1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống

67 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng Mô Hình Cây Quyết Định Trong Bài Toán Nhận Diện Doanh Nghiệp Xác Sống
Tác giả Nguyễn Đoàn Tựng Dương
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thựy Trang
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Toán Kinh tế
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 17,1 MB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tếDANH MỤC BANG BIEU HÌNH VE Danh mục bảng biéuBảng 1.1 Tổng hợp các tiêu chí xác định Doanh nghiệp xác sống...--- 19Bảng 1.2 Tổng hợp các kết

Trang 1

KHOA TOÁN KINH TẾ

CHUYEN DE TOT NGHIỆP

Chuyên ngành: Toán Kinh tế

Trang 2

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

LỜI CẢM ƠNTrước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòngbiết ơn đến các thầy cô Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là các thầy cô khoa

Toán Kinh tế đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứuđề tài này Cảm ơn thầy cô đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt

thời gian học tập tại trường Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề

tài nghiên cứu của em mới có thê hoàn thiện tôt đẹp.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thùy Trang — người đã trựctiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài chuyên đề này trong thời gian qua

Bài chuyên đề tốt nghiệp thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tháng Do thời giannghiên cứu hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp quý báu của quý Thay Cô đề kiến thức của em trong lĩnh vực nay được hoàn thiện

hơn đồng thời có điều kiện bé sung, nâng cao ý thức của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 08 tháng 12 năm 2021

Tác giả

Nguyễn Đoàn Tùng Dương

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 2

Trang 3

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TU VIET TÁẮTT 2< s<s<ssss£EsseEsseExsvvseerseerssersssrse 5 DANH MỤC BANG BIEU HÌNH VẼ 2 scsseresersserrserrssrrssrrssrree 6 LỜI MỞ DAU wesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssscsssssssssssssssssssesssssssssessssssssssessssees 7

1 Lý do hình thành đề tài 2-22 s2 <‡EEC2EEEEE2EEE2X12E1711271 711211211111 7

2 Mục tiêu nghiên CỨU - - G2 Ă + 19191 KH HH HH ke 7

3 Phạm vi, đối TUONG NYHIEN 000) D00 3ä 84 Phuong phap nghién CUu 0 8

5 Ý nghĩa thực tien cecccscccsscessesssessesssessesssessesssessvessessvsssecssessessvessesssessesseessessseesesaseess 8

6 Kết cấu bài nghiên CỨU - ¿- 2 2 E+EE+EE#EE£EEEEEEEE12112112112112712171 7111111 eU 8

CHUONG 1 CO SO LY LUẬN VA TONG QUAN NGHIÊN CUU 10

1.1 Doanh nghiệp xác sông và các vấn đề liên quan . -z z©-+5c5z-: 101.2 Bài toán dự báo và mô hình nhận doanh nghiệp xác sông — 11

1.2.1 Mô hình Cây quyết định (Decision Tree) - c5 s + sssssseersrereeeres 12

1.2.2 M6 hinh Loit 111 - 16

1.3 Tổng quan nghiên CUU c c.cceccecsessessessesssessessessessessessessessessecsusssesucsuesuesssssesseeseeaes 16

1.3.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp xác sống - ¿2 ¿2z 161.3.2 Các nghiên cứu của tác giả trong và ngoải hƯỚC - 5 <+<s+<+s+2 20

CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG VAN ĐÈ NGHIÊN CUU -sscs2 25

2.1 Tình hình doanh nghiệp xác sống tại các quốc gia trên thế giới 252.2 Các doanh nghiệp xác sống trong đại dich COVID-19 -¿c-++c5c+¿ 282.3 Tình hình các doanh nghiệp xác sống tại Việt Nam ¿z 2+: 30

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ KET QUÁ NGHIÊN CỨU - 36

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 3

Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

3.1 Phương pháp và quy trình nghiên CỨU - - 5+2 ***+*Eseseereeeserreeerevrs 36

3.1.1 Phương pháp nghiên CỨU - 5 S5 21133211 <3 E391 SE SH ng nh rệt 36 3.1.2 Quy trinh nghién 0n 36

3.2 Co sở dữ liệu va chi tiêu trong mô hình nghiên cứu . «++-««++s<+<s+ 37

3.2.1 Cơ Sở dữ lIỆU - 5 2G ng TT HH HH HT ngàn 37 3.2.2 Chỉ tiêu sử dụng mô hình nghiên CỨU - - <6 5+ £+sve+sseEeseeesss 40

3 So sánh với các nghiên cứu trong nước và quốc 71 61

7108000000277 64

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 4

Trang 5

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Từ viết tắt Tên đầy đủ

BART-MIA Bayesian Additive Regression Tree with Missing Incorporated in

Attributes

CART Classification and Regression Tree

che Cash and Short-Term Investments

DLTT Long-term Debts

DNXS Doanh nghiệp xác sống

DTL Degree of Total Leverage

EBITDA Earning before interest, taxes, depreciation and amortization

FPR False positive rate

LNTT Loi nhuận trước thuế

ROA Return on assets

TARP Troubled asset relief program

TL Total liabilities

TPR True positive rate

Trang 6

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

DANH MỤC BANG BIEU HÌNH VE

Danh mục bảng biéuBảng 1.1 Tổng hợp các tiêu chí xác định Doanh nghiệp xác sống - 19Bảng 1.2 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài 22Bảng 2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp xác sống theo ngành, giai đoạn 2013-2020 32Bảng 3.1 Thông tin cơ sở dữ liệu đầu vào - 2-2-2 x2Ext2x+ExtEEeerxerreerkerrxees 37

Bang 3.2 Thông tin doanh nghiệp từ cơ sở dữ lIỆU - 5 2555 2+£+vssxseeesess 39 Bang 3.3 Chỉ tiêu sử dụng trong mô hình nghiên CỨU - 5 55s +++£+s++eesses+ 40

Bảng 3.4 Tiêu chuẩn hình thành DNXS Nhóm San xuất - -cc::ccccccc+: 46Bảng 3.5 Tiêu chuẩn hình thành DNXS Nhóm Xây dựng và Bat động sản 49Bảng 3.6 Tiêu chuẩn hình thành DNXS giai đoạn 2019-2020 -: :- 5+: 53

Bảng 3.7 Tiêu chuẩn hình thành DNXS giai đoạn 2013-2020 -52z:: 54

Bang 3.8 Kết quả ước lượng mô hình L/Ogit - 5252 £+S2+££+££+£E+£++£xerxerxecsee 55Bảng 4.0.1 Tổng kết tiêu chudn nhận diện DNXS cccccsseessessessessseeseessessesssessteeseesses 60Danh mục hình vẽ

Hình 1.1 Ví dụ cho mô hình Cây quyết định - 2-2 s¿+£+x++E++£x+Ez+rxezzxerxezred 12Hình 2.1 Biểu đồ tỷ lệ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản giai đoạn 1990-2016 26Hình 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp xác sống theo từng năm, giai đoạn 2013-2020 31Hình 3.1 Mô hình Cây quyết định xác định DNXS Nhóm Doanh nghiệp Sản xuất giai đoạn

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 6

Trang 7

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

LỜI MỞ ĐẦU

1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐÈ TÀI

Rất lâu sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cau, hiện tượng trỗi dậy các doanhnghiệp xác sông đã trở thành mối quan tâm và gây nhiều tranh cãi trong các cuộc tranh luận

giữa các học giả và các nhà hoạch định chính sách Các bài nghiên cứu đưa ra thường tập

trung giải thích các nguyên nhân tiềm ấn làm việc tồn tại kéo dài của các công ty xác sống.Tuy nhiên, cộng đồng truyền thông lại thường tường thuật lại về sự trỗi dậy của các doanhnghiệp xác sống là do được hậu thuẫn bởi nhà nước, các doanh nghiệp sử dụng tiền mặt của

nhà nước dé trả nợ thay vi dau tư dé kéo dài sự sông.

Có nhiều bằng chứng đã chỉ ra răng thị phần của các doanh nghiệp xác sống có xuhướng tăng lên từ sau suy thoái kinh tế, cụ thể là cuối từ các năm 1980 Các doanh nghiệpxác sông thường được xác định là các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thiếu khả năngsinh lời trong thời gian dai và không có khả năng đối phó với các khoản nợ của họ Điềunày xuất phát trực tiếp từ việc kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh (Banerjee &

Hofmamn, 2018).

Tuy nhiên việc dé xác định chính xác các chỉ số quyết định việc một doanh nghiệp

trở thành doanh nghiệp xác sống vẫn còn là một khó khăn Chúng ta có thê biết đến một số

yếu tố rõ ràng như tuổi của doanh nghiệp, quy mô và ngành có thê giải thích hiện tượng

này Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các nghiên cứu phân tích một cách kỹ lưỡng các đặc điểm va

hành vi của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dé từ đó có thê tiến hànhphân loại một cách chính xác các doanh nghiệp xác sống Để có thực hiện được yêu cầu

này doi hỏi sử dụng tới phương pháp nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn.

Đề hiểu một cách rõ ràng hơn các yếu tố quyết định việc hình thành một doanhnghiệp xác sống từ đó định nghĩa ra các tiêu chuân phù hợp của một doanh nghiệp xác sống,bài nghiên cứu sử dụng một phương pháp học tập có giám sát, mô hình cây quyết định.Phương pháp này phù hợp với mục đích nghiên cứu vì có sức mạnh đề học từ dữ liệu đầu

vào và tách chúng thành các biến quan trọng đồng thời là phân ngưỡng trong quá trình dự

báo một doanh nghiệp xác sống

2 MỤC TIEU NGHIÊN CỨU

Với bôi cảnh như trên, nghiên cứu này hướng tới các mục tiêu cụ thê sau đây:

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 7

Trang 8

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

- _ Xác định các yếu tô quyết định việc hình thành một doanh nghiệp xác sông từ bảng

kết quả kinh doanh và bang cân đối kế toán.- _ Xác định tiêu chuẩn hình thành doanh nghiệp xác sống trong điều kiện thời gian,

nhóm ngành khác nhau.

