1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Bạch Mai

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Bạch Mai
Tác giả Đặng Thành Nam
Người hướng dẫn ThS. Lờ Phong Chõu
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 14,73 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của NHTM.......................---2- ¿+ 2+c++£x+zxzEezrxerxrres 3 (7)
    • 1.1.2 Phân loại hoạt động cho vay của NHM.........................- ..-- c + s*skseeresereesre 3 (0)
  • 1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM........................--- 2-2 2+S£+E£+EezEerkerxerxersrree 6 (10)
    • 1.2.1 Khái niệm của cho vay ngắn hạn..................-- -- ¿2 E+SE+EE2E£2E£+E+EeEEerEerxerxrrszrx 6 (10)
    • 1.2.2 Các trường hợp cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (12)
    • 1.2.3 Các tiêu thức cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp chủ yếu (13)
  • 1.3 Hiệu quả của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp (16)
    • 1.3.1 Quan điểm về tính hiệu quả........................---- 2-2 2¿+5£+E£+EE+EE£EE££E+2EE+EEtrEerrezrerred 12 (0)
    • 1.3.3 Tính cấp thiết cần nâng cao hiệu quả cho vay ngăn hạn đối với doanh H211) 58ài 80x60 (19)
    • 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ngăn hạn đối với doanh "n0 (0)
  • Chương II:Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cô phần A Châu Acb — PGD Bạch Mai (24)
    • 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ (24)
      • 2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP A Châu....................--:- 2-2 25z+sz=s¿ 20 (24)
      • 2.1.2 Ngân hang TMCP A Châu — PGD Bạch Mai........................---2-55 5525522552: 22 (0)
      • 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của PGD Bạch Mai...........................-..- --<+- 24 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay ngăn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hang (28)
      • 2.2.1 Chi phí nguồn vốn dùng để cho Vay .......................---2- 2-52 +Ee£EeEEeEzEzEzkerkered 28 (0)
      • 2.2.2 Tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tai ACB — PGD Bach (33)
      • 3.2.2. Nõng cao trỡnh độ của chuyờn viờn tớn dụng...........................--.. +5 ôse xcsecsseesses 46 (0)
      • 3.2.3 Đưa ra những chính sách giảm lãi suất cho khách hàng một cách hợp lý (0)
      • 3.2.4 Thu thập, xử lý thông tin hiệu quả, đánh giá khách hàng chính xác (52)
      • 3.2.5 Thực hiện tốt việc giám sát, kiểm tra, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng sau (52)

Nội dung

Cấu trúc chuyên đề Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và phần kết luận,chuyên đề gồm ba phần: Chương I: Tổng quan lý thuyết về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doan

Khái quát về hoạt động cho vay của NHTM . -2- ¿+ 2+c++£x+zxzEezrxerxrres 3

Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM - 2-2 2+S£+E£+EezEerkerxerxersrree 6

Khái niệm của cho vay ngắn hạn ¿2 E+SE+EE2E£2E£+E+EeEEerEerxerxrrszrx 6

Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà trong đó thời hạn của khoản vay nhỏ hơn 12 tháng.

1.2.1.1 Đặc điểm cho vay ngắn hạn

- Mục đích chủ yếu của cho vay ngắn hạn là b6 sung vốn lưu động cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Bởi vì nguồn vốn ngắn hạn luân chuyền xuyên suốt chu kỳ sản xuất Ngân hàng cho vay khi doanh nghiệp bắt đầu có nhu cầu về vốn ngắn hạn như mua vật tư, vật liệu, thanh toán chi phí và tiến hành thu nợ khi hàng hóa được tiêu thụ, khách hàng có doanh thu Chính vì thế, thời gian thu hồi vốn ngắn hạn nhanh, rủi ro thấp hơn nên lãi suất của nguồn vốn này cũng thấp hơn.

- Các ngân hàng càng ngày càng cung cấp cho khách hàng nhiều phương thức cho vay ngắn hạn khác nhau nham đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng như cho vay thấu chi, theo hạn mức, từng lần Qua đó cũng giúp ngân hàng giảm thiêu được rủi ro.

- Hoạt động cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động cho vay của NHTM Điều này đến từ các lý do:

+ Hoạt động nhận tiền gửi ngắn hạn đặc biệt là tiền gửi thanh toán chính là hoạt động huy động vốn lớn nhất trong NHTM.

+ Chủ trương của ngân hàng trung ương trong việc quy định tỷ lệ vốn tối đa của vốn ngắn hạn được phép cho vay trung dai hạn dé phòng ngừa rủi ro thanh khoản cho NHTM.

+ Tiền gửi thanh toán có mức lãi suất thấp, cho vay ngắn hạn rủi ro thấp hơn so với cho vay trung dài hạn, chính vì thế cho vay ngắn hạn mang lai sự 6n định và mức chênh lệch lãi suất khá tốt.

Tóm gọn lại, hoạt động cho vay ngắn hạn đến từ sự phù hợp giữa nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh của NHTM.

1.2.1.2 Vai trò của cho vay ngắn hạn

Sự phát triển của nền kinh tế được đóng góp một phần tương đối quan trọng từ hoạt động cho vay ngắn hạn Nhờ nguồn vốn ngắn hạn này đã giúp doanh nghiệp duy trì 6n định và mở rộng kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu qua cũng như tăng doanh thu, lợi nhuận Chính từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã thé hiện hiệu quả của các khoản vay nay và phản ánh sức sinh lời cho NHTM.

Hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn chính vì thế nó mang lại nguồn doanh thu chính cho NHTM Đây cũng chính là hoạt động cơ bản của ngân hàng Với tình hình thực tế ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệp thì nguồn vốn ngắn hạn này hứa hẹn sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai và sẽ mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ dành cho các ngân hàng.

Nguồn vốn ngắn hạn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Đây là là đòn bay tài chính mà bat kỳ doanh nghiệp nao cũng cần dùng đến Cũng nhờ nguồn vốn này giúp cho các doanh nghiệp bé sung vốn ngắn han, tháo gỡ gánh nặng tài chính tạm thời, qua đó day nhanh quá trình phát triển, nắm bắt những cơ hội kinh doanh, mở rộng sản xuất.

Nguồn vốn vay ngắn hạn này chính là áp lực buộc các doanh nghiệp phải tìm những chiến lược kinh doanh có hiệu quả để trả nợ Và đó cũng chính là động lực buộc các doanh nghiệp không ngừng cé gang, thay đổi mình dé nâng cao hiệu quả hoạt động Cũng chính vì thế mà các doanh nghiệp phải tìm kiếm, lựa chọn những cơ hội kinh doanh tốt nhất, cố gang quay vòng vốn thật nhanh dé trả nợ vì thế hiệu qua kinh doanh cũng được nâng cao.

1.2.1.5 Đối với nền kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay thì không thé phủ nhận vai trò của NHTM là trung gian tài chính vô cùng quan trọng gắn kết tiết kiệm với đầu tư và cùng với đó là những đặc điểm nổi trội như chuyển đổi kỳ hạn, rủi ro thấp và bình quân lãi suất Cho vay chính là hoạt động đầu tư vốn cho nền kinh tế của ngân hàng. Khác với các quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán chủ yếu cung cấp vốn trung dài hạn thì NHTM không những cung cấp vốn trung dài hạn mà còn cung cấp vốn ngăn hạn cho nền kinh tế, không những thé cho vay ngắn hạn còn chiếm ty trọng chủ yếu trong ngân hàng.

Các trường hợp cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

1.2.2.1 Tài trợ vốn lưu động

Doanh nghiệp có thé bổ sung vốn lưu động bang cách vay vốn ngắn hạn của ngân hàng, điều này vừa đảm bảo chi phí vốn cho doanh nghiệp một cách hợp lý vừa sinh lời cho NHTM Nó được thể hiện qua hai trường hợp sau:

+ Cho vay ngắn hạn nhằm bồ sung cho nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinh doanh.

Vốn của ngân hàng chỉ đóng góp một phần trong quá trình sản xuất kinh doanh Ngân hàng cho doanh nghiệp vay khi có nhu cầu mua thêm nguyên vật liệu, tăng dự trữ và sẽ trả nợ ngay khi bán được hàng kết thúc chu kỳ kinh doanh.

+ NHTM cho doanh nghiệp thương mại vay dé mua hàng hóa và phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.

Khi nguồn vốn của doanh nghiệp không đủ để mua hàng thì ngân hàng sẽ cho vay và thu hồi lại vốn khi doanh nghiệp bán được hàng Ngân hàng có thể tài trợ vốn cho doanh nghiệp dựa trên những hình thức như: Cho vay theo hạn mức, bao thanh toán, chiết khấu hồi phiếu, phát hành L/C

Nguồn vốn lưu động đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp vận hành trơn tru, liền mạch Tuy cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp tuy nhiên nó cũng có thé xảy ra đối với ngân hàng khi doanh nghiệp không bán được hàng.

1.2.2.2 Tài trợ tài sản cố định

Thường thì NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ tài sản lưu động, tuy nhiên trong một số trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng đòn bây tài chính, thiếu vốn tạm thời hay cơ cấu lại nguồn vốn thì sẽ sử dụng vay ngắn hạn để tài trợ tài sản cỗ định Ở đây chúng ta không xét sự phù hợp của thời hạn mà sự hợp lý đến từ chính sách từng thời kỳ của doanh nghiệp, không nhất thiết đầu tư vào tài sản cô định là phải sử dụng nguồn vốn trung dài hạn.

Cụ thê, trường hợp doanh nghiệp muốn đầu tư máy móc thiết bị Trong khi đó doanh nghiệp đang có nguồn vốn vay dai hạn bổ sung vốn lưu động tại ngân hàng. Hơn nữa doanh nghiệp có khả năng dé chi trả vốn ngắn hạn Thì lúc này vay ngăn hạn tài trợ tài sản cố định lại trở nên vô cùng hiệu quả Nó vừa giúp doanh nghiệp cơ cấu lại nguồn vốn một cách hop ly hơn, vừa tiết kiệm được chỉ phí khi vay ngắn hạn có mức lãi suất thấp hơn trung dài hạn, không những thế còn giúp doanh nghiệp sử dụng, quản lý nguồn vốn của mình hiệu quả.

Như vậy, cho vay ngắn hạn không những tài trợ tài sản lưu động mà trong một số trường hợp theo chính sách của doanh nghiệp từng thời kỳ còn là giải pháp hữu hiệu để tài trợ tài sản có định.

Các tiêu thức cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp chủ yếu

Thấu chi là hình thức cho vay mà ngân hang cho phép doanh nghiệp chỉ trội trên tài khoản tiền gửi thanh toán đến một giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm ) Thường sau một năm ngân hàng sẽ thâm định lại khách hàng và cung cấp một hạn mức khác phù hợp hơn Giới hạn này là hạn mức thấu chỉ.

Thấu chi là hình thức cho vay theo tín chấp chính vì thế dé được cấp thấu chi, doanh nghiệp phải có quan hệ lâu năm với ngân hàng, có lịch sử giao dịch trên tiền gửi thanh toán lớn và đáp ứng được những yêu cầu khác do ngân hàng quy định. Doanh nghiệp có thé chi trội trên tài khoản tiền gửi thanh toán bằng những hình thức như lập ủy nhiệm chi, chuyển khoản, kí séc Và ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi khi khách hàng có khoản thu tiền về tài khoản.

Công thức tính số tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả như sau:

Số tiên lãi = Lãi suất thấu chỉ x Thời gian thấu chi x Số tiền Hình thức cho vay thấu chi phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Qua đó giúp cho quá trình thanh toán của doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi Hơn nữa thủ tục của hoạt động cho vay này cũng rất đơn giản và linh hoạt, giúp doanh nghiệp có nguồn vốn tương đối đề thanh toán mà không cần tài sản đảm bảo Về phía NHTM, giúp ngân hàng giữ chân được khách hàng.

Bao thanh toán là hình thức ngân hàng cho vay dựa trên khoản phải thu của khách hàng.

Các bên tham gia bao gồm: bên bao thanh toán là ngân hàng, bên bán là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có khoản thu chưa đến hạn thanh toán và bên mua là bên trả tiền.

Nhìn chung hình thức bao thanh toán giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình Hầu hết các ngân hàng phát sinh nghiệp vụ này đều sử dụng bao thanh toán có truy đòi Có nghĩa là khi đến hạn thanh toán mà người mua không chịu trả tiền thì ngân hàng có quyên đòi lại số tiền đã cho doanh nghiệp bán hàng ứng trước.

Tùy vào nhu cầu khách hàng mà ngân hàng có thể cung cấp bao thanh toán từng lần hoặc bao thanh toán theo hạn mức Tuy nhiên trên thực tế nôi bật nhất vẫn là hình thức bao thanh toán theo từng lần Dựa vào từng ngành nghề kinh doanh và gia trị của khoản phải thu mà ngân hàng sẽ cho vay bao thanh toán số tiền phù hợp với nhu cầu khách hàng Tối đa ngân hàng có thé cho doanh nghiệp ứng trước đến 80% giá trị hóa đơn.

Sau khi thu hồi tiền từ người mua, ngân hàng sẽ thanh toán nốt phần còn lại của khoản phải thu cho doanh nghiệp bán hàng.

Thương phiếu có hai loại: Héi phiếu và lệnh phiếu Hồi phiếu là giấy đòi nợ do bên bán phát hành, bên mua ký nhận số nợ trong một khoảng thời gian nhất định do hai bên cam kết với nhau.

Lệnh phiếu: khác với hối phiếu, lệnh phiếu do bên mua trực tiếp lập và ký xác nhận vào lệnh phiếu.

Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngân hàng mà qua đó doanh nghiệp bán lại thương phiếu chưa đến ngày đáo hạn cho ngân hàng.

Khác với hình thức bao thanh toán, lãi sẽ được ngân hàng thu sau thì đối với nghiệp vụ chiết khấu ngân hàng sẽ thu được phí chiết khấu ngay tại thời điểm nhận chiết khấu cho khách hàng.

A là số tiền trong thương phiếu

Ls là lãi suất tính theo ngày

B là số ngày còn lại của thương phiếu

Nghiệp vụ chiết khấu theo thương phiếu thường xảy ra trong ngắn hạn thường dé đáp ứng những nhu cau vốn cấp bách của doanh nghiệp Tuy nhiên do điều kiện thị trường nước ta thì loại hình này vẫn chưa thật sự phát triển Hơn nữa thương phiếu chỉ xuất hiện ở những doanh nghiệp là đối tác làm ăn lâu năm và có độ tin cậy cao do đó nhu cầu về chiết khấu thương phiếu thường không nhiều.

1.2.3.4 Cho vay trực tiếp từng lần

Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phô biến ở ngân hàng và được áp dụng đối với khách hàng không có nhu cầu vốn thường xuyên. Những khách hàng này chủ yêu sử dụng vốn tín dụng thương mai và vốn chủ sở hữu, chỉ khi doanh nghiệp đó muôn mở rộng quy mô sản xuât hoặc đên thời vụ mới cân

Mỗi lần vay khách hàng đơn giản chỉ cần làm phiếu đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn vay dé ngân hàng xem xét, phân tích Qua đó, sẽ ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô, thời hạn khoản vay, lãi suất, điều kiện đảm bảo, cách thức thu nợ sốc và lãi Mỗi khoản vay đều được tách biệt thành các hồ sơ rõ ràng.

Căn cứ vào kì hạn, số tiền trong hợp đồng và tiềm lực tài chính của khách hàng, khách hàng sẽ đưa ra chính sách thu nợ gốc va lãi làm sao cho hợp Có thé thu gốc theo niên kim cô định, gốc trả đều hoặc gốc trả theo bậc thang Trong quá trình đó, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của doanh nghiệp Lãi suất thông thường sẽ được thả nổi theo lãi suất thị trường có điều chỉnh, và sẽ được điều chỉnh lại ba tháng một lần.

1.2.3.5 Cho vay theo hạn mức Đây là nghiệp vụ cho vay mà qua đó ngân hàng cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng Doanh nghiệp có thể vay trả bao nhiêu lần tùy ý trong thời gian ngân hàng quy định sao cho dư nợ không vượt quá hạn mức cho phép.

Dựa trên kế hoạch kinh doanh, nhu cầu vốn, vay vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bao mà ngân hang sẽ tính toán cung cấp hạn mức tín dụng sao cho phù hợp Mỗi lần yêu cầu cấp hạn mức, doanh nghiệp cần nêu rõ phương án sử dụng tiền, nộp các chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có liên quan và làm đơn đề nghị vay đối với ngân hàng.

Hình thức cho vay theo hạn mức phù hợp với những doanh nghiệp có phát sinh nhu cầu vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia liên tục vào quá trình sản xuất Trong nghiệp vụ này, ngân hàng không quy định rõ ràng ngày trả nợ, lãi sẽ được tính sau mỗi lần giải ngân Khi khách hàng có doanh thu, ngân hàng sẽ thu nợ và sẽ lại giải ngân khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn do đó giúp khách hàng quản lý ngân quỹ một cách hiệu quả Do các lần vay có thê bị chồng chéo lên nhau, và các kỳ hạn nợ không được tách biệt nên ngân hàng rất khó dé đánh giá được hiệu quả mỗi lần vay Chỉ khi có báo cáo tài chính được kiểm toán của khách hàng hoặc dư nợ không giảm sút trong thời gian dai thì mới có thé phát hiện van dé.

Hiệu quả của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Tính cấp thiết cần nâng cao hiệu quả cho vay ngăn hạn đối với doanh H211) 58ài 80x60

Có thé nói, hoạt động cho vay ngắn hạn nói chung và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói riêng là hoạt động rất quan trọng của NHTM, đem lại nguồn doanh thu chính cho ngân hàng Bên cạnh đó nếu hoạt động này không tốt nó còn có ảnh hưởng tiêu cực đến những hoạt động khác của NHTM.

Việc nâng cao hiệu quả cho vay ngăn hạn đối với doanh nghiệp còn vô cùng cần thiết vì nó giúp cho ngân hàng phát triển bền vững, lâu dài, nâng cao năng lực cạnh tranh Không những thế ngân hàng còn là trung gian tài chính vô cùng quan trọng của nền kinh tế nên việc ngân hàng phát triển bền vững cũng giúp cho nền kinh tế tăng trưởng, giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên hiệu quả hơn Từ đó, nâng cao tiết kiệm - đầu tư, nguồn vốn được gia tăng, kinh tế phát triển Rõ rang việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM mang tính chất khách quan, vừa vì sự tôn tai và phát triển bền vững của ngân hàng vừa góp phan quan trọng giúp nền kinh tế vĩ mô phát triển.

1.3.4 Các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Hoạt động cho vay của NHTM năm dưới sự điều tiết của NHTW dé đáp ứng các chính sách tiền tệ phù hợp với nền kinh tế vĩ mô của quốc gia trong từng thời kỳ. Chính vì thế, để có được hiệu quả cao từ một khoản vay cần có điều kiện thuận lợi từ nhiều phía liên quan.

1.3.4.1 Ảnh hưởng từ nền kinh tế

Những biến động của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cả ngân hàng và doanh nghiệp, do đó hiệu quả hoạt cũng chính vì thế mà bị ảnh hưởng theo Những sự thay đổi về chính sách tiền tệ quốc gia, tốc độ lạm phát, quy mô tăng trưởng của nên kinh tế sẽ có những tác động xấu hoặc thuận lợi lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn thắt

15 chat dẫn đến lãi suất cho vay tăng đây doanh nghiệp vào tình trạng chi phí tăng lên, lợi nhuận giảm sút, còn ngân hàng thì khó cho vay hơn bởi doanh nghiệp ngại phải chịu chi phí lớn, và áp lực trả nợ cao Ngược lại khi nền kinh tế tăng trưởng với tỷ lệ lạm phát được kiểm soát một cách hợp lý, chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất cho vay giảm, dư nợ tín dụng tăng do doanh nghiệp dễ tiếp nhận nguồn vốn hơn Dẫn đến doanh nghiệp mở rộng được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ngân hàng cho vay nhiều hơn, hai bên đều thu được lợi nhuận cao, hiệu quả khoản vay được đảm bảo và tác động ngược lại làm nền kinh tế tăng trưởng.

1.3.4.2 Ảnh hưởng từ phía ngân hàng

- Kha năng thâm định Trước khi muốn cho doanh nghiệp vay thì khâu thẩm định chiếm một vai trò rất quan trọng và đầu tiên để quyết định xem doanh nghiệp có đủ khả năng được vay vốn hay không Thâm định bao gồm thâm định khách hàng và thâm định tài sản đảm bảo Thâm định khách hàng là việc đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, về khả năng trả nợ của khách hàng, về lịch sử tín dụng, về những lần trả nợ trước đó nếu có, qua đó nhận định về độ an toàn và hiệu quả khoản vay Tham định tài sản là việc định giá giá trị của tài sản đảm bảo, dựa vào kết quả này ngân hàng có thé đưa ra hạn mức vay theo tỷ lệ nhất định theo chính sách tín dụng của từng ngân hàng Làm tốt khâu thẩm định sẽ tạo tiền dé để ngân hàng có thé thu hồi được nợ gốc và lãi, cùng với đó là việc có thể thu được nợ bằng việc phát mại tài sản đảm bảo khi khách hàng không trả được nợ Quá trình thâm định đòi hỏi ở chuyên viên ngân hàng phải có trình độ, linh hoạt trong khả năng phán đoán dé đánh giá được khách hàng, riêng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp còn yêu cầu chuyên viên ở sự nhanh nhạy trong việc xử lý vấn đề, an toàn, chính xác đáp ứng kip thời nhu cầu vốn của khách hàng Trái lại thâm định sai có thé mang lại những hệ qua vô cùng nghiêm trọng như doanh nghiệp không có đủ nguồn thu ngắn hạn dé trả nợ dẫn đến trì trệ trong việc trả nợ thậm chí không trả được nợ, bị chuyên thành nợ xấu. Cũng có những trường hợp định giá quá cao tài sản đảm bảo dẫn đến việc khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng phát mại nhưng không thu đủ nợ gốc dẫn đến thua lễ.

Chính sách tín dụng là hệ thống văn bản thể hiện chính sách của NHTM đối với từng sản phâm của ngân hàng mà thông qua đó tạo sự thống nhất trong hoạt động, hạn chế rủi ro, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận đồng thời là cơ sở cho các chuyên viên ngân hàng tìm kiếm khách hàng và chuyên môn hóa.

Rất khó để nói răng một chính sách tín dụng như thế nào là phù hợp Tùy vào

16 hoàn cảnh thị trường, vào chính sách của từng ngân hàng trong từng thời kỳ khác nhau mà sẽ có những chính sách tín dung phù hợp hơn Điển hình như giai đoạn đầu năm,các ngân hàng thường giảm lãi suất cho vay hoặc gia tăng các chương trình ưu đãi dé tăng dư nợ tín dụng, đến giai đoạn gần cuối khi gần chạm giới han tin dụng do NHTW quy định thì các ngân hàng không còn có nhiều chương trình ưu đãi nữa mà chủ yếu tập trung chuan bị tìm kiếm khách hang dé làm hồ sơ chuẩn bị giải ngân đầu năm tiếp theo Tuy nhiên, một chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp ngân hàng dễ tìm kiếm được khách hàng hơn, thông qua đó gia tăng dư nợ tín dụng, nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.

- Trinh độ của chuyên viên ngân hàng

Không chỉ riêng ngân hàng mà bat kỳ hoạt động gi trong cuộc sống thì con người luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng Không ngẫu nhiên mà hiện nay các ngân hàng tổ chức các chương trình tuyển dụng thực tập sinh từ năm ba đại học dé có thé tuyén chọn người tài cũng như đào tạo một cách bài ban nhất, một số ngân hàng chương trình này được tổ chức với quy mô rất lớn trên toàn hệ thống với số lượng tuyển có thê lên đến nghìn vi trí từ hội sở đến phòng giao dịch va ở mọi vi trí cán bộ trong ngân hàng Có thể nói các ngân hàng đang ngày càng quan tâm, chú trọng đến yếu tố con người, phát triển theo chiều sâu Trong thời đại mà công nghệ đang phát triển một cách vượt bậc, yếu tố con người lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, cùng với đó yêu cầu ở chuyên viên ngân hàng sự nhạy bén, chất xám dé có thé giải quyết van đề một cách chính xác, nhanh chóng và an toàn Đặc biệt là hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp lại càng khó khăn khi các doanh nghiệp hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Chính vì thế đòi hỏi ở các cán bộ ngân hàng phải có sự hiểu biết tổng quan, sâu rộng trên rất nhiều lĩnh vực dé có thé đánh giá được khách hàng.

Thực tế cho ta thấy không ít trường hợp, khách hàng cố ý sử dụng những thông tin giả để qua mắt ngân hàng Do vây, chuyên viên tín dụng luôn luôn phải tỉnh táo trước mọi thông tin và phải tìm nhiều cách khác nhau để xác thực thông tin là đúng hay sai Bởi vì những thông tin này tác động trực tiếp đến quyết định của chuyên viên, đến việc khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn hay không, và sẽ thật nguy hiểm khi khách hàng không đủ điều kiện mà vẫn được vay vốn từ ngân hàng, rủi ro lúc này là vô cùng lớn Việc mà một chuyên viên tín dụng cần làm đó là thu thập được thật nhiều thông tin chính xác từ khách hàng, càng có lợi trong quá trình phân tích, thâm định.

Trước khi giải ngân cho vay, ngân hàng chiếm vai trò chủ yếu trong hiệu quả hoạt động cho vay Sau khi giải ngân, nguồn vốn được chuyền đến khách hàng thì vai trò này được chuyền về phía doanh nghiệp.

- Tinh hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, có tình hình kinh doanh hiệu quả sẽ có nhiều khả năng trả được nợ hơn món vay ít rủi ro hơn Điều này được thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp Trên bảng cân đối kế toán sẽ cho ta thấy về cơ cấu tài sản, về các nguồn vốn hình thành nên tài sản, cơ cấu như thế có hợp lý hay không Một cơ cấu tài sản và vốn hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, hiệu quả Qua báo cáo kết quả kinh doanh cho ta thấy tình hình hoạt động của doanh nghiệp, doanh thu, chỉ phí lợi nhuận Tiếp theo là báo cáo lưu chuyên tiền tệ, về dòng tiền thu chi của doanh nghiệp Từ các thông tin trên giúp ta đánh giá được khả năng trả nợ doanh nghiệp, dòng tiền có đủ trả nợ hay không, tình hình hoạt động kinh do- anh đang tăng trưởng hay có sự giảm sút Nhận định rủi ro, cũng như có những điều chỉnh kịp thời nếu có những vấn đề chưa hợp lý.

- Phuong án sử dụng vốn vay Đây là điều mà cả ngân hàng và doanh nghiệp đều cần hết sức lưu ý Bởi vì chỉ có phương án sử dụng vốn hiệu quả mới giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt, tăng doanh thu, và có tiền dé trả nợ gốc, lãi Ngược lại, một phương án sử dung vốn không hop lý sẽ day doanh nghiệp vào tình trạng nợ nan, hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ, giảm doanh thu, và nêu không có những sự điều chỉnh kịp thời có thê không có tiền trả nợ, bị day nhóm nợ, xa hơn có thé dẫn đến phá sản Đối với ngân hàng sẽ có khả năng không thu được nợ gốc, dẫn đến nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

- Nang lực và đạo đức của chủ doanh nghiệp

Một trong những rủi ro của ngân hàng khi cho vay đó chính là rủi ro đạo đức. Đã không ít lần ngân hàng gặp phải những khách hàng chây ì không chịu trả nợ Điều này có thê đến từ hai lý do, một từ khách hàng đang hoạt động kinh doanh không có hiệu quả nên chưa có tiền trả nợ, hai là đến từ việc khách hàng cô ý không chịu trả nợ Chính vì thế, dé giảm thiêu loại rủi ro này, chuyên viên tín dụng cần gặp gỡ trực tiếp khách hàng Qua cách nói chuyện, cử chỉ, phong thái có đánh giá về kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp, tham vọng kinh doanh cũng như tính cách đạo đức của chủ doanh nghiệp Lại một lần nữa chúng ta nhắc đến yếu tố con người Một người chủ doanh nghiệp có tài năng, kinh nghiệm sẽ có những chiến lược phát triển lâu dài để nâng cao hiệu quả, biết cách lập dự án, biết cách sử dụng nguôồn vốn đúng chỗ đúng

18 mục đích, dự án sẽ có khả năng thành công cao hơn Ngược lại, với một người chủ doanh nghiệp không có trình độ, không biết điều hành, sắp xếp công việc thì khả năng mắt vốn là điều không thể tránh khỏi Chính vì thế, đây cũng chính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo khoản vay hiệu quả, sự trung thực, thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng của chủ doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ngăn hạn đối với doanh "n0

với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cỗ phần Á Châu

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hang thương mại cố phan A Châu Acb — PGD Bạch Mai

2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần A Châu.

Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank.

Vốn điều lệ: 2,530,106,520,000 đồng. Địa chỉ trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp Hồ

Giấy VNĐKKD: Số 059067 do Sở Kế Hoạch và Dau tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 19/5/1993.

Với tầm nhìn ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động đó là trở thành ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam Ở thời điểm đó, mục tiêu của ACB là khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Có thể nói đây là định hướng khá mới mẻ so với các ngân hàng lúc bấy giờ, và đối với một ngân hàng mới thành lập như ACB thì đây vừa là cơ hội lớn vừa là thách thức không hề nhỏ.

Trên cơ sở định hướng như vậy nên ACB đã xây dựng các chiến lược kinh doanh dé phù hợp với mục tiêu đặt ra Đầu tiên, tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng đến chăm sóc khách hàng Thứ 2, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro một cách đồng bộ và hiệu qua dé dam bảo cho việc phát triển bền vững, lâu dài Thứ 3, duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn, tối ưu việc sử dụng vốn cô đông (ROE là 30%) để xây dựng ACB trở thành một ngân hàng vững mạnh để vượt qua những thử thách cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác ở Việt Nam Thứ 4, luôn có những chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên một cách chuyên nghiệp như chương trình tuyến thực tập sinh tiềm năng “The Next Banker” nhằm đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả, thông suốt mà không bị gián đoạn Cuối cùng, đó là xây dựng “Văn hóa làm việc ở ACB” trở thành yếu tố gắn kết tinh thần cũng như đoàn kết mọi người tại ACB.

trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cô phần A Châu Acb — PGD Bạch Mai

Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ

mại cố phan A Châu Acb — PGD Bạch Mai

2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần A Châu.

Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank.

Vốn điều lệ: 2,530,106,520,000 đồng. Địa chỉ trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp Hồ

Giấy VNĐKKD: Số 059067 do Sở Kế Hoạch và Dau tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 19/5/1993.

Với tầm nhìn ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động đó là trở thành ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam Ở thời điểm đó, mục tiêu của ACB là khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Có thể nói đây là định hướng khá mới mẻ so với các ngân hàng lúc bấy giờ, và đối với một ngân hàng mới thành lập như ACB thì đây vừa là cơ hội lớn vừa là thách thức không hề nhỏ.

Trên cơ sở định hướng như vậy nên ACB đã xây dựng các chiến lược kinh doanh dé phù hợp với mục tiêu đặt ra Đầu tiên, tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng đến chăm sóc khách hàng Thứ 2, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro một cách đồng bộ và hiệu qua dé dam bảo cho việc phát triển bền vững, lâu dài Thứ 3, duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn, tối ưu việc sử dụng vốn cô đông (ROE là 30%) để xây dựng ACB trở thành một ngân hàng vững mạnh để vượt qua những thử thách cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác ở Việt Nam Thứ 4, luôn có những chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên một cách chuyên nghiệp như chương trình tuyến thực tập sinh tiềm năng “The Next Banker” nhằm đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả, thông suốt mà không bị gián đoạn Cuối cùng, đó là xây dựng “Văn hóa làm việc ở ACB” trở thành yếu tố gắn kết tinh thần cũng như đoàn kết mọi người tại ACB.

20 Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện ACB đã có công ty TNHH chứng khoán (ACBs), Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBa), Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL) Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, ACB từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện.

- Qua trình phát triển và một số cột mốc đáng nhớ Với tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược hợp lý đã được cô đông, nhân viên đồng thuận và thực hiện trong suốt quá trình phát triển của mình và những thành quả đạt được đã chứng minh rằng đó là định hướng rất đúng đắn với ACB Đó cũng chính là tiền đề giúp ngân hàng khăng định được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Sau đây là những cột mốc đáng nhớ của ACB:

4/6/1993: ACB chính thức đi vào hoạt động.

27/4/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.

Thành lập hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thành lập Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO) ALCO đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, hiệu quả của ACB.

Mở siêu thị địa ốc: ACB tiên phong trong cung cấp các dịch vu địa Ốc cho khách hàng tài Việt Nam Hoạt động này góp phần tạo nên thị trường địa ốc minh bạch và rat được khách hàng ủng hộ ACB trở thành ngân hang cho vay mua nhà lớn nhất Việt Nam.

Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mang đến trải nghiệm tốt dành cho khách hàng.

29/6/2000 — tham gia thị trường vốn: Thành lập công ty chứng khoán ACBs, nhờ đó ACB đã có thêm công cụ hiệu quả trên thị trường vốn, tuy mới phát triển nhưng được đánh giá rất tiềm năng.

6/1/2003: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế, cung ứng nguồn lực.

10/2006: Niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

2010: Đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch, được Nhà nước

Việt Nam tặng thưởng hai huân chương lao động và được nhiều tờ báo bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

2014: Nâng cấp công nghệ ngân hàng lõi lên DNA Nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của kênh phân phối.

2016 — nay: Vẫn luôn tăng trưởng tốt và nằm trong “Top” những ngân hàng

2.1.2 Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Bạch Mai

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tháng 10/2011: Ngân hàng A Châu — PGD Bạch Mai được thành lập trực thuộc chi nhánh Hà Nội.

Trải qua 7 năm hoạt động PGD Bạch Mai đã đạt được nhiều lần được khen thưởng từ tổng giám đốc ACB và luôn nằm trong “TOP” các PGD tăng trưởng tốt nhất vùng.

Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển khởi sắc, số lượng khách hàng ngày càng mở rộng và không ngừng tăng thêm, do đó quy mô của PGD ngày một tăng lên đến nay có khoảng hơn 20 nhân viên.

Bộ phận quan Bộ phận vận Bộ phận quan hệ khách hàng hành hệ khách hàng cá nhan doanh nghiệp

Chung CSR Tiộn ơ- BP Loan ` h

Lê Thị Thu | | Định Thị Bao | 11 Bùi Thị RA

Ha goc = Khánh Ngọc Bich] [Nguyễn Thị Kim Nguyễn Ba in

- Giám đốc PGD Tiếp nhận chi dao từ chi nhánh và hội sở truyền đạt lại cho cấp dưới. Đưa ra các đường lối, chiến lược kinh doanh, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận, cá nhân.

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tiến độ công việc.

Giải đáp các khúc mắc cho nhân viên và hỗ trợ khi cần.

Chịu tất cả trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của ngân hàng và báo cáo lên cấp trên.

- Bo phận khách hang cá nhân

SRM - CB có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược, phương hướng tìm kiếm khách hàng và giao nhiệm vụ cụ thé cho từng chuyên viên bộ phận khách hàng cá nhân, hỗ trợ tìm kiếm thêm khách hàng, kiểm tra, kiểm duyệt hồ sơ.

RA - CB: thu thập thông tin khách hàng, telesales, đi thị trường tìm khách hàng mới, cho vay, thu thập hồ sơ, trình duyệt, bán thêm các sản phẩm khác như bảo hiém, cùng với đó là huy động tiền gửi.

- _ Bộ phận khách hàng doanh nghiệp

Giải quyết các vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp đang quản lý bao gồm: chiết khấu bộ chứng từ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, cho vay thêm nếu có nhu cầu phát sinh.

Thu thập thêm thông tin khách hàng mới, telesales tìm kiếm mở tài khoản doanh nghiệp, đi thị trường tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng dé cho vay,

Ngày đăng: 26/09/2024, 00:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Chỉ phí nguồn vốn dùng để cho vay KHDN - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Bạch Mai
Bảng 2.1 Chỉ phí nguồn vốn dùng để cho vay KHDN (Trang 32)
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay ngắn hạn KHDN - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Bạch Mai
Bảng 2.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn KHDN (Trang 33)
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay cho theo thời hạn - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Bạch Mai
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay cho theo thời hạn (Trang 34)
Bảng 2.5: Tỷ lệ sinh lãi của dư nợ cho vay - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Bạch Mai
Bảng 2.5 Tỷ lệ sinh lãi của dư nợ cho vay (Trang 37)
Bảng 2.6: Tỷ lệ chỉ phí phải trả đối với nguồn vốn cho vay - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Bạch Mai
Bảng 2.6 Tỷ lệ chỉ phí phải trả đối với nguồn vốn cho vay (Trang 38)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN