1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - đầu tư quốc tế - đề tài - Tập đoàn Intel đầu tư vào Việt Nam

33 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tập đoàn Intel đầu tư vào Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 84,24 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ INTEL (5)
    • 1.1 Giới thiệu tổng quát (5)
      • 1.1.1 Lịch sử hình thành (5)
      • 1.1.2 Quá trình phát triển (6)
      • 1.1.3 Triết lí kinh doanh (7)
    • 1.2. Intel Việt Nam (9)
  • CHƯƠNG II: VÌ SAO INTEL CHỌN VIỆT NAM LÀ ĐIỂM ĐẾN (12)
    • 2.1. Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển KT-XH (12)
    • 2.2. Hệ thống chính sách-chính trị (13)
    • 2.3. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam (15)
  • CHƯƠNG III: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CỦA INTEL (18)
    • 3.1. Giới thiệu khái quát (18)
    • 3.2. Hình thức đầu tư (18)
  • CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA INTEL TẠI VIỆT NAM (20)
    • 4.1. Tình hình đầu tư của Intel tại Việt Nam (20)
    • 4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (25)
    • 4.3. Chính sách kinh doanh của Intel vào Việt Nam (25)
      • 4.3.1 Chính sách hỗ trợ cộng đồng (25)
      • 4.3.2. Chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng mạng (27)
      • 4.3.3. Chính sách hỗ trợ đào tạo với Bộ Giáo dục & Đào tạo (27)
  • CHƯƠNG V: LỢI ÍCH MANG LẠI (30)
    • 5.1. Đối với nhà đầu tư (30)
      • 5.1.1. Chi phí nhân công rẻ (30)
      • 5.1.2 Lượng khách hàng tiềm năng lớn (30)
    • 5.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư - Việt Nam (31)
      • 5.2.1. Tác động mạnh đến nền kinh tế (31)
      • 5.2.2. Tạo cơ hội việc làm (31)
      • 5.2.3. Tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài (32)
      • 5.2.4. Đem lại nguồn thu cho Nhà nước và lợi ích cho xã hội (32)
  • KẾT LUẬN......................................................................................................................33 (33)

Nội dung

Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều cơ hội, không chỉ với những cơ sở100% vốn nước ngoài, mà cả với những đơn vị liên doanh khác”, ông Belov nói.Chính vì lý do trên,Tập đo

KHÁI QUÁT VỀ INTEL

Giới thiệu tổng quát

Intel được sáng lập năm 1986 bởi hai nhà nghiên cứu máy tính Noyce và Gordon Moore Khi đó Moore đã tuyên bố: "Chúng ta là những nhà cách mạng thực thụ" nhưng phải mất đến 30 sau những lời nói của ông mới trở thành sự thật Trong thời gian đó, Moore và Noyce bắt đầu tạo nên những bộ nhớ máy tính hiệu quả hơn dựa trên công nghệ bán dẫn Thiết bị bán dẫn 1103 được tung ra thị trường năm 1970 trở thành thiết bị bán dẫn bán chạy nhất trên thế giới Tuy nhiên, cơ hội cho bước đột phá quan trọng nhất của họ là khi một công ty Nhật có tên là Busicom đặt hàng thiết kế 12 con chíp dùng trong máy tính Vào thời đó, mỗi sản phẩm điện tử đòi hỏi phải có một con chíp riêng cho nó, nhưng vị kỹ sư của Intel Ted Hoff nhận thấy rằng ông có thể tạo được một con chíp có khả năng thực hiện những chức năng rất khác nhau – đó là bộ nhớ của những chiếc máy tính sau này Và phát minh của ông đã thành công Intel nhận ra họ đã tạo ra một sản phẩm với những ứng dụng có thể gọi là vô hạn Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ, theo như nguyên gốc bản hợp đồng thì Busicom nắm trọn quyền sử dụng sản phẩm May thay, vào thời điểm đó, Busicom gặp phải khó khăn về tài chính Vì vậy, Moore và Noyce thương lượng mua lại quyền sử dụng con chip với giá chỉ 60 ngàn USD Thoạt đầu nó được coi như là một ‘microcomputer’ Intel cho ra đời bộ vi sử lý đầu tiên của mình là 4004 vào năm 1971 Cũng trong thời điểm đó, công ty đưa ra bộ vi xử lý 8008 và vài năm sau những lời tiên đoán của Moore đã trở thành hiện thực – con chíp đã làm một cuộc cách mạng hoá đối với những sản phẩm như máy đếm tiền, đèn giao thông, máy bơm xăng, hệ thống đặt vé máy bay…- những sản phẩm có rất ít ứng dụng thời đó Ngay khi con chip được lắp đặt, Intel đã tạo ra những phiên bản nhỏ hơn và mạnh hơn Đầu những năm 80, IBM bắt đầu thương lượng với Intel về việc sử dụng bộ xử lý 8088 cho một sản phẩm bí mật mới Trước đó IBM chưa bao giờ sử dụng sản phẩm của một công ty nào khác và những chi tiết vẫn được giữ bí mật Chỉ đến khi hợp đồng có hiệu lực Intel mới thực sự nhận ra rằng nó đã cung cấp bộ nhớ cho dòng máy PC đầu tiên Mặc dù vậy, lúc đó, không công ty nào hình dung được thị truờng máy tính gia đình sẽ phát triển như thế nào Intel lại tiếp tục phát triển những bộ vi xử lý có chức năng cao hơn như bộ xử lý Pentium® năm 1933 và bộ xử lý này trở nên nổi tiếng Hiện nay, công ty đã đưa ra bộ xử lý Pentium Extreme Edition 840 - bộ xử lý màn hình lõi kép đầu tiên trên thế giới Những bộ xử lý dual-core và multi-core được thiết bế bao gồm 2 hoặc nhiều lõi (có thể thi hành lệnh một cách hoàn chỉnh) được gắn vào một bộ xử lý duy nhất có khả năng thực hiện nhiều mệnh lệnh cùng một lúc Khi nó được kết hợp với công nghệ Hyper-Threading của Intel, thiết bị này tạo cho người sử dụng máy tính nhiều cơ hội để sở hữu những sản phẩm audio, video, digital design và những trò chơi điện tử có độ phân giải cao, âm thanh trung thực, hình ảnh.

Intel được thành lập năm 1968, với chỉ 12 nhân viên và hoạt động trong một toà nhà cho thuê trên góc đường vắng California với doanh thu là 2.672 USD/năm Ngày nay, công ty có hơn 100 000 nhân viên.Vị trí hàng đầu của Intel có thể được coi là nhờ vào một chuỗi những bước đột phá về khoa học và sự phát triển liên tục theo thời gian

Cơ hội đầu tiên đến vào năm 1971 với bộ vi xử lý 4004 khi nó được tiếp cận những nhà sản xuất máy tính Nhật Mười năm sau, IBM chọn bộ xử lý máy tính 8088 của công ty để sử dụng cho dòng máy PC đầu tiên.

Năm 1993, Intel giới thiệu ra thị trường bộ xử lý máy tính Pentium® đầu tiên Từ đó, hầu như mỗi năm công ty đều tiếp tục tung ra những sản phẩm mới của chính mình - một chiến lược chưa từng thấy ở một công ty kinh doanh nào khác Người sáng lập Intel Gordon Moore đã từng nói ‘Nếu công nghệ ô tô phát triển nhanh như công nghệ bán dẫn thì một chiếc Rolls-Royce có thể chạy 500 ngàn dặm mà chỉ phải tốn 1 galon nhiên liệu và nó rẻ đến nỗi tiền để mua một chiếc Rolls-Royce mới còn ít hơn cả tiền gửi nó ở bãi’.

Intel là một trong những người dẫn đầu trong cuộc cách mạng làm thay đổi xã hội của chúng ta Nhưng ở đây lại có một nghịch lý thú vị: công ty là nhà sản xuất chíp máy tính hàng đầu nhưng cũng là một trong những thương hiệu tiêu thụ chíp máy tính nổi tiếng thế giới.

Mà Intel không chỉ là một nhà chế tạo linh kiện, nó còn đang cung cấp những phương tiện để tạo ra những công cụ giao tiếp mạnh hơn, đó là màn hình PC và những thiết bị không dây Mục tiêu của nó là trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho công nghệ mạng. Để đạt được điều đó, Intel vẫn luôn giữ vị trí hàng đầu trên thị trường cung cấp thiết bị công nghệ Cuộc cách mạng mới nhất làm chấn động thế giới online là sự gia tăng của mạng di động ‘Wi-Fi’ mở ra, tạo sức mạnh cho việc kết nối mạng, truyền thanh và công nghệ này đang trên đà phát triển ‘Wi-Fi’ phát huy tác dụng trên laptop và cả trên những công cụ hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân Intel là nhà tiên phong trong việc phát triển này với công nghệ di động Intel® Centrino™, được thiết kế chuyên biệt cho người sử dụng mạng internet không dây Để phục vụ cho cơ hội mới nhiều hứa hẹn này, những điểm truy cập Internet không dây được mở trên khắp cả nước Công nghệ không dây cũng không bỏ qua cơ hội mở rộng ra cả thế giới và hiện nay đã có tới trên 56,3triệu thuê bao mạng Wi-Fi

Intel thông báo rằng trong cả năm tài chính 2014 hãng đã thu về doanh thu cao kỉ lục là 55,9 tỉ USD, tăng 6% so với năm trước, còn lợi nhuận là 11,7 tỉ USD, tăng 22% so với năm 2013 Nếu chỉ tính riêng trong quý 4 thì hãng cũng đạt doanh thu cao kỉ lục cho một quý là 14,7 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kì năm ngoái với lợi nhuận tăng 39% lên thành 3,7 tỉ USD CEO Brian Krzanich nhận xét rằng Intel đã "đạt hoặc thậm chí vượt qua những mục tiêu quan trọng: kích thích lại thị trường PC, tăng trưởng mảng trung tâm dữ liệu, tăng sự hiện diện ở mảng tablet và phát triển nhiều lĩnh vực mới" Trong năm

2015, công ty ông sẽ tập trung tăng lợi nhuận cho bộ phận di động và đón đầu những xu thế điện toán mới.Vị trí hàng đầu của Intel có thể được coi là nhờ vào một chuỗi những bước đột phá về khoa học

Tập đoàn Intel không chỉ luôn luôn đổi mới về kỹ thuật, mà còn nỗ lực không ngừng cho giáo dục, tính bền vững môi trường, y tế, và nhiều hơn nữa Chúng tôi tin rằng công nghệ làm cho cuộc sống thú vị hơn và có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới Điểm then chốt của vấn đề nằm ở chỗ các cơ hội là vô tận.

Chúng tôi tự tin là :

Chúng tôi mang tâm thế của một công ty có trách nhiệm trong việc tạo ra thay đổi tích cực cho hiện tại và vun đắp cho một tương lai tươi đẹp hơn Những nỗ lực không ngừng của chúng tôi hướng tới các hoạt động cộng đồng, giáo dục và bảo vệ môi trường đã khẳng định cam kết của chúng tôi trên khắp thế giới.

 Công ty thông tin: Thành công của chúng tôi nằm ở khả năng vượt qua sự mong đợi của khách hàng, nhân viên, và cổ đông Intel sẽ tạo ra một môi trường sống và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho mọi người

 Lãnh đạo công nghệ: Những tiến bộ có thể xảy ra chỉ trong chốc lát Tập đoàn Intel chúng tôi sẽ không ngừng sáng tạo ra những công nghệ mới làm thay đổi thế giới.

Sáu giá trị quan trọng của INTEL: là “kỷ luật nghiêm minh, lấy khách hàng làm phương hướng, chất lượng trên hết, khuyến khích thử nghiệm mạo hiểm, lấy kết quà làm phương hướng, tạo ra môi trường làm việc tốt” xuyên suốt trong từng khâu của tất cả mọi công việc của Intel, trở thành tài sản doanh nghiệp quý báu và là phép màu đạt được những thành công cho Intel

 Giá trị thứ nhất: Lấy khách hàng làm phương hướng

Intel yêu cầu tất cả mọi nhân viên tích cực lòng nghe tiếng nói của khách hàng, hãng cung cấp và cổ đông, đưa ra phản ứng tích cực đối với yêu cầu của họ

 Giá trị thứ hai: Kỷ luật nghiêm minh

Trước đây, Intel áp dụng chế độ công ty 8 giờ làm việc, yêu cầu các nhân viên phải đến đúng giờ Nếu đến muộn 5 phút, nhân viên sẽ phải ghi tên vào một quyển sổ ký tên.

 Giá trị thứ ba: Chất lượng trên hết

Intel Việt Nam

Intel thành lập Văn Phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 1997 và Hà Nội vào năm 2008 Trong hơn 10 năm qua, Intel đã phối hợp với Chính phủ Việt Nam (VN) tại trung ương và địa phương, cũng như các đối tác trong và ngoài nước triển khai thành công nhiều dự án nhằm tăng cường ứng dụng Công nghệ Thông tin (CNTT) trong mọi tầng lớp xã hội, góp phần xây dựng ngành CNTT trong nước vững mạnh với các kế hoạch đầu tư vào hạ tầng cơ sở CNTT, và cải cách giáo dục.

Về vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực, Intel đang làm việc với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng như nhiều trường đại học lớn để cải tiến chất lượng chương trình giảng dạy tại các trường đại học kỹ thuật Các chương trình hợp tác của Intel bao gồm hỗ trợ giảng viên, chương trình học bổng cho sinh viên, hỗ trợ trang thiết bị Hiện đang có 54 sinh viên theo học tại ĐH Kỹ thuật Portland, Hoa Kỳ theo học bổng Intel và rất nhiều học bổng cho SV trong nước hoàn tất bậc Cử nhân và Thạc sỹ.

29/10/2010, Intel chính thức khai trương nhà máy kiểm tra và đóng gói chip tại Việt Nam Địa điểm đặt nhà máy tại Lô I.2, đường D1, khu công nghệ cao Q.9, TP.HCM Đây là nhà máy lắp ráp và kiểm định chip mới nhất và lớn nhất trong mạng lưới sản xuất của Intel trên toàn thế giới Theo thông tin được biết, sự kiện sẽ chỉ diễn ra trong khán phòng có sức chứa khoảng 600 người và không được phép tham quan nhà máy…

Dự án được khởi công vào tháng 1 năm 2006 với mức đầu tư khởi điểm 300 triệu USD Tháng 11 năm 2006, Intel công bố tăng quy mô nhà máy lắp ráp và kiểm định chip từ 14,000 mét vuông lên 46,000 mét vuông, đồng thời nâng tổng mức đầu tư lên 1 tỷ USD.

Nhà máy chính thức khởi công xây dựng từ tháng 3 năm 2007 Khuôn viên nhà máy bao gồm một tòa nhà văn phòng, một tòa nhà dành cho các dịch vụ công cộng, một nhà kho chứa nguyên vật liệu thô và các sản phẩm đã hoàn thiện, một trạm phân phối điện, một kho chứa hóa chất và một nhà máy lắp ráp, kiểm định chip Một số thông tin thú vị khác:

Diện tích sản xuất rộng 46,000 mét vuông, nhà máy Intel có diện tích lớn gấp 5.5 lần sân bóng đá.

Vào thời điểm xây dựng cao độ, có tới hơn 2,300 công nhân xây dựng làm việc tại công trình

Tòa nhà văn phòng rộng 24,000 mét vuông và nhà kho tích hợp rộng 7,000 mét vuông cũng được hoàn thành vào tháng 6 năm 2009 Tiếp sau đó, nhà máy rộng 46,000 mét vuông cũng được hoàn thiện và bắt đầu tiến hành lắp đặt công cụ sản xuất từ tháng 12 năm 2009. Đại diện của Intel cho hay, cho tới thời điểm này, nhiều công đoạn để đưa nhà máy sản xuất chip với số vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD của Intel tại Việt Nam đã được hoàn thành đúng tiến độ.

Nhà máy Intel tại Việt Nam chính thức đi vào sản xuất chip vào tháng 7/2010 Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, nhà máy này dự kiến sẽ mở rộng sản xuất sang cả bộ vi xử lý dành cho thiết bị di động trong tương lai, mở ra hướng phát triển mới cho nền công nghệ Việt Nam.

Hiện giờ nhà máy của Intel đã có khoảng 300 nhân viên trong đó 130 nhân viên đang được đưa đi đào tạo tại Malaysia, 18 sinh viên năm thứ 3 thuộc 5 trường Đại học kỹ thuật lớn của Việt Nam đang được Intel đưa đi đào tạo tại Mỹ. Đến tháng 7/2010, khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động sẽ cần thêm 150 nhân viên kỹ thuật và kỹ sư nữa.Đại diện của Intel cho hay, con số nhân lực này hoàn toàn nằm trong khả năng đạt được của Intel Đặc biệt, nhà máy của Intel tại Việt Nam sẽ nhận vào 70% là các sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học, chỉ có 30% các vị trí cần người đã có kinh nghiệm làm việc thực tế.

Công suất dự kiến của nhà máy Intel Việt Nam là 820 triệu sản phẩm/năm.Để hoạt động hết công suất, nhà máy của Intel tại Việt Nam sẽ phải mất tới 3-5 năm Khi đó, doanh thu đem về cho Intel từ các sản phẩm của nhà máy sẽ lên tới 5 đến 15 tỷ USD.Một năm nhìn lại, có thể nói, 2009 là năm Intel toàn cầu đã đạt được những thành tựu đáng kể Với lĩnh vực di động, Intel đã ra mắt bộ vi xử lý di động Intel Core i7 và Intel Core i7 Extreme Edition mang tính cách mạng của mình, đưa vi kiến trúc Nehalem siêu nhanh và nổi tiếng của mình tới thị trường di động Những bộ vi xử lý này đã chứng minh hiệu quả tốt nhất khi chơi game, nội dung đa phương tiện kỹ thuật số, hình ảnh, âm nhạc, các ứng dụng doanh nghiệp cùng các phần mềm đa luồng khác…

Ngày 29/7/2014, Intel Products Việt Nam đánh dấu một cột mốc quan trọng nhất trong lộ trình phát triển của họ tại thị trường Việt với việc công bố bộ vi xử lý đầu tiên được sản xuất tại nhà máy tại Việt Nam.

Bên cạnh những nỗ lực trong việc xây dựng hạ tầng công nghệ, Intel còn là một nhà tư vấn tin cậy cho Việt Nam nhằm hứớng tới mục tiêu dài hạn về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, nâng cao trình độ về công nghệ số, và ứng dụng công nghệ.

Intel Việt Nam cũng rất tích cực trong các chương trình cộng đồng; chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh Quận 9 - TP.HCM, chương trình cố vấn học đường (Mentoring programs - dạy tiếng Anh và vi tính cho học sinh), trao tặng phòng lab tin học, học bổng cho sinh viên, học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn quận đang học tại các trường trung học, cao đẳng và đại học.

Nhà máy Intel Việt Nam đã và đang tuyển dụng các giám sát sản xuất, kỹ sư và kỹ thuật viên sản xuất (thuộc các ngành Điện - Điện tử, Cơ khí, Cơ điện tử) với số lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà máy Hai vị trí hiện nay đang được Intel ưu tiên tuyển dụng là “Giám sát sản xuất” (dành cho các ứng viên có kinh nghiệm) và “Kỹ thuật viên sản xuất” (dành cho sinh viên mới tốt nghiệp).

VÌ SAO INTEL CHỌN VIỆT NAM LÀ ĐIỂM ĐẾN

Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển KT-XH

Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Vị trí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam tác động trực tiếp đến đặc điểm tự nhiên, từ đó ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên và tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc gia Đặc biệt, vị trí địa lý thuận lợi cho việc hình thành các trung tâm, hạt nhân phát triển vùng, đồng thời tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế trong và ngoài vùng, thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế.

Về văn hóa – xã hội, do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng) Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.

Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương; gần trung tâm Đông Nam Á Nước ta trở thành một đầu mối giao thông quan trọng từ TBD-ÂĐD và châu Úc-Đại Dương (hoặc ngược lại) Vùng biển chủ quyền nước ta rộng lớn giàu tiềm năng Vị trí này cho phép Việt Nam có thể dễ dàng phát triển các mối quan hệ kinh tế - thương mại; văn hoá, KH - KT với các nước trong khu vực và TG.

Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhất trên thế giới trong thế kỷ XXI này; trong đó “Bốn con rồng” của châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, HồngCông, Singapo) cùng với Thái Lan, Malaixia cũng đang phát triển mạnh trên con đường đó; các nước khác cũng đang có những bước phát triển đáng kể Như vậy, ASEAN đang chiếm vị trí cao hơn trong khu vực C.Á-THD và trên thế giới.

Hệ thống chính sách-chính trị

Chính phủ Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư chung cho các loại hình doanh nghiệp,đối xử bình đẳng quốc gia, không phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài,hoàn toàn xóa bỏ phân biệt về giá và lệ phí đối với nhà đầu tư nứơc ngoài Ngoài các chương trình hợp tác đa phương, Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, tích cực đàm phán gia nhập WTO Các cam kết quốc tế của Việt Nam đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm mở cửa thị trường, tự do hóa hoạt động đầu tư nước ngoài

 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

(kể từ khi có thu nhập chịu thuế)

(sau thời gian miễn thuế)

(sau thời gian giảm thuế) 25% Thời gian còn lại của dự án

 Thuế nhập khẩu: Miễn thuế nhập khẩu cho

 Trang thiết bị, máy móc, linh kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu tạo tài sản cố định và cho hoạt động nghiên cứu & phát triển

 Bán thành phẩm, linh kiện nhập khẩu để gia công sản xuất hàng xuất khẩu

 Ưu tiên hợp tác, đặt hàng, sử dụng máy móc thiết bị và nhân lực nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu phát triển của Khu CNC

 Các khóa học đào tạo về tiếng Anh kỹ thuật, kỹ năng mềm, kỹ năng kỹ thuật với chi phí ưu đãi tại Trung tâm đào tạo của Khu CNC

 Hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phát triển khoa học công nghệ của TP.HCM

 Hỗ trợ xin visa ra vào nhiều lần cho chuyên gia nước ngoài.

Tổng quan nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới Việt Nam đang trải qua một quá trình chuyển đổi toàn diện từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế định hướng thị trường và mở cửa Việt Nam đang phấn đấu trở thành nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2010.

Năm 1986, Chính phủ Việt Nam thông qua một chiến lược cải cách kinh tế tổng thể gọi là "Đổi Mới” nhằm đưa nền kinh tế chuyển đổi theo hướng thị trường và cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 8%/ năm từ năm 1990 đến 1997 và 6.5%/năm trong giai đoạn 1998-2003 Từ năm 2004 đến

Năm 2007, GDP Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trên 8%/năm, nhờ quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 220 đô la năm 1994 lên 726 đô la năm 2006, cùng với đó tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm đáng kể Vào ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với tư cách thành viên thứ 150 Để tuân thủ các nghĩa vụ thành viên, Việt Nam đã sửa đổi gần như toàn bộ các quy định pháp luật về thương mại và đầu tư, tạo ra một khuôn khổ pháp lý được cải thiện và hàng rào thương mại được hạ thấp Điều này mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn bán hàng hóa và dịch vụ vào thị trường Việt Nam, đồng thời tạo ra nhiều cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp trong nước.

1989, Việt Nam đã tiến hành tự do hóa thương mại, phá giá tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, và bắt tay thực hiện một chính sách tái hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Việt Nam đã thể hiện cam kết tự do hóa thương mại của mình trong những năm gần đây, và sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã trở thành một trong những điểm mấu chốt của chương trình cải cách của Việt Nam Do kết quả của những cải cách này, xuất khẩu đã tăng mạnh, tới gần 20 – 30% trong một vài năm qua Năm 2007, xuất khẩu chiếm 78% GDP Nhập khẩu cũng tăng nhanh, và Việt Nam đã phải chịu thâm hụt thương mại lớn ở mức 12.8 tỷ $ năm 2007 Tổng nợ nước ngoài của Việt Nam, chiếm gần 30,2% GDP trong năm 2006,được ước tính ở mức khoảng 18,4 tỷ USD.

Việt Nam khuyến khích mạnh mẽ đầu tư nước ngoài như một phần trong chiến lược phát triển, mục tiêu tăng trưởng GDP 8% của năm 2008 FDI và ODA là những nguồn vốn quan trọng, trong đó Việt Nam đã huy động được 83,1 tỷ USD đầu tư cam kết, thu hút 1,837 tỷ USD vốn FDI FDI tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam thông qua huy động nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và mở rộng hội nhập Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan là những đối tác đầu tư đứng đầu tại Việt Nam, tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội và các địa phương khác.

 Lực lượng lao động : Trong sự so sánh rất nhiều quốc gia láng giềng Châu Á,lao động Việt Nam có mức lương thấp hơn.Với thợ máy, mức lương khoảng

200 USD/tháng trong khi những nhà quản lý quan trọng và các kỹ sư, chuyên gia lâu năm được trả khoảng 1.500 USD/tháng.Lao động Việt Nam làm việc khoảng 48 giờ/tuần và các chương trình của Chính phủ ước tính chiếm khoảng 25% chi phí lương.Trong khi đó,Trung Quốc có 40 giờ làm việc một tuần và chi phí xã hội chiếm khoảng 50-60% lương.Lực lượng lao động Việt Nam được giáo dục tốt và ham làm việc.Số tuổi trung bình của một thợ máy là 24 tuổi, số lao động biết và thông thạo tiếng Anh ngày càng tăng cùng với sự xuất hiện nhiều trung tâm ngoại ngữ.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, Việt Nam hiện đã áp dụng những bài học kinh nghiệm quý báu từ mô hình kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 10-12 năm về trước Một trong những chính sách nổi bật là chương trình ưu đãi thuế linh hoạt Chính phủ Việt Nam cung cấp nhiều chính sách miễn thuế chẳng hạn như miễn thuế bốn năm đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp có lãi, khi doanh nghiệp chọn địa điểm đầu tư, họ cũng được giới thiệu nhiều khu đất, chính sách thuế ưu đãi và điều kiện để đủ điều kiện hưởng ưu đãi Ngoài ra, còn có các chương trình miễn thuế đối với một số loại hàng hóa nhập khẩu Những chính sách này của Việt Nam được đánh giá là tốt nhất châu Á, giúp thu hút nhiều doanh nghiệp và cải thiện đáng kể doanh thu của họ.

Việt Nam đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất, cung cấp một địa điểm sản xuất hấp dẫn cho các doanh nghiệp Chi phí thuê đất thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc, chỉ vào khoảng 20-25 đô la Mỹ mỗi mét vuông trong suốt thời hạn 50 năm Điều này làm cho Việt Nam trở thành một lựa chọn khả thi cho các công ty tìm kiếm cơ sở sản xuất ở khu vực Đông Nam Á.

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CỦA INTEL

Giới thiệu khái quát

- Tên đầy đủ của doanh nghiệp hiện nay: Công ty TNHH Intel Products Việt Nam

- Tên viết tắc của doanh nghiệp: IPV

- Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp: Máy vi tính cá nhân - Nhà buôn/Đại lý phần cứng

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Bộ Kế hoạch đầu tư cấp phép hoạt động lần đầu tiên vào ngày 21/2/2006 theo giấy phép 2552/GP

- Mục tiêu hoạt động: hoàn chỉnh và sản xuất các sản phẩm chip mang nhãn hiệu Intel từ màng mạch (wafer); cung cấp dịch vụ hậu mãi cho các sản phẩm nhãn hiệu Intel; thực hiện nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực thông tin kỹ thuật cao…

- Tổng vốn đầu tư ban đầu (năm 2006): 605 triệu USD.

Vốn đầu tư năm 2007: 1 tỷ USD

Vốn pháp định: 106 triệu USD.

Hình thức đầu tư

- Loại hình doanh nghiệp: là công ty trách nhiệm hữu hạn, với 100% vốn nước ngoài.

Doanh nghiệp 100% Vốn đầu tư nước ngoài: là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải chịu sự kiểm soát của pháp luật nước sở tại (nước nhận đầu tư) Là một pháp nhân kinh tế của nước sở tại, doanh nghiệp phải được đầu tư, thành lập và chịu sự quản lý nhà nước của nước sở tại Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, nhà đầu tư phải tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Về hình thức pháp lý, dưới hình thức này, theo Luật Doanh nghiệp 2005, có các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần

 Ưu điểm: nước chủ nhà không cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động Mặt khác, do độc lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và để cạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động.

 Nhược điểm: là nước chủ nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối tác đầu tư nước ngoài và không có lợi nhuận.

Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư theo hình thức doanh nghiệp100% vốn nước ngoài và họ thường thành lập một công ty con của công ty mẹ xuyên quốc gia.

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA INTEL TẠI VIỆT NAM

Tình hình đầu tư của Intel tại Việt Nam

Năm 2001, phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tập đoàn Intel đã làm việc với nhau vềviệc thúc đẩy Intel đầu tư vào Việt Nam Sau 5 năm thảo luận , nghiên cứu thị trường VNgiữa tập đoàn Intel và chính phủ VN.

Tháng 11-2006, Intel công bố tăng quy mô nhà máy lắp ráp và kiểm định chip từ 14,000m2 lên 46,000m2, đồng thời nâng tổng mức đầu tư lên 1 tỷ đô la Mỹ là cơ sở lớn nhất trong mạng lưới toàn cầu của Intel Nếu như ban đầu, nhà máy Intel VN dự kiến chỉ sản xuất chip thì sẽ sản xuất cả bộ vi xử lí dành cho các thiết bị di động Nhà máy Intel tại Việt Nam là một trong những cơ sở mới nhất của tập đoàn Nhà máy được khởi công từ tháng 3-2007 Khi đi vào sản xuất ổn định, nhà máy tại Việt Nam dự kiến sẽ sử dụng tới vài ngàn lao động trong nước

Năm 2007, Intel bắt đầu khởi động công viên công nghệ cao SG với dự kiến khi triểnkhai đầy đủ năng lực sản xuất của công ty sẽ đạt là 600 triệu con chip mỗi năm và tuyểndụng tới 4000 nhân công Nhà máy tại Việt Nam là nhà máy ATM (Assembly and Testmanufacring-kiểm tra và đóng gói) thứ 5 của Intel trên toàn cầu Trong cấu trúc sản xuấtcủa Intel, mỗi nhà máy đặt tại các quốc gia sẽ chịu trách nhiệm với từng nhóm sản phẩmkhác nhau Riêng tại VN nhà máy sẽ lắp ráp và kiểm tra chipset dành cho nhóm sản phẩmmáy tính xách tay và thiết bị di động.Tuy nhiên cũng trong giai đoạn này, việc tìm kiếm những kĩ sư người Việt vào làm việc ở Intel VN gặp một số khó khăn như trình độ ngoại ngữ còn yếu, kiến thức ứng dụng chưađược nhiều Do đó Intel VN liên kết với các trường đại học VN để có kế hoạch đào tạothích hợp hơn và cũng ra sức tìm kiếm những người Việt đang học tại các trường đại họcnước ngoài về làm việc cho Intel.

Tiếp nối thỏa thuận đầu tiên năm 2008, Công ty Intel Việt Nam và Hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim tiếp tục đẩy mạnh hợp tác chiến lược từ nay đến 2015.TạiTP.HCM ngày 11/8/2011, Công ty Intel Việt Nam và Công ty Nguyễn Kim chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác, đối tác chiến lược nhằm đẩy mạnh bán lẻ máy tính.

 Công ty Nguyễn Kim tham giao vào các chương trình, dự án phổ cập tin học của Công ty Intel Việt Nam

 Hai bên cùng xây dựng kho ứng dụng trên nền dịch vụ AppUp (hiện hỗ trợ

 Công ty Nguyễn Kim trưng bày sản phẩm, công nghệ Intel tại Hệ thống Nguyễn Kim và Thế giới số 24G

 Cùng chia sẻ cơ hội quảng bá thương hiệu

 Cùng xây dựng quỹ học bổng và hỗ trợ việc làm

 Intel hỗ trợ Công ty Nguyễn Kim triển khai một số nhóm sản phẩm công nghệ mới.

Chương trình ưu đãi máy tính giữa Intel Việt Nam và Nguyễn Kim là một trong những nỗ lực hiện thực hóa thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, mang đến các ưu đãi hấp dẫn cho giáo viên và sinh viên.

Trong năm 2008, Intel đã tuyển chọn gần 180 kỹ sư mới ra trường, đào tạo thêm ở Malaysia và Trung Quốc, đồng thời tuyển chọn 40 sinh viên xuất sắc tại các trường đại học kỹ thuật trong nước được học tiếp hai năm cuối tại đại học kỹ thuật Portland State University (bang Oregon, Mỹ) Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ được Intel bố trí công việc tại nhà máy Intel Việt Nam.

Năm 2009 tập đoàn Intel và công ty điện tử Hà nội (Hanel) vừa ký thỏa thuận hợp tảng chiến lược, theo đó Hanel chính thức trở thành nhà sản xuất máy tính thiết bị gốc (OEM) của Intel tại Việt Nam.Đây là một bước tiến quan trọng của Intel và Hanel nhằm thúc đẩy sự phát triển của máy tính thương hiệu Việt ở Việt Nam cũng như trong khu vực Hợp tác chiến lược này cũng đồng thời khẳng định cam kết hiện nay của Intel trong việc mở rộng khả năng hỗ trợ của mình tại thị trường Việt Nam.

Cuối năm 2009, hoàn thành nhà máy chip Intel tại Việt Nam Khi nhà máy tại ViệtNam hoạt động hết công suất, sẽ tạo ra khoảng 4.000 việc làm, và kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt từ 5 – 6 tỉ USD/năm Năm 2009, Intel Việt Nam đạt mức tăng trưởng dự kiến là 25% so với 2008 Đây là mức đáng kể trong bối cảnh CNTT tăng trưởng chậm

Cuối tháng 10/2010, Intel Việt Nam chính thức được khánh thành Khi đi vào sản xuất cho đến hết năm 2010, nhà máy đã xuất khẩu 6 triệu sản phẩm, trị giá 120 triệu USD Công suất tối đa của nhà máy khoảng 820 triệu sản phẩm Trong thởi gian đầu hoạt động nhà máyIntel tại VN giao chỉ tiêu sản xuất khoảng 2 tỉ USD/năm Để hoạt động hết công suất nhàmáy Intel của VN sẽ phải mất 3-5 năm với doanh thu sẽ từ 5-15 tỷ USD. Intel Việt Nam cho biết nhà máy sản xuất chip tại Khu Công nghệ cao TP.HCM sẽ chính thức sản xuất vào tháng 7/2010 Nhà máy sẽ sản xuất cả bộ vi xử lý dành cho các thiết bị di động Hiện, nhà máy của Intel đã có khoảng 300 nhân viên trong đó 130 nhân viên đang được đào tạo tại Malaysia, 18 sinh viên năm thứ 3 thuộc 5 trường ĐH kỹ thuật lớn của Việt Nam đang được Intel đưa đi đào tạo tại Mỹ Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cần thêm 150 kỹ sư Công suất dự kiến của nhà máy là 820 triệu sản phẩm/năm. Để hoạt động hết công suất, nhà máy cần thêm 3-5 năm Khi đó, doanh thu đem về cho Intel từ các sản phẩm của nhà máy sẽ lên tới 5 đến 15 tỷ USD Năm 2010, Intel có thêm 3 nhóm sản phẩm mới (các sản phẩm nhúng và truyền thông liên lạc, ngôi nhà số, chương trình WiMAX) Ngoài ra, lộ trình phát triển kiến trúc vi xử lý từ Nehalem 32nm sẽ được phát triển trên nền tảng mới là HEDT với kiến trúc vi xử lý 32nm Gulftown (6 nhân/12 luồng), tích hợp đồ họa và tiến đến vi kiến trúc Sandy Bridge 22 nm vào năm 2011 Trong 5 năm (từ 2006 đến 2011), Intel đã huy động và tài trợ hơn 160 tỷ đồng (8,3 triệu USD) cho hoạt động hợp tác giáo dục tại Việt Nam và phát triển nguồn nhân lực.Ngày 22/8/2011, Công ty Intel Product Vietnam (thuộc tập đoàn Intel) tổ chức lễ tổng kết 5 năm triển khai các hoạt động hợp tác đào tạo giáo dục với Bộ GDĐT, các trường đại học đối tác nhằm đầu tư và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhà máy lắp ráp, kiểm định chipset lớn nhất của Intel đặt tại Khu công nghệ cao TP.HCM.Để ghi nhận những đóng góp vào sự nghiệp giáo dục, Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng trao bằng khen cho ông Rick Howard (Tổng giám đốc) và Công ty Intel Product Vietnam Tiến sĩ