- _ Đánh giá, so sánh sự khác biệt trong kết quả dự báo của phương pháp hoc máy: Cây

quyết định so với phương pháp kinh tế lượng truyền thong: Mô hình hồi quy Logistic

3 PHAM VI, DOI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam gồm HNX,

HOSE và UPCOM giai đoạn 2011-2020.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên

cứu chính dé chi ra mối tương quan trong các yếu tô quyết định việc hình thành một doanhnghiệp xác sống, đồng thời là sự bổ trợ của các phương pháp nghiên cứu khác như phươngpháp phân tích và tông hợp thông tin thứ cấp, phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp

5 Ý NGHĨA THỰC TIEN

Nghiên cứu này giúp kiểm chứng yếu tô nhận diện doanh nghiệp xác sống Đồngthời nghiên cứu này được kỳ vọng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lývà quản trị hoạch định chiến lược phát triển các công ty Bên cạnh đó, nghiên cứu này làcòn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu khác trong tương lai thuộc cùng lĩnh

vực.

6 KÉT CÁU BÀI NGHIÊN CỨU

Bồ cục bài chuyên đề tốt nghiệp được chia làm 3 chương chính, bao gồm những nội

dung như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu: Chương này trình bày các

khái niệm và các mô hình lý thuyết áp dụng trong bài nghiên cứu, đồng thời tómlược văn tắt một số nghiên cứu có liên quan trong cùng lĩnh vực từ đó làm cơ sở dékế thừa và phát triển mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất của bài nghiên cứu

- _ Chương 2: Thực trạng van đề nghiên cứu: Chương này trình bày thực trạng xoay

quanh vân đê nhận diện doanh nghiệp xác sông Xem xét sự ảnh hưởng từ các chính

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 8

Trang 9

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

sách của chính phủ trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 đến mức độ xuất hiện củacác doanh nghiệp xác sống

- _ Chương 3: Mô hình và kết quả nghiên cứu: Chương này trình bày phương pháp

và quy trình nghiên cứu, qua đó thể hiện những kết quả mà nghiên cứu đạt được dựatrên việc phân tích tap dir liệu đầu vào như đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả phantích mô hình Cây quyết định theo thời gian và các nhóm ngành khác nhau, kết quả

so sánh với mô hình Logit.

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 9

Trang 10

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU

Trong chương đầu tiên, tác giả sẽ trình bày về một số khái niệm liên quan tới chủ đềnghiên cứu và cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu, đồng thời tóm lược văn tắt những

nghiên cứu có liên quan trong cùng lĩnh vực từ đó làm nền tảng kế thừa và phát triển mô

hình nghiên cứu phù hợp với chủ đề nghiên cứu

1.1 DOANH NGHIỆP XÁC SÓNG VÀ CÁC VAN ĐÈ LIÊN QUAN

Doanh nghiệp xác sống (hay công ty Zombie) là thuật ngữ nguyên thuỷ dé chỉ nhữngdoanh nghiệp được xem là nguyên nhân đưa nước Nhật vào hai thập niên đình trệ kinh tế(Caballero và cộng sự, 2008) Đây là những doanh nghiệp yếu kém, kinh doanh kém hiệuquả, thiếu khả năng sinh lời trong thời gian dài và không có khả năng chỉ trả các khoản nợ,đáng lẽ phải bị đào thải bởi thị trường thì bằng cách này hay cách khác vẫn được hỗ trợ đểtiếp tục tồn tại Chúng không còn năng động hay sáng tạo, không thé thay đồi dé thích ứngvới môi trường mới và đặc biệt là không đóng góp gì vào sự phát triển của nền kinh tế,không tao ra giá tri gia tang cho xã hội.

Từ năm 2000, nghiên cứu vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm, nghiên cứucủa các học giả cũng như các nhà quản lý và hoạch định chính sách tại nhiều quốc gia nhưMỹ, Nhật Ban, Hàn Quốc, Trung Quốc, và EU, Xu hướng nghiên cứu van dé này lạiđược tiếp tục sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 khi mức lãi suất toàn cầu giảmxuống mức thấp kỷ lục, một loạt các cuộc khủng hoảng hệ lụy kéo theo như khủng hoảngnợ công ở châu Âu, suy thoái kinh tế trên diện rộng ở hàng loạt quốc gia, khủng hoảng nợxấu trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc hay Việt Nam, Theo báo cáo của Ngânhàng Thanh toán quốc tế (Bank forInternational Settlements —BIS, 2017), tổ chức có trụ sởtại Basel giám sát hoạt động của các ngân hàng trung ương trên thế giới tìm ra rằng từ giữanhững năm 1980, việc lãi suất danh nghĩa giảm 10% gây ra 17% sự gia tăng (gấp 6 lần ) sốlượng các doanh nghiệp xác sống (DNXS), mặc dù trên thực tế con số này có thể cao hơn

rât nhiêu.

Ở góc độ nao đó, các DNXS này làm cho nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, cantrở sự tăng trưởng thậm chí có thé gây ra khủng hoảng cho nền kinh tế, hậu quả mà nền

kinh tế sẽ phải gánh chịu rất lớn khi các DNXS không được giải quyết triệt để, gây ra nợ

xấu mang tinh dây chuyên, lãng phí việc sử dụng tài nguyén, Fukuda & Nakamura (2011,2013) cho rằng thật không công bằng khi những DNXS không thể hoàn trả cả gốc và lãi,

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 10

Trang 11

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

không đóng thuế trong khi các công ty khỏe mạnh hơn đóng thuế, trả nợ đầy đủ và còn phảicạnh tranh về giá Số lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động không hiệu qua, và được coilà những "xác sống", sẽ là cản trở đối với mục tiêu phát triển kinh tế dài hạn của đất nước

Các DNXS cướp di cơ hội của các doanh nghiệp khỏe mạnh trong nỗ lực mở rộng thị

trường, biến thành rào cản của các công ty mới và trẻ và cuối cùng là làm giảm nguồn vốnđầu tư

Trong các nghiên cứu từ trước cho đến nay, chưa có sự thống nhất trong định nghĩa

về DNXS, nhiều nhà khoa học và các nhà hoạch định chính của các quốc gia khác nhau đãxây dựng những tiêu chí khác nhau dé xác định doanh nghiệp xác sống Những tiêu chí này

thường tập trung vào các chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải xem xétđến môi trường hoạt động khác nhau của các doanh nghiệp, từ đó vận dụng các chỉ số một

cách hợp lý.

1.2 BÀI TOÁN DỰ BÁO VÀ MÔ HÌNH NHẬN DOANH NGHIỆP XÁC SÓNG

Vấn dé phát hiện một công ty đang hoạt động một cách yếu kém hay cụ thé là nhậndiện một doanh nghệp là “xác sống” đòi hỏi những lý thuyết liên quan đến cả học thuật và

thực tiễn Theo lý thuyết, để xác định vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp cần đánh

giá các chỉ số tài chính của doanh nghiệp đó mặc dù không phải lúc nào việc thu thập các

thông tin tài chính của doanh nghiệp cũng là điều đơn giản Nhiều học giả đã nghiên cứutrong nhiều năm dé xây dựng các mô hình dé có thé mô hình hóa được tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, ví dụ như Bài toán ước lượng Z-score (Altman, 1968; Altman và cộngsự, 2000), Khoảng cách đến phá sản của một công ty (Merton, 1974), Độ nhạy cảm giữadau tư và dòng tiền (Fazzari và cộng sự, 1988),

Đối với bài toán về quá trình nhận diện doanh nghiệp xác sống, các học giả hiện tại

sử dụng nhiều phương pháp khác nhau dé tiếp cận van đề Trong số đó có thé kế đến phươngpháp áp dụng mô hình kinh tế lượng truyền thống và sử dụng các mô hình học máy TS Vũ

Thi Thu Hương (2019) đã sử dụng mô hình Probit trong quá trình nhận diện công ty Zombie

từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam Với một quy mô rộnglớn hơn, F Bargagli Stoffi và các cộng sự (2020) đã tiếp cận van dé bằng phương pháp họctập có giám sát, cụ thé ở là cây quyết định dé xác định các yếu tố quyết định công ty xácsuất trên khắp các quốc gia và theo thời gian

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 11

Trang 12

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

Bài nghiên cứu được lấy ý tưởng trực tiếp bài nghiên cứu của F Bargagli Stoffi vàcác cộng sự (2020) áp dụng đối với các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứngkhoán của Việt Nam Hai mô hình nhận diện doanh nghiệp xác sống được sử dụng trongbài nghiên cứu là Mô hình Cây quyết định và Mô hình Logit

1.2.1 Mô hình Cây quyết định (Decision Tree)1.2.1.1 Cây quyết định và vấn đề nghiên cứu

Cây quyết định là một phương pháp giúp mô hình hóa các yêu tố quyết định một vẫn

đề Xem xét bài toán xác định các yếu tố quyết định một bạn nam có đá bóng hay không? Giả sử rằng hành vi đi đá bóng phụ thuộc vào 3 yếu tố: Thời tiết, độ âm, sức gió Một mô

hình Cây quyết định sẽ được mô tả như Hình 1.1

(Bi chøï? (C6) hoặc (Không) _ `

Nguồn: Tác giả sưu tam

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 12

Trang 13

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

Dựa theo mô hình trên, có thê đưa ra nhận xét: Nêu trời năng, độ âm bình thường thì khả năng các bạn nam di chơi bóng sẽ cao Còn nêu trời năng, độ âm cao thì khả năng các

bạn nam sẽ không đi chơi bóng.

Trong một mô hình Cây quyết định tồn tại các khái niệm: Nút rễ, nút lá, cành, núttrong Nút rễ là điểm bắt đầu của các nhánh trong cây dữ liệu, xuất phát từ nút rễ sẽ xuấthiện các nút trong đại diện cho các yếu tố được xem xét trong mô hình Các nút trong sẽ

tiếp tục phân chia cho tới nút lá cuối cùng thể hiện các quyết định hoặc các dự đoán Các

nút được nôi với nhau qua các cành thê hiện các chỉ tiêu phân chia tập dữ liệu.

Xét trong bài toán của đề tài nghiên cứu, các nút lá cần được đưa là việc xác địnhmột doanh nghiệp có phải doanh nghiệp xác sống hay không? Với các nút trong là các chỉsố được xem xét dựa trên kết quả báo cáo kinh doanh và bảng cân đối kế toán Có thé nhậnthấy rằng bài toán cây quyết định được xem xét trong bài nghiên cứu là bài toán cây nhịphân (gồm 2 quyết định ở nút lá) với các biến liên tục

1.2.1.2 Tỉnh khiết và vẫn đục

Xét tại 1 nút trong tồn tại 50 quan sát rơi vào chúng Giả sử có phương án lựa chọn

nút trong tiếp theo tương ứng với 3 biến, có kết quả thống kê tại nút kế tiếp lần lượt là:Biến 1: 25 nhãn 1, 25 nhãn 0

Biến 2: 20 nhãn 1, 30 nhãn 0.Biến 3: 0 nhãn 1, 50 nhãn 0

Vậy đâu sẽ là yêu tố phù hợp cho nút tiếp theo? Kịch bản lựa chọn biến 1 đường như

là vô nghĩa vì nó tương đương với dự báo ngẫu nhiên nhãn 0 và 1 Kịch bản tương ứng với

biến 2 có xu hướng dự báo thiên về nhãn 0 nhưng tỷ lệ dự báo sai nhãn 1 vẫn còn cao Lựachọn biến 3 là tốt vì đã dự báo đúng hoàn toàn nhãn 0

Như vậy mục tiêu khi đối diện với việc phân loại đó là kết quả trả về tại một nút chỉ

thuộc về một lớp Thuật ngữ ngắn gọn dé gọi tên trường hợp này là tinh khiết (purity) Trái

ngược lại với tinh khiết sẽ là khái niệm vẫn đục ( impurity), tức phan phối của các nhãn tại

nút còn khá mập mờ, không có xu hướng thiên về một nhãn nào cụ thé Nếu ra quyết địnhphân loại dựa trên kịch bản dẫn tới nút lá sẽ trả về kết quả không đáng tin cậy

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 13

Trang 14

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

Trong thuật toán cây quyết định, Entropy là một trong những công cụ được sử dụngdé đánh giá mức độ tinh khiết của phân phối xác suất của một sự kiện Entropy là một kháiniệm khoa học được sử dụng lần đầu tiên trong nhiệt động lực học và sau đó được phô biếntrong các lĩnh vực khác như vật lý, hoá học, y sinh, lý thuyết thông tin, Trong nhiệt độnglực học thì Entropy là một đặc tính vật lý có thê đo lường được có sự liên kết với trạng thái

hỗn loan (disorder) hoặc không chắc chắn ( uncertainty)

Giả sử một sự kiện xảy ra với phân phối xác suất là p=(p,,p,,- P-) thỏa mãn

> p, =1 Khi đó hàm Entropy đối với sự kiện trên là:

H(p)=—>_p,log iM p,

Trong trường hop p, =0 thi ham Entropy là không xác định do log p, không ton tại,tuy nhiên căn cứ vào giá tri hội tụ thì sẽ quy ước giá tri của Entropy trong trường hợp nàylà 0 Ham Entropy cực tiểu dat được khi phân phối p là tinh khiết nhất, tức phân phối hoàntoàn thuộc về một nhóm Trái lại, Entropy cực đại đạt được khi toàn bộ xác suất thuộc vềcác nhóm là bằng nhau Một phân phối có Entropy càng cao thì mức độ tinh khiết của phânphối đó sẽ càng thấp và ngược lại

Như vậy về ban chat thì Entropy là một thước đo về độ tinh khiết của phân phối xác

suất Dựa trên Entropy có thé đánh giá tính hiệu quả của câu hỏi ở mỗi node và quyết định

xem đâu là câu hỏi hiệu quả hơn (có độ tinh khiết lớn hơn, Entropy nhỏ hơn).1.2.1.3 Cây nhị phân với biến liên tục

Xét tại nút trong bat kỳ trong cây nhị phân, các quan sát tại nút này là tập S có kíchthước |S|=N Tại nút này thì mức độ tỉnh khiết được đánh giá thông qua ham Entropyđược tính theo công thức:

H(S)=—) p,log p,

Trong đó p, là ty lệ phần trăm các quan sát thuộc về nhãn i

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 14

Trang 15

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

Xét thuật toán CART cho phép biến đổi biến liên tục sang các đặc trưng (features).Chang hạn biến được lựa là x“ có ngưỡng phân chia là £ thì hai đặc trưng tương ứng là

ứng với số lượng biến đầu vào x) là quan sát thứ ¡ của biến x”) Giả sử N, =|S,

N,= MẸ Do hai tập con S,,S, là không giao nhau nên N = N,+N,.

Kịch ban phân chia trên giúp tạo thành hai nút Mức độ tinh khiết sau phân chia sẽbang tong có trọng số của Entropy tai mỗi node lá mới Giá trị này được gọi là Entropy sau

phân chia:

H(*”55)=StH(S)+^'H(S)

Ngưỡng 7 sẽ được xác định trong miền xác định của biến x”) sao cho Entropy sau

phân chia đạt được là nhỏ nhất Điều này cũng đồng nghĩa với mức độ tinh khiết thu đượctại node lá là tỉnh khiết nhất

Một kịch ban phân chia được coi là mang lại kết quả tốt hơn so với không phân chianếu như kết quả sau phân chia giúp gia tăng độ tinh khiết Tức là giá trị Entropy trước phânchia so với sau phân chia là giảm và đồng thời muốn mức độ giảm này là tối đa dé mức độtỉnh khiết đạt được cải thiện nhiều nhất Giá trị Entropy giảm chính là lượng thông tin biếtthêm, giúp ích cho việc phân loại, giá trị này được định nghĩa dưới dạng một hàm số mới

goi là hàm tin thu (information gain):

Ở mỗi nút, cần xác định biến x) và ngưỡng / tương ứng, sao cho giá tri hàm tin thu

đạt cực đại Tức là j, là nghiệm của bài toán tối ưu:11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 15

Trang 16

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

iat = max G(x",1:5)

Nhu vay chiến lược lựa chọn của thuật toán CART tại mỗi bước đó là tìm ra biến và

ngưỡng phân chia mà hàm tin thu là lớn nhất Các sự việc xảy ra trước khi quyết định phân

chia tiếp được xem như là sự đã rồi và không thay đôi được Chính vì thế có thé coi Entropytrước phân chia H(S) là không đổi Khi đó giá trị tối đa của hàm tin thu đạt được tươngđương với giá trị của Entropy sau phân chia là tối thiêu Điều này đồng nghĩa với có thé lựachọn câu hỏi dé hàm tin thu hoặc Entropy sau phân chia là lớn nhất

1.2.2 Mô hình Logit

Trái ngược về quá trình phải “tự học” từ cơ sở dữ liệu của phương pháp học máy thìcác mô hình kinh tế lượng cho phép quá trình nhận diện được diễn ra dé dang hơn Trướckhi thực hiện quá trình nhận diện bằng mô hình Logit cần xác định các yếu tố từ các cơ sởlý thuyết được xem là có tác động đến xác suất một công ty là công ty xác suất

Gọi Y là biến nhị phân cho biết một doanh nghiệp có phải doanh nghiệp xác sống

hay không:

Y = 1: Doanh nghiệp là Doanh nghiệp xác sống

Y = 0: Doanh nghiệp không là doanh nghiệp xác sống

Mô hình Logit xác định xác suất một doanh nghiệp là doanh nghiệp xác sống:

quan điêm, nhiêu khái niệm về doanh nghiệp xác sông trong các nghiên cứu khắp nơi trên

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 16

Trang 17

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

thé giới (Jiang và các cộng sự., 2017) Thuật ngữ doanh nghiệp xác sống trở nên phô biếntrong giới truyền thông trong suốt năm 2008 đề chỉ những công ty nhận cứu trợ theo chương

trình TARP (troubled asset relief program) của chính phủ Hoa Ky (Thomas, 2012).

