Kho hàng ❖ Khái niệm Kho là một trong những khâu cơ bản của hoạt động Logistics, nơi thực hiện việc lưu trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hóa để cung cấp sản phẩm cho khách hàng với mức độ
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD:TS TRƯƠNG THỊ HÒA SVTH: ĐOÀN THỊ VÂN KHÁNH
S K L 0 1 2 7 3 5
Tp Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
PRODUCTS VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS Trương Thị Hòa Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Vân Khánh Mã số sinh viên: 20136094
Lớp: 201362B Khóa: 2020 Hệ: Đại học chính quy
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2024
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh quốc tế với Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị kho bãi và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) cùng máy học (ML) tại Công ty TNHH Intel Products Việt Nam” là sản phẩm của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, cùng với sự hỗ trợ tận tâm và động viên của thầy cô, bạn bè và người thân Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ em trong suốt quãng thời gian học tập và hoàn thành khóa luận vừa qua
Trước hết, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô Trương Thị Hòa, người đã tận tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu, thông tin, và giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình hoàn thành khóa luận
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô bộ môn Kinh doanh quốc tế, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, vì đã tạo điều kiện thuận lợi để em học tập, nghiên cứu và tích luỹ kiến thức để áp dụng vào bài khóa luận này
Do hạn chế về thời gian và trải nghiệm thực tế nên bài khóa luận này có thể không tránh khỏi một số sai sót Kính mong quý thầy cô xem xét, đánh giá và đóng góp ý kiến để bài khóa luận được hoàn thiện tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
3PL Third party Nhà thầu/ bên thứ ba
AEO Authorized Economic
Operator Doanh nghiệp ưu tiên
AHP Analytic Hierarchy Process Quy trình phân tích thứ bậc
AI Artificial intelligence Trí tuệ nhân tạo
ANN Artificial neural network Mạng lưới thần kinh nhân tạo
ATM Asembly test
manufacturing
Nhà máy lắp ráp và kiểm định sản phẩm
CDS Custom declaration Tờ khai hải quan
CPU Central processing unit Vi xử lý
CS Corporate Services Dịch vụ của công ty
CW Component warehouse Kho linh kiện
Trang 6EPE Enterprise Processing
Export Doanh nghiệp chế xuất
Chương trình liên minh giáo dục kỹ thuật đại học
IDP Integrated Data Pipeline Đường ống dữ liệu tích hợp
IoT Internet of things Internet vạn vật
IQA Intel Quality Award Giải thưởng chất lượng cấp tập
đoàn Intel
IW Internal warehouse Kho nội bộ
KPI Key Performance Indicator Chỉ số đo lường hiệu quả công
Trang 7OPS Operators Nhân viên vận hành
PO Purchase order Đơn đặt hàng
PROMETHEE
Preference Ranking Organization Method for Enrichment Evaluation
Phương pháp tổ chức xếp hạng ưu tiên để đánh giá mức độ phong phú
PGI Post Goods Issue Vấn đề gửi hàng
RMA Return Merchandise
Authorization Ủy quyền trả lại hàng hóa
SCM Supply chain management Quản lý chuỗi cung ứng
SLA Service Level Agreement Thỏa thuận cấp độ dịch vụ
SOP Standard Operating
Procedures Quy trình vận hành tiêu chuẩn
SOR System of record Hệ thống hồ sơ
SSD Solid-state drive Ổ cứng
SVM Secure Virtual Machine Máy ảo an toàn
TPT Throughput Time Thời gian thông lượng
Compliance Tool
Công cụ tuân thủ nhập khẩu của Việt Nam
Trang 8WCO World Customs
Organization Tổ chức Hải quan Thế giới
Trang 9DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Lịch sử phát triển và hình thành của công ty 5
Bảng 3.1 Bảng yêu cầu đào tạo của Intel đối với nhà thầu 33
Bảng 3.2 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của nhân viên tại kho thành phẩm 35
Bảng 3.3 Dự báo ở cấp độ hàng quý đối với hàng nhập 40
Bảng 3.4 Dự báo ở cấp độ hàng quý đối với hàng xuất 41
Bảng 3.4 Quy định về lỗi chất lượng và thỏa thuận 42
Bảng 3.5 Bảng mức phạt xử lý với các trường hợp sai phạm chứng từ 51
Bảng 3.6 Danh sách các lý do sửa đổi chứng từ năm 2023 52
Bảng 3.7 Danh sách các lý do hủy bỏ chứng từ năm 2023 52
Bảng 4.1 Bảng phân tích tính cấp thiết của dự án theo mô hình 5Ws and H 60
Bảng 4.2 ML dự báo ở cấp độ hàng quý đối với hàng nhập 62
Bảng 4.3 ML dự báo ở cấp độ hàng quý đối với hàng xuất 63
Trang 10DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Các chi nhánh và loại hình sản xuất của Intel 6
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và điều hành Công ty TNHH Intel Products Việt Nam 8
Hình 3.2 Quy trình nhập hàng vào kho IW của công ty 44
Hình 3.3 Quy trình xuất hàng ra khỏi kho IW của công ty 46
Hình 3.2 Quy trình khai chứng từ hải quan 50
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện số lượng nhân viên Intel và 3PL sử dụng WMS 54
Bảng 4.1 Bảng phân tích tính cấp thiết của dự án theo mô hình 5Ws and H 60
Hình 4.1 Quy trình thu thập dữ liệu và phân tích dự báo hiện tại 61
Hình 4.2 Quy trình thu thập dữ liệu và phân tích dự báo sau khi ứng dụng ML 62
Trang 112 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
4.2 Phương pháp phân tích 3
5 Kết cấu bài báo cáo 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH INTEL PRODUCTS VIỆT NAM 4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.2 Ngành nghề và sản phẩm kinh doanh 6
1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ KHO BÃI, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) VÀ MÁY HỌC (ML) 10
2.1 Các khái niệm về quản trị kho và hậu cần 10
2.1.1 Kho hàng 10
2.1.2 Quản trị kho hàng 13
2.2 Các hoạt động quản trị kho hàng 15
Trang 122.2.1 Bố trí, thiết kế kho hàng và phương tiện cất trữ, xếp dỡ hàng hóa trong kho
15
2.2.1.1 Bố trí và thiết kế kho bãi 15
2.2.1.2 Các trang thiết bị cơ bản trong kho hàng 15
2.2.2 Quản trị lưu trữ hàng hóa trong kho 16
2.2.3 Quản trị hàng tồn kho 19
2.2.4 Quản trị công tác xuất, nhập hàng hóa 23
2.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản trị kho hàng 25
2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quản trị kho hàng 26
2.3 Mô hình phân tích 5Ws - H (Five Ws and one H) 27
2.4 Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) trong quản lý 28
2.4.1 Khái niệm, ứng dụng và tiềm năng của AI và ML trong lĩnh vực quản lý kho bãi 28
2.4.2 Các phương pháp, công cụ và thuật toán máy học phổ biến được áp dụng 29 2.5 Công nghệ và ứng dụng AI/ ML trong quản lý kho bãi 29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHO BÃI TẠI CÔNG TY TNHH INTEL PRODUCTS VIỆT NAM 31
3.1 Thực trạng quản trị kho bãi tại Công ty TNHH Intel Products Việt Nam hiện nay 31
3.1.1 Tổng quan về tình hình quản trị bãi tại công ty hiện nay 31
3.1.1.1 Công tác quản trị kho bãi tại công ty hiện nay 31
3.1.1.2 Quản trị chất lượng hàng hóa trong kho 42
3.1.1.3 Quản trị công tác xuất, nhập hàng hóa trong kho 43
3.1.1.4 An toàn kho hàng và người lao động 47
3.1.2 Quy trình khai báo chứng từ của công ty hiện nay 49 3.1.3 Các hệ thống và công nghệ được sử dụng trong quản trị kho bãi hiện nay 52
Trang 133.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản trị kho bãi tại Công ty TNHH
Intel Products Việt Nam hiện nay 54
4.1 Định hướng phát triển AI và ML trong việc nâng cao hiệu suất của công ty 58
4.2 Giải pháp ứng dụng AI và ML trong quản trị kho bãi tại Công ty TNHH Intel Products Việt Nam hiện nay 59
4.2.1 Ứng dụng AI và ML tự động thu thập, phân tích dữ liệu dự đoán xu hướng và nhu cầu tồn kho 59
4.2.2 Ứng dụng AI và ML vào dự đoán bảo trì và sửa chữa cơ sở kho bãi 64
4.2.3 Ứng dụng AI và ML vào tự động hóa nhập liệu và xử lý chứng từ xuất nhập hàng 66
4.3 Những thách thức khi ứng dụng 67
4.3.1 Các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu 67
4.3.2 Hạn chế của AI và ML trong môi trường kho bãi 67
4.3.3 Ý nghĩa đạo đức và tác động tới lực lượng lao động 68
4.4 Xu hướng phát triển và cơ hội trong tương lai 68
4.4.1 Các công nghệ mới nổi và tác động tiềm tàng đối với việc quản trị kho 68
4.4.2 Dự đoán về tương lai của AI và ML trong lĩnh vực quản trị kho 69
KẾT LUẬN 70
PHỤ LỤC 71
Trang 14TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế, với các hoạt động thương mại ngày càng mở rộng cả về quy mô và cơ cấu thị trường tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, những cơ hội này đi kèm với sự cạnh tranh khốc liệt Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tạo sự khác biệt và thiết lập lợi thế cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần Ngoài ra, doanh nghiệp phải hiểu rõ năng lực của mình, thị trường, đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược hiệu quả Để cạnh tranh về giá với các mặt hàng nhập khẩu này, các công ty Việt Nam phải tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí, bao gồm quản lý các chi phí khác nhau như quản lý doanh nghiệp, tiếp thị, nguyên liệu thô, kho bãi, vận chuyển, mặt bằng và thuế
Chính vì vậy, logistics được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một công ty sản xuất nói chung và Intel nói riêng bằng cách đảm bảo sự di chuyển hiệu quả và hiệu quả của nguyên liệu thô, linh kiện và thành phẩm Sự phối hợp liền mạch của các hoạt động hậu cần là rất quan trọng để đáp ứng tiến độ sản xuất, giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa năng suất tổng thể Hiện nay, hệ thống quản trị hàng tồn kho và hậu cần của Intel được tổ chức khá tốt bằng cách hợp lý hóa chuỗi cung ứng của bắt đầu từ tìm nguồn cung ứng nguyên liệu đến phân phối sản phẩm cuối cùng cho khách hàng Intel không chỉ chú trọng đến hiệu quả việc vận chuyển, lưu kho, tồn kho và phân phối mà còn quan tâm hậu cần giúp giảm thời gian giao hàng, cải thiện quản lý hàng tồn kho và nâng cao sự hài lòng của khách hàng Ngoài ra, công ty cũng đang hướng tới những giải pháp và công nghệ mới hỗ trợ hậu cần giúp tiết kiệm một số chi phí như sử dụng tài nguyên tốt hơn, chi phí lưu giữ hàng tồn kho và tối ưu hóa các tuyến vận chuyển Nhìn chung, một chiến lược quản trị kho bãi và hậu cần hiệu quả là điều cần thiết để công ty có thể duy trì tốt khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường và có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao một cách kịp thời, tiết kiệm chi phí
Trang 16Nhìn chung, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin cho phép tích hợp chặt chẽ hơn giữa cung ứng, sản xuất, lưu trữ, tiêu dùng và vận chuyển, làm cho toàn bộ quá trình trở nên hiệu quả hơn và nhanh hơn, mặc dù phức tạp hơn Vì vậy, quản lý kho bãi là một khâu quan trọng trong việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng Chức năng này mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, chính vì những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị kho bãi và triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning (ML) tại Công ty TNHH Intel Products Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: nhằm phân tích, đánh giá hoạt động quản trị kho
hàng bãi của doanh nghiệp hiện nay Từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp dựa vào ứng dụng AI và ML nhằm tăng hiệu suất công tác quản trị kho bãi, tối ưu hóa hệ thống quản trị của công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị kho bãi bao gồm kho nội bộ chứa thành
phẩm và nguyên liệu của Công ty TNHH Intel Products Việt Nam
Không gian nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động quản trị kho hàng nội bộ, định hướng
nghiên cứu tại Công ty TNHH Intel Products Việt Nam Trong đó, tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản của từng hoạt động nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời quá trình tiếp nhận, lưu kho, cấp phát hàng đảm bảo sản xuất của nhà máy
4 Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp: được tác giả thu thập từ các bộ phận Tài chính – kế toán, bộ
phận Sản xuất, bộ phận Logistics của Công ty TNHH Intel Products Việt Nam Các thông tin nội bộ và báo cáo thống kê của công ty Nguồn dữ liệu thứ cấp này được dùng để phân tích thực trạng quản trị kho bãi hiện nay của công ty Ngoài ra, tác giả
Trang 17còn tham khảo một số nguồn dữ liệu khác như bài nghiên cứu và tư liệu chuyên ngành liên quan đến quản trị kho và công nghệ áp dụng trong quản trị kho
Dữ liệu sơ cấp: được tác giả thu thập từ việc phỏng vấn và học hỏi từ các anh,
chị trong phòng logistics, phòng kế toán tài chính nhằm tìm hiểu hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị kho bãi của công ty
Phương pháp tổng hợp, quan sát: tác giả đã đi khảo sát trực tiếp tại kho hàng trung
tâm và một số kho phân phối của công ty để có cái nhìn thực và hiểu rõ nghiệp vụ kho, đồng thời có cơ sở để đưa ra những đánh giá một cách khách quan cho hoạt động quản trị kho hàng trung tâm của công ty TNHH Intel Products Việt Nam
Phương pháp phân tích thống kê, so sánh: nhằm phân tích tình hình quản trị kho bãi
từ đó có cái nhìn tổng quan về công ty và đưa ra một số biện pháp, kiến nghị
5 Kết cấu bài báo cáo Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Intel Products Việt Nam Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quản trị kho bãi, trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học
(ML)
Chương 3: Thực trạng quản trị kho bãi tại Công ty TNHH Intel Products Việt
Nam
Chương 4: Nghiên cứu ứng dụng AI và ML trong quản lý kho tại Công ty TNHH
Intel Products Việt Nam
Trang 18CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH INTEL
PRODUCTS VIỆT NAM
Công ty TNHH Intel Products Việt Nam là một trong những công ty thuộc tập đoàn Intel Corporation - một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Trụ sở chính của công ty tại Mỹ, và công ty TNHH Intel Products Việt Nam là một chi nhánh của tập đoàn này tại Việt Nam
Công ty TNHH Intel Products Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử Chủ yếu, công ty tập trung vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là vi xử lý và các sản phẩm liên quan khác như bo mạch chủ, vi xử lý đồ hoạ, ổ cứng, vi xử lý máy chủ và các giải pháp thông minh khác
