- Vai trò của lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường Lợi ích kinh tế là phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất của con người, được quy định bởi trình độ phát triển của
Trang 1KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
-TIỂU LUẬN
Môn học: Kinh Tế Chính Trị MÁC-LÊNIN
1 Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ
lợi ích kinh tế
2 Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm
bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua
3 Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá
nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay
Giảng viên: Nguyễn Minh Tuấn
Mã lớp học phần: POL510024
Ca chiều thứ 4 - Phòng 208
Danh sách sinh viên thực hiện:
1 Trần Thanh Thúy - 31221021512
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Vai trò của lợi ích kinh tế và những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế 4
1.1 Lợi ích kinh tế 4
- Khái niệm 4
- Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế 4
- Vai trò của lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường 4
1.2 Quan hệ lợi ích kinh tế 5
- Khái niệm 5
- Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế 6
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế 6
2 Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua 7
2.1 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế 7
2.2 Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội 7
2.3 Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội 8
2.4 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế 8
3 Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay 8
KẾT LUẬN 11
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phải xây dựng nền kinh tế
phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp Lịch sử
phát triển kinh tế loài người cho đến nay đã trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội lớn nhỏ
Trong tất cả các hình thức đó, không có một hình thức nào có cơ chế điều hành và quản lý
nền kinh tế theo một phương thức nhất định sự kết hợp phù hợp giữa phát triển kinh tế chỉ
dựa vào kinh tế thị trường để giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản cho đến chỉ dựa vào tổ
chức hành chính của nhà nước để phát triển kinh tế Để phát triển kinh tế đúng đắn, nhất là
trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, tôi chọn đề tài “Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta” Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn
phát triển đặc biệt, là bước ngoặt của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường do Nhà nước quản lý Và rõ nét nhất là hình thức công xã
nguyên thủy, phong kiến, chiếm hữu nô lệ, tư bản và chủ nghĩa xã hội Như chúng ta đã biết,
không một nền kinh tế nào ngày nay được điều tiết theo cơ chế thị trường mà không có sự
kiểm soát của Nhà nước ở các cấp độ và quy mô khác nhau Bởi bên cạnh những mặt tích
cực của kinh tế thị trường: năng suất lao động tăng nhanh, kỹ thuật sản xuất không ngừng
phát triển, hàng hóa sản xuất ra nhiều, thu nhập quốc dân tăng cơ chế thị trường cũng có
nhiều vấn đề tiêu cực cần giải quyết như: : lạm phát thất nghiệp, khủng hoảng, tệ nạn xã
hội
Vì vậy, nhà nước can thiệp vào kinh tế nhằm đảm bảo kinh tế phát triển hiệu
quả, công bằng và ổn định Trước hết, nền kinh tế nước ta đang phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, điều đó càng cần thiết đối với nền kinh tế nhà nước hiện nay
Trang 41.Vai trò của lợi ích kinh tế và những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.
1.1 Lợi ích kinh tế
- Khái niệm: “Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các
hoạt động kinh tế của con người.”
- Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
+ Về bản chất, lợi ích kinh tế là biểu hiện bề mặt xã hội của các quan hệ lợi ích Theo
đó, lợi ích kinh tế phản ánh bản chất quan hệ kinh tế của xã hội
+ Về biểu hiện, lợi ích kinh tế biểu hiện thông qua lợi ivhs của các chủ thể kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh, ở đó có quan
hệ lợi ích và lợi ích kinh tế
- Vai trò của lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Lợi ích kinh tế là phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất của con
người, được quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và địa vị của họ trong
hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội, là kết quả trực tiếp của quan hệ phân phối và được thể
hiện bằng thu nhập, vai trò của lợi ích kinh tế trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
+ “Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã
hội.”
* Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật
chất tùy thuộc vào mức thu nhập Do đó, mức thu nhập càng cao, phương thức và mức độ
thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để
nâng cao thu nhập của mình Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của
người dân vừa là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự
phát triển
* Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp
vào sự phát triển của nền kinh tế Vì lợi ích chính đáng của mình, người lao động phải tích
cực lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao động; chủ doanh nghiệp phải
tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của khách
hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao tinh thần trách
nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng
+ “Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.”
Trang 5* Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho thành và thực
hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội
* Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển
kinh tế - xã hội Khi có sự đồng thuận, thống nhất giữa các lợi ích kinh tế thì lợi ích kinh tế
mới thực hiện được vai trò của mình Ngược không hợp pháp sẽ trở thành trở ngại cho sự
phát triển kinh tế - xã hội lại, việc theo đuổi những lợi ích kinh tế không chính đáng, không
hợp lý, không hợp pháp sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội
* Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển
kinh tế - xã hội Theo C.Mác: "Cội nguồn phát triển của xã hội không phải là quá trình
nhận thức mà là các quan hệ của đời sống vật chất, tức là lợi ích kinh tế của con người"
* Ở Việt Nam, trong một thời gian rất dài, vì rất nhiều lý do, các lợi ích kinh tế,
đặc biệt là lợi ích cá nhân, lâu nay chưa được quan tâm đúng mức vì nhiều lý do Hiện nay,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với cơ chế thị trường là: coi lợi nhuận kinh tế là
động lực của hoạt động kinh tế; lợi ích cá nhân chính đáng phải được tôn trọng Nó đã góp
phần vào sự phát triển của nước ta trong thời gian qua
+ Ví dụ: Lợi ích kinh tế của người nông dân là lợi ích kinh tế đòi hỏi phải chuyển từ
lao động thủ công sang lao động sử dụng công nghệ tạo ra năng suất lao động hiệu quả Lợi
ích kinh tế của hộ nông dân là tổng hợp thu nhập từ các hoạt động kinh tế nhằm đáp ứng
nhu cầu sản xuất và đời sống của mọi thành viên trong gia đình Trong quá trình CNH,
HĐH nền kinh tế quốc dân, con người không chỉ là chủ thể của quá trình mà còn là đối
tượng trực tiếp thụ hưởng kết quả của quá trình CNH, HĐH Người nông dân trực tiếp giải
quyết lợi ích của mình bằng cách phát triển sản xuất và quản lý, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình
1.2 Quan hệ lợi ích kinh tế
- Khái niệm: “Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác già người với
người, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận nền
kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh
tế trong mối liên hệ với mình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng
tầng”
Trang 6Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lợi ích kinh tế có thể thiết lập theo chiều dọc (giữa
tổ chức kinh tế với cá nhân trong tổ chức kinh tế đó) hoặc theo chiều ngang (giữa các chủ
thể, giữa các tổ chức với nhau)
- Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế
+ Sự thống nhất: Khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung thì các lợi ích
kinh tế của các chủ thể đó thống nhất với nhau
+ Sự mâu thuẫn: Các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác
nhau Khi sự khác nhau đó đến mức đối lập thì mâu thuẫn xuất hiện
Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là gốc rễ của các xung đột xã hội Do vậy, điều hòa mâu
thuẫn giữa các lợi ích kinh tế trở thành chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ổn định xã
hội, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của các lợi ích
khác, là do:
i) nhu cầu cơ bản, sống còn trước hết thuộc về các cá nhân, quyết định hoạt động
của các cá nhân
ii) thực hiện lợi ích cá nhân là cơ sở để thực hiện các lợi ích khác Do đó, lợi ích cá
nhân chính đáng cần được pháp luật tôn trọng, bảo vệ
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất càng cao lợi ích kinh tế của các chủ thể ngày càng đáp ứng tốt hơn Ví dụ: Cuộc cách
mạng công nghệ đầu tiên, còn được gọi là cuộc cách mạng sản xuất, bắt đầu ở Anh vào
khoảng năm 1760 đến năm 1840, được đặc trưng bởi sự ra đời và cải tiến của kỹ thuật cơ
khí (chạy bằng hơi nước và sức nước), thay thế lao động thủ công và do đó làm tăng năng
suất
+ Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội Quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất quyết định quan hệ lợi ích kinh tế
+ Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước Chính sách p phối thu nhập của nhà
nước làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thì nhập, theo đó, lợi ích kinh tế và quan hệ
lợi ích kinh tế giữa các chủ thị cũng thay đổi
Trang 7+ hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có cả tác động tích cực và
tiêu cực đến lợi ích kinh tế của các chủ thể Ví dụ: Trong tình hình hội nhập kinh tế hiện nay,
Việt Nam đã và đang tham gia nhiều tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO, APEC để phát
triển thống nhất quan hệ kinh tế của Việt Nam với thế giới, xu thế thúc đẩy hòa bình, ổn
định và hợp tác của khu vực là có lợi cho việc ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, từng bước
nâng cao sức mạnh kinh tế của đất nước
2. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
thời gian qua
Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ
thể, trong đó hạn chế mặt mâu thuẫn, khuyến khích mặt thống nhất
Bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ lợi
ích kinh tế bằng các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế nhằm hạn chế mâu
thuẫn, tăng cường sự thống nhất lợi ích kinh tế
2.1 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
của các chủ thể kinh tế
- Nhà nước tạo lập môi trường thuận lợi trước hết là giữ vững ổn định về chính trị Xây
dựng môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ được lợi ích của đất nước, tuân thủ các
chuẩn mực và thông lệ quốc tế Tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế thị trường, trong đó con người năng động, sáng tạo; tôn trọng kỷ cương, pháp luật;
giữ chữ tín
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế (bao gồm hệ thống đường bộ, đường
sắt , đường sông , đường hàng không ; hệ thống cầu cống ; hệ thống điện ,
nước; hệ thống thông tin liên lạc )
2.2 Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội
- Nhà nước có chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh
tế Các chính sách này, một mặt, phải thừa nhận sự chênh lệch về thu nhập giữa các chủ thể
kinh tế là khách quan, mặt khác phải ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập quá đáng
- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học công nghệ để nâng cao
thu nhập cho các chủ thể kinh tế, là những điều kiện vật chất để thực hiện sự công bằng xã
hội trong phân phối
Trang 82.3 Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển xã hội
- Đất nước phải thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói, giảm nghèo, tạo cơ hội
bình đẳng trong tiếp nhận các nguồn lực phát triển, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản và
vận động toàn dân tham gia các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn
Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện để giúp đỡ người dân nghèo đói và thiên tai ở
các khu vực bị ảnh hưởng
- Nhà nước phải có chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp Về cơ bản,
người dân được làm những gì pháp luật không cấm
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết về phân phối thu nhập của các
đơn vị kinh tế - xã hội
- Xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, có cơ chế quản lý thu nhập để chống các hình
thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế
2.4 Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
- Các cơ quan chức năng của nhà nước cần phát hiện kịp thời mẫu thuẫn trong quan hệ
lợi ích kinh tế và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó, theo nguyên tắc có sự tham gia
của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đất nước lên trên hết
- Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế (đình công, bãi công ), cần có sự tham gia
hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước
3. Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích
xã hội ở Việt Nam hiện nay
Từ khi đổi mới (1986) đến nay, vấn đề giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ thể, nhất
là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm giải quyết,
nhất là trong lĩnh vực sở hữu và phân phối, tạo động lực cho sự phát triển của cá nhân và xã
hội Quá trình đó đã đạt được những kết quả nhất định, đó là:
- Thứ nhất, cả lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội bước đầu đã được quan tâm giải quyết
theo hướng thúc đẩy sự phát triển
Trang 9- Thứ hai, Đảng và Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện ngày một tốt những
chủ trương, chính sách đúng đắn về tạo cơ hội phát triển của cả lợi ích cá nhân và lợi ích xã
hội
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được nêu trên, việc giải quyết quan hệ
giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xà hội cũng còn những hạn chế nhất định, đó là:
- Thứ nhất, tình trạng nhân danh lợi ích xã hội để vi phạm lợi ích cá nhân chính đáng
của nhân dân lao động vẫn tồn tại và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp
- Thứ hai, tình trạng đề cao lợi ích cá nhân không chính đáng, vi phạm lợi ích xã hội
và lợi ích cá nhân khác gây ra những tổn hại cho sự phát triển xã hội vẫn có xu hướng phức
tạp
- Thứ ba, nhiều lợi ích xã hội chưa được thực hiện một cách phổ quát song vẫn còn
tồn tại những biểu hiện đề cao lợi ích xã hội, trong khi lợi ích cá nhân chính đáng, chưa
được chú ý một cách đúng mức
Giải pháp giải quyết hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
- Thứ nhất, là nâng cao nhận thức của các nhóm lợi ích khi giải quyết các vấn đề
lợi ích, nhất là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội
- Thứ hai, để giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, việc phát
triển công sản, chính sách phân phối và tổ chức thực hiện chính trị phải được tiếp tục thực
hiện trên thực tế
- Thứ ba, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách tiền lương gắn với thực hiện tốt
chính sách an sinh xã hội và chính sách xã hội
- Thứ tư, thực hiện các giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch, ngăn chặn các
hành vi tiêu cực như tham ô, tham nhũng, thiên vị nhóm
- Thứ năm, mọi người được khuyến khích theo đuổi lợi ích hợp pháp của mình đồng
thời đảm bảo lợi ích xã hội
Có thể nói, động lực của sự phát triển xã hội suy cho cùng là kết quả hoạt động có ý
thức của con người nhằm theo đuổi những lợi ích nhất định Lợi ích là một trong những
động lực cơ bản để phát triển và là động lực thúc đẩy hành động của mọi người Vì vậy, chú
Trang 10trọng đáp ứng nhu cầu, lợi ích của cá nhân, nhóm và xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích xã hội
là động lực để xã hội tạo ra sự phát triển xã hội theo hướng mục tiêu cao hơn Hiện nay, để
tạo động lực phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã xác định tư
tưởng chỉ đạo đúng đắn, khoa học, bảo đảm phương thức điều chỉnh đồng bộ với mục tiêu
xã hội chủ nghĩa, thực hiện công bằng, hợp lý và hài hòa các lợi ích của tất cả mọi người
Và tất cả các đối tượng, đặc biệt là lợi ích kinh tế.Trong đó, quan hệ lợi ích giữa cá nhân và
xã hội là quan hệ lợi ích cơ bản, việc đảm bảo hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi
ích xã hội trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong đó,
quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội là quan hệ lợi ích cơ bản, việc đảm bảo hài hòa quan
hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa CNXH ở nước ta hiện nay là vấn đề quan trọng thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”, thực hiện phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; trở
thành nước phát triển; có thu nhập cao