Trong nghiên cứu của minh, Hoshi (2006) cho rang các doanh nghiệp xác sống lànhững doanh nghiệp dang mat khả năng thanh toán các khoản lãi vay và có rat ít hy vọngphục hồi nhưng lại tránh được sự thất bại nhờ nguồn vén vay từ ngân hàng

Tương tự, Mark Thomas (2010, 2012) nghiên cứu về các doanh nghiệp xác sông ởAnh và Mỹ, ông cho rằng doanh nghiệp xác sông là những doanh nghiệp chỉ đủ tiền mặt đểchi trả cho các khoản lãi vay mà không thé trả được hết nợ Các doanh nghiệp xác sống cóthé có doanh thu, thu về tiền mặt nhưng không thể thu hút đủ đầu tư dé trả các khoản nợ.Sau khi chi trả hết các chi phí cố định, chi phí biến đổi, các doanh nghiệp xác sống chỉ cònđủ tiền trả khoản lãi không lồ của những khoản vay chứ không thể trả được phần gốc vay.Những doanh nghiệp này sẽ tồn tại một cách vật vờ, không có khả năng sinh lời, và sẽ trở

thành gánh nặng cho nền kinh tế

Tuy nhiên, Fukuda and Nakamura (2011) đã chỉ ra rằng: nếu chỉ đưa ra một tiêu chítrên thì sẽ có thé xác định sai các doanh nghiệp xác sống Thứ nhất, trong nhiều trường hợp,

một doanh nghiệp không phải xác sống cũng được hưởng chính sách lãi suất thấp so với thị

trường, do đó, chỉ tiêu này có thé xác định một doanh nghiệp khỏe mạnh trở thành mộtdoanh nghiệp xác sống Thứ hai, có những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh tế, cácdoanh nghiệp xác sống không được hỗ trợ mà cũng phải chịu mức lãi suất hiện hành Dođó, theo tiêu chí trên thì doanh nghiệp xác sống lại trở thành một doanh nghiệp không phảixác sông Hai trường hợp trên được kiểm chứng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế ở NhậtBản, do đó, Fukuda and Nakamura (2011) đã dựa vào nghiên cứu của Caballero và cộng sự(2008) dé phát triển và bé sung thêm tiêu chí xác định doanh nghiệp xác sống Tiêu chí thứnhất là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, theo tiêu chí này, thì các doanh nghiệp có thétrả với lãi suất thấp hơn lãi suất rủi ro giả định nhưng có lợi nhuận trước thuế đương thì sẽkhông được xếp vào doanh nghiệp xác sống Tiêu chí thứ hai là tiêu chí cho vay mãi mãi,tiêu chí cho biết các doanh nghiệp không có lợi nhuận, các khoản vay cao và vay nợ bênngoài tăng lên sẽ được xác định là các doanh nghiệp xác sống Theo đó, các doanh nghiệpnày sẽ có thu nhập trước thuế thấp hơn khoản vay với lãi suất rủi ro giả định trong giai đoạn

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 17

Trang 18

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

t; tong nợ vượt quá một nửa so với vốn chủ sở hữu trong giai đoạn t — 1 và tong vay tănglên trong giai đoạn t thì được gọi là các doanh nghiệp xác sống trong giai đoạn t

Các nghiên cứu của Hoshi (2006), Imai (2016) và Urionabarrenetxea & cộng sự(2018) lại dựa vào một số chỉ tiêu từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp để xác định

doanh nghiệp xác sông Chỉ tiêu chủ yếu dựa vào khả năng sinh lợi và mức vay của các

doanh nghiệp, theo đó, các doanh nghiệp được coi là xác sống sẽ khác rất nhiều với cácdoanh nghiệp khỏe mạnh Các doanh nghiệp xác sống bao gồm các doanh nghiệp có giá tritài sản cầm cố âm mà vẫn tiếp tục giao dịch mặc dù không có vốn chủ sở hữu Các doanhnghiệp có vốn chủ sở hữu âm đã mat toàn bộ giá trị tài sản ròng do thua lỗ trong nhiều năm.Về lý thuyết, các doanh nghiệp này nên được thanh lý nhưng thực tế nó vẫn có các giaodịch và tiếp tục kinh doanh do sự giúp đỡ của các chủ nợ Tuy nhiên, nghiên cứu củaUrionabarrenetxea và cộng sự (2018) lại chỉ ra rằng việc sử dụng tiêu chí khả năng đáp ứngcác khoản thanh toán lãi suất của các doanh nghiệp xác sống là rất rõ ràng nhưng có thé dữliệu là không có sẵn Do đó, nghiên cứu này đã đưa ra chỉ tiêu về khả năng đáp ứng các yêu

cầu thanh toán ngay lập tức hoặc các khoản vay ngắn hạn vì chỉ tiêu nay được phản ánh

trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp xác sống tại Trung Quốc, Shen & Chen (2017) cũng dựa vào tiêu chí xác định một doanh nghiệp ““xác sống” thông qua phương

pháp của Caballero và cộng sự (2008); Fukuda and Nakamura (2011) Ông đưa ra các tiêu

chí cụ thể để xác định một doanh nghiệp là xác sống, bao gồm: thứ nhất, doanh nghiệp đó

có hệ số đòn bẩy (ty lệ vốn vay trên vốn sở hữu lớn hơn 50%; thứ hai, lợi nhuận thực tếhàng năm âm; thứ ba, nợ phải trả hàng năm của nó vượt quá số nợ báo cáo của năm trước

đó.

Một số nghiên cứu gần đây về công ty Zombie tại các nước thuộc EU (Hallak và

cộng sự, 2018; Adalet McGowan, Andrews and Millot, 2017) đã sử dụng tiêu chí xác định

công ty Zombie dựa vào tỉ lệ bao phủ lãi suất và tuổi của công ty, theo đó một công ty làZombie nếu có tỉ lệ bao phủ lãi suất (băng lợi nhuận trước thuế và các khoản lãi vay đã tínhkhấu hao chia cho tiền lãi phải trả) nhỏ hơn 1 trong ba năm liên tiếp Dé loại bớt nguy cơZombie cho các công ty mới thành lập thì các nghiên cứu này có đưa thêm điều kiện về

tuổi, đó là các công ty từ 10 tuổi trở lên, có tỉ lệ bao phủ lãi suất nhỏ hơn 1 trong ba năm

hoặc năm năm liên tiép.

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 18

Trang 19

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

Như vậy có thể thấy: các nghiên cứu về chủ đề này sử dụng các tiêu chí xác địnhdoanh nghiệp xác sống trong khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên, các tiêu chí đều quantâm đến khả năng thanh toán tiền lãi và lợi nhuận của doanh nghiệp (kết quả được tông hợptrong Bảng 1.1)

Bảng 1.1 Tổng hợp các tiêu chí xác định Doanh nghiệp xác sốngBài nghiên cứu Tiêu chí xác định Doanh nghiệp xác sốngHoshi (2006) Mất khả năng thanh toán

Mark Thomas Chỉ đủ tiền chỉ trả khoản lãi vay mà không thể trả được hết nợ

Tông sô nợ vượt quá 50% so với von chủ sở hữu

Imai (2016) và Vốn chủ sở hữu âm nhưng vẫn tiếp tục giao dịch

Urionabarrenetxea &

các cộng su (2018)

Tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu lớn 50%Shen & Chen (2017) Lợi nhuận thực tế hàng năm âm

Nợ phải trả hàng năm vượt quá sô nợ của báo cáo năm trước

Hallak và cộng sự Ty lệ bao phủ lãi suất nhỏ hơn 1 trong 3 năm liên tiếp(2018); Adalet Công ty thành lập được từ 10 năm trở lên

McGowan, Andrews

and Millot (2017)

Nguồn: Tác giả tong hợp

Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra tiêu chí xác định DNXS dựa trên các tiêu chí

đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, đồng thời dựa vào sự hợp lý và sẵn có của

dữ liệu từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam Theo đó, các doanh

nghiệp được xêp vào nhóm “xác sông” trong năm t nêu có:

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 19

Trang 20

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

(i) tỉ lệ bao phủ lãi suất nhỏ hơn 1 trong ba năm liên tiếp t-2, t-1, t, trong đó tỷ lệ bao

phủ lãi suất được xác định theo công thức:

(11) có lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm trong năm t

1.3.2 Các nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước

Nhiều mô hình kinh tế lượng truyền thống và kỹ thuật học máy đã được sử dụngtrong các bài toán liên quan đến nhận diện sự yêu kém hoạt động kinh doanh của các công

ty hay cụ thể là nhận diện một công ty là xác sống

Falco J Bargagli-Stoffi và các cộng sự (2020) đã sử dụng kỹ thuật học máy trong

quá trình dự đoán xác suất phá sản của các công ty, từ đó thực hiện thực nghiệm với các công ty xác sống tại Ý Tác giả sử dụng kỹ thuật BART-MIA chỉ ra sự liên quan của việc

không công khai các chỉ số tài chính tới tình trạng phá sản công ty Mô hình được áp dụng

cho 304.906 công ty hoạt động ở Y trong giai doan 2008-2017, sau khi 4p dung nhan dugc

các kết quả cải tiến rõ rang trong quá trình nhận diện so với các mô hình như Bài toán ướclượng Z-score (Altman, 1968; Altman và cộng sự., 2000), Khoảng cách đến phá sản của

một công ty (Merton, 1974), hay các mô hình kinh tế lượng truyền thống khác.

Angela De Martiis và các cộng sự (2020) đã sử dụng tập dữ liệu toàn cầu của cáccông ty niêm yết dé áp dụng mô hình Cây quyết định (Decision Tree) cho bài toán xác địnhcác yêu tố cụ thể quyết định việc hình thành một DNXS ở các quốc gia và theo các khungthời gian khác nhau Bài nghiên cứu đã lap đầy một phần các khoảng trống trong các nghiên

cứu trước bằng việc điều tra các đặc điểm và hành vi hoạt động của công ty thông qua các

chỉ số tài chính Đồng thời tác giả đã phác thảo những điểm tương đồng và khác biệt trongnên kinh tế của các quốc gia đề từ đó xem xét các đặc điểm đặc trưng của một công ty được

coi là xác sống Bài nghiên cứu đã mang lại những hàm ý mới liên quan đến các cơ chế

quan lý và hoạt động của chính phủ trong quá trình thúc day hoạt động của các công ty kém

hiệu quả.

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 20

Trang 21

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

Bằng việc sử dụng các mô hình hồi quy tuyến tính và tính toán các chỉ số kinh tế vĩmô, Viral V Acharya và các cộng sự (2020) đã chỉ ra sự ảnh hưởng của “tín dụng xác sống”đến xu hướng giảm lạm phát của các quốc gia “Tín dụng xác sống” là một trong nhữnghoạt động tín dụng cơ bản của các công ty được coi là xác sống, khi đó những công ty hoạtđộng yếu kém sẽ được sử dụng các loại “tín dụng giả rẻ” trên thị trường Theo tác giả, “tíndụng xác sống” giúp các doanh nghiệp gặp khó khăn tiếp tục trụ vững qua cơ chế tạo ranăng lực sản xuất dư thừa, từ đó làm giảm áp lực đối với nhãn hiệu và giá cả của công ty

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu lạm phát và thông tin các công ty từ 12 quốc gia Châu Âu.Tác giả ước tính rằng nếu không có sự gia tăng “tín dụng xác sống” sau năm 2012, thì lạmphát hàng năm ở châu Âu trong giai đoạn 2012-2016 sẽ cao hơn 0,45 điểm phần trăm

Trong giai đoạn từ những năm 1990-2000, nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua nhữngcuộc suy thoái kéo dài Đầu những năm 2000, việc cho vay thường xuyên đối với các côngty "xác sống" đã làm sai lệch kỷ luật thị trường trong việc ôn định nền kinh tế Nhật Bản.Mặc dù phan lớn các công ty zombie cuối cùng đã phục hồi trong nửa đầu những năm 2000,nhưng tình trạng giảm phát ở Nhật Bản vẫn kéo dài trong suốt những năm 2000 Nhiều bài

nghiên cứu tại quốc gia này đã tập trung vào sự hồi phục của các công ty xác sống trong

giai đoạn khó khăn của Nhật Bản, một trong số đó là bài nghiên cứu của Nakamura và các

cộng sự (2013) Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Logistic chỉ ra nỗ lực cắt giảm chi phíđầu vào cũng như giảm sỐ lượng nhân viên và bán tài sản cố định có lợi trong việc tạo điềukiện cho các công ty xác sông phục hồi Kết quả có thé cho thấy rằng việc tái cơ cau doanhnghiệp mà không có những đổi mới là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm phát kéo dài

của Nhật Bản trong những năm 2000.

Sau 4 năm, tac gia Nakamura (2017) tiếp tục thực hiện một bài nghiên cứu xoayquanh vấn đề liên quan đến các công ty Zombie trong giai đoạn nền kinh tế Nhật Bản trongthời thời kỳ đình trệ hơn 20 năm Mục đích của đề tài nghiên cứu lần này là lý giải các

nguyên nhân làm cho tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp giảm, thậm chí còn giảm tỷ lệ

phục hồi của các công ty Zombie sau giai đoạn phục hồi mạnh mẽ đầu những năm 2000.

Lý giải cho tình trạng này, tác giả cho rằng nguyên nhân tới từ các doanh nghiệp “khỏemạnh” trong nền kinh tế Các công ty có xu hướng “miễn cưỡng” đầu tư vào các cơ hội

tăng trưởng dé giữ trạng thái bang cân đối kế toán với những “con số đẹp” (ví dụ như kháiniệm “đòn bay hiệu quả bằng 0”) Xu hướng thận trọng trên đã làm suy yếu khả năng cạnh

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 21

Trang 22

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

tranh lâu dài của các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời làm hạn chế tính đôi mới trong quá

trình tạo ra các sản phâm và dịch vụ.

Tại Việt Nam, tác giả Vũ Thị Thu Hương (2019) đã tiến hành thực nghiệm với môhình Probit trên cơ sở dit liệu của 517 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịchchứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2019 Kết quả đã chứng minh được một số yếu tốtiên quyết quyết định việc hình thành một công ty xác sống: một công ty là Zombie năm

nay thì có nhiều nguy cơ la Zombie năm tiếp theo; lạm dụng đòn bây tải chính, tăng nợ trên

vốn chủ sở hữu sẽ tăng kha năng trở thành Zombie; giảm vòng quay tông tài sản là dau hiệutăng nguy cơ công ty trở thành Zombie; tăng trưởng đương trong tổng tài sản sẽ giảm khảnăng trở thành Zombie; ROA tăng trưởng dương cũng làm giảm khả năng trở thành Zombie;quy mô công ty nhỏ thì có nhiều khả năng công ty trở thành Zombie

Bảng 1.2 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài

Bài nghiên cứu , Chỉ sô sử dụng Tóm tắt kêt quả

sử dụng

Cải tiễn kết quả so với mô; hinh KTL truyén théng

Falco J Bargagli- koe ae ; " os

Và BART- Chỉ sô tài chính | Chỉ ra sự liên quan của việc Stoffi và các cộng sự „ " I ` œ sa

MIA của doanh nghiệp | không công khai các chỉ sô

thời gian khác nhau tren toàn

câu

Hồi quy Chỉ số tài chính | Ảnh hưởng của “tín dụng

Viral V Acharya và tuyến tính | của doanh nghiệp | xác sống” đến xu hướngcác cộng sự (2020) Chỉ số kinh | và dữ liệu kinh tế | giảm lạm phát của các quốc

tế vĩ mô vĩ mô gia

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 22

Trang 23

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

Xác định các yêu tô cụ thêquyết định việc hình thành

¬ ` „ _, | Lý giải các nguyên nhân làm

Nakamura và các cộng | Phân tích cuadoanhnghiép| © - ho,

Sở ` „+ „ „ | glam tỷ lệ phục hôi cua các

sự (2017) định tính và dữ liệu kinh tê

DNXS

Nguồn: Tác giả tong hopNhìn chung, nhiều mô hình từ đơn giản đến phức tạp đã được sử dụng bởi nhiều họcgiả trên khắp thé giới cho các vấn dé liên quan đến doanh nghiệp xác sống hay cụ thé là vanđề nhận diện các yếu tô quyết định việc hình thành doanh nghiệp xác sống Các mô hìnhhọc máy thường cho kết quả tốt cho quy trình nhận diện

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 23

Trang 24

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

Tóm tắt và kết luận chương 1

Trong chương 1, tác gia đã đưa các khái niệm cơ bản xoay quanh các doanh nghiệp

xác sống, đồng thời chỉ ra vai trò quan trọng của quá trình nhận diện một doanh nghiệp xác

sông

Tiếp theo, tác giả đã trình bày các khái niệm cũng như thuật toán của hai mô hình

chính được sử dụng trong quá trình nhận diện Doanh nghiệp xác sống được sử dụng trong

bài nghiên cứu là mô hình Cây quyết định và mô hình Logit Về mặt trực quan có thê nhậnthấy sự khác biệt trong 2 mô hình, ngoài việc chỉ ra sự tác động của các chỉ số đến việc hìnhthành một “xác sống”, một cây quyết định còn lượng hóa được“ngưỡng” tác động của các yếu tố này

Sau cùng, tác giả tổng hợp tiêu chí xác định DNXS, mô hình nhận diện DNXS từ

các bài nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu trong và ngoài nước dé từ đó xây dựng lên

khung mô hình cho bài nghiên cứu.

Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ đi sâu hơn vào quá trình phân tích thực trạng các

doanh nghiệp ở nước ngoai cũng như trong nước.

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 24

Trang 25

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

CHUONG 2 THỰC TRẠNG VAN DE NGHIÊN CỨU

Trong chương 2, tác giả sẽ trình bày thực trạng của doanh nghiệp xác sống trongnước và trên thé giới Đồng thời chỉ ra ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến xu hướng

hình thành các doanh nghiệp xác sống Từ đó tạo ra môi trường cho quá trình xây dựng và

vận dụng các mô hình nghiên cứu.

