1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích và đề xuất giải pháp tăng hiệu quả các dịch vụ cung cấp chiến lược truyền thông của công ty tikpro academy

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và đề xuất giải pháp tăng hiệu quả các dịch vụ cung cấp chiến lược truyền thông của công ty TikPro Academy
Tác giả Nguyễn Ngọc Nhân
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Phương Thủy
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 7,89 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 5. Kết cấu nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TIKPRO ACADEMY (17)
    • 1.1. Tổng quan về công ty TikPro Academy (17)
    • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (18)
    • 1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (19)
    • 1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh (19)
      • 1.4.1. Mô hình kinh doanh (19)
      • 1.4.2. Các dịch vụ cung cấp (20)
    • 1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh (21)
      • 1.5.1. Thị trường hoạt động (21)
      • 1.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (25)
    • 1.6. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban (31)
      • 1.6.1. Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp (31)
      • 1.6.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tiêu biểu (32)
    • 1.7. Phương hướng phát triển và nhiệm vụ của công ty (36)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRUYỀN THÔNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG (37)
    • 2.1.1. Định nghĩa thương hiệu và các thành phần cơ bản của thương hiệu (37)
    • 2.1.2. Bộ nhận dạng thương hiệu - Brand Identity (38)
    • 2.1.3. Giá trị thương hiệu (38)
    • 2.1.4. Kiến thức về thương hiệu (39)
    • 2.2. Quy trình branding và mối quan hệ với mạng xã hội (41)
      • 2.2.1. Quy trình phát triển thương hiệu - Định nghĩa và vai trò (41)
      • 2.2.2. Ảnh hưởng của mạng xã hội và sự đổi mới trong quy trình branding (45)
    • 2.3. Lý thuyết về mô hình STP (49)
    • 2.4. Lý thuyết về mô hình SWOT (51)
    • 2.5. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông trên mạng xã hội, đặc biệt là nền tảng TikTok (52)
      • 2.5.1. Các nhân tố vi mô – Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (52)
      • 2.5.2. Các nhân tố vĩ mô – Mô hình PEST (55)
    • 2.6. Ảnh hưởng từ các nguồn lực lên hoạt động xây dựng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội (59)
      • 2.6.1. Ảnh hưởng từ nhân sự (59)
      • 2.6.2. Ảnh hưởng từ tài chính (60)
      • 2.6.3. Ảnh hưởng từ các công cụ, trang thiết bị (60)
      • 2.6.4. Ảnh hưởng từ nguồn dữ liệu, thông tin (61)
    • 2.7. Tiêu chí và chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả của việc xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu (61)
  • Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY TIKPRO ACADEMY (64)
    • 3.1. Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban Planning công ty TikPro Academy (64)
    • 3.2. Thực trạng hoạt động xây dựng chiến lược truyền thông của công ty TikPro (65)
      • 3.2.1. Mục tiêu xây dựng các chiến lược branding cho khách hàng của TikPro (65)
      • 3.2.2. Thực trạng quy trình làm việc thực tế của phòng ban Planning (66)
    • 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng chiến lược truyền thông của công ty TikPro (69)
      • 3.3.1. Các nhân tố vi mô (69)
      • 3.3.2. Các nhân tố vĩ mô (73)
    • 3.4 Phân tích STP cho TikPro (78)
      • 3.4.1. Phân khúc thị trường (78)
      • 3.4.2. Thị trường mục tiêu (79)
      • 3.4.3. Định vị thương hiệu (80)
    • 3.5. Phân tích SWOT xây dựng chiến lược truyền thông của TikPro Academy (81)
      • 3.5.1. S – Điểm mạnh (81)
      • 3.5.2. W – Điểm yếu (82)
      • 3.5.3. O – Cơ hội (83)
      • 3.5.4. T – Thách thức (86)
      • 3.5.5. Ma trận SWOT xây dựng chiến lược truyền thông công ty TikPro (0)
    • 3.6. Đánh giá thực trạng xây dựng chiến lược truyền thông của công ty TikPro (87)
      • 3.6.1. Những thành tựu đạt được (87)
      • 3.6.2. Những mặt còn hạn chế (89)
  • Chương 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU SUẤT TRUYỀN THÔNG TRÊN NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI CHO CÔNG TY TIKPRO (94)
    • 4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (94)
      • 4.1.1. Định hướng của doanh nghiệp dành cho các khách hàng mục tiêu (94)
      • 4.1.2. Bối cảnh xã hội (94)
      • 4.1.3. Xu hướng mua sắm hiện đại trên nền tảng TikTok và các giải pháp cho thương hiệu (95)
      • 4.1.4. Xu hướng Shoppertainment – Livestream bán hàng (97)
    • 4.2. Đề xuất các giải pháp (99)
      • 4.2.1. Cộng tác với các công ty nghiên cứu thị trường chuyên sâu – BuzzMetrics (99)
      • 4.2.2. Xây dựng chiến lược nội dung cho khách hàng trên nền tảng Facebook (102)
      • 4.2.3. Mở rộng dịch vụ - Cung cấp dịch vụ “Xây dựng chiến lược Livestream” . 93 4.2.4. Mở rộng quy mô khách hàng bằng công cụ Similar Web (105)
    • 4.3. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất (111)
      • 4.3.1. Đánh giá giải pháp “Cộng tác với công ty nghiên cứu thị trường chuyên sâu – BuzzMetrics” (111)
      • 4.3.2. Tính khả thi của giải pháp “Mở rộng quy mô khách hàng bằng công cụ (112)
  • KẾT LUẬN (113)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (114)

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của các chiến lược xây dựng thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội nói chung và TikTok nói riêng, các thách thức về mức độ cạnh tranh gay gắt trong ngành mà

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu về:

• Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của mạng xã hội đến các hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu cho các nhãn hàng, ảnh hưởng của mạng xã hội đến quảng cáo truyền thống, cách tiếp thị và tương tác với khách hàng

• Phân tích thực trạng hoạt động lập chiến lược xây dựng thương hiệu, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động Marketing của TikPro trong 3 năm qua

• Xác định các thách thức và cơ hội mà mạng xã hội mang lại cho doanh nghiệp và thương hiệu

Từ đó, tác giả ứng dụng vào tìm hiểu các chiến lược để xây dựng thương hiệu cho các nhãn hàng trên TikTok và đề xuất các cách tiếp cận với người dùng nhằm tăng cường sự hiện diện của thương hiệu và tương tác hiệu quả với người xem trên nền tảng này Thông qua việc phân tích toàn diện về các xu hướng mới nhất và hành vi của người tiêu dùng, cũng như đối tượng người xem trên TikTok, đưa ra các chiến lược xây dựng thương hiệu có tính ứng dụng thực tế hơn cho các thương hiệu, xây dựng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp liệt kê kết hợp với thu thập dữ liệu:

• Thông tin thứ cấp: Thu thập các số liệu có sẵn từ báo chí hay sổ sách, tài liệu báo cáo của TikPro, các bài khóa luận, báo cáo, các website có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu

• Thông tin sơ cấp: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát chất lượng cung cấp dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp, từ đó tổng hợp và sắp xếp dữ liệu để mô tả cụ thể mô hình và quy trình hoạt động của doanh nghiệp

Phương pháp xử lý số liệu và thu thập dữ liệu thứ cấp của công ty về các chỉ số kết quả đạt được từ các hoạt động truyền thông và kinh doanh, từ đó sử dụng phương pháp so sánh để so sánh sự biến động số liệu qua các năm, đưa ra nhận xét về sự tăng giảm của các dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích ra thực trạng, ưu nhược điểm trong quy trình hoạt động xây dựng chiến lược truyền thông của công ty TikPro, từ đó đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực và cấp thiết nhằm cải thiện và tối ưu hóa được hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.

Kết cấu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về Công ty TikPro Academy

Chương 2: Cơ sở lý luận về truyền thông và hoạt động truyền thông

Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động xây dựng chiến lược truyền thông của công ty TikPro Academy

4 Chương 4: Đề xuất giải pháp tăng hiệu suất truyền thông trên nền tảng mạng xã hội cho Công ty TikPro

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TIKPRO ACADEMY

Tổng quan về công ty TikPro Academy

(Nguồn: Website công ty) Tên tiếng Việt: Cổ phần Giáo dục và Đào tạo TikPro Academy

Tên viết tắt: TikPro Việt Nam

Website: https://tikpro.edu.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/TikPro.HaHuySang

Người đại diện: Tổng Giám đốc Hà Huy Sáng

Trụ sở chính: 67, Khúc Thừa Dụ Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh Hồ Chí Minh: 9 Đường số 9, KDC Kim Sơn, Phường Tân Phong, Quận

7, Thành phố Hồ Chí Minh

TikPro Academy là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ truyền thông và quảng cáo trên mạng xã hội Công ty giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả truyền thông và xây dựng thương hiệu TikPro Academy được đào tạo và cấp phép bởi chính TikTok để cung cấp các dịch vụ chuyên sâu về quảng cáo và tiếp thị trên nền tảng này Công ty tập trung vào cung cấp các dịch vụ tư vấn, giải pháp tối ưu các chiến dịch cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các dịch vụ chủ yếu bao gồm tạo ra các chiến dịch quảng cáo, theo dõi kết quả và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo trên TikTok TikPro Academy cam kết đem đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất để giúp doanh nghiệp làm chủ được công nghệ số nhằm nâng cao doanh số và phát triển thương hiệu.

Hình 1 1 Logo Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo TikPro Academy

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

TikPro Academy Việt Nam là một công ty chuyên cung cấp các giải pháp quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội, được thành lập vào năm 2019 bởi CEO Hà Huy Sáng và đội ngũ cộng sự Công ty được thành lập với mục tiêu ban đầu là kết nối để cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội trên các nền tảng truyền thông như Facebook, TikTok và Google Ads

TikPro nhanh chóng thu hút được sự quan tâm hợp tác từ nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau nhờ vào sự phát triển vượt bậc của TikTok lúc bấy giờ Năm 2020, công ty tập trung vào việc xây dựng đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao và thiết lập các phòng ban chuyên biệt để cung cấp các dịch vụ truyền thông từ Google, TikTok, Yandex và Facebook cho các khách hàng doanh nghiệp Từ đây, TikPro chứng minh được hướng đi đúng đắn của công ty và tiềm năng tăng trưởng trong lĩnh vực này

Tiếp tục học hỏi và phát triển các chiến lược, mở rộng mạng lưới khách hàng, TikPro đạt được thành công đáng kể khi chính thức trở thành đối tác chiến lược của TikTok vào năm 2021, một trong những nền tảng có tốc độ phát triển chóng mặt lúc bấy giờ Điều này chứng tỏ uy tín và khả năng làm việc của công ty trong việc triển khai thực hiện các chiến dịch truyền thông hiệu quả trên TikTok Đồng thời, TikPro cũng tăng cường cơ sở hạ tầng và mở rộng quy mô kinh doanh

Tiếp tục phát triển, vào đầu năm 2022, TikPro quyết định mở rộng quy mô bằng việc mở rộng chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu là tiếp cận các doanh nghiệp vừa và lớn, bên cạnh đó là cung cấp các giải pháp về xây dựng thương hiệu trên nền tảng TikTok Đây là bước ngoặt quan trọng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và tầm nhìn của TikPro trong việc tận dụng tiềm năng của thị trường truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ

Với định hướng mở rộng phạm vi hoạt động, TikPro tiếp tục mở rộng đa dạng ngành nghề hơn để cung cấp dịch vụ, hướng đến mục tiêu trở thành một đơn vị truyền thông hàng đầu trên toàn quốc

Nhìn chung, TikPro đã trải qua một quá trình phát triển đáng kể trong khoảng thời gian 5 năm hoạt động Từ việc thành lập và tự xây dựng đội ngũ nhân sự có chuyên môn

7 cho đến tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp lớn và trở thành đối tác chiến lược của TikTok, công ty đã chứng tỏ các hoạt động và thành tích của TikPro cung cấp nền tảng đáng tin cậy để các khách hàng có cơ sở để tin dùng dịch vụ từ công ty.

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Trở thành Top 5 Công ty đứng đầu lĩnh vực cung cấp các giải pháp marketing trên nền tảng TikTok tại Việt Nam Góp phần mang đến những giá trị bền vững và tăng trưởng cho các doanh nghiệp, luôn đổi mới và phát triển không ngừng nhằm mang dịch vụ vươn xa trên thị trường quốc tế

TikPro mang sứ mệnh giúp doanh nghiệp định vị năng lực doanh nghiệp, phát triển thương hiệu, tạo vị thế cạnh tranh tốt trên thị trường thông qua những giải pháp tối ưu và chiến lược chất lượng trên các nền tảng social

Sự bảo đảm và uy tín: TikPro đảm bảo tốc độ song song với chất lượng dịch vụ, cung cấp các giải pháp tiếp thị truyền thông tối ưu và bắt kịp xu hướng

Quan tâm đặt khách hàng lên hàng đầu là kim chỉ nam hoạt động của chúng tôi Đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tâm và chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, xử lý khiếu nại nhanh chóng, hiệu quả Mục tiêu của chúng tôi là mang đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng, xây dựng mối quan hệ bền chặt và lâu dài.

Sự chính trực: Tôn trọng đạo đức kinh doanh, thực hiện công việc một cách trung thực và minh bạch

Sự đoàn kết hợp tác: Làm việc với tinh thần đồng đội, hợp tác để hướng đến mục tiêu chung.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

TikPro là một Social Media Agency, được đào tạo và cấp phép bởi chính TikTok để cung cấp các dịch vụ chuyên sâu về quảng cáo và tiếp thị trên nền tảng TikTok Mô hình này được cấp quyền sử dụng các tính năng marketing riêng biệt của TikTok, chủ yếu tập trung vào tạo và quản lý các chiến dịch truyền thông sáng tạo trên nền tảng này, có thể theo dõi được kết quả và tối ưu hoá hiệu quả quảng cáo trên TikTok Công ty cam

8 kết đem đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất để tăng cường hiệu quả quảng cáo trên TikTok, giúp doanh nghiệp làm chủ được công nghệ số nhằm nâng cao doanh số và phát triển thương hiệu

Ngoài ra, TikPro cũng là một Advertising Agency, cung cấp các giải pháp về quảng cáo, xây dựng một chiến dịch marketing thành công Thông qua nghiên cứu và phân tích thị trường, công ty sẽ lập ra mục tiêu chiến dịch và kế hoạch quảng cáo cụ thể sao cho chiến dịch lan rộng, tiếp cận với nhiều đối tượng xem nhất, sử dụng các công cụ truyền thông như mạng xã hội, báo chí, để đạt được mục tiêu cuối cùng

1.4.2 Các dịch vụ cung cấp

TikPro cung cấp các dịch vụ liên quan đến các giải pháp truyền thông quảng cáo trên nền tảng số, đặc biệt là nền tảng mạng xã hội TikTok, cụ thể gồm có các dịch vụ sau

Giải pháp quảng cáo : TikPro cung cấp các giải pháp quảng cáo đa kênh trên nhiều nền tảng mạng xã hội gồm Facebook, TikTok, Google Ads và nhiều nền tảng truyền thông khác Công ty tận dụng sự tương tác mạnh mẽ của người dùng trên các nền tảng này để xây dựng và triển khai các chiến dịch quảng cáo hiệu quả, nhằm tăng cường sự nhận diện thương hiệu, tăng lượng tiếp cận và tạo ra các chiến dịch ấn tượng

Xây dựng chiến lược branding: TikPro chuyên về tư vấn và xây dựng các chiến lược branding cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Công ty sẽ phân tích chi tiết về thị trường, đối tượng khách hàng và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, từ đó tạo ra các chiến lược phù hợp nhằm xây dựng và củng cố thương hiệu, tạo ra sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu và gia tăng sự kết nối với khách hàng

Xây dựng chiến lược nội dung: Bên cạnh xây dựng chiến lược branding cho khách hàng, TikPro còn cung cấp dịch vụ về xây dựng và triển khai các chiến lược nội dung sáng tạo và mang giá trị của doanh nghiệp, truyền tải đầy đủ thông điệp đến tệp khách hàng mà các doanh nghiệp mong muốn, tăng cường sự tương tác, tạo niềm tin và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Booking KOL/KOC: Tận dụng mối liên kết trong mạng lưới KOL và KOC rộng lớn, nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội, TikPro cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ

9 các nhãn hàng liên hệ với các đối tác KOL/ KOC phù hợp với chiến dịch, tăng cường sự lan tỏa và tương tác của thương hiệu trên mạng xã hội

TikPro cung cấp dịch vụ tư vấn Digital Marketing chuyên nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, công nghệ và chiến lược tối ưu để triển khai các chiến dịch truyền thông hiệu quả Đồng thời, công ty còn tổ chức đào tạo Digital Marketing nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các chuyên gia và nhân viên marketing, giúp họ nâng cao năng lực chuyên môn và đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của thị trường.

Tình hình hoạt động kinh doanh

Thị trường ngành truyền thông quảng cáo ở Việt Nam nói riêng và thị trường thế giới nói chung đã và đang có sự phát triển đáng kể kể từ khi hành vi mua sắm của khách hàng có sự thay đổi từ sau đại dịch Covid-19

Các công ty truyền thông độc lập vẫn được nhiều CEO lựa chọn khi tìm kiếm dịch vụ bên ngoài nhờ vào hoạt động độc lập, chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông Doanh thu quảng cáo số toàn cầu dự kiến tăng mạnh từ 2021 đến 2026, trong đó Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội Tình hình này thúc đẩy các doanh nghiệp truyền thông quảng cáo phải chuyển đổi số để tạo sự khác biệt và đáp ứng xu hướng tất yếu.

