sau cùng vào năm 1995, với tiêu đề“ICC Uniform Rules for Collections, Publication No 522” (viết tắt URC522)

Như vậy, phương thức thanh toán nhờ thu được thực hiện theo Quy tắc thống nhấtnhờ thu chứng từ thương mại ( Uniform rules for the collection of commercial paper– ICC)do Phòng thương mại quốc tế ban hành , có hiệu lực kể từ ngày 1/1/ 1996

Đây là văn bản mang tính chất pháp lý tùy ý – nghĩa là việc áp dụng văn bản này làkhông bắt buộc Điều này được thể hiện ở chỗ:

 Tất cả các phiên bản URC còn nguyên giá trị, nghĩa là các phiên bản không phủnhận lẫn nhau mà độclập với nhau.Điều này là hoàn toàn ngược với quy tắc của cácnguồn luật quốc gia hay quốc tế

 Các bên được tự do thỏa thuận áp dụng hay không áp dụng URC để điều chỉnhnhờ thu Vì tất cả các phiên bản đều còn nguyên hiệu lực, nên khi lựa chọn áp dụngthì phải nói rõ là áp dụng phiên bản nào Thông thường, phiên bản mới nhất hiệnhành được các bên lựa chọn áp dụng bằng việc dẫn chiếu trong “Đơn yêu cầunhờ thu “ và “Lệnh nhờ thu” câu : “The Collection issubject to the Uniform Rulesfor Collection, 1995Revision ICC Pub, No 522” Khi đã có dẫn chiếu như vậy, thì

Trang 5

URC 522 trở thành văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc thực hiện đối với tất cả

các bên liên quan. Các bên có thể thỏa thuận: Loại trừ (không áp dụng) một hay một số điều khoản của URC. Bổ sung (đưa thêm) một hay một số các điều khoản khác mà URC không điều

chỉnh. Thay đổi, điều chỉnh nội dung của một hay một số các điều khoản của URC  Chính vì vậy, khi xử lý nhờ thu thì những quy định cụ thể trong Lệnh nhờ thu phải

được ưu tiên thực hiện trước các điều khoản của URC. Tính chất pháp lý của URC là dưới luật quốc gia Điều này hàm ý, nếu có sung

đột giữa URC với Luật quốc gia, thì luật quốc gia được ưu tiên vượt lên trên vềmặt pháp lý Do đó, khi áp dụng URC, các bên liên quan còn phải tính đến đặc điểmluật pháp của các quốc gia liên quan đến nhờ thu

2 Khái niệm:

Theo điều 2, mục a của “Bản quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương ICC 522” do phòng thương mại quốc tế Paris ban hành có quy định cụ thể như sau là “Nhờthu sẽ được hiểu theo nghĩa là một phương thức thanh toán quốc tế trong đó người xuấtkhẩu (người bán) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ chongười nhập khẩu (người mua) ,sẽ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ởngười nhập khẩu nước ngoài ,trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát

mại-Các bên tham gia vào giao dịch thanh toán nhờ thu gồm: Người có yêu cầu nhờ thu ( hoặc bên bán – nhà xuất khẩu ) Ngân hàng nhận ủy thác nhờ thu (hoặc ngân hàng bên bán) Người trả tiền (hoặc người mua- nhà nhập khẩu)

 Ngân hàng xuất trình :là ngân hàng thu hộ (thường được là ngân hàng đại lý hay chinhánh của ngân hàng nhận ủy nhiệm thu ở nước người nhập khẩu)

3 Chứng từ nhờ thu và các loại nhờ thu:

 Theo URC 522, chứng từ nhờ thu là các chứng từ tài chính và / hoặc chứng từthương mại:

 Chứng từ tài chính – financial documents là hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các chứngtừ tương tự nhằm mục đích chi trả

 Chứng từ thương mại- commercial documents là hoá đơn, vận tải đơn, các chứng từvề quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào không phải làchứng từ tài chính

 Phân loại:

Trang 6

a Phương thức nhờ thu phiếu trơn (clean collection): Là phương thức thanh toán, trong đó bên bán sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ

sẽ lập bộ chứng từ thương mại gởi cho bên mua và ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụmình thu hộ tiền người mua, chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra Đây là hình thứcnhờ thu chứng từ tài chính không kèm chứng từ thương mại

b Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người

nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào chứng từ tài chính mà còn căn cứ vào bộ chứngtừ thương mại , gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhậnhối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ thương mại để đi nhận hàng. Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ có 02 loại:

 Nhờ thu trả ngay D/P: (Documents against payment): Bên nhập khẩu phải thanhtoán ngay khi nhận chứng từ

 Nhờ thu trả chậm D/A: (Documents against acceptance): Phương thức này chophép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toántrên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán(người xuất khẩu) Thôngthường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu(ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn Tới ngày này, người mua phảithực hiện thanh toán như đã chấp nhận

4 Thủ tục, hồ sơ:

 Nhờ thu hàng nhập khẩu: Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (đối với khách hàng lần đầu giao dịch): Quyết định

thành lập doanh nghiệp (đối với DN thành lập trước năm 1999), giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức do cơ quản chủ quản cấp(đối vớ i những DN thành lập trước năm 1999), giấy chứng nhận Đăng ký kinhdoanh, quyết định bổ nhiệm Giám đốc kinh doanh của Hội đồng sáng lập viên côngty hoặc quyết định bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức do cơ quan cấp trên trực tiếpban hành, điều lệ công ty (nếucó)

 Hợp đồng ngoại thương và các phụ lục (nếu có) Giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch (nếu cần) Hợp đồng ngoại hối (theo mẫu của ngân hàng/ trong trường hợp khách hàng có nhu

cầu mua ngoại tệ để thanh toán). Nhờ thu hàng xuất khẩu:

 Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (đối vớ i khách hàng lầnđầu giao dịch). Giấy phép xuất khẩu hoặc hạn ngạch (nếu cần)

 Hợp đồng ngoại thương và các phụ lục (nếu có).

Trang 7

II P h ươ n g t h ứ c nh ờ th u phiếu t r ơ n và một số rủi ro gặp phải đối với phương thức:

1 Khái niệm:

Nhờ thu hối phiếu trơn là khi người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ thương mại gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không thông qua ngân hàng),đồng thời người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở chứng từ tài chính do mình lập ra (trả sau)

Chứng từ tài chính bao gồm : hối phiếu, kỳ phiếu, séc, hoặc các phương tiện thanh toán tượng tự khác sử dụng trong việc chi trả , thanh toán tiền

Chứng từ thương mại bao gồm các hóa đơn, chứng từ vận tải, các chứng từ có tiêu đề hoặc các chứng từ tương tự khác, hoặc bất kỳ chứng từ nào khác không phải là chứng từ tài chính

2 Quy trình:

Sơ đồ 1: Quy trình nhờ thu trơn

Nhà xuất khẩu (1) Nhà nhâp khẩu(2) (7) (5) (4)

Ngân hàng bên xuất khẩu

(3) (6)

Ngân Hàng bên nhập khẩu

Trang 8

B ư ớc 1 : Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu tiến hành ký kết hợp đồng ngoại

thương, trong hợp đồng có quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu trơn Nhàxuất khẩu tiến hành giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu và đồng thờigửi trực tiếp chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu nhận hàng

B ư ớc 2 : Nhà xuất khẩu lập hối phiếu, thư yêu cầu thanh toán và các chứng

từ có liên quan gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền (Thư yêu cầu thanh toánlà chỉ thị của nhà xuất khẩu lập gửi ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng thutiền nhà nhập khẩu nước ngoài Chỉ thị phải rõ ràng, chính xác đầy đủ, dễ hiểu, nếu cónhững điều khoản khó hiểu, không rõ ràng, mơ hồ…mà dẫn đến ngân hàng hành độngsai, thì những rủi ro đó nhà xuất khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm, ngân hàng sẽ miễntrách nhiệm về hậu quả xảy ra từ yêu cầu của khách hàng.)

B ư ớc 3 : Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu, và lập chỉ thị nhờ

thu gửi cho ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà nhập khẩu nhờ thu hộ tiền

B ư ớc 4 : Ngân hàng thu hộ ở nước nhà nhập khẩu tiến hành xuất trình hối

phiếu,đòi tiền nhà nhập khẩu

B ư ớc 5 : Nhà nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng Nếu hàng hóa

phù hợp với bộ chứng từ, với hợp đồng ngoại thương đã ký kết thì đồng ý thanh toán(đối với hối phiếu trả ngay), hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu (đối với hốiphiếu kỳ hạn), hoặc từ chối và gửi trả lại hối phiếu nếu như không phù hợp

B ư ớc 6 : Nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán thì ngân hàng thu hộ phục vụ

nhà nhập khẩu chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng chuyển chứngtừ (ghi nợ trên tài khoản nhà nhập khẩu) hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhậnthanh toán (qua Telex hoặc Swift) Nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, thì ngânhàng xuất trình sẽ chuyển trả lại hối phiếu

B ư ớc 7 : Ngân hàng chuyển chứng từ có ghi trên tài khoản nhà xuất khẩu và gửi

giấy báo có hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận hoặc hoàn trả hối phiếu bị từchối thanh toán cho nhà xuất khẩu

Trang 9

 Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toánvề mậu dịch, vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán và việc nhận hàng củangười mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhậnhàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền Đối với người mua áp dụng phươngthức này cũng có điều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người muaphải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợpđồng hay không.

4 Lợi ích pháp lý:

Trong phương thức thanh toán nhờ thu nói chung, nhà nhập khẩu có nhiều lợi íchpháp lý về quyền thanh toán hơn nhà xuất khẩu Đặc điểm nổi bật của nhờ thu là việcthanh toán phụ thuộc vào khả năng tài chính và thiện chí trả tiền của nhà nhập khẩu Thờigian và hiệu quả thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào nhà nhập khẩu

4.1 Đối với nhà xuất khẩu:

Trong phương thức nhờ thu trơn, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trongthanh toán bởi vì toàn bộ chứng từ hàng hóa đã được giao cho người nhập khẩu nên ngânhàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được Người mua có thể nhận hàng rồimà không chịu trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán Phương thức nhờ thu trơn khôngđảm bảo quyền lợi của bên xuất khẩu vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràngbuộc nhau do đó rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu Vì vậy, người xuất khẩu chỉ nênáp dụng phươngthức này trong trường hợp có quan hệ lâu năm và tín nhiệm người nhậpkhẩu

4.2 Đối với nhà nhập khẩu:

Thông thường nhà nhập khẩu tiếp cận được hàng hoá, nhận hàng hoá trước khithanh toán Nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ đượcchứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở Do đó, ở phương thức thanh toán này nhànhập khẩu có nhiều lợi thế hơn nhà xuất khẩu, việc thanh toán nhanh hay chậm haykhông thanh toán phụ thuộc nhiều vào nhà nhập khẩu

5 Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn:

Do việc trả tiền trong nhờ thu trơn không căn cứ vào chứng từ thương mại, mà

chỉ dựa vào chứng từ tài chính, do đó:

5.1 Rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu:

Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên xuất khẩu vì việcnhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau do đó rủi ro chủ yếu thuộc về nhàxuất khẩu Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chịu trả tiền hoặc chậm trễ trongthanh toán Ngân hàng chỉ làm trung gian đơn thuần thu được tiền hay không ngân hàng

Trang 10

cũng thu phí, ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán.Phương thức này chỉ sử dụng khi cả hai bên phải tin cậy lẫn nhau, bởi vì việc trả tiền cóđược thực hiện hay không còn hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhà nhập khẩu, cònNgân hàng chỉ là người trung gian thu hộ.

 Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, thì nhà xuất khẩu chẳng bao giờ nhận được tiền thanhtoán

 Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém, thì việc thanh toán sẽ dâydưa, chậm trễ và tốn kém

 Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo , vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán,hoặc từ chối chấp nhận thanh toán

 Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn nhưng nhà nhập khẩu không thể thanh toánhoặc không muốn thanh toán ( do tình hình tài chính, tình hình kinh doanh trở nênxấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà xuất khẩu có thểkiện ra tòa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền

5.2 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:

Trong phương thức nhờ thu trơn, rủi ro có thể phát sinh khi hối phiếu đòi tiền đếntrước và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận trong khihàng hóa không được gửi đi, hoặc đã gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hóa cóthể không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và số lượng như đã thỏa thuận trong hợpđồng thương mại Hàng hóa giao nhận không đúng qui cách phẩm chất, mẫu mã nhưtrong hợp đồng đã ký vì vậy nhà nhập khẩu không chấp nhận hàng, điều này có thể gâytốn chi phí đàm phán kí kết hợp đồng, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanhcủa phía nhập khẩu

6 Ví dụ về phương thức nhờ thu trơn:

6.1 Ngày 20/01/2011, Tập đoàn dược phẩm Tâm Bình xuất khẩu một lô hàng thuốcqua bên Mỹ cho Tập đoàn dược phẩm lơn thứ 2 của Mỹ, CVS, trị giá lô hàng là100.000.000đ chưa bao gồm thuế và chi phí vận chuyển Hai bên thỏa thuận thanh toántheo hình thức nhờ thu trơn Tức là tập đoàn tâm Bình sau khi giao trực tiếp hàng hóa chobên CVS đồng thời sẽ giao cả bộ chứng từ hàng hóa cho CVS Sau đó Tập đoàn TâmBình sẽ gửi hối phiếu đòi nợ cho ngân hàng đại diện bên mình yêu cầu ngân hàng thu hộtiền hàng cho tập đoàn

Sau khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ bao gồm hối phiếu nhờ thu, bộ chứng từ hàngXK, ngân hàng tiếp nhận chứng từ và đóng dấu đã nhận vào hồ sơ “RECEIVED”, sauđó kiểm tra các chứng từ, hoàn thiện hồ sơ nhờ thu, gửi chứng từ và xử lý thông tin Ngânhàng đại diện bên CVS, tức ngân hàng Citibank tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Citibank sẽthông báo cho khách hàng của mình nêu rõ giá trị bộ chứng từ nhờ thu và điều kiện thanh

Trang 11

toán Nếu CVS thanh toán/chấp nhận thanh toán sẽ báo cho ngân hàng của mình.Citibank tiến hành hạch toán, thu phí, gửi lệnh thanh toán của CVS cho bên ngân hàngXK bằng cách ghi có vào tài khoản tiền gửi của CVS , sau đó lưu hồ sơ Ngân hàng đạidiện bên Tâm Bình sau khi nhận thông báo thanh toán/chấp nhận thanh toán sẽ báocho khách hàng của minh bằng cách ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của Dược phẩm tâmBình, lưu hồ sơ.

6.2 VÍ DỤ MẪU ĐƠN NHỜ THU TRƠN

Khách hàng xuất trình:

 Bản chính hối phiếu, Sec Bản chính Thư yêu cầu nhờ thu SAIGONBANK thực hiện: Gửi hối phiếu/ Sec đến ngân hàng nước ngoài nhờ thu hộ. Theo dõi và ghi có vào tài khoản khách hàng ngay khi nhận tiền từ ngân hàng

nước ngoài

Biểu mẫu của dịch vụ nhờ thu :

Đơn vị: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐiện thoại: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Kính gửi: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SAIGONBANK FOR INDUSTRY AND TRADE Tel: (08)39143183 , Fax: (08)39143193, SWIFT: SBITVNVXV/v: Yêu cầu thanh toán bộ chứng từ nhờ thu/chiết khấu hối phiếu kèm bộ chứng từ nhờthu

Chúng tôi gửi kèm theo đây bộ chứng từ giao hàng xuất trình theo hình thức nhờthu,với chi tiết như sau:

-Trị giá: Hoá đơn số: ……….- Người trả tiền:

……… - Loại và số lượng chứng từ:

Trang 12

DRAFT B/Ls INV

PACK LIST

ORIGIN CERT

HEALTH CERT

INSP CERT

BEN’S CERT

PHYTO CERT

FUMI CERT

COPY OF FAX

Chỉ dẫn nhờ thu :

 Hình thức nhờ thu:  D/P

 D/A ngày kể từ ……… Khác

 Ngân hàng nhờ thu:……… Phí nhờ thu của ngân hàng nước ngoài:

 Do chúng tôi chịu. Do người trả tiền chịu. Do ngưởi trả tiền chịu, không được khước từ. Các khoản phí / lãi khác yêu cầu người trả tiền phải thanh toán……… Được khước từ khoản phí này

 Không được khước từ khoản phí này. Đề nghị ngân hàng:

 Thực hiện theo chỉ dẫn nhờ thu và thanh toán cho chúng tôi khi ngân hàng nướcngoài trả tiền

 Thực hiện theo chỉ dẫn nhờ thu và chiết khấu hối phiếu có thời hạn với số tiềnkhông vượt quá ………  Thời hạn chiết khấu:

 60 ngày kể từ ngày chiết khấu hối phiếu trả ngay Từ ngày chiết khấu đến 10 ngày sau ngày đáo hạn hối phiếu trả chậm Phí chiết khấu: Theo mức phí hiện hành của ngân hàng

Khi thanh toán/chiết khấu, vui lòng ghi có vào tài khoản của chúng tôi số: tại ………

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và không khiếu nại ngân hàng trong trường hợp ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán bộ chứng từ nhờ thu nêu trên

 Nếu được chiết khấu, chúng tôi cam kết:1 Ủy quyền cho Ngân hàng được tự động thu hồi số tiền chiết khấu + phí chiết khấu +chi phí khác nếu có khi Ngân hàng nước ngoài trả tiền

Trang 13

2 Hoàn trả lại Ngân hàng số tiền chiết khấu + phí chiết khấu + chi phí khác (nếu có)trong trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán hoặc trong trường hợp hết thời hạn chiếtkhấu mà Ngân hàng nước ngoài chưa thanh toán.

3 Trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán hoặc hết thời hạn chiết khấu mà Ngân hàngnước ngoài chưa thanh toán, Ngân hàng được tự động trích tài khoản tiền gởi của chúngtôi tại Ngân hàng để thu hồi số tiền chiết khấu + phí chiết khấu + lệ phí khác nếu có Nếutài khoản chúng tôi không đủ tiền, đề nghị Ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và thu lãitheo biểu lãi suất quá hạn của Ngân hàng

4 Ngoài hối phiếu kèm bộ chứng từ nêu trên, chúng tôi đồng ý dùng toàn bộ tài sản, bấtđộng sản, tiền tại quỹ, tiền gởi trong các tài khoản thuộc công ty chúng tôi để đảm bảocho số nợ chiết khấu và xác nhận rằng Ngân hàng được quyền truy đòi trên toàn bộ tàisản này để thu nợ

Ngày…… tháng…… năm…… Ngân hàng ký nhận Kế toán trưởng (nếu có) Đại diện doanh nghiệpLúc……giờ…….ngày……… (Ký tên) ( Ký tên, đóng dấu)

PHẦN DÀNH CHO NGÂN HÀNG:

Ngân hàng chấp thuận chiết khấu:Số tiền chiết khấu: tương đương % trị giá hối phiếu

Phí chiết khấu: % năm.Ngày chiết khấu

……… : Người có thẩm quyền ( Ký tên, đóng dấu)

Ngày đăng: 27/09/2024, 00:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w