2.1 TINH HÌNH DOANH NGHIỆP XÁC SÓNG TẠI CÁC QUOC GIA TREN THE

doanh của Nhật Bản không hoạt động Khi không có công ty cũ bị loại khỏi cuộc chơi, các

công ty mới sẽ không xuất hiện vì thiếu chỗ đứng Các công ty cũ sẽ cạnh tranh với đối thủ

mới thông qua giá cả đơn giản vì họ có thể làm điều đó” Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

từng gọi sự thất bại trong kinh doanh chính là thành công với nền kinh tế Theo đó, việc cónhững công ty phá sản vì làm ăn kém hiệu quả là cần thiết Tuy nhiên, theo các nhà phê

bình, tín dung dé dàng khiến các “doanh nghiệp xác sống” có thé tổn tai, tình trạng thiếulao động trở nên tôi tệ hơn trong khi cạnh tranh quá mức gây ra áp lực giảm giá nghiêmtrọng Năm 1942, nhà kinh tế học người Áo Joseph Schumpeter đã đặt ra thuật ngữ “hủydiệt sự sáng tạo” nhăm mô tả sự lộn x6n khi chủ nghĩa tư bản tự tái tạo Trong năm 2016,Nhật Bản đã mắc kẹt trong tình thế tương tự khi từ chối chịu những đau đớn cần thiết chomột sự hồi sinh Nước Nhật cũng không phải cái tên duy nhất mắc phải sai lầm này

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 25

Trang 26

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

Japan bankruptcies

drop te zero for first time since 1990

Hình 2.1 Biểu đồ tỷ lệ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản giai đoạn 1990-2016

Nguồn: Teikoku Databank

Một bang ching khac cho su tồn tại của DNSX dẫn tới hệ lụy cho cả một nên kinhtế đến từ công ty Cơ khí và Đóng tàu Daewoo tại Hàn Quốc Vào ngày 23/3/2017, Ngânhàng Phát triển Hàn Quốc và Ngân hàng Xuất Nhập Khau Hàn Quốc, hai ngân hàng quốc

doanh, đã đồng ý để Daewoo vay khoản tiền 2,6 tỷ USD và hoán chuyên nợ thành cô phần để ngăn ngừa nợ xấu Tuy nhiên, ngay sau khi các khoản vay được công bố, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu Daewoo phá sản, sự mắt mát với nền kinh tế của Hàn Quốc sẽ vô cùng

lớn vì toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu có thê sụp đồ trong khi các tổ chức tài chính sẽphải đối mặt với nhiều tổn thất hơn nữa Trên thực tế, Dong tàu Daewoo đang chìm trong

khủng hoảng khi ngành đóng tàu toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy giảm tăng trưởng

và thương mại toàn cau tại thời điểm đó Không lâu trước đó, một công ty không 16 của

Hàn Quốc trong lĩnh vực vận tải biển, Hanjin Shipping Co Ltd, đã phá sản trong năm 2016

Các chủ nợ của Daewoo có lẽ hy vọng vào khoản cứu trợ có thé giúp công ty đủ ton tại đến

khi ngành đóng tàu được cải thiện Day là kịch bản quen thuộc Chưa tới 2 năm trước, Đóng

tàu Daewoo nhận được khoản cứu trợ tương tự Nhìn lại quá khứ, Daewoo bắt đầu cuộc

sống “vật vờ” từ một xưởng đóng tàu dang dở, mắc kẹt trong van đề tài chính Chính phủHàn Quốc miễn cưỡng tạo ra tập đoàn Daewoo trong năm 1978 Sau đó, khi Daewoo sup

đồ trong Khủng hoảng Tài chính cuối những năm 1990, Đóng tàu Daewoo được kéo ra khỏi

đống đồ nát và tách thành một công ty độc lập năm 2000 với một thỏa thuận hoán chuyền

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 26

Trang 27

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

nợ thành cô phân khác Chăc chăn, sẽ có những cái giá phải trả khi buộc công ty như Daewoo phá sản Nhiêu công nhân sẽ mât việc, ngân hàng mắc kẹt với nợ xâu và nhiêu dự

đoán đã chỉ phí phải bỏ ra có thê lớn hơn so với việc giữ lại một doanh nghiệp zombie

Tại Trung Quốc, các quan chức chính phủ cũng đã nhiều lần phá vỡ lời hứa tiêu diệtcác doanh nghiệp xác sống trong các ngành sản xuất dư thừa và nợ lớn Trong lĩnh vựcthép, một trong những ngành kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, năng lực hoạt động theo

ước tính thực sự đã tăng lên vào năm 2016 Dù số doanh nghiệp phá sản đang gia tăng

nhưng số lượng những công ty ốm yếu vẫn còn rất lớn Ông Fan, một nhà kinh tế học tại

Đại học Renmin, Bắc Kinh, gần đây ước tính rằng 10% các công ty niêm yết ở Trung Quốc

đủ tiêu chuẩn dé bị coi là một doanh nghiệp xác sống Chưa dừng lại ở đó, bản thân Fancũng cho rang con số ông đưa ra là khiêm tốn so với thực tế của van đề Bang cách lãng phítiền cho các doanh nghiệp đang hấp hối và thêm vào những khoản nợ khó đòi trong nhómdoanh nghiệp này, Trung Quốc đang giữ lại công ăn việc làm bang cách hy sinh sự tăngtrưởng, việc làm và những đổi mới mà nền kinh tế sẽ cần trong tương lai “Các doanh nghiệpZombie đang kéo lùi sự phục hồi kinh tế ở Trung Quốc Sự tồn tại của chúng ngăn can các

nguồn lực tái phân bé đến với các ngành công nghiệp hiệu quả cao hơn, tạo ra một sân chơi

không đông đêu”, một chuyên gia của Đại học Renmin nhân mạnh.

Tại Mỹ, trong những năm còn đương nhiệm, tổng thống Donald Trump cũng đã từngđi vào “vết xe d6” của các quốc gia châu A Trong nỗ lực nhằm khôi phục sản xuất trongnước, Tổng thống Trump đã nhiều lần phải cân thận trong những quyết sách của chính phủdé không làm thay đổi quyết định của thị trường Việc áp đặt thuế cao dé chống lại hànghóa sản xuất ở nước ngoài và giữ công ăn việc làm ở lại nước Mỹ có thể tạo ra những doanhnghiệp xác sống — những doanh nghiệp chỉ có thé tồn tại đưới sự bao bọc của chính phủ.Bằng cách ngăn chặn công việc bi mat, ông Trump có thé mang lại việc làm cho một sốngười nhưng lại tạo gánh nặng lên vai người tiêu dùng bởi sản phâm giá cao.

Từ những ví dụ điển hình trên có thể thấy rằng việc để các doanh nghiệp xác sốngtồn tại trong thời gian kéo đài sẽ thực sự là một bộ phim kinh dị cho nền kinh tế các quốcgia khi Zombie sẽ luôn tạo ra nhiều Zombie hơn Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằngsố lượng lớn tài nguyên bị mắc kẹt trong những doanh nghiệp xác sống ngày càng tăng từgiữa những năm 2000 Cùng với đó, ngày càng có nhiều những doanh nghiệp làm ăn lẹt

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 27

Trang 28

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

đẹt, tồn tại bên rìa lối thoát của thị trường bị tắc nghẽn và gây cản trở sự phát triển của cácdoanh nghiệp năng suất cao hơn

2.2 CÁC DOANH NGHIỆP XÁC SÓNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Dai dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệptrong và nhiều nước Nhiều khoản trợ cấp và gói cứu trợ của chính phủ đã được ra dé tránhtình trạng “bốc hơi” của hàng loạt doanh nghiệp Điều này đã trực tiếp buộc các doanhnghiệp phải sống dưới đạng “xác sống” và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế

Ngày 2/9, Tổng giám đốc điều hành của ngân hàng Deutsche Bank của Đức, ôngChristian Sewing cảnh báo rằng viện trợ của Chính phủ Đức giúp các công ty yếu kém ứngphó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có thể dẫn tới sự ra đời của "các công tyxác sống", theo đó sẽ tạo gánh nặng cho nền kinh tế Đức Phát biểu tại Frankfurt, ôngSewing nhắn mạnh một số lượng lớn "công ty xác sống" tại Đức sẽ tác động nghiêm trọngđến năng suất của nền kinh tế Ông Sewing dẫn một nghiên cứu của cơ quan tín dụngCreditreform cho biết số công ty "xác sống" tại Đức có thê tăng gấp đôi, theo đó cứ 6 côngty có 1 công ty loại này, do các khoản trợ cấp liên quan đến đại dịch Ông nhân mạnh tìnhtrạng này sẽ rất có hại, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang dẫn tới nhiều thay đổi cấu trúc -

từ số hóa đến sức ép vận hành bền vững hơn - đòi hỏi nền kinh tế phải thích nghi đặc biệt

nhanh chóng” Cảnh báo của ông Sewing được đưa ra sau khi cựu Chủ tịch Ngân hàngTrung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi ngày 1/9 cho rằng các chính phủ nên sử dụng

các ngân quỹ kích thích kinh tế để tạo việc làm cho giới trẻ hơn là hỗ trợ việc làm cho

những người đang có việc Ông khẳng định: "Sẽ rất tốt nếu các chính phủ tạo được việc

làm và xóa bỏ trợ cấp, và điều này đặc biệt tốt đối với giới trẻ"

Theo hãng tin Bloomberg, do hậu quả của dai dich COVID-19 nền kinh tế Mỹ đang

bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của các doanh nghiệp xác song Theo số liệu thống kê được

Bloomberg đăng tải, trong số 3.000 công ty đại chúng lớn nhất cả nước, ít nhất 200 công tyđã gia nhập hàng ngũ “thay ma” ké từ đầu đại dịch Các công ty này đã tích lũy khoản nợngân hàng khoảng 1,4 nghìn ty USD Dé đối phó với tình trạng này, các nhà chức trách HoaKỳ đang tìm cách kiềm chế làn sóng phá sản và mua trái phiếu doanh nghiệp; tuy nhiên,điều này có sẽ dẫn tới hệ lụy xấu khác Các chuyên gia phân tích kinh tế tin rằng, việc giúpđỡ các công ty gặp khó khăn có thê dẫn đến tình trạng là dòng vốn sẽ chảy vào các công ty

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 28

Trang 29

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

kém hiệu quả, năng suât lao động, hiệu quả kinh doanh sẽ giảm mạnh trong nhiêu năm tới, đưa nên kinh tê Mỹ sa vào một cuộc khủng hoảng mới.

