Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ bản câu hỏi thiết kế dựa trên tổng hợp các yếu tố quyết định đến thành công của dự án kết hợp với các yếu tố tác động gây biến động chi ph
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do hình thành đề tài
Chi phí, tiến độ và chất lượng là các tiêu chí hàng đầu được đặt ra khi đánh giá sự thành công của bất kỳ dự án nào kể cả dự án xây dựng Tuy nhiên xây dựng lại được nhận xét như “Một ngành kinh doanh hấp dẫn với nhiều rủi ro, đòi hỏi các bên tham gia phải nỗ lực và quyết tâm cao Việc hoàn thành một dự án đúng theo tiến độ và chi phí kế hoạch thật khó khăn và đáng ngạc nhiên” (Mac Callum, M., 2000)
Sự biến động của các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài dự án tác động đến làm cho dự án hoàn thành trong thực tế có chi phí sai khác so với kế hoạch
Kết quả của khảo sát được thực hiện gần đây bởi Trần Việt Thành (2007) đối với
160 dự án xây dựng tại TPHCM cho thấy có đến 93% các dự án vượt chi phí ở mức từ 5-20%, chỉ có 7% các dự án là không bị vượt chi phí Vấn đề này ảnh hưởng đến hiệu quả dự án và tổn hại quyền lợi của các bên liên quan dự án Với Chủ đầu tư, đó là sự sụt giảm về lợi nhuận đầu tư, danh tiếng và thương hiệu Với đơn vị Tư vấn, niềm tin của Chủ đầu tư mất đi và kéo theo sự ra đi của những khách hàng tương lai Nhà thầu xây dựng cũng phải gánh chịu những hậu quả xấu do thiệt hại về tài chính và hơn thế nữa là bị mất uy tín của công ty
Ngành xây dựng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Số liệu từ Tổng cục Thống kê 2007 cho thấy GDP tăng trưởng 7,5-8,5%/năm, trong đó ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 50% Các chuyên gia dự báo trong 5 năm tới, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ duy trì ở mức 7,0-8,5%/năm, với tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng đạt trên 41%.
( http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid88&idmid=3&ItemIDa84 ) được mô tả ở Hình 1.1 sau đây
Ngành công nghiệp và xây dựng Tổng sản phNm trong nước
Hình 1.1 Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng đối với tổng sản phNm trong nước
Trong xu thế hội nhập ngày nay, các Nhà thầu quốc tế thâm nhập làm cho cuộc cạnh tranh ngày một gay gắt Nếu biết chuNn bị từ bây giờ, các Nhà thầu Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ hoặc sẽ nhường bước cho các Nhà thầu nước ngoài ngay trên sân nhà Việc xác định những nguyên nhân gây biến động chi phí để tìm biện pháp khắc phục, đổi mới trong quản lý chi phí là công việc cấp thiết cần làm để các dự án thực hiện được thành công, bản thân mỗi công ty nói riêng và ngành xây dựng Việt Nam nói chung có thể tồn tại và phát triển Đó cũng chính là mục tiêu hướng tới của đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:
Xác định các yếu tố gây ra sự khác biệt giữa chi phí thực tế và chi phí kế hoạch của dự án xây dựng và những nhân tố đại diện cho các yếu tố này
Thu thập và phân tích dữ liệu thu thập được để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đại diện đến sự biến động chi phí dự án
Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu sự biến động chi phí
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tiến hành khảo sát các dự án đã hoàn thành của các công ty xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm từ 2002 đến 2008 Thời gian nghiên cứu kéo dài 6 tháng, từ tháng 01/2008 đến tháng 06/2008 Đối tượng khảo sát là những người có vai trò quản lý dự án gồm Chủ đầu tư, Nhà quản lý dự án, Chỉ huy trưởng, Đội trưởng, Kỹ sư trưởng, và có kinh nghiệm quản lý dự án xây dựng trực tiếp.
Các nhà quản lý dự án có thể dựa vào kết quả của nghiên cứu để xác định được các yếu tố tác động tích cực hay tiêu cực cũng như ước lượng được mức độ tác động của các yếu tố này đến chi phí của các dự án xây dựng, từ đó đề ra biện pháp phòng tránh, hạn chế tối đa các rủi ro chi phí có thể xảy đến với các dự án đang và sẽ được thực hiện trong tương lai, giúp công tác quản lý chi phí nói riêng và quản lý dự án xây dựng nói chung đạt hiệu quả cao hơn.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành qua hai bước sơ bộ và chính thức Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khám phá, bổ sung cũng như hiệu chỉnh mô hình Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng Căn cứ vào kết quả nghiên cứu sơ bộ, thiết lập bản câu hỏi cho công tác thu thập dữ liệu sau đó sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích các dữ liệu này.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được tổng hợp từ hai nguồn là thứ cấp và sơ cấp
Dữ liệu thứ cấp tham khảo từ nguồn của Tổng cục thống kê, Bộ xây dựng, Internet,
… sẽ cung cấp các chỉ số về lạm phát, giá vật tư qua các thời kỳ, tỉ lệ thất thoát trong xây dựng, … Đối với dữ liệu sơ cấp, bản câu hỏi được gửi trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng phỏng vấn.
Bố cục dự kiến của luận văn tốt nghiệp
Bố cục luận văn bao gồm 6 chương Chương 1 bao gồm các phần trình bày lý do thực hiện đề tài, mục tiêu, phạm vi và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Cơ sở lý thuyết được trình bày ở Chương 2, các lý thuyết này sẽ là nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương tiếp theo Chương 3 trình bày về mô hình nghiên cứu được đề xuất và các nghiên cứu có liên quan Chương 4 tiếp theo là phương pháp nghiên cứu Nội dung của chương này bao gồm quy trình nghiên cứu, cách thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu, thang đo và phương pháp thu thập dữ liệu Kết quả thu thập được ở các phần trên đây sẽ được phân tích và kiểm định trong Chương 5 Chương 6 là phần kết luận và kiến nghị, rút ra bài học kinh nghiệm, nêu các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giới thiệu
Nội dung Chương 2 tập trung vào giới thiệu cơ sở lý thuyết cũng như tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chi phí trong xây dựng và các nghiên cứu về những yếu tố đánh giá thành công của một dự án xây dựng với mục đích tạo tiền đề cho việc hình thành mô hình nghiên cứu của đề tài.
Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về chi phí trong xây dựng
Theo nghiên cứu của Stuart Anderson và cộng sự (2005), chi phí dự án xây dựng bị ảnh hưởng bởi ba nhóm yếu tố chính, gồm 10 yếu tố cụ thể Nhóm 1 liên quan đến độ phức tạp của dự án, bao gồm cả độ phức tạp về mặt kỹ thuật, về thủ tục hành chính, về thay đổi phạm vi công việc và tiến độ thi công Nhóm 2 là yếu tố kinh tế, bao gồm cả sự leo thang giá, lạm phát và sự nghiên cứu thị trường của các bên liên quan Nhóm 3 tập trung vào năng lực Ban quản lý dự án, bao gồm cả sai sót trong lập dự toán ban đầu, khả năng dự đoán biến động và sự nhất quán trong việc tính toán chi phí dự phòng và vận chuyển thiết bị vật tư.
Theo User’s Guide của The European Commission (2006) thì có 8 yếu tố mang tính quyết định đối với dự toán ban đầu là tiến độ thi công, hình thức Hợp đồng, lạm phát, thuế, loại công trình xây mới hay cải tạo, vị trí công trình thi công, các tiêu chuNn yêu cầu về kỹ thuật và thực trạng của công trường thi công Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra 10 yếu tố gây ra biến động chi phí dự án bao gồm thiếu sót trong khảo sát địa chất ban đầu, các thay đổi thiết kế, năng lực hạn chế của Ban quản lý dự án, tình hình lạm phát và trượt giá, sự khan hiếm thiếu hụt vật tư thiết bị máy móc phục vụ thi công, thay đổi của tỉ giá tiền tệ, vấn đề chọn sai Nhà thầu, khó khăn thiếu hụt về tài chính, biến động về chi phí sử dụng đất và các trường hợp bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh,…) Đối với Daniel Baloi và Andrew D.F.Price (2001) thì có 7 nhóm yếu tố với 37 yếu tố đại diện tác động làm tăng chi phí dự án bao gồm các nhóm yếu tố liên quan đến người lập dự toán, đến đặc trưng của dự án, tình hình kinh tế, chính trị, các nhóm yếu tố liên quan đến tính cạnh tranh, sự gian lận và công tác triển khai thi công
Cliff J.Schexnayder và cộng sự (2003) xác định 11 yếu tố làm tăng chi phí dự án là thay đổi quy mô, mở rộng phạm vi công việc, lạm phát, thời gian hoàn thành dự án, sai sót trong việc khảo sát và lập dự toán, thiếu kiến thức chuyên môn kỹ thuật, chậm trễ do tác động từ các yếu tố bên ngoài khác, sự phức tạp quan liêu của bộ máy hành chính, sự thiếu kinh nghiệm của cơ quan chức năng, biến động thời tiết không lường trước được và sai sót trong tiêu chuNn kỹ thuật
Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về đề tài này Nguyễn Anh Tuấn (2007) nghiên cứu các yếu tố gây chậm trễ tiến độ và vượt chi phí ở các dự án xây dựng dưới góc nhìn khác nhau của các bên liên quan dự án như Chủ đầu tư, đơn vị
Tư vấn và Nhà thầu Kết quả nghiên cứu phản ánh có 18 yếu tố ảnh hưởng quan trọng theo tất cả các bên liên quan, đồng thời cho thấy hầu hết các vấn đề xảy ra đều nằm ở con người hay công tác quản lý Có cùng một mục tiêu nghiên cứu như trên, tuy nhiên Trần Việt Thành (2007) lại xác định các yếu tố gây vượt chi phí trong dự án theo nguồn gốc phát sinh vấn đề là Chủ đầu tư, đơn vị Tư vấn, Nhà thầu và nguồn khách quan, sau đó định lượng chúng bằng mô hình Bayes Belief Networks và hồi quy tuyến tính bội
Lưu Trường Văn và cộng sự (2004) chỉ ra rằng có 2 yếu tố tác động mạnh đến rủi ro chi phí của dự án xây dựng là thời gian hoàn thành từng công tác và giá vật tư, chủ yếu là thép và xi măng Bên cạnh đó, thông qua mô hình tính toán dựa trên phương pháp mô phỏng Monte Carlo với sự hỗ trợ của phần mềm Crystal Ball để phân tích dữ liệu thu thập được để thấy được khả năng và mức độ ảnh hưởng của các biến rủi ro đến chi phí của Nhà thầu
Anna Klemetti (2006) cho rằng nhóm yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến thành công của dự án xây dựng: mục tiêu của dự án, phạm vi công việc, người quản lý dự án, nhóm thực hiện dự án, công tác hoạch định, công tác kiểm tra giám sát, phân công công việc, quản trị thông tin liên lạc và giao tiếp, sự hỗ trợ của lãnh đạo, tác động của môi trường bên ngoài, an toàn lao động và y tế
Bảng 2.1 trình bày tổng hợp nghiên cứu của Albert P.C Chan (2001) về các yếu tố quyết định thành công của một dự án xây dựng cho thấy chi phí được đánh giá là một trong các tiêu chí hàng đầu khi đo lường sự thành công của dự án xây dựng và được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau trước đây Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến thành công của một dự án Westerveld (2002) (được trích bởi Cao Hào Thi, 2006) đã phát triển mô hình dự án thành công (Project Excellence Model) trên cơ sở mô hình của Quỹ quản lý chất lượng châu Âu EFQM (The European Foundation of Quality Management Model) để chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa chúng Cao Hào Thi (2006) trong nghiên cứu của mình cũng đã khẳng định mối quan hệ nêu trên, đó là mối quan hệ giữa các tiêu chí đánh giá thành công của dự án và các yếu tố quyết định đến sự thành công của dự án xây dựng tại Việt Nam Tóm lại, tổng hợp các yếu tố quyết định đến thành công của dự án kết hợp với các yếu tố tác động gây biến động chi phí là cơ sở để hình thành mô hình nghiên cứu của đề tài này
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố đánh giá thành công của một dự án xây dựng (Albert P.C Chan, 2001)
Sự hài lòng của các bên liên quan dự án
C hi p hí T i ế n đ ộ C h ấ t l ư ợ ng C h ủ đ ầ u t ư K i ế n tr úc s ư N hà th ầ u N g ư ờ i s ử d ụ ng Q u ả n lý d ự á n/ T hà nh v iê n nh óm G i ả m th i ể u s ự đ i ề u ch ỉ nh K hô ng b ị p h ạ t/b ồ i t h ư ờ ng K ỳ v ọ ng c ủ a ng ư ờ i s ử d ụ ng C ôn g n ă ng s ử d ụ ng Đ áp ứ ng ti êu c hu N n k ỹ th u ậ t L ợ i n hu ậ n A n to àn la o đ ộ ng H i ệ u qu ả /G iá tr ị T hâ n th i ệ n m ôi tr ư ờ ng
C on st ru ct io n M an ag em en t & E co no m ic s
Jo ur na l o f C on st ru ct io n E ng in ee ri ng a nd M an ag em en t
Jo ur na l o f M an ag em en t i n E ng in ee ri ng
E ng in ee ri ng , C on st & A rc h M an ag em en t
Jo ur na l o f C on st ru ct io n P ro cu re m en t
In te rn at io na l J ou rn al o f P ro je ct M an ag em en t
P ro je ct M an ag em en t J ou rn al
Kết luận
Những nghiên cứu được trình bày ở trên đây có các tiêu chí để đánh giá sự thành công của một dự án xây dựng khác nhau Các tiêu chí đó có thể là chi phí, tiến độ, chất lượng, sự hài lòng của các bên liên quan, hay dự án không xảy ra tình trạng bị phạt hoặc bị bồi thường, thỏa mãn mục tiêu lợi nhuận, đáp ứng các tiêu chuNn về an toàn lao động hay thân thiện môi trường, … Mỗi nghiên cứu có thể bao gồm 1, 2 hay tất cả các tiêu chí ở trên, tuy nhiên tất cả các nghiên cứu này đều cho rằng chi phí là tiêu chí hàng đầu khi đánh giá thành công của dự án xây dựng
Về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, có những yếu tố bên trong dự án như nguồn lực về con người, máy móc thiết bị, hay tiến độ thi công, qui mô thực hiện, hay những yếu tố bên ngoài như tình hình kinh tế, chính trị, … Có những yếu tố tác động đến chi phí có thể được dự phòng trước và tránh được như rủi ro về lạm phát, trượt giá, nhưng cũng có những yếu tố mang tính bất khả kháng như động đất, chiến tranh, …
Thực tế cho thấy, không thể có một mô hình duy nhất để đánh giá các yếu tố gây biến động chi phí Mỗi dự án đều có các yếu tố gây tác động chi phí khác nhau cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến chi phí cũng khác nhau, điều này tùy thuộc vào đặc trưng của dự án thực hiện Tuy nhiên, việc xây dựng một mô hình tổng quát các yếu tố gây tác động chi phí là cần thiết để làm cơ sở cho công tác hoạch định phòng ngừa rủi ro chi phí cho dự án thực hiện
Các lý thuyết cũng như các nghiên cứu trình bày trong Chương 2 chính là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu ở Chương 3 tiếp theo.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Giới thiệu
Chương 3 trình bày khái niệm về một số thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu, công tác xây dựng và đề xuất các giả thuyết cũng như mô hình lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu đề xuất
3.2.1 Khái niệm các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu
Quản lý dự án là một nỗ lực tạm thời nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất Thuật ngữ "tạm thời" ám chỉ rằng mọi dự án đều có khởi điểm và kết thúc xác định Từ "duy nhất" nhấn mạnh rằng sản phẩm hoặc dịch vụ do dự án tạo ra phải là một thành quả mới mẻ, chưa từng tồn tại trước đó.
Theo Viện Quản lý Dự án (PMI, 2004), quản lý dự án là việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để đạt được hoặc vượt qua các yêu cầu và mong muốn của các bên liên quan dự án, bao gồm sự cạnh tranh cân đối giữa các nhu cầu sau:
Quy mô, thời gian, chi phí và chất lượng
Các bên liên quan có những yêu cầu và mong muốn khác nhau
Những đòi hỏi đã được xác định (yêu cầu) và những đòi hỏi chưa được xác định (mong muốn)
Các bên liên quan dự án theo định nghĩa của Viện Quản lý Dự án (PMI, 2004) là các cá nhân và tổ chức, những người tham gia tích cực vào dự án hoặc những đối tượng mà lợi ích của họ có thể bị ảnh hưởng một cách tích cực hay tiêu cực từ kết quả thực hiện dự án
Biến động chi phí là sự sai lệch giữa chi phí thực hiện thực tế và chi phí theo kế hoạch của dự án Công thức tính mức độ biến động chi phí như sau:
Y: mức độ biến động chi phí (được ký hiệu là bdcp)
Ctt: chi phí thực tế của dự án
Ckh: chi phí kế hoạch của dự án
Các trường hợp xảy ra:
Y < 0: chi phí thực hiện thực tế nhỏ hơn chi phí kế hoạch
Y = 0: chi phí thực hiện thực tế bằng chi phí kế hoạch
Y > 0: chi phí thực hiện thực tế lớn hơn chi phí kế hoạch
3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động chi phí
Căn cứ vào các mô hình nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, kết hợp các yếu tố quyết định đến thành công của dự án với các yếu tố tác động gây biến động chi phí trong tình hình thực tế tại Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất 6 nhóm yếu tố bao gồm
34 yếu tố đại diện ảnh hưởng đến biến động chi phí
3.2.2.1 Nhóm yếu tố về chính sách
Theo Daniel Baloi và Andrew D.F.Price (2001), nhóm yếu tố liên quan đến chính trị là một trong 7 nhóm yếu tố tác động làm tăng chi phí của dự án, cụ thể bao gồm các yếu tố tình hình chính trị không ổn định, bản chất hệ thống chính trị, thay đổi giá nhân công, thay đổi cơ chế và chính sách, đình công, những ràng buộc khi sử dụng lao động, thay đổi chính sách thuế, ảnh hưởng của các cơ quan chức năng, mối quan hệ với Nhà nước và các cơ quan chức năng
Trên cơ sở đó, đại diện cho nhóm yếu tố về chính sách được chọn như sau:
Cơ chế, luật xây dựng
Chính sách lương bổng và tuyển dụng lao động
3.2.2.2 Nhóm yếu tố về tự nhiên
Hàng loạt sự cố lún sụt đất do xây dựng công trình ngầm rất nguy hiểm như vụ cao ốc Pacific gây sập dãy nhà của Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai với nguyên nhân do quá trình thi công gặp sự cố vỡ mạch nước ngầm, vụ xây cao ốc 12 tầng Saigon Residences tại 11D Thi Sách Quận 1 gây nghiêng lún chung cư 5 tầng buộc phải di tản khNn cấp 23 hộ do bọng nước ngầm, vụ sụt lún một lỗ hổng lớn tại trường THCS Lương Định Của Quận 2, … cho thấy tình trạng đáng báo động liên quan đến việc khảo sát địa chất thi công tầng ngầm Qua đó phản ánh tầm quan trọng của việc nghiên cứu khảo sát địa chất và thủy văn, nếu không tìm hiểu kỹ chắc chắn sẽ còn tiếp tục xảy ra tình trạng mạnh ai nấy đào, cứ đào là xì nước, đào tới đâu sụt tới đó Thực tế những đô thị phát triển với tốc độ chóng mặt như TP.HCM, việc khai thác tầng ngầm đặc biệt ở khu vực trung tâm do không thể khai thác tối đa tầng cao đã được đặt ra từ nhiều năm qua, nhưng hình như chưa được quan tâm đúng mức Mới đây, các nhà khoa học còn cảnh báo rằng việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức sẽ làm rỗng nền, khiến nền đất bị yếu, dễ dẫn đến lún sụt khi đào móng xây dựng công trình ngầm ( http://www.tuoitre.com.vn /Tianyon/Index.aspx?ArticleID%0142&ChannelID và http://www1.thanhnien.com.vn/Xahoi/2007/11/2 /214501.tno )
Theo User’s Guide của The European Commission (2006), các yếu tố gây biến động chi phí bao gồm những yếu tố được trình bày trong Hình 3.1 sau đây:
Hình 3.1 Các yếu tố gây biến động chi phí theo User’s Guide của The European Commission (2006)
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến chi phí được thể hiện trong Bảng 3.1 với ký hiệu:
Tác động ít: khả năng gây ra thay đổi ≤ 5% đến yếu tố chi phí bị tác động Tác động nhiều: khả năng gây ra thay đổi 20% đến yếu tố chi phí bị tác động
3 Hạn chế của Ban quản lý dự án
4 Chi phí sử dụng đất
6 Trường hợp bất khả kháng
10.Khó khăn/Vấn đề về tài chính
1.Thiếu sót trong khảo sát địa chất
7.Khan hiếm/Thiếu hụt vật tư, máy móc
Bảng 3.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố yếu tố gây biến động chi phí theo
User’s Guide của The European Commission (2006)
CÁC YẾU TỐ GÂY BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ
Vấn đề quyền sở hữu, sử dụng đất
Hạn chế của Ban quản lý dự án
Thiếu sót trong khảo sát địa chất
Các vấn đề kiên quan đến Nhà thầu Thiết kế
Sử dụng, thuê mua đất
Anna Klemetti (2006) chia các nguồn rủi ro đối với một dự án xây dựng làm 2 nhóm rủi ro có thể tránh được và rủi ro không thể tránh được Ở đây rủi ro không tránh được là các trường hợp bất khả kháng như động đất, thiên tai, chiến tranh, …
Theo Cliff J Schexnayder và các cộng sự (2003), thời tiết xấu hoặc đột ngột thay đổi có thể ảnh hưởng đến chi phí dự án.
Tổng hợp các nghiên cứu trên có được 3 yếu tố đại diện cho nhóm yếu tố về tự nhiên như sau:
Thời tiết Địa chất tại công trình phức tạp
Thiên tai (bất khả kháng): bão lụt, động đất,…
3.2.2.3 Nhóm yếu tố về kinh tế
Daniel Baloi và Andrew D.F.Price (2001), Cliff J.Schexnayder và cộng sự (2003) đều thống nhất lạm phát có tác động đến chi phí dự án User’s Guide của The
European Commission (2006) cho rằng việc thay đổi tỉ giá tiền tệ và lãi suất cũng làm biến động chi phí xây dựng
Tỷ lệ lạm phát ở nước ta tăng mạnh từ mức 6,6% (tháng 12/2006) lên mức 15,7% tính đến tháng 2/2008 Lạm phát gia tăng góp phần tác động làm giá cả tăng theo, đặc biệt là nhóm hàng lương thực, thực phNm và vật liệu xây dựng
Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố chiều ngày 27/11/2007 cho biết chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 so với tháng 10 đã tăng 1,23% Như vậy, nếu so với tháng 12/2006 thì chỉ số 11/ 2007 đã lên đến 9,45%, đây là mức rất cao so với những năm gần đây, năm 2006 chỉ tăng 6%, 2005 là 7,6% Trong đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,87% Nếu tính từ đầu năm thì nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã tăng đến 13,4% Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm được biểu diễn bởi Hình 3.2
Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm
Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh trong năm qua, ảnh hưởng đáng kể đến chi phí xây dựng Hầu hết các loại vật liệu như sắt, thép, xi măng, cát đá, gạch ngói đều tăng từ 10-50% Điều này khiến chủ đầu tư phải chi thêm chi phí để hoàn thành công trình Các công trình lớn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn, như Kumho Asiana Plaza, tổng vốn đầu tư đã tăng từ 223 triệu USD lên 255 triệu USD do giá vật liệu tăng.
Nguyên nhân của việc tăng vốn này là tỷ lệ trượt giá vật liệu xây dựng đã vượt mức dự kiến và nhiều khả năng sẽ còn không ngừng tăng lên Chính vì thế, để đảm bảo chất lượng công trình, không còn cách nào khác phải thêm vốn dù thay đổi này không dễ dàng vì phải trình báo rất nhiều thủ tục
Do vật liệu xây dựng tăng giá cao, nhiều chủ đầu tư dự án cầu đường phải tính đến phương án dừng thi công vì lo ngại sẽ thua lỗ nặng Liên nhịp dầm số 3 của công trình xây dựng cầu Nguyễn Văn Cừ hiện đã phải tạm dừng thi công vì làm tiếp sẽ lỗ trên 3 tỉ đồng Theo Chỉ huy trưởng công trình Nguyễn Ngọc Ngữ, dù chủ đầu tư dự án yêu cầu tiếp tục thi công và sẽ tính trượt giá sau, đơn vị vẫn phải tạm dừng vì chưa có cơ sở khẳng định sẽ được điều chỉnh dự toán.
Kết luận
Tổng hợp các yếu tố quyết định đến thành công của dự án kết hợp với các yếu tố tác động gây biến động chi phí là cơ sở để hình thành mô hình nghiên cứu của đề tài này Mô hình nghiên cứu bao gồm 6 nhóm yếu tố có khả năng gây ra biến động chi phí với 34 yếu tố đại diện tương ứng với 6 giả thuyết đã được đề xuất, cụ thể như sau: nhóm yếu tố về chính sách, nhóm yếu tố về tự nhiên, nhóm yếu tố về kinh tế, nhóm yếu tố liên quan gian lận thất thoát, nhóm yếu tố về năng lực các bên liên quan và cuối cùng là nhóm yếu tố về đặc trưng dự án
Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu để phục vụ cho công tác kiểm định mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết đã được đề xuất trên đây.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Quy trình thực hiện nghiên cứu, cách thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu, thang đo và phương pháp thu thập dữ liệu là các nội dung sẽ được trình bày trong Chương 4 Độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào chương này.
Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu dự kiến dựa trên quy trình của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) được trình bày ở Hình 4.1
Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng biến động chi phí dự án
Nghiên cứu sơ bộ Điều chỉnh Nghiên cứu chính thức
Phân tích độ tin cậy
Phân tích nhân tố khám phá (EFA )
Kiểm định mô hình Phân tích hồi quy đa biến Kết luận và kiến nghị
4.2.1 Phương pháp phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản
Mô hình phân tích nhân tố được thể hiện bằng phương trình sau với các biến được chuNn hóa:
Xi: biến thứ i chuNn hóa
Aij: hệ số hồi quy bội chuNn hóa của nhân tố đặc trưng j đối với biến i
Fi: các nhân tố chung
Vi: các hệ số hồi quy chuNn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i
Ui: nhân tố đặc trưng của biến i m: số nhân tố chung
Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:
Fi: ước lượng của trị số của nhân tố thứ i
Wi: quyền số hay trọng số nhân tố k: số biến
Có thể chọn các trọng số nhân tố sao cho nhân tố thứ nhất giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên Sau đó chọn một tập hợp các trọng số thứ
2 sao cho nhân tố thứ 2 giải thích được phần lớn biến thiên còn lại và không có tương quan với nhân tố thứ nhất Nguyên tắc này được áp dụng như vậy để tiếp tục chọn các trọng số cho các nhân tố tiếp theo Do vậy các nhân tố được ước lượng sao cho các trọng số của chúng, không giống như các giá trị của biến gốc, không có tương quan với nhau Hơn nữa nhân tố thứ nhất giải thích được nhiều nhất biến thiên của dữ liệu, nhân tố thứ 2 giải thích được nhiều thứ 2, …
Quy trình phân tích nhân tố theo Joseph F Hair, Jr (1992) (được trích bởi Phạm Lý Minh Thông, 2004) được thể hiện ở Hình 4.2 sau:
Hình 4.2 Sơ đồ thể hiện phương pháp phân tích nhân tố theo
Ma trận nhân tố không xoay
Ma trận nhân tố được xoay Điểm số nhân tố
Phân tích nhân tố thông thường
- Biến nào được xem xét
- Biến được đo như thế nào
Sau đây là một số thông số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố:
− Bartlett’s test of sphericity: là đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thiết các biến không có tương quan trong tổng thể
− Communality: là lượng biến thiên mà biến gốc chia sẻ với tất cả các biến khác được đưa vào phân tích
− Component analysis: phân tích thành phần là một mô hình nhân tố trong đó các nhân tố đuợc sắp đặt nhờ vào phương sai tổng thể
− Correlation matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong phân tích
− Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố
− Factor: một nhân tố được tổ hợp từ các biến gốc, nhân tố cũng thể hiện/mô tả thứ nguyên cơ bản có thể khái quát được một tập hợp các biến quan sát
− Factor loadings: là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố
− Factor matrix: chứa các factor loading của tất cả các biến đổi với các nhân tố được rút ra
− Factor scores: là các điểm số nhân tố tổng hợp được ước lượng cho từng quan sát trên các nhân tố được rút ra
− Kaiser-Meyer-Okin (KMO) measure of sampling adequacy: là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO lớn (từ 0.5 đến 1.0) có nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp
− Percentage of variance: phần trăm phương sai toàn bộ được giải thích bởi từng nhân tố
− Residuals: là các chênh lệch giữa các hệ số tương quan trong ma trận tương quan đầu vào (input correlation matrix) và các hệ số tương quan sau khi phân tích (reproduced correlation) được ước lượng từ ma trận nhân tố (factor matrix)
4.2.2 Phương pháp phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy đa biến là một kỹ thuật thống kê phổ biến dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một số biến độc lập
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có công thức tổng quát như sau:
Xti và Yt : các trị quan sát thứ t (t = 1 đến n) của biến độc lập thứ i và biến phụ thuộc
Xt1 được đặt bằng 1 để có được tung độ gốc t: thể hiện thời điểm trong chuỗi thời gian hoặc là trị quan sát trong một chuỗi dữ liệu chéo ut : số hạng sai số không quan sát được và được giả định là biến ngẫu nhiên βi : các hệ số hồi quy, là các tham số chưa biết và cần phải ước lượng Ảnh hưởng của thay đổi trong Yt khi chỉ có Xti thay đổi được xác định bởi ti t i X
Ý nghĩa hệ số hồi quy β là khi giữ hằng các biến khác, nếu biến độc lập Xti tăng một đơn vị thì giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc Yt sẽ thay đổi trung bình là βi đơn vị.
Sau đây là một số tham số thống kê quan trọng trong phân tích hồi quy đa biến:
− Coefficient of determination- hệ số xác định R 2 : được đo bằng tỉ lệ của phương sai của biến phụ thuộc với trị trung bình của nó được giải thích bởi biến độc lập,
0 ≤ R 2 ≤ 1 Nếu mô hình hồi quy được dự đoán và áp dụng tốt, giá trị R 2 sẽ càng cao và phương trình hồi quy có khả năng giải thích càng mạnh
− Adjusted coefficient of determination (Adjusted R 2 )- hệ số xác định có hiệu chỉnh: là một trị số được sửa đổi của hệ số xác định R 2 có kể đến số lượng của các biến độc lập được đưa vào phương trình hồi quy Trong khi việc thêm biến độc lập vào thường làm hệ số R 2 tăng thì hệ số adjusted R 2 có thể giảm nếu biến độc lập đưa vào có khả năng giải thích yếu hay không có ý nghĩa thống kê
− Beta coefficient (βn)- hệ số bêta: hệ số hồi quy chuNn hóa thể hiện khả năng giải thích về biến phụ thuộc của các biến độc lập
− Collinearity- cộng tuyến: biểu hiện mối quan hệ giữa hai (cộng tuyến) hay nhiều biến độc lập (đa cộng tuyến) Hai biến độc lập được xem là cộng tuyến hoàn toàn khi hệ số tương quan của chúng là 1 và hoàn toàn không cộng tuyến khi hệ số tương quan của chúng là 0 Đa cộng tuyến xảy ra khi một biến độc lập đơn có tương quan mạnh với một tập biến độc lập khác
− Correlation coefficient (r)- hệ số tương quan: r thể hiện cường độ liên kết giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập Dấu của (+ hay -) thể hiện mối quan hệ đồng biến/nghịch biến và -1 ≤ r ≤ 1
− Intercept (b0)- tung độ gốc: giá trị tung độ nơi đường thẳng của phương trình hồi quy cắt trục Y được mô tả bởi hằng số b0 trong phương trình hồi quy Xét về vai trò giải thích mô hình, nếu việc vắng mặt của toàn bộ các biến độc lập là có ý nghĩa thì tung độ gốc đại diện cho giá trị của biến phụ thuộc bị ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài các biến độc lập có trong mô hình
− Regression coefficient (bn)- hệ số hồi quy: là giá trị số học của các tham số ước lượng có liên kết trực tiếp đến các biến độc lập Trong mô hình dự báo đa biến, các hệ số hồi quy này chỉ là riêng phần
Phương pháp nghiên cứu
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) cho rằng thiết kế nghiên cứu là quá trình hoạch định dự án nghiên cứu, hay nói cách khác là thiết kế một chiến lược để đạt được mục tiêu nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu thường liên quan đến 2 công tác là xác định cụ thể mục tiêu muốn đạt được và triển khai thực hiện
Như đã giới thiệu sơ lược ở Chương 1, nghiên cứu này được tiến hành theo hai bước là sơ bộ và chính thức Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khám phá, bổ sung cũng như hiệu chỉnh mô hình Sử dụng phương pháp định lượng cho nghiên cứu chính thức với kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng gửi bản câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp đến đối tượng khảo sát
Nghiên cứu thực hiện phân tích nghiên cứu khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để tìm ra các thành phần có ảnh hưởng đến biến động chi phí Trước tiên sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến không phù hợp Yêu cầu để thang đo được chấp nhận là loại bỏ các biến có tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 và hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha phải lớn hơn 0.6 (Nunnally và Burnstein, 1994, được trích bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) Sau đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, nếu tổng phương sai trích được lớn hơn 50% thì đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 1998, được trích bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) Bước cuối cùng là kiểm định mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa 5%
Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp chọn mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ tin cậy và đại diện của kết quả Do đó, việc lựa chọn phương pháp chọn mẫu phù hợp dựa trên lý thuyết và nguyên tắc thống kê là điều cần thiết để thu được mẫu nghiên cứu có chất lượng.
Theo Nguyễn Công Khanh (2004) thì mẫu là một tập hợp hay một nhóm các yếu tố được rút ra từ một tổng thể gồm tất cả các yếu tố Tổng thể là một tập hợp gồm tất cả các yếu tố (đã biết và chưa biết) để từ đó có thể chọn ra một mẫu Khung mẫu là một “danh sách” liệt kê đầy đủ các thành phần của tổng thể để từ đó mẫu được chọn lựa
Một trong những đặc tính quan trọng nhất của mẫu là tính đại diện Tính đại diện của mẫu phụ thuộc chủ yếu vào kích cỡ và tính đồng nhất của mẫu, mẫu càng lớn, càng đồng nhất thì tính đại diện càng cao Trong nghiên cứu người ta thường chú trọng kích thước của mẫu, tìm cách tăng cỡ mẫu để đạt được tính đại diện Theo Hoelter (1983) (được trích bởi Phạm Lý Minh Thông, 2004) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 Theo Bollen (1989) (được trích bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng (tỉ lệ 5:1) Theo Luck D.J., Rubin R.S và Phan V Thăng (2002) (được trích bởi Phạm Lý Minh Thông, 2004) thì cỡ mẫu có thể xác định theo công thức sau:
S: độ lệch chuNn của mẫu e: sai số cho phép
Z: giá trị trong phân phối chuNn được xác định theo hệ số tin cậy α Để đơn giản thì cách chọn mẫu theo Bollen đã được lựa chọn Mô hình nghiên cứu dự kiến có 34 biến, như vậy kích thước mẫu tối thiểu phải là 34 * 5 = 170
Trong nghiên cứu khoa học, tùy mục đích nghiên cứu, các phương pháp chọn mẫu khác nhau có thể được áp dụng Trong nghiên cứu này, phương pháp lấy mẫu thuận tiện đã được sử dụng, cho phép nhà nghiên cứu lựa chọn những đối tượng dễ tiếp cận để thu thập dữ liệu.
Trong đề tài có sử dụng một số biến định tính để mô tả nghiên cứu như địa điểm xây dựng, loại hình dự án, chức vụ của đối tượng được phỏng vấn, … và đo bằng thang đo chỉ danh
Biến phụ thuộc là biến động chi phí dự án Đối với biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng biến động chi phí dự án, thang đo Likert (với dãy giá trị 1 ÷ 7) được sử dụng để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo sát về thực trạng, thuộc tính trong hoàn cảnh xây dựng công trình của các nhân tố thành phần của 6 nhóm yếu tố được giả thuyết gây ra biến động chi phí
4.3.4 Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu bao gồm nguồn thứ cấp và nguồn sơ cấp
Dữ liệu thứ cấp cho phép nghiên cứu đánh giá, tham khảo thông số về các chỉ số kinh tế như lạm phát, giá vật tư xây dựng theo thời kỳ Ngoài ra, còn cung cấp thông tin về tỷ lệ thất thoát vật tư và nhân công trong hoạt động xây dựng Đây là những thông tin thiết yếu giúp nhà nghiên cứu đưa ra những đánh giá về thực trạng và dự báo các xu hướng trong thị trường xây dựng.
… Dữ liệu thứ cấp cũng được tham khảo một phần từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến chi phí trong xây dựng Đối với dữ liệu sơ cấp, bản câu hỏi được gửi trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng phỏng vấn sẽ phản ánh thực trạng các yếu tố kỳ vọng gây biến động chi phí trong hoàn cảnh thực hiện dự án
Cấu trúc của bản câu hỏi bao gồm 3 phần Phần 1 là thông tin tổng quát về dự án Phần 2 là thông tin về những yếu tố gây ra biến động chi phí dự án, dữ liệu được thu thập thông qua cảm nhận của người được phỏng vấn về thực trạng các yếu tố trong hoàn cảnh thực hiện dự án theo thang đo Likert 7 Phần cuối cùng là thông tin cá nhân Bản câu hỏi chính thức sử dụng trong nghiên cứu đuợc thể hiện ở Phụ lục 1 của luận văn
Nội dung của Phần 1 bao gồm các thông tin tổng quát về dự án như sau:
Chức vụ của đối tượng được phỏng vấn lúc thực hiện dự án
Loại hình của dự án
Hình thức Chủ đầu tư của dự án
Dự án thuộc loại xây mới hay cải tạo
Chi phí kế hoạch và chi phí thực tế của dự án
Tiến độ kế hoạch và tiến độ thực tế của dự án Địa điểm của dự án
Phần 2 sẽ tìm hiểu thông tin về những yếu tố gây ra biến động chi phí dự án, bao gồm các yếu tố được chú trọng để thu thập dữ liệu cho mô hình nghiên cứu
Nhóm yếu tố về chính sách được ký hiệu là cs bao gồm 3 yếu tố từ cs1 đến cs3: cs1 Cơ chế, luật xây dựng cs2 Chính sách thuế cs3 Chính sách lương bổng và tuyển dụng lao động
Kết luận
Có 2 bước thực hiện trong nghiên cứu, đầu tiên là nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và sau đó nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng Thang đo và độ tin cậy của biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA Kiểm định mô hình lý thuyết bằng hồi quy đa biến Phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất) được sử dụng để thu thập dữ liệu Thang đo chỉ danh sử dụng cho biến định tính mô tả đặc trưng của dự án, thang đo Likert 7 sử dụng cho biến định lượng (độc lập) Nguồn cung cấp dữ liệu bao gồm nguồn thứ cấp và nguồn sơ cấp
Dữ liệu thu thập trong chương này sẽ được dùng cho Chương 5 để phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đề xuất.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KIỂM ĐNNH CÁC GIẢ THUYẾT
Giới thiệu
Nội dung chương này bao gồm những mô tả khái quát về dữ liệu được phân tích, kết quả phân tích dữ liệu định tính và kết quả phân tích dữ liệu định lượng Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố gây ra sự biến động chi phí bằng rút gọn dữ liệu và phân tích tương quan Các giả thuyết về sự liên hệ giữa các biến độc lập và biến động chi phí cũng như mô hình nghiên cứu sẽ được kiểm định bằng mô hình hồi quy đa biến với mức ý nghĩa 5%.
Khái quát về phân tích dữ liệu
Trong nghiên cứu này, phép đo dữ liệu định lượng được thực hiện để xác định các yếu tố đại diện gây ra biến động chi phí và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng Độ tin cậy (Reliability) của phép đo, thể hiện mức độ nhất quán của các lần đo độc lập, là yếu tố then chốt để đảm bảo độ chính xác của kết quả Để đánh giá tính ổn định của thang đo đa biến, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng rộng rãi.
Trong đó: n: số lần đo
S 2 i: phương sai của lần đo thứ nhất
S 2 t: phương sai của tổng các lần đo
Ta có 0 < Cronbach’s Alpha < 1 và giá trị của Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao Trong nghiên cứu khám phá, giá trị Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 là chấp nhận được (Nunnally, 1978) (được trích bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) Độ giá trị (Validity) thể hiện độ thích hợp của phép đo, nghĩa là các câu hỏi đo đúng vấn đề cần đo Tính giá trị về độ hội tụ và phân biệt được xác định thông qua phân tích nhân tố, đặc biệt phân tích nhân tố khám phá với phương pháp rút trích các thành phần chủ yếu (principal component analysis) nhằm tạo ra một tập các thành phần không có mối quan hệ tuyến tính với nhau và kỹ thuật xoay varimax nhằm tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố để tăng cường khả năng giải thích các nhân tố
5.2.2 Phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS
Dữ liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS Có 3 bước phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS Bước 1 phân tích mô tả cho các biến định tính và định lượng bằng phân tích tần suất (Frequencies) và thống kê mô tả (Descriptives) Bước 2 thực hiện phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố gây ra sự biến động chi phí bằng rút gọn dữ liệu (Data Reduction-Factor) và phân tích tương quan (Correlate-Bivariate) Cuối cùng là bước 3 phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đại diện đến sự biến động chi phí bằng hồi quy tuyến tính (Regression-Linear)
5.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐNNH TÍNH
Nghiên cứu thu thập được 216 mẫu, đạt yêu cầu đặt ra về kích thước mẫu cần thiết Các biến định tính trong nghiên cứu liên quan đến chức vụ của đối tượng được phỏng vấn, loại hình của dự án, dự án thuộc loại xây mới hay cải tạo, hình thức pháp lý doanh nghiệp của Chủ đầu tư dự án, vị trí xây dựng dự án Sau đây là các kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
5.3.1 Chức vụ người được phỏng vấn
Chức vụ của người được phỏng vấn có thể phản ánh một phần kinh nghiệm quản lý thi công của người đó Ngoài ra, chức vụ còn có ý nghĩa quan trọng đối với dữ liệu được cung cấp Mức độ chính xác về thực trạng các yếu tố trong hoàn cảnh thực hiện dự án phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng phỏng vấn Đây là những lý do tại sao chức vụ của người được phỏng vấn cần được xác định rõ ràng trong quá trình thu thập dữ liệu.
Kết quả thống kê ở Bảng 5.1 cho thấy 10.65% người trả lời là Chủ đầu tư, 4.63% giữ chức vụ trưởng/phó ban quản lý dự án, 12.50% là Chỉ huy trưởng Kỹ sư trưởng và đội trưởng lần lượt chiếm 9.72% và 3.24% số đối tượng được phỏng vấn Số lượng người trả lời là giám sát chiếm đến 43.52% trong khi thành phần mang các chức danh khác chiếm 15.74%
Bảng 5.1 Kết quả thống kê về chức vụ người được phỏng vấn
Chức vụ người được phỏng vấn Tần suất Phần trăm Phần trăm tích lũy
Trưởng/Phó ban Quản lý dự án 10 4.63% 27.78%
Kỹ sư trưởng 21 9.72% 40.74% Đội trưởng 7 3.24% 84.26%
Trên cơ sở phân loại của Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng kết hợp với tình hình trong thực tế, khảo sát đã chia dự án thành 6 loại chính là cao ốc văn phòng, chung cư, nhà xưởng, đường, cầu và các loại hình dự án khác
Bảng 5.2 phản ánh kết quả thống kê của về loại hình dự án, cụ thể công trình dân dụng chiếm 52.32%, trong đó cao ốc văn phòng chiếm 18.98% và chung cư chiếm 33.33% Công trình công nghiệp với đại diện là nhà xưởng chiếm 19.91% Đường chiếm 3.70%, cầu chiếm 1.85% và loại hình dự án khác chiếm 22.22% tổng số dự án được khảo sát
Bảng 5.2 Kết quả thống kê về loại hình dự án
Loại hình dự án Tần suất Phần trăm Phần trăm tích lũy
5.3.3 Hình thức pháp lý doanh nghiệp của Chủ đầu tư dự án
Theo kết quả khảo sát ở Bảng 5.3, Chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước chiếm 23.61% Số lượng Chủ đầu tư dự án là công ty cổ phần chiếm đến 49.07% tổng số dự án khảo sát, trong khi đó Chủ đầu tư là công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm chỉ có 7.87% Hình thức Chủ đầu tư là liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài lần lượt chiếm 6.94% và 12.04% Chỉ có 0.46% tương ứng với 1 doanh nghiệp có hình thức Chủ đầu tư khác, cụ thể ở đây là loại doanh nghiệp tư nhân
Bảng 5.3 Kết quả thống kê về hình thức pháp lý doanh nghiệp của Chủ đầu tư dự án
Hình thức Chủ đầu tư Tần suất Phần trăm Phần trăm tích lũy
Công ty trách nhiệm hữu hạn 17 7.87% 87.50%
Các dự án được khảo sát hầu hết là được xây mới và chiếm đến 95.83%, trong khi đó số lượng dự án cải tạo chỉ chiếm 4.18% Kết quả phân tích hình thức dự án được thể hiện tại Bảng 5.4
Bảng 5.4 Kết quả thống kê về hình thức dự án
Hình thức dự án Tần suất Phần trăm Phần trăm tích lũy
Theo kết quả thống kê dự án ở Bảng 5.5, phần lớn các dự án trong nghiên cứu có vị trí tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm đến 68.06% tổng số dự án được khảo sát Kết quả này phù hợp với phạm vi nghiên cứu là chỉ thực hiện đối với những doanh nghiệp xây dựng hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Có 20.83% dự án thực hiện ở cách Thành phố Hồ Chí Minh dưới 100km, 3.70% dự án có địa điểm cách thành phố từ 100km đến 250km, số lượng dự án có vị trí ở xa thành phố hơn 250km chỉ chiếm 7.41%
Bảng 5.5 Kết quả thống kê về vị trí dự án
Vị trí dự án Tần suất Phần trăm Phần trăm tích lũy
Cách TPHCM từ 100km đến 250km 8 3.70% 100.00%
5.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐNNH LƯỢNG
Biến định lượng trong nghiên cứu xây dựng bao gồm: biến phụ thuộc là biến động chi phí và các biến độc lập là các yếu tố thuộc 5 nhóm nhân tố chính sách, tự nhiên, kinh tế, gian lận thất thoát và năng lực các bên liên quan Những yếu tố này được sử dụng để đánh giá tác động lên biến động chi phí dự án, giúp các nhà quản lý xây dựng xác định các yếu tố quan trọng cần quan tâm và kiểm soát để tối ưu hóa chi phí dự án.
5.4.1 Phân tích mô tả và tần số
Như đã trình bày tại Chương 3, biến động chi phí tương đối Y là sự sai lệch giữa chi phí thực hiện thực tế và chi phí theo kế hoạch của dự án Nếu chi phí thực hiện thực tế nhỏ hơn chi phí kế hoạch thì Y < 0, Y = 0 khi chi phí thực hiện thực tế bằng chi phí kế hoạch và Y > 0 nếu chi phí thực hiện thực tế lớn hơn chi phí kế hoạch
Trong 216 dự án được khảo sát, có đến 89.40% số dự án khảo sát có mức biến động chi phí trên 10% Chỉ có 6 dự án tương ứng 2.80% mẫu có biến động chi phí dưới mức 5% và 17 dự án tương ứng 7.80% mẫu có biến động chi phí từ 5% đến dưới 10% Số lượng dự án có mức biến động chi phí trên 10% là 193 dự án, cụ thể trong đó có 105 dự án tương ứng 48.70% mẫu mức biến động chi phí từ 10% đến dưới 20% 88 dự án còn lại tương ứng 40.70% mẫu mức biến động chi phí trên 20% Bảng 5.6 sau đây biểu diễn cụ thể kết quả thống kê mô tả và thống kê tần suất của biến phụ thuộc
Bảng 5.6 Mức độ biến động chi phí của các dự án khảo sát
% biến động chi phí Tần suất Phần trăm
Có 26 biến độc lập (định lượng) được đề xuất là những yếu tố thành phần của 5 nhóm yếu tố có thể gây nên biến động chi phí dự án xây dựng Chi tiết kết quả thống kê mô tả và thống kế tần số của các biến định lượng nói trên được trình bày ở Phụ lục 2 của nghiên cứu
5.4.2.1 Mã hóa lại biến (Recode)
Kết quả phân tích dữ liệu định lượng
Vị trí dự án Tần suất Phần trăm Phần trăm tích lũy
Cách TPHCM từ 100km đến 250km 8 3.70% 100.00%
5.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐNNH LƯỢNG
Các biến định lượng trong nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc biến động chi phí trong dự án xây dựng và các biến độc lập, cụ thể là những yếu tố thành phần của 5 nhân tố đại diện cho các nhóm yếu tố về chính sách, nhóm yếu tố về tự nhiên, nhóm yếu tố về kinh tế, nhóm yếu tố liên quan gian lận thất thoát và nhóm yếu tố về năng lực các bên liên quan
5.4.1 Phân tích mô tả và tần số
Biến động chi phí tương đối Y phản ánh sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí theo kế hoạch của dự án Khi chi phí thực tế thấp hơn chi phí kế hoạch, Y sẽ có giá trị âm Khi chi phí thực tế bằng chi phí kế hoạch, Y bằng 0 Ngược lại, nếu chi phí thực tế vượt quá chi phí kế hoạch, Y sẽ có giá trị dương.
Trong 216 dự án được khảo sát, có đến 89.40% số dự án khảo sát có mức biến động chi phí trên 10% Chỉ có 6 dự án tương ứng 2.80% mẫu có biến động chi phí dưới mức 5% và 17 dự án tương ứng 7.80% mẫu có biến động chi phí từ 5% đến dưới 10% Số lượng dự án có mức biến động chi phí trên 10% là 193 dự án, cụ thể trong đó có 105 dự án tương ứng 48.70% mẫu mức biến động chi phí từ 10% đến dưới 20% 88 dự án còn lại tương ứng 40.70% mẫu mức biến động chi phí trên 20% Bảng 5.6 sau đây biểu diễn cụ thể kết quả thống kê mô tả và thống kê tần suất của biến phụ thuộc
Bảng 5.6 Mức độ biến động chi phí của các dự án khảo sát
% biến động chi phí Tần suất Phần trăm
Có 26 biến độc lập (định lượng) được đề xuất là những yếu tố thành phần của 5 nhóm yếu tố có thể gây nên biến động chi phí dự án xây dựng Chi tiết kết quả thống kê mô tả và thống kế tần số của các biến định lượng nói trên được trình bày ở Phụ lục 2 của nghiên cứu
5.4.2.1 Mã hóa lại biến (Recode)
Trong số 6 nhóm nhân tố kỳ vọng gây biến động chi phí ngoại trừ nhóm nhân tố về đặc trưng dự án thì chỉ có nhóm nhân tố liên quan gian lận thất thoát là kỳ vọng có tác động đồng biến với biến động chi phí, các nhóm nhân tố còn lại cụ thể là nhóm yếu tố về chính sách, nhóm yếu tố về tự nhiên, nhóm yếu tố về kinh tế và nhóm yếu tố về năng lực các bên liên quan đều kỳ vọng tác động nghịch biến đối với biến động chi phí Vì vậy để tránh tình trạng gây nhầm lẫn trong việc nhận xét kết quả phân tích nhân tố, công tác mã hóa lại biến (Transfrom-Recode into Different Variables) cho nhóm nhân tố về gian lận thất thoát đã được thực hiện
5.4.2.2 Phân tích tương quan giữa các biến định lượng trong cùng một nhóm
Bảng từ 5.7 đến 5.11 thể hiện sự tương quan giữa các biến độc lập trong cùng nhóm với nhau Phần lớn các biến độc lập trong cùng một nhóm đều có tương quan với nhau với ý nghĩa ở mức chấp nhận (p < 0.01 hoặc p < 0.05) và có mức độ tương quan giữa các biến độc lập trong cùng một nhóm với nhau lớn hơn 0.3 Theo Hair và cộng sự (1998) (được trích bởi Cao Hào Thi, 2006) thì kết quả này chứng tỏ mức độ phù hợp của các nhóm yếu tố này với công tác phân tích nhân tố sẽ được thực hiện ở phần tiếp theo
Nhóm yếu tố chính sách bao gồm cơ chế, luật xây dựng, chính sách thuế, chính sách lương bổng và tuyển dụng lao động Cả 3 yếu tố kể trên đều có mối tương quan chặt với nhau thể hiện qua kết quả ở Bảng 5.7
Bảng 5.7 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong nhóm yếu tố về chính sách cs1 cs2 cs3 cs1 1.00 cs2 67** 1.00 cs3 46** 43** 1.00
** Có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01
Thời tiết (tn4), địa chất tại công trình (tn5) và thiên tai (tn6) là các yếu tố thuộc nhóm yếu tố tự nhiên Kết quả ở Bảng 5.8 cho thấy thời tiết có mối tương quan cao với địa chất và thiên tai, trong khi đó địa chất có mối tương quan cao đối với thời tiết nhưng có mức độ tương quan tương đối thấp với thiên tai
Bảng 5.8 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong nhóm yếu tố về tự nhiên tn4 tn5 tn6 tn4 1.00 tn5 40** 1.00 tn6 34** 19** 1.00
** Có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01
Nhóm yếu tố kinh tế bao gồm lạm phát (kt7), tỉ giá ngoại tệ (kt8), giá cả vật liệu xây dựng (kt9), lãi suất (kt10), nguồn cung ứng nhân lực (kt11) và nguồn cung ứng vật tư (kt12) Các yếu tố lạm phát, tỉ giá ngoại tệ, giá cả vật liệu xây dựng, lãi suất có mức độ tương quan chặt với nhau Nguồn cung ứng nhân lực gần như là có mối tương quan thấp với các yếu tố còn lại Nguồn cung ứng vật tư chỉ có tương quan cao với cao với giá cả vật liệu xây dựng, lãi suất và nguồn cung ứng nhân lực còn tương quan thấp với lạm phát, tỉ giá ngoại tệ và nguồn cung ứng vật tư Kết quả phân tích tương quan giữa các yếu tố trong nhóm yếu tố kinh tế được thể hiện ở Bảng 5.9
Bảng 5.9 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong nhóm yếu tố về kinh tế kt7 kt8 kt9 kt10 kt11 kt12 kt7 1.00 kt8 58** 1.00 kt9 52** 38** 1.00 kt10 48** 56** 51** 1.00 kt11 22** 29** 21** 31** 1.00 kt12 29** 30** 37** 42** 57** 1.00
** Có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01
* Có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05
Bảng 5.10 thể hiện tương quan giữa các biến độc lập trong nhóm yếu tố về gian lận và thất thoát Tất cả các yếu tố trong từng nhóm đề cập trên đây đều có tương quan rất cao đối với các yếu tố còn lại trong nhóm Cụ thể nhũng nhiễu, hối lộ (gl13) có mối tương quan chặt với trộm cắp (gl14), sự cấu kết gian lận giữa các bên liên quan (gl15) và hao hụt (gl16) Tương tự, trộm cắp có mối tương quan chặt với sự cấu kết gian lận giữa các bên liên quan và hao hụt, sự cấu kết gian lận giữa các bên liên quan có tương quan chặt với hao hụt
Trong bảng tóm tắt các kết quả phân tích tương quan, độ tương quan giữa các biến độc lập trong nhóm yếu tố về gian lận và thất thoát rất chặt chẽ Biến gl13 có mức tương quan trung bình với gl14 và gl16, nhưng có mức tương quan mạnh với gl15 Biến gl14 cũng có mức tương quan trung bình với gl15 và gl16 Biến gl15 có mức tương quan mạnh với gl16.
** Có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01
Năng lực nhân sự của Chủ đầu tư (nl17), năng lực tài chính của Chủ đầu tư (nl18), năng lực nhân sự của Tư vấn thiết kế (nl19), năng lực nhân sự của Tư vấn giám sát (nl20), năng lực nhân sự của Nhà thầu chính (nl21), năng lực tài chính của Nhà thầu chính (nl22), năng lực máy móc thiết bị của Nhà thầu chính (nl23), năng lực nhân sự của Nhà cung ứng (nl24), năng lực tài chính của Nhà cung ứng (nl25), năng lực máy móc thiết bị của Nhà cung ứng (nl26) là các yếu tố thuộc nhóm năng lực các bên liên quan của dự án Bảng 5.11 thể hiện mối tương quan chặt chẽ và phức tạp giữa các yếu tố kể trên Vấn đề này sẽ được phân tích rõ ràng và cụ thể trong công tác phân tích nhân tố ở phần tiếp theo của nghiên cứu
Bảng 5.11 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong nhóm yếu tố về năng lực các bên liên quan nl17 nl18 nl19 nl20 nl21 nl22 nl23 nl24 nl25 nl26 nl17 1.00 nl18 56** 1.00 nl19 54** 52** 1.00 nl20 47** 46** 74** 1.00 nl21 41** 35** 57** 56** 1.00 nl22 46** 38** 56** 54** 79** 1.00 nl23 42** 43** 47** 45** 73** 79** 1.00 nl24 43** 43** 52** 50** 58** 65** 68** 1.00 nl25 38** 37** 44** 45** 56** 60** 65** 84** 1.00 nl26 41** 37** 44** 47** 57** 61** 68** 81** 89** 1.00
** Có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01
5.4.2.3 Phân tích tương quan giữa các nhóm biến độc lập và biến phụ thuộc
Kết quả trị trung bình, độ lệch chuNn của biến phụ thuộc thể hiện biến động chi phí và các biến độc lập (định lượng) bao gồm 26 yếu tố có thể gây ra biến động chi phí cũng như hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc được trình bày ở các bảng từ Bảng 5.12 đến Bảng 5.16 Phần lớn các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc với ý nghĩa ở mức chấp nhận (1% và 5%) và có mức độ tương quan giữa các biến độc lập trong cùng một nhóm với biến phụ thuộc lớn hơn 0.3 Kết quả này chứng tỏ mức độ phù hợp của các nhóm yếu tố này với công tác phân tích nhân tố sẽ được thực hiện ở phần tiếp theo Tuy nhiên một số yếu tố như tn4 (thời tiết) và kt12 (nguồn cung ứng vật tư) có mức độ tương quan với biến phụ thuộc hơi thấp Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả của các phân tích sau này
Kết luận
Nội dung Chương 5 trình bày các kết quả phân tích mô tả cho các biến định tính và định lượng, kết quả phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố gây ra sự biến động chi phí và kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đại diện đến sự biến động chi phí
Kết quả phân tích dữ liệu định tính mô tả số liệu thống kê về các đặc trưng của dự án khảo sát Về chức vụ của đối tượng phỏng vấn, có đến 43.52% số lượng phỏng vấn là giám sát Loại hình dự án thì công trình dân dụng chiếm đến 52.32%, trong đó cao ốc văn phòng chiếm 18.98% và chung cư chiếm 33.33% Phần lớn Chủ đầu tư của các dự án được khảo sát là công ty cổ phần chiếm đến 49.07% tổng số dự án khảo sát Các dự án được khảo sát hầu hết là được xây mới và chiếm đến 95.83%, trong khi đó số lượng dự án cải tạo chỉ chiếm 4.18% Phần lớn các dự án trong nghiên cứu có vị trí tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm đến 68.6% tổng số dự án được khảo sát Kết quả này phù hợp với phạm vi nghiên cứu là chỉ thực hiện đối với những doanh nghiệp xây dựng hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Khi phân tích mô tả biến phụ thuộc biến động chi phí, trong tổng số 216 dự án được khảo sát thì có đến 89.40% dự án đạt mức biến động chi phí trên 10% Chỉ có 6 dự án tương ứng 2.80% mẫu có biến động chi phí dưới mức 5% và 17 dự án tương ứng 7.80% mẫu có biến động chi phí từ 5% đến dưới 10%
Theo kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thì phần lớn các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc với ý nghĩa ở mức chấp nhận (p < 0.01 hoặc p < 0.05) và có mức độ tương quan giữa các biến độc lập trong cùng một nhóm với biến phụ thuộc biến động chi phí lớn hơn 0.3 Kết quả này chứng tỏ mức độ phù hợp của các nhóm yếu tố này với công tác phân tích nhân tố sẽ được thực hiện ở phần tiếp theo Tuy nhiên một số yếu tố như tn4 (thời tiết) và kt12 (nguồn cung ứng vật tư) có mức độ tương quan với biến phụ thuộc hơi thấp Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả của các phân tích sau này
Thang đo sử dụng trong nghiên cứu được đánh giá đạt yêu cầu về độ tin cậy dựa trên kết quả phân tích độ tin cậy của nghiên cứu Chỉ có nhóm yếu tố về tự nhiên có hệ số tin cậy tương đối thấp với Cronbach’s Alpha = 0.56, còn 4 nhóm yếu tố còn lại là nhóm yếu tố về chính sách, nhóm yếu tố về kinh tế, nhóm yếu tố về sự gian lận và thất thoát, nhóm yếu tố về năng lực các bên liên quan đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 (cụ thể từ 0.76 đến 0.92)
Từ 6 nhóm yếu tố ban đầu với 26 biến định lượng (độc lập) kỳ vọng gây biến động chi phí, công tác phân tích nhân tố đã rút gọn còn lại 24 yếu tố thành phần trích thành 6 nhóm, trong đó nhóm yếu tố về năng lực các bên liên quan được tách ra thành làm 2 nhóm, cụ thể như sau: nhân tố 1 là nhóm yếu tố về năng lực của bên thực hiện đại diện là Nhà thầu chính và Nhà cung ứng, nhân tố 2 là nhóm yếu tố về năng lực của bên hoạch định với đại diện là Chủ đầu tư và Tư vấn, nhân tố 3 đại diện cho nhóm yếu tố liên quan sự gian lận và thất thoát, nhân tố 4 là nhóm yếu tố về kinh tế, nhân tố 5 đại diện nhóm yếu tố về chính sách và cuối cùng là nhân tố 6 đại diện nhóm yếu tố về tự nhiên Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên được giải thích tích lũy (cumulative variance explained) là 68.40% cho biết 6 nhóm nhân tố nêu trên giải thích được 68.40% biến thiên của các biến quan sát Kết quả của KMO và kiểm định Bartlett cho thấy KMO là 0.85 thỏa mãn yêu cầu và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.00) nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể
Nghiên cứu đã phát triển được 3 mô hình hồi quy Mô hình 1 bao gồm 6 nhân tố thu được từ phân tích nhân tố khám phá Mô hình 2 đưa thêm biến loại hình của dự án vào để khảo sát và Mô hình 3 phát triển từ Mô hình 2 kết hợp với các biến tương tác giữa 6 nhóm nhân tố nói trên và biến loại hình dự án Kết quả phân tích cho thấy sự lựa chọn Mô hình 1 là phù hợp nhất Mô hình 1 phản ánh tất cả 6 nhân tố bao gồm năng lực của bên thực hiện, năng lực của bên hoạch định, sự gian lận và thất thoát, kinh tế, chính sách, tự nhiên đều có quan hệ nghịch biến với biến động chi phí và giá trị thống kê kiểm định đáp ứng mức ý nghĩa yêu cầu (p < 0.01) Giá trị R 2 hiệu chỉnh chỉ ra rằng mô hình 1 có thể giải thích được 36.40% cho tổng thể về sự liên hệ của 6 nhân tố nói trên với biến động chi phí.