Hình 1 2 Biểu đồ thể hiện mô hình agency được được sử dụng rộng rãi toàn cầu

Tại thị trường Việt Nam, theo số liệu từ VnEconomy, doanh thu Việt Nam thu được từ quảng cáo năm 2022 đạt khoảng 2,192 tỷ USD, xếp thứ 5/11 quốc gia Đông Nam Á Tuy vậy, nếu xét về tốc độ tăng trưởng so với năm 2021, Việt Nam xếp thứ 2 với 12.7%, chỉ sau Malaysia với tỷ trọng 18.9%, điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành quảng cáo Việt Nam còn rất lớn

Bảng 1 1 So sánh doanh thu và tốc độ tăng trưởng năm 2022 của 11 Quốc gia Đông

Quốc gia Dự báo doanh thu 2022

Theo khảo sát của Her Campus Media, TikTok đang trở thành một công cụ tìm kiếm phổ biến với 74% Gen Z dùng TikTok để tìm kiếm thông tin Trong đó, 51% Gen Z thích tìm kiếm trên TikTok hơn Google vì Google có nhiều thông tin mơ hồ do sự can thiệp của AI và kết quả tìm kiếm thường bị loãng bởi quảng cáo Ngược lại, TikTok là nền tảng video ngắn cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa với nội dung đa dạng đáp ứng nhiều sở thích, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần.

eMarketer kết luận rằng TikTok mang đến những phương án có giá trị để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trẻ tuổi Sự chuyển đổi của nền tảng này thành một công cụ tìm kiếm không hẳn chỉ là xu hướng nhất thời Do đó, các doanh nghiệp cần tận dụng và tìm hiểu cách phát triển trải nghiệm người dùng trên TikTok để gia tăng khả năng thành công trong việc kết nối thương hiệu với khách hàng mục tiêu.

Tính đến đầu tháng 1 năm 2024, lượng người dùng TikTok ở Việt Nam được ByteDance thống kê là 67.72 triệu người (18 tuổi trở lên), chiếm 51,3% tổng dân số Trong đó, TikTok ads tiếp cận được đến 92.6% lượng người dùng này Tỷ lệ giới tính người dùng trên nền tảng là ngang nhau, với 49.1% người dùng nữ và 50.9% là nam

Theo đó, TikPro ra đời trong bối cảnh lĩnh vực quảng cáo trực tuyến đang trở thành một phần quan trọng trong ngành truyền thông quảng cáo ở Việt Nam Tính đến năm

2020, theo dữ liệu từ Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA), có khoảng 400 agency truyền thông quảng cáo hoạt động ở Việt Nam, tăng gấp đôi so với năm 2010 Tính đến hết tháng 11/2023, số lượng các nhà bán hàng trên TikTok Shop tăng thêm 95.000 nhà bán mới gia nhập trong khi số lượng nhà bán hàng trên các sàn thương mại khác đều giảm,

Hình 1 3 Tổng quan về đối tượng người xem quảng cáo trên TikTok

13 cụ thể là có tới hơn 105.000 nhà bán hàng rời khỏi thị trường trên các sàn thương mại điện tử thông thường khác Số liệu tổng thể hơn, có đến hơn 2.8 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đã và đang hoạt động trên nền tảng TikTok này Theo đó, TikPro đã định hướng được mục tiêu nhất quán ở mọi lĩnh vực dịch vụ là trở thành agency đứng đầu trong tâm trí của người tiêu dùng khi nhắn đến agency cung cấp dịch vụ quảng cáo trên nền tảng TikTok, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa định hình thương hiệu của họ trong tâm trí người dùng trên nền tảng này

1.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Năm 2021 là một năm đầy biến động đối với Việt Nam, với đại dịch Covid-19 tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống xã hội Trong bối cảnh ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong trạng thái khủng hoảng, tình hình kinh tế - xã hội không ổn định bởi số ca nhiễm Covid-19 tăng vợt, nền kinh tế Việt

Biểu đồ 1 1 Doanh thu quảng cáo số hoá toàn cầu, giai đoạn 2021-2026

Nam vẫn tăng trưởng, dù là ở mức tăng trưởng GDP thấp nhất trong vòng 30 năm qua, cụ thể là 2.58%, là minh chứng rõ ràng cho các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và duy trì tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn này, thương mại điện tử đang bắt đầu giai đoạn bùng nổ phát triển do người dùng hầu như thay đổi thói quen mua sắm sang trực tuyến, hạn chế hết mức sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài Nhờ đó, các dịch vụ của TikPro có cơ hội tiếp cận đến các thương hiệu, các doanh nghiệp, triển khai giai đoạn kinh doanh số cho khách hàng, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp

Biểu đồ 1 2 Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của TikPro năm 2021

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Năm 2021 là một năm đầy biến động đối với Việt Nam, đại dịch Covid-19 tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống xã hội Trong bối cảnh ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong trạng thái khủng hoảng, tình hình kinh tế - xã hội không ổn định bởi số ca nhiễm Covid-19 tăng vợt, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng, dù là ở mức tăng trưởng GDP thấp nhất trong vòng 30 năm qua, cụ thể

15 là 2.58%, là minh chứng rõ ràng cho các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và duy trì tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn bùng nổ thương mại điện tử, nhu cầu mua sắm trực tuyến gia tăng mạnh mẽ do người dùng hạn chế tiếp xúc bên ngoài Nắm bắt cơ hội này, dịch vụ của TikPro đã tiếp cận các thương hiệu, doanh nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp.

Cụ thể, doanh thu của TikPro trong năm 2021 đạt 5,583 tỷ đồng và được ghi nhận tăng trưởng qua các quý Lợi nhuận sau thuế đạt 2,089 tỷ đồng Điều này cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu sử dụng dịch vụ của TikPro từ phía các doanh nghiệp, cá nhân, phản ánh sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ mà TikPro cung cấp Bên cạnh đó, TikPro cũng chi trả một khoản chi phí lớn cho việc phát triển doanh nghiệp Tỷ lệ chi phí so với doanh thu đạt 54%, các chi phí phần lớn dành cho việc vận hành doanh nghiệp và duy trì công ty trong giai đoạn giãn cách dịch Covid-

19 TikPro cũng có chính sách gia tăng chi phí nhân công và hỗ trợ nhân viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Ngoài ra, nắm bắt được tình hình khả quan cho thị trường thương mại điện tử, TikPro cũng đầu tư vào các chi phí marketing và quảng bá thương hiệu để thu hút khách hàng trong bối cảnh ngành công nghiệp truyền thông ngày càng có xu hướng cạnh tranh gay gắt

Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

1.6.1 Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp

1.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tiêu biểu

Phòng Quản lý dự án

Phòng Quản lý dự án đóng vai trò then chốt trong quá trình điều phối và quản lý các dự án quảng cáo cho khách hàng Đội ngũ chuyên trách này theo sát tiến độ, đảm bảo chất lượng dự án và giải quyết các vấn đề phát sinh Những nhiệm vụ chính trong workflow của phòng ban bao gồm:

• Điều phối dự án: Lên kế hoạch chi tiết cho các dự án và chiến dịch quảng cáo, phân chia công việc, xác định lịch trình và đảm bảo được mọi nguồn lực cần thiết cho dự án đều sẵn có và được sử dụng một cách tối ưu

Trong quản lý rủi ro, phòng ban chịu trách nhiệm đánh giá và quản lý các rủi ro tiềm ẩn trong suốt tiến trình dự án Họ xác định các vấn đề có khả năng xảy ra, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến dự án và đề xuất các biện pháp đối phó, khắc phục phù hợp.

Sơ đồ 1 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự

• Không chỉ thực hiện các công việc liên quan đến kế hoạch và chiến lược, phòng ban này cũng là điểm liên lạc chính với khách hàng, kết hợp với phòng Account, họ cũng sẽ tham gia vào quá trình trình bày kế hoạch dự án và báo cáo tiến độ

Họ xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để đảm bảo sự hài lòng và sự hiệu quả của dự án

Phòng ban Account Đây là phòng ban chịu trách nhiệm quản lý tiến độ các chiến dịch và giám sát tổng thể tiến độ dự án với các khách hàng Các hoạt động cụ thể phòng ban này cần thực hiện là:

• Tư vấn các dịch vụ phù hợp với các nhãn hàng, doanh nghiệp căn cứ vào các dịch vụ mà TikPro cung cấp và mục tiêu dự án mà khách hàng đang muốn thực hiện

• Thiết lập các kênh giao tiếp giữa khách hàng và TikPro, là cầu nối để giúp các phòng ban hiểu rõ hơn yêu cầu, mục tiêu và các mối quan ngại của khách hàng khi thực hiện dự án, đảm bảo sự hợp tác diễn ra suôn sẻ và rõ ràng

• Duy trì mối quan hệ với các khách hàng và cập nhật tình hình hợp tác giữa các bên, không chỉ đóng vai trò là cầu nối giữa TikPro và các doanh nghiệp, phòng ban Account còn phải đảm bảo sự hài lòng của khách hàng qua mỗi dự án được thực hiện Liên tục phản hồi các yêu cầu từ khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh cùng với ban Quản lý dự án Mục tiêu hoạt động của phòng ban này là đáp ứng vượt yêu cầu từ khách hàng và tạo ra các đối tác lâu dài

• Liên quan đến phòng ban Quản lý dự án, nhân sự từ Account cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo đáp ứng đúng tiến độ các cột mốc trong dự án, họ cũng phối hợp phân bổ nguồn nhân lực và xử lý các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, ví dụ như tiến độ thực hiện không đảm bảo hay khách hàng thay đổi mục tiêu dự án, chất lượng dự án không đảm bảo so với yêu cầu đặt ra,

Ban Planning đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu thị trường, phân tích và lên kế hoạch cho các dự án truyền thông, chiến dịch quảng cáo Các công việc của phòng ban này gồm có

• Tiếp nhận brief từ yêu cầu của khách hàng, mục tiêu và định hướng của dự án truyền thông Nhân sự trong ban sẽ làm việc chặt chẽ với khách hàng để hiểu rõ yêu cầu và đảm bảo kế hoạch đề ra phù hợp với mục tiêu của khách hàng

• Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, ngành hàng của khách hàng, phân tích xu hướng thị trường và hành vi tiêu dùng Từ các thông tin này, họ sẽ đưa ra những chiến lược đã được phân tích kỹ càng để xác định đối tượng, thông điệp và kênh tiếp cận phù hợp cho chiến dịch quảng cáo

• Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các chiến dịch, bao gồm lựa chọn kênh quảng cáo, phương pháp tiếp cận, nội dung và lịch trình triển khai chi tiết Nhân sự cần xác định các yếu tố quan trọng như ngân sách, mục tiêu hiệu quả và các chỉ tiêu đo lường để đảm bảo rằng kế hoạch hoặc chiến lược được đề ra đáp ứng được như các yêu cầu và mục tiêu của khách hàng

• Phối hợp, liên kết với các phòng ban khác trong công ty để kiểm soát chất lượng thực hiện sẽ đồng bộ với chiến lược và kế hoạch đề ra Cụ thể, ban Planning sẽ làm việc chặt chẽ với phòng ban Content để đảm bảo rằng nội dung truyền tải qua các video ngắn phù hợp với thông điệp cần đưa đến khách hàng Ngoài ra còn phải phối hợp với team Social để đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch, cải thiện các chỉ số cần thiết và đánh giá lại chất lượng bài đăng cũng như là chiến dịch đề ra để điều chỉnh hướng đi của chiến dịch tốt hơn

Phòng bay này nghiên cứu và cập nhật về xu hướng trên các nền tảng mạng xã hội, phát triển các ý tưởng mới và thực hiện phát triển các chiến dịch tiếp thị dựa trên chiến lược và brief cung cấp từ khách hàng Cụ thể về các hoạt động của phòng ban này gồm có:

• Nghiên cứu xu hướng đa dạng của các ngành và phát triển các ý tưởng để đề xuất nhiều định hướng nội dung mới lạ cho các khách hàng

Phương hướng phát triển và nhiệm vụ của công ty

Trong nửa đầu năm 2024, TikPro định hướng phát triển thương hiệu cá nhân, cùng các chiến lược tiếp thị mới, khẳng định vị thế độc đáo của thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên TikTok.

Cụ thể, TikPro tập trung vào việc xây dựng thương hiệu trên các nền tảng tập trung mạng lưới kết nối giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là LinkedIn Ngoài ra, TikPro cũng xây dựng chiến lược xây dựng cộng đồng người dùng có nhu cầu xây dựng thương hiệu trên Facebook Mục tiêu đặt ra là tương tác và kết nối với nhiều doanh nghiệp hơn để mở rộng tệp khách hàng và hoạt động ở nhiều thị trường khác nhau

Mở rộng đối tượng khách hàng sang nhiều lĩnh vực giúp TikPro mở rộng thị phần và tăng trưởng doanh thu Hiện tại, TikPro tập trung phục vụ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh và sức khỏe Trong tương lai, TikPro sẽ tiếp cận thêm các khách hàng ở các lĩnh vực giáo dục, thời trang và ăn uống thông qua các chiến lược tiếp cận cụ thể.

Thứ ba, xác định rõ điểm mạnh các dịch vụ có thể cung cấp cho khách hàng, là công cụ để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành, từ đó tập trung vào việc tạo ra các giá trị độc đáo cho khách hàng, liên tục cập nhật giá trị mang lại cho khách hàng từ các dịch vụ, đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên nền tảng TikTok

Ngoài đa dạng hóa chiến lược tiếp thị, TikPro tập trung nghiên cứu công cụ đo lường và đánh giá để cải thiện hiệu quả chiến dịch Đội ngũ nhân sự cũng là yếu tố quan trọng, TikPro chú trọng tuyển dụng và đào tạo chuyên sâu để thích ứng với sự thay đổi liên tục của ngành.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRUYỀN THÔNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG

Định nghĩa thương hiệu và các thành phần cơ bản của thương hiệu

Khái niệm về thương hiệu

(Nguồn: Kevin Lane Keller, 1993) Năm 1960, Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA đã định nghĩa thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh” Tuy nhiên, thương hiệu không chỉ giới hạn ở cái tên, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng, mà còn có các biến khác về đặc điểm hình ảnh của thương hiệu để như các dấu hiệu phân biệt (Bennett, 1988)

Nhìn chung, khái niệm “thương hiệu” từ lâu đã được định nghĩa như là một cái tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hoặc thiết kế, hoặc là sự kết hợp giữa các yếu tố

Sơ đồ 2 1 Mối quan hệ giữa các thành phần thương hiệu

26 trên nhằm xác định hàng hóa và dịch vụ giữa các người bán hoặc nhóm người bán để phân biệt so với những nhà bán khác (Kotler, 1991) Các thành phần riêng biệt cấu thành thương hiệu được xem như là các đặc điểm “Nhận dạng thương hiệu - Brand Identity”, tạo nên độ nhận diện và độ phân biệt của thương hiệu.

Bộ nhận dạng thương hiệu - Brand Identity

Từ các đặc điểm của thương hiệu, có thể nhận thấy yếu tố nhận dạng một thương hiệu gồm có Logo, màu sắc, hình ảnh, âm thanh Nhận diện thương hiệu đóng vai trò truyền tải thương hiệu đến với khách hàng để được nhận biết thông qua các yếu tố như logo, màu sắc, hình ảnh và âm thanh đặc trưng Việc tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu độc đáo và dễ nhớ trong bối cảnh có vô số thương hiệu được ra mắt liên tục trên các nền tảng mạng xã hội là vô cùng quan trọng để thu hút sự chú ý và tạo dựng sự nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng, đặc biệt là trên nền tảng mang tính cạnh tranh cao như TikTok

Brand Identity giúp xác định và truyền tải giá trị, bản sắc của thương hiệu cho khách hàng, tạo ra nhận thức độc đáo và đặc biệt của thương hiệu, tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh Khách hàng có thể bị thu hút bởi Brand Identity của một thương hiệu khi cảm thấy kết nối với giá trị và tầm nhìn của thương hiệu đó.

Giá trị thương hiệu

Cùng với các yếu tố như quảng cáo và trải nghiệm khách hàng, các thành phần nói trên đóng góp đáng kể vào quá trình xây dựng giá trị thương hiệu Vậy giá trị thương hiệu là gì? Giá trị thương hiệu là giá trị tài chính và phi tài chính mà thương hiệu mang lại cho một công ty Đây là giá trị đại diện cho những tài sản vô hình, nhận thức và sự ưu ái của khách hàng đối với một thương hiệu, những thứ có thể đóng góp vào hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh tranh của thương hiệu đó, ở đây có thể nhắc đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, sự sáng tạo và giá trị tượng trưng mà thương hiệu mang lại Để nâng cao giá trị thương hiệu, cần nhận thức được mối quan hệ giữa mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng và truyền thông thương hiệu vì đây là 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng giá trị thương hiệu Mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng thể hiện sự nhận biết, kiến thức và nhận thức của khách

Truyền thông thương hiệu, bao gồm quảng cáo, quan hệ công chúng và các hoạt động tương tự, đóng vai trò thiết yếu trong việc kiến tạo nhận diện thương hiệu của khách hàng Tuy nhiên, quá trình này thường đòi hỏi thời gian để đạt được hiệu quả Sự tương tác giữa mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng và các hoạt động truyền thông có thể tác động trực tiếp đến giá trị thương hiệu và quyết định mua sắm của họ, dẫn đến cả kết quả tích cực lẫn tiêu cực.

Tùy vào từng ngữ cảnh và các lĩnh vực khác nhau mà định nghĩa về thương hiệu có thể thay đổi Ở đây, lĩnh vực marketing về thương hiệu và dịch vụ, qua những nghiên cứu mà tác giả đã tổng hợp, tác giả tóm lại rằng thương hiệu không chỉ đơn thuần là một cái tên hay một biểu tượng, thuật ngữ, thiết kế, nó còn bao gồm cả các yếu tố vô hình như giá trị, ý nghĩa, trải nghiệm và hình ảnh mà khách hàng liên kết với sản phẩm hoặc dịch vụ đó Thương hiệu không chỉ là phương tiện để tạo nên sự khác biệt và định vị cho sản phẩm hay thương hiệu mà nó còn mang lại sự nhận diện và niềm tin từ phía khách hàng.

Kiến thức về thương hiệu

Theo mô hình tham khảo của Kevin Lane, Kiến thức về thương hiệu bao gồm Nhận thức về thương hiệu và Hình ảnh của thương hiệu Kiến thức về thương hiệu phản ánh mức độ hiểu biết của khách hàng về giá trị, ý nghĩa và cảm nhận đối với một thương hiệu, có được thông qua quá trình tương tác giữa khách hàng và thương hiệu Mục đích chung của xây dựng thương hiệu là nâng cao mức độ hiểu biết của khách hàng, tập trung vào góc nhìn và trải nghiệm của họ đối với thương hiệu.

Bao gồm trong Brand Knowledge chúng ta có 2 thành phần nhỏ hơn, thứ nhất là Nhận thức về thương hiệu - Brand Awareness Đây là mức độ mà khách hàng có thể nhận ra và nhớ về thương hiệu dựa trên một đặc điểm cụ thể nào đó Các yếu tố có thể nói đến như tên thương hiệu, logo, slogan hoặc các quảng cáo nổi bật Brand Awareness có thể được tạo ra từ các chiến dịch và kích thích sự tò mò của khách hàng nhiều hơn về thương hiệu Khi khách hàng đã nhận ra và nhớ về thương hiệu, họ có xu hướng tìm hiểu và thu

28 thập thông tin nhiều hơn để tăng cường Brand Knowledge Đi cùng với Brand Awareness, chúng ta còn có Brand Image - Hình ảnh thương hiệu Đây là yếu tố xác định đặc trưng của thương hiệu, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Brand Awareness, có nhiệm vụ truyền tải giá trị cốt lõi, phong cách, cái nhìn tổng quát về thương hiệu

Tiếp tục phân tích chi tiết hơn về Brand Awareness, chúng ta lại có hai khái niệm liên quan khác - Tái gợi nhớ thương hiệu (Brand Recall) và Nhận diện thương hiệu (Brand Recognition) Brand Recognition xảy ra khi khách hàng có thể nhận diện thương hiệu qua logo, màu sắc hoặc thông điệp quảng cáo của thương hiệu mà không cần phải nhớ tên thương hiệu hoặc những thông tin chi tiết về nó Nhận dạng thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong các quyết định của người mua vì 3 lý do chính Thứ nhất, việc người tiêu dùng nghĩ đến thương hiệu đầu tiên khi nghĩ đến ngành hàng họ có nhu cầu mua là thật sự quan trọng Việc nâng cao nhận thức về thương hiệu cho người tiêu dùng sẽ làm tăng khả năng thương hiệu đó sẽ trở thành một thương hiệu “top-of-mind” trong tiềm thức của người tiêu dùng (Baker et al, 1986) Thứ hai, nhận thức về thương hiệu tác động đáng kể đến quyết định của người tiêu dùng khi đó là thương hiệu đầu tiên họ nhớ đến lúc họ đang xem xét mua hàng (Macdonald và Sharp, 2003; Netemeyer và cộng sự, 2004) Thứ ba, nhận thức về thương hiệu cũng giúp giảm thiểu rủi ro trong cảm nhận của người tiêu dùng trong quá trình đánh giá và lựa chọn sản phẩm Khi người tiêu dùng nhận thức về một thương hiệu là đáng tin cậy và có chất lượng, họ sẽ tự tin hơn trong quá trình ra quyết định mua hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro về cảm nhận khi quyết định mua sản phẩm (Aaker, 1996; Buil et al., 2013; Keller và Lehmann, 2003; Rubio và cộng sự, 2014)

Về Brand Recall, quá trình này yêu cầu mức độ nhận thức sâu hơn so với Brand Recognition, nó tập trung vào khả năng gợi nhớ về tên thương hiệu khi được hỏi đến các ngành hàng Điều này chỉ xảy ra khi khách hàng đã có một mức độ nhận thức về thương hiệu và có khả năng nhớ đến các thông tin liên quan đến thương hiệu từ bộ nhớ cá nhân Brand Recall yêu cầu một mức độ nhận thức sâu hơn so với Brand Recognition, tức là giai đoạn gợi nhớ sẽ xảy ra sau và khách hàng cần phải tự gợi nhớ thông tin mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài Ví dụ, khi hỏi về các dòng điện thoại thông minh, khách

29 hàng có thể nhớ và liệt kê ngay một số thương hiệu như Apple, Samsung, hoặc Oppo mà không cần gợi nhớ bởi các yếu tố bên ngoài Theo Brands Vietnam, số thương hiệu mà khách hàng có thể gọi nhớ ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm: độ trung thành thương hiệu, nhận thức về thương hiệu, tình huống phát sinh, yếu tố tiêu dùng và trình độ học vấn.

Quy trình branding và mối quan hệ với mạng xã hội

2.2.1 Quy trình phát triển thương hiệu - Định nghĩa và vai trò

Quá trình xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến là tập hợp các công việc được tiến hành theo trình tự từ việc xây dựng cấu trúc nền tảng để thương hiệu được hình thành và xây dựng cấu trúc thương hiệu hiển thị đối với khách hàng và cộng đồng trong môi trường trực tuyến (Nguyễn Hồng Quân, 2014)

Quy trình xây dựng thương hiệu là yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng và phát triển thương hiệu thành công Trước thời đại mạng xã hội, chiến lược xây dựng thương hiệu truyền thống bao gồm các bước như: Quảng cáo truyền thống để tiếp cận khách hàng tiềm năng; Xây dựng hình ảnh thương hiệu để tạo ấn tượng và nhận thức trong tâm trí khách hàng; Tổ chức các chiến dịch tiếp thị trực tiếp để tương tác trực tiếp với khách hàng; và Quản lý chăm sóc khách hàng để duy trì mối quan hệ và lòng trung thành.

Mô hình Equity thương hiệu dựa trên khách hàng do Kevin Lane Keller xây dựng vào đầu những năm 2000 vẫn được ứng dụng hiệu quả hiện nay Mô hình này giúp các nhà quản lý thương hiệu tạo sự khác biệt, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và đạt được thành công bền vững trên thị trường.

Mô hình gồm 4 bước chính với 6 hoạt động liên quan và luôn cân bằng giữa 2 yếu tố lý tính và cảm tính Ở bước đầu tiên, Identity (Nhận dạng), thương hiệu xác định và xây dựng danh tính cốt lõi cho mình, bao gồm xác định sản phẩm, thương hiệu đang quảng bá là cho ai sử dụng, dùng trong hoàn cảnh nào, với mục đích gì Đây là nền tảng để đảm bảo rằng khi khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, khách hàng sẽ nhớ ngay đến thương hiệu của doanh nghiệp, nếu bước đầu tiên không vững thì các bước còn lại xem như đều không có ý nghĩa Trong thực tế, các nhà quản lý thương hiệu sẽ tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường, phỏng vấn khách hàng và các bên liên quan khác để xác định các yếu tố này

Sau khi đã xác định được danh tính cho thương hiệu, bước tiếp theo cần phải trả lời được “Mình ra sao?” Theo mô hình của Keller, bước này sẽ chia ra 2 phần là cảm tính và lý tính, khi muốn xác định Brand Meaning, cần phải bao gồm cả khả năng của sản phẩm và hình ảnh của thương hiệu Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, Keller

Hình 2 1 Mô hình Customer Based Brand Equity

31 không chỉ đề cập đến tính cần có (Performance) của thương hiệu đó mà hình ảnh thương hiệu (Imagery) còn thể hiện qua khách hàng mà nó hướng đến Các hoạt động trong giai đoạn này bao gồm việc cung cấp cho khách hàng về giá trị vượt trội có thể đáp ứng và vượt qua mong đợi về nhu cầu của khách hàng Về mặt hình ảnh, các thương hiệu xây dựng và nhận thức tích cực thông qua các yếu tố như biểu tượng, màu sắc, thiết kế về quảng cáo Ví dụ một thương hiệu hướng đến các đối tượng đã có sự thành công, chuyên nghiệp thì sẽ tạo hình ảnh sang trọng, quý phái, bày bán các sản phẩm trong các trung tâm thương mại Mục tiêu của giai đoạn này là tạo ra ý nghĩa mạnh mẽ cho thương hiệu, kết hợp với đánh giá tích cực, tạo ra giá trị cho khách hàng

Khi thương hiệu đã truyền tải được ý nghĩa của mình, câu hỏi "Người ta nghĩ gì về tôi?" tiếp tục được đặt ra Theo Keller, người ta nghĩ về thương hiệu không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cảm xúc Cuối cùng, thương hiệu nằm trong tâm trí khách hàng chứ không phải ở các phương tiện quảng cáo hay nền tảng nào khác Các hoạt động trong giai đoạn Tương tác tập trung vào cách thương hiệu tạo ra phản hồi tích cực từ khách hàng, bao gồm Đánh giá và Cảm xúc Giai đoạn này giúp thương hiệu tạo sự khác biệt và ý nghĩa trong tâm trí khách hàng Ví dụ, khi nói về iPhone, những người yêu thích sản phẩm này sẽ luôn nói rằng iPhone đẹp, thiết kế thông minh và họ cảm thấy tự tin khi sử dụng nó.

Giai đoạn cuối cùng trong quy trình mua hàng là "Mối quan hệ", tập trung vào việc thiết lập mối quan hệ lâu dài và lòng trung thành của khách hàng Mục tiêu là tạo ra các tương tác liên tục, nuôi dưỡng lòng trung thành và thúc đẩy khách hàng trở thành người ủng hộ thương hiệu Điều này đòi hỏi các nỗ lực liên tục trong dịch vụ hậu mãi, hỗ trợ sau bán hàng, các chương trình khuyến mãi và các hoạt động tương tác khác để duy trì giá trị thương hiệu và củng cố lòng trung thành của khách hàng Bằng cách xây dựng mối quan hệ vững chắc, doanh nghiệp có thể gia tăng doanh thu, giảm tỷ lệ rời bỏ và tạo ra một cơ sở khách hàng trung thành phục vụ như những đại sứ thương hiệu trong tương lai.

Tóm lại, mô hình kim tự tháp về giá trị thương hiệu của Keller là một công cụ quan trọng giúp xây dựng và quản lý giá trị thương hiệu Áp dụng mô hình này vào thực tế, các doanh nghiệp sẽ có các hoạt động liên quan để áp dụng vào Đầu tiên là nghiên cứu thị trường, phỏng vấn khách hàng, khảo sát các bên liên quan để xác định danh tính

32 thương hiệu cốt lõi Sau đó, họ có thể tạo ra trải nghiệm tích cực, xây dựng hình ảnh thương hiệu và duy trì sự hiện diện trong tâm trí khách hàng thông qua các hoạt động, chiến dịch truyền thông Đồng thời, các thương hiệu nên tại phản hồi tích cực từ khách hàng bằng cách cung cấp hình ảnh thương hiệu tích cực và tạo cảm xúc tích cực Cuối cùng, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng là chìa khóa thông qua việc tạo môi trường tương tác liên tục và khuyến khích sự trung thành từ phía khách hàng Đối với quy trình truyền thống, các kênh truyền thông như truyền hình, radio, báo chí đã được sử dụng rộng rãi để tiếp cận khách hàng của thương hiệu, quảng bá thông điệp và truyền tải giá trị thương hiệu đến khách hàng Ngoài ra, các chiến dịch tiếp thị trực tiếp cũng được tận dụng thông qua các hoạt động trực tiếp tại điểm bán như triển lãm, tổ chức sự kiện, và bán hàng để tăng cường sự nhận diện và nhận thức về thương hiệu Ngoài ra, để quản lý và chăm sóc khách hàng, các thương hiệu tập trung xây dựng mối quan hệ này qua việc nâng cao các dịch vụ chăm sóc khách hàng, xây dựng lòng tin và tạo sự trung thành đối với thương hiệu Quy trình branding truyền thống sẽ tập trung vào việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo, kiểm soát chặt chẽ thông điệp và hình ảnh truyền tải đến người xem

Tuy nhiên, quy trình này tồn tại những hạn chế trong việc đáp ứng khách hàng một cách nhanh chóng, tương tác giữa nhãn hàng và khách hàng cũng bị hạn chế do hầu như các công ty gửi thông điệp và khách hàng tiếp nhận các thông tin một cách đơn chiều, các doanh nghiệp không nhận được phản hồi tức thì và không tạo ra được một môi trường có sự tương tác giữa đôi bên Một hạn chế quan trọng khác là các doanh nghiệp khó tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu của họ Mặc dù vẫn có thể tổ chức các sự kiện trực tiếp ở các điểm bán hoặc các địa điểm như trung tâm mua sắm, trường học, để góp phần xây dựng nhận thức về thương hiệu và tạo sự tương tác, kết nối với khách hàng, các hoạt động này thường được coi là tạm thời và không liên tục Bên cạnh đó, đối với các sản phẩm cần tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng và quy mô lớn, các hoạt động thuộc quy trình branding truyền thống không thể đáp ứng mục tiêu chiến dịch trong thời gian dài hạn và khó để đánh giá, đo lường hiệu quả thực hiện quy trình Trong khi, branding là một quá trình dài hạn và mang tính liên tục, yêu cầu

33 các doanh nghiệp xây dựng và duy trì thương hiệu mạnh mẽ trong thời gian dài, cập nhật các xu hướng của thị trường và liên tục tương tác với khách hàng

2.2.2 Ảnh hưởng của mạng xã hội và sự đổi mới trong quy trình branding

2.2.2.1 Ảnh hưởng từ mạng xã hội đến người tiêu dùng

Sự ra đời của mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, đã tạo ra những đổi mới quan trọng trong quy trình truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp Kết quả được tổng hợp bởi Bilgin Y (2018) tổng hợp từ các nghiên cứu trước rằng, hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội có tác động đáng kể đến nhận thức về thương hiệu, hình ảnh thương hiệu và sự trung thành với thương hiệu của người tiêu dùng Đối với nền tảng TikTok, thông qua việc tạo ra các nội dung ngắn, mang tính sáng tạo và dễ tiếp cận, TikTok đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của người dùng và các doanh nghiệp lên nền tảng này Các nền tảng mạng xã hội nói chung và TikTok nói riêng đã giải quyết được các vấn đề về sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng Các tính năng tương tác và thuật toán nền tảng đã thúc đẩy khách hàng trực tiếp tham gia vào việc sáng tạo nội dung và tương tác với thương hiệu

Bằng cách cho phép người dùng tạo nội dung sáng tạo và mang tính lan truyền, TikTok đã mở ra thời đại mới cho sự sáng tạo và viral marketing Khác với các thuật toán trên các nền tảng mạng xã hội khác, nếu một video hoặc một chiến dịch quảng cáo trở nên phổ biến trên TikTok, nó có thể tiếp tục được lan truyền rộng rãi và thu hút sự chú ý của hàng triệu người dùng Không chỉ vậy, trong khi trên các nền tảng mạng xã hội khác, sự tương tác giữa các bên thường chỉ xoay quanh việc thích, bình luận hoặc chia sẻ thì trên TikTok còn có tính năng tạo video đáp lại một video khác Điều này cho phép các thương hiệu, doanh nghiệp tương tác trực tiếp với người dùng, thu thập phản hồi và tạo sự gắn kết với khách hàng TikTok sẽ đặc biệt hiệu quả đối với các thương hiệu, sản phẩm có khách hàng mục tiêu là phân khúc trẻ tuổi, khác với các nền tảng khác, đối tượng khách hàng có thể phân tán hơn và đa dạng các độ tuổi

So với các nền tảng mạng xã hội trước như Meta, Youtube, TikTok có các đặc điểm khác biệt với các nền tảng khác và thu hút sự tham gia của đối tượng người dùng trẻ tuổi Đầu tiên là về format sáng tạo, TikTok tạo nên đặc trưng cho riêng mình bởi các video ngắn có độ dài từ 15 đến 60 giây, tạo ra một trải nghiệm xem video nhanh, thể hiện

Lý thuyết về mô hình STP

Mô hình STP, được phát triển bởi Wendell R.Smith vào những năm 1950, mô hình được tạo ra để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và tạo ra các chiến lược phù hợp để tiếp cận và tương tác với họ Mô hình STP gồm 3 yếu tố chính:

• Segmentation - Phân khúc khách hàng Đây là quá trình các doanh nghiệp sẽ xác định các phân khúc thị trường tiềm năng sẽ phản hồi lại các chiến lược Marketing của họ (Andaleeb, 2016) Quá trình phân khúc khách hàng sẽ giúp xác định các nhóm khách hàng cụ thể để tạo ra các chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung và hiệu quả hơn Có nhiều phương pháp để phân khúc thị trường Các marketers sẽ phải liên tục đánh giá mối quan hệ giữa sản phẩm và thị trường để biết được sản phẩm tạo ra cho nhóm khách hàng nào Phân khúc thị trường sẽ bao gồm 5 yếu tố: Nhân khẩu học, Địa lý, Tâm lý, Hành vi tiêu dùng, và Lợi ích sản phẩm/ dịch vụ Theo Khandewal và các cộng sự (2020), có bốn loại cơ hội thị trường có thể được phân tích để mở rộng phân khúc khách hàng, gồm có Thâm nhập thị trường (Market Penetration), Phát triển sản phẩm (Product Development), Phát triển thị trường (Market Development), và Đa dạng hóa (Diversification)

• Targeting - Lựa chọn thị trường mục tiêu

Bước này liên quan đến việc lựa chọn một hoặc nhiều đối tượng khách hàng phù hợp nhất để tập trung xây dựng thương hiệu và tiếp cận họ Quá trình này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu, mong muốn và ưu tiên của khách hàng Nghiên cứu của Andaleeb nói rằng các doanh nghiệp phải cân nhắc để quyết định phân khúc thị trường nào cần sự ưu tiên và nuôi dưỡng, các yếu tố cần cân nhắc để xác định được thị trường mục tiêu gồm có Kích thước thị trường, Đối thủ tiềm năng trong phân khúc, và Khả năng tương tích giữa mục tiêu, định hướng doanh nghiệp với khả năng tiếp cận mục tiêu Xác định thị trường mục tiêu nên được đo lường rõ ràng bằng các chỉ số, thị trường cần mang khác biệt, dễ tiếp cận và phải mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

• Positioning - Định vị thương hiệu

Khandewal và các cộng sự đã định nghĩa Định vị thương hiệu là quy trình xây dựng hình ảnh và nhận thức về một thương hiệu và đưa thương hiệu này đến một vị trí khác biệt trong tâm trí của người tiêu dùng Trong đó, phân tích khách hàng mục tiêu là yếu tố cốt lõi trong việc thiết lập định vị thương hiệu Trong mắt khách hàng, định vị thương hiệu có thể được định nghĩa là thước đo cho ưu và nhược điểm của việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ Để tạo ra một vị trí cho thương hiệu trong thị trường hoạt động, cần phải đưa ra lời hứa thương hiệu hoặc cam kết của doanh nghiệp cho khách hàng, về việc mang đến cho họ các lợi ích tạo ra giá trị Lời hứa thương hiệu này thường xuất hiệu trong các tuyên bố như sứ mệnh và tầm nhìn từ quan điểm của doanh nghiệp, Tiếp theo là xác định vị trí hoạt động hiệu quả (Impressive Position), có nghĩa là một vị trí mà các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ cũng chưa thể hành động ngay lập tức hoặc có các chiến lược khác để đáp trả lại thương hiệu của mình

STP đóng vai trò nền tảng trong việc cung cấp các yếu tố cơ bản để xác định chiến lược branding trên mạng xã hội, đặc biệt là nền tảng TikTok, nơi hướng đến đối tượng người tiêu dùng trẻ, là thế hệ Z Nhờ sử dụng mô hình STP, doanh nghiệp có thể:

Phân khúc khách hàng và xác định đối tượng mục tiêu giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu và nguyện vọng của từng phân khúc khách hàng Quá trình này bao gồm phân tích và phân chia khách hàng dựa trên các yếu tố nhân khẩu học, hành vi và thái độ Việc này cho phép doanh nghiệp tập trung các chiến lược tiếp thị và truyền thông nhắm mục tiêu vào các phân khúc khách hàng cụ thể, tối đa hóa hiệu quả và tăng cường khả năng chuyển đổi.

- Tạo chiến lược tiếp cận hiệu quả: Lựa chọn và tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả của chiến lược xây dựng thương hiệu

- Tập trung xây dựng nội dung phù hợp: Từ việc hiểu rõ đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp có thể xây dựng nội dung và thông điệp thu hút sự quan tâm và tương tác của khách hàng nhiều hơn

Xác định cách thức truyền đạt thông điệp độc đáo, tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh sẽ giúp định vị thương hiệu nổi bật Sự khác biệt này thu hút khách hàng mục tiêu và tạo nên ấn tượng lâu dài, giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, thôi thúc họ lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

- Gắn kết với khách hàng: Xây dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng mục tiêu, tạo dựng lòng tin và sự trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp.

Lý thuyết về mô hình SWOT

Mô hình SWOT, bắt nguồn từ McKinsey những năm 1960, là mô hình tập trung vào việc phân tích cái ưu nhược điểm, cơ hội và thách thức của một tổ chức, sản phẩm hoặc một dự án Mục tiêu của mô hình SWOT là giúp doanh nghiệp nhận biết và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của họ SWOT được chia thành bốn yếu tố chính:

SWOT là một mô hình hiệu quả để áp dụng phân tích các Điểm mạnh, Điểm yếu,

Cơ hội và Thách thức cho một tổ chức hay một dự án, hỗ trợ xác định mức độ hiệu quả của việc lập kế hoạch và thực hiện dự án (Sabbaghi, 2004) SWOT được sử dụng như một công cụ cho phân tích chiến lược và được áp dụng rộng rãi bởi nhiều chuyên gia nghiên cứu Vẫn có một số nhà nghiên cứu như Coman và Ronen (2009) cho rằng SWOT vẫn có những vấn đề tồn đọng, SWOT vẫn là một công cụ chiến lược chính và bằng cách phân tích tập trung, SWOT có thể tách riêng các điểm mạnh điểm yếu thành những năng lực và vấn đề cốt lõi, các năng lực nội tại sau đó được liên kết vào một kế hoạch hoạt động nhằm tận dụng những năng lực hiện có của tổ chức, doanh nghiệp, bảo vệ doanh nghiệp khỏi những vấn đề, thách thức hiện có

Trong đó, Điểm mạnh sẽ xác định các tài sản nội bộ nào sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của dự án, chiến dịch, là các yếu tố tích cực và là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, thương hiệu Để xác định được điểm mạnh, các câu hỏi mà doanh nghiệp cần đặt ra là Chúng ta đang cạnh tranh như thế nào? Những điểm nào là lợi thế của chúng ta trong dự án? Nguồn lực của chúng ta là gì? Điểm yếu (Weaknesses) là các yếu tố bên trong tác động và cản trở doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cho bản thân công ty hay khách hàng Các nhược điểm có thể có là sự thiếu hụt về nguồn lực, quy trình kém hiệu quả, hay khả năng quản lý yếu, các hạn chế về sản phẩm hoặc dịch vụ, Những câu hỏi mà doanh nghiệp cần xem xét là về thái độ tiêu cực của khách hàng hay những điều tệ nhất và dễ thấy nhất trong quy trình ở thời điểm hiện tại

Cơ hội (Opportunities) là những yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp có thể tận dụng để phát triển, có lợi cho nhu cầu và năng lực của doanh nghiệp Các ví dụ về cơ hội có thể là những thay đổi về các tác nhân kinh tế, chính trị hoặc công nghệ, mà những có hội này nên là những điều có lợi cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Ngoài ra, cơ hội có thể bao gồm thị trường mở rộng, xu hướng tiêu dùng mới, sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng, hoặc khả năng hợp tác với các đối tác chiến lược

Thách thức (Threats) là những yếu tố có thể gây rủi ro hoặc đe dọa đến sự phát triển của doanh nghiệp Thách thức có thể bao gồm sự cạnh tranh gây gặt, thay đổi chính sách hoặc các biến đổi về kỹ thuật, thay đổi xu hướng thị trường hoặc sự phụ thuộc vào một số nguồn cung hay khách hàng quan trọng.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông trên mạng xã hội, đặc biệt là nền tảng TikTok

2.5.1 Các nhân tố vi mô – Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Hình 2 3 Mô hình năm áp lực cạnh tranh

(Nguồn: Porter, 1989) Evans và Wright (2009) đồng ý rằng phân tích SWOT là một trong những yếu tố hữu dụng nhất trong quá trình lập ra các chiến lược hoạt động và cung cấp các luận điểm rõ ràng về chiến lược của một doanh nghiệp, nhưng họ nhấn mạnh rằng SWOT nên kết hợp với các công cụ khác như Phân tích năm áp lực cạnh tranh của Porter Vậy, phân tích các yếu tố tác động từ môi trường vi mô bằng mô hình năm áp lực cạnh tranh là gì?

Mô hình năm áp lực cạnh tranh được phát triển bởi Porter, ông đã phát triển mô hình nào như một cách tiếp cận dựa trên nền kinh tế công nghiệp để phân tích các lực lượng cạnh tranh trong một ngành, giúp các doanh nghiệp hiểu được môi trường cạnh tranh của họ và đưa ra các quyết định chiến lược Quá trình thực hiện phân tích năm áp lực cạnh tranh bao gồm việc đánh giá khả năng thương lượng của khách hàng, mối đe dọa từ các sản phẩm mới tham gia, mối đe dọa của những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế, khả năng thương lượng của nhà cung cấp và cường độ cạnh tranh trong ngành Đi chi tiết vào từng yếu tố của mô hình, tác giả đã tham khảo nghiên cứu của Gerard H (2018) dựa trên nghiên cứu gốc của Porter (1989) Khái quát về từng áp lực mà mô hình đề cập, về sức mạnh từ khách hàng, đây là lực lượng đánh giá mức độ ảnh hưởng của khách hàng đến giá cả và chất lượng Khách hàng có quyền lực cao hơn có

42 thể đòi hỏi sử dụng hàng hóa dịch vụ với mức giá thấp và chất lượng cao hơn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Mối đe dọa từ các đối thủ mới cạnh tranh tiềm năng đánh giá những rào cản mà doanh nghiệp phải vượt qua để gia nhập ngành Nếu rào cản tiếp cận càng cao, chẳng hạn yêu cầu lòng trung thành với thương hiệu mạnh mẽ hoặc vốn hoạt động cao, thì những rào cản nào có thể bảo vệ các công ty hiện có trong thị trường

Mối đe dọa từ các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế: Áp lực này xem xét sự đáp ứng của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế cho nhu cầu của khách hàng Sự xuất hiện của quá nhiều sản phẩm thay thế sẽ làm doanh nghiệp có nguy cơ mất đi một phần thu nhập và lượng khách hàng

Sức mạnh của các nhà cung cấp là một áp lực ảnh hưởng đến chi phí và chất lượng của các doanh nghiệp Các nhà cung cấp đòi hỏi cao có thể tăng chi phí hoặc giảm chất lượng, ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp Thêm vào đó, khi doanh nghiệp phụ thuộc vào càng ít nguồn cung thì sức mạnh của nhà cung cấp lại càng tăng lên, từ đó dẫn đến các doanh nghiệp phải gánh phần chi phí tăng khi các nhà cung cấp muốn tăng giá cả, hạn chế quyền lựa chọn cho phía doanh nghiệp và tăng sự phụ thuộc quá mức và các nhà cung cấp đó

Sự cạnh tranh từ các đối thủ trực tiếp trong ngành, yếu tố này đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực Sự cạnh tranh cao có thể dẫn đến chiến tranh về giá, giảm lợi nhuận và tăng chi phí cho các doanh nghiệp, trong khi sự cạnh tranh thấp thì sẽ làm cho doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn và ổn định thị trường Để áp dụng lý thuyết Năm áp lực cạnh tranh vào thực tế, các doanh nghiệp có thể phân tích từng áp lực riêng biệt nhau để có thể hiểu tình hình cạnh tranh trong ngành của họ Ví dụ như doanh nghiệp có thể đánh giá sức mạnh của khách hàng bằng cách phân tích sở thích của họ và lên chiến lược giá cả, xem xét các rào cản để gia nhập vào thị trường và mức độ bão hòa của ngành để đánh giá mối đe dọa từ những đối thủ có tiềm năng và mới gia nhập thị trường Bằng cách áp dụng những phân tích tương tự, các công

43 ty sẽ có thể đưa ra các quyết định sáng suốt để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường

2.5.2 Các nhân tố vĩ mô – Mô hình PEST

Christodoulou, A., và Cullinane, K (2019) nói rằng, phân tích PEST (gồm Political, Economic, Social và Technological) là một công cụ phân tích để lập kế hoạch chiến lược kinh doanh, phân tích các điều kiện để xác định những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài đến doanh nghiệp, phân tích PEST thường được kết hợp với phân tích SWOT vì sẽ phân tích kết hợp các yếu tố cả bên trong và bên ngoài để kiểm soát một số yếu tố khó nắm bắt và xác định, từ đó đưa ra các dự đoán về tình huống và hoàn cảnh mới Các yếu tố trong PEST được phân tích và đo lường một cách độc lập, tuy nhiên các nhà nghiên cứu sau này cũng đã thấy mối liên quan một cách mơ hồ giữa chúng

Phân tích PEST là một công cụ phân tích để lập kế hoạch kinh doanh chiến lược, cung cấp khuôn khổ chiến lược để hiểu những ảnh hưởng bên ngoài đối với một doanh nghiệp hoặc hình thức thực thể khác Nó được các tổ chức sử dụng để đánh giá tác động của môi trường bên ngoài đối với dự án, tập hợp các thông số bên ngoài thành các loại yếu tố khác nhau dưới các tiêu đề rộng rãi về các cân nhắc Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Công nghệ, Pháp lý và Môi trường (PESTLE) Phân tích PESTLE thường được kết hợp với Phân tích SWOT vì nó cho phép xác định các tham số nội bộ liên quan đến dự án và phân loại chúng thành các danh mục PESTLE khác nhau Ưu điểm chính của việc sử dụng Phân tích SWOT/PESTLE liên quan đến phân tích kết hợp cả các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động đến dự án, đặc biệt vì các yếu tố sau nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức và khó xác định hơn

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng quy trình để phân tích PEST và các cấp độ phân tích được nghiên cứu bởi Sammut‐Bonnici, T., và Galea, D (2015)

Hình 2 4 Quy trình phân tích các yếu tố PEST

(Nguồn: Sammut‐Bonnici, T., và Galea, D.) Theo mô hình trên, các bước lần lượt được thực hiện khi phân tích PEST gồm có

• Xác định các yếu tố hiện tại và tương lai về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ trong môi trường bên ngoài công ty

• Phân tích các tác động có thể có của từng yếu tố lên vị thế cạnh tranh hiện tại của công ty

• Phân loại từng yếu tố thành cơ hội hoặc mối đe dọa với công ty thông qua việc áp dụng mô hình SWOT

Phân tích môi trường PEST giúp doanh nghiệp xác định các yếu tố bên ngoài quan trọng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ Bằng cách ưu tiên các yếu tố PEST theo mức độ quan trọng chiến lược, các công ty có thể tập trung vào những yếu tố có tác động lớn nhất đối với quá trình mở rộng quy mô và triển vọng tương lai của họ Việc xếp hạng ưu tiên này nên dựa trên bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp, giai đoạn phát triển và các yếu tố môi trường cụ thể ảnh hưởng đến ngành và địa lý của họ.

• Phát triển các phương hướng chiến lược để khắc phục hoặc ngăn chặn các tác động tiêu cực và phát huy các tác động tích cực

Chi tiết hơn, ta sẽ tìm hiểu nội dung cần nghiên cứu của từng yếu tố dựa trên nghiên cứu của Alava và các cộng sự (2018)

45 Đối với những vấn đề liên quan đến chính trị, các doanh nghiệp cần xem xét về tình hình thương mại, thuế, lao động và pháp luật về môi trường Các hạn chế thương mại và sự ổn định chính trị sẽ có thể là những yếu tố quan trọng trong sự thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp Chủ yếu, các doanh nghiệp cần phân tích về các chính sách Chính phủ quy định và các chính sách thương mại; Pháp luật địa phương và pháp luật thương mại; Giấy cấp phép từ các cơ quan ban ngành; Mô hình thị trường hay cơ sở vật chất Rõ ràng, khi đã phân tích đánh giá các yếu tố chính trị trên, các công ty sẽ có được lợi ích từ việc đánh giá rõ ràng môi trường chính trị mà họ đang hoặc sẽ hoạt động trong tương lai gần Những thay đổi lớn trong môi trường chính trị có thể mang lại những thay đổi lớn trong cơ cấu và hoạt động của một thị trường hoặc một ngành hàng cụ thể

• Economics - Kinh tế Đây là các yếu tố có tác động rõ ràng nhất đến lợi nhuận và sự thu hút tổng thể của một thị trường hoặc một ngành hàng nhất định Nhắc đến các chỉ số để phân tích về nền kinh tế, không thể thiếu chỉ số về hiệu suất kinh tế quốc gia hoặc một nền công nghiệp là GDP Chỉ số GDP trên đầu người là một chỉ số đặc biệt đối với những ngành công nghiệp cao có đòi hỏi đáp ứng về thu nhập Ví dụ về những ngành công nghiệp như trang sức, xây dựng, giải trí, du lịch, mỹ phẩm và các mặt hàng xa xỉ khác nhau trong số những ngành khác Một số ngành công nghiệp khác vẫn yêu cầu duy trì sự ổn định hơn đối với sự biến động trong GDP Những mặt hàng này bao gồm thực phẩm thiết yếu, dịch vụ y tế và hàng hóa cơ bản

Các số liệu kinh tế quan trọng bao gồm lạm phát, tỷ giá hối đoái, thất nghiệp và lãi suất Những biến động này tác động đến các ngành khác nhau theo những cách khác nhau Ví dụ, suy giảm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến giải trí, dài hạn ảnh hưởng đến xây dựng, từ đó lan sang hậu cần và vận tải Do đó, giám sát các yếu tố kinh tế liên quan là rất quan trọng Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp.

46 thị trường mục tiêu xuống chỉ để phân tích rõ ràng hơn những yếu tố sẽ ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của họ thay vì cố gắng phân tích ở phạm vi rộng hơn

Các xu hướng xã hội ảnh hưởng đến mô hình phân tích và định hướng kinh doanh do chúng định hình mong muốn và sở thích của người tiêu dùng, dẫn đến những nhu cầu cụ thể đối với sản phẩm hoặc dịch vụ Bằng cách theo dõi các xu hướng này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, những người đang thay đổi nhanh chóng Các yếu tố xã hội quan trọng cần phân tích bao gồm: địa lý, tâm lý và lối sống dân số; nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu, sản phẩm và ngành hàng; hành vi của người tiêu dùng cũng như tác động của quảng cáo và tiếp thị.

Ảnh hưởng từ các nguồn lực lên hoạt động xây dựng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội

2.6.1 Ảnh hưởng từ nhân sự

Nhân sự đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược truyền thông cho thương hiệu trên mạng xã hội Đội ngũ nhân sự cần có các kiến thức chuyên môn về truyền thông, về thương hiệu để có các kỹ thuật viết nội dung hấp dẫn và nắm bắt cách thức sử dụng các nền tảng mạng xã hội hiệu quả Bên cạnh đó, đối với mạng xã hội, đặc

48 biệt là nền tảng luôn tạo ra nhiều xu hướng mới như TikTok, nhân sự cần phải thành thạo các thuật ngữ, các nguồn tin tức về xu hướng hiện tại để không lỡ bỏ bất kỳ cơ hội truyền thông nào cho thương hiệu Ngoài ra, khả năng sáng tạo nội dung và quản lý ứng phó với khủng hoảng truyền thông là không thể thiếu Khi nhân sự biết tạo ra nội dung phù hợp với người xem tiềm năng của doanh nghiệp và phù hợp với mục tiêu truyền thông thì cũng luôn kiểm soát phản ứng và tương tác của lượng khán giả để xử lý các tình huống tiêu cực trên mạng xã hội một cách hiệu quả và thỏa đáng, bảo vệ uy tín và hình ảnh của thương hiệu

2.6.2 Ảnh hưởng từ tài chính

Tài chính luôn là sự đầu tư cần thiết và ảnh hưởng đến phạm vi và quy mô của các dự án truyền thông thương hiệu trên mạng xã hội Phần ngân sách này sẽ quyết định các dịch vụ, công cụ và phần mềm được sử dụng có đủ hiện đại và có tính cập nhật để theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch thực hiện Ngoài ra, khi thực hiện các chiến dịch truyền thông trên nền tảng mạng xã hội, việc sử dụng công cụ để chạy quảng cáo là không thể thiếu Agency có thể phân bổ nguồn tài chính để đầu tư vào quảng cáo trên các nền tảng để tiếp cận nhiều khách hàng hơn Quan trọng hơn hết, khi nguồn tài chính của agency đủ ổn định để tuyển dụng nguồn nhân sự có tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực truyền thông và am hiểu về mạng xã hội, tỷ lệ thực hiện dự án thành công sẽ càng được bảo đảm hơn, từ đó cũng có được uy tín cho agency từ các khách hàng doanh nghiệp

2.6.3 Ảnh hưởng từ các công cụ, trang thiết bị

Các công cụ phân tích và theo dõi mức độ thực thi các chiến dịch truyền thông giúp các thương hiệu đánh giá hiệu quả chi tiết của các video, quảng cáo và tài khoản TikTok của mình Điều này sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng để điều chỉnh chiến lược và tối ưu hóa hiệu suất Để có một chiến lược xây dựng thương hiệu thành công, các thương hiệu cần sử dụng kết hợp nhiều loại công cụ khác nhau.