Tại Trung Quốc, không chỉ tới khi đại dịch COVID-19 bùng phát mà từ năm 2019,

nước này đã gặp phải cảnh báo về sự nguy hiểm tới từ các “ngân hàng den’ và “doanh nghiệpxác sông" Ngay từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã phản

ứng bằng cách mở rộng cho vay nhưng không có cơ chế kiểm soát hiệu quả Do đó, đến

năm 2016, ty lệ nợ doanh nghiệp trên GDP ở Trung Quốc đạt khoảng 160% và tổng nợcông là 230% Ngoài ra do sức ép của chương trình chiến lược “Made in China - 2025”,

trong những năm gan đây, Bắc Kinh 6 ạt thu mua những công ty phương Tây dé tiếp cận

các công nghệ tiên tiến nhất và trong nỗ lực vượt trước các đối thủ nước ngoài, các công tyTrung Quốc đã tích cực vay tín dụng Báo cáo thường niên năm 2019 của Ngân hàng Thếgiới (WB) nhấn mạnh rằng, nợ công của Trung Quốc đã tăng nhanh nhất trong mười nămqua Ké từ năm 2010, tổng số nợ theo tỷ lệ so với GDP đã tăng gần 3/4 - vọt lên tới 255%và tông số nợ vượt quá 20 nghìn tỷ USD Trong đó, nợ doanh nghiệp của Trung Quốc làlớn nhất thế giới Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, chỉ riêng trong năm 2019, nợ doanh

nghiệp của Trung Quốc đã tăng 3,8 điểm %, trong khi nợ công đã tăng 0,8 điểm %, còn nợ

hộ gia đình chỉ tăng 0,9 điểm % Tình trạng này ngày càng trở nên đáng báo động hơn saukhi đại dịch COVID-19 bùng phát, khiến các công ty bị đình đốn kinh doanh, buộc phải đi

vay dé duy trì hoạt động tới khi tình hình dịch bệnh được kiêm soát và triển vọng sản xuất,kinh doanh khả quan hơn Trước thực trạng trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo,bong bóng nợ của Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực nợ công và nợ doanh nghiệp khôngchỉ dẫn đến sự khủng hoảng của nền kinh tế nước này, mà còn gây ra một cuộc khủng hoảng

mới ở châu Á, tương tự như năm 1997.

Cũng như các quốc gia giàu có khác, Nhật Bản sẵn sàng tung các gói hỗ trợ cực kỳhào phóng cho doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch Covid-19 Gần đây, Ngân hàng Trung

ương Nhật Bản đã công bố một loạt các biện pháp kích thích tiền tệ, bao gồm cả gói cứu

trợ tương đương khoảng 20,5% GDP của năm 2019 dé hỗ trợ tài chính doanh nghiệp Chínhphủ đã thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng, đồng thời các ngân hàng cũng rất thoải mái chovay tiền nhiều hơn năm ngoái Theo các chuyên gia, những động thái trên là phản ứng khéoléo để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện giờ, giúp ngăn chặn tình trạng phá sản

hàng loạt và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng Thế nhưng một số chuyên gia trong ngành bắt đầu

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 29

Trang 30

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

cảnh báo rằng nếu tình hình trên tiếp tục phát triển có thể dẫn đến một làn sóng công tyzombie mới, vốn đã từng gây tôn hại cho nền kinh tế Nhật Bản hơn 30 năm trước Khi đónền kinh tế Nhật Bản chắc chan sẽ bị lung lay khi chính phủ thỏa sức bơm tiền vào các côngty ‘thay ma’ ngày càng nhiều Thay vì thúc đây khoản tin dụng xấu của con nợ vào tìnhtrạng phá sản nham thu hồi được một số khoản nợ chưa thanh toán thông qua tái cơ cấu,sang nhượng hoặc thanh lý, các ngân hàng lại ra sức o bế các công ty yếu kém dưới hìnhthức “giả vờ hoàn tra’ các khoản vay cũ bang các khoản vay mới đề tránh việc ghi nhận cáckhoản thua lỗ, hoặc cộng gộp các khoản nợ trước đó Điều này đặc biệt phô biến đối vớicác công ty nhỏ và vừa vốn ấn chứa nhiều nguy cơ trở thành thay ma Các chuyên gia taiNhật Bản tính toán rang các công ty từng là ‘thay ma’ vào năm 1995 chỉ có 5% cơ hội táiphát trở lại, thế nhưng bây giờ xác suất là 17% Ngay cả những công ty không tái phátchứng bệnh zombie thì họ vẫn mắc hàng loạt vấn đề nổi cộm với tốc độ tăng trưởng lợinhuận, năng lực và năng suất thấp, mức đầu tư và tỉ lệ việc làm luôn theo sau những côngty lành mạnh Việc duy trì hoạt động của công ty yếu kém không phải là vấn đề lớn Tuynhiên sự gia tăng của doanh nghiệp zombie đồng thời bộc lộ những dấu hiệu suy giảm sứcmạnh kinh tế trên điện rộng Vì nếu ngày càng ít doanh nghiệp rời khỏi thị trường, cũng sẽ

có ít doanh nghiệp mới được thành lập Các công ty non trẻ sẽ thuê ít nhân công hơn, thị

trường lao động sẽ trở nên thụ động mặc dù công nghệ hiện nay giúp họ dễ dàng tìm được

việc làm mới Các nghiên cứu cho rằng, quá trình “xác sống hoa’ làm tốn hại đến sự năng

động và tính bền vững của nền kinh tế bằng nhiều hình thức

2.3 TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP XÁC SÓNG TẠI VIỆT NAM

Sau khi sử dụng tiêu chí phân loại doanh nghiệp xác sống với các doanh nghiệp niêmyết trong mẫu nghiên cứu, ty lệ các doanh nghiệp xác sống được thống kê theo thời gian và

nhóm ngành được thống kê trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 30

Trang 31

Chuyên dé tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

của Việt Nam dao động trong khoảng từ 7%-9% Tuy nhiên trong giai đoạn Việt Nam chịu

ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 2019-2020, tỷ lệ DNXS đã giảm xuống dưới 7% Tuynhiên xu hướng chuyên dịch DNXS được xảy ra một cách rõ rệt trên sàn UPCOM với tỷ lệ

ra tăng vượt trỗi so với các năm trước, và ty lệ giảm đáng kinh ngạc trên 2 sàn HOSE, HNX

Có thé thấy rằng việc bình 6n trong đầu tư cũng như kinh nghiệm sản xuất từ các doanh

nghiệp hoạt động lâu đời trên 2 sàn HOSE và HNX đã trong thời kỳ dịch bệnh đã khiến tỷ

lệ xác sống giảm sâu Tuy nhiên, các gói cứu trợ từ chính phủ hướng tới các doanh nghiệp mới thành lập, vừa và nhỏ đã gián tiếp gây ra sự ra tăng đột biến trong tỷ lệ các DNXS trên

sàn UPCOM.

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 31

Trang 32

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

Bảng 2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp xác sống theo ngành, giai đoạn 2013-2020

Xây dựng và 3 , 6 |I15%| 6 |1/09%| 69 |1250%| 81 | 5.69%

bao hiém

Thué va cho

8 ` 0 |000%| 0 |0.00%| 3 0.00% 3 J37.50%

thuê Dịch vụ giáo 9 0 |000%| 0 |000% 6 0.00% 6 J75.00%

dục Dịch vụ lưu trú

ngành mà tác giả sẽ tập trung trong nghiên cứu của mình trong giai đoạn tiếp theo.

'Theo tờ báo Sài Gòn/ Giải phóng ngày 5/12/2021, hiện tượng DNXS xảy ra một cách

rõ ràng ở khu vực Doanh nghiệp nhà nước Nhiều doanh nghiệp nhà nước gan liền với cácdự án khủng đắp chiếu, đích thị là những “xác sống” thực sự Số liệu báo cáo của Chínhphủ gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn tại các doanh nghiệp nhà nước

cho thấy “xác sống” không còn là nguy cơ mà là hiện thực Các báo cáo hợp nhất cho thấy 12 tập đoàn, tổng công ty lỗ lũy kế hơn 7.440 tỷ đồng; có 6 công ty mẹ lỗ lũy kế 2.819 tỷ

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 32

Trang 33

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế

đồng Các tập đoàn, tông công ty hiện có tổng số nợ phải trả trên 1,44 triệu tỷ đồng, chiếm53% tong nguồn vốn của các tập đoàn Các khoản lỗ lũy kế kéo dài nhiều năm, kết hợp vớitỷ lệ nợ vay luôn ở mức cao ngất ngưởng, cho thấy không ít doanh nghiệp thuộc các tậpđoàn kinh tế nhà nước và các công ty mẹ hiện không khác gì “xác sống” Đây là những “xácsống” bat tử

