1. Lý do chọn đề tài Sức khỏe tâm thần của học sinh là một vấn đề quan trọng mà tất cả các trường học cần phải quan tâm. Những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh là một trong những vấn đề nóng trong trường học, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THPT. Trên các phương tiện truyền thông, thông tin hằng ngày có rất nhiều bài viết, thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. Với cụm từ “Sức khỏe tâm thần của học sinh” hoặc “Sức khỏe tinh thần của học sinh” được tìm kiếm trên mạng xã hội đã cho ra rất nhiều kết quả liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Điều này cũng phản ánh phần nào mối quan tâm của xã hội đối với vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh. Nhận thức về sức khỏe tâm thần là một vấn đề quan trọng đối với tất cả xã hội, trong đó trường học đóng vai trò quan trọng và có phần ảnh hưởng đến việc nhận thức về sức tâm thần của học sinh. Nếu một học sinh có sức khỏe tâm thần kém, đối với họ, những thất bại có vẻ thảm khốc hơn thực tế. Kết quả là các em sẽ có năng suất thấp trong các hoạt động ở trường, dễ bị phân tâm và phát triển các cơ chế đối phó không lành mạnh để giải quyết các vấn đề của mình. Nhận thức về tinh thần trong trường học có nghĩa là cho phép cảm xúc của học sinh được xác nhận. Khi chúng ta nói về nhận thức về sức khỏe tâm thần ở trường, điều đó giúp học sinh đang gặp khó khăn với sức khỏe tâm thần của mình cảm thấy được lắng nghe. Nó cho phép họ cảm thấy được xác nhận và không cảm thấy cô đơn. Nhận thức về tinh thần cũng bao gồm việc dạy học sinh cách giải quyết một tình huống nhất định. Nó không chỉ giúp họ ở cấp độ gốc rễ mà còn giúp ích cho cuộc sống sau này của họ. Họ trở nên ít dễ bị tổn thương hơn khi phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần trong tương lai. Khi học sinh biết tầm quan trọng của một tâm trí lành mạnh, các em sẽ hướng tới nó một cách toàn diện và có lý trí.[2] Hiện nay các trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước xây dựng trường học hạnh phúc. Để xây dựng được trường học hạnh phúc thì trước hết học sinh đến trường là những người hạnh phúc. Để làm được điều đó thì cần đề chăm lo đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Kiến thức về sức khỏe tâm thần là điều cần thiết đối với học sinh trung học để nâng cao chất lượng nhận thức sức khỏe tâm thần cũng như giúp đỡ những người gặp khó khăn về các vấn đề SKTT. Ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, các nghiên cứu về các về nhận thức sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học còn hạn chế và độ phổ biến không rộng. Để học sinh có thể tìm hiểu về nhận thức sức khỏe tâm thần của chính mình và những người xung quanh đồng thời góp phần vào việc làm cơ sở đưa ra các giải pháp khả thi nhằm nâng cao nhận thức sức khỏe tâm thần nói riêng và chất lượng sức khỏe tâm thần nói chung của học sinh phổ thông nói chung nhằm hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc, nên em chọn đề tài “Nhận thức về sức khỏe tâm thần của học sinh Trung học phổ thông thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu. 2. Giả thuyết khoa học Phần lớn học sinh THPT thành phố Huế chưa có nhận thức đúng về SKTT. Nhận thức về SKTT của học sinh THPT thành phố Huế có sự khác biệt theo trường, theo khối lớp.Điều này đang làm cho các bạn học sinh có những nhận thức chưa đúng về SKTT. Nếu xác định được nhận thức và đề xuất được các kiến nghị để định hướng cho học sinh nhận thức đúng về các vấn đề SKTT để phòng ngừa, hỗ trợ sẽ giúp học sinh giảm được các vấn đề về SKTT góp phần nâng cao chất lượng học tập. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài như: Học sinh THPT, nhận thức, sức khỏe tâm thần, các rối loạn về sức khỏe tâm thần. - Khảo sát thực trạng nhận thức về sức khỏe tâm thần của học sinh THPT thành phố Huế. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm định hướng cho học sinh có nhận thức đúng về SKTT. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra: sử dụng hệ thống 28 câu hỏi trong thang đo Thang đo kiến thức về sức khỏe tâm thần của O''''Connor và Casey (2015), được kiểm tra độ tin cậy ở Việt Nam dựa trên nghiên cứu của Đặng Thị Thu Trang (2017). Hệ số Cronbach''''s alpha của thang đo kiến thức sức khỏe tâm thần phiên bản tiếng Việt là 0,774. Thang đo bao gồm 28 mục và 4 thang đo phụ như sau: 1) Nhận biết các rối loạn cụ thể (1 - 8); 2) Kiến thức tìm kiếm thông tin (9-12); 3) Thái độ tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần (13-21); 4) Thái độ tích cực đối với sức khỏe tâm thần (22-28). Bảng 1. 1. Quy ước dữ liệu: Mục 1-8 Nội dung Trao đổi Rất khó xảy ra 1 Khó xảy ra 2 Có khả năng 3 Rất có khả năng 4 Mục 9-12 Nội dung Trao đổi Hoàn toàn không đồng ý 1 Không đồng ý 1,75 Không đồng ý cũng không phản đối 2,5 Đồng ý 3,25 Hoàn toàn đồng ý 4 Mục 13-21 Nội dung Trao đổi Hoàn toàn không đồng ý 4 Không đồng ý 3,25 Không đồng ý cũng không phản đối 2,5 Đồng ý 1,75 Hoàn toàn đồng ý 1 Mục 22-28 Nội dung Trao đổi Chắc chắn không muốn 1 Có lẽ là không muốn 1,75 Không muốn cũng không sẵn lòng 2,5 Có lẽ sẵn lòng 3,25 Chắc chắn sẵn lòng 4 Các đối tượng được cung cấp các mẫu câu hỏi và tự báo cáo tình trạng hiểu biết về sức khỏe tâm thần của họ. Điểm kiến thức sức khỏe tâm thần của môn học được chia làm 3 cấp độ, dựa trên phân loại phân bố chuẩn của Đặng Thị Thu Trang khi điều chỉnh thang đo về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học Việt Nam năm 2017. Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần thấp: < 64,1 Kiến thức về sức khỏe tâm thần ở mức trung bình: 64,15 – 81,25 Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần cao: > 81,3 Sử dụng phần mềm Excel và phần mềm SPSS 20 để tính điểm trung bình, tần số, tương quan Pearson, chỉ số tin cậy Cronbach’s alpha. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Lý luận chung về sức khỏe tâm thần học đường
1.1 Khái niệm sức khỏe tâm thần
1.1.1 Sức khỏe tâm thần là gì?
Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa SKTT (mental health) (Manwell và cs., 2015) Manwell và cộng sự (2015) đã liệt kê các định nghĩa về SKTT được sử dụng trong các nghiên cứu gần đây:
- “SKTT là năng lực cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mỗi một và tất cả chúng ta theo những cách thức nâng cao khả năng vui hưởng cuộc sống và ứng phó những thách thức mà chúng ta đối mặt.
- “SKTT được định nghĩa là trạng thái an lạc (well-being) mà ở đó mỗi cá nhân nhận ra được tiềm năng của chính mình, có thể ứng phó được với những căng thẳng bình thường của đời sống, có thể làm việc một cách hiệu quả và có năng suất, có thể đóng góp vào sự phát triển cộng đồng mà họ đang sống” (WHO, 2001)
- “SKTT là khả năng thích nghi và sự quản lý” (Hueber và cs., 2011).
1.1.2 Khái niệm sức khỏe tâm thần học đường
Sức khỏe tâm thần học đường được hiểu là sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học sinh, hướng đến tất cả những phát triển cảm xúc xã hội của trẻ em ở tuổi học bao gồm sự an lạc, rối loạn tâm thần, lạm dụng chất kích thích và tác động của những trải nghiệm khắc nghiệt của thời thơ ấu (Public Health Agency of Canada).
1.2 Một số khái niệm liên quan
Sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh về tinh thần giúp con người có thể đương đầu với những căng thẳng trong cuộc sống, phát huy được khả năng của mình, học tập tốt, làm việc tốt và đóng góp cho cộng đồng (WHO, 2022)
1.2.2 Kiến thức về sức khỏe tâm thần
Jorm và cộng sự (1997) đề xuất khái niệm “hiểu biết về sức khỏe tâm thần” được định nghĩa là “kiến thức và niềm tin về các rối loạn tâm thần giúp nhận biết, quản lý hoặc phòng ngừa chúng,” bao gồm khả năng nhận biết các rối loạn cụ thể hoặc các loại đau khổ tâm lý khác nhau, kiến thức và niềm tin về các yếu tố và nguyên nhân rủi ro, kiến thức và niềm tin về các biện pháp can thiệp tự lực, kiến thức và niềm tin về sự trợ giúp chuyên nghiệp sẵn có, thái độ tạo điều kiện cho sự công nhận và tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp, và kiến thức về cách tìm kiếm thông tin sức khỏe tâm thần (Jorm và cộng sự,1997) Để đo lường mức độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần, O'Connor và cộng sự (1997 đã xây dựng thang đo hiểu biết về sức khỏe tâm thần dựa trên khái niệm hiểu biết về sức khỏe tâm thần của Jorm và cộng sự (1997) O'Connor và cộng sự định các thuộc tính trong thang đo như sau:
- Khả năng nhận biết các rối loạn cụ thể: khả năng xác định chính xác các đặc điểm của một bệnh lý nào đó, một rối loạn cụ thể hoặc một loại rối loạn
