1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật dầu khí: Ứng dụng mô hình thuộc tính tầng Miocene mỏ Tê Giác trắng bồn trũng Cửu Long phục vụ đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ

82 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng mô hình thuộc tính tầng Miocene mỏ Tê Giác Trắng bồn trũng Cửu Long phục vụ đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ
Tác giả Phan Vương Trung
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Xuân, TS. Hồ Trọng Long
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM
Chuyên ngành Kỹ Thuật Dầu Khí
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 16,46 MB

Nội dung

Nhìn chung thành phân trầm tích trong hệ tầng khu vực TGT phù hợp và nằm trong khunghệ tang chung của bén trũng Cửu Long với tang sét khu vực Rotalia BLI bao phủ rộng khắptạo cơ sở chăn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA TP HCMTRUONG ĐẠI HOC BACH KHOA

PHAN VUONG TRUNG

UNG DUNG MO HÌNH THUỘC TÍNH TANG MIOXEN MO TE GIAC TRANGBON TRŨNG CUU LONG PHUC VỤ ĐÁNH GIA TRU LUONG DAU TAI CHO

Chuyên ngành : Kỹ Thuật Dau Khi.Mã s6:60520604

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HO CHI MINH, tháng 09 năm 2015

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠITRƯỜNG ĐẠI HỌC BACH KHOA —DHQG -HCMCán bộ hướng dẫn khoa học :TS Trần Văn Xuân

TS Hồ Trọng LongCán bộ cham nhận xét 1 :TS Ngô Thường SanCán bộ chấm nhận xét 2 :TS Bùi Thị Luận

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tai Truong Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCMngày 05 tháng 09 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vi của Hội đồng châm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyênngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI DONG TRUONG KHOA KT DC&DK

Trang 3

ĐẠI HỌC QUOC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Phan Vương TTung ‹++55 55552 MSHV: 13410357

Ngày, tháng, năm sinh: 10/07/1989 2c ScSccssea Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành: Kỹ Thuật Dau Khií - 2 2+s+xczvzvzsz2 Mã số : 60520604 I TÊN ĐÈ TÀI: UNG DỤNG MÔ HÌNH THUỘC TÍNH TANG MIOXEN MO

TÊ GIÁC TRẮNG BÒN TRŨNG CỬU LONG PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ TRỮ

LƯỢNG DAU TẠI CHO

Il NHIEM VU VÀ NỘI DUNG:- Lam sang to dac điểm địa chất và tiền hóa kiến tạo của các doi kiến tạo khu vực.- Phân tích mẫu và minh giải Dia vật lý giếng khoan, giải đoán tướng và môi

trường trâm tích, xác định các thông sô vỉa và tài liệu địa chân.

- Xây dựng mô hình tham số- Đánh giá trữ lượng dâu tại chỗ ban đầuII NGÀY GIAO NHIỆM VU : 5 2212121212 tx TH HH HH HeeIV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VU;z 0.0 cccccccccccccccsccsesesececececesecersvsvsvsvsvsveseeeeeeseeesV CÁN BỘ HUONG DAN: TS Trần Văn Xuân

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Xin chân thành cảm ơn các Thay cô trong khoa Kỹ Thuật Địa Chất & Dau Khí — TrườngĐại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô trong bộ môn ĐịaChất Dâu Khí đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho học viên

Xin chân thành cảm ơn TS.Trần Văn Xuân va TS Hồ Trọng Long đã tận tình hướng dẫnvà truyền đạt bổ sung kiến thức cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn, đông thời tạođiều kiện tốt nhất cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn

Xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình và đông nghiệp bạn bè đã giúp đỡ, góp ý cho luận vănđược hoàn thiện.

Học viên

Phan Vương Trung

Trang 5

TOM TAT LUẬN VAN

Nội dung luận văn bao gồm 3 chương, 11 bảng biểu và 61 hình vẽ.Chương 1: Khái quát khu vực nghiên cứu, đặc điểm địa chat địa tang và hệ thống dâu khi.Chương 2: Lý thuyết và một số bước xây dựng mô hình địa chất

Chương 3: Sử dụng các tài liệu có được giải đoán môi trường trầm tích và sự phân bố cáctướng trầm tích tương ứng trong từng môi trường Dựa vào sự phân bố tướng tram tích tiễnhành xây dựng mô hình tướng, mô hình thông số và tính toán trữ lượng dâu khí

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi có sử dụng tài liệu thực té từ cơ sở sản xuất với sựtuân thủ nghiêm ngặt về bảo mật phù hợp với quy định của công ty Tôi xin cam đoan nhữngý tưởng, kết quả nghiên cứa là của bản thân và chưa được công bô trên các bài báo cũng nhưtạp chí chuyên ngành nào

Người việt lời cam đoan

Phan Vương Trung

Trang 7

Mục lục

\)//9E7.001255 5 3 viiCHUONG 1: KHÁI QUAT MO TE GIÁC TRẮNG -s<css©vreseerxserrrseerree 11 Dia Chat KU 0/ 400 T0 1

2 Lich sử thăm dò và đánh Ølá do G5 5 9 Họ 0H 0 004.00 00004006009 1

3 Dia tang ha 33.1 Đá móng — DE “Ï AITI ó5 5G 6 5 59 6 9 99994 9 999 99994 6 8.96 9.96 994.904 0099.906994.56080996 33.2 Hệ tang Lower Trà Tân (tầng E/F — Oligoxen sớm) - -s-5- se s se cseseseesesee 43.3 Hệ tang Trà Tân giữa (tầng D — Oligoxen muộn) <5 < se 2 sesesseseeesesee 43.4 Hệ tang Trà Tân trên (tang C — Oligoxen MUON) -. s5 < se 2 sese sese<esesse 53.5 Hệ tang Bạch H6 BI (Mioxen sớm — BI) - <5 << 5< se <£s£S££sesessesessesesecse 53.6 Hệ tầng Côn Sơn (Mioxen giữa BID) -5-5° <5 6 S<£seEsEskeEsekeEsEsesesersesessree 73.7 Hệ tang Đồng Nai (Mioxen muộn — BID) 5- < s52 <s£Ss£sess=s£ssseseseesesee 73.8 Hệ tầng Biến Đông (A -Pli0X€N)) 5- <5 < 5£ 5° <s£E<ESES# SsEEeESEEEsEsEeESEESssEsersesessree 74 Cầu trúc mỏ 'TGT s s<s*+e*©++*©Ee©Exe€ExEEk4eEEAEEAEEAEEA4EA1EAAEA2TAerrserrsrrserree 9P08 ác nh 136 Tiềm năng dầu khí m6 TGT 2 << SE 8 S9 øsexxeseeee 14

7 Các vỉa chứa trong mồ “ÏÏ ÏÏ << 5 555 99 9 64 9.9% 9 968 9999999849998 96 88 898899949996996086666686 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DUNG MÔ HÌNH DIA

CC THẢ TL 7G G G5 9 9 9.0 0 9 0 0 0 0 TT 0 0 0 9.00 0.000 0 0 0004009 0ø 16

1 Tổng quan về mô hình địa chấtt - <5 ° << se s£S£ sEs£ eEs£Es sex sesexsesesers 162 Cơ sở tài liệu xây dựng MO ÌìÌNnÌh Go 5G G G 5 5S 999 6 999 906 9909 09094 9989994.56 986 162.1 Y8 ¡00 010087 162.2 Tài liệu địa chất-địa vật lý giếng khoan - 5-5-2 5£ 2 se seSs£sexsesessssesessesee 162.3 Tài liệu công ng Ệ ITNỎ 2 5 5 6 S996 9 99 9 99999 6 99.696.906 99909 9099949989094 50 8996 163 Phương pháp xây dựng mô hình địa chất 5 - <5 2 se 2< se=s£seeeseszssesee 17

3.1 Phương trình CUiØ o5 6G 6 5 9 6 6 99999.995.996 6 88989994 996.900 698899949949996868866696 17

3.2 Lựa chọn phan MEM << <£ 4® sEs£ E⁄Es£E£Es£S# £3£E# 2S Es£EeEsEseEeEseEzssesee 174 Mô hình cấu tTÚC -s<s<s*©+k*eEkeEE+eEEetYA49EA4ER4EEAEEA17A47A17A4 2 12rserrserrsee 17a) Xây dựng mô hình AuUt GAY G5 2G G G 55% 9999 9.9 0.9 906 9904 90 9099089094 508996 17b) Xây dựng mạng 3 c€hiïỀU ° 5-2 £ <E<£ <EsEE£ sEs£ 4 E9E2# EES£ESEEESEsEEEsEseEsezscee 17l9 cài: 2 ốố ÔÔỎ 18

Trang 8

d) Xây dựng AY©F o0 G G0 0 0 0 09 0009 0009.004 00 0904.090 9090949089094 000086 18"l0 0/0 1819.01010817) T8 18SÐ/U00000000/0 17 186.2 Các tham 86 KÌhácC d 2 - << << SE << 4 9E E9 39 3 991 3 x9 9 99 542 197 Đánh giá trữ lượng dầu khí - 5s < << sEs£ <Es£ 4 9£ E£E£EsEEEsEseEeEseseseserscse 208 Đánh giá va lựa chọn mô ÏqÌTiÌH: o5 G5 5 6 %9 9 999999 6 99999 6 9996 906 99906 99909 998986 20CHƯƠNG 3: UNG DỤNG MÔ HÌNH THUỘC TÍNH TANG MIOXEN MO TẾ GIÁCTRANG BON TRUNG CUU LONG PHUC VỤ ĐÁNH GIÁ TRU LƯỢNG DAU TẠI

CHỦ Q0 Ọ cọ Họ cọ HH T0 0 0 0 0 T000 T0 0 i0 0 904 0009 0ø 22

1 (Cơ SỞ fài HỆU do G5 S9 5 9 2 0 0 0 T0 0 40004 906 009 0000 22Mi: 0i 0o 088 221.2 TA: 1i@u dia or 887 ằ 231.3 Tài liệu địa vật lý giếng khoan <5 ° <2 << EsEE£ EsEse eEsEEsEsesekseseeerseere 232 Chuẩn bị phân tích số liệu đầu vào 5- << << se £s£seEs£sexseseeeesessssesee 292.1 Tạo các file dữ liệu giếng khoan dé đưa vào mô hình: 5- 2 5-52 <<: 292.2 Xem xét và hiệu chỉnh mô hình khung cấu trÚC: - -s- <5 << ses<=sess=sese< 293 Xác định môi trường trầm tích tầng 5.2U 2-5-2 5£ 2 se s£seSs£seseesessssesee 313.1 Định môi trường trầm tích chính và mô tả tướng trầm tích dựa trên tài liệu mẫu

COTE VA 10G cssssssssssscccccsssssssssssccccecssssssssscsscssesssessssascssscescssssssssssssesssssseesaassssssssssssssssnssasecs 31

3.2 Phan chia mặt ngập lụt, ranh giới bat chỉnh hợp và liên kết giếng khoan 363.3 Minh giai môi trường, tướng tram tich chính theo tài liệu giếng khoan, ứng dung

xây dựng bản đồ môi trường tang 5.2U khôi H1.1, H1.2 và H2: s- s s«s << 44

4 Xây dựng mô hình địa chất 3 chiều 2 5° << << se se sEseeEsesesesezscse 534.1 Xây dựng mô hình cấu tr ÚC - < - 2 s£ < << sEs£ 4 9£ EES£EsEEEsEseEexsEseseserscee 534.2 Xây dung mô hình tướng trầm tíCH 2< s52 2 s£ 2 << sEseeEs£sesesezscse 584.3 Ung dung kết quả xây dựng mô hình thông số phục vụ đánh giá trữ lượng dau khítai chỗ ban đầu d0 G G G G5 9 5 6 9996 9 9990.9994.009 006 00 0094.0904 99909 9669994 9989099608090 60KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 2-5-2 5£ < << sEs£ EsEE£ EsESeESESEESEEEESEsEEEsEseEseserscee 67TÀI LIEU THAM KHẢ O 2-5° 5-5 5 5£ <ES£ SsES£ EsEE£ E<£S£E3E2£E4Es£EeESEEZ s24 s29 se 68

iii

Trang 9

Hình vẽ

Hình 1.1: Vị trí địa lý mỏ TGT (Tê Giác Trắng RAR 2014) e-cscsecscescesesesses 1Hình 1.2: Vị trí các khối trong mồ TGT (Tê Giác Trắng RAR 26144) 5 <- 3Hình 1.3: Cột địa tang mé TGT (7ê Giác Trắng RAR 2()14) - 2-5 5e< scseecsesee 8Hình 1.4: Mặt cắt dia chan phương Đông Bắc- Tây Nam cắt qua m6 TGT 9Hình 1.5: Ban đồ cấu trúc nóc tang 5.2U (7ê Giác Trắng RAR 2014) 5s 10Hình 1.6: Bản đồ cấu trúc nóc tang 5.2L (Tê Giác Trắng RAR 20144) .- 5s 11Hình 1.7: Ban đồ cấu trúc nóc tang C (Té Giác Trắng RAR 2014) 5-5- <<scse 12Hình 1.8: Ban đồ cấu trúc nóc tầng D (7ê Giác Trắng RAR 2014) 5-5- < scse 13Hình 2.1: Các bước xây dựng mô hình địa chất (Schlumberger petrel manual) 16Hình 2.2: Mô hình dòng chảy sông (GUGM INLETS) o- <5 ee<c<cseseseesssesesseescee 18Hình 3.1: Ban đồ nóc tầng 5.2U (2011 ?P.Š T/M) 2 <-s° 2 se xe vs eseseexsseee 22Hình 3.2: Ban đồ nóc tầng 5.2L (2011 PSTM) - - << s° s2 se Sex se sseeseserseee 23Hình 3.3: Hàm tính độ bão hòa nước áp dung cho mé TGT (7ê Giác Trắng FDP 2014)24Hình 3.4: Mối quan hệ rỗng thấm cho loại đá chứa rat tốt trong tang Mioxen (Té Giác

Hình 3.5: Mối quan hệ rỗng thấm cho loại đá chứa tốt trong tang Mioxen (Té GiácTring FDP 2014) vissscssssssssssssssscssssssssssssscssssssssvssssssscsssssssssssssssssssssescssscsssscsssssssssscsssssessssseeses 25Hình 3.6: Mối quan hệ rỗng thắm cho loại đá chứa trung bình trong tang Mioxen (7êGidic Trang ð ) s92/1()f S99 gbOŨ ôÔ 26Hình 3.7: Mối quan hệ rỗng thấm cho loại đá chứa kém trong tang Mioxen (Tê GiácTring FDP 2014) NNNnhha 26Hình 3.8: Khoảng phân cấp trữ lượng P1, P2, P3 <5 5< s se s£sessssessssesee 29

Hình 3.9: Lưới 6 mạng trên trước khi hiệu chỉnh (trái) và sau khi hiệu chỉnh (phải) 30Hình 3.10: Lưới ô mạng giữa trước khi hiệu chỉnh (trái) và sau khi hiệu chỉnh (phải) 30Hình 3.11: Lưới 6 mang dưới trước hiệu chỉnh (trai) và sau khi hiệu chỉnh (phai) 30

Hình 3.12: Môi trường sông (NQUGN ÏHIf€TTICÍ) 5-5 < 5s sex EeetEeEkeeeteeeseeeessrerecee 31Hình 3.13: Môi trường hồ (NQUON Ì7If€F-€f) 5 5-5 < 5 sex EeetEeEseeeseeeseeeeseeerscee 31Hình 3.14: Các tướng môi trường sông (NgUON iHIf€FTI€f) o-o-o< << ceesescseseseesesese 32Hình 3.15: Doan mau lõi thé hiện tướng cát lòng sông được lay trong tang 5.2L TGT-2X(MD: 2807-2811) (nguồn Hoàng Long JC) o° <sce Ss£seEsEeeksEsekeEsEkeeetserseserscee 33Hình 3.16: Biểu hiện log (GR, CNC, ZDEN) của môi trường sông - 33Hình 3.17: Đoạn mẫu lõi thể hiện tướng bãi bồi ven sông được lấy trong 5.2L (MD: 2816-2818m) (nguồn Hoàng LONG J(C|) o- 5 <- << se csEsẻeEsESEEESEESEtEESEsEksEseketsEsesesersree 34Hình 3.18: Tướng đỗ trọng lực (Ngun internet 5 < 5-s5< se csEteEsEeekeEsesereesessrsee 35Hình 3.19: Tướng doi cát cửa sông (NGUGN INLCLTICL) o- <5 se c<cseseseeseseseseeescse 35Hình 3.20: Tướng sét Gam lhồ 2 5° << E9 9921 e2 9v eseee 36Hình 3.21: Phân chia thời địa tang cho hệ thống Nonmarine (3 hệ thống trầm tích

Lowstand System tract LST, Transgressive System Tract TST and Highstand System

Tract HST) va Marine ( 4 hệ thống trầm tích Falling stage system track FSST,

Lowstand System tract LST, Transgressive System Tract TST and Highstand System

Tract HST) (0 /./2//.0 , /.7//.//0— 37

IV

Trang 10

Hình 3.22: Từ xu hướng phân bố thô dần (nghiêng trái) và mịn dần (nghiêng phải) cóthé định được các mặt chính và hệ thống trầm tích chính Mỗi hệ thống tram tích lạiđược chia ra các phân vi á nhịp (parasequence Set) (Cyclelog HH (dÌ) e ‹s<s<s 38Hình 3.23: Vị trí tuyến liên kết giếng khoan - 5-52 <5 2 s52 £seseSs£seeesessssesee 38

Hình 3.24: Các mặt bào mòn và ngập lụt chính qua các giếng thăm dO 39

Hình 3.25: Các mặt bào mòn và ngập lụt chính qua các giếng khối HI1.1 40

Hình 3.26: Các mặt bào mòn và ngập lụt chính qua các giếng khối H1.2 41

Hình 3.27: Các mặt bào mòn và ngập lụt chính qua các giếng khối H2 42

Hình 3.28: So sánh các tầng chính (5.2U va 5.2L) minh giai bởi Hoàng Long va mặtMinh Gidi thoi dia tANg ccsecescecsscessessscesssssssessssesssssssessssnssesessesssucsessssesesssseesssnssesssseesees 43Hình 3.29: Ban đồ đắng dày tang 5.2U vu.scsssssssesssssscssssssssssesssssssessssssesesssessesssesesssssssses 45Hình 3.30: Minh giải tướng tram tích doc theo giếng khoan thuộc khối HI.1 46

Hình 3.31: Minh giải tướng tram tích doc theo giếng khoan thuộc khối HI.2 47

Hình 3.32: Minh giải tướng tram tích doc theo giếng khoan thuộc khối H2 48

Hình 3.33: Phân bố của trầm tích bãi bồi (a), trầm tích vỡ đê (b) va trầm tích cát lòngJi 00 (0 ốỐốỐốỐỔỐốỐốỐốỐố.ố.ốố.ốốốneeee 50

Hình 3.34: Phân bố của trầm tích bùn lòng hồ (a), doi cát cửa sông (b) và trầm tích đồTONG LUC (C) oGGGGGGGG G5 0 0 9 0 0 00 00000.000.040 400000006 06.00000060 6 09 51Hình 3.35: Phân tích hướng đồ trầm tích bang tài liệu FMI (nguồn Hoàng Long JOC)52Hình 3.36: Phác hoa môi trường tram tích có thé hiện diện tại tang 5.2U 52

Hình 3.37: Workflow xây dựng mô hình địa chất (Schlumberger petrel manual) 53

Hinh 3.38: M6 hinh ditt 87077 54

Hình 3.39: Mô hình Mang o5 5G G G52 25 999 9.9 99.9699 996.904 9 90 909099909994 68986 55Hình 3.40: Mô hình mang và mô hình hóa đứt GAY G5 SG S5 9590556599556 556 55Hình 3.41: Mô hình hóa địa tầng và Chia Z0NC c.cccssscssssssssessssesssssssssssesssssssssssessssesssees 57Hình 3.42: Cac bước chính xây dung mô hình tướng (Schlumberger petrel manudl) 6 ÍHình 3.43: Mô hình môi trường trầm tích chính của khu vực nghiên cứu 61

Hình 3.44: Phân loại hình thái tướng cát môi trường sông và hình thái sông được chọncho khu Vực “TC ÏỬ co c s 5 5 5S 9 9 9.9 9 0 0.09 0 0000 4.0 0004 60000004 60009004 6.0660 62Hình 3.45: Mối quan hệ giữa thông số hình học bề rộng và bề dày của sông (Reynolds,08/0207 0 nh 62

Hình 3.46: Mối quan hệ giữa bề rộng và khoảng cách 2 điểm uốn (wavelength) của sông/47/1///189.0.06(020770Ẻ8Ẻ7 7 63Hình 3.47: Mô hình tướng tram £ÍCÌh - < SE SE sex ceeeeeecsesese 63Hình 3.48: Mô hình chất lượng đá chứa - 5 < <5 2 s£ 2 se eSs£s£xs£sessseszssesee 64Hình 3.49: Mô hình độ rỗng - ¿55-55 -5£ 5< 2 E5 S9 E3E3ESES£ SE S9 E9E3E5E5E585558515.5555 s52 64Hình 3.50: Mô hình độ thẫm ° 5-5 2£ 5 ©s£ <EsEE£ E3E3EEsESEES SE EsEEeESEeekersesersrsee 65

Hình 3.51: Mô hình độ bão hòa 'IƯỚCC 5G G G5 5 S9 999 90 9 09.00 09.9689094 06.9 65

Trang 11

Bảng biếu

Bảng 3.1: Kết qua thir via DST (7ê Giác Trắng RAR 2014) - <5 sssescseseseesee 27Bang 3.2: Kết quả phục vụ phân cấp trữ lượng khối HI.1(7ê Giác Trắng RAR 2014) 27Bang 3.3: Kết quả phục vụ phân cấp trữ lượng khối HI.2 (Tê Giác Trắng RAR 2014) 28Bang 3.4: Kết quả phục vụ phân cấp trữ lượng khối H2 (Tê Giác Trắng RAR 2014) 28Bảng 3.5: Thống kê bề dày mỗi tướng trầm tích trên từng giếng theo m và % trong tang

>2 49

Bảng 3.6: Các top maker của các vỉa chứa và lớp chắn - <5 so <scsesee<es 56Bảng 3.7: Thông số mô hình cấu trÚC 2 - << Sex se exeeeseecs 57Bang 3.8: Phan loại da Chtta ccssscccssssccssssccssscssssscccsssscscsssscscssssssssscsesssscsossssssoseeees 64Bang 3.9: Trữ lượng dau tại chỗ via 6, via 7, vỉa 8 khối HI I -s-5 5< <s 66Bang 3.10: Trữ lượng dau tại chỗ vỉa 6, vỉa 7, vỉa 8 khối HI.2 -. -5 5 se << 66Bảng 3.11: Trữ lượng dầu tại chỗ khối H1.1 và H1.2 HLHV tinh theo phương pháp

pixel base (5.2U_052 tương đương via 6, 5.2U_ 055 tương đương via 7, 5,2U_ 060 tương

đương via 8) (Tê Giác Trắng RAR 20 1⁄4) - << se sex ecvceeeeeerseeereeere 66

IV

Trang 12

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài luận vănTrong bối cảnh nên kinh tế thé giới phát triển mạnh mẽ không thé không nhắc đến nhữngđóng góp to lớn và quan trọng của ngành công nghiệp dau khí Ngành dau khí Việt Nam từkhi bat đầu khai thác những tấn dâu dau tiên đã nhanh chóng trở thành ngành kinh té mũinhọn và là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Ngành công nghiệp này đã va đang đóng góp cho ngân sách nhà nước một nguồn ngoại tệlớn, giữ vai trò chiến lược trong phát triển kinh tê nước nhà

Hiện nay, bên cạnh đối tượng khai thác chính là đá móng thì đối tượng trầm tích ngàycàng đóng vai trò quan trọng và thậm chí có thé vượt lên trên cả đá móng, trở thành đối tượngkhai thác chính khi sản lượng dau khí trong đá móng ngày càng suy giảm Hiện nay việc đánhgiá chính xác trữ lượng dau khí tại chỗ đang được thực hiện gấp rút để có thê quy hoạch pháttriển khai thác một cách hiệu quả, bền vững nâng cao hiệu quả khai thác là vô cùng cấp thiết.Trước thực thế đó đề tài: “Ứng dụng mô hình cấu trúc tầng Mioxen mỏ Tê Giác Trắng bồntring Cửu Long phục vụ đánh giá trữ lượng dâu khí tại chỗ” được học viên chon làm luậnvăn tot nghiệp bậc thạc sỹ chuyên ngành Kỹ thuật Dâu khí

Ý nghĩa khoa họcGóp phân làm sáng tỏ đặc điểm địa chất mỏ Tê Giác Trắng cũng như đóng góp vào sựhoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu và mô hình hóa mỏ trầm tích lục nguyên Trọng tâmcủa nghiên cứu là xây dựng và lựa chọn mô hình có độ tin cậy cao để phục vụ cho việc đánhgiá trữ lượng mỏ Tê Giác Trắng một cách tin cậy nhất

Ý nghĩa thực tiễnCung cấp cho nhà quản lý dữ liệu về trữ lượng và mô hình mỏ Tê Giác Trắng dam bảo độtin cậy Luận văn giúp cho sự hoạch định chiến lược phát triển mỏ trong tương lai một cáchđúng dan và kinh tế hơn Cung cấp cơ sở cho sự lựa chọn các phương pháp thu hồi tăng

cuong sau nay.

Tổng quan các nghiên cứu:

e Jeremie Bruyelle, Terra 3E, với công trình “An Accurate Volumetric Calculation Methodfor Estimating Original Hydrocarbons in Place for Oil and Gas Shales including

Adsorbed Gas using High-Resolution Geological Model” (2014): Da tng dung phuongpháp sử dung mô hình Dia chất 3 chiều phân giải cao mô phỏng sự cân bang giữa tronglực, áp suất mao dẫn và khí dư Với mỗi tướng thạch học, mô hình mô phỏng được sựphân bố 3 chiều độ rỗng, độ thâm và áp suất mao dẫn hiện diện trong từng tướng Kết

quả tính toán trữ lượng thê hiện độ tin cậy cao đặc biệt là ở mỏ có độ bất đồng nhất lớn.e D.JHammerlindl, với công trình “Predicting Gas Reserves in Abnormally Pressured

Reservoirs”.SPE-3479-MS (1971): Da sử dung 2 phương pháp nghiên cứu dé có thé dựbáo trữ lượng khí chính xác hơn khi sử dụng đường P/Z plot tại thời điểm ban dau khaithác Phương pháp đầu tiên sử dụng ty số giữa độ nén ép trung bình hiệu dụng của toànmỏ và độ nén ép trung bình hiệu dụng của khí, phương pháp thứ 2 bổ sung đại lượng độnén ép vào về độ giản nở trong phương trình cân băng vật chất

vil

Trang 13

e P.Dromgoole and R, Speers, với công trình “Geoscore; a method for quantifyinguncertainty in field reserve estimates”(1997): Da nghiên cứu va phát triển công cụ mangtên Geoscore, Geoscore là một chuỗi các quy trình cho phép nhận diện và đo lường sự

bất định trong việc đánh giá trữ lượng trước khi quyết định cho việc phát triển Khi kết

quả Geoscore càng cao thì mỏ càng phức tạp và nhiều yếu tô bất định và rủi ro hơn.e RMLarsen H.Brekkle, với đề tai “Structural and Tectonic Modelling and its

Application to Petroleum Geology” (1992): Nghiên cuu sự ứng dụng mô hình cau trúc vàkiến tạo vào việc giải quyết các van đề về địa chất dầu khí Nghiên cứu chú trọng vàovùng thêm lục địa biển Bắc và những khu vực lân cận Những van dé nghiên cứu tiếp cậnbao ôm nhiều khía cạnh và mức độ từ sự phát triển của bề tram tích, đến hệ thông khenứt đứt gãy và sự sinh dâu khi

e Bin Jiavới dé tài “Linking Geostatistics with Basin and Petroleum System Modeling:Assessment of Spatial Unsertainties” (2010): Nghiên cứu ứng dụng dia thống kê đa điểmvào giải quyết sự bất định trong việc xây dựng mô hình cấu trúc (sự bất định trong quátrình chuyển đổi time-depth) va trong việc xây dựng tướng địa chất (sự phân bố tướng,thạch học) Kết quả của nghiên cứu giúp bổ sung vào hệ phương pháp tính toán sự bấtđịnh bên cạnh tính toán sự bất định bằng phương pháp Monte Carlo thông thường

e Laurent Maerten, với đề tài “Geomechanics to Solve Structure Related Issues inPetroleum eservoirs”: Nghiên cứu ứng dụng Geomechanic sáng tao 2 phan mềm Poly 3Dvà Dynel2D/3D để giải quyết các vấn đề trong việc xây dựng và ứng dụng mô hình cấutrúc như: Sự tái hoạt động của hệ thống khe nứt đứt gãy, ông định thành giếng, tái hiệnlại sự phát triển của câu trúc mỏ và đánh giá lại tài liệu câu trúc mỏ đã được minh giảI

Mục tiêu của luận vănĐánh giá đặc trưng điều kiện địa chất: Kiến tạo, đặc điểm thạch học — trầm tích, tướng đávà môi trường lăng đọng trầm tích của tập Mioxen

Xây dựng mô hình thân cát chứa dầu dựa trên các thông số via: Độ rỗng, độ thấm, độ bão

hòa, tỷ lệ cát sét.Đánh giá trữ lượng mỏ.

Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được mục tiêu nêu trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau:1 Làm sang tỏ đặc điểm dia chất và tiễn hóa kiến tạo của các đới kiến tạo khu vực.2 Phân tích mẫu và minh giải Dia vật lý giếng khoan giải đoán tướng và môi trường tramtích,xác định các thông số vỉa va tài liệu dia chan

3 Xây dựng mô hình tham số4 Đánh giá trữ lượng dâu tại chỗ ban dau

Đối tượng và giới hạn vùng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là tang Mioxen hạ, mỏ Tê Giác Trắng, lô 16.1, bồn tring Cửu Long

Cơ sở tài liệu của luận vănLuận văn thực hiện trên cơ sở các tài liệu được phép công bố và thu thập tại Công tyThăm dò va Khai thác dâu khí (PVEP):

e Cac báo cáo địa chất khu vực.e Dir liệu các giếng khoan trong mỏ Tê Giác Trang và các báo cáo đánh giá liên quan

Vill

Trang 14

e Tai liệu ảnh điện, đặc điêm dia chat và giêng khoan của các lô kê cận.

e Cac bao cáo khoa học liên quan đã được công bô trên các tạp chí, các hội nghị trong

nước và quôc tê.

1X

Trang 15

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MO TẾ GIÁC TRANG

1 Địa chất khu vực lô 16.1Bê Cửu Long được thành tạo trước kỉ ĐệTam, bê nằm ở phía Đông Nam của Việt Nam,

Hình 1.1: Vị trí địa ly m6 TGT (7ê Gide Trắng RAR 2014)2 Lịch sử thăm dò và đánh giá

Hoàng Long JOC được thành lập với vai trò điều hành lô 16-1, bổn tring Cửu Long ngoàikhơi miễn Nam Việt Nam Cổ đông thành lập Hoàng Long JOC với cé phan tương ứng bao

Trang 16

Hợp đồng dâu khí được kí kết vào ngày 8/11/1999 và có hiệu lực vào ngày 8/12/1999,Giai đoạn tìm kiếm thăm dò bắt dau từ ngày 8/12/1999 đến 7/12/2007.

Trong pha 3 của giai đoạn tìm kiếm thăm dò, giếng TGT-1X được khoan đầu tiên vào lô16.1 với kết quả thử via DST ở phan Mioxen dưới Intra Bạch Hồ 5.2 (2701-2760m) là 8376.7thùng một ngày và 4.11 MMSCFPD tai choke size 80/64”? với tỷ trọng dau là 37.7 API

Tiếp nôi thành công của giếng TGT-IX trong giai đoạn thăm dò, vào thang 8 năm 2005 là6 giếng thâm lượng: TGT-2X, TGT-3X, TGT-4X, TGT-5X, TGT-6X, TGT-7X khoan vàocác khối (HI, H2, H4, H3, H3N) trong chiến dịch khoan thứ nhất tại giàn HI-WHP và chiếndịch khoan thứ 2 tại giàn H4-WHP đều cho kết quả tốt Dựa trên kết quả của các giéng khoan(well log corrected tops, formation pressures/ excess pressure) mô hình tang ILBH 5.2, Cđược cập nhật cho các khối H1, H2, H4, H3, H3N (hình 1.2)

Trong chiến dịch khoan thứ 3 được thực hiện từ tháng 7 năm 2012 với 4 giếng được khoantại giàn HI-WHP Trong đó có 2 giếng đan dày được khoan vào khối H1.1 (TGT-H1-15P &TGT-H1-16P), 1 giếng khai thác vào khối H2 (TGT-H1-17P nhưng bị treo lại do ket cần vàongày 15/08/2012) và 1 giếng thâm lượng vào khối H2N (giếng TGT-8X)

Chiến dịch khoan năm 2013 được thực hiện với 4 giếng (TGT-9X, TGT-10X, TGT-11Xvà TGT-HI-19]).

Chiến dịch khoan năm 2014 với các giếng chắc chắn bao gồm: 20P,

TGT-H4-21P, TGT-H4-26P, TGT-H5-22P, TGT-H5-23P, TGT-H5-24P, TGT-H5-25P, TGT-12X).

Trang 17

Hình 1.2: Vị trí các khối trong mồ TGT (7é Gide Trắng RAR 2014)

3 Địa tầng

3.1 Đá móng — Đệ Tam

Các Gk trong phạm vi mỏ TGT (TGT-2X, 2X, 3X, 4X, 5X) đều chưa chạm đến lớpđá móng.

Trang 18

Nhìn chung thành phân trầm tích trong hệ tầng khu vực TGT phù hợp và nằm trong khunghệ tang chung của bén trũng Cửu Long với tang sét khu vực Rotalia BLI bao phủ rộng khắptạo cơ sở chăn tốt cho các tích tụ dầu khí bên dưới.

3.2 Hệ tang Lower Trà Tân (tang E/F — Oligoxen sớm)Hệ tầng Trà Tân không bắt gặp tại TGT

3.3 Hệ tang Trà Tân giữa (tang D — Oligoxen muộn)Hệ tang Tra Tan giữa duoc mô tả bởi đặc điểm lớp đá phiên Sét, sét kết màu nâu đen, nâutối, có chứa vôi, rất giàu nguồn vật chất hữu cơ Trong đó có xen lẫn với các lớp cát kết vàbột kết mỏng có thé chia ra thành ba phan

a) Upper D— Oligoxen muộnUpper D gồm các lớp cát dày xen lẫn với các lớp đá phiến sét, sét kết màu nâu đen, nâutối, có chứa vôi và giàu nguồn hữu cơ.Môi trường trầm tích dam hồ nước mặn và đầm hỗ

nước lợ.Cát kết: màu xám đến xám hong, độ hat từ min đến trung bình, độ cứng từ trung bình đến

tốt Thanh phan thạch học bao gồm các khoáng vật thạch anh nhỏ, nền xi măng bao gồmkaolinit màu xám, dolomit và cát Manh đá màu xanh xám, nâu đỏ góc cạnh, hau hết tái tramtích gân nguôn rat thô, mài tron va chọn lọc kém.Ngoài ra có sự góp mặt của các khoáng vật

khác như chlorit màu xám xanh, biotit, pyrit.

Bột kết: màu nâu vàng, xám nâu, độ cứng từ trung bình đến tốt, xi măng găn kết tốt baogôm dolomit, thành phan xi măng giàu silicat, mica, biotit màu đen, chlorite màu xanh, đốmpyrite và kết tinh pyrite

Sét kết/đá phiến sét: mau nâu - nâu đen giàu nguồn hữu co, độ cứng trung bình

b) D2— Oligoxen muộn

Phan D2 được bắt gap chỉ tại GK TGT-1X lô 16.1 Thanh phan thach hoc gom cóđá phiến sét/sét màu nâu tôi, nâu đen, giàu nguồn hữu cơ xen lẫn các lớp bột kết mong (phantrên), cát kết xen kẽ với đá phiến sét/sét màu nâu tối nâu đen có nguồn hữu cơ và lớpbột kết mỏng (phan giữa), sét kết /đá phiến sét xen kẽ với lớp cát kết mỏng và bộtkết mỏng (phần dưới) Môi trường trầm tích đầm hồ nước mặn

Cát kết: màu xám sáng, xám hông nhạt, xám nâu sáng, cát kết dạng arkzo (arkozic), cát kếtcó chứa sét, khoảng không giữa hạt được lấp nhét bởi bột kết, rắn chắc, độ cứng từ trungbình đến tốt, nền xi măng có những thớ lớp chứa vôi mỏng, khoáng vật fenpat màu xámsáng có đốm mica, chlorite màu xanh, biotit đen, có kết tinh pyrite, có những thé lớp chứacancit và dolomit.

Bột kết: màu vàng nâu nhạt, xám nâu, độ cứng từ trung bình đến ran chắc, xi măngcó chứa sét, dolomit, giàu silic, dang hat, có chứa đốm mica, khoáng vật biotit den, chloritexanh, khoáng vat pyrite và có kết tinh pyrite

Đá phiến sét/sét kết: màu nâu tối nâu đen, rất giàu nguồn hữu co, độ cứng từcứng đến rất cứng, có tính chất răn lại, dạng tâm, có khả năng kéo dài, tăng khả năng táchra theo chiều sâu, có những thớ lớp chứa vôi mỏng, có đốm trắng nhạt-vàng cam, thớ

lớp mỏng chứa cancit.

Trang 19

c) DI —- Oligoxen muộn

Phần DI cũng được bắt gặp chỉ giếng khoan TGT-1X Thành phân thạch học gồm có đáphiên sét/sét màu nâu tối, nâu đen, với lớp bột kết mỏng và cát kết xám sáng, xám nhạt, xámnâu sáng (phân trên), cát kết xen kẽ với đá phiến sét, sét kết màu nâu tối, giàu nguồn hữu cơvà lớp bột kết mỏng (phân giữa), đá phiến sét, sét kết màu nâu tôi, nâu den xen kẽ với cát kếtmỏng và bột kết (phân dưới) Môi trường tích tụ đầm hồ nước lợ và phù sa bồi tích lòng sông

Cát kết: Màu xám sáng, xám hồng nhạt, xám nâu sáng, một vài nơi có cát kết arkozic, độcứng trung bình, không gắn kết, hạt thô, có chứa sét màu trắng nhạt, sét kaolinit màu trắng,xám nhạt, có chứa vôi và dolomit ở một vai noi, có các dém mica, biotit den, muscovite xámnhạt, chlorite màu xanh, kết tinh pyrite, có những thé lớp chứa cancit và dolomit mỏng

Đá phiên sét/sét kết: Nâu tôi, nâu đen, đen xám, giàu nguôn hữu cơ, dạng khối, có khảnăng kéo dài, có thé tách được, có những thé lớp chứa vôi, có đốm trang nhạt

Bột kết: Nâu vàng nhạt, xám nâu, thỉnh thoảng màu đen nâu tối, đen xám, có xi măng, mộtsố phan có chứa vôi, dolomit, kết hợp với các thớ lớp chứa cát mỏng, có đốm mica, khoángvật biotit, khoáng vat chlorite xanh, có dém kết tinh pyrite khoáng vat pyrite

3.4 Hệ tang Trà Tân trên (tang C — Oligoxen muộn)Nóc tập C hệ tang Tra Tân trên là bề mặt bat chỉnh hợp Oligoxen được thấy rõ trong khuvực mỏ TGT đối với hau hết các GK (TGT-1X, 2X, 3X, 5X) Được mô tả là các lớp cát kếtxen lẫn các lớp sét bột kết màu xám xanh đến xám nâu, giàu vật chất hữu cơ Môi trườngtram tích đầm hô ven biển

Cát kết: màu xám sáng, thỉnh thoảng màu xám nâu sáng, vàng nhạt, độ cứng trung bìnhđến tốt, có chứa các thành phan xi măng như: can xít, dolomit tăng dan theo chiều sâu Độhạt từ rất mịn đến trung bình, rat hiém khi có thành phân hạt thô, á tròn đến tròn, độ cau

từ trung bình đến tốt, độ chọn lọc từ trung bình đến tốt Có chứa các thành phân khoáng như

thạch anh, chlorit, mica (mảnh biotit nhỏ) và dém kết tinh pyrit.Sét kết: Màu xám, xám xanh hàm lượng vật chất hữu cơ tăng dan theo chiều sâu, độ cứngtrung bình, dạng khối, dạng tâm có nhiều thớ lớp nâu đỏ mỏng, thỉnh thoảng có những thớlớp chứa vôi mỏng.

Bột kết: màu xám xanh đến xám nâu, độ cứng trung bình, có chứa mica, chlorit màu xanhlá, dém vết pyrite và kết tinh pyrit

3.5 Hệ tang Bạch Hỗ BI (Mioxen sớm — BI)Tại khu vực mỏTŒT, có thê chia hệ tang Bạch Hồ thành các phụ hệ tầng sau:a) Phu hệ Bach Hỗ trên — Mioxen sớm (tang BI.2)

Năm phan trên cùng của hệ tang Bach Hồ trên là các lớp sét xám — xám xanh rất dày,được biết đến như tang chắn khu vực của bổn triing Cửu Long được gọi là tang chắn sét BạchHồ Phan dưới cấu hệ tang Bach Hỗ trên là các cát xen lẫn bột sét

Cát kết: Màu xám sáng đến hồng, độ hạt từ rất mịn đến min, độ mài tròn từ góc cạnh đếntròn cạnh, độ cau từ trung bình đến tốt, độ chọn lọc rất tốt, độ cứng từ trung bình đến rất

cứng, nên có chứa sét màu xanh nhạt: kaolinit, dolomit, calcadone, nhiều màu sắc khác nhau:đỏ, cam, xanh, xám, đen.

Trang 20

Bột kết: màu xám xanh đến xám oliu, rất hiếm khi dạng xám sáng, độ cứng từ trung bình

đến tốt, độ chọn lọc từ trung bình đến tốt, có chứa những mảnh cát kết rất mịn và rất ít các

kết hạch pyrit, mica, chlorit xanh.Sét kết: Màu xám — xám xanh đến nâu đỏ, độ cứng từ trung bình đến tốt.Đá vôi: Màu trăng, xanh sáng, độ cứng từ trung bình đến tốt

b) Phụ hệ Bạch Hỗ dưới - Mioxen sớm (BI.1)

Dinh của phụ hệ tang này bao gồm các lớp sét nâu đỏ rất dày, phan dưới có thé chia ra03 phân vị nhỏ bao gồm: Upper Bạch Hồ dưới, Bạch H65.1 và Bạch H65.2

Bach Hồ 5.2-Mioxen sớm (Intra Lower Bach Ho)Bao gồm các lớp cát kết xen lẫn các lớp bột, sét kết màu xám, môi trường tramtích đầm hồ ven biển

Cát kết: màu xám xanh đến xám sáng, độ hạt từ rat mịn đến trung bình, ít gặp hơn là cát

kết hạt thô, á góc cạnh đến tròn cạnh a câu đến cầu, độ chọn lọc từ trung bình đến tốt, gan

kết trung bình Các hat thạch anh sang tới 4 trong mờ thỉnh thoảng có hạt mau trắng sữa,phổ biến khoáng vat 2 mica, pyrit và chlorit Mẫu vụn hau hết ở dạng gắn kết yếu tuy nhiênthỉnh thoảng bat gặp cát kết rất mịn với vật chat lắp day là xi măng kaolinit với nhiều màu sắc

khác nhau: Xanh xám, đen.

Bột kết: Màu xám sáng tới xám nâu, độ cứng trung bình, vô định hình hoặc dạng khối,nhiều kaolinit, d6m khoáng vật mica và pyrit

Sét kết: Màu xám xanh nhạt đến nâu đỏ, độ cứng từ trung bình đến tốt, vô định hình hoặc

dạng khối, thỉnh thoảng có bột và chứa vật chất hữu cơ gần đáy tập.Bạch H65.1-Mioxen sớm (Intra Lower Bach Ho)

Bao gồm các lớp sét rat dày mau xám xen lẫn các lớp cát, bột kết mỏng Môi trường tramtích đầm hồ nước ngọt, nước lợ và điều kiện đầm hồ nước ngọt gan biên

Cát kết: Màu xám xanh đến xám sáng, độ hạt rat mịn đến trung bình á tròn cạnh đến tròn,á câu, độ chọn lọc từ trung bình đến tốt, găn kết yếu Mẫu vụn hâu hết dạng rời rạc nhưngthỉnh thoảng có cát kết hat mịn thì có vẻ như gắn kết yếu với vật chất lap day xi măngkaolinit màu xám sáng Thành phần khoáng bao gồm thạch anh, chlorite, mica, có kết tinh

Cát kết: màu xám xanh đến xám sáng, độ hạt từ min đến thô á tròn cạnh đến tròn cạnh, ácầu có độ chọn lọc tốt, khá cứng, găn kết yếu Thỉnh thoảng có cát kết găn kết tốt bằng ximăng sét hoặc xi măng dolomit.

Bột kết: Màu xám sáng đến xám nâu tôi, ran chắc, có chứa mica, chlorite và các kết tinh

pyrite.

Sét kết: Mau nâu đỏ là chủ yếu, hiém hơn là sét xám xanh

Trang 21

3.6 Hệ tầng Côn Sơn (Mioxen giữa BIDHệ tầng Côn Sơn gồm có lớp cát kết dày xen kẽ với lớp sét kết màu đỏ, xám, xanh, xámxanh với than va đá vôi.Lớp sét kết màu đỏ chiếm chủ yếu ở phan trên và giảm dan theochiều sâu, phan sét kết xám xanh thì tăng lên theo chiều sâu Môi trường tram tích: bôi tíchlòng sông, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hoạt động của thủy triều.

Cát kết: Loang lỗ màu xám xanh đến nâu đỏ, độ hạt từ rất mịn đến thô, dạng á góc cạnhđến tròn cạnh, hình dạng á câu đến cầu, chọn lọc trung bình đến tốt Thành phân khoángcó sự xuất hiện của thạch anh, calxedoan, glauconit màu xám xanh, mica, có kết tinh

Cát kết: màu xám xanh đến xám nhạt, xám độ hạt từ mịn đến thô, độ chọn lọc từ kém đếntrung bình, độ mài tròn từ trung bình đến tốt, gắn kết yếu kèm theo những mảnh đá đa dạngvề màu sắc Cát trong mẫu vụn thường rời rạc đôi chỗ có cát kết gin kết băng xi măngsét, xi măng đolomit, độ rỗng kém

Sét kết: với nhiều mau sắc như hong, đỏ nhạt, đỏ xám, đỏ nâu, cam vàng nhạt, nâu đỏ

nhạt, nâu sáng, đỏ tươi, dạng khối, nhẫn, răn chắc.Bột kết: xám sáng, xám xanh sáng, nâu đỏ, đỏ nhạt, đỏ xám, xám nâu, cam đỏ, mềm, độcứng trung bình, dạng khối, gắn kết trung bình, có chứa vôi

Đá vôi: trắng, xám nhạt, nâu nhạt, có dạng đá phần, đá vôi xen lẫn với những lớp dolomitmỏng.

Than: màu nâu đen, đen, hơi cứng có dạng khối hoặc á phân phiến và có vết pyrit.3.8 Hệ tầng Biển Đông (A-Plioxen)

Hệ tang Biên Đông bao gồm những lớp cát, cát kết bở rời xen lẫn các lớp sét xám mỏng vanhững mảnh đá vôi, gần đáy tập có những lớp than nâu mỏng, môi trường trâm tích biển

nông.

Cát - cát kết: màu xám xanh - xám nhạt, độ hạt từ mịn đến thô, á góc cạnh đến tròn cạnh,độ chọn lọc và mài tròn kém đến trung bình, găn kết yếu, chứa vôi, ít xi măng hóa và chứanhiều mảnh vụn với màu sắc đa dạng đỏ, cam, xanh, xám Thành phần khoáng vật bao gồm:Thạch anh màu trang sữa, glauconit màu xanh, mica dạng phiến vay, chlorit màu xanh mờ,một ít quặng magnetit màu đen, pyrit Ngoài ra còn có các cô sinh vật như; foraminifera,bivalves, những mảnh san hô bị vỡ.

Trang 22

Sét kết: có màu xám nhạt - xám xanh oliu, mềm dẻo, vô định hình và có khả năng hòa tan

cao.

Đá vôi: màu nâu nhạt, nhẫn bóng, dé vỡ vụn thường có cát và glauconit

Hóa thạch đặc trưng chtryéu là hóa da foram thuộc nhóm Operculina va Nanoplakton

= 4 4 Thich sandeanctstone wet they gray

6 < 2 aycayrione, simone ang irmestone [inner nerte

“-&TE ° wth thin weddfsh cinydone | „cụ.

= by Øêyd(©ft 6Efleté and limestone

5 ¬ œ 3 te #rQers lanes neste

a

= = : Ictsystone, § £ iclaysione and coal, ime stlonecoormteQrây Caystone greeaisn

2 - LBH | 2 sẻ: |sax1+:0œe ang 3#®t9©ne olan

i PLBHS 2 | Caystome and siltstone =

E vo ®& lgray, can Drownsh gray Gay stone and

0 Drown, Gushy Drown Carbonacnous

8 > |tge/deyrone and siteioneB e Fe ~ Thx h Orownits black, dart brown, dusây

š $i: all |trown carbonaceous

Z| |s|°

= Thick Drow 4w" Diack, ark Brown dusty

inirs | @ “ˆ hewn camonanaout snala' clay 40544

PRE GranherG anociorte?, Metncrpnic?TERTIARY VWlsa^c?

Hình 1.3: Cột địa tang mỏ TGT (7 Gide Trắng RAR 2014)

Trang 23

4 Cau trúc mồ TGTCấu trúc mỏ TGT được chi phối bởi các đứt gãy phương DDB — TTN có dạng đứt gãythuận, listric hướng NTN và đứt gãy nghịch hướng BDB Hệ thống đứt gãy tạo cho mỏ TGTdạng địa hình phan lớn sụt lún bậc thang về phía Nam với bề dày trầm tích lớn ở cánh sụt vàmỏng hơn ở cánh nâng thể hiện đứt gãy đồng trầm tích từ thời Mioxen giữa đến Mioxenmuộn Hâu hết các đứt gãy ngưng hoạt động từ Mioxen dưới tuy nhiên một vài đứt gãy vẫntiếp tục hoạt động đến Bạch Hồ shale trong Mioxen giữa Một vài đứt gãy ảnh hưởng đếntâng đá móng trong khi đa sô đứt gãy chỉ ảnh hưởng đến tầng D (hình 1.4-1.8).

Các cấu trúc bẫy chứa nhô cao 4 chiều được hình thành đo sự kế thừa địa hình nhô cao củađá móng đối với sự tích tụ của các lớp tram tích phía trên Các cấu trúc khép kín 3 chiều đượchình thành do sự kết hợp giữa các cau trúc khép kin 4 chiều kề áp với một đứt gãy có khảnăng chắn

Trang 24

000b80ñL 0008601.

oo0z601

830000

10

Trang 25

Elevation depth [m] |F

T

000860000ÿ60 L

|1:100000

Hình 1.6: Ban đồ cấu trúc nóc tang 5.2L (7ê Gide Trắng RAR 2014)

11

Trang 26

-3000.00 '-3025.00 t =-3050.00 _=

-3075.00 rồ

-3100.00 [Ss

+-POLCOo

Trang 27

= -3150.00 ø@ - -3175.00 r8

- Trong rift: Xảy ra từ Eocene-Oligoxen

- Sau rift: Xảy ra từ Mioxen sớm dén hién tai

e §=Truéc rift:

Giai đoạn trước rift là thời gian hình thành đá móng trước Dé Tam của bể Cửu Long vàNam Côn Sơn Đá móng bao gồm đá diorite trung tính của phức hệ Hòn Khoai (T-J1), dioritevà granodiorite trung tính acid của phức hệ Dinh Quán (J2-K1) và granite acid của phức hệCa Na (K2-Pg) Ngoài ra còn có sự hiện diện của đá phu trào andesite và rihyolite và các dai

mạch.

13

Trang 28

© Done rift:Giai đoạn đồng rift trong thời kì Eocene-Oligoxen.Đây là thời ky của su tach giãn kiếntạo, tạo rift và tạo các khối chia cắt bởi đứt gãy (địa hào và bán địa hào) Phương tách giãnchính theo Tây Bắc — Đông Nam Phương của đứt gãy theo Tây Nam - Dong Bắc, Đông —Tây va Nam - Bắc Phan lớn đứt gãy theo dạng listric.

e Sau rift:Thời kỳ sau rift được tiếp tục từ qua trính tach giãn đứt gãy trong Oligoxen, sau đó bé bắt

đầu sụt lún nhiệt trong Mioxen sớm và nguội dân.Trong thời kỳ Mioxen sớm, các khối địa

phương tiếp tục nâng lên Dut gãy ngưng phát trién nhưng vẫn còn một số ít đứt gãy tiếp tụchoạt động do tích tụ trầm tích và khác biệt về sự nén ép của các lớp đất đá Quá trình biểntiến ảnh hưởng lên phan phía Bac của bể khi phan phía Tây Nam vẫn còn trong ảnh hưởngcủa sông ngòi và delta Trong giai đoạn cuối của Mioxen sớm, bể được đặc trưng bằng quatrình biển tiễn khu vực tiêu biéu là sự phân b6 rong rai tang sét Rotalia va la một tang chandanh dau quan trong dang tin cay

Trong thời kỳ Mioxen giữa, bể tiếp tục lún chìm.Sự ảnh hưởng của biển thông tri phanphía Đông Môi trường sông tái ảnh hưởng ở phan phía Tây Nam va quá trình tích tụ ở phanphía Đông Bac chịu ảnh hưởng bởi môi trường đông băng ngập lụt

Tiếp theo thời kỳ ngăn của sự nâng lên và nén ép trong cuỗi của Mioxen muộn, pha 2 của

quá trình sụt lún nhiệt bắt dau, Nui lua tiép tục hoạt động Thời kỳ Plioxen là thời gian biên

chiếm ưu thê tuyệt đối.Từ thời kỳ Mioxen muộn đến hiện tại, bê Cửu Long được liên thông với bê Nam Côn Sơnvà vật liệu trầm tích từ sông Cửu Long là nguồn cung cấp chính cho cả 2 bể Vật liệu thô đasố tích tụ trong môi trường ven biển ở phan phía Tây của bé Cửu Long Vật liệu min hon thìđược vận chuyển đến bê Nam Côn Sơn và tích tụ ở môi trường nước sâu

6 Tiềm năng dầu khí mồ TGTĐá sinh: Đá mẹ ởkhu vực TGT là đá có tiềm năng lớn, được chứng minh một cách rõ ràngbăng phân tích dữ liệu từ giếng 1X của mỏ TGT lô 16.1 Tầng sét Oligoxen (tầng D), ở đóchứa rất nhiều vật liệu hữu cơ có khả năng sinh ra nhiều hydrocacbon.Tang D chứa vật liệutram tích gồm 20%-95% đá phiến sét/sét kết có màu vàng tối, nâu đen, xám nâu Day lànguôn đá sinh tốt, sinh ra hydrocacbon tốt với các loại kerogen như: kerogen loại I, IL, II,sinh dau và sinh khí (TOC=0.66-2.98%, S2=1.09-6.12kg/T, HI=183-205mg/g, PI=0.04-0.47)

Sự trưởng thành:Hệ sô phản xa vitrinite (%Ro), Tmax, được dùng để xem xét mứcđộ trưởng thành của đá mẹ sinh dầu Khu vực mỏ TGT được vây quanh bởi đá mẹ có tiềmnăng sinh hydrocacbon cao, đặc biệt là tang D, E, nơi mà cửa số sinh dau trải dài từ Mioxengiữa đến Mioxen muộn

Sự di cư: Dut gãy tạo nên những kênh dẫn chính cho quá trình di cư dau khí trong b6ntrũng Cửu Long Tại khu vực mỏ TGT quá trình di cư đến các via chứa theo các đứt gãy diễnra liên tục trong các thời kỳ từ Oligocen muộn đến Mioxen sớm

Đá chan: Tang chan dia phương tại khu vực moTGT là các thành tao đá phiên sét DOligoxen và đá phiên sét Bạch Hỗ Mioxen sớm Tang chan khu vuc la da phién sét Bach HỗMioxen hạ thuộc sét kết Bạch Hồ có mặt ở khắp noi trong bé Ctru Long với bé dày từ 20-

300m Quy mô mỏ: những lớp sét kết của hệ tang Lower Bach Hỗ, Bạch Hỗ 5.1 và xen kẽ

14

Trang 29

với đá phiên sét /sét kết được tìm thay ở hệ tang Bạch Hỗ 5 2, hệ tầng Lower Trà Tân, đượcxem như là đá chắn thứ yếu.

Biểu hiện dau khí: Biểu hiện dau và khí được bắt gặp trong các giếng của mỏ TGT và

HST-IX-STI7 Các vỉa chứa trong mỏ TGT

Mỏ TGT gồm có cát kết của hệ tang Lower Bạch Hồ- Mioxen muộn và hệ tầng Intra Trà Tân-Oligoxen muộn Hệ tang Upper-Intra Trà Tân tương ứng với tầng OligoxenC va tang Oligoxen D Dâu được chứa trong lớp cát kết có nguôn gốc sông hồ-đầm hé.Chúng được phân chia và tích lũy trong các cấu tạo HI, H2, H3, H4, H5 liên thông qua cácđứt gãy theo hướng DDB-TTN.

Upper-Đối với đá móng, đã được đánh giá khả năng tích lũy dầu khí kém do có vị trí năm quá sâu>4000m nên không tiễn hành công tác thăm dò dau khí tại đối tượng này

15

Trang 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ

HÌNH ĐỊA CHẤT

1 Tổng quan về mô hình địa chatXây dựng mô hình địa chất với mục đích là làm sáng tỏ câu trúc địa chất và sự phân bốcác tham số vỉa chứa của đối tượng nghiên cứu như độ rỗng, độ thấm, chiều dày hiệu dụng,độ bão hòa nước, đông thời cho phép kiểm tra đánh giá lại trữ lượng dâu khí của mỏ Môhình địa chất sau khi được xây dựng hoàn thành là cơ sở để xây dựng mô hình khai thácnhằm phục vụ kế hoạch phát triển mỏ (Hình 2.1)

Địa chân Liên kết giếntkhoan Méhinh ditt cay Tụomgnepflur Chuyến đổi độ

2.1 Tài liệu địa chấn

e Tai liệu minh giải địa chan: Bản đô cấu trúc, fault stick, fault poligone Tai liệu phân tích thuộc tính dia chân (seismic attributes)

2.2 Tai liéu dia chat-dia vat ly giéng khoan

e Tài liệu phan tích mẫu lõi: xây dựng phương trình môi quan hệ giữa độ thâm vàđộ rỗng

e Tài liệu địa vật ly giếng khoan: Xác định thành phan thạch học, tính chat vật lý,loại chất lưu via

e Tai liệu phân tích địa tang và môi trường lang đọng trầm tích

2.3 Tài liệu công nghệ mod

e Két quả phân tích áp suất, thé tích và nhiệt độ (PVT).e Kết quả phân tích thử via

e Két quả theo dõi, phân tích và kiểm tra khai thác

16

Trang 31

3 Phương pháp xây dựng mô hình địa chất

3.1 Phương trình chung

Phương trình cơ bản ứng dụng trong xây dựng mô hình địa chất được thiết lập trên cácthuật toán thông kê với mục đích xác định phân bé trong không gian các đặc tính của viachứa.

3.2 Lựa chọn phần mềmTrong việc ứng dụng xây dựng mô hình dia chất, hiện nay đang có nhiều phân mềm như:

RMS, Storm (Roxar), Petrel (Schlumberger) Việc áp dung có hiệu qua các công cu trongphan mém này tùy thuộc vào mức độ nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa vật lý của các đôi

tượng chứa ở các vùng mỏ, các bồn tram tích khác nhau.4 Mô hình cấu trúc

Việc xây dựng mô hình câu trúc đóng vai trò quyết định và là bước đâu tiên xây dựng môhình địa chất ba chiều.Mô hình cấu trúc là bộ khung của toàn bộ mô hình, được xác định bởicác thông sé như 6 mạng, số lớp, chiều dày lớp, sô lượng 6 mạng, góc xoay Kích thước 6mạng và số lớp được cân nhắc lựa chọn sao cho phản ánh được tính chất bất đồng nhất địachất của đối tượng và phù hợp với khả năng xử lý của máy tính Chiều dày lớp được xác địnhtheo chiều dày và sự phân bô của via chứa theo chiều thang đứng (theo số liệu giếng khoan)và đảm bảo số lượng lớp hợp lý Góc xoay của mô hình chtryéu được xác định theo hướngphát triển của cầu trúc, hướng phát triển của tang nước đáy (nếu có)

a) Xây dựng mô hình đứt gãy

Xây dựng mô hình đứt gãy: Cac đứt gãy được tao ra từ các tài liệu đứt gãy địa chắn (faultsticks) Về nguyên tắc tạo mô hình đứt gãy, mặt của đứt gãy mô hình phải chứa tat cả cácđiểm tài liệu của đứt gãy địa chấn.Tuy nhiên các đứt gãy mô hình phải được hiệu chỉnh đểphù hợp với các logic về mặt địa chất Điều này được thê hiện cụ thê như sau: mặt của đứtgãy mô hình có thể phải được hiệu chỉnh sao cho trùng với mặt trượt của đứt gãy trên các bảnđô câu trúc Các đứt gãy cắt nhau phải được kết nối tại đúng vị trí giao nhau Những đứt gãychính có thé được sử dụng dé phân chia mỏ thành các khối riêng biệt nêu có các số liệuchứng minh về tính quan hệ thủy động lực

b) Xây dựng mạng 3 chiềuXây dựng mang đóng vai trò quan trong, là công cụ dé đánh giá và đồng bộ các sé liệu đầu

vào Fạo khung mạng của mô hình (pillar gridding): Khung mạng của mô hình được xây dựng

trên cơ sở đường biên (boundary) của mô hình đã được tạo ra trong phần xây dựng bảnđô(make/edit surface) Kích thước 6 mạng của khung mạng này cần được cân đổi với sốlượng lớp sao cho tổng sô lượng 6 mạng của mô hình năm trong giới hạn tốc độ xử lý củamáy tính Khung mạng của mô hình bao gồm ba lưới theo các chiều x, y, z, trong đó lưới trênvà dưới trùng với nóc và đáy của mô hình Lưới còn lại nằm chính giữa của hai lưới kia Quátrình chỉnh sửa khung mạng mô hình phải được tiến hành đảm bảo không xảy ra hiện tượngcác ô chông lấn lên nhau (overlap), (sẽ dẫn đến sai số cho các mô hình tham số về sau cũngnhư các kết quả cuối cùng của mô hình)

17

Trang 32

c) Xây dựng tangTạo đới (zonation): Trước khi tiến hành tạo đới cần phải tạo bản đồ nóc các đới cho môhình Việc tạo các bản đồ này được thực hiện trên cửa số tạo bản đồmô hình (makehorizon).Nguyên tắc tạo ban đồ mô hình là gan các bản đồ đã được xây dựng từ địa chanthành ban đồ nóc các via tương ứng cho mô hình.Sau khi hoàn chỉnh các ban đồ mô hình nóccác vỉa, tiễn hành tạo các via qua công cụ tạo và chỉnh sửa vỉa (make zones).Mỗi vỉa sẽ đượcgiới hạn bởi hai bản đô mô hình (horizon).Néu via nào được chia thành các phụ via nhỏ thicần phải tạo các bản đồ mô hình cho nóc các phụ via tương ứng.

d) Xây dung LayerChia lớp (layering): Mỗi via hoặc phụ via đã tao ra sẽ được chia thành một hoặc nhiều lớp.Phân chia lớp có thé được tiến hành theo nhiều cách: phân chia đều hoặc không đều, phânchia từ nóc xuống hoặc từ đáy lên, chia theo giá trị chiều dày của lớp Số lượng lớp của mỗivia được chia tùy thuộc vào ý nghĩa cũng như mục đích của via đó Vi dụ, các via chứa dầukhí hoặc các thân cát chứa can được chia lớp chi tiết hơn các vỉa chứa nước hoặc các tậpsét Nhìn chung, chiều dày của lớp càng nhỏ thì mô hình càng chỉ tiết, độ tin cậy càng cao.Tuy nhiên, tốc độ xử lý của máy tính sẽ không chế tổng số 6 của mô hình Điều này đồngnghĩa với việc sô lượng lớp hay chiều dày các lớp phải được xem xét tính toán hợp lý Thôngthường việc phân chia lớp được dựa trên cơ sở đường log tướng (facies log) với tiêu chí dambảo không bỏ sót hay mất các thân cát Đường log tướng này được tạo ra từ các đường congPVLGK, chủ yếu là đường gammay, SP

5 Mô hình tướng

Mô hình hóa tướng được xây dựng phải tuân theo qui luật về phân bố địa chất, môi trườngtrầm tích, phân bố thạch học, nguôn cung cấp vật liệu trầm tích cũng như hướng, thé nằm vadiện phân bố

Sét kệtLong sóng

Mô hình tham số là mô hình thé hiện sự phân bố của các tham số vật lý của via chứa trongkhông gian.Các tham số này bao gôm độ rỗng, độ thấm, chiêu dày hiệu dụng, độ bão hoànước hoặc độ bão hòa dâu.Độ rỗng (tổng hoặc hiệu dung) là tham số quan trọng nhat.D6 rỗng

18

Trang 33

của vỉa chứa liên quan trực tiếp đến trữ lượng dâu khí tại chỗ của mô hình.Ngoài ra độ rỗngvà độ thâm thường có quan hétuyén tính với nhau thông qua hàm quan hệ rỗng - thắm.Đây làcác tham số vật lý via chính đặc trưng cho tính chất thủy động học của dòng chảy trong môhình khai thác Vì vậy, kết quả của quá trình chạy mô phỏng khai thác về sau phụ thuộc rấtnhiều vào mức độ chính xác của mô hình độ rỗng Có rất nhiều phương pháp mô hình hoá độrỗng đã được đưa vào phần mềm Petrel như: phân bố chuẩn Gauxo(Sequential GaussianSimulation), nhóm phương pháp nội suy (Kriging, Kriging by Gslib, trung bình số học, trungbình dịch chuyền)

Với quan niệm phân bố tham sé trong không gian là phân bố mang tính ngẫu nhiên,phương pháp mô phỏng độ rỗng thường được lựa chọn là phân bố chuẩn Gauxơ (SequentialGaussian Simulation) Mô hình phân bố độ rỗng được xây dựng trên nền của mô hìnhtướng.Số liệu dau vào cho mô hình độ rỗng là giá trị độ rỗng (đường log độ rỗng) của các viachứa tại vị trí các giếng khoan đã được chuyền đổi tỷ lệ (upscale log).Cũng để phản ánh tínhngẫu nhiên về mặt địa chất, chương trình mô hình hóa nhiều lần chạy (multi-realization) đượcáp dụng Ứng với mỗi mô hình tướng sẽ có một hoặc nhiều mô hình phân bố độ rỗng đượctạo ra sau mỗi lần tùy thuộc người sử dụng.Mô hình độ rỗng được lựa chọn để chạy mô hìnhkhai thác là mô hình mà ngoài sự hợp lý logic về địa chất, thống kê cân thiết còn cần có kếtquả tính toán trữ lượng băng các phương pháp khác Nhìn chung mô hình độ rỗng phải bảotoàn tín hiệu đâu vào và đầu ra theo nguyên tắc chung và phù hợp với mô hình phân bốtướng Điều này có thé kiểm chứng trên các hình ảnh, các biểu đồ hoặc sé liệu thông kê.6.2 Các tham số khác

e Mô hình độ thắm- Đối với thành hệ là tram tích lục nguyên:Mô hình độ thắm có thé được xây dựng tương tự các bước như mô hình độ rỗng.Từ cáckết quả nghiên cứu mẫu lõi và địa chất khu vực, một hàm quan hệ độ rỗng-độ thâm được thiếtlập Trên cơ sở hàm sốnày tính toán được các giá tri độ thâm từ độ rỗng Các giá trị độ thâmnay được chuẩn hoá thành các đường log độ thấm và sau đó tiến hành xây dung mô hình độthâm như mô hình độ rỗng Một phương pháp khác xây dựng mô hình độ thắm đơn giản vànhanh hơn là dựa trực tiếp vào mô hình độ rỗng Coi mô hình độrỗng đã được chạy mô phỏnglà biến sốvà nhập trực tiếp biên số này vào ham quan hệ rỗng-thâm ta sẽ thu được mô hình độthâm

- - Đối với thành hệ là đá móng hoặc cacbonat:Mô hình độ thắm được xác định dựa trên 3 loại mô hình chính: Khối liên tục tương đương,rời rạc và mô hình tích hợp Đối với mô hình khối liên tục tương đương, hệ thông khe nứt vàlỗ rỗng được mô tả thông qua ba mô hình lý tưởng: Khôi, lớp, trụ đứng Một phương trìnhdòng chảy xuyên qua hai môi trường được xây dựng dé đánh giá giá tri độ thắm Đối với mô

hình rời rac (DEN, halo), với các giá tri đặc tính của khe nứt (hướng độ mở, mật độ) xác định

tại giếng khoan Băng phương pháp phân tích thống kê trên số liệu đó, sự phân bố bên ngoàigiếng khoan có thé được dự báo (độ rỗng, độ thâm) Đối với mô hình kết hop (mô hình kếthợp phương pháp luyện mạng nơ ron nhân tạo), đây là mô hình kết hợp các phương phápkhác nhau dé có thé cho ra kết quả tinh các thông số một cách tối ưu nhất

e M6 hình chiều dày hiệu dụng (PG)

19

Trang 34

Mô hình chiều dày hiệu dụng được xây dựng nhăm mục dich tinh trữ lượng dau khí tại chỗcủa mô hình địa chat.M6 hình hoá chiều dày hiệu dụng được dựa trên nền của mô hình tướng.Phương pháp xây dựng mô hình chiều dày hiệu dụng này có thể được thực hiện đơn giảnbăng cách gan chiêu dày hiệu dụng bằng 0 ở những 6 mang có kết quả phân bố tướng là sétvà bang | ở những 6 mạng có kết quả phân bố tướng là cát.

Mô hình độ bão hòa nước (hoặc độ bão hòa dâu) được xây dựng theo hai cách khác nhau:- Chay phân bốxác suất ngẫu nhiên kết quả tính độ bão hòa nước tại vị trí giếng khoan

(các đường log độ bão hòa nước).

- xây dựng mô hình bão hòa nước dựa trên hàm quan hệ giữa độ bão hòa nước

với độ thâm và độ rỗng (J function).7 Đánh giá trữ lượng dầu khí

Đánh giá trữ lượng dau khí sử dụng mô hình địa chat là một phương pháp cho kết quả vớiđộ chính xác cao hơn các phương pháp thông thường do tinh chi tiết địa chất (ba chiều, đếntừng 6 mạng) và kha năng bao hàm các yếu tô rủi ro của nó Sau khi đã có đủ phân bố của cáctham sé cân thiết như tướng, độ rỗng, bề dày tập chứa, độ bão hòa nước, ranh giới dầu-nước,hệ sô thể tích cho các tập chứa thì có thê tiến hành tính toán trữ lượng dau tại chỗ theo donvi qui chuẩn quốc tế (hệ SD

Công thức tính trữ lượng dâu được tính toán theo công thức như sau:

STOIIP = BRV*N/G*PHI*(1-Sw) /BoTrong đó:

* BRV (bulk rock volume): Thê tích khôi đá chứa (m°)* N (net pay): thé tích chứa thực (m”)

* G: thé tích chứa (m”)° Sw: Độ bão hòa nước (%)- PHI: Độ rỗng (%)

¢ STOIIP (stock tank oil initial in place): trữ lượng dau tại chỗ ban dau (m')- Bo: Hệ số thành hệ thé tích dầu

Kết quả tính toán thé hiện được phân bố của các thông số trên (cho biết giá trị tại từngcell).Từ phân bố ba chiều, các phần mềm ứng dụng đều cho phép tạo ra các bản đô trung bình(thường chọn HCPV) cho phép hình dung phân bé theo diện tích và đánh giá triển vọng từngkhu vực của mỏ Các phân bô này cũng thay đôi theo số lần chạy theo luật phân bố ngẫunhiên Điều này chứng minh một quy luật là trữ lượng phụ thuộc nhiều vào sự phân bô môitrường và tướng địa chất, cũng mang tính phân bố ngẫu nhiên địa chất Số lượng giếng khoancàng tăng thì phân bố các thông số càng tiệm cận với giá trị thực và trữ lượng tính được càngcó độ tin tưởng cao Khi giá tri trữ lượng dầu tại chỗ tiệm cận giá tri thực tế thì các phươngán phát trién mỏ càng mang tinh hop lý cao và phương án dau tư sẽ hiệu quả hơn

8 Đánh giá và lựa chọn mô hình

Việc đánh giá và lựa chọn là việc làm can thiết nhằm đưa ra mô hình phù hợp nhất với đặctrưng dia chất của đối tượng chứa và toàn bộ mỏ dé chuyên đổi tyvlé (upscaling) cho mô hìnhmô phỏng khai thác mỏ Có hai phương pháp thường dùng để đánh giá và lựa chọn mô hìnhlà: phương pháp động và phương pháp tĩnh.

20

Trang 35

Nội dung chủ yêu của phương pháp tĩnh là đánh giá thông kê, so sánh kết quả của đâu ravới số liệu đầu vào trên cơ sở biểu diễn trực tiếp 3 chiều của các thông số theo mặt cắt ngangvà mặt cắt dọc Trong phương pháp động, với việc sử dụng tổng hợp các số liệu thủy độnglực đầu vào (lưu lượng, áp suất, thời gian, ) mô hình địa chất (Realization) được đánh giátheo khả năng phản ánh tính chất thủy động lực phù hợp với bản chất của vỉa, kể cả trườnghợp bơm ép nước, khí hoặc khai thác giảm áp tự nhiên.

21

Trang 36

CHƯƠNG 3: UNG DUNG MÔ HÌNH THUOC TÍNH TANG MIOXENMO TE GIÁC TRANG BON TRỮNG CUU LONG PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ

TRU LUONG DAU TẠI CHO

1 Co sở tài liệuMô hình thuộc tính tang Mioxen mỏ Tê Giác Trăng được xây dựng trên cơ sở các nghiêncứu, tài liệu bao gồm:, Tài liệu địa chấn, tài liệu địa chất — địa vật lý giếng khoan Mô hình

câu trúc mỏ Tê Giác Trắng Các tài liệu đều được cập nhật tới thời điểm nghiên cứu để đảm

bảo chất lượng mô hình.1.1 Tài liệu địa chấn

Tài liệu địa chân dùng để xây dựng mô hình địa chất tầng chứa Mioxen mỏ Tê Giác Trắnglà tài liệu 2011 PSTM Tài liệu 2011 PSTM được tái xử lý từ tài liệu địa chân 3D được thu nỗ

năm 2004 bao phủ toàn bộ khu vực Tê Giác Trắng Sản pham được sử dung từ tai liệu địa

chan là các mặt nóc các tang chính trong tầng Mioxen (hình 3.1, 3.2) Các mặt cắt inline vacrossline cắt qua các mặt ranh giới chính và hệ thong đứt gãy

Trang 37

1 L 1 L 1 L 1 L 1 L L L L L L 1 L 1 L 1 L 1 L 1 L 1 L L

00Z¿0LI1108400

Tài liệu phục vụ cho công tác xây dung mô hình: Tài liệu về dia tang, mẫu lõi, kiến tao,

trâm tích, môi trường và mô hình khung câu trúc mỏ Tê Giác Trăng.

1.3 Tài liệu địa vật lý giếng khoanBao gồm tài liệu Mud logging, tai liệu wireline (Gamma ray, Neutron —Density, Điện trở,Siêu âm), tài liệu Saturation Height Function (hình 3.3) và các phương pháp khác được sốhóa hoặc băng file ảnh được bao quản tốt của các giếng khoan thăm dò và khai thác

Kết quả phân tích mẫu lõi đặc biệt (SCAL) cho phép phân loại đá có chất lượng chứa từrất tốt đến kém với đặc trưng về môi quan hệ rỗng thâm như sau:

- Đá chứa có chất lượng rất tốt (hình 3.4): Thé hiện mối quan hệ rỗng thắm với độ tươngquan cao, độ rỗng giao động từ 0.05 đến 0.3 và độ thâm tương quan rất tốt có giá trịcao từ 0.1 đến gân 1000 md

- - Đá chứa có chất lượng tốt (hình 3.5): Thé hiện mỗi quan hệ rỗng thắm với độ tươngquan tốt với độ rồng giao động từ 0.04 đến 0.3 và độ thâm giao động từ 0.01 đến 1000

23

Trang 38

& Tài liệu thử viaHiện tại mỏ Tê Giác Trăng đã tiễn hành thử via tại các giếng khoan TGT-1X, TGT-2X,TGT-5X nhăm xác định các thông sô của vỉa chứa, lưu lượng dòng sản phẩm cũng như cácthông sô kỹ thuật khác.

%_ Tài liệu do DST: (Bảng 3.1)% Tài liệu phân cấp trữ lượng (bang 3.2, 3.3, 3.4)Công tác đánh giá trữ lượng đã được thưc hiện đối với các khối H1.1, H1.2 và H2 Kết quađã phân cấp trữ lượng IP, 2P và 3P tai các khối Qua kết quả phân cấp trữ lượng, Khôi H1.1cho tiềm năng cao nhất với biểu hiện dâu khí có mặt trên tất cả các vỉa, tiếp theo là khối H1.2không có biểu hiện dau khí tại 2 via U10 và U20 và kém nhất là H2 chỉ có biểu hiện dau khí

tại 3 via U10, U20, U40.

*50mD < K < 200 mD Giúp Diên ta erie

Trang 39

Core Poro-Perm relationship

VERY GOOD FACIESTGT Miocene

100000

y =00007e°%%

200001000

Core Porosity (fraction)

Hình 3.4: Mối quan hệ rỗng thắm cho loại đá chứa rat tốt trong tang Mioxen

(Té Giác Trắng FDP 2014)

Core Poro-Perm relationship

GOOD FACIESTGT Miocene

=

0.15 0.2

Core Porosity (fraction)

Hình 3.5: Mối quan hệ rỗng thắm cho loại đá chứa tốt trong tang Mioxen

(Té Giác Trắng FDP 2014)

Trang 40

Hình 3.7: Mối quan hệ rỗng thắm cho loại đá chứa kém trong tang Mioxen

(Té Giác Trắng FDP 2014)

26

Ngày đăng: 24/09/2024, 23:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w