1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp làm rõ những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của xã hội loài người

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

Hà nội, ngày 13 tháng 4 năm 2024

Lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp,làm rõ những tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của xã hội loài người Trình bày về trách nhiệm của mình cần đóng góp gì để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam trong bối cảnh cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ tư

Trang 2

STT TÊN MSSV PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

1 Hoàng Văn Trọng (Trưởng nhóm ) DT070246

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 3

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 3

1.KHÁI NIỆM CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 3

2.LỊCH SỬ VÀ TÁC ĐỘNG CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4

2.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 4

2.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ hai 5

2.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ ba 7

2.4 Cách mạng công nghiêp lần thứ tư 8

2.VAI TRÒ CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI 11

2.1 Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất 11

2.2 Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất 12

2.3 Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển 13

PHẦN 2 14

TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN CỦA MÌNH CẦN ĐÓNG GÓP GÌ ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 14

1.CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 14

1.1 Công nghiệp hóa: 14

1.2 Hiện đại hóa: 15

1.3 Lí do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa 16

2.CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 17

2.1 Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 18

2.2 Mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa 19

2.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa 19 2.4 Những cơ hội và thách thức của cách mạng lần thứ 4 đối với Việt Nam 20

Trang 4

KẾT LUẬN 23 DANH MỤC THAM KHẢO 25

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiếp của đề tài

Để có như ngày nay loài người đã trải qua vô vàn lịch sử hình thành nên để xã hội hiện đại như giờ đây những cuộc cách mạng công nghiệp luôn nắm giữ vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng hết sức to lớn trong lịch sử phát triển nhân loại Những cuộc cách mạng công nghiệp mang lại sự phát triển về mọi mặt Đến mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều có những đặc trưng, với những thành tựu nổi bật, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng đời sống Ngày này, công nghiệp hóa hiện đại hóa trên thế giới ngày càng phát triển nhưng Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn trong thực hiện hóa gian đoạn bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thư tư Mặc dù cách mạng công nghiệp lần thứ tư mới chỉ ở giai đoạn đầu, nhưng sức lan tỏa của nó là vô cùng nhanh chóng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế của toàn nhân loại, trong đó có Việt Nam.Trong điều kiện ấy đòi hỏi Việt Nam cũng cần phải có đường lối, quan điểm và chiến lược đúngđắn để có thể thích ứng kịp thời, để có thể phát triển và đuổi kịp những nước khác trên đấu trường quốc tế Vậy nên chính bản thân của mọi người phải góp sức mình, công hiến xây dựng, học tập để có một đất nước Việt Nam hiện đại hóa, văn minh nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc

2 Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của để tài là tìm hiểu về quá trình hình thành phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa trong lịch sử, qua đó liên hệ đến của bản thân góp phần thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại đại hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu và phân tích các cuộc cách mạng công nghiệp hóa

- Tìm hiểu tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với xã hội

Trang 6

- Tìm hiểu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Tìm hiểu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam

- Từ đó, liên hệ trách nhiệm của bản thân cần góp phần gì xây dựng công nghiệp hóa trong bổi cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam 3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, tạp chí, báo, những lí luận về cách mạng công nghiệp

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp cụ thể như phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu, thống kê tài liệu thu nhận được, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lí luận:

 Mở rộng hiểu biết về lịch sử phát triển xã hội

 Cách mạng công nghiệp có tác động tích cực nhưng mặt khác nó có mặt trái  Cung cấp cái nhìn toàn diện về tác động của công nghệ

 Hiểu được tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 Một đất nước hiện đại phải trải quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, những chính sách hợp lí

- Ý nghĩa thực tiễn:

 Tác động đến sức khỏe và giáo dục  Tác động đến đời sống

 Tạo ra cơ hội mới và khuyến khích sáng tạo  Rút ra những bài học và từ đó xây dựng bản thân

Trang 7

PHẦN 1

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

1.KHÁI NIỆM CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

Theo Klaus Schwab, từ “cách mạng” có nghĩa là sự thay đổi đột ngột và căn bản Các cuộc cách mạng trong lịch sử diễn ra khi những công nghệ và cách thức mới trong việc nhận thức mới trong việc nhận thức thế giới gây ra sự thay đổi sâu sắc trong hệ thống kinh tế và cầu trúc xã hội Lấy lịch sử làm khung tham chiếu, nhứng thay đổi đột ngột này có thể mất nhiều năm để nhìn thấy Biến đổi sâu sắc đầu tiên trong cách sống của chúng ta – sự chuyển đổi từ tìm kiếm thức ăn sang trồng trọt và chăn nuôi – xảy ra khoảng 10.000 năm trước và được thực hiện nhờ quá trình thuần hóa động vật Cuộc cách mạng nông nghiệp đã kết hợp nỗ lực thuần hóa động vật với nỗ lực của con người nhằm mục đích tạo ra sản phẩm, vận chuyển và giao tiếp

Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng xuất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kĩ thuật – công nghệ đó vào đời sống xã hội

Trang 8

2.LỊCH SỬ VÀ TÁC ĐỘNG CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

Cuộc cách mạng công nghiệp cho đến nay, loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp và cái đang hiện tại đây là cách mạng công nghiệp thứ 4, cụ thể như sau:

2.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Cách mạng công nghiệp được khởi phát tại nước Anh sau đó lan tỏa khắp thế giới Thời gian bắt đầu từ giữa thế kỉ XVIII đế giữa thế kỉ XIX Cuộc cách mạng lần thứ nhất đó là sự bắt đầu trước hết đó là ngành công nghiệp dệt và in sau đó lan tỏa ra các nghành kinh tế khác Sau đó chính vì do nhu cầu cung cấp máy và năng lượng cho nghành công nghiệp dệt nên các kỹ thuật gia công sắt thép ngày càng được nâng cao và cải thiện, than đá được sủ dụng nhiều Thương mại đông đúc, nhộp nhịp được mở rộng tạo điều kiện cho giao thông đường thủy, đường sắt Sự ra đời của đông cơ hơi nước sử dụng nguyên liệu than, giúp cơ giớ hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước Vậy nên cuộc cách mạng công nghiệp này đặc trưng đó là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất Phát minh động lực, năm 1784 James Watt đã phát minh ra máy hới hơi nước đó chính là cột mốc đầu cho quá trình cơ dới hóa sản xuất

Tác dộng của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: - Tác động tích cực:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tăng của cải vật chất và mang lại những thay đổi to lớn về kinh tế xã hội, văn hóa và công nghệ Trong chưa đầy một thế kỷ cai trị của giai cấp, giai cấp tư sản đã tạo ra nhiều lực lượng sản xuất hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Tạo dựng cơ sở vật chất của chủ

Trang 9

nghĩa tư bản và khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trước chế độ phong kiến

- Tác động tiêu cực:

độ lao động của công nhân tăng lên, mức độ bóc lột sức lao động tăng lên, dẫn đến xung đột giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng gay gắt Cuộc đấu tranh gay gắt của giai cấp công nhân Anh nổ ra vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, sau đó lan sang Pháp, Đức và các nước khác

2.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Động lực “ 1840, truyền tín hiệu (Morse, Vial)”, “1859, dầu hỏa E.L Drake”, “1880, năng lượng điện, Edison” Cách mạng công nghiệp lần này chủ yếu là máy móc sử dụng điên và động cơ đốt trong Thời gian này tiếp nối cho cuộc cách mạng lần thứ nhất với sự phát triển các ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép và ngành điện Sản xuất hàng tiêu dùng ngày càng phát triển như đồ uống, thực phẩm, quần áo, vận tải ,…được thương mại hóa

Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 2: - Tác động tích cực:

Sự tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai không chỉ nâng cao hiệu quả lao động mà còn thúc đẩy tăng trưởng năng lực sản xuất Ngược lại, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cơ cấu nền kinh tế một cách đáng kể, chuyển từ tập trung vào nông nghiệp sang chú trọng nhiều hơn vào công nghiệp dịch vụ và thương mại Đồng thời, quá trình đô thị hóa diễn ra khi dân số di cư từ các vùng nông thôn đến các trung tâm thành thị Sự xuất hiện của các dây chuyền sản xuất nhà máy quy mô lớn trong thời kỳ này đã thay thế các nhà máy nhỏ hơn, kéo theo sự mở rộng nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản ở Hoa Kỳ và các nước Tây Âu

Trang 10

- Tác động tiêu cực:

Sự tiến bộ nhanh chóng của xã hội đã gây ra một hệ quả không ngờ tới, đó là chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ trạng thái cạnh tranh tự do sang trạng thái độc quyền thống trị Sự thay đổi này đã làm gia tăng những mâu thuẫn vốn có trong hệ thống tư bản chủ nghĩa Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã làm thay đổi cán cân quyền lực giữa các quốc gia như Đức, Ý, Nhật Bản so với Anh, Pháp và Mỹ Sự thay đổi này dẫn đến xung đột ngày càng gia tăng giữa các nước tư bản phát triển, cuối cùng lên đến đỉnh điểm là hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc đầu thế kỷ 20 Những xung đột toàn cầu này được thúc đẩy bởi mong muốn phân phối lại các thuộc địa và khẳng định quyền thống trị

