Một đất nước muốn phát triển từ một nền kinh tế lạc hậu sang một nền kinh tế hiện đại thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một việc quan trọng không thể bỏ qua, đó chính là một
Trang 1t
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CÁC MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA TIÊU BIỂU Ý NGHĨA
THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Minh Tuấn Mã học phần: 24D1POL51002437
Khoá - lớp: K49 – FI0001
Nhóm thực hiện: Nhóm 14
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG
Lê Thị Lan 31231024850 FI0001 Thuyết trình
Viết tiểu luận
100%
Đỗ Lê Uyên Phương 31231024696 FI0001 Thuyết trình
Viết tiểu luận
100%
Trần Ngọc My 312312026315 FI0001 Powerpoint
Viết tiểu luận
100%
Võ Minh Hồng Đào 31231024911 FI0001 Nội dung
Viết tiểu luận
100%
Viết tiểu luận
100%
Đặng Nguyễn Minh Thông 31231022383 FI0001 Nội dung
Viết tiểu luận
100%
Trang 3MỤC LỤC
2 Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển 9 CHƯƠNG 3: CÁC MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA TIÊU BIỂU 11
3 Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới
Trang 4MỞ ĐẦU
1) Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Một đất nước muốn phát triển từ một nền kinh tế lạc hậu sang một nền kinh tế hiện đại thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một việc quan trọng không thể bỏ qua, đó chính là một giai đoạn tất yếu của các quốc gia Nền tảng của quá trình này đó chính là những cuộc cách mạng công nghiệp trải qua hàng trăm năm lịch sử đã và đang tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực Từ các nhu cầu thực tế của con người, những mong muốn về lợi ích ngày càng lớn dẫn đến việc cạnh tranh đã giúp cho lịch sử loài người đi từ những dụng cụ thô sơ đến những máy móc hiện đại như ngày nay Và chính các cuộc cách mạng công nghiệp này đã tác động không nhỏ đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các nước
Là một đất nước đang trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam ta vẫn đang dần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên để có những bước đột phá trong công cuộc đổi mới đất nước thì ta cần phải có những bước đi thận trọng vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải là một quá trình dễ dàng, hơn thế nữa nước ta lại đi lên từ một trình độ tương đối thấp Vậy nên là một công dân Việt Nam nhất là những thế hệ trẻ cần phải tạo dựng nên được những cơ sở nền tảng, cơ bản, những giải pháp thiết thực, hữu hiệu để đối diện với những thách thức mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại
2) Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về các cuộc cách mạng công nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam
3) Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp hóa, về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các mô hình tiêu biểu của công nghiệp hóa, những cách thức thực hiện để
Trang 5đạt được hiệu quả khi thực hiện quá trình Thực tiễn Việt Nam hiện nay và mục tiêu tương lai của Việt Nam
4) Phương pháp sử dụng
Để làm rõ đề tài cần phân tích, nhóm em đã sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp dự báo thông tin từ các nguồn thông tin thu thập được từ các giáo trình, website, báo chí
Trang 6CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 Cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là sự phát triển nhảy vọt về chất trình độ tư liệu lao động, trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ, làm thay đổi căn bản phân công lao động xã hội qua đó tạo ra năng suất lao động cao
Hay nói cách khác cách mạng công nghiệp là một sự thay đổi mang tính tiến bộ (chủ yếu nói về phương diện kinh tế) của một nền sản xuất với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất dựa trên thành tựu của ngành công nghiệp
1.2 Công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
1.3 Hiện đại hóa
Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội Hiện đại hóa bao gồm cả công nghiệp hóa và các hoạt động khác như nông nghiệp, giao thông, thông tin, giáo dục, y tế Hiện đại hóa giúp tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng cuộc sống tốt và sự thay đổi về văn hóa, chính trị và xã hội
Trang 7CHƯƠNG 2: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
1 Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
Cho đến nay, nhân loại đã được chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp Mỗi một cuộc cách mạng đều tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử, giúp đời sống xã hội ngày càng tiến bộ, đáp ứng được các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người
1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0)
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu ở nước Anh, từ giữa thế kỉ 18 đến giữa thế kỉ 19 Nội dung cơ bản là chuyển từ lao động thủ công sang lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa bằng sử dụng năng lượng hơi nước, gắn liền với những phát minh quan trọng trong ngành dệt, luyện kim, giao thông vận tải…
Bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt Bên cạnh đó, đường giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến
Cuộc cách mạng công nghiệp này đã mở ra một kỉ nguyên mới kỉ nguyên sản xuất - cơ khí, cơ giới hóa; thay thế hệ thống kĩ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp bằng hệ thống kĩ thuật mới với nguồn động lực là năng lượng hơi nước Từ đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và kinh tế
1.2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0)
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỉ 20 với nội dung chuyển từ nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện cơ khí và bán tự -
Trang 8động, với những phát minh về điện, động cơ đốt trong; kỹ thuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép
Cuộc cách mạng này đã mở ra kỉ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp; tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để nền công nghiệp ngày càng phát triển Do đó cuộc cách mạng 2.0 có ý nghĩa và vai trò mang tính bước ngoặt đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0)
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba hay thường được gọi là cuộc cách mạng số, bắt đầu từ đầu thập niên 60 thế kỉ 20 đến cuối thế kỉ 20, cuộc cách mạng này đã có bước chuyển từ công nghiệp điện tử cơ khí, sang công nghệ số, cùng với sự phát triển của - mạng Internet, máy tính điện tử, điện thoại di động Với kỹ thuật công nghệ nổi bật như hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp
Đây là giai đoạn bùng nổ của số hóa cùng với các phát minh đột phá góp phần thay đổi toàn diện thế giới lúc bấy giờ Công nghệ viễn thông phát triển rộng rãi toàn cầu, như sự ra đời của Internet, điện thoại, mail,… đã mở ra một thế giới kỹ thuật số mới Không những thế, ở các lĩnh vực như sinh học, y học, năng lượng học, cũng phát triển vượt bậc như giải mã gen, năng lượng tái tạo được như điện gió và năng lượng mặt trời đã trở thành nguồn cung cấp năng lượng sạch và bền vững Những đổi mới công nghệ này đã làm thay đổi các kỹ thuật sản xuất và kinh doanh truyền thống, tăng năng suất và là động lực thúc đẩy cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
1.4 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover năm 2011 Cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật
Cuộc cách mạng này được phát triển ở ba lĩnh vực chính là vật lý, công nghệ và sinh học Về lĩnh vực vật lý có robot thế hệ mới, máy in 3D, công nghệ nano, Trên lĩnh vực
Trang 9công nghệ có những yếu tố cốt lõi như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) Cuối cùng là lĩnh vực sinh học, Cách mạng 4.0 tập trung nghiên cứu về nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu
2 Vai trò của cách mạng công nghiệp với phát triển
Cách mạng công nghiệp là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử loài người, với tác động sâu rộng đến mọi khía cạnh của xã hội và kinh tế Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với quá trình hiện đại hóa không thể phủ nhận, vì nó đã định hình lại hoàn toàn cách thức sản xuất, lao động và sống của con người
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của cách mạng công nghiệp là sự tăng năng suất lao động Bằng cách giới thiệu các công nghệ mới, máy móc và quy trình sản xuất hiện đại hơn, cách mạng này đã làm tăng đáng kể khả năng sản xuất của xã hội Việc sử dụng máy móc thay thế lao động thủ công không chỉ giảm thời gian và công sức mà còn tăng hiệu suất và chất lượng sản phẩm, từ đó tạo ra một sức mạnh kinh tế mới
Cách mạng công nghiệp cũng đã thay đổi cơ cấu kinh tế toàn cầu Từ một nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, thì qua cách mạng này, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ sang một nền kinh tế dựa vào công nghiệp Các nhà máy và nhà xưởng đã trở thành trung tâm của sự phát triển kinh tế, tạo ra một lực lượng lao động mới và tạo điều kiện cho sự đô thị hóa và phát triển của các thành phố
Ngoài ra, cách mạng công nghiệp cũng đã thúc đẩy sự phát triển của các thành phố và khu vực đô thị Với sự tập trung của nhà máy và nhà xưởng, đã có sự gia tăng đáng kể về dân số di cư từ nông thôn vào thành thị để tìm kiếm việc làm trong những môi trường công nghiệp mới Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của các thành phố mà còn tạo ra một môi trường đa dạng và phong phú cho văn hóa và xã hội
Ngoài tác động kinh tế và xã hội, cách mạng công nghiệp cũng đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ Sự đổi mới liên tục trong các lĩnh vực như máy móc, điện, và vận tải không chỉ tạo ra những tiện ích mới mà còn mở ra những cơ hội
Trang 10mới cho sự phát triển của con người Công nghệ thông tin, y tế, và năng lượng cũng đã được cải thiện đáng kể nhờ vào sự phát triển của cách mạng công nghiệp
Tóm lại, cách mạng công nghiệp đã chơi một vai trò không thể phủ nhận trong quá trình hiện đại hóa của xã hội Từ việc tăng năng suất lao động, thay đổi cơ cấu kinh tế, đến việc thúc đẩy sự phát triển của các khu vực đô thị và công nghệ, nó đã làm thay đổi cách chúng ta sống và làm việc
Trang 11CHƯƠNG 3: CÁC MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA
TIÊU BIỂU
1 Mô hình công nghiệp hóa cổ điển
Mô hình công nghiệp hóa cổ điển là mô hình công nghiệp hóa đầu tiên gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, xuất hiện lần đầu ở Anh vào giữa thế kỉ 18 rồi dần ảnh hưởng sang các nước khác như Pháp, Đức, Nga, Mỹ Mô hình này bắt đầu từ công nghiệp nhẹ như dệt may, rồi kéo theo sự phát triển của nông nghiệp là ngành trồng bông và chăn nuôi cừu, cuối cùng là tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành cơ khí chế tạo máy Quá trình này diễn ra nối tiếp nhau trong khoảng thời gian tương đối dài, trung bình từ 60 đến 80 năm
Nguồn vốn của công nghiệp hóa theo mô hình cổ điển chủ yếu được tích lũy từ việc xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa, từ sự phá sản của sản xuất nhỏ trong nông nghiệp và từ giá trị thặng dư trong sản xuất tư bản
2 Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ)
Dựa vào đường lối xã hội hóa xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Liên Xô, mô hình này được bắt đầu từ những năm 1930, sau đó cũng được áp dụng cho các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Việt Nam Với sự ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, Liên Xô đã đầu tư 75% tổng nguồn vốn toàn ngành Nhằm đạt được nguồn vốn cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, nhà nước đã dựa hoàn toàn vào thị trường trong nước, tập trung và phân bổ nguồn lực thông qua việc thiết lập chế độ tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, thu nhập của kinh tế quốc doanh, Sau vài chục năm, dưới sự nỗ lực của nhân dân thực hiện cao độ theo các kế hoạch, mô hình này đã đạt được nhiều thành tựu, xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nền tảng Thế nhưng, trong thời gian dài - đã xảy ra sự chênh lệch mất cân đối giữa các ngành: giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ gây sự thiếu hụt về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng Đồng thời cơ chế hóa tập trung không phát huy năng lực sáng tạo đổi mới của nhân dân đã dẫn đến sự nặng nề trì trệ Đây chính là một trong những nguyên
Trang 12nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ Xã hội Chủ nghĩa của Liên Xô và hệ thống sau này
3 Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)
Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Countries - NICs) ám chỉ một nhóm các quốc gia tiến hành quá trình công nghiệp hóa đã phát triển một cách vượt bậc về mọi mặt, tiệm cận với với sự phát triển của các nước tiên tiến Thực tiễn cho thấy các nước này có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều so với các nước tiên tiến khác Lý giải cho thành công trên, có nhiều nguyên nhân được đưa ra: mô hình công nghiệp có sự kết hợp thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu, sử dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước bằng cách chuyển giao công nghệ, xây dựng chiến lược khoa học công nghệ nhiều tầng, cùng với việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước Ngoài ra còn thu hút được nguồn lực từ bên ngoài cung cấp nguyên vật liệu và các sản phẩm thô sơ, trong khi các nước phát triển cung cấp vốn, và các sản phẩm có giá trị gia tăng để tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa
Trang 13CHƯƠNG 4: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở VIỆT NAM 1. Thực trạng hiện nay.
Sau gần 40 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu nổi bật từ các tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thứ nhất: sự tăng trưởng kinh tế có chất lượng cải thiện qua từng ngày
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP vô cùng ấn tượng trong nhưng năm gần đây Việt Nam đã thay đổi nền kinh tế từ thời là nền kinh tế bao cấp, lạc hậu sang thành một nền kinh tế thị trường đa dạng và năng động mà nước ta đã thành công để vươn mình tỏa sáng, trở thành một đất nước có ảnh hưởng trong khu vực cũng như trên toàn thế giới Không những có quy mô kinh tế tăng trưởng mà còn cải thiện hơn về chất lượng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng tốt hơn, ổn định hơn
Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng - bình quân 4,4%/năm, thì trong 05 năm tiếp theo (1991 1995), tăng trưởng GDP bình - quân là 8,2%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5%, và thuộc vào loại cao trong số các nước đang phát triển Trong giai đoạn 1996 2000, tốc độ tăng GDP bình quân - của Việt Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực GDP bình quân giai đoạn 2016 2019 đạt mức 6,8% Mặc dù năm 2020, 2021 kinh tế - chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID 19, nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương, -2,91% năm 2020 và 2,56% năm 2021, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới Năm 2022, mặc dù hậu quả nặng nề của dịch COVID-19, nhưng với sự nỗ lực của toàn nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đạt mức tăng trưởng rất cao, 8,02%([1])
Do thời tiết, địa hình cũng như truyền thống hàng nghìn năm lịch sử nên nghề nông vẫn chiếm phần lớn trong đời sống của nhân dân ta trước thời kỳ đổi mới Chính vì vậy mà nước ta được nhận định là một đất nước lạc hậu, nghèo nàn với nhiều hộ gia đình
Trang 14thuộc trong diện đói nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người vô cùng thấp Hiện nay, sau nhiều năm cải cách cũng như đổi mới, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập thuộc loại trung bình thấp
GDP bình quân đầu người của Việt Nam qua các năm
Nguồn: Banque mondiale Thứ hai, sự giảm mạnh của tỷ lệ nghèo đói ở nước ta
Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng nhanh, mức độ nghèo đói của dân cư giảm mạnh Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 18,1% (tính theo chuẩn nghèo quốc tế) và được thế giới đánh giá là thành công trong việc chống nghèo đói Giai đoạn 2002 - 2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá)([2])
Thứ ba, sự mở rộng quy mô của nền kinh tế ngày càng thể hiện rõ