1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nội dung hay những tư tưởng sống của nho giáo trong các mối quan hệ xã hội và sự vận dụng tại việt nam

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội dung hay những tư tưởng sống của Nho giáo trong các mối quan hệ xã hội và sự vận dụng tại Việt Nam
Tác giả Lương Thị Cẩm Tú
Người hướng dẫn T.S. Thân Thị Hạnh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

Điều nàymở ra cơ hội để tìm hiểu về một phần quan trọng của văn hóa và triết học Việt Nam, và khámphá cách nó có thể đóng góp vào việc cải thiện giáo dục các bậc học và đào tạo tầng lớp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Giáo viên hướng dẫn: T.S Thân Thị HạnhLớp: KTQT30A - VHVL

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

Trang 2

2.1 Định nghĩa của Nho giáo về tổ chức xã hội 9

2.2 Hệ thống các văn bản chủ yếu của Nho giáo 10

2.3 Nho giáo trong mối quan hệ vua tôi 11

2.4 Nho giáo trong mối quan hệ cha con 13

2.5 Nho giáo trong mối quan hệ vợ chồng 14

2.6 Nho giáo trong mối quan hệ anh em 16

2.7 Nho giáo trong mối quan hệ bạn bè 16

5 đức tính cần có để thực hiện tốt 5 mối quan hệ 17

III Vận dụng vào giáo dục Việt Nam 19

KẾT LUẬN 20

PHỤ LỤC 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện nay, việc nghiên cứu về tư tưởng của Nho giáo và cách mà nó có thểđược áp dụng và liên hệ với hệ thống giáo dục ở Việt Nam trở nên ngày càng cấp thiết Điều nàymở ra cơ hội để tìm hiểu về một phần quan trọng của văn hóa và triết học Việt Nam, và khámphá cách nó có thể đóng góp vào việc cải thiện giáo dục các bậc học và đào tạo tầng lớp lao độngtrong nước

1 Lý do chọn đề tài

Việc lựa chọn đề tài này đến từ một nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của Nho giáotrong văn hóa Việt Nam và triết học của đất nước Nho giáo không chỉ là một tôn giáo mà còn làmột tư tưởng định hình cách suy nghĩ và hành động của người dân Việt Nam qua nhiều thế kỷ.Tư tưởng Nho giáo mang trong mình các giá trị như lòng hiếu thảo, trung thực và đạo đức cánhân Hiểu rõ về tư tưởng này và cách nó có thể được áp dụng trong giáo dục sẽ giúp nâng caochất lượng của hệ thống giáo dục Việt Nam

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

Mục đích của đề tài này là tìm hiểu về các tư tưởng của Nho giáo trong một phạm trù nhấtđịnh, cụ thể ở đây là trong các mối quan hệ xã hội theo định nghĩa của chính nó qua việc làm nổibật các tư tưởng trong phạm trù đó Mục tiêu là để làm đơn giản hóa việc khái quát toàn bộ họcthuyết này và phục vụ nhà nghiên cứu, sinh viên, những người quan tâm tới chủ đề, và hơn nữakhi tìm hiểu và học hỏi từ những tư tưởng của Nho giáo mà không cảm thấy rời rạc Trong phầnkế tiếp, tác giả sẽ phân tích cách nó có thể có ảnh hưởng tích cực đến giáo dục Việt Nam trongbối cảnh hiện nay Tiểu luận sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các khía cạnh quan trọng của tưtưởng Nho giáo, như đạo đức, giáo dục truyền thống, và cách chúng có thể áp dụng vào giáo dụcViệt Nam

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ triển khai các nhiệm vụ sau:- Nghiên cứu văn bản liên quan đến tư tưởng Nho giáo

- Phân tích triết học và lịch sử của Nho giáo để hiểu rõ các nguyên tắc và giá trị cơ bản của nó

Trang 4

NỘI DUNG

Theo định nghĩa của National Geographic – tạp chí chuyên về lịch sử và khảo cổ, Nho giáo làmột hệ thống tín ngưỡng cổ xưa của Trung Quốc tập trung vào giáo dục đạo đức ở con người.Nho giáo là nguồn gốc của nhiều nguyên tắc ứng xử phổ biến trong xã hội như câu nói: "Điềumình không muốn thì đừng làm cho người khác." hay "Không quan trọng việc bạn đi chậm thếnào, miễn là đừng bao giờ dừng lại." được công nhận và chia sẻ rộng rãi trong xã hội Việt Nam.Tuy nhiên, điều không mấy ai biết là lịch sử hình thành của nó: Nho giáo có nguồn gốc và đã dunhập vào Việt Nam như thế nào? và những quan điểm như cách ứng xử với người khác hay địnhnghĩa về sự thành công nằm trong mối liên hệ thế nào với tổng thể về lối tư duy của đạo Khổng?Đây là những nội dung cần được liên tục cập nhật và hệ thống lại về Nho giáo để phục vụ quátrình nghiên cứu về các vấn đề liên quan, có thể kể đến như lịch sử Trung Quốc, lịch sử ViệtNam hay những cuộc tranh luận về thế nào là một tôn giáo cũng như định nghĩa lại về sự baohàm, ngoại diên của tôn giáo (tới nay Nho giáo liệu có xếp vào hàng những tôn giáo trên thế giớivẫn là vấn đề gây tranh cãi)

Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận dựa trên các nguồn thông tin sách, báo, blog, wiki, v v sẽđược gói gọn trong các nội dung về Nho giáo, được chia thành 2 mục lớn và 5 vấn đề chính nhưsau: Phần I tìm hiểu nội dung Nho giáo bao gồm nguồn gốc, học thuyết, giá trị và sau cùng lànhững quan điểm của Nho giáo dành cho nhóm đối tượng là cá nhân đang sinh sống trong xã hội,là những nhà quản trị trong tổ chức hoặc trong bộ máy cầm quyền, nhà kinh tế,.v v Phần II sẽ đisâu vào nguyên nhân dẫn tới sự suy tàn của Nho giáo vào thời Nguyễn ở Việt Nam và đưa ra cácquan điểm về sự ảnh hưởng của Nho giáo lên xã hội Việt Nam trong giai đoạn hưng thịnh của nómang màu sắc tích cực hay tiêu cực hơn

Trong cuộc sống, những người theo tư tưởng Nho giáo được gọi là nhà Nho Nhà Nho lànhững người luôn tập trung vào lợi ích cộng đồng và xã hội; họ biết cách hành động để thỏa mãnnguyên tắc đạo đức và lý luận Nho giáo Giá trị của nhà Nho cũng được thể hiện thông qua chữHán, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa Từ "Nho" kết hợp với "Nhu" có ý nghĩa chờ đợi, ngụ ýrằng những người trí thức trong xã hội luôn sẵn sàng đóng góp kiến thức và tài năng của họ khiđược cần đến Tóm lại, triết học Nho giáo quan niệm rằng con người nên đóng góp cho lợi íchcủa xã hội là mục tiêu chính

Trang 5

1 Nguồn gốc của Nho giáo trên thế giới và ở Việt Nam

Nho giáo ra đời vào khoảng thế kỷ VI TCN ở Trung Quốc Bắt nguồn từ Trung Quốc, họcthuyết Nho giáo mất một khoảng thời gian để được công nhận tại nước nhà, và sau đó đã lanrộng và ảnh hưởng lên văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á bao gồm Việt Nam, NhậtBản, Hàn Quốc và Triều Tiên

Trước tiên, tại Trung Quốc, Nho giáo được xem là lấy cơ sở từ các tư tưởng của thời kỳtrước, tức thời Tây Chu Sau này mới được một nhà triết gia, nhà giáo tên Khổng Tử cùng cáchọc trò hệ thống hóa lại và tích cực đi truyền bá thông qua các chuyến công du hay thông quahoạt động ghi chép Đây được xem là nguồn gốc được công nhận rộng rãi nhất của Nho giáo.Mặc dù vậy, cũng không thể không kể một số các tích cổ Trung Quốc quan niệm có một nhàsáng lập khác chứ không phải Khổng Tử, nhưng đa số các ghi chép này đều mang tính chất siêunhiên, phi thực tế thay vì thực tế

Vua Phục Hy, một Thánh Vương có kiến thức sâu sắc trong thần thoại, truyền đạt tri thứcbằng cách quan sát một con Long Mã trên sông Hoàng Hà, với một hình vẽ đen trắng trên lưngnó Từ trải nghiệm này, ông đạt được sự hiểu biết về khái niệm Âm Dương và tạo ra Tiên ThiênBát Quái, một hệ thống quan trọng dựa trên nền tảng của văn tự và tri thức trong tương lai VuaPhục Hy cũng hướng dẫn người dân về nông nghiệp, chế tạo nhạc cụ, và quan trọng hóa các lễnghi Ông cũng sử dụng đôi da thú trong lễ cưới, thiết lập nền móng cho danh phận của các giatộc Sau đó, vua Hoàng Đế (Hiên Viên Huỳnh Đế) sáng tạo áo mão và chữ viết được phát triểnbởi Ông Thương Hiệt

Là vậy nhưng rõ ràng được công nhận rộng rãi và đáng tin cậy nhất vẫn là việc Nho giáo đãđược sáng tạo bởi Khổng Tử tại Trung Quốc và vào thời Xuân Thu Được cho rằng do xã hội khiấy còn loạn lạc mà Khổng Tử đưa ra các tư tưởng này nhằm giúp tầng lớp thống trị tiện bề trị andân Xã hội hậu thời Chu đã để lại một Trung Quốc với nhiều vấn đề về mặt cai trị, quản lý xãhội Những nhà lập quyền trừng phạt người dân để áp dụng luật pháp và củng cố sự trung thànhđối với sự cai trị Những quy chế thì không đủ sức răn đe và gây ra nhiều nhũng nhiễu trong dânchúng, mà do đó người cầm quyền thường bị sát hại và bị thay thế Sự hình thành nên Nho giáonhư một hành động nhằm khôi phục sự tuân theo một cách tận tâm đối với các truyền thống đạođức tại xã hội Trung Quốc thời bấy giờ

Trang 6

Lý giải một cách tường tận, trong thời kỳ Xuân Thu, Khổng Tử đã chỉnh sửa, hiệu đính vàgiải thích một trong hai bộ sách thể hiện tri thức của Nho giáo Sau khi Khổng Tử qua đời, họctrò tổng hợp các lời dạy của ông để tạo nên cuốn sách Luận ngữ Trong số học trò nổi bật củaKhổng Tử, Tăng Sâm, còn được gọi là Tăng Tử, đã dựa trên tri thức của thầy mình để viết cuốnĐại học Con truyền cháu nối của Khổng Tử, Khổng Cấp, còn được gọi là Tử Tư, đã sáng tạo racuốn Trung Dung Trong thời kỳ Chiến Quốc, Mạnh Tử đã đưa ra một số tư tưởng mà sau nàycác học trò của ông viết thành cuốn sách Mạnh Tử Từ những đóng góp này, hai khái niệm đãnảy sinh, đó là Nho giáo và Nho gia Nho gia tập trung vào mặt học thuật, và nội dung của nóthường được gọi là Nho học; trong khi Nho giáo có tính chất tôn giáo Trong Nho giáo, VănMiếu trở thành một nơi thánh thiêng và Khổng Tử trở thành nhà lãnh đạo tôn giáo, truyền bágiáo lý tâm linh mà những người theo Nho giáo cần tuân theo Trong thời kỳ Hán, Đại Học vàTrung Dung đã được kết hợp thành Lễ Ký Vua Hán Vũ đã coi Nho giáo là tôn giáo quốc gia vàsử dụng nó để định hình tư duy và đoàn kết quốc gia.

Vậy, Khổng Tử là ai và có tầm ảnh hưởng thế nào đến thế giới thông qua Nho giáo? Ông làngười tự nhận bản thân là một nhà truyền giáo mà chẳng phát minh được điều gì mới mẻ KhổngTử, còn được gọi là Khổng Phu Tử, sinh vào ngày 28 tháng 9 năm 551 TCN và qua đời vào ngày11 tháng 4 năm 479 TCN, là một triết gia và nhà chính trị người Trung Quốc, xuất thân và lớnlên tại làng Xương Bình, nước Lỗ Là người sáng tạo nên Nho giáo - một học thuyết hay thậmchí có thể coi là một tôn giáo, Khổng Tử sinh ra trong một gia đình có dòng dõi quý tộc nướcTống với tổ tiên 14 đời của vua Vi Trọng nước Tống Cha ông mất khi Khổng Tử mới 3 tuổi đểlại hoàn cảnh gia đình khó khăn Ông phải đi làm nhiều nghề để mưu sinh nhưng là con ngườihiếu học và đi dạy học từ tuổi 22, khoảng 2 năm sau khi ông lấy vợ và 1 năm sau khi ông cóngười con đầu lòng là Lí

Trong quá trình sự nghiệp của mình, Khổng Tử đã thu hút một lượng lớn học trò Tổng sốhọc trò của ông lên đến con số 3000, trong đó có 72 người được coi là xuất sắc và được gọi làThất nhập nhị hiền Ông đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với triều đình và tham gia vào việc tư vấn vềchính sách Vào lúc ông 30 tuổi, ông đã được mời bởi Lỗ Chiêu Công để thăm viếng Lạc Dươngvà khảo cứu luật lệ cũng như tư liệu cổ Năm 35 tuổi, theo lời mời của vua Lỗ, ông đã sang nướcTề để thảo luận về các vấn đề chính trị Ông đã nhận được sự tôn trọng và sự kính trọng từ TềCảnh Công Khổng Tử đã đề xuất giao phong đất Ni Khê để quản lý, tuy nhiên, quan Tướng Tề

Trang 7

là Án Anh đã ngăn cản ý định này Lúc ông 50 tuổi, ông được vua Lỗ Định công mời để làmTrung đô tế, sau đó được thăng chức Tư không và sau cùng là chức Đại tư khấu Khổng Tử đãđưa ra lời khuyên để vua Lỗ Định công thu hồi quyền quyết định về binh quyền của ba họ quýtộc nổi tiếng trong nước Lỗ Nước Tề đã thấy sự mạnh mẽ của nước Lỗ và bắt đầu lo ngại VuaTề đã đề xuất một thỏa thuận, gửi 80 thiếu nữ xinh đẹp và 125 con ngựa tốt cho vua Lỗ Vua Lỗ,sau khi nhận những quà tặng này, đã không quan tâm đến triều chính, thậm chí có lúc ông khôngxuất hiện tại triều đình trong suốt 3 ngày, để quyền thần quản lý mọi việc Khi ông 55 tuổi,Khổng Tử đã du hành qua các quốc gia chư hầu và cố gắng truyền bá tri thức và tư tưởng củamình, nhưng các quốc gia chư hầu thời đó không chấp nhận triết học của ông vào việc quản lýquốc gia của họ Vào năm 69 tuổi, ông trở về nước Lỗ và tập trung vào việc viết sách.

Khổng Tử chủ yếu thành công trong lĩnh vực giảng dạy Trong lĩnh vực giáo dục toàn cầu,ông được tôn vinh như một biểu tượng của triết học và lòng hiền từ của Trung Quốc Những lờidạy và triết lý của Khổng Tử đã tạo nền tảng cho văn hóa Á Đông và đến ngày nay, vẫn duy trìtác động sâu rộng trong Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia Đông Á khác Ông được coi là mộttrong Mười Vị Thánh trong lịch sử Trung Quốc Bản thân Nho giáo thì được xem là một nganghàng với Lão giáo và Phật giáo Là một người vĩ đại, sau khi qua đời, ông đã để lại một khối tàisản giá trị là kho tàng tri thức để đời cho nhân loại Tuy cũng thật đáng tiếc khi những thành quảngày hôm nay đã không được ông chứng kiến trước khi qua đời vào tuổi 71 Cuộc đời Khổng Tửtuy có lúc dương lúc thịnh nhưng nhìn chung ông đã có một cuộc đời bình an, có sự nghiệp vàgia đình

Ở Việt Nam, lịch sử du nhập và phát triển của Nho giáo có thể được chia thành các giai đoạnkhác nhau Trong mười thế kỷ đầu của công nguyên, Nho học tại Việt Nam chưa phát triển mạnhmẽ và chưa hình thành một tầng lớp Nho sĩ đóng vai trò quan trọng trong xã hội Tuy nhiên, thếkỷ X mang theo chiến thắng đầy ấn tượng của Ngô Quyền tại Bạch Đằng, người Việt đã bướcvào kỷ nguyên độc lập và tự chủ, đánh dấu một khoảng thời gian quan trọng sau hơn 1000 nămbị Bắc thuộc

Khi xã hội đạt được sự độc lập, nó đặt ra nhiều yêu cầu đối với việc duy trì và phát triển hệthống tri thức để truyền bá cho người dân Điều này nhằm củng cố quyền lực trung ương và duytrì trật tự xã hội Mặc dù Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam thông qua con đường Trung

Trang 8

Quốc và được truyền bằng tiếng Hán, nó đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xây dựngđời sống chính trị và xã hội cho người dân sau hơn 1000 năm thời kỳ Bắc thuộc.

Các tài năng của Nho giáo dưới triều đại Lý bao gồm Lê Văn Thịnh, Hàn Lâm Viện, MạcHiển Tích, Lý Đạo Thánh, Trương Bá Ngọc, Tô Hiến Thành và nhiều người khác Sang đến thờikỳ nhà Trần, là một giai đoạn tiếp theo của sự phát triển của Nho giáo tại Việt Nam Lê Văn Hưuđã đỗ một trong các kỳ thi Nho học của thời kỳ này và sau đó trở thành một sử gia, viết nên cuốnĐại Việt sử ký Trong giai đoạn này, Nho giáo đã phát triển từng bước, và bản sắc của Nho giáoViệt Nam thời Trần đã trở nên rõ ràng hơn so với thời kỳ Lý Tầng lớp Nho sĩ trở nên đông đảohơn và tham gia tích cực vào công việc chính trị của đất nước Họ đã đóng góp cho tư tưởng Nhogiáo cũng như phát triển quan điểm về chính trị, xã hội và đạo đức

Thời kỳ nhà Lê liên quan đến sự phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền, vàđược đánh giá là thời kỳ phát triển đỉnh cao của Đại Việt Chính quyền trung ương được củng cố,biên giới phía Bắc được bảo vệ và đặc biệt là lãnh thổ phía Nam được mở rộng Văn hóa và giáodục đạt được nhiều thành tựu lớn Vua Lê Thánh Tông đã chia nước thành 13 đạo và lập ra cácquy chế thi cử Cần thấy rằng phong kiến tập quyền thời Lê phát triển mạnh mẽ đi đôi với sựphát triển và thịnh hành của Nho giáo Nho giáo đã đóng góp vào việc xây dựng hệ tư tưởng, gópphần trong việc ổn định xã hội và củng cố chính trị Dưới triều đại Lê, có nhiều danh nhân Nhogiáo như Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Lê Quý Đôn, PhạmCông Trứ, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên và nhiều người khác

Tuy nhiên, khi bước vào thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đã rơi vào khủng hoảng vàNho giáo dần mất sự ảnh hưởng Cụm từ "Nho giáo đã bị đả kích" có thể mô tả tình hình này.Đặc biệt, khi hệ thống giáo dục chính thống bị bãi bỏ, Nho giáo bị loại khỏi chương trình giáodục Tuy nhiên, tư tưởng Nho giáo Việt Nam vẫn còn đọng trong từng tâm hồn và vẫn ảnh hưởngđến phong cách sống và xã hội của thời kỳ đó Để lại một số tác phẩm cho thế hệ sau tìm hiểu vànghiên cứu như "Văn Tịch Chí trong Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú và"Tìm hiểu kho sách Hán - Nôm" của Trần Văn Giáp, "Tứ thư thuyết ước," "Chu dịch quốc âmgiải nghĩa," "Tứ thư ngũ kinh toản yếu," "Tinh lý toản yếu," "Thánh mô hiền phạm lục," "Dịchkinh phu thuyết," và nhiều tác phẩm khác

Trang 9

2 Nội dung hay những tư tưởng của Nho giáo trong tổ chức xã hội đượcđịnh nghĩa bởi chính nó

2.1 Định nghĩa của Nho giáo về tổ chức xã hội

Nho giáo là một tôn giáo hay một học thuyết có hệ thống và có phương pháp, dạy về nhânđạo, tức là dạy về đạo làm một con người trong gia đình và trong xã hội Thế giới quan của Nhogiáo cho rằng xã hội bao gồm ba yếu tố cơ bản: Quốc gia, Gia đình và Cá nhân, trong đó Cánhân là thành phần cơ bản nhất xây dựng gia đình và xã hội, và hệ thống năm mối quan hệ xã hộigồm vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh em và bạn bè

Cuốn Đại học một trong bốn quyển Tứ Thư có câu nói như sau:

- “Muốn trị quốc tốt trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình Người trong giađình, gia tộc mình mà không giáo dục được thì sao có thể giáo dục được người khác Mộtnhà thực hiện nhân ái có thể dấy lên trong nước một phong trào nhân ái Một nhà thựchiện khiêm nhường, có thể dấy lên cả nước một phong tục khiêm nhường Còn nếu mộtngười tham lam tàn bạo, tất dấy lên cả nước phạm thượng, làm loạn,… Nếu bản thânmình che giấu những hành vi không hợp với đạo trung thứ thì sao có thể giáo dục đượcngười khác làm theo đạo trung thứ Cho nên muốn trị nước tốt, trước hết phải chỉnh đốntốt gia đình, gia tộc mình.”

Cũng trong Tứ Thư, khi luận bàn về lòng trung thành, Khổng Tử nói: “Yêu con mà khôngdạy con phải chịu khó nhọc được ư? Trung với vua mà không khuyên can vua theo đường chínhư?”

Lòng trung thành còn được Khổng Tử nhắc tới trong câu nói:

- “Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua.”Các tình huống trên đề cập đến việc xem xét sự tương quan giữa cá nhân và gia đình, vua vànhững người phục vụ vua, và cũng được xem là một phần của tư tưởng Nho giáo toàn diện Nhogiáo quan điểm rằng cá nhân, là yếu tố cơ bản trong xã hội, cần phải thực hiện không chỉ việctuân thủ đạo đức mà còn phải biết về những khía cạnh như đạo đức, đạo lý, nghi thức và âmnhạc Đạt đạo đòi hỏi các hành vi và quan hệ xã hội đúng đắn, bao gồm quan hệ với vua, cha mẹ,vợ chồng, anh em và bạn bè Đạt đức, theo Khổng Tử, được mở rộng thành "ngũ thường," bao

Trang 10

gồm nhân - nghĩa - lễ - trí - tín Biết thi – thư – lễ - nhạc đòi hỏi kiến thức và sự tôn trọng chovăn hóa và nghệ thuật Điều quan trọng trong quan điểm quản trị là tề gia, trị quốc, bình an toànthế giới, và nó được xây dựng dựa trên hai nguyên tắc quan trọng là nhân trị (quản lý dựa trêntình thương) và chính danh (tuân thủ đúng nhiệm vụ và trách nhiệm của mình) Đối với quanđiểm về giáo dục, điều quan trọng không phải là người học mà là cách học và dạy, và học phảixảy ra liên tục, ở mọi nơi, và dành cho mọi người Mục tiêu của việc học là trở thành một ngườiđạo đức và có khả năng thực hiện các nhiệm vụ quản lý Phần thứ hai về nội dung của Nho giáocó thể được tóm tắt trong khái niệm đạt đạo và các quy tắc đạo đức trong cuộc sống hàng ngày.

2.2 Hệ thống các văn bản chủ yếu của Nho giáo

Trong hệ thống của Nho giáo có 2 bộ sách là Tứ Thư và Ngũ Kinh Riêng chỉ 2 bộ sách trêncó thể thể hiện gần như trọn vẹn toàn bộ học thuyết này Mỗi bộ sách phục vụ những mục đíchkhác nhau, đương nhiên vẫn nằm trong hệ thống của Nho giáo mà những nguyên tắc của nó đượctôn trọng Ví như có người quan tâm, muốn tìm hiểu về những lời dạy của Khổng Tử có thể tìmcuốn "Luận Ngữ" và bổ cứu thêm trong bộ Ngũ Kinh gồm 5 cuốn Thi, Thư, Lễ, Dịch và XuânThu Thực tế bộ này ban đầu có 6 cuốn nhưng về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộkinh tới nay được gọi là Ngũ kinh Ngoài ra, nhiều thông tin về các bộ sách vẫn chưa được xácđịnh như năm “Trung Dung” và “Kinh Thư” được viết; hay việc nhiều thiên của Kinh Lễ đã bịthất lạc; các thông tin về tác giả chưa chắc chắn v v

Đầu tiên, bộ Tứ thư là tập hợp của 4 cuốn sách "Luận ngữ", "Đại học", "Trung Dung", và"Mạnh Tử" Để phục vụ các công trình nghiên cứu sau này, xin phép tóm lược nội dung chínhcủa hai bộ Tứ Thư Ngũ Kinh cùng thông tin người biên soạn và năm ra đời tại Phụ lục I thuộctiểu luận này Bộ sách Tứ Thư của Nho giáo ra đời cách nay khoảng hơn 2.000 năm Vào đời nhàTống, bộ sách này được các danh Nho tu chỉnh; trước đó thì có nhiều tác giả Đầu tiên, hai danhnhân Nho thuộc họ Trình, Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di (1033-1107), đã tiến hành nghiêncứu, biên soạn và giải thích Tứ Thư và Ngũ Kinh Sau đó, Chu Hy (1130-1200) đã thực hiện việcbổ cứu và sắp xếp chúng thành các chương có thứ tự để trở nên dễ hiểu hơn Hiện nay, một sốphiên bản của Tứ Thư và Ngũ Kinh được coi là kết quả của công lao đóng góp của hai anh emTrình Hạo, Trình Di và Chu Hy trong thời kỳ triều đại nhà Tống

Cuốn Đại học là một trong những kinh điển của Nho gia Đại học là “đại nhân chi học” trongtiếng Hán Nôm, dịch ra có nghĩa là học của bậc đại nhân hay học để trở thành bậc đại nhân

Trang 11

Điểm thú vị về Đại học là “tam cương, bát mục” , nói về việc để hướng tới thiên hạ thái bình cầncon người ta cần tập trung vào “tu thân” tức tu sửa đạo đức cá nhân Tiếp đến, Trung Dung làmột đạo trong Nho giáo, chỉ cách giữ ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không tháiquá và nếu làm được vậy sẽ trở thành người tài giỏi Luận ngữ ghi lại lời dạy của Khổng Tử vềđạo quân tử, lấy Khổng Tử làm gương mẫu mực Cuối cùng, cuốn Mạnh Tử là một tác phẩm vềtâm học và chính trị học đề cao sự nhân và nghĩa, được nhận định là táo bạo, hợp lý, không thểbắt bẻ, và đỉnh cao nhất thuộc học thuyết này

Ngũ Kinh là bộ năm quyển kinh điển quan trọng trong văn học Trung Quốc, gồm Kinh Thi,Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu Được cho là đã được soạn thảo hoặc hiệuđính bởi nhà triết học nổi tiếng Khổng Tử, những quyển kinh này bao gồm các bài thơ dân gian,truyền thuyết lịch sử, lễ nghi truyền thống, triết học về âm dương và nhiều khía cạnh về quá khứvà văn hóa Trung Quốc Các Ngũ Kinh được cho là đã đóng vai trò quan trọng trong việc địnhhình và giáo dục tư tưởng xã hội và triết lý của người Trung Quốc

2.3 Nho giáo trong mối quan hệ vua tôi

“Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua”Ở đây, trong cụm từ “vua tôi” ta tạm hiểu “tôi” là người phò tá, hỗ trợ công việc triều chínhcho vua Tiếng Việt ta hay gọi người như vậy là quan hay quan triều đình Vậy, đối với quan hệvua - tôi, Khổng Tử đề cao sự trung thành của quan đối với vua Trong đó, Khổng Tử khẳng địnhsự trung thành với vua không có nghĩa là không cần góp ý, không khuyên can vua: "Yêu con màkhông dạy con phải chịu khó nhọc được ư? Trung với vua mà không khuyên can vua theo đườngchính ư?” (Luận Ngữ) Thêm vào đó, lòng trung thành không chỉ là quan hệ một chiều Khi vuara lệnh sai, tôi có quyền phản đối Khi vua vi phạm đạo đức, tôi có quyền phản đối hoặc thậm chílật đổ vua

Hai câu nói sau của Mạnh Tử và Tuân Tử về mối quan hệ vua–tôi trích từ bộ Tứ Thư cũngmang những quan điểm tương tự:

1 Ba cng lĩnh, tám điềều m c Tám điềều m c là đ c th hóa các cươụụể ụ ểương lĩnh Ba cương lĩnh gồềm: Minh minh đ c (làm sáng cái đ c sáng c a chính mình), Tân dân (làm m i cho dân, ng ý sau khi t s a mình thành t u l i ứứủớụự ửự ạ

Ngày đăng: 24/09/2024, 16:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tam Nguyên. "Về Quan Hệ Vua và Dân trong Nho Giáo." Tạp chí Tadri. Retrieved from https://tadri.org/vi/news/Nguoi-xua-day-chung-ta/VE-QUAN-HE-VUA-VA-DAN-TRONG-NHO-GIAO-242/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về Quan Hệ Vua và Dân trong Nho Giáo
2. Thanh Mai N. (2013). "Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay." Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.Retrieved from http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/342-Tu-tuong-dao-duc-Nho-giao-va-anh-huong-cua-no-o-nuoc-ta-hien-nay Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay
Tác giả: Thanh Mai N
Năm: 2013
3. “Tứ thư.” Wikipedia. Retrieved from https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_th%C6%B0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tứ thư
4. Hoàng Kiêm H. (2016). "Tìm hiểu về Nho giáo và Khổng giáo." Retrieved from https://hahoangkiem.com/van-hoa-xa-hoi/tim-hieu-ve-nho-giao-khong-giao-1440.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về Nho giáo và Khổng giáo
Tác giả: Hoàng Kiêm H
Năm: 2016
5. Thanh Trúc D. "Những giá trị và yếu tố tiêu cực của Nho giáo." Luận Văn. Retrieved from https://luanvan.co/luan-van/nhung-gia-tri-va-yeu-to-tieu-cuc-cua-nho-giao-4817/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giá trị và yếu tố tiêu cực của Nho giáo

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w