Do đó, chủ nghĩa tư bản đã tiến tới một giai đoạn tiên tiến hơn được gọi là chủ nghĩa tư bản độc quyền tư nhân Đồng thời, dân số của tầng lớp lao động ngày càng mở rộng, phải chịu đựng những điều kiện sống tồi tệ, đặc trưng là ngày làm việc từ 14 đến 16 giờ, sự bóc lột tột độ, mức lương ít ỏi và mức sống tồi tệ Sự đau khổ to lớn mà giai cấp vô sản phải chịu đựng cuối cùng đã gây ra sự phản kháng và nổi dậy trên diện rộng

Về tác động xã hội, cuộc cách mạng này đã mang lại những thay đổi đáng kể trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng đến cả chất lượng và số lượng cuộc sống Kết quả là, xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều giai cấp khác nhau, với sự chênh lệch ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo Sự phân chia này đã làm nảy sinh nhiều thách thức, bao gồm dân số quá đông và ô nhiễm môi trường Ngoài ra, giai cấp tư sản bóc lột sức lao động của giai cấp vô sản, dẫn đến các xung đột và các vấn đề như thất nghiệp, mại dâm, buôn bán lao động

Trang 11

2.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX đến cuối thể kỷ XX, đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này là tiến bộ hạ tầng điện, máy tính và công nghệ kĩ thuật số trên nền tảng là sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990) Cuộc cách mạng đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực cho xã hội, đã đưa tới những tiến bộ kỹ thuật công nghệ nổi bật trong giai đoạn nay như hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp

Tác động của của cách mạng công nghiệp lần thứ ba: - Tác động tích cực:

Về mặt tiêu dùng, các cá nhân được hưởng lợi từ khả năng tiếp cận với giá cả phải chăng với vô số hàng hóa và dịch vụ tiên tiến và vượt trội Mặc dù cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn còn ở giai đoạn sơ khai ở một số quốc gia, nhưng tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 đã rõ rệt hơn ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong truyền thông số, khi nó tạo điều kiện kết nối rộng rãi giữa các doanh nghiệp, cá nhân, doanh nghiệp với các cá nhân thông qua sự ra đời của công nghệ số và internet Do đó, thị trường toàn cầu đang dần phát triển thành một “thế giới phẳng” có tính kết nối và bình đẳng hơn

Sự ra đời của Internet vào khoảng năm 1970 đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới do những gã khổng lồ công nghệ như Google và Firefox thống trị Kể từ khi ra đời, Internet đã cách mạng hóa cuộc sống con người theo những cách thực sự không thể diễn tả được Sự ra đời của Internet di động cũng mang lại những thay đổi đáng kể trong hành vi và lối sống hàng ngày của mọi người Không chỉ ở

Trang 12

Việt Nam mà trên toàn cầu, số lượng người dùng internet ngày càng tăng lên đều đặn

Sự xuất hiện của công nghệ SMAC (Social, Mobile, Analytics, Cloud), đặc biệt là điện toán đám mây, đã cung cấp không gian lưu trữ gần như không giới hạn Các nền tảng truyền thông xã hội đã cách mạng hóa cách các doanh nghiệp kết nối và tương tác với khách hàng của họ Công nghệ di động đã thay đổi cách thức giao tiếp, mua sắm và làm việc Công nghệ phân tích cho phép doanh nghiệp hiểu sâu hơn về hành vi và sở thích của khách hàng, giúp họ tối ưu hóa chiến lược bán hàng của mình

- Tác động tiêu cực:

Những hậu quả bất lợi bao gồm lượng thông tin quá lớn, trộm cắp trên mạng, nhiều hình thức tách rời xã hội và sự tràn ngập của các phương tiện truyền thông Một cuộc khảo sát được thực hiện giữa các nhân vật được kính trọng trong lĩnh vực truyền thông quốc gia cho thấy 65% số người được hỏi tin rằng Internet đang có tác động bất lợi đến báo chí Điều này chủ yếu là do nó trao cho các cá nhân, bất kể họ thiếu chuyên môn và trình độ, cơ hội đảm nhận vai trò của một nhà báo, do đó ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin

Quyền riêng tư đã trở thành một vấn đề trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, nơi quyền riêng tư có thể bị vi phạm và khó kiểm soát Vấn đề bản quyền và thương hiệu đã trở thành vấn đề được quan tâm trong cuộc cách mạng kỹ thuật số

Con người tê liệt, thờ ơ, đắm chìm trong công nghệ và trò chơi điện tử, điều này làm giảm khả năng giao tiếp mặt đối mặt và dẫn đến nhiều bệnh tâm thần

2.4 Cách mạng công nghiêp lần thứ tư

Theo Klaus Schwab: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta Nó sẽ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp, cách chúng ta sản xuất, cách chúng ta tiêu dùng Mà nó còn thay đổi chính chúng ta cung cấp một cuộc sông hiện tại và phát triển như giao thông thông minh, chính phủ

Trang 13

thông minh, thành phố thông minh Mọi thứ sẽ được tích hợp vào một hệ sinh thái được vận hành bởi Big Data và bởi sự hợp tác của chính phủ với: xã hội và doanh nghiệp Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra rất nhanh chóng giống như sóng thần Trên thực tế, nó không chỉ là cuộc cách mạng kỹ thuật số, mà còn là công nghệ nano và công nghệ sinh học Những gì Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang làm là thúc đẩy sự hợp tác công – tư để dẫn dắt cuộc cách mạng này Chúng ta cần chuẩn bị thật kĩ lưỡng.”

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề cập lần đầu tiên tại Hội trợ triển lãm công nghê Hannower ( Cộng hòa liên bang Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012 Tiếp sau những gì cách mạng công nghiệp lần thứ ba để lại, sự lan tỏa số hóa, tiến bộ về độ phủ, tốc độ của công nghệ thông tin và khả năng phân tích và tích hợp các hệ thống đa dạng và phức hợp Hình thành cải tiến của cuộn cách mạng số, với những công nghệ như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Iernet ò Things, S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới,… Cuộc cách mạng này đã thay đổi về chất trong lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có một tác động toàn cầu, đến mức khiến cácnền kinh tế khó có thể thoát khỏi một hiệu ứng riêng lẻ nào tất cả các biến số bị mưalớn mà người ta có thể nghĩ đến như GDP, đầu tư, tiêu dùng, việc làm, thương mại,lạm phát đều sẽ bị ảnh hưởng.”

- Tác động tích cực:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm cho sản xuất xã hội có những bướcphát triển nhảy vọt Công nghệ kĩ thuật số và internet đã kết nối giữa doanh nghiệp vớidoanh nghiệp, doanh nghiệp với cá nhân và giữa các cá nhân với nhau trên phạm vitoàn cầu, giúp: Tăng năng suất và doanh thu và tăng trưởng GDP của các quốc gia Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Các nhà máy thông minh đều được kết nối,

Trang 14

cáchệ thống sản xuất vật lý điện tử cho phép các nhà máy và cơ sở sản xuất phản ứngnhanh chóng và hợp lý với những thay đổi về mức độ nhu cầu của khách hàng, lỗi máyvà sự cố không lường trước Tiếp thị thông minh, hậu cần thông minh và dịch vụkhách hàng tốt làm tăng giá trị trong chuỗi giá trị Ví dụ, với các ứng dụng điện thoại di động, ngày càng có nhiều nhà phát triểnsử dụng API mở để kết hợp các ứng dụng và xem xét Các công nghệ GPS, RFID,NFC và thậm chí cả cảm biến gia tốc được cài đặt trong điện thoại thông minh

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ đến phươngthức quản trị và điều hành của nhà nước Việc quản trị và điều hành của nhà nước phảiđược thực hiện thông qua hai tuần số và internet Kỷ nguyên số với các công nghệmới, điều hành mới liên tục thay đổi cho phép người dân được tham gia vào việchoạch định chính sách

Đồng thời các cơ quan công quyền có thể dựa trên công nghệ số tối ưu hóa hệthống giám sát và điều hành xã hội theo mô hình “chính phủ điện tử”, “đô thị thôngminh”

Cuộc cách mạng này đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí khôngđáng kể Internet, điện thoại thông minh, ứng dụng xe công nghệ và hàng ngàn cácứng dụng khác đang làm cho cuộc sống của con người trở nên thuận tiện và năng suấthơn đồng thời tạo điều kiện để mọi người đều có thể khởi nghiệp, tạo khả năng giảiphóng con người khỏi lao động chân tay nặng nhọc để họ có thể phát triển hơn nữa sựsáng tạo trong lao động

- Tác động tiêu cực:

An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính Khi mà mọi dữ liệuđều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị IT dễ bị đe dọa và đôi khi nhữngmối đe dọa này có thể là gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ liệu bảo mật quantrọng mang vị trí chiến lược

Kỹ năng và giáo dục của người lao động làm việc trong các quy trình dựa trêncông nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học

Ngày đăng: 26/06/2024, 15:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w