Với đội ngũ kỹ sư và chuyên gia hàng đầu, công ty TNHH Intel Products Việt Nam không chỉ cung cấp các sản phẩm công nghệ tiên tiến, mà còn đóng góp vào việc nâng cao hiệu suất và đổi mới trong các thiết bị và hệ thống máy tính Mục tiêu của công ty là mang lại những giải pháp công nghệ thông minh nhằm tiếp tục tạo đột phá và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin
Intel Products Vietnam là nhà máy lắp ráp và kiểm định sản phẩm lớn nhất trong mạng lưới lắp ráp và kiểm định sản phẩm của Intel Khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD được công bố vào tháng 11 năm 2006 để xây dựng cơ sở phòng sạch rộng 500.000 mét vuông (khoảng 47.000 𝑚2) tại Khu Công nghệ cao ở Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh Đến nay, đây được coi là khoản đầu tư công nghệ cao lớn nhất của Mỹ vào Việt Nam Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào tháng 10 năm 2010, Intel Việt Nam đã tạo ra hơn 5000 việc làm cho những tài năng đa dạng và có tay nghề cao Giá trị xuất khẩu tích lũy đạt hơn 36 tỷ USD (2010-2019), chiếm hơn 60% giá trị xuất khẩu hàng năm của Khu Công nghệc cao trong năm 2019 Công ty rất tự hào khi sản xuất các sản phẩm chip công nghệ mới nhất của Intel bao gồm 5G, IOT, Desktop, Mobile, v.v cho khách hàng trên toàn thế giới
Trang 19Lắp ráp và kiểm định sản phẩm được coi là một phần quan trọng trong quy trình sản xuất chất bán dẫn của Intel Đây là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất các sản phẩm silicon của Intel, chuẩn bị sẵn sàng để vận chuyển đến khách hàng trên toàn thế giới Cơ sở lắp ráp và thử nghiệm của Intel được đặt tại Penang và Kulim, Malaysia; Changdu, Trung Quốc; San Jose, Costa Rica; và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Với tầm nhìn xây dựng một thế giới thông minh và kết nối, công ty TNHH Intel Products Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tiên phong và thúc đẩy sự tiến bộ của công nghệ, đồng thời tạo ra những sản phẩm và giải pháp mang lại lợi ích và giá trị cho khách hàng và cộng đồng
Bảng 1.1 Lịch sử phát triển và hình thành của công ty
2006 Trở thành công ty công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam 2007 Khởi công xây dựng nhà máy Intel Assembly & Test tại Việt Nam,
chính thức, Việt Nam gia nhập bản đồ của Intel Corporation 2010 Công ty TNHH Intel Products Việt Nam chính thức đi vào hoạt động 2012 Intel cam kết cùng Bộ GD&ĐT đầu tư hơn 10 triệu USD trong 5 năm
tới vào Chương trình Liên minh Giáo dục Kỹ thuật Đại học (HEEAP) Khoản đầu tư dự kiến từ các đối tác chính phủ và ngành công nghiệp hiện tại và tương lai cho việc mở rộng HEEAP ước tính khoảng 40 triệu USD
Đạt cột mốc xuất khẩu thành công 100 triệu sản phẩm với các loại nổi trội như: Chipset, SoC, CPU Desktop,
2017 Lần đầu tiên giành chiến thắng giải thưởng nội bộ IQA (Intel Quality
Award) dành cho chi nhánh có thành tích chất lượng xuất sắc nhất toàn tập đoàn Intel
2018 Đạt được giải thưởng National Environment Award và xuất khẩu đạt
1 tỷ sản phẩm, trong đó nổi bật là Thunderbolt và FC-CSP 2020 Đạt chứng nhận AEO - doanh nghiệp ưu tiên về tuân thủ và đạt chuẩn
quy tắc xuất nhập khẩu hàng hóa được Tổ chức Hải quan thế giới
Trang 20(WCO) công nhận Cũng trong năm 2020, công ty xuất khẩu đạt 2 tỷ sản phẩm, cho ra mắt dòng sản phẩm mới XG Modem
2021 Tuy trong thời kỳ dịch bệnh Covid 19 bùng nổ, công ty vẫn duy trì ổn
định và xuất khẩu đạt ngưỡng 3 tỷ sản phẩm cùng dòng sản phẩm mới là LSC ra mắt thị trường
2022 Lần thứ hai giành chiến thắng giải thưởng IQA (Intel Quality Award)
Ra mắt dòng sản phẩm mới của CPU 12th Gen CPU: 5G, DG, Server
Hình 1.1 Các chi nhánh và loại hình sản xuất của Intel
Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Intel Products Việt Nam là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là vi xử lý và các sản phẩm liên quan khác như bo mạch chủ, vi xử lý đồ hoạ, ổ cứng, vi xử lý máy chủ và các giải pháp thông minh khác Ngoài ra, công ty cũng cung cấp nhiều sản phẩm khác như chip đồ họa tích hợp, chip mạng và chip điều khiển Intel Products Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử, đóng góp vào việc nâng cao hiệu suất và đổi mới trong
các thiết bị và hệ thống máy tính
Trang 21Intel hoạt động trên toàn cầu và cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho nhiều lĩnh vực, bao gồm người tiêu dùng thông thường, doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan chính phủ Các khách hàng của Intel bao gồm các nhà sản xuất máy tính, nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ và máy chủ, công ty sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng, các nhà phân tích và tư vấn
công nghệ, cũng như các tổ chức và cơ quan chính phủ
Trong tương lai, Intel có thể tập trung vào việc mở rộng dịch vụ và sản phẩm công nghệ thông minh, phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và machine learning, nghiên cứu và phát triển các loại chip dựa trên kiến trúc mới, và tăng cường sự hiện diện trong các
thị trường công nghệ không dây và di động
Intel đang cố gắng mở rộng sự đa dạng trong sản phẩm và dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng và phát triển sáng tạo công nghệ mới để duy trì và củng cố vị thế cạnh tranh trên toàn cầu
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH Intel Products Việt Nam
Ban giám đốc
Bộ phận kinh doanh
Quản lý
Trưởng nhóm dự án
Kỹ sư
Bộ phận sản xuất
Quản lý
Trưởng nhóm dự án
Kỹ sư
Kỹ thuật viên
Bộ phận tài chính - kế toán
Quản lý
Nhân viên văn phòng
Bộ phận nhân sự
Nhân viên văn phòng
Bộ phận logistics
Nhân viên văn phòng
Nhân viên vận hành kho
Trang 22Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và điều hành Công ty TNHH Intel Products Việt
Nam Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Intel Products Việt Nam được
thiết lập chặt chẽ và tương quan với nhau Các phòng ban trong Intel có chức năng và vai trò riêng biệt
❖ Ban Giám đốc Bao gồm Giám đốc kinh doanh và Giám đốc sản xuất, đảm nhận vai trò quản lý toàn bộ hoạt động của công ty Giám đốc kinh doanh quản lý bộ phận kinh doanh, tài chính – kế toán, nhân sự và logistics Giám đốc sản xuất quản lý bộ phận sản xuất Nhìn chung, họ có trách nhiệm đề ra chính sách hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh và chỉ đạo các hoạt động sản xuất Đảm bảo các quy trình và chính sách hoạt động được thực hiện đúng cách và giám sát nhân viên để đảm bảo hiệu suất và tuân thủ các quy tắc và quy định Đồng thời, cũng là người đứng đầu phòng kinh doanh, sản xuất bằng cách phân công nhiệm vụ cho các quản lý
❖ Quản lý Quản lý các phòng ban là người đại diện cho Giám đốc triển khai và giám sát các hoạt động thường ngày của công ty Quản lý cũng là người tổng hợp kế hoạch kinh doanh và báo cáo tình hình hàng tháng theo hướng dẫn của công ty và chỉ đạo của Giám đốc
❖ Trưởng nhóm dự án Là người đứng đầu một dự án đang được triển khai trong công ty, họ có nhiệm vụ giám sát, chỉ đạo và đảm bảo dự án diễn ra xuyên suốt, đúng tiến độ cũng như mục tiêu đề ra Trưởng nhóm thường đại diện cho các thành viên trong nhóm đứng ra giải quyết vấn đề, liên hệ cấp trên và những người có liên quan
❖ Kỹ sư Kỹ sư bao gồm khối kinh doanh và sản xuất Trong đó, kỹ sư kinh danh đảm nhiệm vai trò hỗ trợ cho khối sản xuất vận hành một cách trơn tru và những nghiệp vụ khác liên quan đến kế toán, logistic, hải quan và kho bãi Ngược lại, kỹ sư sản xuất đảm bảo thực hiện đúng và có hiệu quả những kế hoạch sản xuất, tính toán chi phí và tiêu chuẩn chất lượng đầu ra của sản phẩm
❖ Kỹ thuật viên
Trang 23Là nhân viên trực tiếp điều khiển và giám sát quy trình sản xuất của nhà máy 24/7 Họ chịu trách nhiệm vận hành và theo dõi quy trình sản xuất ra sản phẩm, thu thập dữ liệu và báo cáo cho kỹ sư hoặc người có thẩm quyền khi sự cố xảy máy móc hay cúp điện xảy ra
Trang 24CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ KHO BÃI, TRÍ TUỆ NHÂN
TẠO (AI) VÀ MÁY HỌC (ML)
2.1 Các khái niệm về quản trị kho và hậu cần
2.1.1 Kho hàng
❖ Khái niệm Kho là một trong những khâu cơ bản của hoạt động Logistics, nơi thực hiện việc lưu trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hóa để cung cấp sản phẩm cho khách hàng với mức độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất Kho bãi không chỉ là một phần của hệ thống Logistics, mà còn là nơi lưu trữ nguyên vật liệu, và sản phẩm thành phẩm trong quá trình vận chuyển từ điểm xuất phát đến điểm đích trên chuỗi cung ứng Nó cung cấp thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của hàng hoá được lưu trữ
❖ Vai trò của kho Hoạt động kho liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hóa của doanh nghiệp vậy vai trò của kho là:
- Đảm bảo sự liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, giúp quản lý số lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, vận chuyển và phân phối
- Hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ khách hàng bằng cách đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng
- Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua việc đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lượng, chất lượng, trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm
❖ Chức năng của kho Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất và phân phối ngày càng tăng cường, dẫn đến sự phức tạp trong quản lý và vận hành kho hàng Số lượng và đa dạng của hàng hóa trong kho ngày càng lớn, khiến cho việc quản lý cơ sở kho bãi và nhân lực cần thiết trở nên ngày càng lớn Nhiều doanh nghiệp phân phối đã phải chi trả số tiền lớn cho việc xử lý và di chuyển hàng hóa trong kho, cũng như quản lý vòng chuỗi cung ứng và vận chuyển hàng về điểm tập kết Sự không phù hợp trong quản lý kho cũng trở thành một vấn đề phức tạp nếu không thể quản lý hàng hoá một cách chính xác đối với các kho
Trang 25hàng lớn hơn hoặc vị trí kho hàng tại nhiều địa điểm khác nhau Chức năng chính của kho là:
- Tiếp nhận hàng hóa - Lưu trữ và bảo quản hàng hóa - Chuyển hàng hóa từ khu vực lưu trữ đến nơi có nhu cầu hoặc nơi sử dụng
❖ Nhiệm vụ của kho - Đảm bảo sự sẵn có và cung cấp hàng hóa liên tục đều đặn, ổn định về số lượng,
chất lượng và thời gian - Điều chỉnh lưu lượng hàng hóa trong quá trình kinh doanh và phân phối - Xác định và đưa hàng hoá đến gần điểm tiêu thụ
- Bảo vệ hàng hóa khỏi tổn thất và hỏng hóc
❖ Phân loại kho hàng
Nhiệm vụ chính
Kho thu mua và kho tiếp nhận thường được đặt tại các cơ sở sản xuất, khu vực khai thác hoặc điểm giao thông như ga, cảng để thu mua hoặc tiếp nhận hàng hóa Chúng chỉ phục vụ việc tập kết hàng hóa trong một khoảng thời gian rồi chuyển đến điểm tiêu dùng hoặc các cơ sở xuất bán
Kho tiêu thụ chứa các thành phần sản xuất của nhà máy Nhiệm vụ chính của kho này là kiểm tra chất lượng, sắp xếp, phân loại và đóng gói hàng hóa thành các lỗ phù hợp để vận chuyển đến các doanh nghiệp thương mại hoặc các đơn vị tiêu dùng khác
Kho trung chuyển đặt tại các điểm trung chuyển hàng hóa, như ga, cảng, bến để chuyển giao hàng từ phương tiện vận chuyển này sang phương tiện vận chuyển khác
Kho dự trữ dùng để lưu trữ hàng hoá trong thời gian dài và chỉ được sử dụng khi có sự chỉ đạo trực tiếp từ cấp quản lý
Kho cung ứng và cấp phát thường đặt gần các đơn vị tiêu dùng để thuận tiện giao hàng cho khách hàng Loại kho này bao gồm hệ thống kho nguyên liệu của các doanh
Trang 26nghiệp sản xuất thường cung cấp nguyên liệu cho nơi sản xuất; và các kho hàng của doanh nghiệp thương mại thường cung ứng hàng hóa cho các đơn vị tiêu dùng
Đặc điểm kiến trúc
Kho kín được thiết kế để tạo ra môi trường bảo quản kín, có khả năng duy trì chế độ bảo quản hàng hoá một cách chủ động, giảm thiểu tác động từ các yếu tố môi trường bên ngoài
Kho nửa kín chỉ giới hạn sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài bằng cách che mưa, nắng cho hàng hoá mà không có các cấu trúc ngăn cách hoàn toàn với môi trường bên ngoài kho
Kho lộ thiên được sử dụng để tập trung dự trữ hàng hoá mà ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi các biến đổi của khí hậu hoặc thời tiết Đây thường là các bãi chưa có sự che phủ hoàn toàn, chủ yếu để lưu trữ hàng hoá tạm thời Phân theo lĩnh vực logistics
Hình thức sở hữu
Kho do chủ sở hữu điều hành hoặc kho tư nhân là các cơ sở lưu trữ được sở hữu và sử dụng độc quyền bởi các doanh nghiệp thương mại Các doanh nghiệp này có toàn quyền kiểm soát hàng tồn kho được lưu trữ trong các cơ sở này Sự sắp xếp này rất phù hợp cho các công ty có nguồn tài chính đáng kể Mặc dù các kho tư nhân mang lại lợi thế về tính linh hoạt trong quản lý và vận hành, nhưng chúng cũng dẫn đến tăng chi phí hậu cần và có thể hạn chế tính linh hoạt về địa điểm khi doanh nghiệp tìm cách mở rộng sang các thị trường mới
Mặt khác, kho thương mại, còn được gọi là kho công cộng, hoạt động như các thực thể kinh doanh độc lập cung cấp dịch vụ lưu trữ, bảo quản và vận chuyển dựa trên hợp đồng cho thuê và các điều khoản linh hoạt Kho thương mại cung cấp các dịch vụ được tiêu chuẩn hóa cho khách hàng, mang lại sự linh hoạt về tài chính và kinh tế, cùng với phạm vi hoạt động rộng hơn và trình độ chuyên môn quản lý chuyên nghiệp cao hơn Từ quan điểm tài chính, kho công cộng có thể có chi phí biến đổi thấp hơn so với chi phí cố định liên quan đến kho tư nhân
Trang 27Theo quy mô
Dựa vào diện tích, dung tích, khối lượng và giá trị sử dụng của hàng hoá, số lượng nhân viên công tác ở kho, người ta thường chia kho thành 3 loại: Kho lớn (tổng kho), kho trung bình và kho nhỏ
2.1.2 Quản trị kho hàng
Kho hàng không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ hàng hóa, mà còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động logistics và chuỗi cung ứng nhằm cung cấp hàng hóa cho khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất về mặt chi phí Quản lý kho hàng hiệu quả được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa cả trong nước và quốc tế Đối với các doanh nghiệp, kho hàng đóng vai trò quan trọng như sau:
• Giúp doanh nghiệp tổ chức, quản lý và vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả, từ đó giảm chi phí đối với mỗi sản phẩm