Vũ Đình Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM phát biểu: “Intel đã thể hiện nỗ lực vượt bậc và đóng góp tích cực trong việc phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam”.Từ năm 2006 đến nay, Intel đã hợp tác với Bộ GDĐT và 10 trường đại học, cao đẳng Việt Nam trong đó có Đại học Bách Khoa TP.HCM, Bách Khoa

Hà Nội, Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM, Đại học Sư phạm

Trong chương trình hợp tác giáo dục, Intel đã tài trợ nhiều học bổng du học và trong nước cho sinh viên, cũng như tài trợ cho 102 giảng viên Việt Nam tham gia diễn đàn học thuật châu Á Ngoài ra, Intel đã tặng thiết bị thí nghiệm theo giáo trình ESAP, hỗ trợ đào tạo hơn 85.000 giáo viên trong khuôn khổ chương trình Intel Teach Đáng chú ý, Intel đã bố trí việc làm cho 28 sinh viên tốt nghiệp và tạo điều kiện thực tập cho 24 sinh viên khóa hai Giai đoạn 2010-2013, Intel hợp tác với USAID, ASU, Siemens, Danaher triển khai chương trình đào tạo giáo viên theo chuẩn ABET của Mỹ với kinh phí dự kiến 5,5 triệu đô la, trong đó Intel đóng góp 2,5 triệu đô la.

Ban quản trị tập đoàn Intel vừa chỉ định ông Mai Sean Cang làm Tổng giám đốc mới của Công ty TNHH Intel Việt Nam (Intel Việt Nam) kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2011.Ông Cang gia nhập tập đoàn Intel từ tháng 1 năm 2006 và đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin, bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh phần mềm.Ông Cang đảm nhiệm điều hành đội ngũ kinh doanh của Intel với vai trò Giám đốc kinh doanh toàn quốc từ tháng 3 năm 2011 Trong thời gian tại vị, ông đã chứng minh Intel có thể xây dựng một cam kết hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa ngành công nghiệp viễn thông và công nghệ điện toán Với tài năng và kinh nghiệm của ông Cang, Intel tin rằng ông có thể tiếp tục xây dựng nên một đội ngũ nhân lực tâm huyết và viết thêm những chương thành công mới cho Intel tại Việt Nam.Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới đây đã công bố Intel ở ViệtNam là 1 trong 13 doanh nghiệp trên toàn thế giới lọt vào danh sách cuối cùng để chọn trao Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc (ACE) 2011 đầy uy tín của Bộ trưởng Ngoại giao Intel ở Việt Nam được chọn vì công ty bán dẫn này đã tạo ra các chương trình đối tác công-tư giúp thúc đẩy cải cách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, tạo thêm nhiều cơ hội cho phụ nữ trong các ngành khoa học, và tăng cường nhận thức về các vấn đề môi trường cũng như hoạt động tình nguyện Intel cũng đã phấn đấu giảm tác động đến môi trường, và tăng cường năng lực công nghệ cho các trường địa phương.Ngày 18/4/2011, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tập đoàn Intel và Trường ĐHTH Bang Arizona đã công bố mở rộng Chương trình Liên kết Đào tạo Kỹ sưChất lượng cao (HEEAP) cho đến hết 2014 để cải thiện giáo dục đai học và phát triển công nghệ ở Việt Nam.Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cam kết làm việc với giới doanh nghiệp nhằm thúc đâỷ những tập quán tốt trên khắp thế giới và ghi nhận các nỗ lực cải thiện đời sống ở Hoa Kỳ cũng như ở nước ngoài.

Tháng 7 năm 2014.Nhà máy Intel được giao sản xuất chính cho bộ vi xử lý CPU tên thương mại là Haswell cho dòng máy tính để bàn và đến tháng 10 năm 2014, nhà máy tiếp tục được giao thêm sản phẩm SOC có tên thương mại là SoFIA cho dòng điện thoại thông minh đại trà (giá thành kinh tế) Hiện nhà máy đang phát triển rất tốt và sẵn sàng cho những cơ hội mới về chuyển giao công nghệ trong thời gian tới Dự án của Intel Việt Nam tính đến cuối tháng 6/2014 đã giải ngân khoảng 450 triệu USD, đạt gần 50% tổng vốn đầu tư đăng ký Việc tính tổng số tiền giải ngân của Dự án bao gồm số tiền giải ngân thực tế, vốn điều lệ, vốn vay… Với những bước này, sản phẩm “made in Vietnam” sẽ chiếm 80% sản lượng chip CPU của Intel trên toàn cầu ngay trong năm 2015 Bên cạnh đó, tập đoàn Intel đã quyết định đóng hoạt động kiểm tra lắp ráp tại Costa Rica và sẽ di chuyển nhà máy tới các địa điểm khác của Intel tại châu Á, trong đó có Việt Nam Theo kế hoạch, thời gian đóng cửa cơ sở tại Costa Rica dự kiến vào cuối năm 2014.

23/04/2015 Intel Việt Nam và Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail) đã ký kết hợp tác chiến lược giúp thúc đẩy thương hiệu và trải nghiệm sản phẩm tại chuỗi cửa hàng FPT Shop Với hợp tác này người dùng khi mua hàng tại FPT Shop sẽ được trải nghiệm nhiều hơn những sản phẩm của Intel.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh thu liên tục tăng trưởng qua các năm.

- 9 tháng đầu năm 2013: 3.601 tỷ đồng

Thu nhập bình quân người lao động Việt Nam tại IPV là 18,3 triệu đồng/tháng

Chính sách kinh doanh của Intel vào Việt Nam

4.3.1 Chính sách hỗ trợ cộng đồng :

Intel Việt Nam sẽ tập trung vào các ứng dụng CNTT với các chính phủ, lĩnh vực y tế,giáo dục và hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Trọng tâm chính vẫn là tiếp tục xây dựng chiến lược phổ cập máy tính ở Việt Nam, phát triển ngành công nghiệp phần cứng với các doanh nghiệp và tập đoàn sản xuất máy tính (ước tính > 1500 doanh nghiệp trên toàn quốc) Một định hướng nữa của Intel là thúc đẩy kết hợp ứng dụng nguồn mở với các phần mềm có bản quyền và phần mềm nguồn mở cho các thiết bị di động (Moblin) bằng chính tiếng Việt Intel Việt Nam cũng cam kết hỗ trợ VNPT ThanhHoá tổ chức 2 khoá học Đào tạo giảng viên nội bộ và Đào tạo nâng cao kỹ năng bán hàng, bán máy tính cho đội ngũ nhân viên Tăng cường hỗ trợ dụng cụ, tủ quầy bán hàng kết hợp quảng bá thương hiệu cho VNPT Thanh Hoá Đồng thời, phía Intel Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm và thông tin một số sản phẩm, dịch vụ cũng như xu hướng sản phẩm, xu hướng phát triển của Intel Trong tháng 5/2012, Intel Việt Nam và VNPTThanh Hoá sẽ triển khai chương trình bán máy tính có tích hợp phần mềm ứng dụng trong Giáo dục và Doanh nghiệp Năm 2012, Intel Việt Nam và VNPT Thanh Hoá sẽ tiếp tục hợp tác triển khai các chương trình nhằm đưa CNTT ứng dụng sâu rộng trong đời sống của nhân dân toàn tỉnh Trong đó, nhằm tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng máy tính, Intel Việt Nam và các đối tác sẽ đưa nhiều phần mềm ứng dụng như: Phần mềm học tiếng Anh, Phần mềm học vi tính, Các video clip bài giảng trong lĩnh vực Toán,

Lý, Hoá… (ứng dụng trong Giáo dục), Phần mềm Kế toán, Phần mềm tính lương, Phần mềm xuất hoá đơn, Khai thuế online… (ứng dụng trong Doanh nghiệp) Đây được coi là điểm khác biệt trong các chương trình bán máy tính của VNPT Thanh Hoá triển khai trong năm 2012 Với nhiều ứng dụng thông minh, khách hàng khi mua các sản phẩm máy tính do VNPT Thanh Hoá cung cấp sẽ trải nghiệm thêm nhiều tiện ích Sản phẩm máy tính do VNPT Thanh Hoá cung cấp sẽ là công cụ hữu ích nhằm khám phá tri thức nhân loại và có tính ứng dụng cao Ngày 24/8/2006, Công ty Intel và Ban Khoa giáo Trung ương đã ký thỏa thuận hợp tác hỗ trợ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại Ban Khoa giáo Trung ương.Theo đó Intel sẽ hỗ trợ Ban Khoa giáo Trung ương thành lập Phòng thí nghiệm phần mềm nguồn mở (OpenLab) chạy trên nền tảng của Intel Cụ thể Intel sẽ hỗ trợ về phần khảo sát kỹ thuật, lắp đặt thiết bị, đào tạo về công cụ phần mềm, thẩm định các giải pháp ứng dụng, xây dựng kinh nghiệm triển khai, tài liệu kỹ thuật cho toàn bộ dự án Sau khi hoàn tất phòng thí nghiệm này sẽ là điểm trung tâm cho việc thực hiện các tiểu dự án phần mềm nguồn mở của Ban Khoa giáo Trung ương.Ban Khoa giáo Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về các chủ trương, chính sách lớn trong lĩnh vực khoa giáo; được ban chỉ đạo CNTT cơ quan Đảng ủy quyền trong việc thực hiện Dự án đào tạo CNTT và phối hợp với các đối tác quốc tế để áp dụng phần mềm nguồn mở trong các cơ quan Đảng.

Từ năm 2013, Intel chú trọng phát triển đội ngũ lãnh đạo và nguồn nhân lực tại Việt Nam là người bản địa, hướng tới mục tiêu đưa Intel Products Việt Nam trở thành một nhà sản xuất vững mạnh của tập đoàn Để triển khai kế hoạch này, Intel đã phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị của Việt Nam tổ chức các chương trình đào tạo như: Chương trình hợp tác đào tạo kỹ thuật cao (2013-2017); Chương trình đào tạo thạc sỹ kỹ thuật RMIT 2010-2013; Chương trình đào tạo cho giáo viên của Intel… Bên cạnh đó, nhằm giúp Việt Nam thực hiện thành công đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin” vào năm 2020, Intel đã phối hợp với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và trường Đại học quốc gia Hà Nội hoàn thành các video đào tạo 10 bước đơn giản về tin học, hướng tới xóa bỏ khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn.

4.3.2 Chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng mạng:

Cũng là một vấn đề được Intel rất quan tâm Trong đó, Intel đang xúc tiến với các cơ quan chức năng để sớm được cung cấp WiMax với các tần số 2.3 và 2.5 Ghz Theo dự kiến, khi WiMAX đưa vào hoạt động sẽ kích thích nhiều dịch vụ phát triển hơn nữa Đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ Từ đó, việc kích thích tiêu dùng cũng được nâng lên giảm thiểu làn sóng suy thoái kinh tế. Với sự hỗ trợ của Intel, Việt Nam đã có những dự án xử dụng kỹ thuật cao cấp của WiMAX (Worldwide interoperability for Microwave Access) có đường truyền cao tốc và tầm hoạt động vài kí lô mét thay vì chỉ vài thước như kỹ thuật Wi–Fi Sản phẩm thương mại WiMAX mới chỉ có, và giới hạn, trong thị trường tại các quốc gia đã phát triển. Chứng minh được tiềm năng WiMAX tại thị trường Việt Nam sẽ đem lợi nhuận về cho công ty Intel qua việc thôi thúc nhu cầu dùng chíp WiMAX của Intel chíp tại một số quốc gia đang phát triển khác không đủ đường dây điện truyền điện thoại và đường truy cập internet Những dự án WiMAX của Việt Nam sẽ đưa Internet về nông thôn bằng các đài viễn thông Qua những dự án này nhà nước Việt Nam hy vọng sẽ đem đến nhiều dịch vụ cho người dân như giáo dục về sức khỏe và cố vấn canh tác trồng trọt, hiệu quả hơn. Trong tương lai, một dự án khả thi và không tốn kém là nhà nước có thể giao cho dân ở nông thôn một số trách nhiệm hành chánh thay vì để họ cứ phải bỏ làng ra tỉnh tìm việc nuôi thân.

4.3.3 Chính sách hỗ trợ đào tạo với Bộ Giáo dục & Đào tạo:

Intel Việt Nam sẽ xúc tiến với các cấp phổ thông và cấp đại học như học bổng Intel giúp chúng tôi tìm kiếm và đào tạo sinh viên có cơ hội học tập và làm việc cùng nhà máy Intel sau khi được nâng cao kiến thức từ nước ngoài Sau khi hoàn thành khóa học, các bạn sinh viên chỉ cần tham gia làm việc cho Intel trong ba năm và tiếp tục làm việc sau đó nếu muốn Chúng tôi tin rằng với sự tận tụy của Intel Việt Nam, chính phủ sẽ giúp chúng tôi xây dựng các chính sách lâu dài tại Việt Nam Bộ GD & ĐT trong thời gian qua đã giúp chúng tôi rất nhiều nhất là công tác phổ cập tin học Sau gần 5 năm hợp tác, Intel đã phối hợp với Bộ GD&ĐT cùng các trường trong nhiều lĩnh vực như: Chương trình học bổng; Hợp tác liên minh giáo dục ĐH ngành kỹ thuật HEEAP; Hỗ trợ thiết bị Lab, Hỗ trợ giảng viên nâng cao tiếng Anh; Chia sẻ thông tin; Phát triển giáo trình… Toàn bộ kinh phí Intel đã đầu tư cho các hoạt động liên kết đào tạo giáo dục tại Việt Nam trong 5 năm qua là 160 tỉ đồng (tương đương khoảng 8.3 triệu đô la Mỹ) Đặc biệt trong tháng 6 năm 2011 vừa qua, 28 sinh viên khóa du học đầu tiên do công ty tài trợ du học tại

Mỹ đã đào tạo 28 tân kỹ sư cho Nhà máy Intel tại Việt Nam Rick Howarth, Tổng Giám đốc của Nhà máy Intel Việt Nam, khẳng định Intel cam kết lâu dài đối với giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong việc phát triển lực lượng lao động tương lai cho ngành công nghệ cao Intel Việt Nam hợp tác với Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông để triển khai chương trình đào tạo tin học Easy Steps miễn phí cho những đối tượng ít hoặc không có kinh nghiệm với máy tính Intel cung cấp cho nhà trường các tài liệu học tập, máy tính và hỗ trợ đào tạo giảng viên.

LỢI ÍCH MANG LẠI

Đối với nhà đầu tư

5.1.1 Chi phí nhân công rẻ:

Mức lương trung bình của lao động phổ thông tại Việt Nam là 100-150 USD/tháng, bằng một nửa so với mức 300 USD/tháng mà các lao động có trình độ tương đương tại các khu công nghiệp ở nam Trung Quốc nhận được Mức lương hiện tại của thị trường lao động Việt Nam là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài

5.1.2 Lượng khách hàng tiềm năng lớn:

Thị trường công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam được dự báo tăng trưởng với CAGR là 16% trong giai đoạn 2011-2015 Sự gia tăng số người dùng máy tính cá nhân, sự tăng trưởng kinh tế và các sáng kiến về CNTT của chính phủ sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành Thị trường có thể tiếp cận của CNTT được dự kiến đạt 4,1 tỷ USD vào năm 2015 Dịch vụ điện toán đám mây đang được quan tâm ngày càng tăng Thị trường phần mềm dự kiến sẽ đạt 391 triệu USD vào năm 2015, với nhu cầu các phần mềm có bản quyền từ các phân khúc như chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình.

5.1.3 Vị trí địa lý và khả năng hội nhập:

Nhìn từ góc độ kinh tế, khu vực Châu Á được xem là khu vực rất năng động, trong đó có Việt Nam Nằm trên trục giao lưu kinh tế quốc tế, thuận lợi

Thế giới hiểu rõ nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi, có tiềm năng phát triển tốt hơn, thị trường tiêu thụ sôi động hơn, người dân giàu có hơn Hơn nữa, khi ViệtNam tham gia vào TPP, IPV có thể tận dụng những lợi thế, ưu đãi về thuế xuất và bán hàng.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư - Việt Nam

5.2.1 Tác động mạnh đến nền kinh tế:

Sau khi Intel quyết định đầu tư vào Việt Nam, nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel đi vào hoạt động Việt Nam đã góp mặt trong bản đồ công nghệ thông tin thế giới Hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới này đã chính thức nhận giấy phép đầu tư vào khu công nghệ cao TP HCM, với số vốn đầu tư trong giai đoạn 1 là 300 triệu USD Đó cũng là dự án đầu tiên đầu tư vào công nghệ bán dẫn tại Việt Nam Quy mô đầu tư hoạt động vào các nhà máy ở Việt Nam tương đương với các nhà máy đặt tại Trung Quốc, Philipines, Costa Rica

5.2.2 Tạo cơ hội việc làm:

Từ khi đi vào hoạt động năm 2007, Intel đã thu hút hơn 1200 công nhân và không ngừng gia tăng nguồn nhân lực, đem đến nhiều cơ hội việc làm, tiếp cận công nghệ tiên tiến và môi trường làm việc chuyên nghiệp Đặc biệt, Intel tích cực triển khai các hoạt động nâng cao trình độ lao động trong kỷ nguyên số, đưa ứng dụng công nghệ vào giáo dục và quản lý hành chính, cũng như phổ biến rộng rãi công nghệ đến doanh nghiệp và người dân.

Intel được đánh giá là một trong những tập đoàn chú trọng quan tâm đến điều kiện của nhân viên, với câu khẩu hiệu “Con người là tài sản quý giá nhất củaIntel” tập đoàn này đang chứng minh cho mọi người thấy,họ thật sự đã làm được điều đó, cùng những chính sách như tái hòa nhập cho người mới làm mẹ dành riêng cho nhân viên nữ, xây dựng phòng tập thể dục cùng nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe khác cho nhân viên, ngoài ra còn có học bổng cho con nhân viên Tất cả những điều này chứng minh, Intel thực sự coi trọng, chăm sóc, tạo mọi điều kiện tôt nhất cho nhân viên của mình, đây là điều mà ít tập đoàn lớn có thể làm được.

Intel từng đoạt giải “Doanh nghiệp có chính xách nhân sự xuất sắc nhất ở Việt Nam”

5.2.3 Tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài:

Sự xuất hiện của thương hiệu nước ngoài này càng làm tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp chuyên nghiên cứu sản xuất công nghệ cao ở Việt Nam Ông Lê Thanh Hùng, Giám đốc công ty T&H đánh giá sự có mặt trực tiếp của Intel là “cú hích để thúc đẩy công nghệ thông tin nước ta phát triển”

Việc Intel tham gia đầu tư vào Việt Nam là cầu nối để các nhà đầu tư khác tự tin hơn, khi quyết định đầu tư vào Việt Nam Các nhà đầu tư khác, theo phân tích của các chuyên gia, trước mắt sẽ là các hãng vệ tinh cho Intel.

5.2.4 Đem lại nguồn thu cho Nhà nước và lợi ích cho xã hội:

Intel cũng đưa lại một nguồn thu lớn cho Nhà nước từ các loại thuế và đóng góp cho cộng đồng

Năm 2012-2014 Intel trao học bổng “Nữ kỹ sư tương lai “ nhằm tạo điều kiện học tật tốt nhất cho những sinh viên hiếu học bên cạnh đó công ty còn hợp tác với Dell tài trợ cuộc thi “Hành Trình Tỏa Sáng” tạo cơ hội giúp cho các bạn trẻ tư tin hơn, thể hiện bản thân cùng đam mê trở thành những thế hệ trẻ năng động và sáng tạo Ngoài ra còn có rất nhiều chương trình hỗ trợ học sinh sinh viên mùa tựu trường

Intel VN cùng với Intel toàn cầu thực hiện kế hoạch giờ tình nguyện Theo đó, nhân viên được lấy giờ làm việc của công ty để tham gia các chương trình CSR và Intel sẽ trích lương của giờ làm việc để dành cho các hoạt động từ thiện

Ngày đăng: 26/09/2024, 11:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w