- Kiến thức về cách tìm kiếm thông tin sức khỏe tâm thần: kiến thức về nơi tiếp cận thông tin và khả năng thực hiện điều đó
- Kiến thức về yếu tố và nguyên nhân rủi ro: kiến thức về môi trường, xã hội, gia đình, hoặc các yếu tố sinh học làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tâm thần
- Kiến thức về tự điều trị: kiến thức về các phương pháp điều trị điển hình được khuyến cáo bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần và các hoạt động mà một cá nhân có thể tiến hành
- Kiến thức trợ giúp chuyên môn sẵn có: kiến thức của các chuyên gia sức khỏe tâm thần và các dịch vụ họ cung cấp
- Thái độ thúc đẩy sự công nhận và tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp: thái độ có tác động sự thừa nhận các rối loạn và sẵn sàng tham gia vào hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ Đặng Thị Thu Trang (2017) đã điều chỉnh và kiểm tra độ tin cậy của thang đo kiến thức sức khỏe tâm thần, trong đó loại bỏ các mục thuộc tiểu thang đo “kiến thức về các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân” do thiếu bằng chứng nghiên cứu ở Việt Nam và thang đo phụ
“Có sẵn kiến thức hỗ trợ chuyên môn” vì lúc đó Việt Nam chưa có quy định về nghề nghiệp và đã loại bỏ các mục thuộc tiểu mục “kiến thức tự chữa bệnh” do thiếu độ tin cậy (Đặng, 2017) Để đo lường khả năng hiểu biết về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học trong bối cảnh Việt Nam, trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả lựa chọn khái niệm nhận thức về sức khỏe tâm thần theo quan điểm của Jorm et al (1997): Hiểu biết về sức khỏe tâm thần là kiến thức và niềm tin về các rối loạn tâm thần giúp nhận biết, quản lý hoặc phòng ngừa chúng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Khái quát quá trình nghiên cứu
Thông tin nhân khẩu học của người tham gia: Học sinh được lựa chọn theo 2 tiêu chí: (1) Là học sinh THPT và (2) tham gia học tại các trường THPT tại Thành phố Huế Tổng cộng có 521 biểu mẫu đã được khảo sát online để đưa vào phân tích
Bảng 2 1 Thông tin của người tham gia
Tổng số Tỉ lệ phân trăm
QUỐC HỌC, NGUYỄN HUỆ, HAI
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo của các biến là 0.758;trong đó, hệ số Cronbach’s Alpha của các tiểu thang đo: Nhận biết các rối loạn cụ thể (0,878); Kiến thức tìm kiếm thông tin (0,856);Thái độ tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần (0,828); Thái độ tích cực đối với sức khỏe tâm thần (0,888), phù hợp với mô hình nghiên cứu nhận thức về sức khỏe tâm thần của học sinh thuộc mẫu quan sát.
Kết quả nhận thức về sức khỏe tâm thần của học sinh
trung học trên thành phố Huế
2.2.1 Trình độ hiểu biết chung về sức khỏe tâm thần của học sinh.
Kết quả thu thập từ 521 học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Huế được phân bổ theo ba cấp độ là trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần thấp, kiến thức về sức khỏe tâm thần ở mức trung bình, trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần cao Điểm thấp nhất là 43 trên tổng số điểm là 112 (mức độ trung bình chỉ hơn 1,5 trên mỗi than đo) nghĩa là mức độ khá thấp Trong khi đó, mức cao nhất là 95,50 (mức độ trung bình chỉ hơn 3,4 trên mỗi than đo) thể hiện mức độ không cao Tuy nhiên, điểm trung bình của mẫu là 70,1012 ở mức độ vừa phải, với độ lệch chuẩn được báo cáo là 8,976
Bảng 2 2 Thống kê mô tả kết quả trình độ hiểu biết chung về SKTT của học sinh
(1) Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần thấp 126 24,2 24,2 24,2
(2) Kiến thức về sức khỏe tâm thần ở mức trung bình
(3) Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần cao 63 12,1 12,1 100,0
Theo bảng thống kê điểm số hiểu biết về sức khỏe tâm thần được phân bổ ở các cấp độ thấp (1), trung bình (2) và cao (3) Trong đó tỷ lệ người tham gia ở mức độ trung bình được báo cáo là con số cao nhất, chiếm 63,70%, với 332 người tham gia trên tổng số 521 Ngoài ra, con số ở mức cao 12,4% chỉ chiếm một nữa mức thấp 24,2% và chiếm gần 1 phần 5 so với mức trung bình 63,4% , trong khi đó số lượng học sinh nhận thức ở mức thấp và mức trung bình chiếm đến 87,9%
Vì vậy chúng ta cần cải thiện về sự nhận thức về sức khỏe tâm thần chung cho học sinh là hết sức cần thiết.
2.2.2 Nhận biết về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông
Bảng 2 3 Thang đo nhận biết các rối loạn
Bảng 3 Các rối loạn cụ thể được nhận biết
Dựa vào số liệu ở bảng 2.3 và bảng đồ thị 3 của mức thang đo từ mục 1-8, chúng ta nhận thấy số lượng học sinh chọn mức độ “Rất khó xảy ra” (1404 chiếm 38,5%) và “khó xảy ra” (1316 chiếm 36,1%) chiếm tỉ lệ rất cao (tổng cả hai mức có 2720 chiếm 74,6%). Trong đó mục nhận biết về sức khỏe tâm thần lệ thuộc vào chất gây nghiện, học sinh chọn ở mức “rất khó xảy ra” chiếm đến 66% ; Mục rối loạn lưỡng cực và mục chứng loạn khí sắc học sinh chọn ở hai mức “rất khó xảy ra “ và “khó xảy ra” chiếm đến 80% Như vậy, theo số liệu cho chúng ta thấy được rất nhiều học sinh chưa hiểu hết các vấn đề trong thang đo về sức khỏe tâm thần.
2.2.3 Kiến thức tìm kiếm thông tin về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông Ở nội dung kiến thức tìm kiếm tiểu mục thông tin, cho thấy mức độ tin cậy của học sinh trong việc tin rằng mình biết ở đâu tìm kiếm thông tin về sức khỏe tâm thần ở mức khá cao khi mức độ đồng ý 30,1% và mức hoàn toàn đồng ý là 12,5%; mức độ tin cậy của học sinh trong việc sử dụng máy tính hoặc điện thoại để tìm kiếm thông tin về bệnh tâm thần là cao khi mức độ đồng ý là 43,8% và hoàn toàn đồng ý là 18,4%; trong khi mức độ tin cậy của học sinh trong việc tham dự hẹn gặp trực tiếp để cung cấp thông tin ở mức thấp hơn khi mức độ đồng ý là 34% và hoàn toàn đồng ý là 15,4%, tổng 2 lựa chọn hơn 50% Điều này cho thấy học sinh ngoài việc chủ yếu học gián tiếp bằng máy tính hoặc điện thoại, đây là phương tiện dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin.
Như vậy, theo số liệu thu thập được học sinh có mức đồng ý (36,8%) và mức hoàn toàn đồng ý(16,1%) trong tổng thang tìm kiếm về sức khỏe tâm thần của học sinh chiếm đến 52,8% cho thấy học sinh rất chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về sức khỏe tâm thần và có xu hướng tìm kiếm thông tin qua điện thoại, máy tính kết nội mạng hơn là gặp chuyên gia để chia sẽ thông tin về sức khỏe tâm thần.
2.2.4 Thái độ tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần Đối với những nhận định về thái độ tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần, thể hiện bảng thống kê, ở các mục 17-21, học sinh lưỡng lự hoặc đồng tình với các nhận định chiếm tỉ lệ rất cao trên 80% Nhận định “Nếu tôi mắc bệnh tâm thần, tôi sẽ không nói cho ai biết” học sinh đồng tình hoặc lưỡng lự chiếm đến gần 90%; Nhiều học sinh có phản ứng không tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia khi mắc các rối loạn về sức khỏe tâm thần chiếm tỉ lệ rất cao trên 85% ở các mục 18-21. Ở các mục liên quan đến thái độ tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần, số liệu ở bảng cho thấy nhiều học sinh đồng ý (29,8%), hoàn toàn đồng ý (18,2%), học sinh lưỡng lự (32,8%) Như vậy tổng số học sinh có thái độ tiêu cực đến sức khỏe tâm thần chiếm đến 48% và nếu tính đến nhóm học sinh có thái độ lưỡng lự là chiếm đến (80,8%). Đều đó cho chúng ta biết về mức độ nhận thức của học sinh về sức khỏe tâm thần là hết sức tiêu cực.
2.2.5 Thái độ tích cực đối với sức khỏe tâm thần
Nhìn chung, liên quan đến mức độ sẵn sàng tương tác với những người mắc bệnh tâm thần, dữ liệu thu thập được cho thấy học sinh trung học thể hiện thái độ tích cực Mức độ sẵn lòng và chắc chắn sẵn lòng chiếm 34% và tỉ lệ học sinh có thái độ trung lập không sẵn lòng và cũng không mong muốn chiếm 34,1%, đều đó cho thấy học sinh có thái độ nhận thức sẵn sàng tương tác với những người có liên quan về sức khỏe tâm thần Tuy nhiên mức độ chắc chắn sẵn lòng của dữ kiện thu thập chiếm 7,2% ở mức độ thấp.
Số liệu cũng được ghi nhận có tỷ lệ các câu trả lời trung lập là không sẵn lòng cũng không muốn chiếm khá cao ghi nhận ở mức trên 30% ở hầu hết các mục, trong đó mục 22 và mục 26 chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 38,6% và 37%, tỉ lệ thu thập học sinh có thái độ nhận thức ở mức độ không mong muốn và có lẻ không mong muốn vẫn chiếm khá cao 22,9% Đều đó cho thấy một phần lớn học sinh còn do dự hoặc chưa biết phương thức tiếp cận như thế nào với nhưng người có biểu hiện về sức khỏe tâm thần hoặc có thái độ nhận thức không chấp nhận những người có biểu hiện về sức khỏe tâm thần.
Tóm lại, những phát hiện định lượng cho thấy học sinh trung học có thái độ tích cực và sẵn sàng tương tác với những người bị rối loạn tâm thần Tuy nhiên, họ vẫn tỏ ra lưỡng lự do thiếu kiến thức cần thiết, thiếu quan điểm thực tế về các vấn đề tâm thần… Vì vậy, cần có những phương pháp bù đắp cho sự thiếu hụt kiến thức về sức khỏe tâm thần, cung cấp những thông tin hữu ích để mở rộng tầm nhìn và nâng cao khả năng tự học của họ đánh giá, dẫn đến việc nâng cao kiến thức về sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học.
2.3 Kết quả về những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về sức khỏe tâm thần của học sinh THPT thành phố Huế
2.3.1 Lát cắt giữa học lực và nhận thức về sức khỏe tâm thần
Bảng 2 4 Số liệu l át cắt giữa học lực và nhận thức về sức khỏe tâm thần
Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần
Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần thấp
Kiến thức về sức khỏe tâm thần ở mức trung bình
Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần cao Số lượng %
Hình 2 1 Đồ thị l át cắt giữa học lực và nhận thức về sức khỏe tâm thần
Dựa vào bảng số liệu chúng ta thu thập được, chúng ta có thể nhận định được về cơ bản trình độ nhận thức giữa các mức học lực với các mức trình độ nhận thức về sức khỏe tâm thần là tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch lớn giữa các mức học lực Vì vậy, học sinh có học lực nào cũng cần quan tâm đến nâng cao sức khỏe tâm thần.
2.3.2 Lát cắt giữa giới tính và nhận thức về sức khỏe tâm thần
Bảng 2 5 Số liệu l át cắt giữa giới tính và nhận thức về sức khỏe tâm thần
Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần
Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần thấp
Kiến thức về sức khỏe tâm thần ở mức trung bình
Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần cao Số lượng %
Theo thông tin từ bảng số liệu chúng ta thu thập được, chúng ta có thể nhận định được về cơ bản trình độ nhận thức về sức khỏe tâm thần thấp của giới nam(67%) cao hơn và gấp đôi giới nữ (33%). Trong khi đó trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần của giới Nữ (66%) lại cao hơn và gần gấp đối giới nam (34%), số liệu cũng cho thấy về mức kiến thức về sức khỏe tâm thân ở mức trung bình của giới nữ cũng được ghi nhận cao hơn giới nam Vì vậy, chúng ta có thể nhận định học sinh giới nam cần quan tâm nhiều hơn để nâng cao nhận thức sức khỏe tâm thần.
2.3.3 Lát cắt giữa độ tuổi (khối lớp) và nhận thức về sức khỏe tâm thần
Bảng 2 6 Số liệu l át cắt giữa độ tuổi (khối lớp) và nhận thức về sức khỏe tâm thần
Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thấn
Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần thấp
Kiến thức về sức khỏe tâm thần ở mức trung bình
Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần cao Số lượng %
Dựa vào bảng số liệu chúng ta thu thập được, chúng ta có thể nhận định được về cơ bản trình độ nhận thức giữa các khối lớp là tương đối bằng nhau, không có sự chênh lệch nhiều giữa các khối Ở mức trình độ nhận thức về sức khỏe tâm thần thấp khối 12 (22,5%) thấp hơn một chút so với khối 10(24,4%) và khối 11(25,1%), còn ở trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần cao khối 12(13,4%) cao hơn khối10(11,6%) và khối 11(11,6%), sự khác biệt này là không lớn nên học sinh khối 10,11,12 đều cần giáo dục để nâng cao sức khỏe tâm thần nhiều hơn.
Một số biện pháp để nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần và phòng ngừa, hỗ trợ, giảm các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố
tâm thần và phòng ngừa, hỗ trợ, giảm các vấn đề về sức khỏe tâm thần cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố.
Biện pháp 1: Xây dựng chương trình tập huấn, nói chuyện chuyên đề về SKTT như dấu hiệu, nguyên nhân các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa về các vấn đề SKTT.
Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu về SKTT, team building.
Biện pháp 3: Xây dựng văn phòng tham vấn tâm lý học đường ở trường học
Kết quả thực nghiệm
Để nâng cao nhận thức sức khỏe tâm thần, nhóm chúng em đã tổ chức thực nghiệm trên 117 học sinh của lớp 10, 11 và 12 tại trường THPT Gia Hội Kết quả thu được từ số liệu như sau:
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo của các biến là 0.738; trong đó, hệ số Cronbach’s Alpha của các tiểu thang đo: Nhận biết các rối loạn cụ thể (0,841); Kiến thức tìm kiếm thông tin (0,784); Thái độ tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần (0,793); Thái độ tích cực đối với sức khỏe tâm thần (0,888), phù hợp với mô hình nghiên cứu nhận thức về sức khỏe tâm thần của học sinh thuộc mẫu quan sát
Kết quả thu thập từ 117 học sinh trung học phổ thông tại trường THPT Gia Hội, Thành phố Huế được phân bổ theo ba cấp độ là trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần thấp, kiến thức về sức khỏe tâm thần ở mức trung bình, trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần cao. Điểm thấp nhất là 52,75 (cao hơn lúc khảo sát thực trạng có điểm là 43) Trong khi đó, mức cao nhất 118,25 (cao hơn lúc khảo sát thực trạng là 95,50) Điểm trung bình của mẫu là 88,3968 cao hơn điểm trung binh lúc khảo sát trước đó là 70,1012
Bảng 2 7 Thống kê mô tả kết quả trình độ hiểu biết chung về SKTT của 117 học sinh
Mẫu nghiên cứu thực trạng
Mẫu thí điểm giải pháp nâng cao nhận thức SKTT
(1) 126 24,2 19 16,2 Tỉ lệ mức độ nhận thức thấp giảm
(2) 332 63,7 79 67,5 Tỉ lệ mức độ nhận thức trung binh và cao được tăng lên
(1) Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần thấp;(2) Kiến thức về sức khỏe tâm thần ở mức trung bình; (3) Trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần cao.
Như vậy, mặc dù chưa có điều kiện để nghiên cứu cỡ mẫu tương đương, nhưng khi dựa vào nhưng kết quả của nghiên cứu thực trạng để áp dụng với cỡ mẫu 117 học sinh thì bước đầu chúng ta đã thu được kết quả khá tích cực, tỉ lệ học sinh có nhận thức thấp về SKTT thần giảm và học sinh có nhận thức mức trung bình và cao đều tăng.
2.5.1 So sánh về nhận biết về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông giữa mẫu thực nghiệm và mẫu nghiên cứu thực trạng
Bảng 2 8 Thang đo nhận biết các rối loạn
Bảng 3 Các rối loạn cụ thể được nhận biết (%)
Từ số liệu thu thập được của bảng thang đo mẫu thực nghiệm và mẫu nghiên cứu thực trạng nhận thức SKTT của học sinh, chúng ta nhận thấy mức độ Rất khó xảy ra và khó xảy ra là giảm đang kể, trong khi đó mức độ có khả năng và rất khả năng tăng lên thấy rõ, có mục tăng gần gấp đôi.
2.5.2 So sánh kiến thức tìm kiếm thông tin về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông giữa mẫu thực nghiệm và mẫu nghiên cứu thực trạng.
Bảng 2 9 Số liệu kiến thức tìm kiếm thông tin
Không đồng ý cũng không phản đối Đồn g ý
* (1): Mẫu thực nghiệm; (2) Mẫu nghiên cứu thực trạng nhận thức
Từ bảng số liệu chúng ta có thể rút ra được mức độ không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý ở các mục có xu hướng giảm Trong khi đó mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý có xu hướng tăng Đều đó chứng tỏ học sinh rất chủ động tìm kiếm kiến thức về sức khỏe tâm thần.
2.5.3 So sánh thái độ tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần giữa mẫu thực nghiệm và mẫu nghiên cứu thực trạng.
Theo số liệu thu thập được, chúng ta nhận định được: Mẫu học sinh thực nghiệm đã có cái nhìn bớt tiêu cực hơn như: mục 18, 19,20,21 đều ghi nhận tỉ lệ phần trăm về đồng ý hay hoàn toàn đồng ý đều giảm ở mức độ tiêu cực Số liệu này đã giúp chúng ta thấy được, nếu học sinh được cung cấp và được trao đổi về các vấn đề của sức khỏe tâm thần thì học sinh có cái nhìn thấu hiểu hơn.
2.5.4 So sánh thái độ tích cực đối với sức khỏe tâm thần giữa mẫu thực nghiệm và mẫu nghiên cứu thực trạng.
Số liệu phân tích đã cho thấy: Học sinh được tiếp cận với những kiến thức về SKTT sẽ có cái nhìn tích cực lên rất nhiều Trong tất các mục của tiểu thang đo về thái độ tích cực của học sinh đều nhận thấy khi học sinh được tiếp cận, được trao đổi về kiến thức về SKTT thì sẽ có nhận thức tích cực hơn.
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
Kết luận
Nghiên cứu khảo sát điều tra về nhận thức về sức khỏe tâm thần của
521 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy:
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo của các biến là 0.758 đều đó chứng tỏ mẫu khảo sát là đáng tin cậy Đánh giá kiến thức về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cho thấy mẫu người tham gia ở mức độ trung bình được báo cáo là con số cao nhất, chiếm 63,70% với 332 người tham gia trên tổng số 521 Ngoài ra, con số ở mức cao 12,4% chỉ chiếm một nữa mức thấp 24,2% và chiếm gần 1 phần 5 so với mức trung bình 63,4% , trong khi đó số lượng học sinh nhận thức ở mức thấp và mức trung bình chiếm đến 87,9% Về việc nhận biết các chứng rối loạn, phần lớn những người tham gia cho biết họ không chắc chắn trong việc nhận biết hầu hết các chứng rối loạn tâm thần, số lượng học sinh chọn mức độ “Rất khó xảy ra” (1404 chiếm 38,5%) và “khó xảy ra” (1316 chiếm 36,1%) chiếm tỉ lệ rất cao (tổng cả hai mức có 2720 chiếm 74,6%) Xem xét kiến thức về nơi tìm kiếm thông tin, những người tham gia cho rằng họ muốn tiếp cận các nguồn kiến thức về bệnh tâm thần một cách gián tiếp, đặc biệt là qua máy tính hoặc điện thoại, khi mức độ đồng ý là 43,8% và hoàn toàn đồng ý là 18,4% (tổng 2 mức trên 60%); trong khi mức độ tin cậy của học sinh trong việc tham dự hẹn gặp trực tiếp ở mức thấp hơn khi mức độ đồng ý là 34% và hoàn toàn đồng ý là 15,4%,tổng 2 lựa chọn nhỏ hơn 50% Do đó học sinh có xu hướng tìm kiếm thông tin qua các phương tiện lớn hơn là đến gặp trực tiếp chuyên gia
Về thái độ, khi được hỏi về những nhận định liên quan đến sức khỏe tâm thần, học sinh có xu hướng nghiêng về những quan điểm tiêu cực, khi họ đưa ra những câu trả lời trung lập hoặc đồng thuận với những nhận định chứa đựng những quan điểm tiêu cực về rối loạn tâm thần (chiếm tỉ lệ rất cao trên 80%).
Tuy nhiên, khi được hỏi về sự sẵn sàng tương tác với những người có liên quan về sức khỏe tâm thần Ngoài ra, theo số liệu phát hiện định lượng cho thấy học sinh trung học có thái độ tích cực và sẵn sàng tương tác với những người bị rối loạn tâm thần (34%) Tuy nhiên, họ vẫn tỏ ra lưỡng lự (chiếm 34,1%) do thiếu kiến thức cần thiết, thiếu quan điểm thực tế về các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít học sinh còn có những quan niệm sai lệch về bệnh tâm thần, và có thái độ tiêu cực đối với người mắc bệnh tâm thần, và vẫn còn nhiều học sinh chưa sẵn sàng tương tác với người có biểu hiện về sức khỏe tâm thần Ngoài ra, số liệu còn cho chúng ta thấy được không có sự phân biệt lớn về mức độ nhận thức về sức khỏe tâm thần giữa các khối lớp, chỉ học sinh khối 12 có mức độ nhận thức cao hơn hai khối con lại nhưng không đáng kể Về giới tính thì nữ giới có mức độ nhận thức cao hơn nam giới cả về mức trung và mức cao (trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần của giới Nữ (66%) lại cao hơn và gần gấp đối giới nam (34%)). Còn về học lực thì có 3 loại học lực là Giỏi, Trung bình và Yếu vẫn không có sự phân biệt rõ ràng về mức độ nhận thức về sức khỏe tâm thần, học sinh có học lực giỏi có mức độ nhận thức cao hơn nhưng không đáng kể.
Trong bài nghiên cứu mặc dù là thời gian hạn hẹp nhưng nhóm chúng em đã tổ chức thực nghiệm trên 117 học sinh của lớp 10, 11 và 12 tại trường THPT Gia Hội và đã thu được kết quả khá tích cực:
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo của các biến là 0.738; trong đó, hệ số Cronbach’s Alpha của các tiểu thang đo: Nhận biết các rối loạn cụ thể (0,841); Kiến thức tìm kiếm thông tin (0,784); Thái độ tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần (0,793); Thái độ tích cực đối với sức khỏe tâm thần (0,888), phù hợp với mô hình nghiên cứu nhận thức về sức khỏe tâm thần của học sinh thuộc mẫu quan sát Kết quả thu thập từ 117 học sinh trung học phổ thông tại trường THPT Gia Hội, Thành phố Huế được phân bổ theo ba cấp độ là trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần thấp, kiến thức về sức khỏe tâm thần ở mức trung bình, trình độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần cao đều có điểm cao hơn trong mẫu nghiên cứu nhận thức Chúng em cũng đã so sánh đối chứng kết quả trước khi và sau khi sử dụng biện pháp để nâng cao nhận thức SKTT của học sinh và cũng theo số liệu cho thấy được, học sinh khi được tiếp cận với kiến thức SKTT thì nhận thức của học sinh được tăng lên Bảng 2.15 thống kê mô tả của 28 mục đa số đều cho thấy giá trị trung bình của học sinh sau khi tham gia tập huấn nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cao hơn mẫu mà đê tài tham gia khảo sát để đánh giá thực trạng, cụ thể:
Bảng 2 10 Bảng thống kê mô tả về trị trung bình và độ lệch chuẩn của 2 mẫu nghiên cứu.
Thống kê mô tả Mẫu đánh giá thực trạng nhận thức (521)
Kiến nghị giải pháp
3.2.1 Đối với ngành giáo dục
- Từ những số liệu của mẫu thu thập được cho chúng ta thấy cần có những giải pháp bù đắp cho sự thiếu hụt kiến thức về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông trên phạm vi toàn thành phố. Chúng ta cần cung cấp những thông tin hữu ích để mở rộng tầm nhìn và nâng cao khả năng tự học của học sinh, tự đánh giá, dẫn đến việc nâng cao kiến thức về sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học thông qua các kênh thông tin, tuyên truyền để tận dụng ưu điểm việc sử dụng công nghệ của học sinh trong việc tìm kiếm thông tin.
- Song song với việc cung cấp kiến thức về sức khỏe tâm thần cho học sinh nói chung, chúng ta cần ưu tiên nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho học sinh nam nhằm tăng cường mức độ nhận thức về sức khỏe tâm thần cho học sinh giới nam.
- Trong quá trình xây dựng và phát triển nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần của học sinh, chúng ta cũng cần giúp học sinh phổ thông có cái nhìn giảm tiêu cực về sức khỏe tâm thần, đồng thời tăng cường hơn nữa về sự sẵn sàng quan tâm, tương tác với những người có biểu hiện về sức khỏe tâm thần.
- Xây dựng bộ công cụ sức khỏe tâm thần vị thành niên cho các nhóm bên liên quan chính (ví dụ: giáo viên, phụ huynh, học sinh,nhân viên y tế trường học, v.v.) để hỗ trợ trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
- Bổ sung nguồn nhân lực chuyên viên tham vấn tâm lý học đường về các trường học để hỗ trợ cho trường về các vấn đề liên quan đến SKTT.
- Xây dựng các nội dung liên quan đến SKTT để đưa vào giảng dạy trong chương trình học tập của học sinh.
3.2.2 Đối với trường Trung học phổ thông
- Xây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nguồn về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh, tạo ra diễn đàn để các cán bộ, thầy, cô giáo, nhân viên y tế trường học và nhân viên tư vấn tâm lý trường học có dịp lắng nghe, học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm về cách thức giúp trẻ em học sinh giải quyết vấn đề trong khả năng để nâng cao được sức khỏe tâm thần.
- Xây dựng kế hoạch hành động đề ra các bước tiếp theo nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần của học sinh thông qua kênh mạng xã hội, các buổi ngoại khóa, các buổi nói chuyện chuyên đề cũng như các buổi gặp gỡ về chuyên gia tâm lí.
- Thường xuyên tuyên truyền vận động và nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe tâm thần cho học sinh.
-Tổ chức các cuộc thi, ngoại khóa tìm hiểu về SKTT để học sinh tham gia, góp phần cung cấp kiến thức về SKTT cho học sinh.
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về SKTT để nâng cao nhận thức về SKTT cho học sinh.
- Lồng ghép các hoạt động liên quan đến SKTT vào trong các tiết học hoạt động trải nghiệm của nhà trường để cung cấp kiến thức về SKTT cho học sinh.
- Thành lập phòng tham vấn, tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường, thành lập tổ tham vấn, tư vấn tâm lý học đường để hỗ trợ những vấn đề liên quan đến SKTT, nhu cầu tham vấn tâm lý cho học sinh.
- Cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm những thông tin về vấn đề SKTT.
- Tham gia tích cực các buổi nói chuyện chuyên đề, ngoại khóa, hoạt động có liên quan đến SKTT để có thêm kiến thức về SKTT cho bản thân.
- Tuyên truyền với những người xung quanh về các vấn đề về SKTT mà bản thân mình hiểu biết.
Hướng phát triển đề tài
Trên cơ sở việc nghiên cứu mẫu lượng 521, mẫu thực nghiệm 117 học sinh, chúng ta sẽ nghiên cứu mẫu lớn hơn với độ bao phủ rộng hơn để có kết quả tổng quát nhận thức về sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông. Đề tài có thể nhân rộng và nghiên cứu cho học sinh trung học cơ sở trên phạm vị thành phố Huế cũng như trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hạn chế của đề tài
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, tình hình học tập … nên không tránh khỏi những hạn chế:
- Kết quả khảo sát chỉ mang tính tương đối vì chưa thể tiến hành khảo sát tất cả các trường trong thành phố.
- Do số liệu thu thập vùng miền chưa được đồng đều nên khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các vùng chi mang tính tương đối.
- Bảng câu hỏi thu thập thông tin ở phiếu khảo sát được dịch từ tiếng anh sang nên có một số từ chuyên ngành có thể chưa chuẩn xác.
- Giải pháp thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về SKTT của học sinh chỉ tập trung ở trường THPT Gia Hội mà chưa nhân rộng ra trên phạm vi thành phố.