• Hỗ trợ giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa • Bảo đảm chất lượng và ổn định cung cấp hàng hóa, giúp doanh nghiệp nâng cao
vị thế cạnh tranh • Đóng vai trò quan trọng trong việc giao hàng đúng thời gian và địa điểm
❖ Khái niệm Quản lý kho bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động trong cơ sở lưu trữ Lập kế hoạch vận hành kho bao gồm chiến lược mạng lưới phân phối, thiết kế bố trí kho và đảm bảo có sẵn các thiết bị cần thiết Việc thực thi bao gồm các quá trình nhận hàng, bảo quản và lưu trữ hàng hóa cũng như phân phối và gửi đi
Giám sát hoạt động kho hàng đòi hỏi phải giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động liên quan đến cơ sở lưu trữ
Các nguyên tắc quản lý kho hiệu quả bao gồm việc thiết lập và duy trì các điều kiện hoạt động liên tục, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tổ chức quản lý lao động, đảm bảo năng suất đáp ứng các mục tiêu đã hoạch định, duy trì sự an toàn và bảo vệ nơi làm việc cũng như đảm bảo giao hàng chính xác, đầy đủ và kịp thời Ngoài ra, quản lý kho nhằm mục đích ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất tiềm ẩn, thiệt hại về tài sản, tính mạng
Trang 28con người và tác động đến môi trường, cũng như quản lý các rủi ro liên quan Các thước đo hiệu suất trong quản lý kho hàng tập trung vào việc tối đa hóa hiệu quả của nguồn nhân lực, vật chất và tài chính Hơn nữa, quản lý hàng hóa trong kho nhằm mục đích đảm bảo điều kiện bảo quản tối ưu, gọn gàng, sạch sẽ và an toàn bằng cách phân loại hàng hóa, tổng hợp hàng tồn kho, dán nhãn và định vị
❖ Mục đích • Bảo quản hàng hóa để tránh hư hỏng, giảm việc hàng hóa xuống cấp hay bị hỏng
nhanh chóng • Đảm bảo tồn trữ hàng hóa đầy đủ và cung cấp đúng lúc, không gây thiếu hụt cho
sản xuất liên tục • Duy trì lưu trữ hàng hóa để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, đảm
bảo sẵn có hàng hóa để tránh tình trạng khan hiếm, và tập kết hàng hóa để chuẩn bị cho việc xuất khẩu
• Luôn duy trì mức dự trữ an toàn phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh mà không tăng chi phí quá mức
• Thực hiện việc ghi sổ sách hàng hóa nhập xuất để hỗ trợ việc kiểm soát khi cần thiết
• Hoàn thành nhiệm vụ như một trung tâm tiếp nhận và phân phối hàng hóa một cách chuyên nghiệp
❖ Ý nghĩa Quản trị kho hàng giúp người quản lý nắm bắt thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và kịp thời trong quá trình vận hành của kho, từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp để duy trì hiệu quả và suôn sẻ trong chuỗi cung ứng Đồng thời, quản trị kho hàng cũng đóng góp vào việc giảm chi phí cho doanh nghiệp
Trang 292.2 Các hoạt động quản trị kho hàng
2.2.1 Bố trí, thiết kế kho hàng và phương tiện cất trữ, xếp dỡ hàng hóa trong kho
2.2.1.1 Bố trí và thiết kế kho bãi
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp cần tính toán diện tích cần thiết để chứa hàng và xác định vị trí lý tưởng để đặt kho Khi thiết kế kho, các nguyên tắc sau cần được tuân thủ: sử dụng nhà kho một tầng, tối ưu hóa việc di chuyển hàng hóa trong kho bằng cách sử dụng đường thẳng, áp dụng bốc xếp hiệu quả, giảm thiểu sự di chuyển không cần thiết trong kho, tận dụng tối đa độ cao của kho và sử dụng mặt bằng kho hiệu quả
Trong thời đại hiện nay, khoa học và công nghệ đã được áp dụng rộng rãi trong thiết kế và quản lý kho, với sự xuất hiện của các phần mềm quản lý hiện đại và sự phát triển của các công ty dịch vụ chuyên nghiệp Việc tính toán và thiết kế kho bãi thường được giao cho các bên nhà thầu xây dựng có chuyên môn và kỹ năng tương ứng
2.2.1.2 Các trang thiết bị cơ bản trong kho hàng
❖ Thiết bị bảo quản hàng hoá Giá tổng hợp: Là loại giá được sử dụng để lưu trữ và bảo quản nhiều loại hàng hóa từng chiếc và bao gói khác nhau Có hai loại giá: có tấm đáy và không có tấm đáy, với các hình dạng ngăn, ô vuông, chữ nhật hoặc kết hợp Các giá tổng hợp được làm từ gỗ, kim loại, bê tông cốt thép hoặc các vật liệu kết hợp khác, với số tầng thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu
Giá chuyên dùng: Được thiết kế để lưu trữ và bảo quản các loại hàng hóa cụ thể hoặc một vài loại hàng hóa cùng loại Có nhiều loại, kiểu và kích thước khác nhau, chuyên dùng cho việc chất xếp và bảo quản hàng hoá một cách thuận tiện
Bục hoặc kệ để hàng: Dùng để xếp hàng từng chiếc hoặc bao gói không tiếp xúc trực tiếp với nền kho Bục thường thấp hơn kệ và có thể có mặt phẳng liền hoặc mặt phẳng có khe hở Có thể có thành đứng hoặc không
Trang 30Sàn để hàng: Bảo quản hàng hóa trên mặt phẳng của nền kho, có mặt phẳng kín hoặc có khe hở Sản phẩm được xếp trên toàn bộ bề mặt sàn để tiết kiệm diện tích và mang lại tiện lợi, tuy nhiên, điều này có thể hạn chế thông thoáng so với bục và kệ
Cảm biến điều hòa nhiệt độ: Sử dụng để kiểm soát nhiệt độ trên dàn lạnh và không khí trong phòng Thiết bị tự động điều chỉnh làm mát và tắt động cơ khi nhiệt độ đạt mức cài đặt
Thiết bị điều chỉnh độ ẩm: Theo dõi, điều chỉnh và duy trì độ ẩm trong phòng ổn định theo yêu cầu của sản phẩm và vật liệu Điều này đảm bảo mức độ ẩm phù hợp để
bảo quản hàng hoá và sản phẩm trong nhà máy
❖ Thiết bị phòng chống cháy Việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy là vô cùng quan trọng và thiết yếu Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên kho, việc giáo dục thường xuyên về các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy là điều cần thiết Ngoài ra, kho phải được trang bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết để phòng cháy và chữa cháy Thiết bị chữa cháy trong kho có thể được phân thành hai loại chính:
• Thiết bị chữa cháy cơ bản bao gồm các dụng cụ như thang, xô đựng nước, xô, múc nước, bể hoặc bể chứa nước, thùng chứa cát và các dụng cụ khác có thể tự làm hoặc tự cung cấp Trách nhiệm sử dụng và bảo trì các công cụ này thuộc về mỗi cá nhân tại địa điểm kho trong trường hợp hỏa hoạn
• Thiết bị chữa cháy tiên tiến bao gồm bình chữa cháy, xe cứu hỏa, máy bơm nước, máy bơm cát, cuộn vòi và hệ thống phun nước tự động cũng như hệ thống báo cháy Những thiết bị tinh vi này rất quan trọng để ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với mọi trường hợp khẩn cấp liên quan đến hỏa hoạn
2.2.2 Quản trị lưu trữ hàng hóa trong kho
Quản lý và bảo quản hàng hóa trong kho đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính số lượng và chất lượng của sản phẩm khỏi các tác động có hại Để thực hiện công việc này, cần sử dụng một loạt các biện pháp kỹ thuật, tổ chức, và kinh tế Bảo quản hàng hóa cần tập trung vào việc duy trì số lượng và chất lượng của hàng hóa để hạn chế
Trang 31hoặc ngăn chặn các tác động có hại Việc bảo quản hàng hóa có những tác động quan trọng sau:
• Đáp ứng nhu cầu cung ứng: Bảo quản hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng hàng hóa đầy đủ, kịp thời, chính xác cho khách hàng, là điều kiện quan trọng để duy trì quá trình sản xuất liên tục và lưu thông hàng hóa bình thường
• Giảm thiểu hư hỏng và mất mát: Việc bảo quản hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu hư hỏng, biến chất, mất mát về số lượng và chất lượng do các nguyên nhân như ẩm mốc, côn trùng phá hoại, han rỉ, đổ vỡ
• Sử dụng tối ưu diện tích kho và trang thiết bị: Bảo quản hàng hóa cần được thực hiện một cách hợp lý để tận dụng diện tích kho và trang thiết bị, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công việc nhập - xuất, kiểm tra và kiểm kê hàng tồn kho • Giảm chi phí: Bảo quản tốt hàng hóa ở kho giúp giảm chi phí hao hụt và các tổn thất khác trong quản lý kho, giảm chi phí lưu thông và hao hụt hàng hoá, đồng thời tạo ra sản phẩm chất lượng được chấp nhận bởi khách hàng
Với những tác dụng này, nghiệp vụ bảo quản hàng hóa trong kho đóng vai trò quan trọng nhất và là trung tâm của hoạt động kho
❖ Định nghĩa Việc lưu kho và bảo quản hàng hóa là quá trình tiếp nhận, sắp xếp, bảo quản và kiểm tra nhằm giảm thiểu mức mất mát và hư hỏng, cũng như đảm bảo chất lượng hàng hóa và thuận tiện cho việc xuất hàng từ kho Hàng hoá được lưu kho bao gồm:
• Hàng hoá được mua để cung cấp vật tư cho các công trình đã được phê duyệt trong kế hoạch thiết kế và thi công
• Vật tư, vật liệu, thiết bị được mua để phục vụ thi công các công trình theo tiến độ cung ứng vật tư và thi công đã được phê duyệt
• Vật tư, vật liệu, thiết bị được đưa tới công trình và được bảo quản theo quy trình cụ thể
❖ Vận chuyển, sắp xếp hàng
Trang 32Hàng hóa sau khi đã được kiểm tra sẽ được vận chuyển, sắp xếp vào các địa điểm được chỉ định theo sơ đồ bố trí kho và được đánh dấu, dán nhãn theo quy định của kho Nguyên tắc sắp xếp hàng hóa đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau:
• Hàng hóa được đặt đúng vị trí theo mặt bằng xây dựng được phê duyệt • Hàng hóa được định vị phù hợp dựa trên tính chất và yêu cầu sử dụng (đối với
quá trình xuất nhập) cũng như nhu cầu bảo quản • Hàng hóa được sắp xếp sao cho dễ nhận biết và kiểm tra, tránh nhầm lẫn • Các mặt hàng đặc biệt, chẳng hạn như vật liệu dễ cháy, nổ, được lưu trữ trong
kho được trang bị thiết bị phòng chống cháy nổ và được giữ ở khoảng cách an toàn với các tòa nhà và khu vực lưu trữ khác, theo quy định của nhà nước và công ty Hàng hóa trong kho được theo dõi bằng phiếu kiểm kê theo quy định của Bộ Tài chính đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả
❖ Lưu kho Trường hợp vật liệu mua vào thi công vượt quá số lượng yêu cầu do thay đổi thiết kế, đơn vị thi công phải báo cáo các bộ phận liên quan xin ý kiến Tổng Giám đốc để phân bổ lại cho dự án khác Trong thời gian chờ vận chuyển cần bảo quản hàng hóa đúng cách Bộ phận kho phải thực hiện các hoạt động sau để bảo quản hàng hóa trong kho:
• Thường xuyên kiểm tra, giám sát điều kiện bảo quản, tình trạng hàng hóa, tình hình an toàn, an ninh của kho.Kiểm tra và theo dõi thường xuyên về điều kiện bảo quản, tình trạng hàng hóa và an toàn, an ninh của kho
• Duy trì và bổ sung các điều kiện vật chất nhằm hạn chế sự hư hỏng, suy giảm chất lượng và mất mát hàng hoá do tác động tiêu cực như mưa, gió, trộm cắp và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập hàng
• Chủ động và kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình bảo quản và bảo vệ kho tàng và hàng hoá, và báo cáo người phụ trách đơn vị giải quyết nếu vấn đề vượt ra ngoài tầm kiểm soát
Hồ sơ lưu kho bảo quản hàng hoá gồm các tài liệu như phiếu giao nhận hàng, thẻ kho, phiếu nhập-xuất kho và các hồ sơ khác hình thành trong quá trình hoạt động của kho
Trang 33❖ Quy định sắp xếp hàng hóa • Thủ kho phải lập sơ đồ kho và dán ngay ngoài cửa Khi có sự thay đổi về hàng
hoá hoặc cách sắp xếp, thủ kho phải cập nhật sơ đồ kho (ghi rõ ngày cập nhật) • Các kệ trong kho được ký hiệu A, B, C, D và các tầng 1, 2 (ví dụ: A1, A2)
Nhãn dán chỉ vị trí của từng ô trong kệ phải có mũi tên để chỉ vị trí tương ứng • Thủ kho chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm soát việc xếp dỡ hàng hóa trong
kho, đảm bảo công cụ và cách thức xếp dỡ phù hợp và không làm tổn hại đến sản phẩm
• Chỉ thủ kho mới có quyền đưa hàng hóa vào hay chuyển dịch chúng trong kho, trừ những cá nhân được uỷ quyền
• Trước khi nhập hàng, kho phải sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng Hàng hoá trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhàng để tránh va chạm và đổ vỡ Hàng hoá sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng và các loại hàng hoá dư phải để vào khu vực riêng
❖ Quy định bảo quản hàng hóa • Đối với các loại hàng hoá có chỉ dẫn bảo quản trên bao bì, phải thực hiện theo
hướng dẫn của nhà sản xuất • Với các loại thực phẩm, gia vị dễ hư hỏng, thủ kho phải trao đổi với nhân viên
mua hàng và bộ phận sử dụng để có biện pháp bảo quản phù hợp
2.2.3 Quản trị hàng tồn kho
Dự báo hàng tồn kho là quá trình sử dụng dữ liệu lịch sử và phương pháp phân tích để dự đoán mức tồn kho cụ thể cho sản phẩm, hàng hóa trong tương lai Mục tiêu chính của dự báo hàng tồn kho là xác định nhu cầu dự kiến và những biến động trong tương lai, cho phép chuẩn bị thích hợp trong quản lý hàng tồn kho Dự báo hàng tồn kho có thể sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau, bao gồm mô hình tính toán, mô hình thống kê, học máy và phân tích dự đoán Dữ liệu cần thiết để dự báo hàng tồn kho thường bao gồm dữ liệu khối lượng bán hàng lịch sử, mô hình nhu cầu của khách hàng, xu hướng theo mùa và các yếu tố ảnh hưởng khác như chiến dịch tiếp thị hoặc sự kiện đặc biệt
Trang 34❖ Phương pháp dự báo tồn kho truyền thống Tiền đề cơ bản của bất kỳ phương pháp dự báo nào là nhu cầu thực tế sẽ tuân theo một số hình mẫu, thường gắn liền với xu hướng, tính thời vụ hoặc mối quan hệ nhân quả (Chase, 1997) Các mô hình sau đó được bổ sung với một số ảnh hưởng ngẫu nhiên Theo Chase (2013), phương pháp dự báo có thể được chia thành hai loại chính, định tính và định lượng phương pháp Các phương pháp định tính được định nghĩa là “những phương pháp dựa vào đánh giá chủ quan của một người hoặc một nhóm người” (tr 83), và các phương pháp định lượng được định nghĩa là “những phương pháp dựa vào chỉ dựa trên lịch sử bán hàng trong quá khứ hoặc được xây dựng trên mối quan hệ giữa doanh số bán hàng trong quá khứ và một số thông tin khác (các) biến” (tr 83) Đối với ông, các phương pháp dự báo của mọi công ty thường chứa đựng một số yếu tố chủ quan, phán xét Các nhà quản lý thường ủng hộ việc dự báo mang tính phán đoán hơn là các phương pháp định lượng, và thông thường các nhà quản lý thiếu hiểu biết về các phương pháp định lượng (Sanders & Manrodt, 2003)
Các phương pháp dự báo định tính phổ biến nhất là phán đoán độc lập, ủy ban phán quyết, ước tính của lực lượng bán hàng, ý kiến của ban điều hành (Chase, 2013) và Delphi kỹ thuật (Chatfield, 2000) Những phương pháp này là những phán đoán hoặc ước tính được thực hiện bởi một trong hai các cá nhân hoặc ủy ban ở các bộ phận khác nhau của tổ chức dựa trên kiến thức và quyết tâm cảm xúc (Chase, 2013) Vì vậy, các phương pháp khác nhau tùy theo người thực hiện dự báo và hoạt động nào giám sát nó Ví dụ: “ước tính lực lượng bán hàng” được thực hiện bởi đội ngũ bán hàng, lực lượng và “các ý kiến của ban điều hành” được thực hiện bởi ban lãnh đạo cấp cao Kỹ thuật Delphi hơi khác biệt so với các phương pháp khác vì đây là một quá trình lặp đi lặp lại trong đó một nhóm các chuyên gia đưa ra ý kiến và chia sẻ ý kiến phản hồi với nhau để đi đến thống nhất (Chatfield, 2000)
Dự báo định tính có ba nhược điểm chính: sai lệch, khả năng xử lý hạn chế và hiệu lực ngắn hạn Dự báo dựa trên các phương pháp định tính có xu hướng thiên về các cá nhân đã phát triển dự báo (Chase, 2013; Caniato, Kalchschmidt & Ronchi, 2011; Sanders & Manrodt, 2003) Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp định tính còn phụ thuộc vào nguồn nhân lực hạn chế, khả năng xem xét và xử lý thông tin vì dữ liệu định tính chủ yếu là kiến thức bí quyết hoặc mô tả bằng văn bản (Sanders & Manrodt, 2003)
Trang 35Phương pháp định tính phụ thuộc vào sự quan sát và hiểu biết về xu hướng và động lực của thị trường, và do phương pháp định tính mang tính chủ quan, chúng không luôn chính xác theo thời gian (Chase, 2013)
Các phương pháp định lượng được chia thành hai loại là chuỗi thời gian và nguyên nhân (Chase, 2013) Phương pháp chuỗi thời gian giả định rằng doanh số bán hàng trong tương lai sẽ theo cùng một khuôn mẫu với doanh số bán hàng trong quá khứ Một số các lớp của phương pháp chuỗi thời gian là bước đi đơn giản hoặc ngẫu nhiên, tính trung bình động, hàm mũ làm mịn, phân rã và ARIMA Các phương pháp nhân quả dựa trên giả định rằng tương lai doanh số bán hàng có liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi của một số biến số khác Các phương pháp nhân quả phổ biến nhất là các mô hình hồi quy đơn giản, hồi quy bội, ARIMAX và các mô hình thành phần không quan sát được Dự báo định lượng có ba nhược điểm: phụ thuộc vào chất lượng dữ liệu đầu vào và mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập, yêu cầu về tập dữ liệu lớn và độ chính xác dài hạn thấp Sự phụ thuộc vào dữ liệu hàm ý rằng các phương pháp định lượng chỉ có tác dụng tốt như dữ liệu họ sử dụng (Caniato và cộng sự, 2011) Phương pháp chuỗi thời gian đòi hỏi một lượng lớn dữ liệu lịch sử và điều chỉnh từ từ theo những thay đổi về doanh số bán hàng và các dự báo dựa trên chuỗi thời gian có xu hướng không chính xác khi khoảng thời gian dự báo dài và nếu dữ liệu hiện tại có biến động lớn
Đối với các mô hình nhân quả, độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào mối quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc (Chase, 2013) Các biến độc lập cần được được xác định và ước tính chính xác và chúng cần nhiều thời gian hơn để phát triển, một hiểu biết về thống kê và lưu trữ dữ liệu lớn
Các phương pháp dự báo định tính và định lượng có thể được kết hợp bằng cách thực hiện cả hai phương pháp một cách độc lập và sau đó kết hợp chúng một cách khách quan hoặc chủ quan (Sanders & Ritzman, 2004) Ví dụ, việc kết hợp mục tiêu có thể tính toán mức trung bình giữa dự báo định lượng và định tính, trong khi kết hợp chủ quan lấy thông tin theo ngữ cảnh vào xem xét Sự kết hợp này có thể làm giảm tác động của sai lệch, giả định không chính xác, và lỗi mô hình Trong trường hợp tốt nhất, sự kết hợp của các phương pháp sẽ triệt tiêu lẫn nhau lỗi Tuy nhiên, theo Sanders và Ritzman (2004), phương pháp kết hợp có thể dẫn đến đến ý thức sở hữu thấp do tính khách quan cao, đây là điểm bất lợi của phương pháp
Trang 36Để dựa vào các dự báo để ra quyết định cần phải đảm bảo tính chính xác Độ chính xác có thể được đo bằng nhiều cách, thường bằng cách so sánh dự báo khác với trước đó như thế nào dữ liệu bán hàng tham khảo (Fiig, Härdling, Pölt, & Hopperstad, 2014) Các phương pháp phổ biến cho việc này là độ lệch trung bình, độ lệch tuyệt đối trung bình
❖ Mục tiêu thực hiện Phần này mô tả một số mục tiêu hoạt động và liên hệ chúng với việc dự báo nhu cầu Theo Slack và cộng sự (2013), mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp có thể được tóm tắt trong năm mục tiêu hoạt động: chất lượng, tốc độ, độ tin cậy, tính linh hoạt và chi phí Các mục tiêu đóng vai trò là hướng dẫn giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh Theo Slack và cộng sự (2013), “tốc độ” mục tiêu hiệu suất được định nghĩa là thời gian giữa việc nhập đơn hàng của khách hàng cho đến khi giao hàng Đối với họ, việc ra quyết định nhanh chóng và suôn sẻ
Dòng nguyên liệu là những khía cạnh quan trọng để đảm bảo phản hồi nhanh chóng cho khách hàng Aminov, De Smet, Jost, và Mendelsohn (2019) cho rằng tốc độ ra quyết định của công ty là liên quan chặt chẽ đến hiệu quả hoạt động tổng thể của công ty Nghiên cứu của họ tiếp tục cho thấy rằng những công ty đưa ra quyết định nhanh chóng có khả năng đưa ra quyết định chất lượng cao gấp đôi, do đó có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn Vì việc dự báo nhu cầu được cải thiện hàm ý rằng hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh chóng, có thể dẫn đến cải thiện hiệu suất tốc độ hoạt động
Theo Slack và cộng sự (2013), “độ tin cậy” của mục tiêu hoạt động đo lường những gì mức độ mà khách hàng có thể tin cậy vào nhà cung cấp để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ khi cần thiết hoặc khi đã đồng ý trước đó Điều này bao gồm việc giao đơn đặt hàng, với số lượng phù hợp, tới đúng địa chỉ điểm đến, vào đúng thời điểm, theo quy định của khách hàng và lời hứa của nhà cung cấp Một số các nghiên cứu coi độ tin cậy là việc thực hiện đơn hàng hoàn hảo (ví dụ Hofman, 2004) Độ tin cậy là thường được thực hiện thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, điều này cuối cùng dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc tiết kiệm (Slack và cộng sự, 2013) Về mặt này, việc dự báo nhu cầu được cải thiện có thể dẫn đến cải thiện độ tin cậy với điều kiện là độ chính xác của dự báo được cải thiện dẫn đến việc sử dụng tốt hơn tài nguyên
Trang 37Slack và cộng sự (2013) mô tả tính linh hoạt như một chỉ báo về mức độ nhà cung cấp có thể thay đổi quá trình trong một hoạt động Điều này bao gồm khả năng thực hiện nén thời gian hoặc tăng quy mô sản xuất để cung cấp những đơn đặt hàng nhất định, khả năng sắp xếp lại các quy trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu không đồng nhất của khách hàng hoặc sự đa dạng của sản phẩm và khả năng thể hiện khả năng phục hồi trước những xáo trộn Theo Bursa (2013), nhiều thị trường ngày nay đòi hỏi tính linh hoạt đáng kể vì chúng được đặc trưng bởi nhu cầu không chắc chắn và những thay đổi nhanh chóng, và để cạnh tranh trong những môi trường như vậy, các công ty phải cảm nhận và thấy trước những thay đổi của thị trường, trong đó dự báo là rất quan trọng và nhanh chóng thích ứng với những thay đổi này
Việc giảm chi phí mang lại lợi ích, cả về việc đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn và lợi thế cạnh tranh, làm cho các công ty ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả và các yếu tố khác nguyên nhân gây mất ổn định (Slack và cộng sự, 2013) Cải thiện quá trình dự báo nhu cầu dọc theo chuỗi cung ứng có thể giảm chi phí chuỗi cung ứng bằng cách cho phép giảm yêu cầu tồn kho (Jaipurira & Mahapatra, 2014)
Chất lượng là mục tiêu hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào sự mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ (Slack và cộng sự, 2013) Nói cách khác, chất lượng được cảm nhận có thể phụ thuộc vào việc thực hiện các mục tiêu đã đề cập khác và do đó không được giải quyết như một vấn đề độc lập mục tiêu thực hiện trong nghiên cứu
Như đã thảo luận trước đó, việc dự báo nhu cầu được cải thiện có thể dẫn đến cải thiện tốc độ, độ tin cậy, tính linh hoạt và chi phí Chương 3 và 4 sẽ mô tả AI và cách nó có thể hỗ trợ những cải tiến trong các mục tiêu hiệu suất chuỗi cung ứng này bằng cách cải thiện dự báo nhu cầu
2.2.4 Quản trị công tác xuất, nhập hàng hóa
Quy trình là một khái niệm cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định và chuyển đổi ý tưởng thành kết quả hữu hình và hiệu quả Nó bao gồm một loạt các quy tắc và hướng dẫn chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện một nhiệm vụ theo một trình tự nhất quán
Trang 38Định nghĩa: Bất kỳ hoạt động hoặc tập hợp hoạt động nào sử dụng các nguồn lực để chuyển hóa đầu vào thành đầu ra đều có thể được coi là một quá trình
❖ Quy trình nhận hàng Quy trình tiếp nhận hàng hóa là bước khởi đầu quan trọng trong hoạt động kho bãi Việc thực hiện đúng quy trình nhận hàng tại kho có ý nghĩa quan trọng chủ yếu vì những lý do sau:
• Đảm bảo nhận hàng đúng số lượng và chất lượng • Tuân thủ các nguyên tắc, quy trình đã được thiết lập trong quá trình tiếp
nhận nhằm xác định kịp thời tình trạng bao bì, chất lượng hàng hóa để có giải pháp kịp thời
• Nó cho phép tiếp nhận hàng hóa kịp thời và nhanh chóng, giúp giải phóng phương tiện vận chuyển nhanh chóng, giảm chi phí và đảm bảo an toàn cho hàng hóa
Thực hiện tốt quá trình tiếp nhận hàng hóa ở kho giúp hạn chế tình trạng thiếu hụt, mất mát và hư hỏng sản phẩm, tạo điều kiện giảm chi phí lưu thông và tăng lợi nhuận của đơn vị sản xuất kinh doanh
Thông tin nhập hàng: Khi nhận thông báo về việc nhập hàng, phòng mua hàng lập một bản tiến độ mua hàng theo biểu mẫu quy định Tiến độ nhập hàng được chuyển cho phòng mua hàng và kho để xác định tiến độ giao hàng cho khách
Kiểm tra hàng hóa: Khi hàng nhập kho, Thủ kho và nhân viên giao nhận hàng phải kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn từ hợp đồng mua bán Mọi sự không phù hợp phải được ghi nhận và xử lý theo quy định, và hàng hóa đạt yêu cầu mới được nhập kho
Quá trình nhập kho và sắp xếp hàng hóa: Hàng hóa được sắp xếp theo bảng hướng dẫn lưu kho và hướng dẫn công việc lưu kho, sau đó thủ kho cập nhật thông tin hàng hóa và lưu hồ sơ hàng nhập Thẻ kho được ghi nhận đầy đủ thông tin và thực hiện theo thứ tự thời gian nhập xuất vào cột đầu tiên Mỗi loại hàng hoá phải có một thẻ kho riêng
❖ Quy trình xuất hàng
Trang 39Quy trình này xác định cách thức đảm bảo rằng hàng hóa được xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng đúng quy định nhằm tránh sử dụng sai, làm hỏng, suy giảm chất lượng và mất mát Quy trình này áp dụng cho tất cả các sản phẩm do công ty mua và cung cấp
Xuất hàng là một giai đoạn quan trọng, quyết định việc hoàn thành kế hoạch hoạt động kinh doanh của kho và ảnh hưởng tích cực đến khách hàng Xuất hàng đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời gian là yếu tố quan trọng để nâng cao uy tín và tạo cơ hội mở rộng phạm vi kinh doanh cho kho Chuẩn bị giao hàng tốt cũng giúp tạo lòng tin với khách hàng, giảm thủ tục phiền hà và tạo cơ hội tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của kho
Các bước chuẩn bị giao hàng bao gồm lập kế hoạch xuất hàng, xác nhận yêu cầu xuất hàng, kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa, lập phiếu xuất kho, kiểm tra lại thông tin trên hóa đơn và liên hệ với nơi nhận hàng để xác định thông tin đối tác và thông tin giao hàng
Trước khi giao hàng, nhân viên giao nhận cần liên hệ với nơi nhận hàng, xác định thời gian và người nhận hàng, thông tin đường đi, đồng thời chuẩn bị các phương án dự phòng như phương tiện chuyển hàng, để đảm bảo giao hàng đúng hẹn, đầy đủ và an toàn Khi tiến hành giao hàng, cần kiểm tra hàng hóa cùng với khách hàng, đảm bảo đầy đủ và chính xác Nếu có vấn đề phát sinh, nhân viên giao nhận phải liên hệ phòng bán hàng để giải quyết, không tự ý xử lý Sau đó, nhân viên giao nhận cần chuyển bản photo phiếu xuất kho cho phòng bán hàng lưu trữ và xử lý
2.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản trị kho hàng
Chỉ tiêu tốc độ lưu chuyển hàng hóa qua kho là chỉ tiêu thể hiện thời gian hàng hóa lưu kho dài hay ngắn, và được xác định bằng một trong hai chỉ tiêu:
Số ngày của một vòng lưu chuyển:
N = 𝑂𝑡𝑏 х T
𝑋 (ngày) Số vòng lưu chuyển:
V = 𝑋
Trang 40Trong đó, 𝑂𝑡𝑏 : tồn kho trung bình trong kỳ (tấn) T : Thời gian theo lịch trong kỳ (ngày)
X : Lượng vật tư/ hàng hóa - xuất kho trong kỳ (tấn)
2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quản trị kho hàng
❖ Vị trí và tình trạng kho bãi dịch vụ kho hàng Vị trí và tình trạng của cơ sở kho bãi là những thành phần quan trọng của dịch vụ kho bãi, ảnh hưởng đến sự thuận tiện trong vận chuyển hàng hóa Một vị trí kho lý tưởng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận dễ dàng, rút ngắn chuỗi cung ứng và giảm thiểu chi phí vận chuyển không cần thiết
Hơn nữa, hiện trạng vật chất của nhà kho là yếu tố không nên bỏ qua khi thuê mặt bằng lưu trữ Kho phải được bố trí trên khu đất cao để tránh ẩm ướt, nấm mốc và có đường vào đủ rộng để xe cộ di chuyển Hệ thống cấp và thoát nước đầy đủ là cần thiết để hỗ trợ các quá trình sản xuất thông thường Tùy thuộc vào loại hàng hóa được lưu trữ, cần xem xét các điều kiện bổ sung của kho như sạch sẽ, khô ráo và không có sâu bệnh, côn trùng Đánh giá cả vị trí và tình trạng của kho là một khía cạnh quan trọng trong việc đánh giá dịch vụ kho bãi
❖ Hệ thống quản lý kho hiện đại Một sự giám sát phổ biến khác của các nhà cung cấp dịch vụ kho bãi là thiếu hệ thống quản lý kho hiện đại Hệ thống quản lý kho hiện đại có thể tối ưu hóa việc quản lý hàng tồn kho, theo dõi và kiểm soát luồng hàng hóa ra vào cũng như quản lý việc vận chuyển và giao hàng Việc thiếu một hệ thống hiện đại có thể dẫn đến việc kiểm soát hàng tồn kho kém, dẫn đến lãng phí và thường xuyên thất thoát hàng hóa
❖ Chi phí lưu trữ và xử lý đơn hàng Chi phí lưu trữ có thể là một mối quan tâm đáng kể đối với các doanh nghiệp Chi phí lưu trữ cao có thể cản trở tăng trưởng doanh thu Điều quan trọng là phải đánh giá các yếu tố này để xác định giá thuê phù hợp Ngoài ra, những cân nhắc như quy mô hàng hóa và khả năng tài chính sẽ giúp đưa ra quyết định về mức giá thuê hợp lý
❖ Tính linh hoạt trong quản lý dịch vụ kho bãi Tính linh hoạt là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro và sai sót trong quá trình xử lý đơn hàng, từ khâu đóng gói đến vận chuyển Thích ứng nhanh với những thay đổi đảm