• Công cụ Quản lý và Phân tích thông tin tài khoản trên mạng xã hội: Các công cụ này hỗ trợ quản lý lượng tương tác của khách hàng với nội dung của thương hiệu

Các công cụ nghiên cứu nội dung hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm hashtag phù hợp với chiến lược truyền thông của mình Những công cụ này cung cấp thông tin chi tiết về phạm vi tiếp cận, lượt sử dụng và hiệu suất của hashtag, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt về việc sử dụng hashtag để tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội.

2.6.4 Ảnh hưởng từ nguồn dữ liệu, thông tin

Dữ liệu và thông tin đóng vai trò thiết yếu trong việc hiểu rõ khách hàng, thị trường và sản phẩm Đặc biệt, nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin về hành vi và sở thích của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp và agency tái định vị thương hiệu, xây dựng lòng trung thành (Stefan S., 2008) Ngoài ra, nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng ngành, thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.

Tiêu chí và chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả của việc xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu

Xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường là mục tiêu mà các doanh nghiệp đều hướng đến, tuy nhiên theo Sheares Benjamin – Founder của Bombshell Impact Design Agency, việc đo lường mức độ thành công và tác động từ các nỗ lực của thương hiệu có thể xem là thách thức lớn Vì thế, hiệu suất của thương hiệu – Brand Performance thường được đánh giá qua nhiều chỉ số khác nhau để đưa ra các insights có giá trị cho thương hiệu

• Đo lường các chỉ số liên quan đến tương tác (Engagement Metrics)

Tỷ lệ tương tác: Khi đánh giá mức độ tương tác, không chỉ xem xét lượt tương tác như thả tim, bình luận hay chia sẻ, các bên liên quan đến chiến lược này còn phải lấy các chỉ số này chia cho tổng lượt xem để đánh giá được nội dung tạo ra trên kênh có thu hút và tạo ra sự tương tác với người xem

Tỷ lệ xem hết video là chỉ số thể hiện lượng người dùng xem toàn bộ nội dung trong video Tỷ lệ này cao cho thấy nội dung được xây dựng một cách hiệu quả, thu hút người dùng và giữ sự chú ý của họ trong suốt quá trình xem.

50 người tiêu dùng là thú vị và có thể giữ chân người xem, đây là chỉ số quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu

Lượt chia sẻ: Khi tỷ lệ chia sẻ nội dung trên tổng số lượt xem càng cao sẽ chỉ ra rằng nội dung đang được xây dựng mang lại sự thích thú cho người xem và có tính lan truyền tự nhiên, từ đó thương hiệu có thể mở rộng lượng khách hàng tiếp cận và nâng cao nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng

Cường độ khách hàng sử dụng hashtag của thương hiệu: Cần theo dõi tần suất người xem sử dụng hashtag thương hiệu thường xuyên như thế nào trong các video của họ, các nội dung mà người dùng có thể gắn hashtag chiến dịch từ thương hiệu có thể có nội dung về đánh giá sử dụng, trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ Việc sử dụng hashtag của thương hiệu ở cường độ cao cho thấy khả năng tiếp cận của thương hiệu đến khán giả và tác động một lượng khán giả nhất định tham gia vào chiến dịch của thương hiệu

• Đo lường các chỉ số tăng trưởng (Growth Metrics)

Tỷ lệ tăng trưởng người theo dõi phản ánh hiệu quả xây dựng thương hiệu và thu hút khán giả Theo dõi thường xuyên chỉ số này giúp đánh giá mức độ thành công của các chiến dịch tiếp thị và nỗ lực xây dựng thương hiệu Một tỷ lệ tăng trưởng người theo dõi ổn định là dấu hiệu cho thấy chiến lược đang thành công trong việc thu hút người mới và tạo dựng khán giả trung thành, góp phần nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Lượt xem video: Chỉ số này tuy có hơi mơ hồ và khó để đưa ra insights, thế nhưng, việc theo dõi tổng lượt xem video phản ánh phạm vi tiếp cận của nội dung và mức độ hiển thị của thương hiệu trên nền tảng TikTok, từ đó có thể cân nhắc xây dựng chiến lược chạy quảng cáo cho các nội dung trên kênh

Lượt Reach: Chỉ số này chỉ ra lượng người dùng đặc trưng mà các nội dung đã tiếp cận được Đây là chỉ số đo lường quan trọng để thương hiệu nắm bắt được quy mô mà thông điệp thương hiệu đã truyền tải tiếp cận được

• Chỉ số bán hàng và tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Chỉ số này không phải lúc nào cũng được phân tích, tùy vào mục tiêu dự án mà khách hàng mong muốn là quảng bá thương hiệu hay thúc đẩy doanh số bán hàng mà chỉ số này sẽ được sử dụng

Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Đối với các dự án truyền thông với mục đích thúc đẩy doanh số bán hàng, thông thường các thương hiệu sẽ liên kết trang web trong tài khoản/ kênh TikTok Các bên đánh giá chiến dịch sẽ theo dõi liên tục về tỷ lệ số người truy cập vào trang web thông qua liên kết từ nền tảng TikTok Chỉ số này cho thấy sự quan tâm mua hàng được tạo ra từ các hoạt động xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp

Ngoài CTR, ta còn phải đánh giá Tỷ lệ chuyển đổi trong quá trình mua hàng của người dùng Mặc dù tỷ lệ này không phải là chỉ số trực tiếp để đo lường mức độ thành công của chiến lược branding, đây lại là chỉ số cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả các các hoạt động branding trong việc thúc đẩy hành động mong muốn mua hàng của khách hàng

• Các chỉ số bổ sung khác

Dữ liệu về nhân khẩu học trên kênh TikTok: Phân tích về nhân khẩu học của người theo dõi và người xem nội dung trên kênh, đảm bảo thương hiệu đã tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và các nội dung đang xây dựng là phù hợp

Phân tích định tính phản ứng của tác giả: Đánh giá nhận thức và phản ứng của khán giả về thương hiệu và các nội dung đề cập thông qua tổng quan thái độ của người xem dưới phần bình luận và lượt chia sẻ

Tóm lại, bằng cách theo dõi các chỉ số nêu trên, các agency hay thậm chí là khách hàng có thể đánh giá hiệu quả chiến lược xây dựng thương hiệu trên TikTok và điều chỉnh cách tiếp cận để tối ưu hóa nội dung và cập nhật điều chỉnh chiến lược liên tục để mang lại hiệu quả cho chiến dịch

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY TIKPRO ACADEMY

Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban Planning công ty TikPro Academy

Là một agency chuyên xây dựng thương hiệu cho khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nền tảng TikTok, TikPro tập trung vào việc xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng của từng doanh nghiệp là điều đầu tiên Trong đó, việc phân tích cụ thể về đặc điểm, sở thích và hành vi tiêu dùng và xu hướng hoạt động của người tiêu dùng trên TikTok giúp TikPro tạo ra những nội dung thu hút và phù hợp với đám đông trên nền tảng này

Trong các chiến lược xây dựng thương hiệu cho khách hàng, phòng Planning luôn đảm bảo rằng tất cả các yếu tố truyền thông của khách hàng đều phản ánh đúng thông điệp thương hiệu muốn truyền tải và xây dựng một hình ảnh đồng nhất cho khách hàng, từ hình ảnh, video, âm nhạc cho đến nội dung từng video muốn truyền tải, mọi yếu tố đều được xây dựng kỹ càng để phù hợp với nhận diện thương hiệu

Ngoài ra, TikPro còn tạo ra các chiến lược quảng cáo phù hợp để tiếp cận theo sở thích của người xem và tận dụng các tính năng riêng biệt trên nền tảng TikTok, từ lựa chọn định hướng nội dung, âm nhạc, hiệu ứng chuyển cảnh và các hashtag challenge Trong quá trình xây dựng chiến lược cho khách hàng, TikPro luôn đặt sự gắn kết và tương tác với cộng đồng người xem trên TikTok lên hàng đầu Điều này giúp khách hàng của TikPro tăng cường được sự nhận biết và tạo dựng mối quan hệ lâu dài hơn với khách hàng của họ

Bên cạnh xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp khách hàng, TikPro cũng dựa vào các yếu tố trên để xây dựng thương hiệu cho chính mình trên các nền tảng khác phù hợp hơn để mở rộng tệp khách hàng TikPro hiện tại luôn muốn phát triển tệp khách hàng sang các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp ở thị trường thời trang và làm đẹp hay các thị trường liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục và tư vấn Và để được các doanh nghiệp ở các lĩnh vực này biết đến TikPro, công ty đã đưa ra chủ trương branding cho chính doanh nghiệp trên các nền tảng

53 tiềm năng khác như Meta hay LinkedIn, từ đó có được nhận diện thương hiệu bởi các doanh nghiệp khác và kết nối để cung cấp dịch vụ.

Thực trạng hoạt động xây dựng chiến lược truyền thông của công ty TikPro

3.2.1 Mục tiêu xây dựng các chiến lược branding cho khách hàng của TikPro

Phòng ban Planning đóng vai trò xây dựng chiến lược và kế hoạch cho các dự án truyền thông của TikPro Phòng Planning có trách nhiệm định hình và phát triển chiến lược tổng thể cho cả TikPro và khách hàng bằng cách tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường, xác định các mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng, lập ra kế hoạch truyền thông và thực hiện phân tích đánh giá kết quả Phòng Planning cần phải đảm bảo các hoạt động truyền thông sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và đạt được kết quả kinh doanh mong muốn

• Phân tích rõ các thông tin, yêu cầu từ khách hàng

Phòng Planning sẽ là nhóm tiếp nhận các yêu cầu và brief của khách hàng, sau đó làm việc chặt chẽ với cả team nội bộ và khách hàng để hiểu rõ mục tiêu kinh doanh, các yêu cầu về truyền thông và các thông điệp cần phải truyền tải Thông qua việc khai thác các thông tin chi tiết về hành vi người tiêu dùng, phòng Planning còn phải tìm hiểu về những yếu tố quyết định mua hàng của khách hàng, yếu tố cần truyền tải để khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm từ thương hiệu, từ đó xác định đúng đối tượng khách hàng và nắm bắt nhu cầu của họ

• Nghiên cứu chi tiết về thị trường, sản phẩm của khách hàng

Một công việc quan trọng khác trong quy trình làm việc là nghiên cứu chi tiết về lĩnh vực và ngành hàng của khách hàng Không chỉ phải hiểu biết sâu sắc về khách hàng và thị trường kinh doanh, phòng ban còn phải nghiên cứu về các áp lực cạnh tranh mà khách hàng sẽ gặp phải Khi đã có cái nhìn khách quan về ngành và lĩnh vực, phòng ban có thể lập các kế hoạch triển khai truyền thông phù hợp và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho khách hàng

• Kết nối các bộ phận liên quan để đảm bảo tiến độ dự án

Phòng Planning đóng vai trò cầu nối giữa khách hàng và các phòng ban khác tại TikPro Họ hợp tác chặt chẽ với phòng Creative để phát triển nội dung và định hướng chiến dịch, nhằm tạo ra các bài đăng sáng tạo và hấp dẫn trên TikTok Đồng thời, phòng Planning còn làm việc với phòng Digital Performance để nghiên cứu thị trường, theo dõi hiệu quả bài đăng, thu thập dữ liệu thống kê và đưa ra các đề xuất cải tiến Từ đó, họ có thể tối ưu hóa các chiến dịch và đưa thương hiệu đến gần hơn với thị trường mục tiêu và người tiêu dùng.

Tóm lại, phòng ban Planning trong TikPro có nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển chiến lược truyền thông hiệu quả cho các doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa

Từ việc xác định các yêu cầu của khách hàng khi thực hiện chiến dịch, nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu và định hướng chiến dịch, phối hợp làm việc với các phòng ban khác để triển khai chiến dịch hiệu quả và đảm bảo chiến dịch mang lại kết quả đúng với mong đợi của khách hàng

3.2.2 Thực trạng quy trình làm việc thực tế của phòng ban Planning

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược truyền thông giữa các phòng ban

(Nguồn: Tài liệu nội bộ TikPro)

55 Đầu tiên là DeBrief, ở bước này team Planner sẽ tiếp nhận thông tin từ team Account, trong đó, các thông tin Account đã trao đổi với khách hàng trước đó gồm có yêu cầu về mục tiêu dự án, thông tin liên hệ, thời gian nhận dự án, thời gian thực hiện, sản phẩm của dự án là gì (có thể là xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc các sản phẩm kinh doanh), với mục đích dự án là gì, các mục tiêu có thể là chuyển đổi bán hàng, tăng tương tác hoặc xây dựng thương hiệu Vì các mục tiêu khác nhau nên dịch vụ cần tư vấn và cung cấp cho khách hàng là gì sẽ là điều quan trọng tiếp theo, trong đó cần cân nhắc và xem xét đề xuất các gói dịch vụ phù hợp với ngân sách hay nhu cầu của khách hàng Sau đó team Account sẽ hoàn thành brief trong 3 ngày kể từ ngày trao đổi với khách hàng và sau đó team Account sẽ hoàn thành brief tối đa trong 3 ngày kể từ khai trao đổi với khách hàng và chuyển giao cho bộ phận Quản lý dự án (Project Owner)

Project Owner sẽ định hướng lại brief và họp trao đổi thông tin cùng Trưởng ban Planner để định hướng cụ thể các tiêu chí của brief Sau khi bộ phận Planner tiếp nhận thông tin sẽ triển khai tiếp tục với các bộ phận Social và Content để định hướng nội dung và chiến lược sơ bộ Creative Brief lúc này sẽ do Planner đảm nhận vai trò chính và bắt buộc, gồm có các yêu cầu về tính sáng tạo, nguyên tắc, hình ảnh thương hiệu, đối tượng khách hàng mục tiêu, thông điệp cần truyền tải, và các thông tin cần thiết khác Mục tiêu của Creative Brief là để cung cấp rõ ràng và chi tiết cho các phòng ban liên quan để triển khai các hoạt động truyền thông

Cả 3 bộ phận Planner, Content và Social đều sẽ đưa ra các ý tưởng phù hợp với định hướng và trình bày với Project Owner Trong đó, team Planner sẽ xác định hướng đi tổng thể của chiến dịch Dựa vào Creative Brief đã có trước đó, team Planner sẽ định hình và điều phối hướng phát triển của các thông điệp cốt lõi, giá trị thương hiệu và mục tiêu của chiến dịch phát triển đúng theo hướng đi ban đầu đề ra

Phòng ban Content trong bước này sẽ có vai trò tạo ra các ý tưởng, concepts liên quan đến định hướng nội dung, nhất quán với hình ảnh thương hiệu, thông điệp chiến

56 dịch, đảm bảo các nội dung đề xuất dễ tiếp cận với khách hàng, phù hợp với ngữ cảnh, tạo ra nội dung ấn tượng và tương tác cao với khách hàng

Đội ngũ Social Media đóng vai trò thiết yếu trong quá trình lên ý tưởng, đưa ra các giải pháp liên quan đến thuật toán nền tảng, tối ưu tương tác với khách hàng và người xem mục tiêu Họ tận dụng các xu hướng và công nghệ mới nhất để khuếch trương thông điệp thương hiệu, giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng hiệu quả hơn.

Sau khi hoàn thiện bản tóm tắt sáng tạo, nhóm Kế hoạch sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm chính trong bước Lên đề xuất, bao gồm lập kế hoạch chi tiết và soạn thảo đề xuất truyền thông dựa trên các ý tưởng đã chọn lọc Đề xuất này sẽ được trình bày cho khách hàng nhằm thuyết phục họ về ý tưởng và kế hoạch đề xuất, bao gồm các hoạt động truyền thông cụ thể, ngân sách, các giai đoạn cụ thể và các yếu tố cần thiết khác.

