Nắm được linh hồn của quy luậtmâu thuẫn giúp ta hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, tư duykhoa học để khám phá bản chất sự vật và giải quyết đúng đắn, tận gốc của các mâ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 2MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 3
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, con người đã có những thắc mắc, phỏng đoán về sự tác động qualại của các sự vật, hiện tượng có sự đối lập Mọi sự vật và hiện tượng trên thế giớiluôn trong quá trình vận động và phát triển Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự vậnđộng và phát triển ấy? Trong Triết học và tôn giáo có những quan điểm khác nhauvề vấn đề này Những người theo chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thường cho rằng,mọi vật biến hóa trong vũ trụ đều do một lực lượng siêu tự nhiên nào đó ( trời ,thần thánh, ) gây ra Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, nguồn gốcvận động, phát triển của mọi sự vật và hiện tượng là do mâu thuẫn trong bản thânchúng Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâuthuẫn) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luậtquan trọng nhất trong phép biện chứng duy vật trong Triết học Mác- Lênin Quyluật mâu thuẫn thể hiện bản chất, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật bởi nóđề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong phép biện chứng duy vật- vấn đềnguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển Theo Lênin “ có thể định nghĩavắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Nhưthế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng” Nắm được linh hồn của quy luậtmâu thuẫn giúp ta hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, tư duykhoa học để khám phá bản chất sự vật và giải quyết đúng đắn, tận gốc của các mâuthuẫn nảy sinh trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Phân tíchquan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xâydựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ với thực tiễn.” Do thời gian cóhạn và kiến thức bản thân còn hạn chế cho nên bài viết sẽ không thể tránh khỏinhiều thiếu sót Vậy kính mong sự góp ý, chỉ bảo của thầy giáo, em xin chân thànhcảm ơn!
Trang 4NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ THUYẾT LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT1.1Khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quy luật
- Khái niệm quy luật: Quy luật có thể hiểu theo cách thông thường và đơn giản nhất đó chính lànhững hiện tượng có tính logic, trật tự và lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày.Nó đã trở thành một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại và không dừng lại hay bỏ quabước nào
Còn quy luật được xác định dưới góc nhìn của triết học thì nó lại là sảnphẩm của hoạt động tư duy khoa học Quy luật sẽ phản ánh sự liên hệ của các sựvật và tính tổng thể của chúng Việc này có thể hiểu là những sự việc, hiện tượngtrong cuộc sống, và dưới tư duy, nhận thức của con người, mà nó được đúc kếtthành những quy luật cụ thể
Các quy luật được phản ánh trong các khoa học không phải là sự sáng tạotùy ý của con người Các quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự phản ánhcác quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội cũng như tư duy con người
- Đặc điểm của quy luật: Về tính khách quan và tính đương nhiên: Như chúng ta đã biết thì sự
tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí, tư duy của con người chính là mộttrong những đặc điểm cơ bản và không thể thiếu được của quy luật Đồng thời, cácquy luật được nêu ra sẽ là sự phản ánh của nhận thức, tư duy của con người đối vớithế giới khách quan bên ngoài
Về tính ổn định: Quy luật phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ
biến thì nó được nhận định thông qua đặc điểm về việc mang tính ổn định của nó.Bên cạnh đó thì quy luật mang tính ổn định được xác định là sự lặp đi lặp lại giữa
Trang 5các yếu tố, thuộc tính trong cùng một sự vật, hiện tượng xác định hoặc giữa các sựvật với nhau.
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của chất và lượng
a Khái niệm và đặc điểm của chất
- Khái niệm của chất: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn cócủa sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, nhữngyếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệtnó với các sự vật, hiện tượng khác Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều cónhững chất vốn có, làm nên chính chúng Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật,hiện tượng khác
Ví dụ: Tính lỏng của nước ở nhiệt độ thường có sự khác biết với tính rắncủa nước ở nhiệt độ thấp, tính bay hơi của nước ở nhiệt độ cao.
- Đặc điểm của chất: Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do nhữngthuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định Thuộc tính của sự vật là những tínhchất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật Đó là những cái vốn có củasự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và pháttriển của nó Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ đượcbộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác
Thể hiện tính tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng Nghĩa là khi nóchưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi.Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn tại, phát triển qua nhiều giai đoạn,trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có chất riêng
Mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có thể có nhiềuchất Nhờ đó, con người có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiệntượng khác
Trang 6Ví dụ: Sắt là nguyên tố hóa học có ký hiệu là Fe, số nguyên tử bằng 26,phân nhóm 2, chu kỳ 4 Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêngcủa sắt, phân biệt nó với các kim loại khác.
- Biểu hiện của chất: Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó, nhưng khôngphải bất kì thuộc tính nào cũng có sự biểu hiện chất của sự vật Thuộc tính của sựvật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật Đó lànhững cái của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vậnđộng và phát triển của sự vật Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lạibiểu hiện 1 chất của sự vật
Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất Chất và sự vật có mối quan hệ chặtchẽ, không tách rời nhau Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vậtkhông có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật Chất của sự vật được biểuhiện qua những thuộc tính của nó Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũngbiểu hiện chất của sự vật Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tínhkhông cơ bản
Ví dụ: Trong mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả năng chếtạo sử dụng công cụ, có tư duy là thuộc tính cơ bản của con người cònnhững thuộc tính khác không là thuộc tính cơ bản Song trong quan hệ giữanhững con người cụ thể với nhau thì những thuộc tính con người về nhậndạng, về dấu vân tay lại trở thành thuộc tính cơ bản.
Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật.Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khinào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi Những thuộctính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác Sự phânchia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mangtính chất tương đối, tùy theo từng mối quan hệ Chất của sự vật không những quyđịnh bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các
Trang 7yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật Trong hiện thực các sự vật đượctạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau.
Ví dụ: Kim cương và than chì đều có cùng thành phần hoá học là nguyên tốcác bon tạo nên; nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử các bonlà khác nhau, vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau Kim cương rấtcứng, còn than chì lại rất mềm.
Mỗi sự vật có vô vàn chất: vì sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ýnghĩa tương đối, song sự vật có vô vàn thuộc tính nên có vô vàn chất Chất và sựvật không tách rời nhau: chất là chất của sự vật, còn sự vật tồn tại với tính quy địnhvề chất của nó Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kếthợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sựvật này không hòa lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác Chất luôngắn liền với lượng của sự vật
b Khái niệm và đặc điểm của lượng
- Khái niệm của lượng: Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về
mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triểncũng như các thuộc tính của sự vật Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ýchí, ý thức của con người
Ví dụ: Số lượng sinh viên của một lớp là 60 người.Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tử nước là H20nghĩa là gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxi.
- Đặc điểm của lượng: Lượng có tính khách quan bởi vì lượng là một dạng biểu hiện của vậtchất, nó chiếm một vị trí nhất định trong một không gian và tồn tại trong khoảngthời gian nhất định Trong các sự vật hiện tượng thì có nhiều loại lượng khác nhau
Trang 8như: có lượng chính là yếu tố quyết định bên trong, nhưng có lượng chỉ thể hiệncác yếu tố bên ngoài của các sự vật, hiện tượng; các sự vật hiện tượng càng phứctạp thì lượng của chúng cũng sẽ phải phức tạp theo.
Lượng sẽ thường xuyên biến đổi: Bản thân về lượng không nói lên các sựvật đó là gì, các thông số về lượng cũng không ổn định mà nó lại thường xuyênbiến đổi cùng với các sự vận động biến đổi của những sự vật , đó chính là mặtkhông ổn định của các sự vật
Ví dụ như số lượng của các nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, sốlượng nguyên tử này biến đổi không ngừng thông qua các phản ứng hoá họccủa nguyên tố đó với môi trường hay các nguyên tố khác.
Lượng có thể sẽ được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể hoặcnó có thể nhận thức bằng những con đường trừu tượng và khái quát hóa
Ví dụ: Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọng lượngcủa cơ thể hay chiều cao của một con người…
Có những lượng phải bằng khái quát, trừu tượng chúng ta mới nhận thứcđược như lượng tri thức hiểu biết của một lớp học cao hay thấp…
- Biểu hiện của lượng: Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít,quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,…
Lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tửhợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) cónhững lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng,chiều cao của sự vật)
Ví dụ: Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơnvị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây;một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hydrô liên kết với một nguyên tửoxy,…
Trang 91.1.3 Phân biệt chất và lượng
- Chất và lượng là hai mặt đối lập nhau Chất mang tính tương đối ổn định.Còn lượng thì ngược lại, nó có thể thường xuyên thay đổi Tuy nhiên, chấtvà lượng không tách rời nhau mà chúng thường xuyên tác động qua lại lẫnnhau Lượng thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi về chất
- Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối Điều này phụthuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định Có những tính quy định trongmối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thịlượng của sự vật và ngược lại Chẳng hạn số sinh viên học giỏi nhất định củamột lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó Điều này cũng có nghĩa làdù số lượng cụ thể quy định thuần tuý về lượng, song số lượng ấy cũng cótính quy định về chất của sự vật
1.2Quy luật sự thay đổi của lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
- Như chúng ta đã biết, quy luật về sự thay đổi của lượng dẫn đến sự thay đổivề chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng Nội dung của nó không chỉ giới hạn trong một hay một số lĩnhvực cụ thể mà bao trùm lên mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội vàtư duy con người
1.2.1 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng – chất
- Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm chất và lượng nhấtđịnh, trong đó chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi Sựbiến đổi này tạo ra mâu thuẫn giữa lượng và chất Lượng biến đổi đến mộtmức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ chấtcũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thànhvới lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãmnó Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vậnđộng liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn
Trang 10bị cho bước nhảy vọt tiếp theo Cứ căn cứ thế, quá trình động biện chứnggiữa chất và lượng tạo nên cách thức vận động, phát triển của sự vật.- Nói ngắn gọn hơn, bất cứ sự vật nào trong quá trình phát triển đều là quá
trình biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất Biến đổi về lượng đến mộtmức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới Rồi trên nềntảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng Biến đổi về lượng là nềntảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất Biến đổi về chất là kết quả tấtyếu của biến đổi về lượng Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạngthái và quá trình phát triển của sự vật
- Mối quan hệ giữa chất và lượng đều có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn vànhận thức Chúng chống lại quan điểm tả khuynh và hữu khuynh Mối quanhệ này giúp ta có thái độ khách quan khoa học Đồng thời là có quyết tâmthực hiện các thay đổi khi có các điều kiện đầy đủ
Ví dụ: khi ta nung một thỏi thép đặc biệt ở trong lò, nhiệt độ của lò nung cóthể lên tới hàng trăm độ, thậm chí có thể lên tới hàng ngàn độ, song thỏi thépvẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng
1.2.2 Lượng thay đổi dẫn đến sự thay đổi về chất
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng Khi sự vật vận động vàphát triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi Sự thayđổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triểncủa sự vật Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ khôngtách rời nhau Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng sự thay đổi vềchất của sự vật và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng vớithay đổi về lượng của nó Sự thay đổi về lượng có thể làm thay đổi ngay lậptức về chất của sự vật Mặt khác, có thể trong một giới hạn nhất định khilượng của sự vật thay đổi , nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản
- Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên hoặc giảm đi
về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất Do chất là
Trang 11cái tương đối ổn định còn lượng là cái thường xuyên biến đổi nên ở một giớihạn nhất định khi lượng của sự vật thay đổi chưa dẫn đến sự thay đổi về chất
của nó Giới hạn đó được gọi là độ
Định nghĩa: “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữalượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làmthay đổi căn bản về chất của sự vật”.
Ví dụ: Từ 0 đến dưới 100 độ C, nước vẫn ở thể lỏng Trong khoảng 0 < t <
100 độ C, sự thống nhất giữa trạng thái nước lỏng và nhiệt độ C tương ứnglà “độ” tồn tại của nước lỏng (Ở đây cần phân biệt “độ C” và “độ tồn tại”là hai khái niệm khác nhau) Nếu quá 100 độ C, nước sẽ chuyển thành hơinước Nếu ở dưới 0 độ C, nước sẽ ở thể rắn.
- Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổivề lượng Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sựthay đổi căn bản về chất Giới hạn đó chính là điểm nút
Định nghĩa: “Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làmthay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút”
Ví dụ: Ở những ví dụ đã nêu trên, 0 độ C, 100 độ C, 146 tuổi là những điểmnút.
- Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.Sự thống nhất giữa lượng mới và chất mới tạo thành một độ mới với điểmnút mới Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độmới và điểm nút mới của sự vật đó, quá trình này diễn ra liên tếp trong sựvật và vì vậy sự vật luôn phát triển chừng nào nó còn tồn tại
- Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi gây ra gọi là bước nhảy.Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sựvật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên