GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH CAO BẰNG TUẦN 7 từ tiết 6 đến 8 CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH CAO BẰNG Thời gian thực hiện: 3 tiết SỬA CHUẨN GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH CAO BẰNG TUẦN 7 từ tiết 6 đến 8 CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH CAO BẰNG Thời gian thực hiện: 3 tiết SỬA CHUẨN GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH CAO BẰNG TUẦN 7 từ tiết 6 đến 8 CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH CAO BẰNG Thời gian thực hiện: 3 tiết SỬA CHUẨN GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH CAO BẰNG TUẦN 7 từ tiết 6 đến 8 CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH CAO BẰNG Thời gian thực hiện: 3 tiết SỬA CHUẨN GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH CAO BẰNG TUẦN 7 từ tiết 6 đến 8 CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH CAO BẰNG Thời gian thực hiện: 3 tiết SỬA CHUẨN
Trang 1TUẦN 7 từ tiết 6 đến 8CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH CAO BẰNG
Thời gian thực hiện: 3 tiết
Ngày soạn: 11/ 10/ 2023
TiếtTKB
Lớp/TS Ngày dạy
(Chiều)
Tiết theoPPCT
- Trình bày được khái niệm, vai trò đa dạng sinh học Giới thiệu được hệ sinh vật đa dạng ởCB
- Trình bày được một số khu bảo tồn sinh thái tiêu biểu của CB.- Thực hành giới thiệu được về một khu bảo tồn đa dạng sinh học tiêu biểu của CB hoặc củađịa phương
- Hiểu được tầm quan trọng, vai trò của đa dạng sinh học đối với sản xuất nông nghiệp củatỉnh Cao Bằng
- Trình bày được nguyên nhân, thực trạng, biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học hiện nay.- Nêu các hành lang đa dạng SH ở tỉnh CB
- Dành cho HSKT hòa nhập: Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ đa sạng sinh học tại địa phương.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè trong làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi xử lí các tình huống hay xây dự án tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học ở tỉnh Cao Bằng hay tại địa phương
Trang 2- Dành cho HSKT hòa nhập: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và
giáo viên Tích cực tham gia các hoạt động được giao khi hoạt động nhóm.
Năng lực Sinh học:
+ Phân tích được thực trạng và nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học ở tỉnh Cao Bằng.+ Trình bày được một số hoạt động bảo vệ môi trường của nhà trường, địa phương và trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học ở tỉnh Cao Bằng hay tại địa phương
+ Đề xuất được biện pháp bảo vệ môi trường và tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học ở tỉnh Cao Bằng hay tại địa phương
- Dành cho HSKT hòa nhập: Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường, bảo vệ đa dạng sinh học tại địa phương.
3 Phẩm chất:
- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường thiên nhiên.- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm hiểu tư liệu trên internet để mở rộng hiểu biết; có ý thứcvận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống (sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên; có ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường thiên nhiên)
- Dành cho HSKT hòa nhập: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Đối với giáo viên:
- KHDH, máy tính, TV, Bài giảng PPT, hình ảnh, video tư liệu về một số khu bảo tồn sinhthái tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng
- Tư liệu: Nội dung Công văn số 2963/BTNMT-TTTT ngày 09/5/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024; Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 - 22/5/2024
2 Đối với học sinh:
- Sưu tầm thông tin, tài liệu về vị trí địa lý, khí hậu, hình ảnh về các loại ĐV đặc trưng,
phong cảnh thiên nhiên nổi bật ở một số khu bảo tồn sinh thái tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng
- Màu vẽ, giấy A3, khung gỗ treo tranh vẽ trưng bày
* Dành cho HSKT hòa nhập:
Trang 31 Đối với giáo viên:
- KHDH, máy tính, TV, Bải giảng PPT, video tư liệu về một số khu bảo tồn sinh thái tiêu biểucủa tỉnh Cao Bằng.
2 Đối với học sinh:
- Sưu tầm thông tin, tài liệu về vị trí địa lý, khí hậu, hình ảnh về các loại ĐV đặc trưng,
phong cảnh thiên nhiên nổi bật ở một số khu bảo tồn sinh thái tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng
- Màu vẽ, giấy A3, khung gỗ treo tranh vẽ trưng bày.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 6: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TỈNH CAO BẰNG1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU/ KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài họcmới.
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên chiếu hình ảnh: Hình 1 Một phần của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (Ảnh: Thanh Bình)
Giới thiệu địa danh Hình 1: Dòng nước trong xanh uốn lượn qua những thửa ruộng bậc thang chín vàng tại thung lũng Phong Nặm, Trùng Khánh Trùng Khánh, cách TP Cao Bằng gần 60 km được biết đến là "thiên đường du lịch" mùa lúa chín, với nhiều cảnh quan đẹp hàng năm dịp này đều thu hút đông đảo khách du lịch, nhiếp ảnh gia mọi miền đến tác nghiệp, lưu lại kỉ niệm
Giới thiệu địa danh Hình 1: Dòng nước trong xanh uốn lượn quanhững thửa ruộng bậc thang chín vàng tại thung lũng Phong Nặm, Trùng Khánh Trùng Khánh, cách TP Cao Bằng gần 60 km được biết đến là "thiên đường du lịch" mùa lúa chín, vớinhiều cảnh quan đẹp hàng năm dịp này đều thu hút đông đảo khách du lịch, nhiếp ảnh gia mọi miền đến tác nghiệp,lưu lại kỉ niệm
Trang 4Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách trình bày vấnđề học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện và thảo luận
- HS trình bày nội dung kiến thức, phương án giải quyết nhiệm vụ học tập
- HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và nhận định
- GV đánh giá bằng nhận xét, nhấn mạnh nội dung đáp án đúng của câu hỏi (bài tập), nêu kết luận
- GV đặt vấn đề, dẫn dắt, kết nối chuyển tiếp hoạt động: Cao Bằng là khu vực có tính đa dạng địa chất cao; điều kiện khí hậuthuận lợi, tài nguyên đất và nước khá phong phú, nên Cao Bằng là một trong số ít các tỉnh ở nước ta khá giàu có về tài nguyên và có độ đa dạng sinh học cao Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, CaoBằng đã có quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học Vậy đa dạng sinh học là gì? Cao Bằng có hệ sinh thái và các khu bảo tồn nào?
2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TỈNH CAO BẰNG.
a) Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, vai trò đa dạng sinh học Giới thiệu được hệ sinh vật đa dạng ở CB
b) Tổ chức thực hiện:
Trang 5Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Từ hình ảnh vừa quan sát ở phần khởi động, GV nêu câu hỏi:
a Khái niệm và vai trò của đa dạng sinh học
1 Đa dạng sinh học là gì? Nêu một số nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học ở Cao Bằng.
2 Kể tên các kiểu hệ sinh thái có ở Cao Bằng Nơi em sống thuộc kiểu hệ sinh thái nào?
b Đa dạng sinh học ở Cao Bằng
- GV chiếu hình ảnh, video tư liệu về các hệ sinh thái tự nhiên, nhân tạo, đại diện một số giống TV, ĐV, phổ biến, đặc trưng, quý hiếm trên địa bàn tỉnh CB - GV nêu câu hỏi:
3 Em có nhận xét gì về sự đa dạng sinh học ở tỉnh CB?4 Sự đa dạng SH ở tỉnh CB thể hiện ở những điểm nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ học tập, làm việc cá nhân
- HS tìm hiểu và cập nhật thông tin trên các bài viết, báo
mạng, liên hệ thông tin đã thu thập được tại địa phương,
suy nghĩ, sắp xếp nội dung, trình bày vấn đề học tập (trả lời câu hỏi phần mở đầu)
HS: Hoạt động nhóm đôi, suy nghĩ, thảo luận câu trả lời,viết ra giấy
1 Đa dạng sinh học ở Cao Bằng
a Khái niệm và vai trò của đa dạng sinh học
- Khái niệm: Đa dạng sinh học là sự phong phú của nhiều nhiềudạng, loài và các biến dị di truyền của mọi sinh vật trong đời sống tự nhiên, sự đa dạng vàphong phú này được chia làm nhiều cấp độ tổ chức sinh giới đặc biệt là với các dạng hệ sinh thái của môi trường trên trái đất.- Vai trò của Đa dạng SH: Đadạng sinh học là nguồn tàinguyên quý giá nhất, đóng vaitrò rất lớn đối với tự nhiên vàđời sống con người Đa dạngsinh học giúp cung cấp tàinguyên về động, thực vật nhưthực phẩm, sức kéo, dược liệu,sản phẩm công nghiệp, nôngnghiệp, giống vật nuôi câytrồng, có giá trị làm cảnh,… Đadạng sinh học giúp duy trì và ổnđịnh sự sống trên Trái Đất Đadạng sinh học (được biểu thị ởtài nguyên sinh vật) có vai tròquyết định sự phát triển bềnvững của đất nước
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và thảo b Đa dạng sinh học ở Cao
Trang 6- GV mời 3-4 HS lần lượt trình bày nội dung thông tin đã thu thập được tại địa phương, trên các bài viết, báo mạng (phương án giải quyết nhiệm vụ học tập)
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung thông tin xoay
quanh vấn đề câu hỏi đã nêu ra hoàn thiện câu trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và nhận định
- GV đánh giá bằng nhận xét, nhấn mạnh nội dung đáp án đúng của câu hỏi (bài tập), nêu kết luận mục 1a,b - GV đặt vấn đề, dẫn dắt, kết nối chuyển tiếp hoạt động
Bằng
- Cao Bằng có hệ sinh thái (HST) đa dạng, một quỹ gen tự nhiên rất quý giá, là nền tảng cung cấp các dịch vụ đa dạng sinh thái trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh
- Sự đa dạng SH ở tỉnh CB thể hiện ở những điểm:
+ Sự phân chia các HST (HST tự nhiên và HST nhân tạo)+ Đa dạng loài (hệ TV; hệ ĐV).+ Đa dạng nguồn gen
Thông tin GV giới thiệu cung cấp cho HS về sự đa dạng sinh học ở tỉnh Cao Bằng:Đa dạng SH tỉnh CB được thể hiện ở những điểm:
1 Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 10 HST khác nhau chia thành 02 nhóm:+ HST tự nhiên (gồm: HST rừng và HST tự nhiên không thuộc HST rừng) với tổng diện tích là 499.604,26 ha.
+ HST nhân tạo (gồm: HST rừng trồng, HST nông nghiệp, HST khu dân cư) có tổng diện tích là 170.738 ha (trong đó HST rừng trồng có diện tích là: 22.240 ha; HST nông nghiệp là: 143.800 ha; HST khu dân cư là: 4.698 ha).
2 Cao Bằng có đa dạng các loài, gồm hệ thực vật và hệ động vật + Hệ thực vật bậc thấp (trong đó có 192 loài tảo, gần 400 loài nấm);+ Thực vật bậc cao (gồm 1.862 loài thuộc 855 chi, 212 họ của 5 ngành thực vật bậc cao cómạch, 97 loài quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ);
+ Hệ động vật gồm nhóm động vật có xương sống (gồm: thú có 105 loài thuộc 67 giống, 29họ, 9 bộ, trong đó có 24 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam; chim có 302 loài, trong đó có 6 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam; ếch nhái, bò sát có 89 loài, trong đó có 16 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam; cá có 83 loài, trong đó có 6 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam).+ Nhóm động vật không có xương sống (gồm: côn trùng có 642 loài, trong đó có 5 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam; động vật nổi được xác định có 92 loài; động vật đáy có 134
Trang 7loài, trong đó có 4 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam).3 Về đa dạng nguồn gen, Cao Bằng có:
+ 24 nguồn gen cây trồng đặc sản (bao gồm: 10 nguồn gen về cây lương thực, thực phẩm như: Lúa nếp hương Xuân Trường, lúa nếp Pì Pất, bí thơm Thạch An, đậu nho nhe,…;+ 9 nguồn gen cây ăn quả như: mận máu Bảo Lạc, quýt Trà Lĩnh, cam Trưng Vương, lê Đông Khê, bưởi Phục Hòa, hạt dẻ Trùng Khánh,…; 02 nguồn gen cây lâm nghiệp là trúc sào, mắc rạc;
+ 03 nguồn gen trồng cây lâu năm là: mác mật, chè đắng và chè Phja Đén); + 10 giống động vật nuôi bản địa, chất lượng tốt cần được bảo tồn như: bò H’Mông, lợn đen Táp Ná, gà xương đen, ngựa Nước Hai, chó lùn Bảo Lạc
+ 32 nguồn gen quý hiếm cần bảo tồn theo Quyết định số 80/2005/BNN của Bộ Nông nghiệp như: Bạc Bát, qua lâu trứng, đậu nho nhe, đậu khía, khẩu mèo,…
* Hệ sinh thái tự nhiên: Hệ sinh thái tự nhiên với tổng diện tích khoảng 499 604,26 ha, gồm hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái tự nhiên không thuộc hệ sinh thái rừng Cụ thể:- Hệ sinh thái rừng:
+Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp: phân bố ở địa hình có độ cao trung bình dưới 600 m so với mực nước biển; có ở các huyện Thạch An, Nguyên Bình, Quảng Hoà, Hạ Lang, Trùng Khánh, Hà Quảng, Hoà An, Hệ sinh thái này có chức năng quan trọng trong việc duy trì và nâng cao độ che phủ, góp phầnbảo vệ môi trường.
+Hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình: phân bố ở địa hình có độ cao trung bình từ 600 m đến 1 600 m so với mực nước biển,có ở các huyện Nguyên Bình, Hạ Lang, Trùng Khánh, Hà Quảng, Nơi đây có hàng chục loài thực vật và động vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.
+ Hệ sinh thái rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao: phân bố ở địa hình có độ cao trung bình trên 1 600 m so với mực nước biển; có ở huyện Nguyên Bình, Bảo Lâm và xã Sơn Lập (huyện Bảo Lạc) Điểm đặc biệt của hệ sinh thái này là có rừng rêu, còn gọi là rừng cảnh tiên, một trong những kiểu rừng ít gặp ở Việt Nam.
+Hệ sinh thái rừng tre nứa thuần loại và hỗn giao: phân bố chủ yếu ở các huyện Hoà An, Nguyên Bình, Bảo Lạc Hệ sinh thái này có vai trò quan trọng trong việc phục hồi rừng
Trang 8tự nhiên.+Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi: phân bố ở các huyện có đá vôi của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng Đây là một trong những hệ sinh thái đặc trưng không chỉ của Cao Bằng mà còn là của cả nước với rất nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, trong đó nhiều loài chỉ có trên núi đá vôi.
- Hệ sinh thái tự nhiên không thuộc hệ sinh thái rừng:+ Hệ sinh thái đất ngập nước: bao gồm các hệ thống sông, suối lớn như sông Bằng Giang, Gâm, Bắc Vọng, Quây Sơn, Dẻ Rào, Hệ sinh thái này có chức năng bảo tồn các loài thuỷ sản quý hiếm; góp phần phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo vệ môi trường,…
+ Hệ sinh thái trảng cây bụi, trảng cỏ: Đây là môi trường sống của một số loài chim, thú nhỏ; đồng thời cũng là nơi góp phần phục hồi rừng, tăng tỉ lệ che phủ cho toàn tỉnh.* Hệ sinh thái nhân tạo
- Hệ sinh thái rừng trồng: bảo vệ đất, nguồn nước, tạo nơi ở cho các sinh vật rừng.- Hệ sinh thái nông nghiệp: cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp.
- Hệ sinh thái khu dân cư: nơi sinh sống của dân cư.- Hệ sinh thái ao, hồ: chăn nuôi thuỷ sản (hồ Khuối Khoán, ao nuôi cá,…)
3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/THỰC HÀNH
a) Mục tiêu: Vận dụng sản phẩm các hoạt động của chủ đề 9 thảo luận một số vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng, hệ thống kiến thức, ghi nhớ nội dung bài học
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia 2 nhóm yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu trên báo mạng hoạt động thảo luận 2 nội dung
1 Vai trò của đa dạng sinh học đối với sản xuất nông nghiệp
1 Vai trò của đa dạng sinh học đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng.
- ĐDSH góp phần đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững
- ĐDSH là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên, mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
Trang 9của tỉnh Cao Bằng.2 Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng.
Bước 2: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ
HS: Hoạt động nhóm thảo luận 2 nội dung
Bước 3: Báo cáo, nhận định
- HS báo cáo, trả lời câu hỏi, bổsung, phản biện
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
- GV đánh giá bằng nhận xét, bổ sung ý kiến, khen ngợi các nhóm trình bày bài giới thiệu đạt các tiêu chí nội dung, hình ảnh sáng tạo
* Dành cho HSKT hòa nhập:Hoạt động nhóm, suy nghĩ, thảoluận câu trả lời, viết ra giấy.
- ĐDSH là yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinhthái tự nhiên, làm cân bằng số lượng cá thể giữa các loài và đảm bảo cho khống chế sinh học cho các loài với cá thể được tiếp nhận trong hệ sinh thái
- ĐDSH còn làm cho hệ sinh thái nông nghiệp trở nên mềm dẻo hơn trước sự biến động của môi trường (góp phần điều tiết khí hậu, đất đai và ôn hòa nhiệt độ hơn), làm giảm thiểu tỷ lệ sâu bệnh cho cây trồng
- ĐDSH làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội, góp phần đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu khác nhau của xã hội
- ĐDSH hạn chế được những rủi ro trước những biến động về giá cả trong thị trường Đồng thời tận dụng đượctriệt để các nguồn lợi từ lao động, vật tư trong xã hội
2 Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng.
Tỉnh Cao Bằng xác định triển khai thực hiện có hiệu quả cao nhất Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã phê duyệt, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp và vấn đề ưu tiên sau:
Một là: Xây dựng chương trình đào tạo, truyền thông
nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh hoạc cho cácnhóm đối tượng là cán bộ chuyên môn cấp tỉnh, các Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Hai là: Kiện toàn bộ máy tổ chức Chi cục Bảo vệ môi
trường, thành lập phòng chuyên môn về quản lý đa dạng sinh học
Ba là: Tăng cường năng lực và sự phối hợp giữa các
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và
Trang 10Công nghệ, Văn hóa Thể thao và du lịch, Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành khác… nhằm đảm bảo thực hiện các nội dung Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã phê duyệt.
Bốn là: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về
đa dạng sinh học trên các phương tiện thông tin đại chúng để giúp người dân tiếp cận thông tin dễ dàng
4 VẬN DỤNG/TÌM TÒI, MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: Vận dụng các công cụ tìm kiếm, liên hệ tìm kiếm thông tin về: Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 - 22/5/2024
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tậpBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ: HS thực hiện nhà tìm hiểu về
“Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 - 22/5/2024”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách trình bày vấn đề học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện và thảo luận
- HS trình bày nội dung kiến thức, phương án giải quyết nhiệm vụ học tập.- HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và nhận định
Đa dạng sinh học đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong phát triển bền vững kinh tế - xã hộicủa mỗi quốc gia, mỗi địa phương, vùng lãnh thổvà trong đời sống của mỗi cá nhân Đa dạng sinhhọc là cơ sở của sự sống và quyết định trong mọiphát triển của loài người trên Trái Đất Đa dạngsinh học mang lại những lợi ích trực tiếp cho conngười và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốcgia
Bảo tồn và sử dụng một cách bền vững Đa dạngsinh học là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bềnvững trong mọi lĩnh vực, phục vụ chiến lược tăngtrưởng xanh của Việt Nam
Việt Nam có vùng Đa dạng sinh học cao trên thếgiới Từ đầu những năm 1960, Chính phủ ViệtNam đã ban hành các văn bản quy phạm phápluật và chính sách bảo tồn Đa dạng sinh học Từđó đến nay, hệ thống các văn bản pháp luật liên
Trang 11- GV đánh giá bằng nhận xét, nhấn mạnh nội dung đáp án đúng của câu hỏi (bài tập), nêu kết luận
- GV đặt vấn đề, dẫn dắt, kết nối chuyển tiếp hoạt động
quan được tiếp tục bổ xung và hoàn thiện LuậtĐa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòaXã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008
Việt Nam quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởibiến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng, nước biển dâng,các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng giatăng cả về quy mô, tần suất và mức độ, đã tácđộng trực tiếp đến Đa dạng sinh học
Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật củanhà nước và cam kết của Việt Nam về ứng phóvới biến đổi khí hậu, khẳng định việc bảo tồn Đadạng sinh học không chỉ là nhu cầu mà còn là yêucầu cấp thiết trong quá trình phát triển Chiếnlược quốc gia về Đa dạng sinh học tại Quyết định149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 thựchiện sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội theođịnh hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứngvới biến đổi khí hậu
Liên hợp quốc đã lựa chọn chủ đề cho NgàyQuốc tế đa dạng sinh học năm 2024 là “Be part
of the Plan” - “Hãy là một phần của Kế hoạch
đa dạng sinh học”.
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học diễn ra vào ngày22/5 hàng năm Năm 2024, Liên hợp quốc đã lựa
Trang 12chọn chủ đề cho Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học
là "Be part of the Plan" - "Hãy là một phầncủa Kế hoạch đa dạng sinh học".
Đây là thông điệp và là lời kêu gọi các bên liênquan cùng tham gia, đóng góp vào việc thực hiệnKhung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh –Montreal (GBF), hướng tới ngăn chặn, giảm bớtsự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỷ"Phục hồi hệ sinh thái"
Thông điệp này cũng nhằm nâng cao nhận thứccủa các bên liên quan về Khung GBF tại Hội nghịcác bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học(COP16), dự kiến diễn ra từ ngày 21/10 đến 1/11tại Cali, Colombia
Để hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh họcnăm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghịcác bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, UBNDcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quantâm chỉ đạo, phối hợp tổ chức, tăng cường truyềnthông, giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạngsinh học và các giá trị của đa dạng sinh học trongchiến lược phát triển bền vững của quốc gia; lồngghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào cácchương trình giáo dục, đồng thời thúc đẩy lốisống hài hòa với thiên nhiên Tiếp tục triển khaithực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về đadạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2050 đóng góp vào thực hiện các mục tiêu củaKhung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh -Montreal được thông qua tại Hội nghị COP15;
Trang 13phổ biến, hướng dẫn, thực hiện các quy hoạch,chương trình, kế hoạch, chỉ thị trong lĩnh vực bảotồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Tăng cường các hoạt động khẩn cấp ngăn chặntình trạng khai thác quá mức và buôn bán tráiphép các loài động vật, thực vật hoang dã, bảo vệvà tôn trọng các phong tục, tập quán bền vữngcủa người dân địa phương sống tại các khu vựcdễ bị tổn thương như các khu bảo tồn, vườn quốcgia và các khu vực được công nhận Di sản thiênnhiên
Đồng thời, ngăn chặn, giảm thiểu sự xuất hiện vàtác động của các loài ngoại lai xâm hại đối với đadạng sinh học thông qua các biện pháp kiểm soát,tăng cường quản lý con đường du nhập hoặc diệttrừ các loài ngoại lai xâm hại Nghiên cứu và ápdụng các giải pháp giảm ô nhiễm và giảm thiểutác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinhhọc thông qua các giải pháp như giảm thiểu phátthải, ngăn chặn và giảm rác thải nhựa, quản lýchặt chẽ thuốc trừ sâu và hóa chất dùng trong sảnxuất nông lâm ngư nghiệp, quản lý dịch bệnh,thâm canh bền vững ; đồng thời, lồng ghép bảotồn đa dạng sinh học vào các chính sách, chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch của các bộ, ngành, địaphương để đảm bảo sự công bằng, toàn diện vàđồng bộ trong quá trình ra quyết định có liênquan đến bảo tồn đa dạng sinh học
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu vàtăng cường năng lực về điều tra, kiểm kê, quan
Trang 14trắc, giám sát các thông tin, dữ liệu về đa dạngsinh học Áp dụng các giải pháp tiên tiến về khoahọc công nghệ trong giám sát đa dạng sinh học,phát triển các giải pháp đổi mới nhằm cải thiệnviệc bảo tồn cũng như sử dụng bền vững đa dạngsinh học Thúc đẩy và thiết lập mối quan hệ đốitác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nướcnhằm vận động sự ủng hộ, hỗ trợ về bảo tồn thiênnhiên và đa dạng sinh học Phát hiện, đề xuất vàtôn vinh những cá nhân, tập thể, cộng đồng cónhững mô hình, hoạt động, sáng kiến thiết thựcvà hiệu quả trong công tác bảo tồn đa dạng sinhhọc.
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Trung tâmTruyền thông tài nguyên và môi trường là đơn vịđầu mối cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợphướng dẫn tổ chức thực hiện./
Nội dung Công văn số 2963/BTNMT-TTTTngày 09/5/2024 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc tổ chức các hoạt động hưởngứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024
Hướng dẫn tự học ở nhà
GV tổng kết lại nội dung bài học và dặn dò công việc ở nhà cho HS (3 phút)- GV tổng kết lại các kiến thức trọng tâm của bài học: Mục 1,2 – Chủ đề 9 - Nhắc HS về nhà ôn tập các nội dung đã học.
TIẾT 71 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU/ KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài họcmới.
Trang 15b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Quan sát hình ảnh, ghi nhớ thông tin và trả lời câu hỏi
- GV chiếu hình ảnh các khu bảo tồn sinh thái tiêu biểu, bản đồ du lịch tỉnh CB
- HS tập trung quan sát.- Nhiệm vụ (nội dung hoạt động):
1 Trình bày những hiểu biết của em về vị trí địa lý của tỉnh Cao Bằng trên bản đồ?
2 Kể tên các khu bảo tồn sinh thái em quan sát được?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ học tập, làm việc cá nhân
- HS tìm hiểu và cập nhật thông tin trên các bài viết, báo
mạng, liên hệ thông tin đã thu thập được tại địa phương,
suy nghĩ, sắp xếp nội dung, trình bày vấn đề học tập (trả lời câu hỏi phần mở đầu)
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và thảo luận
- GV mời 3-4 HS lần lượt trình bày nội dung thông tin đã thu thập được tại địa phương, trên các bài viết, báo mạng (phương án giải quyết nhiệm vụ học tập)
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung thông tin xoay
quanh vấn đề câu hỏi đã nêu ra hoàn thiện câu trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề
bài học: CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH CAO BẰNG
Kết luận:
- Dự kiến sản phẩm:1 Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía đông bắc Việt Nam, có vị trí địa lý: phía bắc và đông bắc giáp vớikhu tự trị Quảng Tây (Trung Quốc); phía tây giáp tỉnh Hà Giang; phía tây nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía nam giáp cáctỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.Trungtâm hành chính của tỉnh là Thànhphố Cao Bằng, cách Thủ đô Hà Nội 263 km Chiều dài của tỉnh theo chiều bắc - nam là 80 km Chiều rộng theo chiều đông - tây là 170 km, trung tâm địa lý của tỉnh nằm ở xã Trương Lương, huyện Hòa An
2 - Khu bảo tồn thiên nhiên Pác Bó
- Rừng Trần Hưng Đạo.- Núi Thủng
- Thác Bản Giốc… - Một số hệ sinh thái khác: + Khu bảo tồn vượn Cao Vít( thuộc các xã Phong Nặm, Ngọc Khê, Đình Phong…)+ Hệ sinh thái Phia Oắc- Phia Đén
Trang 16- Cao Bằng là khu vực có tính đa dạng địa chất cao; Điều kiện khí hậu thuận lợi, tài nguyên đất và nước khá phong phú,……nên Cao Bằng là 1 trong số ít các tỉnh ở nước ta khá giàu có về tài nguyên và có độ đa dạng sinh học cao.- Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và sử dụnghợp lí nguồn tài nguyên, Cao Bằng đã có quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
Cao Bằng có hệ sinh thái và các khu bảo tồn nào?Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay
+ Hệ Sinh thái rừng xã Chí Viễn.+ Rừng trúc Nguyên Bình…
Thác Bản Giốc Hệ sinh thái bên sông Quây