Ba là củng cố những kiến thức, truyền đạt và mang lại cho mọi người sự hiểu biết về pháp luật Sở hữu trí tuệ trong đời sống cũng như quyền sở hữu công nghiệp trong luật pháp Sở hữu trí t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
-
-TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
TRONG CNTT
Đề tài: “Tìm kiếm một vụ việc xâm hại quyền tác giả hoặc quyền liên
quan hoặc quyền sở hữu công nghiệp và bình luận về vụ việc đó theo
quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ”
Họ và sinh viên: Nguyễn Tuấn Đạt
Mã sinh viên: 22024518
Chuyên ngành: QH-2022-I/CQ-T-CLC
Lớp học phần: 2223II_INT3514_21
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC
1.T NG QUAN Ổ - 3
1.1.Vấấn đềề bình lu n ậ : V tranh chấấp nhãn hi u mì H o H o – H o H ng ụ ệ ả ả ả ạ -3
1.2.M c đích c a vấấn đềề: ụ ủ - 3
2.N I DUNG Ộ - 5
2.1.Gi i thi u vấấn đềề ớ ệ - 5
2.1.1.Vấấn đềề chính: - 5
2.1.2.M c tiều c a ti u lu n: ụ ủ ể ậ -5
2.2.Pháp lu t S h u trí tu qua v tranh chấấp th ậ ở ữ ệ ụ ươ ng hi u ệ -6
2.2.1.Khái quát các đ nh nghĩa: ị -6
2.2.2.Pháp lu t trong v tranh chấấp: ậ ụ -7
2.3 Bài h c rút ra t v tranh chấấp ọ ừ ụ -10
2.3.1 H u qu : ậ ả -10
2.3.2 Bài h c: ọ -11
3.KẾẾT LU N Ậ - 13
Trang 31.TỔNG QUAN
1.1.Vấn đề bình luận : Vụ tranh chấp nhãn hiệu mì Hảo Hảo –
Hảo Hạng.
Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Sở hữu trí tuệ và luật
pháp trong Sở hữu trí tuệ đã trở thành một chủ đề rất quan trọng trong quyền Sở
hữu công nghiệp Khái niệm này không chỉ liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi
của người sáng tạo, người đầu tư chất xám, mà còn đóng góp quan trọng vào sự
phát triển kinh tế của đất nước và sự tiến bộ của xã hội Tuy nhiên, vẫn có nhiều
tranh luận về sự cần thiết của Sở hữu trí tuệ và những hạn chế của nó Trong bài
tiểu luận này, chúng ta cùng tìm hiểu và khám phá những gì mà Sở hữu trí tuệ
và quyền sở hữu công nghiệp mang lại
Ở đây, tôi tìm hiểu và làm rõ hơn về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định
của pháp luật Sở hữu trí tuệ Nhận thấy được mối e ngại và những bất cập lớn
trong vấn đề kinh doanh và buôn bán Xã hội ngày càng một phát triển hơn,
phương tiện khoa học kĩ thuật dần dần tiếp cận con người một cách thường
xuyên và sâu sắc hơn, chính vì lẽ đó, mà họ chìm đắm trong guồng quay của
công việc mà quên đi mất việc phải bảo vệ chất xám, bảo vệ trí tuệ của mình
như thế nào Do vậy, có rất nhiều nghiên cứu cho thấy người dân Việt Nam ta
chưa hiểu hết và biết cách bảo vệ bản thân mình cũng như chất xám của mình
Xuất phát từ những lí do đó, tôi đã lựa chọn về vấn đề để bình luận “Vụ
tranh chấp nhãn hiệu Hảo Hảo và Hảo Hạng”
1.2.Mục đích của vấn đề:
Bình luận về vấn đề “Vụ tranh chấp nhãn hiệu Hảo Hảo và Hảo Hạng”
nhằm những mục đích sau:
Một là cho thấy được lợi ích “Mì tôm”, một loại mì ăn nhanh phổ biến, đã trở
thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người trên
khắp nơi trên thế giới Dù có những ý kiến trái chiều về giá trị dinh dưỡng và
tác động đến sức khỏe của nó thì mì tôm vẫn đóng một vai trò quan trọng và
mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cuộc sống của mỗi người Dù là người lớn,
hay trẻ nhỏ, người nghèo hay người giàu, thì mì tôm vẫn là đối tượng dễ tiếp
Trang 4cận vì giá thành rẻ, mà lại bảo quản được lâu Hơn thế nữa, một trong những lợi
ích nổi bật của mì tôm đó là tính tiện lợi và tốc độ lại nhanh Nhất là trong thời
kì hiện đại, khi ai cũng đều có một cuộc sống bận rộn và người ta ít có thời gian
nấu ăn, thì mì tôm càng trở thành một lựa chọn hàng đầu, càng hữu ích đối với
những người bận bịu, học tập hay không có thời gian rảnh Càng đặc biệt hơn
nữa, mì tôm còn là nhu yếu phẩm của người dân Việt Nam, trong các hoạt động
từ thiện, hay những đợt thiên tai, bão lũ, những đợt dịch bệnh hoành hành và cả
những người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn
Hai là thấy được lợi ích khi hiểu biết rõ về pháp luật Sở hữu trí tuệ và quyền lợi
của mình khi áp dụng thực tế vào kinh doanh và buôn bán Nhờ kiến thức này
mà các cá nhân hay doanh nghiệp tạo nên không bị người khác lợi dụng hay sao
chép một cách trái phép
Ba là củng cố những kiến thức, truyền đạt và mang lại cho mọi người sự hiểu
biết về pháp luật Sở hữu trí tuệ trong đời sống cũng như quyền sở hữu công
nghiệp trong luật pháp Sở hữu trí tuệ để tránh xảy ra những vụ tranh chấp không
đáng có hay bị xâm phạm
Trang 52.NỘI DUNG
2.1.Giới thiệu vấn đề
2.1.1.Vấn đề chính:
Vụ tranh chấp thương hiệu giữa mì Hảo Hảo và mì Hảo Hạng là một vấn
đề nổi bật trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ Hai thương hiệu này có tên gọi và cách
viết tương đồng gây nhầm lẫn và khó nhận dạng cho người tiêu dùng Trong thị
trường cạnh tranh gay gắt của ngành công nghiệp thực phẩm, việc tranh cãi về
quyền sở hữu và sử dụng thương hiệu này đã thu hút sự chú ý và sự tranh cãi
rộng rãi
Mì Hảo Hảo và Hảo Hạng đều là những thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng
và phổ biến, được tiêu thụ rộng rãi khắp trên thị trường Sự gây nhầm lẫn và
khó nhận biết cho người tiêu dùng đã dẫn đến cuộc tranh chấp giữa hai thương
hiệu và đã dẫn đến những cuộc kiện tụng và tranh cãi liên quan đến quyền Sở
hữu trí tuệ
2.1.2.Mục tiêu của tiểu luận:
Trong bối cảnh đó, Luật pháp Sở hữu trí tuệ đã có một vai trò hết sức
quan trọng với mục tiêu là đảm bảo công bằng, tính minh bạch và bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ và định rõ chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu
Thoạt tiên, mục tiêu của tiểu luận này là đưa ra những bình luận và phân tích
thông qua việc áp dụng pháp luật và quyền Sở hữu trí tuệ trong việc tranh chấp
giữa hai thương hiệu mì “Hảo Hảo” và “Hảo Hạng”
Tiếp đó, chúng ta sẽ xem xét cách mà quy định này định nghĩa qua việc đánh giá
và khả năng áp dụng luật pháp trong Sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền lợi của chủ
sở hữu thương hiệu Đồng thời, xem xét các thỏa thuận thông qua đàm phán,
pháp lý thích hợp để rõ tính minh bạch và công bằng
Cuối cùng, chúng ta sẽ phân tích những hậu quả xảy ra của các doanh nghiệp
hay cá nhân, khi vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ và để từ đó mà có các giải pháp,
đề xuất thích hợp làm sao cho có hướng đi mà các bên có thể áp dụng để giải
quyết tranh chấp một cách hợp tình, hợp lý nhất
Qua các phân tích, bình luận và nhận xét rõ hơn về việc áp dụng các quy
định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hay quyền sở hữu trong công nghiệp thông qua
vụ việc này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn nữa về vai trò, về lợi ích của Luật pháp
Sở hữu trí tuệ trong việc đảm bảo về quyền lợi, về việc bảo vệ chất xám
Trang 62.2.Pháp luật Sở hữu trí tuệ qua vụ tranh chấp thương hiệu
2.2.1.Khái quát các định nghĩa:
Các khái niệm được nhắc đến trước khi vào vấn đề chính, chúng ta cần
phải biết được “Trí tuệ” là gì ? “Sở hữu trí tuệ” là gì ? Và “Tài sản trí tuệ” là
gì?
Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định.
Sở hữu trí tuệ là một khái niệm rộng, bao gồm các quyền hợp pháp, bắt nguồn
từ các hoạt động đầu óc, trí tuệ trong các lĩnh vực như công nghiệp, khoa học,
văn học và nghệ thuật
Tài sản trí tuệ là những sản phẩm do “trí tuệ” con người tạo ra, thông qua các
hoạt động về tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực đời sống xã hội Đây được coi
là một của tài sản vô hình vì nó không xác định được Bởi lẽ các đặc điểm vật
chất của nó lại mang lại một giá trị vô cùng to lớn vì có khả năng sinh ra lợi
nhuận Bao gồm: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, chương trình phát sóng,
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, công
thức,…
Vậy còn “Quyền sở hữu trí tuệ” là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao
gồm các quyền về tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí
tuệ 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2009) Bao gồm các đặc điểm như:
Sở hữu 1 tài sản vô hình: Tài sản đó không thể bị chiếm giữ giống như các tài
sản thông thường do là “Trí tuệ”, hay hoạt động bộ óc của con người
Quyền sử dụng đóng vai trò “quan trọng” do sử dụng mang lại và tạo ra giá trị
vật chất và tinh thần
Bảo hộ có chọn lọc là không phải là pháp luật đều bảo hộ các sản phẩm trí tuệ.
Theo điều 15 Luật SHTT 2005, sửa đổi năm 2009 đã quy định tin tức thời sự,
các văn bản QPPL, hay các đối tượng gây hại cho xã hội cho đất nước đều
không thuộc diện bảo hộ
Mang tính lãnh thổ: chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia.
Mang tính thời hạn: Pháp luật có đặt ra thời gian bảo hộ Trong thời gian bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm và khi hết thời gian bảo hộ (bao gồm
cả thời hạn gia hạn nếu có) thì tài sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại,
có thể được phổ biến một cách tự do mà không cần bất kỳ sự cho phép nào của
chủ sở hữu
Qua vụ tranh chấp giữa hai thương hiệu mì nổi tiếng “Hảo Hảo” và “Hảo
Hạng”, ta mới có thể thấy được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ là lớn
như thế nào Không những vậy, trong lĩnh vực công nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ
Trang 7còn có Quyền sở hữu công nghiệp Vậy “Quyền sở hữu công nghiệp” là gì và nó
có ảnh hưởng to lớn như thế nào đến vụ tranh chấp hay không ?
Quyền sở hữu công nghiệp đó là quyền của tổ chức, quyền của cá nhân đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế và bố trí mạch tích hợp bán dẫn hay
còn là nhãn hiệu, tên thương mại, dịch vụ, chỉ dẫn địa lý hay bí mật kinh doanh
do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
Sau đây là phần chi tiết hơn về những thành phần được nhắc tới trong vụ
tranh chấp thương hiệu mì Hảo Hảo của công ty Acecook và Hảo Hạng của
công ty Á Châu Asia Food
Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên Và nó là
thành quả lao động sáng tạo “trí tuệ” và bộ óc của con người Vì vậy, nó được
nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo vệ quyền của người đã sáng
tạo ra nó
Kiểu dáng công nghiệp: Đó là các hình ảnh, hình dáng bên ngoài của sản phẩm
được thể hiện bằng các đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp bất kỳ
của các yếu tố này
Nhãn hiệu: Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức
hay các cá nhân khác nhau Nhãn hiệu có thể là thương hiệu để phân biệt, là
biểu tượng, logo, hoặc một sự kết hợp của chúng Và quyền sở hữu nhãn hiệu
cho phép các chủ sở hữu bảo vệ và sử dụng, kiểm soát và ngăn chặn việc sử
dụng trái phép hoặc nhầm lẫn trong hoạt động kinh doanh, buôn bán
Tên thương mại: Là tên gọi của một hay nhiều tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt
động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể
kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực và trong cùng một khu vực
2.2.2.Pháp luật trong vụ tranh chấp:
Trong vụ tranh chấp thương hiệu mì Hảo Hảo va Hảo Hạng, để được bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp, các bên tranh cãi đều cần phải đáp ứng một số
điều kiện quan trọng Vậy trước khi đến với các điều kiện chính liên quan đến
quyền bảo hộ quyền sở hữu trong vụ tranh chấp này, chúng ta cần phải lướt qua
vụ việc đó như sau :
Vào năm 2000, Vina Acecook đã đưa nhãn hiệu mì Hảo Hảo cập bến thị trường
Việt Nam và nhãn hiệu sản phẩm này đã đăng ký gói gia hạn quyền sở hữu đến
ngày 27/06/2023, theo quyết định số 62360 Luật Sở hữu trí tuệ vào ngày
15/11/2012 và chủ sở hữu hợp pháp là công ty Vina Acecook
Trang 8Vào cuối tháng 01 năm 2015, bỗng xuất hiện sản phẩm mang nhãn hiệu “Hảo
Hạng” của công ty thực phẩm Á Châu Asia Food trên thị trường mì ăn liền
Trên bao bì, và nhãn hiệu, tên thương mại của sản phẩm này lại na ná, có những
hình ảnh, màu sắc tương tự với sản phẩm mì Hảo Hảo gây nhầm lẫn đối với
người tiêu dùng và sử dụng Và bên công ty Vina Acecook đã báo cáo về hành
vi vi phạm nhãn hiệu trong sản xuất của công ty Asia Food Nhưng vào ngày
05/02/2015, bên công ty Asia Food đã phản hồi rằng nhãn hiệu bên họ đã được
họ đăng ký Sở hữu trí tuệ và được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu số 119302
Hai bên đã có buổi gặp mặt nhưng không đi đến thống nhất
Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã lên tiếng và tuyên
án đối với hành vi của Asia Food do có hành vi xâm phạm Sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay” của Acecook Mặt khác, vào
tháng 12 năm 2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử
phúc thẩm và nhân định rằng bên Asia Food không có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của Acecook và bác bỏ hoàn toàn yêu cầu
khởi kiện của bên Acecook Về phía Asia Food, họ nói đã ngưng sản xuất mẫu
bao bì giống với Hảo Hảo mà thay bằng mẫu khác như đăng ký năm 2006
Lướt qua vụ việc, ta có thể thấy được nhãn hàng Hảo Hảo của công ty
Acecook đã đăng ký và sử dụng trước đó và đã thực hiện các biện pháp cần thiết
để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình Việc đăng ký và việc sử dụng thương
hiệu đó trước là căn cứ quan trọng để xác định chủ sở hữu hợp pháp Tuy vậy,
phía Asia Food cũng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký mặc dù tên thương
hiệu, nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp đều na ná
Theo căn cứ Điều 72, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sửa đổi năm 2009)
cũng đã quy định “ Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ, nhãn hiệu,
kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ và hình ảnh hay hình
vẽ, kể cả là ảnh 3 chiều, được thể hiện bằng 1 hay nhiều màu sắc, hoặc kết hợp
các yếu tố đó;
2 Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Chính vì những điều kiện như vậy, chủ sở hữu thương hiệu mì Hảo Hảo đã đưa
ra cáo buộc răng thương hiệu mì Hảo Hạng của bên công ty Asia Food đã vi
phạm đến quyền độc quyền của mình Và sự gây nhầm lẫn to hại đã làm giảm
sút đi độ uy tín và giá trị của thương hiệu mì Hảo Hảo
Căn cứ theo Điều 73, bộ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sửa đổi bổ sung
năm 2009) cũng đã quy định : “Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa
kiểu nhãn hiệu là có dấu hiệu trùng lặp, hoặc tương tự hay dấu hiệu làm hiểu sai
lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng, về nguồn gốc,
Trang 9xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị thương hiệu hoặc các đặc tính
khác của ngành hàng hóa, dịch vụ.” Hai thương hiệu này có tên gọi lai lái, rất
tương đồng, chỉ khác nhau chữ cái cuối cùng Điều đó càng làm người tiêu dùng
và sử dụng bị nhầm lẫn và lo lắng nhiều hơn về chất lượng sử dụng Chúng ta
không thể phủ nhận rằng nhãn hàng Hảo Hảo có một vị thế và niềm tin dùng
đều tốt và được rất nhiều người biết đến Và hơn nữa, độ uy tín và nổi tiếng là
không thể bàn cãi
Do đó, xét hành vi xâm phạm nhãn hiệu, cũng còn phải cân nhắc về phạm vi
lĩnh vực hành hóa, dịch vụ bị trùng lặp hoặc tương tự ( theo Khoản 1, Điều 129
bộ Luật SHTT năm 2005 và sửa đổi năm 2009)
Thông qua rất nhiều lần kiện tụng, thì Tòa án cũng quyết định về việc buộc
công ty Asia Food có hành vi xâm phạm quyền SHTT chấm dứt ngay hành vi
xâm phạm và phải xin lỗi, đăng báo xin lỗi công khai về hành vi vi phạm Điều
204 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng xác định dạng thiệt hại hao tổn về danh
dự, nhân phẩm, uy tín cũng như bồi thường thiệt hại đã gây ra
Bên cạnh đó, còn một vài người thuộc lĩnh vực Sở hữu trí tuệ cũng đã nhận
thấy một điều rằng là với nhãn hiệu Hảo Hạng , khi nộp hồ sơ đăng ký lên Cục
sở hữu trí tuệ thì khả năng rất cao sẽ bị từ chối bởi vì có dấu hiệu nhầm lẫn hoặc
tương tự với nhãn hiệu Hảo Hảo đã đăng ký từ lâu trước đó Một số khác thì
không phục cho rằng “Ở Việt Nam có vô số các nhãn hàng, vô số các sản phẩm
mì khác nhau, đều có thiết kế màu sắc tương đồng do đó là “mì chua cay” nên
phải có các màu sắc và hình ảnh đặc trưng như vậy Họ cho rằng người dùng
phải chú ý đọc kỹ và đổ lỗi cho người dùng nhầm lẫn, không thể phân biệt được
đâu là sản phẩm nào mà mình muốn mua.”
Đối chiếu với pháp luật nước ngoài, ở Nhật Bản, hay tại Hoa Kỳ, cũng xác
định tiêu chuẩn có tồn tại hành vi xâm phạm hay không, họ sẽ so sánh giữa 2
nhãn hiệu đó Sự so sánh cái được gọi là “khả năng nhầm lẫn” của nhãn hiệu
được soi kĩ vào “một số chỗ đặc biệt” có thể có các yếu tố được xét đến, như là
thành phần, sự giống nhau và sự gần gũi thân thiện của sản phẩm, … Khi mà sự
đối chiếu được cho là có phần đặc biệt giống nhau hay tương tự, na ná nhau thì
cũng có thể kết luận luôn hành vi xâm phạm Sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền
đối với nhãn hiệu Từ đó, ta cũng có thể thấy, chỉ cần một hành vi rất nhỏ, một
dấu hiệu được xét đến là xâm phạm chứ chưa cần phải giống “y đúc, y hệt”
Một đặc điểm được gọi là “thành phần nổi trội” của nhãn hiệu hay hình ảnh, tên
thành phẩm đều được coi là yếu tố gây tác động rất mạnh vào người tiêu dùng,
gây sự ảnh hưởng lớn và ấn tượng khi quan sát
Từ những điều đơn giản như vậy, về mặt hình ảnh, một cách “tương tự” cả lẫn
màu sắc, Toà án cấp sơ thẩm cũng có thể kết luận được Công ty Asia Food với
Trang 10nhãn hàng “Hảo Hạng, tôm chua cay” có hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí
tuệ của Công ty Vina Acecook
2.3 Bài học rút ra từ vụ tranh chấp
2.3.1 Hậu quả:
Qua vụ việc tranh chấp giữa hai thương hiệu lớn Mì “Hảo Hảo” và “Hảo
Hạng”, chúng ta có thể nhận thấy được những hậu quả tiêu cực cho các bên liên
quan, bao gồm cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Những điều được nói đến:
1 Thiệt hại về thương hiệu: Tranh chấp thương hiệu có thể gây mất độc quyền
sử dụng tên thương hiệu cho một trong hai bên Chính vì điều này mà gây nên
thiệt hại to lớn về giá trị, và độ uy tín của thương hiệu, khi công ty đó bị mất
quyền sử dụng thương hiệu đó
2 Chi phí pháp lý: Quá trình tranh chấp thương hiệu thường kéo rất dài và đòi
hỏi các bên phải chi trả một số lượng tiền lớn cho luật sư và các chi phí pháp lý
liên quan Điều này có thể gây áp lực tài chính đáng kể cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa
3 Mất thị trường và khách hàng tiêu dùng: Trong quá trình tranh chấp, việc tiếp
tục kinh doanh có thể bị ảnh hưởng và các doanh nghiệp có thể mất thị phần và
khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh Khách hàng có thể bị nhầm lẫn hoặc
không chắc chắn về sản phẩm họ mua là chính hãng Điều này có thể ảnh hưởng
đến niềm tin và sự lựa chọn của họ
4 Mất thời gian và tài nguyên: Quá trình tranh chấp thương hiệu là một quá
trình yêu cầu cũng rất lớn về sự đầu tư đáng kể về mặt thời gian và tài nguyên
Các bên phải chuẩn bị và trình bày các bằng chứng, chứng cứ, thu thập các
nguồn tài liệu có liên quan, tham gia phiên tòa và phải chịu các thủ tục giấy tờ,
pháp lý khác Những điều đó có thể làm giảm sự tập trung vào hoạt động kinh
doanh, gây sa sút và mất cơ hội thăng tiến, phát triển
5 Ảnh hưởng đến chính công chúng và danh tiếng: Vụ việc tranh chấp có thể
thu hút sự quan tâm của công chúng và dư luận Nếu tranh chấp trở nên phức
tạp hoặc gây nhiều tranh cãi thì chính các công ty ấy có thể sẽ mất đi lòng tin
của khách hàng và đối tác làm ăn
6 Mất cơ hội thương mại và mở rộng: Tranh chấp thương hiệu có thể gây rối
loạn và gián đoạn nhiều kế hoạch thương mại và mở rộng phát triển của công ty
Các doanh nghiệp thường đầu tư vào nhiều nguồn lực vào việc mở rộng thị
trường và các khách hàng mới Tuy nhiên, khi họ bị cuốn vào tranh chấp, họ có
thể bị giới hạn trong việc thực hiện các kế hoạch này trong khi đợi kết quả của
quá trình pháp lý
7 Tác động đến các nhân viên làm việc: Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong
quá trình tranh chấp, thì không ai khác, chính các nhân viên của họ sẽ phải gặp
các vấn đề tác động tiêu cực Doanh nghiệp có thể sẽ phải giảm giờ làm của
nhân viên hay cắt giảm nhân sự, tiết kiệm chi phí, giảm tiền công, làm giảm đi
sự ổn định và tạo ra các mối e ngại, lo ngại cho nhân viên