Sau khi chốt được proposal và cách thức phân phối các nội dung truyền thông, timeline, đại diện team Account và Project Owner sẽ trình bày cho khách hàng, trình này các định hướng đã đề ra, ghi chú lại những phản hồi từ khách hàng và phản hồi về các team chỉnh sửa và chốt bản thảo sơ bộ cho cả chiến dịch

Project Owner xem lại Proposal đã chỉnh sửa từ team Planner và tiếp tục thảo luận về phương án thực hiện kế hoạch khi khách hàng đã duyệt Proposal

Project Owner chuyển Proposal đã chỉnh sửa về Account sau khi đã chỉnh sửa bổ sung theo ý kiến nhãn hàng Account và Project Owner note lại những phản hồi từ nhãn hàng và chú ý đối chiếu khi bắt đầu chạy dự án Trong đó cả 2 bộ phận này sẽ nắm chính định hướng của dự án và theo dõi liên tục trong suốt quá trình dự án diễn ra

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng chiến lược truyền thông của công ty TikPro

3.3.1 Các nhân tố vi mô

• Cạnh tranh trong ngành ở mức độ cao

TikTok hiện tại là nền tảng vô cùng nổi bật giữa các nền tảng mạng xã hội, nền tảng này ngày càng thu hút nhiều người dùng hơn qua mỗi năm Tính đến tháng 1/2024, tỷ lệ phạm vi tiếp cận các quảng cáo tiềm năng trên TikTok tại Việt Nam đã tăng thêm

18 triệu lượt người dùng, tức 35,8% so với thời điểm cùng kỳ năm trước (theo số liệu đo lường của Kepios) Phải nói rằng, phạm vi tiếp cận các quảng cáo chỉ là tập hợp con của tổng số người dùng trên nền tảng, do các công cụ quảng cáo của TikTok chỉ xuất bản cho người dùng từ 18 tuổi trở lên

Các agency truyền thông đương nhiên nhận thức được tiềm năng phát triển này từ trước đó và hiện tại sự cạnh tranh trong môi trường TikTok là cực kỳ khốc liệt Các agency cạnh tranh nhau để có được quyền sở hữu và sáng tạo nội dung độc quyền Việc sở hữu nội dung độc quyền giúp agency xây dựng thương hiệu và tạo ra nội dung không thể tìm thấy ở bất kỳ kênh nào khác

Một số doanh nghiệp hoạt động cạnh tranh cùng lĩnh vực truyền thông trên mạng xã hội như TikPro

Bảng 3 1 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với TikPro

Tên Agency Logo Dịch vụ cung cấp USP

-Tìm kiếm và kết nối influencer phù hợp với thương hiệu

- Xây dựng chiến lược marketing influencer

- Quản lý chiến dịch và đo lường hiệu quả

- Có chuyên môn cao trong lĩnh vực marketing influencer trên TikTok

- Mạng lưới influencer rộng và uy tín

- Sáng tạo nội dung trên TikTok cho các thương hiệu

- Kết hợp với các influencer để tạo ra các chiến dịch marketing viral trên nền tảng mạng xã hội

- Phân tích dữ liệu và cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện cho các nhãn hàng

- Định hình là thương hiệu dẫn đầu giải pháp Marketing cho GenZ

- Mạng lưới khách hàng chuyên nghiệp và quy mô lớn như Vinpearl, Curnon,…

- Nguồn lực hỗ trợ lớn từ Metub

-Cung cấp các dịch vụ về cố vấn Marketing, định hướng phát triển Marketing trực tuyến cho doanh nghiệp

- Cung cấp các dịch vụ quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội với ngân sách thấp

- Dịch vụ sản xuất nội dung TikTok, các dịch vụ về sản xuất, quản trị livestream

- Có hơn 10 năm hoạt động chuyên môn về Marketing toàn diện với 90% dự án thành công từ

- Là đối tác toàn diện của TikTok, Zalo, Google và nhiều đầu báo chính thống uy tín

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ngoài ra, các agency cạnh tranh nhau để hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung tài năng trên TikTok Một nhà sáng tạo nội dung tài năng sẽ biết cách tạo ra video phù hợp với hình ảnh mà thương hiệu xây dựng, hay sáng tạo những thử thách phù hợp với cộng đồng người dùng Ở phía ngược lại, các agency cũng tranh giành cơ hội thể hiện sự chuyên nghiệp của chính mình để đảm bảo hỗ trợ các content creator tạo ra nhiều nội dung chất lượng, quản lý tài khoản hiệu quả và tăng cường tiếp cận đối tượng khán giả mục tiêu Để thu hút và giữ chân khách hàng trong một môi trường đầy cạnh tranh như thế, các agency luôn phải biết cách làm mới mình và sáng tạo không ngừng để thu hút và giữ chân khách hàng Đối với TikPro, tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác không nằm ở giá cả dịch vụ mà nằm ở chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng Chính vì thế, TikPro áp dụng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm dịch vụ cho từng khách hàng, tức là, mỗi khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của công ty sẽ thường xuyên được ban phụ trách về hiệu suất chiến dịch hỗ trợ theo dõi thường xuyên các chỉ số để có những đề xuất cải thiện campaign Việc theo dõi và phản hồi liên tục các chiến dịch giúp tăng cường sự tương tác giữa TikPro và khách hàng và giúp TikPro hiểu rõ các phản hồi của khách hàng và điều chỉnh các chiến lược truyền thông theo yêu cầu của họ Ngoài ra, dựa vào các báo cáo ngành mà TikPro có, công ty sẽ tư vấn cho khách hàng thời điểm nên chạy campaign đó

• Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể thay thế TikPro có thể nhắc đến là các agency truyền thông mới gia nhập thị trường Những đối thủ này có tiềm năng thay thế bởi những dịch vụ tương tự và tạo ra sự cạnh tranh bằng cách thu hút các doanh nghiệp bằng các gói dịch vụ có mức giá cạnh tranh hơn kèm các khuyến mãi đi kèm để thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp

• Đe dọa từ các dịch vụ thay thế

Ngoài TikTok, các nền tảng khác có thể thay thế để quảng bá cho thương hiệu hay các sản phẩm của khách hàng gồm có Instagram Reels, Youtube Shorts hay Facebook Instagram được ghi nhận là có lượng truy cập tăng trưởng liên tục trong năm 2022, theo

60 báo cáo của Similarweb Instagram được biết đến như nền tảng có xu hướng cá nhân phát triển, tức là các nội dung cho ra được cá nhân hóa, mang tính chất trải nghiệm hơn là quảng cáo “lộ liễu” cho các nhãn hàng Với 30 giây cho một Reels, đây là thời lượng thúc đẩy các nhà làm nội dung sáng tạo ra những video nhanh và thu hút người dùng, mang lại tỷ lệ chuyển đổi khá cao

• Sức ép từ khách hàng ở mức độ cao

Các doanh nghiệp thường đòi hỏi sự đa dạng khi sử dụng các dịch vụ Nếu khách hàng thấy rằng có các agency khác cung cấp giá trị tốt hơn với mức giá ưu đãi hơn, họ có thể chuyển sang sử dụng các dịch vụ đó thay vì TikPro Không chỉ yêu cầu về lựa chọn đa dạng dịch vụ, các thương hiệu còn đòi hỏi sự chất lượng và sáng tạo Nếu khách hàng không hài lòng với chất lượng nội dung hoặc sản xuất video, quay dựng, họ có thể tìm kiếm các đối thủ hoặc dịch vụ thay thế khác Hoặc các yêu cầu cao hơn về kết quả đầu ra, về lưu lượng xem các nội dung hay tỷ lệ chuyển đổi cần được bảo đảm, vì cơ bản khi doanh nghiệp tìm đến agency, họ luôn mong muốn có được chiến lược truyền thông mang lại những kết quả như mong đợi Và một sức ép khác là về mức độ tương tác, phản hồi từ khách hàng Khi sử dụng dịch vụ về sản xuất chiến lược truyền thông, các doanh nghiệp sẽ thường xuyên yêu cầu hỗ trợ và cần phản hồi nhanh chóng để đáp ứng những

Biểu đồ 3 1 Biểu đồ thể hiện mức tăng trưởng của mạng xã hội năm 2022

61 thay đổi trong yêu cầu hoặc các nhận xét là chất lượng dịch vụ cung cấp Sự phản hồi chậm có thể khiến khách hàng không hài lòng và sẽ tìm kiếm đến những agency khác

Áp lực nhà cung cấp là một mối đe dọa lớn đối với TikPro khi họ phụ thuộc quá nhiều vào nền tảng TikTok Sự cấm hoạt động của TikTok ở một số quốc gia như Mỹ do lo ngại về an ninh mạng và thông tin chính trị sẽ cản trở việc tiếp cận đối tượng người dùng trẻ tuổi của TikPro Mất TikTok sẽ gây khó khăn trong việc triển khai các dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp và giới hạn đáng kể khả năng tương tác của TikPro với các đối tượng khán giả mục tiêu.

3.3.2 Các nhân tố vĩ mô

Các nhân tố chính trị ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ về chiến lược truyền thông trên nền tảng TikTok tại thị trường Việt Nam có thể nhắc đến là về chính sách quảng cáo và quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác

TikTok đã hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam thông qua các chương trình như #TuHaoHangViet và #HiGreen Những chương trình này không chỉ giới thiệu và quảng bá hàng Việt Nam và sản phẩm xanh mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của thương mại điện tử bền vững và kinh tế - xã hội tại Việt Nam.

Vào năm 2018, TikTok hợp tác với các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam để thành lập Hội đồng Đối tác An toàn - ban cố vấn đặc biệt nhằm tăng cường nhận thức của người dùng về biện pháp an toàn trực tuyến Từ đó, TikTok cũng phối hợp với các tổ chức phi chính phủ để tổ chức hàng loạt hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về an toàn và cung cấp kiến thức cho người dùng

Tiếp theo là về các ảnh hưởng giữa quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác Trong thời gian gần đây, chính quyền ở các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Canada và các quốc gia lớn khác đã tăng cường nỗ lực hạn chế quyền truy cập vào TikTok Họ lo lắng rằng các dữ liệu nhạy cảm của người dùng bị rò rỉ vào tay chính phủ Trung Quốc Các chính phủ này cũng lo lắng rằng Trung Quốc có thể sử dụng tính năng “FYP - For you

62 page” của TikTok để cung cấp các thông tin sai lệch Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải đối mặt với sự ảnh hưởng của việc hạn chế tiếp cận các khách hàng đến từ các thị trường bị cấm sử dụng TikTok, giảm cơ hội kinh doanh và tiếp cận khách hàng Mặt khác, tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương và các bộ ngành khác liên quan cũng phối hợp tiến hành kiểm tra toàn diện về sự chấp hành pháp luật của mạng xã hội này Bộ cũng đã triển khai các giải pháp chặn dòng tiền, điều tiết dòng tiền quảng cáo trên không gian mạng đưa về những nội dung thiếu văn hóa nhằm vào sự hiếu kỳ của người xem, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội

Phân tích STP cho TikPro

Công ty TikPro hướng đến 3 tệp khách hàng, trong đó có 2 tệp khách hàng TikPro tập trung vào chính là: Khách hàng là doanh nghiệp nhỏ, không có nhu cầu kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, chưa nhận thức được tiềm năng của mạng xã hội TikTok mang lại cho công ty và khách hàng đã có mong muốn kinh doanh trên nền tảng này chưng chưa có chiến lược truyền thông phù hợp để thực hiện Nhóm khách hàng còn lại là Khách hàng đã có hoạt động trên TikTok nhưng kinh doanh chưa hiệu quả, cần đến sự giúp đỡ và xây dựng lại chiến lược từ agency thuê ngoài Để xác định được ba tệp khách hàng này, TikPro đã áp dụng phân khúc khách hàng theo nhiều góc nhìn khác nhau Phân tích về quy mô doanh nghiệp và cân nhắc về nguồn lực của chính mình, TikPro tập trung vào các start-up, các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp trung bình Thông thường, các start-up có nhu cầu cao về xây dựng thương hiệu, tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội để phát triển kênh bán hàng Với các doanh nghiệp nhỏ TikPro nhắm đến các doanh nghiệp đã hoạt động trong thời gian dài nhưng chưa khai thác hết tiềm năng mà truyền thông mang lại cho chiến lược bán

67 hàng của họ và cần được tư vấn về cách tận dụng công nghệ để mở rộng thị trường và nâng cao tính cạnh tranh Về các doanh nghiệp có quy mô trung bình, TikPro muốn đánh vào các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động thương mại điện tử hoặc muốn cải thiện hiệu quả các hoạt động truyền thông hiện tại

TikPro sẽ tiếp cận doanh nghiệp trong ba thị trường trọng điểm, bao gồm bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục Các doanh nghiệp bán lẻ cần xây dựng cửa hàng trực tuyến để tăng khả năng tiếp cận khách hàng Doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe tập trung tận dụng các kênh truyền thông để tăng cường sự hiện diện và tìm kiếm khách hàng mới Cuối cùng, doanh nghiệp giáo dục mong muốn quảng bá dịch vụ trực tuyến, chất lượng và thương hiệu để tuyển sinh học viên mới.

Tại sao các doanh nghiệp này đều có nhu cầu quảng bá về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ lên TikTok? Bởi vì 80% lượng khách hàng doanh nghiệp này của TikPro có lượng khách hàng mục tiêu là thế hệ GenZ Theo tờ báo Leadsbridge, tính đến năm 2023 thế hệ Z này chiếm 40% dân số tiêu dùng toàn cầu, sự thay đổi nhân khẩu học đến kể này tác động mạnh đến bối cảnh kinh doanh, vì các công ty sẽ cần điều chỉnh chiến lược tiếp thị và bán hàng của mình thu hút và dễ tiếp cận thế hệ người tiêu dùng trẻ này một cách hiệu quả

TikPro tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành hàng như thời trang, đồ gia dụng, mỹ phẩm, những đối tượng thường có nhu cầu thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

68 khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và bán được hàng, không tập trung vào các nhu cầu xây dựng thương hiệu lâu dài trên nền tảng mạng xã hội

TikPro là công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và xây dựng chiến lược truyền thông cho các trung tâm đào tạo ngôn ngữ Sứ mệnh của TikPro là giúp các trung tâm tiếng Anh và tiếng Trung phát triển trong bối cảnh tiếng Anh và tiếng Trung là ngôn ngữ có vai trò ngày càng quan trọng.

Ngoài ra, TikPro còn nhắm đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe như các spa và thẩm mỹ viện Thị trường chăm sóc sức khỏe luôn là lĩnh vực quan trong và đang tăng trưởng liên tục cùng với sự nhận thức về sức khỏe và sự quan tâm đến phong cách sống lành mạnh của người tiêu dùng, các doanh nghiệp này có nhu cầu xây dựng hiện diện trực tuyến, tương tác với khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội

TikPro định vị tại thị trường Việt Nam là trở thành đối tác truyền thông đáng tin cậy cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa trong lĩnh vực bán lẻ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe TikPro cam kết cung cấp các giải pháp truyền thông và quảng cáo phù hợp, giúp các khách hàng tiếp cận khách hàng mục tiêu, và mang lại hiệu quả lâu dài cho các chiến dịch truyền thông của khách hàng

Thứ nhất, TikPro là một agency hoạt động chuyên sâu về TikTok Là đối tác chiến lược chính thức của TikTok, công ty được cung cấp những chiến lược, công cụ hiệu quả để tận dụng tối đa tiềm năng của TikTok để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

Thứ hai, không chỉ cung cấp dịch vụ xây dựng các chiến lược truyền thông,

TikPro còn đồng hành với các doanh nghiệp xuyên suốt các chiến dịch, hỗ trợ đánh giá số liệu liên quan cam kết tiếp tục chiến dịch cho đến khi đạt được các kết quả đề ra ban đầu

Thứ ba là sự tin cậy của khách hàng, chỉ mới gần 5 năm hoạt động, TikPro đã có thể mở rộng thị trường từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh, đạt được các giải

69 thưởng trong ngành, điều này đã đủ khẳng định chuyên môn và chất lượng dịch vụ mà TikPro cung cấp cho khách hàng

Tóm lại, có thể thấy định vị thương hiệu TikPro là sự kết hợp đầy đủ giữa chuyên môn, công cụ hiệu quả và sự tự tin mang đến các chiến dịch truyền thông hoàn hảo cho khách hàng.

Phân tích SWOT xây dựng chiến lược truyền thông của TikPro Academy

Quy trình làm việc được cá nhân hóa một cách minh bạch và rõ ràng

Thấu hiểu tầm quan trọng về xác định USP của thương hiệu trên nền tảng có tính cạnh tranh cao như TikTok, công ty luôn sẵn sàng hỗ trợ thiết kế các bảng proposal chi tiết và phù hợp với định hướng của thương hiệu, định hướng rõ mục tiêu dự án và đề xuất lộ trình phát triển phù hợp với yêu cầu mà khách hàng đề ra Ngoài ra, trong giai đoạn đầu dự án, TikPro sẵn sàng hỗ trợ khách hàng như một đơn vị cố vấn chuyên môn mà không thu bất kỳ khoản phí nào cho đến khi có quyết định hợp tác giữa hai bên, đặt mục tiêu cuối cùng là đưa thương hiệu của khách hàng tiếp cận với người dùng

Quyền truy cập vào tài nguyên của TikTok

Là một đối tác chính thức của TikTok, TikPro có thể sử dụng các công cụ quảng cáo và phân tích, hỗ trợ kỹ thuật và các báo cáo về xu hướng người tiêu dùng trên TikTok Không những thế, tuy là một agency mới nổi, nhưng với lợi thế có liên kết với một nền tảng lớn và nổi tiếng như TikTok sẽ giúp TikPro xây dựng thương hiệu và danh tiếng trong ngành, thu hút sự quan tâm từ các nhãn hàng

Mạng lưới đối tác và khách hàng

TikPro đã đồng hành cùng hơn 50 các khách hàng ở đa dạng các ngành nghề khác nhau Trong đó có hơn 35 dự án đã hoàn thành với chất lượng sản phẩm - dịch vụ vượt xa mong muốn của khách hàng, đáp ứng yêu cầu và mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp Ngoài ta TikPro còn có nhiều cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ đối tác dựa vào mối liên kết với TikTok, thu hút khách hàng tiềm năng và thiết lập các mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp khác trên nền tảng này

Hình 3.4 Mạng lưới đối tác của của TikPro

(Nguồn: Tài liệu nội bộ)

TikPro hướng đến tối ưu hóa chi phí thông qua các đề xuất chi tiết và phù hợp với từng doanh nghiệp Những đề xuất này cung cấp cái nhìn tổng quan về thị trường, mục tiêu kinh doanh và lộ trình phát triển hiệu quả, giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa chi phí phát sinh Ngoài ra, TikPro đảm bảo rằng đầu ra của dự án phải dựa trên các KPI đã thỏa thuận ban đầu, từ đó bảo đảm hiệu suất và không phát sinh bất kỳ chi phí nào ngoài hợp đồng đã ký.

Thương hiệu trẻ và chưa có danh tiếng trong ngành Đa số các khách hàng của TikPro thuộc phân khúc tầm trung và nhỏ trong ngành, nguyên do là agency còn thiếu độ nhận diện thương hiệu trong ngành truyền thông quảng

71 cáo, hơn hết, quy trình truyền thông chưa đủ tiêu chuẩn để tiếp cận các khách hàng quy mô lớn

Hạn chế trong tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

TikPro chưa có mạng lưới khách hàng riêng biệt và lâu dài, chưa có đội ngũ chuyên nghiệp trong việc tìm kiếm khách hàng hợp tác Tuy là một agency xây dựng kế hoạch truyền thông cho các doanh nghiệp khác, song, TikPro vẫn chưa tự xây dựng cho mình một chiến lược và kế hoạch thực sự phù hợp để định hướng chiến lược phát triển rõ ràng hơn, nâng cao vị thế thương hiệu của chính mình đối với các doanh nghiệp cùng ngành và khách hàng

Quản lý và tổ chức còn hạn chế

Vì thời gian thành lập chưa đủ lâu so với tuổi đời của ngành công nghiệp truyền thông, TikPro vẫn còn những hạn chế trong quy trình làm việc, quản lý dự án và tổ chức công việc hiệu quả cho nhân viên Hạn chế nhất định về tài chính nên TikPro chưa thể phát triển nhân sự chuyên nghiệp và có chuyên môn cao hơn Sự hạn chế này không những dẫn đến khó khăn trong việc duy trì tiến độ làm việc mà còn khó khăn khi phải đảm nhiệm nhiều dự án cùng lúc, dẫn đến việc khó đáp ứng sự hài lòng cho khách hàng

Quy trình làm việc chưa tối ưu

Với quy trình làm việc hiện tại, giai đoạn nghiên cứu thị trường của phòng ban Planning vẫn gặp một số trở ngại nhất định vì chưa chủ động trong việc nghiên cứu thị trường Các nguồn thông tin có được hầu như đến từ các tài liệu thứ cấp của các công ty nghiên cứu thị trường uy tín như QandMe, CI Research, TikTok Ads Center,… Việc phụ thuộc vào tài liệu thứ cấp dẫn đến hậu quả là chiến lược thiếu tính độc lập và cập nhật ở thời điểm cần thiết, ảnh hưởng đến độ tin cậy của chiến lược Một trở ngại khác là sự hạn chế về phạm vi và chi tiết Các tài liệu thứ cấp không đáp ứng đủ thông tin khách hàng yêu cầu, đặc biệt là khi sản phẩm hoặc dịch vụ mong muốn được tiếp cận ở phạm vi cụ thể

TikTok là nền tảng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới

Là một trong các nền tảng mạng xã hội hàng đầu trên thế giới, theo số liệu của DataReportal, TikTok đã đạt được 1 tỷ lượt người dùng mỗi tháng trên toàn thế giới vào năm 2021 Đến năm 2023, số liệu công bố từ phía TikTok cho thấy các doanh nghiệp nói chung hay người làm tiếp thị nói riêng có thể tiếp cận 1.092 tỷ lượt người dùng trên

Theo thống kê tính đến quý 4 năm 2023, Việt Nam đứng thứ 6 trong top 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok nhiều nhất thế giới với 50,58 triệu người dùng, chiếm tới 64% tổng số người dùng Internet tại Việt Nam.

Hình 3.5 Xếp hạng các quốc gia tiếp cận quảng cáo từ TikTok nhiều nhất

(Nguồn: DataReportal) ByteDance - công ty mẹ của TikTok - chỉ ra rằng quảng cáo TikTok đã tiếp cận 68,3% tổng số người lớn từ 18 tuổi trở lên tại Việt Nam vào đầu năm 2023 và phạm vi tiếp cận quảng cáo tiềm năng của TikTok tại Việt Nam đã tăng thêm 18 triệu (+35,8%) trong khoảng thời gian từ đầu năm 2023 đến đầu năm 2024, trong khi giai đoạn 2022-

2023, tỷ lệ này chỉ chiếm 10,4% , tức 4.8 triệu người

Hình 3 6 Các số liệu tổng quan về người dùng TikTok ở Việt Nam

TikTok là một công cụ tiếp thị đầy tiềm năng

Toàn bộ đối tượng của quảng cáo tiếp thị trên TikTok là thế hệ trẻ, số liệu thống kê từ DataReportal cho thấy, lượng người xem TikTok ad trong độ tuổi 18 - 24 chiếm 38,5%, độ tuổi 25 - 34 chiếm 32,5% tổng số người xem TikTok là nền tảng tiếp thị dành cho mọi thương hiệu ở mọi lĩnh vực Khác với các nền tảng mạng xã hội khác, TikTok sở hữu Hashtag Challenge và mang lại mức độ tương tác chưa từng có ở các nền tảng khác, việc gắn các hashtag liên quan vào video quảng bá trong chiến dịch vừa mở rộng phạm vi tiếp cận so với những gì thương hiệu mong đợi, vừa lọc ra được một lượng lớn người xem tiềm năng cần hướng đến và có thể mang về lượng khách hàng tiềm năng ngoài mong đợi Nghiên cứu của Mosenene (2021) cho thấy cho thấy tiềm năng tiếp thị của TikTok là vô cùng lớn vì phần lớn người tham gia đã bị ảnh hưởng bởi việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã thấy trên nền tảng

Nhu cầu xây dựng thương hiệu ngày càng tăng cao

Nền kinh tế hiện đại - đặc trưng bởi toàn cầu hóa và số hóa, đang tập trung đáng kể vào chức năng của thương hiệu và xây dựng thương hiệu Xây dựng thương hiệu mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp Một thương hiệu mạnh sẽ được chú

74 ý đến nhiều hơn, dễ dàng được nhận biết và gắn bó lâu dài trong tâm trí khách hàng Một điểm quan trọng khác là xây dựng thương hiệu mạnh cũng là xây dựng niềm tin đối với người mua hàng, mang đến nhiều khách hàng trung thành hơn Bên cạnh đó, đầu tư vào xây dựng thương hiệu sẽ đồng nghĩa với việc tăng trưởng doanh số Ngoài ra, đối với nội bộ, thương hiệu có vị thế trên thị trường cũng sẽ giữ chân được nhân viên lâu dài, khiến nhân viên cảm thấy phấn khởi hơn trong công việc

Khảo sát các quan điểm từ các doanh nghiệp cho thấy, các yếu tố thách thức đối với xây dựng thương hiệu trong môi trường trực tuyến gồm có khả năng truyền tải thông điệp của các trang web hay nền tảng mạng xã hội; sự tích hợp truyền thông thương hiệu và tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau; xu hướng định vị thương hiệu (hay có thể hiểu là

Đánh giá thực trạng xây dựng chiến lược truyền thông của công ty TikPro

Căn cứ vào mục tiêu đề ra từ phía công ty, sau thời gian thực tập, tác giả nhận thấy được nhiều mặt đạt được của doanh nghiệp, có thể được xem là lợi thế cạnh tranh so với các thương hiệu khác Bên cạnh đó, vì tuổi đời còn khá non trẻ trong ngành, kèm theo nhân lực chưa phát triển đầy đủ nên vẫn sẽ tồn đọng vài mặt hạn chế cần nhìn nhận và khắc phục

3.6.1 Những thành tựu đạt được

TikPro là một trong những agency có danh nghĩa là đối tác chiến lược trực tiếp với TikTok Trong suốt hơn 4 năm hoạt động, công ty đã gặt hái được nhiều thành công và tạo ra lợi thế so với các đối thủ khác

Về các mục tiêu cá nhân mà công ty đề ra, TikPro đã hợp tác thành công với nhiều khách hàng ở đa dạng lĩnh vực khác nhau, từ thời trang, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ tiêu dùng, giáo dục,

Một số dự án tiêu biểu có thể nhắc đến:

Hình 3 7 Các dự án tiêu biểu mà TikPro đã thực hiện

(Nguồn: Tài liệu nội bộ)

Mỹ phẩm: M.O.I Cosmetic, Lê Nhi Cosmetic,

Bán lẻ: Hằng Du Mục, Western Food, Twenti.vn,

Giáo dục: Thanh Mai HSK, VUS,

Thứ hai, TikPro sở hữu các đối tác uy tín Các bên đối tác của TikPro đều là những công cụ hỗ trợ tối ưu hóa các chiến dịch phát triển, gồm có SimilarWeb, hay Yandex,

WR Agency là đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, thu thập dữ liệu từ người dùng để xây dựng chiến lược truyền thông tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

Cuối cùng là nguồn lực từ TikTok TikTok Việt Nam luôn hỗ trợ công ty TikPro về định hình các chiến dịch xây dựng thương hiệu cho khách hàng sao cho hiệu quả qua các hội thảo định kỳ, các báo cáo, nguồn tài nguyên từ các chuyên gia

3.6.2 Những mặt còn hạn chế

Song song đó, vẫn có những hạn chế nhất định mà TikPro cần phải nhìn nhận

Hiện tại, quy trình nghiên cứu thị trường của TikPro vẫn còn phụ thuộc vào các tài liệu thứ cấp, các tài liệu thị trường hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu trong thời điểm khách hàng cần có, hoặc có trường hợp tài liệu chưa sát với tình hình thị trường mà doanh nghiệp muốn triển khai, hệ quả là các chiến dịch đề xuất không phù hợp làm mất đi lượng khách hàng nhất định

Các hoạt động nghiên cứu thị trường hiện tại chỉ là sử dụng các tài liệu thứ cấp có sẵn trên các nguồn thông tin nghiên cứu thị trường của các tập đoàn lớn như TikTok, Statista, Data Reportal, Kantar, Vấn đề xảy ra là bộ phận lập chiến lược không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thông tin nên không có được insight từ người dùng, cùng với đó là sự bị động trong tìm kiếm thông tin, bộ phận Planning chưa biết cách nghiên cứu thị trường để xây dựng chiến lược đi đúng hướng, tiếp cận đúng khách hàng

Ví dụ về các dự án chưa đạt được kết quả kỳ vọng là dự án VUS x TikPro và dự án Western Food x TikPro Đối với dự án VUS x TikPro, ở dự án này dịch vụ mà VUS tìm đến là xây dựng chiến lược nội dung nhằm mục đích là quảng bá thương hiệu Sau khi thực hiện chiến dịch và khảo sát ý kiến khách hàng, các phản hồi đối với kết quả đạt được là đầu ra đảm bảo, các video lên xu hướng đạt số lượng đến trên 30 video với trên 50k lượt xem và trên 100 lượt thích, có đến trên 5 video đạt trên 1 triệu lượt xem Tuy nhiên, các nội dung đưa ra chưa cụ thể hóa được ở thị trường miền Bắc mà chỉ đề cập tình hình chung ở thị trường Việt Nam, vì thế vẫn chưa tiếp cận được các insight của phụ huynh về môi trường họ mà họ mong muốn cho con em mình.

Hình 3 8 Kết quả thực hiện dự án TikPro x VUS

(Nguồn: Tài liệu nội bộ) Tương tự, vẫn còn nhiều dự án khác được các khách hàng phản hồi về các nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, đơn cử như dự án xây kênh cho thương hiệu Western Food, TikPro chưa nghiên cứu và khai thác được các thông tin cụ thể ở thị trường nông thôn trong khi nhu cầu và mục tiêu của khách hàng đưa ra là quảng bá thương hiệu đến các khách hàng ở thị trường này và tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng của khách hàng Tuy nhiên, kết quả đem lại chưa đạt được các mục tiêu này Các mục tiêu đầu ra của TikPro mang lại là các kịch bản để người xem thành phố biết đến thương hiệu nhiều hơn, tuy chất lượng video cung cấp và nội dung sáng tạo, thu hút, song mục tiêu cuối cùng mang lại vẫn chưa đúng nhu cầu của khách hàng

• Phân chia tỷ lệ cung cấp các dịch vụ chưa đồng đều

Lượng dịch vụ cung cấp hiện tại của TikPro phụ thuộc quá nhiều vào nền tảng TikTok Với tình hình thực tế cho thấy, các chính phủ đều đang siết chặt sự kiểm soát về lượng thông tin tràn lan trên TikTok, điều này có thể dẫn đến sự hạn chế trong việc sáng

79 tạo các nội dung cho các doanh nghiệp, ngoài ra, trong tương lai xa hơn, nếu TikTok không còn hoạt động ở Việt Nam thì TikPro sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề

• Chưa có quy trình cụ thể để chủ động tìm kiếm khách hàng Để thực hiện được phương hướng mà công ty đề ra về mở rộng thị trường hoạt động, TikPro nên xây dựng chiến lược tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường thay vì quá chú trọng vào phần lớn lượng khách hàng hiện tại có được nhờ các mối quan hệ cá nhân Khi không chủ động tìm kiếm khách hàng, TikPro sẽ không nắm bắt rõ về thị trường hiện tại, về xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng và các khách hàng doanh nghiệp Ngoài ra, không có chiến lược tiếp cận khách hàng mới, lượng khách hàng quen thuộc hiện tại của TikPro sẽ giảm xuống và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của công ty

3.6.3 Ma trận SWOT xây dựng chiến lược truyền thông công ty TikPro

Bảng 3 2 Xây dựng ma trận SWOT cho TikPro

O1: Sự phát triển không ngừng của TikTok

O2: Nhu cầu xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp tăng theo sự phát triển của TikTok

O3: Mạng lưới quan hệ khách hàng và đối tác đã tích lũy trong suốt quá trình hoạt động

O4: Mở rộng thị trường sang các dịch vụ trên các nền tảng mạng xã hội khác

T1: Sự cạnh tranh khốc liệt của các agency hoạt động trong lĩnh vực truyền thông trên mạng xã hội

T2: Kiểm soát lượng thông tin khổng lồ từ TikTok và quản lý rủi ro cho khách hàng

T3: Các chính sách cấm sử dụng

TikTok ở một số nước trên thế giới

T4: Xác định đúng đối tượng mục tiêu các thương hiệu cần nhắm đến

S1: Quy trình làm việc minh bạch, được cá nhân hóa với mỗi khách hàng

S2: Cung cấp dịch vụ miễn phí cho khách hàng giai đoạn đầu

S3: Cam kết hiệu quả chiến dịch, không phát sinh chi phí

S4: Mạng lưới khách hàng là các thương hiệu lớn

S5: Đặc biệt chú trọng phân tích mức độ tương tác của khách hàng, từ đó đưa thương hiệu tiếp cận gần gũi với khách hàng

Chiến lược phát triển điểm mạnh S-O

S(1, 5) – O(1, 2, 3): Tận dụng quy trình minh bạch có sẵn và các tính năng, công cụ từ TikTok để xây dựng lòng tin với khách hàng

S(2, 3) – O(1, 2, 3): Mở rộng mạng lưới đối tác khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ mới trên nền tảng và tận dụng dịch vụ miễn phí ban đầu

S4 - O(3,4): Tận dụng mạng lưới khách hàng là các thương hiệu lớn để thu hút sự chú ý từ các doanh nghiệp khác

Chiến lược hạn chế rủi ro S – T

S(1, 4) – T1: Duy trì mối quan hệ tin cậy với khách hàng, giảm thiểu mối đe dọa của cạnh tranh gay gắt trong mạng lưới agency

S (1, 2, 3) – T3: Cung cấp các dịch vụ trên các nền tảng mạng xã hội khác, phân tán sự phụ thuộc vào TikTok

S5 – T(1, 2, 3): Sử dụng phân tích số liệu, mức độ tương tác của khách hàng để tạo nội dung thu hút đối tượng mục tiêu và giảm thiểu rủi ro mất khách hàng cho đối thủ cạnh tranh

W1: Khách hàng hiện có đang phụ thuộc vào các mối quan hệ cá nhân

W2: Quy trình nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả do còn phụ thuộc tài liệu thứ cấp

Chiến lược tận dụng các cơ hội hiện có cải thiện điểm yếu W – O

W1 – O (1, 2, 3): Xây dựng thương hiệu TikPro trên các nền tảng tiềm năng khác như LinkedIn để thu hút khách hàng mới dựa trên nhu cầu ngày càng tăng về xây dựng thương hiệu trên TikTok

Chiến lược cải thiện hạn chế W - T

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU SUẤT TRUYỀN THÔNG TRÊN NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI CHO CÔNG TY TIKPRO

Cơ sở đề xuất giải pháp

4.1.1 Định hướng của doanh nghiệp dành cho các khách hàng mục tiêu

Hiện tại, phòng ban Planning của TikPro đang hoạt động chủ yếu trên nền tảng TikTok và Facebook, tập trung vào việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên, để phát triển chính thương hiệu TikPro và trở nên nổi bật trong bối cảnh TikTok đang trở nên bão hòa đối với các thương hiệu mới đang muốn gia nhập TikTok, doanh nghiệp đã chủ trương đưa ra một số định hướng để tăng cường hiệu quả và mang lại giá trị cho khách hàng

TikPro sẽ thay đổi chiến lược phân tán nguồn lực vào các nền tảng khác để tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn, mặt khác là xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn, tìm kiếm và nghiên cứu thêm các giải pháp quảng cáo khác cho khách hàng.

4.1.2 Bối cảnh xã hội Đối với bối cảnh xã hội, cần xem xét về đối tượng người xem quảng cáo và nhu cầu của các doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu trên nền tảng này Đầu tiên, theo thống kê từ DataReportal, ta thấy rằng đối tượng người xem chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 18-34 và phần lớn là nữ giới, với sự chênh lệch dao động khoảng 0,7% - 2% so với nam giới ở các độ tuổi Lượng khán giả này là cơ hội để các doanh nghiệp có đối tượng khách hàng mục tiêu là các khách hàng trẻ triển khai và tiếp cận hiệu quả trên nền tảng TikTok.

Về tiềm năng của nền tảng TikTok, TikTok có đa dạng loại hình quảng cáo để các doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ, từ In-feed ads, Top view ads, Branded Hashtag ads, Spark ads hay Branded Effect ads, Các loại quảng cáo này đều phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp, cho dù nhu cầu của họ là tăng tỷ lệ bán hàng hay đưa thương hiệu tiếp cận đến người tiêu dùng

Hình 4 1 Chân dung người xem quảng cáo trên TikTok

4.1.3 Xu hướng mua sắm hiện đại trên nền tảng TikTok và các giải pháp cho thương hiệu

Báo cáo xu hướng mua sắm từ TikTok đưa ra 3 cấp độ trong quá trình xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu, gồm có:

• It’s a Match: Kết nối Đây là bước quan trọng để xác định mục tiêu và tạo ra sự kết nối ban đầu với khách hàng thông qua tìm kiếm đối tượng khách hàng có tiềm năng từ những câu chuyện thu hút sự chú ý của người xem Về cơ bản, khán giả sử dụng TikTok để giao tiếp với cộng đồng của họ và tìm những câu trả lời độc đáo để thỏa mãn sự tò mò của họ về mọi thứ Vì thế, người dùng trên TikTok quyết định trong các giây đầu liệu có tiếp tục xem hay tương tác với nội dung video hay không, vì thế thương hiệu cần truyền tải ngay lập tức giá trị cần thiết để giữ chân người dùng Để thu hút sự chú ý của người xem, thương hiệu cần tạo ra các nội dung mang tính chân thực và chia sẻ các kinh nghiệm thực tế để xây dựng lòng tin với khách hàng cho giai đoạn giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đến thị trường Báo cáo từ TikTok (2024) đề cập rằng đến 41% tỷ lệ người xem trên TikTok tin tưởng vào các thương hiệu được

84 quảng bá liên tục trong thời gian dài trên nền tảng Các thương hiệu có thể xây dựng niềm tin cho khách hàng bằng nhiều định hướng khác với cách truyền thống, thể hiện những chia sẻ và quan điểm độc đáo, ví dụ như các định hướng nội dung về làm rõ các điều lầm tưởng về sự việc nào đó và đưa ra sự thật, dần dần thương hiệu sẽ tạo dựng được sự uy tín và mang lại niềm tin thương hiệu cho người xem

• Getting to Know You - Tìm hiểu sâu

Sau khi đã có sự kết nối với các khách hàng tiềm năng, bước tiếp theo thương hiệu cần xây dựng nền tảng cho nền tảng mối quan hệ lâu dài với khách hàng mục tiêu bằng cách xác định đặc điểm riêng biệt của thương hiệu và cộng đồng khán giả riêng, từ đó thương hiệu thể hiện giá trị thực sự có thể mang lại cho nhu cầu của khách hàng

TikTok nhấn mạnh rằng “TikTok users are people first, customers second” Ý nghĩa của luận điểm này là trước khi trở thành khách hàng của một thương hiệu, những người dùng này cũng là những cá nhân có nhu cầu, cảm xúc riêng biệt và tương tác với các nội dung có cùng chủ đề Do vậy các thương hiệu cần tập trung vào quá trình tạo ra trải nghiệm tích cực và tương tác chân thực với người dùng để xây dựng lòng tin và tạo sự kết nối bền vững

Số liệu từ TikTok nói rằng, có 31% người dùng TikTok mua hàng theo xu hướng thẩm mỹ của bạn bè và cộng đồng Luận điểm này nhấn mạnh tác động của xã hội lên quyết định mua hàng của người dùng, họ mua hàng để hòa nhập với các mối quan hệ xung quanh và bắt kịp xu hướng thời đại Nắm bắt luận điểm này, khi xây dựng thương hiệu cho khách hàng, TikPro nên chú trọng xây dựng cho khách hàng giai đoạn tham gia bàn luận tích cực vào các chủ đề và các cuộc trò chuyện trên các cộng đồng trực tuyến của thương hiệu

Ngoài ra, báo cáo về xu hướng mua hàng của TikTok nói rằng 41% người dùng mua hàng về niềm vui Điều này cho thấy người dùng tìm kiếm các sản phẩm hoặc trải nghiệm các dịch vụ mang lại hạnh phúc và cảm xúc tích cực cho họ Từ đây, TikPro có thể nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ của khách hàng có thể mang lại thú vui gì cho khách hàng, có thể là bao bì, chất lượng sản phẩm

Khi đã đến giai đoạn chuyển đổi từ khách hàng mục tiêu sang mua hàng trên nền tảng TikTok, người dùng lại tiếp tục mất phương hướng trong các nội dung về “bán hết hàng”, “độ lan truyền” và “sự hưng phấn” khi sở hữu sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ TikTok có thể là nền tảng thúc đẩy doanh số bán hàng và sự chú ý đến sản phẩm nhưng để thành công lâu dài thì phụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng Các nền tảng cơ bản như chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hay giá trị cốt lõi là các yếu tố then chốt để giữ chân khách hàng và khiến họ quay lại mua hàng nhiều hơn

Một nghiên cứu quan trọng cho thấy, 49% người dùng TikTok sẽ làm video có nội dung về sản phẩm, thương hiệu mà họ đã sử dụng, tỷ lệ này cao gấp 2 lần so với lượng người dùng sẽ thực hiện trên các nền tảng khác Chính vì thế, TikPro sẽ chú trọng vào các nội dung chân thực và tạo sự hào hứng, truyền cảm hứng cho người xem và khuyến khích họ trải nghiệm các sản phẩm, kích thích chu kỳ sáng tạo nội dung của người dùng

4.1.4 Xu hướng Shoppertainment – Livestream bán hàng

Ngành thương mại trên TikTok ngày nay trở nên nổi bật trên thị trường với những ảnh hưởng riêng biệt Kết hợp giữa giải trí và mua sắm, TikTok là nền tảng thương mại điện tử đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp và các nhà bán lẻ Ông Shant Oknayan – Giám đốc Giải pháp kinh doanh toàn cầu tại TikTok phát biểu rằng, với chiến lược tập trung vào giải trí và dân chủ hóa sự sáng tạo, TikTok nhận thấy cơ hội thương mại lớn đang lên ngôi chính là sự tìm lại trải nghiệm mua hàng vui vẻ cho người tiêu dùng bằng việc ưu tiên nhu cầu cảm xúc của khách hàng thông qua Shoppertainment – thương mại hướng đến nội dung, ưu tiên các mục tiêu giải trí và giáo dục

Hình 4 2 Các giai đoạn Shoppertainment

(Nguồn: TikTok) Nhìn rộng hơn, tiềm năng phát triển của các influencer (người có sức ảnh hưởng) và TikTok Shop là vô cùng lớn Theo thống kê của Metric, trong tháng 11/2022, tổng doanh thu trên TikTok Shop đã tương đương 80% doanh thu cùng kỳ của Lazada và gấp

4 lần doanh thu của Tiki, dù là nền tảng được phát triển sau Trong thực tế, thị trường ngày càng tổ chức nhiều chương trình thực tế để các KOL, KOC hay các influencer cọ sát với hình thức bán hàng qua livestream, điển hình là các cuộc thi như KOC Việt Nam, The Face 2023, hay hiện tại là chương trình The Shoppertainer – Ngôi sao chốt đơn

Đề xuất các giải pháp

4.2.1 Cộng tác với các công ty nghiên cứu thị trường chuyên sâu – BuzzMetrics

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu cho khách hàng doanh nghiệp, tác giả đề xuất giải pháp hợp tác với công ty nghiên cứu thị trường BuzzMetrics – đầu tư hợp tác để học hỏi về quy trình nghiên cứu thị trường thực tế, từ đó xây dựng năng lực nghiên cứu thị trường cho nhân sự nội bộ, với mục tiêu dài hạn là TikPro có thể tự thực hiện nghiên cứu thị trường sau 5-7 dự án

Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu mạng xã hội trên nền tảng social listening, Buzzmetrics sẽ là đối tác phù hợp để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thị trường Họ có kiến thức chuyên môn về thị trường và các công cụ riêng biệt được sử dụng Họ có thể tư vấn và thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường, từ lập kế hoạch đến giám sát và đánh giá hiệu quả

Tác giả đã xây dựng kế hoạch đề xuất hợp tác với Buzzmetrics khi đã được sự chấp nhận từ phía trưởng phòng ban Planning Tác giả đã phân chia dịch vụ nghiên cứu thị trường thành 3 nhóm để có thể sử dụng kết hợp với các gói dịch vụ và khách hàng sử dụng

Bảng 4 1 Các dịch vụ nghiên cứu BuzzMetrics cung cấp

Buzzmetrics's Services Objective Duration Est Cost

Cost/Rev of TikPro's Services

Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu

- Giúp các thương hiệu hiểu đúng về tệp khách hàng cụ thể

- Khám phá các "passion points" của tệp khách hàng trong các khía cạnh cuộc sống

- Công thức giúp các thương hiệu nói chuyện với khán giả trên mạng xã hội

- Các thương hiệu đang tiếp cận khán giả như thế nào

1-2 tháng 60.000.000 30% - 40% (tùy gói dịch vụ)

Nghiên cứu về các chủ đề riêng biệt (chăm sóc da, thể thao, nấu ăn)

- Báo cáo về sự quan tâm của người dùng đối với chủ đề hàng tháng

- Hoạt động nổi bật của các thương hiệu trong các chủ đề này

- Dự đoán về tình hình thảo luận về chủ đề trong thời gian tiếp theo

(Nguồn: Tác giả tổng hợp thông tin từ website BuzzMetrics) Các giai đoạn làm việc và hợp tác được tác giả chia ra thành 3 giai đoạn

Bảng 4 2 Các giai đoạn thực hiện hợp tác với BuzzMetrics tác giả đề xuất

Nhiệm vụ của TikPro Ngân sách

Giai đoạn 1: Lựa chọn dự án để hợp tác với BuzzMetrics

- Lựa chọn các dự án khó tiếp cận thị trường ở tất cả các dịch vụ:

+ Nghiên cứu thị trường mục tiêu + Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh + Nghiên cứu sản phẩm hoặc dịch vụ + Nghiên cứu các chiến dịch truyền thông

Để nâng cao chất lượng nghiên cứu, bên chúng tôi xin được trao đổi với bên anh/chị về mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và giá cả dịch vụ Ngoài ra, bên chúng tôi có thể đào tạo quy trình nghiên cứu sơ bộ cho đội ngũ nhân sự của bên anh/chị với mức chi phí hợp lý.

- Cung cấp cho BuzzMetrics thông tin cần thiết về TikPro và các bộ phận liên quan đến quy trình nghiên cứu thị trường, các yêu cầu từ khách hàng doanh nghiệp và khách hàng trên nền tảng TikTok

- Tham gia vào quá trình nghiên cứu thị trường do BuzzMetrics thực hiện

-Tùy thuộc vào các dịch vụ của dự án sử dụng mà các chi phí sẽ chiếm từ

30 - 40% doanh thu từ gói dịch vụ, dao động từ 12 triệu đồng - 60 triệu đồng cho mỗi dự án

- Yêu cầu cung cấp nội dung và lịch trình training cụ thể cho doanh nghiệp

- Lên kế hoạch training cho nhân viên và thực hiện

- Đánh giá hiệu quả training định kỳ và đề xuất thay đổi chương trình nếu cần thiết

- Chi phí training cho nhân sự dao động từ 5 triệu - 15 triệu cho mỗi dự án, chiếm từ 10 - 15% doanh thu từ dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Giai đoạn 3: Ứng dụng quy trình và đánh giá

- Ứng dụng và đổi mới quy trình nghiên cứu thị trường sau khi được training

- Phối hợp với BuzzMetrics để được đánh giá và nhận xét

- Tích hợp quy trình nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh vào quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu cho khách hàng

- Chi phí hỗ trợ tư vấn kết quả, đánh giá và sửa chữa cho mỗi dự án sẽ dao động từ 2 - 5 triệu tùy vào quy mô và độ phức tạp của mỗi dự án

(Nguồn: Tác giả thực hiện đề xuất) Ngân sách được cấp phép cho phần nghiên cứu thị trường là 80 triệu đồng vì đây rõ ràng là hoạt động nền tảng cho việc xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu trên nền tảng TikTok Theo đó, đối với các gói dịch vụ trọn gói xây kênh TikTok của TikPro, giá trị sẽ từ 70-200 triệu cho một dự án, tùy vào quy mô dự án, phòng ban Quản lý dự án và trưởng ban Planning sẽ lựa chọn gói dịch vụ phù hợp Và sau khi chạy dự án xong, Buzzmetrics sẽ thống kê lại các bản báo cáo nghiên cứu đã thực hiện, đánh giá hiệu quả của chiến lược thông qua các chỉ số KPI cần đạt được như:

• Số lượng hiển thị (Impressions): Số lần mà quảng cáo của bạn được hiển thị trên mạng xã hội Một số lượng lớn impressions có thể cho thấy quảng cáo của bạn đã tiếp cận được một lượng đáng kể người dùng

• Tương tác (Engagement): Bao gồm các hành động như like, comment, share, click vào liên kết, v.v Mức độ tương tác cao thường cho thấy rằng nội dung quảng cáo của bạn hấp dẫn và gây ấn tượng tích cực

• Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate): Tỷ lệ giữa số lần tương tác và số lần hiển thị Một tỷ lệ tương tác cao cho thấy rằng quảng cáo của bạn đang thu hút sự quan tâm từ phía khán giả

• Lượt click (Click-Through Rate - CTR): Tỷ lệ giữa số lượt click vào quảng cáo và số lần hiển thị Một CTR cao có thể chỉ ra rằng quảng cáo của bạn hấp dẫn người xem và gây ấn tượng tích cực

• Chuyển đổi (Conversions): Số lượng hành động mà người dùng thực hiện sau khi xem quảng cáo của bạn, như đăng ký, mua hàng, hoặc điền thông tin liên hệ Một số lượng chuyển đổi cao thường cho thấy rằng quảng cáo của bạn đã tạo ra giá trị cho doanh nghiệp

4.2.2 Xây dựng chiến lược nội dung cho khách hàng trên nền tảng Facebook

Theo các phân tích từ các báo cáo trên thị trường, ngoài TikTok thì nền tảng nên được đầu tư nhiều hơn là Facebook, nền tảng này không tập trung vào các video ngắn như TikTok mà tập trung vào nội dung muốn truyền tải đến người xem Ngoài ra Facebook còn liên kết với các nền tảng khác cùng hệ sinh thái Meta là Messenger và Instagram, cho phép các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu đa nền tảng Phong cách nội dung trên nền tảng Facebook đa dạng từ thông tin giải trí đến quảng cáo doanh nghiệp, hoặc các nội dung về giáo dục Ngoài ra, các khách hàng chủ yếu của TikPro là các doanh nghiệp, chính vì thế, tác giả muốn đề xuất cơ sở hợp tác với các agency cùng lĩnh vực nhưng với quy mô nhỏ hơn để giúp họ tối ưu hóa nội dung trên mạng xã hội, đưa thương hiệu tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn

• Dự án cụ thể cho khách hàng – Marvelous Solution

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Marvelous Solution vừa trở thành đại lý trực tiếp của Yandex - công cụ tìm kiếm lớn nhất tại Nga và đứng thứ 8 trong danh sách những website được truy cập nhiều nhất toàn cầu Marvelous Solution cung cấp dịch vụ quảng cáo cho các khách hàng có ứng dụng và website, hỗ trợ mở rộng tệp khách hàng trên thị trường Nga Để phát triển chiến lược nội dung trên Facebook, Marvelous đã xây dựng các bước lập kế hoạch cụ thể.

Với dự án Marvelous, TikPro tập trung xây dựng nội dung giáo dục xoay quanh lĩnh vực quảng cáo và marketing, chia sẻ các bài viết chuyên sâu về xu hướng hiện tại Định hướng nội dung được tuân theo quy tắc 4-1-1, trong đó cứ mỗi 6 bài đăng sẽ có 4 bài liên quan đến nội dung giáo dục.

Bảng 4.3 Quy trình các bước xây dựng nội dung trên Facebook cho khách hàng

92 dung mới mẻ hoặc nội dung tương tác với người dùng, 1 bài đăng chia sẻ lại từ trang khác và 1 bài quảng bá doanh nghiệp.

• Xây dựng nội dung tập trung vào con người, nhân viên

• Xây dựng content liên quan đến độc giả, tăng tương tác

• Đăng bài vào khung giờ có người truy cập nhiều nhất

Tính khả thi của các giải pháp đề xuất

4.3.1 Đánh giá giải pháp “Cộng tác với công ty nghiên cứu thị trường chuyên sâu – BuzzMetrics”

Cải thiện quy trình nghiên cứu thị trường mang lại nhiều lợi ích cho TikPro, bao gồm nâng cao chất lượng các chiến lược truyền thông thương hiệu, tăng tỷ lệ chốt được dự án với khách hàng khi pitching, giữ chân các khách hàng hiện tại và thu hút các khách hàng mới

Về tính khả thi giải pháp mang lại, sau khi hợp tác với BuzzMetrics, các phòng ban liên quan, đặc biệt là phòng ban Planning sẽ nắm bắt được quy trình nghiên cứu thị trường Chứng minh từ các lý thuyết đề cập ở chương 2, nhu cầu nghiên cứu thị trường một cách chủ động đối với TikPro là vô cùng cấp thiết Sự phát triển ổn định hiện tại là tiền đề để TikPro đầu tư hơn về nguồn lực và bứt phá trong thị trường Tuy nhiên, vẫn

100 có một số rủi ro nhất định được xác định như rò rỉ thông tin nhạy cảm về TikPro hay về doanh nghiệp khách hàng

Ngoài ra, vẫn có một số rủi ro rằng kết quả các dự án hợp tác vẫn không đạt được mục tiêu đề ra Với những trường hợp này, tác giả cũng đề xuất lưu ý một số vấn đề khi hợp tác giữa đôi bên về các mục tiêu đầu ra, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu với công ty nghiên cứu BuzzMetrics Về phía TikPro, bộ phận quản lý dự án và bộ phận xây dựng kế hoạch cần chịu trách nhiệm chung về sự hợp tác với công ty BuzzMetrics và training cho nhân sự Ban giám đốc nên phê duyệt trực tiếp kế hoạch hợp tác và cung cấp ngân sách, nguồn lực cho hoạt động hợp tác và training

4.3.2 Tính khả thi của giải pháp “Mở rộng quy mô khách hàng bằng công cụ Similar Web”

SimilarWeb là công cụ tiềm năng có sẵn để TikPro có thể áp dụng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho mình Nhờ vào quan hệ hỗ trợ hợp tác với Marvelous Solutions, tài khoản SimilarWeb được cung cấp cho TikPro miễn phí để đánh giá tình trạng các doanh nghiệp thương mại điện tử Việc tận dụng công cụ này giúp TikPro tiết kiệm được chi phí tìm kiếm khách hàng và có sự chủ động trong các mối quan hệ hợp tác hơn

Tuy nhiên, chỉ sử dụng SimilarWeb chưa đủ để TikPro có thể tiếp cận được khách hàng Chính vì thế, việc kết hợp giữa LinkedIn, SimilarWeb, và Email sẽ tạo ra một chiến lược tiếp cận khách hàng độc đáo và mang tính cá nhân hóa Mục tiêu của quy trình tiếp cận khách hàng doanh nghiệp mới sẽ tập trung đề cập đến giá trị dịch vụ TikPro mang lại, và quan trọng là đáp ứng insights các khách hàng tiềm năng

Tóm lại, sử dụng SimilarWeb làm công cụ hỗ trợ tìm kiếm khách hàng là một giải pháp mang tính khả thi khi kết hợp với các nền tảng đa kênh khác TikPro cần kiên trì tiếp cận và theo dõi quy trình để có thể cải tiến và đưa ra các chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả

Ngày đăng: 26/09/2024, 11:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w