Đại dịch Covid-19 khiến cho chính phủ các nước đồng loạt thực hiện chương trình hỗ trợ khân cấp dé cứu doanh nghiệp, bảo vệ thị trường lao động nhằm không đề cho nền kinh

té rơi vào suy thoái Mặt trái của một chính sách như thế sẽ tạo thêm một thế hệ mới các“xác sống” Việt Nam cũng đã triển khai gói hỗ trợ lần 1 Trên thực tế, các doanh nghiệphầu như không thé tiếp cận được gói hỗ trợ, nên hãy còn quá sớm dé đặt van dé thé hệ các“xác sông” mới (ngoại trừ khu vực doanh nghiệp nhà nước hôi sinh nhờ vào liều “dopingtài chính”) Mặc dù vậy, do những hạn chế về số liệu thống kê kinh tế tài chính chung chocả nền kinh tế, các thế hệ “xác sống” từng tồn tại trước đại dịch không phải không có cơsở Với sự xuất hiện của đại dịch, gần đây đã bắt đầu xuất hiện các quan ngại về nhữngnghề nghiệp “xác sống”, startup “xác sống” Đây là điều mà chúng ta cần tính đến khi thiếtkế gói hỗ trợ kinh tế lần 2 Gói hỗ trợ được tiến hành ở 3 giai đoạn là cách ly xã hội, mở

cửa dần dần và hồi phục sau đại dịch Ở2 giai đoạn đầu, gói hỗ trợ thực hiện nhanh, khẩn

cấp nên không nhất thiết cần phân biệt chính xác thế nào là “xác sống” Tuy nhiên chúngta đang ở giai đoạn hậu đại dich, bai toán đặt ra cho gói hỗ trợ kinh tế lần 2 cần phải đượccân nhắc thận trọng, nhất là tránh nguy cơ tao ra thế hệ ““xác sống” mới Chỉ cần dựa vào 2chỉ tiêu cơ bản là dòng tiền và tỷ lệ nợ vay, bước đầu có thê nhận diện các “xác sống” Tuynhiên, nếu đặt quá nhiều tiêu chí phức tạp và quá suy tính dé đãi từng hạt sạn trong nồi com,có thé chúng ta sẽ không có bữa ăn đúng giờ Cái giá phải trả của hành động chậm trễ có

khi còn lớn hơn cả chỉ phí hồi phục nền kinh tế

Thực ra, không phải cứ thỏa tiêu chí “xác sống” thì tất cả mọi thứ đều xấu giống

nhau Trong điều kiện nước ta, với những bat cập trong thể chế và sự lớn mạnh mới gan đây của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chúng ta cần phân

biệt “xác sống” tốt và xấu “Xác sống” tốt -'“xác sống” tạm thời- là những doanh nghiệp có

tiềm năng hồi phục nếu nhận được gói hỗ trợ kịp thời, nhất là các hỗ trợ thé chế và thủ tục

hành chính Không ít trong số này là các doanh nghiệp nhà nước, nếu được tái cấu trúc đúngcách và kịp thời, vẫn có thể hồi phục và bật mạnh sau đó Nếu quá chậm trễ ban hành các

11181113 — Nguyễn Đoàn Tùng Dương Trang 33

Ngày đăng: 26/09/2024, 02:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Nakamura and Fukuda (2013), What happened to “Zombie” firms in Japan?Reexamination for the lost two decades, Global Journal of Economics, 2(2), 1-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Zombie
Tác giả: Nakamura and Fukuda
Năm: 2013
1. Acharya, V. V., Crosignani, M., Eisert, T., &amp; Eufinger, C. (2020). Zombie credit and (dis-) inflation: evidence from Europe (No. w27158). National Bureau of Economic Research Khác
2. Altman, W. (2010). Economy of the living dead. Engineering &amp; Technology, 5(4), 68-69 Khác
3. Andrews, D., McGowan, M. A., &amp; Millot, V. (2017). Confronting the zombies:Policies for productivity revival Khác
4. Banerjee, R., &amp; Hofmann, B. (2018). The rise of zombie firms: causes and consequences. BIS Quarterly Review Spetember Khác
5. Bargagli-Stoffi, F. J, De Beckker, K., De Witte, K., &amp; Maldonado, J. E Khác
6. Bharath, S. T., &amp; Shumway, T. (2008). Forecasting default with the Merton distance to default model. The Review of Financial Studies, 21(3), 1339-1369 Khác
7. Caballero, R. J., Hoshi, T., &amp; Kashyap, A. K. (2008). Zombie lending and depressed restructuring in Japan. American economic review, 98(5), 1943-77 Khác
8. De Martiis, A. (2020). The Effects of Organized Crime on Distressed Firms. Availableat SSRN 3564958 Khác
9. Fazzari, S., Hubbard, R. G., &amp; Petersen, B. C. (1987). Financing constraints and corporate investment Khác
10. Fukuda, S.-i. &amp; Nakamura, J.-i. (2011), Why Did ‘Zombie’ Firms Recover in Japan?The World Economy, 34, 1124-1137 Khác
11. Hallak, I., Harasztosi, P., &amp; Schich, S. T. (2018). Fear the Walking Dead?: Incidence and Effects of Zombie Firms in Europe. Publications Office of the European Union Khác
12. Hoshi, T. (2006). Economics of the living dead. The Japanese Economic Review, 57(1), 30-49 Khác
13. Imai, K. (2016). A panel study of zombie SMEs in Japan: Identification, borrowing and investment behavior. Journal of the Japanese and International Economies, 39, 91-107 Khác
14. Jiang, X., Li, S., &amp; Song, X. (2017). The mystery of zombie enterprises—‘stiff but deathless”. China Journal of Accounting Research, 10(4), 341-357 Khác
16. Nakamura, J. I. (2017). Evolution and recovery of zombie firms: Japan’s experience.In Japanese Firms During the Lost Two Decades (pp. 7-36). Springer, Tokyo Khác
17. Peek, J., &amp; Rosengren, E. S. (2005). Unnatural selection: Perverse incentives and the misallocation of credit in Japan. American Economic Review, 95(4), 1144-1166 Khác
18.Shen, G., &amp; Chen, B. (2017). Zombie firms and over-capacity in Chinese manufacturing. China Economic Review, 44, 327-342 Khác
19. Thomas, M. (2009). The Zombie Economy: Leadership in Times of Uncertainty. PA Consulting Khác
20. Urionabarrenetxea, S., Garcia-Merino, J. D., San-Jose, L., &amp; Retolaza, J. L. (2018).Living with zombie companies: do we know where the threat lies?. European Management Journal, 36(3), 408-420 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Tổng hợp các tiêu chí xác định Doanh nghiệp xác sống Bài nghiên cứu Tiêu chí xác định Doanh nghiệp xác sống Hoshi (2006) Mất khả năng thanh toán - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Bảng 1.1 Tổng hợp các tiêu chí xác định Doanh nghiệp xác sống Bài nghiên cứu Tiêu chí xác định Doanh nghiệp xác sống Hoshi (2006) Mất khả năng thanh toán (Trang 19)
Hình 2.1 Biểu đồ tỷ lệ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản giai đoạn 1990-2016 - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Hình 2.1 Biểu đồ tỷ lệ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản giai đoạn 1990-2016 (Trang 26)
Hình 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp xác sống theo từng năm, giai đoạn 2013-2020 - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Hình 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp xác sống theo từng năm, giai đoạn 2013-2020 (Trang 31)
Bảng 2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp xác sống theo ngành, giai đoạn 2013-2020 - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Bảng 2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp xác sống theo ngành, giai đoạn 2013-2020 (Trang 32)
Bảng 3.2 Thông tin doanh nghiệp từ cơ sở dữ liệu - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Bảng 3.2 Thông tin doanh nghiệp từ cơ sở dữ liệu (Trang 39)
Bảng 3.3 Chỉ tiêu sử dụng trong mô hình nghiên cứu - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Bảng 3.3 Chỉ tiêu sử dụng trong mô hình nghiên cứu (Trang 40)
Hình 3.1 Mô hình Cây quyết định xác định DNXS Nhóm Doanh nghiệp San xuất giai đoạn 2013-2020 - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Hình 3.1 Mô hình Cây quyết định xác định DNXS Nhóm Doanh nghiệp San xuất giai đoạn 2013-2020 (Trang 45)
Bảng 3.4 Tiêu chuẩn hình thành DNXS Nhóm Sản xuất - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Bảng 3.4 Tiêu chuẩn hình thành DNXS Nhóm Sản xuất (Trang 46)
Bảng 3.5 Tiêu chuẩn hình thành DNXS Nhóm Xây dựng và Bắt động sản - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Bảng 3.5 Tiêu chuẩn hình thành DNXS Nhóm Xây dựng và Bắt động sản (Trang 49)
Hình 3.3 Mô hình Cây quyết định xác định DNXS giai đoạn 2019-2020 - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Hình 3.3 Mô hình Cây quyết định xác định DNXS giai đoạn 2019-2020 (Trang 52)
Bảng 3.6 Tiêu chuẩn hình thành DNXS giai đoạn 2019-2020 - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Bảng 3.6 Tiêu chuẩn hình thành DNXS giai đoạn 2019-2020 (Trang 53)
Bảng 3.8 Kết quả ước lượng mô hình Logit STT |Kýhiệu |Tên chỉ tiêu, định nghĩa Hệ số ước lượng - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Bảng 3.8 Kết quả ước lượng mô hình Logit STT |Kýhiệu |Tên chỉ tiêu, định nghĩa Hệ số ước lượng (Trang 55)
Hình 3.4 Kết qua dự báo trên tập Test của mô hình Cây Quyết định - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Hình 3.4 Kết qua dự báo trên tập Test của mô hình Cây Quyết định (Trang 56)
Hình 3.4 và Hình 3.5 mô tả kết quả dự báo của hai mô hình Cây Quyết định và Logit. Về mặt tổng quát hai mô hình đều cho kết quả dự báo khá chính xác trên tập dit liệu Test - Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình cây quyết định trong bài toán nhận diện doanh nghiệp xác sống
Hình 3.4 và Hình 3.5 mô tả kết quả dự báo của hai mô hình Cây Quyết định và Logit. Về mặt tổng quát hai mô hình đều cho kết quả dự báo khá chính xác trên tập dit liệu Test (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN