1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhận thức của sinh viên nữ trường đại học ngoại ngữ đại học đà nẵng về hành vi quấy rối tình dục và biện pháp bảo vệ

53 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức của sinh viên nữ Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng về hành vi quấy rối tình dục và biện pháp bảo vệ
Tác giả Hoàng Thị Thiên, Trần Ngọc Anh, Trần Quốc Khánh, Nguyễn Phú Trọng
Trường học Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế - Xã hội
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 5,34 MB

Nội dung

Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về thực trạng nhận thức về quấy rối tình dục của sinh viên nữ Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về QRTD, đồ

Trang 1

DAI HOC DA NANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ DON VI KHOA: TIENG ANH CHUYEN NGANH

BAO CAO TONG KET ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NAM 2023 NHẬN THỨC CÚA SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ,

DAI HOC DA NANG VE HANH VI QUAY ROI TINH DUC

VA BIEN PHAP BAO VE _TDỢỪ >

Xác nhận của đơn vị chủ trì Sinh viên chịu trách nhiệm chính

Da Nang, thang 4 nam 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ CONG HOA XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DON VI KHOA: TACN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐÈ XUẤT ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2023

1 Tên đề tài: Nhận thức của sinh viên nữ Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng về hành vi quấy rối tình dục và biện pháp bảo vệ

2 Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế - Xã hội 3 Tính cấp thiết: Vấn đề “Quấy rối tình dục” đang là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay, không có nơi nào tuyệt đối an toàn và miễn nhiễm với quấy rối tỉnh dục Tại các trường đại học của Đà Nẵng, trường Đại học Ngoại ngữ có đặc thù là sinh viên nữ trong các khoa, ngành chiếm số lượng lớn Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về thực trạng nhận thức về quấy rối tình dục của sinh viên nữ Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về QRTD,

đồng thời là cơ sở đề Nhà trường có những biện pháp hỗ trợ hợp lý giúp sinh viên

nữ phòng ngừa và bảo vệ bản thân trước hành vi QRTD, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện bài nghiên cứu: “Nhận thức của sinh viên nữ trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng về hành vi quấy rối tình dục và biện pháp bảo vệ”

4 Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu nghiên cứu nhận thức của nữ sinh đang theo học tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng về các hành vi quấy rồi tình đục và các biện pháp phòng tránh bị quấy rối tình dục Từ đó nâng cao nhận thức về giáo đục giới tính đề phòng tránh và ngăn chặn các vẫn đề liên quan đến quấy rối tình dục ở nữ sinh tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

5, Nội dung chính: Nghiên cứu nhận thức của nữ sinh đang theo học tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng về các hành vi quấy rối tình dục và các biện pháp phòng tránh bị quấy rối tình dục Đồng thời, đề xuất thêm một số biện pháp khác nhăm phòng tránh và ngăn chặn các vấn đề liên quan đến các hành vi quấy rối tinh dục ở sinh viên nữ trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đả Nẵng

Trang 3

6 San phẩm và kết quả dự kiến: Sinh viên sẽ được nâng cao nhận thức và có thêm những cách thức đề bảo vệ bản thân trước các hành vi quấy rối tình dục Đồng thời, nhà trường sẽ có cơ sở đề chú trọng hơn cũng như có những biện pháp hỗ trợ hợp lý và hiệu quả giúp sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng phòng ngừa và bảo vệ bản thân trước các hành vi quấy rồi tình duc

7 Thời gian nghiên cứu dự kiến:

5 Kinh phí dự kiến:

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2

(chữ ký, họ và tên) (chữ ký, họ và tên) (chữ ký, họ và tên)

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐƠN VỊ KHOA: TACN

ĐÈ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

- Địa chỉ liên lạc: 8/1 Nguyễn Phong Sắc, phường Khuê Trung, quận Câm Lệ, Đà

Nẵng

- Số điện thoại: 0865964357

- Email: thienhoang2002123@gmail.com - Cac thanh vién tham gia:

1) Tran Ngoc Anh Lớp, Khoa, Bộ môn: 20CNATMCLC02, tiếng Anh chuyên nganh

Dién thoai: 0848877559 Mã số sinh viên: 412200279, 2) Trần Quốc Khánh Lớp, Khoa, Bộ môn: 20CNATM0I, tiếng Anh chuyên ngành Điện thoại: 0793520226 Mã số sinh viên: 412200125

3) Nguyễn Phú Trọng Lớp, Khoa, Bộ môn: 20CNATMCLC02, tiếng Anh chuyên ngành Điện thoại: 0937441950 Mã số sinh viên: 412200300

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài: Theo nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Cordoba, Tây Ban Nha bởi Mercedes Osuna- Rodríguez, María Isabel Amor và Irene Dios (2023), phụ nữ nhận thức về các tỉnh huống bạo lực giới hay quấy rối tình dục cao hơn nam giới Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề xuất được những biện pháp giúp nhà trường và các cơ quan địa phương giảm thiêu các vân nạn này

Trang 5

Mot nghién ctru tai Bang Cốc, Thái Lan được thực hiện bởi Siriporn Santre va Tepanata Pumbai Pool (2022) đã tìm hiểu chuyên sâu về phản ứng với quấy rỗi tinh dục trên mạng của học sinh nữ thông qua Chương trình học kết hợp (Blended learning program) Chuong trình đã làm giảm các trường hợp quấy rối tình dục trên mạng Tuy

nhiên, nghiên cứu lại có cái nhìn phiến diện khi chưa đề cập đến các hình thức quấy rối

tình dục khác Trong bài nghiên cứu “Quấy rối tình đục và phòng chống quấy rối tình dục trong trường đại học” của tác giả Ngô Thùy Dung (2019) đã chỉ rõ nguy cơ tiềm ấn và hậu quả của vấn nạn quấy rối tình dục trong môi trường đại học Nhưng nghiên cứu trên vần chưa đi sâu vào việc khảo sát nhận thức của sinh viên về hành vị quây rôi tình dục Trong bối cảnh tại thành phố Đà Nẵng, Lê Thị Lâm (2019) cũng đã xem xét thực hiện bài nghiên cứu thực trạng nhận thức về quấy rối tình đục của các sinh viên nữ theo học tại các Trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu cho thấy khả năng nhận diện các tình huống quấy rối tình dục của nữ sinh vẫn chưa thật sự chính xác hoặc còn nhằm lẫn trong một số tình huống Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế về bối cảnh nghiên cứu, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số hiện nay

3 Tính cấp thiết của đề tài: Vấn đề “Quấy rối tình dục” đang là một vấn nạn nhức nhối, xảy ra với tần suất dày đặc trong xã hội hiện nay, không có nơi nào tuyệt đối an toàn và miễn nhiễm với quấy rối tình dục Trong khi đó, tại các trường đại học của Đà Nẵng, trường Đại học Ngoại ngữ có đặc thù là sinh viên nữ trong các khoa, ngành chiếm số lượng lớn

4 Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu nhận thức của các nữ sinh đang theo học tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng về các hành vi quấy rối tình dục và các biện pháp phòng tránh bị quấy rối tình dục Từ đó nâng cao nhận thức về giáo dục giới tính đề phòng tránh và ngăn chặn các vẫn đề liên quan đến quấy rối tình dục ở nữ sinh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đả Nẵng

5 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng (Quantitative research): Một bảng khảo sát được gửi đến cho 173 sinh viên nữ đang theo học tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng dé tìm hiểu về nhận thức của các bạn về vấn đề quấy rối tình dục và các biện pháp bảo vệ

Trang 6

Dữ liệu từ bảng khảo sát được xử lý định lượng với sự hỗ trợ của phần mém SPSS 20.0 va Microsoft Excel 2016

Nghiên cứu định tính (Qualitative research): Nhóm nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 6 sinh viên nữ đang theo hoc tai Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đả Nẵng để tiến hành phỏng vấn sâu (semi-structure interview) trong khoảng thời gian từ 30 phút - 1 tiếng với nhóm nghiên cứu để chia sẻ về các hiểu biết cũng như trải nghiệm của các sinh viên được phỏng vấn về quấy rối tình dục Phần trả lời phỏng vấn của sinh viên được thu âm, sau đó trích xuất và phân tích định tính cho bài nghiên cứu

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu nhận thức của sinh viên nữ trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đả Nẵng về hành vi quấy rồi tình dục và biện pháp bảo vệ bản thân, phòng tránh quấy rối tình dục Đồng thời, đề xuất thêm một số biện pháp khác nhằm phòng tránh và ngăn chặn các vẫn đề liên quan đến các hành vi quấy rối tình dục với sinh viên nữ trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đả Nẵng

7, Nội dung nghiên cứu: Nshiên cứu nhận thức của nữ sinh đang theo học tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng về các hành vi quấy rối tình đục và các biện pháp phòng tránh bị quấy rỗi tình dục Đồng thời, đề xuất thêm một số biện pháp khác nhằm phòng tránh và ngăn chặn các vấn đề liên quan đến các hành vi quấy rối tình dục ở sinh viên nữ trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

§ Kết quả nghiên cứu: Sinh viên sẽ được nâng cao nhận thức về quấy rối tình dục và có thêm những cách thức đề bảo vệ bản thân trước các hành vi quấy rối tình dục Đồng thời, nhà trường sẽ có cơ sở đề chú trọng hơn cũng như có những biện pháp hỗ trợ hợp lý và hiệu quả giúp sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng phòng ngừa và bảo vệ bản thân trước hành vi quây rôi tình dục

9 Sản phẩm: Nghiên cứu với sự tham gia của 173 sinh viên nữ đang theo học tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Năng Thông qua phân tích số liệu, nhóm nghiên cứu rút ra được kết quả về nhận thức của các sinh viên nữ về hành vi quấy rỗi tình dục và biện pháp bảo vệ

10 Về các đóng góp của đề tài đến giáo dục và đào tạo, kinh tê xã hội và an ninh quốc phòng: S¡nh viên sẽ được nâng cao nhận thức về quây rồi tỉnh dục và có thêm

Trang 7

những cách thức để bảo vệ bản thân trước các hành v¡ quấy rối tình dục Nhờ đó, nhà

trường sẽ có cơ sở để chú trọng hơn cũng như có những biện pháp hỗ trợ hợp lý và hiệu quả giúp sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng phòng ngừa và bảo vệ bản thân trước hành v1 quấy rối tình dục

Người hướng dẫn Sinh viên chịu trách nhiệm chính (Ky va ghi rõ họ tên) (Xý và ghi rõ họ tên

Trang 8

1.2 Mục dích và mục tiêu nghiên cứu:

1.3 Câu hỏi nghiÊn CỨU: s5 s9 993 599.90 9 5 9 TT 0 0 9 Vi

1.5 Phạm vi nghiên cứu: 1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài:

ro sna (ý ẽẽ.ẽ

2.1 Định nghĩa về nhận thức:

2.2 Định nghĩa quấy rối tình dục:

2.3 Tổng quan các nghiên cứu (rước

3, TIỀN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp chọn mẫu

4 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1 Kết quả nghiên cứu từ bảng khảo sát 4.1.1 Nhận điện các biéu hién tình huống về hành vi quấy rối tình dục

Trang 9

4.1.4 Nhận diện các khu vực, địa điểm có nguy cơ bị quấy rối tình

4.2 Nhận thức về thì các biện pháp phòng tránh và ngăn chặn quấy rồi tình dục của sinh viên nữ trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà

4.2.1 Nhận thức về các biện pháp phòng tránh và ngăn chặn quấy rối

4.3 Kết quả phỏng vấn sâu từ phía sinh viên 4.3.1 Nhận thức của sinh viên nữ Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN

4.4 Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa và ngăn chặn các hanh vi quay rồi tỉnh dục cho sinh viên nữ trường Đại học

5 Kết luận DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRONG NƯỚC NƯỚC NGOÀI PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT BANG CAU HOI PHONG VAN

Trang 10

DANH MUC BIEU DO, BANG

an Nhận thức của sinh viên nữ về cac biéu hién cua hanh vi quay 1 Biêu đồ | hes

roi tinh duc eax Nhận thức của sinh viên nữ về nguyên nhân làm gia tăng tình 2 Biêu đồ 2 Lo hes

trạng quây rồi tỉnh dục eax Nhận thức của sinh viên nữ về hậu quả của các hành vi quấy

rồi tình dục eax Nhận thức của nữ sinh về các khu vực, địa điểm có khả năng

xảy ra hành vi quây rồi tình dục kan Nhận thức của sinh viên nữ về thủ phạm của hành vi quấy rối 5 Bicudo5 | |

tinh duc eax Nhận thức của nữ sinh về các biện pháp tự bảo vệ bản thân

Trang 11

DANH MUC NHUNG TU VIET TAT

CTSV Công tác sinh viên

Trang 12

TOM TAT Trong xã hội phát triển ngày nay, quấy rỗi tình dục đã và đang là một mối nguy tiềm

tàng khi xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau với tính chất, mức độ ngày cảng

nghiêm trọng, đặc biệt là đối với nữ giới Với lý do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu nhận thức của các nữ sinh đang theo học tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng về các hành vi quấy rối tình dục và các biện pháp phòng tránh Qua đó gợi ý những giải pháp cho sinh viên và nhà trường trong vấn đề này Dữ liệu dùng để phân tích được lấy từ kết quả của bảng câu hỏi khảo sát với sự tham gia của 173 sinh viên nữ và phần phỏng vấn sâu được thực hiện trên 6 nữ sinh đang theo học tại Trường ĐHNN, ĐHĐN Kết quả cho thấy rằng một bộ phận các sinh viên nữ chưa thật sự có nhận thức rõ ràng và cụ thể về quấy rối tình dục do chưa có nhiều cơ hội được giảng dạy và tiếp cận các thông tin từ nguồn chính thống Từ khóa: Quáy rồi tình dục, giáo dục giới tỉnh, sinh viên nữ, nhận thức, biện pháp phòng tránh và bảo vệ

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý đo chọn đề tài:

Như hầu hết các quốc gia Á Đông, Việt Nam có quan niệm “tế nhị hóa” trong vấn dé tình đục Người dân Việt thường có xu hướng tránh đề cập đến vẫn đề này hay thậm chí là không muốn nhắc đến, đặc biệt là trước mặt con trẻ Đó cũng là lý do mà nhận thức của người dân nói chung về QRTD còn hết sức mơ hồ Theo một nghiên cứu có tới 80% nạn nhân không hiểu rõ hình thức nào có thể được coi là QRTD (Quấy rối tình dục và phòng chống quấy rối tình dục trong trường đại học, Ngô Thuy Dung, 2019)

Một khảo sát do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đắng giới và trao quyển cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6/2022 tại 3 trường dai hoc 1.809 sinh viên và 350 giảng viên cho thấy 90% nạn nhân không/không thê tìm đến trợ giúp pháp lý, 51,8% sinh viên và 30,2% giảng viên từng bị QRTD và “tỉ lệ này có thê chưa phản ánh hết thực trạng vì sinh viên có xu hướng che giấu sự cố của mình” Theo khảo sát của Tô chức Plan International Việt Nam cho thay, trong số gần 1.200 các em gái được hỏi, có 31% đã từng bị quấy rối tình dục khi đi xe

buýt Điều đáng nói, có tới 45% số người được hỏi không làm gì khi nhìn thấy các

10

Trang 13

em gái bị quấy rối ở nơi công cộng và 20% hành khách trên xe buýt không can thiệp khi chứng kiến những hành động sai trái đó

Nhiều năm trở lại đây, Chính phủ Việt Nam đã có những hành động mạnh mẽ hơn trong việc giáo dục và thay đổi quan niệm của người dân về tình dục và giáo dục giới tính Tuy nhiên, QRTD vẫn là một vấn nạn nhức nhối của xã hội khi xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Nạn nhân của QRTD không dám tiết lộ, không

dám công khai hoặc thậm chí không biết mình bị quấy rối khiến tình trạng QRTD

vẫn cứ gia tăng với tính chất và mức độ ngày một nghiêm trọng hơn Không có nơi nào tuyệt đối an toàn và miễn nhiễm với quấy rỗi tình dục Ngay cả môi trường giáo dục đại học vốn rất mô phạm và nguyên tắc vẫn tiềm ân nhiều nguy cơ bị QRTD Đặc biệt là nhóm sinh viên nữ sống xa gia đỉnh, trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm sống Tại các trường đại học của Đà Nẵng, trường Đại học Ngoại ngữ có đặc thù là sinh viên nữ trong các khoa, ngành chiếm số lượng lớn Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về thực trạng nhận thức về quấy rối tình dục của sinh viên nữ Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về QRTD, đồng thời là cơ sở để nhà trường có những biện pháp hỗ trợ hợp lý giúp sinh viên nữ phòng ngừa và bảo vệ bản thân trước hành vi QRTD, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện bài nghiên cứu: “Nhận thức của sinh viên nữ trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng về hành vi quấy rối tình dục và biện pháp bảo vệ”

1.2 Mục dích và mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục dích nghiên cứu:

Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu nhận thức của các nữ sinh đang theo học tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đả Nẵng về các hành vi quấy rối tỉnh dục và các biện pháp phòng tránh bị quấy rối tình dục Từ đó nâng cao nhận thức về giáo dục giới tính để phòng tránh và ngăn chặn các vấn đề liên quan đến quấy rỗi tình dục ở nữ sinh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu:

11

Trang 14

1 Khảo sát thực trạng nhận thức về các hành vi quấy rối tình dục của các nữ sinh đang theo học tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đả Nẵng

2 Đưa ra các giải pháp cụ thế nhằm giúp sinh viên nữ nhận biết và phòng tránh các hành vi liên quan đến quấy rối tình dục

1.3 Câu hỏi nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung giải quyết hai câu hỏi chính sau đây: 1 Thực trạng nhận thức của các sinh viên nữ Trường ĐHNN, ĐHĐN về các hành vi liên quan đến quấy rối tình dục hiện nay như thể nào?

2 Các giải pháp cụ thể nào có thê áp dụng để giúp sinh viên nữ Trường ĐHNN, ĐHĐN nâng cao nhận thức và có cách phòng tránh, bảo vệ bản thân trước những

hành vi quấy rối tình dục?

1.4 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu nhận thức của sinh viên nữ Trường ĐHNN, ĐHĐN về hành vi quấy rối tình dục và biện pháp phòng tránh, bảo vệ bản thân trước hành vi quấy rối tình dục

1.5 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu nhận thức của sinh viên nữ Trường ĐHNN, ĐHĐN về hành vi quấy rối tình đục Đồng thời, đề xuất thêm một số biện pháp khác nhằm phòng tránh và ngăn chặn các vấn đề liên quan đến các hành vi quấy rối tình dục với sinh viên nữ Trường ĐHNN, ĐHĐN

1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp sinh viên nâng cao nhận thức về quấy rối tình dục và có thêm những cách thức để bảo vệ bản thân Qua đó, nhà trường sẽ có cơ sở đề chú trọng hơn cũng như có những biện pháp hỗ trợ kịp thời và hiệu quả giúp sinh viên Trường ĐHNN, ĐHĐN phòng ngừa và bảo vệ bản thân trước hành vi quấy rồi tình dục

2 CƠ SỞ LÝ THUYÉT

12

Trang 15

2.1 Định nghĩa về nhận thức:

Theo Tác giả Hữu Ngọc trong cuốn Từ điển triết học giản yếu cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi con người, quá trình nhờ đó tư duy mãi mãi và không ngừng tiễn gân đến khách thể Sự nhận thức bắt đầu từ trực quan sinh động, tức là nhận thức cảm tỉnh (cảm giác, trì giác, biếu tượng) Các hình ảnh cảm tính này là nguôn gốc duy nhất của sự hiểu biết của chúng ta về thế giới bên ngoài " Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa nhận thức là “quá ứrình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể” Theo quan điềm triết học Mác-Lênin, nhận thức là “quá ?rình hay là kết quả phản ánh và tai tạo hiện thực vào trong tư duy của con người” Như vậy nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn

2.2 Định nghĩa quấy rối tình dục: Định nghĩa về quấy rỗi tình dục không chỉ được đề cập trong pháp luật Việt Nam, mà ngay cả pháp luật quốc tế cũng được nhắc đến Có rất nhiều khái niệm về quấy rỗi tình dục và có thế được thay thế bởi những từ ngữ tương tự như “cưỡng ép tình dục”, “đe dọa tình dục”, “sách nhiễu tình dục” Tuy nhiên về bản chất thì chúng đều mang một khái niệm và ý nghĩa giống nhau

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụm từ “quấy rối tình dục” ở nơi làm việc được ghi nhận trong Bộ Luật lao động 2019 như sau: “Qudy réi tình dục tại nơi làm việc là hành vì có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận Nơi làm việc là bắt kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động” Tương tự vào năm 2015, với sự hỗ trợ và tham gia ý kiến của Tô chức Lao động Quốc tế (ILO), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCC]), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc Tuy đây không phải là một văn bản quy phạm pháp luật nhưng nó được công bố bởi một cơ quan cấp trung ương nên có thê coi là một nguồn tham khảo đáng tin cậy Theo văn bản này, quấy rối tình dục được định nghĩa: “Quấy rồi tình dục là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vì không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm

13

Trang 16

đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bắt ồn, đáng sợ, thù địch và khó chj„¿” Tuy nhiên cả bộ luật và bộ quy tắc trên chỉ đang đề cập ở lĩnh vực lao động, trong khi quấy rối tình dục là hành vi xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau và ở mọi nơi

Khái niệm quốc tế cho rằng, quấy rối tình đục là một hình thức quấy nhiễu đặc biệt hướng về giới tính, là bất cứ hành vi liên quan đến nhu câầu sinh lý mà không được người tiếp nhận mong đợi, gây ảnh hưởng đến nhân phẩm và danh dự của người khác Năm 1964, đạo luật Quyền công dân Liên bang của Mỹ đã định nghĩa quấy

rỗi tình dục là một trong các hình thức phân biệt giới tính “Quáy rồi tinh duc la

thực hiện các hành vì như dùng lời ve văn tình dục, yêu cẩu quan hệ tinh duc trai y muốn của người khác, dùng cử chỉ, lời nói gợi ý về tình dục mà thải độ phục tùng hay phản đối của cá nhân được gợi ý có liên quan đến quyên lợi, công việc, môi trường lao động của cá nhân đó” Theo Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC), quấy rối tỉnh dục bao gồm tán tỉnh tình dục không mong muốn, yêu cầu ủng hộ tình dục và quấy rối bằng lời nói hoặc thé chat có tính chất tình dục tại nơi làm việc hoặc môi trường học tập Quấy rối tình dục không phải lúc nào cũng cụ thế về hành vi tình dục hoặc nhắm vào một nguoi cu thé Vi du, những bình luận tiêu cực về nhóm phụ nữ có thể là một hình thức quấy rối tình đục Mặc đủ luật về quấy

rỗi tình dục thường không điều chỉnh những bình luận trêu chọc hoặc khiếm nhã,

nhưng những hành vi này cũng có thê gây khó chịu và có tác động tiêu cực về mặt cảm xúc

Tóm lại, hai vấn đề chính nhận biết quấy rối tình dục là thái độ của nạn nhân bị

QRTD và tính chất gợi dục của hành vi quấy rối Một người chỉ bị buộc tội

QRTD khi hành vi quấy rối gây phiền hà cho người bị quấy rối hoặc khi nạn nhân

đồng tình chỉ vì muốn khỏi bị đối xử tệ trong công việc, học tập khi có những hành vi mang tinh chất tình dục không mong muốn, không được chấp nhận thì đó là quấy rối tình dục

2.3 Tông quan các nghiên cứu trước Quay réi tình đục vẫn luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội Tính nghiêm trọng của vấn nạn này đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến những nạn nhân không chỉ về thể xác mà còn cả về tính thần Đặc biệt là đối với nữ sinh chưa có nhiều kinh nghiệm sống trong việc đối phó với những vấn đề xã hội Chính vì vậy, không ít những nghiên cứu đã được thực hiện nhằm nắm bắt thực trạng QRTD hiện

14

Trang 17

nay, từ đó nâng cao nhận thức cũng như đề xuất biện pháp đề phòng tránh cho các nữ sinh, cụ thê:

Theo nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Cordoba, Tây Ban Nha bởi Mercedes Osuna-Rodriguez, Maria Isabel Amor va Irene Dios (2023) da chi ra rằng phụ nữ có nhận thức về các tình huống dẫn đến bạo lực giới hay quấy rối tinh dục cao hơn nam giới Ngoài ra, học sinh - sinh viên cũng có xu hướng nhạy cảm trong việc nhận biết các hành vi có thể dẫn đến QRTD Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các bậc cha mẹ có trình độ học vấn trung bình lại là những đối tượng có phản ứng nhiều hơn với các bình luận phân biệt giới tính hoặc tấn công đời sống tình dục so với các bậc cha mẹ có trình độ học vấn cao Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa đề xuất được những biện pháp giúp nhà trường và các cơ quan địa phương giảm thiêu các van nan vé QRTD

Theo tô chức Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women), tình trạng quấy rối phụ nữ và trẻ em gái trên mạng xã hội gia tăng trên toàn cầu trong suốt năm 2020 Qua đó, có thê thấy được quấy rỗi tình dục đã trở nên tỉnh vi hơn rất nhiều, đòi hỏi các nạn nhân phải có nhận thức ngay cả trong việc bảo vệ bản thân trên mạng xã hội Một nghiên cứu tại Băng Cốc, Thái Lan được thực hiện bởi Siriporn Santre va Tepanata Pumbai Pool (2022) đã tìm hiểu chuyên sâu nhận thức, thái độ, cách xử lý QTRD trên mạng của học sinh nữ thông qua Chương trình học kết hợp (Blended learning program) Qua I2 tuần học, các đối tượng nghiên cứu đã cải thiện đáng kế nhận thức của bản thân về QRTD qua mạng Hơn nữa, chương trình cũng đã làm giảm các trường hợp QRTD trên mạng Tuy nhiên, nghiên cứu lại có cái nhìn phiến diện khi chưa đề cập đến các hình thức QRTD khác

Ở trong nước cũng đã có những nghiên cứu về vấn đề quấy rối tình dục trong môi trường giáo đục Chắng hạn như trong bài nghiên cứu “Quấy rối tình đục và phòng chống quấy rồi tỉnh dục trong trường đại học” của tác giả Ngô Thủy Dung (2019) đã chỉ rõ nguy cơ tiềm ân và hậu quả có thể xảy ra của vấn nạn QRTD trong môi trường đại học Tuy nhiên nghiên cứu trên vẫn chưa đi sâu vào việc khảo sát nhận

thức của sinh viên về hành hành vi QRTD

Trong bối cảnh tại thành phố Đà Nẵng, Lê Thị Lâm (2019) cũng đã xem xét thực hiện bài nghiên cứu thực trạng nhận thức về quấy roi tình dục của các sinh viên nữ theo học tại các Trường Đại học trực thuộc thành phố Đà Nẵng - nơi tập trung nhiều

15

Trang 18

trường đại học trọng điểm của khu vực miền Trung Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng nhận diện các tình huỗng QRTD của nữ sinh vẫn còn chưa thật sự chính xác hoặc còn nhằm lẫn trong một số tình huống Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một vài biện pháp nhằm gợi ý cho Nhà trường có những hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn giúp nữ sinh nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng ngừa hiệu quả tình trạng QRTD Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế về bối cảnh nghiên cứu, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, khi tình trạng nữ sinh bị QRTD trên các nền tang mạng xã hội trở nên phô biến và đáng báo động hơn bao

Qua những nghiên cứu trên, có thê thấy rằng các hành vi quấy rối tình đục đã và đang là một mối nguy tiềm tàng trong xã hội, đặc biệt là đối với nữ giới Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều tài liệu phân tích rõ được thực trạng nhận thức của sinh viên về nguy cơ này Các nghiên cứu cũng chưa đưa ra những biện pháp hiệu quả để giúp cho các sinh viên nữ và phía nhà trường ngăn chặn, phòng tránh QRTD trên các nền tảng mạng xã hội trong thời đại công nghệ số ngày nay Mặc dù đề tài đã được rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện trước đây, nhưng theo sự phát triển của thời đại, những hành vi quấy rối tình dục đã trở nên biến hóa với nhiều hình thức khác nhau Chính vì vậy, bài nghiên cứu này được ra đời nhằm giải đáp những hiện trạng của quấy rối tình dục trong bối cảnh công nghệ hóa hiện nay

3 TIỀN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp chọn mẫu Đối tượng tham gia nghiên cứu này gồm 173 sinh viên nữ đang theo học tại Trường ĐHNN, ĐHĐN dựa trên phương pháp chon mẫu ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính ngang bằng cho tất cả các sinh viên tham gia khảo sát Sau đó, 6 sinh viên sẽ được chọn ngẫu nhiên đề thực hiện khảo sát băng phương pháp phỏng vấn sâu

3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Nghiên cứu định lượng (Quantitative research): Một bảng khảo sát được gửi đến cho 173 sinh viên nữ đang theo học tại Trường ĐHNN, ĐHĐN để tìm hiểu về nhận thức của các bạn về vấn đề quấy rối tình dục và

16

Trang 19

các biện pháp bảo vệ Dữ liệu từ bảng khảo sát được xử lý định lượng với sự hỗ trợ

của phần mém SPSS 20.0 va Microsoft Excel 2016

3.2.2 Nghiên cứu dinh tinh (Qualitative research): Nhóm nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên 6 sinh viên nữ đang theo học tại Trường ĐHNN, ĐHĐN để tiến hành phỏng vấn sâu (semi-structure interview) trong khoảng thời gian từ 30 phút - 1 tiếng với nhóm nghiên cứu đề chia sẻ về các hiểu biết cũng như trải nghiệm của các sinh viên được phỏng vấn về quấy rối tình dục Phân trả lời phỏng vấn của sinh viên được thu âm, sau đó trích xuất và phân tích định tính cho bài nghiên cứu

3.3 Thu thập dữ liệu 3.3.1 Công cụ thu thập dữ liệu: Nhóm nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi khảo sát, thực hiện phỏng vấn sâu và ghi âm bằng điện thoại như một công cụ để ghi lại kết quả phỏng vấn của 6 nữ sinh viên ngẫu nhiên tại trường ĐHNN, ĐHĐN Bảng câu hỏi khảo sát là một công cụ nghiên cứu bao gồm danh sách các câu hỏi nhằm mục đích thu thập thông tin từ người trả lời Dữ liệu thu thập được có thể là cả định tính và định lượng Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi cũng được sử dụng để có được đữ liệu thực tế về nhận thức của sinh viên nữ đối với những hành vi được xem là QRTD và các biện pháp phòng tránh Mục đích của bảng câu hỏi khảo sát thường là khảo sát sơ bộ nhận thức mà sinh viên nữ về các hành vi được xem là QRTD, đồng thời tìm hiểu nhận thức về những biện pháp đề phòng tránh và bảo vệ của nữ sinh đối với các hành vi quấy rối Nhóm nghiên cứu cũng cho phép đối tượng khảo sát trả lời theo ý kiến riêng nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, đây là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp trong bài nghiên cứu Cụ thể, trong phiếu khảo sát có 7 câu hỏi, được thiết kế voi phan trả lời theo ý kiến riêng bằng Tiếng Việt đề người tham gia dễ dàng trả lời 3.3.2 Quá trình thu thập dữ liệu:

Việc phát phiếu khảo sát và thu thập dữ liệu được thực hiện trực tiếp trong gan 2 tuần từ ngày 16/03/2023 đến ngày 25/03/2023 173 sinh viên nữ tham gia khảo sát dựa trên hiệu biết và trải nghiệm cá nhân đôi với các hành vị QRTD

17

Trang 20

Phiếu khảo sát (ở phần phụ lục) là công cụ được sử dụng đề thu thập số liệu cua tat cả sinh viên nữ tham gia khảo sát Sau khi sinh viên trả lời xong bảng câu hỏi, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn sâu khoảng 6 sinh viên nữ ngẫu nhiên đề xác định thêm thông tin cũng như thu thập thêm ý kiến Nội dung sinh viên trả lời trong cuộc phỏng vấn sẽ được ghi âm lại đề phân tích sau đó

3.4 Phân tích dữ liệu 3.4.1 Bảng câu hỏi: Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ các bảng câu hỏi khảo sát được điền từ bởi những người tham gia Đề phân tích đữ liệu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng Google Form, bao gồm biểu đồ, tỷ lệ phần trăm Phần mềm SPSS 20.0 và Microsoft excel 2016 cũng được sử dụng cho phân tích này Có một số bước nhập đữ liệu và vẽ biểu đồ bằng công cụ Microsoft Excel 2016 Trước tiên,

nhóm nghiên cứu nhập dữ liệu vào phần mém Microsoft Excel 2016, sau do lam

sạch và kiếm tra đữ liệu Tiếp theo nhóm nghiên cứu phân tích thống kê các dữ liệu nghiên cứu đã được thu thập vả kiểm tra Cuối cùng, các dữ liệu được tạo ra và sử dụng đề phân tích

3.4.2 Phóng vấn: Sau khi hoàn thành cuộc phỏng vân, dữ liệu tử các kêt quả phỏng vân sinh viên được tông hợp và chọn lọc Dữ liệu được phân loại thành các chủ đê liên quan đên các mục tiêu nghiên cứu Dữ liệu của cuộc phỏng vân được dùng đề tìm hiệu và thu thập thêm thông tin cho mục tiêu nghiên cứu

3.5 Độ chuẩn xác và độ tin cậy 3.5.1 Độ chuẩn xác:

Robson (2010) cho rang d6 chuan xac (Validity) trong nghiên cứu khoa học - xã hội là sự phản ánh chính xác câu hỏi khảo sát có đo lường đúng và đầy đủ vấn đề mà

nhà nghiên cứu muốn khảo sát hay không Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi khảo sát được tiền hành đựa trên sự tự nguyện tham gia của người được khảo sát và đúng quy trình Nó có thê được sử dụng để

18

Trang 21

kiểm tra nhận thức của sinh viên nữ trường ĐHNN, ĐHĐN về các hành vi được xem là quấy rối tình dục Các kết quả dự kiến và bàn luận đều có liên quan đến việc trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra Ngoài ra, người nghiên cứu cũng tiến hành kiểm tra tính hợp lệ bằng cách sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences)

3.5.2 D6 tin cay: Theo Johnson va Christensen (2008), độ tin cậy đề cập đến tính nhất quán của một phương pháp đo lường Nếu các kết quả khảo sát được thực hiện trong cùng một trường hợp và cho ra kết quả tương đương với kết quả đạt được bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác thì phép đo được coi là dang tin cay

Trong nghiên cứu này, độ tin cậy của bảng câu hỏi khảo sát được do bang phan mềm SPSS - công cụ giúp kiểm tra các biến quan sát của nhân tố mẹ có đáng tin cậy hay không, có tốt không Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng L nhân tố Đề có được một thang đo tốt cho nhân tố mẹ thì kết quả Cronbach°s Alpha của nhân tố tốt nên đạt ngưỡng từ (.7 trở lên, hệ số Cronbach's Alpha càng cao thể hiện độ tin cậy của thang đo càng cao Do đó, để kiếm tra độ tin cậy của bảng câu hỏi khảo sát người nghiên cứu đã thực hiện Pilot test với 50 mẫu thử bằng phần mềm SPSS và tất cả các câu hỏi khảo sát đều đạt hệ số Cronbach’s Alpha trén 0,707

Reliability Statistics Reliability Statistics Cronbach's N of ltems Cronbach's N of ltems

4 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1 Kết quả nghiên cứu từ bảng khảo sát 4.1.1 Nhận diện các biểu hiện tình huống về hành vi quấy rối tình dục ở sinh viên nữ trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng:

19

Trang 22

Nhận thức của sinh viên nữ về biểu hiện của các

Khi vợ thây văng nhà, thây giáo thường nhắn tin hẹn nữ sinh viên đên nhà riêng ——T = ea - =a

đê hướng dân bài tập khiên nữ sinh lo lăng, khó xử Es Giáo viên quảng tay ôm nữ sinh viên khi cùng đi hát karaoke giao lưu khiển bạn ấy rắt ngai EVLA I ]

y

Nữ sinh đi xe buýt tù n chuyên xe văng khách anh tài xế kh —TTTWZ2Z2 cs TMT at n n mm

cúi xuỗi ay vào vùng kín của nữ sinh — —~n - —_ Bạn trai nhiều lần đẻ nghị quan hệ tình dục với bạn dù bạn rất ngại, không muốn F |

Dù bạn đã tỏ ra khó chịu nhưng mọi ng hóm cứ cô tình kê những câu 1

chuyện tình dục, tục tTu véi ban

Nữ sinh bị hiếp dâm . J2 SE pes Be aes eee

Nữ sinh ối làm thêm vảo buôi tôi và gặp một kẻ cô

khiên bạn thây xâu hô, b: Nữ sinh đang đi bộ, một kẻ cứ lẽo đão theo rất lâu và buông lời tán tỉnh, khiên

bạn ảy bực bội, sợ hã Người khác sờ mó, đụng chạm một các o bộ phận cơ thế bạn nữ tại nơi

công cộng (bến xe, ga tàu, công viên, xe bus

ẻ cứ nhìn chăm chăm vào bộ phận nhạy cảm trên cơ thề của cô gái khiên

cé ay mat ty tin Nam giới huýt sáo, cười cợt, bình phẩm về chỗ nhạy cảm trên cơ thể của bạn

gái, ví dụ như "ôi mông em bự thê!” khiên bạn ây xâu hô, bực mình

Ban gai dang di b6 den tr trén dudng vang mét ké ctr lé0 déo di theo 'liệc = I r 1 mắt đưa t en ban ây k nị ALA: = Người khác gửi tin nhân hoặc ei yi những lời lễ thô Wee HH TH 1

tục tới bạn nữ, dù bạn ây đã và từ chối “mm oe

Biểu đồ l Nhận thức của các sinh viên nữ về các biếu hiện

của các hanh vi quay roi tinh duc Nghiên cứu đánh giá khả năng nhận diện của sinh viên nữ trường ĐHNN, ĐHĐN về các biểu hiện thuộc hành vi quấy rối tình dục thông qua 15 tình huống giả định gồm 5 sự lựa chọn tương ứng với 5 mức độ khác nhau từ #oàn toàn không đồng ý đến #oàn toàn đồng ÿ

Kết quả cho thấy phân lớn nữ sinh nhận điện các biểu hiện thuộc QRTD cao nhất là những hành vi thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ phi ngôn ngữ và quấy rối tình dục trực tuyến qua điện thoại hoặc phương tiện điện tử như gửi in nhắn hoặc email liên quan đến tình dục (87,28%); cười cợt, bình phẩm về chỗ nhạy cảm trên cơ thể (84,39%); khi vợ thầy vắng nhà, thây giáo thường nhắn tin hẹn nữ sinh viên đến nhà riêng đề hướng den bài tập (80,92%); lẽo đẽo đi theo rất lâu và buông lời

tán tỉnh (80,35%) Hay những tình huỗng QRTD mang tính trưng bày, miêu tả tài

liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục như cố ý phô

bày bộ phận sinh dục (82,66%) Các hành vi mang tính thể chất gồm hành động,

cử chỉ, tiếp xúc và tác động vào cơ thé mang tinh tình đục hoặc gợi ý tình đục như tình huống sở mó, đựng chạm một cách cố ÿ vào bộ phận cơ thể (83,24%); cô ý đặt tay vào vùng kín của nữ sinh (1,5%) cũng được khách thê nhận diện tương đối tốt

20

Trang 23

Các hành vị được nữ sinh xác định không thuộc quấy rối tình đục nhiều nhất rơi vào tình huống gắn với biêu hiện như nữ sinh 5j hiếp đâm (11,56%); nhìn chằm chằm vào bộ phận nhạy cảm trên cơ thể (10,98%) Đồng thời cũng có rất nhiều các biểu hiện tình huống khiến một số sinh viên nữ cảm thấy hoang mang và khó xác định liệu đó có phải là hành ví QRTD hay không, điển hình như giáo viên quàng tay ôm nữ sinh viên khi cùng đi hát karaoke giao lưu (15,61%); bạn trai nhiều lần đề nghị quan hệ tình dục dù bạn rất ngại, không muốn (14,45%); một ké cứ lẽo đẽo đi theo liếc mắt đưa tình (12,72%); người khác quay chụp/phát tán hình ảnh cá nhân của bạn mà không được đông ý (11,56%); người khác có tình kế những câu chuyện tình đục, tục fĩu với bạn (11,56%)

Qua kết quả khảo sát đã phân tích ở trên có thể thấy rằng hầu hết nữ sinh nhận diện

tốt những tình huống QRTD có tính đụng chạm về mặt cơ thể cũng như những hành vi thé hiện thông qua lời nói, cử chỉ phí ngôn ngữ, quấy rối tình dục trực tuyến Tuy nhiên, vẫn còn một số các bạn sinh viên nữ có những hạn chế nhất định trong

việc nhận diện hoặc thậm chí không đủ kiến thức đề phân biệt được đâu là biểu hiện

của hành vi QRTD, trong khi đây là những hành vi vẫn thường bắt gặp trong cuộc song hằng ngày (xem Biểu đồ 1)

4.1.2 Nguyên nhân gia tăng tình trạng quấy rối tình dục: Thông qua khảo sát nhận thức của sinh viên nữ trường ĐHNN, ĐHĐN, phân lớn đều nhận thức được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quấy rối tình dục ngày càng gia tăng Cụ thê, “Sự phát triển của lImernet và các kênh thông tin tiêu cực lam phat tan van hóa bạo lực và tình duc tạo nên sự kích động và tò mò, dễ có hành vỉ lệch chuẩn ở những đối tượng xấu” (90,17%); “Quan niệm về tình dục, ứng xử các vấn đề liên quan đến giới và giới tính có xu hướng bảo vệ, dung túng cho hành vỉ quấy rồi tình dục” (8§.44%), “Hoạt động giáo đục giới tính trong nhà trường chưa có hoặc chưa hiệu quả” (81,86%) hay “Gia đình chưa biết cách trò chuyện, hướng den con trẻ các kiến thức, kĩ năng cân thiết đề phòng ngừa với quấy rối tình đục ” (87,86%); Tuy nhiên, vẫn còn một số khách thê không đồng tỉnh/ hoàn toàn không đồng tình với những nguyên nhân được nêu trong bảng khảo sát như “Lối sống, cách ăn mặc của một số phụ nữ và trẻ em gái khiêu khích hành vì quấy rối tinh duc” (41,04%)

21

Trang 24

Từ đó, đối với nhận thức của nữ sinh tại trường ĐHNN, ĐHĐN, có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra hành vi QRTD, đa phần đến từ môi trường xung quanh như những thông tin độc hại, quan niệm trọng nam khinh nữ, sự thiếu quan tâm từ gia đình và nhà trường hay sự hạn chế về quyền lợi chăm sóc, giáo dục về giới tính

Nhận thức của nữ sinh về các nguyên nhân làm gia tăng tình

trang quây rôi tình dục

Sự im lặng của nữ giới trước hành vi quầy rồi tình dục vì sợ làm hỏng các môi quan hệ với người yêu/bạn bé/ thay giao

Su mat can bang ve quyén luc, dia vi, cap bac khién nữ giới gấp bất lợi trước hành vi/tình huông quây rôi tình dục

Nữ giới chưa biết cách tự bảo vệ, ứng phó hiệu quả với quay

rôi tình dục Lỗi sống, cách ăn mặc của một sô phụ nữ và trẻ em gái khiêu

khích hành vi quây rôi tình dục Phụ nữ và trẻ em gái chưa mạnh dạn lên tiếng tố cáo hành vi

quầy rồi tình dục

Phụ nữ và trẻ em gái vốn là những đối tượng yếu thế nên dễ là nạn nhân của quầy rồi tình dục Quan niệm vẻ tình dục, ứng xử các vấn đẻ liên quan đến giới

và giới tính có xu hướng bảo vệ, dung túng cho hành vi Các dich vụ hé tro xã hội cho nạn nhân còn thiêu, chưa hiệu mm

quả Sự phát triển của internet và các kênh thông tin tiêu cực làm phát tán văn hóa bạo lực và tình dục tạo nên sự kích động

Môi trường sống trong gia đình còn thiêu lành mạnh, cha mẹ

hoặc người chăm sóc sông mải kiềm sông, bỏ bê con cái

Hoạt động giáo dục giới tính trong nhà trường chưa có hoặc

chưa hiệu quả

Hoàn toàn không đồngý ElKhông đồngÿy Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đông ý

Biêu đồ 2 Nhận thức của nữ sinh về các nguyên nhân làm gia tăng

tình trạng quáy rồi tình dục 4.1.3 Hậu quả của quấy rối tình dục:

Quấy rối tình dục có thê gây ra nhiều hệ lụy đối với cá nhân cũng như gia đình và xã hội Đề tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của các sinh viên nữ Truong DHNN, ĐHĐN nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích dựa trên bảng câu hỏi khảo sát Kết quả cho thấy, trên 85% sinh viên nữ đồng tình QRTD gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe thế chất và tinh thần của nạn nhân

Theo biểu đồ, đa số sinh viên nữ có nhận thức khá rõ ràng về hậu quả mà QRTD có thê gây ra cho nạn nhân, cụ thể những hậu quả tiêu biểu nhất khi nhắc đến QRTD mà các nữ sinh có thể nghĩ đến nhiều nhất lần lượt là: zồn thương sức khoẻ thể chất (91.90%); láng tránh, ngại tiếp xúc, luôn trong trạng thái đề phòng khi tiếp xúc người khác giới (90,75%); lo lang, bat an, sợ, tức giận, xấu hồ với mọi người xung

22

Trang 25

quanh (89,59%); rối nhiễu hành vi, thay đổi cảm xúc (89,59%); ngại đi ra ngoài hoặc đến các nơi công cộng (88.43%); bi dé lỗi, người khác đàm tiếu, nói xấu, bị cô lập (87,28%); gây bất ôn xã hội (82,62%); giảm hiệu quả công việc, bỏ việc từ đó giới hạn khả năng phát triển của nữ giới (80.92%), chán học, học hành sa sút, bỏ hoc (80.92%)

Song, nhiều sinh viên băn khoăn và không chắc chắn liệu QRTD có thật sự gây ra những hậu quả liên quan đến kinh tế - xã hội hay không Cụ thể, yếu tổ làm swy giảm kinh tế gia đình có đến 30,05% số lượng sinh viên chọn Không có ý kiến và 28,90% sinh viên thể hiện sự băn khoăn với hậu quả làm Zăng chỉ phí an sinh, phúc lợi xã hội và 13,29% không nghĩa yếu tố gây bất ổn xã hội có thê bị gây ra bởi

QRTD

Nhin chung, phan lớn sinh viên nữ đã có những hiểu biết nhất định về hậu quả mả QRTD có thể gây ra Qua góc nhìn của nữ sinh, QRTD gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là đối với bản thân, gia đỉnh nan nhan noi riéng va su phat triển của xã hội nói chung

Làm giảm sự phát triển kinh te ETP SF LETTE

Gây bắt n xã hôi RBMI§6‡$$fTG TL

Làm suy giảm kinh tê gia đình

Phả vỡ sự ôn định của gia đình (li hôn, chuyển nhà, bố mẹ phải nghỉ

Xáo trộn bâu không khí gia đình

Rối nhiễu hành vi, thay đổi cảm xúc (buồn nôn, dễ cáu giận và giận #8 Tến thương sức khoẻ thể chất (mang thai trước tuổi, mắc các bệnh

đàm tiêu, nói xâu, bị côlập 8E ES# - Bị đề lỗi, người

đ

Biểu đồ 3 Nhận thức của sinh viên nữ về hậu quả của các

hành vì quấy rồi tình dục 4.1.4 Nhận diện các khu vực, địa điểm có nguy cơ bị quấy rối tình dục:

23

Trang 26

Nhận thức của nữ sinh về các khu vực, địa điểm có khả năng

xảy ra hành vi quây rôi tình dục

Các đoạn đường vắng thiêu đèn đường Nơi làm thêm (quán nhậu, quán cà phê, gia sư tại

Nơi nhà trọ, khu trọ Trên xe buýt, xe khách Bên xe, ga tàu

Bãi tắm công cộng

Cho/ siêu thị/ khu mua sắm

Không có nguy cơ

Công viên, khu vui chơ Nhà ăn, căng tin ONguy cơ thâp Nhà vệ s nh nơ công cộng BNguy cơ cao Sân chơi! phòng học thê dục, thê thao :

Hành lan: học Trong lớp học Nhà vệ sinh trường học

Điều đáng lưu ý là có đến 87,89% số lượng nữ sinh cho rằng mạng xã hội có khả

năng là nơi bị QRTD cao, trong khi đây là một nền tảng kỹ thuật số phô biến với những tính năng đa dạng, cho phép người dùng kết nỗi, chia sẻ và tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng nhưng nay lại trở thành “mảnh đất màu mỡ” đề một số tội phạm lạm dụng nhằm thực hiện hành vi quấy rối như ga pẫm, chat sex, gửi ảnh khiêu đâm, gây tôn hại danh dự và nhân phẩm của người khác

Các địa điểm có tỷ lệ xảy ra nguy cơ bị QRTD thấp là sản, khuôn viên trường học (71,09%); rong lớp học (65,31%); hành lạng lớp học (61,16%); chợ, siêu thị, khu mua sắm (56,64%); nhà ăn, căn tin (56,64%) Trong khi tỷ lệ chọn không có nguy cơ ở các địa điểm như nhà ăn, căn tin; hành lang lớp học; trong lớp học; chợ, siêu

thị, khu mua sắm cũng lại là nơi có tỉ lệ chọn cao nhất lần lượt là 28,90%; 18,49%;

24

Ngày đăng: 24/09/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w